ĐỀ TÀI: Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự.
MỘT SỐ VẤN ĐỀ BÀN LUẬN VỀ BIỆN PHÁP KHẨN CÂP TẠM
THỜI TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI.
1. Khái niệm về BPKCTT
Biện pháp khẩn cấp tạm thời là biện pháp do Tòa án quyết định áp dụng trước khi thụ lý
hoặc trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách của
đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, tổ chức khởi kiện có
dơn yêu cầu hoặc do Tòa án chủ động áp dụng trong những trường hợp pháp luật cho
phép để bảo vệ bằng chứng, bảo toàn tài sản tranh chấp, tránh gây thiệt hại không thể
khắc phục được hoặc đảm bào cho việc thi hành án dân sự.
Theo pháp luật tố tụng dân sự của nhiều nước trên thế giới mà điển hình là pháp luật tố
tụng dân sự của Mỹ, Pháp và Trung Quốc thì thủ tục áp dụng các biện pháp khẩn cấp có
thể được áp dụng trước khi khởi kiện hoặc trong quá trình Toà án giải quyết một vụ kiện
chính hoặc có thể được áp dụng một cách hoàn toàn độc lập và đây là điểm khác biệt cơ
bản nhất về thởi điểm áp dung BPKCTT của Việt Nam.
Đặc điểm của BPKCTT: có thể được áp dụng trước khi thụ lý vụ việc dân sự; luôn mang
trong nó hai tính chất, đó là tính khẩn cấp và tạm thời. Tính khẩn cấp được thể hiện ở chỗ
Tòa án phải ra quyết định áp dụng BPKCTT ngay và được thực hiện ngay sau khi tòa ra
quyết định áp dụng, nếu không sẽ không có ý nghĩa gì trên thực tế.Tính tạm thời ở đây là
nó không phải là quyết định cuối cùng về giải quyết vụ việc dân sự, nó chỉ tồn tại trong
1
một khỏang thời gian nhất định. Sau khi đã áp dụng BPKCTT, nếu lý do của việc áp dụng
không còn nữa thì Tòa có thể hủy bỏ quyết định này.
2. Mục đích, ý nghĩa
Việc áp dụng BPKCTT nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách, bảo toàn tài sản, bảo vệ bằng
chứng để đảm bảo việc thi hành án. Do đó, việc áp dụng BPKCTT có ý nghĩa rất quan
trọng trong việc bảo vệ kịp thời các quyền và lợi ích hợp pháp và nhu cầu cấp bách của
đương sự, tạo điều kiện cho đương sự sớm ổn định được cuộc sống của bản thân cũng
như những người sống phụ thuộc vào họ; góp phần ngăn chặn các hành vi sai trái, bảo vệ
chứng cứ, giữ nguyên được giá trị chứng minh của chứng cứ, giúp cho việc giải quyết vụ
việc dân sự được chính xác; ngăn chặn những hành vi hủy hoại bằng chứng làm sai lệch
nội dung vụ việc; kịp thời ngăn chặn hành vi tẩu tán tài sản và đảm bảo việc thi hànhản
án, quyết định của Tòa án. Khi lý do áp dụng BPKCTT không còn thì tòa án có quyền
hủy bỏ việc áp dụng BPKCTT, nó thể hiện sự linh hoạt trong tố tụng qua đó góp phần
nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của công dân
Trong thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay, biện pháp khẩn cấp tạm thời ngày càng trở
thành công cụ pháp lý vững chắc để các đương sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
mình khi tham gia vào các quan hệ dân sự, thương mại, lao động.
3. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời:
BLTTDS hiện nay của ta chỉ quy định các biện pháp khẩn cấp tạm thời nhằm đảm bảo
cho việc xét xử và thi hành án trong vụ kiện chính mà không có sự phân biệt giữa hai loại
thủ tục xét xử cấp thẩm và xét xử theo đơn yêu cầu như trong tố tụng dân sự Pháp, đây là
điểm khác biệt nữa đối với các qui định về BPKCTT trong pháp luật tố tụng dân sự Việt
Nam so với các nước khác. Chẳng hạn, trong BLTTDS Pháp có hai loại thủ tục tố tụng
được thiết lập để áp dụng giải quyết những loại việc mang tính khẩn cấp là thủ tục xét xử
cấp thẩm và thủ tục xét xử theo đơn yêu cầu. Điểm khác biệt cơ bản giữa hai thủ tục này
là vấn đề có triệu tập bị đơn đến tham gia tố tụng hay không. Theo thủ tục xét xử theo
đơn yêu cầu trong tố tụng dân sự Pháp không cần thiết phải triệu tập bị đơn đến tham gia
2
tố tụng, ngược lại thủ tục xét xử cấp thẩm tuân theo trình tự tranh tụng, việc triệu tập bị
đơn đến tham gia phiên xét xử là bắt buộc. Thủ tục xét xử theo đơn yêu cầu không đòi
hỏi Thẩm phán phải triệu tập bị đơn đến tham gia tố tụng, bởi lẽ thủ tục này được áp
dụng đối với các loại việc có nhiều bị đơn mà Toà án không thể triệu tập các đương sự
đến tham gia tố tụng hoặc các vụ việc mà việc triệu tập bị đơn là khó khăn. Ví dụ: buộc
những người đình công chiếm giữ công sở phải rời nơi họ chiếm giữ, sở hữu chủ yêu cầu
trục xuất những người chiếm hữu nhà của họ một cách bất hợp pháp mà không có hợp
đồng thuê nhà, lập bằng chứng về việc ngoại tình…
Trên thực tế, các tranh chấp dân sự xảy ra rất đa dạng, yêu cầu áp dụng BPKCTT đa dạng nên
các BPKCTT cần được áp dụng cũng rất đa dạng, phong phú. Theo quy định tại điều 102
BLTTDS có 12 biện pháp KCTT được áp dụng trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự .
Ngoài các biện pháp KCTT này, tòa án có thể áp dụng các BPKCTT khác do pháp luật quy
định. Ngoài ra điều kiện áp dụng từng BPKCTT cũng được qui định cụ thể, chặt chẽ hơn, để
đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự tại Tòa đạt hiệu quả cao hơn. Chẳng hạn, Tòa
án tự mình ra quyết định áp dụng BPKCTT “Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi
thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm” qui định tại điều 105 BLTTDS nếu có
đủ các điều kiện sau: việc giải quyết vụ án có liên quan đến yêu cầu bồi thường thiệt hại, xét
thấy yêu cầu đó là có căn cứ; nếu không buộc thực hiện trước một phần có thể ảnh hưởng đến
lợi ích cấp bách của người bị thiệt hại; đương sự chưa có điều kiện thực hiện quyền yêu cầu
Tòa áp dụng BPKCTT.Tuy nhiên, các qui định của BLTTDS về các BPKCTT và điều kiện áp
dụng từng BPKCTT cần phải được hoàn thiện, bổ sụng thêm để đáp ứng yêu cầu về mặt lý
luận là qui định các BPKCTT một cách khoa học, logic, đầy đủ, cụ thể, mang tính thực tiến
cao. Cụ thể, có thể qui định phân nhóm các BPKCTT để điều 102 BLTTDS được gọn hơn, rõ
ràng hơn, tạo thuận lợi cho việc lựa chọn áp dụng BPKCTT. Việc phân nhóm các BPKCTT có
thể dựa vào các tiêu chí khác nhau để phân thành các nhóm BPKCTT khác nhau. Việc phân
nhóm có thể thực hiện theo tiêu chí phân nhóm theo đối tượng hướng đến của BPKCTT là tài
sản hay hành vi của người bị áp dụng. Tuy nhiên trong một số trường hợp rất khó để xác định
đối tượng hưỡng đến của BPKCTT là tài sản hay hành vi của đương sự (chẳng hạn, tòa nhận
thấy do nhu cầu cấp thiết nên tòa quyết định áp dụng BPKCTT là tạm ứng trước tiền lương
cho người lao động qui định tại khoản 4 điều 102 BLTTDS. Trong trường hợp này rõ ràng
BPKCTT được áp dụng là hướng đến hành vi của người bị áp dụng nhưng BPKCTT này cũng
hướng đến tài sản của người bị áp dụng). Mặt khác, có thể phân loại BPKCTT theo tiêu chí
xác định mục đích của BPKCTT cần được áp dụng. Với cách xác định này có thể phân thành
bốn nhóm: nhóm các BPKCTT buộc phải tạm ứng một số tiền nhất định (khoản 2, 3, 4 điều
102 BLTTDS), nhóm các BPKCTT nhằm ngăn ngừa việc tẩu tán, hủy hoại chứng cứ, tài sản
đảm bảo thi hành án (khoản 6, 7,8 ,9, 10, 11 điều 102 BLTTDS), nhóm các BPKCTT buộc làm
3
hoặc không làm một hoặc một số công việc nhất định (khoản 1, 5, 12 điều 102 BLTTDS),
nhóm các BPKCTT khác mà pháp luật có qui định (khoản 13 điều 102 BLTTDS).
II. BPKCTT Ở TÒA ÁN CẤP SƠ THẨM VÀ PHÚC THẨM
1. Ở tòa án cấp sơ thẩm.
1.1 Về việc áp dụng BPKCTT
a . Đối tượng có quyền yêu cầu và điều kiện áp dụng BPKCTT
Đối tượng có quyền yêu cầu áp dụng BPKCTT được quy định tại khoản 1 điều 99
BLTTDS và được hướng dẫn cụ thể tại tiểu mục 1.1 mục 1 của Nghị quyết số 02/2005/NQ-
HĐTP thì những chủ thể này bao gồm đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự; cơ quan
về dân số, gia đình và trẻ em; hội liên hiệp phụ nữ khởi kiện vụ án về hôn nhân và gia đình trong
trường hợp do Luật hôn nhân và gia đình quy định; công đoàn cấp trên của công đoàn cơ sở khởi
kiện vụ án lao động trong trường hợp bảo vệ quyền lợi hợp pháp của tập thể người lao động do
Bộ luật lao động và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan quy định. Việc mở rộng
hơn các chủ thể có quyền yêu cầu toà án áp dụng BPKCTT đã góp phần bảo vệ kịp thời, đầy đủ
hơn các quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
Theo quy định tại Điều 99 BLTTDS, toà án chỉ xem xét để ra quyết định áp dụng BPKCTT
nếu các chủ thể có quyền yêu cầu áp dụng BPKCTT đề đạt yêu cầu đó với toà án. Vì thế thông
thường toà án sẽ không tự mình chủ động ra quyết định áp dụng BPKCTT. Toà án chỉ tự mình ra
quyết định áp dụng BPKCTT trong 5 trường hợp quy định tại các khoản 1, 2,3, 4, 5 điều 102
BLTTDS. Đây cũng là một quy định mới của BLTTDS bởi theo các văn bản pháp luật tố tụng
dân sự trước đây, toà án chủ động tự mình áp dụng tất cả các biện pháp mà pháp luật có quy định.
Chính quy định này của Pháp lệnh trước đây đã hạn chế quyền yêu cầu của đương sự, hạn chế sự
nỗ lực của họ trong việc bảo vệ quyền lợi của mình. BLTTDS quy định toà án ra quyết định áp
dụng BPKCTT nếu có yêu cầu và toà án chỉ chủ động ra quyết định áp dụng BPKCTT trong một
số trường hợp cần thiết đã khắc phục được những hạn chế đó.
b. Về điều kiện áp dụng
- Theo quy định tại mục 2 của Nghị quyết số 02/2005/NQ-HĐTP thì chỉ khi có đầy đủ các
điều kiện sau đây, đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện (đơn khởi kiện phải được làm theo đúng
quy định tại Điều 164 của BLTTDS), thì cá nhân, cơ quan, tổ chức mới có quyền yêu cầu Toà
án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng BPKCTT quy định tại Điều 102 của BLTTDS: Do tình
thế khẩn cấp, tức là cần phải được giải quyết ngay, không chậm trễ; cần phải bảo vệ ngay
bằng chứng trong trường hợp nguồn chứng cứ đang bị tiêu huỷ, có nguy cơ bị tiêu huỷ hoặc sau
này khó có thể thu thập được; ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra (có thể là hậu quả về
vật chất hoặc phi vật chất).
- Toà án chỉ tự mình ra quyết định áp dụng một BPKCTT cụ thể khi có đầy đủ các điều
kiện do BLTTDS quy định đối với BPKCTT đó.
Ví dụ: Toà án chỉ tự mình ra quyết định áp dụng BPKCTT "Buộc thực hiện trước một phần
nghĩa vụ cấp dưỡng" quy định tại Điều 104 của BLTTDS khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:
4
việc giải quyết vụ án có liên quan đến yêu cầu cấp dưỡng; xét thấy yêu cầu cấp dưỡng đó là có
căn cứ; nếu không buộc thực hiện trước ngay một phần nghĩa vụ cấp dưỡng sẽ ảnh hưởng đến
sức khoẻ, đời sống của người được cấp dưỡng; đương sự, người thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố
tụng dân sự của đương sự chưa có điều kiện thực hiện được quyền yêu cầu Toà án áp dụng
BPKCTT. Khi tự mình ra quyết định áp dụng một BPKCTT cụ thể, ngoài việc thực hiện đúng
quy định tại điều luật tương ứng của BLTTDS, Toà án cần phải căn cứ vào các quy định của pháp
luật liên quan để có quyết định đúng.
c – Thời điểm và thẩm quyền áp dụng BPKCTT
Thời điểm áp dụng: Toà án có thể áp dụng BPKCTT vào bất cứ thời điểm nào trước và trong khi
xét xử. Thậm chí, theo quy định tại khoản 2 Điều 99, trong trường hợp do tình thế khẩn cấp, cần
bảo vệ ngay bằng chứng, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra, cá nhân, cơ quan, tổ
chức có quyền yêu cầu toà án áp dụng ngay BPKCTT vào cùng thời điểm nộp đơn khởi kiện.
Quy định này của BLTTDS đã tạo ra sự năng động, kịp thời trong việc bảo vệ quyền lợi hợp
pháp cho đương sự, đồng thời khắc phục được hạn chế của pháp luật tố tụng trước đây chỉ cho
phép áp dụng các BPKCTT vào thời điểm trước khi xét xử. Tuy nhiên BLTTDS chỉ qui định thời
điểm bắt đầu áp dụng BPKCTT thì sớm nhất là cùng lúc với thời điểm nộp đơn khởi kiện, thời
điểm tòa thụ lý đơn đến trước khi xét xử hoặc là tại phiên tòa xét xử, mà không qui định thời hạn
kết thúc việc áp dụng BPKCTT, nó chỉ chấm dứt khi có quyết định hủy bỏ áp dụng BPKCTT
được qui định tại điều 122 BLTTDS.
Ví dụ : ông A và ông B đang có tranh chấp về một căn nhà mua bán với nhau. Ông A là
người mua đã giao tiền, nhưng ông B không giao nhà. Thấy ông B có dấu hiệu phá hủy, tháo dỡ
các công trình phụ trong ngôi nhà đang tranh chấp. Ông A đã nộp đơn khởi kiện yêu cầu ông B
phải giao nhà đồng thời đã nộp đơn yêu cầu Tòa án kê biên căn nhà nói trên (là tài sản đang tranh
chấp) để sau này nếu thắng kiện thì tình trạng căn nhà vẫn nguyên vẹn như khi hai bên thỏa thuận
mua bán ban đầu.
Vậy câu hỏi đặt ra là có trường hợp ngoai lệ đối với qui định tại khoản 2 điều 340
BLTTTDS “áp dụng, thay đổi, hủy bỏ BPKCTT” đối với việc dân sự liên quan đến hoạt động
trọng tài thương mại Việt Nam thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Nếu không xem đó là
trường hợp ngoai lệ thì qui định tại điều 99 BLTTDS chưa thật sự hợp lý, thiếu tính logic giữa cá
qui định đối với vấn đề đó. Thiết nghĩ, để đáp ứng yêu cầu về tính linh hoạt của thủ tục tố tụng
trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế thì việc hoàn thiện quy định về các biện pháp khẩn cấp
theo hướng mở rộng quyền yêu cầu áp dụng các biện pháp này trước khi khởi kiện hoặc độc lập
với vụ kiện chính là hoàn toàn cần thiết.
Thẩm quyền áp dụng (được qui định tại điều 100 BLTTDS): Tòa án có thẩm quyền ra
quyết định áp dụng BPKCTT là tòa án có thẩm quyền thụ lý đơn khởi kiện và giải quyết vụ án
theo quy định tại các điều 33, 34,35 và 36 BLTTDS. Trước khi mở phiên tòa, việc áp dụng, thay
đổi, hủy bỏ BPKCTT do một thẩm phán xem xét, quyết định. Tại phiên tòa do Hội đồng xét xử
xem xét quyết định.
5
d. Thủ tục áp dụng BPKCTT
Người yêu cầu áp dụng BPKCTT phải làm đơn gửi đến tòa án giải quyết vụ án dân sự. Đơn
yêu cầu áp dụng BPKCTT phải có các nội dung được quy định tại khoản 1 điều 117 BLTTDS.
Kèm theo đơn yêu cầu, người yêu cầu còn phải cung cấp cho tòa án các chứng cứ, tài liệu chứng
minh cho sợ cần thiết phải áp dụng BPKCTT đó. Chính quy định này sẽ hạn chế tình trạng đưa ra
yêu cầu không có căn cứ từ phía những người có quyền yêu cầu áp dụng các BPKCTT. Đồng
thời quy định này cũng giúp toà án có cơ sở rõ ràng để nhanh chóng ra được quyết định về việc
áp dụng BPKCTT.
Đối với yêu cầu áp dụng BPKCTT trước phiên tòa, thẩm phán được phân công giải quyết
vụ án phải xem xét quyết định trong thời hạn ba ngày kể từ ngày nhận đơn, nếu người yêu cầu
không phải thực hiện biện pháp bảo đảm. Trong trường hợp người yêu cầu phải thực hiện biện
pháp bảo đảm thì ngay sau khi người đó thực hiện biện pháp bảo đảm, thẩm phán phải ra quyết
định áp dụng BPKCTT.
Đối với yêu cầu áp dụng BPKCTT tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử xem xét quyết định áp
dụng BPKCTT ngay khi nhận được yêu cầu nếu người yêu cầu không phải thực hiện biện pháp
bảo đảm hoặc sau khi người yêu cầu thực hiện xong biện pháp bảo đảm.
Đối với yêu cầu áp dụng BPKCTT thực hiện cùng với khởi kiện thì sau khi nhận đơn
Chánh án tòa án chỉ định ngay một thẩm phán thụ lý giải quyết đơn yêu cầu. Trong thời hạn 48
giờ kể từ thời điểm nhận được đơn yêu cầu, thẩm phán phải xem xét và ra quyết định áp dụng
BPKCTT.Trong trường hợp tòa án quyết định áp dụng BPKCTT là phong tỏa tài khoản tại ngân
hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước, phong tỏa tài khoản ở nơi gửi giữ, phong tỏa tài
sản của người có nghĩa vụ thì tài khoản, tài sản được phong tỏa phải có giá trị tương đương với
nghĩa vụ tài sản mà người bị áp dụng BPKCTT có nghĩa vụ phải thực hiện.
Đối với những trường hợp thẩm phán không chấp nhận yêu cầu áp dụng BPKCTT thì phải
thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu biết và trong đó phải nêu rõ lý do của việc không
chấp nhận. Như vậy, so với các quy định trước đây, thủ tục áp dụng các BPKCTT trong BLTTDS
đã được quy định cụ thể và phù hợp hơn. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo vệ
kịp thời quyền lợi hợp pháp của đương sự.
1.2 – Việc thay đổi, hủy bỏ BPKCTT
Trước đây do các văn bản pháp luật tố tụng dân sự chưa quy định việc thay đổi, hủy bỏ
BPKCTT nên trong thực tiễn áp dụng đã có những trường hợp toà án áp dụng BPKCTT sai,
không phù hợp, làm ảnh hưởng không nhỏ đến quyền lợi của bên đương sự bị áp dụng nhưng vẫn
không thay đổi, hủy bỏ được BPKCTT đó. Hiện nay, BLTTDS đã quy định việc thay đổi, hủy bỏ
BPKCTT mà toà án áp dụng để bảo vệ quyền lợi cho đương sự. Thẩm quyền xem xét để ra quyết
định thay đổi, hủy bỏ BPKCTT được quy định cụ thể tại Điều 100 BLTTDS. Theo điều luật này
nếu yêu cầu thay đổi hoặc hủy bỏ BPKCTT được đưa ra vào thời điểm trước khi mở phiên toà thì
thẩm quyền quyết định sẽ do một thẩm phán thực hiện. Nếu yêu cầu đó đưa ra vào thời điểm tại
6
phiên toà thì thẩm quyền xem xét, quyết định sẽ do hội đồng xét xử. Các quyết định này có hiệu
lực thi hành ngay, toà án phải thông báo quyết định này tới các chủ thể liên quan.
a. Về thay đổi
Theo quy định tại điều 121 BLTTDS và theo mục 10 Nghị quyết số 02/2005/NQ-HĐTP thì
thủ tục thay đổi BPKCTT cũng tương tự như thủ tục áp dụng BPKCTT đã nêu ở trên ( trong
Nghị quyết số 02/2005/NQ-HĐTP ngày 27/4/2005 của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối
cao là các mục 5,6,7) tuy nhiên cần lưu ý:
- Trong trường hợp người yêu cầu áp dụng BPKCTT có đơn yêu cầu tòa án thay đổi BPKCTT
có lợi cho bị đơn thì tòa án cần chấp nhận ngay đơn yêu cầu của họ. Trong trường hợp này nếu
xét thấy yêu cầu áp dụng BPKCTT của họ là đúng không gây thiệt hại cho người bị áp dụng
BPKCTT hoặc cho người thứ ba thì khi quyết định thay đổi BPKCTT tòa án quyết định cho họ
được nhận lại một phần hoặc toàn bộ kim khí quý, đá quý, giấy tờ có giá hoặc số tiền đảm bảo
mà họ đã gửi giữ tại ngân hàng theo quyết định của tòa án ( áp dụng đối với trường hợp khi thay
đổi BPKCTT họ không phải thực hiện biện pháp bảo đảm hoặc phải thực hiện biện pháp bảo đảm
ít hơn biện pháp bảo đảm mà họ đã thực hiện ).
- Trong trường hợp người yêu cầu áp dụng BPKCTT có đơn xin thay đổi BPKCTT mà việc thay
đổi đó không có lợi cho bị đơn hoặc có đơn xin tòa án áp dụng bổ sung BPKCTT khác, thì tòa án
yêu cầu họ phải trình bày rõ trong đơn lý do xin thay đổi hoặc áp dụng bổ sung BPKCTT khác và
cũng phải cung cấp các tài liệu cần thiết chứng minh cho yêu cầu của mình là chính đáng.
b. Về hủy bỏ ( qui định tại điều 122BLTTDS )
- Người yêu cầu áp dụng BPKCTT có đơn đề nghị tòa án hủy bỏ
- Người phải thi hành quyết định áp dụng BPKCTT nộp tài sản hoặc có người khác thực hiện
BPBĐ thi hành nghĩa vụ đối với bên có yêu cầu.
- Nghĩa vụ dân sự của bên có nghĩa vụ chấm dứt theo quy định của BLDS
Khi thi hành quy định tại điều 122 của BLTTDS cần lưu ý:
- Trong trường hợp bên yêu cầu áp dụng BPKCTT có đơn yêu cầu tòa án hủy bỏ BPKCTT thì
tòa án phải chấp nhận ngay đơn yêu cầu của họ. Trong trường hợp này, nếu xét thấy yêu cầu áp
dụng BPKCTT của họ là đúng thì khi quyết định hủy bỏ BPKCTT tòa án quyết định cho họ được
nhận lại toàn bộ số tiền bảo đảm mà họ đã gửi giữ tại ngân hàng theo quyết định của tòa án.
- Trong trường hợp người yêu cầu áp dụng BPKCTT không đúng gây thiệt hại cho người bị áp
dụng BPKCTT, cho người thứ ba nhưng người bị thiệt hại không có yêu cầu bồi thường thì tòa
án quyết định cho người yêu cầu được lấy lại toàn bộ số tiền bảo đảm mà họ gửi giữ tại ngân
hàng theo quyết định của tòa án.
- Trong trường hợp người yêu cầu áp dụng BPKCTT không đúng, có gây thiệt hại cho người bị
áp dụng BPKCTT hoặc cho người thứ ba mà người bị gây thiệt hại có đơn yêu cầu bồi thường
với số tiền thấp hơn số tiền bảo đảm được gửi giữ tại ngân hàng theo quyết định của tòa án thì tòa
án quyết định cho người yêu cầu được lấy lại số tiền vượt quá mức người bị gây thiệt hại yêu cầu
bồi thường.
7
Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ BPKCTT có hiệu lực thi hành ngay. Khi ban hành
quyết định này, tòa án gửi cho cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan, cơ quan thi hành án dân sự
có thẩm quyền và viện kiểm sát cùng cấp. Cơ quan thi hành án chịu trách nhiệm thi hành quyết
định này.
2. Việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ BPKCTT ở tòa án cấp phúc thẩm
Việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ BPKCTT ở tòa án cấp phúc thẩm được quy định tại điều
261 BLTTDS như sau: “Trong thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm, Toà án cấp phúc thẩm có
quyền quyết định áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Chương
VIII của Bộ luật này”.
Về cơ bản các quy định tại chương VIII BLTTDS là những quy định nhằm áp dụng cho các
giai đoạn xét xử sơ thẩm và xét xử phúc thẩm. Do đó trong giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm
hoặc tại phiên toà phúc thẩm nếu có yêu cầu tòa án cấp phúc thẩm áp dụng, thay đổi, hủy bỏ
BPKCTT thì việc xem xét, giải quyết được thực hiện theo quy định tại các điều tương ứng của
chương VIII “các BPKCTT” của BLTTDS và hướng dẫn tại nghị quyết 02/2005/NQ-HĐTP của
HĐTP TANDTC như đã được trình bày ở trên.
Trong trường hợp đương sự kháng cáo bản án, quyết định sơ thẩm mà trong đơn kháng cáo
hoặc kèm theo đơn kháng cáo, đương sự khiếu nại quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ
BPKCTT của tòa án sơ thẩm thì tòa án phúc thẩm thông báo ngay cho họ biết là tòa án phúc
thẩm không có quyền giải quyết khiếu nại và giải thích cho họ biết họ có quyền yêu cầu tòa án
phúc thẩm thay đổi, áp dụng bổ sung BPKCTT, hủy bỏ BPKCTT đa được áp dụng hoặc ra quyết
định áp dụng BPKCTT theo quy định chung của BLTTDS và hướng dẫn tại nghị quyết nêu trên.
III. THỰC TRẠNG VIỆC ÁP DỤNG, THAY ĐỔI, HỦY BỎ BPKCTT
1. Một số bất cập và kiến nghị hoàn thiện BPKCTT trong BLTTDS:
1.1Phong tỏa tài sản:
Tài sản bị áp dụng BPKCTT đang bị cầm cố, thế chấp với bên thứ ba.
Đối với yêu cầu Tòa áp dụng BPKCTT của nguyên đơn là phong tỏa tài sản của người có
nghĩa vụ đối với nguyên đơn (bị đơn), tuy nhiên khối tài sản đó đang bị cầm cố, thế chấp
cho bên thứ ba là cá nhân, tổ chức nào đó, phía nguyên đơn cho rằng tổng tài sản thế
chấp đó lớn hơn nhiều so với số tiền mà bị đơn đã vay của ngân hàng nên nguyên đơn
yêu cầu phong tỏa tài sản đó để đảm bảo thi hành án sau này. Nhưng, việc này có thể dẫn
đến xâm phạm quyền lợi của bên thứ ba (bên nhận thế chấp, cầm cố tài sản ), bởi việc áp
dụng BPKCTT trogn trường hợp này sẽ hạn chế quyền xử lý, thanh toán khối tài sản
đang được cầm cố, thế chấp cho bên thứ ba dù họ là đối tượng được ưu tiên thanh toán
trước nếu tài sản đó sau này bị thanh lý để thi hành theo bản án của Tòa. Mặt khác, cần
8
đưa bên thứ ba này vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan, bởi lẽ nếu không đưa họ vào tham gia tố tụng thì họ sẽ mất đi quyền khiếu nại đối
với quyết định áp dụng BPKCTT , qua đó vô tình xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp
pháp của họ.
Hậu quả pháp lý:
Trong trường hợp nguyên đơn có yêu cầu phong tỏa tài sản là tài sản chung của vợ chồng
mà vợ hoặc chồng bị áp dụng BPKCTT mà họ chỉ có ngôi nhà họ đang ở là khối tài sản
duy nhất. Vậy thì người không bị áp dụng BPKCTT có thể tham gia vào các giao dịch
dân sự được không? Về mặt lý luận, họ vẫn có thể tham gia giao dịch dân sự miễn sao
giao dịch đó không trái pháp luật, trái đạo đức pháp luật và thỏa mãn điều kiện có hiệu
lực của giao dịch dân sự là được, giả sử người vợ bị áp dụng BPKCTT còn người chồng
thì không thì người chồng có thể yêu cầu Tòa xác định phần tài sản của mình trong khối
tài sản chung hợp nhất của vợ chồng đó, bởi phần tài sản của người chồng không bị
phong tỏa nên hoàn toàn có thể tham gia giao dịch dân sự. Nhưng thực tế thì rất khó và
gặp không ít trở ngại để người chồng có thể dùng phần tài sản không bị phong tỏa đó
tham gia vào các giao dịch dân sự vì bên muốn xác lập giao dịch sợ các nguy cơ rủi ro
đối với khối tài sản bị phong tỏa 1 phần này. Chẳng hạn, người chồng đó dùng phần tài
sản không bị phong tỏa đó thế chấp ngân hàng để thực hiện khoản vay, liệu ngân hàng có
dám mạo hiểm cho người này vay không, bởi neusesau này khối tài sản bị đem ra thanh
lý đi thi hành án thì nguy cơ người này không thanh toán được khoản vay với khoản lãi là
rất cao,…
Cũng trong trường hợp đó, nếu tài sản không đủ để thực hiện nghĩa vụ cho bên có yêu
cầu áp dụng thì bên bị áp dụng yêu cầu đó nếu còn tài sản khác thì Tòa có thể phong tỏa
tài sản đó hoặc nều tài sản đó không thể phân chia được mà có trị giá cao hơn so với
nghĩa vụ mà bên bị áp dụng phải thực hiện thì Tòa sẽ yêu cầu bên đưa ra yêu cầu chọn
BPKCTT khác chẳng hạn như kê biên tài sản,… nếu bên yêu cầu vẫn không chấp nhận
thì Tòa sẽ bác đơn yêu cầu áp dụng BPKCTT đó, trừ trường hợp bên bị áp dụng chỉ có
9
khối tài sản duy nhất thì dù cho trị giá khối tái sản đó cao hơn nhiều lần so với nghĩa vụ
bên bị áp dụng phải thực hiện nhưng Tòa vẫn ra quyết định áp dụng BPKCTT là phong
tỏa tài sản theo yêu cầu của nguyên đơn.
Tài sản bị phong tỏa là bất động sản:
Thông thường thị trường nhà đất hay biến động tằng giảm bất thường, cho nên người yêu
cầu áp dụng BPKCTT này sẽ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với sự biến động
này. Tuy nhiên, trên thực tế người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời này sẽ khó
lòng mà nhận được khoản tiền bồi thường này nếu như bên đưa ra yêu cầu áp dụng đó
không có khả năng tài chính tức là không có khả năng thi hành án. Vậy thì để tạo ra sự
bình đẳng, công bằng giữa các bên, Tòa có thể vận dụng khoản 13 điều 102 BLTTD qui
định “áp dụng các BPKCTT khác” để cho phép đương sự gửi một khoản tiền, kim khí, đá
quý, giấy tờ có giá trị bằng tiền tương đương với nghĩa vụ mà họ phải thực hiên vào tài
khoản ngân hàng nơi có trụ sở của Tòa để thay cho biện pháp phong tỏa đối với bất động
sản, tuy nhiên phải đạt sự đồng thuận của đương sự có yêu cầu áp dụng BPKCTT này.
Tòa ra quyết định phong tỏa giá trị tài sản còn lại đang được cầm cố, thế chấp
đối với bên thứ ba
Theo quy định của pháp luật hiện hành chỉ cho phép kê biên tài sản thuộc sở hữu của
người có nghĩa vụ thi hành án (qui dịnh tại Điều 90 Luật thi hành án dân sự) chứ không
có quy định nào cho phép phong tỏa tài sản đang thế chấp, cầm cố đối với bên thứ ba và
cũng không có quy định nào cho phép phong tỏa giá trị còn lại của tài sản thế chấp, cầm
cố đó. Bởi lẽ, không thể nào xác định giá trị tài sản còn lại đang được thế chấp, cầm cố là
bao nhiêu. Mặt khác, việc Tòa ra quyết định phong tỏa như vậy đã làm cho người có tài
sản bị phong tỏa không được thỏa thuận với bất kỳ cá nhân, tổ chức khác mà không có sự
đồng ý của nguyên đơn đối với việc chuyển dịch tài sản đang bị phong tỏa cho đến khi vụ
án được Tòa giải quyết và thi hành xong.Ngoài ra, với quyết định phong tòa tai sản trái
pháp luật này đã xâm phạm đến quyền lợi của bên thứ ba đối với việc xử lý khối tài sản
đảm bảo cho các khoản vay, mượn đã được các bên thỏa thuận trong hợp đồng. Và, đối
10
với hành vi ra quyết định trái pháp luật này thì đương sự có tài sản bị phong tỏa (hoặc
quyền lơi của bên thứ ba bị xâm phạm) có thể khởi kiện vụ án dân sự đòi bồi thường thiệt
hại do người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra được qui định tại điều
620 BLDS 2005.
1.2 Biện pháp bảo đảm:
Đối với khoản tiền kim khí, đá quý hay giấy tờ có giá.
Tòa yêu cầu đương sự tự tính thiệt hại thực tế có thể xảy ra đối với bên bị áp dụng
BPKCTT. Thực tế, rất khó để đương sự xác định, lường hết các thiệt hại thực tế xảy ra
đối với bên bị áp dụng BPKCTT, mà thông thường chỉ tính dựa trên sự ước lượng một số
tiền mang tính tượng trưng đối với giá trị tài sản bị áp dụng yêu cầu đó. Việc ước tính
tương đối thế này Tòa cũng khó khăn trong việc xác định, nhưng tại điểm a tiểu mục 8.3
mục 8 của Nghị quyết số 02/2005/NQ – HĐTP qui định “ Tòa đề nghị người yêu cầu áp
dụng BPKCTT dự tính thiệt hại thực tế xảy ra”, điều này chẳng khác nào đánh đố đối với
người có yêu cầu áp dụng. Bởi đương sự sẽ vận dụng vào căn cứ pháp lý, cơ sở pháp lý
nào để tính toán, ước lượng ra một số tiền cụ thể, thậm chỉ có cả những thiệt hại vô hình
chưa hẳn gì Tòa đã lường trước được trong thực tế huống chi là đương sự.
Chẳng hạn, đối với việc kê biên tài sản đang tranh chấp tại khoan 6 điều 102 BLTTDS thì
chỉ được kê biên tài sản có giá trị tương đương hoặc thấp hơn nghĩa vụ của bị đơn gây
không ít khó khăn cho tòa. Bởi muốn xác định được trị giá của tài sản đó cần phải nhờ
đến các cơ quan giám định chuyên môn, việc này tốn rất nhiều thời gian trong khi tính
chất áp dụng của biện pháp này là mang tính khẩn cấp, ngoài ra nếu đương sự chỉ có căn
nhà duy nhất trong khi giá trị của việc yêu cầu kê biên lại thấp thì chẳng khác nào mang
tính đánh đố. Yêu cầu của nguyên đơn là chính đáng, tuy nhiên nếu không áp dụng thì
dẫn đến khiếu nại vừa gây tốn kém, kéo dài mất thời gian, công sức để giải quyết
Tại phiên Tòa xét xử Sơ thẩm, nếu Hội đồng xét xử chấp nhận đơn yêu cầu áp dụng
BPKCTT thuộc trường hợp đương sự phải thực hiện biện pháp bảo đảm thì Hội đồng
xét xử chỉ ra quyết định áp dụng khi đương sự xuất trình chứng cứ và đã hoàn thành biện
11
pháp bảo đảm trước khi Hôi đồng xét xử vào phòng nghị án (qui định tại điểm a tiểu mục
9.2 mục 9 Nghị quyết số 02/2005/NQ – HĐTP). Giải pháp để đảm bảo quyền lợi cho
người cho người yêu cầu Tòa áp dụng BPKCTT mà họ chưa có tài sản bảo đảm, không
có hoặc không đủ tài sản bảo đảm đó là sử dụng chứng từ bảo lãnh của Ngân hàng, Tổ
chức tín dụng hoặc cá nhân, tổ chức khác nhưng phải tương đương với thiệt hại thực tế có
thể phát sinh đối với bên bị áp dụng do hậu quả của việc áp dụng BPKCTT không đúng,
trừ các trường hợp khác do pháp luật qui định, Tuy nhiên giải pháp này chỉ đạt hiểu quả
tối ưu khi đat được sự đồng thuận, thống nhất ý chí của ba bên đó là, bên bảo lãnh ( là
ngân hàng, tổ chức tín dụng, cá nhân, tổ chức khác) , bên được bảo lãnh (là người yêu
cầu Tòa áp dụng BPKCTT), bên nhận bảo lãnh (là người bị áp dụng BPKCTT). Bởi
nhược điểm của giải pháp này là bên bảo lãnh hoặc bên nhận bảo lãnh không đồng ý thì
mối quan hệ phát sinh bảo lãnh giữa hai trong ba chủ thể trên với nhau coi như vô hiệu,
không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các bên. Về mặt lý luận, do tính chất khẩn
cấp của việc áp dụng BPKCTT nên trước khi ra quyết định áp dụng BPKCTT không thể
bảo trước để nhận sự đồng ý của bên bị áp dụng yêu cầu, bởi nếu thông báo trước khi ra
quyết định thì người bị yêu cầu áp dụng BPKCTT có thể đã tẩu tán TS, rút tiền ra từ tài
khoản,… và khi đó việc ra quyết định áp dụng BPKCTT không còn ý nghĩa gì nữa,
mang tính hình thức mà thôi. Hoặc là trên thực tế, hiếm khi người bị áp dụng BPKCTT
chấp nhận hoặc bên bảo lãnh đồng ý, bởi sau này nếu việc áp dụng BPKCTT là không
đúng thì nguy cơ người yêu cầu áp dụng không có khả năng thanh toán cho bên đã thực
hiện bảo lãnh là khá cao.
Đối với qui định tại khoản 2 điều 120 BLTTDS và được hướng dẫn tại tiểu mục 9.9
mục 9 Nghị quyết số 02/2005/NQ – HĐTP qui định trong trường hợp đương sự thực hiện
nghĩa vụ vào ngày nghỉ, ngày lễ thì Tòa án chỉ nhận tiền đồng Việt Nam. Việc như vậy là
mang tính cứng nhắc, bởi ngoài VNĐ đương sự có thể nộp ngoại tệ, kim khí, đá quý, giấy
tờ có giá hoặc nộp tiền vào tài khoản của Tòa mở tại ngân hàng sau đó nộp lại chứng từ
cho Tòa. Tòa có cần thiết phải làm thay nghĩa vụ của đương sự không? Bởi lẽ nếu thực
12
hiện theo hướng nêu trên vừa tiện lợi, nhanh gọn, ít tốn thời gian mà vừa hạn chế đươc
các thủ tục rườm rà.
1.3 Tính khẩn cấp:
Theo qui định tại các điều 108, 109, 110 BLTTDS thì các biện pháp kê biên tài sản,
cấm chuyển dịch quyền tài sản đang tranh châp, cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang
tranh chấp chỉ được áp dụng khi Tòa thấy có căn cứ cho rằng người đang nắm giữ tài sản
đó có hành vi tẩu tán, chuyển dịch quyền tài sản hoặc làm thay đổi hiện trạng tài sản. Về
mặt lý luận, người xưa có câu “ nói có sách mách có chứng ”, cho nên khi ra một quyết
dịnh nào đó thì cần phải có những chứng cứ cụ thể, rõ ràng để làm cơ sở cho việc ra
quyết định, vì nếu ra quyết định không đúng Tòa sẽ chịu trách nhiệm đối với quyết định
đó, tuy nhiên nó lại không có cơ chế ràng buộc trách nhiệm ở chỗ Tòa không ra hoặc
chậm trễ trong việc ra quyết định thì cũng không sao, tâm lý đối với rủi ro nghề nghiệp.
Ngoài ra, nếu xét trên khía cạnh về thời gian thì từ lúc phát hiện ra hành vi đó của đương
sự đến lúc Tòa ra quyết định áp dụng BPKCTT thì cũng đủ thời gian để đương sự thực
hiện hành vi tẩu tán, chuyên dịch,thay đổi hiện trang tài sản, mặt khác để phát hiện ra
được những hành vi nêu trên cũng không hề dễ dàng chút nào, gặp không ít khó khăn.
Chính vì vây đối với vấn đề nêu trên cần thay đổi theo hướng rằng “nếu có căn cứ cho
thấy cần ngăn chặn người đang nắm giữ tài sản có hành vi….”
Đối với qui định cấm hoặc buộc đương sự thực hiện một số hành vi nhất định tại điều
115 BLTTDS, sẽ hợp lý hơn nếu pháp luật qui định dự trù ngay cả những vấn đề có thể
xảy ra trong tương lai gây ra những hậu quả xấu làm ảnh hưởng đến quá trình giải quyết
vụ án dân sự, quyền và lợi ích hợp pháp của những người có liên quan.
Có một vài ý kiến cho rằng vì sao không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời ngay
cả trước khi đương sự khởi kiện, có thể đương cử trường hợp sau: A & B có tranh chấp
lối đi chung, B đã bịt lối đi chung này, cha của A chết, A nộp đơn ra Tòa đề nghị Tòa áp
dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là mở lối đi để đưa tang và được Tòa thụ lý, chấp nhận.
Vậy trong trường hợp này nếu Tòa không áp dụng BPKCTT thì sẽ động chạm đến tâm
13
linh của người chết, một nếp sống văn hóa của người dân, thậm chí có thể dẫn đến xô xát,
xung đột giữa các bên tranh chấp lối đi chung này. Tuy nhiên, việc quy định đương sự
yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cần phải nộp chung với đơn khởi kiện cùng
các chứng cứ, chứng minh kèm theo đơn khởi kiện là hoàn toàn hợp lý, bởi có như vậy
thì Tòa mới xác định được vụ án DS đó có thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa hay
không.
1.4Hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời trái pháp luật: điều 122 BLTTDS
Trong thực tiễn khi áp dụng qui định tại điều 122 BLTTDS Tòa án gặp phải trường
hợp phát sinh đó là sau khi Tòa án ra quyết định áp dụng một hoặc một số BPKCTT
được qui định tại điều 102 BLTTDS, không bị khiếu nại, kiến nghị và cũng không thuộc
một trong các trường hợp quy định tại Điều 122 BLTTDS “Hủy bỏ việc áp dụng biện
pháp khẩn cấp tạm thời”, nhưng phát hiện việc ban hành quyết định không đúng quy định
của pháp luật. Việc phát hiện này có thể do Tòa tự phát hiện quyết định áp dụng
BPKCTT là trái luật nhưng vụ án chưa thể giải quyết được hoặc khi giải quyết vụ án
nhưng Tòa án để tồn tại quyết định khẩn cấp tạm thời, khi bản án hoặc quyết định giải
quyết vụ án có hiệu lực pháp luật, người có liên quan phát hiện quyết định đó không đúng
pháp luật đã khiếu nại. Đối chiếu với quy định của BLTTDS thì không có quy định về
việc xử lý đối với trường hợp phát hiện quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
không đúng pháp luật.
Vì vậy để tránh gây thiệt hại cho đương sự và thuận lợi cho Tòa án trong việc áp dụng
pháp luật, cần bổ sung vào Điều 122 BLTTDS thêm một trường hợp nữa đó là “Khi phát
hiện quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trái pháp luật”.
1.5Phạm vi áp dụng
Áp dụng BPKCTT khác: được qui định tại khoản 13 điều 102 BLTTDS.
Đối với trường hợp áp dụng BPKCTT “giao người chưa thành niên cho cá nhân, tổ
chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục” được qui định tại khoản 1 điều 102
BLTTDS, đây là qui định chưa đầy đủ, bởi ngoài đối tượng là người chưa thành niên còn
14
có các đối tượng khác đó là người mắc bệnh tâm thấn, người không thể nhận thức hoặc
làm chủ được hành vi của mình cững cần được áp dụng như đối tượng là người chưa
thành niên. Vì vậy, tòa có thể vận dụng linh hoạt để ra quyết định áp dụng BPKCTT khác
nhằm đảm bảo quyền lợi cho các đối tượng nêu trên.
Đối với các trường hợp khác mà không được qui định trong các văn bản pháp luật
chuyên ngành, chưa được pháp luật điều chỉnh thì hướng xử lý như thế nào? Về nguyên
tắc, thẩm phán không được quyền giải thích pháp luât, vậy khi rơi vào trường hợp này
Tòa có thể xin ý kiến, hướng giải quyết của Tòa án nhân dân tối cao, Ủy ban thường vụ
Quốc hội.
Yêu cầu áp dụng BPKCTT mà không khởi kiện
Trong nhiều trường hợp xảy ra trên thực tế, đương sự chỉ muốn yêu cầu Tòa áp dụng
BPKCTT để bảo toàn tài sản, bảo vệ quyền và lơi ích hợp pháp của mình mà không
muốn khởi kiện, bởi họ không có tranh chấp hoặc có tranh chấp nhưng tranh chấp đã
được giải quyết sau khi Tòa áp dụng BPKCT, điều này vô hình chung đã buộc đương sự
phải khởi kiện một vụ án dân sự ngay cả khi họ không mong muốn. Chẳng hạn, yêu cẩu
cưỡng chế người thuê nhà ra khỏi ngôi nhà đã xuống cấp có nguy cơ bị sụp đổ; buộc
người thuê nhà chấm dứt hành vi xây dựng trái pháp luật mà không được sự đồng ý của
chủ sở hữu ngôi nhà đó,… Đối với các ví dụ nêu trên thì về bản chất là mang tính khẩn
cấp, không thể coi đây là một vụ tranh chấp, thiết nghĩ nên qui định BPKCTT thành một
chế định riêng độc lập so với một vụ án dân sự giải quyết tranh chấp giữa các đương sự.
Bởi nếu làm vậy, vừa giải quyết được một phần những vướng mắc tròn thực tiễn, vừa
đem lại tính hiệu quả cao, nhanh gọn, tiết kiệm thời gia, chi phí không chỉ đối với các
đương sự tham gia tố tụng mà còn đối với cả cơ quan tiên hành tố tụng.
“ Chưa có người giám hộ”: được qui định tại điều 103 BLTTDS.
Qui định này dễ tạo các cách hiểu khác nhau đối với cụm từ đó. Có thể hiểu cụm từ đó là
từ trước đến giờ người chưa thành niên đó không có người giám hộ, cũng có thể hiểu là
trước kia đã từng có người giám hộ nhưng hiện nay người giam hộ không còn hoặc
15
khong thể tiếp tục thực hiện việc giám hộ. ở đây ta có thể nhận thấy rằng hai cách hiểu
như trên không mang tính đối lập nhau, nên có thể kết hợp hai cách hiểu như trên để cụm
từ đó được hiểu một cách khái quát, hoàn chỉnh hơn.
Liên quan đến kháng cáo, kháng nghị
Theo như qui định tại điều 125 BLTTDS, việc giải quyết khiếu nại, kiến nghị đối với
quyết định áp dụng hoặc không áp dụng BPKCTT của Chánh án Tòa hay Hội đồng xét
xử Sơ thẩm thì quyết định đó là quyết định cuối cùng, cho nên đương sự không được
kháng cáo, Viên kiểm sát không được kháng nghị. Vì vậy, trong trường hợp này dù
đương sự chỉ muốn kháng cáo, viện kiểm sát chỉ muốn kháng nghị đối với quyết định áp
dụng BPKCTT mà không kháng cáo, kháng nghị đối với các phần khác trong vụ án thì
Đương sự, Viện kiểm sát chỉ có thể kháng cáo, kháng nghị toàn bộ bản án theo thủ tục
Phúc thẩm để Tòa Phúc thẩm xem xét lại bản án của Tòa Sơ thẩm đã tuyên trước đó. Đối
với vấn đề này, Tòa án tối cao sớm có hướng dẫn cụ thể để đảm hơn quyền lợi cho các
đương sự khi tham gia tố tụng.
Cấm xuất cảnh khi có tài sản để lại?- khoản 13 Điều 102 BLTTDS
Ví dụ: bà A vay của bà B 2 tỷ đến hạn không thanh toán nên bà B nộp đơn khởi kiện ra
Tòa đồng thời yêu cầu Tòa áp dụng BPKCTT là phong tỏa ngôi nhà của bà A. Tòa ra
quyết định phong tỏa ngôi nhà của bà A và cấm bà A xuất cảnh. Ngoài ra bà A đang thế
chấp ngôi nhà tại ngân hàng để vay 6 tỷ đồng và được ngân hàng định giá ngôi nhà trị giá
là 15 tỷ đồng. Bà A muốn ra nước ngoài để chữa bệnh
Trong trường hợp này, nếu trong quá trình giải quyết vụ án mà có căn cứ cho thấy đương
sự không thực hiện hành vi nhất định, làm ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án thì Tòa có
thể áp dụng BPKCTT là cấm xuất cảnh kèm với việc phong tỏa tài sản của đương sự. Tuy
nhiên, xét trên khía cạnh khác nếu trong quá trình giải quyết vụ án đương sự còn phải
thực hiện nghĩa vụ đối với các khoản nợ khác hay là đương sự chỉ có tài sản duy nhất là
căn nhà mà tòa đâng thụ lý, phòng trường hợp đương sự ra nước ngoài mà không trở về,
gây khó khăn, trở ngại cho việc giải quyết vụ án thì Tòa quyết định như vậy là cần thiết.
Nhưng nếu đương sự thật sự bệnh nặng (có xác nhận của bệnh viện, trung tâm khám chữa
bệnh) thì tòa cũng nên tạo điều kiện để đương sự được xuất cảnh đi chữa bệnh, đồng thời
để vừa tạo thuận lợi cho cơ quan xét xử lẫn đương sự bị áp dụng BPKCTT thì đương sự
16
có thể làm bản cam kết, thỏa thuận nêu rõ trong quá trình giải quyết vụ án nếu tòa triệu
tâp mà đương sự vắng mặt, đương sự ra nước ngoài mà không trở về mà kết quả vụ kiện
buộc đương sự phải thực hiện đối với bên yêu cầu áp dụng BPKCTT thì cơ quan thi hành
án có quyền kê biên, phát mại tài sản là căn nhà của đương sự để trả nợ cho bên có yêu
cầu.
1.6Quyết định thay đổi, hủy bỏ, bổ sung BPKCTT.
Vấn đề về quyết định thay đổi, bổ sung BPKCTT
Tại điều 117 BLTTDS không qui định cụ thể trường hợp nào là thay đổi, trường hợp nào
là bổ sung, ngay cả Nghị quyết số 02/2005/NQ – HĐTP cũng không nói rõ vấn đề này.
Vậy thì việc thay đổi BPKCTT có thể hiểu là thay cho BPKCTT đã áp dụng trước đó
không còn hiệu lực đối với một BPKCTT, nếu chỉ thay đổi một phần còn các BPKCTT
khác không thay đổi thì các BPKCTT đó vẫn còn hiệu lực thi hành. Đối với việc bổ sung
thì các BPKCTT áp dụng trước đó vẫn còn có hiệu lưc. Chẳng hạn, ngày 01/05/2012,
theo yêu cầu của ông A, tòa ra quyết định áp dụng BPKCTT là cấm ông B kinh doanh
trên lô đất đang có tranh chấp với ông A. Tuy nhiên, ông B không phải là người trực tiếp
kinh doanh mà ông cho các cá nhân, hộ gia đình kinh doanh khác thuê lô đất có tranh
chấp đó với ông A. Ngày 20/5/2012, theo yêu cầu của ông A tòa lai ra quyết định áp dụng
PBKCTT là cấm các hành vi kinh doanh, sử dụng lô đất đang có tranh chấp giữa A và B.
Việc này đã gây khó khăn cho công tác thi hành án, bởi cơ quan thi hành án không biết
quyết định nào của Tòa có hiệu lực thi hành. Vì vậy cần sớm có hướng dẫn cụ thể để đảm
bảo cho công tác thi hành án được thuận lợi.
Vấn đề về quyết định hủy bỏ BPKCTT:
Theo như qui định tại điểm b khoản 1 điều 122 BLTTDS Tòa phải ra ngay quyết định hủy
bỏ BPKCTT nếu người phải thi hành quyết định đã nộp tài sản hoặc có người kahcs thực
hiện biện pháp bảo đảm nghĩa vụ đối với bên yêu cầu. Tức là Tòa không có quyền xem
xét trước khi ra quyết định hủy bỏ BPKCTT, ĐS có yêu cầu áp dụng cũng không có
quyền ý kiến trước khi Tòa ra quyết định hủy bỏ mà chỉ sau có quyết dịnh hủy bỏ nều
đương sự không đồng ý thì có thể khiếu nại. Đơn cử, A yêu cầu phong tỏa tài sản của B
17
để giải quyết khoản nợ trong hợp đồng mua bán hàng hóa mà B còn thiếu nợ, đến hạn mà
chưa thanh toán cho A. Giả sử, A thắng vụ kiện đó, B đem tài sản khác nộp để rút khoản
tiền bị phong tỏa ra mặc dù tài sản mà B đem nộp có thể sẽ khó bán được để thực hiện
việc thi hành án. Hoặc là có cá nhân, tổ chức khác đứng ra bảo đảm cho B thực hiện
nghĩa vụ đối với A thì sau khi thực hiện nghĩa vụ xong Tòa cũng lập tức ra ngay quyết
định hủy bỏ ma không cần hỏi ý kiến của A có đồng ý hay không. Quy định như vậy vô
tình có thể tạo hiêu ứng ngược, gây thiệt hại cho bên A mà bên A khó lòng yêu cầu Tòa
bồi thường, không những vậy mà còn gây khó khăn cho công tác thi hành án sau này. Từ
bất cập đó, cần phải tạo sự thay đổi theo hướng cho phép Tòa xem xét trước khi ra quyết
định hủy bỏ BPKCTT và hỏi ý kiến của người có yêu cầu áp dụng BPKCTT trước đó.
1.7Trách nhiệm bồi thường của Tòa.
Đối với qui định trách nhiệm bồi thường của Tòa trong việc áp dụng không đúng
BPKCTT mà gây thiệt hại cho người bị áp dụng hoặc bên thứ ba, đóng vai trò nâng cao
trách nhiệm của Tòa trong việc áp dụng BPKCTT đồng thời đảm bảo quyền lợi của
người bị áp dụng BPKCTT. Tuy nhiên có một hạn chế đối với trách nhiệm bồi thường
của Tòa trong việc không ra hoặc chậm trễ trong ra việc ra quyết định áp dụng BPKCTT,
điều này dễ tạo ra sự tùy tiện của Tòa, xâm phạm đến quyền lợi của người bị áp dụng
BPKCTT đó. Ngoải ra, theo Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước 2010, trường
hợp Tòa không áp dụng BPKCTT mà gây thiệt hại cho đương sự là trường hợp được bồi
thường nếu có văn bản của cơ quan có thẩm quyền xác định hành vi không áp dụng là
trái luật. Với qui định như vậy, đương sự khó mà được bồi thường bởi chưa có cơ chế để
xác định hành vi không áp dụng BPKCTT của Hội đòng xét xử trong trường hợp đó có
hành vi trái luật hay không. Thiết nghĩ, trong thời gian tới cần tạo ra sự thống nhất cá qui
định trong quá trình tiến hành tố tụng, nếu không chấp nhận yêu cầu của Đương sự về
việc áp dụng BPKCTT thì Tòa cần phải ra quyết định nêu rõ căn cứ của việc không áp
dụng và cho đương sự quyền khiếu nại, tức là nếu thẩm phán không ra quyết định áp
dụng BPKCTT thì đương sự có quyền khiếu nại lên chánh án, nếu Hội đồng xét xử Sơ
thẩm không ra quyết định thì khiếu nại lên Tòa Phúc thẩm để giải quyết.
18
2. KẾT LUẬN
19