Tải bản đầy đủ (.doc) (94 trang)

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI CÁC THIẾT BỊ NGÀNH GAS CÔNG NGHIỆP TẠI CÔNG TY KỸ THUẬT PARLYM (VN)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (818.25 KB, 94 trang )

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI CÁC THIẾT BỊ NGÀNH GAS CÔNG
NGHIỆP TẠI CÔNG TY KỸ THUẬT PARLYM (VN)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT viii
DANH MỤC CÁC BẢNG ix
DANH MỤC CÁC HÌNH x
DANH MỤC PHỤ LỤC x
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT viii
DANH MỤC CÁC BẢNG ix
DANH MỤC CÁC HÌNH x
DANH MỤC PHỤ LỤC x
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BH & CCDV Bán hàng và cung cấp dịch vụ
BH & QLDN Bán hàng và quản lý doanh nghiệp
BPBH Bộ phận bán hàng
BPKT Bộ phận kỹ thuật
CCDC Công cụ dụng cụ
CNV Công nhân viên
CP Chi phí
CSH Chủ sở hữu
DT Doanh thu
ĐTDH Đầu tư dài hạn
ĐTNH Đầu tư ngắn hạn
DTT Doanh thu thuần
ĐVT Đơn vị tính
GDP Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)
GVHB Giá vốn hàng bán
HĐKD Hoạt động kinh doanh


HTK Hàng tồn kho
HQ Hàn Quốc
KD Kinh doanh
KH Khách hàng
KT Kỹ thuật
LN Lợi nhuận
LNST Lợi nhuận sau thuế
SLTT Sản lượng tiêu thụ
SP Sản phẩm
T.N.KỲ Thổ Nhĩ Kỳ
TNDN Thu nhập doanh nghiệp
TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh
TQ Trung Quốc
TS Tỉ suất
TSCĐ Tài sản cố định
TSCP Tỉ suất chi phí
TSLĐ Tài sản lưu động
VCĐ Vốn cố định
VLĐ Vốn lưu động
VN Việt Nam
WTO Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (World Trate Organization)
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT viii
DANH MỤC CÁC BẢNG ix
DANH MỤC CÁC HÌNH x
DANH MỤC PHỤ LỤC x
ix
DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT viii
DANH MỤC CÁC BẢNG ix
DANH MỤC CÁC HÌNH x
DANH MỤC PHỤ LỤC x
DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. So Sánh Doanh Thu Theo Đối Tượng Khách Hàng Qua 2 Năm 2006 – 2007
Phụ lục 2. Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Doanh Thu
Phụ lục 3. Bảng Tồn Kho và Tình Hình Tiêu Thụ Sản Phẩm Năm 2006 – 2007
Phụ lục 4. Bảng Giá Một Số Mặt Hàng Tiêu Biểu Năm 2007
x
Phụ lục 5. Hình Ảnh Một Số Sản Phẩm Đặc Trưng của Công Ty Parlym
xi
CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Phát triển kinh tế thị trường, mở cửa và hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế
giới đặt nền kinh tế nước ta nói chung và các doanh nghiệp trong nước nói riêng trước
những cơ hội mới đồng thời đối diện với những thách thức to lớn không những trên thị
trường quốc tế mà cả thị trường trong nước.
Trong những năm gần đây, đất nước ta phát triển vượt bậc với tốc độ tăng
trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 7 – 8%, theo đó là sự phát triển của xã hội, đời
sống con người ngày càng được nâng cao thì nhu cầu sử dụng nhiên liệu ngày càng
tăng, đặc biệt là nhiên liệu sạch, trong đó có khí hóa lỏng hay còn gọi là gas (LPG)
hoặc các loại khí hóa hơi. Từ khi Việt Nam trở thành thành viên của Tổ Chức Thương
Mại Thế giới WTO (11/2006), thì hàng loạt các doanh nghiệp, các văn phòng đại diện
được mở tại Việt Nam, do đó thị trường gas ngày càng được mở rộng và trở nên sôi
động hơn. Đây chính là cơ hội cho những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực gas
cũng như kinh doanh các thiết bị ngành gas công nghiệp, đồng thời các doanh nghiệp
này cũng đứng trước những thách thức vô cùng to lớn trong cuộc cạnh tranh đầy khóc

liệt như hiện nay.
Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp phải xác định được vị thế của mình và nổ
lực hoạt động để có thể tồn tại và ngày càng phát triển. Vấn đề quan trọng hàng đầu
của doanh nghiệp là hiệu quả kinh tế và kết quả thu về là lợi nhuận, để làm được điều
này doanh nghiệp phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá diễn biến kết quả hoạt động
kinh doanh, nhất là đối với những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại.
Các doanh nghiệp này nhiệm vụ chủ yếu là tiêu thụ sản phẩm cho các công ty mà
mình đại diện, vì vậy doanh nghiệp phải tìm nguồn cung ứng đầu vào thật tốt và uy
tín, và kể cả đầu ra, điều này sẽ không phải dễ dàng đối với sản phẩm bán ra không
phải là người tiêu dùng cuối cùng mà người sử dụng chính là các doanh nghiệp (cùng
ngành hay khác ngành) hay còn gọi là khách hàng công nghiệp, và sản phẩm bán ra
được gọi là sản phẩm công nghiệp.
Thuật ngữ hoạt động kinh doanh thương mại không còn xa lạ gì đối với các
doanh nghiệp hiện nay. Trong cơ chế thị trường, kinh doanh có thể hiểu là sự đầu tư
vốn để tìm kiếm lợi nhuận, do đó doanh nghiệp phải có công tác hạch toán các khoản
doanh thu và chi phí để xác định được lợi nhuận là kết quả cuối cùng mà công ty cần
đạt đươc. Vì lẽ đó, Công Ty KT Parlym ngoài lĩnh vực chuyên thiết kế, lặp đặt các hệ
thống gas công nghiệp còn chuyên cung cấp, mua bán các thiết bị ngành gas công
nghiệp phục vụ cho các hoạt động của các công ty khác.
Với những vấn đề nêu trên, được sự cho phép của Ban Giám Đốc công ty, cùng
với sự hướng dẫn của cô Lê Nhật Hạnh, giảng viên Khoa Kinh Tế trường Đại Học
Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, tôi đã chọn và thực hiện đề tài: “Phân tích tình
hình hoạt động kinh doanh thương mại đối với các thiết bị ngành gas công nghiệp
tại Công Ty KT Parlym (VN)” để làm đề tài cho cho bài khóa luận hoàn thành
chương trình học của mình tại lớp DH04QT. Thông qua những vấn đề trình bày trong
luận văn, tôi mong muốn sẽ có thể đưa ra những nhận xét, kết luận và những giải pháp
phát triển phù hợp nhằm đóng góp ý kiến giúp công ty gia tăng doanh số, mở rộng thị
phần,… Với kiến thức còn hạn hẹp cũng như thời gian hạn chế nên đề tài không tránh
khỏi những sai sót. Rất mong thầy cô, Ban Giám Đốc trong công ty và các bạn đóng
góp ý kiến để đề tài được hoàn thiện hơn.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung
Thông qua việc sử dụng các chỉ tiêu để phân tích tình hình hoạt động kinh
doanh thương mại của công ty KT Parlym, đánh giá kết và quả hiệu quả trong lĩnh vực
kinh doanh các thiết bị ngành gas, tìm hiểu nguồn cung ứng đầu vào và khả năng tiêu
thụ sản phẩm để thấy được những điểm yếu và điểm mạnh của công ty.
Mục tiêu cụ thể
- Phân tích hiện trạng kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh thương mại của
công ty trong thời gian 2006 – 2007.
2
- Nghiên cứu về tình hình nguồn cung ứng đầu vào của công ty, tình hình tiêu
thụ sản phẩm đối với khách hàng công nghiệp.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh thương mại
của công ty.
- Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thương mại của
công ty.
- Đưa ra các kiến nghị dựa trên kết quả nghiên cứu để nâng cao hiệu quả kinh
doanh của công ty.
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Đề tài được thực hiện tại công ty Kỹ Thuật Parlym (VN)
quận Bình Thạnh TP. HCM.
Nghiên cứu, khảo sát và thu thập số liệu tại công ty.
Phạm vi thời gian: Từ ngày 24/03/2008 đến ngày 06/06/2008.
1.3. Cấu trúc của luận văn
Chương 1: Đặt vấn đề.
Đây là chương giới thiệu chung về lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, giới
hạn của đề tài và cấu trúc của luận văn để có cái nhìn tổng quát về toàn bộ bài luận.
Chương 2: Tổng quan.
Chương 2 sẽ giới thiệu tổng quan về công ty, quá trình thành lập, sự phát triển,
cơ cấu tổ chức của công ty, những thuận lợi và khó khăn trong hiện tại và định hướng

phát triển trong tương lai, đồng thời cũng nêu lên một cách khái quát về tình hình hoạt
động cơ bản tại công ty trong những năm hoạt động.
Chương 3: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.
Chương này sẽ đi sâu vào chi tiết về những cơ sở lý thuyết của hoạt động
thương mại, hiệu quả phân tích hoạt động kinh doanh, nhu cầu sản phẩm của khách
hàng công nghiệp, đồng thời đưa ra những khái niệm cũng như giới thiệu các yếu tố
ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của công ty, bao gồm cả các yếu tố nội
tại và các yếu tố bên ngoài. Ngoài ra, chương 3 còn trình bày các phương pháp nghiên
cứu của đề tài cũng như phương pháp thu thập và xử lý số liệu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận.
3
Đây là chương trọng tâm của đề tài nêu lên kết quả sau quá trình nghiên cứu,
đồng thời sẽ có cái nhìn rõ hơn về tình hình hoạt động tại công ty thông qua việc đi
sâu vào phân tích các mặt, các chỉ tiêu của quá trình hoạt động kinh doanh thương mại
qua 2 năm hoạt động (2006 – 2007). Từ đó tìm ra những thuận lợi và khó khăn cũng
như điểm mạnh và điểm yếu để đề ra một số giải pháp thực hiện.
Chương 5: Kết luận và thảo luận.
Chương này sẽ đưa ra những nhận định từ việc tổng hợp kết quả nghiên cứu ở
Chương 4 thấy được những điểm mạnh, điểm yếu đồng thời nêu lên những kiến nghị
đối với cơ quan ban ngành và nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công
ty.
4
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN
2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Giới thiệu chung về công ty
Tên gọi : Công ty Kỹ Thuật Parlym (VN).
Tên giao dịch : Parlym Engineering Company (VN).
Trụ sở công ty : 201/60/37 Nguyễn Xí, Phường 26, Quận Bình Thạnh, Tp.
HCM.

Số điện thoại : (84-8) 511 8671
Fax : (84-8) 511 8664
MST : 03 02 722 668
Email :
Giấy phép đầu tư số 394/GP_HCM do Ủy ban nhân dân Tp. HCM cấp ngày
09/08/2002.
Vốn đầu tư đăng ký cả doanh nghiệp là 500.000 USD.
Vốn pháp định của doanh nghiệp: 500.000 USD
Lĩnh vực kinh doanh:
Cung cấp dịch vụ, thiết kế, lắp đặt, sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng hệ thống
đường dẫn điện, nước, khí đốt, nhiên liệu lỏng.
Cung cấp dịch vụ tư vấn, thiết kế, chế tạo lò nướng gốm sứ, máy và thiết bị
ngành gas, lắp đặt hệ thống bồn gas.
Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm dầu khí hoặc có nguồn gốc từ dầu khí
(xăng, dầu, khí hóa lỏng, hóa chất - trừ hóa chất Nhà nước cấm).
Mua bán các sản phẩm dùng trong ngành gas công nghiệp (các loại van điều áp,
đồng hồ lưu lượng, thiết bị dò gas, máy hóa hơi gas…).
Chủ đầu tư: của Công Ty Kỹ Thuật Parlym là Công Ty Parlym có trụ sở đặt tại
34 Rue Saint Lazare, 75009 Paris, Cộng Hòa Pháp.
Quá trình hình thành và phát triển của công ty:
Công ty Kỹ thuật Parlym được thành lập và đi vào hoạt động theo Giấy phép
đầu tư 394/GP_HCM do Ủy ban nhân dân Tp. HCM cấp ngày 09/08/2002.
Trụ sở công ty đặt tại 3/9 Nơ Trang Long, P 7, Q Bình Thạnh, Tp. HCM.
Năm 2003 – 2004, Công ty đã trở thành nhà phân phối các sản phẩm gas và
thiết bị gas, dầu khí, lò đốt,… hiệu Samtech (Italia), Oldham (Pháp), Technogas
(Italia), Hitachivalue (Nhật)…
Năm 2005, để đáp ứng nhu cầu thị trường gas ngày gia tăng công ty đã tìm
thêm một số nhà cung ứng đầu vào ở các nước: Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái
Lan… Bên cạnh đó công ty thuê thêm xưởng cơ khí phục vụ cho nhu cầu hoạt động và
lắp đặt của công ty.

Tháng 1/2006, Trụ sở công ty đặt ở 201/60/37, P 26, Q Bình Thạnh, Tp. HCM.
Cho đến nay, công ty có hơn 30 nhân viên chính thức trong công ty (chưa tính
thuê ngoài).
Trong những năm hoạt động công ty đã thực hiện một số dự án lớn như:
- Thiết kế lắp đặt hệ thống bồn gas, máy hóa hơi, thiết bị dò gas và đo lưu lượng
gas tiêu dùng cho Khách Sạn PARK HYATT.
- Lắp đặt hệ thống bồn gas và hệ thống lọc khử mùi cho Công Ty TNHH JIA
BAO (VN); Lắp đặt các hệ thống gas LPG, dầu FO, dầu đốt công nghiệp, khí
nén, hơi nước… cho NHÀ MÁY PROCONCO.
- Thiết kế lắp đặt bồn gas, cây xăng tự động (sử dụng bằng thẻ) cho Công Ty
MERCEDES BENZ (VN).
- Thiết kế hệ thống gas cho chi nhánh gas PETROLIMEX SÀI GÒN, cho Chung
Cư Phường 12, Quận 3, TP HCM; Thiết kế và lắp đặt lò nung, lò sấy cho Công
Ty GMT.
2.2. Chức năng nhiệm vụ và quyền hạn công ty
Chức năng nhiệm vụ:
6
Là một trong những công ty chuyên thiết kế, lắp đặt, bảo trì, bảo dưỡng các hệ
thống đường dẫn điện, nước, khí đốt, nhiên liệu lỏng và các hệ thống bồn gas; kinh
doanh và phân phối các sản phẩm ngành gas công nghiệp.
Nhập khẩu, làm đại lý ủy thác nhập khẩu cho các thương hiệu nổi tiếng:
OLDHAM, TECHNOGAS, NR RICNI, SAMTECH, HITACHI VALVE…
Liên kết, hợp tác kinh tế với các đơn vị trong nước để phục vụ cho ngành gas
công nghiệp.
Công ty đã có lượng khách hàng tương đối ổn định và uy tín trên thị trường, do
đó doanh số bán cũng được duy trì và phát triển theo từng năm.
Với đội ngũ nhân lực gồm các kỹ sư, cử nhân, và cán bộ kỹ thuật, công nhân
lành nghề có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực ngành gas. Công Ty KT Parlym đã cập
nhật các kiến thức mới, hiện đại, biết phát huy nguồn trí thức cao, nội lực sáng tạo
Việt Nam, làm chủ nhanh chóng công nghệ mới. Trong suốt quá trình kinh doanh,

Công ty luôn lấy “Chất lượng, hiệu quả, kinh tế” làm tiêu chuẩn hàng đầu để đến với
khách hàng. Những ý tưởng khoa học, sáng tạo công nghệ đã giúp công ty mạnh dạn
ứng dụng các công nghệ cao, thiết bị hiện đại mang lại nhiều hiệu quả kinh tế và xã
hội.
Quyền hạn:
Tự chủ về tài chính, tín dụng ngân hàng, ngoại hối để đảm bảo cho hoạt động
kinh doanh của công ty.
Có quyền chủ động tổ chức bộ máy, tổ chức đội ngũ nhân viên, tổ chức hoạt
động kinh doanh và các dịch vụ trên các lĩnh vực.
Tuyển dụng và cho thôi việc cán bộ công, nhân viên, chủ động trả lương cho
công nhân viên.
Liên kết trong và ngoài nước, nhập khẩu trực tiếp các loại sản phẩm và thiết bị
ngành gas phục vụ quá trình hoạt động kinh doanh của công ty.
Chủ động xây dựng các biện pháp kinh doanh, tìm thị trường trong và ngoài
nước.
Các mặt hàng thiết bị công ty kinh doanh: các sản phẩm ngành gas (các loại
van, bồn LPG, máy hóa hơi, các thiết bị chống cháy nổ…) và một số loại khác nhưng
chiếm tỷ trọng nhỏ.
7
2.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty
2.3.1. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Hình 2.1. Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý của Công Ty
Nguồn: Phòng kinh doanh
2.3.2. Nhiệm vụ và chức năng của ban lãnh đạo và các phòng ban
Giám đốc điều hành: Là người toàn quyền của hội đồng thành viên cũng như
quyền tổng giám đốc để điều hành toàn bộ bộ máy hoạt động và kinh doanh của công
ty. Chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch, chiến lược ngắn hạn, dài hạn của công ty,
điều hành các hoạt động, phân công phân nhiệm cho các phòng ban, các bộ phận đơn
vị trực thuộc.
Xét duyệt và ký hợp tác, liên kết với các đơn vị khác để mở rộng hoạt động sản

xuất kinh doanh, giao dịch tiếp cận với thị trường thế giới nhằm tìm nguồn hàng cung
ứng cho công ty, đàm phán, ký kết các hợp đồng…
Bộ phận kế toán: Tập hợp tất cả các chứng từ, ghi chép lại để báo cáo lại cho
ban giám đốc và cơ quan thuế. Chịu trách nhiệm hướng dẫn và cập nhật những thông
tin của nhà nước liên quan đến các thủ tục, chính sách của nhà nước về các ngành
hàng công ty đang kinh doanh.
Bộ phận kinh doanh: Tìm kiếm thông tin khách hàng, giới thiệu sản phẩm,
đồng thời chịu trách nhiệm lập kế hoạch kinh doanh và các chính sách bán hàng, tiêu
thụ sản phẩm theo chỉ tiêu và chỉ tiêu đề ra theo từng giai đoạn cụ thể.
Bộ phận kỹ thuật: thực hiện công tác tư vấn, thiết kế. lắp đặt các hệ thống khi
khách hạn yêu cầu, xây dựng các dự án kỹ thuật, đưa ra các giải pháp kỹ thuật tiết
kiệm, an toàn, chất lượng, có uy tín.
GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH
(Gerneral Manager)
BỘ
PHẬN
KẾ
TOÁN
BỘ
PHẬN
BẢO TRÌ
BỘ
PHẬN
KỸ
THUẬT
BỘ
PHẬN
KINH
DOANH
BỘ

PHẬN
BÁN
HÀNG
8
Bộ phận bảo trì: Thực hiện công tác kiểm tra theo định kỳ để kịp thời sửa
chữa, khắc phục những hệ thống công ty đã lắp đặt.
Bộ phận bán hàng: Chịu trách nhiệm về doanh số hàng hóa bán ra, đồng thời
thu thập những thông tin liên quan đến sản phẩm, thị trường, đối thủ cạnh tranh… tập
hợp lại để báo cáo lên trên.
2.4. Mục tiêu kinh tế và xã hội của công ty
2.4.1. Mục tiêu kinh tế
Trong cơ chế thị trường, cạnh tranh và hội nhập làm thế nào để doanh nghiệp
hoạt động có hiệu quả (tức doanh nghiệp hoạt động có lợi nhuận) là yếu tố sống còn
đối với các doanh nghiệp hiện nay, đồng thời nó còn tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp phát triển, tăng khả năng cạnh tranh không chỉ ở thị trường trong nước mà ngay
cả thị trường quốc tế. Do đó, việc xác định doanh thu, chi phí một cách hợp lý sẽ giúp
ích rất nhiều cho các doanh nghiệp trong việc xác định kết quả kinh doanh, từ đó giúp
các nhà quản lý đưa ra những hoạch định, chiến lược phù hợp với tình hình thực tế và
tương lai của doanh nghiệp.
2.4.2. Mục tiêu xã hội
Công ty KT Parlym là một trong những doanh nghiệp chuyên thiết kế, lắp đặt
các hệ thống gas công nghiệp và cung cấp các sản phẩm ngành gas LPG tại thị trường
Việt Nam và cũng là một trong các doanh nghiệp luôn tìm tòi nghiên cứu, ứng dụng
thành công các mô hình xây dựng đường ống cung cấp LPG an toàn mới. Công ty là
đơn vị đi tiên phong trong nghiên cứu các ứng dụng mới của LPG (khí hóa lỏng, khí
hóa hơi). Hiện nay Công ty đang trong giai đoạn phát triển các ứng dụng mới sử dụng
LPG nhằm mở rộng thị trường bên cạnh các khu vực thị trường truyền thống là thị
trường dân dụng, thương mại và khu công nghiệp.
Gas là chất đốt sạch, cho nhiệt độ cao và năng suất tỏa nhiệt lớn, không gây ô
nhiễm môi trường, độ an toàn cao do được hóa lỏng dưới áp suất thấp, không ăn mòn

và tiện lợi trong vận chuyển, tồn trữ. Do đó các sản phẩm phục vụ cho ngành gas cũng
phải chất lượng đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng. Trong thời gian gần đây, sự
phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, gas còn được sử dụng trong ngành giao
thông vận tải, thay thế các nhiên liệu truyền thống như xăng, dầu,… điều này sẽ kìm
hãm tốc độ gia tăng ô nhiễm môi trường. Mặt khác, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng
9
với tốc độc khá cao làm cho thu nhập quốc dân tăng lên, do đó nhu cầu tiêu thụ gas
ngày một gia tăng. Bên cạnh đó, hiện nay chưa có sản phẩm thay thế nào có ưu thế
hơn so với sản phẩm gas nên nhu cầu tiêu thụ gas trong những năm tới là rất lớn. Do
đó, là một trong những đơn vị chuyên lắp đặt và kinh doanh các sản phẩm ngành gas
phải tận dụng cơ hội và ưu thế để phát triển và mở rộng hơn nữa hoạt động kinh doanh
trong tương lai.
2.5. Hoạt động kinh doanh của công ty
2.5.1. Sản phẩm kinh doanh
Hiện nay sản phẩm ngành gas của công ty cung cấp hầu hết là cho các khách
hàng công nghiệp: các chu chế xuất, các doanh nghiệp ngành gas, các xí nghiệp chế
biến thực phẩm, lò nung gốm, sứ, các nhà hàng, khách sạn,… trong những năm qua
công ty không ngừng mở rộng và đa dạng các sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu ngày
càng tăng của khách hàng. Sản phẩm của công ty gồm:
- Nhãn hiệu Samtech: gồm các mặt hàng van: van bi, van điều áp, van điện từ…;
đồng hồ áp suất, máy hóa hơi… với dòng sản phẩm nhập từ Ý, Nhật, Đài
Loan…
- Các hệ thống đường ống gas an toàn, hệ thống chống nổ, báo cháy.
- Các loại lọc gas, đồng hồ nhiệt, bộ dò gas, bồn LPG và các sản phẩm phục vụ
lắp đặt hệ thống gas cho các dự án.
2.5.2. Tổ chức hoạt động thương mại và quy trình thiết kế, lắp đặt sản phẩm
10
Hình 2.2. Sơ Đồ Tổ Chức Hoạt Động Bán Hàng và Thiết Kế Lắp Đặt Sản Phẩm
của Parlym
Nguồn: Phòng kinh doanh

Sơ đồ tổ chức hoạt động bán hàng và thiết kế, lắp đặt sản phẩm gồm 2 phần:
1) Khi khách hàng có nhu cầu về công tác lắp đặt các hệ thống gas công
nghiệp, sẽ gặp trực tiếp bộ phận kỹ thuật (BPKT). BPKT sẽ cung cấp các
dịch vụ về tư vấn và thiết kế các hệ thống theo yêu cầu hoặc các dự án. Sau
khi cung cung cấp dịch vụ đó, BPKT sẽ cùng với bộ phận kế toán và bộ
phận bán hàng báo giá sản phẩm và tính toán các chi phí phát sinh. Nhận
được báo giá từ phía công ty, nếu khách hàng chấp nhận thì BPKT sẽ tiến
hành lắp đặt, thi công. Sau khi các công tác đã được thực thi và hoàn chỉnh
thì khách hàng sẽ được nhận dịch vụ bảo trì và bảo dưỡng sản phẩm trong
quá trình sử dụng.
2) Đối với những khách hàng có nhu cầu về sản phẩm ngành gas mục đích
kinh doanh hoặc sử dụng, sẽ gặp bộ phận kinh doanh và nhận được các dịch
vụ khách hàng (bảng báo giá, điều kiện và thời giao hàng, thời gian bảo
hành, nơi xuất xứ, ). Tiếp theo là BPBH cùng bộ phận kế toán sẽ thông qua
các chứng từ xuất hóa đơn. Sau đó chuyển cho bộ phận giao nhận hàng hóa
tiến hành khâu xuất hàng hóa cho khách hàng. Trong thời gian bảo hành nếu
KHÁCH HÀNGBỘ PHẬN KỸ
THUẬT
DV TƯ VẤN,
THIẾT KẾ
LẮP ĐẶT, THI
CÔNG
BÁO GIÁ SẢN
PHẨM
DV KHÁCH
HÀNG
BỘ PHẬN BÁN
HÀNG
GIAO NHẬN
HÀNG HÓA

BỘ PHẬN KINH
DOANH
KẾ TOÁN
BẢO HÀNHBẢO TRÌ, BẢO
DƯỠNG
KHÁCH HÀNG
21
11
sản phẩm gặp lỗi kỹ thuật hoặc hư hỏng thì sẽ được hưởng dịch vụ theo điều
kiện đã thỏa thuận.
2.6. Môi trường ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty
• Môi trường pháp luật – chính trị
Doanh nghiệp là một tế bào của nền kinh tế. Mọi quyết định của doanh nghiệp
đều chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các yếu tố của môi trường chính trị - luật pháp.
Trong những năm qua, nền chính trị Việt Nam tương đối ổn định tạo nền tảng cho các
doanh nghiệp yên tâm tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh và hoạt động có
hiệu quả.
Về hoạt động đối ngoại, nhà nước ta đã thực hiện chính sách đối ngoại và hội
nhập kinh tế quốc tế ngày càng được mở rộng và nâng cao. Đến nay Việt Nam đã có
quan hệ thương mại với hơn 220 quốc gia và nền kinh tế, tích cực tham gia vào các
định chế quốc tế như ASEAN, APEC, QSEM,… và trở thành thành viên chính thức
của tổ chức thương mại thế giới (WTO).
Để đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã nổ lực hoàn thiện hệ
thống luật pháp, chính sách. Trong thời gian qua, Quốc hội đã xem xét và thông qua
nhiều đạo luật quan trọng, trong đó có Luật đầu tư trong nước và nước ngoài, Luật đấu
thầu, luật sở hữu trí tuệ, Luật giao dịch điện tử, Luật kinh doanh bất động sản, Luật
chứng khoán… Ngoài những chính sách và luật định chung, nhà nước còn có các văn
bản pháp luật quy định cụ thể cho từng ngành nghề riêng biệt. Một số văn bản pháp
luật liên quan đến ngành kinh doanh khí đốt hóa lỏng và các sản ngành gas bao gồm:
Nghị định số 59/2006 NĐ-CP ngày 12/06/2006, quy định về hàng hóa cấm lưu

thông, dịch vụ cấm thực hiện, hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh, kinh doanh có
điều kiện.
Thông tư của bộ thương mại số 15/1999 TT-BTM ngày 19/05/1999, về hướng
dẫn kinh doanh khí đốt hóa lỏng và các sản phẩm ngành gas.
Hiện tại, các vấn đề liên quan hoạt động kinh doanh khí hóa lỏng được sự quản
lý của 6 Bộ và ban ngành địa phương. Trong đó, Bộ Công an có rất nhiều đơn vị: Cục
cảnh sát kinh tế, Cục phòng cháy chữa cháy, phòng chống cháy nổ; Bộ công nghiệp
chỉ đạo và quản lý các nhà máy thuộc Bộ; Bộ thương mại cũng có 2 cơ quan: Vụ chính
sách thị trường trong nước (chuyên về điều kiện kinh doanh khí hóa lỏng) và Cục quản
12
lý thị trường; Bộ khoa học công nghệ có: Tổng cục tiêu chuẩn – Đo lường chất lượng
và Cục sở hữu trí tuệ (kiểm soát nhãn hiệu hàng hóa); Bộ lao động và thương binh xã
hội chịu trách nhiệm kiểm soát an toàn lao động; Bộ tài chính với các quy định chính
sách đối với các mặt hàng khí hóa lỏng và các sản phẩm ngành gas.
• Môi trường kinh tế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ đến
nhu cầu sử dụng năng lượng nói chung trong tiêu dùng và trong công nghiệp, đặc biệt
là nhiên liệu gas. Nền kinh tế tăng trưởng nhanh sẽ làm gia tăng nhu cầu sử dụng nhiên
liệu gas của người dân, xã hội và ngược lại. Trong những năm qua tốc độ tăng trưởng
GDP của Việt Nam duy trì ở mức 7-8% và sẽ tiếp tục tăng trưởng trong những năm
tới. Sự phát triển lạc quan của nền kinh tế có ảnh hưởng tốt đến sự phát triển của
ngành sản xuất kinh doanh phân phối gas, từ đó cho thấy rủi ro biến động nền kinh tế
là không cao. Do đó môi trường kinh tế có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh
doanh các sản phẩm ngành gas của doanh nghiệp.
Bảng 2.1. Tình Hình Kinh Tế Việt Nam Từ 2002 – 2006
Đơn vị: %
Năm
Tỷ lệ
lạm
phát

(đã điều
chỉnh)
Tăng
trưởng
GDP
(đã điều
chỉnh)
Tăng trưởng
Tổng
sản phẩm
trong nước
Nông
lâm
thủy
sản
Công
nghiệp
xây dựng
Thương
mại
- Dịch vụ
2002 4.0% 7.1% 1.7 46.7 51.6 100
2003 3.2% 7.3% 1.6 49.1 49.3 100
2004 7.7% 7.7% 1.4 48.9 49.7 100
2005 8.0% 7.5% 1.3 48.1 50.6 100
2006 7.0% 7.4% 1.2 47.7 51.1 100
Nguồn: Thống kê của Quỹ tiền tệ quốc tế
Theo tờ báo Đảng Cộng Sản Việt Nam “Tình hình kinh tế - xã hội trong nước 9
tháng năm 2007 tiếp tục diễn biến theo chiều hướng tích cực. Hầu hết các ngành, các
lĩnh vực then chốt của nền kinh tế đã đạt được kết quả vượt trội so với 9 tháng cùng kỳ

của năm 2006. Tổng sản phẩm trong nước GDP tăng 8,16%, là năm có tốc độ tăng 9
tháng cao nhất kể từ năm 1998 đến nay.
Tốc độ tăng trưởng GDP (đã điều chỉnh) trung bình trong 5 năm là 7.4% và đạt
mức cao nhất vào năm 2004 (7.7%). Năm 2006, tăng trưởng kinh tế Việt Nam 7.4%
13
tuy thấp hơn 2005, nhưng vẫn cao hơn kế hoạch đề ra, cao nhất trong khu vực Đông
Nam Á và Việt Nam đã duy trì đực mức tăng trưởng liên tục trong những năm qua.
Về tình hình lạm phát (đã điều chỉnh), đạt mức trung bình 6% trong 5 năm, tỷ lệ
lạm phát thấp nhất vào năm 2003 đạt 3.2%, sau đó tăng mạnh và đạt mức cao nhất vào
năm 2005 (8%). Năm 2006, mức lạm phát được khống chế hiệu chỉnh xuống còn 7%,
đây là thành công đáng khích lệ trong điều kiện giá cả tiêu dùng trong nước ngày càng
có xu thế tăng cao.
Tốc độ tăng trưởng của cơ cấu ngành, xét trên 3 cơ cấu chính là Nông lâm -
thủy hải sản, Công nghiệp – xây dựng, Thương mại – dịch vụ tổng mức 100%. Nhìn
chung các ngành có tốc độ tăng trưởng tương đối ổn định, dẫn đầu là Thương mại –
dịch vụ đạt 50.46% trung bình trong 5 năm, tiếp đến là ngành Công nghiệp – xây dựng
và cuối cùng là ngành Nông lâm – thủy hải sản. Qua đó cho thấy, cơ cấu ngành tiếp
tục có những chuyển biến tích cực theo hướng công nghiệp hóa.
• Môi trường xã hội
Nhiên liệu đặc biệt là khí hóa lỏng là sản phẩm không thể thiếu trong hoạt động
đời sống kinh tế xã hội, trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ở mỗi quốc
gia. Vì thế, môi trường xã hội có tác động mạnh mẽ và tích cực đến hoạt động kinh
doanh sản phẩm ngành gas của doanh nghiệp.
Việt Nam là nước có dân số cao thứ 13 trên thế giới trên 83 triệu người, đây là
một trường tiêu thụ nhiên liệu lớn và đầy tiềm năng, thu hút ngày càng nhiều các nhà
đầu tư trong và ngoài nước tham gia vào lĩnh vưc này, đây sẽ là cơ hội cho những
doanh nghiệp hoạt động cùng ngành.
Hơn nữa, khi tốc độ tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam tăng cao và ổn định, đời
sống con người ngày càng cải thiện và mức sống càng được nâng cao thì chất lượng
cuộc sống cũng được chú ý hơn. Do đó hàng loạt các nhà hàng, khách sạn mọc lên

phục vụ cho nhu cầu con người, đây là thị trường tiêu thụ gas cũng như sản phẩm
ngành gas tương đối lớn.
• Môi trường công nghệ
Ngày nay, công nghệ đóng vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp đang
hoạt động trong ngành khí hóa lỏng, vì môi trường kinh doanh đòi hỏi công nghệ phải
14
tiên tiến và hiện đại, đảm bảo chất lượng hơn so với đối thủ cạnh tranh thì mới có thể
tồn tại và phát triển.
Các sản phẩm ngành gas hiện nay để đảm bảo an toàn cho người sử dụng và đạt
chất lượng cao thường phải theo tiêu chuẩn Châu Âu hoặc một số nước có quy trình
công nghệ tiến bộ như Nhật, Pháp, Italia…
Công ty Parlym có các sản phẩm cung cấp cho khách hàng với các thiết bị theo
công nghệ tiên tiến đảm bảo độ an toàn cao và là một trong những công ty đang áp
dụng các tiêu chuẩn Việt Nam về kỹ thuật lắp đặt các hệ thống đường ống gas để đảm
bảo các nguyên tắc về chất lượng và an toàn trong phòng chống cháy nổ.
• Nhà cung cấp
Sản phẩm ngành gas (van, dây, bồn LPG, đồng hồ lưu lượng,…) của công ty
chủ yếu được cung cấp bởi các thương hiệu nổi tiếng từ Pháp, Italia, Nhật, Hàn Quốc,
Thái Lan, Trung Quốc… Đây là những thị trường có uy tín và có lợi thế cạnh tranh
cao.
Là doanh nghiệp hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực thương mại, Công ty Parlym
chủ yếu là mua các sản phẩm đầu vào và bán cho khách hàng công nghiệp. Sản phẩm
đầu vào của Parlym có nguồn gốc chủ yếu từ nhập khẩu và một số từ các doanh nghiệp
trong nước. Lượng hàng nhập khẩu của Công ty chiếm khoảng 70% lượng nhập khẩu
của Việt Nam. Vì là Công ty thương mại nên giá bán sản phẩm của Công ty Parlym
chịu ảnh hưởng khá lớn từ giá mua sản phẩm đầu vào, do đó giá vốn hàng bán chiếm
tỷ trọng lớn trong tổng chi phí của Công ty. Tuy nhiên so với các doanh nghiệp cùng
ngành, tỷ lệ này vẫn còn thấp nhờ Công ty đã thực hiện các biện pháp để kiểm soát chi
phí. Ngoài ra, Công ty cũng có mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp nên sản phẩm
đầu vào của Công ty luôn khá ổn định.

2.7. Thực trạng của công ty
2.7.1. Tình hình tài sản
15
Bảng 2.2. Cơ Cấu Tài Sản của Công Ty Qua 2 Năm 2006 - 2007
ĐVT: ngàn đồng
Tài sản Năm 2006 Năm 2007
Chênh lệch
± %
TSLĐ & ĐTNH 11,825,311 16,970,120 5,144,808 43.51
Vốn bằng tiền 1,670,146 2,762,362 1,092,216 65.40
Các khoản phải thu 605,038 12,345,905 11,740,867 1,940.52
Hàng tồn kho 9,168,272 1,851,117 -7,317,155 -79.81
TSLĐ khác 381,855 10,735 -371,120 -97.19
TSCĐ & ĐTDH - - - -
Tổng 11,825,311 16,970,120 5,144,808 43.51
Nguồn: Phòng kế toán
TS của công ty tăng từ 11,825,311 ngàn đồng năm 2006 lên 16,970,120 ngàn
đồng năm 2007. Từ bảng 2.1 ta thấy tổng TS qua 2 năm tăng 5,144,808 ngàn đồng, với
tốc độ tăng 43.51%. Cụ thể, lượng vốn bằng tiền tăng 1,092,216 ngàn đồng, tốc độ
tăng 65.40%, các khoản phải thu từ 605,038 ngàn đồng (năm 2006), đến năm 2007 thì
tăng 11,740,867 ngàn đồng, đạt 12,345,905 ngàn đồng (tốc độ tăng 1,940.52%), nhưng
lượng HTK năm 2007 giảm 7,317,155 ngàn đồng (tốc độ giảm 79.81%) so với năm
2006, do trong năm 2007 lượng hàng tiêu thụ khá lớn nên lượng HTK đã giảm đáng
kể, bên cạnh đó thì TSLĐ khác cũng giảm 97.19% (371,120 ngàn đồng).
Trong cơ cấu tổng tài sản thì TSLĐ & ĐTNH chiếm 100%, vì là công ty hoạt
động thương mại nên không đầu tư vào các loại TSCĐ & ĐTDH như máy móc thiết
bị, nhà xưởng phục vụ cho sản xuất…
2.7.2. Tình hình nguồn vốn
Bảng 2.3. Tình Hình Biến Động Nguồn Vốn Qua 2 Năm 2006 - 2007
ĐVT: ngàn đồng

Nguồn vốn Năm 2006 Năm 2007
Chênh lệch
± %
Nợ phải trả 7,339,980 12,336,993 4,997,013 68.08
Nợ ngắn hạn 7,339,980 12,336,993 4,997,013 68.08
Nợ dài hạn - - - 0.00
Nguồn vốn CSH 4,485,332 4,633,127 147,795 3.30
Vốn đầu tư của CSH 3,865,688 3,865,688 - 0.00
LNST chưa phân phối 619,644 767,439 147,795 23.85
16
Tổng 11,825,311 16,970,120 5,144,808 43.51
Nguồn: Phòng kế toán
Dựa vào bảng 2.3 ta thấy tình hình nguồn vốn của công ty có sự thay đổi sau:
Nợ phải trả từ 7,339,980 ngàn đồng (năm 2006) tăng lên 12,336,993 ngàn đồng
(năm 2007), đạt tốc độ tăng 68.08%. Nguyên nhân chủ yếu là do nợ ngắn hạn tăng mà
nợ ngắn hạn này chiếm 100% trong nợ phải trả.
Nguồn vốn CSH có sự chênh lệch không lớn, tốc độ tăng năm 2007 chỉ đạt
3.30% so với năm 2006. Nguyên nhân là do vốn đầu tư CSH không đổi trong những
năm hoạt động kinh doanh, bên cạnh đó lợi nhuận sau thuế cũng tăng với tốc độ không
lớn (đạt 23.85%).
Nhìn chung tình hình biến động nguồn vốn năm 2007 đạt 16,970,120 ngàn
đồng đạt tốc độ tăng 43.51% mà chủ yếu là tăng nguồn nợ ngắn hạn và lợi nhuận sau
thuế chưa phân phối được bổ sung vào vốn chủ sở hữu.
2.7.3. Tình hình nhân sự
Bảng 2.4. Tình Hình Nhân Sự Năm 2007
ĐVT: người
Trình độ Số lượng Tỷ lệ (%)
Trên đại học 2 8.33
Đại học - Cao đẳng 14 58.33
Trung cấp kỹ thuật 8 33.33

Tổng cộng 24 100
Nguồn: Phòng kinh doanh
Ta thấy tình hình nhân sự tại công ty hoạt động thương mại tương đối ít hơn so
với những doanh nghiệp sản xuất. Tuy nhiên, tình hình nhân sự của công ty gồm cán
bộ công nhân viên chính thức tại công ty và những nguồn lao động thuê ngắn hạn.
Trong đó, nhân viên chính thức trong năm 2007 là 24 người, với trình độ khá cao,
trình độ trên đại học chiếm 8.33%, tỷ lệ lao động có trình độ đại học và cao đẳng
chiếm cao nhất (58.33%) với 14 nhân viên, trung cấp kỹ thuật chiếm 33.33%. Trong
đó, lao động nữ chiếm 25% (6 người), lao động nam chiếm 75% (18 người). Đối với
lao động thuê ngoài, thường thay đổi theo thời vụ và số lượng các dự án và công trình
thực hiện, đây là lao động không được tính vào tổng lao động của công ty.
2.8. Những thuận lợi và khó khăn của công ty
2.8.1. Thuận lợi
17
- Là một trong những công ty có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực
lắp đặt các hệ thống gas công nghiệp và phân phối các sản phẩm ngành gas
được đầu tư ở thị trường Việt Nam. Công ty đã tiếp nhận sự tiến bộ kỹ thuật
của thế giới, đảm bảo sự uy tín và chất lượng, đồng thời công ty đã áp dụng
thành công hệ thống lắp đặt gas an toàn cho khách hàng công nghiệp nên có
một hệ thống khách hàng ổn định trong cả nước.
- Có đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, tận tình trong công việc, được đào tạo
thường xuyên để nâng cao nghiệp vụ.
- Được sự tin tưởng của các nhà cung cấp lớn trên thế giới, do đó chất lượng sản
phẩm của công ty luôn được đảm bảo.
- Chính phủ ngày càng quản lý chặt chẽ và tạo điều kiện thuận lợi cho các công
ty kinh doanh sản phẩm công nghiệp.
2.8.2. Khó khăn
- Là công ty con nên vốn và lực không so được với các tập đoàn lớn từ nước
ngoài.
- Hệ thống quản lý chưa đủ mạnh để đưa công ty ngang tầm với các công ty lớn

khác.
- Chưa có hệ thống marketing cụ thể cho hoạt động kinh doanh của công ty nên
chưa chủ động trong công tác tìm kiếm đối tác và khách hàng, bỏ qua nhiều cơ
hội kinh doamh.
18
CHƯƠNG 3
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lý luận về hoạt động, kinh doanh thương mại
3.1.1. Khái niệm thương mại và mục đích của kinh doanh thương mại
Các khái niệm về thương mại
Thương mại có từ tiếng Anh là Trade, là hoạt động trao đổi của cải, hàng hoá,
dịch vụ, kiến thức, tiền tệ v.v giữa hai hay nhiều đối tác, và có thể nhận lại một giá trị
nào đó (bằng tiền thông qua giá cả) hay bằng hàng hóa, dịch vụ khác như trong hình
thức thương mại hàng đổi hàng (barter). Trong quá trình này, người bán là người cung
cấp của cải, hàng hoá, dịch vụ cho người mua, đổi lại người mua sẽ phải trả cho
người bán một giá trị tương đương nào đó.
Trong nền kinh tế thị trường:
Hoạt động thương mại là cầu nối giữa sản xuất và sản xuất, hoặc giữa sản xuất
và tiêu dùng, thực hiện chức năng chuyển đổi hình thái giá trị của hàng hóa: hàng -
tiền hoặc tiền – hàng.
Thương mại hình thành và phát triển trên cơ sở của sự phát triển lực lượng sản
xuất đến mức sản xuất xã hội trở thành sản xuất hàng hóa.
Kinh doanh thương mại là dùng tiền của, công sức, tài năng… vào việc mua
hàng hóa để bán (buôn bán hàng hóa) nhằm mục đích kiếm lợi.
Kinh doanh thương mại xuất hiện là do kết quả của sự phát triển của lực lượng
sản xuất xã hội và phân công lao động xã hội; cũng như sự mở rộng hoạt động trao đổi
hàng hóa và lưu thông hàng hóa.
Mục đích của kinh doanh thương mại
Kinh doanh là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá
trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ hoặc thực hiện dịch vụ trên thị trường nhằm mục

đích sinh lợi.

×