Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA ĐẦU TƯ
o0o
CHUYÊN ĐỀ
THỰC TẬP
TỐT NGHIỆP
Đề tài
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN TRONG
LĨNH VỰC XÂY DỰNG TẠI NHNo&PTNT CHI NHÁNH
TÂY ĐÔ- HÀ NỘI
Giáo viên hướng dẫn : PGS. TS. PHẠM VĂN HÙNG
Sinh viên thực hiện : CHU THỊ THANH HIỀN
Mã sinh viên : CQ514368
Lớp : KINH TẾ ĐẦU TƯ 51E
Hà Nội – 2013
SV: Chu Thị Thanh Hiền Lớp: Kinh tế đầu tư 51E
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
MỤC LỤC
MỤC LỤC 2
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT 3
NHNo&PTNTVN : Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
3
NHNo&PTNT : Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3
NHTM : Ngân hàng thương mại 3
DA : Dự án 3
BĐS : Bất động sản 3
CBTĐ : Cán bộ thẩm định 3
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU 4
LỜI MỞ ĐẦU 1
SV: Chu Thị Thanh Hiền Lớp: Kinh tế đầu tư 51E
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
NHNo&PTNTVN : Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
NHNo&PTNT : Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn
NHNN : Ngân hàng nhà nước
NHTM : Ngân hàng thương mại
UBND : Ủy ban nhân dân
DA : Dự án
BĐS : Bất động sản
CBTĐ : Cán bộ thẩm định
HĐ : Hội đồng
ĐTXD : Đầu tư xây dựng
SV: Chu Thị Thanh Hiền Lớp: Kinh tế đầu tư 51E
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
MỤC LỤC 2
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT 3
NHNo&PTNTVN : Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
3
NHNo&PTNT : Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3
NHTM : Ngân hàng thương mại 3
DA : Dự án 3
BĐS : Bất động sản 3
CBTĐ : Cán bộ thẩm định 3
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU 4
LỜI MỞ ĐẦU 1
SV: Chu Thị Thanh Hiền Lớp: Kinh tế đầu tư 51E
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Cho vay theo DA là một hình thức cho vay chủ yếu của NHTM. Thời gian
qua, hình thức cho vay này đã phát triển rất nhanh, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro
cho ngân hàng. Để nâng cao hiệu quả và đảm bảo an toàn cho hoạt động của ngân
hàng, một nhiệm vụ đặt ra cấp thiết cho các NHTM là phải làm tốt công tác thẩm
định DA. Vì vậy, việc hoàn thiện công tác thẩm định DA luôn được các ngân hàng
hết sức quan tâm.
Trong hoạt động cho vay theo DA, NHNo&PTNT chi nhánh Tây Đô thời
gian qua luôn chú trọng đến vấn đề này tuy nhiên vẫn tồn tại một số hạn chế. Lĩnh
vực xây dựng là một chủ đề nóng mà khá nhiều người quan tâm trong những năm
gần đây. Từ thực tế nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn khủng hoảng, lạm
phát cao, thị trường xây dựng khá ảm đạm. Đặc biệt với phân khúc các dự án BĐS.
Thực tế chính phủ đang có chính sách thắt chặt thị trường BĐS, hạn chế việc đầu tư
tràn lan, không đúng mục đích. Chính vì vậy chính sách tín dụng cho các dự án
trong lĩnh vực xây dựng cũng hạn chế và khó khăn hơn.
Xuất phát từ thực tiễn của lĩnh vực xây dựng, kết hợp với các yêu cầu đặt ra
cho các ngân hàng khi quyết định tài trợ vốn cho các dự án xây dựng, tác giả chọn
đề tài: “Hoàn thiện công tác thẩm định dự án trong lĩnh vực xây dựng tại ngân
hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, chi nhánh Tây Đô - Hà Nội ” để
nghiên cứu với mong muốn đề tài sẽ xây dựng được phương pháp thẩm định khoa
học phù hợp đối với các DA trong ngành xây dựng, phù hợp với thực tiễn.
Từ việc nghiên cứu thực tiễn tại ngân hàng, đưa ra phân tích đánh giá thực
trạng công tác thẩm định dự án đầu tư trong lĩnh vực xây dựng tại Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, chi nhánh Tây Đô Hà Nội giai đoạn
2009-2012.
SV: Chu Thị Thanh Hiền Lớp: Kinh tế đầu tư 51E
1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án trong
lĩnh vực xây dựng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam,
chi nhánh Tây Đô Hà Nội.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu về công tác thẩm định
dự án trong lĩnh vực xây dựng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Việt Nam, chi nhánh Tây Đô Hà Nội.
- Phạm vi nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu các dự án trong lĩnh vực xây
dựng, giới hạn về không gian tại Agribank Tây Đô, giới hạn về thời gian từ năm
2009-2012.
3. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu chung: Duy vật biện chứng, duy vật lịch sử tức là
nghiên cứu xem xét mọi sự vật, hiện tượng trên cơ sở khách quan, vốn có, chịu tác
động của quy luật khách quan, trong mối quan hệ chặt chẽ với môi trường và với
các sự vật, hiện tương khác.
- Thu thập tài liệu: Tham khảo các sách chuyên ngành, các tạp chí, các
website, các báo cáo của ngân hàng… và chọn lọc, tổng hợp các thông tin, số liệu
cần thiết.
- Xử lý số liệu: bằng các phương pháp thống kê, phân tích, so sánh, hệ thống
bảng biểu, sơ đồ hình học…
- Quá trình viết luận văn: theo phương pháp diễn dịch – quy nạp: Từ đề
cương đến đi vào chi tiết cụ thể, cuối cùng tổng hợp rồi đi đến kết luận để người
đọc có thể nắm rõ được vấn đề.
4. Nội dung và kết cấu của đề tài.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 02 chương:
Chương 1: Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư trong lĩnh vực xây
dựng tại NHNo&PTNTVN chi nhánh Tây Đô – Hà Nội giai đoạn 2009-2012.
SV: Chu Thị Thanh Hiền Lớp: Kinh tế đầu tư 51E
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chương 2: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu
tư trong lĩnh vực xây dựng tại NHNo&PTNTVN chi nhánh Tây Đô – Hà Nội.
Để hoàn thành bản luận văn này, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn
tận tình của PGS.TS. Phạm Văn Hùng trong suốt quá trình viết và hoàn thành luận
văn.
Em xin cảm ơn các cán bộ nhân viên tại phòng kế hoạch kinh doanh –
NHNo&PTNT chi nhánh Tây Đô đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình
nghiên cứu.
Hà Nội, ngày 08 tháng 05 năm 2013
Tác giả
Chu Thị Thanh Hiền
SV: Chu Thị Thanh Hiền Lớp: Kinh tế đầu tư 51E
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chương 1: Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư trong lĩnh
vực xây dựng tại NHNo&PTNTVN chi nhánh Tây Đô – Hà Nội
Giai đoạn 2009-2012
1.1. Đặc điểm của NHNo&PTNT chi nhánh Tây Đô ảnh hưởng đến công
tác thẩm định dự án
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của NHNo&PTNT chi nhánh
Tây Đô
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam được thành lập
năm 1988 theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng về
việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh.
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển của mình, NHNo&PTNT VN
đã trải qua nhiều thăng trầm với nhiều tên gọi khác nhau: Ngân hàng phát triển
Nông nghiệp Việt Nam (1988-1990), Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam (1990-
1996), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (1996-nay).
Agribank Việt Nam là ngân hàng lớn nhất cả nước về cả vốn và tài sản, đội
ngũ cán bộ nhân viên, mạng lưới và số lượng khách hàng. Tính đến ngày
31/10/2012 Agribank có: tổng tài sản trên 560.000 tỷ đồng, tổng nguồn vốn trên
513.000 tỷ đồng, vốn điều lệ 29.605 tỷ đồng, tổng dư nợ trên 469.000 tỷ đồng. Với
mạng lưới hoạt động gần 2400 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc, bên
cạnh đó ngân hàng còn mở rộng chi nhánh sang Campuchia.
Ngân hàng luôn chú trọng đầu tư đổi mới và ứng dụng công nghệ ngân hàng
phục vụ đắc lực cho công tác quản trị kinh doanh và phát triển mạng lưới dịch vụ
ngân hàng tiên tiến. Không những thế, Agribank là ngân hàng đầu tiên hoàn thành
Dự án Hiện đại hóa hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng (IPCAS) do Ngân
hàng Thế giới tài trợ.
Là ngân hàng hàng đầu Việt Nam trong việc tiếp nhận và triển khai các dự
án nước ngoài, chính vì thế trong bối cảnh kinh tế diễn biến phức tạp, Agribank vẫn
được các tổ chức quốc tế tín nhiệm, ủy thác triển khai trên 117 dự án với tổng số
vốn tiếp nhận đạt trên 5,8 tỷ USD.
Nhằm mở rộng mạng lưới hoạt động, nâng cao khả năng cạnh tranh, uy tín
hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình , Agribank Việt Nam không
ngừng thành lập các chi nhánh mới. Ngày 30/8/2003 ban lãnh đạo Agribank đã ra
quyết định thành lập Chi nhánh Tây Đô theo giấy chứng nhận đăng ký hoạt động
SV: Chu Thị Thanh Hiền Lớp: Kinh tế đầu tư 51E
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
chi nhánh số 0116000986 cấp ngày 14/3/2008 của phòng đăng ký kinh doanh thành
phố Hà Nội:
- Tên chi nhánh: Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Tây Đô
- Địa chỉ: Lô 2, BX.III khu đô thị Mỹ Đình I, Từ Liêm, Hà Nội. (đến cuối
2010 chuyển về số 18 Trần Hữu Dực, Từ Liêm, Hà Nội)
- Ngành nghề kinh doanh: kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ Ngân hàng
và các hoạt động khác ghi trong điều lệ của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn Việt Nam.
- Hình thức hoạt động: hoạt động theo ủy quyền vủa NHNo&PTNTVN.
Những ngày đầu mới thành lập Chi nhánh Agribank Tây Đô là chi nhánh
ngân hàng cấp II, có tổng số 25 cán bộ, nhân viên, một Giám đốc, một Phó giám
đốc, hai phòng nghiệp vụ là phòng tín dụng và phòng kế toán, 2 phòng giao dịch
trực thuộc. Đến ngày 01/4/2008, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã công nhận
chuyển ngân hàng từ ngân hàng cấp II thành chi nhánh ngân hàng cấp I với tên gọi
là Agribank chi nhánh Tây Đô – trực thuộc Agribak Việt Nam.
1.1.2. Cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT chi nhánh Tây Đô
Về cơ cấu tổ chức tính đến cuối năm 2012 số cán bộ, nhân viên của chi
nhánh là 81 cán bộ. Ban lãnh đạo Chi nhánh gồm có: một Giám đốc, ba Phó giám
đốc, bảy phòng nghiệp vụ và sáu phòng giao dịch.
SV: Chu Thị Thanh Hiền Lớp: Kinh tế đầu tư 51E
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức NHNo&PTNT chi nhánh Tây Đô
SV: Chu Thị Thanh Hiền Lớp: Kinh tế đầu tư 51E
Chỉ dẫn
Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng
(Nguồn: Báo cáo tổ chức, mạng lưới nhân sự năm 2008 )
Phó Giám Đốc 1 Phó Giám Đốc 2 Phó Giám Đốc 3
Trưởng
phòng Kế
hoạch
kinh
doanh
Trưởng
phòng
Kế toán
và ngân
quỹ
Trưởng
phòng
Hành
chính
nhân sự
Trưởng
phòng
Kiểm tra,
kiểm soát
nội bộ
Trưởng
phòng
Kinh
doanh
ngoại hối
Trưởng phòng
Dịch vụ và
marketing
Trưởng
phòng
Điện
toán
Trưởng phòng
giao dịch số 1
Trưởng phòng
giao dịch số 2
Trưởng phòng
giao dịch số 5
Trưởng phòng
giao dịch số 6
Trưởng phòng
giao dịch số 3
3
Trưởng phòng
giao dịch số 4
Giám đốc
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chức năng của một số vị trí:
- Giám đốc là người điều hành và chịu trách nhiệm cao nhất với mọi hoạt
động của chi nhánh. Giám đốc trực tiếp chỉ đạo công việc cho các Phó giám đốc và
các trưởng phòng chuyên môn nghiệp vụ.
- Các phó giám đốc có nhiệm vụ giúp giám đốc điều hành công việc, thay
mặt Giám đốc điều hành công việc khi Giám đốc ủy quyền.
- Trưởng phòng Marketing Dịch vụ có chức năng thăm mưu cho lãnh đạo chi
nhánh về chiến lược dịch vụ, sản phẩm ngân hàng cung cấp.
- Trưởng phòng Tổ chức – Hành chính thì có chức năng phụ trách công tác
tổ chức nhân sự tại chi nhánh, công tác lao động tiền lương, công tác hành chính
quản trị, các pháp chế.
- Trưởng phòng Kế toán – Ngân quỹ: tổ chức thực hiện các công tác kế toán,
lập báo cáo các hoạt động và kế hoạch tài chính.
- Trưởng phòng Kế hoạch kinh doanh: quản lí việc kinh doanh các sản phẩm
của ngân hàng, theo dõi thu chi từ hoạt động kinh doanh, tổ chức quản lí hoạt động
đầu tư phát triển.
- Trưởng phòng giao dịch: quản lí giao dịch vủa phòng, đảm bảo các giao
dịch được diễn ra thông suốt.
1.1.3. Sự cần thiết phải thẩm định dự án tại chi nhánhTây Đô
Thẩm định dự án đóng vai trò quan trọng trong hoạt động cho vay của các
NHTM nói chung và Agribank Tây Đô nói riêng. Bởi tính chất rủi ro và sự ảnh
hưởng bởi các nhân tố khác nhau của dự án nên đòi hỏi quá trình thẩm định phải
diễn ra kĩ càng trước khi ra quyết định cho vay.
- Trước hết có thể thấy công tác thẩm định dự án ảnh hưởng trực tiếp tới sự
tồn tại và phát triển của chi nhánh, giúp hoạt động kinh doanh cho vay của chi
nhánh diễn ra hiệu quả hơn. Chi nhánh có tăng được khả năng quay vòng vốn,
hoặc tăng khả năng thu hồi nợ, hay thu hút được nhiều khách hàng hay không phụ
thuộc vào kết quả của công tác thẩm định. Thẩm định kĩ càng và chính xác giúp
cho ngân hàng tăng được khả năng sinh lời, giảm chi phí và thiệt hại do không thu
hồi được vốn.
- Công tác thẩm định dự án được thực hiện tốt sẽ tạo điều kiện cho ngân
hàng thực hiện tốt vai trò tài trợ vốn, giảm rủi ro cho các dự án,tăng khả năng thu
hồi vốn. Bên cạnh đó thẩm định dự án còn giúp lành mạnh hóa hoạt động đầu tư,
SV: Chu Thị Thanh Hiền Lớp: Kinh tế đầu tư 51E
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
thủ tục đơn giản hóa nhưng vẫn tuân theo nguyên tắc an toàn, hiệu quả, không
những thế mà còn là cơ sở để nâng cao hiệu quả tín dụng.
- Một mặt khác, Thẩm định dự án là cơ sở giúp ngân hàng kiểm tra việc sử
dụng đúng mục đích, an toàn và tiết kiệm được vốn
- Ngoài ra công tác thẩm định dự án còn giúp dung hòa mục tiêu tài chính
cho chủ đầu tư và mục tiêu kinh tế xã hội của Agribank Tây Đô. Giúp chọn lọc
những dự án vừa mang lại lợi ích cho chủ đầu tư còn có thể mang lại lợi ích cho xã
hội.
Kết luận chung, công tác thẩm định dự án là cần thiết đối với Agribank Tây Đô.
Nó là một bộ phận của công tác tín dụng nhằm đảm bảo hoạt động cho vay có hiệu
quả. Vì vậy, để đảm bảo đạt được kết quả kinh doanh tốt thì chi nhánh Tây Đô luôn
phải chú trọng vào công tác này.
1.1.4. Tình hình hoạt động của NHNo&PTNT chi nhánh Tây Đô
Trong suốt thời gian hoạt động, Agribank Tây Đô luôn giữ vững sự tăng
trưởng mạnh và ổn định. Điều này được thể hiện bằng các chỉ số tài chính tín dụng
của chi nhánh qua các năm như sau:
Biểu đồ 1: Tổng nguồn vốn của Agribank Tây Đô giai đoạn 2009- 2012
Đơn vị: triệu đồng
(Nguồn: Báo cáo thường niên của Agribank Tây Đô từ năm 2009 – 2012)
* Về khía cạnh huy động vốn: Hoạt động huy động vốn được xác định là
nhiệm vụ trọng tâm của Chi nhánh nhằm bảo đảm nguồn vốn bổ sung nhu cầu cho
vay. Chi nhánh triển khai thực hiện hoạt động huy động vốn đa dạng với nhiều hình
SV: Chu Thị Thanh Hiền Lớp: Kinh tế đầu tư 51E
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
thức, biện pháp, kênh huy động như: tiết kiệm dự thưởng, phát hành giấy tờ có giá
dài hạn dưới hình thức chứng nhận tiền gửi dài hạn Bên cạnh đó, Chi nhánh đã
thực hiện mở rộng mạng lưới huy động vốn, nâng cao chất lượng thanh toán, mở
rộng dịch vụ ATM, tổ chức nhận tiền gửi, chi trả và phục vụ thanh toán qua ngân
hàng thuận tiện cho khách hàng với nhiều sản phẩm đa dạng chất lượng cao. Giai
đoạn 2009-2012 chứng kiến nhiều bất ổn của cả nền kinh tế và lĩnh vực ngân hàng.
Có thể nhận thấy từ kết quả huy động vốn của chi nhánh. Trong năm 2010,2011,
lượng vốn huy động của ngân hàng có xu hướng giảm. Tuy nhiên năm 2012 lại
chứng kiến sự tăng mạnh của nguồn vốn huy động, vượt năm 2011 ở ngưỡng hơn
40%. Điều này chứng tỏ chi nhánh đã có những thay đổi, phát triển phù hợp hơn
trong giai đoạn này.
* Hoạt động tín dụng: trong giai đoạn 2009-2012 chất lượng tín dụng tại chi
nhánh luôn được kiểm soát chặt chẽ. Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu luôn duy trì ở mức
thấp (luôn nhỏ hơn 2%). Chi nhánh luôn kiểm soát, giám sát hoạt động cho vay,
tuân thủ các chỉ đạo, điều hành của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn Việt Nam trong công tác tín dụng, kiểm soát chặt chẽ dư nợ, cơ cấu tín dụng,
tuân thủ nghiêm túc hệ số, giới hạn tín dụng.
Bảng 1: Tình hình tín dụng tại chi nhánh Agribank Tây Đô
giai đoạn 2009-2012
Đơn vị: %
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
VND USD VND USD VND USD VND USD
1. Tổng dư nợ/ tổng
nguồn vốn
28.85% 14,49% 91,6% 8,4% 71% 7% 45% 7%
2. Dư nợ trung dài hạn 56% 56% 46,6% - 39% 72% 34% 34%
3. Dư nợ ngắn hạn 44% 44% 53,4% - 61% 28% 66% 66%
4. Nợ xấu 1.6% 0,3% 1,99% 1.79%
(Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh – Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông
thôn Việt Nam, chi nhánh Tây Đô)
* Hoạt động dịch vụ: Hoạt động dịch vụ ngày càng đóng vai trò quan trọng
trong hoạt động của ngân hàng
SV: Chu Thị Thanh Hiền Lớp: Kinh tế đầu tư 51E
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Bảng 2: Hoạt động dịch vụ tại chi nhánh giai đoạn 2009-2011
Đơn vị: tỷ đồng, %
STT Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng
Thu dịch vụ ròng 1.70 100% 3.30 100% 3.50 1.00
1 Thu từ thẻ 0.29 17.1% 0.5 15.2% 0.6 17.1%
2 Thu từ kinh doanh ngoại tệ 0.02 1.2% 1 30.3% 0.5 14.3%
3 Thu phí bảo lãnh 0.09 5.3% 0.3 9.1% 0.3 8.6%
4 Thu từ dịch vụ thanh toán 1.04 61.2% 1.2 36.4% 1.6 45.7%
5
Thu từ tài trợ thương và
dịch vụ khác
0.26 15.3% 0.3 9.1% 0.5 14.3%
(Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh – Ngân hàng Nông nghiệp và
phát triển nông thôn Việt Nam, chi nhánh Tây Đô)
Trong giai đoạn vừa qua, chi nhánh không ngừng mở rộng và nâng cao chất
lương các hoạt động dịch vụ mà ngân hàng cung cấp. Các khoản thu từ dịch vụ
thanh toán vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng thu từ dịch vụ nhưng có xu
hướng giảm trong các năm qua. Dịch vụ thẻ và dịch vụ bảo lãnh phát triển mạnh
hơn, trong đó hoạt động thẻ đang gia tăng cả về số lượng và loại hình thẻ.
* Kết quả hoạt động kinh doanh:
Giai đoạn 2009-2012 là giai đoạn nền kinh tế thế giới cũng như trong nước
đối mặt với nhiều biến động. Tuy nhiên, Chi nhánh đã nỗ lực vượt khó khăn, hoàn
thành tốt kết quả kinh doanh các năm. Lợi nhuận trước thuế tăng trưởng qua các
năm, tuy nhiên vẫn còn rất thấp.
SV: Chu Thị Thanh Hiền Lớp: Kinh tế đầu tư 51E
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Bảng 3: Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2009-2012
Đơn vị: Tỷ đồng
STT Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
1 Tổng thu nhập 128,639 166,451 218,884 221,645
2 Tổng chi phí 109,886 146,413 197,135 191,023
3 Chênh lệch thu chi 15,753 20,038 21,749 30,622
4 Trích dự phòng rủi ro 1,28 1,12 1,43 2,45
5 Lợi nhuận trước thuế 14,473 18,918 20,329 28,172
(Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh – Ngân hàng Nông nghiệp và
phát triển nông thôn Việt Nam, chi nhánh Tây Đô)
1.1.5. Những quy định của Agribank Tây Đô với hoạt động cho vay theo
dự án
1.1.5.1. Đối tượng cho vay
Theo chức năng chung, Ngân hàng thực hiện cho vay đối với tất cả các nhu
cầu vốn để đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các nhu cầu tài chính
của khách hàng mà pháp luật không cấm. Phạm vi các đối tượng có thể được cho
vay theo dự án bao gồm:
- Các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động kinh doanh tại Việt Nam: Công ty
nhà nước, Công ty cổ phần, Doanh nghiệp tư nhân, Công ty trách nhiệm hữu hạn,
Công ty hợp danh, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Hợp tác xã và các tổ
chức khác có đủ điều kiện quy định tại Điều 84 Bộ luật dân sự.
- Các pháp nhân nước ngoài hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.
- Doanh nghiệp Việt Nam vay vốn để thực hiện các dự án, phương án sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ ở nước ngoài.
1.1.5.2. Nguyên tắc và điều kiện vay vốn
a. Nguyên tắc vay vốn:
Theo quy định chung của toàn hệ thống, khách hàng vay vốn phải đảm bảo
hai nguyên tắc sau:
- Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng
- Hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng
b. Điều kiện vay vốn
SV: Chu Thị Thanh Hiền Lớp: Kinh tế đầu tư 51E
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Khách hàng phải có đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau thì ngân hàng mới xem
xét quyết định có cho vay vốn hay không:
Đối với Doanh nghiệp Việt Nam:
- Phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách
nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.
+ Tổ chức là pháp nhân: được công nhận là pháp nhân theo điều 94 và điều
96 Bộ Luật dân sự và các quy định của pháp luật Việt Nam.
+ Đối với doanh nghiệp là thành viên hạch toán phụ thuộc: phải có giấy ủy
quyền vay vốn của pháp nhân trực tiếp quản lý, bảo lãnh của các cơ quan chủ quản.
+ Đối với doanh nghiệp tư nhân, Công ty Trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ
phần, Công ty Hợp danh, Hợp tác xã: chủ doanh nghiệp phải có đủ năng lực pháp
luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.
- Có mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết, có vốn tự có
tham gia vào dự án đầu tư tối thiểu là 20%.
+ Kinh doanh có hiệu quả, có lãi, trường hợp bị lỗ thì phải có phương án khả
khi khắc phục lỗ, đảm bảo trả nợ đúng hạn.
+ Không có nợ khó đòi hoặc nợ quá hạn trên 6 tháng tại NHNo Việt Nam và
các Tổ chức tín dụng khác ở thời điểm xem xét quyết định cho vay.
- Có dự án đầu tư khả thi và có hiệu quả.
- Thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính
phủ, NHNN Việt Nam và NHNo Việt Nam.
Đối với Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài:
Điều kiện vay vốn với đối tượng này chịu sự chi phối bởi Luật dân sự và
Luật đầu tư nước ngoài của Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa ViệtNam.
1.1.5.3. Mức tiền cho vay
NHNo quyết định mức cho vay căn cứ vào:
- Nhu cầu vốn của dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;
- Khả năng về vốn tự có và vốn huy động khác của khách hàng;
- Giá trị tài sản làm bảo đảm tiền vay
- Khả năng hoàn trả nợ của khách hàng;
- Khả năng về nguồn vốn của NHNo.
1.1.5.4. Lãi suất và phí cho vay
SV: Chu Thị Thanh Hiền Lớp: Kinh tế đầu tư 51E
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Tổng giám đốc NHNo quy định mức lãi suất
cho vay, phí và lệ phí phù hợp với quy định của NHNN Việt Nam, lãi suất thị
trường, thể loại vay và thông lệ quốc tế.
Lãi suất cho vay linh hoạt và có nhiều mức phù hợp với từng thể loại và
phương thức cho vay. Ngân hàng có chính sách ưu đãi với các khách hàng có lịch
sử quan hệ tín dụng tốt. NHNo nơi cho vay và khách hàng thỏa thuận về mức lãi
suất cho vay đối với từng khoản vay, thời hạn điều chỉnh phù hợp với sự biến động
của lãi suất thị trường từng thời kỳ và quy định của NHNo Việt Nam.
1.1.5.5. Thời hạn cho vay
Ngân hàng và khách hàng thoả thuận về thời hạn cho vay căn cứ vào:
Chu kỳ sản xuất, kinh doanh;
- Thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư;
- Khả năng trả nợ của khách hàng từ dự án, phương án vay vốn và nguồn thu khác;
- Thời hạn hoạt động còn lại của khách hàng trên quyết định thành lập hoặc
giấy phép hoạt động tại Việt Nam.
1.1.6. Số lượng và quy mô các dự án đầu tư được thẩm định và quyết định
cho vay tại Agribank TÂy Đô giai đoạn 2009-2012
1.1.6.1. Theo thành phần kinh tế
Bảng 4: Số lượng dự án vay vốn tại Agribank Tây Đô
theo thành phần kinh tế giai đoạn 2009-2012
Đơn vị: triệu đồng
2009 2010 2011 2012
Số
dự
án
Số tiền
(triệu
đồng)
Số
dự
án
Số tiền
(triệu
đồng)
Số
dự
án
Số tiền
(triệu
đồng)
Số
dự
án
Số tiền
(triệu
đồng)
DNNN 47 275.169 50 303.300 52 318.464 54 350.313
CTCP, Cty TNHH 68 279.362 71 292.353 74 306.971 77 337.670
DN có VĐT nước
ngoài
8 100.760 8 109.857 9 115.349 9 126.882
Thành phần Khác 15 20.558 17 32.424 18 34.044 19 37.446
SV: Chu Thị Thanh Hiền Lớp: Kinh tế đầu tư 51E
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Tổng số dự án 138 675.848 144 737.934 152 774.827 158 852.311
(Nguồn: Báo cáo hoạt động thẩm định của NHNo&PTNT chi nhánh Tây Đô)
Bảng 5: Tỷ trong các dự án vay vốn tại NHNo&PTNT chi nhánh Tây Đô phân
theo thành phần kinh tế trong giai đoạn 2009 – 2012
Đơn vị: triệu đồng
2009 2010 2011 2012
Số DA Số tiền Số DA Số tiền Số DA Số tiền Số DA Số tiền
DNNN 33.70% 40.71% 34.38% 41.10% 34.21% 41.62% 34.18% 42.36%
CTCP, Cty TNHH 48.91% 41.33% 48.96% 39.62% 48.68% 39.10% 48.73% 38.36%
DN có VĐT nước ngoài 5.43% 14.91% 5.21% 14.89% 5.92% 15.06% 5.70% 15.23%
Thành phần Khác 10.87% 3.04% 11.46% 4.39% 11.84% 4.22% 12.03% 4.05%
Tổng số DA 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100%
(Nguồn: Báo cáo hoạt động thẩm định của NHNo&PTNT chi nhánh Tây Đô)
Căn cứ vào bảng trên ta có thể nhận thấy tổng số lượng cũng như tổng giá trị
của các dự án vay vốn đều tăng qua các năm. Số dự án vay vốn nhiều nhất là các dự
án của các công ty cổ phần, công ty TNHH, tiếp đó là các doanh nghiệp nhà nước.
Đáng chú ý hơn là tỷ trọng giá trị của các dự án khu vực DNNN có xu hướng tăng
trong giai đoạn này trong khi tỷ trọng giá trị của các dự án thuộc khu vực CTCP và
công ty TNHH lại có xu hướng giảm nhẹ.
1.1.6.2. Theo ngành kinh tế
SV: Chu Thị Thanh Hiền Lớp: Kinh tế đầu tư 51E
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Bảng 6: Số lượng các dự án vay vốn tại NHNo&PTNT chi nhánh Tây Đô phân
theo ngành kinh tế trong giai đoạn 2009 – 2012
Đơn vị: triệu đồng
2009 2010 2011 2012
Số
dự
án
Số tiền
(triệu
đồng)
Số
dự
án
Số tiền
(triệu
đồng)
Số
dự
án
Số tiền
(triệu
đồng)
Số
dự
án
Số tiền
(triệu
đồng)
Nông, lâm, ngư nghiệp 44 275.927 45 295.338 47 310.104 48 341.111
Công nghiệp 47 243.761 50 255.304 52 268.065 54 294.872
Dịch vụ 24 113.453 27 135.630 28 142.410 30 156.654
Khác 23 42.707 23 51.662 25 54.246 26 59.669
Tổng số dự án 138 675.848 144 737.934 152 774.826 158 852.306
Nguồn: Báo cáo hoạt động thẩm định của NHNo&PTNT chi nhánh Tây Đô)
Biểu đồ 2: Tỷ trọng giá trị các dự án vay vốn tại NHNo&PTNT chi nhánh
Tây Đô phân theo ngành kinh tế trong giai đoạn 2009-2012
( Nguồn: Báo cáo hoạt động thẩm định của NHNo&PTNT chi nhánh Tây Đô)
Cơ cấu cũng như tỷ trọng giá trị dự án phân theo thành phần kinh tế có xu
hướng dao động nhẹ. Trong đó, tổng giá trị các khoản vay của các dự án thuộc
ngành nông lâm ngư nghiệp vẫn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất ( >40%). Tiếp theo đó
SV: Chu Thị Thanh Hiền Lớp: Kinh tế đầu tư 51E
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
là ngành công nghiệp mặc dù có số lượng dự án lớn hơn nhưng tổng giá trị các
khoản vay vẫn thấp hơn.
1.1.6.3. Theo loại tiền vay
Bảng 7: Số lượng các dự án vay vốn tại Agribank Tây Đô phân
theo loại tiền vay trong giai đoạn 2009-2012
2009 2010 2011 2012
Số
dự
án
Số tiền
(triệu
đồng)
Số
dự
án
Số tiền
(triệu
đồng)
Số
dự
án
Số tiền
(triệu
đồng)
Số
dự
án
Số tiền
(triệu
đồng)
Cho vay bằng đồng nội tệ 134 658.947 140 724.646 147 762.429 153 841.230
Cho vay bằng ngoại tệ 4 16.897 4 13.284 5 12.397 5 11.081
Tổng số dự án 138 675.844 144 737.930 152 774.826 158 852.310
Nguồn: Báo cáo hoạt động thẩm định của Agribank Tây Đô)
Bảng 8: Tỷ trọng các dự án vay vốn tại NHNo&PTNT Chi nhánh Tây Đô phân theo
loại tiền vay giai đoạn 2009-2012
2009 2010 2011 2012
Số
dự
án
Số tiền
(triệu
đồng)
Số
dự
án
Số tiền
(triệu
đồng)
Số
dự
án
Số tiền
(triệu
đồng)
Số
dự
án
Số tiền
(triệu
đồng)
Cho vay bằng
đồng nội tệ
97.00% 97.50% 97.00% 98.20% 97.00% 98.40% 97.00% 98.70%
Cho vay bằng
ngoại tệ
3.00% 2.50% 3.00% 1.80% 3.00% 1.60% 3.00% 1.30%
Tổng số dự án 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100%
( Nguồn: Báo cáo hoạt động thẩm định của NHNo&PTNT chi nhánh Tây Đô)
Cho vay bằng nội tệ vẫn chiếm ưu thế lớn cả về số lượng dự án và giá trị của
dự án (>95%). Đây cũng là một xu hướng tất yếu, tuy nhiên có thể thấy tỷ trọng giá
trị các dự án vay vốn ngoại tệ đang có xu hướng giảm dần. Nguyên nhân của tình
trạng này là do tình trạng lạm phát tỷ giá thay đổi liên tục khiến việc huy động đồng
ngoại tệ cũng khó khăn.
SV: Chu Thị Thanh Hiền Lớp: Kinh tế đầu tư 51E
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
1.2. Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư trong lĩnh vực xây
dựng tại NHNo&PTNT chi nhánh Tây Đô.
1.2.1. Đặc điểm của dự án thuộc lĩnh vực xây dựng và yêu cầu thẩm định
dự án trong lĩnh vực xây dựng tại chi nhánh
1.2.1.1. Đặc điểm của dự án thuộc lĩnh vực xây dựng
- Các dự án xây dựng có vốn đầu tư lớn, vật tư và lao động sử dụng trong
quá trình xây dựng và vận hành tương đối lớn.
- Các dự án thường có thời gian đầu tư và thời gian vận hành đầu tư dài do
bao gồm cả quá trình xây dựng và vận hành kết quả.
- Sản phẩm là các công trình hoặc hạng mục nhà cửa nên không thể di dời
được. Vì vậy các dự án thuộc lĩnh vực xây dựng thường chịu tác động của các nhân
tố địa lý, lãnh thổ vùng miền và các tác động tự nhiên.
- Xuất phát từ đặc điểm nguồn vốn đầu tư lớn, đặc điểm thời gian đầu tư kéo
dài vả chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố nên các dự án thuộc lĩnh vực này thường
mang tính rủi ro cao. Đặc biệt với thị trường sản phẩm luôn luôn biến động mạnh
mẽ thì các dự án thuộc lĩnh vực này còn chịu rủi ro cao hơn cả.
1.2.1.2.Yêu cầu đối với công tác thẩm định dự án đầu tư trong lĩnh vực
xây dựng tại chi nhánh
Mục đích của thẩm định dự án là giúp ngân hàng lựa chọn được các dự án
khả thi, hiệu quả và có khả năng trả nợ. Từ đó ngân hàng đưa ra được quyết định
đầu tư chính xác và đảm bảo tính an toàn và sử dụng đúng mục đích của nguồn vốn
huy động. Do vậy yêu cầu đặt ra với công tác thẩm định dự án bên cạnh các yêu
cầu chung, thì căn cứ vào các đặc điểm của dự án xây dựng, công tác thẩm định dự
án cần thỏa mãn các yêu cầu sau:
- Thứ nhất, xuất phát từ đặc điểm các dự án xây dựng thường đòi hỏi vốn
lớn trong khi số vốn tự có của chủ đầu tư thường nhỏ, và chủ yếu là vốn chiếm
dụng của khách hàng và vốn đi vay từ ngân hàng. Do đó, trong quá trình thẩm định
cần chú trọng thẩm định khả năng tài chính của chủ đầu tư và kế hoạch sử dụng vốn
của dự án. Đặc biệt cần chú trọng đến nhu cầu vốn theo tiến độ thực hiện dự án,
mục đích đảm bảo cung cấp vốn đầy đủ và kịp thời.
- Thứ hai, đặc điểm của các dự án xây dựng là có thời gian đầu tư lâu dài
nên thường phải đối mặt với những rủi ro trong quá trình thực hiện dự án. Vì vậy để
hạn chế những rủi ro này, cán bộ thẩm định cần xem xét kĩ càng các rủi ro dự án có
SV: Chu Thị Thanh Hiền Lớp: Kinh tế đầu tư 51E
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
thể gặp phải, thực hiện phân tích độ nhạy, kiểm tra hiệu quả và tính khả thi của dự
án khi rủi ro xảy ra.
- Thứ ba, các dự án thuộc lĩnh vực xây dựng bị chịu nhiều tác động của các
yếu tố tự nhiên, hoặc kinh tế và thị trường nên khi thẩm định dự án cán bộ thẩm
định cần nghiên cứu kĩ chủ trương, hoặc quy hoạch, kế hoạch phát triển của địa
phương, của vùng, các điều kiện địa lý của địa phương. Bởi những nhân tố này có
vai trò quan trọng quyết định giá trị sản phẩm của dự án sau này. Ngoài ra, do tính
chất bất ổn của thị trường nên cán bộ thẩm định cần nắm bắt được thị trường hiện
tại, đưa ra các phân tích chính xác và dự báo được thị trường trong tương lai, và
đánh giá được mối quan hệ cung cầu trong từng thời điểm. Từ đó, cán bộ thẩm định
có thể có cái nhìn tổng quát, chính xác và khách quan về dự án.
- Thứ tư, trong lĩnh vực xây dựng, việc xác định đúng giá trị thật của sản
phẩm vô cùng quan trọng, đặc biệt là các sản phẩm liên quan đến thị trường BĐS.
Nguyên nhân vì tính chất thị trường không hoàn hảo, hoặc thông tin bất đối xứng và
dễ chịu tác động của các yếu tố đầu cơ, thổi giá.
- Cuối cùng, cũng như một số dự án thuộc các lĩnh vực khác, các dự án xây
dựng chịu sự chi phối của các quy định của pháp luật và chính sách liên quan nên
cán bộ thẩm định cần thường xuyên cập nhật các quy định, và chính sách của nhà
nước có liên quan đến lĩnh vực xây dựng. Đồng thời, cán bộ thẩm định cần đánh
giá, nhận định chính xác về năng lực của chủ đầu tư và kinh nghiệm của chủ đầu tư
trong các dự án tương tự bởi trong quá trình thực hiện dự án, chủ đầu tư cần phải
thực hiện rất nhiều các thủ tục pháp lý.
1.2.2. Căn cứ của công tác thẩm định dự án đầu tư trong lĩnh vực xây
dựng tại Agribank Tây Đô.
Từ các nguồn tài liệu như: tài liệu do khách hàng cung cấp; và tài liệu về dự
án; tài liệu do ngân hàng khác, bạn hàng,chính quyền và cấp quản lý ngành cung
cấp; tài liệu do cán bộ thẩm định đi khảo sát thực tế; tài liệu của các dự án tương
tự, có thể đưa ra một số căn cứ cho công tác thẩm định dự án đầu tư trong lĩnh vực
xây dựng tại Agribank Tây Đô như sau:
- Các chủ trương, quy hoạch, kế hoạch,và chính sách phát triển kinh tế xã
hội của nhà nước, địa phương và của ngành, các chính sách, quy hoạch phát triển đô
thị.
- Các văn bản pháp luật chung, văn bản pháp luật và quy định có liên quan
đến hoạt động xây dựng. Ví dụ: luật đầu tư, hoặc luật xây dựng, hoặc luật đấu thầu,
SV: Chu Thị Thanh Hiền Lớp: Kinh tế đầu tư 51E
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
nghị định về quản lý đầu tư xây dựng công trình, thông tư 28/2012/TT-NHNN quy
định về bảo lãnh ngân hàng,…
- Các tiêu chuẩn, hay quy phạm và các định mức trong từng lĩnh vực xây
dựng, ví dụ: chỉ số suất đầu tư xây dựng công trình mới nhất theo quyết định số
725/QĐ-BXD,…
- Quyết định số 1595/QĐ-HĐTV-TDDN của NHNo&PTNT Việt Nam về
trình tự, thủ tục thẩm quyền cấp tín dụng đối với khách hàng là doanh nhiệp.
- Hồ sơ dự án: bao gồm nội dung thuyết minh dự án và nội dung thiết kế dự án.
- Các quy ước, và thông lệ quốc tế
1.2.3. Quy trình thẩm định dự án
1.2.3.1. Quy trình thẩm định dự án
Quá trình thẩm định dự án tại NHNo&PTNT chi nhánh Tây Đô cũng như
toàn bộ hệ thống NHNo&PTNT đều thực hiện theo quy trình được thể hiện rõ ràng
trong Quyết định số 1595/QĐ-HĐTV-TDDN của NHNo&PTNT Việt Nam.
- Bước 1: Tiếp nhận, và kiểm tra hồ sơ dự án xin vay vốn. Nếu hồ sơ vay vốn
chưa đủ cơ sở để thẩm định thì chuyển lại cho cán bộ tín dụng hướng dẫn khách
hàng hoàn chỉnh, bổ sung hồ sơ. Nếu hồ sơ đã đủ cơ sở thẩm định thì trưởng phòng
tín dụng kí giao nhận hồ sơ vào sổ theo dõi và giao hồ sơ trực tiếp cho cán bộ trực
tiếp thẩm định.
- Bước 2: Cán bộ thẩm định thu thập các thông tin cần thiết phục vụ cho việc
thẩm định dự án trên cơ sở các quy định, và thông tin có liên quan và các nội dung
yêu cầu được quy định tại các hướng dẫn thuộc quy trình thẩm định. Trên cơ sở đó,
CBTĐ tiến hành thẩm định dự án. Nếu cần thiết có thể đề nghị cán bộ tín dụng hoặc
khách hàng bổ sung hồ sơ hoặc giải trình rõ thêm.
- Bước 3: Cán bộ thẩm định lập báo cáo thẩm định dự án, đề xuất ý kiến cho
vay hoặc không cho vay đối với dự án trình lãnh đạo phòng tín dụng.
- Bước 4: Trưởng phòng tín dụng xem xét, kiểm tra, và kiểm soát về nghiệp
vụ, quyết định thông qua hoặc yêu cầu cán bộ thẩm định chỉnh sửa làm rõ các nội
dung.
- Bước 5: Cán bộ thẩm định hoàn chỉnh nội dung Báo cáo thẩm định, và
trình Trưởng phòng Tín dụng. Trưởng phòng Tín dụng xem xét lại các nội dung
thẩm định, ghi ý kiến nhận xét và đề xuất cho vay hoặc không cho vay vào báo
cáo thẩm định của cán bộ tín dụng trình Giám đốc (hoặc Phó giám đốc được phân
công). Giám đốc chi nhánh, nếu thấy cần thiết có thể triệu tập hợp Hội đồng tư
SV: Chu Thị Thanh Hiền Lớp: Kinh tế đầu tư 51E
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
vấn tín dụng để xem xét cho vay đối với dự án. Trong trường hợp mức cho vay
vượt quyền phán quyết của Giám đốc chi nhánh, phải trình NHNo&PTNT Việt
Nam xem xét cho vay đối với dự án
SV: Chu Thị Thanh Hiền Lớp: Kinh tế đầu tư 51E
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Sơ đồ 2: Sơ đồ quy trình thẩm định dự án đầu tư
Cán bộ tín dụng Cán bộ thẩm định Trưởng phòng tín dụng
SV: Chu Thị Thanh Hiền Lớp: Kinh tế đầu tư 51E
18
Đưa yêu cầu, giao hồ
sơ vay vốn
Tiếp nhận hồ sơ
Kiểm tra sơ
bộ hồ sơ
Nhận hồ sơ để
thẩm định
Ghi ý kiến vào BCTĐ
Lập báo cáo thẩm định
Bổ sung, giải trình
Kiểm tra,
kiểm soát
Thẩm định
Chưa đạt yêu cầu
Đạt
Trình Giám đốc
CN quyết định
Chưa đạt yêu cầu
Đạt
Lưu hồ sơ tài liệuNhận lại hồ sơ và kết
quả thẩm định