Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

Thu hút vốn đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2006-2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (406.6 KB, 59 trang )

Đề án môn học
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
Đối với giai đoạn 2011 – 2020, Việt Nam đặt mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô và Phát triển nhanh
thương mại nước ta theo hướng hiện đại, phấn đấu đến năm 2020 đạt trình độ phát triển tiên
tiến trong khu vực; nâng cao thứ bậc trong bảng xếp hạng môi trường thương mại toàn cầu vị
thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng lên; tạo tiền đề vững chắc để phát triển
cao hơn trong giai đoạn sau”. Giai đoạn này mục tiêu tăng trưởng GDP bình quân là 7 - 8%/năm.Vì
vậy nhu cầu vốn đầu tư toàn xã hội cho giai đoạn này rất lớn. Chỉ riêng trong giai đoạn 2011 –
2015, Việt Nam cần khoảng 300 tỷ USD cho đầu tư phát triển; ưu tiên cho 3 lĩnh vực là cơ sở hạ
tầng, phát triển con người và hệ thống thể chế. Tuy nhiên, tích luỹ trong nước để đầu tư mới đạt
dưới 30% do dó vốn đầu tư nước ngoài là một nguồn vốn quan trọng cần thu hút mạnh mẽ.Có
nhiều kênh huy động vốn đầu tư nước ngoài như FDI, ODA…nhưng lượng vốn đó vẫn chưa
đủ.Hơn thế các nguồn vốn này hay kèm theo điều kịên làm cho quá trình sử dụng vốn phụ
thuộc.Có nguồn vốn Việt Nam vẫn chưa khai thác hết như đầu tư gián tiếp FII.Hiện nay đầu tư
gián tiếp vào Việt nam khoảng 2-3% trong khi đó ở các nước đang phát triển khác trong khu vực
10-40%.Lượng vốn đó chưa xứng với khả năng và tiềm lực của nền kinh tế nước ta. Trong khi
nguồn vốn FDI có vai trò trực tiếp thúc đẩy sản xuất, thì FII lại có tác động kích thích thị trường tài
chính phát triển theo hướng nâng cao hiệu quả hoạt động, mở rộng quy mô và tăng tính minh
bạch, tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn mới; nâng cao
vai trò quản lý nhà nước và chất lượng quản trị doanh nghiệp, có tác động thúc đẩy mạnh mẽ các
mối quan hệ kinh tế. 19
SV: Vương Đình Tuấn
Lớp: Kinh tế đầu tư 50C
Đề án môn học
LỜI MỞ ĐẦU
Trên các lý thuyết kinh tế và cả các kinh nghiệm của các quốc gia đi
trước cho thấy: dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII) không chỉ mang lại
vốn mà còn có vai trò quan trọng thúc đẩy thị trường tài chính phát triển theo
hướng nâng cao hiệu quả hoạt động, mở rộng qui mô và tăng tính minh bạch;
nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp Tuy nhiên, dòng vốn này cũng


tiềm ẩn những rủi ro hơn so với các kênh huy động vốn nước ngoài khác.
Chính vì vậy, thúc đẩy thu hút FII ổn định và tương xứng với tiềm năng, góp
phần tạo động lực phát triển thị trường vốn và nền kinh tế Việt Nam đang là
vấn đề được các cơ quan hoạch định chính sách, các nhà đầu tư, các doanh
nghiệp quan tâm.
Để có cái nhìn rõ nét hơn về quá trình thu hút vốn FII vào nền kinh tế
Việt Nam nói chung, và cụ thể là vào thị trường Chừng Khoán Việt Nam nói
riêng trong thời gian qua, tôi xin manh dạn thực hiện đề tài: “Thu hút vốn
đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2006-
2020”. Đề tài gồm có 3 chương:
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THU HÚT
VỐN ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO THỊ TRƯỜNG CHỨNG
KHOÁN.
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP
NƯỚC NGOÀI TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM GIAI
ĐOẠN 2006-2010.
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP
NƯỚC NGOÀI THÔNG QUA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT
NAM GIAI ĐOẠN 2010-2020
Để có thể hoàn thành đề tài này, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Tiến sĩ
Nguyễn Hồng Minh, đã quan tâm giúp đỡ tôi rất nhiều trong quss trình thực
hiện đề tài. Đồng thời cảm ơn các thầy cô giảng viên trong khoa Đầu Tư
trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã quan tâm và tạo mọi điều kiện đễ tôi có
thể hoàn thành đề tài.

SV: Vương Đình Tuấn
Lớp: Kinh tế đầu tư 50C
1
Đề án môn học
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG

VỀ THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP NƯỚC NGOÀI
VÀO THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
1. Thị trường chứng khoán.
1.1.Khái niệm thị trường chứng khoán
1.1.1.Khái niệm.
Thị trường chứng khoán (TTCK) là một bộ phận quan trọng của Thị
trường vốn, hoạt động của nó nhằm huy động những nguồn vốn tiết kiệm nhỏ
trong xã hội tập trung thành nguồn vốn lớn tài trợ cho doanh nghiệp, các tổ
chức kinh tế và Chính phủ để phát triển sản xuất, tăng trưởng kinh tế hay cho
các dự án đầu tư.
Tại TTCK ,các chứng khoán được phát hành và mua bán. Chứng khoán
(CK) là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối
với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành.Chứng khoán được thể hiện
dưới hình thức chứng chỉ ,bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử bao gồm:cổ
phiếu, trái phiếu,chứng chỉ quỹ đầu tư,quyền mua cổ phần, chứng
quyền,quyền chọn,hợp đồng tương lai….
1.1.2. Bản chất của huy động vốn qua TTCK.
Bản chất của huy động vốn qua TTCK được thể hiện thông qua hành vi
phát hành.Đây chính là hoạt động của thị trường chứng khoán sơ cấp.
TTCK sơ cấp (primary market) là thị trường mua bán lần đầu các chứng
khoán mới phát hành kéo theo sự gia tăng về quy mô vốn của đơn vị phát
hành và của nền kinh tế.Thị trường sơ cấp (TTSC) còn được gọi là thị trường
cấp một hay thị trường phát hành. TTSC chính là tiền đề cho sự phát triển của
TTCK nói chúng,hành vi của TTSC có thể phân biệt với hành vi của thị
trường thứ cấp (TTTC) đó là khoản tiền thu được từ việc bán CK sẽ trực tiếp
SV: Vương Đình Tuấn
Lớp: Kinh tế đầu tư 50C
2
Đề án môn học
làm gia tăng vốn cho đơn vị phát hành, trong khi các hành vi trên TTTC chỉ

làm dịch chuyển quyền sở hữu vốn giữa các chủ thể mà không trực tiếp làm
gia tăng vốn cho đơn vị phát hành.Mặc dù không trực tiếp thực hiện chức
năng huy động vốn nhưng gián tiếp thì TTTC có ảnh hưởng tới khả năng huy
động vốn của TTSC.Hoạt động của TTTC mà sôi nổi, tích cực thì khả năng
huy động vốn trên TTSC sẽ khả quan.Ngược lại nếu ảm đạm, tiêu điều thì khả
năng huy động vốn mới của doanh nghiệp cũng sẽ hạn chế. Tuy nhiên nếu
không có TTSC thì sẽ không có công cụ tài chính dài hạn giao dịch trên
TTTC.
1.2.Vai trò của thị trường chứng khoán đối với thu hút vốn đầu tư
1.2.1 Đối với nền kinh tế.
Thị trường sơ cấp thực hiện chức năng quan trọng nhất của TTCK –đó là
huy động ,thu hút vốn đầu tư. TTSC vừa có khả năng thu gom mọi nguồn vốn
tiết kiệm lớn nhỏ của từng hộ dân cư ,vừa có khả năng thu hút nguồn vốn to
lớn từ nước ngoài, các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi từ các doanh nghiệp ,các
tổ chức tài chính ,chính phủ tạo thành một nguồn vốn khổng lồ tài trợ cho
nền kinh tế,mà các phương thức khác không thể làm được.Thông qua TTCK
sơ cấp ,các khoản vốn nhàn rỗi hoặc tạm thời nhàn rỗi được chuyển thành vốn
đầu tư.
1.2.2.Đối với doanh nghiệp và các đơn vị phát hành.
TTCK sơ cấp tạo ra môi trường cho các doanh nghiệp gọi vốn để mở
rộng sản xuất kinh doanh,giúp nhà nước giải quyết vấn đề thiếu hụt ngân sách
thông qua việc phát hành trái phiếu, có thêm vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng.
Nó cũng trực tiếp cải thiện mức sống của người tiêu dùng bằng cách giúp họ
chọn thời điểm mua sắm của mình tốt hơn.
1.3.Các hình thức huy động vốn qua thị trường chứng khoán
Việc chào bán chứng khoán để huy động vốn được gọi là phát hành
chứng khoán.Nếu đợt phát hành dẫn đến đưa một loại chứng khoán của một
SV: Vương Đình Tuấn
Lớp: Kinh tế đầu tư 50C
3

Đề án môn học
tổ chức lần đầu tiên ra công chúng gọi là phát hành lần đầu ra công
chúng.Nếu việc phát hành đó là việc phát hành bổ sung bởi tổ chức đã có CK
cùng loại lưu thông trên thị trường thì gọi là đợt phát hành CK bổ sung.
1.3.1.Phát hành riêng lẻ ( private placement)
Khái niệm :Là hình thức phát hành trong đó đơn vị phát hành chào bán
CK của mình trong phạm vi một số nhà đầu tư nhất định với những điều kiện
hạn chế mang tính chất khép kín.
Phát hành CK riêng lẻ không chịu sự điều chỉnh của pháp luật về CK và
TTCK ( luật CK ).CK phát hành theo hình thức này không phải là đối tượng
được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán.
Công ty lựa chọn phương thức phát hành riêng lẻ khi:
 Công ty không đủ tiêu chuẩn để phát hành CK ra công chúng.
 Số lượng vốn cần huy động thấp,quy mô huy động chưa cần ở mức
rộng rãi,phạm vi hoạt động vẫn mang tính chất nội bộ,khép kín. Do đó nếu
phát hành đối với hình thức ra công chúng thì chi phí huy động trên mỗi đồng
vốn trở nên quá cao.
 Công ty phát hành cổ phiếu nhằm duy trì các mối quan hệ kinh
doanh.Ví dụ như phát hành cổ phiếu cho nhà cung cấp hay tiêu thụ sản phẩm.
 Phát hành cho cán bộ công nhân viên chức của công ty.
1.3.2. Phát hành chứng khoán ra công chúng ( public offering )
Khái niệm :Phát hành CK ra công chúng là việc bán CK rộng rãi cho
một số lượng lớn công chúng đầu tư, trong đó một tỷ lệ nhất định CK phải
được phân phối cho các nhà đầu tư nhỏ. Tổng giá trị chứng khoán phát hành
cũng phải đạt mức nhất định và đảm bảo yêu cầu công khai ,minh bạch và
tuân thủ pháp luật về CK và TTCK.
Chứng khoán phát hành ra công chúng được phép niêm yết trên thị
trường chứng khoán tập trung.Do vậy, CK phát hành dưới hình thức này có
những lợi thế:
SV: Vương Đình Tuấn

Lớp: Kinh tế đầu tư 50C
4
Đề án môn học
 Có lợi thế rất lớn trong việc quảng bá tên tuổi,tạo ra hình ảnh đẹp và
sự nổi tiếng của công ty, nhờ vậy công ty sẽ dễ dàng hơn và tốn ít chi phí hơn
trong việc huy động vốn qua phát hành trái phiếu, cổ phiếu ở những lần sau.
Thêm vào đó, khách hàng và nhà cung ứng của công ty thường cũng sẽ trở
thành cổ đông của công ty và do vậy công ty sẽ rất có lợi trong việc mua
nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm
 Công ty có thể chuyển góp vốn thành tiền bất cứ lúc nào.
 Giới kinh doanh đều coi các công ty được niêm yết trên thị trường tập
trung là những công ty có chất lượng cao,hoạt động sản suất kinh doanh tốt.
Việc này sẽ tạo thuận lợi rất lớn cho công ty trong quá trình tìm bạn hàng và
ký kết hợp đồng.
 Chứng khoán được phát hành riêng lẻ khó có thể phản ánh được mối
quan hệ cung cầu trên thị trường do số lượng người mua rất hạn chế. Việc
phát hành ra công chúng với sự tham gia của hàng nghìn nhà đầu tư giúp
công ty bán được chứng khoán của mình với mức giá hợp lý.
 Tổ chức phát hành chứng khoán ra công chúng phải thực hiện một
chế độ báo cáo,công bố thông tin công khai và chịu sự quản lý, giám sát riêng
theo quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán vì
vậy nó là điều kiện để xây dựng một thị trường chứng khoán an toàn, công
khai và có hiệu quả.
Việc phát hành ra công chúng được phân biệt giữa phát hành cổ phiếu và
phát hành trái phiếu:
 Phát hành cổ phiếu ra công chúng được thực hiện bằng một trong hai
phương thức sau:
• Phát hành lần đầu ra công chúng (IPO): là việc phát hành trong đó cổ
phiếu của công ty lần đầu tiên được bán rộng rãi cho công chúng đầu tư. Nếu
cổ phần được bán lần đầu cho công chúng nhằm tăng vốn thì đó là IPO sơ

cấp, còn khi cổ phần được bán lần đầu từ số cổ phần hiện hữu thì đó là IPO
thứ cấp.
SV: Vương Đình Tuấn
Lớp: Kinh tế đầu tư 50C
5
Đề án môn học
• Chào bán sơ cấp (phân phối sơ cấp): là đợt phát hành cổ phiếu bổ sung
của công ty đại chúng cho rộng rãi công chúng đầu tư.
 Phát hành trái phiếu ra công chúng được thực hiện bằng một phương
thức duy nhất, đó là chào bán sơ cấp.
1.3.3. Phát hành trái phiếu Chính Phủ.
1.3.3.1 Phát hành trái phiếu trong nước.
Thông qua phát hành trái phiếu, Chính phủ trung ương và chính quyền
địa phương có thể huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư và hoạt động
của mình. Việc phát hành trái phiếu Chính Phủ không phải xin phép Ủy ban
chứng khoán và không cần thực hiện đăng ký phát hành ra công chúng như
doanh nghiệp. Căn cứ vào kế hoạch huy động vốn hằng năm của ngân sách
nhà nước ( ngân sách trung ương, ngân sách địa phương ) và tiến độ sử dụng
vốn, tổ chức phát hành xây dựng kế hoạch phát hành trái phiếu.
 Phương thức phát hành trái phiếu Chính phủ :
 Phát hành trực tiếp (Bán lẻ qua hệ thống Kho bạc Nhà nước ) là việc
các đơn vị Kho bạc Nhà nước bán trái phiếu trực tiếp cho người mua.Trái
phiếu bán lẻ qua hệ thống Kho bạc Nhà nước được phát hành theo phương
thức chiết khấu hoặc ngang mệnh giá.
 Phát hành qua đại lý là việc các tổ chức được phép làm đại lý phát
hành trái phiếu thoả thuận với Bộ Tài chính nhận bán trái phiếu Chính phủ.
Trường hợp không bán hết, tổ chức đại lý được trả lại cho Bộ Tài chính số
trái phiếu còn lại.
 Phát hành qua bảo lãnh :Bảo lãnh phát hành là việc tổ chức bảo lãnh
giúp Bộ Tài chính thực hiện các thủ tục trước khi phát hành trái phiếu Chính

phủ ra thị trường, nhận mua trái phiếu Chính phủ để bán lại hoặc mua số trái
phiếu Chính phủ còn lại chưa được phân phối hết.
 Phát hành qua đấu thầu: Việc đấu thầu trái phiếu Chính phủ được
thực hiện dưới 2 hình thức:
SV: Vương Đình Tuấn
Lớp: Kinh tế đầu tư 50C
6
Đề án môn học
• Đấu thầu cạnh tranh lãi suất : là việc các thành viên tham gia đấu thầu
đưa ra các mức lãi suất dự thầu của mình để đơn vị tổ chức đấu thầu lựa chọn
mức lãi suất trúng thầu.
• Đấu thầu không cạnh tranh lãi suất là các tổ chức tham gia đấu thầu
đăng ký mua trái phiếu Chính phủ theo mức lãi suất trúng thầu được hình
thành qua kết quả đấu thầu cạnh tranh lãi suất.
Việc đấu thầu trái phiếu Chính phủ được tổ chức căn cứ vào kế hoạch
huy động vốn của ngân sách nhà nước,nhu cầu sử dụng vốn của tổ chức phát
hành và tình hình thị trường tài chính tiền tệ.Thông thường phát hành trái
phiếu được thực hiện theo hình thức đấu thầu cạnh tranh lãi suất.
1.3.3.2 Phát hành trái phiếu quốc tế.
Xu hướng toàn cầu hóa diễn ra ngày càng sâu sắc ,thị trường vốn nói
chung và thị trường chứng khoán nói riêng không chỉ giới hạn trong phạm vi
một quốc gia mà còn được mở rộng phạm vi trên bình diện quốc tế.Một trong
các hình thức huy động vốn trên thị trường quốc tế phổ biến hiện nay được
nhiều Chính phủ lựa chọn đó là phát hành trái phiếu quốc tế.Đây chính là hình
thức vay nợ trực tiếp từ các nhà đầu tư quốc tế mà không qua các định chế tài
chính trung gian như vay vốn ngân hàng.
2. Đầu tư gián tiếp nước ngoài
2.1 Khái niệm đầu tư gián tiếp nước ngoài
Đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII = Foreign Indirect Investment) là hình
thức đầu tư gián tiếp xuyên biên giới,thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu,

trái phiếu và các loại giấy tờ có giá khác thông qua quỹ đầu tư chứng khoán,
và qua các định chế tài chính trung gian khác nhằm kiếm lời. Hình thức đầu
tư này không kèm theo việc tham gia vào các hoạt động quản lý và nghiệp vụ
của doanh nghiệp. Khi thực hiện đầu tư gián tiếp, các nhà đầu tư nước ngoài
không quan tâm đến quá trình sản xuất kinh doanh thực tế mà chỉ quan tâm
đến lợi tức (với một mức rủi ro nhất định ) hoặc sự an toàn của những chứng
SV: Vương Đình Tuấn
Lớp: Kinh tế đầu tư 50C
7
Đề án môn học
khoán mà họ đầu tư vào ( với một mức lợi tức nhất định
2.2. Các hình thức đầu tư gián tiếp nước ngoài
Theo cách hiểu trên, đầu tư gián tiếp nước ngoài (ĐTGTNN) là các
khoản đầu tư gián tiếp do các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện – để phân biệt
với đầu tư gián tiếp trong nước do các nhà đầu tư trong nước thực hiện…
ĐTGTNN thông qua 2 hình thức chủ yếu sau:
 Nhà đầu tư trực tiếp mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ
có giá khác của các doanh nghiệp, của Chính phủ và của các tổ chức tự trị
được phép phát hành trên thị trường tài chính.
 Nhà đầu tư gián tiếp thực hiện đầu tư thông qua Quỹ đầu tư chứng
khoán hoặc định chế tài chính trung gian khác trên thị trường tài chính.
Cách hiểu này là sát gần với định nghĩa của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF):
đầu tư gián tiếp nước ngoài (Foreign Portfolio Investment – FPI) là hoạt động
mua chứng khoán (cổ phiếu hoặc trái phiếu) được phát hành bởi một công ty
hoặc cơ quan Chính phủ của một nước khác trên thị trường tài chính trong
nước hoặc nước ngoài.
2.3. Đặc điểm của đầu tư gián tiếp nước ngoài
2.3.1 Tính thanh khoản cao.
Do chỉ quan tâm tới lợi tức ( với một mức rủi ro nhất định ) hoặc mức độ
an toàn của chứng khoán chứ không quan tâm tới việc quản lý của quá trình

sản xuất và kinh doanh thực tế nên FII có tính thanh khoản cao.Nói cách
khác ,nhà đầu tư gián tiếp nước ngoài có thể dễ dàng bán lại những chứng
khoán cổ phần và chứng khoán mà họ đang nắm giữ đề đầu tư vào nơi khác
với mức tỷ suất lợi tức cao hơn và một mức rủi ro nhất định. Tính thanh
khoản cao của FII khiến cho hình thức đầu tư này mang tính ngắn hạn,đưa
vào rất nhanh và rút ra cũng rất nhanh, tính theo phiên trong từng ngày,tùy
theo phiên trong từng ngày,tùy theo động thái nóng lạnh của giá cổ phiếu ,trái
phiếu trên thị trường chứng khoán hay sự tác động của chính sách quản lý
SV: Vương Đình Tuấn
Lớp: Kinh tế đầu tư 50C
8
Đề án môn học
của nhà nước bản địa.Vì thế tính “ đầu cơ “ của nguồn vốn này thường cao
hơn so với tính “đầu tư “ ( “đầu cơ “chỉ là thu lợi nhanh- mua ồ ạt giá cổ
phiếu,trái phiếu thấp để nâng giá, sau đó lại bán ồ ạt lúc giá cổ phiếu ,trái
phiếu cao. “Đầu tư “cũng nhằm thu lợi nhuận nhưng đầu tư nhằm phát triển
để thu lợi nhuận lâu dài )
Trên thế giới hiện có nhiều quỹ đầu tư mang nặng tính đầu cơ và đã có
nhiều tấm gương tày liếp về sự tham gia của các quỹ mang tính đầu cơ này.
Chỉ với vài ba tỉ USD, một quỹ đầu tư đã làm cho đồng bảng Anh phải rút
khỏi thị trường châu Âu cách đây vài chục năm. Cũng với quỹ đầu tư đó
(cộng với sự yếu kém trên thị trường tài chính trong nước) cách đây mươi
năm đã khiến cho châu Á lâm vào cuộc khủng hoảng tiền tệ, bắt đầu từ Thái
Lan, sau đó tác động dây chuyền đến nhiều nước, như Indonesia, Malaysia,
Philippines, Hàn Quốc… làm cho người dân ở những nước này kinh hoàng
(chỉ sau một đêm ngủ dậy đã thấy tài sản của mình sụt xuống còn một nửa),
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) phải khẩn cấp hỗ trợ hàng trăm tỉ USD. Quỹ đầu
tư trên chỉ bị thua khi "chiến đấu" với Trung Quốc và Hồng Kông - hai đối
thủ có lượng dự trữ ngoại tệ khổng lồ.
Gần đây nhất là tình hình lại diễn ra ở Thái Lan, trong ba năm qua đồng

baht Thái Lan đã tăng giá mạnh so với đồng đô la Mỹ (tăng 17%); từ cuối
tháng 11, đầu tháng 12 năm rồi, mỗi tuần có hàng tỉ USD đổ vào thị trường
chứng khoán Thái Lan. Đứng trước tình hình này, Chính phủ Thái Lan đã đưa
ra quyết định áp dụng các biện pháp kiểm soát dòng vốn tài chính ngắn hạn
trên; nhưng chỉ một ngày sau, chỉ số chứng khoán Thái Lan đã sụt giảm tới
15%, tức là có đến 820 tỉ baht (tương đương với 22,9 tỉ USD) đã rút khỏi thị
trường. Mặc dù sau đó Chính phủ đã điều chỉnh chính sách; và thị trường đã
phục hồi, nhưng tính chung cả năm chỉ số chứng khoán chỉ tăng 2%, mức
tăng thấp nhất so với các nước trong khu vực.
SV: Vương Đình Tuấn
Lớp: Kinh tế đầu tư 50C
9
Đề án môn học
2.3.2 Tính bất ổn định và dễ bị đảo ngược.
Ngoài ra,do có thể thay đổi rất nhanh để tìm kiếm tỷ suất lợi tức cao hơn
hay để có thể có được mức độ rủi ro thấp hơn nên FII có đặc tính bất ổn định
và dễ bị đảo ngược. Tính bất ổn định trong một giới hạn nào đó có thể là có
lợi khi nó cung cấp những cơ hội kinh doanh với lợi nhuận cao hoặc cơ hội
kinh doanh chênh lệch giá.Những chênh lệch này sẽ thu hút các nhà đầu tư và
khiến cho thị trường tài chính nội địa hoạt động hiệu quả hơn. Tính bất ổn
định còn chỉ ra rằng thị trường đang tìm kiếm những hình thức phân bổ vốn
tốt nhất cho những cơ hội kinh tế hiện hành. Tuy vậy nếu điều này xảy ra
thường xuyên và mức độ lớn,những tác động tiêu cực đến hệ thống tài chính
nói riêng và nền kinh tế nói chung sẽ xuất hiện. Hơn thế nữa ,tính thanh
khoản cao cùng với tính bất ổn định của FII còn có thể dẫn đến tình trạng rút
vốn ồ ạt khi có sự thay đổi trong quan niệm của giới đầu tư hoặc của các điều
kiện kinh tế bên trong cũng như bên ngoài.
2.3.3.Hình thức biểu hiện đa dạng.
Vốn FII tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau và rất phức tạp như trái
phiếu, cổ phiếu,giấy nợ thương mại hoặc hình thức các công cụ phái sinh như

hợp đồng kỳ hạn, hợp đồn tương lai, quyền chọn…
2.4.Tác động của dòng vốn FPI đối với sự phát triển nền kinh tế.
2.4.1 Tác động tích cực.
 Thứ nhất, trực tiếp làm tăng tổng vốn đầu tư gián tiếp và gián tiếp
làm tăng tổng vốn đầu tư trực tiếp của xã hội.
Dòng vốn ĐTGTNN khi đổ vào Việt Nam sẽ trực tiếp làm tăng lượng
vốn đầu tư gián tiếp trên thị trường vốn trong nước như một phép cộng đương
nhiên vào tổng số dòng vốn này. Hơn nữa, khi vốn ĐTGTNN gia tăng sẽ làm
phát sinh hệ quả tích cực gia tăng dây chuyền đến dòng vốn đầu tư gián tiếp
trong nước. Nói cách khác, các nhà đầu tư trong nước sẽ “nhìn gương” các
nhà đầu tư gián tiếp nước ngoài và tăng động lực bỏ vốn đầu tư gián tiếp của
SV: Vương Đình Tuấn
Lớp: Kinh tế đầu tư 50C
10
Đề án môn học
mình, kết quả tổng đầu tư gián tiếp xã hội sẽ tăng lên.
Hơn nữa, khi dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài gia tăng sẽ là một
bảo đảm và tạo động lực mới hấp dẫn hơn cho các nhà đầu tư khác mạnh dạn
thông qua các quyết định đầu tư trực tiếp mới của mình, kết quả là gián tiếp
góp phần làm tăng đầu tư trực tiếp xã hội từ phía các nhà đầu tư cả nước
ngoài, cũng như trong nước.
 Thứ hai, góp phần tích cực vào phát triển thị trường tài chính nói
riêng, hoàn thiện các thể chế và cơ chế thị trường nói chung.
Việc gia tăng và phát triển bộ phận thị trường vốn ĐTGTNN sẽ làm cho
thị trường tài chính (đặc biệt là thị trường chứng khoán) Việt Nam trở nên
đồng bộ, cân đối và sôi động hơn, khắc phục được sự thiếu hụt, trống vắng và
trầm lắng, thậm chí đơn điệu, kém hấp dẫn kéo dài của thị trường chứng
khoán. Hơn nữa, điều kiện và như là kết quả đi kèm với sự gia tăng dòng vốn
ĐTGTNN này là sự phát triển nở rộ các định chế và dịch vụ tài chính – chứng
khoán, trước hết là các loại quỹ đầu tư, công ty tài chính, và các thể chế tài

chính trung gian khác, cũng như các dịch vụ tư vấn, bổ trợ tư pháp và hỗ trợ
kinh doanh, xác định hệ số tín nhiệm, bảo hiểm, kế toán, kiểm toán và thông
tin thị trường; Đồng thời còn kéo theo sự gia tăng yêu cầu và hiệu quả áp
dụng các nguyên tắc cạnh tranh thị trường, trước hết trên thị trường chứng
khoán…. Tất cả những điều này trực tiếp và gián tiếp góp phần phát triển
mạnh mẽ hơn các bộ phận và tổng thể thị trường tài chính nói riêng, các thể
chế và cơ chế thị trường nói chung trong nền kinh tế chuyển đổi Việt Nam.
 Thứ ba, góp phần tăng cường cơ hội và đa dạng hóa phương thức đầu
tư,cải thiện chất lượng nguồn nhân lực và thu nhập của đông đảo người dân.
Việc phát triển thị trường vốn đầu tư gián tiếp cả về bề rộng và bề sâu sẽ
mang lại những cơ hội mới và sự đa dạng hóa trong lựa chọn các phương thức
đầu tư cho các nhà đầu tư tiềm năng nước ngoài và cả trong nước, từ người
dân, các doanh nhân đến các tổ chức và pháp nhân đầu tư chuyên nghiệp và
SV: Vương Đình Tuấn
Lớp: Kinh tế đầu tư 50C
11
Đề án môn học
không chuyên nghiệp sẽ có thêm điều kiện lựa chọn sử dụng vốn của mình để
đầu tư dưới các hình thức trực tiếp tự mình hay thông qua các định chế tài
chính trung gian để mua – bán các cổ phiếu, trái phiếu và chứng khoán có giá
khác của Việt Nam trên thị trường tài chính Việt Nam và nước ngoài. Việc
đầu tư này sẽ cho phép họ thu nhận được lợi nhuận từ sự chênh lệch giá cả
khi mua – bán chứng khoán, cũng như từ sở hữu theo thỏa thuận hoặc thực tế
kết quả kinh doanh của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp phát hành chứng
khoán đó. Điều này cũng đồng nghĩa với việc cải thiện thu nhập, mức sống
của đông đảo các nhà đầu tư là người dân, tùy theo lượng vốn và kỹ năng đầu
tư chứng khoán mà họ có. Hơn nữa, thông qua quá trình tham gia đầu tư gián
tiếp này, các nhà đầu tư trong nước và người dân sẽ được dịp “cọ xát”, rèn
luyện và bồi dưỡng kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng, bản lĩnh đầu tư, nâng
cao trình độ bản thân nói riêng, chất lượng nguồn nhân lực nói chung, phù

hợp yêu cầu và điều kiện kinh doanh thị trường, hiện đại.
 Thứ tư, góp phần nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước
theo các nguyên tắc và yêu cầu kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế.
Sự gia tăng dòng vốn ĐTGTNN và phát triển thị trường tài chính sẽ đặt
ra những yêu cầu mới và cũng tạo các công cụ, khả năng mới cho quản lý nhà
nước nói chung và quản lý, quản trị doanh nghiệp nói riêng.Việc quản lý và
quản trị doanh nghiệp phát hành chứng khoán sẽ được thực hiện nghiêm túc,
hiệu quả hơn do yêu cầu về báo cáo tài chính doanh nghiệp và minh bạch hóa,
cập nhật hóa thông tin liên quan đến các chứng khoán mà doanh nghiệp đã và
sẽ phát hành. Hơn nữa, về nguyên tắc, các nhà đầu tư chỉ lựa chọn đầu tư vào
chứng khoán của các doanh nghiệp đáng tin cậy, đang và sẽ có triển vọng,
phát triển tốt trong tương lai. Chính điều này sẽ cho phép quá trình “chọn lọc
nhân tạo”, “bỏ phiếu” cho sự hỗ trợ và phát triển các doanh nghiệp này trở
nên khách quan và phù hợp cơ chế thị trường hơn (còn những doanh nghiệp
khác mà chứng khoán của họ không hấp dẫn sẽ phải điều chỉnh lại định
SV: Vương Đình Tuấn
Lớp: Kinh tế đầu tư 50C
12
Đề án môn học
hướng và chất lượng quản trị kinh doanh, sáp nhập hoặc giải thể). Hệ thống
luật pháp, cũng như các cơ quan, bộ phận và cá nhân trong hệ thống quản lý
nhà nước liên quan đến thị trường tài chính, nhất là đến đầu tư gián tiếp nước
ngoài sẽ phải được hoàn thiện, kiện toàn và nâng cao năng lực hoạt động hơn
theo yêu cầu, đặc điểm của thị trường này, cũng như theo các cam kết hội
nhập quốc tế. Đồng thời, thông qua tác động vào thị trường tài chính, nhà
nước sẽ đa dạng hóa các công cụ và thực hiện hiệu quả việc quản lý của mình
theo các mục tiêu lựa chọn thích hợp. Trên cơ sở đó, năng lực và hiệu quả
quản lý nhà nước đối với nền kinh tế nói chung, thị trường tài chính nói riêng
sẽ được cải thiện hơn.
Ngoài ra, sự gia tăng dòng vốn ĐTGTNN vào Việt Nam còn đặt ra yêu

cầu chính phủ và các cơ quan TW phải chủ động đổi mới và sử dụng hiệu quả
các công cụ quản lý kinh tế của mình theo nguyên tắc thị trường hơn, trong đó
có việc sử dụng bảo lãnh nhà nước, quy định tỷ lệ và sử dụng các công cụ dự
phòng, dư nợ cũng như các công cụ khác của các định chế tài chính – tiền tệ
quốc gia và địa phương. Tất cả những điều này là cần thiết để đảm bảo sự thu
hút và khai thác có hiệu quả các tác động tích cực của dòng vốn ĐTGTNN
2.4.2. Tác động tiêu cực.
 Thứ nhất, làm tăng mức độ nhạy cảm và bất ổn về kinh tế có nhân tố
nước ngoài.
Khác với FDI là nguồn vốn đầu tư lâu dài chủ yếu dưới dạng vật chất
(xây dựng nhà máy, mua sắm thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu dùng cho sản
xuất), khó chuyển đổi hoặc thanh khoản, vốn ĐTGTNN được thực hiện dưới
dạng đầu tư tài chính thuần túy với các chứng khoán có thể chuyển đổi và
mang tính thanh khoản cao trên thị trường tài chính, nên các nhà đầu tư gián
tiếp nước ngoài dễ dàng và nhanh chóng mở rộng hoặc thu hẹp, thậm chí đột
ngột rút vốn đầu tư của mình về nước, hay chuyển sang đầu tư dưới dạng
khác, ở địa phương khác tùy theo kế hoạch và mục tiêu kinh doanh của mình.
SV: Vương Đình Tuấn
Lớp: Kinh tế đầu tư 50C
13
Đề án môn học
Đặc trưng nổi bật này cũng chính là nguyên nhân hàng đầu gây nên nguy cơ
tạo và khuyếch đại độ nhạy cảm và chấn động kinh tế ngoại nhập của dòng
vốn ĐTGTNN đối với nền kinh tế của nước tiếp nhận đầu tư, đặc biệt khi việc
chuyển đổi và rút vốn đầu tư gián tiếp nói trên diễn ra theo kiểu “tháo chạy”
đồng loạt trên phạm vi rộng và số lượng lớn. Cần nhấn mạnh rằng, sự nhạy
cảm và bất ổn kinh tế có thể bắt nguồn từ các nguyên nhân bên trong, cũng có
thể hoàn toàn do các nguyên nhân bên ngoài nước tiếp nhận đầu tư do phản
ứng dây chuyền, làn sóng đô-mi-nô của các nhà đầu tư quốc tế như đã từng
diễn ra trong cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ châu Á những năm cuối thập

kỷ 90 của thế kỷ trước. Trong tình huống như vậy, một sự đổ vỡ, một cuộc
khủng hoảng đầu tư – tài chính – tiền tệ, thậm chí là khủng hoảng kinh tế hết
sức tệ hại và bất khả kháng là hoàn toàn có thể xảy ra đối với nước tiếp nhận
đầu tư, nếu không có và triển khai tốt các phương án phòng ngừa hiệu quả.
 Thứ hai, làm gia tăng nguy cơ bị mua lại, sáp nhập, khống chế và
lũng đoạn tài chính đối với các doanh nghiệp và tổ chức phát hành chứng
khoán.
Sự gia tăng tỷ lệ nắm giữ chứng khoán, nhất là các cổ phiếu, cổ phần
sáng lập, được biểu quyết của các nhà đầu tư gián tiếp nước ngoài đến một
mức “vượt ngưỡng” nhất định nào đó sẽ cho phép họ tham dự trực tiếp vào
chi phối và quyết định các hoạt động sản xuất – kinh doanh và các chủ quyền
khác của doanh nghiệp, tổ chức phát hành chứng khoán, thậm chí lũng đoạn
doanh nghiệp theo phương hướng, kế hoạch, mục tiêu riêng của mình, kể cả
các hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp. Điều đó có nghĩa là, tính chất
gián tiếp của vốn đầu tư nước ngoài đã chuyển hóa thành tính trực tiếp. Nhà
đầu tư gián tiếp sẽ chuyển hóa thành nhà đầu tư trực tiếp. Thậm chí, về logic,
quá trình “diễn biến hòa bình” này đạt tới quy mô và mức độ nào đó còn có
thể làm chuyển đổi về chất quyền sở hữu và tính chất kinh tế ban đầu của
doanh nghiệp và quốc gia.
SV: Vương Đình Tuấn
Lớp: Kinh tế đầu tư 50C
14
Đề án môn học
 Thứ ba, làm tăng quy mô, tính chất và sự cấp thiết đấu tranh với tình
trạng tội phạm kinh tế quốc tế.
Đầu tư gián tiếp quốc tế không chỉ làm gia tăng các nguy cơ và tác hại
của các hoạt động đầu cơ, lũng đoạn kinh tế vi phạm các quy định pháp lý của
nước tiếp nhận đầu tư, mà còn là mảnh đất màu mỡ sinh sôi và phát triển các
loại tội phạm kinh tế có yếu tố nước ngoài, thậm chí xuyên quốc gia, như hoạt
động lừa đảo, hoạt động rửa tiền, hoạt động tiếp vốn cho các kinh doanh phi

pháp và hoạt động khủng bố, cùng các loại tội phạm và các đe dọa an ninh phi
truyền thống khác.
Sự cộng hưởng của các hoạt động tội phạm và tác động mặt trái của dòng
vốn ĐTGTNN kể trên, nhất là khi chúng diễn ra một cách “có tổ chức” của
giới đầu cơ hay lực lượng thù địch chính trị quốc tế, sẽ ít nhiều, trực tiếp hay
gián tiếp, trước mắt và lâu dài gây tổn hại tới hoạt động kinh tế lành mạnh và
làm tăng tính dễ tổn thương của nền kinh tế nước tiếp nhận đầu tư trong bối
cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Thậm chí trong một số trường hợp, chúng còn
làm mất uy tín nhà nước và gây sụp đổ một nội các Chính phủ.
 Thứ tư, không phải bất kỳ hình thức FII nào cũng đưa lại nguồn vốn
mới hay tạo ra những đầu tư mới
Việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu mới sẽ đưa lại nguồn vốn nhưng việc
mua cổ phiếu ,trái phiếu bởi các nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường thứ cấp
không nhất thiết thúc đẩy đầu tư hay làm tăng dòng vốn nước ngoài vào trong
nước,mà thậm chí còn làm giảm tiết kiệm nội địa.
2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài
2.5.1. Những nhân tố mang tính quốc gia.
Các nền tảng kinh tế cơ bản : hệ thống tài chính ngân hàng mạnh,hoạt
động hiệu quả ;công nghệ dịch vụ phát triển ; có lượng tích lũy cao và có tỉ lệ
dự trữ ngoại tệ lớn.Sự biến động bên ngoài không tác động nhiều đến nền
kinh tế.
SV: Vương Đình Tuấn
Lớp: Kinh tế đầu tư 50C
15
Đề án môn học
Tăng trưởng kinh tế tiềm năng: nguồn vốn FII có xu hướng đầu tư tăng
vào các nước đang phát triển nhiều hơn do các nước phát triển đã khai thác
gần hết khả năng của mình,tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp,làm cho nhà đầu tư
thu được ít lợi nhuận hơn.Các nước đang phát triển cần vốn cho phát triển
kinh tế,có tốc độ tăng trưởng cao,lợi nhuận thu được lớn cho nên dòng vốn đổ

vào nhiều.
Sự ổn định chính trị : một quốc gia có chính trị ổn định luôn thu hút
nhà đầu tư hơn là một quốc gia có chính trị bất ổn.Quốc gia có chính trị ổn
định đảm bảo cho nhà đầu tư thu được cả gốc và lãi, còn bất ổn đầu tư không
an tâm,dễ gặp rủi ro.
Sự điều tiết thị trường : thị trường tự điều tiết là chính. Các nhà đầu tư
lớn thích thị trường tự điều tiết do đó họ có thể đầu tư làm khuynh đảo thị
trường.Song chính phủ các quốc gia tiếp nhận đầu tư hay đầu tư không bao
giờ chấp nhận điều này. Họ phải can thiệp để đảm bảo cho nền kinh tế tăng
trưởng ổn định,cải thiện đời sống nhân dân trước đó.
Lãi suất nội địa :lãi suất nội địa các nước đang phát triển thường cao
hơn so với các nước phát triển và so với thế giới.Điều này làm cho nguồn vốn
từ bên ngoài chảy vào các nước đang phát triển để cho nguồn vốn sử dụng tốt
hơn,thu được nhiều lợi nhuận hơn. Vấn đề này đã được chứng minh vào
những năm 90 khi mà nguồn vốn ĐTGTNN dồn dập vào thị trường châu Á.
Đây là quy luật tất yếu của thị trường vốn: vốn tự điều chỉnh về nơi có hiệu
quả kinh tế cao.
Sự điều tiết ngoại hối: đây là nhân tố quan trọng để thu hút và điều tiết
sự di chuyển của vốn FII, đồng thời hạn chế rủi ro cho nền kinh tế.Dòng vốn
FII được di chuyển tự do sẽ làm cho lượng ngoại tệ cũng di chuyển tự do.
Ngoại tệ không được quản lý chặt chẽ sẽ làm khủng hoảng thị trường tài
chính. Nhưng tăng dự trữ ngoại tệ cũng là một biện pháp để hạn chế rủi ro.
Rủi ro tỉ giá : ngân hàng trung ương các nước tiếp nhận vốn muốn duy
SV: Vương Đình Tuấn
Lớp: Kinh tế đầu tư 50C
16
Đề án môn học
trì chính sách tiền tệ độc lập thì phải thả nổi tỷ giá hối đoái và ngược lại. Vốn
FII là nguồn vốn vào theo sự phát triển của thị trường chứng khoán- thị
trường cao cấp nhất, do đó theo đó là sự rủi ro của tỷ giá. Nhiều vốn FII cùng

với sự kiểm soát không chặt chẽ vào ra làm cho đồng nội tệ mất giá.
2.5.2.Những nhân tố mang tính thị trường.
Sự phong phú của các loai chứng khoán với chất lượng khác nhau
:thị trường có nhiều loại hàng hóa làm cho sự lựa chọn được nhiều hơn.Các
nước đang phát triển hiện nay phát triển thị trường vốn cho nên có nhiều loại
chứng khoán hơn các nước phát triển khi mà đã ổn định.
Tính thanh khoản của thị trường : đó là khả năng chuyển đổi sang tiền
mặt của tài sản nói chung và chứng khoán nói riêng.Nhà đầu tư không chỉ có
nhu cầu mua mà còn có nhu cầu bán ra.Nếu thị trường không có tính thanh
khoản cao thì sẽ hạn chế nhà đầu tư. Họ sẽ ngại khi mà muốn bán lại phải
chuyển nhượng qua một trung gian khác. Đây là hạn chế lớn của TTCK ở các
nước đang phát triển.
Chất lượng của nghiên cứu thị trường : đánh giá hiệu quả hoạt động
nền kinh tế ,của thị trường tài chính ,tính minh bạch công khai của thị
trường.Qua chất lượng nghiên cứu thị trường cũng đánh giá,dự báo được rủi
roc ho nhà đầu tư và cho cả nền kinh tế.
Tỷ số giá cả/ thu nhập (P/E) : đây là một trong những tỉ số đánh giá
được mức cổ tức tiềm năng cũng như rủi ro mà nhà đầu tư nhận được.
Mức độ vốn hóa thị trường : mức độ vốn hóa thị trường cao thì tốt
hơn,sẽ hấp dẫn nhà đầu tư hơn,còn nhỏ thì chỉ hấp dẫn ngắn hạn,nhỏ lẻ.
Mức độ công khai của các công ty trong báo cáo hàng năm: một nhà
đầu tư chiến lược ,lâu dài và khôn ngoan không bao giờ đầu tư vào những nơi
không có tính minh bạch công khai các thông tin cao. Họ bỏ ra một lượng vốn
lơn để đầu tư dài hạn thu được lợi nhuận lớn lâu dài chứ không phải là trong
ngắn hạn. Do đó các quốc gia muốn phát triển thị trường vốn cần phải minh
SV: Vương Đình Tuấn
Lớp: Kinh tế đầu tư 50C
17
Đề án môn học
bạch hơn các báo tài chính của công ty của quốc gia mình.

Sự phong phú của các công cụ thị trường : công cụ thị trường cang
phong phú càng nhiều nhà đầu tư ở nhiều quốc gia,họ sẽ có nhiều sự lựa chọn
hơn.
Hệ thống thanh khoản giao dịch : nhanh và tiện là điều mà nhà đầu tư
mong muốn.
Chi phí giao dịch : thấp làm cho lợi nhuận nhà đầu tư cao hơn,từ đó thu
hút hơn.
Chính sách cổ tức của các công ty: vấn đề mà bất cứ nhà đầu tư nào
cũng quan tâm. Các công ty có chính sách cổ tức rõ ràng,ưu đãi thu hút nhà
đầu tư hơn.
SV: Vương Đình Tuấn
Lớp: Kinh tế đầu tư 50C
18
Đề án môn học
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ
GIÁN TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG
KHOÁN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006-2010
1 Sự cần thiết và tiềm năng thu hút dòng vốn đầu tư gián tiếp nước
ngoài vào Việt Nam.
1.1 Sự cần thiết thu hút dòng đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam
Trên thế giới, nguồn vốn đầu tư nước ngoài ngày càng giữ vai trò quan
trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Nguồn vốn này bao gồm đầu tư
trực tiếp (FDI) và đầu tư gián tiếp (FII). trong đó FII được xem là một kênh
thu hút vốn quan trọng của thị trường tài chính. So với vốn đầu tư trực tiếp thì
vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam vẫn ở mức thấp, chỉ khoảng 2-
3% GDP. Vì thế, việc khơi thông và duy trì dòng vốn này là thực sự cần thiết.
Việt Nam đã hoàn thành chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn
2001 – 2010 với một số thành tựu nổi bật: kinh tế tăng trưởng trung bình
7,26%, quy mô nền kinh tế tính đến cuối năm 2010 tăng gấp 3 lần so với năm
2000. Năm 2007 Việt Nam trở thành thành viên của WTO và đến năm 2008

thoát khỏi nhóm thu nhập thấp và gia nhập nhóm nước thu nhập trung bình.
Năm 2010, ở thời điểm kinh tế thế giới vẫn đang khó khăn với khủng hoảng
tài chính và nhiều thách thức, kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng 6,78%. Cuối
năm 2010, có 92 nước và vùng lãnh thổ đang đầu tư vào Việt Nam; với
12.436 dự án đang được thực hiện, tổng vốn đăng ký đạt 194,6 tỷ USD và
tổng vốn thực hiện khoảng 80 tỷ USD.
Đối với giai đoạn 2011 – 2020, Việt Nam đặt mục tiêu ổn định kinh tế vĩ
mô và Phát triển nhanh thương mại nước ta theo hướng hiện đại, phấn đấu
đến năm 2020 đạt trình độ phát triển tiên tiến trong khu vực; nâng cao thứ bậc
trong bảng xếp hạng môi trường thương mại toàn cầu vị thế của Việt Nam
SV: Vương Đình Tuấn
Lớp: Kinh tế đầu tư 50C
19
Đề án môn học
trên trường quốc tế tiếp tục được nâng lên; tạo tiền đề vững chắc để phát triển
cao hơn trong giai đoạn sau”. Giai đoạn này mục tiêu tăng trưởng GDP bình
quân là 7 - 8%/năm.Vì vậy nhu cầu vốn đầu tư toàn xã hội cho giai đoạn này
rất lớn. Chỉ riêng trong giai đoạn 2011 – 2015, Việt Nam cần khoảng 300 tỷ
USD cho đầu tư phát triển; ưu tiên cho 3 lĩnh vực là cơ sở hạ tầng, phát triển
con người và hệ thống thể chế. Tuy nhiên, tích luỹ trong nước để đầu tư mới
đạt dưới 30% do dó vốn đầu tư nước ngoài là một nguồn vốn quan trọng cần
thu hút mạnh mẽ.Có nhiều kênh huy động vốn đầu tư nước ngoài như FDI,
ODA…nhưng lượng vốn đó vẫn chưa đủ.Hơn thế các nguồn vốn này hay kèm
theo điều kịên làm cho quá trình sử dụng vốn phụ thuộc.Có nguồn vốn Việt
Nam vẫn chưa khai thác hết như đầu tư gián tiếp FII.Hiện nay đầu tư gián tiếp
vào Việt nam khoảng 2-3% trong khi đó ở các nước đang phát triển khác
trong khu vực 10-40%.Lượng vốn đó chưa xứng với khả năng và tiềm lực của
nền kinh tế nước ta. Trong khi nguồn vốn FDI có vai trò trực tiếp thúc đẩy sản
xuất, thì FII lại có tác động kích thích thị trường tài chính phát triển theo
hướng nâng cao hiệu quả hoạt động, mở rộng quy mô và tăng tính minh bạch,

tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn
mới; nâng cao vai trò quản lý nhà nước và chất lượng quản trị doanh nghiệp,
có tác động thúc đẩy mạnh mẽ các mối quan hệ kinh tế.
Các doanh nghiệp Việt Nam đang trong quá trình cải cách và cổ phần
hóa nhằm gia tăng năng lực và hiệu quả cạnh tranh khi gia nhập WTO. Cổ
phần hóa phải đi đôi với việc hình thành các thị trường vốn, các kênh huy
động vốn (hạt nhân là thị trường chứng khoán (TTCK). Các mối quan hệ kinh
tế gia tăng, dòng vốn lưu chuyển nhanh sẽ góp phần tạo ra các hiệu ứng tốt
tác động đến các doanh nghiệp. Lợi ích của hội nhập không những được đánh
giá thông qua sự luân chuyển (vào, ra) dễ dàng của dòng hàng hóa, dòng
người mà còn có cả dòng vốn.Việc tham gia của các nhà đầu tư FII sẽ có tác
động mạnh mẽ đến thị trường tài chính, giúp cho thị trường tài chính minh
SV: Vương Đình Tuấn
Lớp: Kinh tế đầu tư 50C
20
Đề án môn học
bạch và hoạt động hiệu quả hơn, xác lập giá trị thị trường của các cổ phiếu
niêm yết một cách chuyên nghiệp, giảm thiểu những dao động “phi thị
trường” và góp phần giải quyết một cách cơ bản các mối quan hệ kinh tế
(vốn, công nghệ, quản lý…).Hơn nữa, FII có thể giúp vốn cho doanh nghiệp
trong nước, giúp doanh nghiệp tăng trưởng và nâng cao năng lực cạnh tranh,
do vậy FII rất quan trọng đối với các doanh nghiệp trong nước đang thiếu
vốn.Vì vậy chúng ta cần có biện pháp thu hút nguồn vốn quan trọng này để
góp phần hoàn thiện mục tiêu tăng trưởng chung của nền kinh tế.
1.2 Tiềm năng thu hút dòng đầu tư gián tiếp nước ngoài của Việt nam
 Thứ nhất, nền tảng chính trị ổn định, tiềm năng tăng trưởng kinh
tế cao.
Trong suốt giai đoạn thăng hoa 2003-2006 ,VIỆT NAM đã giữ được
nhịp độ tăng trưởng cao nhất khu vực ĐÔNG NAM Á .Sang đến thời kì phục
hồi 2009-2010 kinh tế VN tiếp tực chứng tỏ sức bật của mình với tốc độ tăng

trưởng GDP năm 2009 đạt 5.32%. Trong năm 2010, bức tranh kinh tế đã sáng
sủa hơn, các tổ chức kinh tế - tài chính trong và ngoài nước liên tục có những
dự báo ngày càng lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam. Bộ KH – ĐT nhận
định tăng trưởng kinh tế có khả năng vượt mục tiêu 6.5%. Ngân hàng phát
triển châu Á – ADB cũng nâng dự báo tăng trưởng kinh tế từ 6.5% lên 6.7%
trong năm 2010, tốc độ tăng GDP năm 2011 được điều chỉnh từ 6.8% lên 7%.
 Thứ hai, TTCK phát triển nhanh và còn nhiều tiềm năng.
Sức hút của kinh tế Việt Nam còn ở tiềm năng tăng trưởng trong tương
lai với lợi thế về nguồn nhân lực, tài nguyên dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn…
Những lợi thế này không phải quốc gia đang phát triển nào cũng sở hữu.Sau
hơn 10 năm hình thành và phát triển, thị trường chứng khoán Việt Nam đã đạt
được những thành tựu đáng ghi nhận.Cùng với lộ trình cổ phần hóa,số lượng
cổ phiếu niêm yết không ngừng gia tăng. Khởi đầu với chỉ 2 cổ phiếu, hiện số
lượng cổ phiếu niêm yết đã lên tới hơn 600, giá trị vốn hóa đạt hơn 40%
SV: Vương Đình Tuấn
Lớp: Kinh tế đầu tư 50C
21
Đề án môn học
GDP.Hành lang pháp lý hoàn thiện hơn với Luật chứng khoán chính thức có
hiệu lực từ 01/01/2007. Các thị trường chuyên biệt như thị trường trái phiếu,
UPCoM được hình thành và phát triển.
Cùng với đó, sức bật mạnh mẽ của thị trường cũng là yếu tố thu hút giới
đầu tư.Trong giai đoạn 2006 –2007, TTCK Việt Nam đã tăng trưởng hơn
263%. Năm 2010, xu thế đi ngang của thị trường chiếm đa số, song cũng
không làm nản lòng giới đầu tư bởi giá cổ phiếu được đánh giá là hấp dẫn.
Bằng chứng là khối ngoại đã liên tục mua ròng trong suốt năm 2010.
 Thứ ba, xu hướng dịch chuyển vốn sang nền kinh tế mới nổi.
Nếu như ở các quốc gia phát triển, hoạt động đầu tư đang đứng trước
nguy cơ bão hòa, thì các quốc gia đang phát triển vượt lên thu hút vốn đầu tư
nước ngoài với tiềm năng tăng trưởng cao.Thực tế,chỉ tính riêng giai đoạn

2002 – 2007 luồng vốn chảy vào các quốc gia đang phát triển đã tăng gấp 5
lần. Khu vực Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng trở thành điểm đến
hấp dẫn của các dòng vốn trực tiếp cũng như gián tiếp. Hiện có khoảng trên
100 định chế đầu tư tài chính chuyên nghiệp trên thế giới đang quản lý một
khối lượng tài sản khổng lồ, khoảng 300 tỷ USD. Chỉ cần họ chấp nhận đầu
tư vào Việt Nam 0,1% là chúng ta đã có khoảng 300 triệu USD.
Trong nền kinh tế toàn cầu hóa, các yếu tố sản xuất trong quá trình tái
sản xuất hàng hóa, dịch vụ được dịch chuyển tự do hơn từ nơi này sang nơi
khác, nhằm phát huy lợi thế so sánh của mỗi quốc gia thông qua các cam kết
mở cửa thị trường. Việt Nam đang nổi lên như một quốc gia có nhiều tiềm
năng thu hút đầu tư nước ngoài. Bên cạnh vị trí địa lý thuận lợi, chính trị ổn
định, tiềm năng tăng trưởng kinh tế dài hạn, Việt Nam còn là một quốc gia có
nhiều lợi thế so sánh hấp dẫn nhà đầu tư như: nguồn lao động, thị trường, tài
nguyên. Hơn nữa, vận nước đang lên, Việt Nam ngày càng khẳng định vai trò,
vị trí và tầm quan trọng của mình trên bản đồ kinh tế khu vực và thế giới. Sự
quan tâm của khu vực và thế giới tới Việt Nam, đặc biệt là thời điểm Việt
SV: Vương Đình Tuấn
Lớp: Kinh tế đầu tư 50C
22
Đề án môn học
Nam gia nhập WTO, cộng với sự thành công của các nhà đầu tư hiện hữu tại
đây sẽ mở ra cơ hội lớn trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Nhìn chung, nguồn vốn đầu tư gián tiếp (FII) là một tiềm năng rất lớn đối
với thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Việt Nam. Với các yếu tố thuận lợi
khách quan, Việt Nam hoàn toàn có khả năng khai thác tiềm năng dòng chảy
vốn FII của thế giới phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
2. Thực trạng thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII) trên Thị
trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2006-2010.
2.1. Tình hình thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài thông qua cổ
phiếu, trái phiếu Công ty

 Giai đoạn trước năm 2006
Dòng vốn FII so với FDI ở mức quá thấp, tỷ trọng vốn FII so với FDI chỉ
chiếm 1,2% (năm 2002), 2,3% (năm 2003) và 3,7% (năm 2004),thấp hơn
nhiều so với các nước trng khu vực như Thái Lan, Malaysia và Trung Quốc
có tỷ trọng vốn FII so với FDI vào khoảng 30-40% .
Sau 10 năm phát triển TTCK Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc
và đã có lúc được đánh giá là một trong những thị trường có tốc độ phát triển
nhanh nhất thế giới; đặc biệt là mức độ, tỷ lệ và tốc độ tăng vốn hoá được thể
hiện qua bảng số liệu sau:
Mức độ, tỷ lệ và tốc độ tăng vốn hoá TTCK
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009
Mức độ vốn hóa
(tỷ đồng)
1,66
4 2,542 2,410
3,87
4
9,356 221,156
494,54
7
219,774 614,692
Tỷ lệ vốn hóa
(%GDP)
0,34 0,48 0,39
0,63
1,11 22,7 43,23 18,08
55,00
Tốc độ tăng
33,4
4

52,76 -5,19 60.75
141,5
1
2263,79 123,62 -55,56 179,69
Nguồn: UBCKNN
SV: Vương Đình Tuấn
Lớp: Kinh tế đầu tư 50C
23
Đề án môn học
 Giai đoạn 2006-2007
Tuy nhiên câu chuyện vốn đầu tư gián tiếp đã trở nên dễ hiểu hơn khi
trong năm 2006 và những tháng đầu năm 2007 TTCKVN nóng đến mức tốn
không ít giấy mực của báo chí trong và ngoài nước. Thị trường sôi động khiến
các nhà quản lý đã lo sợ đến nguy cơ đảo chiều dòng vốn. Họ thậm chí đã
nghĩ đến biện pháp kiểm soát vốn. Đầu tư gián tiếp thời gian đó được báo chí
nhắc đến liên tục như một một sự cảnh báo đối các nhà quản lý thị trường và
cũng đồng thời là tín hiệu phấn khởi đáng mừng cho nền kinh tế Việt Nam.
Bởi một thời gian dài nguồn vốn huy động qua kênh đầu tư gián tiếp là rất sức
khiêm tốn.
 Mốc thời gian kể từ đầu năm 2006 được coi là mang tính chất
phát triển đột phá.
Thị trường chứng khoán nói chung và thị trường cổ phiếu Việt Nam nói
riêng có một diện mạo hoàn toàn mới với hoạt động giao dịch sôi động trên
các sàn giao dịch.Từ sáu tháng đầu năm 2006 thị trường cổ phiếu Việt Nam
có tốc độ tăng trưởng nhanh thứ 2 thế giới sau Dim-ba-bua. Và sự bùng dậy
của thị trường non trẻ này đang ngày càng thu hút các nhà đầu tư trong và
ngoài nước. Không thể phủ nhận năm 2006 thị trường chứng khoán nói chung
và thị trường cổ phiếu nói riêng còn quá non trẻ này đã có các “màn trình
diễn” tuyệt vời và có thể sẽ không bao giờ có lại được với khối lương vốn hóa
tăng gấp 15 lần trong vòng một năm. Thị trường cổ phiếu có sự phát triển

vựơt bậc như chỉ số Vn-Index tại sàn giao dịch(HASTC) tăng 144% năm
2006. Cuối năm , Vn-Index tăng 2,5 lần so với đầu năm. Tổng giá trị vốn hóa
đạt 13,8 tỷ USD cuối năm 2006, giá trị cổ phiếu do các nhà đầu tư nước ngoài
nắm khoảng 4 tỷ USD chiếm 16,4% mức vốn hóa của toàn thị trường, hàng
ngày có khoảng 80-100 công ty có cổ phiếu giao dịch , đây là những cổ phiếu
được phát hành theo luật doanh nghiệp là chính.Cuối năm 2006 vẫn được coi
là thời kỳ hoàng kim của thị trường nhưng số tài khoản cũng chỉ trên dưới
SV: Vương Đình Tuấn
Lớp: Kinh tế đầu tư 50C
24

×