Tải bản đầy đủ (.doc) (87 trang)

KHẢO SÁT THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN AN BÌNH CHI NHÁNH PHÚ NHUẬN VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (420.05 KB, 87 trang )

KHẢO SÁT THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN AN BÌNH- CHI
NHÁNH PHÚ NHUẬN VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO QUẢN TRỊ
RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt

viii

Danh mục các bảng

ix

Danh mục các hình

xi

Danh mục phụ lục

xii

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề



1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu

2

1.4. Cấu trúc của đề tài

2

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

4

2.1 Tổng quan về quá trình hình thành và phát triển của NHTM CP
An Bình

4
2.1.1 Giới thiệu về Ngân Hàng TMCP An Bình

4

2.1.2 Giới thiệu chi nhánh ngân hàng ở Phú Nhuận

8


2.2. Bộ máy quản lý và hoạt động của chi nhánh Phú Nhuận

10

2.2.1. Cơ cấu tổ chức

10

2.2.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban

10

2.2.3. Nội dung hoạt động của ngân hàng

12

2.3. Một số quy định về hình thức vay vốn tại ngân hàng

12

2.3.1. Điều kiện vay vốn

12

2.3.2. Phương thức cho vay

13

2.3.3. Hồ sơ vay vốn


13

2.4. Mức cho vay, lãi suất, loại tiền tệ cho vay

14

2.5. Thủ tục vay vốn

15

2.5. Kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh qua 3 năm

16

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Cơ sở lý luận

19
19

v


3.1.1 Sự hình thành và phát triển của tín dụng

19

3.1.2 Khái niệm về tín dụng


19

3.1.3 Bản chất và chức năng của tín dụng

19

3.1.4 Vai trị của tín dụng

21

3.1.5. Các hình thức tín dụng của ngân hàng

22

3.1.6. Các loại rủi ro tín dụng trong hoạt động tín dụng

24

3.1.7. Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong ngân hàng

25

3.1.8. Hậu quả của rủi ro tính dụng

26

3.2. Phương pháp nghiên cứu

27


3.2.1. Hệ thống các chỉ tiêu sử dụng

27

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

28

3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu

29

3.2.4. Phương pháp phân tích số liệu

29

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

30

4.1 Khái qt tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng
An Bình- Chi nhánh Phú Nhuận

30

4.1.1 Cơ chế hoạt động tín dụng tại ngân hàng An Bình

30

4.1.2 Về huy động vốn


31

4.2. Khảo sát tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng
An Bình- Chi nhánh Phú Nhuận

33

4.2.1. Kết quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng An Bình Chi nhánh

33

Phú Nhuận 2005-2008
4.2.2. Phân tích dư nợ tín dụng theo thời hạn cho vay

35

4.2.3. Phân tích dư nợ tín dụng theo ngành kinh tế

37

4.2.4. Phân tích dư nợ tín dụng theo thành phần kinh tế

39

4.3. Thực trạng rủi ro nợ quá hạn tại ngân hàng An Bình

42

4.3.1. Nợ quá hạn phân theo thời hạn cho vay


43

4.3.2. Nợ quá hạn theo ngành kinh tế

44

4.3.3. Nợ quá hạn phân theo thành phần kinh tế

46

4.4. Đánh giá về chất lượng tín dụng tại ngân hàng

49

4.5. Nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn

50

vi


4.5.1. Nguyên nhân khách quan

50

4.5.2. Nguyên nhân chủ quan

53


4.6. Nhận xét tình hình quản lý rủi ro tại ngân hàng An Bình

60

4.7. Các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng

61

4.7.1. Thiết lập các mơ hình thẩm định, đánh giá khách hàng

62

4.7.2 Tăng cường đào tạo nhân viên

64

4.7.3 Trang bị hệ thống công nghệ hiện đại hơn nữa

65

4.7.4 Giảm thiểu và phân tán rủi ro

67

4.7.5 Xác định giá trị rủi ro đối với danh mục cho vay

67

4.7.6. Đẩy mạnh cơng tác kiểm tra, kiểm sốt hoạt động tín dụng


69

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

72

5.1. Kết luận

72

5.2. Kiến nghị

73

5.2.1. Đối với ngân hàng

73

5.2.2. Kiến nghị đối với Nhà nước

74

5.2.3. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

74

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

WTO

Tổ chức thương mại thế giới

NHTMCP

Ngân hàng thương mại cổ phần

ABBANK

Ngân hàng An Bình

GP

Giấy phép

UBND

Ủy Ban Nhân Dân

NHNN

Ngân hàng nhà nước

ACB

Ngân Hàng Á Châu

HĐQT


Hội đồng quản trị



Quyết định

TGĐ

Tổng giám đốc

TCTD

Tổ chức tín dụng

RRTD

Rủi ro tín dụng

EVN

Tập đoàn Điện Lực Việt Nam

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TMDVXNK

Thương mại sản xuất dịch vụ


CIC

Trung tâm thơng tin tín dụng

CP

Chính Phủ

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Sự tăng trưởng điểm giao dịch của ABBANK từ năm 2005-2007

5

Bảng 2.2. Sự tăng trưởng nhân sự của ABBANK từ năm 2005-2007

5

Bảng 2.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng An Bình trong 4 năm

6

Bảng 2.4. Tình hình lao động tại Chi Nhánh Phú Nhuận

9

Bảng 2.5. Kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng


16

An Bình – Chi nhánh Phú Nhuận
Bảng 4.1. Tổng hợp nguồn vốn của ngân hàng từ 2005-2007

31

Bảng 4.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong 3 năm 2005-2007

34

Bảng 4.3. Tình hình dư nợ tín dụng tại ngân hàng trong 3 năm 2005-2007

35

Bảng 4.4. Tình hình dư nợ tín dụng theo ngành kinh tế từ năm 2005-2007

37

Bảng 4.5. Tỷ trọng dư nợ tín dụng theo ngành kinh tế từ năm 2005-2007

38

Bảng 4.6. Tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế từ năm 2005-2007

40

Bảng 4.7. Tỷ trọng dư nợ tín dụng theo thành phần kinh tế từ năm 2005-2007


40

Bảng 4.8. Tình hình nợ quá hạn phân theo thời hạn cho vay từ năm 2005-2007

42

Bảng 4.9. Tỷ trọng nợ quá hạn phân theo thời hạn cho vay từ năm 2005-2007

43

Bảng 4.10. Tình hình nợ quá hạn theo ngành kinh tế từ năm 2005-2007

44

Bảng 4.11. Tỷ trọng nợ quá hạn theo thành phần kinh tế từ năm 2005-2007

45

Bảng 4.12. Tình hình nợ quá hạn theo thành phần kinh tế từ 2005-2007

46

Bảng 4.13. Tỷ trọng nợ quá hạn theo thành phần kinh tế

47

Bảng 4.14. Chất lượng tín dụng tại ngân hàng từ năm 2005-2007

49


ix


Bảng 4.15. Mục đích sử dụng vốn vay của việc điều tra 100 khách hàng tại ngân hàng
53
Bảng 4.16. Mức độ kiểm tra của nhân viên tín dụng tại ngân hàng

54

Bảng 4.17. Các nguyên nhân gây ra nợ quá hạn của 100 khách hàng đã điểu tra

55

Bảng 4.18. Doanh nghiệp có báo cáo kiểm tốn

56

Bảng 4.19. Hạng mục và điểm số đánh giá khi cho vay

63

Bảng 4.20. Số tiền cho vay dựa vào mơ hình điểm số tín dụng tiêu dùng

64

Bảng 4.21. Chi phí đào tạo nhân viên mỗi năm

65

Bảng 4.22. Hiệu quả của Corebanking đối với nợ quá hạn


66

Bảng 4.23. Những tiện ích chính khi sử dụng phầm mềm lõi Corebanking

66

Bảng 4.24. Số vốn cho vay đối với từng đối tượng

67

Bảng 4.25. Chính sách thưởng phạt đối với CBTD và KTNB

71

x


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1 Tổng thu nhập và lợi nhuận của ABBANK từ năm 2004-2007

Trang
6

Hình 2.2. Cơ cấu lao động theo giới tính và trình độ văn hóa

9

Hình 2.3. Sơ đồ tổ chức bộ máy của chi nhánh Phú Nhuận


10

Hình 4.1. Biểu đồ thể hiện sự tăng trưởng nguồn vốn của ngân hàng từ 2005-2007

32

Hình 4.2. Cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng từ 2005-2007

33

Hình 4.3. Biểu đồ thể hiện cơ cấu dư nợ cho vay phân theo thời hạn cho vay
từ năm2005-2007

36

Hình 4.4. Biểu đồ cơ cấu dư nợ cho vay phân theo ngành
kinh tế từ năm 2005 – 2007

38

Hình 4.5. Biểu đồ cơ cấu dư nợ cho vay theo thành phần
kinh tế từ năm 2005 – 2007

40

Hình 4.6. Biểu đồ cơ cấu nợ quá hạn phân theo thời hạn
cho vay từ năm 2005-2007

42


Hình 4.7. Biểu đồ cơ cấu nợ quá hạn phân theo ngành
kinh tế từ năm 2005-2007

44

Hình 4.8. Biểu đồ cơ cấu nợ quá hạn phân theo thành
phần kinh tế từ năm 2005-2007

48

Hình 4.9. Biểu đồ thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng từ năm 2005-2007

49

xi


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. PHIẾU KHẢO SÁT KHÁCH HÀNG
Phụ lục 2. BẢNG THỐNG KÊ KẾT QUẢ ĐIỀU TRA

xii


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Theo một nguyên lý chung, chúng ta muốn tăng trưởng kinh tế thì cần phải có
vốn. Trong điều kiện cụ thể của Việt Nam hiện nay thì nguồn vốn chủ yếu là từ hệ
thống ngân hàng, đặc biệt là ngân hàng thương mại nhà nước. Thời gian qua nhu cầu

vốn để phát triển kinh tế càng cấp thiết hơn bao giờ hết khi chúng ta đặt ra tỷ lệ tăng
trưởng khá cao: 8.5% cho năm 2007.Hơn nữa với việc trở thành thành viên chính thức
thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới ( WTO) đang tạo ra cho Việt Nam một môi
trường kinh doanh mới nhiều cơ hội mới, điều đó cũng đồng nghĩa với việc gia tăng
nhu cầu về vốn trong nền kinh tế. Thực tế nhiều năm qua cho thấy tín dụng ngân hàng
đang tăng trưởng cao và liên tục đã góp phần quan trọng vào tốc độ tăng trưởng chung
của nền kinh tế. Nhưng khơng phải mọi sự tăng trưởng tín dụng đều tốt vì đến một
giới hạn nào đó, sự tăng trưởng mạnh trong kỳ xem xét sẽ có nguy cơ gây ra rủi ro về
chất lượng tín dụng ở kỳ sau. Tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng tín dụng
chính là tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ. Trong thời gian gần đây tỷ lệ nợ xấu, nợ quá
hạn của toàn hệ thống ngân hàng đã giảm xuống dưới mức 5% theo tiêu chuẩn quốc tế.
Đó là tín hiệu đáng mừng, nhưng chúng ta cũng ln nhớ rằng, hơm nay chúng ta có
thể hùng hồn tuyên bố chất lượng tín dụng đã được nâng lên khi nợ quá hạn đã được
kiểm soát và làm hạn chế. Nhưng rõ ràng chúng ta không thể đảm bảo rằng tỷ lệ nợ
quá hạn này sẽ không tăng lên trong tương lai vì hoạt động tín dụng ln đi kèm với
rủi ro, bất cứ một sự chủ quan nào của chúng ta cũng sẽ dẫn đến mất khả năng thanh
tốn của ngân hàng, thậm chí dẫn đến sự đổ vỡ của tồn hệ thống. Rủi ro tín dụng phát
sinh trong trường hợp ngân hàng không thu được đầy đủ cả gốc lẫn lãi của khoản cho
vay, hoặc là việc thanh tốn nợ gốc và lãi khơng đúng kỳ hạn. Cho nên việc quản trị
rủi ro tín dụng ln là vấn đề quan trọng hàng đầu của các ngân hàng thương mại.
Với sự đồng ý của khoa kinh tế trường Đại Học Nơng Lâm Tp.HCM, ngân
hàng TMCP An Bình và dưới sự hướng dẫn của thầy TS Lê Văn Lạng tôi đã chọn đề


tài: “ Khảo sát thực trạng hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP An Bình và
giải pháp nâng cao quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng “.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
-

Khảo sát thực trạng hoạt động tín dụng tại ngân hàng An Bình


-

Phân tích ngun nhân gây ra rủi ro tín dụng tại ngân hàng An Bình

-

Đề xuất giải các pháp nhằm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng tại ngân

hàng An Bình
1.3. Phạm vi nghiên cứu
Hoạt động tín dụng của ngân hàng An Bình rất đa dạng và phong phú, muốn
đánh giá một cách chính xác địi hỏi phải có một q trình nghiên cứu về mọi hoạt
động liên quan về tín dụng của ngân hàng và số liệu phải được cung cấp tương đối đầy
đủ. Nên đề tài này chỉ đi vào phân tích: “ Khảo sát thực trạng hoạt động tín dụng tại
ngân hàng An Bình và giải pháp quản trị rủi ro tín dụng”. Cụ thể phân tích tình hình
dư nợ, nợ quá hạn phân theo thời hạn cho vay, phân theo ngành kinh tế và theo thành
phần kinh tế tại ngân hàng An Bình trong khoảng thời gian 2005-2007.
Về khơng gian: Đề tài được nghiên cứu tại ngân hàng An Bình – Chi nhánh Phú
Nhuận. Về thời gian: Tơi tiến hành nghiên cứu đề tài này tại ngân hàng từ ngày
18/02/2007 – 18/05/2007.
1.4. Cấu trúc của đề tài
- Chương 1: Đặt vấn đề
Chương này bao gồm lý do chọn đề tài, mục đích của việc nghiên cứu, phạm vi nghiên
cứu và cấu trúc của đề tài.
-

Chương 2: Tổng quan

Mô tả những khái quát về ngân hàng ABBANK, tình hình tổ chức,nhân sự, hoạt động

kinh doanh tại chi nhánh Phú Nhuận và kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 20052007.
-

Chương 3: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Trình bày những vấn đề lý luận liên quan đến tín dụng, rủi ro tín dụng và giới thiệu
các phương pháp nghiên cứu được sử dụng để đạt được các mục tiêu nghiên cứu của
đề tài.
-

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
2


Đây là phần quan trọng là nội dung chính của luận văn. Chương này nêu lên các kểt
quả đạt được trong q trình nghiên cứu, phân tích hoạt động tín dụng và đề xuất các
giải pháp góp phần giảm thiểu những rủi ro trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng
ABBANK.
-

Chương 5: Kết luận và kiến nghị

Trên cơ sở phân tích ở chương 4 rút ra những kết luận chính và đề ra những kiến nghị
giúp cho hoạt động tín dụng của ngân hàng ngày càng hiệu quả hơn.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1 Tổng quan về quá trình hình thành và phát triển của NHTM CP An Bình
2.1.1 Giới thiệu về Ngân Hàng TMCP An Bình
a) Giấy phép thành lập
Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình ( tên trước đây là Ngân hàng thương
mại cổ phần nông thôn An Bình) là một ngân hàng Việt Nam, được thành lập theo
giấy phép số 535/GP-UB ngày 13/05/1993 của UBND Tp.Hồ Chí Minh và giấy phép
hoạt động ngân hàng thương mại cổ phần số 0031/NH-GP ngày 15/04/1993 do Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam cấp.
Ngân hàng TMCP An Bình đặt hội sở tại: Số 78-80 đường Cách Mạng Tháng
Tám, quận 3, Tp.Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Tên tiếng anh: AN BINH COMMERCIAL JOINT STOCK BANK
Điện thoại: 84.8 910 0780
Fax: 84.8 910 0786
Website: www.abbank.vn
b) Mạng lưới hoạt động và khách hàng mục tiêu
Hiện nay ABBANK có mạng lưới với 54 điểm giao dịch trên tồn quốc
(27/12/2007) và đang phục vụ 5.000 khách hàng doanh nghiệp và 50.000 khách hàng
cá nhân. Khách hàng mục tiêu của ABBANK về doanh nghiệp bao gồm các các doanh
nghiệp trực thuộc ngành điện, viễn thông điện lực, doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động
trong lĩnh vực xuất nhập khẩu; về cá nhân bao gồm cán bộ công nhân viên ngành điện,
hộ tiêu dùng điện, và các khách hàng cá nhân khác có nhu cầu sử dụng các sản phẩm
thẻ thanh tốn và tín dụng, trả lương qua tài khoản, vay mua ơ tơ, nhà trả góp, vay tiêu
dùng. Với các sản phẩm dịch vụ đầu tư tài chính, ABBANK tập trung vào việc tư vấn
cho các cơng ty có nhu cầu về huy động và sử dụng vốn qua các kênh vay vốn ngân
hàng, phát hành cổ phiếu, trái phiếu.


Bảng 2.1. Sự tăng trưởng điểm giao dịch của ABBANK từ năm 2005-2007
Năm


2005

2006

2007

Điểm giao dịch

15

23

54

Nguồn tin: hồ sơ đại hội cổ đông
c) Nhân sự
Ngân hàng đã ban hành một số chính sách, quy chế về cơ cấu tổ chức, nội quy
lao động, quy trình tuyển dụng, các chế độ đãi ngộ cho nhân viên. Ban hành các quy
trình đánh giá kết quả làm việc, đưa ra các quy định về thái độ tác phong và trang phục
làm việc, quy định về chức danh nội bộ và chức danh giao dịch
Cuối năm 2006, tồn ngân hàng chỉ có 309 nhân viên, cuối năm 2007 tổng số
nhân viên đã lên đến 1300 người. Tất cả đội ngũ đều được tuyển chọn một cách khách
quan theo tiêu chí ban hành và được tham dự những chương trình đào tạo chuyên
nghiệp. Tỷ lệ nghỉ việc chỉ là 2% trong bối cảnh nền kinh tế thị trường đang cạnh
tranh nhân lực gay gắt, nhờ chính sách đãi ngộ tương xứng, môi trường làm việc ổn
định và thăng tiến.
Bảng 2.2. Sự tăng trưởng nhân sự của ABBANK từ năm 2005-2007
Năm

2005


2006

2007

Nhân sự

95

309

1300

Nguồn tin: hồ sơ đại hội cổ đơng
d) Tình hình hoạt động kinh doanh
Để thu hút và phát triển khách hàng, ABBANK cam kết sẽ tạo ra sự khác biệt
với các ngân hàng khác bằng việc luôn cung ứng các dịch vụ tốt nhất theo nhu cầu
khách hàng mục tiêu trên cơ sở việc thường xuyên lấy ý kiến khách hàng, mơ hình
kinh doanh và mơ hình tổ chức phù hợp, hạ tầng và cơng nghệ hiện đại, sự chuyên
nghiệp và tận tình của nhân viên, các chương trình marketing và sản phẩm liên kết với
các đối tác chiến lược.
Trong năm 2007, ngân hàng đạt được sự tăng trưởng là 250-300% so với năm
2006 với các chỉ tiêu huy động vốn, dư nợ tín dụng và doanh thu với sự tăng trưởng
đáng kể của phí thu từ dịch vụ.

5


Bảng 2.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng An Bình trong 4 năm
Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu
Vốn điều lệ
Tổng thu nhập
Lãi trước thuế

Năm 2004
70.040
7.204
3.236

Năm 2005
165.000
20.521
11.431

Năm 2006
1.131.951
132.713
80.760

Năm 2007
2.300.000
1.209.036
230.766

Nguồn tin: Báo cáo thường niên của ABBANK năm 2007
Hình 2.1 Tổng thu nhập và lợi nhuận của ABBANK từ năm 2004-2007

Nguồn tin:Báo cáo thường niên của ABBANK 2007
e) Lĩnh vực hoạt động của ngân hàng TMCP An Bình

ABBANK là ngân hàng thương mại cổ phần, hoạt động kinh doanh ở các lĩnh
vực ngân hàng bán lẻ và ngân hàng đầu tư:
- Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn dưới các hình thức: Tiền gửi
khơng kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi, tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư của
các cá nhân, tổ chức.
- Vay vốn ngân hàng nhà nước và các tổ chức tín dụng khác.
- Cho vay vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn.
- Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá.
- Hùn vốn và liên doanh.
- Dịch vụ thanh toán nội địa và quốc tế.
- Tư vấn tài chính.
- Tài trợ xuất nhập khẩu cho dự án.

6


f) Các mốc son phát triển
-

4/2008: ABBANK được trao giải “Ngân hàng thanh toán quốc tế xuất sắc

2007” do Wachoviabank – một trong bốn ngân hàng lớn nhất của Mỹ trao tặng.
- 3/2008: ABBANK ký kết hợp tác chiến lược với Maybank – Ngân hàng lớn
nhất Malaysia. Với việc sở hữu 15% cổ phần, Maybank đã trở thành cổ đông nước
ngoài chiến lược của ABBANK.
- 12/2007: ABBANK đã nâng số lượng điểm giao dịch lên tới 54 điểm và trên
20 tỉnh thành.
- 11/2007: tăng vốn điều lệ lên 2300 tỷ đồng .
- 5/2007: ABBANK được ban tổ chức hội chợ tài chính- ngân hàng- bảo hiểm
Banking Expo 2007 trao giải thưởng Quả Cầu Vàng – the Best Banker cho ngân hàng

“phát triển nhanh các sản phẩm dịch vụ công nghệ cao”
- 4/2007: ABBANK trở thành thành viên của mạng thanh toán PAYNET.
- 3/2007: ABBANK ký hợp đồng liên kết chiến lược với Agribank
- 1/2007: tạp chí Asia Money bình chọn ABBANK là nhà phát hành trái phiếu
công ty bản tệ tốt nhất Châu Á
- 6/12/2006: ký hợp đồng triển khai core banking solutions với Temenos và
khai trương trung tâm thanh toán quốc tế tại Hà Nội.
- 7/11/2006: ABBANK đã phát hành công phiếu của EVN cùng với ngân hàng
Deustch Bank và quỹ đầu tư Vina Capital.
- Vốn điều lệ tăng từ VND 165 tỉ vào đầu năm 2006 lên 1131 tỉ vào cuối năm 2006.
- Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) trở thành cổ đông chiến lược của ABBANK.
- Các cổ đơng lớn khác: Tổng cơng ty tài chính Dầu Khí (PVFC) , Tổng cơng ty
Xuất Nhập Khẩu Hà Nội (GELEXIMCO).
- Để đáp ứng được nhu cầu khách hàng trong nền kinh tế ngày càng phát triển
cũng như mong muốn ABBANk ngày càng phát triển, tháng 3 năm 2002 , ABBANK
tiến hành cải cách mạnh mẽ về cơ cấu và nhân sự để tập trung vào chuyên ngành kinh
doanh ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư.
Ngân hàng TMCP An Bình được thành lập vào tháng 4 năm 1993 với vốn điều
lệ là 1tỷ đồng và trụ sở đặt tại 138 Hùng Vương thị trấn An Lạc huyện Bình Chánh,
Tp. Hồ Chí Minh.
7


2.1.2 Giới thiệu chi nhánh ngân hàng ở Phú Nhuận
a) Về địa bàn hoạt động
Chi nhánh quận Phú Nhuận được thành lập vào tháng 01 năm 2004, nằm tại số
78 đường Lê Văn Sỹ, phường 11, quận Phú Nhuận, Tp.HCM, là một trong những chi
nhánh hoạt động khá hiệu quả tuy chỉ mới hoạt động được 4 năm. Quận có tốc độ
tăng dân cư rẩt nhanh, nhiều tiềm năng về phát triển về kinh tế với rất nhiều doanh
nghiệp thương mại, sản xuất đang hoạt động. Chính vì thế trong thời gian qua chi

nhánh đã không ngừng cải tiến sản phẩm, đơn giản hóa thủ tục, hiện đại cơng nghệ và
huấn luyện kỹ năng nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên trong tồn chi nhánh. Từ
những quyết tâm đó cộng với đội ngũ nhân viên trẻ, năng động. Chi nhánh Phú Nhuận
đã tạo được uy tín, thu hút nhiều khách hàng tiềm năng cũng như lượng khách hàng đã
từng giao dịch với ngân hàng, tạo thành công chung trong tồn hệ thống của
ABBANK.
b) Về tình hình nhân sự
Tính đến cuối tháng 12 năm 2007 tổng số cán bộ công nhân viên của chi nhánh
Phú Nhuận là 42 người, trong đó phịng giao dịch Huỳnh Văn Bánh là 11 người. Với
số lượng người hiện tại chi nhánh quận Phú Nhuận đã hoạt động hiệu quả và trong
thời gian tới sẽ tăng cường thêm nhân sự phục vụ cho việc mở rộng thêm ở các phịng
giao dịch.
Bảng 2.4. Tình hình lao động tại Chi Nhánh Phú Nhuận
Chỉ tiêu
1. Phân theo giới tính
Nữ
Nam
2. Phân theo trình độ
Cao đẳng
Đại học
Trên đại học

Số lượng( người )
42
25
17
42
10
25
7


Cơ cấu (%)
100,00
59,52
40,48
100,00
23,81
59,52
16,67

Nguồn tin: Tổ hành chính quản trị

8


Hình 2.2. Cơ cấu lao động theo giới tính và trình độ văn hóa

Nguồn tin: Tổ hành chính quản trị
Trong bất kỳ tổ chức nào thì con người ln là yếu tố quan trọng hàng đầu để
làm nên thành công cho tổ chức đó. Do đó ngay từ đầu ngân hàng đã đầu tư thu hút
nhân tài bằng những chính sách đãi ngộ cao, nhân viên được tham gia huấn luyện các
kỹ năng nghiệp vụ của mình cũng như những công nghệ hiện đại, nhằm phục vụ tốt
cho công việc được giao, hoàn thành các chỉ tiêu mà ngân hàng đã đề ra.
Qua bảng 2.4 và hình 2.2 ta thấy trong tổng số 42 nhân viên có 25 nữ chiếm
59,52%, nam có 17 nhân viên chiếm 40,48%. Tuy lực lượng nhân viên nam và nữ có
chênh lệch nhưng nhìn chung là không quá đáng kể. Đa số các nhân viên tuổi đời cịn
rất trẻ, năng động, nhiệt tình và có trách nhiệm cao trong cơng việc.
Về trình độ chun mơn của từng cán bộ cơng nhân viên, thì trong tổng 42
người thì số nhân viên có trình độ đại học có 25 nhân viên chiếm chiếm 59,52% và
trên đại học là 7 nhân viên chiếm 16,67%, số nhân viên còn lại có trình độ cao đẳng là

10 nhân viên chiếm 23,81%. Ngân hàng khơng có nhân viên có trình độ trung cấp.
Qua đó cho ta thấy đội ngũ nhân sự trong ngân hàng có trình độ tri thức cao, đặc biệt
là đại học chiếm tỷ lệ rất cao. Như vậy khả năng đáp ứng công việc của nhân viên là
khá tốt, cộng thêm với sự đầu tư từ những khóa nâng cao nghiệp vụ chắc chắn sẽ giúp
cho ngân hàng có điều kiện phát triển và ngày một đi lên.

9


2.2. Bộ máy quản lý và hoạt động của chi nhánh Phú Nhuận
2.2.1. Cơ cấu tổ chức
Hình 2.3. Sơ đồ tổ chức bộ máy của chi nhánh Phú Nhuận
Giám đốc

Phó giám đốc

Tổ hành
chính quản trị

Tổ kiểm sốt

Phịng tín dụng

Phịng kế tốn –
Ngân quỹ

Phịng giao dịch

Nguồn tin: Tổ hành chính quản trị
Bộ máy tổ chức của ngân hàng khá gọn nhẹ, bao gồm những phòng ban chủ

yếu để phục vụ tốt hoạt động cho ngân hàng, giúp dễ quản lý và giảm chi phí khơng
cần thiết.
2.2.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
Ban giám đốc gồm 2 người: 1 giám đốc và 1 phó giám đốc.
- Ban giám đốc trực tiếp điều hành hoạt động của ngân hàng, chỉ đạo thực hiện
đúng các chức năng, nhiệm vụ mà cấp trên giao phó.
- Tiếp nhận các cơng văn, chỉ thị liên quan và phổ biến cho cán bộ công nhân
viên, quán triệt các chủ trương, chính sách của đảng, các quy chế hoạt động kinh
doanh do hội đồng quản trị ban hành.
- Hoạch định chiến lược kinh doanh, lập hội đồng khen thưởng, kỷ luật cho
công nhân viên. Ký duyệt các hồ sơ vay vốn.
Cụ thể: Giám đốc phụ trách phòng kế tốn giao dịch, các phịng giao dịch trực
thuộc, tổ chức nhân sự, điều chuyển vốn nội bộ và chi tiêu nội bộ. Phó giám đốc phụ
trách phịng tín dụng, kiểm quỹ cuối ngày, ký các hợp đồng tín dụng, thế chấp cầm cố
tài sản. Điều hành chi nhánh khi giám đốc đi vắng và báo cáo lại công việc trong ngày.
Phịng kế tốn - ngân quỹ
- Tổng hợp kế hoạch kinh doanh tài chính cho ngân hàng, quản lý chi phí điều
hành, kho quỹ. Đảm bảo thanh tốn đối với nội bộ, khách hàng và ngân hàng khác.
10


- Mở tài khoản cho khách hàng, tiếp nhận hồ sơ vay vốn từ phịng tín dụng, giải
ngân thu nợ, lập các bảng kê khai, sao kê nợ đến hạn, nợ q hạn cung cấp cho phịng
tín dụng theo dõi.
Phịng tín dụng
- Tổ chức cho vay, hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn, xem xét thẩm
định các hồ sơ vay, các dự án đầu tư, kiểm tra theo các quy định hiện hành đối với hồ
sơ vay của khách hàng vay.
- Trực tiếp quản lý hồ sơ vay, theo dõi việc thu hồi nợ và lãi phát sinh. Đôn đốc
những khách hàng chậm trả lãi và vốn gốc. Thanh lý hợp đồng giải chấp. Tiến hành

các thủ tục có liên quan đến việc thanh lý, phát mãi thu hồi vốn và lãi. Lập hồ sơ khởi
kiện đưa lên tịa án giải quyết cho những khách hàng khơng có khả năng trả nợ.
Tổ chức hành chính quản trị
- Tiếp nhận, phân phối, phát hành và lưu giữ văn thư. Thực hiện mua sắm, phân
phối quản lý công cụ lao động, văn phịng phẩm theo quy định.
- Chủ trì việc kiểm kê tài sản, đảm nhận các công tác lễ tân và hậu cần của chi
nhánh. Chịu trách nhiệm tổ chức và theo dõi kiểm tra an ninh, phòng cháy chữa cháy,
đảm bảo an toàn cơ sở vật chất trong và ngồi giờ làm việc
- Theo dõi tình hình nhân sự tại chi nhánh và các đơn vị trực thuộc, thực hiện
các công tác quản trị nhân sự theo quy định. Xây dựng kế hoạch cho từng quý và theo
dõi đánh giá q trình thực hiện.
Tổ kiểm sốt
Thực hiện các nghiệp vụ theo dõi hoạt động của các phòng ban, tiến hành chấn
chỉnh những sai phạm, đôn đốc các nhân viên làm việc đúng theo những quy định của
ngân hàng. Kiểm tra quá trình giao và nhận tiền tệ từ khách hàng đến chi nhánh, từ chi
nhánh đến hội sở và ngược lại.
Phòng giao dịch
Trực thuộc chi nhánh Phú Nhuận thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn, cho
vay, thu đổi ngoại tệ, thu chi hộ cho chi nhánh theo quy định và báo lại cho chi nhánh.
Tổ chức hạch tốn và cơng tác bảo quản kho quỹ. Xây dựng kế hoạch kinh doanh, đảm
bảo hoạt động hiệu quả. Tự kiểm tra kiểm soát các mặt hoạt động của đơn vị, đồng
11


thời chịu sự kiểm tra thường xuyên hoặc đột xuất của chi nhánh. Đảm bảo an ninh và
tài sản cho ngân hàng.
2.2.3. Nội dung hoạt động của ngân hàng
- Nhận tiền gửi bằng VND, ngoại tệ, vàng.
- Cho vay phục vụ sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng.
- Dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, chuyển tiền nhanh Western Union.

- Thu đổi ngoại tệ.
- Dịch vụ thẻ ATM youcard
- Các dịch vụ ngân hàng khác.
2.3. Một số quy định về hình thức vay vốn tại ngân hàng
Ngân hàng An Bình cho vay đối với khách hàng là các tổ chức, cá nhân Việt
Nam và nước ngồi có nhu cầu vay vốn, có khả năng trả nợ để thực hiện các dự án đầu
tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án đầu tư, phương án phục vụ đời
sồng ở trong nước và ngoài nước.
2.3.1. Điều kiện vay vốn
- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự.
- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
- Dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh có khả thi và hiệu quả.
- Có khả năng tài chính đảm bảo nợ vay trong thời hạn cam kết.
Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của ngân hàng An Bình
như:
- Bất động sản: nhà ở, nhà xưởng, quyền sử dụng đất và cơng trình xây dựng trên đất.
- Động sản: máy móc, thiết bị, vật tư, hàng hóa, phương tiện vận tải.
- Chứng từ có giá: sổ tiết kiệm, trái phiếu, ngoại tệ.
2.3.2. Phương thức cho vay
- Cho vay từng lần: mỗi lần vay vốn, ngân hàng và khách hàng tiến hành các
thủ tục vay vốn và ký kết hợp đồng tín dụng.
- Cho vay theo hạn mức tín dụng: Ngân hàng và khách hàng xác định và thỏa
thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một thời gian nhất định. Khách hàng thanh
toán lãi hàng tháng, thanh toán vốn theo các kỳ hạn khác nhau được quy định trên giấy
nhận nợ.
12


- Cho vay theo dự án đầu tư: ngân hàng cho khách hàng vay vốn để thực hiện
các dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ và các dự án phục vụ đời

sống.
2.3.3. Hồ sơ vay vốn
Hồ sơ vay vốn gồm các hồ sơ sau:
1.

Giấy đề nghị vay vốn ( phụ lục số 1)

2.

Hồ sơ pháp lý doanh nghiệp:

-

Giấy đăng ký kinh doanh.

-

Điều lệ công ty ( nếu có).

-

Quyết định bổ nhiệm giám đốc.

-

Giấy chứng nhận đăng ký thuế.

3.

Báo cáo tài chính của doanh nghiệp:


Quyết tốn 2 năm gần nhất.
4.

Phương án vay vốn và hồ sơ thuyểt minh mục đích sử dụng vốn, gồm:

-

Vay vốn bổ sung vốn lưu động, thanh toán tiền hàng trong nước: các hợp đồng

mua hàng, hợp đồng ủy thác, hóa đơn thanh toán, đơn đặt hàng…
-

Tài trợ nhập khẩu: hợp đồng ngoại thương, thư tín dụng,…

-

Tài trợ xuất khẩu: thư tín dụng xuất khẩu ( hợp đồng ngoại), các hợp đồng mua

nguyên liệu, phụ liệu,..thực hiện việc xuất khẩu.
-

Tài trợ xây dựng: hợp đồng thi công, hợp đồng xây dựng, các hợp đồng mua vật

tư, thanh tốn nhân cơng thực hiện cơng trình xây dựng.
5.

Hồ sơ thế chấp, cầm cố:

-


Tài sản là bất động sản: hồ sơ nhà gồm các giấy chứng nhận sở hữu tài sản, tờ

khai trước bạ, bản vẽ.
-

Máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển, hàng hóa:

Đối với động sản nhà nước quy định phải đăng ký quyền sở hữu: giấy chứng nhận
quyền sở hữu.
Đối với động sản đơn vị nhập khẩu trực tiếp: hợp đồng ngoại thương, tờ khai hải quan,
bộ chứng từ nhập hàng.
-

Các chứng từ có giá.

6.

Hồ sơ khác theo yêu cầu của ngân hàng An Bình.
13


2.4. Mức cho vay, lãi suất, loại tiền tệ cho vay
a) Thời hạn vay: căn cứ vào chu kỳ sản xuất, kinh doanh, thời hạn thu hồi vốn của dự
án, khả năng trả nợ của khách hàng, ngân hàng An Bình và khách hàng thỏa thuận:
-

Vay ngắn hạn: khơng q 12 tháng.

-


Vay trung hạn: từ 12 tháng và không quá 60 tháng.

-

Vay dài hạn: trên 60 tháng.

b) Lãi suất cho vay: theo lãi suất do ngân hàng An Bình ban hành và theo sự thỏa
thuận giữa ngân hàng và khách hàng.
c) Loại tiền cho vay
-

Tiền đồng Việt Nam

-

Ngoại tệ.

d) Mức cho vay: được xác định dựa vào những căn cứ sau:
-

Nhu cầu vay vốn hợp lý thông qua đánh giá của ngân hàng An Bình.

-

Trị giá tài sản thế chấp, cầm cố ( do ngân hàng An Bình định giá).

-

Tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không vượt q 15% vốn tự có của


ngân hàng An Bình, trừ trường hợp đối với các khoản cho vay từ các nguồn vốn ủy
thác của Chính Phủ, của các tổ chức và cá nhân hoặc trường hợp đặc biệt được Thủ
tướng Chính Phủ chấp nhận.
2.5. Thủ tục vay vốn
a) Lập hồ sơ vay vốn
-

Khách hàng liên hệ nhân viên tín dụng của ngân hàng An Bình để được hướng

dẫn thủ tục và nộp hồ sơ vay vốn.
-

Thẩm định xét duyệt cho vay:

b) Nhân viên tín dụng thực hiện thẩm định hồ sơ vay
Thẩm định tình trạng pháp lý và tình hình tài chính.
Thẩm định dự án đầu tư hoặc phương án sản xuất kinh doanh.
Thẩm định tài sản dự kiến đảm bảo khoản vay.
Trình xét duyệt hồ sơ vay.

14


c) Thông báo kết quả xét duyệt cho khách hàng
- Trong vòng 5 ngày làm việc đối với vay ngắn hạn ( kể từ ngày nhận đủ hồ sơ).
- Trong vòng 30 ngày làm việc đối với hồ sơ vay trung và dài hạn ( kể từ ngày nhận đủ
hồ sơ).
- Nếu từ chối cho vay, nhân viên tín dụng sẽ thông báo cho khách hàng và nêu rõ lý do
từ chối.

d) Thương lượng khoản vay
Khi được thông báo chấp nhận cho vay, khách hàng có thể thương lượng lại khoản vay
như: thời hạn, lãi suất, phương thức cho vay, tài sản đảm bảo.
Nhận tiền vay và các khoản trả nợ vay:
-

Sau khi thống nhất các điều khoản liên quan đến khoản vay, nhân viên tín dụng

hướng dẫn khách hàng làm thủ tục công chứng tài sản thế chấp, cầm cố trước khi ký
hợp đồng tín dụng.
-

Nhân viên tín dụng tiến hành giao nhận tài sản thế châp, cầm cố tại ngân hàng.

-

Khách hàng nhận nợ vay và thực hiện kế hoạch hoàn trả nợ vay ( vốn và lãi)

theo các thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng đã ký.
e) Thanh lý nợ vay
Sau khi thu hồi đủ nợ vay và các chi phí phát sinh khác ( nếu có), nhân viên tín dụng
hướng dẫn khách hàng thực hiện thủ tục thanh lý hợp đồng và giải chấp tài sản thế
chấp cầm cố mà ngân hàng đã nắm giữ trong thời gian khách hàng đang vay tiền tại
ngân hàng.
f) Lưu giữ hồ sơ
Khi thanh lý xong hợp đồng nhân viên tín dụng tiến hành lưu giữ hồ sơ của khách
hàng trong vòng 3 năm.

15



2.5. Kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh qua 3 năm
Bảng 2.5. Kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng An Bình –
Chi nhánh Phú Nhuận
Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu
1. Tổng thu nhập
Thu từ lãi cho vay
Thu từ hoạt động dịch vụ
Thu từ các hoạt động
khác
2. Tổng chi phí
Chi lãi tiền gửi
Chi tiền lương CBCNV
Chi các khoản phí, lệ phí
Chi phí hoạt động khác
3. Lợi nhuận
4. Lợi nhuận/Chi phí
5. Thu nhập/Chi phí

2005
5130
3910
637

Số tiền
2006
22119
18572

1634

583
3889
2857
448
443
141
1241
0,32
1,32

1913
17077
13622
1454
1223
778
5042
0,30
1,30

2007
40301
34744
2633

Chênh lệch
2006/2005
±

%
16989
331,17
14662
374,99
997
156,51

Chênh lệch
2007/2006
±
%
18182
82,20
16172
87,08
999
61,14

2924
29979
24529
2287
1878
1285
10322
0,34
1,34

1330

13188
10765
1006
780
637
3801
-0,02
-0,02

1011
12902
10907
833
655
507
5280
0,05
0,05

228,13
339,11
376,79
224,55
176,07
451,77
306,29
-7,48
-1,81

52,85

75,55
80,07
57,29
53,56
65,17
104,72
16,62
3,79

Nguồn tin: Phịng kế tốn
Tình hình hoạt động của chi nhánh Phú Nhuận thể hiện qua bảng 2.3 như sau:
Tổng thu nhập của năm 2005 là 5.130 triệu đồng. Năm 2006 là 22.119 triệu
đồng, tăng 16.989 triệu đồng so với năm 2005 tương ứng tăng 331,17%. Năm 2007
tổng thu nhập đã đạt đến 40.301 triệu đồng, tăng 18.182 triệu đồng so với năm 2006
tương ứng tăng 82,2%. Trong đó chủ yếu thu từ lãi cho vay năm 2005 là 3.910 triệu
đồng . Năm 2006 là 18.572 triệu đồng ,tăng 14.622 triệu đồng so với năm 2005, chiếm
83,96% trong tổng thu nhập. Năm 2007 là 34.744 triệu đồng, tăng 16.172 triệu đồng
so với năm 2006 và chiếm 86,21% trong tổng thu nhập. Ngoài ra thu từ các hoạt động
thanh toán dịch vụ và các hoạt động khác chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thu nhập.
Đối với chi phí cho hoạt động thì năm 2005 tổng chi phí là 3.889 triệu đồng.
Năm 2006 là 17.077 triệu đồng, tăng 13.188 triệu đồng so với năm 2005 tương ứng
tăng 339,11%. Năm 2007 là 29.979 triệu đồng, tăng 12.902 triệu đồng so với năm
2006 tương ứng tăng 75,55%. Trong đó, chi chủ yếu là chi trả lãi tiền gửi với năm
2005 là 2.857 triệu đồng. Năm 2006 là 13.622 triệu đồng, tăng 10.765 triệu đồng so
với năm 2005. Đến năm 2007 là 24.529 triệu đồng, tăng 10.907 triệu đồng so với năm
16


×