Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Khảo sát, đánh giá công tác xuất nhập khẩu thuốc ở việt nam giai đoạn 1997 2002

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.44 MB, 61 trang )

BỘ Y TÊ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Dược HÀ NỘI
BÙI THỊ LINH NGA
KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC
XUẤT NHẬP KHẨU THUỐC Ở VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 1997-2002
( KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP D ược sĩ KHÓA 1998-2003)
- Người hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Thị Thái Hằng
DS Phạm Thị Vân Hạnh
- Nơi thực hiện: Cục Quản lý Dược Việt Nam
Bộ môn Quản lý & Kinh tế Dược
- Thời gian thực hiện: Từ 01/03/2003 đến 15/05/2003
Hà Nội-05/2003
LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn và kính trọng, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành nhất tới:
- PGS.TS Nguyễn Thị Thái Hằng, chủ nhiệm bộ mồn Quản lý và Kinh tế
Dược, người thầy đã trực tiếp giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong quá trình nghiên cứu,
hoàn thành luận văn này.
- DS Phạm Thị Vân Hạnh cũng như các chuyên viên của Cục Quản lý
Dược Việt Nam.
- ThS Đỗ Xuân Thắng cùng các thầy cô giáo trong bộ môn Quản lý và
Kinh tế Dược.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường Đại học Dược Hà Nội
đã dạy dỗ, đào tạo tôi trong suốt những năm tháng học tập tại trường .
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới cha mẹ kính yêu, những người
thân, những người bạn đã chăm lo, giúp đỡ tôi trong cuộc sông.
Hà Nội ngày 26 tháng 5 năm 2003
Sinh viên: (Sù/ &Á/<£/stÁ.
QUY ƯỚC CHỮ VIẾT TẮT
CQLDYN Cục Quản lý Dược Việt Nam
DN Doanh nghiệp


DNTW
Doanh nghiệp trung ương
DNĐP Doanh nghiệp địa phương
NK
Nhập khẩu
NLLT Nguyên liệu làm thuốc
SDK Số đăng ký
TTGNK Tổng trị giá nhập khẩu
TTGXK Tổng trị giá xuất khẩu
USD Đôla Mỹ
VNĐ Việt Nam đồng
XK
Xuất khẩu
XNK
Xuất nhập khẩu
YHCT
Y học cổ truyền
MỤC LỤC Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
P h ần l: TỔNG QUAN.
1.1 Một số vấn đề về xuất nhập khẩu nói chung

3
1.1.1 Định nghĩa xuất nhập khẩu 3
1.1.2 Một số đặc điểm của kinh doanh xuất nhập khẩu 3
1.1.3 Vai trò của xuất nhập khẩu

4
1.1.4 Các hình thức xuất nhập khẩu 5
1.2 Về xuất nhập khẩu thuốc 5

1.2.1 Một số khái niệm 5
1.2.2 Vai trò của xuất nhập khẩu thuốc
6
1.2.3 Một số quy định về xuất nhập khẩu thuốc tại các văn bản hướng dẫn

6
Phần 2: Đối TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP, NỘI DUNG NGHIÊN CÚƯ.
2.1 Đối tượng nghiên cứu 19
2.2 Phương pháp nghiên cứu 19
2.3 Nội dung nghiên cứu

19
Phần 3: KẾT QUẢ KHẢO SÁT VÀ BÀN LUẬN.
3.1 Vài nét về thị trường thuốc thế giới và thị trường thuốc Việt Nam

20
3.1.1 Thị trường thuốc thế giói
20
3.1.2 Thị trường thuốc Việt Nam 20
3.2 Tình hình nhập khẩu 23
3.2.1 Trị giá nhập khẩu thuốc giai đoạn 1997 - 2002 23
3.2.2 So sánh trị giá thuốc thành phẩm và NLLT nhập khẩu với tổng trị giá
thuốc nhập khẩu 25
3.2.3 So sánh trị giá thuốc sản xuất trong nước, NLLT nhập khẩu với
tổng trị giá thuốc nhập khẩu 27
3.2.4 So sánh tốc độ tăng trưởng giữa thuốc thành phẩm và trị giá thuốc
sản xuất trong nước
29
3.2.5 Tình hình nhập khẩu NLLT theo hình thức giấy phép khảo nghiệm


31
3.3 Tình hình xuất khẩu 32
3.3.1 Trị giá xuất khẩu thuốc giai đoạn 1997-2002 32
3.3.2 So sánh trị giá thuốc xuất khẩu giữa các DNTW và các DNĐP

34
3.3.3 Cơ cấu xuất khẩu của các doanh nghiệp trung ương 2 năm
2001-2002 35
3.4 Một vài so sánh giữa tổng trị giá xuất khẩu và nhập khẩu thuốc

37
3.5 Vài nét về công tác xuất nhập khẩu thuốc

38
3.5.1 Số các doanh nghiệp dược tham gia xuất nhập khẩu trực tiếp thuốc

38
3.5.2 Chất lượng thuốc nhập khẩu 40
3.5.3 Tình hình số đăng ký trên thị trường thuốc nước ta
41
3.5.4 Một số vấn đề thường gặp về xuất nhập khẩu phía các doanh nghiệp
dược 44
Phần 4: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ & ĐỀ XUẤT

46
TÀI LIỆU THAM KHẢO 49
PHU LUC
ĐẬT VÂN ĐỂ
Không một quốc gia nào có thể tồn tại và phát triển mà không có sự
trao đổi hàng hoá với nước ngoài hoặc không tham gia vào phân công lao

động Quốc tế. Sự giao lưu, trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia được thể hiện
qua hoạt động xuất nhập khẩu .
Việt Nam không phải là ngoại lệ, đặc biệt là đối với ngành Dược, là một
ngành có nhiệm vụ quan trọng là cung ứng đủ thuốc có chất lượng, phục vụ
cho công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cộng đồng. Với đặc điểm của một
nền công nghiệp Dược chưa phát triển, việc cung ứng thuốc cho nhu cầu
phòng và điều trị bệnh của ngành Dược còn phụ thuộc nhiều vào nguồn thuốc
nhập khẩu. Nhập khẩu thuốc đóng một vai trò rất quan trọng đối với sự nghiệp
chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, thuốc nhập khẩu đã đáp ứng đến 70%
tổng trị giá nhu cầu dùng thuốc của nước ta. Vấn đề xuất khẩu cũng là một
thách thức, đòi hỏi Việt Nam phải biết tận dụng, khai thác tối đa ưu thế sẩn
có của một nước có nền YHCT phát triển.
Thuốc là một trong những loại hàng hoá đặc biệt, đòi hỏi phải có sự
quản lý của cơ quan chuyên ngành. Trước năm 1989, việc xuất khẩu, nhập
khẩu thuốc được giao cho Tổng công ty xuất nhập khẩu khoáng sản thuộc Bộ
Ngoại Thương (nay là Bộ Thương mại) theo nghị định thư ký kết giữa Việt
Nam với các nước trong khối XHCN (trước đây). Thời gian này thuốc thiếu
trầm trọng cả về số lượng, chủng loại, chất lượng thuốc không quản lý được.
Ngành Dược không đảm bảo vai trò đáp ứng nhu cầu thuốc cho nhân dân.
Ngày 9/5/1989, tại quyết định số 113/CT của chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng
(nay là Thủ tướng Chính phủ) đã chính thức giao cho Bộ y tế thống nhất quản
lý mọi mặt về xuất nhập khẩu thuốc. Từ đó Bộ y tế chính thức quản lý nhà
nước về xuất khẩu, nhập khẩu thuốc. Hoạt động cũng như công tác quản lý đã
có những biến chuyển tích cực và thu được nhiều kết quả đáng ghi nhận.
1
Năm 2003, được coi là năm bản lề đối vói Việt Nam. Đứng trước xu thế
hội nhập quốc tế, Việt Nam tham gia hiệp định về ưu đãi thuế quan có hiệu
lực chung cho khu vực mậu dịch tự do ASEAN và tổ chức thương mại Thế
giới. Nhiều thời cơ và thách thức đối với ngành Dược Việt Nam, cụ thể là
ngành công nghiệp Dược phẩm. Trước những thách thức và thòi cơ đó, chúng

ta cần nhận thức về các kết quả mà xuất nhập khẩu thuốc đạt được. Để góp
phần nhỏ đánh giá hoạt động của công tác xuất nhập khẩu thuốc, đề tài:
" Khảo sát, đánh giá công tác xuất nhập khẩu thuốc ở Việt Nam giai
đoạn 1997 - 2002 ” , được tiến hành vói 3 mục tiêu:
> Khảo sát đánh giá hoạt động xuất nhập khẩu thuốc ở Việt Nam giai
đoạn 1997 - 2002.
> Khảo sát, đánh giá một số công tác liên quan đến hoạt động xuất nhập
khẩu thuốc.
> Kiến nghị, đề xuất một số ý kiến, về công tác xuất nhập khẩu trước xu
hướng hội nhập và phát triển.
2
PHẦN 1
TỔNG QUAN
1.1 MỘT SỐ VÂN ĐỂ VỂ XUẤT NHẬP KHAU nói CHUNG:
1.1.1 Định nghĩa xuất nhập khẩu:
- Hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu là 2 hình thức cơ bản của hoạt
động thương mại quốc tế.
- Xuất nhập khẩu hàng hoá là việc mua bán hàng hoá, dịch vụ với một
quốc gia khác trên cơ sở dùng tiền tệ để thanh toán.
- Mục đích của hoạt động xuất nhập khẩu là thu được lợi nhuận thông
qua việc khai thác được lợi thế so sánh của từng quốc gia trong phân công lao
động quốc tế.
1.1.2 Một số đặc điểm của kinh doanh XNK:
- Kinh doanh XNK được tiến hành với những chủ thể là những cá
nhân, doanh nghiệp có quốc tịch khác nhau. Hàng hoá thường được mua bán
với khối lượng lớn, đạt tiêu chuẩn quốc tế. Việc buôn bán vượt qua biên giới
của một quốc gia do đó nguồn luật để điều chỉnh phải là luật của nước xuất
khẩu, nước nhập khẩu hoặc luật của nước thứ ba.
- Trong kinh doanh XNK, đồng tiền thanh toán là đồng tiền mạnh. Nó
là ngoại tệ ít nhất là với một quốc gia.

- Khác với thị trường trong nước, thị trường trong kinh doanh XNK là
thị trường rộng lớn, có những đặc điểm khác biệt so với thị trường trong nước
về đặc tính, tâm lý khách hàng, thói quen mua sắm, văn hoá xã hội
Do việc buôn bán trên thị trường quốc tế khó khăn hơn so với thị
trường nội địa nên buôn bán qua trung gian chiếm tỷ lệ lớn.
- Kinh doanh XNK liên quan đến quan hệ kinh tế chính trị với nước
xuất khẩu, nhập khẩu do đó hoạt động XNK là cơ hội để doanh nghiệp có mối
quan hệ làm ăn lâu dài với các doanh nghiệp các nước khác.
- Việt Nam là nước có quy mô nhỏ trên thị trường quốc tế, không có
tác động đến giá cả của thị trường quốc tế. Vả lại giá cả của Việt Nam luôn bị
chèn ép trên thị trường quốc tế. Khi tham gia hoạt động kinh doanh XNK,
chúng ta phải chấp nhận sự chèn ép và chấp nhận giá. Đây là thách thức lớn
cho các DN Việt Nam khi tham gia kinh doanh XNK.
1.1.3 Vai trò của XNK:
1.1.3.1 Đối với một quốc gia:
- Góp phần quan trọng vào việc cải thiện cán cân thương mại và cán
cân thanh toán, tăng dự trù ngoại tệ, tăng khả năng nhập khẩu máy móc thiết
bị và nhiên liệu cho việc phát triển công nghiệp.
- Góp phần vào giải quyết vấn đề sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn
tài nguyên thiên nhiên của đất nước. Đặc biệt thông qua xuất khẩu.
- Việc đưa các nguồn tài nguyên này tham gia vào sự phân công lao
động quốc tế thông qua việc phát triển ngành chế biến nhập khẩu đã góp phần
nâng cao giá trị hàng hoá.
- Giảm bớt sự lãng phí do xuất khẩu nguyên liệu thô và bán thành
phẩm đem lại lợi nhuận cao.
- Xuất nhập khẩu tạo ra vai trò quyết định trong việc tăng cường sự hợp
tác, phân công lao động và chuyên môn hoá quốc tế, đưa nền kinh tế nước ta
hoà nhập vào sự phát triển chung của nền kỉnh tế khu vực và trên thế giới.
- Cũng như tất cả các hoạt động kinh tế khác, hoạt động XNK góp
phần nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội, phát triển kinh tế và phát triển xã hội

như: y tế, văn hoá, giáo dục, nghệ thuật, phúc lọi công cộng
- Tạo uy tín, chỗ đứng trên thị trường quốc tế.
1.1.3.2 Đối với doanh nghiệp:
- XNK mang lại nguồn thu nhập ngoại tệ lớn cho công ty, góp phần
quan trọng trong việc tạo khả năng cho hoạt động XNK.
- Tạo ra thu nhập phục vụ cho các khoản chi tiêu khác của công ty,
đồng thời làm tăng khả năng tích luỹ về vốn, về công nghệ và kinh nghiệm
hoạt động.
- Tạo điều kiện cho công ty có cơ hội tiếp xúc và tham gia vào thị
trường quốc tế, qua đó học hỏi được cách thức và nghệ thuật kinh doanh hiện
4
đại mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ngoài ra còn giúp cho công ty có điều kiện
tìm hiểu về thị trường tốt hơn, tạo khả năng mở rộng kinh doanh về thị trường,
về mặt hàng hoặc về qui mô
- Xuất nhập khẩu tạo việc làm cho cán bộ cống nhân viên trong công
ty, do việc XNK là sự sống còn của một công ty theo khía cạnh này.
1.1.4 Các hình thức XNK:
- Hình thức XNK trực tiếp: các nhà sản xuất kí hợp đồng trực tiếp bán
hàng cho doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài với sự cho phép của Nhà nước và
Bộ Thương mại thông qua Luật Thương mại.
- Hình thức XNK qua trung gian thương mại: nhà sản xuất kí hợp đồng
xuất nhập khẩu qua trung gian thương mại chuyên kinh doanh xuất nhập khẩu.
- Hình thức tái xuất: là xuất trở ra nước ngoài những hàng hoá trước
đây đã nhập khẩu mà không qua chế biến thêm. Tái xuất được thực hiện bằng
1 trong 2 phương thức : tạm nhập tái xuất hoặc chuyển khẩu.
- Hình thức hàng đổi hàng: là hình thức mà trong đó người xuất khẩu
kết hợp chặt chẽ với người nhập khẩu, người bán đồng thời là người mua,
luợng hàng trao đổi vói nhau có giá trị tương đương.
- Hình thức liên doanh liên kết: là hình thức được nhiều doanh nghiệp
áp dụng thông qua việc hai hay nhiều nhà đầu tư cùng sở hữu một xí nghiệp.

Liên doanh liên kết tận dụng được lợi thế của các nước: như lao động, nguyên
vật liệu, khoa học công nghệ, giúp hạ giá thành sản phẩm sản xuất. Liên
doanh giúp nhà đầu tư hiểu rõ được tình hình thị trường, tận dụng được tình
hình thị trường, tận dụng được lợi thế của đối tác tại địa phương về điều kiện
bán hàng, cạnh tranh tại nước chủ nhà và san sẻ chi phí đầu tư. Tuy nhiên có
thể mất quyền kiểm soát về kỹ thuật công nghệ.
1.2 VỂ XUẤT NHẬP KHẨU THUỐC:
1.2.1 Một số khái niệm:
- Thuốc thành phẩm gồm thành phẩm tân dược và thuốc có nguồn gốc
thảo dược.
5
- Nguyên liệu làm thuốc: gồm nguyên liệu, dược liệu, tá dược, vỏ nang
thuốc, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc.
- Thuốc viện trợ: là những thuốc do các tổ chức từ thiện, tổ chức phi
chính phủ, cá nhân người nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài gửi tặng,
viện trợ khẩn cấp cho các địa phương, các ngành, các cơ sở điều trị, các tổ
chức của Việt Nam (bên Việt Nam) dưới hình thức quà tặng, viện trợ nhân
đạo, viện trợ khẩn cấp .không thu tiền.
- Thuốc nhập khẩu theo con đường phi mậu dịch: là nguồn thuốc do
người Việt Nam định cư ở nước ngoài: đi hợp tác lao động, hợp tác chuyên
gia, công tác, học tập ở nước ngoài và người nước ngoài nhập cảnh vào Việt
Nam, công tác và làm việc tại Việt Nam mang theo hoặc gửi về nước.
- Thuốc YHCT là các dạng thuốc của y học cổ truyền được sản xuất từ
các dược liệu đã được chế biến theo lý luận và phương pháp bào chế của y học
cổ truyền dùng để phòng bệnh, chữa bệnh, bồi dưỡng sức khoẻ cho người.
1.2.2 Vai trò của XNK thuốc:
- XNK thuốc đóng vai trò quan trọng để đảm bảo nguyên phụ liệu,
thành phẩm - phụ liệu cho sản xuất. Đáp ứng được nhu cầu thuốc chữa bệnh
cho nhân dân đặc biệt là những loại nguyên liệu, thành phẩm mà Việt Nam
chưa tự sản xuất được.

- XNK tạo nên sự cạnh tranh trên thị trường thuốc giữa thuốc nội và
thuốc ngoại. Kích thích sản xuất trong nước phát triển. Do các xí nghiệp trong
nước phải cố gắng nâng cao chất lượng mặt hàng, cải tiến mẫu mã bao bì, đầu
tư nâng cấp trang thiết bị máy móc phục vụ sản xuất để có thể có sản phẩm
cạnh tranh được với hàng ngoại.
- Liên doanh sản xuất thuốc với nước ngoài được coi là một hình thức
xuất nhập khẩu tại chỗ.
1.2.3 Một số quy định về XNK thuốc tại các văn bản hướng dẫn:
1.2.3.1 Các đối tượng tham gia vào hoạt động XNK thuốc:
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu thuốc của Việt Nam (Nhà nhập khẩu).
- Doanh nghiệp nước ngoài cung cấp thuốc vào Việt Nam (công ty cung cấp).
- Thuốc, nguyên liệu làm thuốc.
6
Hình 1.1: Các bước để một thuốc được nhập khẩu vào Việt Nam.
Ghi chú: (+) Con đường chính : Đăng ký công ty -> Đăng ký thuốc -> Ký kết
hợp đồng XNK.
Thuốc chưa có SDK, doanh nghiệp XNK phải lập đơn hàng xin giấy
phép nhập khẩu, công ty cung cấp phải là DNNN đã được cấp giấy phép.
Trường hợp công ty cung cấp không phải là công ty đăng ký thuốc thì
phải có giấy uỷ quyền của công ty đứng tên đăng ký thuốc.
1.2.3.2 Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thuốc:
Doanh nghiệp được kinh doanh XNK thuốc khi đủ điều kiện qui định
tại thông tư số 19/2001/TT- BYT ngày 28/8/2001. Các điều kiện đó cụ thể
là:
> Doanh nghiệp có chức năng kinh doanh thuốc hoặc là doanh
nghiệp có giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn kinh doanh thuốc;
> Đối với doanh nghiệp chỉ có chức năng buôn bán thuốc, các điều
kiện bảo quản, vận chuyển thuốc phải đạt tiêu chuẩn “Thực hành tốt bảo quản
thuốc” (GSP) do Bộ Y tế hành. Đối với doanh nghiệp sản xuất, cơ sở sản xuất
7

phải đạt tiêu chuẩn “Thực hành tốt sản xuất thuốc” (GMP) do Bộ Y tế ban
hành;
> Năng lực tài chính và kinh nghiệm kinh doanh :
- Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động trên 3 năm;
- Doanh số nhập khẩu ủy thác của năm gần nhất phải đạt ít nhất tương
đương 1 triệu Dollar Mỹ.
> Năng lực quản lý và đảm bảo chất lượng:
- Doanh nghiệp phải có hệ thống theo dõi và đảm bảo chất lượng thuốc,
có kế hoạch xây dựng phòng kiểm tra chất lượng đạt tiêu chuẩn GLP
- Phải có đầy đủ các quy chế dược, các văn bản liên quan đến sản xuất,
lưu thông, xuất nhập khẩu thuốc;
- Không vi phạm quy chế chuyên môn trong 3 năm hoạt động gần nhất.
> Doanh nghiệp được cơ quan Hải quan cấp mã số doanh nghiệp xuất,
nhập khẩu thuốc hoặc giấy chứng nhận mã số doanh nghiệp xuất, nhập khẩu.
1.2.3.3 Thuốc nhập khẩu chính thức vào Việt Nam:
♦ Thuốc, nguyên liệu có SDK tại Việt Nam: phải đáp ứng đủ các điều
kiện theo quy chế Đăng ký thuốc .
♦ Thuốc, nguyên liệu không có SDK : phải đáp ứng các điều kiện quy
định tại Thông tư 06/2001/TT-BYT ngày 23/4/2001
Danh mục và hình thức quản lý xuất nhập khẩu:
- Danh mục nguyên liệu làm thuốc và thành phẩm thuốc phòng và chữa
bệnh cho người cấm nhập khẩu (Phụ Lục 1A).
- Danh mục thuốc thành phẩm phòng và chữa bệnh cho người nhập khẩu
phải có giấy phép của Bộ Y tế (Phụ Lục 1B).
- Thuốc thành phẩm đã được Bộ Y tế cấp số đăng ký khi nhập khẩu phải
được Bộ Y tế (CQLDVN) xác nhận đơn hàng nhập khẩu.
- Nguyên liệu sản xuất thuốc, dược liệu, tá dược, vỏ nang thuốc, bao bì
trực tiếp với thuốc chưa có số đăng ký khi nhập khẩu phải được Bộ Y tế
(CQLDVN) cấp giấy phép khảo nghiệm.
- Nguyên liệu, tá dược, dược liệu, vỏ nang thuốc, bao bì trực tiếp vói

thuốc đã được Bộ Y tế cấp số đăng ký lưu hành khi nhập khẩu làm thủ tục trực
8
tiếp với Hải quan cửa khẩu không phải xin phép Bộ Y tế (CQLDVN) cung cấp
Danh mục cho Tổng cục Hải Quan.
- Trong trường hợp nước nhập khẩu yêu cầu hoặc trường hợp phải thực
hiện theo công ước Quốc tế, Bộ Y tế (CQLDVN) sẽ cấp giấy phép xuất khẩu
theo đề nghị của doanh nghiệp.
1.2.3.4 Các doanh nghiệp nước ngoài cung cấp thuốc vào Việt Nam:
- Là doanh nghiệp đã được cấp giấy phép hoạt động của công ty nước
ngoài về thuốc và nguyên liệu làm thuốc tại Việt Nam (giấy phép công ty).
- Là nhà sản xuất đối với những thuốc do doanh nghiệp Việt Nam
đứng tên đăng ký.
1.2.3.5 Điều kiện đối với DNNN đăng ký hoạt động vê thuốc, NLLT tại
Việt Nam:
Các doanh nghiệp nước ngoài đăng ký hoạt động về thuốc và NLLT tại
Việt Nam phải đáp ứng các quy định tại Thông tư 17/2001/TT-BYT ngày
01/8/2001. Một số điều kiện cụ thể:
❖ Điều kiện về kinh nghiệm trong kinh doanh Dược và khả năng tài
chính:
- Đăns ký lần đầu:
+ DN phải có tối thiểu 3 năm kinh nghiệm trong sản xuất, kinh doanh
thuốc, NLLT.
+ Doanh số kinh doanh về thuốc, NLLT tối thiểu trong năm gần nhất:
• DN chỉ có chức năng buôn bán thành phẩm tân dược: 15 triệu
USD/năm.
• DN có chức năng sản xuất thành phẩm tân dược: 05 triệu
USD/năm.
• DN có chức năng sản xuất, buôn bán thành phẩm thuốc có nguồn
gốc thảo dược, nguyên liệu thuốc, tá dược, bao bì trực tiếp với thuốc:
03 triệu USD/năm.

+ Các đối tượng doanh nghiệp đã gián tiếp hoạt động về thuốc, nguyên liệu
làm thuốc tại Việt Nam: trong vòng 2 năm trước ngày nộp hồ sơ đăng ký phải
không có thuốc kém chất lượng đã bị xử lý vi phạm.
9
- DN đăns k\ lav.
+ HỒ sơ đăng ký đủ và hợp lệ.
+ Doanh số về thuốc đã cung cấp vào Việt Nam phải đạt tối thiểu
trung bình là 50.000 USD/năm.
+ Không vi phạm pháp luật, không vi phạm quy chế chuyên môn
ở mức độ bị xử lý.
♦♦♦ Quyền của các doanh nghiệp nước ngoài đăng ký hoạt động về thuốc và
nguyên liệu làm thuốc tại Việt Nam:
- Đứng tên nhà đăng ký nước ngoài khi đăng ký thuốc & NLLT của
các nhà sản xuất với Bộ Y tế Việt Nam.
- Cung cấp thuốc, NLLT vào Việt Nam dưới hình thức ký kết hợp
đồng XNK với các doanh nghiệp XNK thuốc của Việt Nam.
- Mở hội thảo khoa học, trao đổi kinh nghiệm chuyên môn, trao đổi
thông tin và quảng cáo thuốc theo quy định của Bộ Y tế.
♦♦♦ Lệ phí đăng ký :
- Phí thẩm định hồ sơ: 200 USD/1 hồ sơ.
- Lệ phí cấp giấy phép: 2000 USD/1 giấy phép.
Các doanh nghiệp nước ngoài có giấy phép hoạt động về thuốc và
nguyên liệu làm thuốc tại Việt Nam (giấy phép doanh nghiệp nước ngoài)
được cung cấp nguyên liệu sản xuất thuốc và thuốc thành phẩm cho các doanh
nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam.
Các nhà sản xuất nước ngoài được phép cung cấp các thuốc thành
phẩm, nguyên liệu có số đăng ký cho doanh nghiệp nhập khẩu của Việt Nam
mà doanh nghiệp Việt Nam là nhà đăng ký lưu hành các số đăng ký đó ở Việt
Nam.
Trường hợp công ty đăng ký thuốc chưa được cấp giấy phép hoạt

động trong lĩnh vực dược tại Việt Nam (gọi tắt là giấy phép công ty nước
ngoài hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nước ngoài) thì uỷ quyền
cho một công ty nước ngoài khác có giấy phép công ty nước ngoài còn hiệu
lực.
10
Giấy uỷ quyền bao gồm những nội dung sau:
* Tên, địa chỉ của công ty đăng ký thuốc.
* Tên, địa chỉ của công ty được uỷ quyến.
* Tên thuốc, số đăng ký, tên nhà sản xuất của thuốc được uỷ quyền.
* Thời hạn uỷ quyền (trong thời hạn số đăng ký còn hiệu lực)
* Chữ ký của giám đốc công ty đăng ký(công ty ủy quyền) có công
chứng.
1.2.3.6. Đăng ký thuốc:
Bảng 1.1: Quỵ định hạn dùng của thuốc đăng kỷ và thời gian xét duyệt, cấp số
đăng kỷ.
Hạn dừng của thuốc
đăng ký
Thòi gian xét duyệt
Cấp đăng ký
Nguyên liệu > 36 tháng
<12 tháng
Tân dược dùng ngoài

Thuốc YHCT
> 24 tháng <12 tháng
Tân dược
>18 tháng <12 tháng
Bảng 1.2: Lệ phí cấp số đăng ký mặt hàng thuốc.
STT
Lệ phí cấp SDK thuốc nước ngoài

Mức thu(VNĐ)
1 Nguyên liệu( một tên nguyên liệu) 1.000.000
I2
Thuốc thành phẩm(một tên thuốc) 2.000.000
Trường hợp thuốc không có số đăng ký hoặc chưa có SDK như : biệt
dược quý hiếm cần cho nhu cầu điều trị hoặc các nguyên liệu cần cho nhu cầu
sản xuất nhưng doanh nghiệp nước ngoài không kinh doanh, trong trường hợp
11
đó, các doanh nghiệp làm đơn hàng xin cấp xét duyệt nhập khẩu. Cục quản lý
Dược Việt Nam xem xét, giải quyết cụ thể theo các quy định tại Thông tư
06/2001/TT-BYT.
1.2.3.7 Qui định về thuốc YHCT nhập khẩu vào Việt Nam:
Hiện nay, việc quản lý và giám sát, thẩm định chất lượng thuốc YHCT
đặc biệt là thuốc có nguồn gốc nhập khẩu đang có khó khăn. Vì vậy việc thực
hiện theo đúng các qui định về hướng dẫn công tác nhập khẩu thuốc YHCT là
bắt buộc và phải được kiểm tra chặt chẽ.
- Điều kiện của thuốc YHCT nhập khẩu vào Việt Nam:
■ Có giấy phép sản xuất và lưu hành của Bộ Y tế hoặc cơ quan y tế được
Bộ Y tế nước đó uỷ quyền.
■ Không thuộc diện cấm lưu hành ở Việt Nam.
■ Đảm bảo chất lượng và an toàn cho người dùng.
■ Phù hợp với chính sách phát triển y dược của Việt Nam.
- Hồ sơ xin cấp số đăng ký nhập khẩu thuốc YHCT:
1. Đơn xin phép đăng ký.
2. Hồ sơ kỹ thuật của thuốc xin cấp số đăng ký.
- Công thức thành phẩm của chế phẩm
- Hồ sơ thử độc tính của chế phẩm( LD 50)
- Tiêu chuẩn kĩ thuật, phương pháp kiểm nghiệm và kiểm tra đối với
chế phẩm đó.
- Hồ sơ xuất xứ của chế phẩm.

3. Đối với các chế phẩm YHCT có xuất xứ từ các bài thuốc cổ phương
hoặc cổ phương gia giảm thì không phải xuất trình hồ sơ thử dược lý
thực nghiệm và hồ sơ lâm sàng. Đối với các chế phẩm YHCT mới (Tân
Phương) phải xuất trình thêm hồ sơ thử dược lý thực nghiệm và hồ sơ
thử lâm sàng theo đúng quy chế đăng ký thuốc của nước ngoài nhập vào
nước CHXHCN Việt Nam.
1.2.3.8 Thuốc thành phẩm chưa có số đăng ký:
- Bộ Y tế (CQLDVN) xem xét cho phép nhập khẩu đối với thuốc
thành phẩm chứa các dược chất chưa có số đăng ký nhưng số thuốc đăng ký
12
và công ty đăng ký còn ít (căn cứ trên danh mục thuốc có số đăng ký tại từng
thời điểm), thuốc cần cho nhu cầu điều trị, thuốc có dạng bào chế đặc biệt
trong nước chưa sản xuất được. Đối với các thuốc chuyên khoa, đặc trị, thuốc
hiếm, phải lập đơn hàng riêng, kèm theo dự trù của bệnh viện (có xác nhận
của giám đốc bệnh viện), số lượng nhập theo đúng số lượng dự trù của bệnh
viện và chỉ lưu hành trong các cơ sở điều trị.
- Đối với thuốc thành phẩm YHCT chưa có số đăng ký, Cục Quản lý
Dược Việt nam xem xét cấp giấy phép cho nhập sau khi tham khảo ý kiến của
Vụ Y học cổ truyền.
- Nhập khẩu thuốc mẫu dùng cho đăng ký: mỗi thuốc thành phẩm
được nhập từ 5 đến 10 đơn vị đóng gói phù hợp với mẫu dự định đưa ra lưu
hành. Những mẫu này chỉ dùng cho mục đích đăng ký thuốc.
- Nguyên liệu được nhập cho mục đích đăng ký thực hiện theo đúng
Qui chế Đăng ký thuốc.
- Thuốc nhập để mục đích trưng bày triển lãm: thuốc chỉ được tạm
nhập tái xuất, sau khi triển lãm kết thúc phải tái xuất. Nếu không tái xuất mà
dùng vào mục đích khác phải được Bộ Y tế và Bộ Thương Mại cho phép.
- Thuốc cho các chương trình Quốc Gia phải được nhập khẩu uỷ thác
qua các doanh nghiệp có chức năng XWK trực tiếp và phải xuất trình kèm theo
các tài liệu, văn bản pháp lý có liên quan đến việc nhập thuốc cho chương

trình. Trên nhãn thuốc phải có dòng chữ “Thuốc chương trình Quốc gia
không được bán”.
1.2.3.9 Một số quy định chung về thuốc nhập khẩu và đơn hàng nhập
khẩu:
♦ Nguyên liệu làm thuốc:
- Nguyên liệu sản xuất thuốc, dược liệu, tá dược, vỏ nang thuốc, bao
bì trực tiếp với thuốc, chưa có số đăng ký khi nhập khẩu phải có giấy phép
khảo nghiệm do Bộ Y tế (CQLDVN ) cấp. (Theo quy định Tạm thời ban hành
kèm theo Quyết định số 18/2001/QĐ-QLD ngày 28/4/2001)
13
- Nguyên liệu nhập khẩu phải được đăng ký chất lượng và phải đảm
bảo chất lượng theo đúng tiêu chuẩn đã đăng ký trên đơn hàng.
- Nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất thuốc phải còn hạn dùng trên 3
năm kể từ ngày đến cảng Việt Nam, đối với nguyên liệu có hạn dùng 3 năm
hoặc dưới 3 năm thì ngày về đến cảng Việt Nam không được quá 6 tháng kể từ
ngày sản xuất (không áp dụng với dược liệu).
- Tên Dược liệu phải ghi bằng tiếng Việt Nam và tiếng Latinh.
♦ Thuốc thành phẩm đã có số đăng ký:
- Thuốc thành phẩm đã được Bộ Y tế cấp số đăng ký như hình thức
xác nhận đơn hàng nhập khẩu.
- Nguyên tắc xác nhận đơn hàng nhập khẩu, đơn hàng có hiệu lực
theo thời gian hiệu lực số đăng ký (ghi cụ thể trên cột thòi hạn hiệu lực số
đăng ký). Không hạn chế số lượng hoặc trị giá của hàng hoá khi xác nhận đơn
hàng.
- Doanh nghiệp có thể lập đơn hàng nhập khẩu riêng theo thời hạn
hiệu lực của số đăng ký để sử dụng đơn hàng trong nhiều năm. Đối với thuốc
thuộc danh mục thuốc độc, doanh nghiệp lập đơn hàng riêng.
- Cục Quản lý Dược Việt Nam xác nhận sự phù hợp của các mặt hàng
trong danh mục nhập khẩu với hồ sơ đăng ký lưu tại Cục Quản lý Dược Việt
Nam, không xét duyệt số lượng. Doanh nghiệp sử dụng danh mục này trình

Hải Quan để nhập khẩu theo nhu cầu trong năm.
♦ Thủ tục xuất khẩu :
- Thuốc chưa có số đăng k ý : Khi lập đơn hàng đơn vị nộp kèm theo các giấy
tờ sau cho từng loại thuốc:
+ Hợp đồng hoặc đơn đặt hàng giữa nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu.
+ Tiêu chuẩn kỹ thuật của nguyên liệu và thuốc thành phẩm xuất khẩu.
+ Mẫu nhãn thuốc xuất khẩu.
+ Đối với các thuốc biệt dược đơn vị phải nộp kèm theo giấy chứng nhận sở
hữu Công nghiệp.
14
+ Bản cam kết của doanh nghiệp thực hiên theo hợp đồng xuất khẩu và không
lưu hành các sản phẩm chưa được Bộ Y tế cấp số đăng ký tại thị trường trong
nước.
- Thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất, thuốc độc, thuốc
gây mê: Thực hiện theo qui định tại các Quy chế Quản lý thuốc gây nghiện,
Quy chế Quản lý thuốc hướng tâm thần và tiên chất, Quy chế thuốc độc hiện
hành do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành và các công ước Quốc tế.
-Thuốc có số đàng ký: lập đơn hàng xuất khẩu theo mẫu Thuốc thành phẩm
nhập khẩu vào Việt Nam phải là thuốc mới sản xuất, hạn dùng còn lại khi đến
cảng Việt Nam tối thiểu phải là 18 tháng. Đối với thuốc có hạn dùng bằng
hoặc dưới 2 năm thì hạn dùng còn lại khi đến cảng Việt Nam tối thiểu phải là
12 tháng. Trường hợp đặc biệt Cục Quản lý Dược Việt Nam xem xét giải
quyết cụ thể.
♦ Thuốc viện trợ:
- Viện trợ khẩn cấp : hạn dùng tối thiểu 6 tháng khi về đến Việt Nam.
- Những trường hợp viện trợ khác: hạn dùng tối thiểu phải còn 1 năm,
trường hợp đặc biệt thuốc có tuổi thọ dưới 2 năm thì thuốc phải còn ít nhất
1/3 tuổi thọ khi về đến Việt Nam.
♦ Đơn hàng được lập thành 4 bản, trong đó: 01 bản được gửi Hải Quan, một
bản gửi doanh nghiệp và 02 bản gửi lưu tại Cục Quản lý dược Việt Nam. Bản

gửi Hải Quan sẽ được gửi trực tiếp cho Tổng cục Hải Quan, trên đơn hàng có
đóng dấu ‘Bản gửi Hải Quan’. Bản gửi doanh nghiệp có đóng dấu “ Bản gửi
doanh nghiệp’, doanh nghiệp sử dụng bản này để trình Hải quan cửa khẩu khi
nhập khẩu.
1.3 Sự QUẢN LÝ, ĐIỂU HÀNH CÔNG TÁC XNK THUỐC CỦA NHÀ
NƯỚC VÀ BỘ Y TẾ:
1.3.1 Giai đoạn 1989 -1995:
1.3.1.1 Nội dung quy định cụ thể:
- Luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân (Quốc hội thông qua ngày
30/06/1989), điều 38, mục 1 quy định: “Bộ Y tế thống nhất quản lý sản xuất
15
lưu thông phân phối, xuất nhập khẩu thuốc và nguyên liệu làm thuốc, tổ chức
bán và cung cấp thuốc thiết yếu trong phòng và chữa bệnh cho nhân dân”.
- Điều lệ thuốc phòng và chữa bệnh ban hành ngày 21/1/1991, điều
21: Các tổ chức và cá nhân muốn mở cơ sở xuất nhập khẩu thuốc và nguyên
liệu làm thuốc phải theo đúng những quy định tại chương II điều lệ này và các
quy chế về nhập khẩu thuốc của Bộ Y tế và Bộ thương Mại. Các loại thuốc
nhập khẩu phải đúng quy định của điều lệ này, thuốc xuất khẩu phải được Bộ
Y tế cấp giấy phép”.
- Quyết định 113/CT ngày 9/5/1989 của Chủ tịch Hội đồng Bộ
trưởng: ‘Giao cho Bộ Y tế thông nhất quản lý việc Xuất nhập khẩu thuốc
- Nghị định 114/HĐBT ngày 7/4/1992 của Hội Đồng Bộ trưởng về
quản lý nhà nước đối với xuất nhập khẩu. Điều 13: “Bộ Thương mại và Du
lịch là cơ quan thực hiện chức năng quản lý thống nhất đối vói hoạt động xuất
nhập khẩu”.
I.3.I.2. Tổ chức hướng dẫn thực hiện:
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu phải được Bộ Thương mại cấp giấy
phép.
- Hàng hoá xuất nhập khẩu phải được Bộ Thương mại cấp giấy phép.
Đối với thuốc phòng và chữa bệnh cho người phải có ý kiến của Bộ Y tế trước

khi xin phép Bộ Thương mại.
1.3.2 Giai đoạn 1995 -1999:
1.3.2.1 Nội dung quy định:
- Luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân, Điều lệ thuốc phòng bệnh chữa
bệnh, Quyết định 113/CT vẫn đang còn hiệu lực.
- Chính sách thuốc quốc gia ban hành theo Nghị quyết số 37/CP ngày
20/06/1996: 2 mục tiêu chính _ “1. Bảo đảm cung ứng thuốc thường xuyên và
đầy đủ thuốc có chất lượng đến ngưòi dân; 2. Bảo đảm sử dụng thuốc hợp lý,
an toàn và có hiệu quả”
- Nghị định 89/CP của chính phủ ban hành ngày 15/12/1995 v/v bãi
bỏ thủ tục cấp giấy phép xuất nhập khẩu hàng hoá từng chuyến. Trong đó
thuốc không thuộc nhóm hàng hoá xuất nhập khẩu do Bộ thương mại cấp giấy
16
phép. Bộ Y tế có trách nhiệm thoả thuận với Bộ thương mại để trình thủ tướng
chính phủ phê duyệt và công bố công khai hàng năm danh mục các mặt hàng
cần có ý kiến xác nhận của cơ quan quản lý chuyên nghành trước khi xuất
khẩu hoặc nhập khẩu, đồng thời chỉ định cơ quan có chức năng trực thuộc
chịu trách nhiệm xem xét, xác nhận đối với đơn hàng xuất nhập khẩu hàng
hoá.
1.3.2.2 Tổ chức hướng dẫn thực hiện :
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu phải được Bộ thương mại cấp giấy
phép.
- Hàng năm, căn cứ vào cơ chế điều hành xuất nhập khẩu của Chính
phủ, Cục Quản lý Dược ban hành hướng dẫn công tác xuất nhập khẩu thuốc
phòng và chữa bệnh cho người.
- Từ năm 1996 đến 1999, Bộ Y tế đã thoả thuận với tổng cục Hải
quan, Bộ Thương mại về việc Bộ Y tế (CQLDVN) xác nhận danh mục xuất
nhập khẩu thuốc có số đăng ký, đối với thuốc có số đăng ký doanh nghiệp
xuất nhập khẩu không bị hạn chế về số lượng. Thuốc chưa có số đăng ký,
thuốc gây nghiện, hướng tâm thần, Cục Quản lý Dược xét hồ sơ và xem xét

cho phép nhập khẩu với số lượng phù hợp.
1.3.3 Giai đoạn từ năm 1999 đến nay:
1.3.3.1 Nội dung quy định:
- Luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân, điều lệ Thuốc phòng bệnh chữa
bệnh, Quyết định 113/CT vẫn đang còn hiệu lực, chưa được sửa đổi, bổ sung
hoặc bãi bỏ.
- Chính sách thuốc quốc gia ban hành theo nghi quyết số 37/CP ngày
20/6/1996, Điều 9. Quyết định 242/QĐ-TTg: “Giao các Bộ, ngành hữu quan,
sau khi thoả thuận với Bộ thương mại, công bố danh mục và hướng dẫn việc
xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thuộc danh mục hàng quản lý chuyên ngành
theo nguyên tắc: chỉ quy định cac tiêu chuẩn kỹ thuật, tính năng sử dụng, điều
kiện được xuất nhập khẩu để doanh nghiệp có cơ sở làm thủ tục xuất khẩu,
nhập khẩu tại Hải quan cửa khẩu, không cấp giấy phép hoặc duyệt mặt hàng,
số lượng trị giá hàng xuất khẩu.
17
- Nghị định 57/1998/NĐ-CP, điều 5 : Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu
có điều kiện là hàng hoá xuất khẩu nhập khẩu theo hạn ngạch hoặc hàng hoá
xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép của Bộ Thương mại hoặc Bộ quản lý
chuyên ngành. Thuốc có số đăng ký không thuộc hàng hoá xuất, nhập khẩu
phải có điều kiện.
- Cơ chế điều hành xuất nhập khẩu hàng năm của Chính phủ, hiện
nay đang thực hiện theo Quyết định số 46/2001/QĐ-TTg ngày 04/04/2001 của
Thủ tướng chính phủ về cơ chế điều hành xuất nhập khẩu giai đoạn 2001-
2005.
1.3.3.2 Tổ chức hướng dẫn thực hiện
- Hệ thống doanh nghiệp xuất nhập khẩu trực tiếp là các doanh
nghiệp có chức năng sản xuất, kinh doanh thuốc, NLLT có đủ điều kiện xuất
nhập khẩu trực tiếp, doanh nghiệp xuất nhập khẩu được mở rộng cho tất cả các
đối tượng có chức năng sản xuất, kinh doanh thuốc.
- Bộ Y tế căn cứ cơ chế điều hành xuất nhập khẩu của chính phủ ban

hành thông tư hướng dẫn (thông tư 06/2001/TT-BYT).
- Thuốc, nguyên liệu có số đăng ký, Cục quản Dược xác nhận số đăng
ký phù hợp, doanh nghiệp xuất nhập khẩu không bị hạn chế về số lượng.
Thuốc chưa có số đăng ký, thuốc gây nghiện, hướng tâm thần, Cục Quản lý
Dược Việt Nam xét hồ sơ và cho phép nhập khẩu với số lượng phù hợp.
18
PHẦN 2
ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP, NỘI DUNG NGHIÊN c ứ u
2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN cứ u :
- Các văn bản pháp quy của Quốc hội, Chính phủ, Bộ y tế và các Bộ,
Ngành có liên quan đến công tác quản lý nhà nước về hoạt động xuất nhập
khẩu.
- Hoạt động xuất nhập khẩu hàng năm của các doanh nghiệp nước ngoài
được phép hoạt động về thuốc, NLLT tại Việt Nam thông qua các hợp đồng
XNK với các doanh nghiệp của Việt Nam. (qua các báo cáo)
- Công tác xuất nhập khẩu hàng năm của các doanh nghiệp XNK (Thống
qua các báo cáo lưu tại Cục Quản lý dược Việt Nam)
Niên giám thống kê, niên giám thống kê y tế các năm.
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Phương pháp nghiên cứu hồi cứu.
- Phương pháp phân tích mức tăng trưởng.
- Phương pháp so sánh.
- Phương pháp xử lý số liệu bằng Microsoft Exel, Microsoft Word.
2.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
- Tình hình xuất khẩu thuốc từ 1997 - 2002
- Tình hình nhập khẩu thuốc từ 1997 - 2002
- Một số vấn đề liên quan đến công tác xuất, nhập khẩu.
19
PHẦN 3
KẾT QUẢ KHẢO SÁT VÀ BÀN LUẬN

3.1 VÀI NÉT VỂ THỊ TRƯỜNG THUỐC THẾ GIỚI VÀ THỊ TRƯỜNG
THUỐC VIỆT NAM:
3.1.1 Thị trường thuốc thê giới:
Thị trường dược phẩm thế giới qua nhiều năm thường chỉ có 20 hãng
dược phẩm hàng đầu thay đổi thứ tự và giữ phần lớn thị phần thuốc thế giới.
Mỹ: Merck Co, Bristol Myers Sqibb, Pfizer, American Home Product,
Johnson Johnson, Lilly, Abbott, Schering Plough, Warner Lambert.
Anh: GlaxoSmithKline (GSK)
Thuỵ Sỹ: Roche, Novartis.
Đức: Bayer, Boehringer Ingelham.
Pháp: Sanofi Synthelabo.
Ngoài ra: Aventis, Astra-Zeneca.
Các công ty có mức tăng trưởng cao (VD: GSK; Aventis; Astra-Zeneca,
Warner Lambert Pfizer, Novartis ) nhờ có doanh thu từ các thuốc mói (Viagra
của Pfizer; Lipitor của Warner Lumbert ) và sự sáp nhập giảm cạnh tranh,
tạo đà phát triển. Xu thế liên doanh, liên kết của các hãng dược phẩm hàng
đầu Thế giới với nhau càng củng cố khả năng chi phối thị trường thuốc thế
giới của các hãng lớn.
Mười nước dùng thuốc nhiều nhất thế giới là Mỹ, Nhật, Pháp, Đức,
Anh, Italia, Tây Ban Nha, Canada, Hà Lan, Bỉ trị giá dùng thuốc chiếm gần
60% tổng lượng thuốc dùng cả thế giói. Và xu hướng sẽ tiếp tục tăng trong
những năm tới.
3.1.2 Thị trường thuốc Việt Nam:
3.1.2.1 Nguồn thuốc ở Việt Nam
- Trên thị trường thuốc Việt Nam hiện nay có 5 nguồn thuốc chính:
• Thuốc sản xuất trong nước.
• Thuốc nhập khẩu chính thức qua các công ty XNK y tế.
20

×