Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Nghiên cứu khả năng sản xuất của 3 tỏ hợp đực lai cuối cùng (pietrain x duroc, pietrain x landrace, duroc x landrace) và sức sản xuất của lợn lai thương phẩm tại thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (729.85 KB, 102 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NGUYỄN THỊ THÙY DUNG
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA 3 TỔ
HỢP ĐỰC LAI CUỐI CÙNG (PIETRAIN X DUROC,
PIETRAIN X LANDRACE, DUROC X LANDRACE)
VÀ SỨC SẢN XUẤT CỦA LỢN LAI THƯƠNG PHẨM
TẠI THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Thái Nguyên - 2014
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NGUYỄN THỊ THÙY DUNG
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA 3 TỔ
HỢP ĐỰC LAI CUỐI CÙNG (PIETRAIN X DUROC,
PIETRAIN X LANDRACE, DUROC X LANDRACE)
VÀ SỨC SẢN XUẤT CỦA LỢN LAI THƯƠNG PHẨM
TẠI THÁI NGUYÊN
Ngành: Chăn nuôi
Mã số: 60.62.01.05
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS. TS. NGUYỄN VĂN BÌNH
2. TS. TRẦN TRANG NHUNG
Thái Nguyên - 2014
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số
liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác và chưa từng sử dụng để bảo
vệ một học vị nào.


Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện đề tài nghiên cứu và
hoàn thành luận văn đều đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn chính xác và
đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả
Nguyễn Thị Thùy Dung
ii
LỜI CẢM ƠN
Nhân dịp hoàn thành luận văn Thạc sĩ khoa học nông nghiệp, cho phép tôi
được bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất đến PGS.TS Nguyễn Văn Bình và TS.
Trần Trang Nhung người hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá
trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin gửi tới các thầy cô giáo Phòng QLĐT Sau đại học, Khoa Chăn nuôi
thú y và các thầy cô ở Trường Đại học Nông lâm - Đại học Thái Nguyên lời cảm
ơn chân thành về sự giúp đỡ trong thời gian học tập tại trường.
Cho phép tôi được bày tỏ lời cảm ơn tới Trung tâm Giống vật nuôi tỉnh
Thái Nguyên về sự hợp tác, tạo điều kiện hoàn thành các thí nghiệm của luận văn.
Tôi luôn biết ơn gia đình, bạn bè và các học viên cao học, các em sinh
viên đã đóng góp công sức, động viên và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Tác giả
Nguyễn Thị Thùy Dung
iii
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN vii
DANH MỤC CÁC BẢNG viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ix
MỞ ĐẦU 1

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 2
2.1. Mục tiêu tổng quát 2
2.2. Mục tiêu cụ thể 2
3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 2
3.1. Ý nghĩa khoa học 2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 4
1.1.1. Lai giống và ưu thế lai 4
1.1.1.1. Lai giống 4
1.1.1.2. Ưu thế lai 5
1.1.2. Đặc điểm và tính năng sản xuất của một số giống lợn ngoại nhập nội
trong nghiên cứu của đề tài 8
1.1.2.1. Lợn Duroc Jersey (còn gọi là lợn Duroc) 8
1.1.2.2. Lợn Pietrain 10
1.1.2.3. Landrace 12
1.1.3. Năng suất sinh sản của lợn đực giống 14
iv
1.1.3.1. Đặc điểm hoạt động sinh lý sinh dục của lợn đực giống 14
1.1.3.2. Đặc điểm và thành phần hóa học của tinh dịch lợn 17
1.1.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá phẩm chất tinh dịch 19
1.1.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng tinh dịch 22
1.1.3.5. Một số chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh sản của lợn đực giống 23
1.1.4. Năng suất sinh trưởng và cho thịt của lợn 24
1.1.4.1. Một số quy luật sinh trưởng phát dục của lợn 24
1.1.4.2. Các phương pháp đánh giá khả năng sinh trưởng của lợn 25
1.1.4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng phát dục của lợn 26
1.1.4.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sức sản xuất thịt của lợn 29
1.1.4.5. Các chỉ tiêu đánh giá sức sản xuất thịt của lợn 34

1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 36
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 36
1.2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 41
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 45
2.1. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 45
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 45
2.1.2. Thời gian nghiên cứu 45
2.1.3. Địa điểm nghiên cứu 45
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 45
2.2.1. Nghiên cứu khả năng sản xuất của 3 tổ hợp đực lai PD, PL và DL 45
2.2.1.1. Khả năng sinh trưởng và tiêu tốn thức ăn 45
2.2.1.2. Độ dày mỡ lưng 45
2.2.1.3. Phẩm chất tinh dịch 46
2.2.1.4. Hiệu quả phối giống 46
v
2.2.2. Nghiên cứu khả năng sản xuất của con lai thương phẩm của ba tổ hợp
đực lai 46
2.2.2.1. Khả năng sinh trưởng và tiêu tốn thức ăn 46
2.2.2.2. Khả năng cho thịt 46
2.2.3. Ưu thế lai tổng thể của một số tính trạng ở con lai thương phẩm so với
ba tổ hợp đực lai PD, PL và DL 46
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 46
2.3.1. Khảo sát sức sản xuất của ba tổ hợp đực lai PD, PL và DL 46
2.3.1.1. Công thức lai và sơ đồ bố trí thí nghiệm 46
2.3.1.2. Phương pháp nghiên cứu khả năng sinh trưởng và tiêu tốn thức ăn của
ba tổ hợp đực lai PD, PL và DL 47
2.3.1.3. Phương pháp xác định độ dày mỡ lưng của ba tổ hợp đực lai 48
2.3.1.4. Phương pháp nghiên cứu đánh giá phẩm chất tinh dịch của
lợn đực giống 49

2.3.1.5. Phương pháp xác định hiệu quả phối giống của ba tổ hợp đực lai PD,
PL và DL 51
2.3.2. Nghiên cứu khả năng sản xuất của con lai thương phẩm của ba tổ hợp
đực lai 53
2.3.2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm kiểm tra khả năng sinh trưởng của con lai
thương phẩm của ba tổ hợp đực lai PD, PL và DL 53
2.3.2.2. Phương pháp đánh giá khả năng sinh trưởng, tiêu tốn thức ăn 53
2.3.2.3. Phương pháp nghiên cứu đánh giá khả năng cho thịt và độ dày
mỡ lưng 54
2.3.3. Phương pháp xác định ưu thế lai tổng thể 55
2.4. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU 56
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 57
vi
3.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA BA TỔ
HỢP ĐỰC LAI PD, PL VÀ DL 57
3.1.1. Khả năng sinh trưởng 57
3.1.1.1. Sinh trưởng tích luỹ 57
3.1.1.2. Sinh trưởng tuyệt đối (g/ngày) 59
3.1.1.3. Sinh trưởng tương đối 61
3.1.2. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng 62
3.1.3. Độ dày mỡ lưng 64
3.1.4. Phẩm chất tinh dịch 65
3.1.5. Hiệu quả phối giống 70
3.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA
CON LAI THƯƠNG PHẨM CỦA BA TỔ HỢP ĐỰC LAI 73
3.2.1. Khả năng sinh trưởng 73
3.2.1.1. Sinh trưởng tích luỹ 73
3.2.1.2. Sinh trưởng tuyệt đối của con lai thương phẩm 75
3.2.1.3. Sinh trưởng tương đối của con lai thương phẩm 77
3.3.2. Khả năng cho thịt 79

3.3. ƯU THẾ LAI TỔNG THỂ CỦA MỘT SỐ TÍNH TRẠNG Ở CON LAI
THƯƠNG PHẨM SO VỚI BA TỔ HỢP ĐỰC LAI PD, PL VÀ DL 82
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 84
1. KẾT LUẬN 84
2. ĐỀ NGHỊ 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO 86
I. Tài liệu tiếng Việt 86
II. Tài liệu dịch 90
III. Tài liệu nước ngoài 90
vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN
CS
DL
DML
KL
PD
PL
TTTA
tr


Cộng sự
Dòng đực giống lai (Duroc x Landrace)
Dày mỡ lưng
Khối lượng
Dòng đực giống lai (Pietrain x Duroc)
Dòng đực giống lai (Pietrain x Landrace)
Tiêu tốn thức ăn
Trang
Đực

Cái
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Thành phần hóa học của tinh dịch lợn 19
Bảng 1.2: Thang điểm đánh giá hoạt lực của tinh trùng 20
Bảng 2.1: Công thức lai tạo đực lai F1 47
Bảng 2.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 53
Bảng 3.1. Khả năng sinh trưởng tích luỹ của ba tổ hợp đực lai PD, PL và DL 58
Bảng 3.2. Sinh trưởng tuyệt đối của ba tổ hợp đực lai PD, PL và DL
(g/con/ngày) 59
Bảng 3.3. Sinh trưởng tương đối của ba tổ hợp đực lai PD, PL và DL qua các
giai đoạn nuôi (%) 61
Bảng 3.4. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của ba tổ hợp đực lai PD, PL
và DL 62
Bảng 3.5. Độ dày mỡ lưng của ba tổ hợp đực lai PD, PL và DL 64
Kết quả theo dõi các chỉ tiêu về phẩm chất tinh dịch của va tổ hợp đực lai PD,
PL và DL được thể hiện ở Bảng 3.6 như sau: 65
Bảng 3.6. Kết quả đánh giá phẩm chất tinh dịch của ba tổ hợp đực giống lai PD,
PL và DL 65
Bảng 3.7. Kết quả kiểm tra khả năng sinh sản của ba tổ hợp đực lai PD, PL
và DL 71
Bảng 3.8. Sinh trưởng tích luỹ của con lai thương phẩm 73
Bảng 3.9. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn thương phẩm qua các giai đoạn nuôi
(g/con/ngày) 76
Bảng 3.10. Sinh trưởng tương đối của lợn qua các giai đoạn nuôi (%) 78
Bảng 3.11. Kết quả mổ khảo sát của con lai thương phẩm 80
Bảng 3.12. Ưu thế lai tổng thể của một số tính trạng ở con lai thương phẩm so
với ba tổ hợp đực lai PD, PL và DL (%) 82
ix
DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1: Lợn Duroc 10
Hình 1.2: Lợn Pietrain 11
Hình 1.3: Lợn Landrace 13
Hình 1.4: Đường cong biểu diễn sinh trưởng tích luỹ của lợn (Brody, 1945) 26
Hình 3.1. Đồ thị sinh trưởng tích luỹ của ba tổ hợp đực lai PD, PL và DL 58
Hình 3.2. Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của ba tổ hợp đực lai PD, PL và DL . 60
Hình 3.3. Đồ thị sinh trưởng tương đối của ba tổ hợp đực lai PD, PL và DL 62
Hình 3.4. Biểu đồ tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của ba tổ hợp đực lai PD,
PL và DL 63
Hình 3.5. Biểu đồ thể tích tinh dịch của ba tổ hợp đực lai PD, PL và DL 66
Hình 3.6. Biểu đồ hoạt lực của tinh trùng của ba tổ hợp đực lai PD,
PL và DL 67
Hình 3.7. Biểu đồ nồng độ tinh trùng của ba tổ hợp đực lai PD, PL và DL 68
Hình 3.8. Biểu đồ chỉ tiêu tổng hợp tinh trùng của ba tổ hợp đực lai PD,
PL và DL 69
Hình 3.9. Biểu đồ chỉ tiêu tỷ lệ tinh trùng kỳ hình của ba tổ hợp đực lai PD, PL
và DL 70
Hình 3.10. Biểu đồ tỷ lệ thụ thai và tỷ lệ số con còn sống để lại nuôi của tổ hợp
đực lai PD, PL và DL 72
Hình 3.11. Đồ thị sinh trưởng tích luỹ của lợn lai thương phẩm (kg). 75
Hình 3.12. Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của lợn thương phẩm (g/con/ngày) . 77
Hình 3.13: Đồ thị sinh trưởng tương đối của con lai thương phẩm 79
1
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hiện nay, việc sử dụng đực lai cuối cùng rất phổ biến trên thế giới, các tổ hợp
đực lai cuối cùng có ưu thế lai cao và làm hạ giá thành sản xuất con giống.
Ở Việt Nam, sau khi một số công ty chăn nuôi lớn của nước ngoài vào
Việt Nam như PIC, France Hybrid… họ đã đưa ra những chương trình giống
hiệu quả với những đực lai chuyên biệt. Ví dụ như dòng đực 402 của PIC Việt

Nam trước đây (nay trực thuộc Trung tâm nghiên cứu lợn Thụy Phương) được
sử dụng trong các công thức lai cuối cùng tạo ra lợn lai thương phẩm 4 và 5
máu có tỷ lệ nạc từ 58-59%. Công ty France Hybrid cũng liên tục đưa ra hàng
loạt các dòng đực với nhiều mục đích sử dụng khác nhau như các dòng SP15,
SP16… Tóm lại, việc sử dụng đực lai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng
của đàn lợn thương phẩm là một hướng đi đúng đắn, mang lại hiệu quả cao.
Chính vì vậy, việc sử dụng đực lai cuối cùng trong hệ thống sản xuất lợn
thịt thương phẩm ngày càng được quan tâm nhiều ở Việt Nam. Tuy nhiên, kết
quả nghiên cứu các dòng đực cuối cùng trong nước mới chỉ dừng lại ở việc xác
định tổ hợp lai và chuyển giao cho sản xuất các công thức lai giữa các dòng bố
thuần (đực lai Duroc x Pietrain, Landrace x Yorkshire). Xuất phát từ yêu cầu
của thực tiễn sản xuất và đòi hỏi của người chăn nuôi là cần có nhóm đực lai
khác nhau, phù hợp cho từng vùng chăn nuôi với điều kiện kinh tế khác nhau,
vậy nên việc nghiên cứu đánh giá các tổ hợp đực lai cuối cùng phù hợp cho
từng vùng chăn nuôi là hết sức cần thiết.
Hiện nay, ở tỉnh Thái Nguyên cũng đã có nhiều nguồn đực lai khác nhau
được sử dụng trong việc tạo con lai thương phẩm. Tuy nhiên, các đực lai này
mới chỉ dừng lại ở việc bước đầu tạo các tổ hợp lai đưa vào sản xuất, việc
nghiên cứu đánh giá chất lượng các nguồn đực lai hiện có để đưa ra các tổ hợp
2
đực lai cuối cùng có năng suất chất lượng cao phù hợp cho tỉnh Thái Nguyên
thì chưa được nghiên cứu nào đề cập đến.
Từ các vấn đề trên, trong nghiên cứu này việc đánh giá khả năng sản xuất
của các tổ hợp đực lai cuối cùng qua nhiều thế hệ để có năng suất, chất lượng
cao và ổn định các đặc tính di truyền về năng suất, về các đặc điểm ngoại hình
đáp ứng thị hiếu người chăn nuôi là hết sức cần thiết và đã được các nhà nghiên
cứu chuyên ngành đề cập tới.
Với tính cấp thiết đó chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu
khả năng sản xuất của 3 tổ hợp đực lai cuối cùng (Pietrain x Duroc, Pietrain
x Landrace, Duroc x Landrace) và sức sản xuất của lợn lai thương phẩm tại

Thái Nguyên”.
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá được khả năng sản xuất của ba tổ hợp đực lai cuối cùng (Pietrain
x Duroc, Pietrain x Landrace, Duroc x Landrace) để làm cơ sở cho việc gây giống,
sản xuất đàn thương phẩm có năng suất, chất lượng cao tại Thái Nguyên.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá khả năng sản xuất của ba tổ hợp đực lai cuối cùng (Pietrain x
Duroc, Pietrain x Landrace, Duroc x Landrace) về khả năng sinh trưởng, tiêu
tốn thức ăn và khả năng sinh sản.
- Đánh giá khả năng sản xuất của con lai thương phẩm của ba tổ hợp đực
lai cuối cùng (Pietrain x Duroc, Pietrain x Landrace, Duroc x Landrace) về khả
năng sinh trưởng, tiêu tốn thức ăn và khả năng cho thịt.
- Xác định ưu thế lai của con lai thương phẩm.
3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp thêm những cơ sở khoa học,
những thông tin và số liệu khoa học mới về khả năng sản xuất của ba tổ hợp
3
đực lai (Pietrain x Duroc, Pietrain x Landrace, Duroc x Landrace) và con lai
thương phẩm của chúng, phục vụ cho công tác nghiên cứu lai tạo, chọn lọc
giống trong chăn nuôi lợn. Đây cũng là nguồn tài liệu khoa học dùng để tham
khảo cho công tác giảng dạy trong các Nhà trường chuyên ngành.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài là những sở cứ quan trọng đối với việc sử
dụng những tổ hợp đực lai (Pietrain x Duroc, Pietrain x Landrace, Duroc x
Landrace) trong thực tiễn để sản xuất con lai thương phẩm có năng suất, chất
lượng cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội. Đồng thời nâng cao
hiệu quả, tăng thu nhập cho người chăn nuôi.
4

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1.1. Lai giống và ưu thế lai
1.1.1.1. Lai giống
Lai giống là phương pháp chủ yếu nhằm khai thác biến đổi di truyền của
quần thể gia súc. Lai giống có những ưu việt vì con lai thường có ưu thế lai đối
với một số tính trạng nhất định.
Lai giống là cho giao phối giữa những động vật thuộc hai hay nhiều
giống khác nhau. Lai khác dòng là cho giao phối giữa các động vật thuộc các
dòng khác nhau trong cùng một giống. Mặc dù lai khác giống xa nhau về huyết
thống hơn lai khác dòng, song hiệu ứng di truyền của cả hai kiểu lai lại tương
tự nhau (Nguyễn Hải Quân và cs, 1995 [18])
Lai giống làm cho tần số kiểu gen đồng hợp tử ở thế hệ sau giảm đi, còn
tần số kiểu gen dị hợp tử ở thế hệ sau tăng lên.
Các phương pháp lai phổ biến
- Lai cải tạo: là phương pháp dùng một lợn cao sản, thường là giống nhập
nội để cải tạo hẳn đặc điểm di truyền của giống địa phương. Giống lợn dùng để
cải tạo giống kia gọi là giống đi cải tạo và giống địa phương được cải tạo gọi là
giống bị cải tạo.
- Lai kinh tế: là lai giữa hai cá thể, hai dòng khác giống, khác loài hoặc
khác cá thể của hai dòng phân hóa về di truyền cũng như hai dòng cận huyết
trong cùng một giống. Các con lai sinh ra không dùng để làm giống mà dùng
làm thương phẩm.
- Lai luân chuyển: là một bước phát triển của lai kinh tế và được hiểu như là
một hệ thống lai có sự tham gia của hai giống (dòng) trở lên. Trong phép lai này
luôn luôn thay đổi con đực giống nên có thường xuyên sản phẩm F1, tức là luôn
5
có tổ hợp gen mới mong muốn để giữ hay tăng ưu thế lai. Như vậy con lai nào tốt
được giữ lại để tiếp tục sử dụng, con lai được dùng vào mục đích sản xuất mà chủ

yếu là cho thịt. Trường hợp lai luôn chuyển hai giống gọi là lai thay đổi.
1.1.1.2. Ưu thế lai
Ưu thế lai là hiện tượng sinh vật học biểu hiện sự phát triển mạnh mẽ của
những cơ thể do lai tạo các con giống gốc không cùng huyết thống. Ưu thế lai
có thể hiểu theo nghĩa rộng là sự phát triển mạnh mẽ của toàn bộ khối lượng cơ
thể, sự tăng cường trao đổi chất, tăng trọng nhanh hơn, chống đỡ bệnh tật tốt
hơn, rút ngắn thời gian nuôi… Mặt khác, ưu thế lai hiểu theo từng tính trạng, có
tính trạng phát triển, có tính trạng giữ nguyên, thậm chí có tính trạng giảm sút
so với giống gốc (Trần Huê Viên, 2004 [30])
a) Cơ sở khoa học của ưu thế lai
Ưu thế lai đã được Shull, nhà di truyền học người Mỹ đề cập đến từ năm
1914. Sau đó vấn đề ưu thế lai được nghiên cứu và ứng dụng khá rộng rãi ở
động vật và thực vật. Theo ông, ưu thế lai là tập hợp của những hiện tượng liên
quan đến sức phát triển nhanh hơn, khả năng chống chịu bệnh tật tốt hơn và
năng suất cao hơn ở thế hệ đời con so với bố mẹ. Hiện nay ở nhiều nước chăn
nuôi lợn phát triển, 70 - 90% lợn nuôi thịt là lợn lai. Tại đó, ưu thế lai được coi
là một nguồn lực sinh học để tăng năng suất và hạ giá thành sản phẩm chăn
nuôi. Tuy nhiên trong thực tế có một số vấn đề, đó là: Ưu thế lai bằng không
khi năng suất của con lai chỉ bằng mức trung bình của lợn bố mẹ và không phải
bất cứ cặp lai nào cũng đều cho ưu thế lai. Ưu thế lai không di truyền và độ lớn
của ưu thế lai phụ thuộc vào hệ số di truyền. Các tính trạng có hệ số di truyền
thấp sẽ có ưu thế lai cao và những tính trạng có hệ số di truyền cao sẽ có ưu thế
lai thấp. Để nhận được ưu thế lai tối đa, cần đảm bảo chắc chăn là con bố và
con mẹ là 2 giống thuần khác nhau. Nếu con bố và con mẹ là con lai thì ưu thế
lai sẽ bị giảm đi.
6
Theo nghiên cứu của William (1997) [35] ở lợn có nhiều loại ưu thế lai
trong đó có 3 thành phần quan trọng nhất là:
- Ưu thế lai của mẹ lai.
- Ưu thế lai của con lai.

- Ưu thế lai của đực giống lai.
b) Đối với đàn lợn đực giống
Người ta đã cho phối giống tạp giao giữa các giống lợn. Đây là phương
thức chính để sử dụng ưu thế lai trong chăn nuôi, tạp giao pha máu thường áp
dụng trong các trường hợp khi đã có một giống vật nuôi mà tính năng sản xuất
của nó tương đối tốt, nhưng nó vẫn còn một số nhược điểm nào đó. Nếu áp
dụng biện pháp chọn lọc nhân thuần để cải tiến nhược điểm này thì mất rất
nhiều thời gian. Khi đó, chúng ta có thể dùng giống vật nuôi này (bị pha máu)
và giống vật nuôi khác có các ưu điểm mà giống kia không có để làm giống (đi
pha máu). Đem con giống này tạp giao pha máu với nhau tạo thành con lai để
làm giống luôn có sức sống cao hơn, sinh trưởng và sinh sản tốt hơn.
c) Đối với lợn lai thuộc các công thức lai
Nhiều kết quả nghiên cứu và thực tế cho thấy, việc lai giống đã mang lại
hiệu quả kinh tế cao cho ngành chăn nuôi lợn. Hiện nay trên thế giới ở những
nước phát triển, trong chăn nuôi lợn, người ta sử dụng tới 99% con giống
thương phẩm là con lai. Tuy nhiên việc kết hợp giữa lai giống nào có ưu thế lai
cao còn phụ thuộc vào sự lựa chọn, xác định ưu thế lai của tổ hợp lai dựa trên
giá trị giống.
Để có được đàn lợn lai nuôi thịt có khả năng sinh trưởng cao và tiêu tốn
thức ăn/kg tăng trọng thấp, tỷ lệ nạc cao, hiện nay hệ thống sản xuất con lai còn
được tổ chức theo sơ đồ hình tháp nhằm thực hiện các công thức lai giữa nhiều
dòng giống khác nhau, hệ thống sản xuất con lai được tổ chức như sau:
- Đàn cụ kỵ (GGP - Great Grand Parents): có nhiệm vụ nhân các dòng,
giống thuần.
7
- Đàn ông bà (GP - Grand Parents): lai giữa hai dòng, hai giống thuần với
nhau tạo ra đời ông bà. Nếu dùng công thức lai giữa bốn dòng giống khác nhau,
cần có hai đàn ông bà khác nhau, một đàn ông bà tạo ra dòng bố, còn đàn kia
tạo ra dòng mẹ. Còn nếu sử dụng công thức lai giữa ba dòng khác nhau, chỉ cần
một đàn ông bà, đàn này thường xuyên dùng để tạo ra dòng mẹ, còn đàn bố

thường là dòng, giống thuần trong đàn cụ kỵ.
- Đàn bố mẹ (P - Parents): lai giữa hai đàn bố mẹ tạo ra đời con lai giữa
ba hay bốn dòng giống khác nhau.
- Đàn thương phẩm: là các con lai giữa ba hay bốn dòng giống khác nhau
được nuôi để sản xuất thịt. Lai giống có tác dụng mang lại ưu thế lai (H) ở đời
con một số tính trạng nhất định.
Về bản chất hiện tượng ưu thế lai được Nguyễn Văn Thiện (1998) [25]
giải thích bởi ba thuyết đó là: thuyết trội, thuyết siêu trội và thuyết át gen.
Thuyết trội: các gen có lợi phần lớn là gen trội, con lai tập hợp được
nhiều gen trội hơn bố mẹ. Các tính trạng về năng suất sinh sản, sinh trưởng và
cho thịt là những tính trạng số lượng do nhiều kiểu gen điều khiển vì vậy ít khi
có đồng hợp tử, thế hệ con lai tạo ra giữa hai cá thể được biểu hiện do các gen
trội của bố và mẹ.
Thuyết siêu trội: hiệu quả của một alen trạng thái dị hợp tử sẽ khác với
hiệu quả từng alen ở trạng thái đồng hợp tử và các alen dị hợp tử có tác động
lớn hơn các cặp alen đồng hợp tử.
Aa > AA > aa theo Shull. GH (1952) [36]
Thuyết át gen cho rằng: hai giống đã hình thành lên tổ hợp gen mới trong đó
tác động tương hỗ giữa các alen không cùng locut là nguyên nhân tạo ra ưu thế lai.
Hay có thể nói cách khác, lợn lai được tạo ra từ các công thức lai, đây là
một phương pháp nhân giống làm cho tần số kiểu gen đồng hợp tử ở thế hệ sau
giảm đi, còn số kiểu gen dị hợp tử ở thế hệ sau tăng lên, phương pháp này là
phương pháp tạp giao. Theo nghĩa rộng, tạp giao là cho giao phối các cá thể có
8
kiểu gen khác nhau. Trong thực tế chăn nuôi, tạp giao là cho giao phối giữa các
cá thể thuộc hai dòng trong cùng một giống, thuộc hai giống khác nhau. Do
vậy, tạp giao sẽ tạo ra đời con lai có sức sống tốt hơn, khả năng thích ứng và
chống đỡ bệnh tật cao hơn, đồng thời làm tăng khả năng sinh sản, sinh trưởng
và cho sản phẩm (Nguyễn Văn Thiện và Nguyễn Khánh Quắc, 1998) [25].
Theo thuyết gen trội: gen trội phần lớn là các gen có lợi và át gen lặn. Do

đó qua tạp giao có thể đem các gen trội của cả hai bên bố và mẹ tổ hợp lại ở đời
lai, làm cho đời lai có giá trị cao hơn hẳn so với bố mẹ.
Ưu thế lai mang đến từ 3 kiểu: từ cá thể, từ con mẹ, từ con bố. Con lợn
lai thể hiện ưu thế lai cá thể, làm cho tăng trọng nhanh hơn, tỷ lệ nuôi sống cao
hơn so với bố mẹ thuần chủng. Ưu thế lai từ con mẹ làm cho con nái lai đẻ ra
nhiều lợn con hơn, cai sữa con nặng cân hơn, nhiều hơn so với mẹ thuần. Ưu
thế lai từ bố làm cho con đực lai động dục sớm hơn và tính dục hăng hơn so với
bố thuần (Pork industry, 1996) [34].
Theo Falcomer (1990) giá trị các tính trạng của con lai thường vượt lên
trên trung bình của bố và mẹ:
X bố + X mẹ
X con lai >
2
1.1.2. Đặc điểm và tính năng sản xuất của một số giống lợn ngoại nhập nội
trong nghiên cứu của đề tài
1.1.2.1. Lợn Duroc Jersey (còn gọi là lợn Duroc)
a) Nguồn gốc và sự phân bố
Lợn Duroc được hình thành ở khu vực miền đông của nước Mỹ vào
khoảng những năm 1860. Mầu lông đỏ của lợn Duroc là do lai tạo với giống
lợn đỏ - nâu nhập vào nước Mỹ từ nước Ghi nê của Châu Phi. Ngoài ra một số
nhà nghiên cứu còn cho rằng các giống lợn đỏ này được các nhà thám hiểm
9
Columbus và de Soto đem từ Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đến nước Mỹ. Hai
dòng lợn tham gia vào việc tạo nên giống lợn Duroc Jersey là giống lợn Jersey
Red ở vùng New Jersey và lợn Duroc của New York.
Lợn Duroc được nhập vào miền Nam Việt Nam trước khi nước nhà thống
nhất. Năm 1976 được đưa ra nuôi tại trường Đại học Nông nghiệp I và trường Đại
học Nông nghiệp III. Năm 1978 chúng ta nhập Duroc từ Cu Ba về nuôi ở Viện
Chăn nuôi, trong một thời gian lợn Duroc dường như không phát triển thuận lợi ở
miền Bắc do con lai giữa lợn Duroc và nái địa phương không đáp ứng được nhu

cầu của công tác giống như da dày, sinh trưởng chậm, số con đẻ ra trên ổ thấp.
Tuy nhiên đây là một giống lợn thuộc “dòng đực” quan trọng trong công tác giống
của chăn nuôi lợn ngoại như tham gia vào các công thức lai hai, ba hoặc bốn giống
đạt hiệu quả cao về năng suất và chất lượng thịt.
b) Đặc điểm ngoại hình
Lợn toàn thân có màu hung đỏ (lợn bò), thân hình vững chắc, bốn chân
to khỏe, cao, đi lại vững vàng, tai to ngắn, phía đầu tai gập về phía trước. Đầu
to, mõm thẳng và dài vừa phải, đầu mũi và bốn móng chân có màu đen, hai mắt
lanh lợi, bộ phận sinh dục lộ rõ, lưng cong, giống Duroc hiện nay có mông vai
rất nở, nạc cao.
c) Đặc điểm sinh trưởng
Lợn Duroc có khả năng sinh trưởng nhanh, sinh trưởng tuyệt đối đạt từ
660 - 770 g/ngày. Tiêu tốn thức ăn từ 2,48 - 3,33 kg/kg. Tỷ lệ nạc trên thịt xẻ
cao. Một trong những ưu điểm của lợn Duroc được ghi nhận đó là khả năng
tăng khối lượng nhanh, khả năng chuyển hoá thức ăn thành thịt cao và chất
lượng thịt tốt.
d) Khả năng sinh sản
Đánh giá chung, lợn Duroc có khả năng sinh sản trung bình. Khả năng sinh
sản của lợn Duroc nuôi tại Cu Ba: Số lứa đẻ/năm: 1,8 lứa, số con đẻ/lứa: 9 con, khối
lượng sơ sinh: 1,2 - 1,5 kg, khối lượng cai sữa lúc 42 ngày: 11 kg, tuổi phối giống
10
lần đầu: 314 ngày, khối lượng khi phối giống: 120 - 170 kg, chu kỳ động dục: 20
ngày, thời gian động dục: 4 - 5 ngày.
Lợn Duroc nuôi tại Việt Nam đạt: Số con/lứa: 9 con, khối lượng sơ sinh: 1,33
kg, khối lượng cai sữa lúc 45 ngày: 8,43 kg/con, tỉ lệ nuôi sống đến cai sữa đạt 75%,
tuổi phối giống lần đầu lúc 11 tháng tuổi, khối lượng khi phối giống đạt 139 kg,
phẩm chất tinh dịch của lợn đực nuôi tại Việt Nam chỉ đạt 60% so với giống gốc.
Hình 1.1: Lợn Duroc
e) Kết luận
Lợn Duroc là một giống lợn hướng nạc, có khả năng sinh trưởng phát triển

nhanh, khả năng chuyển hoá thức ăn thành thịt cao, phẩm chất thịt tốt. Là giống lợn
có tính thích ứng và khả năng chịu đựng kham khổ cao. Về mặt sinh sản đây là
giống lợn đẻ ít con, khả năng tiết sữa không cao. Lợn Duroc nuôi tại Việt Nam được
sử dụng trong các công thức lai hai máu, ba máu hoặc bốn máu giữa các giống lợn
ngoại đạt hiệu quả cao về năng suất và chất lượng thịt.
1.1.2.2. Lợn Pietrain
a) Nguồn gốc và sự phân bố
Giống lợn Pietrain có nguồn gốc xuất sứ từ nước Bỉ vào khoảng năm 1920
11
và mang tên làng Pietrain thuộc vùng Wallon Brabant. Năm 1953 được công nhận
là giống mới tại tỉnh Wallon Brabant và công nhận là giống mới trong phạm vi cả
nước Bỉ năm 1956.
Lợn Pietrain được nuôi ở nhiều nước trên thế giới. Tại Việt Nam hiện nay
chưa chính thức nhập giống lợn này, chỉ có một số tinh cọng rạ được nhập vào nước
ta theo con đường không chính thức, tuy nhiên việc tạo con lai chưa có kết quả cao.
Hình 1.2: Lợn Pietrain
b) Đặc điểm ngoại hình
Giống lợn Pietrain có mầu lông trắng đen xen lẫn từng đám, tai thẳng
đứng, đầu to vừa phải, mõm thẳng, bốn chân thẳng, mông rất nở, lưng rộng, đùi
to. Lợn Pietrain là điển hình về vết lang đen trắng không ổn định trên lông da,
nhưng năng suất rất ổn định. Khi cho lai với lợn có mầu lông da trắng thì mầu
trắng sẽ trội.
c) Đặc điểm sinh trưởng
Lợn Pietrain là giống lợn hướng nạc, có tỷ lệ thịt nạc/thịt xẻ cao nhất
trong các giống. Là giống lợn có tốc độ sinh trưởng nhanh, khả năng tăng khối
lượng ở giai đoạn 35 đến 90 kg là 770 g/ngày, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối
12
lượng là 2,58 kg. Các chỉ tiêu năng suất thịt như sau (khối lượng khi mổ thịt là
100kg): chiều dài thân thịt 93,2 cm; tỷ lệ thịt xẻ là 75,9%; tỷ lệ thịt nạc trên thịt
xẻ là 61,35% trong khi đó của lợn Yorkshire Pháp là 54,11%, Landrace Pháp là

53,12%, Landrace Bỉ là 58,3%. Độ dày mỡ lưng trung bình là 7,8mm ở khối
lượng giết mổ là 90kg, trong khi đó Landrace Pháp và Yorkshire là 11,4 mm.
d) Khả năng sinh sản
Lợn Pietrain có tuổi đẻ lứa đầu dài hơn so với lợn Yorkshire (418 ngày
so với 366 ngày). Khoảng cách hai lứa đẻ 165,1 ngày. Khi cai sữa ở 35 ngày thì
số con/lứa là 10,2, số con cai sữa là 8,3 con/lứa, số con cai sữa/nái/năm là 18,3
con. Nếu so với một số giống lợn ngoại khác về khả năng sinh sản thì lợn
Pietrain ở mức trung bình, cao hơn lợn Hampshire và lợn Duroc nhưng thấp
hơn Yorkshire và Landrace.
e) Kết luận
Lợn Pietrain là giống lợn có khả năng sinh trưởng nhanh, tỷ lệ nạc cao.
Tuy nhiên có một số yếu điểm là tim yếu, khả năng chịu đựng kém, nhạy cảm
với stress. Lợn Pietrain sử dụng trong lai thương phẩm làm “đực cuối cùng” để
nâng cao năng suất thịt đùi và tỷ lệ thịt nạc/thịt xẻ.
1.1.2.3. Landrace
a) Nguồn gốc và sự phân bố
Giống lợn nổi tiếng Landrace được tạo ra ở Đan Mạch. Việc tạo giống
lợn Landrace được bắt đầu vào năm 1895, khi mà một số lợn đực giống
Yorkshire được nhập vào Đan Mạch từ nước Anh và cho giao phối với lợn địa
phương của Đan Mạch. Giống lợn địa phương của Đan Mạch có tầm vóc khá
to, thô, trường mình, thể chất hơi yếu, mông xuôi chân thẳng, tai cụp xuống,
tính chịu đựng kham khổ và khả năng sinh sản cao. Nhờ chọn lọc khắt khe từ
năm 1900 đến năm 1925 người ta đã củng cố được giống lợn Landrace và chính
13
thức được công nhận vào năm 1925. Nhờ có giống lợn Landrace đã tạo cho
Đan Mạch trở thành nước sản xuất thịt lợn lớn nhất thế giới.
Việt Nam nhập lợn Landrace từ Cu Ba vào năm 1970. Trong các năm
1975 đến 1986 nhập Landrace từ Bỉ và Nhật.
b) Đặc điểm ngoại hình
Lợn Landrace có dạng hình nêm (còn gọi là hình tên lửa) mầu lông trắng

tuyền, mình dài, có từ 16 - 17 đôi xương sườn, đầu dài hơi hẹp, tai to, dài rủ
xuống che cả mặt, bốn chân hơi yếu. Lưng vồng lên, mặt lưng bằng phẳng,
mông phát triển, tròn. Lợn Landrace có từ 12 - 14 vú. Lợn Landrace là giống
lợn hướng nạc.
c) Đặc điểm sinh trưởng
Giống lợn Landrace là giống lợn có năng suất cao. Tốc độ sinh trưởng
nhanh, tiêu tốn thức ăn/1 kg tăng khối lượng thấp từ 2,70 - 3,01 kg; tăng khối
lượng bình quân/ngày từ 700 - 800 g; tỷ lệ thịt nạc/thịt xẻ từ 58 - 60% (một số
trạm kiểm tra năng suất thông báo tỷ lệ nạc của lợn Landrace đạt từ 59,65 -
63,10%). Khối lượng cơ thể của lợn đực từ 280 - 320kg, lợn nái từ 220 - 250kg.
Hình 1.3: Lợn Landrace
14
d) Khả năng sinh sản
Lợn Landrace có khả năng sinh sản khá cao và khả năng nuôi con khéo
(trừ Landrace của Bỉ, ngoài ra lợn Landrace của Bỉ còn có gen Halothal gây
bệnh yếu tim) và lợn Landrace thường được chọn làm “dòng cái” trong các
công thức lai giữa lợn ngoại cao sản với nhau.
e) Kết luận
Lợn Landrace là giống lợn chuyên hướng nạc, tốc độ sinh trưởng nhanh,
khả năng chuyển hoá thức ăn thành thịt cao, là giống lợn có khả năng sinh sản
cao, nuôi con khéo. Tuy nhiên khả năng thích nghi kém hơn Yorkshire trong
điều kiện nóng ẩm.
Ở Việt nam, lợn Landrace được dùng để lai kinh tế và nuôi thuần dùng
trong chương trình nạc hoá đàn lợn.
Các công thức lai chủ yếu hiện đang dùng là:
Lợn đực Landrace x Lợn nái Móng Cái (hoặc lợn địa phương) để lấy con
lai F1 nuôi thịt.
Sử dụng lợn Landrace trong các công thức lai kinh tế hai giống hoặc 3
giống giữa các giống lợn ngoại để tăng tỷ lệ nạc từ 52 - 60%.
1.1.3. Năng suất sinh sản của lợn đực giống

1.1.3.1. Đặc điểm hoạt động sinh lý sinh dục của lợn đực giống
Lợn đực giống được chăn nuôi với mục đích chính là sử dụng phối giống,
sinh sản được nhiều lợn con có chất lượng tốt. Chính vì vậy lợn đực giống là tài
sản có giá trị và có vai trò đặc biệt quan trọng trong chăn nuôi lợn sinh sản.
Ảnh hưởng của lợn đực giống đối với đàn con rất lớn: một lợn đực giống
có thể sản xuất ra 1000 lợn con (nếu nhảy trực tiếp), 6000 - 10000 lợn con nếu
sử dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo.
Ảnh hưởng của lợn đực giống đến chất lượng đàn con:
- Các đặc tính như mầu sắc lông da, thể chất, tốc độ sinh trưởng, sức đề
kháng bệnh… đều được thừa hưởng từ lợn đực.

×