Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

bảo vệ nước và sử dụng bền vững tài nguyên nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.02 KB, 26 trang )

Báo cáo chuyên đề
bảo vệ nước và sử dụng bền vững tài nguyên nước
sơn la, tháng 9 năm 2005
Lời nói đầu
Nước là nguồn tài nguyên tái tạo, là nhu cầu cơ bản của mọi sự sống trên
Trái đất và rất cần thiết cho các hoạt động kinh tế - xã hội của loài người. ở đâu
có nước, ở đó có sự sống. Trong cơ thể sống, nước chiếm khoảng 70% khối
lượng cơ thể con người trưỏng thành. Nước còn được coi như một tiêu điểm để
đánh giá mức sống, sự phát triển của mỗi quốc gia hoặc mỗi khu vực. Thậm chí
nước - còn là nguyên nhân của chiến tranh, của tranh chấp và chia rẽ.
Nước sạch đưa vào cơ thể con người nhiều nguyên tố cần thiết như: Fe, F,
Zn, Cu,.... ngược lại nước nhiễm bẩn lại đưa vào cơ thể nhiều vi khuẩn gây bênh.
Nước bẩn chứa nhiều các chất độc hại như: Pb, Hg, As, thuốc trừ sâu, các hoá
chất gây ung thư khác.
Do đó, nước dùng cho cuộc sống phải đủ về số lượng và đảm bảo an toàn
về chất lượng.
Trên phạm vi toàn cầu, tài nguyên nước đang chịu những áp lực ngày càng
nặng nề. Sự gia tăng dân số và phát triển kinh tế đã dẫn đến những cạnh tranh và
mâu thuẫn gay gắt trong quá trình khai thác và sử dụng tài nguyên nước, nhất là
đối với những dòng sông liên quốc gia. Bên cạnh đó, việc khai thác quá mức tài
nguyên đất và tài nguyên rừng cũng đã dẫn đến những tác động tiêu cực đối với
tài nguyên nước như tăng dòng chảy lũ, giảm dòng chảy cạn, tăng mức độ xói
mòn lưu vực, gây bồi lắng và làm giảm tuổi thọ của các hồ chứa, đập dâng. Sự
thiếu hiểu biết và thiếu những biện pháp phòng chống ô nhiễm cần thiết làm cho
tài nguyên nước bị suy thoái thêm về chất. Trong bối cảnh đó, việc nhận thức
được tầm quan trọng của tài nguyên nước, nắm vững những quy luật đặc thù và
tiềm năng về tài nguyên nước cũng như phương pháp quản lý, bảo vệ, khai thác
và sử dụng hợp lý, bền vững tài nguyên nước của Việt Nam nói chung và tỉnh
Sơn La nói riêng là hết sức cần thiết.
2
Phần 1


Đánh giá hiện trạng
I. Thực trạng tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Sơn La:
Sơn La là một tỉnh miền núi Tây Bắc Việt Nam, có diện tích 14.055 km
2
.
Địa hình toàn tỉnh bị chia cắt mãnh liệt bởi các dãy núi cao trung bình trên
2000m, xen kẽ với các thung lũng sâu và các mảnh sót của cao nguyên, hầu hết
chạy theo hớng Tây Bắc - Đông Nam. Địa hình có độ dốc lớn, chỉ có 11,3% diện
tích có độ dốc dới 25
0
.
Khí hậu Sơn La khá đa dạng là kết quả của địa hình phân cắt phức tạp
nhưng nhìn chung đây là dạng khí hậu gió mùa chí tuyến, chia làm 2 mùa rõ rệt:
mùa đông lạnh trùng với mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 sang năm và mùa hè
nóng trùng với mùa mưa từ tháng 3 đến tháng 9. Nhiệt độ trung bình năm từ 20
- 22
0
C, biên độ nhiệt theo mùa khá lớn, tổng nhiệt trung bình năm biến đổi trong
phạm vi 5100 - 8500
0
C, độ ẩm trung bình cao (trung bình 80,3%, biến đổi trong
khoảng 70% - 90%).
Các điều kiện địa lý, đặc biệt là khí hậu và địa hình đã ảnh hưởng trực tiếp
đến đặc điểm và chế độ thuỷ văn của tỉnh.
3
Sơn La là một trong những nơi có lượng mưa ít (1200 - 1600mm), lượng
bốc hơi tới 841 mm/năm, các phức hệ đất đá trong vùng có khả năng thấm nước
tốt nên ở đây ít nước, lượng dòng chảy nhỏ (dưới 20l/skm
2
). Tỉnh có mật độ lưới

sông suối thấp hơn 0,5 - 0,8 km/km
2
, nhưng vùng đá vôi Mộc Châu thì mật độ
sông suối thấp hơn 0,5 km/km
2
. Các sông chính đều chảy theo hướng núi: Tây
Bắc - Đông Nam. Đại bộ phận sông suối Sơn La chảy trên các sườn dốc, thung
lũng hẹp nên lắm thác ghềnh và thuỷ chế khá thất thường. Trong thuỷ chế có một
mùa lũ và một mùa kiệt rõ rệt. Mùa lũ kéo dài từ tháng 6 đến tháng 10, mùa kiệt
kéo từ tháng 10 đến tháng 5 năm sau. Trong mùa kiệt, tại vùng Sơn La - Mộc
Châu, sông Mã có môđul dòng chảy nhỏ hơn 5l/km
2
. Lũ lớn thường xảy ra vào
tháng 8, còn tháng 2-3 lại là thời kỳ có lượng nước kiệt nhất.
Lãnh thổ Sơn La thuộc lưu vực của hai con sông lớn là sông Đà và sông
Mã. Sông Đà chảy qua tỉnh với chiều dài 239 km, diện tích lưu vực trên 10.000
km
2
với 14 phụ lưu lớn, độ chênh dòng trên 100m nên có nhiều thác. Sông Mã
chảy trong tỉnh với chiều dài 93 km, diện tích lưu vực khoảng 4.000 km
2
với 11
phụ lưu lớn. Các đặc trưng dòng chảy của sông Đà:
Địa điểm
Lưu lượng
bình quân
(m
3
/s)
Tổng

lượng
nước năm
(km
3
)
Lưu lượng
lớn nhất đã
đo được
(m
3
/s)
Hệ số
dòng chảy
Tên trạm
thuỷ văn
có số liệu
thực đo
Sông Đà 1744 56,4 21.000 0,64 Hoà Bình
Đánh giá tổng quan trên các nguồn tiềm năng tài nguyên nước trên địa bàn
tỉnh Sơn La:
1. Về tài nguyên nước mặt:
4
- Mật độ sông suối tương đối lớn (1,7km/km
2
), trong đó có hai hệ thống
sông lớn chảy qua địa bàn tỉnh là sông Đà và sông Mã, lượng bùn cát trong sông
thuộc loại lớn nhất Việt Nam: Max = 19,9 kg/m
3
, Trung bình = 1,6 kg/m
3

.
+ Mạng sông thưa ở vùng đá vôi: Mộc Châu, Sơn La.
+ Mạng sông dày hơn ở các vùng: Mường La, Phù Yên, Bắc Yên, Quỳnh
Nhai....
+ Dòng chảy mặt hình thành tại Sơn La không nhiều (M
o
< 1,5l/s.Km
2
).
+ Dòng chảy mặt từ các tỉnh ngoài vào Sơn La rất phong phú (M
o
= 500 -:-
800l/s.Km
2
).
+ Chế độ dòng chảy:
* Max ≈ 22000 m
3
/s;
* Min ≈ 200 m
3
/s;
* TB ≈ 1500 m
3
/s = 50 tỷ m
3
/năm;
* Lũ: 75 – 80% dòng chảy năm;
+ Tài nguyên nước mặt phụ thuộc:
* Tài nguyên nước từ Trung Quốc.

* Tài nguyên nước từ các tỉnh đầu nguồn: Lai Châu, Điện Biên, Yên
Bái.....
* Sự điều hành của các công trình lớn trong lưu vực sông Đà: Huổi
Quảng, Bản Chát, Lai Châu, Hoà Bình,...
- Kết luận:
Nhìn chung, trên địa bàn tỉnh Sơn La việc khai thác, sử dụng tài nguyên
nước mặt là chủ yếu. Chất lượng và trữ lượng tương đối tốt. Tài nguyên nước
phụ thuộc chặt chẽ vào yếu tố mưa. Trên địa bàn tỉnh Sơn La lượng mưa tương
đối lớn
* Lượng mưa trung bình nhiều năm (TBNN): 1200 – 2800 mm.
* Mưa ít ở vùng: Mộc Châu, Yên Châu, Mai Sơn, Thuận Châu, Sơn La,
Sông Mã.
5
* Mưa nhiều ở vùng: Mường La, Phù Yên, Bắc Yên, Quỳnh Nhai.
Hệ thống suối thường bị cạn trong mùa khô và có nhiều suối cụt chảy vào các
hang hốc Karst ngầm. ở vùng núi cao nước xuất lộ với mật độ không dày, lưu
lượng nhỏ và nhiều điểm lộ về mùa khô không xuất hiện.
2. Về tài nguyên nước dưới đất:
- Tài nguyên nước dưới đất của Sơn La hạn chế. Chủ yếu tập trung trong
2 tầng:
+ Nước lỗ hổng: diện tích nhỏ xấp xỉ 40km
2
ven sông, suối vùng Phù
Yên,... và không có ý nghĩa trong việc cung cấp nước.
+ Nước khe nứt vùng núi đá vôi: Phân bố rộng khắp, F=2300 km2 (chiếm
16% diện tích của toàn tỉnh), Lưu lượng từ 1 -:- hàng trăm l/s; ở sâu từ 60-
80mét, có khi lên tới120 mét; vùng thị xã Sơn La bùn lấp nhiều, chứa ít nước,
vùng Mộc Châu giàu nước và nước thích hợp cho sinh hoạt.
Trữ lượng của nước dưới đất phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện địa lý, điều
kiện tự nhiên của khu vực. Nhìn chung, việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước

dưới đất trên địa bàn tỉnh Sơn La còn chưa phổ biến, điều này một phần phụ
thuộc vào sự phân bố của nước dưới đất trên địa bàn tỉnh rất hạn chế (chủ yếu
tập trung vùng cao nguyên Mộc Châu và Phù Yên, khu vực thị xã Sơn La bùn
lấp nhiều, chứa nước ít....). Vùng đô thị Sơn La nước dưới đất chủ yếu chứa
trong đá vôi T
2
ađg
2
và T
2
ađg
1
. Các đá lục nguyên thuộc P
2
-T
1
yd và T
2
lnt chủ yếu
là sét bột kết xen kẹp đá phiến sét vì vậy thường không có khả năng chứa nước.
Phun trào bazơ P
2
ct cũng không phải là đối tượng có thể chứa nước.
3. Tình hình khai thác, sử dụng nước trên địa bàn tỉnh Sơn La:
6
+ Tổng lượng nước hiện đang sử dụng: 320 triệu m
3
/năm (tưới chiếm
73%, thủy sản chiếm 16%, sinh hoạt chiếm10%, các lĩnh vực khác chiếm1%).
+ Thị xã Sơn La: Nước sinh hoạt khoảng 10.000 m

3
/ngày (Trong đó: nước
mặt chiếm 50%, nước dưới đất chiếm 50%).
+ Khu vực Mộc Châu, Mai Sơn, Phù Yên, chủ yếu dùng nước dưới đất
khoảng xấp xỉ 9.000m
3
/ngày.
+ Công tác cấp nước sạch nông thôn hiện nay: được hơn 39%, chủ yếu là
nguồn nước dưới đất.
+ Nước thải không nhiều nhưng đang làm gia tăng ô nhiễm.
* Nước thải sản xuất: 2 triệu m
3
/năm.
* Xả thải nước sinh hoạt: Khu vực thị xã Sơn La, Mường La, các
thị
trấn khác khoảng 3,5 triệu m
3
/năm.
* Hầu hết nước thải đều chưa qua xử lý.
4. Công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước:
Công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước đã được chuyển giao từ Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sang Sở Tài nguyên và Môi trường từ tháng
10/2003. Hiện nay, cơ cấu tổ chức quản lý nhà nước đã được hoàn thiện từ cấp
tỉnh đến cấp huyện, cụ thể: tại tỉnh là Phòng tài nguyên Khoáng sản, Nước và
Khí tượng thuỷ văn, tại các huyện là phòng Tài nguyên và Môi trường.
- Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sơn La đã tham mưu cho Uỷ ban nhân
dân tỉnh ban hành Quyết định số 184/2004/QĐ-UB ngày 20/12/2004 v/v Ban
hành qui định phân cấp quản lý Nhà nước về Đất đai, Tài nguyên và Môi trường.
- Các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức
cộng đồng:

7
- Gửi các văn bản pháp luật về quản lý tài nguyên nước đến các phòng
quản lý Tài nguyên và Môi trường cấp huyện, thị xã.
+ Số giấy phép thăm dò, khai thác, hành nghề khoan nước dưới đất: chưa
có.
+ Số giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước mặt: 01 giấy
phép (khai thác nước mặt phục vụ phát điện, công trình thuỷ điện Suối Tân,
Mộc Châu).
Các nội dung cụ thể của công tác quản lý tài nguyên nước:
- Nghiên cứu, phổ biến, quán triệt các văn bản pháp lý của Nhà nước đã
ban hành trước hết trong các cán bộ quản lý nhà nước về tài nguyên nước cũng
như các ban, ngành có liên quan. Đồng thời soạn thảo các quy định chi tiết
hướng dẫn thực hiện các văn bản trên cho phù hợp với tình hình thực tiễn;
- Xây dựng và tăng cường năng lực cho hệ thống tổ chức có chức năng
quản lý nhà nước về tài nguyên nước ở tỉnh, xây dựng cơ chế phối hợp giữa
phòng chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra.
- Thực hiện việc giám sát việc thực thi các văn bản quy phạm pháp luật và
các cam kết về khai thác, bảo vệ và sử dụng nguồn nước trong địa bàn tỉnh (đặc
biệt là các lưu vực sông lớn nơi xây dựng các công trình như: thuỷ điện Sơn La,
Huổi Quảng, Nậm Chiến, Bản Chát...) và các khu tái định cư.
- Thực hiện việc cấp phép và giám sát việc thực hiện các giấy phép về tài
nguyên nước theo thẩm quyền và phân cấp.
- Nắm được nhu cầu dùng nước của các ngành, điều hoà, phân phối nguồn
nước hợp lý, phối hợp phòng tránh tác hại do nước gây ra (lũ ống, lũ quét, hạn
8
hán thiếu nước...); giải quyết hoặc tham gia giải quyết các tranh chấp về tài
nguyên nước và xử lý vi phạm trong lĩnh vực tài nguyên nước.
- Xây dựng đề án, dự án, kế hoạch quy hoạch, thống kê, kiểm tra, đánh giá
hiện trạng tài nguyên nước mặt và nước dưới đất trong phạm vi tỉnh.
II. Thuận lợi, khó khăn, thách thức và cơ hội trong quản lý tài nguyên

nước:
1. Thuận lợi, khó khăn, tồn tại trong quản lý tài nguyên nước:
Tài nguyên nước đã và đang đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát
triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, công tác quản lý trong khai thác, sử dụng và
bảo vệ tài nguyên nước còn nhiều điều bất cập. Hệ thống thông tin, dữ liệu và tài
liệu về tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh còn thiếu, mức độ chính xác chưa cao,
không liên tục và sát hợp với điều kiện thực tế. Đánh giá tổng quan về hiện trạng
tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh cụ thể như sau:
Công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước rất được các Ban, ngành
chức năng quan tâm, chỉ đạo. Từng bước xây dựng chính sách pháp luật chi tiết
để thăm dò, khai thác, sử dụng và phát triển bền vững tài nguyên nước. Tuy
nhiên, mức độ quản lý, triển khai chưa thực sự sát hợp và hiệu quả chưa cao. Hệ
thống quản lý nhà nước về lĩnh vực tài nguyên và môi trường còn mới, chưa phát
huy tác dụng. Đội ngũ cán bộ chuyên môn chưa nhiều, công tác thanh, kiểm tra,
xử lý chưa được tiến hành thường xuyên. Vai trò và nhiệm vụ của công tác tuyên
truyền, giáo dục còn hạn chế. Cần phải có kế hoạch, phương án triển khai đồng
bộ, cụ thể giữa các cấp, các ngành có liên quan.
Hiện nay, mặc dù chưa đứng trước thảm hoạ khan hiếm về nước nhưng tài
nguyên nước trên địa bàn tỉnh đang chịu sức ép ngày càng tăng do các nguyên
nhân:
9
+ Tăng trưởng dân số, tăng hoạt động kinh tế, mức sống cải thiện dẫn tới
sự cạnh tranh và mẫu thuẫn về nguồn nước.
+ Sự phân bố bất hợp lý theo điều kiện tự nhiênm, địa hình và khí hậu của
tỉnh dẫn đến sự phân bổ bất hợp lý của tài nguyên nước theo không gian và thời
gian.
+ Sự phát triển không đồng đều về kinh tế giữa các bộ phận dân cư trong
tỉnh dẫn tới sự phân hoá về kinh tế, hiệu quả chưa cao của những chương trình
xoá đói giảm nghèo đã buộc người nghèo phải triệt để khai thác tài nguyên đất
rừng, hậu quả là những tác hại tiêu cực đến tài nguyên nước. Việc thiếu những

biện pháp chống ô nhiễm cũng làm cho tài nguyên nước suy thoái trầm trọng
hơn.
+ Sự thiếu hiểu biết của người dân về khả năng và tác dụng của tài nguyên
nước, coi tài nguyên nước chỉ là thành phần tất yếu, ngẫu nhiên. Coi nhẹ việc
ảnh hưởng của quá trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước phục vụ các nhu cầu
sinh hoạt và phát triển kinh tế - xã hội đã và đang làm ảnh hưởng tới chu trình
tuần hoàn, tái tạo tài nguyên nước.
+ Các mâu thuẫn trong quá trình quản lý Nhà nước về tài nguyên nước:
Các vấn đề quản lý Nhà nước về tài nguyên nước là những vấn đề mấu chốt, cơ
bản. Cách tiếp cận quản lý tài nguyên nước theo ngành đã và đang có vai trò lấn
át, dẫn tới việc phân mảng và thiếu phối hợp trong phát triển và quản lý nguồn
tài nguyên. Thêm vào đó, công tác quản lý thường được thực hiện theo hướng từ
các cơ quan cấp trên xuống, tính chính đáng và hiệu quả của phương pháp này
đặt ra vấn đề cần giải quyết.
+ Chưa có những chiến lược dài hạn về quản lý tài nguyên nước quy mô
toàn tỉnh. Chưa thực sự quản lý nước theo hệ thống lưu vực.
+ Các quy định về bảo vệ, sử dụng và quản lý tài nguyên nước còn thiếu
hoặc chắp vá. Chưa có đủ các công cụ quản lý phù hợp về tiêu chuẩn chất lượng
10

×