LỜI NÓI ĐẦU
Tư duy là một quá trình vận động của não, là đỉnh cao của suy nghĩ, nhận
thức, phản ánh các thuộc tính, bản chất, tìm ra các mối liên hệ, quan hệ có tính quy
luật của sự vật hiện tượng. Tư duy để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống, từ đó
giúp ta tác động làm thay đổi, cải tạo thế giới, chinh phục thiên nhiên mang lại
hạnh phúc cho con người.
Có nhiều phương pháp tư duy. Vậy đâu là phương pháp tư duy hiệu quả?
Trong phạm vi đề tài này, em xin trình bày về phương pháp tư duy đồng thuận, hay
còn gọi là “Phương pháp tư duy sáu chiếc mũ” hay “Sáu chiếc mũ tư duy” của tác
giả Edward de Bono.
Em xin gửi lời cám ơn chân thành đến GS.TSKH. Hoàng Văn Kiếm, thầy đã
giảng dạy, cung cấp cho em nhiều kiến thức bổ ích từ môn Phương pháp luận sáng
tạo khoa học, đồng thời em cũng xin gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè đã giúp đỡ
em trong thời gian em thực hiện đề tài này.
ĐỀ TÀI : “SÁU CHIẾC MŨ TƯ DUY”
CHƯƠNG I.
GIỚI THIỆU
1. Sự ra đời :
Đây là một phát kiến độc đáo rất nổi tiếng cuả Tiến sĩ Edward de Bono
( ) trong năm 1980. Năm 1985 nó đã được mô tả chi
tiết trong cuốn "Six Thinking Hats" của de Bono.
Phương pháp này đã được phát triển và giảng dạy ở nhiều nơi trên thế giới.
Nhiều tổ chức lớn như là IBM, Federal Express, Brtish Airways, Pepsi, Polaroid,
Prudential, Dupont… cũng dùng phương pháp này.
2. Thế nào là “Sáu chiếc mũ tư duy”?
Tác giả sử dụng sáu cái mũ đại diện cho sáu dạng thức của suy nghĩ. Nó đề
cập đến chiều hướng suy nghĩ hơn là tên gọi. Mỗi mũ có một màu (mà màu này chỉ
đại diện cho duy nhất một dạng thức của suy nghĩ).
Mọi người sẽ tham gia thảo luận theo từng màu. Tùy theo kiểu ý kiến mà
người đó sẽ được đề nghị đội mũ màu gì.
Các mũ không được dùng để phân loại cá nhân. Từng người sẽ sử dụng
những chiếc mũ theo yêu cầu để đưa ra ý kiến. Mặc dù hành vi hay thói quen của
cá nhân đó có vẻ thuộc về loại nào đó.
Phương pháp “sáu chiếc mũ tư duy” được đặt ra để chuyển tư duy ra khỏi
kiều tư duy tranh luận bình thường và đưa vào kiểu tư duy như in bản đồ. Như thế
tư duy trở thành quá trình 2 giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất làm ra bản đồ. Giai đoạn
thứ 2 là chọn đường trên bản đồ. Nếu bản đồ làm ra khá tốt, thường con đường tốt
nhất hiện ra rất rõ. Từng mũ của 6 mũ đạt một kiểu tư duy trên bản đồ.
Các đặc tính cuả sáu chiếc mũ tư duy:
Mũ trắng: Tượng trưng cho sự trong trắng trinh nguyên, thuần tuý là các
con số và sự kiện, là thông tin
Mũ đỏ: Tượng trưng cho cảm xúc, tình cảm, linh cảm trực giác
Mũ đen: Là sự phản biện.
Mũ vàng: Tượng trưng cho màu của nắng, sức sống và sự lạc quan, ủng hộ,
xây dựng, nhìn ra cơ hội.
GVHD : GS.TSKH. HOÀNG VĂN KIẾM
2
ĐỀ TÀI : “SÁU CHIẾC MŨ TƯ DUY”
Mũ xanh lá cây: Tăng sinh lực, sáng tạo, vận động, cây cỏ bật lên từ hạt
mầm, sự biến hóa của vận động, sự khát khao.
Mũ xanh lam: Điều khiển, cao cả, lạnh lùng, biểu hiện cho tư duy.
3. Tại sao nên sử dụng “sáu chiếc mũ tư duy”?
Thứ nhất, bởi vì chúng ta không thể vận dụng bộ não theo mọi hướng trong
cùng một thời điểm.
Thứ hai, thế giới đang ngày càng thay đổi, chúng ta phải biết vận dụng lối tư
duy mới hiệu quả thay thế lối tư duy cũ. Thay vì tranh luận và cố gắng giải thích,
chứng minh để người khác chấp nhận ý kiến của mình, bác bỏ ý kiến của người
khác, những cuộc tranh luận có thể kéo dài nhiều giờ thậm chí nhiều ngày, rất mất
thời gian, thì tại sao chúng ta không cùng nhau thảo luận theo một cách mới là tất
cả mọi người cùng nhìn nhận vấn đề theo một hướng, sau đó lại cùng nhìn theo một
hướng khác, cứ như thế cho đến khi tìm được hướng giải quyết?
Thứ ba, việc tư duy song song, mọi người cùng nhìn nhận vấn đề theo cùng
một hướng giống như nhiều người đang cùng làm một công việc, chắc chắn rằng
hiệu quả của nó sẽ cao hơn, nhanh hơn so với chỉ một người làm.
“Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
Việc mỗi người nhìn vấn đề một hướng khác nhau như thể thầy bói xem voi,
mỗi người “sờ” một chỗ và cứ khăng khăng khẳng định mình đúng, những người
khác sai, cuối cùng chẳng ai biết chính xác được con voi nó ra sao. Vì thế chúng ta
nên cùng nhau “sờ” con voi một chỗ, sau đó lại “sờ” con voi chỗ khác, lần lần “sờ”
hết mình voi chúng ta sẽ thảo luận và đi đến kết luận con voi nó như thế nào.
Thứ tư, sau khi xác định mọi người nên cùng nhau nhìn nhận vấn đề theo
một hướng, vậy chúng ta sẽ nhìn theo hướng nào? Sáu chiếc mũ tư duy sẽ giúp
chúng ta định hướng tư duy, nghĩa là trưởng nhóm hay người điều hành cuộc họp
sẽ chọn những chiếc mũ và chúng ta sẽ tuân theo quy định đội mũ nào vào thời
điểm nào. Trong một cuộc họp có thể chỉ đội một chiếc mũ, cũng có thể đội 2, 3
hay tất cả những chiếc mũ.
CHƯƠNG II.
GVHD : GS.TSKH. HOÀNG VĂN KIẾM
3
ĐỀ TÀI : “SÁU CHIẾC MŨ TƯ DUY”
CÁCH TIẾN HÀNH TƯ DUY “SÁU CHIẾU MŨ”
Bước vào cuộc họp, người trưởng nhóm hay người điều hành cuộc họp sẽ
giải thích ý nghĩa những chiếc mũ và quy định luật chơi : trưởng nhóm quy định
đội mũ màu nào trong trường hợp nào, thời gian dành cho mỗi chiếc mũ là bao lâu.
Mọi người phải tôn trọng luật chơi, thực hiện nghiêm túc luật chơi đã được đề ra để
cuộc họp đạt kết quả như mong đợi.
Sau đây là một ví dụ về các bước tiến hành cuộc họp theo hướng “6 chiếc
mũ tư duy”.
Bước 1:
Mũ trắng: Tất cả các ý kiến nào chỉ chứa sự thật, bằng chứng, hay dữ liệu,
thông tin. Đội mũ này có nghiã là "hãy cởi bỏ mọi thành kiến, mọi tranh cãi, cởi bỏ
mọi dự định và hãy nhìn vào cơ sở dữ liệu" .
Bước 2:
Mũ xanh lá cây: Tạo ra các ý kiến làm sao để giải quyết. Các sáng tạo, các
cách thức khác nhau, các kế hoạch, những sự thay đổi.
Buớc 3:
- Đánh giá các giá trị của các ý kiến trong mũ xanh lá cây.
- Viết ra danh mục các lợi ích dùng mũ vàng.
Mũ vàng: Tại sao vài ý kiến sẽ chạy tốt và tại sao nó mang lại lợi ích. Ở đây
cũng có thể dùng về các kết quả cuả các hành động được đề xuất hay các đề án. Nó
còn dùng để tìm ra những vật hay hiệu quả có giá trị của những gì đã xãy ra.
- Viết các đánh giá, và các lưu ý trong mũ đen.
Mũ đen : Đây là mũ có giá trị nhất. Dùng để chỉ ra tại sao các đề nghị hay ý
kiến không thích hợp (hay không hoạt động được) cùng với các dữ kiện, với kinh
nghiệm sẵn có, với hệ thống đang hoạt động, hoặc với chế độ đang được theo. Mũ
đen lúc nào cũng phải tính đến sự hợp lí .
Bước 4:
Mũ đỏ : Đưa ra các phản ứng, trực giác tự nhiên và các cảm giác.
GVHD : GS.TSKH. HOÀNG VĂN KIẾM
4
ĐỀ TÀI : “SÁU CHIẾC MŨ TƯ DUY”
Mũ này cho phép mọi người đưa ra những suy nghĩ, trực cảm mà không cần
bào chữa.
Bước 5:
Mũ xanh lam : Tổng kết và kết thúc buổi làm việc
Mũ này là sự nhìn lại các bước trên hoặc là quá trình điều khiển. Nó sẽ
không nhìn đến đối tượng mà là nghĩ về đối tượng (ví dụ như ý kiến "đội cho tôi
cái mũ màu xanh lá cây, tôi cảm giác rằng có thể làm đươc nhiều hơn về cái mũ
xanh này")
Tùy theo từng trường hợp mà chúng ta sử dụng mũ nào trước. Nhưng quan
trọng là người quyết định chọn mũ là người trưởng nhóm hay người điều hành cuộc
họp và mọi người nhất định phải đội chiếc mũ đã được chọn, không thể nói “Tôi
muốn đội mũ đen” trong khi mọi người đang đội chiếc mũ vàng. Và khi đã đội mũ,
mọi người sẽ đưa ra ý kiến của mình theo đúng màu chiếc mũ đang đội, người
trưởng nhóm hay người điều hành cuộc họp sẽ quy định thời gian cho mỗi màu của
chiếc mũ: 2 phút, 5 phút hay thậm chí một buổi họp chỉ đội một mũ (đối với những
vấn đề lớn cần những cuộc họp kéo dài nhiều ngày). Việc mọi người nghiêm túc
tuân thủ luật chơi là điều bắt buộc nếu muốn có một cuộc họp thành công, còn
ngược lại thì chúng ta không thể áp dụng lối tư duy này.
GVHD : GS.TSKH. HOÀNG VĂN KIẾM
5
ĐỀ TÀI : “SÁU CHIẾC MŨ TƯ DUY”
CHƯƠNG III.
CÁCH SỬ DỤNG NHỮNG CHIẾC MŨ TƯ DUY
1. Chiếc mũ trắng :
Khi cần truy xuất thông tin, dữ liệu thì chiếc máy vi tính thông thường (không
nói đến những chiếc máy tính thông minh) sẽ đưa ra những dữ liệu đó mà không
kèm theo cảm xúc nào cả, bởi vì chúng không có nhận thức hay cảm xúc. Nhưng
với con người, điều đó tưởng đơn giản nhưng không hề đơn giản. Khi được yêu cầu
đưa ra một thông tin, số liệu nào đó, chúng ta thường kèm theo nhận định, nhận xét
hay giải thích, đánh giá. Vì thế, việc đội chiếc mũ màu trắng sẽ giúp chúng ta có
được những dữ liệu một cách khách quan hơn. Chúng ta thường có thói quen tranh
luận, đưa ra những kết luận, đánh giá trước rồi dùng thông tin, số liệu thống kê thực
tế để chứng minh cho những kết luận đó, nhưng với lối tư duy sáu chiếc mũ, chúng
ta sẽ làm điều ngược lại, nghĩa là có thông tin, dữ liệu rồi mới thảo luận và đi đến
kết luận. Cũng như khi chúng ta cần đi đến một địa điểm nào đó, chúng ta nên vạch
ra một tấm bản đồ trước rồi sẽ tìm đường đi từ tấm bản đồ đó.
Vì thế việc có được những dữ liệu khách quan, chính xác là điều rất cần thiết
trong phương pháp tư duy này. Khi người trưởng nhóm hay người điều hành cuộc
họp sẽ đặt ra những câu hỏi như “Hãy cho tôi biết tỉ lệ người dùng mã nguồn mở so
với phần mềm bản quyền bao nhiêu?”, “Hãy cho tôi biết số người sử dụng
Windows bản quyền của nước ta hiện nay là bao nhiêu?” hay “Bạn hãy đội chiếc
mũ trắng để nói về sự phát triển của lĩnh vực công nghệ thông tin ở nước ta trong
năm 2009”. Những người được hỏi sẽ trả lời một cách khách quan, cụ thể và những
ý kiến cá nhân sẽ không được chấp nhận. Tuy nhiên, chúng ta có thể đội mũ trắng
thuật lại ý kiến cá nhân của người khác.
Như đã nói ở trên, con người chúng ta ít khi nào đưa ra thông tin mà không kèm
theo những ý kiến cá nhân, chúng ta rất khó khăn khi làm công việc của một chiếc
máy tính vô cảm. Vậy làm sao để chúng ta có thể đội mũ trắng một cách thành công
nhất? Hãy nghĩ rằng “Đừng biến mình thành tội phạm chuyên nghiệp, suốt
ngày chỉ tìm cách bào chữa”. Chúng ta sẽ cùng làm một người Nhật Bản trong
cuộc họp của người Nhật. Người Nhật không thích tranh luận, có thể vì họ nghĩ
GVHD : GS.TSKH. HOÀNG VĂN KIẾM
6