1
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP
NGUYỄN DUY TRƯỜNG
TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG PHI KỸ THUẬT
TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
Chuyên ngành : Thiết bị, mạng & Nhà máy điện
Mã số : 60.52.50
THÁI NGUYÊN - 2012
Luận văn được hoàn thành tại trường Đại học Kỹ tuật Công
nghiệp Thái Nguyên.
Cán bộ HDKH : PGS.TS. Đặng Quốc Thống
Phản biện 1 : TS. Nguyễn Đăng Toản
Phản biện 2 : TS. Ngô Đức Minh
Luận văn đã được bảo vệ trước hội đồng chấm luận văn, họp tại: Phòng cao học
số 02, trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên.
Vào 13 giờ 30 phút ngày 25 tháng 07 năm 2012.
Có thể tìm hiển luận văn tại Trung tâm Học liệu tại Đại học
Thái Nguyên và Thư viện trường Đại học Kỹ thuật công nghiệp Thái Nguyên.
2
PHẦN MỞ ĐẦU
Như chúng ta đã biết tổn thất điện năng chung bao gồm tổn thất điện năng
kỹ thuật và tổn thất điện năng phi kỹ thuật (Non-Technical Losses - NTL). Thông
thường các Công ty Điện lực chỉ cho chúng ta biết con số tổn thất điện năng
chung mà không chỉ rõ tỷ lệ tổn thất điện năng của từng loại tổn thất, có thể vì
nhiều yếu tố như: Điều kiện để tiến hành đo đạc không cho phép, thiết bị đo chưa
đủ hiện đại để phát hiện, công tác quản lý chưa tốt…Những yếu tố này ảnh hưởng
không nhỏ đến chỉ tiêu kinh doanh, một trong những chỉ tiêu quan trọng của
ngành điện và đến một thời điểm nào đó các Công ty Điện lực cần phải tiến hành
nâng cấp thiết bị và tăng cường quản lý chặt chẽ hơn. Giải pháp hiện tại đang
được sử dụng phổ biến là cài đặt các công tơ theo ba biểu giá tỏ ra không thích
hợp nhất là đối với những khu vực có nhu cầu sử dụng điện lớn như các khu công
nghiệp, do các nguyên nhân sau:
- Tình trạng vi phạm trong sử dụng điện: Gian lận điện dưới nhiều hình thức
(câu móc điện trực tiếp, tác động làm sai lệch mạch đo đếm điện năng, gây hư
hỏng, chết cháy công tơ…).
- Do sự chủ quan của các Công ty điện lực khi công tơ hỏng không thay thế
kịp thời, bỏ sót hoặc ghi sai chỉ số, do không thực hiện đúng chu kỳ kiểm định và
thay thế công tơ định kỳ theo quy định của nhà nước.
Do vậy, luận văn này tập trung điều tra bản chất của NTL, từ đó tìm ra các
biện pháp giảm NTL trong Hệ thống điện.
NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI
Chương 1: Tổn thất điện năng trong Hệ thống điện
Chương 2: Hiện trạng gian lận điện năng trong Hệ thống điện Việt Nam
Chương 3: Tính toán áp dụng cho lưới điện huyện Văn Lâm - Hưng Yên
Trong luận văn này đề cập đến vấn đề mang tính thực tiễn, các kết quả tính
toán dựa trên cơ sở số liệu thống kê từ lưới điện thực tế, các giải pháp đề ra dựa
trên cơ sở lý thuyết và thực tiễn, phù hợp với điều kiện kinh tế hiện nay ở các
Công ty Điện lực trên cả nước.
3
CHƯƠNG 1
TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Một bài báo đánh giá việc gian lận điện năng ở Việt Nam làm thất thoát
hàng chục tỉ đồng mỗi năm
[1]
. Đánh giá trên là khởi nguồn cho đề tài nghiên cứu
này. Tổn thất điện năng trong Hệ thống điện nói chung bao gồm tổn thất kỹ thuật
và NTL. Trong đó, tổn thất điện năng kỹ thuật là lượng tổn thất gây ra do tổn thất
công suất trên đường dây và các thiết bị điện trong hệ thống điện, bên cạnh đó thì
NTL lại là tổn thất điện năng do gian lận điện, do sai số của các thiết bị đo đếm
điện năng hoặc do lỗi quản lý hệ thống đo đếm điện năng. Ngoài ra, người đóng
vai trò là quản lý cũng là một trong những nguyên nhân gây lên NTL.
Để nghiên cứu về NTL, vốn là một phần của tổn thất chung trong các Hệ
thống điện, bước tất yếu đầu tiên là cần hiểu được bức tranh tổng thể về các loại
tổn thất trong các hệ thống điện.
Tổn thất kỹ thuật là những tổn hao xảy ra do những đặc trưng vật lý của Hệ
thống điện (gây ra bởi những hoạt động bên trong Hệ thống điện) và chủ yếu là do
sự tiêu tán năng lượng trên các phần tử của Hệ thống điện như đường dây, máy
biến áp, các hệ thống đo lường…có thể tính toán và kiểm soát những tổn hao này
khi biết trước thông số của tải tiêu thụ.
Bên cạnh đó, NTL là kết quả của những hành động cố ý bên ngoài tác động
vào Hệ thống điện, hoặc có thể gây ra bởi những tải hay các thông số không được
đưa vào để tính toán tổn thất kỹ thuật. Việc tính toán NTL sẽ khó khăn hơn tổn
thất kỹ thuật bởi tổn hao này thường không xác định được khi vận hành Hệ thống
và do đó thông tin không được lưu lại. Những nguyên nhân chính gây lên NTL là:
• Gian lận điện năng bằng nhiều hình thức khác nhau.
• Hóa đơn điện không được thanh toán tiền bởi người sử dụng.
• Sai sót trong việc tính toán những tổn hao thuộc về kỹ thuật.
• Sai sót trong kế toán và lưu giữ số liệu khiến các thông tin về kỹ thuật bị
thay đổi.
Gian lận điện năng là nguyên nhân nổi bật nhất của NTL. Tuy nhiên, ba
nguyên nhân còn lại của NTL được nhắc đến ở trên không được phân tích trong
luận văn này, vì thế vai trò của chúng chưa được biết đến. Các hình thức gian lận
điện năng cụ thể sẽ được đề cập ở Chương 2.
1.2 TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN
1[]
/>4
Tổn thất của một Hệ thống điện bất kỳ bao gồm 2 thành phần: Tổn thất kỹ
thuật và NTL. Tổn thất kỹ thuật là những tổn hao xảy ra do đặc trưng vật lý của
trang thiết bị và cơ sở hạ tầng Hệ thống điện, như tổn hao trên đường dây, tổn hao
trong máy biến áp, máy cắt và máy phát điện Thực tế, khi tổn thất trên các phần
tử càng nhỏ thì phụ tải sẽ được cung cấp nhiều điện năng hơn. Tổn thất kỹ thuật
có thể được tính toán dựa trên các đặc điểm tự nhiên của các phần tử trong Hệ
thống điện: điện trở, điện kháng, điện dung, điện áp, dòng điện, và công suất trên
các phần tử. Mặc dù dữ liệu và công cụ cho việc tính toán tổn thất trong Hệ thống
điện là có sẵn, nhưng những phương pháp hiện tại cũng có những hạn chế nhất
định khi thực hiện những phép tính này. Vấn đề này sẽ được bàn đến ở phần “Tổn
thất kỹ thuật trong các hệ thống điện” bên dưới.
Ngoài ra, tổn thất điện năng kỹ thuật còn liên quan đến việc đánh giá chất
lượng điện năng. Chất lượng điện năng được đánh giá theo nhiều yếu tố và nó
phản ánh trực tiếp hiện trạng lưới điện của một khu vực là tốt hay chưa tốt.
1.5 TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG KỸ THUẬT TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN VÀ
CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG KỸ THUẬT
Tổn thất kỹ thuật trong hệ thống điện là những tổn hao về năng lượng xảy ra
do các đặc điểm vật lý của các phần tử thuộc hạ tầng hệ thống. Một ví dụ phổ biến
của tổn hao này là tổn hao năng lượng gây ra bởi điện trở (R) của đường dây. Tổn
hao năng lượng trung bình của một đường dây có thể được biểu diễn bằng công thức.
∆P = P
nguồn
– P
tải
(kW) (1-14)
Trong đó: P
nguồn
: Là năng lượng trung bình mà nguồn đưa vào đường dây.
P
tải
: Là năng lượng sử dụng bởi tải ở đầu kia của đường dây.
Tổn thất công suất tác dụng gây ra tổn thất điện năng trên điện trở R của
lưới điện, đó là tích phân của tổn thất công suất theo thời gian vận hành:
∫
∆=∆
t
dttPA
0
)(
(kWh) (1-15)
Với 0 và t là thời điểm bắt đầu và kết thúc của khoảng thời gian tính toán
∆A. Do đó, ta cần thông tin tương đối chính xác về ∆P(t)
để có thể tính được tổn
thất điện năng ∆A.
1.5.1 Xác định tổn thất điện năng với sự trợ giúp của các thiết bị đo
1.5.1.1 Xác định tổn thất điện năng theo các chỉ số công tơ
1.5.1.2 Xác định tổn thất điện năng bằng đông hồ đo đếm tổn thất
1.5.2 Xác định tổn thất điện năng theo phương pháp điện trở đẳng trị
1.5.3 Xác định tổn thất điện năng theo các đặc tính xác suất của phụ tải
1.5.3.1 Tổn thất trên đường dây
1.5.3.2 Tổn thất trong các máy biến áp
1.5.4 Xác định tổn thất điện năng theo đường cong tổn thất
5
1.5.5 Xác định tổn thất điện năng theo cường độ dòng điện thực tế
1.5.6 Xác định tổn thất điện năng theo đồ thị phụ tải
1.5.7 Xác định tổn thất điện năng theo thời gian tổn thất công suất cực đại
1.5.7.1 Phương pháp xác định theo τ
1.5.7.2 Phương pháp xác định theo τ
p
và τ
q
1.5.7.3 Phương pháp 2τ
1.5.8 Xác định tổn thất điện năng theo dòng điện trung bình bình phương
1.6 NTL VÀ PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH NTL
1.6.1 NTL
NTL hay còn gọi là tổn thất điện năng thương mại là do tình trạng vi phạm
trong sử dụng điện như: Lấy cắp điện dưới nhiều hình thức (câu móc điện trực
tiếp, tác động làm sai lệch mạch đo đếm điện năng, gây hư hỏng, chết cháy công
tơ, các thiết bị mạch đo lường…); do chủ quan của người quản lý khi công tơ
chết, cháy không thay thế kịp thời; bỏ sót hoặc ghi sai chỉ số; do không thực hiện
đúng chu kỳ kiểm định và thay thế công tơ định kỳ theo quy định… dẫn đến điện
năng bán cho khách hàng qua hệ thống đo đếm thấp hơn lượng điện năng mà
khách hàng sử dụng.
1.6.2 Phương pháp xác định NTL
NTL rất khó để xác định, song nếu biết tổn thất điện năng kỹ thuật và lượng
tổn thất điện năng chung của toàn lưới ta sẽ tính được NTL như sau:
%NTL = %∆A
∑
- %∆A
KT
(1-54)
Trong đó: %∆A
∑
: Phần trăm tổn thất điện năng chung của lưới điện
%∆A
KT
: Phần trăm tổn thất điện năng kỹ thuật của lưới điện
CHƯƠNG 2
HIỆN TRẠNG GIAN LẬN ĐIỆN NĂNG
TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN VIỆT NAM
2.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo thống kê của Tổng công ty điện lực TPHCM, thì số vụ vi phạm trộm
cắp điện những năm gần đây xuất hiện ngày càng nhiều và có xu hướng gia tăng
trong thời gian tới. Chỉ riêng trong năm 2010, Tổng công ty điện lực TPHCM đã
phát hiện và lập biên bản trên 2.600 trường hợp, sản lượng diện năng truy thu là
hơn 18 triệu kWh một năm với tổng số tiền trên 32 tỷ đồng. Chỉ trong 8 tháng đầu
năm nay, Tổng công ty đã xử lý hơn 1.300 biên bản vi phạm và truy thu gần 950
trường hợp khách hàng gian lận điện với số tiền hơn 15 tỷ đồng. Qua quá trình lập
biên bản kiểm tra, đa số những trường hợp gian lận rơi vào các hộ gia đình, điện
sinh hoạt. Số vụ vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh ít hơn nhưng thiệt hại gây ra
thì nghiêm trọng hơn.
6
Hình 2.1. Cấu tạo cơ bản của Công tơ điện một pha
2.2 HIỆN TRẠNG TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG DO GIAN LẬN
Như trình bày ở Chương 1, tình trạng gian lận điện năng là trường hợp rất
khó phát hiện, thậm chí là không thể phát hiện đuợc nếu chỉ sử dụng thông tin cung
cấp bởi các cơ quan thu chi phí sử dụng điện. Ở một số vùng, nhiều phụ tải không thể
đo được hoặc được đo theo từng cụm gia đình sử dụng, khiến cho quá trình tính toán
có sai số mang tính chất kỹ thuật hoặc phi kỹ thuật. Đôi khi vấn đề này còn liên quan
đến người trực tiếp đọc thông số hiển thị trên đồng hồ mà trước đó được đào tạo
không đúng nguyên tắc và cũng có thể khi dòng điện cao thế với mức tiêu thụ điện
năng lớn tại khu vực cũng là nguyên nhân dẫn đến sai số - trong đó nhân viên kỹ thuật
cũng là nhân tố liên quan khi kiểm tra công tơ và máy biến áp đo lường.
Ban đầu, xem Hình 2.1 dưới đây, công tơ điện có thiết kế hở và tất cả các
bộ phận cấu tạo của nó đều lộ thiên và có thể dễ dàng bị tiếp cận. Tuy nhiên, vào
đầu năm 1899, tại một buổi họp của Hiệp hội các Công ty Chiếu Sáng Edison đã
cho thấy rằng tình trạng gian lận điện là một vấn đề cần được quan tâm. Trên cơ
sở các khuyến nghị được tổng kết tại buổi họp, sau đó đã có sự cải tiến về mặt
hiệu suất và độ chính xác của các công tơ điện:
-Thứ nhất, thiết kế có vỏ bọc chống bụi và côn trùng.
-Thứ hai, phần vỏ và khung được gắn vào nhau cố định để tránh tình trạng can
thiệp và va chạm từ các nhân tố bên ngoài.
-Thứ ba, các giải pháp bảo vệ toàn diện được áp dụng nhằm hạn chế hành động
phá hoại các mối hàn liên kết của các đối tượng không được quyền tác động vào
thiết bị.
7
Hình 2.2. Công tơ điện thế hệ cũ
Hình 2.3. Công tơ điện thế hệ mới
2.3 CÁC HÌNH THỨC GIAN LẬN ĐIỆN NĂNG
Có hai cách có thể gian lận điện: Nối trực tiếp với tải không đăng ký vào
đường dây điện và phá hủy đồng hồ đo điện đã đăng ký nhằm giảm lượng điện
tiêu thụ cần phải thanh toán cho Công ty điện lực. Khi các mối hàn bị phá hỏng,
người muốn gian lận trong số lượng điện tiêu thụ sẽ có nhiều cách để làm sai số
hoặc khiến công tơ không làm việc. Dưới đây là các cách gian lận điện năng
thường gặp trên thực tế.
8
2.3.1 Đấu công tơ điện cao thế
Hình 2.4. Sơ đồ đấu nối công tơ điện 3 pha
2.3.2 Can thiệp vào các đầu nối của công tơ
Là cách xâm phạm công tơ điện phổ biến nhất, bởi các mối hàn này rất dễ
tiếp cận, chúng nằm ngay bên dưới công tơ điện. Khi các mối hàn đầu cuối bị phá
sẽ rất dễ dàng nối các dây điều khiển và dây biến áp dòng với đất, khiến cho ít
nhất là một pha sẽ không hiển thị điện áp hay dòng điện trên công tơ điện.
2.3.3 Phá hủy dây điều khiển
Dây điều khiển là các dây thứ cấp trong bộ biến dòng điện và biến điện áp.
Các công tơ dùng cho những tải lớn đo các giá trị dòng lớn và bắt buộc phải sử
dụng các bộ biến dòng để giảm mức dòng xuống, để tương thích với các thành
phần trong công tơ. Một khi sự cách điện của dây điều khiển bị phá vỡ, các điểm
nối bên ngoài sẽ được đấu để làm giảm dòng điện đi vào công tơ, như thế công tơ
sẽ đọc số dòng ít hơn thực tế.
2.3.4 Can thiệp vào các mối hàn công tơ điện
Là một cách thức xâm phạm phổ biến khác. Can thiệp vào các mối hàn công
tơ điện nghĩa là một người tiếp cận vào chính công tơ điện đó. Có rất nhiều cách
can thiệp và các cách này sẽ được trình bày dưới đây.
2.3.5 Nối ngắn mạch các dây trong mạch đo lường điều khiển
Tương tự như phá các dây điều khiển, việc làm chập mạch sẽ làm chệch số
đọc dòng trong công tơ điện. Trong trường hợp này dòng điện đi vào công tơ sẽ
bằng không. Tác dụng lên công tơ điện là rõ ràng và ngay lập tức: với dòng điện
bằng không thì các số đọc công suất và năng lượng sẽ là không, hoặc mức tiêu thụ
tích lũy sẽ giữ nguyên.
2.3.6 Thay đổi đầu nối điện áp
9
Máy biến dòng
Máy biến điện áp
Các điểm nối điện áp trong hộp công tơ điện cho phép giúp công tơ có thể
đọc điện áp của tải. Một khi bị phá hỏng (nối tắt xuống đất hoặc có dây mát khác
nối vào), các số đọc được của nhân viên Điện lực sẽ bị sai lệch so với thực tế,
trong trường hợp ăn cắp điện thì số đọc được của điện áp sẽ là thấp hơn.
2.3.7 Nối trực tiếp với lưới điện cao thế
Đây là một cách gian lận điện mà đồng hồ không thể đo được lượng điện
tiêu thụ. Khó khăn chính của vấn đề này đó là hầu hết tải điện áp cao thế được lắp
đặt theo yêu cầu của khách hàng, ví dụ một trung tâm mua sắm yêu cầu điện áp 6
kV. Vì khách hàng là người yêu cầu mắc điện trực tiếp, và những đầu mối này đều
dễ dàng bị can thiệp. Đồng thời, không phải kỹ sư điện nào cũng muốn tiếp cận
đường dây điện cao thế nếu không có sự hỗ trợ thiết bị an toàn của công ty.
2.3.8 Can thiệp vào công tơ điện
Khi các mối hàn trên công tơ bị phá hỏng thì con người dễ dàng tác động
vào các bộ phận bên trong của đồng hồ, và từ đó sẽ có rất nhiều cách làm cho
đồng hồ ngừng làm việc hoặc hiển thị sai số. Một cách phổ biến nhất đó là tác
động cơ học đến đĩa quay của công tơ và trục hiển thị số lượng điện tiêu thụ. Cách
khác nữa đó là quay lại đĩa về số thấp hơn khiến cho hóa đơn không chính xác.
Tất nhiên, các cách này sẽ không thể áp dụng cho đồng hồ có màn hình hiển thị
kỹ thuật số số liệu điện tiêu thụ, nhưng đối với hầu hết đồng hồ lắp đặt hiện tại
đều sử dụng đĩa quay được sản xuất từ những năm 1980 hoặc trước đó nữa.
2.3.9 Tổ đấu dây của máy biến dòng điện (TI)
Đây là cách thức để có thể giảm chi phí đầu tư cho thiết bị điện. Nhiều hệ
thống đo lường sử dụng công tơ 3 pha nhưng chỉ cần dùng máy biến dòng điện 2
pha để đọc thông số trên 2 pha A và B thay vì đọc thông số trên cả 3 pha, tất nhiên
tải 3 pha phải là tải mang tính chất đối xứng.
2.3.10 Công tơ điện hạ áp (điện áp pha 220 V)
Công tơ đo đếm điện năng ở lưới điện hạ áp hoạt động dựa trên nguyên lý như
đã đề cập ở đầu chương. Cấu tạo cụ thể của công tơ được minh họa như Hình 2.5.
Hình 2.5. Cấu tạo công tơ hạ áp
10
Cuộn áp
Dây trung tính
Điểm gắn cứng
Cuộn dòng
2.3.11 Đấu trực tiếp với lưới điện
Trên thực tế, phần lớn các tải ở lưới điện hạ áp là các hộ dùng điện sinh hoạt
và các cơ sở sản xuất nhỏ, người ta thường đấu nối trực tiếp các tải này vào lưới
điện qua các công tơ và thiết bị đo lường điện, vì trong lưới hạ áp khi thực hiện
việc đấu nối thiết bị điện trực tiếp với lưới điện sẽ dễ dàng hơn nhiều so với lưới
cao áp. Tất nhiên, về mặt an toàn sẽ thấp hơn, vì ở lưới điện hạ áp thường sử dụng
các thiết bị bảo hộ lao động đơn giản và thô sơ như: kìm, dao, kéo…
2.3.12 Sử dụng dây trung tính
Đối với phương pháp này, cách mà các hộ tiêu thụ thường thực hiện là lấy một
dây ‘nóng’ vào nhà, còn dây trung tính (dây ‘lạnh’) cắm trực tiếp xuống đất hoặc đôi
khi nối vào hệ thống ống dẫn nước của ngôi nhà. Trong trường hợp này, hộ tiêu thụ sẽ
sử dụng một máy biến áp nhỏ, vì khi đó điện áp đầu vào của công tơ sẽ thấp hơn điện
áp thực tế, kết quả dẫn đến chỉ số của công tơ sẽ giảm đi so với thực tế.
2.3.13 Đấu nối vào điện áp dây
Là biện pháp tương tự như sử dụng dây trung tính ở trên. Điện áp dây của
lưới điện hạ áp thường là 240 V (Ở Mỹ) hoặc 380 V (Việt Nam).
CHƯƠNG 3
TÍNH TOÁN ÁP DỤNG CHO LƯỚI ĐIỆN HUYỆN VĂN LÂM - HƯNG YÊN
3.1 THỰC TRẠNG LƯỚI ĐIỆN CỦA HUYỆN VĂN LÂM
3.1.1 Nguồn điện cấp cho Văn Lâm
Hiện tại huyện Văn Lâm có 2 trạm trung gian 110/35/22 kV là E284 và
E.285 và 1 trạm từ 35/10 kV.
Lưới điện của huyện có 2 trạm trung gian 110/35 kV nên việc cấp thường
xuyên tương đối ổn định, ít phải cắt điện toàn huyện hoặc phải cắt một phần lưới
của huyện để sửa chữa và khi có sự cố. Lưới điện được xây dựng mới nhưng vẫn
còn 1 phấn được xây dựng từ những năm 1964-1990 nên thiết bị hầu hết là lạc hậu,
đã vận hành qua nhiều năm nên đã quá cũ và lạc hậu. Đầu nguồn bố trí đóng cắt
bằng cầu dao nên mỗi khi thao tác phía 35 kV thường phải cắt máy cắt từ đầu
nguồn làm gián đoạn thời gian cung cấp điện.
Đường dây 35 kV có 48 km trong đó có 14 km từ Lạc Đạo- Thị Trấn Như
Quỳnh là dây AC70 còn lại (nhánh Đại Đồng-Thị Trấn Như Quỳnh – Hệ… là dây
AC50)
Đường dây 10 kV có 184 km gồm 61,7 km đường trục là dây AC50 và
122,3 km đường nhánh là dây AC35.
Đường dây 0,4 kV có 380 km.
11
3.1.2 Khái quát về lưới điện lộ 971-7
Các trạm tiêu thụ do lộ 971-7 Văn Lâm cấp điện tới chủ yếu là các trạm cấp
điện cho nông thôn, do đó không có phụ tải công nghiệp. Ở đây chỉ có một vài
xưởng cơ khí nhỏ nên nó không ảnh hưởng nhiều đến hình dạng của đồ thị phụ tải
trong trạm tiêu thụ.
Do các trạm tiêu thụ chủ yếu là các trạm dân sinh nên điện năng chủ yếu
phục vụ cho sinh hoạt của các gia đình, các điểm dịch vụ nhỏ, uỷ ban, trạm xá và
trường học trong các xã, chiếu sáng đường giao thông,
Hệ thống kênh mương ở vùng này rất thuận lợi cho việc tưới tiêu nên các
trạm bơm phục vụ cho thuỷ lợi rất ít khi phải sử dụng đến và mỗi lần sử dụng thì
thời gian sử dụng cũng rất ít nên khi tính toán hao tổn ta có thể bỏ qua không xét
đến ảnh hưởng của nó.
Về chăn nuôi ở đây không phát triển, chăn nuôi ở đây chỉ mang tính nhỏ lẻ
chăn nuôi gia đình do đó các thiết bị, động cơ dùng để chế biến thức ăn gia súc,
gia cầm và rửa chuồng trại là rất ít. Các máy nghiền thức ăn gia súc chủ yếu tập
trung trong các trạm xay xát, nhưng do ở đây có những trạm xát di động nên số
lượng các trạm xay xát cũng không nhiều.
3.1.3 Sơ đồ lưới điện một sợi của lộ 971-7
3.2 PHƯƠNG PHÁP TÍNH TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG CHO LỘ 971-7
3.2.1 Nhận xét về các phương pháp tính tổn thất điện năng
Từ nội dung của các phương pháp ta có một số nhận xét về mỗi phương pháp
như sau:
+ Đối với biện pháp sử dụng các thiết bị đo đếm: Nếu dựa vào các chỉ số
công tơ đo điện năng tiêu thụ tại các trạm tiêu thụ đem so sánh với chỉ số công tơ
ở đầu đường dây thì cho ra kết quả có sai số rất lớn do không thể lấy đồng thời
các chỉ số công tơ đặt tại các điểm này.
+ Xác định tổn thất điện năng theo dòng điện thực tế lại gặp nhiều khó khăn
do dòng điện luôn luôn biến đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố do đó việc xác định
tổn thất điện năng theo phương pháp này là rất phức tạp.
+ Phương pháp điện trở đẳng trị tuy có đơn giản, dễ tính toán nhưng nếu sử dụng
phương pháp này để tính cho lưới phức tạp thì lại gặp khó khăn trong xác định điện
trở đẳng trị do phụ thuộc vào dòng điện thực tế chạy trong các nhánh dây.
+ Phương pháp xác định hao tổn điện năng theo đường cong tổn thất có ưu
điểm là đơn giản, độ chính xác cao nếu có đầy đủ các thông tin và các thông số, nó
cũng là công cụ rất hiệu quả để giải quyết các bài toán liên quan đến tính kinh tế, kĩ
12
thuật, vận hành hệ thống cung cấp điện do xây dựng được họ đường cong với các
giá trị khác nhau.
+ Xác định tổn thất điện năng theo đồ thị phụ tải, phương pháp này tuy có đơn
giản nhưng để xác định được tổn thất điện năng theo phương pháp này ta phải giả thiết
trong khoảng thời gian Δt ta coi giá trị dòng điện hay công suất là không đổi và coi
điện áp bằng điện áp định mức, do đó kết quả tính toán có sai số lớn.
+ Xác định hao tổn điện năng theo đặc tính xác suất của phụ tải
Ta đã biết phụ tải điện là đại lượng ngẫu nhiên, chịu tác động của nhiều yếu
tố do đó hao tổn điện năng cũng là đại lượng ngẫu nhiên vì vậy khi tính toán ta có
thể sử dụng phương pháp xác suất thống kê để tính.
+ Tính hao tổn điện năng theo phương pháp thời gian hao tổn công suất cực
đại τ. Phương pháp này có ưu điểm là có thể xác định các thông số tính toán một
cách dễ dàng và khối lượng đo đếm không lớn, đặc biệt tính theo phương pháp
này còn xác định được tình trạng làm việc của các phần tử.
3.2.2 Phương pháp tính tổn thất điện năng cho lộ 971-7
Theo phân tích về ưu nhược điểm của các phương pháp ở trên. Ta thấy rằng
các phương pháp trên đều cho ra kết quả gần đúng. Nhưng với điều kiện thực tế
là: thời gian giới hạn, thiết bị do đếm đơn giản ta thấy rằng với lộ 971-7 Văn Lâm
thì phương pháp tính hao tổn điện năng theo thời gian hao tổn công suất cực đại là
phương pháp phù hợp nhất.
Các bước tiến hành tính toán hao tổn điện năng theo phương pháp thời
gian hao tổn công suất cực đại:
Bước 1: Thu thập đồ thị phụ tải của lộ 971-7
* Xây dựng đồ thị phụ tải
* Xác định thời gian tổn thất công suất cực đại (τ)
Bước 2: Xác định tổn thất công suất trong lộ 971-7
* Thu thập điện năng tại các trạm tiêu thụ
* Xác định điện trở đường dây
* Xác định công suất cực đại của các trạm tiêu thụ
* Xác định công suất cực đại tại các trạm tiêu thụ còn lại
* Tổng hợp phụ tải
* Xác định hao tổn điện năng
3.3 XÂY DỰNG ĐỒ THỊ PHỤ TẢI ĐIỂN HÌNH CỦA LỘ 971-7
Trong thời gian thu thập số liệu, tôi đã tiến hành đo công suất của trạm biến
áp trung gian lộ 971-7 Văn Lâm trong một số ngày điển hình của mùa đông. Tôi
đã tiến hành đo đếm và quan sát ghi chỉ số công tơ của lộ 971-7 Vân Lâm đặt tại
13
đầu nguồn sau mỗi giờ và thu được điện năng của lộ trong 1 giờ chính bằng công
suất của lộ trong giờ đó. Tiến hành đo trong 7 ngày thu được số liệu sau khi tính
toán và xử lý được thể hiện qua các bảng số liệu 3.2. Từ số liệu tính toán của
Bảng 3.2 ta xây dựng được đồ thị phụ tải ngày mùa đông của lộ 971-7 Văn Lâm
thể hiện trong các hình 3.1.
3.3.1 Xây dựng đồ thị phụ tải mùa đông
Bảng 3.2 Công suất đo ngày điển hình mùa đông của lộ 971-7 Văn Lâm
Giờ
đo
Công Suất Các Ngày Đo (kW)
20/2 21/2 22/2 23/2 24/2 25/2 26/2
i
P
i
σ
δ
i
P
P
tt
1 120 146 132 156 132 134 124 134.86 4.35 2.8 137.66
2 120 120 132 156 162 134 124 135.43 5.98 3.84 139.27
3 120 120 126 172 162 134 127 137.29 7.36 4.73 142.02
4 179 208 210 258 256 265 295 238.71 14.19 9.12 247.83
5 236 208 267 263 274 265 254 252.43 8.07 5.19 257.62
6 293 208 212 263 296 278 267 259.57 12.6 8.1 267.67
7 314 292 381 360 315 356 312 332.86 11.4 7.32 340.18
8 393 370 362 356 364 378 354 368.14 4.78 3.07 371.21
9 580 563 519 586 532 528 564 553.14 9.33 5.99 559.13
10 580 548 589 579 567 583 527 567.57 7.84 5.04 572.61
11 575 548 598 605 616 556 557 579.29 9.47 6.08 585.37
12 418 402 426 411 427 435 441 422.86 4.74 3.05 425.91
13 404 407 418 424 428 426 319 403.71 13.47 8.66 412.37
14 410 421 421 416 443 436 389 419.43 6.16 3.96 423.39
15 410 452 407 426 425 447 404 424.43 6.7 4.31 428.74
16 464 483 407 485 470 468 408 455 11.67 7.5 462.5
17 575 643 590 625 627 632 614 615.14 8.5 5.46 620.6
18 833 837 828 810 815 823 817 823.29 3.47 2.23 825.52
19 754 721 764 712 708 686 734 725.57 9.51 6.11 731.68
20 649 645 706 705 608 695 598 658 15.8 10.2 668.15
21 464 581 556 543 536 607 598 555 16.91 10.9 565.87
22 409 395 389 407 454 398 406 408.29 7.49 4.81 413.1
23 230 284 243 222 225 218 268 241.43 8.86 5.69 247.12
24 184 198 232 315 209 212 221 224.43 14.98 9.63 234.06
14
Hình 3.1 Đồ thị phụ tải ngày mùa đông điển hình của lộ 971-7
Tính toán các thông số của đồ thị phụ tải mùa đông:
Phụ tải trung bình: P
TB
=
∑
∑
=
=
n
i
i
n
i
ii
t
tP
1
1
= 419.98 ( kW )
Thời gian sử dụng công suất cực đại: T
M
=
M
n
i
ii
P
tP
∑
=1
= 12.21 ( h )
Thời gian hao tổn công suất cực đại:
τ
=
2
1
2
M
n
i
ii
P
tP
∑
=
= 7.54 ( h )
Hệ số điền kín của đồ thị: k
dk
=
M
tb
P
P
= 0.5
3.3.2 Xây dựng đồ thị phụ tải mùa hè
Số liệu tháng 6 tôi không thể đo đếm được, vì vậy tôi thu thập thông qua sổ
nhật ký vận hành của trạm. Qua quá trình đo đếm và thu thập số liệu ta có bảng số
liệu sau:
15
Bảng 3.3 Công suất đo ngày điển hình mùa hè của lộ 971 -7 Văn Lâm
Giờ
đo
8/6 9/6 10/6 12/6 13/6 14/6 15/6
i
P
i
σ
P
tt
P
tt
2
1 190 200 215 200 210 210 210 205.0 8.02 210.2 44163.0
2 190 200 215 200 210 210 210 205.0 8.02 210.2 44163.0
3 220 230 250 265 262 263 265 250.7 17.15 261.7 68507.8
4 220 230 250 265 262 263 265 250.7 17.15 261.7 68507.8
5 250 250 265 270 275 275 270 265.0 10.00 271.4 73674.2
6 250 255 265 270 270 275 280 266.4 9.90 272.8 74414.4
7 280 300 310 320 320 330 350 315.7 20.60 329.0 108208.1
8 300 320 350 350 355 355 360 341.4 20.82 354.8 125890.1
9 400 385 380 420 420 425 400 404.3 16.57 414.9 172166.9
10 525 550 550 565 570 580 580 560.0 18.32 571.8 326920.9
11 525 550 560 560 580 620 600 570.7 29.57 589.7 347769.7
12 550 545 545 545 550 650 650 576.4 46.58 606.4 367672.4
13 500 520 530 550 560 520 600 540.0 30.71 559.7 313297.7
14 450 420 450 560 560 560 650 521.4 76.98 570.9 325915.4
15 450 430 420 550 565 560 600 510.7 68.99 555.1 308080.5
16 550 550 525 525 565 550 600 552.1 23.73 567.4 321931.4
17 750 745 685 690 725 745 750 727.1 26.30 744.0 553595.5
18 850 845 865 865 875 865 800 852.1 23.28 867.1 751862.4
19 750 760 775 800 760 765 780 770.0 15.35 779.9 608181.6
20 650 620 655 635 640 645 635 640.0 10.69 646.9 418440.8
21 380 380 400 450 460 460 480 430.0 38.91 455.0 207025.0
22 250 265 320 325 345 360 365 318.6 41.72 345.4 119287.3
23 190 200 220 220 210 215 215 210.0 10.35 216.7 46937.2
24 190 200 220 220 210 215 215 210.0 10.35 216.7 46937.2
Hình 3.2 Đồ thị phụ tải ngày mùa hè điển hình của lộ 971-7
Tính toán các thông số của đồ thị phụ tải mùa hè:
16
Phụ tải trung bình: P
TB
=
∑
∑
=
=
n
i
i
n
i
ii
t
tP
1
1
= 453,3 ( kW )
Thời gian sử dụng công suất cực đại: T
M
=
M
n
i
ii
P
tP
∑
=1
= 12,55 ( h )
Thời gian hao tổn công suất cực đại:
τ
=
2
1
2
M
n
i
ii
P
tP
∑
=
= 7.8 ( h )
Hệ số điền kín của đồ thị: k
dk
=
M
tb
P
P
= 0.52
3.3.3 Xây dựng đồ thị phụ tải năm
Đối với vùng đồng bằng bắc bộ thường lấy mùa hè là 190 ngày và mùa
đông là 175 ngày.
Cách xây dựng:
Kẻ đường thẳng đi qua điểm cao nhất của đồ thị phụ tải ngày đêm và xác
định thời gian tác động của phụ tải này trong năm tức là ứng với phụ tải P
1
ta sẽ
có thời gian t
1
= t
1h
+ t
1đ
, tiếp theo ta kẻ đường thẳng đi qua bậc thang thứ 2 và xác
định P
2
ứng với thời gian t
2
, tiếp tục cho đến P
n
. Ta thiết lập được bảng tác động
của phụ tải trong năm và căn cứ vào đó để xây dựng đồ thị phụ tải năm.
Công suất Thời gian tác động
P
1
t
1
= 190. t
1
h
+ 175. t
1
đ
P
2
t
2
= 190. t
2
h
+ 175. t
2
đ
… ……………………
P
n
P
n
= 190. t
n
h
+ 175. t
n
đ
Bảng 3.4 Số liệu công suất tiêu thụ trong năm 2011
TT T(h) P(kW) TT T(h) P(kW)
1 190 1045 25 175 427
2 175 829 26 190 425
3 190 828 27 175 421
4 190 768 28 190 417
5 175 742 29 175 376
6 175 685 30 190 368
7 190 663 31 175 352
8 190 644 32 190 327
9 175 630 33 190 311
10 175 595 34 190 309
11 175 584 35 175 281
12 175 581 36 190 270
13 175 569 37 175 266
14 190 516 38 190 265
15 190 482 39 190 265
17
16 190 477 40 190 264
17 190 476 41 175 263
18 175 475 42 190 257
19 190 461 43 175 256
20 190 452 44 175 250
21 175 436 45 190 218
22 175 431 46 175 150
23 175 430 47 175 146
24 190 428 48 175 142
Hình 3.3 Đồ thị phụ tải năm của lộ 971-7
Tính toán các thông số của đồ thị phụ tải năm:
-Phụ tải trung bình: P
TB
=
∑
∑
=
=
n
i
i
n
i
ii
t
tP
1
1
= 428.94 ( kW )
- Thời gian sử dụng công suất cực đại: T
M
=
M
n
i
ii
P
tP
∑
=1
= 3650 ( h )
- Thời gian hao tổn công suất cực đại:
τ
=
2
1
2
M
n
i
ii
P
tP
∑
=
= 1838 ( h )
- Hệ số điền kín của đồ thị: k
dk
=
M
tb
P
P
= 0.42
3.4 TÍNH TOÁN HỆ SỐ COSφ CỦA LỘ 971-7
Hệ số cos
ϕ
được xác định theo công thức: cos
ϕ
=
22
QP
P
AA
A
+
(3.15)
Trong đó A
P
, A
Q
là năng lượng tác dụng và phản kháng.
Bảng 3.5 Điện năng đo được trong các ngày điển hình
18
0
200
400
600
800
1000
1200
876 1752 2628 3504 4380 5256 6132 7008 7884 8760
t(h)
P(kW)
Ngày Đo A
p
(kWh) A
q
(kVArh) cos
ϕ
20/01/2011 62852 38952 0.85
21/01/2011 65032 36855 0.87
22/01/2011 62555 37118 0.86
23/01/2011 51835 34833 0.83
24/01/2011 63144 40787 0.84
25/01/2011 62893 37318 0.86
26/01/2011 55154 37064 0.83
cos
TB
ϕ
=
n
n
i
i
∑
=1
cos
ϕ
= 0.85
3.4.1. Công suất tính toán của các trạm
Dựa vào lượng điện năng tiêu thụ trong năm thống kê được tại các trạm và thời
của các trạm theo công thức: P
t
=
M
T
A
( kW ) (3.16)
Q
t
= P
t
.tg
ϕ
(kVAR) (3.17)
Với T
max
= 3650 (h), cos
ϕ
= 0.85.
Ví dụ tính cho trạm B.Lỗ Xá ta có:
P
tmax
=
M
T
A
=
3650
16714
= 5 (kW).
Tính toán cho các trạm ta thu được số kết quả cho trong Bảng 3.6 thời gian tổn
thất công suất cực đại cả năm của toàn lộ ta tính được công suất tải cực đại.
Bảng 3.6 Công suất tính toán của các trạm thuộc lộ 971-7
STT Tên trạm biến áp
Cấp điện
áp
S
nBA
(kVA)
A
tải
(kWh)
P
tải
(kW)
1 B. Lỗ Xá 10/0.4 180 16714 5
2 T. Quan Cù 10/0.4 180 199240 55
3 T. Hoàng Lê 10/0.4 250 479990 132
4 T.Yên Xá 10/0.4 250 320460 88
5 T. Ngọc Trì 10/0.4 180 93700 26
6 T.Bà Sinh 10/0.4 180 28699 8
7 B.Việt Hưng A 10/0.4 180 883905 242
8 T.Đồng Trung 10/0.4 250 542072 149
9 T.B. Việt Hưng 10/0.4 160 25859 7
10 T.Việt Hưng 2 10/0.4 180 25786 7
11 T.Lê Thanh 10/0.4 180 309440 85
12 Trạm Mậu Lương 10/0.4 180 499675 136
13 T. Dốc Tảo 10/0.4 320 529489 145
14 T.Xuân Đào 10/0.4 400 714641 196
15 Trung Tâm -LT 10/0.4 320 506149 139
16 T. Đồng Xá-ĐĐ 10/0.4 180 236475 65
17 T. Kim Huy 10/0.4 320 37750 10
18 T. Kim Huy -PDP 10/0.4 250 390960 107
19 T. Thanh Khê 10/0.4 250 717454 197
19
20 T. PDP <Phúc Xá> 10/0.4 160 243880 67
21 T. Phú Nhuận 10/0.4 250 745400 204
22 T. Phả Lệ 10/0.4 250 342720 94
23 T. Sầm Khúc 10/0.4 250 404640 111
24 T. Dinh Khuốc 10/0.4 250 451345 124
25 T. Bơm Lương Tài 10/0.4 320 18170 5
26 T. UB Xã Minh Hải 10/0.4 320 46732 13
27 T. B. Hoàng Nha MH 10/0.4 180 276313 76
28 T. Hoàng Nha - MH 10/0.4 320 865790 237
29 T. Đại Từ 1 - ĐĐ 10/0.4 320 764325 209
30 T. CQT Đại Đồng 10/0.4 250 456234 125
31 T. Bưu điện – ĐĐ 10/0.4 50 21047 6
32 T. Đại Từ 2 – ĐĐ 10/0.4 180 26324 7
33 T. Đại Đồng 3 10/0.4 50 18321 5
34 T. Đại Đồng 4 10/0.4 180 231367 63
35 T. Nước HY 10/0.4 180 237651 65
36 T. Đông Mai - CĐ 10/0.4 320 567291 155
37 T. Nghĩa Lộ 10/0.4 250 431456 118
3.4.2 Sử dụng phần mềm LOADFLOW tính tổn thất điện năng cho lộ 971-7
Phần mềm LOADFLOW là phần mềm do tác giả Trần Tấn Lợi viết, đây là
một phần mềm khá đơn giản, ít chức năng mà lại được viết cả trong tiếng Việt nên
khả năng ứng dụng rộng rãi vào thực tế rất tốt. Ngoài ra, tuy LOADFLOW đơn giản,
ít chức năng, song nó lại hướng cho đối tượng là lưới phân phối và lưới hạ áp. Đặc
biệt là khả năng tính tổn thất điện năng kỹ thuật là mặt mạnh nhất đáng nói đến ở
phần mềm này. Thực chất LOADFLOW vẫn là phần mềm tính trào lưu công suất
dựa trên bài toán tính chế độ xác lập như PSSE, song ngay từ lúc hình thành nó đã
chú ý ngay đến việc tính tổn thất điện năng cho lưới điện. Ngoài ra để LOADFLOW
tính được tổn thất điện năng cho lưới điện, nó yêu cầu một bộ số liệu tiêu chuẩn cho
từng hộ phụ tải bao gồm các số liệu sau:
Đối với nút phụ tải là trạm biến áp phụ tải:
- Mã máy biến áp (bao gồm kiểu máy BA, công suất). LOADFLOW sẽ dụng tham số
này để tra và xác định các thông số của sơ đồ thay thế máy biến áp.
- P
max
. (công suất cực đại).
- T
max
. (thời gian chịu tổn thất công suất cực đại).
- cosϕ . (hệ số công suất cực đại).
- t (thời gian vận hành).
Đối với nút phụ tải không phải là trạm biến áp phụ tải:
Các nút này có thể là đại diện cho một nhánh khác có lấy điện từ lưới này, lúc
đó các tham số của phụ tải vẫn sẽ bao gồm:
- P
max
. (công suất cực đại).
- T
max
. (thời gian sử dụng công suất cực đại).
- cosϕ . (hệ số công suất cực đại).
- t (thời gian vận hành).
20
Bộ dữ liệu đầu vào dành cho nút không có trạm biến áp phụ tải:
+ P
tt
; Q
tt
(cosϕ) ; T
max
; t (nếu vào Q
tt
thì thôi không vào cosϕ và ngược lại).
Bộ dữ liệu đầu vào dành cho nút có trạm biến áp phụ tải:
Vì có trạm biến áp phụ tải cho nên việc vào liệu trước tiên là chọn loại máy
biến áp trong thư viện cho phù hợp với lưới điện thực tế, sau đó gõ tên trạm và cuối
cùng là vào liệu phụ tải, lúc đó Bạn có thể chọn 1 trong những bộ dữ liệu dưới đây:
+ P
max
, cosϕ ; T
max
; t. (bộ dữ liệu tiêu chuẩn).
Sau khi đã vào liệu cho Chương trình, LOADFLOW thực hiện việc tính tổn
thất điện năng như sau:
+ Tổn thất điện năng trong các trạm được xác định theo (3-18); và (3-19):
∆A
trạm
= ∆P
0
. n . t + ∆P
N
(K
t
)
2
. n . τ (3-18)
∆A
tram
= ∑∆A
trạm_i
= ∑ ∆P
0i
. n
i
. t
i
+ ∆P
Ni
(K
t
)
2
. n
i
. τ
i
(3-19)
Trong đó τ được xác định theo T
max
riêng của từng trạm theo (1-8).
+ Tổn thất điện năng trên đường dây được xác định theo (3-20)
∑∑∑
===
k
ijtb
k
tbijij
k
ijluoi
P P.PA
∆ττ∆τ∆∆
(3-20)
Trong đó τ
tb
được xác định theo (3-21). Điều này có nghĩa là việc tính tổn
thất điện năng trên đường dây trong LOADFLOW được xử lý tương tự như cách
tính tổn thất điện năng trên đường dây nhờ sự hỗ trợ của PSSE, điều khác cơ bản là
sau khi đã vào liệu đầy đủ LOADFLOW tự xác định τ
tb
theo (3-21) và tự tính tổn
thất điện năng cho từng đoạn của lưới điện theo (3-20) một cách tự động, tránh được
các sai sót nếu phải tính thủ công. Tuy nhiên, việc tính tổn thất điện năng trên đường
dây của tất cả các đoạn mạch của lưới điện theo τ
tb
sẽ làm cho kết quả tính kém
chính xác, đặc biệt là các lưới điện lớn, các lưới điện có nhiều loại hình phụ tải đa
dạng (có T
max
khá khác nhau). Lúc đó chính xác hơn cả tổn thất điện năng trên
đường dây cần phải được xác định theo công thức sau:
ij
k
ijluoi
.PA
τ∆∆
∑
=
(kWh) (3-21)
Trong đó: ∆P
ij
– là tổn thất công suất tác dụng tại đoạn mạch ij của lưới điện.
τ
ij
- là thời gian tổn thất công suất cực đại trung bình của tất cả các phụ
tải có đi qua đoạn mạch ij của lưới điện. Tham số này vẫn có thể xác định theo (3-
22). Tuy nhiên “n” là số các hộ phụ tải có đi qua đoạn mạch ij.
τ
tb
=
P
P
i i
i
n
i
i
n
max
max
. τ
=
=
∑
∑
1
1
(h) (3-22)
Công thức (3-22) hoàn toàn có thể xác định bằng phương pháp thủ công, tất
nhiên sẽ phải mất nhiều thời gian để gia công số liệu, đặc biệt là với một lưới điện
lớn thì việc xử lý thủ công (bằng tay theo 3-22) sẽ không được tính tới. Chính vì vậy
cần phải có một công cụ để có thể xác định được “n” (số hộ phụ tải tham gia vào
21
on mch ij ca li) mt cỏch t ng, nhm giỳp Chng trỡnh xỏc nh c
ij
cho tng on ca li in.
Túm tt ni dung ca thut toỏn ny nh sau:
LOADFLOW t lõu ó cú nh hng ng dng ch yu cho cỏc vn ca
li in trung v h ỏp, chớnh vỡ vy thut toỏn ny da trờn tớnh cht ca li in
vn hnh kiu h. Trong li ny nu s c t dõy trờn bt k nhỏnh no ca li
thỡ tt c cỏc ph ti c cp in qua nhỏnh ú s mt in ỏp -> s xỏc nh c
n -> xỏc nh
ij
. Di õy l s khi tớnh toỏn:
Hỡnh 3.4 S thut toỏn ca chng trỡnh tớnh
tb
3.4.3 Chng trỡnh tớnh toỏn tn tht in nng k thut
Giao din ca chng trỡnh
22
Đếm tổng số nhánh của lới.
Tham số nhánh
m=0
Nếu
m Tham số nhánh
STOP
Dừng chơng trình
Đúng
Sai
START
Mở tệp dữ liệu
Copy tệp dữ liệu. (tạo tệp mới)
Xóa nhánh thứ m của tệp mới
Đa tệp mới tạo đến tính CĐXL.
Xác định tổng số nút có U=0.
Xác định đợc n.
Duyệt tất cả các nút có U=0 để có
ij
theo (1-14)
Quay lại tệp DL gốc.
ến nhánh thứ m.
Lu KQ
ij
vào nhánh m
m :=m+1
Hình 3.5 Giao diện chương trình tính tổn thất điện năng kỹ thuật
Giao diện nhập liệu trực tiếp bằng chức năng ‘Tạo tệp trực tiếp’
Hình 3.6 Giao diện vào liệu trực tiếp cho lưới điện
Vì chương trình giới hạn tối đa là 20 nút nên ta tiến hành chia sơ đồ lộ
971-7 Văn Lâm ra thành 6 nhánh nhỏ dưới đây:
a) Nhánh 6: Nhánh đi Chỉ Đạo (Nghĩa Lộ)
23
b) Nhánh 5: Nhánh đi Hoàng Nha-Minh Hải
c) Nhánh 4: Nhánh đi Lương Tài
d) Nhánh 3: Nhánh đi Việt Hưng
e) Nhánh 2: Nhánh đi Lương Tài-Việt Hưng
f) Nhánh 1: Nhánh xuất tuyến của lộ 971-7 trạm trung gian Nhân Vinh
Sở dĩ sắp xếp các nhánh theo thứ tự như trên là để có thể tính dồn công suất
từ các nhánh cuối lộ thu về phía đầu lộ trên sơ đồ 1 sợi của lộ 971-7.
Sau đây ta vào liệu trực tiếp cho lần lượt từng nhánh trên sơ đồ như sau:
24
Hình 3.7 Sơ đồ vào liệu trực tiếp cho nhánh 6 (đi Nghĩa Lộ)
25
Hình 3.8 Sơ đồ vào liệu trực tiếp cho nhánh 5 (đi Hoàng Nha-Minh Hải)
Hình 3.9 Sơ đồ vào liệu trực tiếp cho nhánh 4 (đi Lương Tài)