Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CÁ TRA Ở HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH BẾN TRE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (363.2 KB, 81 trang )

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ
CÁ TRA Ở HUYỆN CHÂU THÀNH
TỈNH BẾN TRE
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
iv
MỤC LỤC
Trang
v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ATVSTP An toàn vệ sinh thực phẩm
CN – TTCN Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp
CP Cổ phần
CSSX Cơ sở sản xuất
DN Doanh nghiệp
DT Diện tích
ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long
ĐVT Đơn vị tính
KH Kế hoạch
KTNH Kinh tế nông hộ
NN & PTNT Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn
PCGD Phổ cập giáo dục
TĐTT Tốc độ tăng trưởng
TT – TTTH Thu thập – tính toán tổng hợp
UBND Uỷ Ban Nhân Dân
XNK Xuất nhập khẩu
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Hiện Trạng Sử Dụng Đất Đai của Huyện Năm 2007 5
Bảng 2.2. Tình Hình Dân Số của Địa Phương Năm 2007 7
Bảng 2.3. Cân Đối Lao Động ở Địa Phương Năm 2007 8


Bảng 2.4. Tình Hình Giáo Dục của Địa Phương Năm 2007 10
Bảng 3.1. Ma Trận SWOT 25
Bảng 4.1. Kết Quả Nuôi Cá Tra của Huyện qua Các Năm 29
Bảng 4.2. Phân Bố Diện Tích Mặt Nước và Số Hộ Nuôi Cá ở Địa Phương Năm
2007 32
Bảng 4.3. Diện Tích Mặt Nước Thả Nuôi tại Châu Thành Năm 2007 33
Bảng 4.4. Quy Mô và Hình Thức Đầu Tư Nuôi Cá Tra ở Châu Thành Giai Đoạn
2004 – 2007 33
Bảng 4.5. Nhu Cầu Con Giống qua Các Năm 34
Bảng 4.6. Sự Biến Động về Tình Hình Sản Xuất Giống Cá Tra ở Địa Phương qua
2 Năm 35
Bảng 4.7. Sản Lượng Cá Tra của Huyện qua Các Năm 36
Bảng 4.8. Năng Suất Cá Tra của Huyện qua Các Năm 36
Bảng 4.9. Tình Hình Quy Hoạch Diện Tích Nuôi Cá Tra ở Địa Phương qua 2
Năm 2006 – 2007 37
Bảng 4.10. Kim Ngạch Xuất Khẩu Cá Tra qua 2 Năm 2006 – 2007 38
Bảng 4.11. Thị Trường Nhập Khẩu Chủ Yếu của Sản Phẩm Cá Tra Địa Phương Năm
2007 39
Bảng 4.12. Hình Thức Cấp Thoát Nước Cho Ao Nuôi 43
Bảng 4.13. Trình Độ Học Vấn của Người Nuôi 44
Bảng 4.14. Số Năm Nuôi Cá Tra của Các Hộ Dân 44
Bảng 4.15. Tình Hình Khuyến Ngư tại Địa Phương 45
Bảng 4.16. Tình Hình Biến Động Giá Cá Tra Bình Quân qua 2 Năm 2006 – 2007 46
Bảng 4.17. Các Hình Thức Tiêu Thụ Sản Phẩm Cá Tra trên Địa Bàn Huyện 48
ix
Bảng 4.18. Sự Biến Động về Giá Bình Quân Các Đầu Vào qua 2 Năm 48
Bảng 4.19. Chi Phí Đầu Tư XDCB trên 1 Ha Diện Tích Ao Nuôi 49
Bảng 4.20. Chi Phí Đầu Tư Mỗi Vụ Nuôi trong 6 Tháng 50
Bảng 4.21. Kết Quả Hiệu Quả trên 1 Ha Diện Tích Ao Nuôi Mỗi Vụ 51
Bảng 4.22. Tình Hình Vay Vốn và Không Vay Vốn của Nông Hộ 52

Bảng 4.23. So Sánh Đặc Điểm 2 Loại Hình Tín Dụng 53
Bảng 4.24. Mục Đích Sử Dụng Vốn Vay của Những Hộ Nuôi Cá 53
Bảng 4.25. Nguồn Giống Cá Thả Nuôi của Các Hộ Năm 2007 54
Bảng 4.26. Tình Hình Sử Dụng Thức Ăn Cho Cá của Các Hộ Nuôi 55
x
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 3.1. Hình Dáng Bên Ngoài Của Cá Tra 20
Hình 4.1. Diện Tích Nuôi Cá Tra của Huyện qua Các Năm 30
Hình 4.2. Sản Lượng Cá qua Các Năm của Huyện Châu Thành 30
Hình 4.3. Năng Suất Cá qua Các Năm của Châu Thành 31
Hình 4.4. Tỷ Trọng Kim Ngạch Xuất Khẩu Cá Tra của Châu Thành Năm 2007 40
Hình 4.5. Hệ Thống Kênh Phân Phối Sản Phẩm Cá Tra ở Châu Thành 41
Hình 4.6. Tỷ Lệ Tiêu Thụ Cá Tra của Châu Thành Năm 2007 41
Hình 4.7. Hệ Thống Thu Gom Sản Phẩm Cá Tra Nguyên Liệu ở Châu Thành 47
Hình 4.8. Sơ Đồ Ma Trận SWOT 57
xi
DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Danh Sách Hộ Điều Tra
Phụ lục 2. Phiếu Điều Tra Nông Hộ
xii
CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Việt Nam hiện nay được các chuyên gia kinh tế đánh giá như một thị trường
đang nổi lên với những tiềm năng lớn trong tiến trình hội nhập sâu vào nền kinh tế thế
giới. Tốc độ tăng trưởng kinh tế và các kết quả đạt được trong những năm gần đây đã
thuyết phục được mọi người, kể cả những chuyên gia kinh tế khó tính nhất. Và ngành
thủy sản đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân với kim
ngạch xuất khẩu tăng nhanh. Hoạt động xuất khẩu thủy sản bắt đầu từ những năm 80

của thế kỷ trước và có tốc độ tăng trưởng ấn tượng trong 10 năm trở lại đây.
Năm 2007, sản lượng thủy sản cả nước ước đạt 3,9 triệu tấn, trong đó khai thác
đạt 1,95 triệu tấn, nuôi trồng 1,95 triệu tấn, với kim ngạch xuất khẩu 3,75 triệu USD
(tăng gần 12% so với năm 2006), đưa nước ta nằm trong top 10 nước xuất khẩu thủy
sản lớn nhất thế giới. Con số này giúp thủy sản tiếp tục duy trì ngôi vị thứ 4 trong
những mặt hàng xuất khẩu hàng đầu Việt Nam, đồng thời khẳng định thủy sản là một
ngành kinh tế hiệu quả và mang lại nhiều lợi ích xã hội. Đáng chú ý, dù là năm đầu
tiên gia nhập WTO, nhưng xuất khẩu thủy sản có chuyển biến lớn về nhiều mặt: số
lượng DN đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào các thị trường khó tính (EU, Mỹ, Nhật Bản…)
tăng hai lần so với trước; hàng thủy sản Việt Nam đã có mặt tại 130 quốc gia và vùng
lãnh thổ; sản phẩm xuất khẩu đa dạng hơn về chủng loại. (www.fistenet.org.vn).
Mặc dù vậy, ngành thủy sản Việt Nam đang phải đối mặt với hàng loạt vấn đề
đặt ra do nguồn lợi thủy sản - một nền tảng quan trọng trong đảm bảo sự phát triển bền
vững đang bị suy giảm nghiêm trọng. Do đó, bên cạnh khai thác, ngành cần chú trọng
phát triển nuôi trồng thủy sản trên quy mô lớn, nhằm ổn định nguồn nguyên liệu cho
nhà tiêu dùng và xuất khẩu, tạo điều kiện cho các DN thủy sản giải quyết vấn đề thiếu
nguyên liệu, đa dạng mặt hàng, nhất là những mặt hàng có giá trị gia tăng cao.
Và những năm gần đây, khi con tôm sú siêu lợi nhuận từng bước lắng dịu, đến
lượt con cá da trơn sôi động hẳn lên. Đặc biệt là từ đầu năm 2007 đến nay, cá tra trở
thành thời sự nóng bỏng ở Đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có Bến Tre. Thực sự,
nghề nuôi cá tra tăng sản xuất khẩu đang góp phần làm chuyển biến mạnh mẽ đời sống
kinh tế của nhiều người dân vùng ngọt lợ ở Bến Tre, có sự tăng nhanh về diện tích,
năng suất, sản lượng và một trong những vùng có diện tích đầu tư nuôi cá tra nhiều
nhất trên địa bàn tỉnh chính là Châu Thành. Là một huyện nằm bên bờ sông Hàm
Luông, phía bắc là con sông Tiền, với nhiều diện tích đất cồn, bãi bồi, có lợi thế về
diện tích mặt nước ven sông, tài nguyên thiên nhiên ưu đãi, thủy sinh vật phong phú,
Châu Thành có nhiều điều kiện thuận lợi cho nghề nuôi cá tra.
Bên cạnh những lợi thế đó, bà con nông dân cũng gặp không ít khó khăn, và bất
cập về con giống, vốn, kỹ thuật, dịch bệnh,… Vì vậy, một số hộ dân rơi vào tình trạng
nghèo khó, túng quẫn do nuôi thất bại. Hơn nữa, nghề nuôi cá tra vẫn mang tính tự

phát theo quy luật thị trường, thiếu quy hoạch hợp lý, trong khi thị trường tiêu thụ chủ
yếu cho con cá tra hiện nay là xuất khẩu và với những biến động khó lường của tình
hình giá cả trên thị trường thế giới thì người đầu tư đang gặp phải rất nhiều rủi ro và
thách thức.
Trước tình hình thực tế của địa phương, được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm
Khoa Kinh Tế cùng thầy Mai Hoàng Giang, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên
Cứu Thực Trạng Sản Xuất Và Tiêu Thụ Cá Tra Tại Huyện Châu Thành Tỉnh Bến
Tre”. Qua đó, đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế nghề nuôi,
góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống nông dân, và mong muốn nghề nuôi cá tra ở
địa phương hướng tới phát triển bền vững.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung:
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng và tìm ra những tồn tại khó khăn trong việc
sản xuất và tiêu thụ cá tra của huyện Châu Thành.
Mục tiêu cụ thể:
2
Nhận định tình hình sản xuất và tiêu thụ cá tra tại huyện qua các năm. Bên cạnh
đó, tìm hiểu và phân tích nguyên nhân ảnh hưởng, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm
phát triển nghề nuôi cá tra tại địa phương.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
Không gian nghiên cứu: Tại địa bàn các xã của huyện Châu Thành.
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 03/2008 đến tháng 06/2008.
1.4. Cấu trúc của luận văn
Chương 1: Đặt vấn đề: Chương này nêu sự cần thiết của đề tài và mục đích
nghiên cứu. Chương 2: Tổng quan: Trình bày tình hình tổng quan của địa bàn nghiên
cứu như điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, tài nguyên đất đai cũng như các chỉ tiêu thông
tin liên quan đến chủ đề nghiên cứu. Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu:
Chương này nêu lên các khái niệm, đặc điểm và các phương pháp nghiên cứu, nội
dung tham khảo từ những tài liệu liên quan. Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo
luận: Nhận định tình hình sản xuất và tiêu thụ cá tra của huyện, phân tích và xác định

nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ, từ đó tìm ra những tồn tại và khó khăn của
ngành nhằm đưa ra những biện pháp giải quyết những tồn tại và khó khăn đó. Chương
5: Kết luận và kiến nghị: Tổng kết những vấn đề chính trong phần nghiên cứu, từ đó
đưa ra những kiến nghị.
3
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN
2.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1. Vị trí địa lý
Châu Thành là một trong 8 đơn vị hành chính cấp huyện thị của tỉnh Bến Tre,
tổng diện tích tự nhiên là 230,38 km
2
(chiếm 9,9% diện tích toàn tỉnh, đứng hàng thứ
6/8); dân số năm 2007 là 172.528 người (chiếm 12,5% dân số toàn tỉnh, đứng hàng thứ
4/8), mật độ dân số 749 người/km
2
(đứng hàng thứ 3/8).
a) Ranh giới hành chính
- Phía bắc và phía Tây Bắc giáp tỉnh Tiền Giang qua ranh giới tự nhiên là sông
Tiền.
- Phía Nam giáp huyện Mỏ Cày qua ranh giới tự nhiên là sông Hàm Luông.
- Phía Đông và Đông Nam giáp huyện Bình Đại và thị xã Bến Tre.
b) Toạ độ địa lý
- 106
o
08’69” – 106
o
27’15” kinh độ Đông.
- 10
o

14’23” – 10
o
20’18” vĩ độ Bắc.
c) Tổ chức hành chính
Huyện Châu Thành bao gồm 1 thị trấn (Châu Thành) và 22 xã (Tân Thạch,
Quới Sơn, An Khánh, Giao Long, Giao Hoà, Phú Túc, Phú Đức, Phú An Hoà, An
Phước, Tam Phước, Thành Triệu, Tường Đa, Tân Phú, Quới Thành, Phước Thạnh, An
Hóa, Tiên Long, An Hiệp, Hữu Định, Tiên Thuỷ, Sơn Hoà, Mỹ Thành).
2.1.2. Địa hình thổ nhưỡng
a) Địa hình
Theo kết quả chương trình điều tra tổng hợp vùng Đồng bằng sông Cửu Long,
huyện Châu Thành nằm trong vùng tam giác sông Tiền, bao gồm 2 dạng địa mạo: đê
sông Tiền và đê sông Hàm Luông (kể cả các cù lao), đồng bằng châu thổ giữa 2 sông.
Cao trình đất đai biến động phổ biến trong khoảng 0,8 – 1,5 m, trong đó vùng
ven sông Tiền có cao trình 1,0 – 1,2 m và có khuynh hướng cao dần hướng về phía
Đông (1,8 mét); vùng ven sông Hàm Luông 1,3 – 1,5 m; vùng đồng bằng giữa 2 sông
0,8 – 1,3 m.
Về địa chất, địa bàn được hình thành chủ yếu qua quá trình bồi lắng trầm tích
biển và phù sa của sông Cửu Long, trên bề mặt ở độ sâu 50 mét có 2 loại trầm tích:
Holocene (phù sa mới) và Pleistocene (phù sa cổ).
b) Thổ nhưỡng
Quỹ đất đai hiện đang quản lý và sử dụng của Châu Thành thống kê năm 2007
như sau:
Bảng 2.1. Hiện Trạng Sử Dụng Đất Đai của Huyện Năm 2007
Khoản mục Diện tích (ha) Cơ cấu (%)
Đất nông nghiệp 16.472,31 71,50
Đất phi nông nghiệp 6.565,19 28,50
Đất chưa sử dụng 0,06 0,00
Tổng số 23.037,56 100,00
Nguồn: Niên giám thống kê Châu Thành 2007

Trên địa bàn huyện Châu Thành có 3 nhóm đất chính là nhóm đất phù sa, nhóm
đất phèn và nhóm đất lập liếp.
- Nhóm đất phù sa chiếm 1,9% diện tích tự nhiên, bao gồm đất phù sa gley yếu
tại khu vực phía Giao Long, Giao Hoà, An Phước, An Hoá.
- Nhóm đất phèn chiếm 7,3% diện tích tự nhiên, bao gồm 2 loại:
+ Đất phèn hoạt động nông chiếm 4,6% diện tích, phân bố tại Quới Sơn,
Giao Long, Phú An Hoà.
+ Đất phèn hoạt động sâu chiếm 2,7% diện tích, phân bố tại Hữu Định, Tam
Phước, An Hoà, An Hiệp.
5
- Nhóm đất lập liếp chiếm 69,4% diện tích tự nhiên, hầu hết là các loại đất phù
sa (phù sa bồi, phù sa gley, phù sa đốm rĩ, phù sa loang lổ đỏ vàng) được lên liếp, phân
bố trên khắp địa bàn huyện.
Nhìn chung, phần lớn đất đai có thành phần cơ giới nặng, mùn và đạm từ khá
đến giàu, lân và kali trung bình, độ phì từ khá đến cao, sau khi lên liếp thích nghi cho
phát triển kinh tế vườn và các loại rau màu.
2.1.3. Khí hậu - thời tiết
Huyện Châu Thành có các đặc điểm chung về khí hậu thời tiết so với tỉnh Bến
Tre:
- Nền nhiệt dồi dào, biên độ nhiệt ngày đêm nhỏ.
- Các chỉ tiêu khí hậu (quang năng, vũ lượng, gió, bốc hơi, ẩm độ không khí…)
phân hoá thành hai mùa tương phản: mùa mưa từ tháng V đến tháng XI trùng với gió
mùa Tây Nam và mùa khô từ tháng XII đến tháng IV trùng với gió mùa Đông Bắc.
Nền nhiệt cao và ổn định quanh năm; chế độ khí hậu phân hóa thành hai mùa: mùa
mưa và mùa khô với chế độ ẩm, bốc hơi và quang năng trái ngược nhau, trong đó đáng
lưu ý là lượng mưa thuộc vào loại trung bình thấp của vùng ĐBSCL (1.400 – 1.600
mm).
2.1.4. Chế độ thủy văn
Địa bàn chịu ảnh hưởng chính của ba nhánh sông Tiền (10,5% lưu lượng sông
Cửu Long), sông Hàm Luông (14% lưu lượng) và sông Ba Lai (<1% lưu lượng), biên

độ triều dao động trong khoảng 1,89 – 2,59 m. Phần lớn địa bàn phía Tây của huyện
khá thuận lợi về thuỷ văn (không bị ảnh hưởng lũ, không nhiễm mặn và biên độ triều
thích hợp cho việc tưới tiêu tự chảy); địa bàn phía Đông bị ảnh hưởng mặn 1 – 3 tháng
vào mùa khô. Nhìn chung, điều kiện thuỷ văn tại địa bàn tương đối thuận lợi cho việc
thâm canh cây trồng, phát triển các loại hình sản xuất khác và sinh hoạt dân cư; đây
cũng là yếu tố tích cực bù vào hạn chế lượng mưa hơi yếu.
Đường bờ sông Tiền và sông Hàm Luông tương đối ổn định, cục bộ có một khu
vực nhỏ bị sạt lở tại Phú Đức, Tiên Long. Trong khoảng 2 năm 2004 – 2005, các biến
động thuỷ văn sau khi hình thành cống đập Ba Lai đã dẫn đến tình trạng sạt lở khá
nghiêm trọng trên kênh Giao Hoà tại An Hoá.
6
Về địa chất thuỷ văn, nước ngầm tầng sâu bao gồm phức hệ chứa nước
pleiocene (290 – 350 m), trữ lượng tiềm năng 74.368 m
3
/ngày đêm, trữ lượng khai
thác công nghiệp 10.500 m
3
/ngày đêm; phức hệ chứa nước miocene (410 - 440 m), trữ
lượng tiềm năng là 26.507 m
3
/ngày đêm.
2.1.5. Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản trên địa bàn huyện Châu Thành không dồi dào, chỉ bao
gồm cát san lấp (Phú Đức, Phú Túc, Tân Phú) và một số sét có khả năng làm gạch
ngói (Sóc Sải).
2.1.6. Tài nguyên sinh vật
Về tài nguyên sinh vật, đáng chú ý nhất là tài nguyên thuỷ sinh vùng nước ngọt
và ngọt pha lợ trên các thuỷ vực sông Tiền, sông Hàm Luông, sông Ba Lai tương đối
đa dạng.
2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

2.2.1. Dân số - lao động
Dân số:
Bảng 2.2. Tình Hình Dân Số của Địa Phương Năm 2007
Khoản mục Số lượng (người) Cơ cấu (%)
Nam 84.417 48,93
Nữ 88.111 51,07
Thành thị 2.876 1,67
Nông thôn 169.652 98,33
Tổng dân số 172.528 100,00
Nguồn: Niên giám thống kê Châu Thành 2007
Tính đến cuối năm 2007, huyện Châu Thành có 172.528 người, tỷ lệ tăng dân
số tự nhiên là 0,655%, với tỷ lệ sinh 1,109% và tỷ lệ tử là 0,45%. Dân số tập trung chủ
yếu ở nông thôn (chiếm 98,33% tổng dân số) do nền kinh tế Châu Thành đến nay vẫn
phát triển theo hướng nông nghiệp, mặc dù vẫn có một bộ phận công nghiệp - tiểu thủ
công nghiệp và thương mại dịch vụ quan trọng. Dân số trung bình năm 2007 tăng lên
so với năm 2006 (171.238 người) nên mật độ dân số cũng tăng lên 749 người/km
2
(năm 2006 là 745 người/km
2
).
7
Lao động:
Bảng 2.3. Cân Đối Lao Động ở Địa Phương Năm 2007
Khoản mục Số lượng (người) Cơ cấu (%)
Nông – lâm – ngư nghiệp 53.360 53,34
CN – TTCN 22.188 22,18
Dịch vụ 24.489 24,48
Tổng lao động đang làm việc 100.037 100,00
Nguồn: Niên giám thống kê Châu Thành 2007
Theo số liệu thống kê năm 2007, tổng nguồn lao động là 114.692 người, trong

đó số lao động có việc làm là 100.037 người, còn lại là đối tượng khác, chủ yếu là học
sinh sinh viên. Nhìn chung, nền kinh tế Châu Thành còn nặng về cơ cấu nông nghiệp.
Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp/tổng số lao động trong độ tuổi lao động tương đối thấp
(<50%), cho thấy nhân dân trong huyện đa số còn sống bằng nghề nông với cường độ
lao động thấp, phần lớn đi làm lao động giản đơn ở nơi khác. Nhờ vậy nạn thất nghiệp
trên địa bàn huyện được giải quyết khá tốt, trong năm 2007 địa phương đã giải quyết
việc làm cho 4.035 lao động. Trong khi đó, khu vực nông thôn của toàn huyện phát
triển nông nghiệp sinh thái đa dạng trên nền trái cây đặc sản, rau màu thực phẩm, chăn
nuôi, thủy sản cần phải gắn liền với bảo quản, sơ chế, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
Dân số địa phương khá dồi dào về số lượng, năng động, hiếu học, nhưng hiện nay
trình độ chuyên môn còn thấp (tỷ lệ lao động đã qua đào tạo là 35% trong tổng số lao
động), nếu được đào tạo liên tục trong những năm tới sẽ là nguồn nhân lực nòng cốt
cho chiến lược phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
2.2.2. Cơ sở hạ tầng
Giao thông: Xây dựng 95 km đường giao thông (trong đó nhựa – bê tông 27
km, đá dăm 68 km) và 58 cây cầu bê tông cốt thép với tổng chiều dài 872 m, với tổng
kinh phí 5,844 tỷ đồng, trong đó vốn trung ương 157 triệu đồng, vốn huyện 811 triệu
đồng, nhân dân đóng góp 4,093 tỷ đồng, vốn khác 783 tỷ đồng.
Điện sinh hoạt: Sửa chữa các trạm hạ thế 25 KVA tuyến Hữu Định - Phước
Thạnh; trạm 37,5 KVA nhánh rẽ Sơn Hoà; trạm 37,5 KVA An Hoá. Cải tạo nâng cấp
26 lưới điện hạ thế. Xử lý 16 trường hợp vi phạm hành lang an toàn lưới điện. Khảo
8
sát, xây dựng hoàn chỉnh dự án lưới điện phân phối nông thôn cho 12 xã trên địa bàn
huyện. Tổng số hộ sử dụng điện 39.156 hộ, đạt 95,1% so với tổng số hộ.
Nước sinh hoạt: Dự án nhà máy nước sạch nông thôn do ngân hàng WB đầu tư
ở Tiên Thủy xây dựng hoàn thành chờ nghiệm thu đưa vào sử dụng. Ban quản lý khai
thác và cung cấp nước sinh hoạt huyện xây dựng hoàn thành và đưa vào sử dụng hệ
thống lọc ở trạm Thị Trấn, hoàn chỉnh hệ thống khai thác nước mặt trạm An Hiệp, lắp
đặt mới 21.900 m ống cấp nước, lắp mới 585 hộ sử dụng nước, luỹ kế 4.245 hộ sử
dụng. Tổng số hộ sử dụng nước hợp vệ sinh toàn huyện là 27.165 hộ/40.641 hộ, chiếm

66,84% số hộ, đạt 70,35% so KH. Tuy nhiên nguồn nước do BQL Nước cung cấp
chưa đảm bảo yêu cầu về chất lượng phục vụ sinh hoạt và sản xuất của nhân dân.
Bưu chính viễn thông: Trong năm phát triển mới bưu cục khu vực cảng Giao
Long xã Giao Long, bưu cục khu CN Giao Long xã Quới Sơn và bưu cục Ba Lai - thị
trấn. Mạng lưới bưu chính toàn huyện hiện có 68 cơ sở. Mật độ sử dụng điện thoại ước
đến cuối năm là 15,17 máy/100 dân, đạt 89,23% so KH. Tuy nhiên mạng phủ sóng và
phát triển điện thoại ở các xã vùng sâu còn hạn chế làm ảnh hưởng lưu thông hàng
hóa, dịch vụ.
Tài chính – Ngân hàng:
- Tài chính: Tổng thu ngân sách nhà nước là 21,401 tỷ đồng, đạt 101,73% KH
tỉnh giao, đạt 95,51% so kế hoạch. Các nguồn thu đều đạt và vượt so KH, những
nguồn thu đạt thấp như: thuế ngoài quốc doanh đạt 89,09% do quy mô cơ sở hộ sản
xuất kinh doanh nhỏ, không ổn định, số hộ xin nghỉ nhiều hơn số hộ phát sinh, một số
hộ nợ còn tồn đọng kéo dài, và do ảnh hưởng của các hộ kinh doanh có mức thu nhập
từ 450.000 đồng trở xuống được miễn thuế làm giảm số thu thuế công thương nghiệp
dịch vụ ngoài quốc doanh; thu tiền sử dụng đất đạt 82,61%; thu phí lệ phí đạt 38,1%;
thu hoa lợi công sản đạt 9,45%. Đây là các nguồn thu chiếm tỷ trọng lớn trong dự toán
thu ngân sách của huyện làm ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách huyện. Tổng chi
ngân sách 39,935 tỷ đồng, đạt 113,93% so kế hoạch.
Nhìn chung tình hình cân đối ngân sách của huyện trong các tháng đầu năm
2007 tương đối ổn định. Tuy nhiên, do có một số khoản thu không đạt lại chiếm tỷ
trọng lớn trong dự toán thu của huyện (thất thu khoảng 2,6 tỷ đồng), làm ảnh hưởng
đến tình hình ngân sách của huyện trong 2 tháng còn lại của năm 2007.
9
- Ngân hàng: Thực hiện huy động vốn đạt 152 tỷ đồng, tăng 43,538 tỷ đồng so
cùng kỳ, đạt 132% so kế hoạch. Cho vay thực hiện 360,9 tỷ đồng, tăng 46,19 tỷ đồng
so cùng kỳ. Dư nợ 322 tỷ đồng, tăng 12 tỷ đồng so cùng kỳ, trong đó cho vay trung và
dài hạn chiếm 48,9%. Ngân hàng CSXH: cho vay hộ nghèo 34,417 tỷ đồng, tăng 4,5 tỷ
đồng so cùng kỳ, cho vay giải quyết việc làm 4,296 tỷ đồng, tăng 374 triệu đồng so
cùng kỳ.

Văn hóa thông tin: Tổ chức tốt các hoạt động thông tin tuyên truyền, phục vụ
văn nghệ ca nhạc và ca nhạc tài tử Hội xuân 2007, chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn
trong năm. Tham dự 04 hội thi cấp tỉnh đạt 01 giải II toàn đoàn, 01 giải III đồng đội,
08 giải khuyến khích, 05 giải A và 03 giải B, tổ chức 06 hội thi cấp huyện đạt chỉ tiêu
kế hoạch đề ra. Duy trì hoạt động của các lớp năng khiếu, các câu lạc bộ. Tổ chức
thành công lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương lần thứ I; tuyên truyền phục vụ bầu cử đại biểu
Quốc hội khoá XII.
Y tế: Trên địa bàn huyện hiện có 02 bệnh viện và 29 trạm xá, ước đến cuối năm
khám chữa bệnh được 178.899 lượt người đạt 178,89% so chỉ tiêu năm; tiêm chủng
mở rộng đạt 81% so KH năm (do vaccin cung cấp từ trên chưa đáp ứng). Các chương
trình y tế quốc gia đạt và vượt chỉ tiêu đề ra. Kiểm tra vệ sinh môi trường và vệ sinh
thực phẩm 1.782 cuộc đạt 178,2% so KH, xử lý 684 trường hợp vi phạm. Kiểm tra liên
ngành, tháng hành động ATVSTP 34 cuộc, xử lý 30 trường hợp. Đảm bảo 23/23 xã,
thị trấn có bác sĩ đạt 100%. Có 19/23 xã có y tế ấp (trừ Tiên Long, An Khánh, Giao
Hoà và thị trấn Châu Thành) cuối năm đạt thêm 01 xã (Giao Hoà); số ấp có y tế ấp
58/114 đạt 50,87% so KH. Tình nguyện viên sức khỏe cộng đồng ở tổ NDTQ, so KH
đạt 68,96%.
Giáo dục – đào tạo:
Bảng 2.4. Tình Hình Giáo Dục của Địa Phương Năm 2007
Khoản mục ĐVT Mầm non Tiểu học THCS THPT
Số trường học trường 24 25 17 5
Số lớp học lớp 113 336 232 117
Số học sinh học sinh 3.430 9.518 8.609 4.783
Số giáo viên giáo viên 127 510 518 188
Nguồn: Niên giám thống kê Châu Thành 2007
10
Nhìn chung, hệ thống giáo dục và mạng lưới trường lớp tại địa phương tương
đối đầy đủ, thực hiện tốt chương trình nhiệm vụ năm học 2007 – 2008, giảm tỷ lệ học
sinh bỏ học ở tiểu học còn 0,05%, giảm được 0,75% so KH, học sinh cấp II là 1,98%
so với KH. 23/23 xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ

cập THCS. Huy động trẻ 5 tuổi vào mẫu giáo đạt 105%; 6 tuổi vào lớp 1 đạt 99,95%
so KH. Thực hiện thí điểm PCGD trung học ở 3 đơn vị: thị trấn Châu Thành, An Hiệp
và An Hóa và tiến hành điều tra đối tượng PCGD trung học các xã còn lại. Công nhận
trường THCS Giao Long, Tiểu học Phú Túc là trường đạt chuẩn Quốc gia, lũy kế toàn
huyện có 14 trường đạt chuẩn Quốc gia. Ngoài ra, khánh thành 10 phòng trường tiểu
học An Hiệp do công ty Coca – Cola tài trợ; 3 phòng học trường mẫu giáo Giao Hoà
do công ty Cargill tài trợ; xây dựng 15 phòng học và 04 nhà vệ sinh từ quỹ xây dựng
và nguồn kiên cố hoá trường lớp.
2.3. Khái quát tình hình kinh tế địa phương và định hướng phát triển đến năm
2020
2.3.1. Tình hình kinh tế của địa phương
Năm 2007, tốc độ tăng trưởng GDP là 15%, giá trị sản xuất Nông – lâm – thủy
sản tăng 7,35%, Công nghiệp – xây dựng tăng 38,69%, Thương mại – dịch vụ tăng
35,7%.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ,
giảm tỷ trọng nông nghiệp từ 55,18% năm 2006 còn 52,57% năm 2007, Công nghiệp –
xây dựng từ 21,43% tăng lên 23,27%, Thương mại – dịch vụ từ 23,39% tăng lên
24,16%.
Thu nhập bình quân đầu người từ 8,74 triệu đồng/người/năm 2006 tăng lên 10,1
triệu đồng/người/năm 2007.
a) Sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp
Sản xuất nông nghiệp: Trong nông nghiệp, trồng trọt chiếm đến 89,8% giá trị
sản xuất với 3 cây chủ lực là trái cây, lúa và dừa. Diện tích gieo cấy lúa cả năm 4.850
ha, sản lượng 23.270 tấn, năng suất bình quân 47,98 tạ/ha. Diện tích cây màu gieo
trồng 432,49 ha, đã xây dựng được vùng sản xuất rau an toàn tại xã Hữu Định. Giữ
vững diện tích cây dừa hiện có với 5.154,81 ha, sản lượng 38,29 triệu trái. Tình hình
tiêu thụ trái dừa khá ổn định đã khuyến khích người dân đầu tư thâm canh, chăm sóc
11
vườn dừa và mở rộng diện tích trồng dừa, nhiều mô hình xen canh trong vườn dừa đạt
hiệu quả cao như: ca cao, măng cụt, bòn bon kết hợp nuôi tôm càng xanh,… góp phần

tăng thu nhập trên đơn vị diện tích trồng dừa. Và lũy kế toàn huyện, cây ca cao được
trồng trên diện tích 1.864 ha, trong đó diện tích cho trái là 900 ha, sản lượng trái tươi
3.240 tấn; diện tích cây ăn quả là 9.398 ha, với sản lượng 101.798 tấn. Huyện đã xây
dựng được vùng chuyên canh cây ăn quả ở các xã Tân Phú, Tiên Long, Phú Đức, Quới
Thành, ngoài ra còn xây dựng được vùng chuyên canh cây mận An Phước tại xã Phú
Túc. Chăn nuôi chiếm 10,2% giá trị sản xuất nông nghiệp với 2 con chủ lực là heo và
gia cầm. Trong đó, đàn bò 6.154 con, đàn dê 8.700 con, đàn heo 24.659 con; đàn gia
cầm tổng đàn hiện có 409.518 con, tăng 38.235 con so với cùng kỳ.
Lâm nghiệp: Trên địa bàn huyện Châu Thành bao gồm rừng bần dọc các cồn
và bãi bồi, các cây phân tán được trồng trong các vườn tạp, dọc đường giao thông
chính, lộ đê, chung quanh nhà ở, khu vực đô thị, các công trường công cộng,… nhằm
bảo vệ cồn bãi, tạo bóng mát, cải tạo cảnh quan môi trường, hàng năm bình quân
khoảng 150.000 – 216.000 cây phân tán. Sản lượng khai thác ước khoảng 1.916 m
3
gỗ,
2.236 cm củi các loại và 2.594 tàu lá dừa nước.
Thủy sản: Trong năm 2007 tình hình sản xuất thủy sản của huyện đạt và vượt
chỉ tiêu kế hoạch do giá cả hàng thủy sản ổn định, một số nông dân mạnh dạn chuyển
đổi khu đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả sang nuôi thủy sản theo hình thức công
nghiệp (tập trung ở những vùng bãi bồi) và nuôi cá lồng bè khu vực xã Tân Thạch đã
góp phần tăng nhanh sản lượng thủy sản. Sản xuất giống tôm càng xanh và sản xuất cá
giống ổn định, sản lượng tăng do các trại sản xuất tích lũy kinh nghiệm và áp dụng
đúng các quy trình kỹ thuật; trại sản xuất tôm càng xanh tại vườn giống An Hiệp còn
là nơi tập huấn kỹ thuật cho các kỹ thuật viên của tỉnh.
- Nuôi thủy sản: Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Châu
Thành thực hiện đến cuối năm 2007 là 1.073 ha, đạt 102,19% so với kế hoạch. Trong
đó diện tích nuôi tôm càng xanh là 279,46 ha, đạt 79,84% so với kế hoạch; nuôi cá
794,37 ha, đạt 113,48% so với kế hoạch, còn lại là diện tích nuôi thủy sản khác. Diện
tích nuôi cá công nghiệp 115,91 ha, đạt 178,32% so kế hoạch; nuôi cá lồng bè 68 lồng
với thể tích 9.639 m3, đạt 183,72% so kế hoạch, tập trung tại xã Tân Thạch, Phú Túc,

12
An Khánh. Tổng sản lượng thủy sản thực hiện năm 2007 là 15.903 tấn với sản lượng
nuôi 12.783 tấn, đạt 134,55% so kế hoạch và tăng 50,33% so cùng kỳ.
- Sản xuất giống: Trong năm 2007 cơ sở sản xuất giống Quới Sơn, An Hiệp sản
xuất được 6,55 triệu post tôm giống càng xanh, đạt 163,75% so với kế hoạch. Các cơ
sở ương giống trên địa bàn huyện tiêu thụ được 2 tấn cá giống. Ngoài ra 4 ha diện tích
ương dưỡng cá diêu hồng, cá tra phục vụ cho việc nuôi bè, ao 32 tấn cá giống.
b) Sản xuất CN – TTCN
Giá trị sản xuất toàn ngành 812 tỷ đồng, đạt 110% so kế hoạch, tăng 37,38% so
cùng kỳ. Hoạt động sản xuất CN – TTCN trong năm vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng cả
về quy mô và số lượng. Một số sản phẩm chủ yếu tăng như: chế biến thủy hải sản các
loại tăng 22,81%; đường kết tinh tăng 39,41%; bánh kẹo các loại tăng 15,38%; sơ chế
hạt điều tăng 23,68%; sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ tăng 130,22%; may mặc tăng
237,27%; thêu ren tăng 16,28%;… Bên cạnh đó vẫn còn sản phẩm giảm so cùng kỳ
như: xay xát gạo giảm 18,52%; sơ chế ca cao giảm 26,53%. Tiếp tục thu hút kêu gọi
nhà đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn huyện, toàn huyện có 902 cơ sở
sản xuất CN – TTCN tăng 15 cơ sở, tổng vốn đầu tư 582,8 tỷ đồng, tăng 358,62 tỷ
đồng so cùng kỳ, giải quyết việc làm ổn định cho 4.035 lao động.
Tiếp tục hỗ trợ tạo điều kiện cho 02 làng nghề An Hiệp, Tân Thạch phát triển
sản xuất. Khu công nghiệp Giao Long hiện nay có 05 nhà đầu tư đang tiến hành xây
dựng nhà xưởng và đã có 03 DN đi vào hoạt động là Công ty may Yung Nam, Công ty
Định Phú Mỹ và Công ty may Allian Once. Cụm công nghiệp An Hiệp đang tiếp tục
giải phóng mặt bằng để bàn giao cho nhà đầu tư. Ngoài ra chi nhánh xưởng sản xuất
thép xà gồ và nhà máy lau bóng gạo xuất khẩu cũng đã đi vào hoạt động trên địa bàn
xã An Khánh, cụm CN An Hoá nhà đầu tư đã đầu tư thêm nhiều cơ sở sản xuất và
đang khảo sát xây dựng dự án.
c) Thương mại – Du lịch
Thương mại: Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ xã hội 790 tỷ đồng, đạt
100,73% so KH và tăng 24,57% so cùng kỳ. Công tác tổ chức quản lý được củng cố,
chợ Phú Đức, Tiên Thủy, Thành Triệu, Giao Long được cải tạo nâng cấp với tổng kinh

phí thực hiện ước 540 triệu đồng. Công nhận chợ Phú Mỹ - Phú Túc, chợ Giao Long
đạt tiêu chí văn minh, đạt 66,6% so KH.
13
Du lịch: Toàn huyện có 26 điểm kinh doanh du lịch sinh thái (tăng 01 điểm so
cùng kỳ). Tổng doanh thu toàn ngành du lịch là 16,3 tỷ đồng, đạt 105,16% so KH,
tăng 16,43% so cùng kỳ. Có 385.000 lượt khách, đạt 100% so KH, tăng 23% so cùng
kỳ, trong đó có 260.000 lượt khách quốc tế, tăng 29,94% so cùng kỳ.
2.3.2. Định hướng phát triển đến năm 2020
Phương hướng nhiệm vụ: Từ nay đến năm 2020, nền kinh tế của huyện Châu
Thành phát triển với tốc độ nhanh, bền vững, có hiệu quả, góp phần nâng cao năng lực
cạnh tranh của tỉnh trên thị trường trong nước và quốc tế; chuyển dịch nhanh cơ cấu
kinh tế theo hướng hoàn chỉnh nông nghiệp kỹ thuật cao – thương mại dịch vụ và công
nghiệp (2006 – 2015), và thương mại dịch vụ - công nghiệp và nông nghiệp kỹ thuật
cao (2016 – 2020), góp phần quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội
toàn tỉnh Bến Tre.
Phân vùng vùng lãnh thổ: Với định hướng phát triển kinh tế xã hội tổng hợp
như trên, phân vùng vùng lãnh thổ từ nay đến năm 2020 như sau:
- Vùng I (vùng phía Tây): diện tích 12.680 ha, chiếm 55,1% diện tích tự nhiên
(không kể sông rạch), là vùng trọng điểm phát triển kinh tế vườn kết hợp kinh tế du
lịch sinh thái ven sông Tiền và sông Hàm Luông, khu du lịch Cồn Tiên, công nghiệp
và tiểu thủ công nghiệp phát triển theo hướng chế biến nông sản, hình thành cụm công
nghiệp Tân Phú; có các chợ vựa trung chuyển nông sản và phục vụ du lịch. Trung tâm
của vùng là Hàm Long (đô thị loại 5) và các đô thị vệ tinh Tân Phú (đô thị loại 5),
Thành Triệu.
- Vùng II (vùng phía Đông): diện tích 10.310 ha, chiếm 44,9% diện tích, là
vùng trọng điểm kinh tế công nghiệp – thương nghiệp và dịch vụ, hình thành khu công
nghiệp tập trung tại Giao Long, chợ vựa nông sản đầu mối tại Tân Thạch; kết hợp từng
bước kinh tế vườn và du lịch trên sông; đẩy mạnh phát triển du lịch tại Cồn Phụng,
Cồn Quy và các xã ven sông Tiền. Trung tâm của vùng là thị trấn Châu Thành và các
đô thị vệ tinh Tân Thạch (đô thị loại 5), thị tứ Giao Long, đô thị công nghiệp An

Phước.
Với những thuận lợi về vị trí và vị thế, định hướng chung và định hướng lãnh
thổ như trên, Châu Thành xây dựng chiến lược phát triển kinh tế thành một huyện
năng động, phát triển nhanh của tỉnh Bến Tre, thực hiện 3 vai trò:
14
(1) Trung tâm công nghiệp tiểu thủ công nghiệp khu vực: hình thành các khu
công nghiệp tập trung, cụm CN - TTCN.
(2) Trung tâm thương mại - dịch vụ - du lịch phía Bắc tỉnh: với việc xây dựng
hoàn chỉnh đô thị Thị trấn Châu Thành, chợ vựa nông sản đầu mối Tân Thạch, khu du
lịch sinh thái Cồn Phụng, điểm du lịch Cồn Quy, tuyến du lịch 10 xã ven sông Tiền và
sông Hàm Luông.
(3) Trung tâm kinh tế vườn kỹ thuật cao: hình thành các vùng cây ăn trái đặc
sản có thương hiệu gắn với các chợ vựa và siêu thị.
2.4. Khái quát về quá trình phát triền nghề nuôi cá tra
2.4.1. Ở Việt Nam
Cá tra được nuôi phổ biến hầu hết ở các nước Đông Nam Á. 4 nước trong hạ
lưu sông Mê Kông đã có nghề nuôi cá tra truyền thống là Thái Lan, Campuchia, Lào
và Việt Nam do có nguồn cá tra tự nhiên phong phú. Ở Campuchia, tỷ lệ cá tra thả
nuôi chiếm 98% trong 3 loài thuộc họ cá tra, chỉ có 2% là cá ba sa và cá vồ đém, sản
lượng cá tra nuôi chiếm một nửa tổng sản lượng các loài cá nuôi. Tại Thái Lan, trong
số 8 tỉnh nuôi cá nhiều nhất, có 50% số trại nuôi cá tra, đứng thứ hai sau cá rô phi. Một
số nước trong khu vực như Malaysia, Indonesia cũng đã nuôi cá tra có hiệu quả từ
những thập niên 70 – 80.
Đồng bằng Nam Bộ của Việt Nam đã có truyền thống nuôi cá tra phổ biến trong
cả ao và bè, cá ba sa chủ yếu nuôi trong bè. Hiện nay nuôi cá tra và ba sa đã phát triển
ở nhiều địa phương, không chỉ ở Nam Bộ mà một số nơi ở miền Trung và miền Bắc
cũng bắt đầu quan tâm nuôi các đối tượng này. Những năm gần đây nuôi các loài này
phát triển mạnh nhằm phục vụ nhu cầu tiêu thụ nội địa và nguyên liệu cho xuất khẩu.
Đặc biệt từ khi chúng ta hoàn toàn chủ động về sản xuất giống nhân tạo thì nghề nuôi
càng ổn định và phát triển vượt bậc. Nuôi thương phẩm thâm canh cho năng suất rất

cao, cá tra nuôi trong ao đạt tới 200 – 300 tấn/ha, cá tra và ba sa nuôi trong bè có thể
đạt tới 100 – 300 kg/m
3
bè. Trong năm 2002, chỉ tính riêng 2 tỉnh An Giang và Đồng
Tháp, sản lượng cá tra, ba sa nuôi đã đạt 180.000 tấn.
2.4.2. Ở ĐBSCL
Từ nửa đầu thế kỷ 20, nuôi cá trong ao mới bắt đầu xuất hiện ở ĐBSCL. Tài
liệu thống kê của tỉnh An Giang cho thấy năm 1985 có hơn 90% diện tích ao nuôi cá ở
15
nông thôn của tỉnh lúc bấy giờ là cá tra. Có lẽ do An Giang là một trong 2 tỉnh (cùng
Đồng Tháp) có nguồn cá tra giống phong phú vớt trên sông và nghề cá tra giống phát
triển nhất trong cả nước.
Tài liệu của Ủy hội sông Mê Kông cũng đề cập về hiện trạng nuôi cá tra ở miền
Nam Việt Nam những thập niên 50 – 70. Nuôi cá tra truyền thống và ghép với một số
loài cá khác, người dân thu hoạch cá thường vào cuối năm hoặc những tháng mùa khô.
Từ những năm 1970 về trước, khi còn hạn chế về kỹ thuật nuôi, về con giống và tập
quán nuôi, thì nghề nuôi cá còn mang tính chất đơn điệu với đối tượng nuôi chủ yếu là
cá tra, còn các đối tượng khác thì rất ít. Do đặc tính chịu đựng được môi trường khắc
nghiệt nên người nuôi cá tra không cần phải đào ao lớn mà nuôi vẫn có kết quả.
Trong khi đó, nghề nuôi cá bè có lẽ bắt nguồn từ Biển Hồ (Tonlesap) của
Campuchia được một số kiều dân Việt Nam hồi hương áp dụng khởi đầu từ vùng Châu
Đốc, Tân Châu thuộc tỉnh An Giang và Hồng Ngự thuộc tỉnh Đồng Tháp vào khoảng
cuối thập niên 50 thế kỷ trước. Dần dần nhờ cải tiến và bổ sung kinh nghiệm cũng như
kỹ thuật, nuôi cá bè đã trở thành một nghề hoàn chỉnh và vững chắc. ĐBSCL có hơn
một nửa số tỉnh nuôi cá bè, nhưng tập trung nhất vẫn ở hai tỉnh An Giang và Đồng
Tháp, với hơn 60% số bè nuôi và có năm đã chiếm tới 76% sản lượng nuôi cá bè của
toàn vùng.
Nguồn giống cá tra trước đây hoàn toàn phụ thuộc vào việc vớt trong tự nhiên.
Hàng năm vào khoảng đầu tháng năm âm lịch, khi nước mưa từ thượng nguồn sông
Mê Kông bắt đầu đổ về thì ngư dân vùng Tân Châu (An Giang) và Hồng Ngự (Đồng

Tháp) dùng một loại lưới hình phễu gọi là “đáy” để vớt cá bột. Cá tra bột được chuyển
về ao để ương nuôi thành cá giống cỡ chiều dài 7 – 10 cm và được vận chuyển đi bán
cho những người nuôi trong ao và bè khắp vùng Nam Bộ. Khu vực ương nuôi cá giống
từ cá bột vớt tự nhiên tập trung chủ yếu ở các địa phương như Tân Châu, Châu Đốc,
Hồng Ngự, các cù lao trên sông Tiền như Long Khánh, Phú Thuận.
Từ khi chúng ta mở rộng xuất khẩu và con cá tra tìm được thị trường thì nghề
nuôi cá tra như bước sang một trang mới. Cùng với thành công sản xuất đủ nhu cầu
giống cá tra nhân tạo, nghề nuôi cá tra trong bè cũng như trong ao phát triển mạnh mẽ,
sản lượng cá thịt tăng lên đột biến trong 3 năm trở lại đây. Cá tra đã trở thành đối
16
tượng xuất khẩu với nhiều mặt hàng chế biến đa dạng, phong phú và được xuất sang
hàng chục nước và vùng lãnh thổ.
2.4.3. Ở huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre
Trong thời gian gần đây, do giá cá tra ổn định ở mức cao nên diện tích nuôi cá
da trơn trên địa bàn tỉnh Bến Tre năm 2007 phát triển khá mạnh. Tính đến thời điểm
cuối quí I – 2007, trên địa bàn tỉnh Bến Tre có trên 80 hộ nuôi cá tra thâm canh, với
tổng diện tích nuôi trên 360 ha, tập trung chủ yếu ven các sông Tiền, Cổ Chiên, Ba Lai
và Hàm Luông.
Trên sông Tiền, nuôi nhiều nhất ở cồn Tân Mỹ (xã Phú Túc, huyện Châu
Thành) và cồn Tàu (xã Tam Hiệp, huyện Bình Đại). Trên sông Cổ Chiên, nuôi tập
trung ở các cồn thuộc huyện Chợ Lách như cồn Cái Gà (xã Long Thới), cồn Phú Đa
(xã Vĩnh Bình), cồn Bùn và cồn Kiến (xã Tân Thiềng). Ven sông Ba Lai, nuôi với quy
mô khá lớn ở các xã Châu Hưng, Phú Long, Thới Lai (huyện Bình Đại) và Châu Bình
(huyện Giồng Trôm). Trên sông Hàm Luông, nuôi nhiều ở xã Sơn Phú (huyện Giồng
Trôm).
Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 13/2007/CT-UBND ngày 25-5-
2007 về việc tăng cường công tác quản lý nuôi cá tra thâm canh trên khu vực cập
tuyến sông Ba Lai. Tiếp đến, ngành thuỷ sản đang xây dựng khung quy định việc quản
lý nuôi cá da trơn thâm canh để tham mưu cho UBND tỉnh ban hành nhằm hướng dẫn
người dân thực hiện đúng quy trình kỹ thuật, hạn chế ô nhiễm môi trường và lây lan

dịch bệnh.
Ngoài ra, ngành thủy sản còn tăng cường công tác tập huấn kỹ thuật cho người
dân nhằm nâng cao kiến thức về chăm sóc quản lý cá nuôi, mật độ thả nuôi phù hợp và
bảo vệ môi trường, thành lập liên hiệp sản xuất cá tra bền vững, tổ chức liên kết cung
ứng giống cá có chất lượng với các tỉnh An Giang, Đồng Tháp để chọn giống tốt về
thả nuôi tại Bến Tre.
Riêng ở Châu Thành, hàng năm, huyện khai thác khoảng 1.200 ha đất bãi bồi
và diện tích mặt nước ven sông để nuôi thủy sản. Nghề nuôi cá tra đã góp phần tận
dụng tiềm năng diện tích những vùng cồn xung yếu, đất bãi bồi, những nơi không thể
khai thác hiệu quả từ việc trồng cây ăn trái. Nếu như trước đây chỉ nuôi theo hình thức
bán công nghiệp và nuôi thử thì từ đầu năm 2007 đến nay, việc nuôi cá tra đã phát
17
triển theo hình thức công nghiệp. Từ đó, góp phần tăng sản lượng, giải quyết vấn đề
khan hiếm nguyên liệu cho thị trường tiêu dùng và xuất khẩu.
2.4.4. Những thuận lợi và khó khăn chủ yếu trong nghề nuôi cá tra ở Châu Thành
Thuận lợi: Nghề nuôi cá tra của địa phương đang có xu hướng phát triển mạnh;
nguồn nước nuôi có khả năng đáp ứng đầy đủ thông qua các hồ chứa, hệ thống kênh
mương thủy lợi; giao thông đường thủy, bộ thuận lợi; điều kiện tự nhiên phù hợp với
môi trường sống của cá; người nuôi có kinh nghiệm và dễ dàng áp dụng tiến bộ kỹ
thuật mới trong nuôi trồng thủy sản.
Khó khăn: Chưa chủ động về con giống do trên địa bàn huyện chưa có trung
tâm sản xuất giống, tỷ lệ hao hụt cao do chất lượng giống không đảm bảo; trình độ
thâm canh còn thấp nên năng suất chưa cao; chưa có vùng nuôi cá tập trung, diện tích
nuôi chưa được quy hoạch cụ thể, phong trào nuôi tự phát là chủ yếu nên dễ dẫn đến
nguồn nước bị ô nhiễm, dịch bệnh cho ao nuôi, gây ra thiệt hại cho người đầu tư.
Nguồn vốn còn hạn chế nên chưa được đầu tư đúng mức đối với các hộ nuôi cũng như
DN chế biến cá tra. Cạnh tranh thương mại và những rào cản kỹ thuật, thị trường thế
giới đang đặt ra các tiêu chuẩn rất cao cho cá tra xuất khẩu.
18

×