Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

Báo cáo thực địa của cử nhân y tế công cộng định hướng dinh dưỡng an toàn vệ sinh thực phẩm tại trung tâm y tế huyện thanh trì và tại TYT thị trấn văn điển, hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (491.12 KB, 67 trang )

Nhóm 1_Thị trấn Văn Điển
LỜI CẢM ƠN
Chương trình thực địa của cử nhân Y tế công cộng năm thứ 4 với mục tiêu nâng cao
kiến thức về thực tiễn và củng cố, phát triển năng lực y tế công cộng định hướng dinh dưỡng
và an toàn vệ sinh thực phẩm cho sinh viên kéo dài trong 10 tuần, từ 5/11/2012 đến
11/01/2013. Nhóm 1 thực địa K8, trường Đại học Y tế công cộng chúng tôi gồm 6 thành
viên được phân công thực địa tại thị trấn Văn Điển, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Trong thời gian thực tập 2 tuần tại Trung tâm y tế huyện Thanh Trì và 8 tuần tại TYT
thị trấn Văn Điển, nhóm chúng tôi đã xây dựng được các bản kế hoạch hoạt động của 3
khoa phòng tại Trung tâm y tế huyện, tham gia các hoạt động của TTYT và trạm y tế, thực
hiện các chỉ tiêu nhà trường đề ra và hoàn thành bài tập chuyên đề về một vấn đề ATTP tại
thị trấn Văn Điển. Qua đây, nhóm đã có thêm nhiều trải nghiệm thú vị, bổ ích cũng như có
thể nâng cao kỹ năng về chuyên môn cũng như tiếp cận với cộng đồng.
Để nhóm có thể hoàn thành tốt đợt thực địa lần này không thể thiếu được sự ủng hộ,
giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô trường đại học Y tế công cộng, ủy ban nhân dân thi trấn
Văn Điển, các bộ y tế của trung tâm y tế huyện Thanh Trì và trạm y tế thị trấn Văn Điển.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn nhà trường đã tạo điều kiện thuận lợi nhất để nhóm
có được đợt thực địa bổ ích, đây cũng chính là hành trang quý báu cho con đướng sự nghiệp
của mỗi chúng tôi. Đặc biệt, nhóm xin gửi lời cám ơn sâu sắc tới giáo viên hướng dẫn Tiến
sĩ Nguyễn Thanh Hà và cử nhân Nguyễn Thị Thu Hòa đã nhiệt tình hướng dẫn nhóm trong
suốt đợt thực địa. Chúng tôi xin gửi lời cám ơn tới các cán bộ trung tâm y tế huyện Thanh
Trì và trạm y tế thị trấn Văn Điển đã tạo điều kiện ăn ở, làm việc, cung cấp thông tin và liên
hệ công việc cho chúng tôi trong suốt quá trình thực tâp.
Báo cáo của nhóm tuy còn nhiều hạn chế, nhưng nhóm rất mong nhận được sự góp ý
của các cán bộ trung tâm y tế, trạm y tế và các thầy cô để bản báo cáo này được hoàn thiện
hơn.
Một lần nữa chúng tôi chân thành cảm ơn nhà trường và địa phương đã tạo mọi điều
kiện cho chúng tôi hoàn thành tốt đợt thực địa này.
Hà Nội, ngày 25/01/2013
Thay mặt NSV
Nhóm trưởng


1
Nhóm 1_Thị trấn Văn Điển
MỤC LỤC
B.THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU CHUYÊN MÔN 13
C.MÔ TẢ VÀ PHÂN TÍCH MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ
ATTP TẠI CÁC CƠ SỞ KINH DOANH DỊCH VỤ ĂN UỐNG TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN
VĂN ĐIỂN 25
D.THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁC TẠI ĐỊA PHƯƠNG 35
E.KẾT LUẬN CỦA NHÓM VỀ ĐỢT THỰC ĐỊA 36
Tóm tắt các kết quả mà nhóm thu được từ đợt thực tập 36
Bài học kinh nghiệm 36
Khuyến nghị của nhóm về các hoạt động thực địa nhằm nâng cao chất lượng đợt thực địa 37
Tài liệu tham khảo 37
F.PHỤ LỤC 38
Phụ lục 1: Biểu đồ xu hướng giảm tỷ lệ SDD ở trẻ dưới 5 tuổi qua các năm trên địa bàn huyện
Thanh Trì 38
Phụ lục 2: Thực đơn mẫu cho bà mẹ mang thai có chỉ số BMI bình thường và tăng cân đúng tiêu
chuẩn khuyến nghị 39
Phụ lục 3: Các bước tập đơn giản tạo sự thoải mái cho phụ nữ mang thai 40
Phụ lục 4: Thực đơn mẫu cho trẻ bị SDD thể nhẹ cân 41
Phụ lục 5: Thực đơn mẫu cho trẻ bị thừa cân – béo phì 42
Phụ lục 6: Thực đơn mẫu cho người bị tăng huyết áp 43
Phụ lục 7: Thực đơn mẫu cho người mắc đái tháo đường 44
Phụ lục 8: Biên bản buổi đi kiểm tra và thẩm định cơ sở thực phẩm 45
Phụ lục 9: Bảng kiểm đánh giá ATTP tại bếp ăn hộ gia đình 47
Phụ lục 10: Bảng kiểm đánh giá tình trạng ATTP chợ tạm Quốc Bảo 49
Phụ lục 11: Biên bản buổi sàng lọc đái tháo đường 51
Phụ lục 12: Báo cáo hoạt động tham gia xét nghiệm bếp ăn tập thể 53
Phụ lục 13: Khung tư vấn cho bà mẹ có con bị SDD/ béo phì 54
Phụ lục 14: Khung tư vấn cho người mắc bệnh tăng huyết áp 57

Phụ lục 15: Bộ câu hỏi phỏng vấn cơ quan quản lý 61
Phụ lục 16: Câu hỏi hướng dẫn phỏng vấn sâu cộng tác viên và các ban ngành đoàn thể 63
Phụ lục 17: Bộ câu hỏi phỏng vấn sâu các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn sẵn 64
Phụ lục 18: Bộ câu hỏi phỏng vấn người ăn tại cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống 66
2
Nhóm 1_Thị trấn Văn Điển
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT Viết tắt Viết đầy đủ
1 ATTP An toàn thực phẩm
2 ATVSTP An toàn vệ sinh thực phẩm
3 CBYT Cán bộ y tế
4 CTV Cộng tác viên
5 CSSKSS Chăm sóc sức khỏe sinh sản
6 DVAU Dịch vụ ăn uống
7 KDDVAU Kinh doanh dịch vụ ăn uống
8 NĐTP Ngộ độc thực phẩm
9 TYT Trạm y tế
10 TTYT Trung tâm y tế
11 TTYTDP Trung tâm y tế dự phòng
12 THCS Trung học cơ sở
13 THPT Trung học phổ thông
14 TTVD Thị trấn Văn Điển
15 UBND Ủy ban nhân dân
16 SDD Suy dinh dưỡng
17 YTCC&QLCBXH Y tế công cộng và quản lý các bệnh xã hội
3
Nhóm 1_Thị trấn Văn Điển
A.
CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN QUAN ĐẾN ĐỊA BÀN THỰC ĐỊA
I.

Thông

tin

chung

liên

quan

tới địa bàn thực địa
1. Huyện Thanh Trì
1.1 Vị trí địa lý
Thanh Trì là huyện nằm ở phía Nam thành phố, với diện tích tự nhiên 6.292,7ha, dân số
trên 200.000 người gồm 15 xã và 01 thị trấn. Phía bắc giáp quận Hoàng Mai, phía Nam
giáp huyện Thường Tín, phía Tây và Tây bắc giáp quận Thanh Xuân, phía đông là sông
Hồng, giáp với huyện Gia lâm và tỉnh Hưng Yên. Là đầu mối giao thông quan trọng của
Thủ đô, thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế - xã hội với các tỉnh phía Nam. Bên cạnh đó,
Thanh Trì là một huyện gần nội đô nên hệ thống giao thông tiện ích đi các hướng và
thuận lợi cho việc phát triển kinh tế.[1]
1.2 Tình hình kinh tế và văn hóa xã hội
Thanh Trì đang trong quá trình đô thị hóa nhanh với tốc độ tăng trưởng bình quân
hàng năm đạt 17,1%. Trước đây, Thanh Trì vốn là một huyện thuần nông nhưng đến
nay huyện đã có
1.236 doanh nghiệp trong và ngoài nhà nước; 1.477 hộ sản xuất tiểu thủ
công nghiệp và 1.002 doanh nghiệp và 5.630 hộ kinh doanh dịch vụ thương mại. Tỷ lệ hộ
nghèo trên địa bàn huyện là 3,2%. Huyện đã xây dựng cụm làng nghề tập trung và cùng
đó xây dựng thương hiệu sản phẩm truyền thống bánh trưng xã Duyên Hà, miến Hữu Hòa
và rượu Tân Triều, Do đó công tác đảm bảo ATTP nhằm đảm bảo những thương hiệu
truyền thống này luôn được huyện chú trọng. Trong nông nghiệp, huyện mạnh dạn, đầu

tư kiên cố hóa kênh mương, lấy nước sông Hồng (từ kênh Hồng Vân) thay nước sông Tô
Lịch ô nhiễm phục vụ sản xuất nông nghiệp cho các xã Vĩnh Quỳnh, Đại Áng, Liên Ninh,
Tả Thanh Oai nhằm đảm bảo chất lượng thực phẩm không chỉ cung cấp cho địa bàn
huyện mà còn cung cấp cho thành phố Hà Nội và các vùng lân cận khác.
1.3
Hệ thống y tế huyện:
UBND huyện là đơn vị chủ quản phòng y tế huyện đồng thời hiệp quản các cơ sở y
tế khác trên địa bàn bao gồm trung tâm y tế huyện Thanh Trì, bệnh viện đa khoa Thanh
Trì, bệnh viện đa khoa tư nhân Thăng Long, bệnh viện K cơ sở 2, bệnh viện Nội tiết
trung ương và bệnh viện Nông nghiệp.
Phòng y tế và Trung tâm y tế huyện là hai đơn vị trực tiếp chỉ đạo hoạt động y tế của
tuyến xã. Huyện Thanh Trì có 16 Trạm y tế của 16 xã, thị trấn, trong đó 6/16 Trạm y tế
chưa có bác sỹ.
Bệnh viện đa khoa Thanh Trì và bệnh viện đa khoa tư nhân Thăng Long là 2 bệnh viện
đã được xếp hạng 2. Đây là nơi trực tiếp khám chữa bệnh bảo hiểm y tế cho người dân
từ tuyến xã chuyển lên. Tỷ lệ người dân sử dụng bệnh viện huyện ngày càng tăng một
mặt là do đây là nơi nhận khám chữa bệnh bảo hiểm của địa phương, mặt khác do chất
lượng bệnh viện ngày càng được nâng cao, tạo được lòng tin của người dân.
2.
Thị trấn Văn Điển:
Thị trấn Văn Điển có diện tích 91,3 ha, dân số 17.586 người. Nghề nghiệp chủ yếu
của người dân địa phương là kinh doanh dịch vụ thương mại và công nhân viên chức.
Đây là địa phương không có hộ làm nông nghiệp do đó điều kiên kinh tế rất phát triển.
Tỷ lệ hộ nghèo là 1,7%.
Trạm y tế thị trấn Văn Điển có 8 cán bộ y tế tương đương 0.5 cán bộ/ 1000 dân, trong
4
Nhóm 1_Thị trấn Văn Điển
đó có 1 bác sỹ, 1 cử nhân y tế công cộng, 3 điều dưỡng, 1 dược sỹ, 1 y sỹ y học cổ
truyền và 1 nữ hộ sinh. Bên cạnh đó, trạm còn có 20 cộng tác viên phân bố đều 7 tổ
dân phố có nhiệm vụ phối hợp với cán bộ triển khai các chương trình y tế và tuyên

truyền nâng cao kiến thức cho người dân.
II.
Các chương trình về dinh dưỡng và ATTP đang triển khai tại địa phương
1.
Các chương trình liên quan đến Dinh dưỡng đang triển khai tại địa bàn huyện
1.1Các chương trình dinh dưỡng đã và đang triển khai trên địa bàn huyện
1.1.1 Chương trình chiến lược quốc gia dinh dưỡng
Đơn vị phụ trách: Khoa YTCC&QLCBXH Trung tâm y tế huyện Thanh Trì.
Trong những năm vừa qua Chương trình chiến lược quốc gia dinh dưỡng đã đạt được kết
quả với nhiều hoạt động triển khai như: Truyền thông nâng cao kiến thức về dinh dưỡng
cho người dân; Tập huấn dinh dưỡng cho các đối tượng; Giám sát dinh dưỡng; các hoạt
động phối hợp với Trung tâm y tế dự phòng thành phố Hà Nội điều tra đánh giá dinh
dưỡng trên địa bàn.
Công tác truyền thông nâng cao kiến thức về dinh dưỡng hợp lý cho người dân trên địa
bàn được thực hiện tốt qua các năm bằng nhiều hình thức tuyên truyền, phát thanh qua
loa đài, áp phích tờ rơi, tờ gấp, sách mỏng với tần số tăng dần qua 3 năm gần đây. Ngoài
ra, còn tổ chức các buổi tập huấn, nói chuyện nhóm nhỏ về các chủ đề dinh dưỡng, số
lượt và số đối tượng được tư vấn trực tiếp đều tăng qua hai năm gần đây.
Hoạt động quản lý, giám sát các bệnh mạn tính liên quan đến dinh dưỡng được thực hiện
qua công tác tổng hợp, báo cáo số liệu giám sát 1 tháng/ lần từ số liệu thứ cấp do 16/16
xã, thị trấn gửi lên;
1.1.2 Chương trình phòng chống thiếu Vitamin A
Đơn vị phụ trách: Khoa YTCC&QLCBXH Trung tâm y tế huyện Thanh Trì
Chương trình phòng chống thiếu vitamin A triển khai qua các hoạt động cụ thể: Chiến
dịch truyền thông phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng trong đó có vitamin A hàng
năm; Cho trẻ từ 6 đến 36 tháng tuổi uống vitamin A 2 lần/ năm vào tháng 6 và tháng 12;
Cho phụ nữ uống Vitamin A trong vòng một tháng sau sinh và trẻ dưới 60 tháng tuổi
được điều trị dự phòng Vitamin A gồm các đối tượng: trẻ dưới 6 tháng tuổi thiếu sữa mẹ;
trẻ từ 37 đến 60 tháng tuổi bị SDD, mắc các bệnh nhiễm khuẩn kéo dài có nguy cơ thiếu
vitamin A (bệnh tiêu chảy, sởi, hô hấp). Kết quả tỷ lệ uống Vitamin A cho các đối tượng

này qua các năm trên địa bàn huyện đều đạt trên 99%.
1.1.3 Dinh dưỡng cho trẻ em (TE) dưới 5 tuổi.
Đơn vị phụ trách: Khoa CSSKSS Trung tâm y tế huyện Thanh Trì.
Hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng TE dưới 5 tuổi được thực hiện với nhiều
chương trình bao gồm cân, đo trẻ toàn huyện vào 1/6 kết hợp uống vitamin A hàng năm
để đánh giá được tình trạng dinh dưỡng trên toàn địa bàn huyện; Phục hồi dinh dưỡng
cho bà mẹ mang thai tăng cân thấp và trẻ em dưới 2 tuổi 3 tháng liền không tăng cân và
tăng cường công tác tập huấn, truyền thông. Hoạt động truyền thông rất được chú trọng
bằng việc đa dạng hóa các loại hình truyền thông kết hợp chặt chẽ với phòng truyền
thông giáo dục sức khỏe. Kết quả về tỷ lệ trẻ SDD thể nhẹ cân và thể thấp còi đã liên tục
giảm đều qua các năm. Biểu đồ mô tả xu hướng giảm tỷ lệ SDD ở trẻ em dưới 5 tuổi trên
đia bàn huyện Thanh Trì (Phụ lục 1 trang 38 )
5
Nhóm 1_Thị trấn Văn Điển
1.1.4 Chương trình phòng chống bệnh mạn tính liên quan đến dinh dưỡng
Đơn vị phụ trách: Khoa CSSKSS Trung tâm y tế huyện Thanh Trì
Đối với bệnh đái tháo đường, các hoạt động liên quan đến dinh dưỡng chỉ dừng lại ở
mức truyền thông đến các đối tượng có nguy cơ cao lồng ghép vào các buổi sàng lọc đái
tháo đường tại trạm y tế, truyền thông qua loa đài hay truyền thông lồng ghép vào các
buổi họp phụ nữ, sinh hoạt thôn, tổ dân phố.
 Hoạt động của nhóm:
Ngày 23/11/2012 và ngày 24/11/2012 nhóm được tham gia hoạt động khám sàng lọc
và tư vấn đái tháo đường tại xã Liên Ninh. (Trình bày rõ ở mục 2 Trang 11 phần III –
Phần A)
1.2 Chương trình dinh dưỡng triển khai trên địa bàn thị trấn Văn Điển.
Góp phần vào công cuộc hoàn thành chỉ tiêu đề ra năm 2012 của Trung tâm y tế huyện
Thanh Trì, trạm y tế thị trấn Văn điển cũng đã có những hoạt động và kết quả như sau:
1.2.1 Chương trình dinh dưỡng quốc gia
• Chương trình phòng chống SDD ở trẻ em gồm các hoạt động:
- Cân trẻ dưới 2 tuổi hàng quý

- Cân đo đại trà trẻ dưới 5 tuổi vào 1/6
Kết quả: Cân đo cho 1518/1548 trẻ đạt 98%. Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân là 5,2%
giảm 0,2% so với năm 2011, tỷ lệ SDD thể thấp còi là 11,2% giảm 0,5% so với năm
2011. Thị trấn Văn Điển luôn là địa phương dẫn đầu toàn huyện với tỷ lệ SDD trẻ em
thấp nhất.
• Chương trình dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai.
Phụ nữ mang thai phải đi khám thai ít nhất 3 lần trong thai kỳ: 3 tháng đầu, 3 tháng
giữa và 3 tháng cuối; Khi đi khám thai, CBYT sẽ tư vấn và yêu cầu phụ nữ mang thai tự
uống viên sắt tại nhà hoặc bổ sung sắt qua chế độ dinh dưỡng. Ngoài ra, mùng 5 hàng
tháng cũng tổ chức khám thai tại trạm y tế.
 Hoạt động của nhóm tại trạm:
Khi các bà mẹ đi khám thai tại trạm nhóm đã lồng ghép hoạt động tư vấn dinh dưỡng
cho phụ nữ mang thai (Trình bày cụ thể tại mục 1.2 Trang 18 Mục II thuộc Phần B).
1.2.2Chương trình phòng chống thiếu vitamin A
Chương trình phòng chống thiếu vitamin A diễn ra 2 đợt/năm, trẻ em sẽ được uống
vitamin A miễn phí vào các ngày 1/6 và đầu tháng 12. Trẻ 6 – 12 tháng tuổi được uống
½ viên, trẻ 12 – 36 tháng tuổi được uống 1 viên. Một viên Vitamin A (viên nang mầu
đỏ) có hàm lượng 200 000 UI (đơn vị quốc tế). Mối lần uống CTV viết phiếu mời tới
từng gia đình trẻ. Đối với từng khu khác nhau thì địa điểm uống sẽ thay đổi để phù hợp
với người dân.
Kết quả: Tổ chức chiến dịch ngày vi chất đợt I/ 2012 đã cho 1097, đợt II cho 1096
trẻ 6 – 36 tháng tuổi uống vitamin A đạt 99% đồng thời kết hợp tẩy giun cho 1045 trẻ
24 – 60 tháng tuổi đảm bảo an toàn.
 Hoạt động của nhóm tại trạm:
Trong thời gian thực địa, nhóm cũng được tham gia chương trình phòng chống thiếu
Vitamin A tại trạm (Trình bày cụ thể tại Mục 4 Trang??? Phần III thuộc Phần A)
1.2.3 Chương trình phòng chống bệnh mạn tính liên quan đến dinh dưỡng
6
Nhóm 1_Thị trấn Văn Điển
Hiện tại trạm chỉ quản lý các đối tượng do CTV thu thập và người dân tự báo cáo tại

trạm. Các bệnh nhân mắc bệnh mạn tính có thể đến TYT lấy thuốc miễn phí đối với
bệnh tăng huyết áp, được khám, tư vấn và theo dõi bệnh tật tại nhà.
Chương trình dinh dưỡng phòng chống các bệnh mạn tính chỉ dừng lại ở công tác
tuyên truyền: truyền thông qua loa phát thanh, tổ chức các buổi nói chuyện, tư vấn dinh
dưỡng khi bệnh nhân đến lấy thuốc tại trạm.
 Hoạt động của nhóm tại trạm: Tư vấn dinh dưỡng cho người mắc bệnh tăng huyết
áp, tiểu đường (Trình bày cụ thể tại Mục 1.4 trang 21, phần II thuộc B).
1.2.4 Chương trình chống rối loạn do thiếu Iod
Các hoạt động chính của chương trình chống rối loạn do thiếu Iod bao gồm:
- Theo dõi độ bao phủ muối Iod qua công tác đánh giá sử dụng muối của 32 hộ gia
đình và việc buôn bán muối Iod tại 8 cửa hàng kinh doanh trong 1 quý.
- Theo dõi bướu cổ ở học sinh tiểu học thông qua chương trình khám sức khỏe tại
trường học diễn ra hàng năm.
- Nếu phát hiện có trẻ bị bướu cổ hay có người dân đến thông báo, trạm sẽ khám
chuyên khoa và tư vấn sử dụng muối Iod.
Công tác phòng chống rối loạn iot đa dạng với các hoạt động giám sát sử dụng muối
iot tại các điểm bán lẻ và hộ gia đình. Kết hợp truyền thông, tư vấn nâng cao kiến thức
cho người dân nhằm đảm bảo mục tiêu bao phủ muối iot trên toàn huyện đạt 99.6%.
2.
Các chương trình ATTP đang triển khai trên địa bàn
2.1 Tuyến huyện
Khoa An toàn vệ sinh thực phẩm chịu trách nhiệm quản lý và thực hiện các chương trình
liên quan đến an toàn thực phẩm trên địa bàn.
Trong năm 2012, hoạt động về vệ sinh an toàn thực phẩm được triển khai theo 4 dự án:
2.1.1 Thông tin giáo dục truyền thông đảm bảo chất lượng ATTP
Đa dạng hóa các hoạt động tuyên truyền bằng nhiều hình thức, phương tiện truyền thông;
Tổ chức các lớp truyền thông giáo dục ATTP cho các ban ngành đoàn thể. Đẩy mạnh luật
ATTP và các văn bản pháp quy trên các phương tiện báo, đài truyền thanh, Hội nông dân, Hội
phụ nữ, Trung tâm truyền thông và giáo dục sức khỏe, Mạng lưới cộng tác viên,
Tổ chức lễ phát động “Tháng hành động vệ sinh an toàn thực phẩm”

Kết quả:Phối hợp với Phòng Văn hóa thông tin, đài phát thanh huyện để chỉ đạo đài truyền
thanh xã, thị trấn tập trung tuyên truyền, hướng dẫn các văn bản pháp quy và các quy định về
ATTP:
- Tổng số bài viết tuyên truyền về ATTP: 465 bài
-
Tổng số lượt phát thanh: 12955 lượt
Xây dựng 8 cụm pano (3 mặt/ 1 cụm) tuyên truyền về ATTP tại khu đường đôi
Treo 252 khẩu hiệu vải tại các tụ điểm dân cư và trục đường chính của huyện;
100% các xã, thị trấn phát động “ Tháng động vì chất lượng ATTP”
Cấp phát 182 băng, đĩa tuyên truyền “Tháng hành động vì chất lượng ATTP” cho 16 xã, thị
trấn; 119 tạp chí ATTP, sổ tay cộng tác viên ATTP; 42535 tờ rơi, tờ gấp tuyên truyền về
ATTP;
Tổ chức 313 lớp tập huấn, nói chuyện ATTP với 15430 người tham dự, đối tượng tập huấn là
Ban chỉ đạo ATTP các xã, thị trấn; Ban giám hiệu các trường Mầm non, THCS, THPT có bếp
7
Nhóm 1_Thị trấn Văn Điển
ăn bán trú, nhân viên các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm có nguy cơ cao trên
địa bàn huyện
Nói chuyện lồng ghép với 457 hội nghị với 22420 người tham dự.

Hoạt động của nhóm: Tham gia hoạt động tập huấn ATTP tại xã Ngũ Hiệp (Trình bày cụ
thể tại mục 3 trang??? phần III thuộc phần A)
2.1.2 Phòng chống ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm
- Triển khai hệ thống giám sát, trang bị phương tiện giám sát ngộ độc thực phẩm và các
bệnh truyền qua thực phẩm
- Đào tạo tập huấn kĩ năng điều tra, xử lý ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm
- Giám sát mối nguy theo các nhóm thực phẩm và cảnh báo nguy cơ ô nhiễm. Lấy mẫu
giám sát chất lượng thực phẩm.
Kết quả:Nhờ thực hiện nghiêm túc các hoạt động phòng chống giám sát nên trong 7 năm liên
tiếp không xảy ra bất kỳ vụ NĐTP nghiêm trọng nào trên địa bàn

2.1.3 Quản lý chất lượng ATTP
-
Tham mưu xây dựng, ban hành các văn bản chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác ATTP
trên địa bàn huyện.
-
Xây dựng và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về quản lý, nâng cao năng lực hệ thống
quản lý ATTP từ tuyến huyện đến 16 xã, thị trấn.
-
Tăng cường các hoạt động kiểm tra, giám sát định kì và đột xuất trên địa bàn huyện.
-
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP cho các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh
thực phẩm trên địa bàn toàn huyện với chỉ tiêu trên 80%.
-
Tăng cường sự phối hợp liên ngành.
Kết quả: 100% các xã, thị trấn được tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.
Hoạt động kiểm tra, giám sát được triển khai thường xuyên trên 16 xã, thị trấn
Tỷ lệ các cơ sở đạt tiêu chuẩn ATTP khi kiểm tra tăng dần theo các năm từ 82,7% (2006) đến
86.7% (2011) và 85,9% (9 tháng đầu năm 2012).
Tỷ lệ các cơ sở được cấp giấy đủ điều kiện ATTP tính đến 8 tháng đầu năm 2012: 885/1936,
chiếm 45,7%
Số cơ sở thực phẩm thành phố cấp 12/21 cơ sở (57,1%)
Số cơ sở thực phẩm huyện cấp 70/145 cơ sở (48,3%)
Số cơ sở thực phẩm xã, thị trấn cấp 803/1770 cơ sở (45,4%)
2.1.4 Kiểm nghiệm chất lượng ATTP
- Đào tạo kĩ năng cho cán bộ làm công tác xét nghiệm
- Xét nghiệm chất lượng ATTP tại các cơ sở
Kết quả:100% cán bộ làm công tác xét nghiệm được thamgia tập huấn
Xét nghiệm nhanh:
- Xét nghiệm dấm đạt tiêu chuẩn: 98,7% mẫu;
- Xét nghiệm hàn the đạt tiêu chuẩn: 95,9% mẫu;

- Xét nghiệm nước sôi đạt tiêu chuẩn: 96,7% mẫu;
- Xét nghiệm tinh bột đạt tiêu chuẩn: 91,9% mẫu;
- Xét nghiệm Clo dư đạt tiêu chuẩn: 63,1% mẫu
Ngoài ra xét nghiệm vi sinh cũng được khoa triển khai hằng năm.
8
Nhóm 1_Thị trấn Văn Điển
 Hoạt động của nhóm: Tham gia đoàn kiểm tra ATTP 2 bếp ăn tập thể tại trường mầm non
Huỳnh Cung và trường mầm non Tứ Hiệp. (Trình bày cụ thể tại Mục 1 thuộc Phần I – Thuộc
B Trang???)
2.2 Công tác ATTP tuyến xã
Nhân lực phụ trách: 01 CBYT có trình độ Y tá điều dưỡng.
Tình hình chung: Thị trấn Văn Điển có 218 cơ sở trong đó có 17 cơ sở sản xuất, 47 cơ
sở kinh doanh và 154 cơ sở dịch vụ ăn uống. Để đảm bảo công tác ATTP trên địa bàn,
TYT đã thực hiện nhiều hoạt động với những kết quả như sau:
STT Các hoạt động Kết quả
Công tác tuyên truyền
1 Viết bài để phát thanh 24 bài phát
2 Phát thanh qua loa đài 122 lượt phát thanh
3 Lồng ghép tuyên truyền trong
các hội nghị của các ban ngành
đoàn thể
112 lần và 408 đối tượng
4 Phối hợp với TTYT đã tổ chức
tập huấn kết hợp khám sức khỏe
và xét nghiệm phân và đường
ruột cho người tham gia cơ sở
thực phẩm vào tháng 10, tạo điều
kiện để cấp giấy chứng nhận cho
các cơ sở chưa được cấp và các
cơ sở giấy cấp đã hết hạn (3

năm)
230 nhân viên/ 218 cơ sở thực phẩm được
khám
5 Tổ chức lễ phát động Tháng hành
động ATTP
Tổ chức thành công lễ phát động
Công tác kiểm tra, giám sát
1 Thực hiện ký cam kết với các cơ
sở về việc thực hiện các quy định
ATTP
100% cơ sở
2 Kiểm tra hàng tháng các cơ sở Cơ sở sản xuất: 57/68 (83%) lượt
Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đạt 163/191
(85%) lượt
Cửa hàng ăn uống: 302/349 (86,5%) lượt
Quán ăn: 41/49 (83,6%) lượt
Dịch vụ ăn uống khác: 198/224 (88%) lượt
3 Thực hiện xét nghiệm Xét nghiệm tinh bột 267/318 (84%) mẫu
Xét nghiệm nước sôi 262/290 (90%) mẫu
Xét nghiệm hàn the 21/21 (100%) mẫu
Xét nghiệm dấm 197/197 (100%) mẫu
4 Thực hiện tháng hành động
ATTP
9
Nhóm 1_Thị trấn Văn Điển
Công tác phòng chống ngộ độc thực
phẩm
Trong năm không có vụ ngộ độc thực phẩm
nào
Công tác cấp giấy chứng nhận đủ điều

kiện ATTP cho các cơ sở
157/179 cơ sở đạt 87,7% (vượt chỉ tiêu 80%)
Tập huấn 1 lần/năm
Khám sức khỏe 1 lần/năm
 Hoạt động của nhóm tại trạm:
- Kiểm tra, giám sát ATTP tại 3 cơ sở dịch vụ ăn uống và 2 cơ sở kinh doanh cháo
dinh dưỡng trên địa bàn thị trấn Văn Điển (Trình bày rõ ở Mục 2.1 trang ??? Mục 2.
Phần II thuộc phần B)
- Quan sát và đánh giá điều kiện ATTP tại 3 chợ Yên Ngưu, Pin, Quốc Bảo trên địa
bàn thị trấn Văn Điển (Trình bày rõ ở Mục 2.3 trang??? Mục 2 - Phần II thuộc Phần
B).
III.
Các hoạt động khác nhóm sinh viên thực hiện tại thực địa
1. Hoạt động khám trường
1.1Thời gian và địa điểm: Ngày 7/11/2012 và 8/11/2012 tại trường THCS Đại Áng.
1.2Thành phần tham gia:
- 12 CBYT bao gồm: 1 trưởng đoàn, 2 thư ký, 1 người đo thị lực, 2 người cân đo chiều
cao, 1 người khám tai mũi họng, 1 người khám mắt, 1 người khám răng, 2 người
khám tim mạch da liễu, 1 người phát sổ cho học sinh.
- Nhóm sinh viên thực tập.
1.3Quy trình:
Đo thị lực  Đo chiều cao, cân nặng  Khám tai mũi họng  Khám các bệnh về
mắt  Khám các bệnh về răng  Khám tim mạch, da liễu  Kết luận.
 Hoạt động của nhóm sinh viên:
- Thực hành đo chỉ số nhân trắc (đo chiều cao, cân nặng) cho học sinh.
- Hỗ trợ CBYT công tác chuẩn bị cho buổi khám trường: Chuẩn bị cơ sở vật chất, ghi
chép, hướng dẫn học sinh thực hiện theo quy trình,…
1.4Thuận lợi
- Đoàn CBYT khám trường đã tạo điều kiện cho nhóm sinh viên được quan sát thực tế
quy trình và cho sinh viên thực hành đo chỉ số nhân trắc học sinh.

- Có kế hoạch làm việc nhóm và phân công nhiệm vụ rõ ràng.
1.5Khó khăn
Sinh viên không có chuyên môn về lâm sàng nên chỉ tham gia hỗ trợ CBYT về công
tác chuẩn bị, ghi chép và chỉ dừng ở mức được thực hành đo chỉ số nhân trắc.
1.6Bài học kinh nghiệm
- Củng cố kỹ năng đo chỉ số nhân trắc trên cộng đồng.
- Vận dụng và rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng ghi chép, phân công nhiệm
vụ rõ ràng.
2. Hoạt động khám sàng lọc đái tháo đường
2.1Thời gian và địa điểm: Từ 5 giờ đến 10 giờ sáng ngày 10 - 11/11/2012 tại trạm y tế
xã Liên Ninh
2.2Thành phần tham gia:
10
Nhóm 1_Thị trấn Văn Điển
- Cán bộ y tế: 2 cán bộ của TTYTDP thành phố Hà Nội, 6 cán bộ của trạm y tế, 5 cán
bộ trung tâm y tế huyện
- Sinh viên thực tập: 6 sinh viên
2.3 Quy trình của buổi sàng lọc:
2.4Thuận lợi
- CBYT đủ và phân công nhiệm vụ rõ ràng nên công việc được thực hiện nhanh và theo
đúng tiến độ.
- Người dân đến sớm như đúng kế hoạch và tuân thủ không ăn bất kì thứ gì theo đúng
nguyên tắc xét nghiệm nhanh.
- Sinh viên thực tập được có mặt ở hầu hết các bước của buổi khám sàng lọc: đo chỉ số
nhân trắc, đo huyết áp, tư vấn, phụ vụ trong buổi tư vấn: dọn dẹp, pha nước đường,…
2.5Khó khăn
- Thời gian bắt đầu chiến dịch hơi sớm từ lúc 5h sáng và thời tiết lạnh.
- Ngày đầu tiên 10/11, người dân đến dồn dập nên công tác chỉ đạo còn gặp đôi chút
khó khăn.
- Được thông báo đột xuất và cũng không nghĩ đến việc tập huấn trước buổi sàng lọc

nên sinh viên thực tập không được tấp huấn trước vì vậy ban đầu còn bỡ ngỡ, lúng
túng trong các thao tác thực hiện.
2.6Bài học kinh nghiệm
- Bố trí cán bộ ổn định trật tự người dân đến khám, hướng dẫn họ quy trình và các thủ
tục cần thiết.
- Sinh viên được cán bộ hướng dẫn tận tình các trong các bước thực hiện như: được
hướng dẫn cách cân đo, hướng dẫn đo huyết áp bằng máy tự động, cách tư vấn cho
các đối tượng, cách điền vào phiếu sao cho đúng.
3.
Hoạt động tập huấn ATTP tại xã Ngũ Hiệp .
3.1 Công tác chuẩn bị
Nhóm sinh viên và cán bộ phòng truyền thông giáo dục sức khỏe chuẩn bị máy chiếu,
máy tính và tài liệu truyền thông
3.2 Quy trình buổi tập huấn
11
Ghi phiếu
do cán bộ
TTYT
thực hiện
Đo các chỉ số
nhân trắc:
chiều cao, cân
nặng, số đo
vòng eo, vòng
mông do 2
sinh viên thực
tập thực hiện
Đo huyết
áp do sinh
viên thực

tập kết hợp
với cán bộ
tại trạm
thực hiện
Thử máu
do cán bộ
TTYTDP
Hà Nội và
TTYT
thực hiện
Tư vấn do
cán bộ
TTYTDP
Hà Nội và
sinh viên
thực tập
thực hiện
Cán bộ khoa
ATTP chia sẻ
kiến thức với
người tham gia
tập huấn
Tổng hợp và
trả lời các
câu hỏi của
người tham
gia tập huấn
Kết thúc buổi
tập huấn
Giảng viên

đưa ra câu hỏi
để kiểm tra
người tham
gia tập huấn.
Nhóm 1_Thị trấn Văn Điển
 Nội dung buổi tập huấn:
Ngộ độc thực phẩm
- Các nguyên nhận gây ngộ độc thự phẩm
- Các biện pháp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm
- 10 nguyên tắc vàng của Tổ chức Y tế thế giới về an toàn vệ sinh thực phẩm
Cách lựa chọn thực phẩm an toàn
- Cách lựa chọn rau và hoa quả
- Cách lựa chọn hải sản và thịt gia súc, gia cầm
- Cách lựa chọn thực phẩm có bao bì
3.3 Bài học kinh nghiệm
- Được tham gia để hiểu thêm về công tác tập huấn tại địa phương, cách thức truyền
thông đặc biệt là truyền thông về ATTP tại cộng đồng.
- Hiểu biết được các kiến thức về cách lựa chon thực phẩm an toàn và các bệnh lây
truyền qua đường thực phẩm. Đây cũng là cơ hội để nhóm sinh viên trau dồi thêm
kiến thức.
4. Chương trình phòng chống thiếu Vitamin A
4.1 Thời gian và địa điểm: Ngày 7/12/2012 và 8/12/2012 tại Trạm y tế thị trấn Văn
Điển
4.2 Thành phần tham gia: CBYT và nhóm sinh viên
4.3 Quy trình:
- Hỗ trợ CBYT trong công tác chuẩn bị chương trình: viết giấy mời, chuẩn bị cơ sở
vật chất,….
- Kết hợp cân, đo trẻ dưới 1 tuổi lấy số liệu đánh giá tình trạng dinh dưỡng
- Quan sát cách cho trẻ uống Vitamin A và thực hành cho trẻ uống Vitamin A tại
trạm.

- Ngoài ra, được tham gia buổi giám sát Vitamin A do đoàn của Trung tâm y tế dự
phòng Hà Nội và Trung tâm y tế huyện Thanh Trì xuống giám sát Trạm y tế Văn
Điển gồm các hoạt động: Đoàn giám sát kiểm tra sổ sách, kiểm tra cách lưu tên
những trẻ được uống vitamin A (tên, ngày tháng năm sinh khớp với liều lượng
Vitamin A được uống), giám sát trực tiếp chuyên môn - cách cho uống Vitamin A
của CBYT trạm, giám sát khẩu hiệu, cách bố trí hội trường,… từ đó đánh giá trong
bảng kiểm và kết luận với Trạm y tế Văn Điển.
4.4 Thuận lợi:
12
Nhận giấy
mời uống
Vitamin A
và lưu tên
trẻ vào sổ.
Thực hiện:
Sinh viên hỗ
trợ CBYT
Cho trẻ uống
Vitamin A.
Thực hiện:
CBYT thực
hiện đồng
thời hướng
dẫn sinh viên
Đo chỉ số
nhân trắc cho
trẻ dưới 1
tuổi.
Thực hiện:
Sinh viên

Nhóm 1_Thị trấn Văn Điển
- Được CBYT tại trạm tạo điều kiện thuận lợi để lồng ghép hoạt động đo chỉ số nhân
trắc cho trẻ dưới 1 tuổi trong buổi uống Vitamin A.
- Được CBYT hướng dẫn kĩ năng và chuyên môn nhiệt tình.
- Được tham gia buổi giám sát Vitamin A tại Trạm.
- Có kể hoạch làm việc rõ ràng.
4.5 Khó khăn: Số lượng trẻ được cân đo là lớn do đó không tránh khỏi sự lộn xộn và
sự chờ đợi mong đến lượt của gia đình trẻ.
4.6 Bài học kinh nghiệm:
Qua việc tham gia các hoạt động thực tế trên cộng đồng từ buổi uống Vitamin A cho
trẻ nhóm rút ra được một số bài học kinh nghiệm:
- Hiểu rõ hơn về liều lượng được uống Vitamin A đối với từng đối tượng.
- Kỹ năng cho trẻ uống Vitamin A.
- Rèn luyện và nâng cao kỹ năng đo chỉ số nhân trắc.
- Ghi chính xác ngày tháng năm sinh của trẻ từ đó cho trẻ uống đúng liều tránh tình
trạng ghi sai ngày tháng năm sinh trẻ hoặc ghi sai liều dùng cho trẻ.
- Vận dụng và rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, cách điều hành công việc đặc biệt là
khi tiếp đoàn kiểm tra xuống, phân công nhiệm vụ, kỹ năng ghi chép.
B. THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU CHUYÊN MÔN
I. Tuyến huyện:
Tham gia đoàn kiểm tra ATTP 2 bếp ăn tập thể tại trường mầm non Huỳnh Cung và
trường mầm non Tứ Hiệp A
1.1 Hoạt động
Thời gian: 8h – 10h ngày 12/11/2012. Đoàn kiểm tra bếp ăn của trường mầm non Huỳnh
Cung.
14h30 - 16h ngày 12/11/2012. Đoàn kiểm tra bếp ăn của trường mầm non Tứ
Hiệp A.
Nhóm sinh viên được theo đoàn đến gặp gỡ cán bộ nhà trường trao đổi các hoạt động,
yêu cầu đi kiểm tra bếp ăn và bắt đầu test thử và đánh giá bếp ăn tại nhà trường theo quan
sát và dựa trên bảng kiểm. Sau khi kiểm tra và làm các test thử đoàn kiểm tra hồ sơ khám

sức khỏe của giáo viên, hợp đồng cung cấp nguyên liệu,… và các hồ sơ giấy tờ có liên
quan.
1.2 Kết quả
Trong hai buổi theo đoàn đi kiểm tra bếp ăn của trường mầm non Huỳnh Cung và
trường Tứ Hiệp A, nhóm sinh viên được quan sát thực tế các test thử và chủ động thực
hành đánh giá dựa trên quan sát, sử dụng bảng kiểm dưới sự hướng dẫn cua cán bộ; Trực
tiếp thực hành viết biên bản kiểm tra (xin mẫu biên bản từ khoa ATTP) và lưu lại; Xem
xét các hồ sơ hiện có của trường, tập đóng vai trò như một cán bộ trong đoàn thực sự.
Thu được kết quả như sau:
• Quan sát CBYT thực hiện các test thử:
 Trường mầm non Huỳnh Cung:
- Dấm ăn: Không thực hiện vì trường mầm non không sử dụng dấm ăn cho các bé.
13
Nhóm 1_Thị trấn Văn Điển
- Nước sôi: Không thực hiện vì nhà trường sử dụng nước bình đã có chứng nhận
kiểm tra.
- Tinh bột: Làm test nhanh với 5 mẫu thử. Sử dụng glucol test với 5 mẫu thử và đều
đạt kết quả âm tính.
 Trường mầm non Tứ Hiệp A:
- Dấm ăn: Không thực hiện vì trường mầm non không sử dụng dấm ăn cho các bé.
- Nước sôi: làm test nhanh với 5 mẫu thử, và đạt kết quả âm tính.
- Tinh bột: Làm test nhanh với 5 mẫu thử. Sử dụng glucol test với 5 mẫu thử và đều
đạt kết quả âm tính.
• Đánh giá dựa trên quan sát và sử dụng bảng kiểm:
 Hai trường mầm non đều đạt được kết quả như sau:
- Có hợp đồng mua bán nguyên liệu với nhà cung cấp.
- Có hồ sơ nguồn gốc nguyên liệu.
- Giáo viên được khám sức khỏe định kỳ, xét nghiệm AR định kỳ 1 năm/ lần.
- Nhân viên có trang phục hợp vệ sinh.
- Phòng ăn, bàn ăn, bàn chế biến thực phẩm hợp vệ sinh.

- Có đủ giá, kệ cao thực phẩm và nguyên liệu chế biến.
- Bếp ăn được tổ chức theo cơ chế một chiều.
1.3 Khó khăn, thuận lợi
 Thuận lợi:
- Qua buổi đi kiểm tra bếp ăn tập thể tại hai trường mầm non Huỳnh Cung và Tứ
Hiệp A đã tạo điều kiện cho nhóm sinh viên có những quan sát thực tế hơn về
công tác kiểm tra ATTP bếp ăn tập thể.
- Phòng ATTP bên trung tâm y tế phối hợp với bên phía nhà trường đã hết sức tạo
điều kiện cho nhóm sinh viên có thể quan sát thực tế bếp ăn tập thể của trường và
những test nhanh đánh giá.
- Có kế hoạch làm việc nhóm và phân công nhiệm vụ rõ ràng.
 Khó khăn:
- Gặp khó khăn trong việc liên hệ thời gian với cơ sở được kiểm tra.
- Chỉ dừng ở mức quan sát mà chưa trực tiếp thực hiện các test thử do nhóm chưa
chủ động đề xuất với đoàn kiểm tra.
1.4 Bài học kinh nghiệm
- Cần phải chủ động hơn trong việc chuẩn bị tài liệu, công cụ đi kiểm tra cơ sở, đề
xuất CBYT hướng dẫn và thực hiện các test thử đồng thời tập đóng vai trò giống
như một cán bộ thực sự của khoa phòng ATTP.
- Quan sát và học hỏi kỹ năng đánh giá, kiểm tra bếp ăn tập thể cũng như kỹ năng
lập hồ sơ, biên bản cho cơ sở kiểm tra.
- Học tập kỹ năng giao tiếp từ cán bộ đoàn kiểm tra dưới cộng đồng.
- Tham gia các hoạt động để tạo mối quan hệ tốt với khoa phòng từ đó có thể chủ
động hơn trong việc liên hệ thời gian để được đi xuống nhiều cơ sở hơn nữa.
- Trong quá trình thực tập mỗi cá nhân cần tích cực chủ động tìm hiểu các kinh
nghiệm thực tế từ chính cán bộ tại khoa phòng ATTP trong các lần đi kiểm tra
khác mà họ chia sẻ chứ không riêng từ hai lần kiểm tra này.
14
Nhóm 1_Thị trấn Văn Điển
1. Lập kế hoạch dinh dưỡng và ATTP cho 3 khoa phòng

1.1 Quy trình lập kế hoạch
1.2 Kết quả
Nhóm đã lập được 3 bản kế hoạch về dinh dưỡng và ATTP cho 3 khoa phòng của
TTYT huyện Thanh Trì.
1.3 Thuận lợi
- Nhóm được sự hỗ trợ nhiệt tình từ CBYT của 3 khoa phòng.
- Các thông tin thu thập được đầy đủ để phân tích, nhận định và đưa ra những giải
pháp tối ưu nhất.
1.4 Khó khăn
- Là nhóm đầu tiên nên vẫn còn nhiều bỡ ngỡ, chưa tìm hiểu kỹ càng nên phải làm lại
các bản kế hoạch nhiều lần.
- Nhóm chưa xác định được rõ ràng phương thức làm kế hoạch tại địa phương, áp
dụng máy móc lý thuyết đã học.
- Thời gian sửa kế hoạch không nhiều vì còn phải thực hiện những công việc được
giao tại TTYT
1.5 Bài học kinh nghiệm
- Cần phải tìm hiểu rõ ràng cách lập kế hoạch tại địa phương, không nên áp dụng máy
móc phương pháp lập kế hoạch lý thuyết đã học.
- Cần vận dụng linh hoạt giữa lý thuyết và thực tế.
- Cần chủ động hơn trong công tác lập kế hoạch.
II. Tuyến thị trấn:
1. Về vấn đề dinh dưỡng
1.1Đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ dưới 1 tuổi
1.1.1Thời gian và địa điểm
Ngày 05/12/2012, ngày 07/12/2012 và ngày 08/12/2012 tại Hội trường thị trấn Văn
Điển nhóm sinh viên đã thực hiện hoạt động cân đo, đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ
em dưới một tuổi lồng ghép với chương trình uống Vitamin A và tiêm chủng mở rộng.
1.1.2Quy trình
15
Thu thập số

liệu các
chương trình
hoạt động,
bản kế hoạch
và kết quả
của những
năm trước
Nộp
bản kế
hoạch
cho
giám
đốc
TTYT
Phân tích số
liệu: Những
điểm mạnh,
hạn chế của kế
hoạch hàng
năm để rút ra
nhiệm vụ cho
năm tới
Xây dựng
bản kế
hoạch
cho năm
2013
Gửi bài cho
giáo viên
hướng dẫn và

giáo viên
hướng dẫn tại
cộng đồng
Sửa bản kế hoạch
Nhóm 1_Thị trấn Văn Điển
1.1.3 Kết quả đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 1 tuổi
Sau 3 ngày thực hiện đo chỉ số nhân trắc cho trẻ dưới 1 tuổi trên địa bàn thị trấn Văn
Điển nhóm đã cân đo được 90.3% trẻ với kết quả như sau:
• Bảng kết quả đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 1 tuổi theo độ suy dinh
dưỡng, giới tính và tuổi
SDD thể nhẹ
cân(%)
SDD thể thấp
còi (%)
SDD thể còm
còi (%)
Tỷ lệ SDD chung 5,25 6,17 4,64
Độ 1 4,63 4,32 3,70
Độ 2 0,31 1,23 0.62
Độ 3 0,31 0,62 0,31
SDD theo giới
Nam 7,05 7,05 5,30
Nữ 3,26 5,20 3,89
SDD theo tuổi
< 6 tháng tuổi 2,51 5,28 2,49
6 – 12 tháng tuổi 7,92 7,31 6,72
• Bảng kết quả đánh giá tình trạng thừa cân – béo phì cho trẻ dưới 1 tuổi theo tuổi
và giới
Thừa cân – béo phì (%)
Tỷ lệ TCBP chung 8,02

TC- BP theo giới
Nam 5,30
Nữ 11,02
TC – BP theo tuổi
< 6 tháng tuổi 5,63
6 – 12 tháng tuổi 10,35
1.1.4 Thuận lợi và khó khăn
 Thuận lợi:
16
Nhận giấy mời và
ghi thông tin trẻ
(tên, tuổi, giới
tính, ngày sinh).
Cân và đo
chiều dài
nằm của trẻ.
Ghi chiều
cao và cân
nặng trẻ.
Nhập số liệu và
phân tích bằng
phần mềm WHO
Anthro và Excel.
Nhóm 1_Thị trấn Văn Điển
- Được sự giúp đỡ và tạo điều kiện hết sức thuận lợi từ phía Trạm y tế thị trấn để
hoạt động cân đo được diễn ra theo đúng lịch trình hoạt động.
- Ngoài đọc lý thuyết, nhóm sinh viên nhận được sự hỗ trợ trực tiếp chuyên môn về
kỹ năng từ phía cán bộ trạm y tế.
- Hội trường trạm y tế Văn điển khá rộng và có đủ cơ sở vật chất đây cũng là một
điều kiện thuận lợi để hoạt động được diễn ra suôn sẻ khi tiên hành cân đo với số

lượng lớn trẻ.
- Về kĩ năng cân đo trẻ. Trên thực tế, hoạt động cân trẻ diễn ra có thuận lợi là không
có trường hợp nào trẻ quấy khóc, không dỗ được, mà phải cân mẹ bế cháu.
 Khó khăn:
- Theo đúng quy tắc cân trẻ nên cởi hết quần áo. Tuy nhiên, do tiến hành hoạt động
cân vào mùa đông thời tiết lạnh nên chỉ cởi bỏ được một phần quần áo của trẻ sau
đó tiến hành cân trẻ bằng cân Nhơn Hòa có tại trạm và khó ước lượng được chính
xác để trừ bì đối với những trẻ mặc nhiều quần áo dầy, do đó chưa giảm được sự
hạn chế tối đa của việc sai số.
- Khi đo người tiến hành đo phải hết sức khú ý nhắc nhở và cùng với gia đình cởi
bỏ mũ đội đầu và giầy của số lượng lớn trẻ để kỹ thuật đo được chính xác và hạn
chế tối thiểu sai số.
- Số lượng trẻ được cân đo là lớn do đó không tránh khỏi sự lộn xộn và sự chờ đợi
mong đến lượt của gia đình trẻ.
1.1.5 Bài học kinh nghiệm
- Rèn luyện được kỹ năng cân đo trẻ. Trong quá trình cân, đo có thể gặp lỗi với
những trẻ đầu tiên nhưng sau khi được thực hành cân, đo nhiều lần giúp nhóm
sinh viên củng cố hơn nội dung lý thuyết được học và nâng cao kỹ năng cân đo trẻ
tại cộng đồng.
- Trước khi hoạt động cân đo diễn ra cần chuẩn bị trước thông tin, vạch ra các ý
định muốn thực hiện liên quan đến đánh giá tình trạng dinh dưỡng. Ví dụ như
nhóm muốn tìm hiểu sự liên quan giữa kinh tế hộ gia đình với tình trạng thừa cân
béo phì ở trẻ thì nhóm cần có sự chuẩn bị trước và hỏi thêm về kinh tế gia đình trẻ.
- Vận dụng và rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, cách điều hành công việc, phân
công nhiệm vụ, kỹ năng ghi chép.
- Sau khi có số liệu cân đo trẻ, nhóm muốn có thêm hoạt động dựa vào biểu đồ tăng
trưởng trẻ sẵn có tại trạm, giúp cho gia đình biết một cách tổng quát nhất trẻ đang
phát triển trong ngưỡng nào. Đây là hoạt động nằm ngoài kế hoạch tuy nhiên đây
cũng là một cơ hội mà nhóm vận dụng để giúp tăng cường kỹ năng giao tiếp với
cộng đồng.

1.2 Tư vấn dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai
1.2.1 Đối tượng:10 phụ nữ mang thai đến tiêm phòng uốn ván tại trạm.
1.2.2 Tinh trạng sức khỏe
Trong 10 phụ nữ có 3 người mang thai lần đầu và 7 người mang thai lần hai. Tất cả
đều mang thai từ tuần 28 trở lên. Hầu hết họ đều tăng cân bình thường tuy nhiên có 1 phụ
nữ BMI 19,5 nhưng tăng 22 kg khi mang thai đến tuần thứ 33, một phụ nữ BMI 17,8 tăng
9kg khi mang thai ở tuần thứ 35 và một người BMI 24 tăng 19 kg khi mang thai đến tuần
17
Nhóm 1_Thị trấn Văn Điển
thứ 32. Chế độ ăn uống của họ rất được gia đình coi trọng. Trong bữa ăn luôn đầy đủ các
nhóm thực phẩm chính: chất đạm, chất béo, chất bột, vitamin và khoáng chất. Về hoạt
động thể lực, đa phần đều làm việc tại nhẹ nhàng hoặc ở nhà, tuy nhiên có 3 phụ nữ đôi
lúc phải làm ca đêm hoặc phải thức khuya vì công việc. Về y tế, tất cả 10 phụ nữ đều đến
khám thường xuyên ở trạm và một số có đi khám thêm ngoài, tất cả đều cho rằng khám
thai và uống Ca và Fe là cần thiết. Tuy nhiên, hầu hết các thai phụ đều quên uống thuốc
đều đặn.
1.2.3 Tư vấn
Về chế độ ăn uống
- Nhắc nhở thai phụ nên chia nhỏ bữa ăn ra làm nhiều bữa để tránh có cảm giác tức
bụng sau khi ăn. Đối với những người không uống được sữa có thể ăn thêm các sản
phẩm tăng cường canxi như bánh quy dành cho bà bầu.
- Các thai phụ cần tăng cường rau xanh và hoa quả để cung cấp đầy đủ chất xơ và
vitamin.
- Thường xuyên thay đổi món ăn vừa tránh cảm giác nhàm chán cho thai phụ, vừa bổ
sung được nhiều vi chất cụ thể: trứng, tôm, cua và các loại nhuyễn thể, thủy sản, sữa
chua, sữa… rất giàu canxi; các loại thịt đỏ như thịt bò, gan động vật, lòng đỏ trứng gà
và các loại rau củ quả như đậu đỗ, hoa lơ,… chứa nhiều sắt à axit folic. Đây là hai vi
chất rất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi.
- Hạn chế sử dụng các sản phẩm đóng gói, nước có ga, đồ ăn nhanh, đồ ăn quá ngọt,
cay, mặn. Không ăn ô mai hay hoa quả sấy do có nhiều đường tinh luyện.

- Đặc biệt đối với trường hợp người phụ nữ BMI 19,5 tăng 22 kg khi mang thai đến
tuần thứ 33 và một người BMI 24 tăng 19 kg khi mang thai đến tuần thứ 32 họ đều
tăng cân vượt quá tiêu chuẩn khuyến nghị nên rất dễ có nguy cơ bị thừa cân – béo phì
và nguy hiểm hơn là mắc các bệnh đái tháo đường hay tăng huyết áp. Do đó họ cần
duy trì một chế độ ăn bình thường như trước khi mang thai và thai nhi sẽ sử dụng
năng lượng dự trữ của người mẹ.
- Trường hợp thai phụ có BMI 17,8 tăng 9kg khi mang thai ở tuần thứ 35 thì lại ngược
lại. Trường hợp này bị suy dinh dưỡng năng lượng trường diễn thể nhẹ trước khi
mang thai, do đó trong quá trình mang thai cần tăng từ 12 – 18 kg nhằm cung cấp đầy
đủ năng lượng cho mẹ và bé. Do đó, thai phụ cần sử dụng các loại thực phẩm giàu
năng lượng như các loại sữa cao năng lượng dành cho bà bầu,
- Cung cấp cho họ thực đơn mẫu (Phụ lục 2)
Về khám và bổ sung vi chất:
- Sắt, axit folic và canxi là những vi chất rất cần thiết cho sức khỏe của thai phụ và sự
phát triển của thai nhi đặc biệt là trong 2 tháng cuối. Vì vậy, các thai phụ cần uống bổ
sung vi chất đều đặn.
- Đặc biệt phụ nữ khi mang thai có nguy cơ mắc đái tháo đường thai nghén và cũng có
nguy cơ thấp đái tháo đường sau sinh do đó cần đến khám tại bệnh viện và làm các
xét nghiệm cần thiết để kiểm tra.
Chế độ nghỉ ngơi, hoạt động cho phụ nữ mang thai
- Ngoài ăn uống thì chế độ nghỉ ngơi cũng như giấc ngủ của người mẹ cũng rất quan
trọng cho sự phát triển của bé. Do đó người mẹ cần có một giấc ngủ tốt và thoải mái.
18
Nhóm 1_Thị trấn Văn Điển
Tuy nhiên có trường hợp thai phụ phải trực đêm nên cách tốt nhất thai phụ xin đổi ca
trực với người cùng làm và xin trực bù vào thời gian sau sinh 6 tháng.
- Bên cạnh đó thai phụ cũng cần luyện tập bằng những bài tập đơn giản hoặc đi bộ nhẹ
nhàng.
- Các bài tập đơn giản tạo sự thoải mái cho thai phụ nữ mang thai (Phụ luc 3)
1.2.4 Thuận lợi

- Cán bộ trạm và thai phụ rất hợp tác khi nhóm tư vấn.
- Điều kiện kinh tế của thai phụ ở mức khá nên dễ dàng cho việc tư vấn lựa chọn thực
phẩm.
- Kết hợp buổi tiêm phòng uốn ván để tư vấn nên dễ dàng tìm kiếm đối tượng.
1.2.5 Khó khăn
- Lần đầu tư vấn nên còn gặp khó khăn trong vấn đề gợi hỏi đối tượng.
- Người tư vấn tuổi đời còn quá trẻ nên một số thai phụ lúc đầu còn không mấy tin
tưởng.
1.2.6 Bài học kinh nghiệm
- Cần chuẩn bị tài liệu kĩ càng trước khi tiến hành tư vấn.
- Việc tư vấn cho phụ nữ mang thai chỉ dừng lại ở mức hoàn thành số lượng chứ chưa
thực sự đảm bảo được về chất lượng. Do đây là lần đầu tiên nhóm thực địa tại thị trấn
Văn Điển và thời gian có hạn nên rất khó để tìm được đối tượng thực sự có nhu cầu
tư vấn.
- Về chuyên môn ban đầu còn gặp khó khăn khi tư vấn cho phụ nữ mang thai có chỉ số
BMI bình thường tăng cân quá mức, sau đó nhóm đã tham khảo ngay ý kiến của giáo
viên hướng dẫn để giải quyết vấn đề.
1.3Tư vấn dinh dưỡng cho bà mẹ có con bị SDD/ béo phì
1.3.1 Tư vấn dinh dưỡng cho bà mẹ có con bị SDD
Đối tượng: 6 bà mẹ có con bị SDD
Tình trạng của trẻ
Tất cả các trẻ được tư vấn đều trên 6 tháng tuổi và bị SDD trong đó có 5 trẻ bị SDD
thể nhẹ cân và 1 trẻ SDD thể thấp còi. Trong số trẻ SDD thể nhẹ cân có 1 trẻ bị SDD bào
thai. Các trẻ bị SDD được tư vấn đa số đều trong tình trạng lười ăn, tăng cân chậm thậm
chí không tăng cân.Một trẻ đang trong tình trạng bị tiêu chảy, 1 trẻ thường xuyên bị táo
bón còn lại không mắc các bệnh nhiễm khuẩn nào khác. Về chế độ ăn của trẻ: có 3 trẻ
được gia đình hầm xương lấy nước để nấu cháo, bột, 1 gia đình mua cháo dinh dưỡng ở
ngoài của hàng, 2 gia đình nấu cháo cho trẻ ăn cùng với thức ăn khác. Ngoài ra, tất cả các
trẻ đều được uống thêm sữa ngoài.Trẻ thường ít ra ngoài vận động vì trời lạnh, gia đình
sợ trẻ bị ốm.

Tư vấn:
- Trước tiên, nhóm đã cung cấp thêm kiến thức cho người chăm sóc trẻ: không nên cho
trẻ ăn quá lâu với 1 bữa, biết rằng tâm lý của bà mẹ lúc nào cũng sợ con đói nên cho ăn
rải rác suốt ngày như thế sẽ làm trẻ không có hứng thú với việc ăn. Đối với trẻ thường
xuyên bị táo bón, không nên cho trẻ sử dụng các loại sữa hoàn nguyên, đặc biệt là sữa
socola vì có thể làm tăng tình trạng táo bón ở trẻ.
19
Nhóm 1_Thị trấn Văn Điển
- Thứ 2, quan niệm chỉ hầm xương lấy nước cho trẻ ăn là không nên, vì trong nước
xương hầm không có nhiều dinh dưỡng, mà chủ yếu chỉ là chất béo. Vì vậy các bà mẹ
cần cho trẻ ăn cả phần thịt và cho trẻ ăn thêm các loại rau xanh để trẻ dễ tiêu hóa cũng
như cung cấp thêm các vitamin cần thiết.
- Thứ 3, nên cho trẻ ăn thêm hoa quả để tăng cường vitamin và chất sơ. Gia đình có thể
chọn những loại hoa quả tùy theo mùa và không nên chỉ vắt lấy nước mà cho trẻ ăn cả
để bổ sung thêm chất xơ.
- Thứ 4, với trẻ đang ăn bột thì khi nấu bột cho trẻ nên cho thêm bột mầm giá đỗ vào làm
tăng đậm độ năng lượng trong bát bột.
- Thứ 5, nên tranh thủ những hôm thời tiết có nắng cho trẻ ra phơi nắng, hoạt động giúp
trẻ tổng hợp Vitamin D một cách tự nhiên làm giảm tình trạng còi xương.
- Cung cấp thực đơn mẫu ( Phụ lục 4)
1.3.2 Tư vấn dinh dưỡng cho bà mẹ có con bị béo phì
Đối tượng: 4 bà mẹ có con bị thừa cân, béo phì
Tình trạng trẻ: Ăn quá nhiều, ít tập luyện, ăn nhiều đồ dễ gây béo phì: đồ ngọt, váng sữa,
uống quá nhiều sữa, ăn ít rau. Trẻ ít vận động thể lực.
Tư vấn:
Tuyệt đối không được thực hiện chế độ giảm cân cho trẻ mà vẫn giữ số bữa cho trẻ
như bình thường. Tuy nhiên nên thay thế các đồ ăn nhiều chất béo của trẻ như váng sữa
bằng những đồ ăn ít chất béo hơn như sữa chua hoặc hoa quả, Trong bữa ăn của trẻ cần
tăng cường thêm rau xanh, giảm dầu mỡ.
Khuyến khích cho trẻ vận động thể lực: chơi đùa với trẻ, trẻ biết đi để cho trẻ tự đi,…

Cung cấp thực đơn mẫu (Phụ lục 5)
1.3.3 Thuận lợi:
- Được cộng tác viên nhiệt tình dẫn đi
- Khi đến các gia đình đều được tiếp đón nhiệt tình, người nhà của trẻ cũng chia sẻ 1
chút khó khăn của họ.
1.3.4 Khó khăn:
Vì đa số những bà mẹ đều đi làm nên nhóm phải đi tư vấn vào chiều tối, lúc họ đang nấu
ăn nên cũng hơi bất tiện
Kiến thức cũng như kinh nghiệm chưa đủ để xử lý hết các tình huống xảy ra như khi họ
hỏi dùng sữa bột nào tốt thì còn lúng túng không biết trả lời như thế nào, kiến thức về
cách chăm sóc trẻ béo phì còn hạn chế.
1.3.5 Bài học kinh nghiệm:
Cần chuẩn bị thêm kiến thức, đọc các thông tin ở nhiều nguồn khác nhau, cần tìm hiểu về
đối tượng trước khi đi tư vấn và phải liên hệ trước để tìm được đối tượng thực sự có nhu
cầu cần tư vấn.
1.4Tư vấn dinh dưỡng cho người mắc bệnh tăng huyết áp, tiểu đường
1.4.1 Tư vấn cho bệnh nhân tăng huyết áp
Đối tượng: 5 bệnh nhân
Tình trạng của bệnh nhân: Cả 5 bệnh nhân tăng huyết áp đều là người già đã về hưu và
hiện đang sống ở cùng gia đình, đa phần đều đã bị tăng huyết áp lâu năm, đều chưa từng
bị đột quỵ. Hiện tại, cả 5 bệnh nhân đều điều trị bằng thuốc đến lấy tại trạm hằng tháng.
20
Nhóm 1_Thị trấn Văn Điển
Tại nhà, có 2 trong 5 bệnh nhân còn chưa biết về chế độ ăn uống vẫn ăn mặn, dùng các
thức ăn chiên gián và 1 phần là do thói quen không thể thay đổi được. Ngược lại có 3
bệnh nhân đã biết cân nhắc đến chế độ ăn coi như là 1 biện pháp điều trị như ăn nhạt, bỏ
rượu, thuốc lá, kiêng ăn hoặc ăn ít các đồ chiên gián, nhiều dầu mỡ. Về chế độ tâp luyện,
cả 5 bệnh nhân đều đi bộ buổi sáng và tối.
Tư vấn:
- Đầu tiên, nhóm nhắc nhở bệnh nhân nên sử dụng máy đo huyết áp tại nhà nếu có điều

kiện hoặc thường xuyên đến trạm để kiểm tra huyết áp nhằm tránh những hậu quả xấu.
- Thứ hai, về chế độ ăn của bệnh nhân, đối với bệnh nhân chưa có thói quen tốt trong ăn
uống, thì đề nghị họ ăn nhạt, tránh sử dụng muối, hat nêm hay nước mắm quá nhiều,
khi nấu ăn thì từ từ ăn nhạt nếu không thể ăn nhạt ngay. Các đồ chiên rán hay phủ thì
không nên ăn, thậm chí cả khi đi ăn cỗ cũng nên tránh những món này. Rượu bia, chè,
thuốc lá, thuốc lào không nên dùng, nếu có thói quen thì dần dần bỏ. Các bệnh nhân
đều được khuyên ăn các loại thủy hải sản thay cho thịt lợn.
- Thứ ba, về chế độ tập luyện, đề nghị bệnh nhân không nên gắng sức để tập thể dục, chỉ
nên đi lại nhẹ nhàng và đi nhiều lần trong ngày hơn là tập trung đi một khoảng thời gian
dài trong ngày
- Cung cấp thực đơn mẫu (Phụ lục 6)
1.4.2 Tư vấn bệnh nhân đái tháo đường
Đối tượng: 5 người bị tiểu đường tại thị trấn
Tình trạng bênh nhân:
Cả 5 bệnh nhân đều là người cao tuổi đã về hưu, đều mắc bệnh tiểu đường trên 3 năm. Có
1 bệnh nhân đã từng bị đột quỵ. Thường xuyên lên TTYT để khám và lấy thuốc về uống
đều đặn. Cả 5 bệnh nhân đều cho rằng cần kiêng một số loại thức ăn tuy nhiên lại không
biết cần kiêng những gì và cần ăn ra sao. Có 3 bệnh nhân hạn chế ăn phủ tạng và ăn mặn.
Về chế độ tập luyện có 2 trên 5 bệnh nhân thường xuyên đi bộ vào buổi sáng và tối
nhưng lại không biết đi bao nhiêu là đủ.
Tư vấn
- Thứ nhất, bệnh nhân nên thường xuyên kiểm tra đường huyết tại nhà nếu có điều kiện
hoặc khám bệnh và mua máy đo đường huyết tại nhà.
- Thứ hai, về chế độ ăn, nên chia nhỏ thành nhiều bữa, hạn chế ăn chất bột đường như
cơm, bún phở và bánh mì để tránh đường huyết tăng sau khi ăn. Nên ăn nhẹ trước khi đi
ngủ để tránh hạ đường huyết ; Hạn chế ăn dầu mỡ, các thức ăn chứa nhiều dầu mỡ và
chất béo như nội tạng động vật, các món chiên xào nhiều mỡ ; Nên hạn chế ăn những
hoa quả tương đối ngọt như: quýt ngọt, táo, xoài chín; Nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả
ít ngọt và những ngũ cốc giàu chất xơ như gạo lức, gạo giã rối.
- Thứ ba, về chế độ tập luyện, buổi chiều tối được nghỉ nên đi bộ hoặc tập thể dục mỗi

ngày khoảng 30 phút và khi đi thì nên mang theo 1 viên kẹo để tránh tụt huyết áp trên
đường đi.
- Cung cấp thực đơn mẫu (Phụ lục 7)
1.4.3 Thuận lợi
- Thời gian vừa đủ cho nhóm sinh viên hoàn thành lần lượt các hoạt động
21
Nhóm 1_Thị trấn Văn Điển
- Các cán bộ trạm và cộng tác viên rất tạo điều kiện và sẵn sàng trao đổi nếu có nhóm có
thắc mắc
- Người dân chia sẻ chân thành
1.4.4 Khó khăn
- Đôi lúc, khi đến nhà bệnh nhân thì họ không có nhà và người dân khá kỳ vọng nên có
một số câu hỏi nằm ngoài tầm hiểu biết của nhóm sinh viên
- Kiến thức còn chưa sâu nên nội dung tư vấn của nhóm sinh viên còn nhiều hạn chế.
- Điều kiện kinh tế của một số đối tượng còn hạn chế nên nhóm rất khó khăn khi lựa
chọn thực phẩm phù hợp để tư vấn.
- Một số đối tượng mắc nhiều bệnh mạn tính cùng lúc nên
- Nhiều đối tượng khi bị mắc bệnh đã tuyệt đối ăn theo một chế độ nghiêm ngặt mà họ
cho là đúng, như kiêng toàn bộ đường hoặc các loại hoa quả có độ ngọt cao, nên rất
khó khăn khi thuyết phục họ thay đổi thói quen
1.4.5 Bài học kinh nghiệm
- Cần tìm hiểu rõ hơn về địa bàn và bệnh nhân sẽ tư vấn vừa xây dựng khung tư vấn sát
với thực tế hơn vừa tìm hiểu được đối tượng nào thực sự có nhu cầu cần tư vấn
- Quá trình tư vấn đã giúp nhóm có cơ hội tiếp cận cộng đồng, trau dồi thêm kĩ năng
thuyết phục đối tượng đặc biệt khi thuyết phục họ thay đổi thói quen ăn uống một cách
khoa học.
2. Các hoạt động về ATTP
2.1 Kiểm tra, giám sát ATTP tại các cơ sở trên địa bàn thị trấn Văn Điển
2.1.1 Địa điểm và thời gian kiểm tra
- 3 cơ cở dịch vụ ăn uống và 2 cơ sở kinh doanh cháo dinh dưỡng tại thôn Quốc Bảo,

thị trấn Văn Điển
- Ngày 13 tháng 12 năm 2012
2.1.2 Thành phần tham gia
Cán bộ TYT: Lưu Thị Thu Trang- cán bộ phụ trách chương trình ATTP tại thị trấn và
nhóm sinh viên
Quy trình: kiểm tra ATTP tại các cơ sở được thực hiện đúng theo quy định. gồm 7
bước:
Bước 1: Chào hỏi và giới thiệu về đoàn kiểm tra với cơ sở thực phẩm
Bước 2: Đề nghị chủ cơ sở thực phẩm cho xem giấy tờ: giấy khám sức khỏe, giấy xét
nghiệm phân, giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP, hợp đồng mua nguyên liệu hoặc
giấy thẩm của thú y (với những cơ sở sử dụng thực phẩm gia súc, gia cầm)
Bước 3: Đánh giá tình hình tại cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống bằng bảng kiểm
trong biên bản. (Biên bản kiểm tra ATTP tại cơ sở dịch vụ ăn uống_Phụ lục 8)
Bước 4: Thực hiện xét nghiệm nhanh 3 test: tinh bột, phoocmon, dấm ăn.
Bước 5: Viết biên bản kiểm tra ATTP tại cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống.
Bước 6: Nhắc nhở chủ cơ sở về những lỗi vi phạm và nếu tái phạm sẽ có biện pháp xử
lý, ghi và ký vào biên bản.
Bước 7: Chào và ra về
2.1.3 Kết quả
22
Nhóm 1_Thị trấn Văn Điển
Hai cơ sở đều có đủ giấy tập huấn, khám sức khỏe và giấy chứng nhận đủ điều kiện
ATTP và 2 cơ sở được thẩm định để cấp giấy chứng nhận đều có giấy khám sức khỏe
và tập huấn.
Tất cả các cơ sở đều chưa có có hợp đồng mua bán hoặc giấy chứng nhận đủ điều
kiện ATTP của bên cung cấp nguyên liệu, chưa có lưu mẫu thức ăn,
Xét nghiệm tinh bột: ¾ cơ sở không đạt tiêu chuẩn về xét nghiệm nhanh tinh bột, ¼
cơ sở đạt về xét nghiệm nhanh tinh bột
Xét nghiệm foccmon: 1/1 cơ sở đạt về xét nghiệm
Xét nghiệm dấm ăn: 2/2 cơ sở đạt về xét nghiệm nhanh dấm ăn

Kết quả: ¾ cơ sở đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm
¼ cơ sở vi phậm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm được nhắc nhở.
2.1.4 Thuận lợi
- Các cơ sở đều chấp hành và nghe theo sự sắp xếp của cán bộ y tế
- Có đầy đủ dụng cụ để kiểm tra ATTP
- Sinh viên được đi thực tế, trực tiếp thực hiện các xét nghiệm nhanh, ghi biên bản,
đánh giá cơ sở bằng bảng kiểm, trong quá trình kiểm tra
2.1.5 Khó khăn
- Liên hệ với cộng tác viên: cộng tác viên thường bận nên phải liên hệ nhiều ngày mới
đi kiểm tra được.
- Thời gian hạn chế nên chỉ kiểm tra được 4 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống
- Tận dụng thời gian đi thẩm định nên không làm được nhiều loại test nhanh vì các cửa
hàng kinh doanh DVAU này không sử dụng.
2.1.6 Bài học kinh nghiệm
- Cần phải chủ động hơn trong công tác kiểm tra ATTP, cần tìm hiểu nhiều hơn có thể
tập với nhau trước khi đi kiểm tra ATTP như vậy vừa đúc kết được kinh nghiệm, vừa
nhận rõ được sai sót nếu có.
- Cần liên hệ được nhiều cơ sở hơn như các cơ sở chế biến, các cửa hàng trong chợ, thức
ăn đường phố,… để làm được nhiều loại test nhanh hơn, công việc đi kiểm tra ATTP
được đa dạng và học hỏi được nhiều kinh nghiệm hơn.
II.2 Tư vấn bếp ăn hộ gia đình
II.2.1 Đối tượng: 5 người dân về ATTP bếp ăn hộ gia đinh
II.2.2 Tình hình thực tế
Đa số các căn bấp đều có vệ sinh sạch sẽ. Về vệ sinh môi trường bếp ăn thì không có
ruồi, nhặng, chuột, gián; bếp ăn cách xa nguồn ôi nhiễm. Về vệ sinh nguồn nước, tất cả
10 hộ gia đình đều dùng nước máy và thậm chí còn lọc lại mới dùng, bể chưa nước
thường đặt ngầm nên luôn kín. Về tình trạng xử lý rác thải, đa phần đều có sọt rác, tuy
nhiên lại không có nắp đạy hay che chắn. Về vệ sinh hệ thống xử lí nước thải, các gia
đình đều dùng uống dẫn nước, nên không có nước thải, không có hố gas. Về thiết kế, bố
trí và cơ sợ hạ tầng của bếp ăn, có 7/10 gia đình có bố trí phù hợp bếp ăn 1 chiều, sắp xếp

gọn gàng, mặt bàn được kê cao và luôn sạch, bát chén đều được úp cẩn thận tuy nhiên,
nhiều gia đình không có xà phòng rửa tay tại khu vực bồn rửa tay. Về vệ sinh dụng cụ và
chế biến thực phẩm, phàn lớn là đạt hết các tiêu chuẩn trừ có việc dùng thớt sống chín
23
Nhóm 1_Thị trấn Văn Điển
riêng biệt là nhiều hộ gia đình còn mắc phải. Tất cả các tiêu chí dựa trên đánh giá thông
qua bảng kiểm (Chi tiết phụ lục 9)
II.2.3 Tư vấn
Chủ yếu nhóm tư vấn dựa vào bảng kiểm, có tiêu chí nào chưa đạt được thì nhắc nhở
ngay cho người dân. Bên cạnh đó giải thích lý dó tại sao phải làm như vậy và đưa ra các
hậu quả nếu không nhanh chóng sửa đổi như nên mua thùng rác có nắp đậy hoặc dùng
bài che chắn lại vì ruỗi muỗi đậu vào rác rồi lại đậu vào thức ăn sẽ dễ bị đi ngoài, thớt
thái nên có 2 loại là thái sống và thái chín do sản phẩm thịt khi còn sống có thể có một số
vi khuẩn gây bệnh dính vào thớt khi rửa thì không thể chết đi được, nếu sau đó lại dùng
thớt này để thái thịt chín thì thịt chín sẽ bị nhiễm vi khuẩn ban đầu
II.2.4 Thuận lợi
- Cán bộ trạm, cộng tác viên và người dân rất hợp tác
- Các hộ gia đình ở gần nhau nên có thể dễ dàng cho việc đi lại
II.2.5 Khó khăn
Thời điểm đến chưa phù hợp, đến vào lúc họ không nấu nướng nên một số tiêu chí
khó có thể đánh giá chính xác qua câu trả lời của người dân
II.2.6 Bài học kinh nghiệm
Cần xác định trước địa điểm nhà sẽ đến phỏng vấn, liên hệ trước và hẹn họ vào một
buổi thích hợp để tiến hành tư vấn.
2.3Hoạt động quan sát và đánh giá điều kiện ATTP tại chợ
2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu
Sử dụng bảng kiểm để quan sát tình hình ATTP tại chợ (Bảng kiểm chợ phụ lục 10)
2.3.2 Kết quả quan sát 3 chợ tại thị Trấn Văn Điển
Qua hoạt động quan sát điều kiện ATTP tại 3 chợ: Chợ Yên Ngưu, Chợ Pin, Chợ Quốc
Bảo tại thị trấn Văn Điển. Kết quả cho thấy điều kiện ATTP tại các chợ còn hạn chế.

Về quy hoạch chợ: Tất cả các chợ được quan sát đều là những chợ cóc theo kiểu truyền
thống tự phát và không có quy hoạch và quản lí. Tại các chợ thì có đầy đủ các mặt hàng
như: Thức ăn chín, bún phở, hải sản, rau quả, đồ khô, .nhưng chủ yếu là kinh doanh nhỏ
lẻ. Tại các chợ không có tách biệt khu giết mổ gia súc, gia cầm và khu bày bán thực
phẩm, không có khu bán thực phẩm sống chín tách biệt.
Về việc xử lí rác thải: Vì các chợ là tự phát và có 2/3 chợ được hợp tại 2 bên lề đường
nên không có hệ thống cống rãnh thoát nước do đó không có khả năng thoát nước khi trời
mưa dẫn đến nước thường ứ động lại không thoát được gây ô nhiễm và mất mĩ quan tại
chợ. Ngoài ra, tại các chợ không có dụng cụ chứa rác thải. Rác thải được vứt ra tại nơi
bán đến cuối ngày sẽ được người bán hàng thu gom và xử lí
Khu nhà vệ sinh: 3/3 chợ thì không có nhà vệ sinh và không có hệ thống cung cấp nước
sạch. Các cửa hàng chủ yếu lấy nước chứa vào thùng sử dụng cho một ngày. Chỉ có một
số cửa hàng tai nhà sử dụng nước sạch tại gia đình
Bày bán thực phẩm: Tại các cửa hàng bày bán thực phẩm chín: 2/3 chợ thực ăn được để
trong tủ kính hoặc thiết bị bảo quản hợp vệ sinh cách mặt đất ít nhất 60cm và chống được
ruồi, bụi, mưa nắng và sự xâm nhập của các côn trùng, động vật khác. Tất cả các của
hàng đều có đồ chứa đựng riêng thực phẩm sống chín; có dụng cụ gắp, xúc thức ăn để
bán và có đố gói thức ăn sạch sẽ. Hầu hết người kinh doanh và trực tiếp chế biến thực
24
Nhóm 1_Thị trấn Văn Điển
phẩm không được tập huấn vệ sinh an toàn thực phẩm và không được khám sức khỏe
định kì.
Hầu hết thịt gia súc, gia cầm được bày bán tại các chợ đều không có chứng nhận kiểm
dịch của thú y. Tại các chợ vẫn còn tình trạng bày bán rau, quả úa, nát.
2.3.3 Thuận lợi.
Nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình của cán bộ tại TYT
Nhóm có sự chuẩn bị nội dung trước khi đi quan sát
2.3.4 Khó khăn và hướng khắc phục
Khó khăn trong việc đi lại vì khoảng cách giữa TYT và các chợ khá xa nhưng do có
sự chuẩn bị trước và thông báo với TYT nên được mượn phương tiện đi lại của các cán

bộ tại TYT
Là lần đầu tiên thực hiện đi đánh giá ATTP tại chợ nên ban đầu nhóm chưa có sự
chuẩn bị kĩ về công cụ quan sát do vậy chưa thể đánh giá được hết tình hình ATTP tại
các chợ do vậy nhóm phải bổ sung bảng kiểm và thực hiện đánh giá chợ lần hai.
C. MÔ TẢ VÀ PHÂN TÍCH MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG
TÁC QUẢN LÝ ATTP TẠI CÁC CƠ SỞ KINH DOANH DỊCH VỤ ĂN
UỐNG TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN VĂN ĐIỂN
1. Đặt vấn đề
Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống là cơ sở tổ chức chế biến, cung cấp thức ăn, đồ
uống để ăn ngay có địa điểm cố định bao gồm cơ sở chế biến suất ăn sẵn; căng tin kinh
doanh ăn uống; bếp ăn tập thể; bếp ăn, nhà hàng ăn uống của khách sạn, khu nghỉ dưỡng;
nhà hàng ăn uống; cửa hàng ăn uống; cửa hàng, quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực
phẩm chín [2]. Đây là loại hình dịch vụ ngày càng được nhiều người tiêu dùng lựa chọn
bởi tính đa dạng và phong phú của nó. Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống thường là nơi
có số lượng người tiêu dùng lớn, có khi lên đến hàng trăm. Do đó nếu chủ cửa hàng
không có ý thức mà cố tình sử dụng các loại thực phẩm nhập lậu không có nguồn gốc rõ
ràng, thực phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng để thu lợi nhuận thì sẽ rất nguy hiểm.
Vì vậy, đây là nơi chứa đựng nhiều nguy cơ tiểm ẩn về ngộ độc thực phẩm nếu không
được các cơ quan chức năng quản lý chặt chẽ.
Thị trấn Văn Điển là nơi có số lượng các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống cao nhất
trên địa bàn Huyện Thanh Trì với trên 200 cơ sở. Việc quản lý các cơ sở này cũng đang
gặp nhiều hạn chế như tỷ lệ cấp giấy chứng nhận đủ kiều kiện ATTP đạt mức 86,6%
nhưng qua quan sát thực tế và phỏng vấn đối tượng cho thấy tình trạng các cơ sở vi phạm
vệ sinh an toàn thực phẩm như chưa tuân thủ quy trình một chiều, người trực tiếp bán
thực phẩm cho khách quên đeo tạp dề,…vẫn còn phổ biến; tỷ lệ người trực tiếp tham gia
chế biến, bán thực phẩm đi tập huấn còn thấp hơn nhiều so với thực tế.
Có rất nhiều yếu tố làm ảnh hưởng đến công tác quản lý như thiếu sự phối hợp liên
ngành của các bên liên quan trong công tác kiểm tra, giám sát ATTP,… Đi kèm với đó là
những yếu tố từ phía chủ cơ sở như ý thức chấp hành vệ sinh kém hay từ phía chính bản
thân người tiêu dùng do nhiều yếu tố từ các cấp lãnh đạo cho đến chủ cơ sở và người tiêu

dùng.
25

×