Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

câu hỏi ôn tập và đáp án chi tiết môn luật hành chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.57 KB, 17 trang )

1. Người từ đủ 12 tuổi có thể bị áp dụng biện pháp cưỡng chế hành chính.
Đúng (Xem điều 89, 90 hoặc 91, 92 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012)
2. Khấu trừ lương của người vi phạm hành chính là biện pháp xử phạt hành chính.
Sai, Vì Khấu trừ lương của người vi phạm hành chính là một trong các biện
pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt VPHC (Điều 86-Luật XLVPHC năm
2012, Không phải là các hình thức xử phạt hành chính được quy định tại điều 21,
22, 23, 24, 25, 26 và 27 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012).
3. Phạt tiền phải được tiến hành bằng thủ tục lập biên bản
Sai, Phạt tiền phải được tiến hành bằng thủ tục lập biên bản và ra quyết định xử
phạt vi phạm hành chính (điều 57 Luật xử lý vi phạm hành chính 2013) hoặc không
lập biên bản (trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250k đối với cá
nhân, 500k đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử
phạt vi phạm hành chính tại chỗ - điều 56 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012)
4. Lập biên bản vi phạm hành chính là thủ tục bắt buộc khi xử phạt hành chính.
(tương tự câu 3)
5. Chỉ có cơ quan hành chính nhà nước mới có thẩm quyền áp dụng các biện pháp
cưỡng chế hành chính.
Sai vì các CQNN khác cũng có thẩm quyền, VD Toà án nhân dân, hoặc
Thẩm phán chủ toạ phiên toà khi ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính
6. Chánh thanh tra các cấp có quyền xử phạt hành chính.
Sai, thẩm quyền xử phạt VPHC điều 46 luật xử lý vi phạm hành chính năm
2012 và chương 11 (trang 350 giáo trình) vì theo quy định chỉ chánh thanh tra theo
ngành, lĩnh vực hay thanh tra viên chuyên ngành mới được XPVPHC.
7. Văn phòng chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước.
Đúng vì Văn phòng chính phủ; Thanh tra chính phủ; Ủy ban dân tộc; Ngân
hàng NN Việt Nam là cơ quan ngang bộ (quy định tại Nghị định số 178/2007/NĐ-
CP của Chính phủ ngày 03/12/2007 quy định về cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền
hạn của Bộ, cơ quan ngang bộ (xem điều 22 luật tổ chức chính phủ).
8. Khi hết thời hiệu xử phạt hành chính, người có thẩm quyền không được áp dụng
bất kỳ biện pháp cưỡng chế hành chính nào.
Sai Vì theo quy định của pháp luật nếu hết thời hiệu XPHC thì người có


thẩm quyền có thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế khắc phục hậu quả do VPHC
gây ra như tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi cây trồng
hoặc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép… (xem luật xlvphc 2012)
9. Tang vật phương tiện sử dụng vào vi phạm hành chính luôn bị tịch thu để xung
vào công quĩ nhà nước.
Sai vì theo quy định của PL thì không tịch thu để sung vào công quỹ NN các
tang vật phương tiện như hàng giả, hàng kém chất lượng, tang vật không đủ các
tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật Việt Nam mà phải tiêu huỷ chúng.
Đồng thời PL cũng quy định không tịch thu tang vật, phương tiện thuộc quyền sở
hữu hợp pháp của cá nhân tổ chức khác bị chủ thể VPHC sử dụng hoặc chiếm đoạt
trái phép.
10. Chủ tịch UBND xã có quyền ban hành các quyết định hành chính.
Sai vì Chủ tịch UBND xã chỉ được ban hành QĐHC cá biệt (QĐ áp dụng
QPPL) còn QĐ chủ đạo và QĐ quy phạm thuộc thẩm quyền của UBND, Chủ tịch
UBND chỉ thay mặt tập thể UBND để ban hành (theo quy định của Luật ban hành
văn bản QPPL năm 1996; sửa đổi bổ sung năm 2002 và năm 2008; Luật ban hành
VBQPPL của HĐND và UBND năm 2004)
11. Chủ thể có thẩm quyền xử phạt hành chính thì đồng thời có thẩm quyền cưỡng
chế thi hành quyết định xử phạt.
Sai - vì chỉ những chủ thể có thẩm quyền do pháp luật quy định mới được
cưỡng chế thi hành QĐXPVPHC còn thẩm quyền xử phạt được PL quy định gồm
nhiều chủ thể. VD chiến sĩ CAND, công chức ngành thuế, thanh tra viên chuyên
ngành … khi thi hành công vụ có thẩm quyền xử phạt VPHC nhưng họ không có
thẩm quyền cưỡng chế thi hành QĐXP đó.
12. Chủ thể có thẩm quyền xử phạt có được quyền phạt dưới mức phạt thấp nhất
của khung tiền phạt không?
Có vì đối với trường hợp bình thường thì người có thẩm quyền xử phạt hành
chính xét thấy người vi phạm hc có tình tiết giảm nhẹ thì có thể giảm mức tiền phạt
dưới mức trung bình của khung tiền phạt đối với vi phạm đó nhưng không được
thấp hơn mức tối thiểu của khung tiền phạt. Tuy nhiên đối với trường hợp người

chưa thành niên (từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi) vi phạm hành chính giống người thành
niên vi phạm mà cũng có tình tiết giảm nhẹ như thế thì mức tiền phạt của người
chưa thành niên đó có thể dưới mức tối thiểu của khung tiền phạt. Ví dụ: A và B
điều khiển 2 xe đạp nhưng cả hai đều không có bộ phận hãm (A 17 tuổi, B 20 tuổi);
trong trường hợp này, B và A đều có tình tiết giảm nhẹ là thành thật hối lỗi, mà
theo quy định tại nghị định 34/2010 (điều 21) hành vi này có khung tiền phạt là từ
60k đến 100k. mức phạt trung bình đối với vi phạm này là 80k nhưng B có thể
được giảm xuống đến mức tối thiểu là 40k; trong khi đó A chưa thành niên thì mức
tiền phạt đối với A chỉ bằng ½ mức tiền phạt của B tức là chỉ là 20k. Như vậy là
trong trường hợp này, người có thẩm quyền xử phạt hành chính có thể phạt tiền
dưới mức thấp nhất của khung tiền phạt.
13. Quyết định hành chính do cơ quan hành chính nhà nước ban hành có thể áp
dụng ở nước ngoài.
Đúng - vì QĐHC quy phạm của Chính phủ, Thủ tướng chính phủ ban hành
có thể được áp dụng ở nước ngoài. VD: Áp dụng hôn nhân giữa công dân Việt
Nam với người nước ngoài thì CDVN fải đến cơ quan ngoại giao (Đại sứ quán
hoặc lãnh sự quán của VN để lthực hiện các thủ tục pháp lý cần thiết khi kết hôn)
14. Các quyết định hành chính chỉ được áp dụng thông qua hoạt động quản lý hành
chính nhà nước.
Sai vì QĐHC được áp dụng trong các hoạt động lập pháp, tư pháp, VD khi
tiến hành xét xử vụ án, TP chủ toạ phiên toà có thẩm quyền ra QĐXPVPHC đối với
cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm nội quy, trật tự của phiên toà.
15. Người có thẩm quyền có thể hay không thể xử lý theo các cách sau:
a. Chủ tịch UBND huyện ra quyết định xử phạt hành chính đối với trường hợp
vi phạm của công dân A với mức phạt tiền là 25.000.000 đ
Không thể - Vì quá thẩm quyền xem thẩm quyền theo (điểm b khoản 1 điều 38
luật xlvphc năm 2012).
b. Chiến sĩ công an nhân dân đang thi hành công vụ đã ra quyết định xử phạt
hành chính áp dụng hình thức phạt tiền với mức phạt 100.000đ đối với người thực
hiện hành vi vi phạm hành chính có khung tiền phạt được pháp luật qui định từ

80.000đ đến 120.000đ. (như trên)
được - Vì theo khoản 1 điều 39 Luật XLVPHC năm 2012 quy định thẩm quyền
XPVPHC cho chiến sĩ CAND khi thi hành nhiệm vụ công vụ là phạt cảnh cáo hoặc
phạt tiền đối với hành vi VPHC bị áp dụng phạt tiền đến 500.000đ.
16. Thời hiệu trong xử lý VPHC. Nêu ý nghĩa của từng loại thời hiệu đó.
( Xem thời hiệu điều 6 và điều 74, 108 Luật xử lý VPHC 2012) ý nghĩa:
17. Việc quy định thời hiệu ra quyết định xử phạt VPHC (theo điều 6 Luật
XLVPHC – chộp cả Đ6) có ý nghĩa: quy định rõ trách nhiệm của cơ quan quản lý
nhà nước có thẩm quyền phải theo dõi, kiểm tra, quản lý khi phát hiện có VPHC
xảy ra phải xử lý nghiêm minh, kịp thời theo đúng thời hiệu mà PL quy định; Xác
định hiệu lực của quyết định XPVPHC; Bảo đảm pháp chế trong hoạt động quản lý
HCNN; Buộc cỏc chủ thể VPHC phải cú nghĩa vụ thi hành QĐXPVHC; Bảo vệ
quyền lợi ích hợp pháp của cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân; là cơ sở để xem
xét một QĐXPVPHC có hiệu lực, giá trị pháp lý không…
18. Việc quy định thời hiệu thi hành quyết định xử phạt VPHC (theo điều 74 Luật
XLVPHC2012 – chép cả Điều 74) có ý nghĩa :
Xác định trách nhiệm của chủ thể VPHC phải tự giác thi hành QĐ đó nếu không
sẽ bị áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành QĐXPHC; Bảo đảm QĐXP được thực
hiện trên thực tế; Xác định trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong
việc cưỡng chế thi hành QĐXP đó.
19. Việc xử phạt người từ đủ 14t đến dưới 16t vi phạm hành chính luôn áp
dụng thủ tục đơn giản.
sai vì theo điều 56 Luật xử lí vphc năm 2012 thì đối với các vphc được phát
hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kĩ thuật nghiệp vụ thì không được quyết
định xử phạt tại chỗ (theo thủ tục đơn giản). Như vậy thì kể cả là vphc do người đủ
14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện, nếu đó là vphc được phát hiện bởi phương tiện,
thiết bị kĩ thuật nghiệp vụ thì vphc đó dù là cảnh cáo thì cũng phải lập biên bản.
20. Cá nhân dưới 14 có thể tham gia quan hệ pháp luật hành chính.
Đúng vì theo điều 89,90, 91 và điều 92 của Luật xlvphc 2012 thì cá nhân từ
đủ 12 đến dưới 18 có thể bị áp dụng biện pháp xử lí hành chính khác. Đó là quan hệ

pháp luật hành chính phát sinh giữa cá nhân đó với người áp dụng biện pháp đưa
vào trường giáo dưỡng và giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
21. Trong mọi trường hợp không xử phạt tiền ở mức cao nhất đối với người
chưa thành niên phạm tội
Xem điều 23 và điều 138, 139, 140 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012.
22. Biện pháp xử lí hành chính khác chỉ áp dụng khi có VPHC xảy ra
Sai vì theo điều 89 đến 96 Luật xử lí vi phạm hành chính2012 thì các biện
pháp xử lí hành chính khác chỉ áp dụng đối với các vi phạm hành chính về an ninh,
trật tự, an toàn xã hội chứ không phải là vi phạm hành chính nói chung. Hoặc
trường hợp áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường thị trấn hay đưa vào trường
giáo dưỡng thì đối tượng áp dụng là người từ đủ 12 đến dưới 16 tuổi thực hiện các
hành vi có dấu hiệu của tội phạm nghiêm trọng do cố ý được quy định tại bộ luật
hình sự; mà hành vi đó của người đủ 12 đến dưới 14 tuổi thực hiện thì chưa thể coi
là vphc được vì không đáp ứng điều kiện về chủ thể của vphc. (chủ thể vphc phải từ
đủ 14 tuổi trở lên).
23. Biện pháp tịch thu tang vật vi phạm hành chính có thể áp dụng độc lập (không
cần áp dụng với hình thức xử phạt chính chính ).
Sai vì đây là hình thức xử phạt bổ sung nên phải áp dụng kèm với hình thức xử
phạt chính.
Lưu ý: chú ý điều 65 Luật XLVPHC
24. Ngày 01-12-2013 đội kiểm tra liên ngành (quản lý thị trường và thuế) phát hiện
B thực hiện hành vi lấn chiếm vỉa hè, kinh doanh hàng giả và trốn thuế.
Anh (chị) hãy xác định cơ quan có thẩm quyền xử lý đối với hành vi vi phạm
của B? Nêu trình tự xử lý đối với B?
CQ quản lý thị trường và CQ thuế có thẩm quyền xử lý đối với hành vi kinh
doanh hàng giả và trốn thuế đối với hành vi vi phạm của B (KD hàng giả, trốn
thuế) còn hành vi lấn chiếm vỉa hè không thuộc thẩm quyền của CQQLTT và CQ
thuế mà thẩm quyền thuộc về cơ quan quản lý đô thị, Thanh tra giao thông đường
bộ hoặc UBND nơi có vỉa hè bị B lấn chiếm
Trình tự xử lý: Khi phát hiện phải giải thích rõ và đình chỉ ngay hành vi vi

phạm của B; Lập biên bản VPHC; Ra QĐXPVPHC; Thi hành QĐXP nếu B không
tự giác chấp hành thì cơ quan có thẩm quyền sẽ ra QĐ cưỡng chế thi hành QĐXP
đó (theo Nghị định số: 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 07 năm 2013 của Chính phủ
Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý VPHC).
25. Các quyết định hành chính do cơ quan hành chính ban hành đều là đối tượng
khởi kiện.
Sai - bởi vì chỉ các QĐ cá biệt (QĐ áp dụng PL) mới là đối tượng khởi kiện
vụ án hành chính. (Nêu các loại QĐHC cá biệt được khởi kiện tại điều 11 Pháp
lệnh giải quyết các vụ án hành chính) còn QĐ chủ đạo, QĐ quy phạm không fải là
đối tượng khởi kiện.
26.Thẩm phán chủ toạ phiên toà khi tiến hành xử phạt vi phạm hành chính thì phải
áp dụng theo thủ tục hành chính.
Đúng, vì đây là hoạt động quản lý hành chính nhà nước, QĐ này được tiến
hành theo thủ tục hành chính được quy định trong Luật XLVPHC2012.
27. Cưỡng chế hành chính có thể áp dụng ngay cả khi không có VPHC.
Đúng, vì trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước khi áp dụng vì lý do
an ninh; quốc phòng, lợi ích quốc gia hoặc cộng đồng, xã hội. VD: cấm đi vào khu
vực nguy hiểm (bão, lụt, dịch bệnh) hoặc một số hoạt động kiểm tra y tế, VSAT
thực phẩm …
28. Các biện pháp xử lí hc khác được áp dụng cho trường hợp không phải là vi
phạm hành chính
Sai vì theo điều 4 luật xlvphc thì các biện pháp xử lí hc khác đc áp dụng với
vphc về lĩnh vực an ninh, trật tự an toàn xã hội, cũng là vphc.
29. Áp dụng biện pháp cảnh cáo và biện pháp tước quyền sử dụng giấy phép đối
với người thực hiện một vi phạm hành chính.
Đúng, (điều 22 và điều 25 của luật xử lý vi phạm hành chính 2012).
30. Chỉ áp dụng độc lập biện pháp buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép
khi đã hết thời hiệu xử phạt hành chính.
Đúng, Vì nếu hết thời hiệu mà lỗi không do chủ thể VPHC mà do CQNN có
thẩm quyền thiếu trách nhiệm để quá thời hiệu thì không xử phạt nhưng phải cưỡng

chế CTXDTP.
31. Áp dụng biện pháp giáo dục tại xã phường thị trấn đối với người từ 12 tuổi đến
dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm ít nghiêm trọng là một biện
pháp tư pháp.
Sai, vì đây là một biện pháp xử lý hành chính khác được QĐ trong Luật
XLVPHC2012, được thực hiện theo trình tự, thủ tục hành chính.
32. Khi xử phạt hành chính người có thẩm quyền xử phạt không cần xem xét đến
dấu hiệu thiệt hại xảy ra trên thực tế.
Sai, Vì không phải mọi HVVPHC đều gây ra thiệt hại nhưng việc xem xét về
thiệt hại xảy ra trên thực tế có ý nghĩa quan trọng trong việc lựa chọn hình thức xử
phạt, mức xử phạt cho phù hợp với tính chất nguy hiểm của hành vi và thiệt hại gây
ra cho cá nhân, tổ chức, cơ quan nhà nước khác. Đồng thời điều 3 Luật
XLVPHC2012 quy định đây là một nguyên tắc khi áp dụng chủ thể có thẩm quyền
phải tuân theo.
33. Cơ sở để truy cứu trách nhiệm hành chính là vi phạm hành chính.
Đúng (xem đặc điểm thứ nhất của xử phạt VPHC, chương 11 giáo trình).
34. Cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính khi đã được xác định là
hết thời hiệu xử phạt thì không áp dụng biện pháp cưỡng chế hành chính nữa.
Phải chia thành 02 t/hợp. Nếu họ cố tình che dấu hành vi vi phạm thì thời
hiệu được tính lại kể từ ngày chấm dứt hành vi đó và họ vẫn bị xử phạt và ngược
lại nếu lỗi thuộc CQQLNN thì không XP nhưng vẫn áp dụng biện pháp cưỡng chế
nhằm khắc fục hquả do VPHC gây ra
35. Ban thanh tra nhân dân có phải đơn vị cơ sở trực thuộc cơ quan hành
chính không?
Không vì theo luật thanh tra năm 2010 thì ban thanh tra được thành lập ở xã
phường, thị trấn, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp nhà nước.
Trong đó, ban thanh tra ở xã phường, thị trấn do hội nghị nhân dân hoặc hội nghị
đại biểu nhân dân tại thôn, làng, bản, ấp bầu ra; ban thanh tra ở cơ quan nhà nươc,
đơn vị sự nghiệp công và doanh nghiệp nhà nước do hội nghị cán bộ, công chức
hoặc hội nghị đại biểu công chức tại cqnn, đvsncl và dnnn bầu. cho nên ban thanh

tra nhân dân không thể là đơn vị cơ sở trực thuộc của cơ quan hành chính được.
Hoạt động của ban thanh tra ở xã, phường, thị trấn chịu sự chỉ đạo trực tiếp của mặt
trận tổ quốc xã, phường, thị trấn; còn hoạt động của ban thanh tra ở cơ quan nhà
nước hoặc đơn vị sự nghiệp công lập thì chịu sự chỉ đạo trực tiếp của ban chấp
hành công đoàn cơ sở.
36. Ban thanh tra nhân dân là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.
Không vì ban thanh tra nhân dân là tổ chức do hội nghị nhân dân ở xã
phường, thị trấn hoặc hội nghị cán bộ công chức ở đơn vị sự nghiệp công lập bầu
ra, và cơ quan hành chính ở địa phương chỉ là ubnd cấp xã. (theo điều 68 và điều
72 Luật Thanh tra); ban thanh tra hoạt động theo sự chỉ đạo trực tiếp của mặt trận
tổ quốc xã phường, thị trấn hoặc của ban chấp hành công đoàn cơ sở tại đơn vị sự
nghiệp công lập.
37. Thẩm phán chủ toạ phiên toà khi tiến hành xử phạt vi phạm hành chính thì cũng
phải áp dụng theo thủ tục hành chính.
Đúng Các đề trên đã giải
38. Khi xử phạt hành chính người có thẩm quyền có thể xử phạt cao hơn hoặc thấp
hơn mức phạt mà pháp luật qui định.
Sai (theo điều 3 luật XLVPHC2012 tình tiết tăng nặng giảm nhẹ)
39. Khi hết thời hiệu xử phạt hành chính người có thẩm quyền không được áp dụng
bất kỳ biện pháp cưỡng chế hành chính nào.
Sai (xem luật xử lý vi phạm hành chính 2012)
40. Các cơ quan trực thuộc chính phủ có chức năng quản lý hành chính Nhà nước.
Sai
41. Các biện pháp xử lý hành chính khác chỉ được áp dụng đối với người có hành
vi vi phạm hành chính. Sai
Cưỡng chế hành chính chỉ được áp dụng khi có vi phạm hành chính xảy ra.
Sai: Vì có nhiều loại cưỡng chế hành chính áp dụng cho những cá nhân không
vi phạm hành chính. Ví dụ : Trường hợp trưng dụng, trưng thu tài sản, ….
42. Trưởng công an xã không được phạt hành chính đối với người có hành vi
nghiện ma tuý. Đúng

43. Nguyên tắc thời hiệu là nguyên tắc bắt buộc trong xử phạt hành chính Đúng
44. Tất cả người nước ngoài ở Việt Nam đều bị xử phạt hành chính theo luật xử lý
vi phạm hành chính
Sai; người không QTịch thì không được áp dụng hthức xử phạt trục xuất
45. Tất cả mọi trường hợp bị phạt tiền đều được nộp tiền phạt nhiều lần?
Trả lời: Sai vì chỉ được nộp tiền phạt khi có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1
điều 79 Luật XPVPHC2012 đó là:
46. Khi một cá nhân tổ chức vi phạm HC thì người có thẩm quyền có thể áp
dụng 2 hình thức phạt chính là cảnh cáo và phạt tiền
Trả lời: Đúng vì nếu cá nhân, tổ chức đó nếu thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành
chính mà trong đó có hành vi bị phạt cảnh cáo, có hành vi bị phạt tiền thì cá nhân,
tổ chức đó hoàn toàn có thể bị áp dụng cả hai hình thức xử phạt chính là cảnh cáo
và phạt tiền. (Nghĩa là một cá nhân, tổ chức không thể bị áp dụng cùng một lúc hai
hình thức xử phạt chính đối với cùng một hành vi vi phạm nhưng đối với nhiều
hành vi vi phạm hc thì có thể áp dụng được cả hai hình thức xử phạt chính vì theo
điều 3 và điều 21 luật xlvphc thì một người thực hiện nhiều hành vi vphc thì bị xử
phạt về từng hành vi).
47. Viện trưởng viện kiểm sát của các cấp có thể ban hành các văn bản quản lý
hành chính nhà nước.
Đúng vì: Viện kiểm sát có chức năng hoạt động quản lý hành chính nhà nước.
Như công tác quản lý cán bộ .
48. Mọi cán bộ thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, đều
có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Đúng.
49. Trong trường hợp vi phạm hành xảy ra đã hết thời hạn xử phạt hành chính thì
cơ quan hoặc cán bộ nhà nước có thẩm quyền có được phép áp dụng các biện pháp
xử lý phạt vi phạm hành chính hay không? Tại sao? trong trường hợp nào?
Về nguyên tắc các vi phạm hành chính xảy ra nhưng đã hết thời hạn xử phạt vi
phạm hành chính thì không được xử lý vi phạm hành chính song trong một số
trường hợp cụ thể được pháp luật quy định thì mặc dù vi phạm hành chính đã xảy
ra hết thời hiệu xử phạt cơ quan hoặc cán bộ có thẩm quyền không được phép ra

quyết định xử phạt hành chính nhưng có thể được phép áp dụng các biện pháp xử
phạt bổ sung 9 (trong trường hợp biện pháp xử phạt bổ sung được áp dụng độc lập)
tước quyền xử dụng giấy phép, tịch thu tang vật. Phương tiện vi phạm buộc tháo dỡ
công trình xây dựng trái phép, buộc tiêu huỷ văn hoá phẩm độc hại, các vật phẩm
gây nguy hại cho sức khoẻ người tiêu dùng, buộc phải khắc phục tình trạng gây ô
nhiễm môi trường, buộc phải bồi thường thiệt hại đến 01 triệu động trong lĩnh vực
đất đai, xây dựng, tài chính, nghĩa vụ, ngân hàng, môi trường
50. A thực hiện hành vi xây dựng nhà trái phép. Chủ tịch UBND phường nơi A cư
trú đã lập biên bản và ra quyết định xử phạt đối với A. Sau 10 ngày kể từ ngày A
nhận được quyết định xử phạt, A vẫn không chấp hành quyết định xử phạt do vậy
chủ tịch UBND xã đã báo cáo với Chủ tịch UBND huyện ra quyết định cưỡng chế
thi hành quyết định xử phạt nói trên.
Anh ( chị ) hãy nhận xét cách xử lý trên, nêu rõ căn cứ pháp lý.
Cách xử lý trên là đúng (căn cứ pháp lý xem điều thời hạn thi hành
QĐXPVPHC là 10 ngày, trong thời hạn này chủ thể VPHC phải tự giác thi hành
QĐXPVPHC; quá thời hạn trên sẽ bị cưỡng chế thi hành QĐXP – Xem phần cưỡng
chế thi hành QĐXPVPHC trong Luật XLVPHC2012)
51. “Phân tích nguyên tắc một vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần”.
Vi phạm hành chính là hành vi do cá nhân hay tổ chức thực hiện một cách
vô ý hay cố ý, xâm phạm quy tắc quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm hình
sự theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính.
‘Một người vi phạm hành chính chỉ bị sử phạt một lần’.
Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt từng hành vi
vi phạm đều bi xử phạt .
( Điều 3- Luật xử lý vi phạm hành chính2012)
Một vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần. Một người thực hiện nhiều
vi phạm hành chính thì bị xử phạt từng vi phạm, nhưng tổng hợp hình thức phạt
chung không được vượt quá mức cao nhất của mắc xử phạt áp dụng đối với vi
phạm nặng nhất.
Ví dụ: Trần Q lái xe cơ giới mà không có bằng lái xe, đã lái xe đi vào khu

vực có biển báo cấm.Khi A đã thực hiện 2 vi phạm hành chính:
+ Đi vào khu vực đã có biển báo cấm (Điểm c khoản 1 điều 5 Nghị định
141/HĐBT ngày 25/4/1991 của HĐBT về xử phạt hành chính trong lĩnh vực an
ninh trật tự (cũ) )
+Lái xe cơ giới mà không có bằng lái (điểm c, khoản 2 điều 7 Nghị định trên) .
Mức phạt tối đa đối với vi phạm thứ nhất là 50.000đ, vi phạm thứ 2 là
200.000đ. cho nên khi tổng hợp mắc phạt tjì mắc cao nhất có thể áp dụng đối với A
là 200,000đ
Xem giáo trình và Điều 3 Luật XLVPHC2012; Đặc điểm của VPHC; Đặc điểm
của XPVPHC.
52. “Phân tích vi phạm hành chính (hoặc phân tích khái niệm, đặc điểm vi
phạm hành chính ), cho ví dụ minh hoạ”
Vi phạm hành chính: (điều 2-Luật xử lý vi phạm hành chính2012)
Hành vi vi phạm hành chính được xác định là hành vi vi phạm mà cá nhân hoặc
tổ chức khi vi phạm do lỗi cố ý hay vô ý đều được xác định là vi phạm hành chính.
Vi phạm hành chính có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn so với tội hình
sự .Vi phạm hành chính khác với tội vi phạm hình sự ở tính chất và mức độ nguy
hiểm của hành vi vi phạm . Tính cất nguy hiểm của hành vi phụ thuộc vào khả năng
gây thiệt hại của hành vi.Nếu khả năng này lớn thì tính nguy hiểm của hành vi cao
và ngược lại mức độ nguy hiểm của hành vi phụ thuộc vào quy mô vi phạm và thiệt
hại thực tế đã xảy ra
- VPHC và xử phạt vi phạm hành chính không chỉ do luật mà còn do văn bản
dưới luật điều chỉnh và chủ yếu thuộc thẩm quyền xử lý của cơ quan nhà nước và
theo thủ tục hành chính. Trong thực tế số lượng vi phạm hành chính thường xuyên
xảy ra ở các lĩnh vực của đời sống xã hội và tác hại của nó cũng rất lớn .
Ví dụ : Do chấp hành luật lệ giao thông không nghiêm nên hàng ngày trên
các quốc lộ thường xuyên xảy ra do các hành vi vi phạm luật lệ giao thông dẫn đến
mắc độ thiệt hại về người và phương tiện rất lớn .
Mặc dù vi phạm hành chính rất đa dạng nhưng cũng có đặc điểm .
53. “ ý nghĩa của thời hiệu trong xử phạt hành chính ”

Vi phạm hành chính là do cá nhân hay tổ chức thực hiện một cách có ý hay
vô ý, xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm hình sự
và theo quy định của phát luật phải xử phạt vi phạm hành chính.
Trong lĩnh vực xử phạt vi phạm hành chính thời hiệu dùng để biểu thị một
khoảng thời gian nhất định do pháp luật do pháp luật về xử phạt vi phạm hành
chính quy định, mà hết hạn đó không được xử phạt đối với cá nhân tổ chức vi phạm
hành chính.việc quy đinh thời hiệu có ý nghĩa rất quan trọng. Bơi nó tạo cơ sở pháp
lý thốnh nhất trong việc xử phạt và thi hành quyết định xử phạt hành chính, góp
phần đề cao trách nhiệm của cơ quan, của người có thẩm quyền xử phạt hành chính
trong việc phát hiện kịp thời.Xử lý nhanh chóng, công minh, đúng pháp luật những
vụ việc vi phạm hành chính, bảo đảm hiệu lực thi hành và tác dụng giáo dục phòng
ngừa của quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Luật xử lý vi phạm hành chính - Điêù 6: Thời hiệu xử phạt hành chính.
1/ Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 1 năm kể từ ngày vi phạm hành chính
được thực hiện. Tời hạn trên được tính là 2 năm đối với các vi phạm hành chính
trong các lĩnh vực tài chính. Xây dựng, môi trường, nhà ở, đất đai, đê điều, xuất
bản, xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh. Các hành vi buôn lậu, sản xuất
buôn hàng, bán hàng giả, nếu quá các thời hạn nói tên thì không xử phạt nhưng có
thể bị áp dụng các biện pháp qy định các điểm a,b và d-khoản 3- Điều 11 của pháp
lệnh này.
2/ Đối cá nhân bị khởi tố, truy tố hoặc có quyết định đưa vụ án ra xét sử theo thủ
tục tố tụng hình sự mà có quyết định đình chỉ điều vụ án thì bị xử phạt hành chính
là 3 tháng kể từ ngày có quyết định đình chỉ .
3/ trong thời hạn được quy định tại điều khoản 1 điều này nếu cá nhân tổ chức có vi
phạm hành chính mới hoặc cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì không áp
dụng thời hiệu nói tại điều khoản 1 và điều 2 này .
54. Nguyên tắc phân định thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính
1/ UBND các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực
quản lý nhà nước ở địa phương.
2/ Cơ quan quản lý nhà nước chuyển ngành có thẩm quyền xử lý các vi phạm hành

chính thuộc lĩnh vực ngành mình.
3/ trong trường hợp vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử lý của nhiều cơ quan
thì việc xử lý do cơ quan thụ lý đầu tiên thực hiện .
Ví dụ : Các vi phạm trong lĩnh vực thuộc quyền xử lý của cơ quan thuế và
chủ tịch UBND. Các cơ quan khác đã thụ lý ban đầu đều phải chuyển hồ sơ cho cơ
quan thuế xử lý.
55. Với mục đích giải phóng mặt bằng để làm đường cao tốc, UBND thành phố H
đã ra QĐ03/QĐ-UB với nội dung thu hồi 30m2 đất của hộ gia đình ông A. Vì ông
A cố tình không chấp hành quyết định thu hồi đất nên chủ tịch UBND thành phố H
đã ra quyết định xử phạt đối với ông A với hình thức: Phạt cảnh cáo và buộc tháo
dỡ công trình xây dựng trái phép đồng thời yêu cầu ông A phải chấp hành quyết
định này trong vòng 7 ngày kể từ ngày nhận quyết định. Sau 7 ngày ông A không
chấp hành quyết định xử phạt nên chủ tịch UBND thành phố H đã ra quyết định
cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt nói trên và tổ chức cưỡng chế.
Ông A khiếu nại tới chủ tịch UBND thành phố yêu cầu huỷ bỏ quyết định
cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và đòi bồi thường thiệt hại giá trị căn nhà
mà cơ quan có thẩm quyền đã tháo dỡ là 50.000.000đ.
Anh ( chị) hãy nhận xét cách xử lý trên của chủ tịch UBND thành phố H.
Theo qui định của pháp luật yêu cầu bồi thường của ông A là đúng hay sai?
Nếu yêu cầu bồi thường của A được chấp nhận thì ai là người có trách nhiệm bồi
thường: chủ tịch UBND thành phố H hay cán bộ, công chức cưỡng chế tháo dỡ
nhà.
Ra QĐXP VPHC là không đúng quy định của pháp luật vì ông A không thực
hiện hành vi vi phạm hành chính;
QĐ tổ chức cưỡng chế là đúng;
Ông A đòi bồi thường là không có căn cứ pháp lý vì gia đình ông xây dựng
trái phép;
Nếu yêu cầu được chấp nhận thì cả Chủ tịch UBND thành phố H và CB,CC
cưỡng chế fải liên đới cùng chịu trách nhiệm bồi thường.
56. Cấp có thẩm quyền sẽ xử lý như thế nào nếu sau 18 tháng mới phát hiện

ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính chưa được thi hành
Chia 2 trường hợp theo điều 6 luật XLVPHC2012 nếu lỗi của CQNN có
thẩm quyền thì không được thi hànhXPVPHC đó quá thời hiệu thi hành 6 tháng mà
chỉ áp dụng các biện pháp kfục hquả và ngược lại nếu cá nhân có lỗi trong việc cố
tình trì hoãn, cản trở, trốn tránh thì thời hiệu áp dụng được tính lại kể từ ngày chấm
dứt hành vi đó.
57. “Nguyyên tắc xử phạt vi phạm hành chính có tính chất bắt buộc khi xử lý
vi phạm hành chính không”.
Vi phạm hành chính là hành vi do cá nhân hay tổ chức thực hiện một cách cố ý
hay vô ý xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm hình
sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
Điêu 3 - Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 ghi rõ: Nguyên tắc xử lý vi phạm
hành chính: (…)
Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện kịp thời xử lý công minh nhanh
chóng theo đúng pháp luật
Việc phát hiện xử lý kịp thời đối với các vi phạm hành chính không chỉ làm cho
vi phạm đó bị chấm dứt trên thực tế mà còn có tác dụng lớn lao trong việc tác động
tích cực vào ý thức của người vi phạm và của các công dân khác trong việc củng cố
và uy tín của nhà nước đối với nhân dân, khi bị xử lý vi phạm phải đảm bảo sự
công minh đúng pháp luật nghiêm minh khi bị xử lý không có ý nghĩa là xử phạt
nặng đối với người vi phạm mà co nghĩa là bất kỳ vi phạm cũng nêu được đưa ra
xử lý theo pháp luật không để lọt người vi phạm, cũng không phạt oan người không
vi phạm.
Một VPHC chỉ bị xử phạt 1 lần: Một người thực hiện nhiều VPHC thì bị xử phạt
từng vi phạm, nhưng tổng hợp từng vi phạm, tổng hợp hình thức phạt chung không
thể vượt mức cao nhất của mức xử phạt áp dụng đối với vi phạm nặng nhất;
Ví dụ: Trần A lái xe cơ giới mà không có bằng lái xe,đã lái xe đi vào khu vực có
biển báo cấm. Khi A dã thực hiện 2 vi phạm hành chính:
+ Đi vào khu vực đã có biển báo cấm ( Điểm c khoản 1 điều 5, nghị định
141/HĐBT ngày 25/4/1991của HĐBTvề xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh

vực an ninh trật tự) ( cũ ).
+ Lái xe cơ giới mà không có bằng lái (điểm c khoản 2 điều 7 Nghị định trên).
Do vậy mức phạt tối đa đối với vi phạm thứ nhất là 50.000đ, vi phạm thứ 2 là
200.000đ, cho nên khi tổng hợp mức phạt thì mức cao nhất có thể áp dụng tối đa
với A là 2000.000đ.
Nhiều người cùng thực hiện một vi phạm hành chính thì mỗi người đều bị xử
phạt. tuy nhiên khi bị xử lý cũng cần xem xét tới các yếu tố chủ quan, khách quan
có liên quan tới từng người vi phạm để xác định mức phạt cho thoả đáng .
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào
tính chất, mức độ vi phạm, nhân thânvà các tình tiết tăng nặng giảm nhẹ để quyết
định hình thức, mức phạt đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính .
58. Gia đình ông A thực hiện hành vi lấn chiếm đất công để xây dựng nhà ở. Hết
thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính, cấp có thẩm quyền mới phát hiện ra hành vi
vi phạm của gia đình ông A. Giải quyết vụ việc trên, người có thẩm quyền đưa ra
các cách sau:
a. Ra quyết định xử phạt và buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép.
b. Chỉ áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ.
Đúng
c. Cưỡng chế tháo dỡ và yêu cầu nộp phí sử dụng đất. Chỉ rõ cách giải quyết
đúng, sai? Tại sao?
59. Nhận xét cách xử lý sau đây của người có thẩm quyền:
Nguyễn H đồng thời thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn
hoá thông tin và kinh doanh thuốc tân dược. Thanh tra văn hóa là cơ quan thụ lý
đầu tiên đã lập biên bản và ra quyết định xử phạt hành chính đối với Nguyễn H.
Sai, chỉ được XPHC trong lĩnh vực VH còn lĩnh vực thuốc tân dược phải
chuyển cho CQ có thẩm quyền (thanh tra y tế hoặc UBND)
60. 14 là độ tuổi nhỏ nhất có năng lực hành vi hành chính
Năng lực hành vi hành chính là khả năng của cá nhân được nhà nước thừa
nhận mà với khả năng đó họ có thể tự mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp
lý hành chính đồng thời phải gánh chịu những hậu quả pháp lý nhất định do những

hành vi của mình mang lại. Năng lực hành vi hành chính thường bao gồm các yếu
tố như độ tuổi, tình trạng sức khỏe, trình độ đào tạo, khả năng tài chính trong đó
độ tuổi là yếu tố quan trọng nhất khi xem xét năng lực hành vi hành chính của cá
nhân khi tham gia vào các quan hệ pháp luật hành chính. Các quan hệ pháp luật
hành chính khác nhau thì đòi hỏi độ tuổi khác nhau, chẳng hạn cá nhân phải đủ 14
tuổi trở lên mới bị xử phạt hành chính; công dân phải đủ 12 đến dưới 18 tuổi mới
có thể bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.
Như vậy câu trên là sai vì 14 chỉ là độ tuổi nhỏ nhất có năng lực hành vi hành chính
trong quan hệ pháp luật hành chính về xử phạt hành chính; còn trong quan hệ pháp
luật hành chính khác thì độ tuổi có năng lực hành vi hành chính có thể là ít hơn 14
ví dụ như trong quan hệ pháp luật hành chính về áp dụng biện pháp đưa vào trường
giáo dưỡng thì công dân chỉ cần đủ 12 tuổi đã được coi là có năng lực hành vi hành
chính bị áp dụng biện pháp này.
61. “A ở độ tuổi vị thành niên thực hiện vi phạm hành chính” hỏi.
a, Nêu những trường hợp A bị truy cứu trách nhiệm hành chính,
b, Những trường hợp A không bị truy cứu trách nhiệm hành chính.
Trả lời: (xem luật xử lý vi phạm hành chính)
a. A bị truy cứu trách nhiệm hành chính trong các trường hợp sau:
- Khi A đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi và tinh thần, thể chất phát triển bình thường,
thực hiên vi phạm hành chính với lỗi cố ý.
- Khi A từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, tinh thần thể chất phát triển bình thường
phải chịu trách nhiệm hành chính kể cả có lỗi cố ý và vô ý khi thực hiện VPHC.
- Khi A VPHC không nằm trong các trường hợp miễn truy cứu trách nhiệm hành
chính như tình thế cấp thiết, sự kiện bất ngờ, phòng vệ chính đáng… xảy ra .
b. Khi A không bị truy cứu trách nhiệm hành chính :
- Khi chưa đủ 14tuổi.
- Khi chưa đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi nhưng thực hiện VPHC với lỗi vô ý.
- Khi A đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nhưng việc vi phạm hành chính với lỗi vô
ý . - Khi A đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thực hiện VPHC trong trường hợp miễn
truy cứu trách nhiệm hành chính như: Tình thế cấp thiết, sự kiện bất ngờ, phòng vệ

chính đáng ….
62. “Điều kiện để truy cứu trách nhiệm hành chính đối với công dân”
Đối với công dân đã thành niên (từ đủ 18 tuổi trở lên) bị truy cứu trách nhiệm
hành chính khi họ thực hiện hành vi vi phạm hành chính với điều kiện sau:
- Không mắc bệnh tâm thần, không bị rối loạn thần kinh, không bị một bệnh nào
mất khả năng điều khiển hành vi .
- Hành vi vi phạm đã được quy định trong các văn bản có quy định về phạt vi
phạm hành chính.
- Thực hiện hành vi vi phạm không thuộc các trường hợp sau :
Sự kiện bất ngờ, tình thế cấp thiết, phòng vệ chính đáng, hết thời hiệu truy cứu
trách nhiệm hành chính.
* Đối với người vị thành niên :
- Người từ đủ 16 tuổi đến 18 tuổi thực hiên hành vi vi phạm hành chính trong
những điều kịên như công dân đủ 18 tuổi trở lên .
- Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ chịu trách nhiệm hành chính đối với
những hành vi VPHC với lỗi cố ý và mức phạt cao nhất chỉ đến …đồng.
- Người chưa đủ 14 tuổi thì không bị truy cứu trách nhiệm hành chính nếu họ
VPHC thì chỉ áp dụng biện pháp giáo dục .
63. Khi nào cơ quan có thẩm quyền ra quyết định
a. Phạt cảnh cáo.
Trả lời: phạt cảnh cáo trong các trường hợp sau:
b. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả
Trả lời: cần lưu ý các điều kiện sau (khi đủ các điều kiện sau):
64. Xử phạt hành chính chỉ được tiến hành khi có vi phạm hành chính.
Đúng (xem đặc điểm Luật XPVPHC, dòng 5-14 trang 318 Giáo trình)
65. Người nước ngoài ở Việt Nam thực hiện hành vi vi phạm hành chính không
phải là đối tượng bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính.
Đúng (Xem dòng thứ 9 từ trên xuống trang 341 Giáo trình)
66. Hành vi nguy hiểm cho xã hội xảy ra trong các trường hợp: Tình thế cấp thiết,
sự kiện bất ngờ, phòng vệ chính đáng có phải là vi phạm hành chính không? Vì

sao? Hãy phân tích khái niệm vi phạm hành chính.
Không - Xem điều 3, 11 Luật XLVPHC2012 và chương 11 các nguyên tắc xử
phạt VPHC (phần phân tích VPHC xem Giáo trình Luật hành chính).
67. Không áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác đối với người nước ngoài
cư trú ở Việt Nam.
Đúng (Xem Chương 11 giáo trình, phần cuối chương 3. Áp dụng các biện pháp
xử lý hành chánh khác)
68. Người có thẩm quyền xử phạt hành chính luôn đồng thời là người có thẩm
quyền cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt hành chính.
Sai, vì chỉ những chủ thể có thẩm quyền do pháp luật quy định mới được cưỡng
chế thi hành QĐXPVPHC còn thẩm quyền xử phạt được PL quy định gồm nhiều
chủ thể. VD: chiến sĩ CAND, công chức ngành thuế, thanh tra viên chuyên ngành
… khi thi hành công vụ có thẩm quyền xử phạt VPHC nhưng họ không có thẩm
quyền cưỡng chế thi hành QĐXP đó.
69. Đối với vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài chính nếu quá 2 năm kể từ ngày
vi phạm hành chính được thực hiện thì sẽ không bị xử phạt nữa.
Sai
70.Tất cả các chủ thể có thẩm quyền xử phạt hành chính đều có quyền sử dụng các
biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chinh
Sai, vì các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính (Điều 119 Luật XPVPHC
2012) bao gồm:
a) Tạm giữ người;
b) Áp giải người vi phạm
c) Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành
nghề;
d) Khám người;
d) Khám phương tiện vận tải, đồ vật;
đ) Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
e) Quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ
tục trục xuất;

g) Giao cho gia đình, tổ chức quản lý người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý
hành chính trong thời gian làm thủ tục áp dụng biện pháp xử lý hành chính;
h) Truy tìm đối tượng phải chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, đưa
vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trong trường hợp
bỏ trốn.
Mà trong các biện pháp đó chủ thể có thẩm quyền quyết định hầu hết là các chủ thể
được quy định tại khoản 1 điều 123 Luật XPVPHC2012 như Chủ tịch UBND xã,
thị trấn, Trưởng công an phường; Trưởng Công an cấp huyện; Thủ trưởng đơn vị
Cảnh sát cơ động từ cấp đại đội trở lên, Trạm trưởng Trạm Công an cửa khẩu…
trong các chủ thể đó không đầy đủ tất cả các chủ thể có thẩm quyền xử phạt vphc
(từ điều 89 đến điều 96 Luật XLVPHC 2012 như thẩm phán chủ tọa phiên tòa, chủ
tịch ubnd cấp tỉnh…
80. hết thời hạn 1 năm khi ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì
người bị xử phạt sẽ không phải thực hiện quyết định này nữa.
Sai vì hết 1 năm thì chỉ không phải thực hiện quyết định xử phạt nhưng vẫn phải
thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có ghi trong quyết định xử phạt
đó) theo điều 74 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012.
81. Các chủ thể có thẩm quyền phạt hành chính được phép áp dụng biện pháp hành
chính tạm giữ người theo thủ tục hành chính
Sai vì chỉ có một số chủ thể như trưởng công an cấp huyện, trưởng công an cấp
tỉnh trở lên mới có quyền tạm giữ người. Các chủ thể khác như chiến sỹ cảnh sát
giao thông, kiểm lâm Không có quyền tạm giữ người.
82. Trong mọi trường hợp việc truy cứu trách nhiệm hành chính không cần xét đến
thực tế là hậu quả đã xảy ra hay chưa xảy ra?
Đúng vì vi phạm hành chính là vi phạm cấu thành hình thức nên có đủ hành vi
cấu thành vi phạm hành chính mà không cần hậu quả xảy ra. Hậu quả chỉ là tình
tiết để lựa chọn hình thức và mức độ xử phạt.
83. Hành khách Việt Nam đi trên máy bay của Xingapo tuyến bay Hà Nội -
Xingapo nếu có hành khách vi phạm hành chính trên máy bay ở đoạn Hà Nội đi
thành phố Hồ Chí Minh thì sẽ được xử lý theo pháp luật hành chính Việt Nam.

Sai vì: Nó không thuộc đối tượng điều chỉnh của luật hành chính Việt Nam.
Máy bay đó tuy bay trên không phận Việt Nam nhưng đó là lãnh thổ của họ. Máy
bay theo quy định hành khách trong máy bay vi phạm không thuộc đối tượng điều
chỉnh luật hành chính Việt Nam

×