Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Đề cương ôn tập môn ngân hàng thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.59 KB, 21 trang )

Tổng hợp một số câu hỏi lý thuyết 2
Một số tổng hợp khác 13
Tổng hợp một số câu hỏi lý thuyết
1. Thực trạng bao thanh toán ở Việt Nam:
Nghiệp vụ bao thanh toán ở Việt Nam bắt đầu manh nha từ những năm1990, nhưng
chưa có điều kiện để phát triển. Sự ra đời củaquyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN về quy
chế hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng bước đầu đã tạo động lực thúc đẩy
các tổ chức tín dụng triểnkhai và phát triển dịch vụ bao thanh toán. Đến đầu năm 2005,
bao thanh toán mới chính thức được triển khai tại Việt Nam với sự tiên phong là
Deutsche Bank tháng 1/2005, Far EastNational Bank (FENB) tháng 03/2005, tiếp đó là
Citi Bank, HSBC, NHTMCP Á Châu (ACB), NHTM Sài Gòn Thương Tín (Sacombank),
NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank), Ngân hàngQuốc Tế (VIB Bank)…
Hiện nay, số lượng ngân hàng thương mại Việt Nam triển khai thực hiệnnghiệp vụ bao
thanh toán đã tăng lên: Ngân hàng Kỹ Thương (Techcombank), ÁChâu (ACB), Ngoại
Thương (VCB), Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), Phương Đông (OCB), Xuất nhập
khẩu (Eximbank), Quốc Tế (VIB), Đông NamÁ (Seabank), Việt Á, Nam Á, NH phát
triển nhà thành phố Hồ Chí Minh (HDB), NH phát triển nhà Hà Nội (Habubank), NH
Hàng Hải (Maritime bank)… Trong số này, có 4 ngân hàng đã tham gia vào FCI: Ngân
hàng thương mạicổ phần ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ
Thương,Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu và Ngân hàng thương mại cổ phần
SàiGòn Thương Tín
Theo số liệu thống kê của FCI, doanh số bao thanh toán của Việt Nam năm2009 là 95
triệu euro. Từ năm 2004 trở về trước, doanh số bao thanh toán củaViệt Nam chỉ là con số
0, nhưng đến năm 2005, con số này đã tăng lên đạt 2triệu Euro, năm 2006 đạt 16 triệu
Euro, đến năm 2007 được 43 triệu Euro, đếnnăm 2008 con sốnày tăng đến 85 triệu Euro
và năm 2009 thì doanh số baothanh toán của Việt Nam đạt 95 triệu Euro. Ta thấy doanh
số bao thanh toán của năm 2009 tăng gấp 1,11 lần so với năm 2008, và tăng gấp 47,5 lần
so với năm 2005. Như vậy ta có thấy tốc độ tăng doanh số bao thanh toán của Việt Nam
làhết sức ấn tượng.
Tuy nhiên tỷ trọng bao thanh toán quốc tế vẫn còn khá khiêm tốn so với bao thanh toán
nội địa. Năm 2006, doanh thu bao thanh toán nội địa gấp 15 lần doanh thu bao thanh toán


quốc tế( 1 triệu Euro). Đến năm 2009, mặc dù tổng doanh số bao thanh toán tại Việt Nam
tăng gấp 47,5 lần nhưng doanh thu bao thanh toán quốc tế vẫn tăng không đáng kể. Năm
2009, bao thanh toán quốc tế chỉ tăng them 4 triệu Euro trong khi bao thanh toán nội địa
tăng them 75 triệu Euro. Nếu so sánh với một số nước Châu Á, thì doanh số bao thanh
toán của Việt Nam vẫn còn rất thấp.
2. Thực trạng cho vay tiêu dùng ở Việt Nam:
Cho vay tiêu dùng đang trở thành một trong các mục tiêu hoạt động của nhiều
ngân hàng thương mại nhằm đa dạng hóa các nghiệp vụ kinh doanh của mình, đồng thời
gia tăng mức độ thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Các hình thức cho vay tiêu dùng rất
phong phú như cho vay mua nhà mới, sửa nhà, cho vay mua ô tô, du học, Hiện nay, hầu
hết các ngân hàng đều tích cực triển khai hoạt động cho vay tiêu dùng. Mỗi ngân hàng có
những quy định rất khác nhau về số tiền cho vay, thời gian cho vay, điều kiện cho vay…
- Tại ngân hàng Á Châu(ACB), cho vay tiêu dung phục vụ các đối tượng có nhu cấu cưới
hỏi,du lịch, chữa bệnh, học hành, mua xe và các tiện nghi khác trong gia đình…Với cho
vay tiêu dùng không cần tài sản đảm bảo: số tiền vay lên đến 300 triệu đồng, giải ngân
nhanh chóng trong vòng 48 giờ với thời hạn cho vay kéo dài đến 60 tháng. Sản phẩm này
dành cho các khách hàng là cán bộ, nhân viên các công ty, doanh nghiệp, tổ chức cỏ thu
nhập ổn định. Với cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo:số tiền vay linh hoạt theo nhu
cầu thực tế và khả năng chứng minh mục đích sử dụng vốn vay, thời gian vay tối đa 7
năm (84 tháng), phương thức giải ngân linh hoạt 1 hoặc nhiều lần. Sản phẩm dành cho
khách hàng có thu nhập ổn định, có tài sản thế chấp.
- Ngân hàng Agribank cho vay tiêu dung thời hạn tối đa 60 tháng,mức cho vay tối đa
80% chi phí,lãi suất cố định hoặc thả nổi,lãi suất quá hạn tối đa 150%lãi suất trong
hạn,bảo đảm tiền vay: có hoặc không có bảo đảm bằng tài sản hoặc bảo lãnh của bên thứ
ba,giải ngân một hoặc nhiều lần.
- Ngân hàng Viettinbank,đòi hỏi khách hàng có độ tuổi tại thời diểm kết thúc thời hạn
cho vay không quá 65 tuổi, có người thừa kế nghĩa vụ trả nợ dưới 60 tuổi và chứng minh
được nguồn thu nhập của mình có thể trả nợ ,mức cho vay tối đa 80% nhu cầu vốn đối
với cho vay ngắn hạn và 70% nhu cầu vốn đối với cho vay trung và dài hạn,100% nhu
cầu vốn nếu được bảo đảm đầy đủ bằng sổ,thẻ tiết kiệm,giấy tờ có giá thuộc danh mục

các tổ chức phát hành,quản lý do Viettinbank công bố trong từng thời kì, yêu cầu có tài
sản đảm bảo hoặc dung chính tài sản hình thành từ vốn vay để đảm bảo.Thời hạn cho vay
tối đa không quá 5 năm,lãi suất thỏa thuận.
- Tại ngân hàng Habubank,cho vay tiêu dùng hỗ trợ tối đa 70% tổng chi phí mua sắm,trả
góp hàng tháng,hang quý theo nguồn thu nhập của mình hoặc trả một lần,thời hạn thanh
toán,lãi suất thanh toán linh hoạt,đòi hỏi khách hàng có thu nhập ổn định,có tài sản bảo
đảm khoản vay và có 30% đến 50% kinh phí tham gia vào kế hoạch vay vốn.
- Tại ngân hàng phát triển thành phố Hồ Chí Minh HDbank,số tiền vay tối đa là 70%nhu
cầu vốn,thời hạn vay tối đa 60 tháng,lãi suất linh hoạt,trả nợ đều hàng tháng hoặc trả nợ
theo bậc thang phù hợp với dòng thu nhập gia tăng dần trong tương lai của khách hàng,có
tài sản đảm bảo là bất động sản.
3. Thực trạng cho thuê tài chính ở Việt Nam:
Công ty cho thuê tài chính là tổ chức tín dụng phị ngân hàng phổ biến trên thế giới
được coi là phù hợp với Việt Nam (vì cho thuê không đòi hỏi thế chấp). Thế nhưng,
mô hình này ở Việt Nam lại phát triển rất chật vật, cho đến nay mới chỉ có 11 công ty
hoạt động dưới các hình thức sở hữu khác nhau trong đó 8 công ty thuộc hiệp hội
CTTC Việt Nam với tổng số vốn điều lệ là 3.000 tỉ đồng và 3 công ty 100% vốn
nước ngoài. Do gần đây Ngân hàng Nhà nước có Quyết định 509 của Thống đốc về
việc thu hồi giấy phép hoạt động của Công ty cho thuê tài chính ANZ/V-TRAC
(công ty 100% vốn nước ngoài). Ngoài ANZ/V-TRAC, công ty cho thuê tài chính
100% vốn nước ngoài khác là Kexim cũng gần như đã ngừng hoạt động cho thuê tài
chính. Hai công ty 100% vốn nước ngoài còn lại trong lĩnh vực này cũng hoạt động
không mấy hiệu quả.
Loại hình cho thuê tài chính (CTTC) góp phần giảm gánh nặng cho hệ thống ngân
hàng trong việc cung ứng vốn đối với các doanh nghiệp. Tuy nhiên, thị phần về huy
động và dư nợ cho thuê của các công ty CTTC vẫn còn khá khiêm tốn.Vốn điều lệ
trung bình của một doanh nghiệp cho thuê tài chính là 350 tỉđồng - rất nhỏ so với vốn
điều lệ của các ngân hàng thương mại (thường là trên 3.000 tỉ đồng). Hơn 10 công ty
CTTC trong nước chỉ có tổng vốn điều lệ 3.600 tỉ đồng. Do không đa dạng hóa được
nguồn vốn nên các công ty CTTC không có cơ hội phát triển và thường phải từ chối

những khách hàng lớn. Trong khi đó, trên thị trường tiền tệ, các công ty CTTC chỉ
được tham gia đấu thầu kỳ phiếu, không được tham gia thị trường mở, còn các công
cụ tài chính phái sinh như chứng khoán hóa các khoản phải thu từ hoạt động cho thuê
tài chính lại không phát triển.
Thực tế, chưa có công ty CTTC nào phát hành cổ phiếu hay trái phiếu bởi các
doanh nghiệp này đều kém về uy tín, sức cạnh tranh và khả năng quản trị. Với các
doanh nghiệp này, phần lớn các quyết định đầu tư cũng như rủi ro đều phụ thuộc vào
công ty mẹ và không được quản lý và giám sát chặt chẽ.
Chiến lược khách hàng tập trung vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt ưu
tiên cho các doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu, thị trường đầu ra ổn định, có khả
năng quản lý và tiềm năng phát triển tốt. Việc đầu tư dưới hình thức cho thuê tài
chính ngày càng được mở rộng ở tất cả các lĩnh vực như giao thông vận tải, xây
dựng, công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến, bệnh viện, nông nghiệp,… nhưng chủ
yếu tập trung vào phương tiện vận tải, máy móc thiết bị, đã đáp ứng được tỷ lệ 37%
so với nhu cầu của nền kinh tế. Tài sản cho thuê cũng mới chỉ đáp ứng được 34% so
với nhu cầu của nền kinh tế, chủ yếu tập trung vào phương tiện vận tải, máy móc
thiết bị,… có chất lượng và mức độ công nghệ có trình độ trung bình, dây chuyền
công nghệ cao và máy móc thiết bị hiện đại tiên tiến còn chiếm một tỷ trọng thấp
trong hoạt động cho thuê của các công ty CTTC. Các công ty CTTC chưa áp dụng tài
sản cho thuê là bất động sản.
Giá cho thuê hiện nay còn cao. Nếu bỏ qua các yếu tố an toàn, chi phí bỏ ra ban
đầu thấp Thì cho đến hết thời hạn thanh lý hợp đồng cho thuê tài chính, bên thuê sẽ
phải thanh toán tổng số tiền đối với tài sản thuê cao hơn so với đi vay từ các nguồn
khác như ngân hàng. Như vậy, nếu tính ra lãi suất thì lãi suất thuê tài chính cao hơn
lãi suất vay ngân hàng, bởi vì lãi suất thuê tài chính còn phải cộng thêm các chi phí
về lắp đặt, vận hành, bảo hiểm của bên cho thuê phải bỏ ra.
Thực tiễn cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam không mấy quan tâm đến loại hình dịch
vụ này, rất nhiều doanh nghiệp cần vốn để đổi mới công nghệ, mua sắm máy móc thiết
bị nhưng thay vì đến các công ty CTTC để tìm sự giúp đỡ thì các doanh nghiệp này lại
tìm đến ngân hàng để vay.

4. Thực trạng bảo lãnh ở Việt Nam:
Năm 2007 đánh dấu một bước chuyển mới của nền kinh tế Việt Nam với việc gia nhập
Tổ chức Thương mại quốc tế (WTO). Trao đổi thương mại quốc tế diễn ra nhiều hơn và
nhu cầu bảo lãnh ngân hàng cũng tăng nhanh. Dưới đây là dư nợ các khoản bảo lãnh của
một số ngân hàng trong giai đoạn 2007-2012:
Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012
Viettinbank 6082241 8050418 11788762 14699630 17712619 16563867
Techcombank 1348279 2283571 4186579 5954889 8867573 7426416
MBBank 2788197 3276792 5908394 10166345 13058900 21222404
Vietcombank 9073181 10018302 13338765 15630805 15409938 17363219
Eximbank 491608 735683 1193740 2060937 3039083 2642395
Đơn vị: triệu VND
Từ những số liệu trên có thể thấy, dịch vụ bảo lãnh đã phát triển mạnh mẽ trong
giai đoạn này, dư nợ liên tục tăng. Các ngân hàng lớn như Vietinbank, Vietcombank hay
MBbank cũng đã cho thấy những ưu thế của mình trong các hoạt động bảo lãnh. Cụ thể,
giai đoạn 2007-2012, quy mô dịch vụ bảo lãnh ngân hàng Vietinbank tăng trưởng
272,3%, Techcombank tăng trưởng 550,8%, MBBank tăng trưởng 761,2%, Vietcombank
tăng trưởng 191,3%, Eximbank tăng trưởng 537,5%. Quy mô hoạt động bảo lãnh tăng lên
nhanh chóng đã mang đến những thu nhập không nhỏ cho các ngân hàng thương mại.
Dưới đây là thu nhập từ hoạt động bảo lãnh của một số ngân hàng:
Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012
BIDV 284 471 564 629 814 -
MBBank 46 76 111 208 373 452
Vietcombank - 60 131 193 219 220
Eximbank 7 14 19 100 206 114
Đơn vị: tỷ VND
Từ bảng số liệu trên, ta có thể thấy, lợi nhuận mà mà hoạt động bảo lãnh mang lại cho
các ngân hàng là không hề nhỏ, đóng góp một phần quan trọng trong tổng doanh thu của
ngân hàng. Như Ngân hàng BIDV, là một ngân hàng có truyền thống và thế mạnh về
nghiệp vụ bảo lãnh, năm 2009, thu từ hoạt động bảo lãnh chiếm tới 39% tổng thu. Tăng

trưởng trong thu nhập từ hoạt động bảo lãnh cũng tăng nhanh qua các năm giai đoạn
2007-2012. Nổi bật như ngân hàng MBBank thu nhập từ hoạt động bảo lãnh tăng
982,6%, Eximbank tăng 1628,6%.
Xung quanh những con số thống kê cho thấy quy mô và lợi nhuận mà hoạt động
bảo lãnh đem lại, cũng còn tồn tại những vấn đề không tốt trong nghiệp vụ bảo lãnh của
các ngân hàng thương mại Việt Nam. Điển hình có thể kể đến vụ tranh chấp về bảo lãnh
thanh toán trái phiếu doanh nghiệp giữa ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) và
công ty Vinaconex-Viettel (VVF). Bên cạnh đó, hàng loạt các ngân hàng có thương
hiệu lớn như Agribank, HSBC, TienphongBank cũng gặp những bê bối trong hoạt động
bảo lãnh ngân hàng, như vụ việc ông Đỗ Đức Hưng – Giám đốc chi nhánh Agribank
Hồng Hà bị bắt tạm giam do lạm quyền khi ký chứng thư bảo lãnh. Lý do chung mà các
ngân hàng thường đưa ra để từ chối thanh toán là do chứng thư bảo lãnh sai quy trình
hoặc không đúng quy định của pháp luật. Tình trạng này đang làm mất dần niềm tin của
các doanh nghiệp vào một nghiệp vụ vốn được coi là “bảo bối” trong các giao dịch kinh
doanh. Cùng với những tranh chấp do ký chứng thư bảo lãnh vượt quá thẩm quyền, thời
gian gần đây đã xuất hiện hiện tượng làm giả chứng thư bảo lãnh. Trước hiện trạng diễn
ra ngày càng nhiều các tranh chấp phát sinh trong nghiệp vụ bảo lãnh, ngày 3 tháng 10
năm 2012 NHNN đã ban hành thông tư số 28/2012/TT-NHNN thay thế cho quyết định số
26/2006/QĐ-NHNN ban hành ngày 26 tháng 06 năm 2006 để quy định cụ thể hơn về
hoạt động bảo lãnh trong các NHTM nhằm hoàn thiện hơn hệ thống pháp lý cho nghiệp
vụ bảo lãnh ngân hàng
5. Thực trạng rủi ro tín dụng:
thước đo lợi nhuận, ngay cả khi có bộ tiêu chuẩn kế toán tốt, vẫn không thể lượng hóa
hết được hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Đặc biệt, nó không thể phản ánh hết được tất
cả các loại rủi ro mà ngân hàng đang gặp phải. Lợi nhuận mà ngân hàng công bố hiện nay
có phần phản ánh rủi ro tín dụng thông qua các khoản trích lập dự phòng. Tuy nhiên,
ngay chính tiêu chuẩn và điều khoản trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo quy định hiện
hành vẫn còn nhiều khiếm khuyết, không phản ánh được thực chất các nguy cơ rủi ro tín
dụng mà ngân hàng đang gặp phải. Chẳng hạn như các khoản cho vay khi được bảo đảm
bằng 100% giá trị tài sản cũng không đồng nghĩa với việc là sẽ không có rủi ro tín dụng.

Tài sản đảm bảo được định giá vào thời điểm cấp tín dụng và để làm cơ sở quyết định
mức cho vay thay vì là thời điểm trả nợ và để làm cơ sở hoàn trả được nợ vay.
Hơn nữa, với các khoản nợ được bảo đảm 100% giá trị tài sản thì mức trích lập dự
phòng rủi ro gần như bằng không, bất kể mức độ và xác suất xảy ra rủi ro tín dụng như
thế nào. Hơn nữa, trong điều kiện thị trường có nhiều biến động thì việc giá trị tài sản
giảm sâu hoặc kém thanh khoản là hoàn toàn có thể xảy ra. Đối với các ngân hàng Việt
Nam, khi nhóm tài sản đảm bảo hiện nay chủ yếu là bất động sản thì việc thị trường bất
động sản xấu đi vừa không chỉ ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng là các nhà
đầu tư bất động sản mà còn là các khoản nợ được thế chấp bởi bất động sản (bất động sản
dân cư). Trong những trường hợp như vậy, việc đánh giá lại giá trị tài sản đảm bảo cũng
như việc thực hiện bút toán điều chỉnh theo giá trị trường (marking-to-market) là rất cần
thiết nhưng thực tế đã bị bỏ qua hoặc không được tiến hành một cách thực chất và đúng
bản chất của rủi ro tín dụng.
Bên cạnh đó, rủi ro tín dụng ở các ngân hàng Việt Nam còn do sự gia tăng của hiện
tượng bất cân xứng thông tin trong bối cảnh bất ổn vĩ mô mà biểu hiện là hành vi lựa
chọn ngược (adverse selection). Trái với quan điểm thông thường cho rằng khi lãi suất
cho vay cao sẽ giúp loại bỏ các dự án tồi có suất sinh lợi kém, đồng thời chọn lọc những
dự án tốt với mức sinh lợi cao.
Đáng tiếc, trong điều kiện Việt Nam, khi lãi suất cho vay quá cao thì chính những con
nợ rủi ro mới là đối tượng sẵn sàng tiếp cận vốn vay chứ không phải là con nợ an toàn.
Nghĩa là, do ngân hàng không có thông tin đáng tin cậy về người đi vay và do đó không
thể phân biệt được con nợ tốt với con nợ xấu nên khi lãi suất quá cao đã đặt ngân hàng
vào thế lựa chọn bất lợi chứ không hoàn toàn là người đi vay mới bị bất lợi. Như vậy, nếu
nhìn ở góc độ này thì việc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) không khống chế trần lãi suất
cho vay không chỉ gây bất lợi cho người đi vay như một số phân tích mà ngay cả bản
thân ngân hàng cũng sẽ gặp rủi ro do lựa chọn ngược. Hiện, không có một đánh giá đáng
tin cậy nào về tỷ lệ nợ xấu trong toàn hệ thống ngân hàng nhưng có điều chắc chắn con
số đang tăng lên và tăng nhanh khi khả năng đảo nợ của doanh nghiệp đã đạt đến điểm
giới hạn của nó.
6. Thực trạng vấn đề thanh khoản trong các NHTM:

Kể từ khi hệ thống ngân hàng Việt Nam thực hiện quá trình cải cách các ngân hàng
thương mại (NHTM) đã có bước phát triển mới cả về lượng và chất, nhưng vấn đề rủi ro
thanh khoản dường như chưa được quan tâm đúng mức.
Một trong những nhiệm vụ quan trọng mà các nhà quản lý ngân hàng cần thực hiện là
đảm bảo khả năng thanh khoản hợp lý cho ngân hàng. Ngân hàng có khả năng thanh
khoản tốt, hay nói cách khác là ngân hàng không gặp rủi ro thanh khoản khi luôn có được
nguồn vốn khả dụng với chi phí hợp lý vào đúng thời điểm mà ngân hàng cẩn. Điều này
có nghĩa nếu ngân hàng không có đủ nguồn vốn cần thiết để đáp ứng mọi nhu cầu của thị
trường sẽ có thể mất khả năng thanh toán, mất uy tín và dẫn đến sự đổ vỡ của toàn hệ
thống.
- Năm 2012:
Có thể nói rằng vấn đề kinh tế vĩ mô năm 2012 quan trọng nhất không có gì
ngoài tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại. Theo báo cáo của Ủy ban
Giám sát Tài chính Quốc gia, tỷ lệ cho vay/huy động của các tổ chức tín dụng tại Việt
Nam nói chung luôn ở mức trên 90%. Đặc biệt tỷ lệ cho vay/huy động ngoại tệ luôn ở
mức trên 100%, có khi đạt xấp xỉ 130% , bên cạnh đó còn có sự mất cân đối kỳ hạn
giữa huy động và cho vay và việc tiền gửi rút trước kỳ hạn gia tăng điều này đã làm
thanh khoản hệ thống ngân hàng luôn căng thẳng, thị trường liên ngân hàng ách tắc,
một số TCTD rơi vào tình trạng mất thanh khoản liên tục (luôn rơi vào tình trạng mất
cân đối kỳ hạn, về huy động và cho vay. Đặc biệt là với các ngân hàng nhỏ. Họ gặp
nhiều khó khăn do ngân hàng lớn không tin tưởng không cho ngân hàng nhỏ vay vốn,
ngân hàng nhỏ không có vốn để có thể chạy theo cạnh tranh lãi suất với mức lãi suất
huy động cao. Nguyên nhân được xác định là do mô hình tăng trưởng cũ và tham
vọng tăng trưởng nhanh dựa vào tăng vốn đầu tư mà ngân hàng là kênh cung ứng vốn
chủ yếu (cung ứng khoảng trên dưới 80% vốn cho nền kinh tế, kể cả vốn trung và dài
hạn). Đây là yếu tố luôn tiềm ẩn rủi ro trong hoạt động của hệ thống ngân hàng. Và
các cú shock kinh tế- tài chính từ bên ngoài và nội tại nền kinh tế Việt Nam yếu kém,
kinh tế vĩ mô bất ổn (lạm phát tăng cao, chính sách tài khoá và tiền tệ thắt chặt làm thị
trường chứng khoán trì trệ, thị trường BĐS đóng băng…). Bên cạnh đó, do hoạt động
điều hành, quản lý hệ thống TCTD và điều hành, thực thi chính sách tiền tệ đi theo xu

hướng hành chính hoá, xa rời các nguyên tắc cơ bản của kinh tế thị trường đã tạo nên
một môi trường kinh doanh bất ổn, méo mó và thiếu lành mạnh cho hoạt động tài
chính- ngân hàng- tiền tệ.
- Năm 2013
Bước sang năm 2013, trên lộ trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, vấn đề thanh khoản của
các ngân hàng thương mại dần được cải thiện. Do mặt bằng lãi suất đã tiếp tục giảm;
thanh khoản của các ngân hàng thương mại có bước chuyển biến tích cực. Số dư tiền gửi
của dân cư vẫn duy trì ổn định; số dư tiền gửi của các TCTD tại NHNN luôn cao hơn so
với yêu cầu dự trữ bắt buộc. Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng đã giảm 10% -
11%/năm so với đầu năm 2012 và ổn định ở mức thấp, không còn tình trạng căng thẳng
về thanh khoản, đẩy lãi suất lên cao như trước.Hơn thế, các TCTD đã mua lại một lượng
lớn trái phiếu Chính phủ để cơ cấu lại danh mục đầu tư và dự phòng thanh khoản. Điều
này cho thấy, họ đã chú trọng hơn trong việc quản trị rủi ro thanh khoản, đảm bảo an toàn
hệ thống.Tuy nhiên vẫn còn một vài TCTD vẫn còn gặp khó khăn về thanh khoản, dẫn
đến tình trạng chưa chấp hành nghiêm chỉnh quy định trần lãi suất huy động của NHNN.
Tuy tỷ lệ sử dụng vốn cho vay/huy động giảm từ trên 100% xuống 94% – 96%, nhưng
vẫn là mức cao. Như vậy, rủi ro thanh khoản vẫn rình rập. Bởi vậy, ổn định thanh khoản
tiếp tục là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của hệ thống ngân hàng đặt ra trong năm
2013.
7. Thực trạng hoạt động cho vay ở các NHTM:
• Sự mất cân đối kỳ hạn vốn:
Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho biết, về huy động vốn, với trên 90% tỷ trọng vốn của
ngân hàng hiện nay là nguồn vốn ngắn hạn, gây khó khăn cho các ngân hàng thương mại
trong việc quản trị nguồn vốn, khó bảo đảm cân đối kỳ hạn. Kỳ hạn huy động vốn bình
quân có xu hướng rút ngắn trong khi kỳ hạn cho vay bình quân dài, tạo nguy cơ rủi ro kỳ
hạn và lãi suất.
Hơn nữa, sự mất cân đối kỳ hạn vốn của ngân hàng hiện nay cũng là một trong những
nguyên nhân khiến nhiều ngân hàng không thể đáp ứng nhu cầu vay vốn của doanh
nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, do các doanh nghiệp này chủ yếu vay
vốn trung và dài hạn để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh

• Các ngân hàng có mức dư nợ cao nhóm ngành Xây dựng và BDS
Các ngân hàng cho vay vào Xây dựng và Bất động sản với tỷ trọng khá cao, khi bất động
sản đóng băng đồng nghĩa với tỉ lệ nợ xấu tương ứng tại các ngân hàng chưa kể nợ xấu
phát sinh không nằm trong lĩnh vực Bất động sản
Tổng giá trị các khoản cho vay vào 2 lĩnh vực trên của 10 ngân hàng được thống kê dưới
đây đạt 147 nghìn tỷ bằng khoảng 73% dự nợ bất động sản được các ngân hàng báo cáo
cuối năm 2011. Nếu so với con số điều chỉnh của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia,
con số này chiếm 42%.
• Tỷ lệ nợ xấu cao.
Theo công bố của NHNN, tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống năm 2012 là gần 10%, khác xa với
con số 3,4% mà các tổ chức tín dụng báo cáo; trong đó, nợ xấu có tài sản đảm bảo bằng
bất động sản chiếm đến hơn 70%, nợ xấu của khối ngân hàng thương mại Nhà nước
chiếm hơn 50%. Vì vậy, nhiều giải pháp đã được đưa ra trong đó có phương án thành lập
công ty quản lý tài sản với quy mô khoảng 100 nghìn tỷ đồng thu hút nhiều ý kiến. Dự
kiến, việc xử lý nợ xấu không thể trong một sớm một chiều mà cần ít nhất vài ba năm.
• Lãi suất huy động và cho vay.
Đối với các ngân hàng lớn lãi suất huy động đã được đưa về mức 8% theo đúng quy định,
nhưng với các ngân hàng thương mại cổ phần nhỏ do để cạnh tranh được, huy động vượt
trần vẫn diễn ra bình thường.
Trong khi đó, 97% nguồn tín dụng kể cả ngắn, trung, dài hạn trong nước là do ngân hàng
cung cấp, nghĩa là ngân hàng một mình một chợ, trong khi ở các nước khác, nguồn vốn
trung dài hạn thường do các định chế tài chính phi ngân hàng cung cấp. Nhìn sang lãi
suất cho vay thì thấy gần như không hạ, kể cả những ngân hàng đang huy động đúng 8%.
Lãi vay còn cao khiến DN vẫn không dám vay vốn, bởi như vậy không đem lại hiệu quả.
Các DN cho rằng lãi vay phải từ 10% trở xuống thì hoạt động sản xuất kinh doanh mới
có hiệu quả. Tuy nhiên để được vay mức 11%-12% với họ hiện nay cũng là điều không
thể
• Tài sản đảm bảo.
Ngân hàng hiện nay khi vay vốn đều yêu cầu tài sản đảm bảo, bởi hiện nay doanh nghiệp
đang khó khăn vì hàng tồn kho nhiều, không có phương án kinh doanh hiệu quả, nợ quá

hạn và nợ xấu gia tăng nên ngân hàng khó lòng giải quyết được tất cả cho doanh
nghiệp. Và bản thân ngân hàng cũng hoạt động như một doanh nghiệp, phải tuân theo hệ
số an toàn. Nhưng điều này cũng gây khó khăn cho việc tiếp cận nguồn vốn của doanh
nghiệp nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
8. Thực trạng nguồn vốn các NHTM:
• Tỷ trọng vốn chủ sở hữu giảm dần
Vốn chủ sở hữu tăng về qui mô nhưng liên tục giảm về tỷ trọng. Vốn nợ của NH đã
chiếm tỷ lệ gia tăng trong giai đoạn 2009-2011. Tỉ trọng của nguồn vốn CSH giảm dần
qua các năm: 2009 (6,02%), 2010 (5,55%) và 2011 giảm xuống còn (4,26%). Số liệu trên
cho thấy VCSH chiếm tỉ trọng khá khiêm tốn so với tổng nguồn vốn. Quy mô và sự tăng
trưởng vốn thuộc sở hữu của NH sẽ quyết định năng lực phát triển của NHTMvà là yếu
tố gây dựng niềm tin nơi khách hàng. Do đó khi đánh giá về qui mô của một NHTM thì
tiêu chí đầu tiên được đề cập là vốn thuộc sở hữu của NH đó. Tuy nhiên, tỷ trọng vốn chủ
quá cao sẽ khiến NH khó phát triển, sủ dụng nợ vốn là đòn bẩy tài chính tối ưu nên NH
luôn tính toán để tỷ trọng VCSH ở mức hợ lý.
• Vốn nợ chiếm tỷ trọng rất lớn
Tổng vốn nợ chiếm tỉ trọng lớn trong tổng nguồn vốn, tăng đột biến trong năm 2010, từ
79,94% năm 2009 lên 89,10% sau đó giảm xuống còn 83,33% năm 2011. Trong đó, tiền
gửi chiếm tỷ trọng lớn, gần 34 lần so với tiền vay. Năm 2011, ACB huy động tiền gửi từ
các cá nhân tổ chức đạt 142, 218 tỷ đồng, tăng 34% so với 2010. Tốc độ tiền gửi trong cả
giai đoạn 2009- 2011 khá cao, đạt % tuy nhiên tốc độ này có xu hướng chậm lại. Xét về
cơ cấu tiền gửi khách hàng duy trì tỉ trọng 64,72% trong khi tỷ trọng tiền gửi trung bình
của các TCTD khác là 13,3 %, còn lại là phát hành các giấy tờ có giá.
• Sự biến động mạnh của nguồn vốn khác
Ngoài VCSH và Vốn nợ, thì nguồn vốn khác của ACB cũng có sự biến động khá mạnh.
Bảng số liệu cho thấy năm 2010 là năm có biến động mạnh thể hiện qua tỉ trọng của các
nguồn vốn, đặc biệt là vốn nợ và các nguồn vốn khác. Vốn Nguồn vốn khác từ 14,04%
năm 2009 giảm đột ngột xuống còn 5,35% năm 2010, sau đó lại tăng mạnh lên 12, 41%
năm 2011. Nguyên nhân năm 2010 là năm khó khăn của toàn ngành NH. Hoạt động huy
động vốn và cho vay của các NH gặp nhiều khó khăn do tính thanh khoản không cao và

tình hình lãi suất nhiều biến động. Trong khi đó, các chính sách vĩ mô nhằm đảm bảo
tăng trưởng tín dụng đồng thời kiềm chế lạm phát của NH Nhà nước chưa tỏ ra hiệu quả
và còn nhiều điểm chưa thống nhất.
Một số tổng hợp khác
1. Lãi suất giảm liên tiếp:
Từ mức trần 14%, sau 5 lần điều chỉnh giảm liên tiếp vào các khoảng thời gian 13/3,
10/4, 28/5, 11/6 và 24/12, đến ngày 26/3 NHNN tiếp tục công bố giảm một loạt các lãi
suất chủ chốt. Lãi suất tái cấp vốn giảm từ 9% xuống 8%/năm; Lãi suất tái chiết khấu
giảm từ 7% xuống 6%/năm; Lãi suất qua đêm trong thanh toán liên ngân hànggiảm từ
11% xuống 10%/năm; Trần lãi suất cho vay ngắn hạn với các lĩnh vực ưu tiên giảm từ
12% xuống 11%/năm. Trần lãi suất huy động kỳ hạn ngắn giảm từ 8% xuống 7,5%/năm
Sau quyết định của NHNN, các ngân hàng đồng loạt điều chỉnh giảm lãi suất huy động ở
cả kỳ hạn ngắn lẫn dài. Lãi suất cao nhất của kỳ hạn dài chỉ còn 11%/năm trong khi kỳ
hạn ngắn thấp nhất là 6%/năm.
Tiếp đó, NHNN tiếp tục có sự điều chỉnh lãi suất từ ngày 13/5. Theo đó, lãi suất tái cấp
vốn giảm từ 8%/năm xuống 7%/năm; lãi suất tái chiết khấu từ 6%/năm xuống 5%/năm;
lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu
hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với các ngân hàng từ 9%/năm xuống
8%/năm.
Lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND đối với các nhu cầu vốn phục vụ nông nghiệp,
nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ứng
dụng công nghệ cao giảm từ 11%/năm xuống 10%/năm; lãi suất cho vay ngắn hạn bằng
VND của Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô đối với các nhu cầu vốn này
giảm từ 12%/năm xuống 11%/năm.
2. Các ngân hàng tiến hành tái cơ cấu với việc sáp nhập:
• 3 ngân hàng đầu tiên hợp nhất:
Ba ngân hàng đi đầu sáp nhập này là Ngân hàng cổ phần Đệ Nhất (Ficombank), Cổ phần
Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank), và Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB).
Thống đốc cho biết, các ngân hàng này sáp nhập trên tinh thần tự nguyện và đây là bước
đi đầu tiên trong quá trình tái có cấu ngân hàng.

Tuy nhiên, trong thời gian qua, cả 3 ngân hàng này đã gặp những khó khăn về thanh
khoản chủ yếu do dùng nhiều vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn. Có thời điểm, 3 ngân
hàng này đã mất khả năng thanh toán tạm thời.
Sau khi được Ngân hàng Nhà nước đã hỗ trợ thanh khoản cho cả 3 ngân hàng này, nên
tình hình ổn hơn. Việc 3 ngân hàng này sáp nhập sẽ hỗ trợ cho nhau, phát huy được thế
mạnh chung và 3 tiết giảm chi phí vận hành nhằm tạo ra một ngân hàng mới vững mạnh
hơn, với khả năng tiếp cận thị trường lớn hơn, mạng lưới rộng hơn.
• Habubank sáp nhập với SHB
Ngân hàng Nhà ở Hà Nội (Habubank) sáp nhập vào Ngân hàng Sài Gòn Hà Nội (SHB)
hồi tháng 8 năm 2012, đánh dấu sự thành công của thương vụ sáp nhập ngân hàng tự
nguyện đầu tiên. Tuy nhiên, nó cũng chính thức xóa sổ cái tên Habubank - ngân
hàng thương mại cổ phần đầu tiên của người Hà Nội - sau 24 năm tồn tại và phát triển.
Habubank cũng từng có một thời vàng son, rực rỡ khi liên tục tăng trưởng mạnh về tài
sản, doanh thu cũng như lợi nhuận. Tuy nhiên, thời điểm phải sáp nhập vào SHB, nợ xấu
của nhà băng này đã lên tới 23,66%, trong đó có khoản nợ xấu khổng lồ hàng nghìn tỷ
đòng đến từ một tổ chức pháp nhân là doanh nghiệp Nhà nước. Sau khi tiếp quản
Habubank, Chủ tịch SHB tuyên bố sẽ đưa nợ xấu xuống dưới 10% ngay trong năm 2012.
• Sacombank và EximBank cũng đã lên kế hoạch sáp nhập:
• Hợp nhất Western Bank với PVFC
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án hợp nhất Western Bank với PVFC. Đây là diễn
biến mới nhất trong lộ trình tái cơ cấu ngân hàng, là sự kiện đáng nhớ cho thị trường sau
cú sáp nhập HBB vào SHB. Sự kiện này không chỉ là bước ngoặt đối với PVFC -
Western Bank mà còn cả với PVN và hệ thống tổ chức tín dụng.
PVFC là công ty tài chính lớn nhất, hoạt động của nó từ lâu đã vượt ra khỏi cái áo “tài
chính dầu khí”. PVFC hiện có vốn điều lệ 6.000 tỷ đồng, tổng tài sản đạt gần 100.000 tỷ
đồng. PVFC thuộc top 12 trong hệ thống các TCTD hiện nay. WesternBank là ngân
hàng nhỏ có vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng và là ngân hàng yếu kém thuộc diện tái cơ cấu bắt
buộc.
Việc hợp nhất này tạo ra một ngân hàng thương mại mới có lợi cho
cả PVFC và WesternBank. Ngân hàng mới với vốn điều lệ 9.000 tỷ đồng và quy mô tổng

tài sản trên 100.000 tỷ đồng, có mạng lưới khắp các tỉnh, thành lớn trong cả nước.
Không những thế, việc hợp nhất giữa PVFC và WTB sẽ khắc phục điểm yếu và gia tăng
lợi thế của hai tổ chức chuyên về mảng NH đầu tư (PVFC) và NH bán lẻ (WTB). Bên
cạnh đó, NH sau hợp nhất có cơ hội thực hiện đầy đủ các giao dịch huy động vốn, dịch
vụ thanh toán, phát triển mảng dịch vụ ngân hàng bán lẻ là những hoạt động
màPVFC hiện nay bị hạn chế. Ngân hàng sau hợp nhất có quy mô trên 100.000 tỷ, có khả
năng tiếp cận các khách hàng lớn, dự án trọng điểm là những điều mà WTB không có
khả năng thực hiện.
3. Thực trạng sở hữu chéo ngân hàng:
• Thực trạng:
• Theo Báo cáo Kinh tế vĩ mô 2012 do Ủy ban Kinh tế công bố, sở hữu chéo trong
lĩnh vực tín dụng ở Việt Nam ngày càng trở nên phức tạp và có thể quy tụ theo hai
nhóm lớn là sở hữu chéo giữa các ngân hàng thương mại (NHTM) với nhau và sở
hữu chéo giữa các tập đoàn, công ty với NHTM, cụ thể:
• Nhóm 1: Sở hữu chéo giữa các NHTM và tổ chức tài chính với nhau, gồm:
• Sở hữu chéo giữa các NHTM nhà nước và NHTM nước ngoài tại các NH liên
doanh. Việt Nam hiện có 6 NH liên doanh và mỗi trong số đó thuộc sở hữu của
một số NH nước ngoài và trong nước.
• Sở hữu chéo của các NHTM nhà nước tại các ngân hàng thương mại cổ phần.
Hiện có gần tám NHTM cổ phần có quan hệ cổ phần với bốn NHTM nhà nước.
Riêng Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam có sở hữu chéo với bốn ngân
hàng, trong đó sở hữu 11% tại Ngân hàng Quân đội; 8,2% tại Ngân hàng TMCP
Xuất nhập khẩu Việt Nam; 4,7% tại Ngân hàng Phương đông và 5,3% tại Ngân
hàng Sài Gòn.
• Sở hữu lẫn nhau giữa các NHTM cổ phần. Hiện Việt Nam có ít nhất sáu NHTM
cổ phần có cổ đông là một NHTM cổ phần khác như Eximbank hiện sở hữu 10,6%
cổ phần tại Sacombank; 8,5% cổ phần tại VietABank
• Cổ đông chiến lược nước ngoài tại các NHTM nhà nước lẫn ngân hàng cổ phần
trong quá trình mở rộng thu hút vốn và kỹ năng quản trị từ nước ngoài. Hiện Việt
Nam có khoảng 10 NHTM có đối tác chiến lược là các tập đoàn tài chính nước

ngoài.
• Nhóm 2: Sở hữu chéo giữa các NHTM cổ phần với các tập đoàn, tổng công ty nhà
nước và tư nhân:
Hiện có khoảng gần 40 DNNN và tư nhân có sở hữu trên 5% tại các NHTM cổ
phần. Hầu hết các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước đều sở hữu NH như
Tập đoàn Điện lực Việt Nam sở hữu Ngân hàng TMCP An Bình, Tập đoàn Viễn
thông Quân đội sở hữu Ngân hàng TMCP Quân đội Mối quan hệ giữa NHTM cổ
phần với các tập đoàn tư nhân ngày càng trở nên phức tạp. Nhiều NH có thể được
sở hữu bởi rất nhiều công ty gia đình hoặc các thành viên gia đình vốn đồng thời
lãnh đạo ở các DN khác.
• Tác động của sở hữu chéo:
Sở hữu chéo luôn có tác động hai chiều đối với nền kinh tế và với bản thân
mỗi chủ thể tập đoàn, ngân hàng và doanh nghiệp tham gia các sở hữu loại này.
 Một mặt, trong trường hợp tốt nhất, sở hữu chéo góp phần cải thiện sự hỗ trợ vốn,
công nghệ, kinh nghiệm và hiểu biết lẫn nhau giữa các đối tác; thúc đẩy hoạt động
liên kết kinh tế và thương mại giữa Việt Nam và quốc tế; góp phần nâng cao năng
lực quản trị, tài chính, công nghệ, nhân sự, mở rộng quy mô, thị phần, cải thiện
sức cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh, nhất là đối với DN và NH nhỏ; hình thành
nên một cơ cấu sở hữu và quản trị ổn định trong các doanh nghiệp, ngân hàng.
Hơn nữa, sở hữu chéo cho phép công ty khai thác được các cơ hội và tiềm năng
kinh doanh có lợi trên thị trường; đa dạng hóa hoạt động và phân tán rủi ro kinh
doanh; đồng thời, cho phép đạt hiệu quả khống chế, chi phối thị trường cao với
một lượng vốn cổ phần nhỏ theo “mô hình kim tự tháp”
 Mặt khác, trong nhiều trường hợp, sở hữu chéo gây hệ lụy khôn lường cả vi mô và
vĩ mô, nhất là khi nó bị lạm dụng để phục vụ lợi ích nhóm hay để che giấu tình
trạng ọp ẹp về tài chính của các DN và NH có liên quan. Sở hữu chéo gây tình
trạng mù mờ về sở hữu thực, thực trạng lỗ, lãi và trách nhiệm giải trình, dẫn đến
làm giảm hiệu lực và hiệu quả quản lý đối với DN và NH. Việc sở hữu chéo giữa
các NH tạo điều kiện để cho các DN sở hữu NH này có thể dễ dàng vay được vốn
từ NH kia.

Đặc biệt nguy hại nếu sở hữu chéo bị lạm dụng và biến tướng thành sự lũng loạn
để thiết kế bộ máy lãnh đạo DN và NH tham gia sở hữu chéo chỉ bao gồm những
“người trong cuộc” và họ có quyền, có cách chi phối, vô hiệu hóa các cơ chế kiểm
soát nội bộ và kiểm toán bên ngoài, khiến hoạt động tài chính nội bộ bị méo mó
nghiêm trọng, tiềm ẩn nguy cơ phá sản của DN và NH, đồng thời đe dọa đổ vỡ lớn
cho hệ thống chung. Khi bị lạm dụng có chủ đích với quy mô lớn và thường
xuyên, sở hữu chéo tạo ra tình trạng tăng vốn ảo trong các ngân hàng, vô hiệu hóa
các giới hạn và nguyên tắc an toàn tín dụng theo quy định hiện hành, nguồn vốn
và các dòng tiền của các ngân hàng không được đánh giá đúng và giám sát chặt
chẽ, sự thâu tóm bất hợp pháp thậm chí biến ngân hàng thành công ty gia đình hay
chỉ của một vài cá nhân.
 Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Văn Bình, qua kết quả
NHNN thanh tra 27 tổ chức tín dụng trong năm 2012, nhiều tổ chức tín dụng bị
chi phối bởi một nhóm cổ đông, thông qua sự chi phối ở các khoản vay. Ở một số
ngân hàng, thậm chí 90% tổng dư nợ thuộc về các khoản vay kiểu này. Sở hữu
chéo, cùng với và thông qua hoạt động đầu tư và bảo lãnh chéo, còn gây biến dạng
hoạt động kinh doanh lành mạnh, nhất là về cơ cấu vốn, thậm chí tạo nên dòng
“vốn ảo”, khi buộc các đơn vị hoạt động kinh doanh có hiệu quả phải trợ cấp cho
các công ty hoạt động không hiệu quả trong nội bộ tập đoàn, hệ thống.
 Ngoài ra, sở hữu chéo dưới áp lực của một vài cổ đông lớn thường tạo ra sự thiếu
công bằng và lành mạnh trong hoạt động kinh doanh vì lợi ích nhóm và thông tin
nội bộ bị rò rỉ có chủ đích. Sở hữu chéo còn khiến dòng vốn huy động đi lòng
vòng giữa các ngân hàng, mà không tới nơi cần thiết phục vụ mục tiêu của Chính
phủ và yêu cầu phát triển bền vững.
Các mối quan hệ sở hữu chéo càng phức tạp bao nhiêu thì hiểm họa rủi ro hệ
thống càng tăng lên bấy nhiêu, đặc biệt khi chúng bị cộng hưởng bởi các khoản
đầu tư chéo đều thua lỗ và thị trường trầm lắng ngoài dự đoán ban đầu. Sở hữu
chéo khiến bức tranh tổng thể về ngành ngân hàng, nhất là về chủ sở hữu đích thực
và về nợ xấu có thể khiến Đề án Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng của Chính phủ bị
mất phương hướng và các hoạt động quản lý nhà nước về tài chính - tiền tệ bị rối

loạn với các hệ lụy khó lường.
• Thoái vốn tại ngân hàng ACB
Ngân hàng TMCP ACB vừa công bố thoái vốn 4.500 tỷ đồng khỏi hai ngân
hàng khác là Eximbank (EIB) và Kiên Long Bank. Đối với cổ phiếu EIB, trong
thời gian gần đây cũng nảy sinh câu hỏi về việc thay đổi chủ sở hữu của các cổ
đông lớn: thoái vốn hay lách việc sở hữu chéo? Trong tháng 11, ACB công bố bán
bớt 9,75 triệu cổ phiếu EIB xuống so với số lượng cổ phiếu EIB mà ACB và người
có liên quan nắm giữ ban đầu là 71,1 triệu cổ phiếu.
Với tỷ lệ nắm giữ EIB chỉ còn 4,97%, ACB không còn là cổ đông lớn của EIB và
mọi giao dịch của ACB sẽ không cần công bố thông tin. Phải nói thêm rằng, giao
dịch thỏa thuận của EIB với giá trị lớn diễn ra liên tiếp trong hai tháng 9 và 10,
trùng với thời điểm biến động mạnh của giá cổ phiếu này. Tính riêng trong tháng
10,EIB có giao dịch thỏa thuận đạt hơn 1.500 tỷ đồng, tương ứng với 94 triệu cổ
phiếu trao tay. Trong tháng 11 (tính đến ngày 23/11), giao dịch thỏa thuận cổ
phiếu này là 718 tỷ đồng. Như vậy, tổng giá trị giao dịch thỏa thuận trong 2 tháng
là hơn 2.200 tỷ đồng.Trở lại trường hợp thoái vốn của ACB, số tiền ACB thu về
sau khi bán EIB ước khoảng 146 tỷ đồng (giá bán bình quân 15.000 đ/cp). Cộng
thêm 6,1% vốn điều lệ của Kiên Long Bank (có vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng) ước
tính ACB sẽ thu về thêm 183 tỷ đồng mệnh giá.
Quy mô vốn điều lệ nhỏ, giá thị trường của Kiên Long Bank khó có thể vượt 1x,
cũng không thể so sánh được với EIB, một ngân hàng có quy mô vốn và tài sản
gấp nhiều lần. So với con số 4.500 tỷ đồng, tổng số tiền thoái vốn ACB có khả
năng thu về chỉ dưới 10% con số công bố.
4. Vi phạm ở hầu hết các tổ chức tín dụng được thanh tra:
Các vi phạm phổ biến: quy định về lãi suất; sở hữu cổ phần, cổ phiếu; hoạt
động tín dụng, bảo lãnh; phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro
Theo một báo cáo từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), năm 2012, thanh tra, giám
sát ngân hàng đã thực hiện tổng số 731 cuộc thanh tra, kiểm tra.
Qua đó, cho thấy chất lượng, hiệu quả hoạt động quản trị, điều hành còn hạn chế ở
nhiều TCTD. Một số ngân hàngthương mại cổ phần bị kiểm soát, chi phối bởi một số

hoặc một số ít cổ đông lớn, do đó hoạt động thiếu minh bạch, công khai, tập trung
phục vụ cho lợi ích của nhóm cổ đông lớn và người có liên quan của cổ đông lớn.
Đáng chú ý, vi phạm pháp luật được phát hiện thấy ở hầu hết các TCTD được thanh
tra. Hành vi vi phạm pháp luậtngày càng tinh vi và khó phát hiện. Các vi phạm
pháp luật phổ biến bao gồm: vi phạm quy định về lãi suất; quy định về sở hữu cổ
phần, cổ phiếu; quy định về hoạt động tín dụng, bảo lãnh; phân loại nợ, trích lập dự
phòng rủi ro; sai phạm về kế toán tài chính.
Một số ngân hàng thương mại cổ phần vi phạm nghiêm trọng quy định về giới hạn
cấp tín dụng, trong đó có ngân hàng chủ yếu tập trung cấp tín dụng cho khách hàng là
người có liên quan của cổ đông lớn.
Theo đánh giá từ phía NHNN, chất lượng tín dụng thực tế thấp, nhiều khoản có bản
chất cấp tín dụng đã được che dấu dưới hình thức các khoản phải thu, đặt cọc, đầu tư
tài chính, ủy thác, tạo ra các rủi ro tiềm tàng rất lớn choTCTD và phản ánh không
đúng thực trạng tín dụng của TCTD.
Thanh khoản của một số TCTD còn yếu do nợ xấu lớn, mất cân đối nghiêm trọng về
kỳ hạn nguồn vốn và sử dụng vốn, sử dụng vốn huy động trên thị trường liên ngân
hàng để cấp tín dụng.
Bên cạnh đó, hiệu quả kinh doanh thực tế thấp. Nợ xấu được TCTD báo cáo phổ biến
dưới mức thực tế. Kết quả kinh doanh theo báo cáo của TCTD đều có lãi. Tuy nhiên,
qua thanh tra hầu hết các TCTD được thanh tra đều lỗ do nợ xấu được phân loại và
trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ theo quy định.
Qua thanh tra, Thanh tra, giám sát ngân hàng đã có 6.763 kiến nghị. Đồng thời, trên
cơ sở những sai phạm được phát hiện, Thanh tra, giám sát ngân hàng toàn hệ thống đã
ban hành các quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 104 TCTD và doanh
nghiệp, cá nhân, tổng số tiền phạt trên 5 tỷ đồng.
5. Nợ xấu xuống còn 6%:
Số liệu này được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước báo cáo Chính phủ hôm nay (28/2)
trong phiên họp thường kỳ tháng 2.
Trao đổi tại phiên Họp báo thường kỳ của Chính phủ chiều 28/2, Bộ trưởng – Chủ
nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam cho biết, số liệu của Thanh tra Ngân

hàng Nhà nước cho thấy tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống các tổ chức tín dụng hiện ở mức
6% tổng dư nợ. Con số này giảm đáng kể so với mức hơn 8% được công bố hồi giữa
năm ngoái.
“Trong bối cảnh công ty mua bán nợ của Ngân hàng Nhà nước chưa được thành lập,
diễn biến này là rất đáng khích lệ”, người phát ngôn của Chính phủ nhận định.
Về tăng trưởng tín dụng Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho rằng việc chỉ báo này tăng âm
sau 2 tháng đầu năm là một tín hiệu đáng lo, khi đây được xem là một công cụ điều
hành quan trọng đối với kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, với mục tiêu cả năm khoảng 12%,
Bộ trưởng cho rằng cơ quan điều hành sẽ có giải pháp để “dàn đều” tín dụng trong 10
tháng còn lại, tránh dồn vào một thời điểm, gây áp lực lên lạm phát. Quá trình này
cũng sẽ được tiến hành song song với quá trình hạ lãi suất.
6. Ngân hàng đang ứ đọng vốn:
Tình trạng ngân hàng ế vốn, tăng trưởng tín dụng thấp, đang đòi hỏi chính các ngân
hàng phải chia sẻ một phần lợi nhuận bằng việc hạ lãi vay. Như vậy mới mong thu
được nợ cũ, tăng trưởng tín dụng.
Lãi suất quá cao đã và đang vượt quá khả năng chịu đựng của nhiều doanh
nghiệp (DN). Bởi vậy, hiện tại không ít DN dù được mời chào vay vốn vẫn nhất quyết
nói “không”. Nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Cao Sĩ Kiêm, nhận
định DN xác định có vay cũng phải ở mức thấp, cùng lắm là 10%/năm, không thể
kiếm đâu ra được lợi nhuận tới 15-20% trong năm nay để bù cho chi phí vốn, lãi suất
cao.
Sự kiệt quệ của các DN, sự cầu toàn và không chấp nhận hy sinh lợi ích để giảm lãi
vay xuống thấp đẩy hệ thống NH rơi vào cảnh “tồn kho” tiền. Theo thống kê
của NHNN, tín dụng trong tháng 1 đã bị âm 1,06%, tháng 2 âm 0,6%, và cả quý tăng
0,1%. Xu hướng tín dụng tăng trưởng âm đã tạm dừng lại, nhưng rõ ràng so với mục
tiêu 12% cả năm thì còn là một khoảng cách quá xa.
Cũng theo báo cáo của cơ quan này, hiện lãi suất cho vay phổ biến đối với lĩnh vực
nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, DN nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ, DN ứng dụng
công nghệ cao ở mức 9-11%/năm; lãi suất cho vay lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác
ở mức 11-13%/năm ở khối NHNN, 12-15%/năm ở khối NH cổ phần.

Như vậy, với mức lãi suất huy động 7,5%/năm, biên độ chênh lệch giữa huy động và
cho vay đã lên tới 5-8%/năm, theo đánh giá của nhiều chuyên gia là quá cao. Muốn
thu được nợ vay và tiếp tục cho vay, NH chỉ còn phương cách duy nhất là hạ lãi suất
cho vay, thậm chí phải hạ về mức 8-10%/năm thì mới thoát khỏi tình cảnh ứ vốn hiện
nay.
Trao đổi với Thanh Niên chiều 3.4, một lãnh đạo NHNN khẳng định, hiện nay hệ
thống NH đang dư thừanguồn vốn, con số mới nhất tăng trưởng tín dụng toàn ngành
tính đến 29.3 tăng 0,36%, trong đó VND tăng 1,7%, ngoại tệ giảm hơn 6% so với đầu
năm. Tín dụng tăng thấp, có nguyên nhân sức cầu của nền kinh tế và sức khỏe DN
còn yếu nên chưa tiếp cận được nguồn vốn.
7. Tài sản và vốn CSH của các ngân hàng tăng trở lại:
Trong tháng 2, các NHTMCP đã tăng được gần 3.000 tỷ đồng vốn tự có và hơn 4.700
tỷ đồng tổng tài sản trong khi nhóm NHTMNN tăng hơn 20.000 tổng tài sản.
Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), sau khi giảm trên 100 nghìn tỷ đồng
trong tháng 1/2013, tổng tài sản của toàn hệ thống đang có dấu hiệu hồi phục trở lại
khi đã tăng gần 26.000 tỷ đồng trong tháng 2 vừa qua.
Cụ thể, tổng tài sản của nhóm các Ngân hàng thương mại Nhà nước (NHTMNN) tại
thời điểm cuối tháng 2/2013 đã tăng hơn 20.500 tỷ đồng so với cuối tháng 1; của
nhóm Ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) tăng hơn 4.700 tỷ đồng; của nhóm
các Tổ chức tín dụng hợp tác tăng hơn 1.900 tỷ đồng.
So với cuối năm 2012, tổng tài sản của hệ thống các TCTD tuy nhiên vẫn thấp hơn
trên 76.000 tỷ đồng. Trong đó, sụt giảm mạnh nhất là ở nhóm NHTMNN với hơn
63.000 tỷ và nhóm NHTMCP giảm hơn 26.500 tỷ.
Vốn tự có của các TCTD cũng đã tiến triển tích cực trở lại, với nhóm NHTMCP tăng
được gần 3.000 tỷ đồng trong tháng 2; của nhóm NHTMNN tăng hơn 1.150 tỷ đồng;
của nhóm các ngân hàng liên doanh, nước ngoài tăng gần 230 tỷ và của nhóm công ty
tài chính, cho thuê tăng 550 tỷ. Tổng cộng vốn tự có của hệ thống các TCTD đã tăng
gần 4.900 tỷ đồng so với cuối tháng 1, lên trên 413.500 tỷ.
So với cuối năm 2012, vốn tự có của toàn hệ thống tuy nhiên vẫn giảm hơn 12.400 tỷ
đồng, trong đó giảm vốn tự có của các NHTMCP chiếm đến 99% mức giảm (giảm

12.379 tỷ).
Về vốn điều lệ, chỉ duy nhất nhóm ngân hàng liên doanh, nước ngoài tăng được 10 tỷ
đồng trong tháng 2 vừa qua, còn lại ở các tổ chức tín dụng khác là “án binh bất động”.
Tổng vốn điều lệ của toàn hệ thống hiện ở mức gần 329.760 tỷ đồng.
Các chỉ số khác như tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR), tỷ lệ cấp tín dụng so với huy
động vốn trên thị trường 1 cũng ít biến động. Hiện CAR đạt mức cao nhất thuộc về
nhóm các TCTD hợp tác với gần 40%, tiếp đến là nhóm ngân hàngliên doanh, nước
ngoài với gần 29%. CAR của nhóm các NHTMCP đạt trên 13% trong khi của nhóm
các NHTMNN đạt 10,5%.

×