BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM
…………..…………..
BÀI TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI : PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN
CHỨC NĂNG LÃNH ĐẠO VÀ NÓI LÊN QUAN ĐIỂM
CỦA MÌNH.
NHÓM 3
Giá o Viên : TRẦN THANH TOÀN.
Thành Viên
1.NGUYỄN QUỐC HUY .
2.PHẠM XUÂN KHÁNH .
3.HOÀNG THỊ HÀ THU .
4.NGUYỄN THÀNH SƠN .
5.LÊ THỊ THÚY NGA .
6.NGUYỄN THỊ MAI THI .
7.ĐỖ TẤN HUY .
Trang [1]
TP.HỒ CHÍ MINH
05/06/2011
MỤC LỤC
Trang
I.GIỚI THIỆU CHUNG .……………….………………………………………………3
1.1.Khái niệm về nhà lãnh đạo……………………………………………………….....5
a.Khái niệm nhà lãnh đạo doanh nghiệp............................................................................5
b.Khái niệm về phong cách lãnh đạo……………………………...……………………...6
c.Những tố chất cần có của nhà lãnh đạo…………………………………………………7
d.Những kỹ năng quản lý của nhà lãnh đạo………………………………………………8
e.Phâm chất cần có của người lãnh đạo………………………………………………….11
1.2. Chức năng của nhà lãnh đạo ………………………………………………...........13
a.Chức năng của nhà lãnh đạo đối với công việc………………………………………...13
b.Chức năng của nhà lãnh đạo đối với con người………………...……………………...14
c.Ba yếu tố cần thiết của nhà lãnh đạo: tầm – tài – tâm………………….………………14
d.Vai trò của nhà lãnh đạo…………………………….……………...………………….15
II.CƠ SỞ THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP .………………………………...……….17
2.1. Nguyên nhân dẫn đến các thất bại ………………………………………….........17
2.2.Biện pháp khắc phục của người lãnh đạo …………………………………….…..20
III. Ý NGHĨA CỦA NHÀ LÃNH ĐẠO ..……...………………….…...……………...26
3.1.Bản chất nhà lãnh đạo ……………………………………………………….…….26
3.2.Phương pháp của nhà lãnh đạo …………………………………………………...28
3.3.Kết luận ……………………………………………….…………………………….29
Trang [2]
NHÀ LÃNH ĐẠO
I./GIỚI THIỆU CHUNG :
Như ta đã biết, mỗi tổ chức bao giờ cũng có yếu tố con người và công việc của nhà
quản trị là làm thế nào để đạt được mục tiêu của tổ chức cân bằng và thông qua người
khác. Đây chính là chức năng lãnh đạo. Khi các quản trị viên khích lệ các nhân viên cấp
dưới của mình, tạo ảnh hưởng đến từng cá nhân hay tập thể lúc họ làm việc, lựa chọn kênh
thông tin hiệu quả nhất hay giải quyết các vấn đề liên quan đến hành vi của nhân viên thì
các nhà quản trị đang thực hiện chức năng lãnh đạo.
Chưa có ai trong thế giới tiếng
Việt rành Đại Việt Ngữ. Ngay cả
những người xây dựng ngôn ngữ
mới này cũng chưa nắm bắt được
hết toàn diện mọi khía cạnh của nó,
hay một khái niệm nào đó. Ví dụ
như khái niệm về lãnh đạo đối với
khái nịêm này ta sẽ có nhiều câu trả
lời như: một vị lãnh đạo là gì? Là
một người người điều hành sự việc?
Không, đó là một ông sếp. Và mặc
dù mỗi vị lãnh đạo có thể trong vài
cảm thụ là một ông sếp, chứ không
phải mỗi ông sếp là một vị lãnh đạo.
Hình 1.1 : Nhà lãnh đạo.
• Nhà uy tín về quản lý “Peter Drucker”nó nói rằng các nhà lãnh đạo không
chỉ tổ chức người dân để lấy được các thành quả; họ pha dân hậu thuẫn của
họ với một chủ tâm cao thượng.
• Các lý thuyết gia về lãnh đạo thường hay phân biệt giữa cường lực, uy
quyền, và lãnh đạo. Một người với một cây súng có cường lực, nhưng đó
không phải là lãnh đạo. Một giám sát có uy quyền, nhưng đó cũng không
phải là lãnh đạo.
Các vị lãnh đạo không xô đẩy, họ lôi kéo. Họ không ép buộc, họ gợi hứng. Các vị
lãnh đạo dẫn đi, tức là ngụ ý có một dự điểm, một nơi nào đó để có mặt nhưng lại
không phải là tại đây. Họ thu hút dân hậu thuẫn bằng cách rọi đèn pha phía trước.
Trang [3]
Là nhân vật có thể phù hợp
cho một hay nhiều tố chất
sau đây:
- Có chức có quyền trong
guồng máy quản trị,
- Người trung tâm của các
vấn đề và các giải pháp.
Chúng ta hướng về họ khi
chúng ta không biết làm gì
hay là khi chúng ta không
muốn suy nghĩ.
- Người ra chỉ thị và có viễn kiến.
Hình 1.2 : Suy nghĩ của nhà lãnh đạo.
- Người có những phẩm chất hơn hẳn người thường. Tài thao lược quân sự trong thời
chiến: Trần Hưng Đạo, Quang Trung, Thành cát Tư Hãn, Napoleon. Tài dẫn dắc quốc
gia khi nguy biến: Churchill, Roosevelt, Hitler, Mao, Hồ chí Minh.
Dựa vào sự phát triển của lịch sử loài người ,con người hiện đại chia biện pháp
quản lý ra thành 4 loại :
- Quản lý truyền thống : Cấp dưới bị coi như “người máy”, “bộ phận máy móc
”,quản lý một cách tàn nhẫn, phi nhân tính.
- Quản lý khoa học :Ông chủ coi cấp dưới là “con người kinh tế” chủ yếu dựa
vào hiền tài và định mức để kích thích tính tích cực của con người.
- Khoa học hành vi : Coi cấp dưới là “con người xã hội” điều động tính tích
cực của con người từ góc độ quan hệ giữa người với người.
- Quản lý hiện đại : Coi cấp dưới là “con người phức tạp”, chú ý nghiên cứu
từ các khía cạnh thỏa mãn các yêu cầu của cấp dưới,điều động tính tích cực
của họ.
Trang [4]
Diễn biến từ “con người máy” đến “con người kinh tế” đến “con người xã hội” đến “con
người phức tạp” con người đã làm thay đổi được địa vị bị nô dịch ,bóc lột,phát huy được
tính chủ động ,tích cực,sáng tạo của họ,mở ra một tương lai rộng lớn.
1.1.Khái niệm :
a./Khái niệm nhà lãnh đạo doanh nghiệp
Hình 1.3 : Một nhà lãnh đạo điều khiển các nhân viên của mình làm việc.
Lãnh đạo doanh nghiệp là người đứng đầu doanh nghiệp (người đứng ra thành lập
doanh nghiệp và đảm nhận vai trò lãnh đạo doanh nghiệp, hoặc người được thuê để lãnh
đạo doanh nghiệp), có trách nhiệm xây dựng tầm nhìn tương lai cho doanh nghiệp, tập hợp,
khuyến khích mọi người hành động, thực hiện tầm nhìn đó, trách nhiệm tìm kiểm và thực
hiện những thay đổi có ý nghĩa đưa đến sức cạnh tranh cao và phát triển bền vững cho
doanh nghiệp.
Phân biệt nhà lãnh đạo với nhà quản lý:
Nhà lãnh đạo doanh nghiệp hay bị nhầm lẫn với nhà quản lý doanh nghiệp. Dưới đây
là một số đặc điểm giúp bạn phân biệt nhà lãnh đạo với nhà quản lý theo quan niệm của
Warren Bennis, tiến sĩ về khoa học lãnh đạo:
Trang [5]
Nhà lãnh đạo
-Quản lý
- Sáng tạo
- Phát triển
-Tạo dựng niềm tin
- Nghĩ về những kế hoạch dài hạn
- Đặt những câu hỏi: cái gì và tại sao?
- Tầm nhìn rộng
- Thách thức hiện trạng
- Là chính mình
- Làm điều đúng
Nhà quản lý
- Triển khai
- Sao chép
- Duy trì
- Kiểm soát
- Nghĩ về những kế hoạch ngắn hạn
- Đặt những câu hỏi: bằng cách nào và khi
nào?
- Tầm nhìn giới hạn
- Chấp nhận hiện trạng
- Là những chiến sĩ giỏi
- Làm tốt mọi việc
b./Khái niệm về phong cách lãnh đạo
Phong cách lãnh đạo của một cá nhân là dạng hành vi
người đó có thể thực hiện các nỗ lực ảnh hưởng tới hoạt
động của những người khác theo nhận thức của đối
tượng.Điều này có thể rất khác với nhận thức của người
lãnh đạo mà chúng ta định nghĩa như là sự tự nhận thức chứ
không phải là phong cách.So sánh sự tự nhận thức của một
người về phong cách lãnh đạo của họ với nhận thức của
người khác về phong cách của người đó có thể có rất ít sự
nhất trí., vì sự tự nhận thức của người lãnh đạo có thể hoặc
không thể phản ánh phong cách lãnh đạo thực sự, sự nhất trí
tuỳ thuộc vào mức độ tương đồng giữa nhận thức của người
Trang [6]
này với nhận thức của người khác. Hình 1.4 : Phong cách một nhà lãnh đạo.
c./Những tố chất cần có của nhà lãnh đạo
Theo đúc kết của nhiều chuyên gia quốc tế, một số nhà lãnh đạo tài năng phải có những tố
chất dưới đây.
1.Niềm say mê. Một nhà lãnh đạo hiệu quả là người luôn khát khao làm được điều gì đó
đóng góp cho xã hội, hoặc chí ít là cho mình. Không có sự say mê, thi fmột nhà lãnh đạo sẽ
không thể có được những quyết định táo bạo và tâm huyết.
2. Sự hiểu biết và tính ham học hỏi. Điều chắc chắn là, người lãnh đạo không thể điều hành
tốt nếu họ không hiểu biết gì về lĩnh vực hoạt động của họ. Ngoài những kiến thức cơ bản
trong lĩnh vực hoạt động của mình, nguời lãnh đạo còn phải đọc nhiều và luôn có tinh thần
học hỏi để không ngừng nâng cao kiến thức, nhận biết và cập nhật những thông tin và tri
thức mới.
3. Nhìn xa trông rộng. Tố chất này khác với niềm say mê, song ở khía cạnh nào đó, nó lại
không tách biệt khỏi niềm say mê. Nếu một người không quan tâm đến một đối tượng, một
vấn đề, một hệ thống nào đó, thì người đó sẽ không chú tâm dành thời gian tìm hướng giải
quyết. Tuy nhiên, người lãnh đạo, ngoài niềm say mê, còn phải có tầm nhìn, cách nhìn
nhận và những ý tưởng nhất định trước những thay đổi, để từ đó vạch ra những biện pháp
phù hợp.
4. Óc sáng tạo. Người lãnh đạo luôn phải suy nghĩ để làm sao đưa ra những chiến lược
thực hiện tầm nhìn một cách hiệu quả nhất. Trong bất cứ cong việc nào, cũng cần phát huy
trí sáng tạo để thực hiện công việc nhanh nhất, hiệu quả nhất, chất lượng đảm bảo nhất.
5. Khả năng truyền đạt thông tin. Người lãnh đạo phải có khả năng diễn thuyết và truyền
đạt thông tin để thuyết phục những người khác tin tưởng, nghe theo và làm theo.
6.Khả năng lập Kế hoạch và tổ chức. Người lãnh đạo là người luôn nhìn thấy những việc
cần làm và có khả năng giúp tập thể lập kế hoạch và tổ chức việc thực hiện.
7.Khả năng làm việc theo nhóm. Người lãnh đạo cần phải có khả năng hoạt động cùng
những người khác, biết lắng nghe, sống trung thực và cởi mở, biết sắp xếp và bố trí công
việc cho nhân viên một cách khoa học và hợp lý, biết cách giải quyết và dàn xếp những
mâu thuẫn nội bộ.
8. Tài xoay xở. Người lãnh đạo càn có nghị lực rất lớn. Khi khó khắn, họ không nản chí.
Khi công việc xem ra quá khó, họ sẽ tìm cách tiếp cận khác. Họ luôn tìm kiếm các giải
Trang [7]
pháp cho vấn đề, đẻ từ đó lựa chọn hướng đi tối ưu.
9. Lòng dũng cảm. Người lãnh đạo là người có một trong những công việc khắc nghiệt
nhất. Giám đốc điều hành phải luôn xác định rõ, họ là đại diện cho ai và cần phải làm gì.
Họ phải dũng cảm và cương quyết trong các vấn đề liên quan đến sự sinh tồn và phát triển
của doanh nghiệp, như việc bổ nhiệm, sa thải…
10. Sẵn sàng chấp nhận rủi ro. Người lãnh đạo tài năng là người không trốn tránh trước
thực tế giảm sút, biết lường trước những kịch bản xấu nhất có thể xảy ra với doanh nghiệp.
Khi đó, họ cần có kế hoạch hỗ trợ.
d./Những kỹ năng quản lý của nhà lãnh đạo
Làm thế nào chúng ta có thể nhận ra một nhà quản lý tài năng trong đám đông?
Hãy nhìn vào một khung cảnh hỗn loạn, bạn sẽ thấy nhà quản lý tài năng chính là người
nổi bật lên trên sự hỗn loạn và lập lại trật tự vốn có. Họ dường như được sinh ra trong
những tình huống khủng hoảng nhất và khắc chế được sự khủng hoảng đó. Bởi vì bẩm sinh
họ đã thích được thử thách và cảm thấy rất hưng phấn khi chiến thắng.
Hình 1.5 : Cách nhận biết một nhà lãnh
đạo qua kỹ năng.
Nhưng một nhà quản lý giỏi còn cần phải có các tố chất khác. Họ phải có tầm nhìn
xa và phải có khả năng kết nối tầm nhìn đó với những ý tưởng. Họ phải là nhà cải cách và
không chống lại sự thay đổi. Họ là người dám mơ ước và dám trở nên khác biệt. Họ sẵn
sàng chấp nhận thất bại…
Quản lý là quá trình làm việc cùng với và thông qua các cá nhân, các nhóm và các nguồn
lực khác. Quản lý được thử thách và đánh giá qua việc đạt được các mục tiêu thông qua sự
tổ chức và thực hiện các kỹ năng khác nhau. Trước tiên, nhà quản lý phải có một vốn kiến
thức nhất định về hệ thống luật và thuế trong kinh doanh, về marketing, tài chính doanh
nghiệp, dây chuyền sản xuất, công nghệ … Đây là yêu cầu tiên quyết vì nó gắn liền với
hiệu quả của quá trình ra quyết định. Và để trở thành một nhà quản lý tài năng thì cần phải
Trang [8]
có những kỹ năng cần thiết. Sau đây là một số kỹ năng quan trọng mà một nhà lãnh đạo
tương cần phải có:
• Kỹ năng lãnh đạo: Đây là một kỹ năng không thể thiếu của một nhà quản lý. Lãnh
đạo giỏi được thử thách qua sự thành công trong việc thay đổi hệ thống và con
người. Thuật ngữ “lãnh đạo” đang được sử dụng ngày càng nhiều hơn khi nhắc đến
vai trò của người quản lý vì chức năng của lãnh đạo là xử lý thay đổi. Người quản
lý cần phải lãnh đạo giỏi để thay đổi sản phẩm, hệ thống và con người một cách
năng động. Nhà lãnh đạo giỏi phải là người thúc đẩy quá trình quyết định một vấn
đề và trao cho nhân viên của họ quyết định vấn đề đó. Nếu bạn là một nhà lãnh đạo
giỏi, quyền lực sẽ tự đến với bạn, nhưng bạn cũng phải biết khai thác quyền lực của
những người khác. Bạn phải thúc đẩy quá trình quyết định và làm cho quá trình đó
hoạt động. Đó là một bài toán khó.
• Kỹ năng lập kế hoạch: Nhà quản lý là người ra quyết định và toàn bộ bộ máy của
công ty sẽ hành động theo quyết định đó. Nghĩa là quyết định của nhà quản lý ảnh
hưởng rất lớn tới vận mệnh của doanh nghiệp. Một kế hoạch sai lầm rất có thể sẽ
đưa đến những hậu quả khó lường.Vì vậy kỹ năng lập kế hoạch rất quan trọng để
đảm bảo cho nhà quản lý có thể đưa ra những kế hoạch hợp lý và hướng toàn bộ
nhân viên làm việc theo mục tiêu của kế hoạch đã định. Khi kế hoạch được hoàn
thành, nhà quản lý phải chuyển tải thông tin kế hoạch cho cấp trên và cấp dưới để
tham khảo ý kiến. Trong suốt quá trình thực hiện kế hoạch, người quản lý sẽ cần
đến những công cụ giải quyết vấn đề và khi cần thiết, phải ra và thực thi các quyết
định trong quyền hạn của mình.
• Kỹ năng giải quyết vấn đề: Quá trình giải quyết vần đề có thể được tiến hành qua
các bước sau: nhận diện vấn đề, tìm nguyên cớ của vấn đề, phân loại vấn đề, tìm
giải pháp và lựa chọn giải pháp tối ưu. Một nhà quản lý giỏi sẽ tiến hành quá trình
này một cách khoé léo và hiệu quả.
• Kỹ năng giao tiếp tốt: Càng ngày người ta càng nhận ra sức mạnh của các mối
quan hệ, cái mà có được từ một kỹ năng giao tiếp tốt. Bạn phải thành thạo giao tiếp
bằng văn nói và cả văn viết. Bạn phải biết cách gây ấn tượng bằng giọng nói, ngôn
ngữ cơ thể, đôi mắt và cách diễn đạt dễ hiểu, thuyết phục. Các bản hợp đồng ngày
nay có được phụ thuộc rất nhiều vào khả năng thương thuyết. Khả năng giao tiếp
tốt cũng phát huy tác dụng trong quản lý nhân sự. Một chuyên gia về nhân sự đã
từng kết luận rằng tiền có thể mua được thời gian chứ không mua được sự sáng tạo
hay lòng say mê công việc. Mà mức độ sáng tạo hay lòng say mê công việc lại phụ
thuộc vào khả năng tạo động lực cho nhân viên để khẳng định lòng trung thành và
sự cam kết của người lao động không thể có được bằng việc trả lương cao. Thực tế
là mức lương cao và một văn phòng đầy đủ tiện nghi chỉ là điều kiện cần chứ
không phải là điều kiện đủ để nhà quản lý có thể giữ một nhân viên tốt.
• Kỹ năng giao quyền hiệu quả: Nhà lãnh đạo phải biết phát hiện nhân tài – người
có khả năng bổ sung những khiếm khuyết của bạn thay vì biết cách khen ngợi mà
hãy phân quyền và phân bổ công việc một cách hợp lý. Bên cạnh đó, người lãnh
Trang [9]
đạo cần phải có chính sách đãi ngộ đặc biệt cho những con người giỏi, những
người dám đặt những mục tiêu vô cùng thách thức và tìm cách để thực hiện nó.
• Kỹ năng truyền cảm hứng:
Hình 1.6 : Cách chỉ huy của nhà
lãnh đạo.
Biết cách truyền cảm hứng cho người khác và bạn sẽ nhận được những điều mà bạn mong
đợi khi bạn quan tâm nhiều đến họ. Muốn trở thành nhà lãnh đạo giỏi, bạn cần phải hiểu
nhân viên của mình, biết lắng nghe và chia sẻ với cấp dưới chứ không phải chỉ biết ra lệnh
và quát tháo. Khi có vấn đề rắc rối, phải đặt mình vào hoàn cảnh cụ thể để từ đó có hướng
giải quyết hợp tình hợp lý.
• Kỹ năng giao tiếp: Nhà lãnh đạo phải có một kỹ năng giao tiếp tốt bằng cả văn nói
và văn viết, vì điều đó sẽ bộc lộ được khả năng nhiều mặt của bạn và có ảnh hưởng
không nhỏ tới sự thành công của công ty. Muốn thuyết phục được nhân viên tin
mình, theo mình, nhà lãnh đạo phải biết cách truyền đạt thông tin. Muốn thúc đẩy
tinh thần làm việc của nhân viên, nhà lãnh đạo phải biết cách khuyến khích, động
viên, hay muốn có các bản hợp đồng, nhà lãnh đạo cũng phải biết cách thương
thuyết.
e./Phẩm chất cần có của người lãnh đạo
Để trở thành người lãnh đạo, bạn cần phải trải
qua một thời gian dài được rèn luyện những
phẩm chất cần có và học tập kinh nghiệm từ
những người đi trước. Thế nhưng, nhiều
người trong chúng ta thường xem nhẹ điều đó
và cứ giữ mãi quan niệm chủ quan khi cho
rằng họ sinh ra là để làm người đứng đầu.
Trang [10]
Một người lãnh đạo thật sự cần phải có tư thế đĩnh đạc, sự tự tin, khả năng thuyết
phục người khác… Câu hỏi lớn được đặt ra là làm thế nào bạn
có thể hội tụ đủ những phẩm chất đó?
Hình 1.7: Những phẩm chất cần có của một nhà lãnh đạo.
Tầm nhìn xa
Một người lãnh đạo có vai trò quan trọng hơn một cá nhân rất nhiều. Anh ta dường như
luôn biết cách hoạch định tốt mọi công việc và là người cung cấp những lời khuyên hữu
ích nhất cho những cộng sự hay thuộc cấp của mình.
Không chỉ có một tầm nhìn xa, anh ta còn biết cách truyền đạt những ý tưởng của mình
cho người khác hiểu để cùng với mình thực hiện tốt những ý tưởng đó. Những thông điệp
được truyền đi phải luôn sinh động, rõ ràng và có sức thuyết phục cao. Do đó, sự thành
thạo trong khả năng giao tiếp bằng lời nói luôn là phẩm chất cần có của một người lãnh
đạo giỏi.
Trong khi mọi người đều bị thuyết phục bởi tài năng của người lãnh đạo, họ thường không
nhận ra rằng tài năng đó chỉ đóng vai trò bổ trợ cho những kinh nghiệm mà anh ta có thể
tiếp thu từ thực tiễn công việc: khả năng lên kế hoạch và thiết lập mục tiêu cần đạt được.
Anh ta là người luôn có những giải pháp để giải quyết mọi khó khăn trong những tình
huống nan giải nhất bởi vì, anh ta đã nhìn rõ bản chất của sự việc ngay cả trước khi khi bạn
chỉ mới bắt đầu nghĩ về nó.
Sự tự tin
Một người lãnh đạo thật sự phải luôn có lòng tin vào chính mình. Thông thường, sự tự tin
này hình thành từ sự thật là bất cứ một người lãnh đạo nào cũng đã từng trải qua thời gian
dài rèn luyện những kỹ năng trong công việc, tích lũy vốn kiến thức rộng cùng với sự
thông minh sẵn có của anh ta. Bên cạnh đó, cho dù không có những kỹ năng, kinh nghiệm
kia thì anh ta cũng là người biết nhận thức, học hỏi điều đó từ những người khác.
Tính kiên định
Một người lãnh đạo mạnh mẽ cần phải có lập trường vững vàng trong các quyết định của
mình. Tuy nhiên, điều này không bao gồm những tư tưởng bảo thủ, ngoan cố không biết
sửa chữa những sai lầm. Hơn nữa, anh ta phải biết nghiêng về lẽ phải trong việc phân xử
các xung đột trong nội bộ của mình.
Biết chấp nhận mạo hiểm
Trang [11]
Nhiều người không dám mạo hiểm bởi vì họ sợ phải nhận lấy thất bại. Tuy nhiên, nếu bạn
là một người lãnh đạo có tham vọng, bạn cần phải tự hỏi chính mình rằng liệu sự mạo
hiểm đó có đáng giá hay không?
Nếu cảm thấy sự liều lĩnh của mình là đáng bõ công, bạn cần biết vượt qua rào cản tâm lý
lo sợ, e ngại và dũng cảm đương đầu với thử thách. Nếu thử thách là quá khó, hãy dành
thời gian cho việc lên kế hoạch “tác chiến”, càng có nhiều sự chuẩn bị, mức độ mạo hiểm
trong tình huống của bạn càng được giảm bớt.
Sự kiên trì
Người lãnh đạo không bao giờ đầu
hàng khó khăn khi chưa thật sự đối đầu
với nó. Mọi thứ không phải luôn luôn dễ
dàng đối với bạn và bởi vì bạn là người
đứng đầu nên bạn cần biết thử trải
nghiệm thật nhiều cho đến khi nào thành
công thì thôi.
Hình 1.8 : Tính kiên trì và sự mạo hiểm của
nhà lãnh đạo để vươn tới thành công.
Sự quả quyết
Là người đứng đầu, bạn được trông chờ trong việc đưa ra những quyết định quan trọng
trong khi những người khác thường cố gắng tránh xa nó. Cho dù những quyết định này đôi
khi sẽ tạo ra những tác động lớn ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa bạn và những người
xung quanh mình thì bạn cũng phải chấp nhận điều đó.
Sự cả nể, nhân nhượng trong cách đưa ra quyết định có thể dẫn bạn đến những sai lầm khi
tạo tiền lệ xấu dẫn đến việc làm mất đi cái “uy” trong vị thế là người lãnh đạo của bạn. Đôi
khi bạn cũng cần nhẫn tâm một chút trong việc sa thải một nhân viên nào đó vì hành động
của anh ta gây tổn hại lớn đến lợi ích của công ty.
Sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân
Trang [12]