Y H
ỌC THỰC H
ÀNH (878)
-
S
Ố 8/2013
98
THỰC TRẠNG HIỂU BIẾT VÀ THỰC HÀNH DINH DƯỠNG
CỦA NGƯỜI CHĂM SÓC BỆNH NHÂN TRONG BỆNH VIỆN
NGUYỄN VĂN KHANG, NGUYỄN ĐỖ HUY
Viện Dinh Dưỡng
TÓM TẮT
Nội dung bài báo là một phần trong nghiên cứu
"Thực trạng suy dinh dưỡng của bệnh nhân, hiểu biết,
thái độ và thực hành chăm sóc dinh dưỡng của người
chăm sóc (người nhà) bệnh nhân, cán bộ y tế trong
bệnh viện" tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương.
Nghiên cứu nhằm xác định hiểu biết, thái độ và thực
hành chăm sóc dinh dưỡng của người chăm sóc bệnh
nhân trong bệnh viện bằng phỏng vấn sâu và phỏng
vấn KAP bằng bảng hỏi thiết kế sẵn. Thiết kế nghiên
cứu cắt ngang mô tả trên 302 người chăm sóc bệnh
nhân nhập viện trong vòng 48 giờ tại bệnh viện đa
khoa tỉnh Hải Dương từ tháng 3-6/2009. Kết quả cho
thấy tỷ lệ bệnh nhân được tư vấn dinh dưỡng trong
thời gian nằm viện là rất thấp (26,5%), tỷ lệ mua thức
ăn của căng tin bệnh viện đạt 10,9%. Có tới 90,7%
thấy sự cần thiết của Khoa dinh dưỡng trong bệnh
viện, nếu có Khoa Dinh dưỡng thì có 40,4% lựa chọn
thức ăn cho bệnh nhân từ Khoa dinh dưỡng bệnh viện.
Từ khóa: KAP, người chăm sóc bệnh nhân, chăm
sóc dinh dưỡng người bệnh.
SUMMARY
The content of this article is part of the results of
research title “Nutrition status of hospitalized patients
and KAP status on nutrition of caregivers and medical
staff at Haiduong hospital”. The research aimed to
show the results of KAP study on caregivers of
hospitalized patients by in-depth interviews and
structured questionnaires interviews. A cross sectional
study was conducted with the involvement of 302
caregivers of hospitalized patients at Hai Duong
province hospital from March to June, 2009. The
results show that the percentage of hospitalized
patients who were advised on nutrition was very low
(26.5%). Only 10.9% of hospitalized patients bought
food at canteen of hospital. But the need of utilization
of food and nutrition services of hospitalized patients in
hospital was very high. Enthusiastic attitude of medical
and nutrition staff was is the top concern of patient
caregivers.
Keywords: KAP, hospitalized patients caregivers,
nutrition services in hospital
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay vấn đề suy dinh dưỡng trong bệnh viện
còn ít được quan tâm, việc đánh giá tình trạng dinh
dưỡng của bệnh nhân trong bệnh viện chưa được tiến
hành thường xuyên. Suy dinh dưỡng là một hiện
tượng phổ biến của bệnh nhân nằm viện dẫn đến tăng
biến chứng đối với bệnh, kéo dài thời gian nằm viện,
tăng tỷ lệ tử vong, tăng chi phí y tế. Việc xác định
những bệnh nhân có nguy cơ cao cần hỗ trợ dinh
dưỡng tích cực sẽ làm giảm được những vấn đề trên
[2],[3] [4] [5].
Hiện nay vấn đề dinh dưỡng trong bệnh viện vẫn
chưa được quan tâm đúng mức. Thông tin về tình hình
dinh dưỡng của bệnh nhân mới nhập viện nói chung
và theo từng khoa phòng nói riêng còn rất hạn chế.
Cho tới thời điểm hiện nay, chưa có một nghiên cứu
nào đánh giá việc việc sử dụng các dịch vụ chăm sóc
dinh dưỡng cho bệnh nhân, nhu cầu sử dụng các dịch
vụ chăm sóc dinh dưỡng cho bệnh nhân trong bệnh
viện.
Do vậy, trong năm 2009, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu này với mục tiêu xác định thực trạng hiểu
biết và thực hành chăm sóc dinh dưỡng của người
chăm sóc bệnh nhân trong bệnh viện, để đưa ra
những dự liệu giúp nâng cao nhận thức của cộng
đồng và xã hội về hoạt động dinh dưỡng trong bệnh
viện.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu.
- Bệnh nhân: tất cả các bệnh nhân mới nhập viện
trong vòng 48 giờ có tuổi từ 16 đến 85 tuổi (trừ bệnh
nhân mắc các bệnh cấp tính, cấp cứu).
- Người chăm sóc bệnh nhân (người nhà): tất cả
những người từ 16 tuổi trở lên, đang đi cùng chăm sóc
người bệnh, sống với người bệnh ít nhất 2 tuần trở lại,
minh mẫn, tỉnh táo, tự nguyện tham gia phỏng vấn.
2. Thiết kế nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu
tiến cứu, tiến hành từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2009
tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hải dương.
2.1. Cỡ mẫu ước lượng cho một tỷ lệ [4].
2
2
)1.(.
e
ppZ
n
Z: 1,96, e: 5%
p: ước tính tỷ lệ người chăm sóc bệnh nhân có
quan tâm về dinh dưỡng cho người bệnh trong bệnh
viện: 75%
Cỡ mẫu cần thiết cho nghiên cứu là 272, thêm
10% dự phòng, n = 300
2.2. Cách chọn mẫu: Lấy các bệnh nhân và người
chăm sóc có đủ tiêu chuẩn liên tiếp đến khi đủ cỡ
mẫu.
3. Phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật thu
thập số liệu.
* Với người nhà bệnh nhân: Phỏng vấn sâu, phỏng
vấn người chăm sóc bệnh nhân bằng bảng hỏi thiết kế
sẵn về kiến thức, thái độ và thực hành (KAP) chăm
sóc người bệnh về dinh dưỡng. Các bảng hỏi, phỏng
vấn sâu cho người nhà bệnh nhân được thiết kế dựa
trên các nghiên cứu trước, được đánh giá thử nghiệm,
được góp ý của các chuyên gia trước khi tiến hành
nghiên cứu trên thực địa [4],[5].
Phân tích thống kê: Số liệu được nhập vào máy tính
bằng chương trình EPI DATA. Số liệu được phân tích
bằng phân mềm SPSS 16.0. Sử dụng kiểm định Chi-
Square hoặc Fisher's Exact Test để so sánh các tỷ lệ.
Đạo đức nghiên cứu: Trước khi tiến hành nghiên
cứu, các cán bộ nghiên cứu sẽ làm việc chi tiết về nội
dung, mục đích nghiên cứu với lãnh đạo Bệnh viện,
Y H
ỌC THỰC H
ÀNH (878)
-
S
Ố 8/2013
99
cùng với cán bộ của các Khoa lâm sàng, trình bày và
giải thích nội dung, mục đích nghiên cứu với người
bệnh và người chăm sóc. Các đối tượng tham gia
phỏng vấn một cách tự nguyện, không bắt buộc và có
quyền từ bỏ không tham gia nghiên cứu mà không cần
bất cứ lý do nào. Các thông tin về đối tượng được giữ
bí mật và chỉ được sử dụng với mục đích nghiên cứu,
đem lại lợi ích cho cộng đồng.
KẾT QUẢ
Bảng 1: Hiểu biết về dinh dưỡng của người chăm
sóc và thực trạng được tư vấn về ăn uống và dinh
dưỡng cho bệnh nhân khi nằm viện
Hiểu biết về dinh dưỡng
Ngư
ời chăm sóc bệnh
nhân
(n=302)
n
T
ỷ lệ (%)
Hi
ểu biết về thức ăn, dinh d
ư
ỡng có li
ê
n quan t
ới bệnh
tật
Có
285
94,4
Không
15
5,0
Không bi
ết/không trả lời
2
0,6
Dinh dư
ỡng có ảnh h
ư
ởng tới quá tr
ình
đi
ều trị bệnh
Có
182
60,3
Không
87
28,8
Không bi
ết/không trả lời
33
10,9
Đư
ợc t
ư v
ấn về ăn uống v
à dinh dư
ỡng
Có
80
26,5
Không
213
70,5
Không bi
ết/không trả lời
9
2,9
Ngư
ời t
ư v
ấn:
Bác s
ỹ
69
86,3
Y tá
3
3,8
Ngư
ời quen/họ h
àng
8
10,0
Đa số đối tượng (94,4%) nhận thức được “Thức ăn
liên quan tới bệnh tật”. Tuy vậy chỉ có 60,3% đối tượng
cho rằng “Dinh dưỡng có ảnh hưởng tới quá trình điều
trị bệnh” và có tới gần 11% không biết/không trả lời.
Theo ý kiến của người nhà/người chăm sóc bệnh
nhân: Chỉ có 26,5% bệnh nhân được tư vấn về ăn
uống và dinh dưỡng trong thời gian nằm viện, người
đưa ra các tư vấn này chủ yếu là bác sỹ (86,3%). Nội
dung của các cuộc tư vấn này mang tính lý thuyết, ít
mang tính thực hành như: “Ăn cháo, uống sữa”, “Ăn
uống để có sức khoẻ để truyền hoá chất”, “Ăn uống
điều độ”, “Ăn nhiều loại thức ăn, không phải kiêng”,
“Bệnh nhân mổ nên ăn mềm”, “Ăn thức ăn bổ máu”…
Bảng 2: Thực tế ăn uống của bệnh nhân khi nằm
viện
Ngư
ời chăm sóc bệnh
nhân
(n=302)
n
T
ỷ lệ (%)
Th
ực tế ăn uống của bệnh nhân
Ăn cơm như b
ình th
ư
ờng
121
40,1
Ăn cháo
105
34,8
Ăn ch
ế độ ăn đặc biệt(điều
trị)
12 4,0
Khá
c (m
ỳ, phở, truyền
dịch…)
64 21,2
Nơi mua/cung c
ấp thức ăn cho bệnh nhân
T
ự nấu/mang từ nh
à t
ới
73
24,2
Mua ngoài b
ệnh viện
165
54,6
Mua căng tin b
ệnh viện
33
10,9
Khác (truy
ền dịch, uống
sữa,,)
31 10,3
N
ếu đ
ư
ợc lựa chọn n
ơi cung c
ấp thức ăn
T
ự nấ
u/mang t
ừ nh
à t
ới
157
52,0
Mua ngoài b
ệnh viện
19
6,3
Mua căng tin b
ệnh viện
38
12,6
Mua nơi/cán b
ộ y tế chỉ
định
84 27,8
Không bi
ết/không trả lời
4
1,3
Chỉ có 4,0% bệnh nhân được cung cấp chế độ ăn
đặc biệt (chế độ dinh dưỡng điều trị). Nơi cung cấp
thức ăn chủ yếu là mua ngoài bệnh viện
(54,6%)(p<0,05), tự nấu/mang từ nhà tới (24,2%), tỷ lệ
căng tin bệnh viện cung cấp là thấp nhất (10,9%). Lý
do mua ngoài bệnh viện là vì: “Không biết nơi nào
trong bệnh viện bán, nhà xa, nhiều món, giá rẻ và
ngon hơn trong căng tin”.
Một điều đáng phải quan tâm là: khi được hỏi nếu
được lựa chọn nơi cung cấp thức ăn cho bệnh nhân,
tỷ lệ lựa chọn nơi cung cấp trong bệnh viện (căng tin,
nơi cán bộ dinh dưỡng chỉ định) là rất cao
(40,4%)(p<0,05). Tuy vậy, tỷ lệ lựa chọn tự nấu/mang
từ nhà tới cũng tăng lên rất cao (52,0%) do vẫn cho
rằng: “nhà nấu ăn ngon hơn, đảm bảo vệ sinh, hợp
khẩu vị của người bệnh, giá rẻ”.
Bảng 3: Ý kiến của người nhà bệnh nhân về sự
cần thiết của Khoa dinh dưỡng trong bệnh viện
Sự cần thiết của
khoa dinh dưỡng
Ngư
ời chăm sóc bệnh
nhân
(n=302)
n
T
ỷ lệ (%)
Ý ki
ến về sự cần thiết của Khoa dinh d
ư
ỡng
C
ần thiết
274
90,7
Không c
ần thiết
23
7,6
Không bi
ết/không trả lời
5
1,7
Đa số các đối tượng đều nhất trí về sự cần thiết
của Khoa dinh dưỡng trong bệnh viện (90,7%). Chỉ có
gần 8% người nhà bệnh nhân cho rằng không cần
thiết phải có Khoa dinh dưỡng.
Lý do trả lời “không cần thiết” vì: “Bệnh nhẹ, ăn
ngoài cũng được”, “Chỉ cần bác sỹ tư vấn, tự về nấu
nướng”, “Sợ không đảm bảo vệ sinh, gia đình nấu
sạch sẽ hơn”, “Bác sỹ luôn bận rộn, sợ không có điều
kiện, thời gian làm tốt về dinh dưỡng”, “Làm ruộng,
khó khăn về kinh tế, sợ chi phí thêm”….
Lý do trả lời cần thiết vì: “Nhận được các tư vấn
chuyên sâu về ăn uống và dinh dưỡng”, “Tiện lợi,
người chăm sóc không phải đi xa”, “Phục vụ bệnh
nhân tốt hơn do bám sát chế độ ăn”, “Bệnh nhân nặng
cần cán bộ chuyên khoa dinh dưỡng theo dõi”, “Tin
tưởng vào ngành y, cán bộ y tế, cán bộ dinh
dưỡng”…
Bảng 4: Mong muốn của người nhà bệnh nhân về
Khoa dinh dưỡng
Mong muốn
Ngư
ời chăm sóc
bệnh nhân
(n=302)
n
T
ỷ lệ (%)
V
ề nhân lực, ng
ư
ời l
àm trong Khoa dinh dư
ỡng
Y H
ỌC THỰC H
ÀNH (878)
-
S
Ố 8/2013
100
Có chuyên môn v
ề dinh d
ư
ỡng
257
85,1
Nhi
ệt t
ình, ni
ềm nở
289
95,7
Hài hoà, hoà đ
ồng
276
91,4
Ý th
ức đạo đức, chu đáo chuy
ên
môn
295 97,7
Có s
ứ
c kho
ẻ
46
15,2
V
ề c
ơ s
ở vật chất
Đ
ầy đủ, tiện nghị
237
78,5
Đ
ảm bảo vệ sinh ATTP
299
99,0
Thu
ận tiện
176
58,3
V
ề phong cách phục vụ
T
ận t
ình, chu
đáo
302
100,0
Hài hoà, hoà đ
ồng
277
91,7
Nhanh nh
ẹn, nhiệt t
ình
154
51,0
Giá c
ả
H
ợp lý, không quá đắt
211
69,9
Theo giá th
ị tr
ư
ờng
69
22,8
Ch
ỉ quan tâm tới hiệu quả
22
7,3
Tỷ lệ đối tượng mong muốn cán bộ dinh dưỡng
trong bệnh viện chủ yếu là: “Tận tình, chu
đáo”(100,0%), “ý thức đạo đức, chu đáo chuyên
môn”(97,7%), “nhiệt tình niềm nở”(95,7%), “Hài hoà,
hoà đồng”(91,4%).
BÀN LUẬN
Đa số đối tượng (94,4%) nhận thức được “Thức ăn
liên quan tới bệnh tật“. Tuy vậy chỉ có 60,3% đối tượng
cho rằng “Dinh dưỡng có ảnh hưởng tới quá trình điều
trị bệnh”. Về hiểu biết với chăm sóc dinh dưỡng, kết
quả của chúng tôi cao hơn với kết quả nghiên cứu của
Bệnh viện Nội tiết năm 2011 (tỷ lệ đối tượng có kiến
thức về yếu tố nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ kém là 91,9%
và tỷ lệ có kiến thức tốt là 0,3%. Tỷ lệ đối tượng có
kiến thức về phòng và điều trị bệnh ĐTĐ rất kém là
59,6% và tỷ lệ đối tượng có kiến thức tốt là 4,1%) [6].
Theo ý kiến của người nhà/người chăm sóc bệnh
nhân: Chỉ có 26,5% bệnh nhân được tư vấn về ăn
uống và dinh dưỡng trong thời gian nằm viện, người
đưa ra các tư vấn này chủ yếu là bác sỹ (86,3%). Nội
dung của các cuộc tư vấn này mang tính lý thuyết, ít
mang tính thực hành như: “Ăn cháo, uống sữa”, Tỷ lệ
bệnh nhân được tư vấn, được cán bộ y tế hướng dẫn
về dinh dưỡng trong quá trình điều trị là rất thấp
(26,5%), số bệnh nhân được chỉ định chế độ dinh
dưỡng điều trị thấp (4,0%) và nội dung của tư vấn,
hướng dẫn này mang tính lý thuyết, ít mang tính thực
hành. Tuy vậy một điều đáng mừng là những hướng
dẫn, tư vấn này chủ yếu do bác sỹ (86,3%) thực hiện
và tạo được sự tin tưởng cho người bệnh, nhưng một
câu hỏi đặt ra là bác sỹ có đủ thời gian để làm công
việc này không? Hay chăng nên có một đội ngũ cán bộ
có chuyên môn về dinh dưỡng làm công việc này!.
Tỷ lệ phục vụ bữa ăn của người bệnh của căng tin
bệnh viện là rất thấp (10,9%), như vậy gần 90% nhu
cầu của người bệnh về bữa ăn không được quản lý
trên phương diện an toàn vệ sinh thực phẩm và đảm
bảo dinh dưỡng cho người bệnh. Hiện tượng này
không thể hiện người bệnh không quan tâm tới việc
phục vụ của căng tin bệnh viện vì qua điều tra cho
thấy nếu được được cán bộ y tế, cán bộ dinh dưỡng
chỉ định, hướng dẫn thì tỷ lệ sử dụng các dịch vụ dinh
dưỡng ở căng tin bệnh viện cũng đạt tới 40,4%. Do
vậy, kết quả là đa số người chăm sóc bệnh nhân đều
nhất trí về sự cần thiết phải có hoạt động của Khoa
dinh dưỡng trong bệnh viện (90,7%). Những mong
muốn của người bệnh, người chăm sóc người bệnh
đối với Khoa dinh dưỡng bệnh viện chủ yếu là trình độ
chuyên môn tốt, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm,
thái độ gần gũi, giá cả hợp lý…. Qua những thông tin
này chúng ta thấy được rằng ‘khái niệm” về Khoa dinh
dưỡng trong bệnh viện của người bệnh, người chăm
sóc người bệnh chủ yếu liên quan tới dịch vụ ăn uống,
nhà bếp mà chưa có được về nhiệm vụ quan trọng
của Khoa dinh dưỡng là hoạt động “tư vấn và dinh
dưỡng điều trị”.
KẾT LUẬN
Thực tế việc sử dụng các dịch vụ chăm sóc dinh
dưỡng cho bệnh nhân trong bệnh viện còn rất thấp: Tỷ
lệ bệnh nhân được tư vấn dinh dưỡng trong thời gian
nằm viện là rất thấp (26,5%), tỷ lệ mua thức ăn của
căng tin bệnh viện đạt 10,9%.
Nhu cầu sử dụng các dịch vụ chăm sóc dinh
dưỡng cho bệnh nhân trong bệnh viện rất cao: Có tới
90,7% thấy sự cần thiết của Khoa dinh dưỡng trong
bệnh viện, nếu có Khoa Dinh dưỡng thì có tới 40,4%
lựa chọn thức ăn cho bệnh nhân từ Khoa dinh dưỡng
bệnh viện.
Thái độ, tận tình trong ứng sử của cán bộ dinh
dưỡng là mối quan tâm hàng đầu của người chăm sóc
bệnh nhân: Tỷ lệ mong muốn cán bộ dinh dưỡng trong
bệnh viện “Tận tình, chu đáo”(100,0%), “ý thức đạo
đức, chu đáo chuyên môn”(97,7%).
KIẾN NGHỊ
Nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc dinh dưỡng
cho bệnh nhân trong bệnh viện để đáp ứng nhu cầu
của người bệnh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Thu Hương, Nguyễn Thị Lâm, Nguyễn Bích
Ngọc, Trần Châu Quyên, Nghiêm Nguyệt Thu, Phạm
Thắng (2006). Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân
nhập viện khoa tiêu hóa và nội tiết tại bệnh viện Bạch Mai.
Tạp chí dinh dưỡng và thực phẩm, Số 3+4, 85-91.
2. Briony Thomas, Jacki Bishop (2007). Manual of
Dietetic Practice, 4th ed., Oxford, UK.
3. Jane A,Read et al(2005). Nutritional Assessment in
Cancer: Comparing the Mini-Nutritional Assessment
(MNA) with the Scored Patient-Generated Subjective
Global Assessment (PG-SGA., Nutrition and Cancer,
Vol.53, issue 1 September 2005, 51-56.
4. Hà Huy Khôi, Lê Thị Hợp (2012). Phương pháp
dịch tễ học dinh dưỡng. Nhà Xuất bản Y học, 57-61.
5. J. Kondrup et al, ESPEN (2003). Guidelines for
Nutrition Screening 2002. Clinical Nutrition 22(4), 415-
421.
6. Nguyễn Vinh Quang, Lê Phong (2011). Điều tra
kiến thức, thái độ và thực hành phong chống bệnh đái
tháo đường tại Việt Nam năm 2011.
/>tion/tt-t-ct/parent/phong-chong-dai-thao-duong.