HC VIN CHNH TR QUC GIA H CH MINH
NGUYN QUANG ANH
HOàN THIệN CƠ CHế PHáP Lý NHÂN DÂN
KIểM SOáT QUYềN LựC NHà NƯớC ở VIệT NAM
Chuyờn ngnh
: Lý lun v lch s nh nc v phỏp lut
Mó s
: 62 38 01 01
TểM TT LUN N TIN S LUT HC
H NI - 2015
Công trình được hoàn thành tại
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Ngư ờ i hư ớ ng dẫ n khoa họ c: GS.TS. Trần Ngọc Đường
Phả n biệ n 1:
Phả n biệ n 2:
Phả n biệ n 3:
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện
họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Vào hồi giờ ngày tháng năm 2015
Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia và
Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kiểm soát quyền lực nhà nước là một yếu tố cấu thành khách quan của hoạt động
thực thi quyền lực nhà nước- có quyền lực thì tất phải có kiểm soát quyền lực để quyền
lực không trở thành tuyệt đối. Khi mặc nhiên thừa nhận quyền lực nhà nước bắt nguồn
từ nhân dân, của nhân dân, không để xảy ra việc dân trao quyền rồi mất quyền thì tất yếu
phải kiểm soát.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung,
phát triển năm 2011) ghi: “Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của
nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân”.
Cương lĩnh khẳng định: “Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ ta, vừa là mục
tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước. Xây dựng và từng bước hoàn thiện nền
dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm dân chủ được thực hiện trong thực tế cuộc sống ở
mỗi cấp, trên tất cả các lĩnh vực" và “Nhân dân thực hiện quyền làm chủ thông qua hoạt
động của Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và các hình thức dân chủ trực tiếp, dân chủ
đại diện".
Hiến pháp năm 2013 quy định: "Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng
dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và
thông qua các cơ quan khác của Nhà nước" (Điều 6); "Các cơ quan nhà nước, cán bộ,
công chức, viên chức phải tôn trọng Nhân dân, tận tuỵ phục vụ Nhân dân, liên hệ chặt
chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của Nhân dân" (Điều 8); "Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội, giám sát, phản
biện xã hội, tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước" (Điều 9); “Công đoàn… tham gia kiểm
tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước…" (Điều 10) và các quy định về
quyền con người, quyền công dân. Như vậy, Hiến pháp năm 2013 đã xác lập cơ sở hiến
định để xây dựng và hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước.
Xuất phát từ những lý do trên, NCS chọn đề tài "Hoàn thiệ n cơ chế pháp lý
nhân dân kiể m soát quyề n lự c nhà nư ớ c ở Việ t Nam" để nghiên cứu, viết luận án tiến
sĩ Luật học.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của Luận án là làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn cơ chế pháp lý nhân
dân kiểm soát quyền lực nhà nước. Trên cơ sở đó, Luận án đề xuất các quan điểm và giải
pháp hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam.
Luận án có các nhiệm vụ sau:
- Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài: Hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân
dân kiểm soát quyền lực nhà nước trong và ngoài nước; chỉ ra những vấn đề cần tiếp tục
nghiên cứu.
2
- Làm sáng tỏ cơ sở lý luận việc hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát
quyền lực nhà nước, bao gồm: khái niệm, đặc điểm, các yếu tố cấu thành và mối quan hệ
giữa các yếu tố cấu thành cơ chế, vai trò, mục đích, tiêu chí hoàn thiện cơ chế pháp lý
nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước; nội dung và phương thức hoạt động của cơ chế
pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước; khảo sát cơ chế pháp lý nhân dân kiểm
soát quyền lực nhà nước ở một số nước và rút ra những giá trị tham khảo cho Việt Nam.
- Phân tích lịch sử hình thành, phát triển của cơ chế thông qua các thể chế; đánh giá
tổ chức, hoạt động của các thiết chế và các điều kiện bảo đảm vận hành cơ chế; chỉ ra
những hạn chế và nguyên nhân hạn chế.
- Đề xuất các quan điểm và giải pháp hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát
quyền lực nhà nước ở Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đố i tư ợ ng nghiên cứ u
Các vấn đề lý luận và thực tiễn về hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát
quyền lực nhà nước ở Việt Nam. Cơ chế pháp lý kiểm soát quyền lực nhà nước này là
Nhân dân - chủ thể kiểm soát quyền lực nhà nước.
3.2. Phạ m vi nghiên cứ u
Luận án này chỉ nghiên cứu về hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân với tư cách là
người chủ quyền lực nhà nước tiến hành kiểm soát quyền lực nhà nước. Tuy nhiên, Luận
án có đề cập đến mối quan hệ giữa các chủ thể kiểm soát quyền lực nhà nước trong tổng
thể cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận: Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác-
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật; các quan điểm, đường lối của
Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng phương pháp luận chủ nghĩa duy vật
biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của triết học Mác-Lênin. Về phương pháp cụ thể,
Luận án sử dụng: Phương pháp phân tích tài liệu; Phương pháp chuyên gia; Phương pháp
thống kê; Phương pháp tổng hợp; Phương pháp luật học so sánh; Phương pháp quy nạp và
diễn dịch.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Luận án “Hoàn thiệ n cơ chế pháp lý nhân dân kiể m soát quyề n lự c nhà nư ớ c ở
Việ t Nam" có một số đóng góp mới sau đây:
Thứ nhất, Luận án đã bổ sung, xây dựng được cơ sở lý luận của việc hoàn thiện cơ
chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước trong điều kiện xây dựng nhà nước
pháp quyền XHCN ở Việt Nam một cách khoa học, hệ thống và toàn diện. Theo đó, Luận
án đã làm rõ được khái niệm, đặc điểm, các yếu tố cấu thành và mối quan hệ giữa các yếu
tố cấu thành cơ chế, vai trò, mục đích, tiêu chí hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm
3
soát quyền lực nhà nước; nội dung và phương thức hoạt động của cơ chế; khảo sát cơ chế
pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước một số nước và rút ra những giá trị tham
khảo cho Việt Nam.
Thứ hai, Luận án đã phân tích lịch sử hình thành và phát triển của cơ chế pháp lý
nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước thông qua các thể chế từ năm 1945 đến nay; đánh
giá thực trạng tổ chức, hoạt động các thiết chế và các yếu tố bảo đảm của cơ chế; chỉ rõ
những hạn chế và nguyên nhân hạn chế của cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực
nhà nước ở Việt Nam hiện nay.
Thứ ba, Luận án đã đề xuất được các quan điểm và giải pháp hoàn thiện cơ chế
pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam một cách khoa học, khả thi.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của Luận án sẽ góp phần xây dựng cơ sở lý luận khoa học cho
việc hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng
nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam;
- Luận án góp phần khắc phục những hạn chế, bất cập của cơ chế pháp lý nhân
dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay bằng việc hoàn thiện cơ chế
pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước theo tinh thần và nội dung mới của Hiến
pháp năm 2013.
- Luận án là nguồn tài liệu tham khảo tin cậy cho hoạt động nghiên cứu và giảng
dạy ở Việt Nam.
7. Kết cấu của Luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình nghiên cứu của tác giả đã công
bố liên quan đến luận án và danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm 4 chương, 10 tiết.
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về kiểm soát quyền lực nhà nước
- Sách chuyên khảo: "Một số vấn đề về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực
trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam" do tác giả Trần Ngọc
Đường chủ biên. Cuốn sách: Phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực với việc sửa đổi
Hiến pháp năm 1992”, của tác giả Trần Ngọc Đường. Cuốn sách: Giám sát và cơ chế
giám sát việc thực hiện quyền lực nhà nước ở nước ta hiện nay do Đào Trí Úc - Võ
Khánh Vinh đồng chủ biên. Cuốn sách: Quyền lực nhà nước và quyền công dân của tác
giả Đinh Văn Mậu. Cuốn sách “Sự hạn chế quyền lực Nhà nước"của tác giảNguyễn Đăng
Dung. Sách chuyên khảo “Kiểm soát quyền lực nhà nước - Một số vấn đề lý luận và thực
4
tiễn ở Việt Nam hiện nay" của tác giả Trịnh Thị Xuyến. Sách chuyên khảo “Tổ chức và
kiểm soát quyền lực nhà nước" của tác giả Thái Vĩnh Thắng.
- Luận án tiến sĩ Luật học của Trương Thị Hồng Hà về Hoàn thiện cơ chế pháp lý
đảm bảo chức năng giám sát của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Luận án tiến sĩ Luật học của Nguyễn Chí Dũng Về cơ chế pháp lý giám sát hoạt động tư
pháp ở Việt Nam.
Các công trình nghiên cứu trên, cơ bản thống nhất quan điểm quyền lực nhà nước
có nguồn gốc từ nhân dân, thuộc về nhân dân; để phục vụ nhân dân, chống sự tha hóa thì
phải có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các
quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Các tác giả đều cho rằng đây là vấn đề mới, rộng,
phức tạp nhưng là tất yếu, khách quan trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền
lực nhà nước
- Cuốn sách Mối quan hệ pháp lý giữa cá nhân công dân với nhà nước của Trần
Ngọc Đường và Chu Văn Thành. Sách chuyên khảo Vai trò Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam đối với việc thực hiện quyền làm chủ của nhân dân ở nước ta hiện nay của
Nguyễn Thị Hiền Oanh. Công trình Cơ sở lý luận về tổ chức và hoạt động của hệ
thống chính trị trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam do Lê Minh
Thông chủ biên. Đề tài khoa học cấp cơ sở: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam trong hệ thống chính trị do Lê Minh Quân làm Chủ nhiệm. Cuốn sách Nhà nước
và trách nhiệm của nhà nước của Nguyễn Đăng Dung. Sách chuyên khảo Cơ sở lý
luận và các nguyên tắc cơ bản để hình thành và quản trị các tổ chức xã hội dân sự ở
Việt Nam của Nguyễn Mạnh Cường. Sách chuyên khảo Xây dựng Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn hiện nay - Một số vấn đề lý luận và
thực tiễn do Đào Trí Úc và Phạm Hữu Nghị (đồng chủ biên). Sách chuyên khảo Vai trò
của các tổ chức xã hội đối với phát triển và quản lý xã hội do Thang Văn Phúc và
Nguyễn Minh Phương (đồng chủ biên).
- Cuốn sách Cơ chế giám sát của nhân dân đối với hoạt động của bộ máy đảng và
nhà nước-Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, do Đào Trí Úc chủ biên. Đề tài Hệ thống
chính trị ở nông thôn nước ta hiện nay do Hoàng Chí Bảo làm Chủ nhiệm. Luận án tiến sĩ
Luật học của Nguyễn Mạnh Bình về Hoàn thiện cơ chế pháp lý giám sát xã hội đối với
việc thực hiện quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay. Luận án tiến sĩ Luật học của
Nguyễn Huy Phượng về Giám sát xã hội đối với hoạt động của các cơ quan tư pháp theo
yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Nội dung các công trình nghiên cứu nêu trên đều luận bàn về vấn đề quyền lực nhà
nước từ các phương diện khác nhau đề cập vấn đề dân chủ hóa xã hội nằm trong mối quan
5
hệ, tác động của dân chủ hóa quyền lực nhà nước; vấn đề nhân dân thực hiện quyền lực
nhà nước bằng dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện; coi dân chủ đời sống chính trị xã hội
và hoạt động của bộ máy nhà nước như là một hình thức kiểm soát quyền lực nhà nước,
trong đó dân chủ vừa là mục tiêu vừa là động lực của phát triển xã hội. Một số bài viết đề
cập đến vấn đề kiểm soát quyền lực nhà nước, những yêu cầu của việc kiểm soát quyền
lực nhà nước, cơ chế kiểm soát, giám sát quyền lực nhà nước nhằm đáp ứng yêu cầu xây
dựng nhà nước pháp quyền trong điều kiện ở Việt Nam…
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI
Hiện nay, hầu hết các nước dân chủ tư sản đều xây dựng mô hình nhà nước theo
nguyên tắc phân quyền và cơ chế kiểm soát được xác định ngay trong cơ cấu tổ chức nhà
nước. Cơ chế này do chính các nhánh quyền lực kiểm soát lẫn nhau trên cơ sở quy định
của hiến pháp, pháp luật, không để nhánh quyền nào được độc chiếm, chi phối quyền lực
của các nhánh còn lại. Ngoài ra, cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước còn được xác định
từ các thiết chế bên ngoài nhà nước. Đó là những hạt nhân hợp lý đã được vận dụng trên
thế giới có hiệu quả cần được nghiên cứu nghiêm túc và vận dụng hợp lý ở Việt Nam.
Bên cạnh lý thuyết phân quyền, nhiều nhà tư tưởng cho rằng quyền lực nhà nước là
tập trung, thống nhất được tạo lập từ sự ủy quyền của nhân dân do đó, nhân dân phải làm
chủ quyền lực nhà nước thông qua cơ chế dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện để kiểm
soát, giới hạn quyền lực nhà nước. Tiêu biểu là các ông trình của các tác giả sau: Cuốn
Bàn về tinh thần pháp luật của Montesquieu. Cuốn Bàn về khế ước xã hội của Jean
jacques Rousseau. Cuốn Bàn về tự do của John Stuart Mill (1806-1873). Dahl, Robert A.
(1989), Dân chủ và những hạn chế của nó (Democracy and Critics). Alvin Toffler với: Cú
sốc tương lai, Làn sóng thứ ba, Thăng trầm quyền lực và cuốn Sự đụng độ của những nền
văn minh của Samuel Huntington.
Một số công trình đã nghiên cứu cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước từ các thể
chế, lực lượng xã hội như: các đảng phái chính trị, hội, hiệp hội, nhóm lợi ích, các tổ chức
xã hội công dân, các phương tiện thông tin đại chúng… Ngoài ra, nhiều công trình đặt vấn
đề tạo môi trường cho kiểm soát quyền lực nhà nước như: nhân quyền, tự do, dân chủ,
công khai, minh bạch Tiêu biểu là các công trình của Kriegel và Blandine (1995), Nhà
nước và nhà nước pháp quyền (The state and the rule of law); Stapenhurst Rick, Kpundeh
Sahr (1999), Kiềm chế tham nhũng- Hướng tới một mô hình xây dựng sự trong sạch quốc
gia (Curbing corruption: Toward a model for building national integrity); Micheal
J.Sodaro (2000), Chính trị so sánh- Một giới thiệu mang tính toàn cầu.(Comparative
politics- A global introduction).
Những luận giải về nguồn gốc, lý do, yêu cầu và mô hình kiểm soát quyền lực nhà
nước gắn liền với dân chủ và phát triển xã hội, khẳng định tính cần thiết và chính đáng của
vấn đề kiểm soát quyền lực nhà nước trong các công trình rất phong phú, đa dạng và đó là
nguồn tư liệu cần thiết để tham khảo và vận dụng ở Việt Nam.
6
1.3. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
Một là, về mặt lý luận, Luận án phải làm sáng tỏ:
- Khái niệm, các yếu tố cấu thành và mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành cơ
chế, vai trò, mục đích và tiêu chí hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền
lực nhà nước.
- Nội dung và phương thức hoạt động của cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền
lực nhà nước.
- Khảo sát cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở một số nước và
rút ra một số giá trị tham khảo cho Việt Nam.
Hai là, về mặt thực tiễn, Luận án tập trung vào các vấn đề sau đây:
- Nghiên cứu lịch sử hình thành và pháp triển của cơ chế pháp lý nhân dân kiểm
soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam qua các thể chế mà trọng tâm là các bản Hiến pháp
năm 1946, 1959, 1980, 1992, 1992 (bổ sung, sửa đổi năm 2001) và Hiến pháp năm 2013;
thực trạng tổ chức, hoạt động của các thiết chế và các yếu tố bảo đảm vận hành cơ chế; chỉ
rõ những hạn chế và nguyên nhân hạn chế.
- Luận án đề xuất quan điểm và giải pháp hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm
soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam.
Như vậy, trong chương 1, Luận án đã tổng quan được tình hình nghiên cứu liên
quan đến đề tài hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước trong
các công trình khoa học đã công bố; chỉ ra "khoảng trống", những vấn đề đặt ra cần tiếp
tục nghiên cứu và khẳng định đây là công trình đầu tiên nghiên cứu toàn diện, có hệ
thống về đề tài này.
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC HOÀN THIỆN CƠ CHẾ PHÁP LÝ NHÂN DÂN
KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM
2.1. KHÁI NIỆM, CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC
YẾU TỐ CẤU THÀNH CƠ CHẾ, VAI TRÒ, MỤC ĐÍCH, TIÊU CHÍ HOÀN THIỆN CƠ
CHẾ PHÁP LÝ NHÂN DÂN KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC
2.1.1. Khái nim c ch pháp lý nhân dân kim soát quyn lc nhà nc
Đối với khoa học luật học nước ta, khái niệm cơ chế pháp lý mới ra đời nhằm giải
quyết một số vấn đề thực tiễn trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN.
Theo đó, cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước là tổng thể của
các yếu tố thể chế, thiết chế và các điều kiện bảo đảm có mối quan hệ hữu cơ, tương tác
lẫn nhau nhằm xác lập những quyền và khả năng để nhân dân là chủ thể thực hiện kiểm
soát quyền lực nhà nước có hiệu quả.
7
Cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước có các đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, là cơ chế "bên ngoài", mang tính chính trị và xã hội, tính đạo lý và tính
pháp lý.
Thứ hai, chủ thể kiểm soát quyền lực nhà nước trong cơ chế này là nhân dân. Nhân
dân kiểm soát quyền lực nhà nước với vị thế của người chủ quyền lực, do đó không bị
ràng buộc bởi ý chí chủ quan của bất kỳ cơ quan, công chức nhà nước nào. Cơ chế do
nhân dân trực tiếp vận hành nên đa dạng về chủ thể và phương thức thực hiện.
Thứ ba, hiệu quả hoạt động của cơ chế phụ thuộc nhiều vào sự phát triển của các
hình thức, phương thức thực thi dân chủ, sự phát triển của xã hội dân sự.
Thứ tư, cơ chế này chỉ vận hành có hiệu quả trong môi trường dân chủ, pháp quyền
của đất nước và trên cơ sở nguyên tắc công khai, minh bạch của nhà nước
Thứ năm, cơ chế này kết hợp với cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước do các cơ
quan nhà nước thực hiện có mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau tạo thành một cơ chế
pháp lý tổng thể.
2.1.2. Các yếu tố cấu thành và mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành cơ chế
pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước
2.1.2.1. Các yế u tố cấ u thành cơ chế pháp lý nhân dân kiể m soát quyề n lự c
nhà nư ớ c
Cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước được cấu thành bởi các yếu
tố sau:
* Yếu tố thể chế
Thể chế là yếu tố cơ bản, đầu tiên cấu thành cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát
quyền lực nhà nước. Thể chế của cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước
chính là tổng thể các quy phạm pháp luật xác lập những quyền, khả năng, phương thức và
các điều kiện bảo đảm để nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước.
Thể chế của cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước bao gồm
các quy định của Hiến pháp và các đạo luật về chủ thể, đối tượng, phạm vi, nội dung,
hình thức, trình tự, thủ tục và hậu quả pháp lý của cơ chế nhân dân kiểm soát quyền
lực nhà nước.
* Yếu tố thiết chế
Thiết chế của cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước chính là các
tổ chức được hình thành và hoạt động trên cơ sở quy định của hiến pháp và pháp luật để
nhân dân thông qua đó thực hiện quyền năng kiểm soát quyền lực nhà nước.
Hệ thống thiết chế đó ở nước ta bao gồm: tổ chức chính trị (Đảng Cộng sản Việt
Nam); Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội (Công đoàn, Đoàn thanh
niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam, Hội
cựu chiến binh Việt Nam); các tổ chức xã hội, xã hội - nghề nghiệp (Hội nhà báo, Hội nhà
8
văn, Hội liên hiệp thanh niên, Liên hiệp hội các hội khoa học kỹ thuật, Liên hiệp hội các
hội văn học nghệ thuật, Hội người mù ) các phương tiện thông tin đại chúng; các thiết
chế dân chủ ở cơ sở.
* Yếu tố bảo đảm vận hành cơ chế
Để cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước vận hành có hiệu quả
cần phải có các bảo đảm chính trị, pháp lý, kinh tế- xã hội sau đây:
Một là, môi trường dân chủ và pháp quyền là bảo đảm hàng đầu để hoàn thiện cơ
chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước, đồng thời để cơ chế đó hoạt động có
hiệu quả trên thực tế.
Hai là, trình độ dân trí và hiểu biết pháp luật là một trong những bảo đảm quan
trọng để cơ chế vận hành hiệu quả.
Ba là, điều kiện kinh tế xã hội có vai trò bảo đảm để xây dựng, hoàn thiện và vận
hành cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước có hiệu quả.
Ngoài các điều kiện nói trên, các yếu tố về lịch sử, dân tộc, văn hóa, đạo đức, tôn
giáo, phong tục, tập quán cũng có vai trò nhất định tác động, ảnh hưởng đến từng bộ phận
hay toàn thể cơ chế.
2.1.2.2. Mố i quan hệ giữ a các yế u tố cấ u thành cơ chế pháp lý nhân dân kiể m
soát quyề n lự c nhà nư ớ c
Yếu tố thể chế có vai trò then chốt, là cơ sở, căn cứ pháp lý chi phối việc thiết lập
các thiết chế và xác lập các khả năng, điều kiện bảo đảm cho việc hoàn thiện và hoạt động
của cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước. Yếu tố thiết chế có vai trò
hiện thực hoá quy định của thể chế bằng thiết lập cấu trúc tổ chức và hoạt động tương ứng
với cấu trúc hệ thống tổ chức quyền lực nhà nước. Yếu tố bảo đảm chính trị, pháp lý, kinh
tế- xã hội cho cơ chế hoạt động có vai trò làm căn cứ cho việc xây dựng, hoàn thiện thể
chế, là nguồn lực để các thiết chế duy trì bộ máy và tổ chức hoạt động, đồng thời là cơ sở
và điều kiện để thiết lập, vận hành toàn bộ cơ chế nhằm đạt được mục đích kiểm soát
quyền lực nhà nước. Hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước
cần phải chú ý đến xây dựng và hoàn thiện cả ba yếu tố trên đồng thời tạo điều kiện để các
yếu tố có mối liên hệ, tác động tích cực, phù hợp với nhau trong toàn bộ cơ chế.
2.1.3. Vai trò ca c ch pháp lý nhân dân kim soát quyn lc nhà nc
Thứ nhất, cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước là công cụ,
phương tiện pháp lý cơ bản, hiệu quả nhất góp phần bảo đảm cho nhân dân thực sự là
người chủ của quyền lực nhà nước.
Thứ hai, cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước là phương tiện
góp phần đảm bảo cho tính pháp quyền của nhà nước được tăng cường, nhân tố làm cho
nhà nước mạnh.
Thứ ba, cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước có vai trò là
phương tiện phát huy dân chủ XHCN, quyền làm chủ của nhân dân, thiết lập mối quan
9
hệ bình đẳng giữa nhà nước và công dân, tổ chức và cá nhân trước pháp luật, trong nhà
nước pháp quyền.
Thứ tư, cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước phối hợp với cơ chế
kiểm soát quyền lực nhà nước khác hợp thành sức mạnh tổng hợp đảm bảo cho quyền lực
nhà nước được kiểm soát một cách có hiệu lực, hiệu quả.
2.1.4. Mục đích và tiêu chí hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát
quyền lực nhà nước
* Mụ c đích hoàn thiệ n cơ chế pháp lý nhân dân kiể m soát quyề n lự c nhà nư ớ c
Một là, góp phần đảm bảo cho toàn bộ quyền lực nhà nước được vận hành, sử dụng
một cách hiệu quả hơn, ổn định hơn, chính đáng hơn. Hai là, kiểm soát quyền lực nhà
nước bằng chủ thể là nhân dân có mục đích góp phần phòng, chống sự tha hóa của quyền
lực nhà nước. Ba là, bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, xây dựng nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa mạnh, thực sự của dân, do dân và vì dân.
* Tiêu chí hoàn thiệ n cơ chế pháp lý nhân dân kiể m soát quyề n lự c nhà nư ớ c
Một là, nhóm tiêu chí mang tính chất chỉ đạo hoàn thiện nội dung cơ chế, bao gồm
các tiêu chí sau: Tiêu chí về tính toàn diện của tất cả các yếu tố cấu thành cơ chế; Tiêu chí
về tính toàn diện của tất cả các yếu tố cấu thành cơ chế; Tiêu chí về tính phù hợp về nội
dung của cơ chế; Tiêu chí về tính thống nhất về nội dung của cơ chế; Tiêu chí về tính ổn
định và ít thay đổi; Tiêu chí về tính dễ dàng, thuận lợi, tối ưu và chi phí thấp.
Hai là, nhóm tiêu chí hoàn thiện về hình thức của cơ chế bao gồm các tiêu chí: Tiêu
chí công khai, minh bạch, kịp thời và dân chủ; Tiêu chí về kỹ thuật xây dựng và hoàn
thiện thể chế, thiết chế của cơ chế.
2.2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ CHẾ PHÁP LÝ
NHÂN DÂN KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC
2.2.1. Ni dung hot ng ca c ch pháp lý nhân dân kim soát quyn lc
nhà nc
Thứ nhất, nhân dân kiểm soát việc thực hiện quyền lập hiến, lập pháp
Thứ hai, nhân dân kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp
Thứ ba, nhân dân kiểm soát việc thực hiện quyền tư pháp
Thứ tư, nhân dân kiểm soát việc thực thi quyền lực nhà nước của chính quyền
địa phương
Thứ năm, nhân dân kiểm soát người thực thi quyền lực nhà nước
2.2.2. Phng thc hot ng ca c ch pháp lý nhân dân kim soát quyn
lc nhà nc
Một là, nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước bằng việc thực hiện các quyền dân
chủ trực tiếp do hiến pháp quy định.
10
Hai là, nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước bằng các tổ chức đại diện như Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận
Ba là, nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước bằng việc thực hiện quy chế dân chủ
ở cơ sở thông qua cơ chế " dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra".
Bốn là, nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước bằng các phương tiện truyền thông
đại chúng. Các phương tiện truyền thông đại chúng kết hợp với thực hiện tự do ngôn luận,
tự do báo chí, xuất bản là một phương thức quan trọng để nhân dân kiểm soát quyền lực
nhà nước có hiệu quả.
Năm là, nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước bằng việc thực hiện quyền khiếu
nại, tố cáo về các việc làm trái pháp luật của cơ quan nhà nước theo Điều 30, Hiến pháp
năm 2013.
Trình tự, thủ tục trong cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước
chính là những cách thức được quy định theo một trật tự cụ thể do luật định, qua đó nhân
dân thực hiện kiểm soát quyền lực nhà nước một cách thuận tiện, hiệu quả. Việc luật hóa
phương thức, trình tự, thủ tục có ý nghĩa pháp lý buộc cả chủ thể và đối tượng kiểm soát
đều phải tuân thủ nghiêm túc, tránh được tùy tiện, trùng chéo trong thực hiện.
Hậu quả pháp lý từ hoạt động nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước có yếu tố
xác định tính chịu trách nhiệm của nhà nước trong việc tiếp thu, xử lý những bất cập, thiếu
sót, khuyết điểm theo quy định của pháp luật tùy theo mức độ vi phạm, sai phạm.
2.3. CƠ CHẾ PHÁP LÝ NHÂN DÂN KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC Ở
MỘT SỐ NƯỚC VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ THAM KHẢO CHO VIỆT NAM
2.3.1. Cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước một số nước
Nghiên cứu cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở một số nước
(Anh, Pháp Mỹ, Nga, Nhật, các nước, châu Á, Bắc Âu ), có thể rút ra một số điểm chung
cơ bản sau đây:
2.3.1.1. Về thể chế
- Hầu hết các nước đều khẳng định nhân dân là chủ thể của quyền lập hiến, quyền
thiết lập nên quyền lực nhà nước và kiểm soát quyền lực nhà nước;
- Ghi nhận đầy đủ các quyền con người, quyền công dân, nguyên tắc công khai
minh bạch hoạt động của nhà nước;
- Quy định phương thức bầu cử dân chủ, cạnh tranh người đảm nhiệm chức vụ
nhà nước.
2.3.1.2. Về thiế t chế
-Được thực hiện bằngcác đảng phái chính trị đốilập (các đảng pháikhông cầm quyền)
- Được thực hiện thông qua các tổ chức xã hội dân sự
- Được thực hiện bằng các phương tiện thông tin đại chúng
11
* Những giá trị tham khảo cho Việt Nam
Một là, quyền lập hiến phải luôn luôn thuộc về nhân dân, bằng hiến pháp, nhân dân
thiết lập nên nhà nước và giao quyền, ủy quyền quyền lực của mình cho nhà nước. Vì thế,
để nhà nước không lạm quyền, nhân dân không mất quyền thì nhân dân phải là chủ thể
của cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước.
Hai là, bầu cử dân chủ, cạnh tranh để chọn ra người lãnh đạo xứng đáng đại diện
cho nhân dân cần được nghiên cứu và áp dụng.
Ba là, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế do hiến
pháp quy định cần sớm được thể chế hóa bằng các đạo luật và được tổ chức thực hiện trên
thực tế kết hợp với việc đề cao thực hiện nguyên tắc công khai, minh bạch hoạt động của
cơ quan nhà nước và phát huy vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng, của các tổ
chức xã hội dân sự
Bốn là, cần tiếp tục hoàn thiện thể chế chính trị, pháp lý của đất nước theo hướng
dân chủ, pháp quyền XHCN và xây dựng điều kiện kinh tế xã hội ổn định, phát triển, nâng
cao đời sống vật chất, trình độ dân trí, nhận thức pháp luật cho nhân dân.
Năm là, những kinh nghiệm, giá trị rút ra từ cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát
quyền lực nhà nước ở một số nước trên thế giới cần được tham khảo, vận dụng trên cơ sở
khoa học, thực tiễn, có chọn lọc, phù hợp với đặc điểm, điều kiện của Việt Nam.
Tiểu kết chương 2: Trên cơ sở làm rõ khái niệm, các yếu tố cấu thành và mối quan
hệ giữa các yếu tố cấu thành cơ chế, vai trò, mục đích và tiêu chí của việc hoàn thiện cơ
chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước, Luận án đã đi sâu phân tích nội dung,
phương thức, điều kiện bảo đảm vận hành cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực
nhà nước; phân tích cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước của một số
nước, từ đó rút ra những giá trị tham khảo cho Việt Nam.
Chương 3
LCH S HÌNH THÀNH PHÁT TRIN VÀ THC TRNG C CH PHÁP LÝ
NHÂN DÂN KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM
3.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CƠ CHẾ PHÁP LÝ NHÂN DÂN
KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM
* Giai đoạ n 1945-1959
Giai đoạn này, các thiết chế mang tính nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước
chưa được quy định cụ thể trong hiến pháp và pháp luật và trên thực tế. Các phương thức
nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước còn ít và không đa dạng. Các yếu tố bảo đảm của
cơ chế còn sơ khai Có thể nói, đây là giai đoạn hình thành và phát triển ban đầu của cơ
chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam.
12
* Giai đoạ n 1959-1980
Bối cảnh của đất nước giai đoạn 1959 đến 1975 là đất nước chia làm hai miền với
hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam
thống nhất đất nước; năm 1975 đến 1980 đất nước thống nhất, cả nước đi lên CNXH.
Thời kỳ này có một số văn bản luật, nghị quyết, nghị định, thông tư với vai trò là
những bộ phận của yếu tố thể chế được ban hành nhằm hiện thực hóa các quyền của nhân
dân, trách nhiệm, nghĩa vụ của nhà nước trong chế độ dân chủ nhân dân. Tuy nhiên, do
điều kiện thời chiến và đặc điểm tổ chức quyền lực nhà nước theo mô hình Xô viết nên
các yếu tố thể chế, thiết chế của cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước
chưa thực sự được chú trọng xác lập và bảo đảm thực hiện trên thực tế.
* Giai đoạ n 1980-1992
Hiến pháp năm 1980 được ban hành ở thời kỳ đất nước thống nhất, cả nước đi lên
chủ nghĩa xã hội, Hiến pháp năm 1959 đã hoàn thành nhiệm vụ của mình.
Ngoài các nguyên tắc và giá trị của các bản hiến pháp trước đó được tiếp tục ghi
nhận, khẳng định, Hiến pháp năm 1980 là bước phát triển mới về thể chế của cơ chế pháp
lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước. Giai đoạn này thực hiện đường lối đổi mới của
Đảng từ Đại hội VI năm 1986 nên bên cạnh Hiến pháp năm 1980 thì có nhiều chính sách,
pháp luật mới được xây dựng, ban hành để đáp ứng yêu cầu đổi mới đất nước. Trên cơ sở
Hiến pháp và pháp luật quy định, các tổ chính trị xã hội, tổ chức xã hội, xã hội - nghề
nghiệp cùng các bảo đảm chính trị, pháp lý, kinh tế - xã hội được thiết lập chặt chẽ, hợp lý
hơn giúp cho cơ chế vận hành, hoạt động có hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, một số quy định của Hiến pháp chậm hoặc không được luật hóa; hệ
thống pháp luật còn nhiều hạn chế, bất cập cả về số lượng và chất lượng khiến việc vận
hành cơ chế gặp nhiều khó khăn, hiệu quả chưa cao.
* Giai đoạ n 1992-2012
Hiến pháp năm 1992 ra đời trong bối cảnh đất nước đang trong tiến trình tiếp tục
thực hiện đường lối đổi mới toàn diện do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo. Hiến pháp năm
1992 có đặc điểm phân kỳ thành hai giai đoạn: từ 1992 - 2001 và từ 2001 - 2012, do được
sửa đổi, bổ sung năm 2001.
Sau khi Hiến pháp năm 1992 được ban hành, hàng loạt các luật, pháp lệnh, nghị
định, thông tư và các văn bản quy phạm pháp luật khác ở các cấp được xây dựng để phù
hợp với Hiến pháp. Sự thống nhất, đồng bộ của hiến pháp và hệ thống pháp luật là những
bảo đảm về thể chế để cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước vận hành có
hiệu quả.
Tuy nhiên, thể chế của cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước giai
đoạn này có một số hạn chế, đó là: Chưa quy định thực hiện dân chủ trực tiếp của nhân
dân; chưa quy định cử tri bãi nhiệm đại biểu dân bầu khi không còn xứng đáng với sự tín
13
nhiệm của nhân dân như thế nào; một số quyền con người, quyền công dân được hiến
pháp quy định nhưng chưa được luật hóa nên việc thực hiện gặp nhiều khó khăn
* Giai đoạ n 2013 đế n nay
Hiến pháp năm 2013 quy định " Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân
công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập
pháp, hành pháp, tư pháp" (Khoản 3, Điều 2). Thừa nhận và quy định vấn đề kiểm soát
quyền lực nhà nước đồng nghĩa với việc xây dựng và hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền
lực nhà nước, trong đó có cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước.
Cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước theo Hiến pháp năm 2013
là cơ sở hiến định để tiếp tục hoàn thiện hệ thống thể chế, thiết chế và các bảo đảm của cơ
chế, kết hợp với thực hiện dân chủ trực tiếp, nhân dân có những công cụ, phương tiện cần
thiết để tích cực, chủ động thực hiện quyền năng kiểm soát quyền lực nhà nước của mình
nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của chính mình. Tuy nhiên, thực trạng
thể chế của cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước giai đoạn này còn có
những hạn chế sau:
Một là, các quy định trong hiến pháp, pháp luật về trách nhiệm công khai, minh
bạch và hậu quả pháp lý của việc thiếu công khai minh bạch, không bảo đảm quy trình,
thủ tục công khai, minh bạch của các cơ quan, cán bộ, công chức, viên chức nhà nước còn
thiếu đồng bộ, không đầy đủ, chế tài không đủ mạnh.
Hai là, các quyền của công dân có tính kiểm soát quyền lực nhà nước như: tự do
ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình chưa được luật hóa
đầy đủ, kịp thời khiến việc thực hiện trên thực tế còn tuỳ tiện, hình thức, kém hiệu quả.
Ba là, các quy định của pháp luật để nhân dân với tư cách cá nhân công dân có thể
kiểm soát được hoạt động tư pháp rất hạn chế, ít khả thi…
Bốn là, cơ chế bầu cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân từ khâu hiệp thương
lựa chọn ứng cử viên đến lập danh sách ứng cử viên thiếu vắng sự giám sát, tham gia trực
tiếp, thực chất của nhân dân.
Năm là, nhân dân với tư cách là cá nhân chưa trực tiếp thực hiện được quyền dân
chủ trực tiếp trong việc kiểm soát quyền lực nhà nước về hoạt động lập pháp do pháp luật
còn thiếu, chưa đồng bộ, không thuận tiện…
3.2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC THIẾT CHẾ VÀ CÁC
YẾU TỐ BẢO ĐẢM CỦA CƠ CHẾ PHÁP LÝ NHÂN DÂN KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC
NHÀ NƯỚC, NHỮNG HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN HẠN CHẾ
3.2.1. Thực trạng tổ chức và hoạt động của các thiết chế cấu thành cơ chế
pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước
- Đả ng Cộ ng sả n Việ t Nam
Kiểm soát của Đảng là tự kiểm soát quy định ngay trong Điều lệ của Đảng. Theo
đó, là cơ chế ủy quyền được thiết lập cơ quan lãnh đạo các cấp thông qua bầu cử trong
14
Đảng và nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Nội dung kiểm
soát của Đảng chính là nội dung mà Đảng lãnh đạo. Đối tượng kiểm soát của Đảng chính
là các cơ quan nhà nước và các cá nhân có thẩm quyền trong bộ máy nhà nước. Các đảng
viên là những người nắm những cương vị lãnh đạo, quản lý của các cơ quan, tổ chức, đơn
vị, đoàn thể do đó họ vừa là chủ thể vừa là đối tượng (khách thể) của hoạt động kiểm soát
quyền lực nhà nước. Nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước chính là nhân dân kiểm soát
sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước và đó cũng là nhân dân giám sát Đảng như tinh
thần Cương lĩnh chính trị của Đảng năm 2011, Hiến pháp năm 2013 và Quyết định 218-
QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Ban Chấp hành Trung ương về việc Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây
dựng chính quyền.
Tuy nhiên, thiết chế Đảng kiểm soát hoạt động của nhà nước chưa được luật của
Nhà nước cũng như điều lệ của Đảng quy định cụ thể nên trên thực tế chưa hình thành
một thiết chế cấu thành cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước theo đúng nghĩa, mà chỉ có
Ủy ban kiểm tra của Đảng các cấp thực hiện việc kiểm tra các tổ chức và cá nhân của
Đảng vi phạm khi có đơn thư khiếu nại, tố cáo. Đây chưa phải là một thiết chế Đảng kiểm
soát hoạt động quyền lực nhà nước theo tinh thần và nội dung của Hiến pháp năm 2013.
- Mặ t trậ n Tổ quố c Việ t Nam có bộ máy chuyên trách công tác từ trung ương đến
cấp xã; có ban, tổ công tác Mặt trận ở cơ sở và khu dân cư. Ngoài ra, Mặt trận còn giữ vai
trò tổ chức, quản lý, chỉ đạo thiết chế Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư cộng
đồng ở cơ sở. Các tổ chức của Mặt trận, thành viên của Mặt trận đều có chức năng, nhiệm
vụ chung nhất là: “giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ,
công chức nhà nước" và thực hiện " phản biện xã hội". Mặt trận hoạt động theo hiến pháp,
pháp luật và điều lệ của Mặt trận. Tuy nhiên, với vai trò giám sát và phản biện xã hội đối
với hoạt động của nhà nước, ngoài quy định của Hiến pháp năm 2013, đến nay chưa một
đạo luật nào cụ thể hóa nhiệm vụ giám sát, phản biện xã hội, nên Mặt trận Tổ quốc vẫn
chưa thể hiện được đầy đủ tư cách là một thiết chế quan trọng bậc nhất trong cơ chế pháp
lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước.
- Các tổ chứ c chính trị - xã hộ i
(1) Công đoàn Việt Nam vừa hoạt động theo hiến pháp, pháp luật vừa hoạt động
theo Điều lệ công đoàn Việt Nam, có hệ thống tổ chức như sau: Tổng Liên đoàn lao động
Việt Nam; Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Liên đoàn lao động
cấp tỉnh, thành phố); Liên đoàn lao động quận, huyện; Công đoàn ngành; công đoàn cơ
sở, nghiệp đoàn, với hơn 7,9 triệu đoàn viên và 114.000 Công đoàn cơ sở. Hoạt động của
Công đoàn Việt Nam gồm có: Đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của
người lao động thông qua các quy định của pháp luật. Tuy nhiên, do bộ máy của Công
đoàn phụ thuộc vào nhà nước và chủ doanh nghiệp cho nên tính độc lập, khách quan trong
hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát còn hạn chế. Công tác cán bộ Công đoàn hầu hết là
15
do " chỉ đạo" " sắp xếp" của tổ chức chính trị hoặc của chủ doanh nghiệp nên tính đại diện
cho người lao động không cao.
(2) Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Với tính chất là tổ chức đại diện, bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, thanh niên, Đoàn có hệ thống tổ
chức bộ máy rộng khắp từ trung ương đến cơ sở với hơn 6 triệu đoàn viên và gần 7 triệu
hội viên Hội liên hiệp thanh niên. Tuy nhiên, trong hoạt động kiểm soát quyền lực nhà
nước thì vai trò còn chưa rõ, kết quả đạt được không nhiều, nhất là việc kiến nghị xây
dựng, ban hành chính sách, pháp luật về thanh niên, thiếu niên và nhi đồng.
(3) Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam có hệ thống tổ chức gồm 4 cấp: cấp Trung
ương; tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương; huyện/quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh và
cấp tương đương; xã/phường/thị trấn và tương đương, ở cơ sở có các tổ được hình thành
theo địa bàn dân cư. Với lực lượng chiếm trên 50 % dân số và gần 15 triệu hội viên, Hội
đã tham gia xây dựng chính sách, pháp luật và tham gia quản lý nhà nước về bình đẳng
giới; thực hiện phản biện xã hội đối với chính sách, pháp luật về bình đẳng giới; tham
gia xây dựng và giám sát thực hiện các chính sách, pháp luật đối với phụ nữ, gia đình, trẻ
em, bình đẳng giới; giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử, công
chức, viên chức theo pháp luật; đề xuất với nhà nước giải pháp thực hiện các chính sách,
pháp luật về phụ nữ; đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ
khi bị vi phạm Tuy nhiên, việc thực hiện luật pháp, chính sách bảo đảm quyền lợi
chính đáng cho phụ nữ còn hạn chế, hiệu quả chưa cao; một số chủ trương, chính sách
được ban hành nhằm tạo điều kiện cho phụ nữ lại thiếu cơ chế, biện pháp cụ thể, nên kết
quả thực hiện thấp.
(4) Hội nông dân Việt Nam có trên 7,4 triệu hội viên với gần 90000 chi hội. Thực
hiện chức năng tham gia quản lý nhà nước, Hội nông dân Việt Nam đã tham gia giám sát
và phản biện xã hội; tham gia xây dựng cơ chế, chính sách phát triển nông nghiệp, nông
dân, nông thôn. Tuy nhiên, hoạt động của Hội trong việc tham gia quản lý nhà nước còn
có những hạn chế đó là: trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ một số tổ chức Hội chưa
đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Năng lực cán bộ tham gia xây dựng và phản biện chính sách
còn nhiều hạn chế, chưa làm tốt chức năng đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp, chính
đáng của nông dân.
(5) Hội cựu chiến binh Việt Nam có hệ thống tổ chức 4 cấp từ trung ương đến cấp xã
và tương đương với gần 1,6 triệu hội viên/2,6 triệu cựu chiến binh và trên 1,1 triệu cựu
quân nhân sinh hoạt trong 16.000 tổ chức Hội ở cơ sở. Trong những năm qua, Hội cựu
chiến binh các cấp đã tích cực, chủ động tham gia quản lý nhà nước như: tổ chức động
viên hội viên thực hiện các quy định của pháp luật về dân chủ ở cơ sở, đấu tranh chống
quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tệ nạn xã hội; tham gia giám sát hoạt động của cơ quan
nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, hoạt động
giám sát các cơ quan nhà nước trong xây dựng, thực thi các chính sách sau chiến tranh còn
16
thiếu chiều sâu; thực hiện phản biện dự thảo các chính sách, pháp luật có liên quan chưa
được nhiều; việc đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho hội viên khi
bị vi phạm chưa mạnh
- Các tổ chứ c xã hộ i, xã hộ i - nghề nghiệ p hoạt động rộng khắp ở tất cả các giới,
các ngành nghề, lĩnh vực trong xã hội theo hiến pháp, pháp luật và điều lệ của các tổ chức
như: giúp đỡ lẫn nhau, đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho hội viên, hội thành
viên, ngành, nghề, lĩnh vực; tham gia tư vấn, phản biện, giám định, thẩm định xã hội các
chính sách, chương trình, đề án, các dự thảo chính sách, pháp luật do các cơ quan có thẩm
quyền của nhà nước yêu cầu hoặc đặt hàng. Tuy nhiên, các tổ chức xã hội, xã hội - nghề
nghiệp thể hiện vai trò phản biện độc lập đối với các dự thảo chính sách, pháp luật chưa
được nhiều, có nội dung phản biện chưa sâu, có lĩnh vực còn để trống., nhất là các vấn đề
liên quan trực tiếp đến người dân. Nhiều tổ chức vẫn phụ thuộc nhiều vào sự bao cấp ngân
sách của nhà nước và bị hành chính hóa. Chính sách, pháp luật của nhà nước về lĩnh vực
này có nhiều hạn chế, bất cập.
- Ban Thanh tra nhân dân là hình thức thực hiện dân chủ cơ sở đồng thời là thiết
chế mang tính nhân dân do các tổ chức Mặt trận, Công đoàn tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn
hoạt động nhằm kết hợp chặt chẽ giữa thanh tra nhân dân với thanh tra nhà nước trong
kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo,
việc thực hiện dân chủ ở cơ sở. Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động của các Ban thanh tra nhân
dân ở cơ sở còn nhiều hạn chế do cơ chế thiết lập tổ chức, duy trì hoạt động chưa khoa
học, hợp lý. Một số nơi hoạt động của Ban thanh thanh tra nhân dân còn hình thức.
- Các phư ơ ng tiệ n truyề n thông đạ i chúng là thiết chế mang tính chính trị, xã hội
rộng rãi. Nhân dân sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng để biểu thị ý kiến đến
nhà nước. Đó còn là kênh thông tin đa dạng, nhiều chiều cung cấp cho người dân các góc
nhìn, các thông tin về xã hội và hoạt động quyền lực nhà nước qua đó nâng cao khả năng
làm chủ của mình trong mối quan hệ với nhà nước. Các phương tiện truyền thông đại chúng
rộng lớn, đa dạng, có sức hút mạnh và lan toả nhanh, vừa là chủ thể, vừa là công cụ, phương
tiện, diễn đàn của nhân dân trong hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam.
Tuy nhiên, tính độc lập, khách quan nhiều mặt còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu
cầu thông tin sự thật, chưa tạo dựng không khí dân chủ, cung cấp phương pháp, cách thức,
kinh nghiệm làm chủ cho người dân.
3.2.2. Thực trạng các yếu tố bảo đảm vận hành của cơ chế pháp lý nhân dân
kiểm soát quyền lực nhà nước
* Thực trạng về môi trường dân chủ, pháp quyền của đất nước để vận hành cơ chế
pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước
Hiện nay, môi trường dân chủ, pháp quyền của nhà nước ta đã đạt được quả đạt
được những tiến bộ rõ rệt, điều đó thể hiện trên một số mặt cơ bản sau:
17
Thứ nhất, mối quan hệ pháp lý giữa nhà nước và công dân trong các quan hệ pháp
luật cụ thể thể hiện ngày càng bình đẳng hơn về quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm.
Thứ hai, đề cao trách nhiệm của nhà nước trong việc phục vụ nhân dân; thừa nhận,
tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm thực hiện trên thực tế quyền con người, quyền công dân.
Thứ ba, ghi nhận nhận đầy đủ phương thức làm chủ quyền lực nhà nước của nhân
dân bằng dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện.
Tuy nhiên, thực tế môi trường dân chủ, pháp quyền mới được tạo lập trong các văn
bản quy phạm pháp luật và việc vận hành, tổ chức thực hiện còn nhiều biểu hiện vi phạm
quyền làm chủ của nhân dân.
* Thực trạng về môi trường dân trí và nhận thức pháp luật của nhân dân để cơ chế
pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước vận hành có hiệu quả
Hiện nay dân trí của nước ta không đồng đều, kiến thức và sự hiểu biết pháp luật
của đa số nhân dân còn hạn chế, mức độ nhận thức có sự chênh lệch giữa thành thị và
nông thôn, giữa miền xuôi và miền núi, giữa các dân tộc, tôn giáo với nhau.
* Thực trạng về môi trường kinh tế- xã hội để cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát
quyền lực nhà nước vận hành, hoạt động có hiệu quả
Kinh tế, xã hội của nước ta kể từ đổi mới đến nay đã có nhiều chuyển biến tích
cực, đời sống vật chất, tinh thần của đại bộ phận nhân dân không ngừng được nâng lên.
Tuy nhiên, Việt Nam vẫn là một nước kinh tế nông nghiệp chiếm tỉ lệ cao trong cơ cấu
nền kinh tế, dân số sống ở nông thôn và lao động nông nghiệp có tỉ lệ cao, tốc độ đô thị
hoá và mức sống người dân ở mức trung bình
* Thực trạng về mối liên hệ tác động giữa các yếu tố cấu thành cơ chế pháp lý
nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước
Hiến pháp năm 2013 và các văn bản pháp luật qui định về chủ thể, đối tượng, phạm
vi, nội dung, phương thức nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước là điều kiện pháp lý
cần thiết để các chủ thể (tổ chức, cá nhân) trong cơ chế thực hiện kiểm soát quyền lực nhà
nước một cách thuận lợi và đúng pháp luật. Đặc biệt là các qui định về thể chế, thiết chế,
điều kiện bảo đảm vận hành cơ chế đã được chú trọng và có những nhận thức mới. Sự tác
động qua lại hợp lý giữa các yếu tố cấu thành cơ chế giúp cho cơ chế hoạt động đồng bộ
hơn, hiệu lực, hiệu quả hơn so với trước. Tuy nhiên, quan hệ tác động này cũng còn một
số tồn tại sau:
Một là, mối liên hệ giữa thể chế và thiết chế còn có điểm thiếu tính đồng bộ, thể
hiện ở chỗ không phân biệt rành mạch thế nào là tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội,
tổ chức xã hội- nghề nghiệp Thực tế là chưa phát huy được đầy đủ, hiệu quả của hoạt
động kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội
Hai là, các thiết chế của cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước
không độc lập về tài chính mà phụ thuộc vào ngân sách nhà nước, nên hoạt động kiểm
18
soát quyền lực nhà nước thiếu khách quan, thiếu chủ động, nể nang, dễ dãi trong giám sát
và phản biện.
Ba là, các yếu tố về phương thức thực hiện, cụ thể là trình tự, thủ tục, hậu quả pháp
lý của cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước thể hiện còn thiếu tính đồng
bộ, một số quy định chưa cụ thể hoặc không thuận tiện nên cơ chế vận hành hiệu lực, hiệu
quả không cao.
Bốn là, mối quan hệ và sự tác động giữa các yếu tố trong cơ chế pháp lý nhân dân
kiểm soát quyền lực nhà nước với cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước giữa các cơ quan
thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp chưa chặt chẽ, ăn khớp khi vận hành
trong thực tế.
Năm là, các thể chế tuy đã chứa đựng nhiều tư duy mới nhưng chưa đồng bộ, toàn
diện; các tư duy pháp lý cũ chưa được thay đổi căn bản
3.2.3. Những nguyên nhân của hạn chế của cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát
quyền lực nhà nước ở Việt Nam
- Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, cả chủ thể lẫn đối tượng trong cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền
lực nhà nước đều chưa nhận thức đầy đủ vai trò, tác dụng của cơ chế pháp lý nhân dân
kiểm soát quyền lực nhà nước.
Thứ hai, tổ chức quyền lực nhà nước, kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam vẫn
chịu ảnh hưởng nhất định của mô hình Xô viết khiến việc thiết kế cơ chế còn chậm đổi mới.
Thứ ba, hệ thống pháp luật được xây dựng, ban hành tuy đã được đổi mới nhưng
vẫn còn một số hạn chế
Thứ tư, các điều kiện bảo đảm để cơ chế pháp lý nhân dân vận hành, hoạt động
chưa hoàn chỉnh, mối liên hệ giữa các bộ phận của cơ chế và giữa cơ chế bên trong với cơ
chế bên ngoài chưa chặt chẽ
- Nguyên nhân khách quan
Nguyên nhân khách quan tác động ảnh hưởng đến cơ chế pháp lý nhân dân kiểm
soát quyền lực nhà nước, bao gồm:
Thứ nhất, sự chống đối của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề tự do, dân chủ,
nhân quyền, đòi đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, thúc đẩy chuyển hoá chế độ, gây
mất ổn định chính trị
Thứ hai, xuất phát từ nền sản xuất nhỏ, trải qua nhiều cuộc chiến tranh và trong thời
gian khá dài sống trong cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp, mệnh lệnh hành chính, khép
kín nên nhân dân chưa có điều kiện để sớm hình thành thói quen, tác phong dân chủ trong
xã hội
Thứ ba, công cuộc đổi mới đất nước chưa dài nên nhiều quy định cũ, mô hình cũ
không phù hợp nhưng chưa kịp huỷ bỏ.
19
Như vậy, trong Chương 3, tác giả tập trung vào hai nội dung chính:
Một là, phân tích lịch sử hình thành và phát triển của cơ chế pháp lý nhân dân kiểm
soát quyền lực nhà nước mà trọng tâm là thông qua các bản Hiến pháp năm 1946, 1959,
1980, 1992, 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) và Hiến pháp năm 2013.
Hai là, đánh giá thực trạng tổ chức, hoạt động và những yếu tố bảo đảm của cơ chế
pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước. Phân tích những hạn chế và nguyên nhân
hạn chế từ thực trạng vận hành của cơ chế.
Chương 4
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ PHÁP LÝ NHÂN DÂN
KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NC VIT NAM
4.1. QUAN ĐIỂM HOÀN THIỆN CƠ CHẾ PHÁP LÝ NHÂN DÂN KIỂM SOÁT
QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM
4.1.1. Hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước là để xây
dựng nhà nước mạnh hơn, vai trò nhà nước rõ hơn và thực sự vì dân
4.1.2. Hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước phải đi
đôi với việc phát huy dân chủ, xây dựng môi trường công khai, minh bạch
4.1.3. Hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước trước hết
là để nhà nước làm đúng, làm đủ nhiệm vụ, quyền hạn được nhân dân giao quyền, ủy
quyền, quản lý xã hội có hiệu lực và hiệu quả
4.1.4. Đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng trong việc xây dựng và hoàn thiện cơ chế
pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước
4.1.5. Hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước phải phù
hợp với đòi hỏi hội nhập quốc tế của đất nước
4.2. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ PHÁP LÝ NHÂN DÂN KIỂM
SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
4.2.1. Giải pháp hoàn thiện thể chế của cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát
quyền lực nhà nước
4.2.1.1. Hoàn thiệ n thể chế xây dự ng và bả o vệ hiế n pháp
Đảm bảo quy trình: Quốc hội đề xuất, soạn thảo dự thảo hiến pháp, thông qua hiến
pháp còn toàn dân thực hiện việc thảo luận hiến pháp và biểu quyết trực tiếp về hiến pháp
(phúc quyết về Hiến pháp). Quy trình xây dựng, ban hành hiến pháp quyết định cơ chế
bảo vệ hiến pháp. Trước mắt cần luật hóa trách nhiệm các cơ quan và cá nhân trong việc
bảo vệ hiến pháp.
4.2.1.2. Hoàn thiệ n thể chế về sự lãnh đạ o củ a Đả ng
Đảng là chủ thể lãnh đạo nhà nước và xã hội nên Đảng không đứng ngoài hiến
pháp và pháp luật. Vì vậy, trên cơ sở Hiến pháp năm 2013, Cương lĩnh chính trị, quy
20
định của Điều lệ Đảng, các nghị quyết, quyết định, chỉ thị của Bộ Chính trị, Ban Chấp
hành Trung ương cần xây dựng, ban hành Luật về sự lãnh đạo của Đảng. Luật đó, cần
quy định về tổ chức bộ máy và phương thức lãnh đạo của Đảng, cơ chế kiểm soát quyền
lực nhà nước của Đảng.
4.2.1.3. Xây dự ng các thể chế nhằ m phát huy vai trò củ a Mặ t trậ n và các đoàn
thể chính trị - xã hộ i, tổ chứ c xã hộ i - nghề nghiệ p trong hoạ t độ ng kiể m soát quyề n
lự c nhà nư ớ c
Hoàn thiện pháp luật về giám sát của nhân dân theo các nội dung sau đây:
+ Xây dựng, ban hành Luật về giám sát của nhân dân trên cơ sở rà soát, pháp điển
hóa các văn bản như: Quy chế dân chủ ở cơ sở, Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường,
trị trấn; Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn
thể chính trị - xã hội, Quy định về việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính
trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, Luật khiếu
nại, Luật tố cáo, Luật tiếp công dân, Luật báo chí, Luật trách nhiệm bồi thường của nhà
nước, Luật thanh tra trong đó cần quy định rõ chủ thể là Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể
chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các phương tiện truyền thông đại
chúng, các thiết chế dân chủ ở cơ sở và cá nhân công dân.
+ Xây dựng, ban hành Luật phản biện xã hội. Chủ thể của phản biện xã hội nên
quy định là các lực lượng xã hội, cụ thể là: các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội -
nghề nghiệp, các phương tiện truyền thông đại chúng, các thiết chế mang tính xã hội
khác như nhóm tư vấn, nhóm chuyên gia và các cá nhân là nhân sĩ trí thức, các nhà
khoa học, các chuyên gia và người có uy tín trong xã hội. Đối tượng phản biện là những
chủ trương, chính sách, pháp luật, chương trình, đề án, dự án nhằm phục vụ quản lý nhà
nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở phạm vi cả nước hoặc địa phương, do các cơ quan
nhà nước có chức năng, thẩm quyền soạn thảo. Nội dung phản biện cần phải bao hàm tất
cả các chính sách, pháp luật, hoạt động của các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện
quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp; ở cả trung ương và địa phương. cần quy định cụ
thể, rõ ràng về cơ chế, trình tự, thủ tục phản biện để việc thực hiện được thuận tiện, trong
đó chú trọng kết hợp chặt chẽ với cơ chế " tự phản biện" của các cơ quan, tổ chức để
đảm bảo hiệu quả.
+ Xây dựng, ban hành Luật về tổ chức hội trên cơ sở các nghị định, thông tư của
Chính phủ và các bộ, ngành, trong đó cần quy định về vai trò tổ chức hội trong tham gia
quản lý nhà nước, quản lý xã hội bằng chức năng tư vấn, thẩm định và phản biện xã hội.
Cần xác lập trách nhiệm của cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền trong việc tiếp thu
các nội dung tư vấn, thẩm định, phản biện xã hội của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp khi
đảm bảo cơ sở khoa học và thực tiễn; cần quy định cụ thể các vấn đề mà nhà nước trước
khi quyết định cần phải có sự tham gia tư vấn, thẩm định, phản biện của các tổ chức này.
21
4.2.1.4. Xây dự ng và hoàn thiệ n các thể chế toàn dân và cá nhân công dân thự c
hiệ n kiể m soát quyề n lự c nhà nư ớ c
- V quyn ng c và bu c ca công dân, cn hoàn thin mt s ni dung trng
tâm sau:
Một là, cần sớm sửa đổi Luật bầu cử đại biểu Quốc hội theo hướng mở rộng khả
năng lựa chọn của cử tri đối với các ứng cử viên trên một đơn vị bầu cử . Hai là, phải đổi
mới cơ cấu đại biểu Quốc hội theo hướng tăng đại biểu chuyên trách, giảm số đại biểu
kiêm nhiệm; tăng đại biểu là các nhà khoa học, các nhân sĩ trí thức, đại diện các tổ chức
chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, những người có uy tín và
đại biểu các địa phương. Ba là, phải tạo niềm tin của cử tri, nhân dân về tính dân chủ,
khoa học, khách quan, công bằng và trung thực của bầu cử. Bốn là, sớm ban hành văn bản
pháp luật riêng về chế độ bãi nhiệm đại biểu dân cử, trong đó quy định rõ về điều kiện,
trình tự, thủ tục bãi miễn để việc thực hiện được rõ ràng, thuận tiện. Năm là, cần mở rộng
phạm vi các chức danh được thành lập bằng con đường bầu cử để phát huy hơn nữa quyền
thực hiện dân chủ trực tiếp của nhân dân.
- Xây dựng pháp luật về trưng cầu ý dân và Luật tham vấn ý kiến nhân dân
+ Cần xây dựng ban hành Luật trưng cầu ý dân để nhà nước nắm được nhu cầu,
quan điểm của nhân dân, để nhân dân quyết định những vấn đề hệ trọng liên quan đến sự
phát triển của đất nước.
+ Cần nghiên cứu xây dựng Luật về tham vấn ý kiến nhân dân để phát huy trực
tiếp, toàn diện hơn nữa quyền làm chủ của nhân dân, nhất là ở cấp địa phương. Tham vấn
ý kiến nhân dân càng rộng rãi, càng nhiều vấn đề thì việc quyết định chính sách, pháp luật
càng chặt chẽ, xác đáng. Không chỉ giới hạn tham vấn ý kiến nhân dân khi xây dựng chính
sách, pháp luật hay trước khi quyết định một vấn đề hệ trọng mà cần tham vấn ý kiến nhân
dân về cả quá trình tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật để bổ sung, hoàn thiện chính
sách, pháp luật.
- Tiếp tục hoàn thiện pháp luật về quyền khiếu nại, tố cáo của công dân
Hoàn thiện các quy định về: bảo vệ bí mật, bảo vệ nhân chứng, bảo vệ người khiếu
nại, tố cáo; khen thưởng người khiếu nại, tố cáo đúng; xử lý người vi phạm pháp luật
khiếu nại, tố cáo; thiết lập đường dây nóng, chấp nhận các hình thức tin báo, đơn thư nặc
danh quy định cụ thể hơn trách nhiệm của Mặt trận và các tổ chức thành viên trong việc
đôn đốc, giám sát các cơ quan và cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo.
- Xây dựng, ban hành Luật tiếp cận thông tin hay về tự do thông tin
Sự ra đời của Luật này sẽ tăng cường vai trò của nhân dân, các tổ chức đại diện
nhân dân, các phương tiện thông tin đại chúng trong kiểm soát quyền lực nhà nước, mặt
khác góp phần nâng cao trách nhiệm công khai, minh bạch của các cơ quan công quyền.
22
- Hoàn thin th ch các phng tin truyn thông i chúng. (tp trung vào 3
ni dung)
Một là, thí điểm mô hình báo chí do tư nhân sở hữu. Từng bước xã hội hóa các
phương tiện truyền thông đại chúng để giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước và tăng
cường tính độc lập. Hai là, chỉ đạo thực hiện nghiêm chỉnh Luật báo chí; xử lý nghiêm
khắc đối với các cơ quan, công chức nhà nước vi phạm Luật báo chí. Ba là, đẩy mạnh hơn
nữa vai trò của các phương tiện truyền thông đại chúng trong việc nâng cao dân trí và giáo
dục pháp luật
- Hoàn thiện thể chế về thực hiện dân chủ ở cơ sở
Trước hết cần xây dựng Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở bằng việc rà soát, pháp
điển hóa các văn bản của Đảng, nhà nước về thực hiện dân chủ và Quy chế dân chủ ở cơ
sở. Luật này là khung pháp lý cho vận hành cơ chế " nhân dân làm chủ" bằng cơ chế thực
hiện dân chủ ở cơ sở
4.2.2. Giải pháp hoàn thiện các thiết chế của cơ chế pháp lý nhân dân kiểm
soát quyền lực nhà nước
- Hoàn thiện các thiết chế của Đảng
Một là, sắp xếp thu gọn lại các cơ quan chuyên môn của Đảng; thực hiện nhất thể
hoá các cơ quan của Đảng và nhà nước có cùng tính chất, chức năng, nhiệm vụ; thực hiện
nhất thể hoá một số chức danh lãnh đạo của Đảng và nhà nước kể cả ở Trung ương và cơ
sở; thực hiện tinh giản biên chế, đổi mới công tác cán bộ, công tác tuyển dụng; rà soát, cụ
thể hoá chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan đảng kể cả Trung ương và địa phương theo
hướng tinh gọn, thiết thực, hiệu quả.
Hai là, tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ
thống chính trị theo hướng phân định rõ chức năng chính trị của Đảng và chức năng thực
thi luật pháp của nhà nước; chức năng cầm quyền và chức năng quản lý nhà nước
- Hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể
chính trị - xã hội
Một là, không coi những người làm việc trong các tổ chức chính trị-xã hội là công
chức, viên chức nhà nước để các tổ chức chính trị-xã hội bảo đảm được tính độc lập,
khách quan trong hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước. Hai là, các tổ chức chính trị
- xã hội phải tự chủ, độc lập trong việc xây dựng tổ chức bộ máy của mình. Ba là, phải
có cơ chế để Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội tự chủ, tự chịu trách nhiệm về
nguồn lực hoạt động thông qua chức năng của mình như: tư vấn, phản biện các vấn đề
mà tổ chức đó có chuyên môn
- Hoàn thiện các thiết chế là tổ chức xã hội - nghề nghiệp
Để đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội -
nghề nghiệp cần tập trung vào một số giải pháp sau:
23
Một là, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp cần xây dựng theo mô hình các tổ chức xã
hội dân sự. Nhà nước chỉ ban hành thể chế và thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo
pháp luật. Hạn chế, tiến tới bãi bỏ các hình thức bao cấp của nhà nước cho các tổ chức đó,
trừ phi việc tài trợ, hỗ trợ có mục đích phục vụ cho dân sinh, dân chủ và lợi ích cộng đồng
mà tổ chức đó đảm nhận theo yêu cầu của nhà nước. Hai là, chấm dứt sự can thiệp sâu
của tổ chức chính trị và nhà nước vào việc nội bộ của các tổ chức đó để đúng nghĩa là tổ
chức tự nguyện, tự chủ và tự quản của nhân dân. Ba là, nhà nước cho phép thành lập và
hỗ trợ các tổ chức xã hội dân sự tham gia đảm trách một số dịch vụ công, chính sách công.
- Hoàn thiện tổ chức và hoạt động của các phương tiện truyền thông đại chúng
Để các phương tiện truyền thông đại chúng phát huy hơn nữa vai trò là một thiết chế
nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước thì cần phải thực hiện một số giải pháp như sau:
Thứ nhất, đẩy mạnh hơn nữa việc truyền hình trực tiếp các cuộc họp quan trọng của
các cơ quan nhà nước, các phiên tòa xét xử, các hoạt động giám sát và các sự kiện được
nhân dân quan tâm hay những quyết sách liên quan mật thiết đến lợi ích của nhân dân.
Thực hiện thí điểm báo chí, xuất bản sở hữu tư nhân, từng bước xã hội hóa hoạt động báo
chí, xuất bản
Thứ hai, đẩy mạnh hơn nữa vai trò của các phương tiện truyền thông đại chúng
trong việc nâng cao dân trí và giáo dục pháp luật bằng việc thông tin nhanh chóng, khách
quan, toàn diện về quá trình thực thi quyền lực nhà nước, đồng thời phân tích, diễn giải,
định hướng cho nhân dân một cách đúng đắn, tôn trọng pháp luật và sự thật.
- Hoàn thiện các thiết chế thực hiện dân chủ ở cơ sở
+ Nên để nhân dân tự lựa chọn, bầu ra người mà họ tin tưởng đảm trách công việc
trong các tổ chức: Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng và Tập thể
lao động. Pháp luật chỉ nên quy định tiêu chuẩn người đảm trách chứ không nên quy định
cơ cấu đảm trách như hiện nay.
+ Tổ chức rà soát, rút gọn quy trình, thủ tục thực hiện các việc theo cơ chế " dân
biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" để tránh trùng chéo, rườm rà và các điều kiện để dân
hưởng nhằm tăng cường động lực cho các tổ chức hoạt động.
+ Xây dựng các mô hình, cách thức để thuận tiện cho nhân dân thực hiện quyền
khiếu nại, tố cáo cũng như kiến nghị, phản ánh, yêu cầu đối với cơ quan nhà nước và
người có thẩm quyền
4.2.3. Hoàn thiện các yếu tố bảo đảm của cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát
quyền lực nhà nước
Xây dựng, hoàn thiện và vận hành cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực
nhà nước đòi hỏi phải tập trung vào các yếu tố bảo đảm sau:
Một là, xây dựng, hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà
nước cần coi trọng các thể chế quy định mối liên hệ tác động, ảnh hưởng giữa các yếu tố