Tải bản đầy đủ (.doc) (84 trang)

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN HIỆN QUÁ TRÌNH HOẠCH ĐỊNH, TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.2 MB, 84 trang )

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN HIỆN
QUÁ TRÌNH HOẠCH ĐỊNH, TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADB Ngân hàng phát triển châu Á (Asia Development Bank)
Bộ NN&PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
BSJC BIEN HOA SUGAR JOINT STOCK COMPANY
Công ty Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa
ĐH&CĐ Đại học và Cao đẳng
GDP Tổng sản phẩm trong nước (Gross Domestic Product)
NNL Nguồn nhân lực
QM Phòng Quản lý chất lượng (Quality of Management)
SXKD Sản xuất kinh doanh
TC&THCN Trung cấp và Trung học chuyên nghiệp
v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Kết Quả Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh Hai Năm 2006 - 2007 16
Bảng 4.1. Tổng Hợp Tình Hình Lao Động Năm 2007 28
Bảng 4.2. Tổng Hợp Trình Độ Chuyên Môn Qua Ba Năm 2005 - 2007 30
Bảng 4.3. Tổng Hợp Tình Hình Lao Động Theo Độ Tuổi Ba Năm 2005 - 2007 31
Bảng 4.4. Tốc độ tăng trưởng kinh tế qua các năm 33
Bảng 4.5. Số Lượng Và Tốc Độ Phát Triển Lao Động Tại Các Doanh Nghiệp 36
Bảng 4.6. Công Suất Sản Xuất Đường Của Công Ty Và Một Số Đối Thủ Cạnh Tranh
38
Bảng 4.7. Công Suất Các Nhà Máy Đường Đang Hoạt Động Tại Việt Nam 39
Bảng 4.8. Tình Hình Thuyên Chuyển Lao Động Năm 2007 41
Bảng 4.9. Tình Hình Lao Động Nghỉ Việc Hai Năm 2005 - 2006 43


Bảng 4.10. Tình Hình Đào Tạo Nhân Viên Hai Năm 2006-2007 44
Bảng 4.11. Tình Hình Thực Hiện Kế Hoạch NNL Năm 2007 46
Bảng 4.12. Năng Suất Lao Động Bình Quân 47
Bảng 4.13. Các Nguồn Tuyển Dụng Nhân Viên 49
Bảng 4.14. Yêu Cầu Chung Đối Với Một Số Vị Trí Tuyển Dụng 50
Bảng 4.15. Nội Dung Phần Đánh Giá Ứng Viên 52
Bảng 4.16. Kết Quả Quá Trình Thử Việc Qua Hai Năm 2006-2007 56
Bảng 4.17. Tình Hình Tuyển Dụng Nhân Viên Mới Năm 2006-2007 57
Bảng 4.18. Tỷ Lệ Hồ Sơ Đáp Ứng Yêu Cầu Tuyển Dụng 58
Bảng 4.19. Tình Hình Nghỉ Việc Của Nhân Viên Mới 2006-2007 60
Bảng 4.20. Chi Phí Tuyển Dụng Nhân Viên 61
Bảng 4.21. Số Nhân Viên Mới Từ Các Nguồn Tuyển Dụng Năm 2007 62
vi
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Sơ Đồ Tổ Chức Công Ty Cổ Phần Đường Biên Hòa 8
Hình 2.2. Quy Trình Công Nghệ Sản Xuất Công Ty Cổ Phần Đường Biên Hòa 11
Hình 3.1. Quá Trình Hoạch Định Nguồn Nhân Lực 21
Hình 3.2. Quá Trình Tuyển Dụng Nguồn Nhân Lực 22
Hình 4.1. Biểu Đồ Cơ Cấu Lao Động Theo Chức Năng Qua Các Năm 2005 - 2007 29
Hình 4.2. Tương Quan Giữa Số Lao Động và Sản Lượng Sản Xuất 2006-2008 33
Hình 4.3. Sản Lượng Và Năng Suất Mía Các Vụ (2001-2007) 34
Hình 4.4. Diện Tích Mía Và Giá Mía Đường Các Vụ (2002-2007) 35
Hình 4.5. Biểu Đồ Sản Lượng Sản Xuất và Dự Báo Lao Động Công Ty 2006-2008 40
Hình 4.6. Biểu Đồ Thể Hiện Nhu Cầu Lao Động Các Năm 2002-2007 49
vii
DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1 - Báo Cáo Kết Quả Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh Năm 2006-2007
Phụ lục 2 - Mục tiêu chất lượng công ty cổ phần đường Biên Hòa năm 2008
Phụ lục 3 - Bảng Mô Tả Công Việc Vị Trí Nhân Viên Đào Tạo - Tuyển Dụng

Phụ lục 4 - Bảng Phân Công Công Việc Phòng Nhân Sự
Phụ lục 5 - Bảng Yêu Cầu Trình Độ Đối Với Một Số Chức Danh Phòng Nhân Sự
Phụ lục 6 -Thông Báo Tuyển Dụng Nhân Viên Công Ty Cổ Phần Đường Biên Hòa
Phụ lục 7 - Bảng Đánh Giá Ứng Viên
Phụ lục 8 - Bảng Đánh Giá Quá Trình Thử Việc
viii
CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1. Sự cần thiết của đề tài
David Oglivy đã đúc kết tầm quan trọng của việc tuyển dụng cẩn thận khi viết:
“Nếu mỗi chúng ta đều tuyển những người kém hơn chúng ta, chúng ta sẽ trở thành
công ty của những gã lùn. Còn nếu tuyển những người giỏi hơn, chúng ta sẽ trở thành
công ty của những gã khổng lồ” (Harvard Business School, 2005)
Gần đây các chuyên gia tư vấn của hãng McKinsey & Company đã công bố kết
quả của một nghiên cứu dưới tên gọi là “Cuộc chiến giành nhân tài”(The war for
talent), và thuật ngữ này đã nhanh chóng trở nên phổ biến rộng rãi trên thế giới. Người
ta hiểu ra một điều rằng, trong sự cạnh tranh ngày một gay gắt của thương trường,
nhân tài chính là một thứ tài sản quý giá của doanh nghiệp và việc săn tìm, giữ chân
người tài vẫn mãi là cuộc chiến dai dẳng giữa các tổ chức, doanh nghiệp. Do đó, việc
quản trị nguồn nhân lực ngày càng có hiệu quả đã và đang trở thành yếu tố then chốt
có ý nghĩa quyết định đối với mỗi một tổ chức, doanh nghiệp. Khái niệm quản trị
nguồn nhân lực ở đây được hiểu là “hệ thống các triết lý, chính sách và hoạt động chức
năng về thu hút, đào tạo phát triển và duy trì con người của một tổ chức nhằm đạt
được kết quả tối ưu cho cả tổ chức lẫn nhân viên” (Trần Kim Dung, 2006). Việc thực
hiện quản trị nguồn nhân lực mang đến những đóng góp tích cực cho tổ chức: về mặt
kinh tế - giúp cho tổ chức khai thác các khả năng tiềm tàng, nâng cao năng suất lao
động và lợi thế cạnh tranh về nguồn nhân lực; về mặt xã hội - hoạt động này luôn đề
cao và hướng đến lợi ích của người lao động, chú trọng giải quyết hài hòa mối quan hệ
lợi ích giữa tổ chức và người lao động, góp phần làm giảm bớt mâu thuẫn xảy ra giữa
đôi bên.

Tuy nhiên, hoạt động quản trị nguồn nhân lực ở các tổ chức, doanh nghiệp Việt
Nam vẫn còn nhiều hạn chế, đặc biệt là trong công tác hoạch định và tuyển dụng.
Nguyên nhân là trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường, phần lớn các tổ
chức, doanh nghiệp còn nhận thức chưa đúng về vai trò then chốt của công tác hoạch
định và tuyển dụng nguồn nhân lực đối với sự thành công của mình. Nếu thực hiện tốt
công tác hoạch định và tuyển dụng nguồn nhân lực, một mặt nó sẽ giúp cho tổ chức
hiểu rõ hơn về hoạt động sản xuất của công ty, môi trường kinh doanh, cũng như hiện
trạng quản trị nguồn nhân lực của mình. Đồng thời, việc dự báo và hoạch định nguồn
nhân lực từ trước sẽ giúp tổ chức có nhiều ưu thế trong quá trình tuyển dụng, đặc biệt
là đối với các lao động có trình độ chuyên môn cao. Thực hiện tốt điều này, đồng
nghĩa với việc tổ chức, doanh nghiệp đang từng bước lớn mạnh cùng đội ngũ nhân
viên xuất sắc của mình, nâng cao uy tín và vị thế cạnh tranh trên thuơng trường.
Trước bối cảnh diễn biến phức tạp của nền kinh tế trong nước cũng như trên thế
giới, việc thực hiện công tác hoạch định và tuyển dụng nguồn nhân lực sao cho hiệu
quả nhất có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của tổ chức, công ty.
Nắm bắt được xu thế đó, nên mọi đường lối, chính sách phát triển của Công ty Cổ
phần Đường Biên Hòa đưa ra luôn lấy người lao động làm hạt nhân, luôn hướng tới lợi
ích của người lao động, chăm lo, giúp đỡ nhau cùng phát triển, tạo được niềm tin vững
chắc cho những người lao động đang làm việc tại Công ty. Đây chính là nền tảng
không thể thiếu để đạt được những thành quả to lớn hơn trong tương lai.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tôi quyết định chọn đề tài “Thực Trạng
Và Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Quá Trình Hoạch Định, Tuyển Dụng
Nhân Lực Tại Công Ty Cổ Phần Đường Biên Hòa”. Khóa luận được thực hiện
nhằm mục đích nghiên cứu thực trạng hoạt động hoạch định và tuyển dụng nhân lực
tại Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa. Trên cơ sở đó, khóa luận còn đề xuất, đưa ra
một số giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện quá trình hoạch định nhân lực một cách có
hiệu quả, từ đó có thể tuyển dụng nhân viên có chất lượng và trình độ góp phân nâng
cao hiệu quả hoạt động của Công ty.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung

Nghiên cứu thực trạng quá trình hoạch định và tuyển dụng nhân lực tại Công ty
Cổ phần Đường Biên Hòa trong hai năm 2006-2007, từ đó đề xuất những giải pháp
2
phù hợp nhằm hoàn thiện công tác hoạch định và tuyển dụng nhân lực, góp phần nâng
cao hiệu quả hoạt động Công ty.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Nhằm đạt được mục tiêu trên, khoá luận cần đạt được những mục tiêu cụ thể
sau :
- Mô tả tình hình nhân lực tại Công ty.
- Phân tích công tác hoạch định nhân lực.
- Phân tích quá trình tuyển dụng, nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến quá
trình, đánh giá hiệu quả của quá trình tuyển dụng.
- Đề ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện quá trình hoạch định và tuyển dụng
nhân lực tại Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Phạm vi không gian
Khóa luận được thực hiện tại Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa - Đường số 1,
Khu công nghiệp Biên Hòa I, Thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai.
1.3.2. Phạm vi thời gian
Từ ngày 24/3/2008 đến 24/5/2008 : thu thập số liệu.
Từ ngày 25/5/2008 đến 7/6/2008 : xử lí số liệu và viết khoá luận.
1.4. Cấu trúc luận văn
Chương 1 : đề cập đến sự cần thiết của việc hoạch định và tuyển dụng nhân lực
trong môi trường hiện nay, đồng thời cho biết nguyên nhân của việc lựa chọn đề tài
nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu và phạm vi thực hiện của khoá luận. Chương 2 :
Chương này giới thiệu những thông tin cụ thể hơn về Công ty Cổ phần Đường Biên
Hòa, nơi thực hiện đợt thực tập, mà mới chỉ được đề cập sơ bộ ở chương 1. Chương 3:
trình bày chi tiết những vấn đề lý luận liên quan đến vấn đề nghiên cứu và giới thiệu
một cách có hệ thống các phương pháp nghiên cứu mà khóa luận sử dụng trong quá
trình phân tích. Chương 4 : trình bày, giải thích những kết quả thu được thông qua việc

sử dụng các phương pháp được đề cập ở chương 3, bên cạnh đó còn cho biết mối liên
quan giữa các kết quả với mục tiêu của khoá luận đã được đề ra ở chương 1. Chương
5: trình bày những kết quả chính và ý nghĩa sâu xa mà khoá luận đã đạt được ở chương
4, ngoài ra chương này còn nêu ra những hạn chế và đề xuất những kiến nghị để hoàn
3
thiện công tác hoạch định và tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Đường Biên
Hòa.
4
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN
2.1. Giới thiệu chung về Công ty cổ phần đường Biên Hòa (BSJC)
Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA
Địa chỉ: Đường số 1, Khu công nghiệp Biên Hòa I, Thành phố Biên Hòa, Tỉnh
Đồng Nai.
Điện thoại: 061.3836199 Fax: 061.3836213
Email: Website: www.bienhoasugar.vn
Giấy phép kinh doanh số: 4703000014
Tên giao dịch quốc tế: BIEN HOA SUGAR JOINT STOCK COMPANY
(BSJC)
Vốn điều lệ: 168.477.270.000 đồng (một trăm sáu mươi tám tỷ bốn trăm bảy
mươi bảy triệu hai trăm bảy mươi ngàn đồng). Trong đó vốn của cổ đông Nhà nước
chiếm 11.25% tương đương là: 18.954.000.000 đồng.
Vốn chủ sở hữu hiện có đến thời điểm báo cáo (31/12/2007): 380.383.404.815
đồng
Số tài khoản: VND 361111000157 VietComBank Dongnai
2.2. Vị trí địa lý
Tổng diện tích mặt bằng của Công ty là 198.245,9 m
2
. Công ty nằm trong khu
công nghiệp Biên Hòa I, cách thành phố Hồ Chí Minh 25 km về phía Đông Bắc, cách

cảng COGIDO và cảng Đồng Nai 1,5 km, rất thuận lợi cho việc lưu thông hàng hoá
bằng đường thủy và đường bộ.
2.3. Quá trình hình thành và phát triển
Năm 1962, Công ty được thành lập với tên gọi Nhà máy đường 400 tấn.
Giai đoạn 1967 -1968, xây dựng nhà máy sản xuất đường ngà công suất 400
tấn/ngày và xưởng chưng cất rượu Rhum công suất 6.000 lít/ngày và pha chế rượu
mùi.
Giai đoạn 1969-1971, lắp đặt và đưa vào hoạt động nhà máy đường luyện 200
tấn/ngày, sản xuất từ nguồn đường thô nhập khẩu.
Giai đoạn 1971-1983, phân xưởng sản xuất đường luyện được xây dựng xong
và đưa vào hoạt động năm 1971, do nhà thầu TSK (Nhật) thiết kế và thi công. Toàn bộ
thiết bị của Nhật và sử dụng công nghệ Cacbonat với công suất 200 tấn/ngày, sản xuất
các sản phẩm như đường luyện, rượu mùi, bao đay.
Giai đoạn 1983-1989, giai đoạn này không sản xuất đường luyện do gặp nhiều
khó khăn về nguồn đường thô nhập khẩu.
Năm 1990 (7/9/1990), khôi phục và đưa vào hoạt động lại dây chuyền sản xuất
đường luyện từ nguồn đường kết tinh trong nước. Đầu tư mới phân xưởng kẹo năng
suất 5 tấn thành phẩm/ngày.
Năm 1994, Nhà máy Đường Biên Hòa đổi tên thành Công ty Đường Biên Hòa,
là doanh nghiệp hạch toán độc lập, có chức năng xuất nhập trực tiếp. Đầu tư mới dây
chuyền sản xuất bánh biscuit năng suất 8 tấn thành phẩm/ngày.
Năm 1995, Đầu tư mới thiết bị, nâng công suất đường luyện lên 300 tấn thành
phẩm/ngày. Đầu tư mở rộng phân xưởng kẹo lên năng suất 30 tấn thành phẩm/ngày.
Đầu tư mới dây chuyền sản xuất nha 18 tấn thành phẩm/ngày.
Giai đoạn 1995-1996, Đầu tư mới dây chuyền bánh cookies năng suất 8
tấn/ngày.
Giai đoạn 1996-1997, Đầu tư nhà máy đường thô Tây Ninh năng suất 2.500
tấn/ngày. Đầu tư vùng nguyên liệu gần 1.000 ha ở Thành Long - Tây Ninh.
Tháng 1/1999, Theo chủ trương của Nhà nước, Công ty đã tiến hành cổ phần
hóa một phần các phân xưởng bánh, kẹo, nha để thành lập Công ty cổ phần bánh kẹo

Biên Hòa, gọi tắt là Bibica.
Tháng 5/2001, Công ty đã tiến hành cổ phần hóa các đơn vị còn lại để thành lập
Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa, gọi tắt là BSJC.
Năm 2002, Công ty đầu tư mới dây chuyền sản xuất rượu vang năng suất
300.000lít/năm.
6
Năm 2003, Đầu tư thiết bị nâng công suất nhà máy Đường Tây Ninh lên 3.500
tấn mía/ngày. Đầu tư mở rộng vùng nguyên liệu cho Nhà máy Đường Tây Ninh.
Năm 2006 đầu tư lò hơi đốt than theo công nghệ tầng sôi công suất 30 tấn hơi
giờ thay thế lò hơi đốt bằng dầu FO trước nay vừa hạn chế ô nhiễm môi trường vừa
giảm gía thành đường luyện.
Năm 2007 Phát huy năng lực hiện hữu, Công ty cũng đã đầu tư thêm thiết bị và
nâng công suất dây chuyền sản xuất đường luyện lên đến 350 tấn thành phẩm/ngày.
Từ năm 2006 xúc tiến đầu tư xây dựng Cụm chế biến công nghiệp ven sông
Vàm Cỏ Đông thuộc xã Thành Long huyện Châu Thành - Tây Ninh trên diện tích 38
ha. Ngày 09-10-2007 bắt đầu chi trả tiền bồi thường giải phóng mặt bằng và tiến hành
xây dựng cơ sở hạ tầng và thực hiện các dự án. Cơ cấu bố trí ban đầu gồm:
Một nhà máy chế biến đường công suất 6.000 tấn mía/ngày.
Một nhà máy sản xuất Ethanol công suất 200.000 lít/ngày.
Một nhà máy sản xuất chất phụ gia từ bã mía dư.
Một nhà máy sản xuất thức ăn gia súc .
Một nhà máy sản xuất phân hữu cơ vi sinh.
Một cảng sông (vừa phục vụ nội bộ vừa là dịch vụ quá cảnh hàng hóa từ
TP Hồ Chí Minh xuất khẩu qua Campuchia qua cửa khẩu Phước Tân).Việc vận
chuyển nguyên liệu (mía) về nhà máy, sản phẩm (đường, Ethanol…)về tiêu thụ tại thị
trường chính( TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai và xuất khẩu) sẽ cho phép giảm ít nhất 30%
so với chi phí vận chuyển bằng đường bộ và là một lợi thế trong cạnh tranh.
2.4. Lĩnh vực sản xuất kinh doanh
Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm mía đường, các sản phẩm sản xuất có sử
dụng đường, sản phẩm sản xuất từ phụ phẩm và phế phẩm của ngành mía đường

Mua bán máy móc, thiết bị vật tư ngành mía đường.
Sửa chữa, bảo dưỡng, lắp đặt các thiết bị ngành mía đường.
Thi công các công trình xây dựng và công nghiệp.
Mua bán, đại lý ký gởi hàng nông sản, thực phẩm công nghệ, nguyên liệu, vật
tư ngành mía đường.
Dịch vụ cho thuê kho bãi – vận tải, dịch vụ ăn uống.
Sản xuất và kinh doanh sản phẩm rượu các loại.
7
2.5. Cơ cấu tổ chức
Hình 2.1. Sơ Đồ Tổ Chức Công Ty Cổ Phần Đường Biên Hòa
Chức năng, nhiệm vụ của Ban giám đốc và các phòng ban :
Ban giám đốc
Tổng giám đốc: Do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, thay mặt Hội đồng quản trị
điều hành Công ty, đại diện Công ty theo pháp luật, chịu trách nhiệm trước Hội đồng
quản trị về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Phó Tổng giám đốc – Kiêm giám đốc sản xuất: Do Hội đồng quản trị bổ nhiệm,
là người tham mưu cho Tổng giám đốc, được Tổng giám đốc phân trách nhiệm, quyền
hạn và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc kết quả quản lý và điều hành các hoạt
động: quản trị nhân sự, tiền lương, đào tạo, sản xuất, cung ứng vật tư, nguyên-nhiên
liệu cho sản xuất (trừ nguyên liệu đường, mật chè), quản lý môi trường, an toàn lao
động, vệ sinh thực phẩm, bảo vệ an ninh trật tự và phòng chống cháy nổ tại Công ty.
Phó Tổng giám đốc – Kiêm giám đốc kinh doanh: Do Hội đồng quản trị bổ
nhiệm, là ngườ tham mưu cho Tổng giám đốc, được Tổng giám đốc phân trách nhiệm,
Nguồn : www.bienhoasugar.com.vn
8
quyền hạn và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về kết quả quản lý và điều hành
các hoạt động: kinh doanh, mua bán các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ thương mại,
hoạch định chiến lược, xây dựng kế hoạch dài-trung-ngắn hạn sản xuất kinh doanh,
Marketing, huy động nguyên-nhiên liệu đường và xuất nhập khẩu sản phẩm, thiết bị.
Giám đốc dự án Cụm chế biến công nghiệp phía tây sông Vàm Cỏ Đông (Giám

đốc dự án): Do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, là người tham mưu cho Tổng giám đốc,
được Tổng giám đốc phân trách nhiệm, quyền hạn và chịu trách nhiệm trước Tổng
giám đốc kết quả quản lý, điều hành các hoạt động tổ chức triển khai thực hiện dự án
Cụm chế biến công nghiệp phía tây sông Vàm Cỏ Đông của Công ty.
Phó Tổng giám đốc – Kiêm giám đốc Nhà máy đường Biên Hòa - Tây Ninh
(Giám đốc Nhà máy): Do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, là người tham mưu cho Tổng
giám đốc, được Tổng giám đốc phân trách nhiệm, quyền hạn và chịu trách nhiệm
trước Tổng giám đốc kết quả quản lý, điều hành hoạt động của Nhà máy.
Giám đốc Nhà máy đường Biên Hòa - Trị An (Giám đốc Nhà máy): Do Hội
đồng quản trị bổ nhiệm, là người tham mưu cho Tổng giám đốc, được Tổng giám đốc
phân trách nhiệm, quyền hạn và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc kết quả quản
lý, điều hành hoạt động của Nhà máy.
Các phòng ban chức năng
Phòng Tài chính kế toán: Tham mưu cho Tổng giám đốc quản lý và tổ chức các
hoạt động trong lĩnh vực kế toán và tài chính trong toàn Công ty.
Phòng Nhân sự: Tham mưu cho Tổng giám đốc quản lý và tổ chức các hoạt
động trong lĩnh vực lao động, tiền lương, đào tạo, chê độ chính sách đối với người lao
động, hành chính văn thư, quản lý tài sản văn phòng, hệ thống thông tin liên lạc và tổ
chức dịch vụ đưa rước.
Phòng Kế hoạch - thị trường: Tham mưu cho Tổng giám đốc, Phó tổng giám
đốc kiêm giám đốc sản xuất kinh doanh quản lý và tổ chức các hoạt động: xây dựng
chiến kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn và dài hạn, tổng hợp xây dựng chiến lược lâu
dài sản xuất kinh doanh của Công ty, hoạch định chiến lược Marketing, xây dựng và
triển khai chiến lược quảng bá thương hiệu Công ty và thương hiệu sản phẩm, tham
gia quản lý đầu tư nông nghiệp tại các Nhà máy.
9
Phòng Dịch vụ: Tham mưu, giúp cho Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc kiêm
Giám đốc kinh doanh tổ chức bữa ăn cho cán bộ công nhân viên, kinh doanh ăn uống.
Phòng Kinh doanh: Tham mưu cho Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc kiêm
giám đốc sản xuất kinh doanh quản lý và tổ chức các hoạt động: kinh doanh tổng hợp,

tiếp thị, phát triển thị trường, kinh doanh dịch vụ, huy động nguyên liệu đường, mật
chè trên cơ sở nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty.
Phòng Xuất Nhập Khẩu: Tham mưu cho Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc
phát triển kinh doanh quản lý và tổ chức các hoạt động xuất nhập khẩu.
Phòng Quản lý chất lượng (QM): Tham mưu cho Tổng giám đốc quản lý hệ
thống quản lý chất lượng và hoạt động kiểm tra quá trình tạo ra sản phẩm.
Phòng Kỹ thuật đầu tư: Tham mưu cho Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc phát
triển kinh doanh quản lý và tổ chức các hoạt động: quản lý kỹ thuật và công nghệ toàn
Công ty; nghiên cứu, thiết kế mẫu mã bao bì và phát triển sản phẩm mới; xây dựng,
quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản; tổng hợp xây dựng các kế hoạch sữa chữa
tháng, kỳ, năm,,,; cung ứng vật tư, thiết bị, nguyên-nhiên liệu phục vụ sản xuất, sửa
chữa, lắp đặt dự án (mua trong nước); quản lý các kho vật tư.
Phân xưởng sản xuất: Giúp cho Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc kiêm Giám
đốc sản xuất tổ chức hoạt động sản xuất và sửa chữa lại phân xưởng.
Nhà máy đường Biên Hòa-Tây Ninh và Nhà máy đường Biên Hòa-Trị An: là
đơn vị trực thuộc Công ty, có chức năng: tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh
doanh do Tổng giám đốc Công ty giao; quản lý tài sản Công ty giao, tổ chức xây dựng
và thực hiện bảo dưỡng, sữa chữa; thực hiện công tác hạch toán kế toán, quản lý tài
chính của Nhà máy; tổ chức thực hiện các dự án của Công ty tại Nhà máy; đại diện
cho Công ty làm việc với các cơ quan, chính quyền địa phương.
2.6. Qui trình công nghệ sản xuất
Các sản phẩm của Đường Biên Hòa luôn tự hào là sản phẩm sử dụng công nghệ
sạch, không có hóa chất gây độc hại cho sức khoẻ con người. Với công nghệ cacbonat
hóa, từ đường thô, dây chuyền đã loại ra rất nhiều tạp chất, chất màu, đường khử tốt
cho người tiêu dùng trực tiếp hoặc các nhà sản xuất dùng đường làm nguyên liệu. Đây
cũng là lý do mà sản phẩm Đường Biên Hòa đạt được độ tinh khiết cao nhất hiện nay
(Độ Pol: 99,9%). Ngoài ra, với công nghệ tẩy màu bằng than hoạt tính và nhựa trao
10
đổi ION, sản phẩm Đường Biên Hòa có được màu trắng tinh khiết của tự nhiên, do đó
bền vững với thời gian mà những sản phẩm đường khác không có được.

Tóm tắt qui trình sản xuất
Công đoạn 1: Chuẩn bị nguyên liệu
Xác định khối lượng, chất lượng đường thô nhập vào kho nhằm lưu trữ, phân
biệt và xác định nguồn gốc sản phẩm. Đường thô từ kho được các xe xúc đổ vào thùng
chứa và được hệ thống băng chuyền, dàn gàu chuyển qua phân xưởng chế biến. Lượng
đường nhập vào được xác định qua cân tự động, rồi vào giai đoạn chế luyện tiếp.
Công đoạn 2: Làm sạch tạp chất
Được chia làm 02 phần: làm sạch tạp chất bên ngoài hạt đường và làm sạch tạp
chất bên trong hạt đường.
Làm sạch tạp chất bên ngoài hạt đường
Cân trọng lượng, nhập đường vào dây chuyền nhằm nhập đường vào dây
chuyền sản xuất và xác định trọng lượng.
Hình 2.2. Quy Trình Công Nghệ Sản Xuất Công Ty Cổ Phần Đường Biên Hòa
Nguồn : Phòng Kỹ thuật
SX ĐƯỜNG HẠT TINH LUYỆN
11
Làm Aff (Affination) và Hòa tan: tách lớp mật bên ngoài hạt đường
nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình sản xuất và chất lượng sản phẩm.
Biến hạt đường Aff (đường Aff) từ dạng rắn sang dạng hòa tan và chuẩn
bị cho làm sạch tạp chất bên trong.
Làm sạch tạp chất bên trong hạt đường (gồm 3 phần)
Cacbonat hóa và lọc 1 (lọc cặn): Nước đường nguyên sẽ được gia vôi rồi
dẫn qua bốn cột phản ứng để xông khí CO
2
tạo phản ứng Cacbonat hóa,
trước khi bơm vào bàn lọc 1 tự động để loại bỏ kết tủa CaCO
3
và các tạp
chất khác có trong nước đường.
Than hóa (tẩy màu) và lọc 2 (lọc than): Sau khi qua lọc 1, nước đường

được trộn với than hoạt tính trong 30 phút nhằm hấp phụ các phần tử
mang màu ra khỏi dung dịch đường bằng than hoạt tính để giảm độ màu
của nước đường. Sau đó bơm qua lọc 2 để loại bỏ hoàn toàn các cặn bã
có trong nước đường.
Lọc Ceramic (Khử màu bằng trao đổi Ion): Từ bàn lọc 2, nước đường
được đưa qua các cột nhựa Antonit, có khả năng trao đổi ion mang màu,
làm giảm độ màu của nước đường thành nước đường tinh lọc (fine
liquor). Thực chất đây là giai đoạn loại bỏ các chất mang màu còn sót lại
trong dung dịch đường, thông qua quá trình này để lọc tất cả các tạp chất
còn sót lại, giảm độ màu của nước đường để có được nước đường tinh
khiết, nâng cao chất lượng đường thành phẩm
Công đoạn 3: Nấu đường – Ly tâm
Nấu đường: là hòa tan đường Saccharose trong dung dịch đường dưới dạng tinh
thể trong thiết bị nấu đường chân không, thải các tạp chất và đường khử ra ngoài ở
dạng mật rỉ. Ly tâm: nhằm tách riêng tinh thể đường ra khỏi dung dịch kết tinh bằng
các máy ly tâm. Quá trình được thực hiện qua 7 bước như sau:
- Bước 1: Nước đường tinh lọc đi nấu lần 1, thu được đường non R1, Ly tâm
đường non R1 cho ra đường R1 và mật R1, đường R1 được đưa đi sấy, làm nguội để
ra thành phẩm. Mật R1 được nấu lần 2.
12
- Bước 2: Mật R1 nấu lần 2, thu được đường non R2, Ly tâm đường non R2 cho
ra đường R2 và mật R2, đường R2 được đưa đi sấy, làm nguội để ra thành phẩm. Mật
R2 được nấu lần 3.
- Bước 3: Mật R2 nấu lần 3, thu được đường non R3, Ly tâm đường non R3 cho
ra đường R3 và mật R3, đường R3 được đưa đi sấy, làm nguội để ra thành phẩm. Mật
R3 được nấu lần 4.
- Bước 4: Mật R3 nấu lần 4, thu được đường non R4, Ly tâm đường non R4 cho
ra đường R4 và mật R4, đường R4 được đưa đi sấy, làm nguội để ra thành phẩm. Mật
R4 được nấu lần 5.
- Bước 5: Mật R4 cùng với mật Aff và đường R4 nấu và thu được đường non

R5, Ly tâm đường non R5 cho ra đường R5 và mật R5, đường R5 trộn với đường thô
đầu vào, còn lại mật R5 nấu lần 6.
- Bước 6: Mật R5 cùng với mật Aff và đường R5, nấu và thu được đường non
R6, Ly tâm đường non R6 cho ra đường R6 và mật R6, đường R6 hòa tan và nấu
đường non R5, còn lại mật R6 nấu lần 7.
- Bước 7: Mật R6 cùng với mật Aff nấu và thu được đường non R7, Ly tâm
đường non R7 cho ra đường R7 và mật R7, đường R7 hòa tan và nấu đường non R6,
còn lại mật R7 (mật rỉ) đưa ra khỏi dây chuyền như là sản phẩm phụ.
Đường R1 và R2 phối trộn cho ra đường RE
Đường R3 và R4 phối trộn cho ra đường RS
Công đoạn 4: Sấy – sàng phân loại và đóng gói thành phẩm
Sấy đường đến độ ẩm cần thiết để đảm bảo yêu cầu trong quá trình bảo quản và
phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng của Nhà máy quy định
Sàng đường nhằm tách loại đường cục, bụi và phân loại các loại đường thành
phẩn theo các kích cở hạt khác nhau.
Đóng bao theo các khối lượng khác nhau để phù hợp cho việc bảo quản, chuyên
chở và tiêu thụ.
2.7. Sản phẩm và dịch vụ
Đường tinh luyện được Công ty xác định là sản phẩm chủ lực. Các sản phẩm
của Đường Biên Hòa luôn tự hào là sản phẩm sử dụng công nghệ sạch, không có hóa
chất gây độc hại cho sức khoẻ con người. Với công nghệ cacbonat hóa, từ đường thô,
13
dây chuyền đã loại ra rất nhiều tạp chất, chất màu, đường khử tốt cho người tiêu
dùng trực tiếp hoặc các nhà sản xuất dùng đường làm nguyên liệu. Đây cũng là lý do
mà sản phẩm Đường Biên Hòa đạt được độ tinh khiết cao nhất hiện nay : Độ Pol (hàm
lượng Saccharrose): 99,9%; Hàm lượng đường khử: dưới 0,02%; Độ ẩm: dưới 0,05%;
Tro: dưới 0,03%; Độ màu: dưới 20 ICUMSA; Vitamin A (có trong đường sugar A): từ
14,9 - 18,1 ppm . Ngoài ra, với công nghệ tẩy màu bằng than hoạt tính và nhựa trao
đổi ION, sản phẩm Đường Biên Hòa có được màu trắng tinh khiết của tự nhiên, do đó
bền vững với thời gian mà những sản phẩm đường khác không có được. Với sản phẩm

Đường Tinh Luyện Biên Hòa, chúng tôi tự hào mà khẳng định: “Chất lượng làm nên
thương hiệu”.
Các sản phẩm đường hiện có trên thị trường:
RE (Refined Extra - Đường tinh luyện thượng hạng). Ngoài sản phẩm
đường tinh luyện RE thượng hạng, chúng tôi còn nhận sản xuất và cung cấp đường RE
đặc biệt tốt hơn theo yêu cầu của khách hàng như : đường tinh luyện Biên Hòa (RE),
đường tinh luyện đặc biệt Biên Hòa (RE đặc biệt), đường tinh luyện Biên Hòa bổ sung
vitamin A (sugar A), đường tinh luyện hạt nhuyễn Biên Hòa (RE nhuyễn), đường tinh
luyện hạt mịn Biên Hòa (RE mịn), đường que,…
RS (Refined Standar - Đường tinh luyện tiêu chuẩn): đường cát trắng
tinh luyện Biên Hòa (RS), đường cát trắng Biên Hòa bổ sung vitamin A (sugar A),
đường tinh luyện ngà Biên Hòa (RS ngà),…
Nhờ có các máy sàng đa tầng, đường tinh luyện được phân ra thành nhiều cỡ
hạt khác nhau, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Tùy theo cỡ hạt mà đường
RE có các sản phẩm khác nhau xuất hiện trên thị trường: RE thị trường - RE sản xuất -
RE hạt nhuyễn - RE hạt mịn …
Ngoài ra, công ty còn sản xuất nhiều loại rượu như:
Các loại rượu mùi : Chanh Rhum, Rhum Dâu, Rhum Cam, Rhum Tắc,…
Các loại rượu vang : vang nho, vang nếp cẩm,…
Các sản phẩm rượu cao cấp : Marten, St Napoleon, Whisky, Martini,…
Dịch vụ
Hệ thống kho bãi của Công ty được đầu tư xây dựng khá kiên cố, hiện đại và
thiết kế thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hoá ra vào kho. Hơn nữa còn nằm ở địa
14
thế thuận tiện: gần đường Quốc lo 1A, cảng Đồng Nai, cảng Cogido và qua bàn cân có
tải trọng lớn nên tiết kiệm được nhiều chi phí cho các đơn vị thuê kho tại đây trong
việc quản lý, xuất – nhập hàng hóa.
Trong tương lai để để góp phần tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, Công ty sẽ
tiếp tục khai thác diện tích mặt bằng mà trong đó kinh doanh dịch vụ kho rất được
Công ty và các khách hàng thuê kho quan tâm.

2.8. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh
2.8.1. Cơ sở vật chất và trang thiết bị
Tại khu công nghiệp Biên Hòa I: Tổng diện tích đất 19 ha; một nhà máy sản xuất
đường tinh luyện công suất 350 tấn ngày cùng đồng bộ hệ thống nhà xưởng, silo, kho
chứa; một phân xưởng sản xuất rượu mùi đóng chai; hệ thống các kho cho thuê tương
ứng 25.000 m2.
Tại tỉnh Tây Ninh: Tổng diện tích đất đang quản lý và sử dụng gần 1.100ha (trong
đó 15ha tại Thị xã Tây Ninh, gần 1.100ha cho trồng mía tại huyện Tân Biên và Châu
Thành, 38 ha cho xây dựng Cụm chế biến công nghiệp ven sông Vàm Cỏ Đông sẽ đền
bù giải phóng mặt bằng xong trong tháng 10-2007); một nhà máy sản xuất đường công
suất chế biến 3.500 tấn mía/ngày ( máy móc thiết bị nhập khẩu từ Austraylia năm
1996-1997).
2.8.2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh
15
Bảng 2.1. Kết Quả Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh Hai Năm 2006 - 2007
Đơn vị tính : Triệu đồng
Chỉ tiêu 2006 2007
Chênh lệch 07/06
±∆ %
Doanh thu tiêu thụ 767.947 643.351 (124.596)
16,22
Các khoản giảm trừ 1.824 1.971 147
8,06
Doanh thu thuần 766.123 641.380 (124.743)
16,28
Giá vốn hàng bán 667.687 564.927 (102.760)
15,39
Lợi nhuận gộp 98.436 76.453 (21.983)
22,33
DT hoạt động tài chính 9.996 22.166 12.170

121,75
Chi phí tài chính 26.868 13.529 (13.339)
49,65
Trong đó: Chi phí lãi vay 26.854 13.450 (13.404)
49,91
Chi phí bán hàng 15.230 14.636 (594)
3,90
Chi phí QLDN 13.777 17.034 3.257
23,64
LN thuần từ hoạt động KD 52.557 53.420 863
1,64
Thu nhập khác 237 652 415
175,11
Chi phí khác 1.266 439 (827)
65,32
Lợi nhuận khác (1.029) 213 1.242
120,70
Tổng LN trước thuế 51.528 53.633 2.105
4,09
CF thuế TNDN hiện hành 4.106 (4.106)
100,00
CF thuế TNDN hoãn lại
Lợi nhuận sau thuế 47.422 53.633 6.211
13,10
Nguồn : www.bienhoasugar.com.vn
Trong năm 2007 ta thấy doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm so với
năm 2006 là 124.596 triệu đồng, tương đương 30,5%. Các khoản mục chi phí của công
ty như: Giá vốn hàng bán giảm so với năm trước 102.760 triệu đồng, tương đương
15,39%. Chi phí tài chính và chi phí bán hàng cũng giảm hơn so với năm 2006 lần lượt
là 13.339 triệu đồng (49,65%) và 594 triệu đồng (3,9%). Trong khi đó, chi phí quản lý

doanh nghiệp lại tăng 3.257 triệu đồng.
Mặc dù doanh thu đạt được năm 2007 thấp hơn 2006 là 124.596 (16,22%),
nhưng bù lại nhiều khoản mục chi phí được cắt giảm; các khoản doanh thu hoạt động
16
tài chính, thu nhập khác gia tăng lần lượt là: 12.170 triệu đồng (121,75%) và 415 triệu
đồng (175,11%) là những nguyên nhân làm cho lợi nhuận của Công ty tăng 6.211 triệu
đồng, đạt mức tăng trưởng tốt 13,1%.
2.9. Thuận lợi và khó khăn
Thuận lợi
Đảng và Nhà nước ngày càng quan tâm hơn đối với ngành mía đường.
Thương hiệu Đường Biên Hòa nhiều năm liền đạt được danh hiệu “Hàng Việt
Nam Chất Lượng Cao”, được nhiều người tiêu dùng chọn lựa.
Quy mô sản xuất không ngừng được mở rộng, trình độ khao học công nghệ tiên
tiến, hiện đại đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
Khó khăn
Tình trạng đường nhập lậu ngày càng gia tăng tạo áp lực lớn đối với ngành mía
đường nước ta.
Vật giá leo thang và tình trạng lạm phát gia tăng đang đặt ra bài toán hóc búa về
chi phí đầu vào và giá thành đầu ra của sản phẩm.
17
CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lí luận
3.1.1. Hoạch định nguồn nhân lực
a) Khái niệm
“Hoạch định nguồn nhân lực là quá trình nghiên cứu, xác định nhu cầu nguồn
nhân lực, đưa ra các chính sách và thực hiện các chương trình, hoạt động bảo đảm cho
doanh nghiệp có đủ nguồn nhân lực với các phẩm chất, kỹ năng phù hợp để thực hiện
công việc có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao” (Trần Kim Dung, 2006).
b)Vai trò của hoạch định nguồn nhân lực

Ưu điểm
Công tác hoạch định nguồn nhân lực giúp cho tổ chức hiểu rõ hơn về hoạt động
của mình thông qua quá trình phân tích môi trường kinh doanh, đồng thời phân tích
hiện trạng quản trị nguồn nhân lực của mình. Trên cơ sở đó, tổ chức sẽ đề ra những
phương hướng, chính sách quản trị nguồn nhân lực một cách phù hợp, luôn đảm bảo
phân công đúng người cho đứng việc, vào đúng thời điểm.
Việc dự báo và hoạch định nguồn nhân lực từ trước sẽ giúp tổ chức có nhiều
thuận lợi trong việc tuyển dụng những nguồn nhân lực có chất lượng, đồng thời góp
phần nâng cao uy tín cũng như vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thương trường.
Hạn chế
Quá trình hoạch định chiến lược này đòi hỏi nhiều thời gian và nỗ lực để thực
hiện.
Công tác hoạch định có thể bị coi là cứng nhắc nếu không thường xuyên bổ
sung, cập nhật thông tin cho phù hợp với môi trường không ngừng thay đổi.
Trong quá trình hoạch định nguồn nhân lực, những sai sót trong việc dự báo
môi trường dài hạn đôi khi rất lớn, điều này đồng nghĩa với việc những chi phí bỏ ra
để hoạch định là không hiệu quả.
c) Quá trình hoạch định nguồn nhân lực
Quá trình hoạch định nguồn nhân lực cần được thực hiện trong mối quan hệ
mật thiết với quá trình hoạch định và thực hiện các chiến lược và chính sách kinh
doanh của doanh nghiệp. Thông thường, quá trình hoạch định được thực hiện theo các
bước sau:
Bước 1: Phân tích môi trường, xác định mục tiêu và chiến lược cho doanh
nghiệp.
Phân tích môi trường kinh doanh là cơ sở cho việc xác định mục tiêu, chiến
lược cho doanh nghiệp nói chung và hoạch định chiến lược nói riêng. Môi trường kinh
doanh của doanh nghiệp được phân loại thành 3 nhóm: môi trường vĩ mô, môi trường
tác nghiệp và môi trường nội bộ.
Môi trường vĩ mô bao gồm các yếu tố nằm bên ngoài doanh nghiệp có ảnh
hưởng đến môi trường tác nghiệp và môi trường nội bộ, tạo ra các cơ hội và nguy cơ

đối với doanh nghiệp. Ví dụ như: các yếu tố kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.
Môi trường tác nghiệp bao gồm các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp, định hướng
cạnh tranh trong ngành, như: đối thủ cạnh tranh, khách hàng.
Môi trường nội bộ bao gồm các yếu tố thuộc về các nguồn lực bên trong của
doanh nghiệp, như: nguồn nhân lực, tài chính, công nghệ.
Phân tích sự thay đổi và tác động của các yếu tố trong môi trường kinh doanh
sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá chính xác các thuận lợi, khó khăn, ưu - nhược điểm, cơ
hội và nguy cơ làm cơ sở cho việc xác định mục tiêu và phương hướng hành động cho
doanh nghiệp.
Mục tiêu là các tiêu đích hoặc kết quả cụ thể mà doanh nghiệp muốn phấn đấu
đạt được, được sử dụng làm định hướng cho các nhà soạn thảo quyết định. Ví dụ như:
mục tiêu lợi nhuận, vị thế cạnh tranh, năng suất. Việc phân tích và lựa chọn chiến lược
của doanh nghiệp sẽ được thực hiện sau khi phân tích môi trường và lựa chọn các mục
tiêu phù hợp. Các mục tiêu cần phải cụ thể, linh hoạt, định lượng được, có tính khả thi,
nhất quán và hợp lý.
19
Bước 2: Phân tích hiện trạng quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.
Phân tích hiện trạng quản trị nguồn nhân lực nhằm xác định được các điểm
mạnh, điểm yếu, những khó khăn, thuận lợi của doanh nghiệp. Quản trị nguồn nhân
lực trong tổ chức bao gồm các yếu tố :
Nguồn nhân lực : số lượng, cơ cấu, trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm.
Cơ cấu tổ chức : loại hình tổ chức, phân công chức năng, quyền hạn giữa các bộ
phận cơ cấu trong doanh nghiệp.
Các chính sách : chính sách tuyển dụng, đào tạo, huấn luyện.
Bước 3: Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực.
Việc dự báo nhu cầu của nguồn nhân lực sẽ được thực hiện dựa trên cơ sở của
các dự báo về: khối lượng công việc, trình độ kỹ năng công nghệ, tỷ lệ nghỉ việc, yêu
cầu nâng cao chất lượng sản phẩm – dịch vụ.
Bước 4: Phân tích quan hệ cung cầu nguồn nhân lực, đề ra chính sách, kế hoạch
và thực hiện chương trình quản trị nguồn nhân lực.

Phân tích quan hệ cung cầu nguồn nhân lực giúp doanh nghiệp biết được tình
hình thừa thiếu nhân viên trong nội bộ, và khả năng đáp ứng của thị trường. Từ đó, tổ
chức sẽ đề ra những chính sách, kế hoạch phù hợp để đảm bảo nguồn nhân lực cho
hoạt động của mình ngày càng hiệu quả. Cụ thể như các kế hoạch sau:
Khiếm dụng nhân viên: khi thiếu hụt nhân viên, tổ chức thường thực hiện một
số biện pháp như: thuyên chuyển nhân viên, đào tạo kỹ năng và đào tạo lại, đề bạt nội
bộ.
Thặng dư nhân viên: khi nhu cầu xã hội về sản phẩm, dịch vụ bị giảm sút sẽ
khiến tổ chức đi đến quyết định thu hẹp sản xuất kinh doanh, lực lượng lao động phải
cắt giảm được xem là thừa. Những biện pháp thường được áp dụng trong trường hợp
này là: không tuyên thêm nhân viên mới, giảm bớt giờ làm, cho thuê.
Bước 5: Kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện.
Mục đích nhằm để hướng dẫn các hoạt động hoạch định nguồn nhân lực, xác
định các sai lệch giữa kế hoạch và thực hiện, các nguyên nhân và giải pháp khắc phục.
20

×