Tuần hoàn tư bản hàng hóa
1. Vị trí : -Trang 108-123, chương 1, quyển II (quá trình lưu thông của tư bản), tập thứ hai, bộ TB
2. Đối tượng nghiên cứu:
Tuần hoàn của tư bản hàng hóa là một hình thái vận động đặc biệt của tư bản công nghiệp, sự vận động của
tư bản công nghiệp được biểu hiện thành sự vận động của tiền tệ, tiền “đẻ ra” tiền mới bằng chính sự lưu
thông của chính nó.
Sự vận động đó được biểu hiện dưới hình thức quá trình sản xuất liên tục, dưới hình thức tái sản xuất. Nhưng
tuần hoàn của tư bản công nghiệp còn biểu hiện sự vận động của những khối lượng hàng hóa. Mặt vận động
đó của tư bản công nghiệp thể hiện ở tuần hoàn của tư bản hàng hóa, tức là tuần hoàn của tư bản công
nghiệp biểu hiện thành tuần hoàn của tư bản hàng hóa, thành sự vận động của các khối lượng hàng hóa.
Trong tuần hoàn của tư bản hàng hóa, sự vận động của tiền tệ và sự sản xuất liên tục biểu hiện thành những
nhân tố cần thiết trong sự vận động của các khối lượng hàng hóa.
3. Nội dung
Công thức chung của tuần hoàn của tư bản hàng hóa là:
H’ – T’ – H …..Sx…..H’’.
Sản xuất nằm giữa H’ và H”, tức là sản xuất là điều kiện của lưu thông hàng hóa liên tục.
Tổng lưu thông đi trước sản xuất, lưu thông quyết định tính chất và quy mô của sản xuất.
3.1. Tính đặc thù của điểm xuất phát của tuần hoàn của tư bản hàng hóa:
- Điểm bắt đầu tuần hoàn bao giờ cũng là H’, chứ không phải H. H’ có nghĩa là: Giá trị tư bản đã tự lớn lên;
và giá trị tư bản ấy còn ở dưới hình thái hàng hóa, nó cần phải được thực hiện, phải được chuyển hóa thành
T’.
Tuần hoàn của tư bản hàng hóa không bắt đầu đơn thuần bằng một giá trị tư bản mà bằng một giá trị tư bản
đã tăng lên và nằm dưới hình thái hàng hóa, bao gồm không những tuần hoàn của giá trị tư bản dưới hình
thái hàng hóa mà còn cả tuần hoàn của giá trị thặng dư. Do đó, tư bản hàng hóa bao giờ cũng là giá trị tư bản
đã lớn lên, bao giờ cũng là H’ không những ở cuối tuần hoàn mà ở cả đầu tuần hoàn.
3.2. Đặc điểm của tuần hoàn của tư bản hàng hóa:
Tuần hoàn của tư bản tiền tệ là một vòng hoàn chỉnh, đóng kín; nó bắt đầu bằng giá trị dưới hình
thái tiền tệ và kết thúc bằng giá trị đã lớn lên cũng dưới hình thái tiền tệ.
-Trong hình thái I, tức là T…..T’,
Trong tuần hoàn của tư bản sản xuất, nổi bật lên sự liên tục của các vòng quay. Sx cuối cùng là sự tổng hợp
các yếu tố của sản xuất. Các yếu tố ấy bắt đầu hoạt động trong quá trình sản xuất, tức là bắt đầu sự tuần hoàn
mới của tư bản sản xuất.
-Trong hình thái II, tức là SX…..H’…..T’……H……SX( SX’),
Tư bản dù là SX hay SX’, ở cuối tuần hoàn cũng lại xuất hiện dưới hình thái trong đó nó phải hoạt động trở
lại với tư cách là tư bản sản xuất, phải thực hiện quá trình sản xuất.
- Trong hình thái III, tức là H’- T’- H…..SX….H’,
Tuần hoàn bắt đầu bằng hai giai đoạn của quá trình lưu thông. Hai hình thái này của tuần hoàn đều chưa
hoàn thành vì chúng không kết thúc bằng T’, nghĩa là bằng một giá trị tư bản đã tăng lên, được chuyển hóa
trở lại thành tiền. Vậy cả hai hình thái đều phải được tiếp tục, và chính vì vậy chúng đã bao hàm tái sản xuất.
Tổng tuần hoàn trong hình thái III là H’…H’
Trong tuần hoàn của tư bản hàng hóa có sự liên tục của lưu thông. H’- Điểm bắt đầu tuần hoàn, và
H” – điểm kết thúc tuần hoàn biểu hiện một khối lượng giá trị sử dụng được sản xuất không phải để tự mình
tiêu dùng, mà để bán. H’ không thể nằm lại trong tay chủ xí nghiệp đang cần bán nó, nó cần phải bắt đầu
một tuần hoàn mới. Sự liên tục của lưu thông cũng có nghĩa là sự liên tục của mối quan hệ với những người
sản xuất hàng hóa khác. Trong hình thái hàng hóa của tuần hoàn tư bản, mối quan hệ ấy là bản chất và nội
dung cơ bản của hình thái ấy.Tóm lại:
Điều phân biệt hình thái III với hình thái I và II là: chỉ trong tuần hoàn này thì điểm xuất phát của quá trình
làm tăng thêm giá trị mới là giá trị tư bản đã tăng thêm giá trị, chứ không phải là giá trị tư bản ban đầu còn
đang phải tăng thêm giá trị.
Trong hình thái I và II, tổng vận động biểu hiện ra là vận động của giá trị tư bản ứng trước. Trong hình thái
III, tư bản đã tăng thêm giá trị thể hiện ra dưới dạng tổng sản phẩm hàng hóa, cấu thành điểm xuất phát và
mang hình thái tư bản đang vận động, hình thái tư bản hàng hóa. Chỉ sau khi nó đã chuyển hóa thành tiền, thì
sự vận động này mới tách ra thành vận động của tư bản và vận động của thu nhập. Trong hình thái này, sự
phân phối đều nằm trong tuần hoàn của tư bản.
Trong T…T’ đã có khả năng mở rộng tuần hoàn tùy theo đại lượng của cái phần T sẽ gia nhập tuần hoàn
mới.
Trong SX…..SX, SX có thể mở đầu tuần hoàn với một giá trị như cũ, thậm chí với một giá trị có thể ít hơn,
nhưng nó vẫn có thể đại biểu cho tái sản xuất trên quy mô mở rộng. Ngược lại, nếu những yếu tố của sản
xuất trở nên đắt hơn, thì một tư bản sản xuất đã tăng lên về mặt giá trị lại có thể đại biểu cho tái sản xuất trên
một quy mô bị thu hẹp lại xét về mặt vật chất. Đối với H…H’ cũng như vậy.
Trong H…H’, tư bản dưới hình thái hàng hóa là tiền đề của sản xuất, và với tư cách là tiền đề, hình thái đó
lại quay trở lại cũng trong tuần hoàn ấy trong H thứ hai. Nếu H đó chưa được sản xuất ra hay chưa được tái
sản xuất, thì tuần hoàn sẽ đình lại; H này phải được tái sản xuất ra, mà phần lớn là thành H’ của một tư bản
công nghiệp khác. Trong tuần hoàn đó, H’ tồn tại thành điểm xuất phát, điểm quá độ và điểm cuối cùng của
vận động, vì vậy, nó bao giờ cũng có mặt. Nó là điều kiện thường xuyên của quá trình tái sản xuất
3.6. Đặc trưng chung của hàng hóa:
Công thức mở rộng của tuần hoàn của tư bản hàng hóa có dạng:
H____
SLĐ
H’____T’ T_____H …..SX………H’
TLSX
h_____ t______h
Giá trị tư bản đã lớn lên- H’, chia thành H và h: H là giá trị tư bản, h là giá trị thặng dư. Vì vậy, một khối
lượng hàng hóa hoặc một bộ phận hàng hóa này có thể coi là giá trị tư bản, còn một khối lượng hoặc một bộ
phận hàng hóa khác có thể coi là giá trị thặng dư. Do đó, toàn bộ khối lượng hàng hóa cũng như những bộ
phận riêng biệt của nó bao giờ cũng như những mẫu hàng riêng biệt của nó bao giờ cũng chứa đựng giá trị tư
bản và giá trị thặng dư, hoặc biểu hiện mối quan hệ của hai tư bản: tư bản ứng trước và tư bản đã lớn lên. Vì
vậy, H’ bao giờ cũng chuyển hóa thành T’, chứ không thành T và t. Điều này đã được phản ánh trong công
thức :
H
H’ __T’.
h
H và h chỉ rõ rằng H’ gồm có những bộ phận nào và trong thực tế nó có thể phân chia thành những bộ phận
nào; còn T’ thì chỉ rõ rằng H’ bao giờ cũng chuyển hóa thành T’, giá trị tư bản lưu thông cùng với giá trị
thặng dư.
Tuy nhiên, T’ trên thực tế tách ra thành giá trị tư bản –T và giá trị thặng dư – t; cho nên khi T’ biến thành H’
thì hoàn thành quá trình tự lớn lên của giá trị, quá trình này là sự thống nhất giữa sản xuất và lưu thông.
Sau giai đoạn đầu H’- T’, tuần hoàn của tư bản hàng hóa chia thành lưu thông của giá trị tư bản và lưu thông
của giá trị thặng dư
SLĐ
T H …Sx…….H’
TLSX
t h
4. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
- Tuẩn hoàn của tư bản hàng hóa bao gồm sự tiêu dùng cá nhân của cá nhân nhà tư bản và
của tất cả những người sống nhờ vào giá trị thặng dư. Sự tuần hoàn này trực tiếp bộc lộ mối
quan hệ giữa những người sản xuất hàng hóa này với người sản xuất hàng hóa khác bằng sự
lưu thông của giá trị tư bản và sự lưu thông của giá trị thặng dư. Mỗi nhà tư bản đều ném vào
lưu thông và dùng T’ đã thu được để mua những yếu tố của tiêu dùng sản xuất và tiêu dùng cá
nhân. Cả hai loại yếu đó đều phải nằm trong lưu thông, do đó đã nêu lên vấn đề những điều
kiện của tái sản xuất của tổng tư bản xã hội.
- H ở đây không phải là H bình thường mà là H + h
- Chức năng trong TB hàng hóa là thực hiện giá trị : là cái nối tiế
của TBSX , thực hiện giá trị lớn hơn trong TBSX
- H-T là yếu tố qun trọng , giúp nhà tư bản sản xuất thực hiện giá
trị tạo ra
- Sự phát triển của giá trị,sự tăng của giá trị tư bản tạo lên giá trị
lớn hơn. Ko thực hiện được giá trị thì nó không thực hiện được mực tiêu của sự vận động tư
bản đó là làm giá trị lớn lên
- Tuẩn hoàn của tư bản hàng hóa Phản ánh sự vận động tư bản cá biệt, sự vận động của
TBCN là sự thống nhất của 3 hình thái tuần hoàn,nếu xét riêng hình thái tư bản thì chỉ phản
ánh phiến diện , nổi mặt này mà che dấu mặt khác .Chính vì vậy cần xem xét 3 hình thái tuần
hoàn để xem xét toàn diện hơn.Vì vậy THTBHH mang vị trí quan trọng trong việc xem xét
mối quan hệ biện chứng này
B.quá trình chuyển hóa Tư Bản hàng hóa thành Tư Bản kinh doanh hàng hóa
Nội dung nghiên cứu: sự chuyển hóa tư bản hàng hóa và tư bản tiền tệ thành tư bản kinh doanh hàng
hóa và tư bản kinh doanh tiền tệ( Tư Bản Thương Nhân)
I. Tư bản kinh doanh hàng hóa và quá trình chuyển hóa Tư Bản hàng hóa thành Tư Bản kinh
doanh hàng hóa
1. Khái niệm, đặc điểm, chức nămg của Tư Bản kinh doanh hàng hóa
- Khái niệm : Mác định nghĩa Tư bản kinh doanh hàng hóa như sau: “Tư bản kinh doanh hàng hóa là Tư
bản hàng hóa, tức hình thái hàng hóa của tư bản công nghiệp, nhưng đồng thời nó không đồng nhất với
tư bản hàng hóa. Nó được tách ra từ Tư bản công nghiệp và sự tách ra đó mang lại cho nó một chất
lượng mới, làm cho nó khác Tư bản hàng hóa” (tr 248-Các Mác quyển III)
- Đặc điểm: Do Tư Bản kinh doanh hàng hóa là Tư bản hàng hóa nên nó mang đầy đủ các đặc điểm của
Tư bản hàng hóa đã được Mác phân tích và làm rõ trong quyển II, đồng thời nó lại mang những đặc thù
riêng, khiến nó trở thành một trong những loại tư bản thương nhân
Những đặc thù riêng của Tư Bản kinh doanh hàng hóa với tư cách là một loại tư bản đặc biệt được thể
hiện thông qua:
Hình thức vận động
Hình thức vận động của Tư bản thương nhân là: T-H-T’
Bây giờ chúng ta so sánh tuần hoàn của TBHH và tuần hoàn của TB KDHH
Tuần hoàn của TBHH Tuần hoàn của TB TKHH
H’-T’-H…Sx…H’
(Bắt đầu từ H’ và kết thúc bằng H’)
T-H-T’
(Bắt đầu bằng T và kết thúc bằng T’)
Nhận xét: hàng hóa trong tuần hoàn của TBHH chỉ tham gia vào một biến hóa hình thái: H’-T’
Hàng hóa trong TB KDHH tham gia vào hai biến hóa hình thái: T-H và H-T’. Là tư bản hàng hóa, H từ
tay nhà tư bản công nghiệp chuyển sang tay thương nhân, H tiếp tục vận động-từ tay thương nhân
chuyển sang người tiêu dùng cuối cùng. Chính điều đó làm cho tư bản hàng hóa trở thành tư bản kinh
doanh hàng hóa
Các quan hệ sản xuất được biểu hiện bên trong
Việc tư bản hàng hóa tách ra thành một loại tư bản đặc biệt, có nghĩa là trong toàn bộ giai cấp các nhà
tư bản tách ra một tập đoàn nhà tư bản đặc biệt là những kẻ biến H’ thành T’, và họ làm điều đó không
phải với tư cách là người bán hàng thuê hay nhà đại lý giản đơn của nhà tư bản công nghiệp mà với tư
cách những nhà chủ xí nghiệp độc lập. Do đó, quan hệ giữa thương nhân và nhà tư bản công nghiệp là
quan hệ trong nội bộ giai cấp. Sỡ dĩ như vậy vì họ cùng sở hữu tư bản xã hội, bộ phận tư bản xã hội này
nằm trong lĩnh vực lưu thông, còn bộ phận tư bản xã hội kia nằm trong lĩnh vực sản xuất
Chức năng:
- Thương nhân chuyên trách việc mua - bán hàng hóa nên lượng tư bản ứng vào lưu thông và chi phí
lưu thông nhỏ hơn khi những người sản xuất trực tiếp đảm nhiệm chức năng này.
- Nhờ có thương nhân chuyên trách việc mua - bán hàng hóa, người sản xuất có thể tập trung thời gian
chăm lo việc sản xuất, giảm dự trữ sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng giá trị thặng dư.
- Nhờ có thương nhân chuyên trách việc mua - bán hàng hóa, sẽ rút ngắn thời gian lưu thông, tăng
nhanh chu chuyển tư bản, từ đó tăng tỷ suất và khối lượng giá trị thặng dư hàng năm.
2. Chu chuyển của tư bản kinh doanh hàng hóa:
Chu chuyển của tư bản thương nhân trên thực tế chỉ là vận động tách biệt của tư bản hàng hóa.
-Công thức chu chuyển: T – H – T’
Thương nhân mua, chuyển hóa tiền của mình thành hàng hóa và sau đó bán lại và chuyển hóa hàng hóa
đó thành tiền và cứ như vậy thường xuyên lặp đi lặp lại. Chúng ta có thể lấy ví dụ: một tư bản thương
nhân là 100p. xt và thương nhân đó đem 100p. xt đó đi mua hàng hóa và bán lại hàng hóa đó được
110p.xt thì tư bản 100 của hắn đã thực hiện được một vòng, còn số vòng chu chuyển trong một năm là
số lần mà sự vận động T – H – T
’
này lặp đi lặp lại trong cả một năm đó.
Như vậy ở đây số vòng chu chuyển của một tư bản thương nhân nào đó là hoàn toàn tương tự với các
vòng tuần hoàn lặp đi lặp lại của tiền với tư cách chỉ đơn thuần là phương tiện lưu thông. Nhưng cũng
có sự khác nhau là: trong sự lưu thông của tiền với tư cách là phương tiện lưu thông, thì cũng một số
tiền được chuyển qua nhiều tay khác nhau, do đó cũng thực hiện một chức năng như thế trong một số
lần và như vậy tốc độ lưu thông ở đây bù cho số lần lưu thông. Nhưng đối với thương nhân thì cũng
một tư bản tiền tệ như thế, mặc dù là gồm những đơn vị tiền tệ như thế nào cũng vẫn là một giá trị tiền
như thế lặp đi lặp lại việc mua và bán tư bản hàng hóa cho tới chỗ ngang với tổng số giá trị của tư bản
hàng hóa này và luôn luôn trở về những bàn tay trước đó tức là trở lại điểm xuất phát của nó với tư
cách là T + denta T. Bao giời tư bản tiền tệ cũng được thu về từ trong lưu thông nhiều tiền hơn số tiền
mà nó bỏ vào lưu thông.
-Giới hạn của chu chuyển tư bản thương nhân:
+Thứ nhất, để cho tư bản thương nhân vẫn có thể chu chuyển được nhanh chóng tư bản công nghiệp
phải thường xuyên ném hàng hóa ra thị trường và thu hàng hóa ở thị trường về, nếu quá trình tái sản
xuất nói chung diễn ra chậm chạp, thì sự chu chuyển của tư bản thương nhân cũng sẽ tiến hành một
cách chậm chạp.
+Thứ hai, nếu không kể đến cái giới hạn mà sự tiêu dùng sản xuất dó tái sản xuất đẻ ra, đặt ra cho nó
thì sự chu chuyển đó rút cục lại bị giới hạn bởi tốc độ và quy mô của toàn bộ sự tiêu dùng cá nhân, vì
toàn bộ bộ phận tư bản hàng hóa bỏ vào quỹ tiêu dung đều do tốc độ và quy mô của toàn bộ sự tiêu
dung cá nhân đó quyết định.
Chu chuyển của tư bản thương nhân không những có thể làm trung gian cho các chu chuyển của nhiều
tư bản công nghiệp khác, mà lại còn có thể làm chung gian cho những giai đoạn đối lập nhau của sự
biến hóa của tư bản hàng hóa. Ví dụ: thương nhân mua vải của chủ xưởng, rồi đem bán lại cho người
cần vải, là hành vi H – T, tức là việc thực hiện vải đại biểu cho hai giai đoạn đối lập với hai tư bản công
nghiệp khác nhau. Trong chừng mực mà thương nhân, nói chung bán ra nhằm cho tiêu dung sản xuất,
thì hành vi H – T của một tư bản công nghiệp nào đó, và hành vi T – H của hắn bao giời cũng đại biểu
cho cái hành vi H – T của một tư bản công nghiệp khác.
-Xem xét lợi nhuận và sự chu chuyển của tư bản thương nhân ảnh hưởng tới giá cả:
Đối với giá bán của thương nhân, thì có hai giới hạn: một mặt, giá cả sản suất của hàng hóa là giá mà
hắn không thể chế được, mặt khác tỷ suất lợi nhuận trung bình, là cái lại càng không phải do hắn quyết
định. Điều duy nhất mà hắn có thể quyết định được, là hắn có thể buôn bán hàng hóa đắt tiền hay đẻ
tiền, nhưng ở đây đại lượng mà hắn chi phối và những tình hình khác cũng đóng vai trò nhất định. Do
đó hắn hành động như thế nào hoàn toàn dựa vào sự phát triển của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, chứ
không phải do ý muốn của hắn quyết định. Được duy trì bởi những hoàn cảnh sau:
+Một là, những hiện tượng cạnh tranh, nhưng những hiện tượng này chỉ liên quan đến việc phân phối
lợi nhuận thương nghiệp giữa các thương nhân cá biệt với nhau, nghĩa là giữa tất cả những người nắm
giữa một phần nào đấy của tổng tư bản thương nhân, ví dụ như trong trường hợp một tư nhân bán dẻ
hơn để gạt những người cạnh tranh với hắn ra khỏi thị trường.
+Thứ hai, một nhà kinh tế học lớn, vẫn còn có thể tưởng tượng rằng nguyên nhân làm cho giá bán thay
đổi chính là “những sự biết điều và long nhân đạo của người ta” chứ không phải là do một cuộc cách
mạng trong bản thân phương thức sản suất mà ra.
+Thứ ba, nếu giá cả của sản suất hạ xuống vì sức sản xuất của lao động tăng lên, do đó làm cho giá bán
cũng hạ xuống, thì thường thường cầu sẽ tăng lên nhanh hơn cung, và do đó giá cả thị trường cũng sẽ
tăng lên, thành ra giá bán đem ra một lợ nhuận lớn hơn lợi nhuận trung bình.
+Bốn là, có thể một thương nhân hạ giá xuống nhằm làm cho một tư bản lớn hơn trước đầu tư vào việc
kinh doanh của hắn, chu chuyển nhanh hơn. Nhưng tất cả các điểm đó chỉ liên quan tới sự cạnh tranh
tới các thương nhân với nhai mà thôi.
Đối với giá bán thương nghiệp, thì bây giời giá cả sản xuất đã là một điều kiện được quy định trước từ
bên ngoài. Trước kia sở dĩ giá cả của các thương nghiệp hàng hóa ở mức cao là vì. 1, giá cả sản xuất
cao có nghĩa là năng suất lao động thấp. 2, không có một tỷ suất lợi nhuận chung, hơn nữa tư bản
thương nhân thường chiếm đoạt một phần giá trị thặng dư lớn hơn rất nhiều so với cái phần mà nó thu
được trong tình hình dy chuyển chung của các tư bản. Do đó sở dĩ tình trạng như vậy không còn nữa –
xét về cả hai mặt là do phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã phát triển.
Mặc dầu trong các phương thức sản suất trước kia, tư bản thương nghiệp lớn hơn so với tư bản sản xuất
hàng hóa mà nó làm cho chu chuyển nhưng:
1. nó vẫn nhỏ hơn về mặt tuyệt đối, vì một phần vô cùng nhỏ bé hơn của tổng sản phẩm được sản xuất
ra làm cho hàng hóa phải đi vào lưu thông với tư cách là tư bản hàng hóa và phải qua tay thương nhân
nó nhỏ hơn vì tư bản hàng hóa cũng nhỏ hơn. Nó sở dĩ nhỏ hơn vì khối lượng hàng hóa đó cao hơn và
do đó tư bản thương nhân mà khối lượng hàng hóa đó đòi hỏi phải ứng ra cũng lớn hơn vì năng suất lao
động thấp hơn so với năng suất lao động trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa.
2. Cũng trên cơ sở sản xuất tư bản chủ nghĩa, chẳng những khối lượng hàng hóa sản xuất ra sẽ lớn hơn,
hơn nữa cùng một khối lượng sản phẩm như thế, ví dụ, lúa mì lại tạo thành một khối lượng hàng hóa
lớn hơn nghĩa là khối lượng lúa mì ngày càng lớn sẽ đi vào thương nghiệp
3. cũng và đây là một vấn đề thuộc về phần cạnh tranh của các tư bản tư bản thương nhân không hoạt
động hoặc chỉ hoạt động một nửa, cũng sẽ tăng lên cùng với sự phát triển của phương thức sản suất tư
bản chủ nghĩa, trong chừng mực mà tư bản thương nhân sâm nhập một cách dễ dàng hơn vào thương
nghiệp bán lẻ trong chừng mực mà việc đầu cơ và số tư bản thừa được giải phóng cũng tăng lên.
Chúng quy lại thời gian chu chuyển trung bình của các tư bản trong ngành thương nghiệp ảnh hưởng tới
giá bán như sau: tùy thuộc vào tốc độ đó của chu chuyển, mà cùng một khối lượng lợi nhuận sẽ được
phân phối một cách khác nhau vào những khối lượng hành hóa có cùng giá trị.
Như vậy tùy theo thời gian chu chuyển khác nhau trong các ngành thương nghiệp khác nha mà cũng
một tỷ suất lợi nhuận thương nghiệp cũng làm cho giá bán của hàng hóa tăng lên theo một số phần trăm
rất khác nhau, tính so với giá trị của hàng hóa.
Đứng về phương diện thương nhân thì bản thân chu chuyển quyết định đến giá cả. Mặt khác trong khi
tốc độ chu chuyển của tư bản công nghiệp tác động một cách quyết đinh và có tính cất hạn chế tới khối
lượng lợi nhuận, do đó tới tỷ suất chung của lợi nhuận, vì tốc độ đó làm cho một tư bản nhất định bóc
lột được một số lượng lao động nhiều hay ít, thì đối với tư bản thương nhân tỷ suất lợi nhuận của nó lại
do từ ngoài đến và mối liên hệ nội tại giữa tr suất lợi nhuận và việc hình thành giá trị thặng dư hoàn
toàn lu mờ đi. Khi các điều kiện khác không thau đổi và nhất là khi cấu tạo hữu cơ của nó không thay
đổi nếu cùng một loại tư bản công nghiệp đó mà mỗi năm chu chuyển bốn vòng chứ không phải hai
vòng thì nó sẽ sinh ra một giá trị thặng dư và do đó một lợi nhuận lớn gấp hai lần.
Dĩ nhiên quy luật đó là sự chu chuyển của tư bản thương nhân trong mỗi ngành thương nghiệp – ngay
nếu như không kể đến sự nhanh hay chậm kế tiếp nhau bù trừ lấn nhau đi nữa – cũng chỉ có giá trị với
mỗi vòng chu chu chuyển trung bình của toàn bộ tư bản thương nhân đầu tư trong ngành đó mà thôi.
II: Tư Bản Kinh Doanh Tiền Tệ
1. khái niệm tư bản kinh doanh tiền tệ:
Mác định nghĩa TB KDTT như sau: “Những vận động có tính chất thuần túy kỹ thuật mà tiền thực hiện
trong quá trình lưu thông của tư bản công nghiệp và bây giời chúng ta có thể nói thêm là của tư bản
kinh doanh hàng hóa, những vận động đó một khi đã trở thành chức năng riêng của một tư bản đặc biệt
thực hiện những vận động đó, và chỉ thực hiện những vận động đó thôi, coi như là những hoạt động
riêng của nó thì chúng biến tư bản này thành tư bản kinh doanh tiền tệ.”
2. Những nghiệp vụ của TB KDTT
Các chức năng tiền tệ thuần túy của tư bản tiền tệ tạo nên hàng loạt các nghiệp vụ kỹ thuật của Tư bản
kinh doanh tiền tệ. Các nghiệp vụ đó bao gồm:
-Chức năng tiền tệ làm phương tiện lưu thông đòi hỏi phải có các công tác thu và phát tiền tệ, bảo quản
tiền tệ cũng như các nghiệp vụ ghi chép và kế toán
-Chức năng tiền tệ làm phương tiện chi trả còn tạo nên những nghiệp vụ như: thu, nộp tiền mặt, giữ các
tài khoản vãng lai, bù trừ nợ lẫn nhau…
Nhữn nghiệp vụ đó là do sự vận động của tư bản tiền tệ quyết định, nó không tạo ra giá trị lẫn giá trị
thặng dư, nhưng những tư bản ứng ra cho những nghiệp vụ ấy lại tạo ra lợi nhuận . Nếu lợi nhuận của
tư bản kinh doanh tiền tệ thấp hơn lợi nhuận của bình quân hiện hành thì TB KDTT sẽ rút khỏi lưu
thông mà chuyển sang buôn bán hàng hóa hoặc chuyển sang ngành công nghiệp. Chi phí lưu thông sẻ
tăng lên và tỷ suất lợi nhuận sẽ giảm xuống