Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

chiến lược kinh doanh dự án”cửa HÀNG RAU SẠCH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.07 KB, 32 trang )

MỤC LỤC
Yếu tố chủ quan 3
Yếu tố khách quan 3
IV. Kế HOạCH KINH DOANH 15
+ Trên mỗi túi rau có dán tem bảo đảm sản phẩm đã được kiểm duyệt, sản
phẩm được bảo hiểm bởi Bảo Việt Hà Nội 17
DỰ ÁN”CỬA HÀNG RAU SẠCH
I Nghiên cứu tình hình kinh tế_xã hội tổng quan đến dự á
1 Đặc điểm kinh tế xã hội của khu vực trung cư Pháp Vâ
Khu vực trung cư Pháp Vân thuộc phường Hồng Liệt, quận Hoàng Mai, thành
phố Hà Nội Năm 2010, UBND quận Hoàng Mai cũng chuyển về khu vực nà
_Đây là khu vực dân cư đông,có thu nhập ổn định, khá.
_Cơ sở hạ tầng của khu vực này đang được hoàn thiện.Các con đường nối từ
khu trung cư ra ngoài đường Giải Phóng đang được xây dựng.Các trục đường nối
với khu trung cư Pháp Vân và làng Pháp Vân cũng đang được hoàn thiện.
Về tiềm năng phát triển”cửa hàng rau sạch” ở đây:
_Khu vực này có khá nhiều hộ gia đình có thu nhập khá, ổn đinh, trình độ dân
trí cao.
_Xung quanh khu vực giữa trung cư Pháp Vân với làng Pháp Vân không có
chợ nào cả.Một số sạp rau nhỏ mở ra ở khu vực giữa 2 khu này đều bán rất chạy do
vừa gần lại không phải đi ra ngoài đường chính.
_Có một số trường hợp xảy ra ngộ độc thực phẩm tại khu vực này do dựng rau
không sạch.
2 Địa điểm bố trí dự án
Thị trường của dự án “Rau Xanh” là khu vực địa lý và khu dân cư Pháp
Vân.Khu vực này bao gồm :trung cư pháp Vân và làng Pháp Vân.
Tôi chọn vị trí này vì :
Tôi đã từng nhiều năm sinh sống ở đây nên khá am hiểu về khu vực này. Đây
là khu vực đông dân cư, dân cư có thu nhập khá, trình độ dân trí cao đa phần là cán
bộ công chức.Làng Pháp Vân là nơi có lượng lớn sinh viên của các trường đại học
như :kinh tế quốc dân, xây dựng, bách khoa…trọ ở đây Đặc biệt năm 2010 UBND


quận Hoàng Mai đã di chuyển về khu vực này.
Địa điểm cửa hàng ở làng Pháp Vân. Cửa hàng “Rau Xanh” nằm gần giao
điểm của các trục đường nối từ làng Pháp Vân ra khu trung cư.Vị trí của thị trường
2
nơi cách cửa hàng khoảng 2,5 km, hơn nữa cửa hàng gần chợ bán thực phẩm, là rất
thuận tiện cho người tiêu dùng đi chợ trong việc mua sắm cho bữa ăn hàng ngày.
Lợi thế từ vị trí đem lại sẽ giúp cho cửa hàng được nhiều khách hàng biết đến và
tiện lợi cho người mua rau.
Tổng diện tích của cửa hàng là 38m
2
(4*9,5), ở tầng một, với giá thuê là 2,5
triệu đồng/ tháng, khung cảnh của cửa hàng là thống đáng và rộng rãi. Điều này cho
phép cửa hàng tận dụng thuận lợi của vị trí, để sắp xếp, bài trí được nhiều loại rau
và đáp ứng được nhu cầu rau sạch tăng lên khi dự án đi vào hoạt động mà không
cần phải chuyển địa điểm kinh doanh mới.
3 Sự cần thiết đầu tư của dự án
Yếu tố chủ quan
- Tôi đã tìm hiểu và có được nơi cung cấp rau sạch cho cửa hàng: Hợp tác xã
sản xuất tiêu thụ rau an toàn Ba Chữ ở thôn Ba Chữ xã Vân Nội - Đông Anh - Hà
Nội, Hợp tác xã nông nghiệp rau an toàn Lĩnh Nam, xúm 10 Lĩnh Nam.
- Bản thân tôi có những am hiểu nhất định về sản phẩm rau: về các đặc tính,
chủng loại, cách bảo quản, sự phụ thuộc của rau với các yếu tố thời vụ, thời tiết…
Ngoài ra, tôi thường xuân tiếp xúc với các chuyên gia có kinh nghiệm về việc sản
xuất, bảo quản rau sạch này… Đây là yếu tố thuận lợi trong việc kinh doanh các
mặt hàng rau.
- Được đào tạo kiến thức về kinh doanh nên tôi có đủ khả năng để lập kế
hoạch kinh doanh, tiến hành các hoạt động kinh danh một cách có hiệu quả nhất.
- Kinh doanh rau sạch không đòi hỏi quá phức tạp về kiến thức kỹ thuật
chuyên môn. Đồng thời không đòi hỏi vốn quá lớn, nên rất phù hợp với tôi.
Yếu tố khách quan

- Hiện nay các loại rau không hợp vệ sinh, không được kiểm tra, kiểm soát,
quản lý về chất lượng được bày bán, trôi nổi trên thị trường. Việc phân biệt các loại
rau sạch và không sạch theo các tiêu chuẩn vệ sinh, bằng mắt thường là rất khó
khăn, phức tạp. Điều này gây lo lắng, không an tâm đối với người tiêu dùng rau về
sức khoẻ của bản thân và gia đình mình.
- Đời sống nhân nhân của Thủ đô ngày càng được nâng cao, trình độ dân trí
3
ngày càng tăng lên, người dân có điều kiện quan tâm đến sức khoẻ nhiều hơn. Mà
rau sạch là món ăn hàng ngày không thể thay thế. Vì thế người dân rất chú trọng
quan tâm tới vệ sinh thực phẩm, sử dụng rau sạch cho bữa ăn hàng ngày của gia
đình mình.
- Trên thị trường có bán rau sạch, nhưng rau sạch được bán chưa thực sự tạo
được niềm tin, sự tin tưởng của người tiêu dùng.
- Nhu cầu về các loại rau sạch là rất lớn, cung cấp rau sạch chua thể đáp ứng
được nhu cầu của người dân, đây là lỗ hổng rất lớn của thị trường, là cơ sở quan
trọng của việc hình thành dự án này.
II Nghiên cứu thị trường
1. Môi trường vĩ mô
Môi trường vĩ mô có ảnh hưởng rất quan trọng tới dự án.
* Môi trường kinh tế
Việt Nam đang trên con đường đổi mới và phát triển, kinh tế tăng trưởng
nhanh và ổn định, mức sống của nhân dân không ngừng được nâng cao đặc biệt là ở
Hà Nội. Người dân có nhiều điều kiện để quan tâm tới sức khoẻ của mình nhiều hơn
trong đó có tiêu dùng các loại rau sạch. Hiện nay nhu cầu rau sạch là rất lớn, đối với
phần lớn các hộ gia đình. Đây là điều kiện thuận lợi trong việc tiêu thu rau sạch nói
chung và việc tiêu thu rau của cửa hàng nói riêng, đem lại cơ hội thành công lớn của
dự án.
* Môi trường tự nhiên
Việt Nam nằm trong vùng xích đạo, nên khí hậu có ảnh hưởng nhiệt đới gió
mùa, là điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho trồng các loại rau, quả với số lượng lớn,

đa dạng và ổn định. Các loại rau quả có quanh năm và rất đặc trưng theo mùa. Điều
này rất thuận lợi cho cửa hàng cung cấp được nhiều loại rau, hoạt động kinh doanh
được diễn ra liên tục và thuận lợi khi mở rộng quy mô của cửa hàng.
* Môi trường công nghệ
Ngày nay khi khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ sinh học rất phát
triển. Sự tiến bộ của Khoa học ứng dụng trong nông nghiệp sẽ cho phép tạo ra nhiều
loại giống cây, rau, quả mới với chất lượng cao, quy trình kỹ thuật sản xuất rau tiến
4
bộ sẽ nâng cao chất lượng các loại rau và ít phụ thuộc vào thời tiết hơn. Kỹ thuật
trồng rau sạch được phổ biến rất rộng rãi, xuất hiện nhiều nhà cung ứng sản xuất rau
sạch hơn. Điều này làm giảm sức ép và lệ thuộc vào nhà cung ứng, và có nhiều cơ
hội để lựa chọn được nơi cung ứng có chất lượng tốt nhất có thể.
Sự tiến bộ của khoa học công nghệ sẽ cho phép kiểm tra chất lượng rau, phân
biệt rau sạch và không sạch được dễ dàng và nhanh gọn hơn. Người tiêu dùng, nhà
quản lý, cũng như kiểm tra chất lượng đối với nhà cung ứng sẽ thuận tiện hơn.
* Môi trường chính trị pháp luật
Việt Nam là nước có nền kinh tế, chính trị ổn định. Nhà nước đang khuyến
khích, hỗ trợ cho kinh tế tư nhân, hộ gia đình. Điều đó tạo điều kiện cho sự hình
thành và mở rộng cửa hàng .
2. Phân tích cầu thị trường
Để nắm rõ nhu cầu của khách hàng về rau sạch, tôi đã tiến hành điều tra nhu
cầu của khách hàng bằng phiếu điều tra. Đối tượng được điều tra là cá nhân, những
người nội trợ chính trong các gia đình. Để đảm bảo tạo cho người được điều tra trả
lời các câu hỏi được thoải mái, thuận tiện nhất và khai thác được nhiều thông tin
nhất, tôi chọn hình thức điều tra phỏng vấn trực tiếp và ghi ngay vào phiếu điều tra.
Quá trình điều tra được tiến hành qua 2 đợt
Đợt I : Điều tra thử 100 người nhằm mục đích, thăm dò điều chỉnh, bổ sung,
hoàn thiện nội dung câu hỏi cho lần điều tra chính thức. Trong đợt I này, chúng tôi
nhận thấy cầu về rau sạch là rất lớn song điều đáng quan tâm nhất là người tiêu
dùng chưa tin rau bán ở các cửa hàng rau sạch là rau sạch. Chính vì vậy, trong đợt II

điều tra chính thức, chúng tôi đã bổ sung câu hỏi mang tính quyết định cho sự thành
công của dự án.
Đợt II : Đợt điều tra chính thức, chúng tôi đã tiến hành điều tra trên các tòa
nhà trung cư ở khu vực này và khu vực lân cận.
Tổng số phiếu điều tra phát ra là 300 phiếu. Trong đó số phiếu khai thác được là
273 phiếu, phiếu không khai thác được là 27 phiếu (do không đủ thông tin phản hồi).
Kết quả của cuộc điều tra đã cung cấp cho dự án những thông tin hết sức quan
trọng trong đánh giá cầu về rau sạch và nắm bắt nhiều thông tin của đối thủ cạnh
5
tranh dưới con mắt khách hàng.
Câu hỏi đâu tiên: Ông (bà) có biết bao cửa hàng bán rau sạch nào ở Chợ Giáp
Nhị, chợ Cầu Tiên, trả lời: có 112 người không biết chiếm 41, 03%, 161 người biết
chiếm 58,97%.
Trong số 161 người biết có cửa hàng bán rau sạch trong khu vực trên thì có tới
78,2% (tức 126 người) thường xuyân mua rau tại các cửa hàng này. Song điều đáng
quan tâm là đại bộ phận người mua rau ở đây là vì họ cho rằng: mua rau ở chợ gần
nhà và ở cửa hàng rau sạch thì mua rau ở cửa hàng rau sạch dù sao cũng được yên
tâm hơn so với mua rau ở chợ.
Mức độ tin tưởng về chất lượng vệ sinh của rau khi mua rau ở cửa hàng rau
sạch trong khu vực thị trường thì có tới 78% (110 người) không tin tưởng lắm. Điều
này chủ yếu là do thông tin ghi trên bao gói không đảm bảo, không đủ sức thuyết
phục rằng rau đó là rau sạch và cửa hàng vẩn có thể bán các loại rau không sạch mà
người tiêu dùng khó có thể phát hiện được. Đây là điểm yếu nhất của các cửa hàng
rau sạch trong việc tạo sự tin tưởng về chất lượng rau xét trên quan điểm người tiêu
dựng.
Trong số những người biết cửa hàng bán rau sạch có 21,8% không mua rau
thường xuyên tại cửa hàng đó với lý do nhiều nhất cho rằng: không tin tưởng rau
bán là rau sạch, thông tin ghi trên bao gói và biển hiệu cửa hàng chỉ là hình thức,
trong đó có 78,5% mua rau ở chợ gần nhà vì không tin rau ở cửa hàng rua là rau
sạch mà giá lại cao hơn so với giá rau ngoài chợ.

Trong số người không biết có cửa hàng rau sạch (112 người) có tới 71,8% (80
người) được hỏi rất muốn mua rau sạch, muốn là 25,7%, không quan tâm là 2,5%.
Đây là khách hàng tiềm năng rất lớn chưa được khai thác tới. Để thu hút, lôi kéo
được số khách hàng này, dự án tập trung vào các biện pháp sẽ được trình bày ở
phần kế hạch kinh doanh của dự án.
Trong số 273 người được hỏi cho biết: Hiện nay trung bình mỗi ngày mỗi gia
đình chi tiêu cho rau sạch là 7000 – 8000đ và điều quan trọng hơn cả là có tới
87,36% sẽ sẵn sàng chi tới gấp 1,5 – 2 lần tức 12000 – 16000đ để chuyển sang mua
rau ở các cửa hàng rau mà họ tin rau bán là rau sạch, 12,64% còn lưỡng lự suy nghĩ
6
chưa biết có mua hay không.
Như vậy, điều quan trọng nhất để một cửa hàng rau sạch tồn tại và phát triển là
làm thế nào để người tiêu dùng thực sự tin rau bán ở cửa hàng là rau sạch (xét dưới
giá trị cảm nhận của người tiêu dùng). Làm được điều này thì cửa hàng “Rau Xanh”
sẽ có được những khách hàng tiềm năng trên
Với câu hỏi cuối cùng: Điều gì làm cho ông (bà) tin rằng rau bán ở cửa hàng là
rau sạch? Với câu hỏi này tôi đã tìm ra được câu trả lời mang tính quyết định cho sự
thành công của dự án và có những biện pháp để giành được ưu thế cạnh tranh vượt
hẳn so với đối thủ.
Đại bộ phận chỉ tin là rau sạch nếu có tối thiểu các thông tin sau:
- Sản phẩm có đầy đủ thông tin về nơi sản xuất, cơ quan bảo đảm về chất
lượng rau.
- Thông tin về quy trình sản xuất, thời hạn sử dụng rau.
- Sản phẩm được dán tem bảo đảm chất lượng và có bảo hiểm.
- Sản phẩm có uy tín chất lượng
- Thường xuyên được các cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm kiểm tra trực
tiếp tại cửa hàng.
Như vậy, qua phân tích nhu cầu thị trường, tôi nhận thấy được một số điều hết
sức quan trọng sau:
 Người dân rất quan tâm tới sức khoẻ trong đó có việc dựng rau sạch trong

bữa ăn hàng ngày. Họ rất lo lắng về rau không sạch được bán trên thị trường và rất
khó nhận biết được với các loại rau sạch.
 Nhu cầu về rau sạch là rất lớn, chi tiêu cho mua rau chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong
thu nhập, người tiêu dùng sẵn sàng bỏ ra chi phí gấp 1,5 - 2 lần để mua rau sạch
 Hình thức trình bày, thông tin bao gói về sản phẩm rau rất quan trọng. Rau
chất lượng tốt, bao gói không rõ ràng, bày bán không tốt sẽ không thu hút được
khách hàng mua rau.
 Điều quan trọng nhất quyết định sự thành công của cửa hàng rau sạch là
làm thế nào để người tiêu dùng tin tưởng rau họ mua là rau sạch.
Trên cơ sở những nhận định trên, dự án sẽ tập trung vào đáp ứng nhu cầu của
7
khách hàng. Đặc biệt tập trung vào làm cho người tiêu dùng :
Biết  Hiểu  Tin  Mua  Hài lòng.
3. Phân tích cung
3.1Phân tích đối thủ cạnh tranh
Qua điều tra thực tế, tôi thấy được các đối thủ cạnh tranh sau:
Trong khu vực thị trường của dự án có các cửa hàng và chợ bán rau: Quầy rau
sạch số nhà 13 chợ Giáp Nhị, cửa hàng bán tạp hóa và rau sạch số nhà 48 chợ Giáp
Nhị, cửa hàng và sạp hàng rau ở các chợ Giáp Nhị, Cầu Tiên. Gần thị trường của dự
án còn có rau bán ở trong các siêu thị: Siêu thị Rosa mark
Xét ưu, nhược điểm của các đối thủ cạnh tranh
 Cửa hàng rau sạch số nhà 25 chợ Giáp Nhị
Cửa hàng nằm trên mặt đường thuận lợi cho bán hàng. Quầy đã hoạt động
được 8 tháng, đã tạo dựng được nhiều khách hàng quen thuộc, thường xuyên đến
mua rau. Quầy có niêm yết bảng giá rõ ràng, một số lượng mặt hàng rau, quả đa
dạng. Mỗi ngày trung bình có khoảng 140 – 150 lượt người đến mua rau. mổi ngày
tiêu thụ trung bình 50 – 60 kg rau các loại.
Tuy nhiên, tôi nhận thấy quầy rau sạch này có những hạn chế rất lớn:
Không gian của cửa hàng rất chật hẹp, diện tích của cửa hàng khoảng 13m
2

vừa là nơi sinh hoạt gia đình, vừa là cửa hàng để bán rau. Diện tích để bày bán chỉ
6m
2
. Cách trang trí bên trong không hợp lý.
Đồ dùng, dụng cụ để đựng rau: Rổ, rỏ, dàn đựng rau bằng gỗ đã dựng lâu ngày
ít khi được cọ rửa, Trụng mất vệ sinh. Điều này tạo cảm giác không tin tưởng cho
người tiêu dùng khi mua rau ở cửa hàng.
Quầy rau vừa hẹp lại nóng, không thông thoáng, rau bán vào buổi chiều
thường bị héo, không còn tươi ngon như buổi sáng, kém hấp dẫn với người mua.
Cách bày bán xếp sản phẩm thiếu thẩm mỹ và sức hấp dẫn người mua hàng:
Các loại rau được sắp đặt lẫn lộn, không theo thứ tự , hàng lối , gây cảm giác khó
chịu cho khách hàng khi lựa chọn mua nhiều loại rau.
Nguồn gốc xuất xứ của rau và khả năng của người bán hàng. Tôi đã nhiều lần
vào cửa hàng mua rau và hỏi trực tiếp chủ hàng “làm sao biết rau ở đây là sạch” tôi
8
nhận được câu trả lời hết sức bất ngờ chủ hàng dựa vào biểu hiện rau sạch treo trên
cửa hàng và tin rằng khi mua rau tự người tiêu dùng sẽ biết đâu là rau sạch, đâu là
rau thường.
Lý do đưa ra là không thoả đáng, hoàn toàn không có sức thuyết phục khách
hàng: Bởi vì rau sạch và không sạch hình thức bên ngoài rất giống nhau khó mà
nhận biết được. Hơn thế nữa, rau không sạch thường gây tác hại sức khỏe lâu dài từ
từ chứ không tác động tức thời để người tiêu dùng nhận biết được ngay (trừ một số
loại rau có hàm lượng độc tố quá cao).
Mỗi túi rau có kèm theo một mảnh giấy ghi các thông tin về hợp tác xã nơi sản
xuất rau, tên mặt hàng, ngoài ra có hạn sử dụng và hai dấu đỏ của HTX nơi sản xuất
rau, tên mặt hàng, ngoài ra : Hạn sử dụng va hai dấu đỏ của hợp tác xã nơi sản xuất
rau ( cửa hàng rau sạch chỉ là bán, phân phối). Những thông tin đó hoàn toàn không
được chủ cửa hàng giới thiệu rõ khi vào mua hàng. Hơn thế nữa, những thông tin đó
chỉ cho biết rau được nhập từ đâu? còn những thông tin về chứng nhận chất lượng,
uy tín của nơi sản xuất không thấy nói tới. Mà đây lại là yếu tố hết sức quan trọng

để tạo dựng niềm tin của khách hàng về rau sạch được sản xuất tại nơi có uy tín chất
lượng trên thị trường. Điểm yếu này của cửa hàng rau sạch sẽ được của hàng Rau
Xanh chúng tôi lợi dụng biến thành điểm mạnh bằng việc : Đã được chủ tịch hợp
tác xã Lĩnh Nam, nhà cung ứng rau cho cửa hàng chúng tôi, đồng ý cho treo hai bản
phụ tô huy chương vàng về sản phẩm rau an toàn năm 2002, 2003 do Nhà Nước
cấp. Hai bản phụ tô này sẽ được hợp tác xã Lĩnh Nam đóng dấu và cửa hàng Rau
Xanh sẽ treo bên trong cửa hàng để chứng thực cho người tiêu dùng thấy rau của
cửa hàng là rau được nhập của hợp tác xã Lĩnh Nam rất có uy tín và chất lượng tốt
trên thị trường.
Cửa hàng bán sản phẩm tạp hóa và rau sạch 48 chợ Giáp Nhị
Đây là cửa hàng mới khai trương, đi vào hoạt động được hơn một tháng. Diện
tích cửa hàng 12- 13 m
2
. Cửa hàng được trang trí rất sạch sẽ, sản phẩm rau được bày
bán ngăn nắp, rau được bọc bao gói rõ ràng, trên các gói rau có dán tem đảm bảo
chất lượng. Nếu có thiệt hại về mặt sức khoẻ do dựng sản phẩm rau của cửa hàng
thì người tiêu dùng sẽ được bao hiểm bồi thường thiệt hại. Đây là lợi thế rất lớn của
9
cửa hàng trong việc tạo dựng niềm tin và sự an tâm cho người tiêu dùng.
Tuy nhiên cửa hàng có những nhược điểm sau:
Mặt hàng kinh doanh chính của cửa hàng là cá đông lạnh chứ không phải là
rau sạch. Rau sạch chỉ là mặt hàng kinh doanh phụ.
Diện tích cho trưng bày, bán sản phẩm rau sạch chỉ chừng 1- 2,5m
2
với số
lượng rau ít, không đa dạng. Điều này không thực sự chú ý của người tiêu dùng bởi
đây không phải là cửa hàng chuyên doanh rau sạch.
Rau được bọc trong túi bóng, nên túi bóng có ghi các thông tin về tính chất
thương hiệu (chỉ đạo quy trình sản xuất rõ ràng, địa chỉ xuất, đặc điểm sản phẩm,
trên túi còn có tem bảo đảm chất lượng). Ngoài những thông tin trên đó, không có

thông tin nào nói về vị trí và uy tín chất lượng của nơi sản xuất, cung ứng rau, điều
này chưa gây được niềm tin của người tiêu dùng đối với cửa hàng.
+ Cửa hàng vừa bán rau đóng gói, lại vừa bán rau lẻ không đóng gói với giá
ngang nhau. Rau đóng gói có đầy đủ thông tin, rau bán lẻ không hề có thông tin gì
về nhà cung cấp, không có chứng nhận về chất lượng. Điều này gây cho người tiêu
dùng sự nghi ngờ. Tại sao lại vừa bán rau đóng gói vừa bán lẻ rau? Phải chăng rau
bán lẻ là rau không sạch? Tất cả những điều đó sẽ làm giảm đi sự tin tưởng của
người tiêu dùng đối với cửa hàng. Hơn thế nữa, cửa hàng mới đi vào hoạt động
chưa có nhiều khách quen.
+ Trong ngày cửa hàng chỉ nhập rau có một lần vào buổi sáng để bán cả ngày.
Với rau đóng gói, đến buổi chiều thường bị héo, không còn hấp dẫn người mua.
+Thông tin bảo hiểm ghi trên bao gói (Người mua rau ở cửa hàng sẽ được
bảo hiểm, bồi thường thiệt hại nếu ăn rau bị ngộ độc) không thực sự làm người tiêu
dùng tin tưởng bởi: dựng rau không sạch, không bảo đảm chất lượng thì người tiêu
dùng sẽ khó nhận biết được ảnh hưởng rõ rệt của nó tới sức khoẻ. Nởi nó tác hại tới
sức khoẻ không phải là tức thời, ngay lập tức mà là dần dần, và về lâu dài. Chính vì
thế mà mặc dù có bảo hiểm song theo chúng tôi cửa hàng vẫn chưa thực sự tạo được
tin tưởng với người tiêu dùng.
Điểm hạn chế lớn nhất đối với rau ở các chợ là chất lượng phục vụ không
được cao, khung cảnh mất vệ sinh, nguồn gục xuất xứ không rõ ràng, không được
kiểm tra kiểm soát về chất lượng. Không bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng về vệ
10
sinh an toàn thực phẩm.
Rau bán ở các siêu thị
Gần thị trường của các dự có các siêu thị bán rau: Siêu thị Rosa cũng là đối thủ
cạnh tranh của cửa hàng Rau Xanh.
Tôi đã trực tiếp đến hai siêu thị này, tận mắt quan sát tìm hiểu và nhận thấy rau
bán ở hai siêu thị này có những điểm mạnh yếu sau:
Điểm mạnh:
- Rau được bán trong siêu thị, danh nghĩa siêu thị ít nhiều đã tạo được sự tin

tưởng về chất lượng.
- Trong siêu thị có bán nhiều hàng hoá, nhất là có bán thực phẩm vì thế tạo sự
thuận tiện cho sự mua sắm.
- Có hệ thống làm lạnh và bảo quản rất tốt.
Điểm yếu
- Rau được bọc trong các túi nilon, người tiêu dùng chỉ biết được duy nhất
thông tin giá rau và mã số tiền, ngoài ra không còn có thông tin gì hết.
- Rau được bày bán kém hấp dẩn, số lượng, chủng loại rau ít. Các loại rau
được bày bán lẫn lộn, không theo thứ tự và chủng loại rau, nên kém hấp dẫn với
người mua.
- Những giờ cao điểm buổi chiều, buổi tối số lượng khách hàng vào mua hàng
rất đông. Người mua phải xếp hàng chờ đợi thanh toán tiền lâu và mất thời gian.
Điều này không tiện dụng cho người mua ra, đôi khi còn tạo cảm giác khó chịu.
- Siêu thị Rosa Mark: Vào siêu thị phải gữi xe và mất tiền vé. Xe máy 2000đ, xe
đạp 1000đ như vậy chi phí cho việc mua rau nói riêng là tăng lên, không thu hút khác
hàng vào mua. Hơn thế nữa, việc lấy xe mất nhiều thời gian vì số lượng xe lớn.
- Giá rau ở các siêu thị thường cao hơn nhiều so với các cửa hàng và chợ. Ví dụ:
Loại rau (Kg) Cửa Hàng rau Chợ (đ) ST Rosa(đ)
Rau muống 3000 2000 7500
Rau ngót 4500 2500 7500
Mùng tơi 3000 2000 7500
Cải ngọt 4000 3000 10.000
11
Các siêu thị chưa có đội ngũ nhân viên bán rau chuyên nghiệp, không có dịch
vụ kèm theo.
Bảng phân tích đối thủ cạnh tranh
Điểm mạnh Điểm yếu
Quầy rau số
25 chợ Giáp
Nhị

- Hoạt động khá lâu có nhiều
khách hàng quen thuộc.
- Chủng loại rau phong phú đa
dạng.
- Chất lượng phục vụ chưa cao.
- Chưa thực sự làm người tiêu
dùng tin rằng đây là nguồn rau
sạch.
Cửa hàng rau
sạch 48 chợ
Giáp Nhị
- Đảm bảo quỳên lợi người tiêu
dùng.
- Bao gói rõ ràng,
- Rau được chứng nhận và bảo
đảm về chất lượng
- Sản phẩm rau chỉ là phụ, ít
loại rau.
- Chưa làm người tiêu dùng tin
đó là rau sạch.
Cửa hàng mới được mở.
Chợ Cầu Tiên - Khối lượng lớn.
- Sản phẩm đa dạng.
- Rau tươi.
- giá rẻ
- Chất lượng phục vụ thấp.
- Rau không được kiểm tra, kiểm
duyệt chất lượng.
- chất lượng không bảo đảm
Siêu thị Rosa - Rau được bán trong siêu thị.

- Có hệ thống bảo quản tốt.
- Rau không có thông tin chứng
nhận chất lượng, giá cao, mất
nhiều thời gian thanh toán và giá
cao, tiếp thị bán hàng kém
Nhận xét
Qua phân tích đối thủ cạnh tranh, rút ra những nhận xét sau:
- Rau bán ở cửa hàng rau sạch chất lượng phục vụ chưa tốt, không có dịch vụ
kèm theo cho khách hàng. Có thông tin về sản phẩm song chưa tạo được sự tin
tưởng về chất lượng của cửa hàng. Diện tích dành cho việc bán rau chật hẹp, không
thuận tiện cho người mua.
- Có 41,03% số người được hỏi không biết có cửa hàng rau sạch nào trên các
chợ Giáp Nhị, chợ Cầu Tiên. Chứng tỏ các biện pháp thông tin, quảng cáo chưa
hiệu quả.
- Hoạt động bán hàng và tiếp thị chưa tạo sự tin tưởng đối với người mua.
12
- Rau bán ở các siêu thị giá cao, không có thông tin về nguồn gốc sản phẩm,
thanh toán mất thời gian, chủng loại, khối lượng rau ít, bày bán không hấp dẫn,
không có dịch vụ tư vấn, chưa có đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp.
- Rau ở chợ không được kiểm tra chất lượng sản phẩm, không có bao gói và
nguồn gốc không rõ ràng.
Nói tóm lại, Rau của các đối thủ cạnh tranh chưa hấp dẫn được khách hàng,
chưa tạo dựng được niềm tinh về chất lượng cho người mua.
Qua phân tích thị trường, tôi thấy rằng: Cầu rau sạch là rất lớn, trong khi đó
các đối thủ cạnh tranh chưa thực sự tạo dựng được hình ảnh và niềm tin đối với
khách hàng. Cung chưa đáp ứng đủ cầu, đây là lỗ hổng của thị trường cho phép dự
án thâm nhập và hoạt động thành công.
3.2 Phân tích cung của dự án
Về cửa hàng rau sạch của tôi, dự kiến sau khi đưa vào hoạt động sẽ biến các
mặt yếu của đối thủ thành điểm mạnh, lợi thế của cửa hàng. Đồng thời học tập điểm

mạnh của đối thủ. Điều quan trọng nhất của dự án là tập trung vào làm cho người
tiêu dùng biết, tin rau của cửa hàng là rau sạch và được phục vụ tốt nhất.
Khi mở cửa hàng rau sạch, cửa hàng sẽ có những điểm mạnh điểm yếu so với
đối thủ cạnh tranh.
Điểm yếu: Cửa hàng thâm nhập vào thị trường sau, nên còn thiếu kinh nghiệm.
Trong khi các đối thủ khác đã có nhiều khách quen. Điểm yếu này không phải là
quá lớn, tôi hoàn toàn khắc phục được sau một thời gian cửa hàng đi vào hoạt động.
Điểm mạnh: Chọn được vị trí phù hợp, có quy mô lớn, nhà cung ứng Lĩnh
Nam có uy tín về chất lượng.
Tôi đã điều tra thực tế, nắm bắt được nhu cầu và đòi hỏi của khách hàng, hơn
thế nữa tôi biết cách làm thế nào để người mua rau biết và tin mua rau sạch của cửa
hàng. Đây là điểm quan trọng nhất mà cửa hàng rau sạch trong khu vực chưa làm
được.
Biện pháp để thu hút và làm cho khách hàng tin dùng rau của cửa hàng sẽ
được phân tích ở phần kế hoạch kinh doanh.
III Chiến lược kinh doanh
13
Theo kết quả điều tra cho thấy: Nhu cầu rau sạch của thị trường dự án là rất
lớn. Người mua sẵn sàng chi trả tiền đắt gấp đôi để mua rau nếu như họ tin rằng đó
là rau sạch. Như vậy giá cả ở đây không phải là yếu tố quan trọng nhất để quyết
định về cầu rau sạch hay cầu về rau sạch ít nhạy cảm với giá. Vấn đề cốt yếu quyết
định cầu rau sạch là chất lượng rau và làm cho người tiêu dùng biết và tin tưởng về
rau họ mua là rau sạch.
Để làm cho khách hàng tin tưởng rau của cửa hàng là rau sạch, Tôi tập trung
vào những biện pháp tác động tới tâm lý và trực quan của khách hàng. Tôi thực hiện
chiến lược kinh doanh: “Khác biệt hoá” so với đối thủ cạnh tranh. Trong chiến lược
này tôi sẽ tạo ra sự khác biệt và nổi bật của cửa hàng so với đối thủ cạnh tranh trên
các mặt sau:
- Bao gói, nhãn mác sản phẩm.
- Chất lượng phục vụ mang tính chuyên nghiệp.

- Bán hàng, đặc biệt hiện nay đối thủ cạnh tranh chưa có dịch vụ bán rau qua
điện thoại, đưa rau tới tận nhà. Tôi sẽ mở dịch vụ này để đáp ứng tốt hơn nhu cầu
của khách hàng.
- Dịch vụ kèm theo bán hàng.
Sự khác biệt hoá về sản phẩm sẽ được trình bày chi tiết ở phần kế hoạch kinh
doanh.
Tôn chỉ kinh doanh của cửa hàng là: “Rau sạch cho mọi nhà”.
Với tôn chỉ kinh doanh này cửa hàng “Rau Xanh” muốn đề cao người tiêu
dùng, muốn tạo sự tin tưởng và gần gũi với mọi nhà. Đồng thời nó cũng thể hiện
quan điểm của cửa hàng: Uy tín và chất lượng là hai yếu tố quan trọng nhất trong sự
thành công của tôi. Trong tương lai tôi muốn thành lập hệ thống các cửa hàng bán
rau sạch ở Hà Nội, muốn cung ứng trực tiếp phần lớn rau sạch cho mọi người tiêu
dùng ở Hà Nội.
14
IV. Kế HOạCH KINH DOANH
1. Kế hoạch sản phẩm
1.1.Nguồn cung ứng rau sạch
Cửa hàng Rau Xanh chuyên kinh doanh các sản phẩm rau sạch. Vì vậy việc
lựa chọn nhà cung cấp rau sạch, có uy tín và chất lượng trên thị trường là vấn đề hết
sức quan trọng, được tôi dành nhiều thời gian và công sức để tìm hiểu và chọn lựa.
Qua điều tra thực tế tôi đã tìm ra được hai nơi cung cấp rau sạch cho cửa hàng Rau
Xanh, đó là Hợp tác xã sản xuất tiêu thụ rau an toàn Ba Chữ ở thôn Ba Chữ - xã
Vân Nội - Đông Anh - Hà Nội, do ông Trần Minh Hưng làm chủ nhiệm Hợp tác xã
và Hợp tác xã rau nông nghiệp rau an toàn Lĩnh Nam ở xóm 10, Lĩnh Nam do ông
Nguyễn Mạnh Tùng làm chủ nhiệm Hợp tác xã.
Tôi đã về tận nơi hai hợp tác xã này để tìm hiểu về qui trình trồng rau, khối
lượng rau nhà cung cấp có thể cung cấp, giá cả, chủng loại rau Sau khi nghiên cứu
kỹ hai nhà cung cấp rau trên, tôi quyết định: chọn Hợp tác xã rau an toàn Lĩnh Nam
làm nhà cung ứng, vì:
+ Rau của Hợp tác xã Lĩnh Nam rất có uy tín và nổi tiếng trên thị trường. Biểu

hiện rõ ràng nhất là hai năm liên tiếp rau an toan Lĩnh Nam đều được huy chương
vàng. Điều này sẽ tạo sự tin tương đối với người mua rau tại cửa hàng Rau Xanh.
+ Hợp tác xã Lĩnh Nam có thể cung cấp khối lượng rau lớn, đa dạng và ổn
định. Theo ông Nguyễn Mạnh Tùng, chủ nhiệm Hợp tác xã thì mỗi ngày Hợp tác xã
cung cấp từ 15-16 tÊn rau sạch các loại cho thị trường. Việc chọn nhà cung ứng
Lĩnh Nam làm cửa hàng yên tâm không phải chuyển đổi sang nhà cung ứng mới khi
khối lượng rau bán của cửa hàng tăng nhanh, cửa hàng mở rộng quy mô, mở các
cửa hàng khác ở địa bàn khác.
Địa điểm của cửa hàng gần Hợp tác xã Lĩnh Nam hơn Hợp tac xã Ba Chữ
Vân Nội (cách Hợp tác xã Lĩnh Nam 10km, cách Hợp tác xã Ba Chữ khoảng
30km). Cửa hàng sẽ giảm được chi phí vận chuyển rau.
+ Theo hợp đồng hai bên sẽ ký kết. Bên cung cấp rau an toàn Lĩnh Nam phải
đảm bảo chất lượng rau an toàn cho cửa hang và phải chịu trách nhiệm hoàn toàn,
phải bồi thường hoàn toàn kinh phí để cứu chữa cho người dùng rau của Lĩnh Nam
15
bị ngộ độc.
1.2. Biện pháp tiÖu thụ sản phẩm
Sơ đồ các cấp độ cấu thành sản phẩm của cửa hàng Rau Xanh:
Biện pháp bán hàng của cửa hàng Rau Xanh tập trung vào làm cho khách
hàng:
Chưa biết Biết Muốn mua Mua Tin tưởng Mua thường xuyên
Do rau sạch nhìn bề ngoài rất khó phân biệt với rau thường, thậm chí rau
thường, rau không sạch được phun thuốc hoá chất nhiều trông còn tươi ngon hơn
rau sạch. Qua nghiên cứu thị trường chúng tôi thấy điều sống còn với cửa hàng Rau
Xanh cũng như đối với các cửa hàng bán rau sạch khác, xét từ giá trị cảm nhận của
ng¬× tiêu dùng lại là ở cấp độ thứ II và III của sản phẩm. Đây là điểm yếu nhất mà
đối thu cạnh tranh chưa làm được. Các cửa hàng rau sạch mua được rau sạch (cấp
độ I) chỉ có ý nghĩa đối với cửa hàng mà thôi, còn làm cho khách hàng biết, hiểu, tin
mua rau của cửa hàng hay không lại là việc khác mà nó hầu như phụ thuộc vào cấp
độ II , III.

Điểm nổi bật và cũng là sức cạnh tranh lớn nhất quyết định sự thành công
của cửa hàng Rau Xanh tập trung vào cấp độ II, III.
Các biện pháp tiêu thụ sản phẩm, marketing, nhân sự sẽ tập trung vào điểm
16
Chất lượng Bao gói
phục vụ
Bày bán Chứng
nhận
sản phẩm Chất lượng
Sản
phẩm
Rau
I
mấu chốt thành công này.
Theo như kết quả điều tra thì có tới 87,36% người được hỏi sẽ mua rau nếu
tin là rau sạch và sẵn sàng trả giá gấp 1,5-2 lần để được tiêu dùng rau sạch. Do vậy
điều quan trọng nhất là làm cho khách hàng tin rau bán ở cửa hàng là rau sạch.
Trong kế hoạch tiêu thụ sản phẩm chúng tôi sẽ tiến hành một loạt các biện pháp,
cách thức để thuyết phục, chứng minh cho khách hàng thấy rau ở cửa hàng là an
toàn cho sức khoẻ.
• Về bao gói, bao bì, nhãn hiệu sản phẩm:
Tất cả sản phẩm rau sẽ được đóng gói bằng túi nilon đóng kín. Trên bao bì sẽ
có những thông tin cung cấp cho người tiêu dùng sau:
- Về tính chất thương hiệu của sản phẩm:
+ Chỉ đạo giám sát sản phẩm: Chi cục bảo vệ thực vật Hà Nội.
+ Quy trình sản xuất rau.
+ Nơi sản xuất sản phẩm.
+ Cửa hàng bán.
- Rau được đóng gói với các mức khối lượng khác nhau (300g, 500g,
800g/gói) để người tiêu dùng tuỳ chọn.

- Về đặc điểm sản phẩm:
Sản phẩm được hình thành và chỉ đạo giám sát bởi các bên: Cơ quan chỉ đạo
giám sát (Chi cục bảo vệ thực vật Hà Nội); người sản xuất và nhà phân phối.
• Về chứng nhận chất lượng sản phẩm
+ Trên mỗi túi rau có dán tem bảo đảm sản phẩm đã được kiểm duyệt, sản
phẩm được bảo hiểm bởi Bảo Việt Hà Nội.
+ Trong mỗi túi rau có kèm theo một tờ tem có ghi: tên mặt hàng, ngày thu
hoạch, hạn sử dụng. Để trách việc làm hàng giả, tờ tem này sẽ được đóng dấu đỏ
của Hợp tác xã Lĩnh Nam
+ Để cho người tiêu dùng thật sự tin rau của cửa hàng được lấy nơi sản xuất
có uy tín chất lượng, tôi đã đề nghị và được chủ nhiệm Hợp tác xã Lĩnh Nam đồng
ý ph«t« hai giấy chứng nhận huy chương vàng sản phẩm:
Huy chương vàng do ban tổ chức triÔn lãm tuần lễ xanh quốc tế Việt Nam
17
2002 cấp.
Huy chương vàng an toàn thực phẩm an toàn 2003 do ban tổ chức hội chợ
thực phẩm an toàn 20003 cấp. Trên đó sẽ có đóng dấu đỏ của Hợp tác xã Lĩnh
Nam. Chứng nhận này là bằng chứng quan trọng mà các cửa hàng bán rau trong khu
vực thị trường không có được.
Trong thời gian đầu hoạt động có thể có nhiều người còn nghi ngại về chất
lương rau của cửa hµngT«i sẽ mời cán bộ của Chi cục bảo vệ thực vật Hà Nội, tổ
chức bảo vệ người tiêu dùng tới kiểm tra sản phẩm rau của cửa hang rau vào những
lúc khách hàng mua rau nhiều, đồng thời thông báo kết quả kiểm tra về chất lượng
sản phẩm tới mua rau và trên bản tin của phường.
• Việc bày bán sản phẩm
Việc bày bán sản phẩm rau rất quan trọng, được cửa hàng Rau Xanh đặc biệt
chú ý.
Rau được bày bán trên hệ thống giá đựng rau ba tầng, rau được phân loại. Ví
dụ: Rau cải xoong, cải canh, cải đông dư, cải tím được xếp cùng một ngăn để người
tiêu dùng dễ tìm, dễ lựa chọn. Hệ thống các dàn đựng rau sẽ được xếp theo hình chữ

U, nhìn từ ngoài vào, ở giữa bày bán các loại rau củ, rau thơm, rau sống…
• Cách thức bán hàng
Cửa hàng Rau Xanh có hai hình thức bán hàng:
+ Trực tiếp tại cửa hàng (đây là hình thức chính)
+ Bán hàng qua điện thoại
Nhiều hộ gia đình không đến cửa hàng rau mua được, cửa hàng Rau Xanh sẵn
sàng mang đến tận nơi theo yêu cầu của khách hàng với chi phí tăng thêm tùy vào
quãng đường vận chuyển cho một lần. Đây là một điểm rất mới, độc đáo, riêng có
của cửa hàng.
Chúng tôi sẽ cố gắng làm cho khách hàng vào mua rau được cảm giác mọi thứ
đều sạch, phục vụ nhiệt tình nhất.
Cửa hàng sẽ có bảng bỏo giá sản phẩm theo từng ngày.
Khách hàng đến cửa hàng sẽ được những nhân viên bán hàng trẻ trung, nhiệt
tình giới thiệu những điều mới lạ về các loại rau: đặc điểm, công dụng, dinh dưỡng,
18
những bài thuốc dân gian về một loại rau ăn hàng ngày có thể làm thuốc chữa bệnh
mà có thể ít người biết đến.
Khách hàng vào mua rau dù ít hay nhiều đều được bọc gói sản phẩm cẩn thận
và được giới thiệu các thông tin về sản phẩm.
2. Kế hoạch nhân sự của dự án
Để hoạt động của cửa hàng diễn ra bình thường cần có người quản lý và nhân
viên bán hàng. Nhân viên bán hàng được chúng tôi đặc biệt chú ý.
+ Người quản lý: Đỗ Thị Anh người sáng lập dự án sẽ làm chủ và quản lý
cửa hàng.
Đối với nhân viên bán hàng,Trần Thị Quý và Lê Thị Hoàn .Trần Thị Quý
thông minh, nhanh nhẹn, nói khéo sẽ phụ trách về việc giới thiệu các loại rau, tư
vấn cho khách hàng và giao dịch với khách hàng. Lờ Thị Hoàn chịu khó, cẩn thận
sẽ phụ trách về tính tiền, ghi sổ sách .
Sự hiểu biết của nhân viên về hoạt động và nghệ thu©t bán hàng là cực kì
quan trängT«i sẽ trực tiếp hướng dẫn cho nhân viên của mình về tâm lý khách hàng,

các kỹ năng bán hàng và phục vụ khách hàng. Khi bán hàng các nhân viên sẽ phải
mang áo đồng phục mang tên cửa hàng “Rau Xanh: Rau sạch cho mọi nhà”.
Tôi muốn tạo dựng hình ảnh cửa hàng Rau Xanh có nhiều nét độc đáo hơn
hẳn so với các đối thủ cạnh tranh về chất lương phục vụ và mang tính chuyên
nghiệp cao.
3. Kế hoạch Marketing
3.1. Tiếp thị và quảng cáo
Hoạt động quảng cáo, tiếp thị ®Æ biệt quan trọng. Các đối thủ cạnh tranh (các
cửa hàng rau sạch) không bán được nhiều rau sạch, chưa tạo dựng được niềm tin
trong khách hàng, chưa đánh vào tâm lý người tiêu dùng do một nguyên nhân quan
trọng là hoạt động marketing chưa tốt, chưa tạo được sự độc đáo cuốn hút khách
hàng. Cửa hàng rau sạch của tôi sẽ tập trung vào những biện pháp marketing độc
đáo hơn những đối thủ cạnh tranh khác và tác động trực tiếp vào tâm lý và cảm
nhận trực quan của khách hàng mỗi khi họ đến cửa hàng mua rau của tôi. Những
biện pháp marketing đó là:
19
Bước đầu để khách hàng biết đến cửa hàng Rau Xanh tôi sẽ tiến hành các
hoạt động quảng cáo, truyền tin:
+ §Ót thu hút, làm cho người tiêu dùng biết đến cửa hàng, tôi sẽ phát tờ rơi
quảng cáo.
+ Đối với khách hàng lần đầu tiên đến với cửa hàng, tôi sẽ phát Card Visit
giới thiệu về cửa hàng và địa chỉ liên hệ.
+ Truyền tin về rau sạch của cửa hàng Rau Xanh trên đài phát thanh phường
trong mục đời sống; vệ sinh an toàn thực phẩm.
+ Dựa vào mối quan hệ với tổ dân phố, đặc biệt là tổ dân phố cụm 20 để giới
thiệu với các hộ gia đình về cửa hàng Rau Xanh trong những buổi họp của tổ dân phố.
+ Nhờ những người quen thân, biết trong khu vực giới thiệu rau cho người
khác. Đây là biện pháp marketing gián tiếp mang lại hiệu quả rất cao.
Khi khách hàng đến cửa hàng để tìm hiểu, xem, mua rau… đây là lúc rất là
quan trọng. Để tác động tới tâm lý và trực quan, cũng như tạo ra cảm giác tin tưởng

cho khách hàng tôi tiến hành:
+ Phía bên trong cửa hàng tận dụng những khoảng trống trên tường, tôi sẽ
treo những bức ảnh giới thiệu về nơi sản xuất rau, quy trình sản xuất rau sạch, đặc
điểm của các loại rau…
+ Treo Huy chương vàng chất lượng rau sạch, an toàn của nhà cung ứng rau
Lĩnh Nam.
Tâm lý của các bà nội trợ đi mua hàng thường thích được tặng quà, khuyến
mại, giảm giá. Nắm bắt tâm lý này để thu hút khách hàng cửa hàng sẽ:
+ Nhân dịp khai trương cửa hàng sẽ giảm giá 50% trong hai tuần đầu cho
người mua rau.
+ Tặng một gói muối ièt, sách nấu ăn cho khách hàng thường xuyên mua rau
và nhiều nhất trong tháng.
+ Tặng những gói lá thơm dùng để tắm, gội đầu cho những khách hàng mua
nhiều rau, thường xuyên của cửa hàng…
3.2. Dịch vụ kèm theo
+ Khách hàng đến mua rau của cửa hàng, không chỉ được giới thiệu về các loại
20
rau mà sẽ được nhân viên bán hàng của cửa hàng giới thiệu, tư vấn các bài thuốc
dân gian về rau. Ví dụ như: ăn nhiều tái rất tốt cho não bộ, tăng trí nhớ và giảm sự
lão hoá các tế bào; ăn rau diếp cá và rau kinh giới rất tốt cho khí huyết…
+ Giới thiệu cho khách hàng cách nÊu các mãn rau, thành phần dinh dưỡng
các loại rau, cách bảo quản rau được lâu và tươi.
+ Cửa hàng sẽ nhặt rau miễn phí cho khách hàng nếu được yêu cầu.
+ Đối với những khách hàng gọi điện đến góp ý, khiếu nại, phàn nàn về cửa
hàng, chúng tôi sẽ thanh toán tiền cước điện thoại cho khách hàng bằng cách ghi lại
tên và địa chỉ của khách hàng, số tiền cước điện thoại, sau đó sẽ gửi lại tiền hoặc
bằng rau khi khách hàng đến mua hàng.
4. Kế hoạch tài chính
4.1. Dự án hoạt động trong điều kiện bình thường
Tức dự án hoạt động trong điều kiện diễn biến thị trường ổn định, ít biến động

so với tình hình hiện nay.
4.1.1. Xác định chi phí
a. Chi phí đầu tư ban đầu của dự án
Dựa vào thông tin thu thập trên thị trường, tôi có bảng dự toán chi phí đầu tư
ban đầu như sau:
BẢNG DỰ TOÁN CHI PHÍ ĐẦU TƯ BAN ĐẦU
Hạng mục chi phí Đơn vị Số lượng Giá Tổng
Tủ lạnh bảo quản rau Chiếc 1 4000 4000
Dàn sắt đựng rau Chiếc 3 1000 3000
Rổ nhựa Chiếc 30 10 300
Lắp đặt điện thoại Chiếc 1 1500 1500
Bình cứu hoả Chiếc 2 160 320
Bình phun nước Chiếc 1 20 20
Chi mua đồng phục Bộ 6 50 300
Cân Chiếc 2 75 150
Bàn ghế Bộ 1 150 150
Lệ phí đăng ký kinh doanh 30
Quạt Chiếc 2 120 240
Chi quảng cáo 1000
Thuế làm biển hiệu 1000
Chi khác 1000
21
Tổng 13010
b. Chi phí thường xuyên của dự án
Tổng hợp kết qña dự toán chi phí từ các phần như kế hoạch về nhân sự,
kế hoạch marketing, về sản phẩm và một số chi dự kiến, tôi có bảng dự báo vỊ
chi hàng tháng cho năm đầu như sau:
22
BẢNG 2: BẢNG DỰ BÁO CHI PHÍ HÀNG THÁNG CHO NĂM ĐẦU (1.000đ)
Tháng/ khoản

mục
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tổng
Trả lương nhân
viên bán hàng( 4
người)
1.200 1.200 1.200 1.200 1.200 1.200 1.200 1.200 1.200 1.200 1.200 1.200 15.600
thuế môn bài 85 85 85 85 85 85 85 85 85 85 85 85 1.020
Chi bao gói 300 450 450 450 450 450 450 450 450 450 450 450 5.250
Thuê địa điểm 2.500 2.500 2.500 2.500 2.500 2.500 2.500 2.500 2.500 2.500 2.500 2.500 30.000
Chi mua hàng 3.770 4.713 5.891 7.363 9.204 11.505 14.381 17.977 22.471 28.089 35.111 43.889 204.361
Trả tiền điện 150 150 150 150 150 150 150 150 150 150 150 150 1.800
Khấu hao 150 150 150 150 150 150 150 150 150 150 150 150 1.800
Tiền điện thoại 300 300 300 300 300 300 300 300 300 300 300 300 3.600
Chi khác 500 200 200 200 200 200 200 200 200 200 200 200 2.700
Tổng chi phí 8.955 9.748 10.926 12.398 14.239 16.540 19.616 23.212 27.706 33.324 40.346 49.124 266.134
23
BẢNG 3: DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN DỰ BÁO CỦA DỰ ÁN TRONG NĂM 1
(1.000đ)
Tháng/ khoản
mục 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tổng
Doanh thu 5.800 7.251 9.063 11.328 14.160 17.700 22.125 27.657 34.571 43.214 54.017 67.522 314.408
Tổng chi phí
8.955 9.748 10.926 12.398 14.239 16.540 19.616 23.212 27.706 33.324 40.346 49.124 266.134
VAT 290 362,55 453,15 566,4 708 885 1.106 1.3823 1.729 2.161 2.701 3.376 15.720
Lãi gộp -
3.445
-2.860 -2.316 -1.636 -787 275 1.403 3.062 5.136 7.729 10.970 15.022 32.554
24
c. Doanh thu và lợi nhuận của dự án qua các năm
:BẢNG 4: DỰ BÁO DOANH THU, LỢI NHUẬN TRONG 3 NĂM ĐẦU

HOẠT ĐỘNG
Đơn vị: 1000đ
Năm Chi phí Doanh thu lãi gộp Lãi gôp/tháng
1 266.134 314.408 32.553 2.713
2 368.317 471.612 79.715 6.643
3 460.281 613.096 122.160 10.180
4.1.2. Xác định thời gian hoàn vốn và điểm hoàn vốn
a. Xác định thời gian hoàn vốn
Là việc tính toán xem dự án hoạt động trong bao lâu thì thu hồi được vốn.
Theo phương pháp trị lùi, tức lấy vốn đầu tư ban đầu trừ dần cho lợi nhuận
trước thuế thu nhập hàng tháng cho đến khi bằng không, lúc đó ta xác định được
thời gian hoàn vốn.
Tính theo phương pháp này thời gian hoàn vốn của dự án vào khoảng 10
tháng 15 ngày.
b. Xác định điểm hoà vốn
Là xác định mức doanh thu đảm bảo cho dù án không bị thua lỗ trong điều
kiện hoạt động bình thường.
Điểm doanh thu hoà vốn (R) được xác định bằng công thức:
R=Chi phí cố định/1- tư lệ chi phí biến đổi trên một đơn vị doanh thu
Theo công thức này, điểm doanh thu hoà vốn của dự án là 176,486 triệu
đồng/năm.
Như vậy để đảm bảo dự án không bị thua lỗ thì doanh thu trung bình một năm
của dự án phải đạt 176.486.000®/năm hay doanh thu trung bình
đạt14.707.000®/tháng.
Trong điều kiện hoat động bình thường thì mức doanh thu này là không lớn và
dự án có thể hoàn toàn đạt được.
4.2. Dự án hoạt động trong điều kiện thuận lợi
25

×