Tải bản đầy đủ (.doc) (134 trang)

nghiên cứu thực trạng sản xuất và một số giải pháp nâng cao năng suất, chất lượng lúa tại huyện giao thủy - tỉnh nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 134 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

ĐAN ANH QUÂN
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ MỘT SỐ
GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG LÚA
TẠI HUYỆN GIAO THỦY - TỈNH NAM ĐỊNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
HÀ NỘI – 2011
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

ĐAN ANH QUÂN
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ MỘT SỐ
GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG LÚA
TẠI HUYỆN GIAO THỦY - TỈNH NAM ĐỊNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành: Trồng trọt
Mã số: 60 62 01
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. PHẠM TIẾN DŨNG
HÀ NỘI – 2011
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa hề sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Đan Anh Quân
- i -
LỜI CẢM ƠN


Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ quý báu tận
tình của các thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới
PGS.TS. Phạm Tiến Dũng, người đã tận tình giúp đỡ và trực tiếp hướng dẫn
tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn chỉnh luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo trường Đại học Nông nghiệp Hà
Nội, Viện Đào tạo Sau đại học, Khoa Nông học, Bộ môn Hệ thống Nông
nghiệp, các thầy giáo, cô giáo đã tạo mọi điều kiện, giúp đỡ tôi trong quá
trình học tập và hoàn thành luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn đến Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định, Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư
Nam Định; phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, phòng Tài nguyên -
Môi trường, phòng Thống kê huyện Giao Thủy đã tận tình giúp đỡ và tạo mọi
điều kiện để tôi hoàn thành luận văn.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp
đã luôn quan tâm, động viên khích lệ và hỗ trợ tôi trong quá trình học tập và
hoàn thành luận văn.
Hà Nội, ngày 08 tháng 9 năm 2011
Tác giả luận văn
Đan Anh Quân
- ii -
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC CÁC BẢNG v
PHẦN I: MỞ ĐẦU 1
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

PHẦN III: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 43
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO 103
- iii -
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BT 7
CCCC
NHH
NSLT
NSTT
NNHC
OM
TGST
VSV
VSV ĐCN
VSV BĐ
VK
VKTSHK
VKTSYK
Bắc thơm số 7
Chiều cao cuối cùng
Nhánh hữu hiệu
Năng suất lý thuyết
Năng suất thực thu
Nông nghiệp hữu cơ
Hàm lượng chất hữu cơ tổng số
Thời gian sinh trưởng
Vi sinh vật
Vi sinh vật đa chức năng

Vi sinh vật bản địa
Vi khuẩn
Vi khuẩn tổng số hảo khí
Vi khuẩn tổng số yếm khí
- iv -
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Hiệu quả của phân hữu cơ vi sinh ở một số quốc gia Châu Á 18
Bảng 2.2. Hiệu quả sử dụng phân vi sinh vật đối với một số cây trồng 20
Bảng 2.3. Tác dụng của phân vi sinh đến khả năng kháng bệnh ở khoai tây 22
Bảng 3.1. Kết quả phân tích đất tại khu vực thí nghiệm 41
Bảng 4.1. Thống kê các nhóm đất của huyện Giao Thủy 46
Bảng 4.5. Thực trạng và cơ cấu sử dụng đất năm 2010 53
Bảng 4.6. Biến động sử dụng đất giai đoạn 2005 - 2010 54
Bảng 4.7. Kết quả sản xuất nông nghiệp 5 năm (2006 - 2010) 58
Bảng 4.8. Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính (2006 -
2010) 60
Bảng 4.9. Tình hình sản xuất chăn nuôi 62
Bảng 4.10. Kế hoạch sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2015 65
Bảng 4.11. Cơ cấu lúa lai và lúa thuần giai đoạn 2006 – 2010 70
Bảng 4.12. Thực trạng sử dụng giống lúa của nông hộ năm 2010 71
Bảng 4.13. Thực trạng sử dụng phân bón cho cây lúa của nông hộ năm 2010
72
Bảng 4.15. Tình hình sử dụng rơm rạ sau khi thu hoạch năm 2010 76
Bảng 4.16. Ảnh hưởng của các chế phẩm sinh học đến hàm lượng 78
chất hữu cơ trong rác thải trồng nấm 78
Bảng 4.17. Ảnh hưởng của các loại chế phẩm sinh học đến hàm lượng 79
vi sinh vật hữu ích trong rác thải trồng nấm 79
Bảng 4.18. Ảnh hưởng của liều lượng phân hữu cơ vi sinh và phân đạm đến
thời gian sinh trưởng của giống lúa Bắc Thơm 7 82

- v -
Bảng 4.19. Ảnh hưởng của liều lượng phân hữu cơ vi sinh và phân đạm đến
động thái tăng trưởng chiều cao cây 84
Bảng 4.20. Ảnh hưởng của liều lượng phân hữu cơ vi sinh và phân đạm đến
động thái đẻ nhánh của cây lúa 86
Bảng 4.21. Ảnh hưởng của liều lượng phân hữu cơ vi sinh và phân đạm đến
khả năng tích lũy chất khô 89
Bảng 4.22. Sâu bệnh hại chính và khả năng chống đổ 91
Bảng 4.23. Ảnh hưởng của liều lượng phân hữu cơ vi sinh và phân đạm đến
năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất 93
Bảng 2.24. Ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh đến chất lượng gạo giống
BT7 96
Bảng 4.25. Hạch toán hiệu quả kinh tế đối với các công thức 98
- vi -
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây lúa (Oryza sativa L) là cây lương thực quan trọng đối với đời sống
con người, bởi cây lúa là nguồn cung cấp lương thực chính cho hàng triệu
người dân sống trên hành tinh. Ngoài sản phẩm chính là gạo, các sản phẩm
phụ như rơm rạ, vỏ trấu cũng góp phần quan trọng vào chăn nuôi và một số
lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Việc dân số trên thế giới ngày càng tăng,
chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao thì việc tăng sản lượng lương
thực cũng như chất lượng lúa gạo càng trở nên cấp thiết.
Trong những năm gần đây nền nông nghiệp nước ta có những bước
tiến bộ phát triển vượt bậc, từ một nước còn thiếu thốn về lương thực nay đã
trở thành nước xuất khẩu gạo đứng hàng thứ 2 trên thế giới. Trong thời kỳ
quá độ hiện nay, để theo kịp nhịp độ phát triển chung của các nước trong khu
vực và trên thế giới, cũng như tạo bước tiến cao hơn trên con đường xây dựng và
phát triển đất nước, Việt Nam phải bằng mọi cách thúc đẩy sự phát triển của nền
kinh tế quốc dân không có con đường nào khác là phải thúc đẩy sự phát triển

Công nghiệp - Nông nghiệp đất nước. Nông nghiệp là cơ sở để phát triển công
nghiệp, khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam phải được khai thác triệt để
khả năng tiềm tàng của nền nông nghiệp nhiệt đới đất nước.
Giao Thủy là một huyện ven biển của tỉnh Nam Định, nằm ở rìa đồng
bằng châu thổ sông Hồng có diện tích đất tự nhiên 23.823 ha, được bao bọc
bởi sông và biển. Huyện có 32 km bờ biển, nằm giữa 2 cửa sông lớn là sông
Hồng và sông Sò, hàng năm 2 con sông này mang phù sa bồi đắp. Đất đai của
huyện được chia làm 2 vùng: Vùng nội đồng 16.830 ha đã được ngọt hóa rất
thuận lợi cho canh tác; vùng bãi bồi ven biển 6.969 ha thuận lợi cho phát triển
nuôi trồng thủy hải sản và rừng ngập mặn. Dân số 205.075 người, sản xuất
- 1 -
nông nghiệp là chính (chiếm 80% tổng số lao động). Lúa là cây lương thực
chủ yếu của huyện, hàng năm gieo cấy trên 16.000 ha. Trong những năm gần
đây, việc sản xuất lúa của huyện đã chuyển nhanh sang hướng thâm canh,
chuyển đổi cơ cấu giống, tăng tỷ trọng giống lúa có chất lượng cao, ổn định
như giống lúa Bắc thơm số 7, Hương thơm số 1 Với thực trạng sản xuất như
hiện nay: Phân vô cơ bị lạm dụng nhiều, phân hữu cơ rất hạn chế (do chăn
nuôi hộ gia đình ngày càng thu hẹp), thuốc BVTV sử dụng tràn lan làm suy
thoái đất và ảnh hưởng đến chất lượng lúa gạo.
Nguồn rác thải từ sản xuất nông nghiệp là rất lớn, đặc biệt là rơm rạ.
Trước đây nông dân tận dụng hết nguồn rác thải này để lợp nhà, làm thức ăn
chăn nuôi, dùng để đun nấu nay những nhu cầu đó không còn nữa. Cho nên,
khi thu hoạch rơm rạ một phần không được thu gom làm tắc nghẽn kênh
mương, sông ngòi; một phần bị đốt gây lãng phí nguồn chất hữu cơ và tỏa
một lượng khói gây ô nhiễm không khí ảnh hưởng lớn đến đời sống và sức
khỏe cộng đồng. Việc tận dụng nguồn rác thải này đã được huyện Giao Thủy
phát triển thành nghề trồng nấm, đây là một sinh kế mới đã được người nông
dân chấp nhận và đưa vào sản xuất từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, việc sử dụng
lượng rác thải từ trồng nấm như thế nào mà vẫn đem lại hiệu quả và giảm
thiểu ô nhiễm môi trường đang là vấn đề cấp thiết được các cấp các ngành ở

địa phương quan tâm.
Xuất phát từ những thực trạng đó, được sự đồng ý của Viện Đào tạo sau
đại học - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Bộ môn Hệ thống nông nghiệp,
dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Phạm Tiến Dũng, chúng tôi tiến hành thực
hiện đề tài: “Nghiên cứu thực trạng sản xuất và một số giải pháp nâng cao
năng suất, chất lượng lúa tại huyện Giao Thủy - tỉnh Nam Định”.
- 2 -
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích
Thông qua kết quả nghiên cứu thực trạng của đề tài, đánh giá được
những thuận lợi và khó khăn tác động đến sản xuất lúa của huyện. Từ đó, đưa
ra các giải pháp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng lúa góp phần phát triển
sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá nhằm tăng thu nhập và
nâng cao đời sống cho người dân.
1.2.2. Yêu cầu
- Đánh giá được những thuận lợi - khó khăn của điều kiện tự nhiên và
kinh tế - xã hội chi phối sản xuất lúa.
- Đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp và đất trồng lúa; bộ
giống, năng suất và điều kiện thâm canh; hiệu quả kinh tế của việc sản xuất luá.
- Xác định ảnh hưởng của liều lượng phân hữu cơ và phân đạm tới
năng suất, chất lượng lúa.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả sản
xuất lúa.
1.3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học để phát triển sản xuất
nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa.
- Việc thử nghiệm một số biện pháp kỹ thuật trên giống lúa Bắc thơm số
7 là một trong những cơ sở quan trọng góp phần xác định biện pháp kỹ thuật
thâm canh phù hợp để nâng cao hiệu quả sản xuất lúa tại huyện Giao Thủy.

1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài là cơ sở góp phần đẩy mạnh sản xuất lúa, nâng cao hiệu quả kinh
tế trong sản xuất trồng trọt, nâng cao thu nhập cho người dân.
- 3 -
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Hệ thống và phương pháp tiếp cận nghiên cứu
2.1.1.1. Khái niệm về hệ thống
Trong thế giới tự nhiên cũng như trong xã hội loài người mọi hoạt động
đều diễn ra bởi các hợp phần (components) có những mối liên hệ, tương tác
hữu cơ với nhau được gọi là tính hệ thống. Vì vậy, muốn nghiên cứu một sự
vật, hiện tượng, hoạt động nào đó chúng ta phải coi lý thuyết hệ thống là cơ sở
của phương pháp luận và tính hệ thống là đặc trưng, bản chất của chúng [32].
Hệ thống (Systems): Theo Nguyến Tất Cảnh và cs (2008) [4], hệ thống
là một tập hợp các đối tượng, các thành phần có quan hệ với nhau, tương tác
với nhau theo những nguyên tắc, những cơ chế nào đó nhưng tồn tại trong
một thể thống nhất.
Trong sản xuất nông nghiệp, chúng ta quan tâm đến những mối tác
động qua lại giữa các thành phần trong một hệ thống. Những mối tác động
qua lại này thường xảy ra giữa đất, cây trồng, vật nuôi, thị trường, côn trùng,
khí hậu và con người. Mối tác động qua lại này thường là nói đến tình trạng
trong đó hoạt động của sinh vật hoặc đối tượng này ảnh hưởng đến hoạt động
của sinh vật hoặc đối tượng khác. Kết quả là gây ra sự thay đổi trong bản thân
hệ thống. Chính những sự thay đổi này lại là kết quả của hàng loạt quá trình
xảy ra trong hệ thống đó [4].
Hệ thống nông nghiệp (Agricultural systems) là hệ thống thứ bậc được
lồng vào nhau của các hệ sinh thái nông nghiệp, bao gồm các yếu tố sinh thái,
kinh tế và con người từ phạm vi cánh đồng đến nông trại, vùng, quốc gia và thế
giới. Điều quan trọng là thấy rõ các mối quan hệ ràng buộc giữa các mức phạm
vi không gian khác nhau của hệ thống nông nghiệp. Nghiên cứu phát triển hệ

thống nông nghiệp là sự kết hợp nghiên cứu phát triển kỹ thuật nông nghiệp vi
- 4 -
mô ở mức độ nông trại với nghiên cứu chính sách phát triển vĩ mô ở mức độ
vùng, quốc gia và thế giới. Sự phát triển nông trại là cơ sở, nền tảng cho sự phát
triển nông nghiệp vùng và quốc gia. Song sự phát triển đó lại phụ thuộc và bị chi
phối bởi các yếu tố ở các hệ thống cao hơn như: Vùng, quốc gia và thế giới.
Nhất là trong sản xuất nông nghiệp mang tính hàng hoá cao như hiện nay [4].
Hệ thống trồng trọt là hệ thống con và là trung tâm của hệ thống canh tác,
cấu trúc của nó quyết định sự hoạt động của các hệ phụ khác như chăn nuôi, chế
biến, ngành nghề. Nghiên cứu hệ thống trồng trọt là một vấn đề phức tạp vì nó
liên quan đến các yếu tố môi trường như đất đai, khí hậu, sâu bệnh, mức đầu tư
phân bón, trình độ khoa học nông nghiệp và vấn đề hiệu ứng hệ thống của hệ
thống cây trồng. Tuy nhiên, tất cả nghiên cứu trên đều nhằm mục đích sử dụng
có hiệu quả đất đai và nâng cao năng suất cây trồng [33].
Hệ thống canh tác (Farming systems) là một hệ thống độc lập, ổn định
của những bố trí sản xuất giữa các hoạt động sản xuất của nông hộ do người
nông dân quản lý, trong mối tương tác với các điều kiện môi trường tự nhiên,
kinh tế và xã hội phù hợp với mục đích, nhu cầu và tiềm năng của nông dân [4].
Vị trí của hệ thống trồng trọt, hệ thống cây trồng trong hệ thống nông
nghiệp được biểu hiện qua sơ đồ sau [25]:
Sơ đồ thành phần của hệ thống nông nghiệp
- 5 -
Hệ thống nông nghiệp
Hệ thống chăn nuôi Hệ thống trồng trọt Hệ thống chế biến
Hệ thống cây trồng
Môi trường, điều
kiện tự nhiên,
kinh tế - xã hội
Cây trồng và
các biện pháp

kỹ thuật
Năng suất,
chất lượng
và giá cả
Như vậy có thể thấy hệ thống nông nghiệp, hệ thống cây trồng, hệ
thống trồng trọt có mối quan hệ rất mật thiết với nhau. Thông qua sơ đồ trên
cũng như ý kiến của nhiều tác giả đều thống nhất cho rằng: Trong hệ thống
nông nghiệp thì hệ thống trồng trọt là một hệ phụ trung tâm. Sự thay đổi cũng
như phát triển của hệ thống trồng trọt sẽ quyết định xu hướng phát triển của
hệ thống nông nghiệp, nên khi nói đến nghiên cứu hệ thống nông nghiệp luôn
gắn liền với nghiên cứu hệ thống trồng trọt. Trong hệ thống trồng trọt, hệ
thống cây trồng lại là trung tâm của nghiên cứu và kèm theo là hệ thống các
biện pháp kỹ thuật. Vì vậy, nghiên cứu tác động đến hệ thống cây trồng và
thay đổi các biện pháp kỹ thuật cũng là cải thiện hệ thống nông nghiệp.
2.1.1.2. Phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu
Tiếp cận hệ thống (System approach): Đây là phương pháp nghiên cứu
dùng để xét các vấn đề trên quan điểm hệ thống, nó giúp cho sự hiểu biết và
giải thích các mối quan hệ tương tác giữa các sự vật và hiện tượng.
Theo Phạm Chí Thành và cs (2009) [25], trước đây thường áp dụng
theo phương pháp tiếp cận từ trên xuống. Phương pháp này tỏ ra không hiệu
quả và nhà nghiên cứu không thấy hết được các điều kiện của nông dân, do
giải pháp đề xuất thường không phù hợp và được thay thế bằng phương pháp
đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA).
Phương pháp đánh giá có sự tham gia của nông dân (PRA) gồm:
+ Phương pháp không dùng phiếu điều tra: Các nhà nghiên cứu tìm hiểu đặc
điểm của điểm nghiên cứu thông qua các cư dân tại chỗ, những quan sát,
những dự kiến hiện có, những nguồn thông tin khác và từ những người am
hiểu sự việc nhất hoặc các nhà nghiên cứu với nhau.
Nguồn thông tin cần thu thập:
- Tài liệu từ các nghiên cứu trước liên quan đến vùng và phạm vi

nghiên cứu.
- 6 -
- Các dữ liệu thứ cấp: Bao gồm các số liệu khí tượng, kinh tế, xã hội…
qua đây các nhà trồng trọt có thể đánh giá tiềm năng về mặt sinh học hoặc kỹ
thuật trồng trọt thích hợp cho một cơ cấu cây trồng.
- Quan sát tìm hiểu điểm: Là cuộc đi khảo sát nông thôn để tìm hiểu về
hệ thống trồng trọt, chăn nuôi, kinh tế - xã hội, qua đấy thẩm định địa điểm có
phù hợp với yêu cầu nghiên cứu hay không.
+ Phương pháp dùng phiếu điều tra
- Phiếu điều tra là một tập câu hỏi in sẵn dùng để thu thập những dữ
liệu có tính chất số lượng về tình trạng sản xuất của nông dân.
- Thảo câu hỏi: Ngôn ngữ dùng trong câu hỏi phải thật đơn giản và dễ
hiểu để người được phỏng vấn có thể trả lời một cách tin cậy và chính xác.
Những câu hỏi về kỹ thuật canh tác phải liên quan đến nơi nông dân nông vụ
canh tác.
- Những thông tin cần thu thập: Hệ thống sản xuất và việc tiêu thụ sản
phẩm, lịch sản xuất và lịch cung cấp lương thực, đất đai, lao động, kỹ thuật
trồng trọt…
Như vậy, bằng các phương pháp nghiên cứu của hệ thống sẽ giúp đánh
giá chính xác Thực trạng của vùng nghiên cứu, trên cơ sở đó đưa ra những
giải pháp phát triển vùng nghiên cứu một cách thích hợp và hiệu quả.
2.1.2. Xu thế phát triển nền nông nghiệp hữu cơ
Trên thế giới, xu hướng phát triển nông nghiệp hữu cơ (NNHC) đã có
từ lâu nhưng mạnh nhất bắt đầu từ năm 1990 của thế kỷ trước với lý do: Thực
phẩm canh tác theo NNHC ngon hơn; không có dư lượng phân bón, thuốc bảo
vệ thực vật, hóa học; không làm ô nhiễm môi trường.
Có rất nhiều ý kiến của các nhà nông nghiệp, các chủ công ty hóa chất
cho rằng việc sản xuất thâm canh với sự đầu tư của phân bón, thuốc trừ sâu,
chất diệt cỏ hóa học là một mục đích duy nhất cung cấp lương thực thực phẩm
- 7 -

cho dân số ngày càng tăng lên của thế giới. Họ cho rằng các nhà NNHC là
những người không tưởng định đưa nền nông nghiệp thế giới quay về thế kỷ
19 với năng suất tụt xuống 4 lần và nguy cơ đói hàng loạt là nguy cơ không
tránh khỏi. Nhưng NNHC đã không lùi bước mà càng phát triển, ngày càng
chứng minh tính ưu việt của nó.
Theo một nghiên cứu kéo dài 21 năm về đất được đăng trên Tạp chí
Khoa học, NNHC có thể cho năng suất cao, tiết kiệm năng lượng, bảo tồn
được sự đa dạng sinh học, bảo vệ được độ phì của đất. Nghiên cứu được thực
hiện trên diện tích 1,5 ha ở Thụy Sỹ với 4 phương pháp canh tác trên một số
cây trồng khác nhau. Kết quả cho thấy khi áp dụng phương pháp NNHC chỉ
cần 56% chi phí năng lượng so với phương pháp canh tác sử dụng phân bón
hóa học trên một đơn vị năng suất. Trong các ô thí nghiệm, quần thể nấm cao
hơn 40% đã giúp cho cây trồng hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn. Giun đất tăng lên
3 lần, nhện côn trùng tăng lên 2 lần [1].
Khuynh hướng chung hiện nay của nông nghiệp các nước đang phát
triển trong đó có Việt Nam là sự gia tăng giá trị sản lượng nông nghiệp với
mức độ sử dụng phân bón và thuốc hóa học ở mức cao, cho nên luôn luôn đi
kèm với các hậu quả không mong muốn về môi trường, làm mất cân bằng
sinh thái nông nghiệp, dẫn đến suy thoái chức năng của đất. Trong khi đó quá
trình tăng dân số và tốc độ đô thị hóa nhanh, diện tích đất canh tác ngày càng
bị thu hẹp dẫn đến việc tăng vụ canh tác và sử dụng phân bón hóa học, thuốc
bảo vệ thực vật ngày càng tăng để đáp ứng nhu cầu tăng năng suất. Do vậy
việc sử dụng rác phụ phẩm từ sản xuất nông nghiệp như rơm rạ làm phân bón
hữu cơ góp phần cải tạo đất, tiết kiệm nguồn nguyên liệu hữu cơ bị lãng phí,
tránh được ô nhiễm môi trường và có ý nghĩa rất lớn về mặt kinh tế xã hội.
Trong canh tác nông nghiệp, rác phụ phẩm nông nghiệp là nguồn hữu
cơ rất lớn nhưng chưa được sử dụng hợp lý, thông thường lượng rác phụ
- 8 -
phẩm này bị đốt đi hoặc vứt bỏ sau thu hoạch vừa làm ô nhiễm môi trường
vừa làm phí phạm nguồn hữu cơ đáng lẽ ra phải trả lại cho đất. Nếu chúng ta

cứ canh tác như vậy thì đất sẽ thiếu nguồn hữu cơ và là nguyên nhân chính
dẫn đến đất bị bạc màu và môi trường bị ô nhiễm. Nên cần phải trả lại cho đất
nguồn hữu cơ mà cây đã lấy đi bằng cách xử lý nguồn nguyên liệu này bằng
chế phẩm vi sinh làm phân bón hữu cơ vi sinh.
Trong sản xuất nông nghiệp, phân bón có vai trò quyết định cả về chất
lượng và sản lượng thu hoạch. Ở nước ta, tình trạng sử dụng phân bón còn
chưa hợp lý, đa số người dân chưa biết sử dụng bón phân hóa học kết hợp với
phân hữu cơ vi sinh. Nhưng qua thời gian dài sử dụng phân hóa học mà không
bón phân hữu cơ vi sinh đã làm cạn kiệt nguồn hữu cơ và vi sinh vật trong đất
dẫn đến đất bị trai cứng; khả năng hấp thụ dinh dưỡng, khả năng tạo chất dinh
dưỡng và giữ nước kém. Không những thế mà giá thành phân bón hóa học
ngày càng tăng. Trong khi đó, phân hữu cơ vi sinh có rất nhiều ưu điểm: Cải
tạo đất tốt, làm tăng dinh dưỡng trong đất, giúp đất giữ dinh dưỡng và giữ
nước tốt, nâng cao chất lượng và sản lượng cây trồng, giúp cây chống chịu
bệnh tốt, giá thành thấp. Vì vậy, cần phải kết hợp bón phân hữu cơ vi sinh để
cải tạo lại đất trồng.
Phân hữu cơ vi sinh là sản phẩm tạo ra thông qua quá trình lên men vi
sinh vật, qua đó các hợp chất giàu xenluloza được phân hủy trở thành mùn.
Phân bón hữu cơ vi sinh đã được nghiên cứu từ nhiều năm nay có ý nghĩa
trong việc bảo vệ môi trường và xây dựng nền nông nghiệp bền vững. Các kết
quả nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy việc sử dụng phân hữu cơ vi
sinh có thể cung cấp cho đất và cây trồng từ 30 - 60 kg N/ha/năm hoặc giảm
1/2 - 1/3 lượng lân vô cơ nhờ các vi sinh vật phân giải phốt phát. Ngoài ra,
thông qua hoạt động sống của vi sinh vật cây trồng nâng cao được khả năng
trao đổi chất, khả năng chống chịu sâu bệnh và qua đó góp phần nâng cao
năng suất, chất lượng nông sản [34].
- 9 -
Từ lâu phân ủ đã được nông dân hầu hết các nước trên thế giới sử dụng
phục vụ cho sản xuất nông - lâm nghiệp nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho
cây trồng và tạo độ phì cho đất. Phân ủ có 3 loại phổ biến hiện nay:

- Phân ủ chưa hoai mục: Trong loại phân này các chất hữu cơ đã qua
giai đoạn ủ nhiệt, hết mùi nhưng chưa hoai hoàn toàn. Nó đã phân hủy một
phần, khi bón vào đất tiếp tục phân hủy. Loại phân này không bón trực tiếp
vào rễ cây được.
- Phân ủ đã hoai mục: Loại phân này đã hoai và mất mùi hoàn toàn,
song vẫn chưa hoàn toàn qua giai đoạn mùn hóa - khoáng hóa và không bón
vào rễ cây được.
- Phân ủ đã mùn hóa: Đã hoai hoàn toàn và qua giai đoạn mùn hóa -
khoáng hóa, loại phân này mang tính bền vững và ổn định, phân này có thể
bón trực tiếp vào rễ cây được.
Xu hướng chung hiện nay trong sản xuất lúa trên thế giới là tạo ra sản
phẩm phân hữu cơ vi sinh giàu dinh dưỡng và vi sinh vật để bón cho lúa. Nhờ
sự phát triển của công nghệ sinh học nói chung và công nghệ vi sinh vật nói
riêng, sử dụng rác thải từ cây lúa (rơm rạ) sản xuất thành phân hữu cơ vi sinh
phục vụ lại cho nghề trồng lúa, cải tạo đất và góp phần hạn chế tác nhân gây ô
nhiễm môi trường.
2.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ lúa gạo trên thế giới và Việt Nam
2.2.1. Tình hình sản xuất, tiêu thụ, thương mại lúa gạo trên thế giới
* Tình hình sản xuất
Nhiều nhà khoa học cho rằng, cây lúa trồng có nguồn gốc ở Đông Nam
Châu Á; trong đó Ấn Độ, Miến Điện và Việt Nam là những nơi xuất hiện
nghề trồng lúa đầu tiên của loài người [8].
Theo số liệu của FAO: năm 2006 có 114 nước trồng lúa và phân bố ở
tất cả các Châu lục trên thế giới. Trong đó, Châu Phi có 41 nước trồng lúa,
- 10 -
Châu Á - 30 nước, Bắc Trung Mỹ - 14 nước, Nam Mỹ - 13 nước, Châu Âu -
11 nước và Châu Đại Dương - 5 nước.
Theo thống kê của FAO: Năm 2006 diện tích đất trồng lúa liên tục tăng
từ 149,49 triệu ha năm 1995 lên 156,94 triệu ha năm 1999. Sau đó lại giảm
dần và đến năm 2005 còn 153,51 triệu ha. Diện tích giảm nhưng năng suất lúa

không ngừng tăng từ 38,67 tạ/ha năm 2000 lên 40,4 tạ/ha năm 2005. Dẫn tới
tổng sản lượng lúa trên thế giới tăng từ 598,5 triệu tấn năm 2000 lên 614,5
triệu tấn năm 2005.
Trong 25 nước sản xuất chủ yếu thì 17 nước thuộc khu vực Châu Á
chiếm 91% diện tích, trong đó Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước có sản
lượng lúa chiếm 55% tổng sản lượng lúa trên thế giới [30].
Đầu năm 2008, Thế giới đối đầu với cuộc khủng hoảng lương thực, giá
gạo xuất khẩu đạt mức kỷ lục 1060 – 1100 USD/tấn. Giá lương thực, thực phẩm
tăng đe dọa 100 triệu người. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này:
Sự gia tăng dân số thế giới, cùng lúc gây áp lực đến một loạt các tài nguyên: Đất,
nước, dầu mỏ. Cộng với một số nước trên thế giới như Phillipin chuyển dịch
trong sản xuất nông nghiệp từ lương thực sang nhiên liệu sinh học. Đến cuối
tháng 5, đầu tháng 6/2008, giá gạo giảm mạnh còn 860 - 900 USD/tấn do dự báo
sản lượng ngũ cốc ở châu Á nơi cung cấp lương thực lớn tăng.
Châu Á là địa bàn cung cấp lúa gạo lớn nhất của thế giới với 609 triệu
tấn, tuy có giảm hơn năm trước 15 triệu tấn do sự sụt giảm sản lượng của Ấn
Độ vì ảnh hưởng của những cơn mưa mùa bất thường, bắt đầu là hạn hán,
lượng mưa thấp hơn mức trung bình và sau đó là mưa xối xả và lũ lụt. Năm
2009 sản lượng của nước này đạt 128 triệu tấn thóc giảm tới 21 triệu tấn
(tương đương 14%) so với năm 2008. Mức cung ở một số nước cũng thấp
hơn như Bănglađét, Đài Loan, Irắc, Nhật Bản, Nêpan, Pakistan, Philipin và
Sri Lanka. Ngược lại, bức tranh sản lượng tại các nước như Trung Quốc lục
- 11 -
địa, Afghanistan, Campuchia, Hàn Quốc, Indonesia, Iran, Lào, Myanmar,
Triều Tiên, Thái Lan và Việt Nam có phần sáng sủa hơn, chủ yếu nhờ thu
nhập từ sản xuất lúa gạo năm nay cao hơn so với những cây trồng khác nên
khuyến khích nông dân mở rộng diện tích.
Trong khi đó nguồn cung tại châu Phi bị tác động không tốt của yếu tố
thời tiết cũng như sự cắt giảm diện tích gieo trồng của Ai Cập khiến cho sản
lượng thu hoạch năm 2009 giảm khoảng 3% xuống còn 24,6 triệu tấn. Hạn

hán trên diện rộng dự kiến sẽ làm cho sản lượng tại phía Đông châu Phi đặc
biệt là của Tanzania giảm mạnh. Tuy nhiên, triển vọng vụ mùa tại phía Tây
có phần tươi sáng hơn nhờ những chương trình trợ cấp giống và phân bón
năm trước của nhiều Chính phủ. Sản lượng tăng cao tại các nước như Ghana,
Guinea, Mali, Nigeria và Senegan. Các nước thuộc miền Nam châu Phi như
Madagascar, Môdămbíc và Dămbia cũng có được những vụ mùa bội thu.
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), sản lượng gạo tăng
cao ở 1 số nước, gồm 3 nhà sản xuất chủ chốt là Trung Quốc, Việt Nam và
Thái Lan. Sản lượng gạo Trung Quốc niên vụ 2009/2010 tăng 1 triệu tấn lên
137 triệu tấn. Đây là mức sản lượng cao nhất của nước này kể từ niên vụ
1999/2000 nhờ năng suất đạt mức cao kỷ lục mặc dù diện tích thực tế giảm.
Diện tích lúa tăng là nguyên nhân chủ yếu giúp tăng sản lượng gạo Thái Lan
niên vụ 2009/2010 lên 20,5 triệu tấn. Giá gạo nội địa cao và chương trình trợ
giá kéo dài của Chính phủ Thái Lan đã khuyến khích nông dân trồng nhiều
lúa hơn. Tổng diện tích lúa của Thái Lan đạt kỷ lục 10,9 triệu ha. Sản lượng
gạo Philippin giảm 100.000 tấn xuống còn 10,3 triệu tấn; do bị ảnh hưởng
nặng nề bởi các cơn bão lớn. Sản lượng gạo Triều Tiên giảm 110.000 tấn
xuống còn 1,7 triệu tấn do đầu tư kém và thời tiết xấu.
* Tiêu thụ và dự trữ
Trên thế giới có khoảng 20 nước xuất khẩu gạo và 80 nước nhập khẩu.
- 12 -
Lượng gạo xuất nhập khẩu bằng 4 - 5% tổng sản lượng gạo toàn thế giới.
Các nước xuất khẩu gạo lớn: Việt Nam, Thái Lan, Mỹ, Trung Quốc… Các
nước nhập khẩu gạo nhiều là Iran, Malaixia, một số nước thuộc cộng đồng
Châu Âu… Lượng gạo xuất khẩu gạo trên thế giới hiện nay là 23 - 24 triệu
tấn, dự tính nhu cầu năm 2015 khoảng 26 - 27 triệu tấn. Các nước trong khu
vực ASEAN có thể tăng hoặc tham gia xuất khẩu gạo nhiều hơn là Myamar,
Campuchia. Như vậy nguồn xuất khẩu gạo trong những năm tới vẫn tăng so
với nhu cầu, các nước xuất khẩu gạo phải cạnh tranh về giá cả và chất lượng
gạo tốt hơn để xuất khẩu.

Theo FAO, tiêu thụ gạo thế giới (làm lương thực, thức ăn chăn nuôi
và các mục đích sử dụng khác) đạt 454 triệu tấn năm 2010, tăng 8 triệu tấn
so với năm 2009. Lượng lúa gạo chủ yếu dùng làm lương thực vào khoảng
389 triệu tấn so với 383 triệu tấn của năm 2009. Tuy nhiên, mức tăng này
vừa đủ đáp ứng nhu cầu về lương thực do tốc độ tăng dân số của thế giới và
vì thế sẽ giữ vững mức bình quân tiêu thụ đầu người khoảng 57,3
kg/người/năm.
2.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo ở Việt Nam
* Tình hình sản xuất
Nghề trồng lúa ở Việt Nam có lịch sử lâu đời nhất so với nghề trồng lúa
ở các nước châu Á. Theo các tài liệu khảo cổ ở Trung Quốc, Ấn Độ, Việt
Nam Cây lúa đã có mặt từ 3000 - 2000 năm trước công nguyên. Tổ tiên
chúng ta đã thuần hóa cây lúa dại thành cây lúa trồng và đã phát triển nghề
trồng lúa đạt được những tiến bộ như ngày nay [5], [8].
Việt Nam có khí hậu và đất đai tương đối thuận lợi cho ngành trồng
lúa. Trong 4 thập niên vừa qua, diện tích, năng suất và sản lượng lúa của Việt
Nam tăng khá nhanh. Diện tích trồng lúa tăng từ 4,805 triệu ha trong 1966 -
1970 lên 7,447 triệu ha trong 2001 - 2005. Năng suất bình quân từ 1,87 tấn/ha
- 13 -
trong những năm 1966 - 1970 lên 2,98 tấn/ha trong 1986 - 1990, sản lượng lúa
đạt mức bình quân 34,7 triệu tấn trong giai đoạn 2001 - 2005 [42].
Trước năm 1945, diện tích trồng lúa ở 2 vùng đồng bằng Bắc bộ và
Nam bộ là 1,8 triệu và 2,7 triệu ha với năng suất bình quân 13 tạ/ha và sản
lượng thóc tương ứng 2,4 - 3,0 triệu tấn. Trong thời gian này chủ yếu là các
giống lúa cũ, ở miền Bắc sử dụng các giống lúa cao cây, ít chịu thâm canh, dễ
đổ, năng suất thấp.
Từ năm 1963 - 1965, ở những vùng chuyên canh lúa do diện tích nhiều,
thường có một số diện tích cấy chậm, bị muộn thời vụ. Nhờ tiến bộ kỹ thuật
đã đưa vào một số giống lúa xuân thấp cây, ngắn ngày nên đảm bảo được thời
vụ. Chuyển vụ chiêm thành vụ xuân, chuyển từ xuân sớm thành xuân chính

vụ (80 - 90% diện tích) và thời kỳ 1985 - 1990 sang xuân sớm (5 - 10%) và
70 - 80% là xuân muộn. Một số giống lúa xuân đã có năng suất cao hơn hẳn
lúa chiêm, có thể cấy được cả hai vụ chiêm xuân và vụ mùa. Do thay đổi cơ
cấu sản xuất lúa, kết hợp với áp dụng hàng loạt các tiến bộ kỹ thuật mới nên
sản xuất lúa ở Việt Nam ngày càng phát triển và đạt được những thành tựu
đáng kể.
Từ khi thực hiện đổi mới (năm 1986) đến nay, Việt Nam đã có những
tiến bộ vượt bậc trong sản xuất lúa, đưa nước ta từ chỗ là nước thiếu ăn triền
miên đã không những đảm bảo đủ lương thực cho nhu cầu trong nước mà còn
xuất khẩu từ 3 - 4 triệu tấn gạo/năm, đứng hàng thứ 2 trên thế giới về các
nước xuất khẩu gạo.
Năm 2010, mặc dù hầu hết các địa phương đều phải đối mặt với
hạn hán, thiếu nước tưới đầu năm, lũ lụt ở các tỉnh miền Trung trong quý III,
sâu bệnh diễn biến phức tạp gây thiệt hại nặng ở một số tỉnh, nhưng tính
chung cả nước sản xuất lúa cả ba vụ đều được mùa. Sản lượng lúa năm 2010
tăng khá so với năm 2009 do tăng cả năng suất và diện tích gieo trồng. Diện
- 14 -
tích gieo cấy lúa cả năm đạt 7.513,7 nghìn ha; tăng 76,5 nghìn ha (+ 1,0%);
năng suất lúa cả năm đạt 53,2 tạ/ha; tăng 0,8 tạ/ha (+ 1,6%) so với năm trước
(Nguồn: Trung tâm Tin học và Thống kê – Bộ Nông nghiệp và PTNT).
Lúa đông xuân: Sản lượng lúa đông xuân năm 2010 đạt 19,2 triệu tấn;
tăng 522,3 nghìn tấn (+ 2,8%) so với vụ đông xuân năm 2009 và tăng đều ở
các địa phương, trong đó diện tích tăng 25,2 nghìn ha (+ 0,8%) và năng suất
tăng 1,2 tạ/ha (+ 2,0%).
Lúa hè thu và thu đông: Sản lượng đạt 11,59 triệu tấn; tăng 383,5
nghìn tấn (+3,4%) so với vụ hè thu và thu đông năm 2009. Nguyên nhân chủ
yếu do tăng mạnh diện tích lúa thu đông của các tỉnh Đồng bằng sông Cửu
Long (năm 2010 diện tích lúa thu đông đạt 318,4 nghìn ha; tăng 27,7%) dẫn
đến tổng diện tích lúa hè thu và thu đông năm 2010 tăng 77,6 nghìn ha (+
3,3%) so cùng kỳ. Bên cạnh đó năng suất lúa hè thu và thu đông tăng nhẹ (+

0,1 tạ/ha) cũng là yếu tố dẫn đến tăng sản lượng. Diện tích lúa thu đông tăng
mạnh so cùng kỳ do nước lũ về muộn, mực nước ở các sông thấp nên phần
lớn diện tích hè thu sớm sau khi thu hoạch đều có thể gieo sạ. Hầu hết các
địa phương có lúa hè thu và thu đông đều được hưởng điều kiện thời tiết
tương đối thuận lợi, tình hình sâu bệnh diễn biến ít phức tạp, ngoại trừ các
tỉnh miền Trung gặp nhiều khó khăn do thiếu nước không cấy hết được diện
tích, giữa vụ bị khô hạn, đến gần thời điểm thu hoạch hai cơn bão liên tiếp
xẩy ra dẫn đến năng suất lúa hè thu toàn vùng chỉ đạt 38,5 tạ/ha; giảm
6,1 tạ/ha (- 13,7%) so với vụ trước.
Lúa mùa: Diện tích gieo trồng lúa mùa đạt 1991,6 nghìn ha; giảm 26,3
nghìn ha (- 1,3%), chủ yếu do thiếu nước canh tác nên các địa phương miền
Bắc đã phải chuyển đổi những chân ruộng cao sang trồng các loại cây rau,
màu; năng suất lúa mùa đạt 46,1 tạ/ha; tăng 1,3 tạ/ha (+ 2,8%), trong đó
năng suất lúa mùa các tỉnh Bắc Trung Bộ chỉ bằng 95,3% so với năm trước
- 15 -
(- 2,1 tạ/ha) do bão lũ đã làm mất trắng gần như toàn bộ lúa mùa của hai tỉnh
Hà Tĩnh và Quảng Bình. Tuy nhiên năng suất chung cả nước vẫn tăng mạnh
do lúa mùa của các tỉnh miền Nam được mùa lớn, năng suất đạt 42,2 tạ/ha;
tăng 2,5 tạ/ha (+ 6,2%). Sản lượng lúa mùa đạt 9,17 triệu tấn; tăng 132,9
nghìn tấn (+ 1,5%), tăng đáng kể tại các tỉnh miền Nam với sản lượng đạt 3,4
triệu tấn; tăng 112,4 nghìn tấn (+ 3,4%).
* Xuất khẩu
Vào đầu thập niên 1990, đa số gạo xuất khẩu thuộc loại 15% hoặc 25%
tấm nên giá gạo xuất khẩu luôn thấp. Do giá lúa gạo trong nước và thế giới
giảm sút, Chính phủ đã điều hành giảm bớt diện tích đất trồng lúa và chuyển
đổi 200.000 ha đất kém phì nhiêu cho các nhu cầu sử dụng khác: Trồng cây
ăn quả, nuôi tôm, chăn bò Trong kế hoạch phát triển nông nghiệp 2000 -
2010, Nhà nước nhấn mạnh vào việc phát triển các giống lúa có chất lượng
cao để phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng.
Nhờ chủ động được nguồn cung trong nước và cơ hội thuận lợi từ thị

trường thế giới, xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2010 đã đạt được thành tựu
đáng kể.
Số liệu cho thấy năm 2010 đạt kỷ lục cả về khối lượng và giá trị xuất
khẩu. Xuất khẩu tháng 12 đạt 500 ngàn tấn, thu về 245 triệu USD. Lượng
gạo xuất khẩu cả năm 2010 đạt 6,88 triệu tấn, với kim ngạch 3,23 tỉ USD, so
cùng kỳ năm trước tăng 15,4% về lượng và tới 21,2% về giá trị. Giá gạo xuất
khẩu tiếp tục tăng nhẹ so với tháng trước, giá gạo bình quân 11 tháng đạt
468 USD/tấn tăng 5,02% so với năm trước. Năm nay, thị trường Inđônêxia
tăng tiêu thụ gạo của Việt Nam đột biến, gấp 24 lần về khối lượng và 30 lần
về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái đưa thị trường này trở thành thị trường
lớn thứ 3 của Việt Nam.
Bốn tháng đầu năm 2011, lượng gạo xuất khẩu tăng
nhanh
tuy nhiên
- 16 -
giá trị lại tăng chậm hơn lượng một chút (30%
về
lượng và 22,7% về giá
trị). Giá gạo xuất khẩu
bình
quân 3 tháng đầu năm 2011 ở mức 503
USD/tấn; giảm 8,4% so với cùng kỳ năm
trước.
Thị trường xuất khẩu lớn
trong các tháng đầu năm 2011 dẫn đầu là Inđônêxia tăng
đột
biến, với giá trị
đạt 343 triệu USD chiếm tới 35,3 % tỷ trọng xuất khẩu gạo. Thị
trường
đứng

thứ hai là CuBa cũng tăng trưởng mạnh gấp 1,6 lần về lượng và gần 2 lần
về
giá trị. Ngược lại, thị trường tiêu thụ truyền thống là Philippin lại sụt giảm
chỉ
bằng 6% cả lượng và giá trị so với 3 tháng đầu năm
ngoái (nguồn Trung
tâm Tin học và Thống kê – Bộ Nông nghiệp và PTNT).
2.3. Tình hình nghiên cứu phân hữu cơ vi sinh trên thế giới và Việt Nam
2.3.1. Tình hình nghiên cứu phân hữu cơ vi sinh trên thế giới
Từ xa xưa, năm 372 - 287 trước công nguyên, nhà triết học cổ Hy Lạp
(theo Phrastes) trong tập "Những quan sát về cây cối" đã coi cây họ đậu như
vật bồi bổ lại sức lực cho đất. Nhận xét này đã được nhiều người cổ La Mã
quan tâm. Vào những năm 30 trước công nguyên, họ đã đề nghị luân canh
giữa cây hòa thảo với cây họ đậu [26].
Năm 1886 Hellrigel và Uynfac đã tìm ra cơ chế của quá trình cố định
nitơ phân tử; năm 1895 - 1900 Anh, Mỹ, Balan và Nga bắt đầu sản xuất chế
phẩm vi sinh vật cố định nitơ phân tử; năm 1907 ở Mỹ người ta gọi chế phẩm
vi sinh vật này là những chỉ nitơ; năm 1900 - 1914 nhiều nước trên thế giới
sản xuất chế phẩm vi sinh vật: Canada, Tân Tây Lan, Áo. Theo Fred và cộng
sự, thì trong thời gian này có 10 nhà máy xí nghiệp sản xuất chế phẩm vi sinh
vật cố định nitơ phân tử, trong đó có 9 xí nghiệp ở châu Âu và 1 xí nghiệp ở
Tân Tây Lan. Từ năm 1964 vấn đề cố định nitơ phân tử được coi là một trong
hai vấn đề quan trọng nhất của chương trình sinh học quốc tế (IBP) [27].
Protoxop và cộng sự (1955) qua nhiều năm nghiên cứu và thí nghiệm
đã đưa đến kết luận: Vi khuẩn nốt sần cho hiệu quả cao nhất ở những vùng
- 17 -

×