BỘ YTẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Dược HÀ NỘI
gofflÌG8
NGUYỄN THỊ THU THƯỶ
NGHIÊN CỨU BÀO CHÊ
THUỐC NHỎ MẮT POVIDON lOD 2,5%
(KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Dược SỸ KHOÁ 2001 - 2006 )
Người hướng dẫn : PGS.TS. NGUYỄN v ă n long
Noí thực hiện : BỘ MÔN BÀO CHẾ
Thời gian thực hiện : 01/2006 - 05/2006
HÀ NỘI, 05/2006
»ị, : ĩ
S l
«■'/ . íĩ
J ß d i e A m ö 'n
( ỉ)ở i Làẽtạ. íxiễí Ổ4^L chàễL thỉưtl^^ em æij^t g j ỉt l ề i eảwL Ổ4L tjâ i
Q lạ itụ ỉn . <ĩ)ăjÊíL JSjm q.
Q lụ Ắ tòi th ầ ụ . đ ã tqj^L íư i h kư ố^ iụ . dỗsL í^m ằ xiốt t h è i ạ ic ư t hjỌ4í iậfL
tm th ự a ítiỀễL k ìm Á Luãềt. Çïkaj^. đ ă lu m t ehí^ tư^L Ị^ihữểtạ. kiỉ^L th ứ e khôề^tg. e h ỉ
ú ỉ e h u ụ ^ J ễ í m jầ ẽ L m à e ồ 4 t^ L í ể ih ữ t t ự . k ữ ih ễ ^ tạ h iỀ Ị^ n q Ậ ií ! m u i t ^ i ạ . e u ầ € L & jấ n jq
ố m æÙ L eỏM L Ổ^L ^ẨLÍ% (JJàwL Ç îk u ^ Œ )S^. ^ h i h
a à e á a thầụ^ e ở g io j^ f e ú n hề Uụ t h u ậ t m Ề ti bỉ% ễPiồ4i (B à a e h e '0't^ưỒ^Lạ. ^ ạ i h ạ a
'JÔCL Qlậi^
t ó
ni&WL (D i AÌểih
-
S h ih úÁ t đ ă tíLO^ đ iề u kiỀểt ạ i t í f t đs^ em iiế ễt
h íu ih th ự ii ngliiỀt^i .
^ u ố i eÌLỆLạ. e m æ h t q jử i đ ế í ^ t lìA m ẹ Làề^tạ. b i ỉ í dwL a A íl AẮe^ Ị^igxlài đ ă Luềế^t ầ
h ỉn e ạ n h e ẩ ữủy đMuạ. úiềềL e m írxịníỊ^ ằ íí ế i t h ồ i ụ ỉa n qu íL.
ể a # ft
đẽL t ấ t e ả eáú
lu iti đ ã lu ẵếi ủnụ. kA^ gjuífL đ ổ m ìn h ti^4%tiíp q xíá trìễLk kjoàwL th à n h ¡zkú á lu ậ n ,
'JÔCL Q lậ i thả ễiụ ^ 5 íiă m 2 0 06
S ừ ih oiỀJễt
QlụẮíMẬẪễL ^ h ị Çîhu ^kỉíẵỊ.
MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
PHẦN I: TỔNG QUAN
1.1. Đại cương về thuốc nhỏ mắt
2
1.1.1. Định nghĩa 2
1.1.2. Thành phần của thuốc nhỏ mắt
2
1.1.3. Sinh khả dụng và một số biện pháp làm tăng sinh khả dụng 3
1.2. Povidon iod 8
1.2.1. Công thức cấu tạo 8
1.2.2. Tính chất 8
1.2.3. Tác dụng dược lý, cơ chế
9
1.2.4. Chỉ định, chống chỉ định, cơ chế.
9
1.2.5. Phương pháp định lượng 10
1.2.6. Một số dạng bào chế povidon iod 11
1.3. Một số công trình nghiên cứu về povidon iod
11
PHẦN II: THựC NGHIỆM VÀ KẾT q u ả
2.1. Nguyên liệu và phương pháp thực nghiệm
17
2.1.1. Nguyên liệu 17
2.1.2. Thiết b ị 17
2.1.3. Phương pháp thực nghiệm 18
2.2. Kết quả thực nghiệm 22
2.2.1. kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu đến độ ổn định
của thuốc nhỏ mắt 22
2.2.1. Khảo sát tác dụng in vitro của một số mẫu chế phẩm 35
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
1. Kết luận 40
2. Đề xuất 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
CHÚ GIẢI CHỮVIẾT TẮT
AS
BP
CT
ĐK
ĐN
LH
MIC
PI
PVP
SKD
TT
Ánh sáng
Bristish Pharmacopoeia
Công thức
Điều kiện
Độ nhớt
Lão hóa
Nồng độ ức chế tối thiểu
Povidon iod
Polyvinyl pyrolidon (Povidon)
Sinh khả dụng
Thủy tinh
ĐẶT VÂN ĐỂ
Việt Nam là một nước nóng ẩm nên bệnh nhiễm khuẩn là bệnh có tỷ lệ
mắc cao, nhất là đối với mắt là một cơ quan hết sức nhạy cảm. Những bệnh
xảy ra ở mắt thường có diễn biến nhanh, triệu chứng dễ nhận thấy nên phải
chú ý để điều tiỊ kịp thời. Với một số đối tượng như trẻ em hay các trường hợp
phẫu thuật mắt, khi mà sức đề kháng không cao, dễ bị tác nhân bên ngoài tấn
công thì việc phòng tránh nhiễm khuẩn là hoàn toàn cần thiết.
Bên cạnh những thuốc điều trị các bệnh về mắt như thuốc uống, thuốc
tiêm, thuốc mỡ tra mắt, dạng thuốc nhỏ mắt vói ưu điểm tiện lợi và dễ sử
dụng thực tế vẫn được ưa dùng nhất. Tuy nhiên ở nước ta, các cơ sở chưa sản
xuất nhiều chế phẩm thuốc nhỏ mắt để có thể lựa chọn trong điều trị và phòng
bệnh.
Povidon iod (PI) là một chất có tính sát khuẩn cao, hoạt phổ kháng
khuẩn rộng hay được dùng ngoài để chống nhiễm khuẩn. Povidon iod tác
dụng tốt trong điều trị dự phòng viêm kết mạc ở trẻ em, trong phẫu thuật mắt
và một số bệnh liên quan đến mắt khác. Hiện nay, thuốc kháng sinh ngày
càng bị kháng thuốc nhiều hơn, nên việc chuyển sang dùng chất sát khuẩn với
nồng độ thích hợp làm thuốc nhỏ mắt thật sự là một giải pháp tốt. Tuy nhiên,
việc duy trì độ ổn định của chế phẩm chứa PI còn gặp khó khăn, bởi vì PI
không bền dưới ánh sáng và nhiệt độ.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn đó, chúng tôi chọn đề tài “Nghiên cứu
bào chế thuốc nhỏ mắt povỉdon ỉod 2,5%” với mục tiêu:
- Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố tới độ ổn định hoá học của
povidon iod trong dung dịch thuốc nhỏ mắt 2,5%.
- Nghiên cứu phương pháp bào chế và độ ổn định của chế phẩm.
- Sơ bộ đánh giá tác dụng in vitro của chế phẩm.
- Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn chất lượng cho chế phẩm.
PHẦNI
TỔNG QUAN
1.1 ĐẠI CƯ3NG VỀ THUỐC NHỞ MẮT
1.1.1 Định nghĩa
Thuốc nhỏ mắt là những chế phẩm lỏng vô khuẩn, có thể ở dạng dung
dung dịch hay hỗn dịch, có chứa một hoặc nhiều dược chất, được nhỏ vào túi
kết mạc, với mục đích chẩn đoán hay điều trị các bệnh về mắt. Thuốc nhỏ mắt
cũng có thể bào chế dưới dạng bột vô khuẩn và được pha với một chất lỏng vô
khuẩn thích hợp ngay trước khi dùng [1].
1.1.2 Thành phần của thuốc nhỏ mắt
Một chế phẩm thuốc nhỏ mắt có 4 thành phần: dược chất, dung môi,
các thành phần khác và bao bì đựng thuốc [1].
- Dược chất:
Dược chất dùng pha thuốc nhỏ mắt bao gồm các nhóm: kháng sinh,
chống viêm, gây tê bề mặt, giãn đồng tử, [1].
- Dung môi:
Dung môi pha thuốc nhỏ mắt thường là nước cất. Nước cất dùng để pha
thuốc nhỏ mắt phải đạt các chỉ tiêu ghi trong chuyên luận “Nước cất” của
Dược điển và phải vô khuẩn. Khi cần làm tăng độ tan đối với dược chất ít tan,
làm tăng độ ổn định với dược chất dễ bị phân huỷ, thưòtig dùng hỗn hợp dung
môi đồng tan với nước và một số biện pháp thích hợp.
Trong một số trường hợp dầu thực vật cũng được dùng làm dung môi
pha thuốc nhỏ mắt. Dầu được dùng làm dung môi phải có thể chất lỏng ở nhiệt
độ phòng và không gây kích ứng với mắt [1],
- Các tá dược khác trong thành phần thuốc nhỏ mắt:
Người ta thường thêm vào thành phần thuốc nhỏ mắt các tá dược như:
chất điều chỉnh pH, chất đẳng trương, chất chống oxy hoá, chất làm tăng độ
nhớt, chất diện hoạt Ngoài ra, do phải sử dụng nhiều lần, nên nguy cơ thuốc
nhỏ mắt bị nhiễm khuẩn từ môi trưòỉng sau mỗi lần nhỏ thuốc là rất cao. Để
đảm bảo thuốc luôn vô khuẩn trong thời gian sử dụng, trong thành phần thuốc
nhỏ mắt luôn có thêm một hay nhiều chất sát khuẩn có tác dụng tiêu diệt ngay
các vi cơ ngẫu nhiên rơi vào thuốc [1].
1.1.3. Sinh khả dụng và một sô biện pháp làm tăng SKD thuốc nhỏ mắt
1.1.3.1. Các yếu tố hạn chế SKD thuốc nhỏ mắt
Sinh khả dụng thuốc nhỏ mắt rất thấp, thường chỉ đạt 1% liều thuốc đã
dùng do mắt có hàng rào sinh lý đặc biệt ngăn cản quá trình hấp thu thuốc:
- Hệ thống nước mắt: Màng nước mắt có lớp ngoài cùng có tính thân
dầu để hạn chế sự bay hơi, ảnh hưởng tới khả năng thấm của các phân tử
thuốc. Mặt khác, tuyến lệ liên tục tiết nước mắt làm thuốc bị rửa trôi và pha
loãng dần.
- Kết mạc: Có hệ thống tưới máu tốt nên thuốc bị hấp thu vào hệ tuần
hoàn, làm giảm tác dụng của thuốc ở mắt và tăng tác dụng phụ hệ thống.
- Giác mạc: Thuốc chủ yếu được thấm qua giác mạc bằng cách khuếch
tán. Màng giác mạc có cấu tạo đặc biệt với 3 lớp mô có tính chất khác nhau.
Trong đó biểu mô: Thân lipid, lớp đệm: Thân nước và nội mô: Thân lipid. Vì
vậy chỉ có các dược chất vừa thân nước vừa thân lipid, mức độ ion hoá vừa
phải, có khả năng hoà tan trong cả 2 pha mới dễ dàng thấm qua hàng rào lipid
và hàng rào nước của giác mạc.
Ngoài ra, thuốc nhỏ mắt còn bị pha loãng bởi nước mắt. Nếu thuốc nhỏ
mắt gây kích ứng (do dược chất và các chất phụ) thì khi nhỏ vào mắt sẽ gây
phản xạ chớp mắt và làm tăng tiết nước mắt, làm thuốc bị rửa trôi nhanh
chóng và pha loãng nhiều hơn, hạn chế sự hấp thu thuốc qua giác mạc. Dịch
nước mắt còn có protein, có thể tạo phức chelat với dược chất làm giảm SKD
của thuốc [1]
1.13.2. Một số biện pháp làm tăng SKD của thuốc nhỏ mắt
Sinh khả dụng của thuốc nhỏ mắt được cải thiện khi kéo dài thời gian lưu
của thuốc trước giác mạc và làm tăng tính thấm của dược chất qua giác mạc
> Kéo dài thời gian lưu thuốc trước giác mạc: có 2 cách là làm giảm kích
ứng mắt và tăng thời gian lưu thuốc.
- Kéo dài thời gian lưu thuốc trước giác mạc:
+ Thêm vào công thức các polyme tan trong nước để làm tăng độ nhót
của thuốc nhỏ mắt. Vì khi dung dịch có độ nhớt cao, thuốc được duỵ trì lâu
hơn trước giác mạc, nước mắt khó rửa trôi hơn, đồng thời hạn chế sự thải
thuốc vào ống mũi lệ, tạo điều kiện cho dược chất hấp thu qua giác mạc tốt
hơn. Độ nhớt tối ưu của thuốc nhỏ mắt là khoảng 12-15 cps. Nếu độ nhớt
cao quá sẽ gây phản xạ tiết nước mắt và chớp mắt làm giảm hấp thu thuốc.
Ngoài ra một số chất làm tăng độ nhớt còn làm tăng độ tan hay giúp ổn định
chế phẩm [1].
Một số chất làm tăng độ nhớt hay dùng cho mắt:
Methyl cellulose (MC): Có thể dùng vói nồng độ 0,25% (loại có độ nhớt
4000 cps) và l%(loại có độ nhớt 25 cps). Khi tăng nhiệt độ, độ tan của MC
trong nước giảm và tủa lại, nhưng khi để nguội nó không hoà tan hoàn toàn trở
lại như trước. Vì thế dùng MC làm tăng độ nhớt thì không tiệt khuẩn bằng
nhiệt được [1],[8].
Alcol polyvinỉc (PVA): Dùng với nồng độ 1,4% cho dung dịch có độ
nhớt 4 - 6 cps. Alcol polỵvinic có nhiều ưu điểm hơn MC. Alcol polỵvinic có
thể tiệt khuẩn bằng phương pháp hấp [1].
Acid polyacrylic (PAA): cũng có tác dụng tốt làm tăng độ nhớt dung
dịch thuốc nhỏ mắt. Có thể dùng nồng độ 0,5% hoặc 1% [17].
Acid hyaluronic (HA); Dùng với nồng độ 0,2 - 0,3% làm tăng sinh khả
dụng, đã được nghiên cứu đối với 1 số công thức thuốc nhỏ mắt chứa
gentamycin, pilocarpin hydroclorid [17]
Ngoài ra còn dùng HPMC (0,5%), dextran 70 (0,1%), PVP (2-10%),
PEG 300, PEG 400 làm tăng độ nhớt của dung dịch thuốc nhỏ mắt.
G. Sandri nhận thấy khi sử dụng gelatin và acid polyacrylic phối hợp
vào thuốc nhỏ mắt chứa tetrahydrozolin hydroclorid, thời gian lưu của thuốc
trước giác mạc lên đến 20 phút, so vói bình thường là 3 phút [16]
L. Baỵdoun nghiên cứu sử dụng n-octenylsuccinat sử dụng với nồng độ
15%. Kết quả cho thấỵ đã kéo dài thời gian lưu thuốc trước giác mạc [20]
Tuy nhiên, bất lợi là các chất phân tử lớn thân nước làm chậm tốc độ
khuếch tán qua các màng sinh học, hay có thể tạo phức với hoạt chất (giảm
nồng độ hoạt chất hữu hiệu) hoặc tạo ra các kết hợp liên phân tử bằng các cầu
hydrogen. Vì vậy, cần xem xét việc tăng thời gian tiếp xúc thuốc/mắt có bù lại
được tác dụng ức chế của các phân tử lớn đã dùng để tăng độ nhớt hay không
[2].
Việc chọn chất làm tăng độ nhớt cho thuốc nhãn khoa phải căn cứ vào
sự dung nạp của mắt và hiệu quả điều trị của thuốc. Ngoài ra, phải xét đến kỹ
thuật bào chế: dung dịch có chất làm tăng độ nhớt dễ lọc hay không, tiệt trùng
được không, có tương kỵ gì không. Trong thực tế, việc sử dung dịch thuốc nhỏ
mắt có thêm chất tăng độ nhớt cũng còn hạn chế hơn so với dung dịch không
có chất làm tăng độ nhớt [2].
+ Chuyển sang dạng bào chế khác:
Hỗn dịch nhỏ mắt: Dược chất được phân tán trong môi trường dưới
dạng các tiểu phân. Do vậy, khi nhỏ vào mắt các tiểu phân khó bị rửa trôi hcm
và dược chất được giải phóng từ từ. Vì vậy, hỗn dịch nhỏ mắt thường có SKD
cao hơn và tác dụng kéo dài so với dung dịch thuốc nhỏ mắt ở cùng nồng độ.
Thuốc mỡ tra mắt: Duy trì giải phóng của dược chất lâu hơn do tăng
thời gian tiếp xúc của thuốc với giác mạc và ít bị pha loãng. Tuy nhiên, liều
lượng còn kém chính xác và còn gây bất tiện trong sinh hoạt [1].
Dạng gel: Làm tăng thời gian tiếp xúc của thuốc với giác mạc nên tăng
SKD. Ví dụ: Khi chuyển dạng dung dịch thuốc nhỏ mắt carteolol hydroclorid
1% sang dạng gel 0,4% cho kết quả tốt hơn, tăng sinh khả dụng và tăng thời
gian lưu thuốc trước giác mạc [12]
Một số dạng thuốc khác như kính tiếp xúc, hệ trị liệu dùng cho nhãn
khoa, hệ vi tiểu phân, hệ phân bố hoá học, hệ chuyển đổi cấu trúc pha cũng
làm tăng SKD của thuốc nhỏ mắt. [18]
ở hệ trị liệu dùng cho nhãn khoa, có một số công trình nghiên cứu mới
nhằm kéo dài thời gian tác dụng của thuốc. Người ta đã tạo ra các vòng xoắn
trên 1 trục nhỏ gọi là OphthaCoil. Các vòng dây có cấu tạo như sau: gồm 1 sợi
dây thép mảnh được phủ ra ngoài bằng các polyme có khả năng trương nở như
N-vinylpyưolidon và n-butylmethacrylat. Dược chất được phân bố trong lớp
vỏ trên. Sau đó người ta đặt vào trong túi cùng kết mạc của mắt. Lớp vỏ tmcfng
nở và giải phóng dược chất từ từ làm tăng thời gian tiếp xúc với kết mạc, do đó
làm tăng SKD và tác dụng kéo dài hơn [25].
- Hạn chế kích ứng mắt:
Khi dung dịch thuốc nhỏ mắt có pH, độ đẳng trương càng giống với
nước mắt thì càng ít gây kích ứng mắt. Vì vậy một số biện pháp sau đã được
áp dụng:
+ Thêm các chất điều chỉnh và duy trì pH của dung dịch [1].
Nước mắt có pH khoảng 7,4, khi nhỏ dung dịch có pH khác xa pH sinh
lý sẽ gây phản xạ chớp mắt hoặc tăng tiết nước mắt, làm cho liều thuốc bị rửa
trôi và pha loãng nhanh chóng. Vì vậy nên điều chỉnh pH của thuốc nhỏ mắt
gần với pH của mắt. Các hệ đệm với các dung lượng đệm nhất định thường
được sử dụng để điều chỉnh và duy trì pH của dung dịch thuốc nhỏ mắt, đảm
bảo độ ổn định của chế phẩm và ít gây kích ứng mắt. Nếu dung lượng đệm
quá cao, mắt sẽ khó đưa được về pH sinh lý cũng là một yếu tố làm tăng tiết
nước mắt, hạn chế SKD của thuốc nhỏ mắt.
+ Thêm các chất đẳng trương hoá dung dịch thuốc nhỏ mắt:
Nước mắt là dung dịch đẳng trương. Khi nhỏ dung dịch không đẳng
trưoỉng vào mắt có thể gây kích ứng mắt. Nếu dung dịch quá nhược trương có
thể gây phù nề giác mạc, còn nếu quá ưu tnicfng có thể mất nước ở biểu mô
giác mạc [1]. Việc đẳng trương hoá các dung dịch thuốc nhỏ mắt là khá phổ
biến nhằm hạn chế kích ứng mắt. Có thể dùng natri clorid (0,6 đến 2%), kali
clorid, manitol để đẳng trương hóa. Ngoài ra, còn dùng dung dịch acid boric
1,9% để pha thuốc nhỏ mắt vì thực tế lượng dược chất trong dung dịch thuốc
nhỏ mắt khá nhỏ [11].
> Sử dụng các chất làm tăng tính thấm của giác mạc đối với dược chất, cải
thiện SKD
Thêm vào trong công thức thuốc nhỏ mắt các chất hoạt động bề mặt
giúp các phân tử dược chất dễ khuếch tán qua biểu mô giác mạc hơn. Đồng
thời làm giảm sức căng bề mặt giúp thuốc phân tán nhanh hơn vào màng nước
mắt, tiếp xúc tốt hofn với giác mạc và kết mạc, nên dược chất hấp thu tốt hơn.
Tuy nhiên, việc tác động làm tăng tính thấm của giác mạc có thể gây kích ứng
và tổn thương ở mắt. Vì thế việc chọn lựa chất diện hoạt và nồng độ cũng phải
lưu ý [24].
Một số chất diện hoạt hay được dùng do có độc tính thấp như Tween
20, tween 80, benzalkonium clorid, muối và acid mật
Có tác giả đã chứng minh ảnh hưởng của các chất diện hoạt khác nhau
đối với tính thấm qua giác mạc thỏ: Kết quả cho thấy fluorescein thấm qua
giác mạc tốt nhất với hệ gồm có Tween R2 0 - Brij R3 g.
Một nghiên cứu khác đã so sánh khả năng làm tổn thương giác mạc của
9 tá dược (thử nghiệm trên mắt thỏ) cho kết quả sau: Với cùng nồng độ 1%,
khả năng kích ứng tăng dần theo thứ tự: Dimethyl sulfoxid = décaméthonium
< Tween 20 < Brij 35 = NajEDTA < glycocholat = cholat « saponin <
fusidat. 7 chất đầu tiên chỉ gây ra kích ứng nhẹ đối với giác mạc [24].
Vì vậy, khi chọn các chất làm tăng tính thấm trong thành phần thuốc
nhỏ mắt, cần phải xét xem có tạo phức với hoạt chất hay không, từ đó sử dụng
nồng độ thích hợp vừa có hiệu quả vừa không gâỵ kích ứng mắt.
1.2. POVIDON-IOD
1.2.1. Công thức cấu tạo
Povidon iod là phức hợp của iod với polyvinỵlpyưolidon
H
x l
Công thức hoá học: (QH9 NO)n.xI
Tên khoa học: l-Vinyl-2-pỵưolidinone, kết hợp với iod [14]
1.2.2. Tính chất
- Lý tính:
Bột vô định hình có màu vàng nâu hay nâu đỏ, có mùi hắc nhẹ.
Povidon iod có chứa từ 9 đến 12% iod tự do. Tan trong nước, ethanol. Không
tan trong cloroform, cacbon tetraclorua, ether, hexan và aceton [29],[36].
- Hoá tính: có phản ứng đặc trưng của iod
+ Làm hồ tinh bột chuyển sang màu xanh
+ Tính khử
- Bảo quản trong bao bì tránh ánh sáng
- Độ ổn định: Dung dịch tan trong nước có pH khoảng 3 đến 6,5. Khi đưa pH
dung dịch lên môi trường kiềm PI sẽ kém ổn định hơn [29],[36].
1.2.3. Tác dụng dược lý, cơ chê
- Tác dụng dược lý:
lod khó tan trong nước. Povidon đuợc dùng làm chất mang iod giúp iod
dễ tan trong nước và iod được giải phóng ra từ từ tạo hoạt tính sát khuẩn. lod
tự do có hoạt tính sát khuẩn rộng, diệt khuẩn trên hầu hết các loài, kể cả trực
khuẩn lao, diệt được cả bào tử, nấm, virus. Gắn vào da, dược chất thấm sâu
vào trong biểu bì, vào được máu, thải qua nước tiểu. Hấp thu toàn thân phụ
thuộc vào vùng và tình trạng sử dụng thuốc (diện rộng, da, niêm mạc, vết
thương, các khoang trong cơ thể). Khi dùng làm dung dịch rửa các vết thương
trong cơ thể, toàn bộ phức hợp cao phân tử povidon iod cũng có thể được cơ
thể hấp thu. Phức hợp này không chuyển hoá hoặc đào thải qua thận [3].
-C ơ chế:
lod tự do được nhả ra từ từ sẽ oxy hoá các nhóm -SH, amino, nitơ ở
các dị vòng, tạo liên kết với glucose, glycol, lipid, acid amin, protein của vi
khuẩn, bão hoà các đường nối đôi v.v. kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn và
tiêu diệt vi khuẩn [3]
1.2.4. Chỉ định, chống chỉ định, tác dụng phụ
- Chỉ định:
Thuốc nhỏ mắt có chứa povidon iod dược dùng điều trị bệnh viêm kết
mạc cho trẻ sơ sinh, được dùng trước khi phẫu thuật mắt để ngăn ngừa các
trường hợp nhiễm khuẩn.
Dạng dung dịch dùng ngoài để sát khuẩn các vết thương ô nhiễm và ở
da, niêm mạc trước khi phẫu thuật. Các dạng nước súc miệng, nước vệ sinh.
Lau rửa dụng cụ y tế trước khi tiệt khuẩn [5].
- Chống chỉ định:
Tiền sử quá mẫn với iod. Dùng thường xuyên ở người bệnh có rối loạn
tuyến giáp (đặc biệt biếu giáp nhân coloid, bướu giáp lưii hành và viêm tuyến
giáp Hashimoto), thời kỳ mang thai và thời kỳ cho con bú
Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, nhất là trẻ sơ sinh không nên dùng kéo dài sẽ ảnh
hưởng đến chức năng giáp trạng, suy giáp trạng [5].
- Tác dụng phụ, tương tác thuốc [3], [5]
1.2.5. Phương pháp định lượng:
a. Phương pháp oxi hoá khử
Hút chính xác 10 ml chế phẩm, cho vào bình nón dung tích lOOml.
Thêm lOml dung dịch acid hỵdrocloric 0,1M. Chuẩn độ bằng dung dịch natri
thiosulfat 0,02M. Vào lúc gần cuối chuẩn độ, khi dung dịch đã rất nhạt màu,
thêm vài giọt dung dịch chỉ thị hồ tinh bột và định lương tiếp đến khi dung
dịch mất màu hoàn toàn. Một ml dung dịch natri thiosulfat 0,02M tương
đương với 2,538 mg iod [4]
b. Phương pháp chuẩn độ điện thế dòng chảy
Phưoỉng pháp này dùng để xác định các muối iod. Dung dịch cần chuẩn
độ được cho qua các khoang đặc biệt và kết hợp với trisbathophenalthrolin, tạo
thành cặp phức và sự trao đổi xảy ra trên màng PVC. Phương pháp này cho kết
quả nhanh đối với ion iodid có nồng độ từ 10 ' - 10'^ M trong khoảng pH từ 1
đến 11. Phương pháp này có độ nhạy cao trong việc xác định nồng độ iod
dạng muối và iod tự do với nhiều khoảng nồng độ khác nhau. Giới hạn độ
nhạy để phát hiện là 0,5 ppm trong lOịxì mẫu. Độ lặp lại là 99,8% và độ lệch
chuẩn là 0,5% [28]
Tiêm mẫu vào dòng chảy để xác định hàm lượng iod dạng muối và iod
tự do trong một số chế phẩm có chứa PI. Tiến hành như sau: tiêm 1 lượng chế
phẩm có chứa PI vào dòng chảy chứa muối natri Sulfat và acid ascobic sẽ định
lượng được tỷ lệ iod dạng muối và iod tự do. Tiếp theo tiêm 1 lượng mẫu thứ 2
vào dòng chứa resorcin kiềm và tính toán được tỷ lệ giữa 2 dạng muối iod và
iod tự do. Nồng độ iod dạng muối và dạng tự do được tính toán dựa vào những
tín hiệu kế tiếp nhau. Phương pháp này cho kết quả đáng tin cậy và đã được
Dược điển Mỹ chấp nhận [28].
1.2.6. Một số dạng bào chê povidon iod
- Betadine (Zuellig Pharma): Dung dịch dùng ngoài 10%, dung dịch sát
trùng phụ khoa 10%, dung dịch tạo bọt dùng ngoài 7,5%, thuốc mỡ 10%,
dung dịch súc miệng 1%
- Povidone iodine 10% (XNDP TW5): Dung dịch dùng ngoài
- Povitad (Stada VN): Nước súc miệng có PI, menthol, methyl salisỵlat
Povitad gel (Stada VN): ống lOg, 20g, 30g dạng gel [7],[9].
1.3. MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN c ú u VỀ POVIDON lOD
a. Nghiên cứu về tác dụng của povidon iod trên một sô vi sinh vật
A.L. Barry [10] và cộng sự đã nghiên cứu về hiệu quả kháng khuẩn của
PI đối với một số chủng vi khuẩn gây bệnh. Sự kháng kháng sinh hiện đang là
vấn đề mà ngành y tế quan tâm. Mục đích của nghiên cứu này là nghiên cứu
xem liệu sự thay đổi cơ chế chuyển hoá, hay sự thay đổi của màng bao ngoài
tế bào vi khuẩn do sự kháng kháng sinh có ảnh hưẻmg nào đó đến chất diệt
khuẩn hay không.
Kết quả cho thấy dù có sự khác nhau nhỏ nhưng cả 1165 mẫu được
phân lập và thí nghiệm đều cho thấy PI ức chế hiệu quả vi sinh vật ngay ở
nồng độ thưcỉng được sử dụng. Staphylococcus ssp. khá nhạy cảm với PI dù đã
kháng methicillin. Streptococcus pneumoniae đã kháng Penicillin không ảnh
hưởng đến MIC của PI. Sau khi đã thử nghiệm, giá trị MIC đối với 1 số chủng
như sau :
Pseudomonas aeruginosa, Escherichia coli, Enterobactor, Haemophilus
influenzae, Enterococcus (kháng và chưa kháng Vancomycin), Candida đều
có MIC > 12500 /xg/ml.
Streptococcus pneumoniae (kháng và chưa kháng Penicillin),
Staphylococcus (kháng và chưa kháng Methicillin) có MIC > 6250 jU,g/ml.
Qua nghiên cứu này, tác giả đã kết luận rằng sự kháng kháng sinh
không ảnh hưởng đến hoạt động diệt khuẩn của PI. Và giá trị MIC của PI đối
với hầu hết các vi sinh vật mà nó có tác dụng là 12500 /xg/ml [10],[22].
b. Một sô nghiên cứu đối với mắt
> Rahim Najafi và cộng sự [26] nghiên cứu tác dụng của thuốc nhỏ
mắt povidon iod 2,5% đối với bệnh viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh.
Viêm kết mạc là một trong những bệnh viêm nhiễm ở mắt của trẻ sơ
sinh, không điều trị bệnh kịp thời có thể gây mù, đặc biệt nếu nguồn bệnh là
Neisseria gonorrhoeae hay Chlamydia trachomatis.
Thuốc nhỏ mắt povidon iod là một tác nhân kháng khuẩn hiệu quả với
phổ kháng khuẩn rộng, và không bị vi khuẩn kháng thuốc. Povidon iod rẻ hơn
và ít độc hơn so với các chất hiện nay được sử dụng để ngăn ngừa bệnh viêm
kết mạc [23],[26].
Các tác giả sử dụng dung dịch thuốc nhỏ mắt povidon iod 2,5%, được
kiểm soát một số chỉ tiêu chất lượng như pH, chất bảo quản, áp suất thẩm
thấu, điều kiện vô khuẩn và độ ổn định hoá học. pH dung dịch được đưa về 5,
vì ở pH này dung dịch thuốc nhỏ mắt PI 2,5% bền vững hơn. Thử nghiệm lâm
sàng được tiến hành trên 475 trẻ sơ sinh. Trong vòng 30 phút đầu nhỏ mỗi bên
mắt 1 giọt dung dịch povidon iod 2,5%. Kết quả nghiên cứu cho thấỵ nhóm sử
dụng dung dịch PI tỷ lệ tiếp tục chảy mủ ở mắt chỉ còn 2,5% thấp hơn nhiều
so với nhóm chứng (không dùng các biện pháp phòng bệnh) là 10,9%.
Tác giả đã đề xuất việc sử dụng dung dịch thuốc nhỏ mắt povidon iod
2,5% như một biện pháp phòng ngừa bệnh viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh [26].
> Trong nghiên cứu của mình, Sherwin J. Isenberg [30] và cộng sự đã
chứng minh vai trò của PI trong dự phòng bệnh viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh.
Ban đầu bệnh viêm kết mạc được điều tri bằng dung dịch bạc nitrat. Sau
khi kháng sinh ra đời người ta đã dần thay thế bạc nitrat bằng erythromycin
hay tetracyclin.
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng PI 2,5% hiệu quả tốt hơn
erythromycin và bạc nitrat trong điều trị bệnh viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh. Kết
quả cho thấy: Trẻ điều trị bằng bạc nitrat có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn 34% so
với PL Còn trẻ điều trị bằng erythromycin có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn 16% so
với PI [13],[30].
Tác giả đề xuất việc sử dụng dung dịch PI 2,5% thav thế cho các biện
pháp đã được sử dụng trước đây trong điều trị bệnh viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh.
> J Katz và cộng sự [19] tiến hành nghiên cứu về khả năng làm phục
hồi thị lực do bệnh loét giác mạc của dung dịch povidon iod 2,5%. Chế phẩm
PI được sử dụng kèm theo phác đồ kháng sinh chuẩn để điều trị kháng khuẩn
trong bệnh loét giác mạc và giảm kích thước của sẹo ở giác mạc, nâng cao
năng lực phục hồi thị giác cho người bệnh.
Nghiên cứu được tiến hành như sau: Toàn bộ bệnh nhân được chẩn đoán
là loét giác mạc chia làm 2 nhóm. Nhóm 1 điều trị bằng phác đồ kháng sinh
chuẩn (cloramphenicol hoặc gentamycin), nhóm 2 điều trị bằng phác đồ
kháng sinh chuẩn, dùng thêm povidon iod 2,5%, 2hAần X 2 tuần. Đánh giá kết
quả dựa vào vị trí kích thước sự hiện diện của các vết loét và vùng giác mạc đã
lên sẹo sau khi điều trị 2- 4 tháng bằng phác đồ trên.
Kết quả cho th ấY ở 2 nhóm thí nghiệm, hiệu quả điều trị gần tương
đương nhau, nhóm 2 có tác dụng cao hơn nhóm 1. Mặc dù trong thử nghiệm
lâm sàng này, tuy chưa thấy rõ được lợi ích của việc thêm povidon iod vào
phác đồ kháng sinh chuẩn. Nhưng có thể dự đoán việc sử dụng một mình
Povidon iod hoàn toàn có thể cho kết quả tốt. ở nồng độ 2,5%, dung dịch
povidon iod có khả năng dung nạp tốt và ít tác dụng phụ hơn phác đồ kháng
sinh chuẩn.
> Thomas A. Ciulla và cộng sự [37] tiến hành nghiên cứu đánh giá việc
sử dụng các biện pháp phòng ngừa vi khuẩn tấn công trong phẫu thuật bệnh
đục thuỷ tinh thể. Thí nghiệm được chia ra thành nhiều nhóm, sử dụng các
biện pháp phòng bệnh khác nhau như sử dụng kháng sinh (penicilin G hay
cloramphenicol), sử dụng dung dịch nước muối, và dung dịch PI. Kết quả cho
thấy mặc dù không có biện pháp nào loại trừ được hoàn toàn khả năng nhiễm
khuẩn từ ngoài môi trường nhưng nhóm sử dụng dung dịch PI cho tác dụng tốt
hơn các nhóm còn lại. ở nhóm dùng dung dịch PI, khả năng nhiễm khuẩn sau
phẫu thuật thấp hơn. Vì vậy, tác giả kết luận rằng hiện tại dung dịch PI là tác
nhân kháng khuẩn hiệu quả nhất để phòng ngừa vi khuẩn tấn công đối với các
ca phẫu thuật ở bệnh nhân đục thuỷ tinh thể.
Yaniv Barkana và cộng sự [38] đã so sánh khả năng tiêu diệt các vi sinh
vật tại kết mạc của dung dịch PI 4%, dung dịch ofloxacin 0,3% và dung dịch
chlorhexidin 0,05% trong phòng ngừa nhiễm khuẩn mắt trước khi tháo bỏ chỉ
khâu cho bệnh nhân phẫu thuật đục thuỷ tinh thể. Thí nghiệm được tiến hành
như sau: Bố trí ba nhóm thử, mỗi nhóm 25 người bệnh, một bên mắt được nhỏ
dung dịch PI 4% hoặc dung dịch ofloxacin 0,3% hoặc chlorhexidin 0,05%.
Mắt còn lại được dùng để so sánh. Ba phút sau khi nhỏ thuốc, vi khuẩn được
cấy ra khỏi túi màng kết ở cả hai mắt. Sau đó đem ủ trong vòng 35 đến 48 giờ,
số lượng vi khuẩn được đếm và so sánh. Kết quả cho thấy thuốc ức chế hiệu
quả với chủng vi khuẩn và không có sự khác nhau nhiều giữa ba nhóm thuốc
điều trị. Thử nghiệm nuôi cấy vi sinh cho kết quả tốt trong việc làm giảm các
vi khuẩn hội sinh tại kết mạc (kết quả cấy vô trùng trên 52%). Các thuốc này
đều có thể được dùng phòng ngừa sự nhiễm khuẩn mắt khi tháo bỏ chỉ khâu
cho bệnh nhân phẫu thuật đục thuỷ tinh thể.
c. Một sô ứng dụng khác của povidon iod.
> Gerald Muller và cộng sự [15] nghiên cứu tác dụng của PI trên các tổ
chức khớp bị viêm khi có sự xâm nhập của vi khuẩn. Mục đích của nghiên cứu
là đánh giá tác dụng chống lại vi sinh vật của chất sát khuẩn để có thể ứng
dụng trong phẫu thuật mở khớp. Nghiên cứu được tiến hành trong ống
nghiệm, thử nghiệm trên xương bò dưới sự có mặt của E. coli và s. aureus.
Dung dịch PI được dùng với nồng độ 0,5 %, ở nồng độ này, dung dịch PI
0,5% không chỉ có tác dụng diệt khuẩn tốt, không gây ức chế trên chuyển hoá
của sụn, bên cạnh đó nó còn kích thích sự phát triển của tế bào sụn trong ống
nghiệm sau một thời gian nhất định. Kích thích tế bào phát triển 15 đến 30%
sau 72h.
> ưri Wormser [33] đã chỉ ra những lợi ích của việc dùng thuốc mỡ PI
điều trị các trường hợp bỏng. Khi bị rộp da do nhiễm hơi độc lò, bôi PI trong
vòng 20 phút sẽ có tác dụng bảo vệ da. Thuốc mỡ PI có hiệu quả tốt với các
chất độc như carboxybuthylcloroethyl sulfid và meclorethamin, bảo vệ da
khỏi quá trình oxi hoá của các chất acid iodoacetic, divinylsulfon và
cantharidin. Povidon iod có tác dụng giải độc bởi vì giúp da tránh khỏi sự tiếp
xúc trực tiếp với các tác nhân oxi hoá như gốc nitro hay gốc lưu huỳnh. Kinh
nghiệm điều trị với bệnh nhân bỏng nhiệt cho thấy sử dụng PI ngay sau khi
bỏng sẽ làm giảm kích ứng, từ đó giúp da tránh khỏi các thương tổn. Vì vậy
thuốc mỡ PI được giới thiệu như một tác nhân chống độc cho da có hiệu quả
bởi các hoá chất nguy hiểm và sự kích thích của nhiệt độ cao.
Trong một nghiên cứu khác, tác giả chỉ ra rằng thuốc mỡ Povidon iod
còn có tác dụng làm giảm hoạt động của các enzym phá huỷ collagen sinh ra
do nhiễm độc khí nitrogen. Khi da bị phồng rộp, sưng tấy do nhiễm độc, xuất
hiện các enzym tiêu protein, haỵ các enzym tiêu collagen có tên
metalloproteinase (MMP). Trong công trình nghiên cứu này vùng da tiếp xúc
với khí độc nitrogen được điều trị bằng thuốc mỡ PI và đánh giá tác dụng
chống lại các collagenase của thuốc mỡ PL Thí nghiệm tiến hành trên chuột.
Kết quả cho thấy MPP bị giảm nhanh chóng sau khi sử dụng PI trong vòng 15
phút. Tỷ lệ giảm từ 60 đến 88%. Như vậy thuốc mỡ PI sẽ giúp ngăn cản quá
trình phân huỷ protein, giúp vết thương không bị ăn sâu, hạn chế tổn thưcmg
của quá trình nhiễm độc [34]
Kết hçfp thuốc chống viêm với PI cho tác dụng tốt với vùng da bị tổn
thương do nhiễm độc lưu huỳnh. Kết quả thực nghiệm cho thấỵ sau khi sử
dụng chế phẩm có chứa PI 10%, piroxicam, clobetasol vào vùng da bị tổn
thương, làm giảm tình trạng loét biểu bì, giảm tỷ lệ hoại tử và có tác dụng làm
liền sẹo, đồng thời nó cũng làm giảm vùng da kế cận bị tổn thương do tiến
hành thí nghiệm [35]
Povidon iod dạng gel còn được dùng rộng rãi để điều trị nhiễm khuẩn
trong các trường hợp bỏng. Gel PI 10%, hoà tan trong nước cho pH từ 1,5 đến
3,5 với khoảng 1% iod tự do. Povidon iod giải phóng từ từ iod tự do gây ra tác
dụng kháng khuẩn và nấm, đặc biệt trong những ca bỏng kéo dài. Steen đã chỉ
ra rằng PI có hiệu quả hơn bạc nitrat trong điều trị nhiễm trùng ở bệnh nhân
bỏng. Tuy nhiên ở một số rất ít trường hợp đối với vết bỏng rộng, lod có thể bị
hấp thu qua da gây tác dụng phụ nên việc điều trị cũng phải xem xét và theo
dõi [21]
> Rani A. Sunder [27] và các đồng nghiệp đã tiến hành nghiên cứu về
việc đặt ống thông ở trẻ em bị tắc tuyến mũi lệ. Trong nghiên cứu này có sử
dụng PI 0,01% vừa để sát khuẩn vừa làm chất nhận biết dấu hiệu tuyến mũi lệ
đã được luu thông.
> Một nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng trong trường hợp thụ tinh trong
ống nghiệm, khi cấy trứng đã thụ tinh vào cơ thể người mẹ vi khuẩn rất dễ
xâm nhập gâv ra các ổ áp xe tại khung xương chậu. Vì vậy, trước khi tiến
hành cấy ghép nếu rửa bằng dung dịch nước muối rồi thụt rửa lại bằng dung
dịch PI sẽ rất hiệu quả để ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng khung xương chậu
[39].
PHẦN II
THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ
2.1. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THựC NGHIỆM
2.1.1. Nguyên liệu
Bảng 1: Nguyên liệu sử dụng
Nguyên liệu
Nguồn gốc
Tiêu chuẩn
Povidon iod
Canada USP24
Acid citric
Trung Quốc
BP98
Acid boric
Trung Quốc
BP98
Natri dihydrophosphat
Trung Quốc
Tinh khiết hoá học.
Dinatri hydrophosphat
Trung Quốc
Tinh khiết hoá học
Glycerin
Trung Quốc
BP98
Benzalkonium clorid
Merck
USP24
Natri thiosulfat
Merck
USP24
Tween 80
Trung Quốc
BP98
Acid acetic
Trung Quốc
BP98
Natri hydroxy d
Trung Quốc
BP98
Natri clorid
Trung Quốc
BP98
Polyvinyl pyrolidon
Trung Quốc
BP98
Acid hydrocloric
Trung Quốc
BP98
Lọ thủy tinh màu và không
màu lOOml, lọ nhựa 5ml
Việt Nam
NhàSX
2.1.2. Thiết bị
- Máy đo pH Mettler Toledo
- Máy đo độ nhớt Brookfield
- Thiết bị lọc Satorius với màng lọc cellulose
0,2|am
acetat, kích^thi^c lỗ lọc
\
- Cân phân tích Satorius-BP 12IS
- Máy hút nén chân không và các dụng cụ thuỷ tinh thông thường.
2.1.3. Phương pháp thực nghiệm
2.1.3.1. Bào chế thuốc nhỏ mắt povidon-iod 2,5%
Sau khi nghiên cứu sơ bộ và tham khảo tài liệu, chúng tôi chọn công
thức khởi điểm như sau; (một số tá dược có thể được thay đổi trong quá trình
nghiên cứu)
CT,
Povidon iod
2,5 g
Acid citric
0,4705 g
Dinatri hydrophosphat
1,976 g
Glycerin
1 g
Natri clorid 0,9 g
Nước cất pha tiêm vđ
100 ml
Điều chỉnh pH bằng dung dịch acid hydrocloric 0,1M nếu cần và pha chế theo
sơ đồ (Hl)
Hình 1: Sơ đồ các giai đoạn bào chế thuốc nhỏ mắt povidon iod 2,5%
Trình tự: đun nóng khoảng 70 ml nước nước cất lên 60 - 70°c, hoà tan
tá dược có trong công thức, cuối cùng cho dược chất, vừa cho vừa khuấy đều
đến khi tan hết. Bổ sung nước, điều chỉnh pH, thêm nước cho vừa đủ thể tích.
Lọc qua màng 0,2ju,m. Kiểm nghiệm bán thành phẩm rồi đóng lọ. Theo dõi và
đánh giá độ ổn định.
2.1.3.2. Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố đến độ ổn định
của thuốc nhỏ mắt
- Ảnh hưcmg của pH đến độ ổn định của povidon iod
Pha các dung dịch thuốc nhỏ mắt PI 2,5% có các thành phần như CTq.
Lấy giá trị pH thay đổi từ 4 đến 6 để xét sự ảnh hưởng của pH đến độ ổn định
hoạt chất.
- Ảnh hưcmg của chất tăng độ nhớt
Sử dụng PVP để làm tăng độ nhớt của dung dịch. Các giá trị độ nhớt
tăng dần từ 3 (cps) đến 8 (cps).
- Ảnh hưởng của hệ đệm và nồng độ đệm: Sau khi đã lựa chọn được giá
trị pH và độ nhớt của dung dịch PI thích hợp, tiến hành nghiên cứu ảnh hưỏĩig
của một số hệ đệm với những nồng độ khác nhau tới độ ổn định của hoạt chất.
- Ảnh hưởng của chất diện hoạt: So sánh độ ổn định của một số dung
dịch PI 2,5% có thêm chất diện hoạt ion hóa (benzalkonium clorid) và không
ion hoá (Tween 80).
- Ảnh hưcttig của bao bì: Lựa chọn 3 loại bao bì: lọ thuỷ tinh màu và
không màu, lọ PE 5 ml.
> Điều kiện bảo quản: Các mẫu dung dịch thuốc nhỏ mắt sau khi pha chế,
được để trong 3 điều kiện sau:
+ Lão hoá cấp tốc (trong tủ vi khí hậu): nhiệt độ 40°c ±2, độẩm75%±5
+ Điều kiện cưỡng bức: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng thay đổi theo điều kiện
ngoài trời, bằng cách treo các mẫu ngoài cửa sổ.
+ Điều kiện thực: mẫu thử để trong phòng, tránh ánh sáng. t°: 20°- 35°c,
RH: 45 - 90%
> Các mẫu thuốc được đánh giá độ ổn định dựa trên các chỉ tiêu;
+ Màu sắc dung dịch
+ pH: Đo pH của các dung dịch thuốc trước và sau khi bảo quản.
+ Hàm lượng dược chất; Định lượng povidon iod trong dung dịch thuốc
nhỏ mắt trước và sau khi bảo quản [14].
Tiến hành: Lấy chính xác 10 ml dung dịch PVP-I, cho vào bình nón
dung tích lOOml. Thêm 10 ml dung dịch HCl 0,1M. Chuẩn độ bằng dung dịch
natri thiosulíat 0,02M, xác định điểm tương đương bằng hồ tinh bột.
Một ml dung dịch natri thiosulíat 0,02M ứng với 2,538 mg iod tự do.
Tính kết quả: lĩiiod tựdo thực tế = X 2,538
10 ml dung dịch PI (0,25 g PI) ứng với x% iod tự do
\ 4 _ mxx%
tự do lý thuyết ■“ Õ~25
% hàm lượng PI =— xl00% =
mtt mxx%
0,25
x% là giá trị % iod tự do trong chế phẩm
m: khối lượng PI tính cho 100 ml dung dịch
V: thể tích dung dịch natri thiosulfat 0,02M dùng hết.
Với mỗi mẫu tiến hành định lượng 3 lần và lấy kết quả trung bình.
2.1.3.3. Đánh giá tác dụng in vitro của chế phẩm nghiên cứu trên một số
chủng vi sinh vật
- Giống vi sinh vật kiểm định: do bộ môn Vi sinh - Sinh học trường Đại
học Dược cung cấp:
+ Vi khuẩn Gram (-):
Escheria Coli ATCC 25922 (EC)
Pseudomonas aeruginosa VM 201 (Pseu)
+ Vi khuẩn Gram (+)
Staphylococus aureus ATCC 1128 (Sta)