Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA XÍ NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ DĨ ANBÌNH DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (524.25 KB, 77 trang )

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH CÔNG
TÁC TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA XÍ NGHIỆP
CHẾ BIẾN GỖ DĨ AN-BÌNH DƯƠNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
MỤC LỤC
Trang
Danh Mục Các Chữ Viết Tắt vii
Danh Mục Các Hình viii
CHƯƠNG 1 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục đích nghiên cứu 2
1.2.1 Mục đích chung 2
1.2.2 Mục đích cụ thể 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu đề tài 2
1.4 Cấu trúc khoá luận 3
CHƯƠNG 2 4
2.1 Sự hình thành và phát triển của công ty 4
2.2 Chức năng và nhiệm vụ của xí nghiệp 5
2.2.1 Chức năng 5
2.2.2 Nhiệm vụ 5
2.3 Vị trí địa lý 5
2.4 Sơ đồ bộ máy tổ chức 6
2.5 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban 8
2.6 Quy trình sản xuất - công nghệ 10
CHƯƠNG 3 12
3.1 Cơ sở lí luận 12
3.1.1 Khái niệm thị trường 12
3.1.2 Khái niệm tiêu thụ sản phẩm 12
3.1.3 Vai trò, ý nghĩa của tiêu thụ sản phẩm 12
3.1.4 Các chiến lược tác động đến việc tiêu thụ sản phẩm 13
3.1.5 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả tiêu thụ sản phẩm 18


3.2 Phương pháp nghiên cứu 19
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 19
3.2.2 Phương pháp mô tả 20
3.2.3 Phương pháp nghiên cứu lịch sử 20
3.2.4 Phương pháp phân tích 20
CHƯƠNG 4 21
4.1 Khái quát thị trường kinh doanh của xí nghiệp 21
4.1.1 Giới thiệu sản phẩm của xí nghiệp 21
4.1.2 Đặc điểm cung ứng sản phẩm của xí nghiệp 21
v
4.1.3 Giá bán sản phẩm 22
4.1.4 Phương hướng, mục tiêu trong những năm tới 22
4.2 Đánh giá tình hình thực hiện kết quả sản xuất kinh doanh của xí nghiệp 22
4.2.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp 22
4.2.2 Một số chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty 24
4.3 Phân tích thực trạng tình hình tiêu thụ sản phẩm của xí nghiệp 26
4.3.1 Đặc điểm thị trường tiêu thụ 26
4.3.2 Tình hình tiêu thụ sản phẩm của Xí nghiệp theo thị trường qua 2 năm 2006-
2007 27
4.3.3 Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo chủng loại gỗ 28
4.3.4 Sản lượng tiêu thụ từng chủng loại sản phẩm năm 2006 và năm 2007 29
4.3.5 Doanh thu tiêu thụ sản phẩm của xí nhiệp qua 2 năm 2006-2007 31
4.3.6 Kết quả tiêu thụ một số sản phẩm chính tại xí nghiệp 32
4.3.7 Tình hình tiêu thụ theo khu vực 36
4.4 Phân tích môi trường cạnh tranh 39
4.4.1 Thị trường gỗ trong những năm gần đây 39
4.4.2 Khách hàng 40
4.4.3 Nhà cung cấp 42
4.4.4 Đối thủ cạnh tranh 45
4.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình tiêu thụ sản phẩm tại xí nghiệp 48

4.5.1 Chiến lược sản phẩm 48
4.5.2 Chiến lược giá 51
4.5.3 Chiến lược phân phối sản phẩm 55
4.5.4 Chiến lược chiêu thị cổ động 57
4.6 Đánh giá chung về tình hình tiêu thụ sản phẩm của xí nghiệp 59
4.6.1 Những thuận lợi 59
4.6.2 Những khó khăn 60
4.7 Một số ý kiến để hoàn thiện công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty 60
4.7.1 Tìm nguồn cung ứng nguyên liệu ổn định 60
4.7.2 Hoàn thiện công tác Marketing của Xí nghiệp 61
4.7.3 Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm cho Xí
nghiệp 64
4.7.4 Phát triển thị trường tiêu thụ 64
CHƯƠNG 5 65
5.1 Kết luận 65
5.2 Kiến nghị 65
5.2.1 Đối với nhà nước 66
5.2.2 Đối với Xí nghiệp 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO 68
PHỤ LỤC 69
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
vi
Danh Mục Các Chữ Viết Tắt
TC-HC Tổ Chức – Hành Chánh
TC-KT Tổ Chức - Kỹ Thuật
KH-XNK Kế Hoạch - Xuất Nhập Khẩu
NTP Nhiệm Thu Thành Phẩm
XDCB Xây Dựng Cơ Bản
KT-SX Kỹ Thuât-Sản Xuất
KCS Kiểm Phẩm

KTCL Kiểm Tra Chất Lượng
PX Phân Xưởng
VSMT Vệ Sinh Môi Trường
VSLĐ Vệ Sinh Lao Động
TD Tổng Doanh Thu
DT Doanh Thu
P Giá Bán
DTT Doanh Thu Thuần
TC Tổng Chi Phí
LN Lợi Nhuận
LNT Lợi Nhuần Thuần
CPSXKD Chi Phí Sản Xuất Kinh Doanh
DTBH&CCDV Doanh Thu Bán Hàng Và Cung Cấp Dịch Vụ
GVHB Giá Vốn Hàng Bán
DTHĐTC Doanh Thu Hoạt Động Tài Chính
HĐTC Hoạt Động Tài Chính
CPBH Chi Phí Bán Hàng
CPQLDN Chi Phí Quản Lý Doanh Nghiệp
HĐKD Hoạt Động Kinh Doanh
LNTT Lợi Nhuận Trước Thuế
LNST Lợi Nhuận Sau Thuế
DANH MỤC CÁC BẢNG
vii
Dnh Mục Các Bảng
Bảng 4.1: Tình Hình Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh của Xí Nghiệp Năm 2006
và 2007 23
Bảng 4.2: Bảng Chi Phí Sản Xuất Kinh Doanh Qua Hai Năm 2006 và 2007 24
Bảng 4.3: Bảng Tỉ Lệ Tăng/Giảm Chi Phí Trong Doanh Thu Năm 2007 so với
2006 25
Bảng 4.4: Bảng Kết Quả Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Qua Hai Năm 2006 và

2007 26
Bảng 4.5: Tình Hình Tiêu Thụ Sản Lượng Sản Phẩm Theo Thị Trường qua 2
Năm 2006-2007 27
Bảng 4.6: Tình Hình Xuất Khẩu Sản Phẩm của Xí Nghiệp Năm 2006 và 2007
Theo Chủng Loại Gỗ 28
Bảng 4.8: Sản Lượng Tiêu Thụ Chủng Loại Sản Phẩm Gỗ Cao Su qua 2 Năm
2006-2007 31
Bảng 4.9:Bảng Doanh Thu Tiêu Thụ Sản Phẩm Của Xí Nghiệp Trong Năm 2006
và 2007 32
Bảng 4.10: Kết Quả Doanh Thu Tiêu Thụ Một Số Sản Phẩm Của Xí Nghiệp qua
2 Năm 2006-2007 33
Bảng 4.12: Tình Hình Xuất Khẩu Sản Phẩm Của Xí Nghiệp Theo Thị Trường
Năm 2006 và 2007 36
Bảng 4.13: Yêu Cầu Của Khách Hàng IKEA 41
Bảng 4.15: Một Số Sản Phẩm Được Sản Xuất Tại Xí Nghiệp Hiện Nay 48
Bảng 4.16: Tỷ Lệ Sản Phẩm Không Phù Hợp Của Xí Nghiệp Trong Những Năm
Gần Đây 50
Bảng 4.17: Chi Phí Giải Quyết Khiếu Nại Của Khách Hàng Trong Hai Năm 2006
và 2007 51
Bảng 4.18:Giá Thành Đơn Vị của Sản Phẩm Sản Xuất và Tiêu Thụ Trong Kỳ 52
Bảng 4.19: Giá Bán Bình Quân Theo Chủng Loại Sản Phẩm Xuất Khẩu qua 2
năm 2006-2007 53
Bảng 4.20 Giá Bán Một Số Sản Phẩm Theo Thị Trường 54
Bảng 4.21: Chi Phí Quảng Cáo Sản Phẩm Của Xí Nghiệp qua 2 Năm 2006 và
2007 58
DANH MỤC CÁC HÌNH
Danh Mục Các Hình
viii
Sơ đồ 2.1 Sơ Đồ Bộ Máy Tổ Chức Xí nghiệp Chế Biến Gỗ Dĩ An 7
Sơ đồ 2.2 Sơ Đồ Quy Trình Sản Xuất - Công Nghệ 11

Sơ đồ 3.1:Những nhân tố ảnh hưởng đến việc quyết định giá của doanh nghiệp. 15
Hình 4.1: Biểu Đồ Sản Lượng Sản Phẩm Xuất Khẩu Của Xí Nghiệp Theo Chủng
Loại Gỗ 28
Hình 4.2: Biểu Đồ Biến Động Lợi Nhuận Qua Các Năm 35
Hình 4.3: Biểu Đồ Giá Trị Kim Ngạch Xuất Khẩu Của Sản Phẩm Theo Thị
Trường Năm 2006 và 2007 38
Hình 4.4:Biểu Đồ Biến Động Sản Lượng Nguyên Liệu Thu Mua Trong Nước 44
Hình 4.5: Kênh Phân Phối Hiện Nay Của Xí Nghiệp 56
ix
CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Trước xu thế toàn cầu hoá và sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng
khoa học-công nghệ mới, tiến hành hội nhập kinh tế quốc tế, tạo dựng được vị thế của
mình trong xu thế hội nhập, tận dụng tối đa những cơ hội phát triển và khắc phục nguy
cơ tụt hậu là yêu cầu cấp thiết đối với đất nước ta. Đây là quá trình chúng ta từng bước
xây dựng nền kinh tế mở, gắn kết với thị trường khu vực và thế giới nhằm phát huy tối
đa nguồn lực nội sinh kết hợp với nguồn lực bên ngoài để đẩy mạnh sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, mở rộng được thị trường xuất nhập khẩu, tạo điều
kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm.
Hiện nay, sản phẩm gỗ nước ta đã và đang được thị trường thế giới ưa chuộng,
cùng với tốc độ phát triển kinh tế, thị trường tiêu thụ hàng hóa đang dần trở thành thị
trường cạnh tranh gây gắt, các nhà sản xuất tham gia vào thị trường rất nhiều nhưng
nhu cầu tiêu thụ các loại hàng hóa đang trở nên bão hòa. Chính điều đó đòi hỏi các nhà
sản xuất phải nắm bắt tình hình kịp thời để đáp ứng đúng yêu cầu của khách hàng.
Do đó đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, Xí nghiệp chế biến Gỗ Dĩ
An nói riêng không ngừng nổ lực để ngày càng hoàn thiện mình hơn trong công tác tổ
chức tiêu thụ sản phẩm. Để làm được điều đó trước hết doanh nghiệp phải xem xét
thực trạng về tình hình tiêu thụ của mình sẽ giúp các nhà quản trị doanh nghiệp đánh
giá được mức độ hoàn thành kế hoạch và mức độ tăng trưởng của doanh thu và lợi

nhuận nhằm tìm ra những nhân tố tích cực, nhân tố tiêu cực ảnh hưởng đến doanh thu
và lợi nhuận của doanh nghiệp, từ đó đề ra các biện pháp, chính sách để phát huy nhân
tố tích cực, khắc phục hay loại bỏ nhân tố tiêu cực, không ngừng nâng cao lợi nhuận
và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Mặt khác qua tiêu thụ tính chất hữu ích của sản phẩm mới được xác định hoàn
toàn, mới chứng tỏ năng lực kinh doanh của doanh nghiệp, thể hiện kết quả của công
tác nghiên cứu thị trường v.v…Đồng thời giúp doanh nghiệp không những thu hồi
được những chi phí vật chất trong quá trình sản xuất kinh doanh mà còn thực hiện
được lợi nhuận, đây là nguồn quan trọng để tích luỹ vào các ngân sách vào các quỹ
của doanh nghiệp nhằm mở rộng quy mô sản xuất và nâng cao đời sống cán bộ công
nhân viên.
Thấy được tầm quan trọng của công tác tiêu thụ sản phẩm ở mỗi doanh nghiệp
và với mong muốn hoàn thiện hơn công tác tiêu thụ sản phẩm của Xí nghiệp chế biến
Gỗ Dĩ An đồng thời được sự chấp thuận của giáo viên hướng dẫn và Ban lãnh đạo
công ty nên tôi quyết định chọn đề tài: “THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM
ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC TIÊU THỤ SẢN PHẨM GỖ CỦA XÍ NGHIỆP CHẾ
BIẾN GỖ DĨ AN-BÌNH DƯƠNG”
Do điều kiện thời gian và sự hiểu biết có hạn nên đề tài không tránh khỏi những
sai sót nên rất mong được sự đóng góp giúp đỡ của quý thầy cô, cán bộ công nhân viên
trong xí nghiệp và các bạn sinh viên để đề tài được hoàn thiện hơn.
1.2 Mục đích nghiên cứu
1.2.1 Mục đích chung
Phân tích, đánh giá hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Xí nghiệp Chế Biến Gỗ Dĩ
An và đề ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm cho xí
nghiệp.
1.2.2 Mục đích cụ thể
Phân tích thực trạng hoạt động tiêu thụ của Xí nghiệp Chế Biến Gỗ Dĩ An.
Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm gỗ.
Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tiêu thụ của xí
nghiệp.

1.3 Phạm vi nghiên cứu đề tài
Phạm vi không gian:
2
Địa bàn nghiên cứu tại Xí nghiệp Chế biến gỗ Dĩ An, thị trấn Dĩ An, tỉnh
Bình Dương.
Phạm vi thời gian:
Thu thập, nghiên cứu và phân tích số liệu qua hai năm 2006-2007
Thời gian nghiên cứu từ ngày 24/03/2008 đến ngày 24/05/2008
1.4 Cấu trúc khoá luận
Luận văn gồm năm chương
Chương 1: Đặt vấn đề
Nêu lên sự cần thiết của đề tài, mục đích, phạm vi nghiên cứu của đề tài
Chương 2: Tổng quan
Nêu lên khái quát sự hình thành và phát triển, chức năng cũng như nhiệm vụ
của xí nghiệp. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban và quy
trình sản xuất-công nghệ.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Khái niệm về thị trường và tiêu thụ, vai trò và ý nghĩa của việc tiêu thụ sản
phẩm,các chiến lược và chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả tiêu thụ sản phẩm,
những phương pháp nghiên cứu khoa học được sử dụng để phân tích, diễn giải
nhằm tìm ra kết quả nghiên cứu của đề tài
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Đây là phần chính của khóa luận, từ việc khái quát thị trường kinh doanh, đánh
giá tình hình thực hiện kết quả sản xuẩt kinh doanh của xí nghiệp, phân tích thực
trạng tình hình tiêu thụ sản phẩm của xí nghiệp. Phân tích môi trường cạnh tranh
và các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình tiêu thụ sản phẩm của xí nghiệp. Từ đó đề
ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tiêu thụ của công ty.
Chương 5: Kết Luận và Kiến nghị
Thông qua quá trình tìm hiểu về thực trạng tiêu thụ của xí nghiệp, từ các ưu
nhược điểm của công ty đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt

động tiêu thụ sản phẩm giúp công ty mở rộng và phát triển thị trường.
3
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN
2.1 Sự hình thành và phát triển của công ty
Xí Nghiệp chế biến Gỗ Dĩ An trực thuộc Công ty Công Nghiệp và Xuất Nhập
Khẩu Cao Su, trụ sở chính đặt tại 64 Trương Định, Quận 3, TP.HCM. Trước đây Công
ty Công nghiệp Cao su được thành lập theo quyết định của Hội Đồng Bộ Trưởng và
Tổng Cục Cao su Việt Nam theo quyết định số 87-TCCB ngày 19/03/1992. Ngày
06/02/2001 Bộ Nông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn ra quyết định số 362/QĐ/BNN-
TCCB sát nhập Công ty Sản xuất và Xuất Nhập khẩu vào Công ty Công Nghiệp Cao
su và đổi tên thành Công ty Công Nghiệp và Xuất Nhập khẩu Cao su
Ngày 19/03/1996, Tổng Công ty Cao su Việt Nam ra quyết định số 284/QĐ-TC
về việc thành lập Xí nghiệp Cao su Tổng Hợp ( Thuận Giao, Thuận An, tỉnh Bình
Dương).
Căn cứ theo quyết định số 432/QĐ-TC ngày 09/05/2002 của Tổng Công ty Cao
Su Việt Nam. Xí Nghiệp Cao su Tổng Hợp được di dời và đổi tên thành Xí Nghiệp
Chế Biến Gỗ Dĩ An. Địa chỉ tại khu phố Thống nhất, thị trấn Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
Xí nghiệp chính thức đi vào hoạt động đầu 2001, lĩnh vực hoạt đông của Xí
nghiệp rất đơn giản chủ yếu tập trung vào sản phẩm sơ chế và được tiêu thụ trong
nước, sản phẩm tinh chế của Xí nghiệp chưa nhiều chỉ mới 500 m
3
. Do mới thành lập
nên nguồn vốn đầu tư còn rất hạn chế, nhà xưởng phần lớn được tân dụng từ những
công trình hiện có, máy móc thiết bị được điều từ những đơn vị khác. Đến cuối 2001
và đầu năm 2002 Xí nghiệp được trang bị thêm MMTB mới. Đầu năm 2002, Xí
nghiệp di dời cơ sở sản xuất.
Ngày 30/11/2004 Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn ra quyết định số
4260/QĐ/BNN-TCCB chuyển công ty Công Nghiệp và Xuất Nhập khẩu Cao su thành
Công ty Cổ phần Công Nghiệp và Xuất Nhập Khẩu Cao su; theo đó Xí Nghiệp Chế

Biến Gỗ Dĩ An cũng chính thức được cổ phần hóa. Mục tiêu chính của Xí nghiệp đề ra
là sản phẩm đạt chất lượng cao, giá cả phù hợp, sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
2.2 Chức năng và nhiệm vụ của xí nghiệp
2.2.1 Chức năng
Xí nghiệp hoạt động dưới sự lãnh đạo và quả lý trực tiếp của Công ty Cổ Phần
Công Nghiệp và Xuất Nhập Khẩu Cao Su. Xí nghiệp sử dụng con dấu riêng theo quy
định của pháp luật hiện hành, hoạt động theo quy chế của Công ty Cổ Phần Công
Nghiệp và Xuất Nhập Khẩu Cao Su.
2.2.2 Nhiệm vụ
Xí nghiệp có nhiệm vụ khai thác gỗ cao su, sản xuất, kinh doanh gỗ cao su và
các sản phẩm tinh chế từ gỗ cao su và các loại gỗ khác. Thực hiện các nhiệm vụ kinh
tế do Công ty ủy quyền. Duy trì và ổn định việc sản xuất gỗ đảm bảo chất lượng. Tăng
cường khai thác và sơ chế gỗ cao su, gỗ tràm cung cấp cho thị trường trong nước và
xuất khẩu.
Có trách nhiệm tìm kiếm các hợp đồng, đơn hàng sản xuất kinh doanh, đảm bảo
có việc làm thường xuyên cho người lao động, đồng thời tổ chức thực hiện có hiệu quả
các hoạt động kinh tế đã được Công ty hoặc Xí nghiệp ký kết theo phân cấp, chịu trách
nhiệm trực tiếp về hiệu quả các hoạt động kinh tế đó.
Xí nghiệp có trách nhiệm quản lý, sử dụng hợp lý, đảm bảo và phát triển vốn
được giao, chấp hành đầy đủ các quy định về quản lý kinh tế tài chính, hoạch toán,
thống kê, đảm bảo tính xác thực theo đúng quy định của pháp luật.
Xí nghiệp được quyết định về tổ chức bộ máy nhân sự thuộc phạm vi quản lý
của xí nghiệp.
2.3 Vị trí địa lý
Xí nghiệp được đặt tại khu phố Thống Nhất, thị trấn Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
Xí nghiệp cách trung tâm Tp.HCM khoảng 20 km, cách quốc lộ 1 là 8 km, cách nhà
máy chế biến gỗ Đông Hòa 4 km, gần xa lộ Đại Hàn và quốc lộ 13. Do đó rất thuận lợi
về mặt giao thông và vận chuyển gỗ đến nơi sản xuất, cũng như chuyên chở sản phẩm
đến nơi tiêu thụ.
5

Xí nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh Bình Dương, thuộc vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam và là trung tâm khu vực Đông Nam Bộ có nguồn gỗ cao su rộng lớn. Xí
nghiệp nằm ở trung tâm thị trấn Dĩ An và khu công nghiệp Sóng Thần, là nơi tập trung
nhiều lao động trẻ, đây là điều kiện rất tốt cho công tác tuyển dụng lao động.
2.4 Sơ đồ bộ máy tổ chức
Mô hình cơ cấu tổ chức của xí nghiệp theo dạng quan hệ trực tuyến chức năng,
hệ thống thông tin theo chiều dọc. Các trưởng phòng có chức năng tham mưu cho ban
giám đốc xí nghiệp quản lý, điều hành chuyên môn ở các phòng, quản lý tổ chức sản
xuất theo kế hoạch được giao, điều này nhằm đảm bảo sự chỉ huy thống nhất từ trên
xuống nhanh gọn.
6
Sơ đồ 2.1 Sơ Đồ Bộ Máy Tổ Chức Xí nghiệp Chế Biến Gỗ Dĩ An
Nguồn: Phòng Tổ Chức
PX
Sấy
Tổ
NTP
Phòng
TC-HC
Phòng
TC-KT
Phòng
KH-XNK
P.KTCĐ-
XDCB
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
Phòng
KT-SX
Phòng

T.Phối
PX
Đ.hình
PX
Sơn+đg
Tổ
KCS+Tổ
KTCL
PHÓ GIÁM ĐỐC
7
2.5 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
Giám đốc xí nghiệp:
Chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Tổng Giám Đốc Công ty Cổ phần và Xuất khẩu
Cao su.
Xây dựng, chỉ đạo và điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí
nghiệp, chịu trách nhiệm cá nhân về hiệu quả sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp trước
Hội đồng quản trị và pháp luật của nhà nước.
Chủ động tìm kiếm khách hàng để sản xuất và tiêu thụ gỗ sơ chế và tinh chế
của đơn vị.
Đảm bảo việc làm và thu nhập cho cán bộ công nhân viên.
Thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách của người lao động theo quy định của bộ
luật lao động và hướng dẫn của công ty.
Chỉ đạo trực tiếp phòng TC-HC, Tài chính-Kế toán, KH-XNK, Kỹ thuật cơ
điện-xây dựng cơ bản.
Phó Giám Đốc (phụ trách phân xưởng sấy, tổ nghiệm thu):
Giúp việc cho giám đốc theo nhiệm vụ được giao, chịu trách nhịêm trước pháp
luật, trước Tổng Giám Đốc Công ty và Giám đốc Xí nghiệp về nhiệm vụ đã được phân
công.
Chỉ đạo trực tiếp việc khai thác và cung ứng nguồn nguyên liệu gỗ đáp ứng kịp
thời theo yêu cấu sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp.

Chỉ đạo trực tiếp công tác sản xuất của phân xưởng Sấy và tổ nghiệm thu.
Tham mưu cho giám đốc trong công tác sắp xếp bộ máy quản lý và bố trí nhân
sự ở các bộ phận được giao phụ trách.
Giải quyết các đơn thư khiếu nại có liên quan đến các chế độ, chính sách của
người lao động và báo cáo với giám đốc để có biện pháp giải quyết.
Phụ trách công tác PCCC, thanh tra bảo vệ, quân sự động viên, an toàn
VSLĐ,VSMT.
Phụ trách thực hiện các nội dung chương trình IWAY ISO tại Xí nghiệp.
8
Phó Giám Đốc (phụ trách phòng KTSX, PX Tạo Phôi, PX Định Hình, PX Sơn
và Đóng gói, tổ KCS và tổ kiểm soát chất lượng trên chuyền )
Theo dõi quản lý toàn bộ tài sản , tiền vốn, vật tư, thành phẩm, bán thành phẩm,
tình hình công nợ phải thu, phải trả trong toàn xí nghiệp từng thời điểm để đảm bảo
cho quá trình sản xuất kinh doanh được thông suốt đồng bộ và ổn định.
Phòng KH-XNK
Tham mưu cho giám đốc trong công tác xây dựng và triển khai kế hoạch sản
xuất kinh doanh, tìm kiếm thị trường để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm gỗ sơ chế và
tinh chế.
Quản lý việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch đã được công ty giao.
Phòng Kỹ thuật sản xuất
Là bộ phận hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Giám Đốc Xí Nghiệp
hoặc người được ủy quyền bởi Ban Giám Đốc Xí Nghiệp.
Thực hiện nhiệm vụ được Ban Giám Đốc Xí Nghiệp phân công, đảm bảo về
mặt kỹ thuật cũng như chất lượng sản phẩm đạt theo yêu cầu của khách hàng.
Tham mưu cho Ban Giám Đốc Xí Nghiệp về các tiêu chuẩn kỹ thuật, chất
lượng sản phẩm, quy trình công nghệ của các sản phẩm xí nghiệp sản xuất.
Phối hợp với các bộ phận, phân xưởng thực hiện sắp xếp dây chuyền công nghệ
sản xuất sao cho phù hợp với từng thời điểm, từng mặt hàng cụ thể.
Phòng kỹ thuật cơ điện-xây dựng cơ bản
Là bộ phận hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Giám Đốc Xí Nghiệp.

Tham mưu cho Ban Giám Đốc Xí Nghiệp về việc đầu tư máy móc thiết bị, xây
dựng cơ bản và quản lý máy móc, thiết bị hiện có tại xí nghiệp.
Thực hiện việc làm kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa, trung tu, đại tu máy
móc thiết bị.
Phối hợp với các bộ phận, phân xưởng thực hiện sắp xếp dây chuyền máy móc
thiết bị phù hợp với dây chuyền công nghệ sản xuất sao cho phù hợp với từng thời
điểm, từng mặt hàng cụ thể.
9
Phân xưởng sấy
Tham mưu cho Giám Đốc về tình hình hoạt động và tiến độ sản xuất của phân
xưởng, tổ chức nhân sự lao động của xưởng.
Sấy phôi, nhập và xuất gỗ phôi.
Phân Xưởng tạo phôi
Phân xưởng sản xuất phôi thô để giao cho phân xưởng định hình theo đơn hàng
và lệnh sản xuất của xí nghiệp.
Phân xưởng định hình
Phân xưởng sản xuất hàng tinh chế theo đơn hàng và lệnh sản xuất của Giám
Đốc Xí Nghiệp.
Phân xưởng Sơn + Đóng gói
Phân xưởng sản xuất hàng tinh chế theo đơn hàng và lệnh sản xuất của giám
đốc.
Tổ KCS
Là một bộ phận hoạt độc lập dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giám Đốc Xí Nghiệp
hoặc người ủy quỳên của Giám Đốc Xí Nghiệp.
Thực hiện nhiệm vụ được giám đốc phân công đảm bảo sản phẩm xuất xưởng
phải đạt chất lượng theo yêu cầu của khách hàng.
Tham vấn về các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm cho các bộ phận, phân xưởng
có liên quan
2.6 Quy trình sản xuất - công nghệ
Xí nghiệp áp dụng phương pháp sản xuất dựa trên cơ sở máy móc thiết bị của

dây chuyền công nghệ chế biến gỗ hiện đại. Việc chọn công nghệ sản xuất phù hợp
nhằm tạo ra các sản phẩm được xử lý đúng tiêu chuẩn, chất lượng cao, đảm bảo cho
tiêu chuẩn xuất khẩu. Quy trình sản xuất được xây dựng hoàn chỉnh từ nguyên liệu gỗ
tròn đến khi ra thành phẩm bán trực tiếp cho khách hàng.
10
Sơ đồ 2.2 Sơ Đồ Quy Trình Sản Xuất - Công Nghệ
Nguồn: Phòng Kỹ Thuật
Đóng gói
Tạo phôi
Tinh chế
Bào cắt
Ghép
Chà nhám,
đánh bóng
Định hình sản
phẩm
Sơn
Thành phẩm
Gỗ gia công
Sấy
Xuất phân
xưởng
Sản phẩm tinh chế
Sản phẩm sơ chế
11
CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Cơ sở lí luận
3.1.1 Khái niệm thị trường
Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động mua bán trao đổi. Nó là môi trường

kinh doanh , là tấm gương soi để các cơ sở kinh doanh nhận biết được nhu cầu xã hội
và đánh giá hiệu quả kinh doanh của mình. Tìm hiểu thị trường chủ yếu quan tâm đến
việc tìm nơi chốn tầm cỡ và nhiều đặc tính của thị trường hiện tại và tương lai như thế
nào, xác định giá cả, số lượng và đối thủ cạnh tranh.
Chức năng thị trường gồm có:
Chức năng trung gian: là cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng.
Chức năng kích thích: Thị trường là chất xúc tác đòn bẩy kích thích giữa cung
và cầu.
Chức năng thông tin: Thị trường chứa đựng những thông tin cần thiết và quan
trọng giúp cho người sản xuất nắm bắt được biến động của thị trường.
Chức năng sàn lọc: Khi sản phẩm không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng
về chất lượng và thị hiếu thì sẽ bị thị trường gạt bỏ.
3.1.2 Khái niệm tiêu thụ sản phẩm
Tiêu thụ sản phẩm là quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm
hàng hóa. Trong quá trình tiêu thụ sản phẩm chuyển từ hình thái hiện vật sang hình
thái tiền tệ và kết thúc một vòng luân chuyển vốn. Có tiêu thụ sản phẩm mới có vốn để
tiến hành sản xuất mở rộng, tăng tốc độ luân chuyển vốn, nâng cao hiệu quả việc sử
dụng vốn
3.1.3 Vai trò, ý nghĩa của tiêu thụ sản phẩm
a) Vai trò của tiêu thụ sản phẩm
Đối với tất cả các doanh nghiệp thì công tác tổ chức tiêu thụ sản phẩm đóng vai
trò rất quan trọng. Sản phẩm của một công ty sản xuất ra mà không tiêu thụ hoặc tiêu
thụ chậm thì sẽ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty. Sản phẩm ít bị tồn kho
sẽ giúp công ty xoay vòng vốn nhanh, nguồn vốn không bị ứ đọng.
Sản phẩm của công ty tiêu thụ nhanh chóng, tồn kho ít chứng tỏ sản phẩm của
công ty đáp ứng rất tốt nhu cầu của người tiêu dùng.
b) Ý nghĩa của việc nghiên cứu tình hình tiêu thụ sản phẩm
Việc nghiên cứu tình hình tiêu thụ sản phẩm giúp cho nhà quản lý:
Đánh giá được những mặt mạnh và yếu kém trong công tác tổ chức tiêu thụ sản
phẩm của công ty. Qua đó nắm bắt được những yếu tố thuận lợi và khó khăn gặp phải

trong công tác tiêu thụ. Từ đó có kế hoạch hoàn thịên hơn khâu tổ chức tiêu thụ sản
phẩm của công ty.
Kiểm tra đánh giá lại sản phẩm xem sản phẩm của công ty mình không đáp ứng
nhu cầu của người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm hay về mặt nào. Từ đó có chiến
lược nghiên cứu để hoàn thiện sản phẩm của công ty ngày càng tốt hơn, đáp ứng đúng,
thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng.
Tình hình tiêu thụ sản phẩm cho thấy sản phẩm nào của công ty có thế mạnh ,
tiêu thụ nhiều nhất thị trường nào là thị trường chính để từ đó xây dựng kế hoạch giúp
nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Đánh giá tình hình tiêu thụ sản phẩm giúp cho công tác lập kế hoạch cho công
ty trong thời gian tới được tốt hơn. Tự đánh giá tình hình tiêu thụ những năm trước ta
sẽ dự đoán được nhu cầu tiêu thụ sản phẩm trong tương lai, từ đó công ty sẽ xây dựng
các kế hoạch về nguyên vật liệu, công suất máy móc, nhân công phục vụ cho mục
tiêu , kế hoạch đề ra.
3.1.4 Các chiến lược tác động đến việc tiêu thụ sản phẩm
Chiến lược sản phẩm
Khái niệm sản phẩm: Theo quan điểm Marketing thì sản phẩm gắn liền với nhu
cầu, mong muốn của người tiêu dùng trên thị trường. Sản phẩm là tất cả những gì có
thể đưa ra thị trường để tạo sự chú ý, ham muốn mua sắm và sử dụng để thỏa mãn nhu
13
cầu và ước muốn của con người. Nó có thể là những sản phẩm dịch vụ, chất xám cụ
thể đáp ứng nhu cầu của thị trường và xã hội.
Khái niệm chiến lược sản phẩm: Chiến lược sản phẩm là tổng thể các định
hướng, nguyên tắc, biện pháp thực hiện trong việc xác lập một hay một chủng loại mặt
hàng sao cho phù hợp với từng thị trường, từng giai đọan khác nhau trong chu kỳ sống
của sản phẩm đó.
Chiến lược sản phẩm là nhân tố quyết định chiến lược kinh doanh cũng như
chiến lược Marketing, bởi vì công ty chỉ tồn tại và phát triển thông qua lượng sản
phẩm hay dịch vụ bán ra.
Nội dung của chiến lược sản phẩm: Nội dung cơ bản của chiến lược sản phẩm

là tùy theo tình hình cụ thể trên thị trường mà quyết định có nên thay đổi sản phẩm
hiện nay hay không hay đưa ra thị trường sản phẩm khác, doanh nghiệp cần biết rằng
trong giai đoạn nào thì thay đổi sản phẩm và thay đổi như thế nào.
Đối với doanh nghiệp cần có một số chiến lược sau:
- Chiến lược thiết lập giữ vững chủng loại: Doanh nghiệp tiếp tục giữ vững vị
trí của mình, củng cố uy tính sản phẩm, đồng thời cũng có biện pháp tạo uy tín cho
doanh nghiệp đối với khách hàng.
- Chiến lược hạn chế chủng loại: Doanh nghiệp đơn giản hóa cơ cấu chủng
loại, loại trừ một số sản phẩm không hiệu quả, tăng tốc độ an toàn và khả năng thích
ứng của sản phẩm.
- Chiến lược biến đổi chủng loại: Doanh nghiệp tiếp tục thay đổi thể thức hóa
nhằm thỏa mãn nhu cầu, nhờ vậy tăng thêm số lượng người tiêu thụ. Công ty có thể
đưa ra một số giải pháp mới trên cơ sở một số kích thước, màu sắc, mẫu mã…của
sản phẩm gốc đang được tiêu thụ trên thị trường.
- Chiến lược đổi mới chủng loại: Doanh nghiệp cần triển khai phát triển sản
phẩm mới. Điểm mấu chốt trong chiến lược này, doanh nghiệp phải đảm bảo lúc
nào cũng phải có một sản phẩm mới để khi thị trường trì truệ thì có quả đấm chất
lượng tung ra ngay. Điều cốt lỗi của sản phẩm mới là phải linh hoạt, nhạy bén,
quyết định phương châm “bán cái người ta cần chứ không bán cái người ta có”. Vấn
đề đa dạng hóa mặt hàng cũng là một trong những biện pháp tạo nên sự thành công
trong doanh nghiệp của nhiều nhà doanh nghiệp.
14
Chiến lược giá
Khái niệm giá: Theo quan điểm Marketing, giá là số tiền người bán dự tính sẽ
nhận được của người mua qua việc trao đổi một loại hàng hóa hay dịch vụ nào đó trên
thị trường.
Vai trò của giá cả trong nền kinh tế xã hội: Giá cả có vai trò rất quan trọng đối
với các hoạt động kinh tế và sự vận hành của hệ thống kinh tế. Chúng còn giữ vai trò
trong việc suy đoán tính chất và hướng phát triển của các tổ chức kinh doanh và các
hoạt động kinh tế. Ngoài ra giá còn có vai trò không nhỏ trong cuộc sống xã hội. Mỗi

hiện tượng về giá đều có ảnh hưởng tới cuộc sống của mỗi cá nhân, mỗi gia đình một
cách trực tiếp. Giá đúng là tấm gương phản ánh một cách trung thực tình trạng kinh tế-
xã hội.
Các yếu tố ảnh hưởng đến giá:
Sơ đồ 3.1:Những nhân tố ảnh hưởng đến việc quyết định giá của doanh nghiệp
Nguồn: Trần Đình Lý, Marketing căn bản trường ĐH Nông Lâm Tp.HCM
Một số chiến lược giá:
- Chiến lược giá lấy chi phí làm định hướng: là chiến lược giá được xây dựng
vào các phí tổn, chi phí của công ty.
- Chiến lược giá hướng vào thị trường: Chiến lược giá dựa vào tình hình giá
khống chế trên thị trường.
- Chiến lược giá độc quyền: là phương pháp định giá dựa vào khả năng độc
quyền của công ty về phương diện thị trường.
- Chiến lược giá tâm lý: đây là một hình thức mới trong nền kinh tế thị
trường. Sau khi nghiên cứu kỹ động thái tâm lý của khách hàng, người ta đưa ra
những hình thức giá khác nhau với mục đích là tạo cho người tiêu dùng có cảm giác
Các nhân tố nội tại:
Mục tiêu marketing
Chiến lược Marketing-
mix
Chi phí
Tổ chức định giá
GIÁ
CẢ
Các nhân tố bên ngoài:
Bản chất thị trường & sức
cầu
Cạnh tranh
Yếu tố môi trường (nền
kinh tế, chính quyền…)

15
đó là món hàng giá rẻ. Những hình thức đó là: giá có số lẻ không làm tròn, giá hạ-
giảm giá, nhiều mức giá trong ngày-giá theo mùa, giá có kèm tặng phẩm, giá chiết
khấu do mua hàng với số lượng nhiều.
- Chiến lược giá biên tế: là chiến lược định giá tương đối thấp so với chi phí
nhờ tiêu thụ được khối lượng sản phẩm lớn hơn so với dự kiến do mở rộng thị
trường phát hiện thị trường mới.
- Chiến lược giá cạnh tranh: là chiến lược định ra mức giá thấp hơn so với thị
trường để thực hiện mục tiêu cạnh tranh
- Giá phân biệt: là việc định ra nhiều mức giá khác nhau cho cùng một loại
sản phẩm tùy thuộc vào thời gian-thời vụ trong năm, đối tượng khách hàng, địa
bàn…nhằm kích thích việc tiêu thụ hàng hóa đồng thời điều hòa lượng cung cầu
trên thị trường.
Chiến lược phân phối
Khái niệm phân phối: Phân phối là các hoạt động có liên quan đến việc tổ chức,
điều hành và vận chuyển hàng hóa, dịch vụ từ người sản xuất đến người tiêu dùng
nhằm đạt hiệu quả cao nhất với chi phí thấp nhất.
Khái niêm chiến lược phân phối: Chiến lược phân phối là hệ thống quan điểm
chính sách và giải pháp tổ chức các kênh, luồng mạng lưới bán sỉ bán lẻ hàng hóa
nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao nhất
Vai trò của chiến lược phân phối: Chiến lược phân phối góp phần không nhỏ
trong quá trình cung cấp cho khách hàng đúng sản phẩm, đúng thời gian, đúng vị trí
trên cơ sở đúng kênh hay luồng hàng. Chiến lược phân phối hợp lý, thuận tiện cho
khách hàng thì góp phần làm cho sản phẩm lưu thông tốt, giúp doanh nghiệp bán được
nhiều sản phẩm, tăng lợi nhuận, tạo vị thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Như vậy phân phối sản phẩm là hoạt động điều hành vận chuyển hàng hóa từ
nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng hình thành kênh phân phối sản phẩm.
Kênh phân phối là một tập hợp các tổ chức, cá nhân làm nhiệm vụ chuyển hàng
hóa, dịch vụ đến tay người tiêu dùng.
Cấu trúc của một kênh phân phối:

- Kênh ngắn: khi hàng hóa được đưa trực tiếp từ nơi sản xuất đến tận tay
người tiêu dùng và thường biểu hiện theo sơ đồ sau:
16
- Kênh trung gian: khi hàng hóa được đưa cho người bán lẻ, để họ bán trực
tiếp cho người tiêu dùng và thường biểu hiện theo sơ đồ sau:
- Kênh dài: khi hàng hóa cần dự trữ, chọn lọc, chỉnh lý, bao gói, phân phối
cho những vùng xa, hàng hóa được đưa qua các đại lý buôn bán, đại lý buôn bán
cho các đại lý bán lẻ, sau đó mới bán trực tiếp cho người tiêu dùng và thường biểu
hiện qua sơ đồ sau:
Chiến lược chiêu thị cổ động:
Khái niệm chiến lược chiêu thị cổ động: là doanh nghiệp thiết lập kênh thông
tin và thuyết phục khách hàng mua sản phẩm của mình.
Chiêu thị cổ động làm cho việc bán hàng dễ dàng hơn và năng động hơn, đưa
hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ vào kênh phân phối và quyết định lập các kênh phân phối
hợp lý, có rất nhiều sản phẩm nhờ vào hoạt động chiêu thị cổ động mà đã đạt được
nhiều lợi thế khi bán sản phẩm.
Nội dung chủ yếu của chiêu thị cổ động:
- Quảng cáo: là việc sử dụng không gian và thời gian để truyền tin định trước
về sản phẩm, về doanh nghiệp hay thị trường cho khách hàng.
- Khuyến mại: là tất cả các hoạt động góp phần vào việc gia tăng và khuếch
trương khối lượng bán
- Tuyên truyền: là các hoạt động để công chúng biết được những thông tin tốt
về các hoạt động doanh nghiệp tạo nên sự kích thích, ảnh hưởng tốt về sản phẩm
doanh nghiệp. Các mẫu này mang tính chất thông tin đại chúng không mang màu
sắc quảng cáo.
người sản xuất Người tiêu dùng
Người sản
xuất
Đại lý bán lẻ
Người bán lẻ

Người tiêu
dùng
Người sản
xuất
Đại lý bán buôn
Người bán buôn
Đại lý bán lẻ
người bán lẻ
Người tiêu
dùng
17
- Bán hàng cá nhân: Đây là hình thức quan hệ giữa nhân viên bán hàng và
khách hàng nhằm thu hút và thuyết phục khách hàng mua sản phẩm, phương thức
này tiến hành trên cơ sở “mặt đối mặt” hoạt động giao tiếp qua các phương tiện
thông tin. Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin ngoài những cách bán
hàng truyền thống còn xuất hiện thêm kiểu bán hàng như: bán hàng qua điện thoại,
bán hàng qua mạng, internet ở nhiều nước cũng bắt đầu gia tăng.
3.1.5 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả tiêu thụ sản phẩm
Kết quả kinh doanh: là một chuỗi kết quả cao nhất trong toàn bộ quá trình
họat động kinh tế của xí nghiệp, đối với bản thân xí nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh
doanh chính là hoàn thiện quá trình sản xuất kinh doanh, khai thác triệt để và hợp lý
các năng lực tiềm tàng, tạo khả năng cạnh tranh để đạt mục đích cuối cùng là doanh
thu và lợi nhuận. Bởi lợi nhuận là nguồn ngân khoản quan trọng cơ bản nhất của xí
nghiệp cũng như của toàn bộ công ty, nó chi phối toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất
kinh doanh, là thước đo thành tích lâu dài cũng như giúp xí nghiệp tồn tại và phát
triển.
Doanh thu: là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp
thu được trong kỳ, phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh
nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.
TDT = P * Q

DTT = TDT – Thuế giá trị gia tăng
TDT: Tổng doanh thu
P: Giá bán một đơn vị sản phẩm
Q: Sản lượng
DTT: Doanh thu thuần
Lợi nhuận: là bộ phận giá trị còn lại của toàn bộ các sản phẩm tiêu thụ trong
kì, sau khi đã trừ các khoản chi phí cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Lợi nhuận là chỉ tiêu quan trọng nhất, đánh giá đúng đắn nhất kết quả kinh doanh của
doanh nghiệp.
LNTT = TDT – TC
LNST = LNTT - Thuế TNDN
TDT: Tổng doanh thu
18
TC: Tổng chi phí
LNTT: Lợi nhuận trước thuế
LNST: Lợi nhuận sau thuế
Hiệu quả sản xuất kinh doanh: Là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử
dụng các nguồn nhân tài, vật lực của doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất trong
quá trình kinh doanh với tổng chi phí thấp nhất. Hiệu quả kinh doanh là kết quả so
sánh giữa kết quả đầu ra với chi phí đầu vào.
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
Tỷ suất LN/DT = LN/DT
LN: Lợi nhuận
DT: doanh thu
Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu cho biết một đồng doanh thu bỏ ra có
bao nhiêu phần trăm lợi nhuận.
Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí sản xuất kinh doanh:
Tỷ suất LN/CPSXK = LN/CPSXKD
LN: Lợi nhuận
CPSXKP: Chi phí sản xuất kinh doanh

Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí sản xuất kinh doanh cho biết một đồng vốn chi
phí bỏ ra xí nghiệp thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Tỷ suất chi phí:
Tỷ suất chi phí = TC/TDT
TC: Tổng chi phí
TDT: Tổng doanh thu
Tỷ suất chi phí cho biết doanh nghiệp cần bao nhiêu đồng chi phí để tạo ra một
đồng doanh thu.
Tỷ lệ giảm chi phí trong doanh thu giữa các năm cần so sánh
Tỷ lệ tăng/giảm tỉ suất chi phí trong doanh thu năm 2006 so với 2007 = tỉ suất
phí 2007- tỉ suất phí 2006)/ tỉ suất phí 2006 *100
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
19

×