Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

NHỮNG VẤN ĐỀ KTCT TRONG THỜI KÌ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH Ở VN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.43 KB, 18 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ CHÍNH TRỊ

BÀI TẬP NHÓM MÔN:
NHỮNG VẤN ĐỀ KTCT TRONG THỜI KÌ QUÁ ĐỘ
LÊN CNXH Ở VN

Hà Nội – Tháng 11 năm 2010
NHÓM 3- K52 KTCT
1. Bùi Thị Phương Dung
2. Đào Thu Phương
3. Bùi Thị Thu Trang
CÂU HỎI THẢO LUẬN
Những thành tựu và hạn chế của tiến trình CNH
ở Việt Nam thời kì trước đổi mới.
KHÁI NIỆM CHUNG VỀ CÔNG NGHIỆP HÓA
Công nghiệp hóa là: Là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt
động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lí kinh tế - xã hội từ sử dụng lao
động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với
công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự phát
triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học - công nghệ, tạo ra năng suất lao
động xã hội cao. Quá trình xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật, xây dựng nền đại
công nghiệp cơ khí hoá có khả năng cải tạo (trước hết là nông nghiệp và toàn bộ
nền kinh tế quốc dân), nhằm biến một nước kinh tế chậm phát triển, sản xuất
nhỏ là phổ biến sang nền sản xuất lớn chuyên môn hoá, hiện đại hoá là quá trình
xây dựng cơ cấu kinh tế mới mà nòng cốt là cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp
hiện đại. Trước đây, CNH tiến hành ở những nước kinh tế kém phát triển và
trong thời kì quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội với nội dung có tính nguyên tắc là
ưu tiên phát triển công nghiệp nặng. Trong thời đại ngày nay, thông qua việc
mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế, trong chặng đường đầu xây dựng chủ nghĩa xã
hội, CNH không nhất thiết phải bắt đầu bằng ưu tiên phát triển hệ thống công


nghiệp nặng, mà phát triển những ngành có tiềm năng, ưu thế lớn, có khả năng
sử dụng kĩ thuật và công nghệ có hiệu quả cao nhất. Hơn nữa, với sự phát triển
của cách mạng khoa học - kĩ thuật, không chỉ ở những nước kém phát triển và
đang phát triển, CNH vẫn còn là vấn đề phải tiếp tục ở cả những nước đã có nền
công nghiệp tương đối phát triển nhưng với những nội dung mới: điện tử, tin
học, công nghệ mới, công nghệ sinh học.
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam hiện nay - lấy CNH gắn
với hiện đại hoá đất nước cùng với phát triển nền nông nghiệp toàn diện là
nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nhằm từng
bước xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội, không ngừng nâng
cao năng suất lao động xã hội và cải thiện đời sống nhân dân. Việc thực hiện
chiến lược kinh tế xã hội 1991 - 2000 đã đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng
kinh tế - xã hội và có bước phát triển mới, thế và lực của đất nước hơn hẳn 10
năm trước, khả năng tự chủ độc lập được nâng lên, tạo thêm điều kiện đẩy
mạnh CNH, hiện đại hoá. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 là
chiến lược đẩy mạnh CNH, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây
dựng nền tảng để đến năm 2020, Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp
MÔ HÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA Ở VIỆT NAM
Mặc dù các văn kiện đại hội của Đảng Cộng sản Việt Nam chưa nêu lên
một mô hình cụ thể nào về công nghiệp hóa đất nước cho cả thời kì quá độ lên
chủ nghĩa xã hội, cũng như cho từng giai đoạn cụ thể, nhưng qua các quan điểm
đường lối của Đảng về Công nghiệp hóa, chúng ta vẫn có thể nhận dạng mô
hình công nghiệp hóa qua từng thời kì. Có thể phác hóa mô hình công nghiệp
hóa đã được thực hiện tại Việt Nam qua hai thời kỳ: trước và sau năm 1986.
I. Hoàn cảnh đất nước trong tiến trình công nghiệp
hóa thời kì trước năm 1986
a. Thời kì 1960 – 1975
Đây là thời kì nhân dân Việt Nam vừa thực hiện cải tạo và xây dựng kinh
tế, phát triển văn hóa chủ nghĩa xã hội trên miền Bắc, vừa tiến hành cuộc kháng
chiến chống Mỹ nhằm giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Hai nhiệm

vụ chiến lược trên gắn bó chặc chẽ và thúc đẩy nhau, trong đó kháng chiến
chống Mỹ cứu nước là nhiệm vụ hàng đầu, song công cuộc cải tạo và phát triển
kinh tế - xã hội ở miền Bắc, xây dựng miền Bắc thành hậu phương vững chắc
của cả nước là nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với cách mạng cả nước.
Công cuộc cải tạo XHCN mà nội dung chủ yếu là phát triển kinh tế quốc
doanh và kinh tế hợp tác xã, hạn chế kinh tế cá thể, xóa bỏ kinh tế tư bản tư
doanh được tiến hành khẩn trương
b. Hoàn cảnh đất nước thời kì 1975- 1986
- Miền Nam hoàn toàn giải phóng – cả nước thống nhất và cùng tiến lên
CNXH. Trong giai đoạn, chúng ta tiến hành cải tạo CNXH ở miền Nam. Củng
cố các thành quả của công cuộc cải XHCN trong cả nước.
Vấn đề hoạch định và hoàn thiện đường lối chiến lược và các chính sách
kinh tế xã hội lớn trở thành trung tâm chú ý của Đảng cộng sản Việt Nam từ đại
hội IV ( 1976) qua đại hội V (1982) đến đại hội VI (1986). Qua 3 lần đại hội
các vấn đề có tính nguyên tắc đã được xác định.
- Thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là tất yếu, đồng thời
cũng là tất yếu về tính chất lâu dài, khó khăn và phức tạp của thời kì đó,
do Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội từ một nước kinh tế lạc hậu, sản
xuật nhỏ là chủ yếu bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Đó là
thời kì cải biến cách mạng sâu sắc, quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng
tầng, do đó tất yếu phải trải qua đấu tranh giai cấp phức tạp để giải quyết
các vấn đề “ ai thắng ai”, đấu tranh giữa đổi mới và bảo thủ, trì trệ.
- Nội dung cơ bản của đường lối cách mạng XHCN ở Việt Nam là nắm
vững chuyên chính vô sản, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân
lao động, tiến hành đồng thời cách mạng về quan hệ sản xuất , cách mạng
khoa học – kĩ thuật, cách mạng tư tưởng văn hó, xây dựng cơ chế quản lý
kinh tế năng động và có hiệu quả theo đúng nguyên tắc tập trung dân chủ.
Trong khi những vấn đề nguyên tắc nêu trên về cơ bản đã được đại hội và
hội nghị BCH trung ương của Đảng khẳng định một cách nhất quán thì trong
hoạch định chính sách, tổ chức thực hiện, thậm trí trong chỉ đạo chiến lược đã

có những đổi mới và phát triển, đặc biệt từ sau đại hội Đảng VI của Đảng.
II. Nhận thức của Đảng ta về CNH qua các kì đại hội.
 Ở Việt Nam, từ năm 1960 Đảng ta đã xác định công nghiệp hóa là
nhiệm vụ trung tâm của cả thời kì quá độ. Tuy nhiên, nhận thức về công nghiệp
hóa lúc đó dựa chủ yếu trên kinh nghiệm của Liên Xô và các nước XHCN. Mô
hình này chú trọng phát triển công nghiệp nặng, xây dựng nền kinh tế khép kín,
với cơ cấu mang nặng tính hiện vật và phủ nhận các quan hệ thị trường. Trong
mô hình đó, yêu cầu hiện đại hóa và mở cửa, hội nhập kinh tế hầu như chưa
được tính đến, lĩnh vực dịch vụ chưa được xem xét như một nội dung quan
trọng của tiến trình phát triển kinh tế - xã hội. Ở Việt Nam trong khuôn khổ chế
độ công hữu tư liệu sản xuất XHCN và cơ chế kế hoạch hóa tập trung, mô hình
này được cụ thể hóa một bước thành đường lối, lấy công nghiệp nặng làm nền
tảng, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lí, đồng thời ra sức phát
triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ. Đây là đường lối CNH được thực hiện
trong giai đoạn 1960 – 1975, là giai đoạn đất nước có chiến tranh. Đường lối
CNH này phản ánh rõ nét tư duy hiện vật và tư tưởng “tự bảo đảm” – khép kín
trong chiến lược phát triển kinh tế của đất nước.
 Năm 1976, trên cơ sở đường lối CNH của đại hội III, đại hội IV đã có
sự bổ sung, cụ thể hóa về tư duy lí luận: ưu tiên phát triển công nghiệp nặng
một cách hợp lí trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, kết hợp
xây dựng công nghiệp và nông nghiệp thành một cơ cấu kinh tế công – nông
nghiệp. Trong đường lối này, tính nguyên tắc trong ưu tiên được xác lập ( ưu
tiên phát triển một cách hợp lí); đồng thời nhận thức về sự ràng buộc cơ cấu
thành một hệ thống hữu cơ cũng bộc lộ rõ hơn. Có lẽ đây là lần đầu tiên ở Việt
Nam xuất hiện ý tưởng về hài hòa của quá trình phát triển.
Đại hội IV đề ra mục tiêu: đẩy mạnh CNH, HDH, xây dựng cơ sở vật chất
của CNXH, đưa nền kinh tế nước ta từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn XHCN.
Mục tiêu được xác định như trên mang tính tổng thể, khái quát nhưng thiếu cụ
thể, các mục tiêu chưa được lượng hóa, chưa được tính toán trên cơ sở khoa học
– thực tiễn xác thực. Phần lớn các mục tiêu được nêu lên một cách định tính

chung chung ( kiểu như “đưa nền kinh tế nước ta sử sản xuất nhỏ lên sản xuất
lớn XHCN”) mà không dựa trên các luận cứ và luận chứng khoa học, không
được và cũng không thể triển khai thành các vấn đề cụ thể và có căn cứ. Cũng
không có những sự tính và dự báo các mục tiêu định lượng theo tình huống phát
triển cụ thể. Vì thế trong quá trình triển khai thực hiện rất khó kiểm soát và điều
chỉnh mục tiêu khi hoàn cảnh thay đổi, khó đánh giá chính xác kết quả thực
hiện chiến lược CNH khi kết thúc từng giai đoạn, từng chặng cụ thể của quá
trình CNH. Thêm vào đó, do các tiền đề và các điều kiện CNH không được
chuẩn bị đầy đủ nên việc chỉ đạo thực hiện chiến lược thường rơi vào tình trạng
duy ý chí, vượt quá khả năng thực tế của nền kinh tế.
 Đại hội V (1981) đã có một số bước tiến trong nội dung chiến lược
CNH, coi công nghiệp là mặt trận hàng đầu, đưa nông nghiệp một bước lên sản
xuất lớn XHCN, ra sức đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng và tiếp tục xây dựng
một số ngành công nghiệp nặng quan trọng. Kết hợp nông nghiệp, công nghiệp
sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp nặng trong cơ cấu công – nông nghiệp
hợp lí. Thực chất của bước tiến về tư duy ở đây là nêu bật tư tưởng thiết lập một
cơ cấu kinh tế và một lộ trình tổng thể phù hợp hơn với trình độ xuất phát của
nền kinh tế và với tính chất của quá trình chuyển đổi kinh tế đang diễn ra trên
phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân ( chú trọng phát triển khu vực nông
nghiệp – nông thôn; đưa nhiệm vụ phát triển công nghiệp nhẹ lên một thứ bậc
ưu tiên cao hơn có tác động đảo ngược cách đặt vấn đề truyền thống).
Đại hội V cũng tính đến yếu tố hiệu quả kinh tế một cách kĩ càng hơn, dựa
trên nguyên tắc kết hợp nông nghiệp, công nghiệp nhẹ và công nghiệp nặng
trong một tầm nhìn tổng thể. Nhưng dù nhận thức về CNH XHCN trong giai
đoạn này đạt tới trình độ nào thì cũng phải thừa nhận một thực thể hiển nhiên
là: bất chấp các nỗ lực CNH mạnh mẽ, nền kinh tế VN vẫn trở thành một nền
kinh tế thiếu hụt ngày càng nghiêm trọng, ngày càng bị mất cân đối và lâm vào
khủng hoảng. Cơ cấu kinh tế ngành trong suốt nhiều năm hầu như không dịch
chuyển. Quá trình cải tạo kĩ thuật nền kinh tế, chuyển từ trình độ thủ công sang
trình độ cơ khí chỉ đạt được những kết quả khiêm tốn.

Không thể phủ nhận rằng tình trạng đó chính là sản phẩm thực tiễn của sự
nhận thức và “sáng tạo lí luận” về CNH trong suốt nhiều năm. Trên quan điểm
hiện đại, có thể kết luận rằng khi bị đóng trong các khung kế hoạch hóa tập
trung, chỉ dựa vào lực lượng kinh tế XHCN vận hành trên nền tảng chế độ sở
hữu – công hữu ( thực chất là chế độ sở hữu mà không có người chủ sở hữu
đích thực) để tiến hành CNH, kết quả đó là tất yếu. Đó là CNH chỉ chú trọng
đến mặt hiện vật – kĩ thuật của quá trình mà ít tính đến vai trò của một mặt
khác, mặt cải biến thể chế kinh tế để xây dựng một thể chế kinh tế phù hợp với
nhiệm vụ chuyển đổi toàn bộ hệ thống. Đó là quá trình CNH diễn ra trong sự
mất cân dối cơ bản về cấu trúc bên trong: quan tâm thiên lệch “phần xác” (cơ
cấu hiện vật) và xem nhẹ “phần hồn” (hệ thống thể chế) sự tất yếu đó dẫn tới
một tất yếu khác.
Đổi mới là bước chuyển đổi có tính cách mạng của hệ thống thể chế và cơ
chế kinh tế, so với các kì đại hội trước quan điểm và đường lối CNH từ đại hội
VI đến đại hội X đã có những thay đổi căn bản.
 Đại hội VI ( 1986) được đánh giá là bước ngoặt lịch sử trong việc đổi
mới tư duy và đường lối phát triển đất nước. Trong toàn bộ sự đổi mới này, đổi
mới tư duy kinh tế là nội dung trọng yếu, có vai trò đặc biệt quan trọng. Thực
chất của đổi mới tư duy kinh tế của dại hội VI là tư tưởng: chấp nhận một cách
thực tiễn nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần; xóa bỏ cơ chế kế hoạch hóa
tập trung là cơ chế được thừa nhận là không phù hợp, gây tác động cản trở phát
triển.
Với sự thay đổi nhận thức về cơ chế và phương thức vận hành nền kinh tế
như vây, nhận thức về CNH cũng có những thay đổi mạnh mẽ. Cốt lõi của sự
thay đôi này thể hiện ở 3 điểm. Thứ nhất, chấp nhận thị trường là cơ chế mới
tham gia phân bổ nguồn lực để tiến hành CNH. Trước đây vai trò này thuộc về
nhà nước thông qua các kế hoạch tập trung cao độ, được xây dựng và thực hiện
một cách duy ý chí, với sự chi phối tuyệt đối của nguyên tắc “nhà nước bao cấp
doanh nghiệp toàn diện”. Thứ hai, coi “mở cửa” là một phương thức, một
nguyên tắc quan trọng để thực hiện CNH thay cho phương thức “tự lực cánh

sinh” vốn là cách đặt vấn đề thích hợp với hoàn cảnh chiến tranh, nền kinh tế
khép kín và bị bao vây cấm vận. Thứ ba, kinh tế nhà nước không còn là lực
lượng độc tôn tiến hành CNH. Kinh tế tư nhân trong nước và khu vực đầu tư
nước ngoài – những chủ thể mới của kinh tế nhiều thành phần – được thừa nhận
là những lực lượng quan trọng thực hiện CNH. Ba sự thay đổi trong tư duy
CNH nói trên đều gắn với sự thay đổi thể chế. Bắt nguồn từ đó, diễn ra những
thay đổi trong cách tiếp cận đến vấn đề chuyển dịch cơ cấu ngành, là vấn đề
trước đây chỉ do nhà nước quyết định. Nói khác đi bắt đầu có những thay đổi

×