ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
––––––––––––––––
HOÀNG MINH KHẢI
Tên đề tài:
Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển một số giống chè mới
thời kỳ kiến thiết cơ bản tại Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Liên Thông Chính Quy
Chuyên ngành : Trồng trọt
Khoa : Nông học
Lớp : K9 – Liên thông trồng trọt
Khoá học : 2013 - 2015
Giảng viên hướng dẫn: TS. Dương Trung Dũng
Khoa Nông Học, trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên
THÁI NGUYÊN – 2014
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài em luôn nhận được sự quan tâm, giúp
đỡ của Ban Giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm, sự quan tâm của các thầy
cô giáo khoa Nông Học, sự phối hợp và giúp đỡ của các bạn trong lớp.
Trước hết, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS.Dương Trung
Dũng đã dành thời gian quý báu tận tình chỉ bảo cho em trong suốt quá trình
thực hiện đề tài.
Em xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu nhà Trường và các thầy, cô
giáo bộ môn Nông học đã tạo điều kiện thuận lợi nhất để em thực hiện đề tài này.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn tới tập thể lớp K9- Liên Thông Trồng
Trọt luôn đồng hành và giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài.
Do điều kiện thời gian và trình độ còn hạn chế nên báo cáo đề tài
nghiên cứu của em không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được sự
đóng góp ý kiến của thầy, cô và các bạn để bài báo cáo của em được hoàn
thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng năm 2014
Sinh viên thực hiện
Hoàng Minh Khải
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
KH-KT : Khoa học kỹ thuật
CV : Hệ số biến động
CNH-HĐH : Công nghiệp hóa - hiện đại hóa
LSD : Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa
FAO : Tổ chức lương thực và nông nghiệp liên hợp quốc
NXB : Nhà xuất bản
NN & PTNT : Nông nhiệp và phát triển nông thôn
TCN : Trước công nguyên
Vietgap : Thực hành nông nghiệp tốt ở Việt Nam
ĐHNL : Đại học Nông Lâm
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu của đề tài 2
3. Ý nghĩa của đề tài 2
3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 2
3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất 2
Phần 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 3
1.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài 3
1.1.1. Cơ sở khoa học 3
1.1.2. Cơ sở thực tiễn 3
1.2. Tình hình sản xuất, nghiên cứu chè trên thế giới và trong nước 4
1.2.1. Tình hình nghiên cứu chè trên thế giới 4
1.2.2. Tình hình nghiên cứu chè trong nước 8
1.3.Tình hình sản xuất, tiêu thụ chè trên thế giới 12
1.4 Tình hình sản xuất, tiêu thụ chè ở Việt Nam 15
2.4.3 Định hướng phát triển ngành chè 19
2.5. Nhận định tổng quát về tình hình sản xuất, nghiên cứu chè và điều kiện
ngoại cảnh ảnh hưởng đến sinh trưởng cây chè 20
Phần 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
2.1. Vật liệu nghiên cứu 21
2.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu 22
2.3. Nội dung nghiên cứu 22
2.3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện thời tiết khí hậu đến khả năng sinh
trưởng, phát triển của một số giống chè mới 22
2.3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của sâu đến khả năng sinh trưởng, phát triển của
một số giống chè mới 22
2.4. Phương pháp nghiên cứu 22
2.4.1. Phương pháp bố trí và sơ đồ thí nghiệm 22
Phần 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 24
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Thái Nguyên 24
3.1.1. Vị trí địa lý 24
3.1.2. Địa hình 24
3.1.3. Điều kiện đất đai 25
3.2. Ảnh hưởng của điều kiện khí hậu thời tiết 25
3.3. Kết quả nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển của một số giống chè
mới tại trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên 28
3.3.1. Đặc điểm hình thái cây chè 28
3.3.2. Tình hình sâu hại 31
Phần 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 33
4.1 Kết luận 33
4.2. Đề nghị 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO 34
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Thống kê các giống chè mới và diện tích đã áp dụng trong sản xuất 10
Bảng 1.2: Diện tích, năng suất, sản lượng chè thế giới từ năm 2005-2012 13
Bảng 1.3: Tình hình sản lượng chè của thế giới và một số nước 14
có sản lượng chè cao từ năm 2005-2012 14
Bảng 1.4 Diện tích năng suất, sản lượng chè tại Việt Nam 16
Bảng 1.5: Xuất khẩu chè Việt Nam phân theo thị trường 18
Bảng 3.1: Bảng thời tiết, khí hậu của Thái Nguyên năm 2014 26
Bảng 3.2 Chiều cao cây 28
Bảng 3.3 Đường kính gốc 29
Bảng 3.4 Chiều rộng tán 30
Bảng 3.5 Độ cao phân cành 30
Bảng 3.6 Diễn biến mật độ bọ cánh tơ trên các giống chè nghiên cứu 31
Bảng 3.7 Diễn biến mật độ nhện đỏ 32
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chè (Camellia Sinensis (L) O. Kuntze) là cây công nghiệp lâu năm có
nguồn gốc ở vùng nhiệt đới nóng ẩm. Cùng với sự phát triển của các ngành
sản xuất khác, ngành chè thế giới có bước phát triển rộng lớn với hơn 60 quốc
gia sản xuất chè, tập trung chủ yếu ở các nước Châu Á và Châu Phi. Sản
phẩm từ cây chè đang được sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới dưới nhiều
công dụng khác nhau nhưng phổ biến nhất vẫn là đồ uống.
Việt Nam có điều kiện tự nhiên phù hợp cho cây chè sinh trưởng phát
triển. Sản xuất chè giữ vài trò quan trọng trong cơ cấu sản xuất Nông nghiệp,
sản phẩm chè là mặt hàng xuất khẩu quan trọng. Sản xuất chè cho thu nhập
chắc chắn, ổn định góp phần quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện
đại hoá Nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là nông nghiệp nông thôn vùng
Trung du miền núi phía Bắc Việt Nam. Do vậy, Việt Nam có chủ trương phát
triển chè trên cả hai hướng: Ổn định diện tích, thay thế giống chè cũ bằng các
giống chè chọn lọc, trồng các nương chè theo kỹ thuật thâm canh, gắn với
công nghệ và kỹ thuật chế biến mới, tạo sản phẩm chè chất lượng cao, an
toàn, đáp ứng yêu cầu thị trường tiêu thụ.
Trong sản xuất nông nghiệp, giống có vai trò rất quan trọng trong việc
nâng cao năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm. Giống được coi là tiền
đề của sản xuất, là tư liệu không thể thay thế trong sản xuất nông nghiệp. Đối
với sản xuất chè, giống chè lại càng có ý nghĩa quan trọng trong thâm canh
tăng năng suất, chất lượng sản phẩm. Chè là cây lâu năm, trồng một lần cho
thu hoạch nhiều lần, trong thời gian dài từ 40-50 năm, đầu tư trồng chè cao
hơn nhiều lần so với các cây trồng ngắn ngày khác. Không thể phá đi trồng lại
hàng năm được. Mọi quyết định đúng đắn hay sai lầm về giống chè sẽ có ảnh
hưởng đến sự phát triển của vườn chè trong thời gian rất dài. Do vậy ở tất cả
các nước trồng chè, giống chè tốt là biện pháp được quan tâm hàng đầu, được
coi là khâu đột phá nhằm nâng cao sản lượng và chất lượng chè. Chính vì vậy
chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển
một số giống chè mới thời kỳ kiến thiết cơ bản tại Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên năm”. Bước đầu đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển của một
số giống chè mới phù hợp với điều kiện sinh thái giới thiệu cho sản xuất.
2
2. Mục tiêu của đề tài
Đánh giá được đặc điểm sinh trưởng, phát triển của một số giống chè.
Đánh giá được tình hình sâu hại chính.
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
Nghiên cứu đề tài nhằm củng cố lại cho sinh viên những kiến thức đã
học và làm quen dần với công việc thực tế.
Nâng cao khả năng tiếp cận, thu thập và xử lý thông tin của sinh viên
trong quá trình điều tra nghiên cứu.
Có kết luận một cách chính xác về khả năng sinh trưởng phát triển của
một số giống chè. Theo đó đề tài cũng xem như là một tài liệu tham khảo cho
người trồng chè và sinh viên các khóa tiếp theo.
3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất
Đánh giá, lựa chọn giống chè phù hợp điều kiện sinh thái giới thiệu cho
sản xuất tại Thái Nguyên.
3
Phần 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài
1.1.1. Cơ sở khoa học
Cây chè thuộc ngành hạt kín (Angiospermac) lớp hai lá mầm
(Dicotyledonae) bộ chè (Theales), họ chè (Thease), chi chè (Camellia), loài
(Sinensis), tên khoa học là Camillia Sinensis (L) O. Kuntze, được phân làm 4
thứ chè khác nhau (Colen Stuart - 1919). Đó là thứ chè Trung Quốc lá nhỏ
(Camellia Sinensis var bohea), thứ chè Trung Quốc lá to (Camellia Sinensis
var macrophylla); thứ chè Ấn Độ (Camellia Sinensis var. Assamica) và chè
Shan (Camellia Sinensis var. Shan). Mỗi thứ chè có đặc điểm hình thái: Thân,
cành, lá, búp khác nhau, có khả năng cho năng suất, chất lượng khác nhau, có
yêu cầu sinh thái khác nhau và phạm vi phân bố khác nhau.
Hiện nay chè được phân bố khá rộng trong những điều kiện tự nhiên rất
khác nhau từ 30 độ vĩ nam (Natan - Nam Phi) đến 45 độ vĩ bắc (Gruzia - Liên
Xô) là những nơi có điều kiện tự nhiên khác rất xa vùng nguyên sản. Chè
được trồng ở Nhật Bản năm 805 - 814, Indonesia 1684, Liên Xô 1833,
Xrilanca 1837 - 1840, Ấn Độ 1834 - 1840 và Tasmania (châu Đại Dương)
năm 1940.
1.1.2. Cơ sở thực tiễn
Chè là cây lâu năm, nở hoa hàng năm. Cây chè sau trồng từ 2 - 3 năm
đã có khả năng ra hoa. Cây chè có từ 2000 - 4000 nụ hoa/năm, nhưng tỷ lệ
đậu quả rất thấp, thường chỉ đạt từ 2 - 4%. Hoa chè là hoa lưỡng tính, mỗi hoa
khi kết quả có từ 1 - 4 hạt. Mặc dù là hoa lưỡng tính nhưng khả năng tự thụ
của hoa chè rất thấp, hầu hết các quả chè là kết quả của sự thụ phấn khác hoa,
đây là nguyên nhân quan trọng làm cho cây chè mọc từ hạt có sự phân li lớn
về hình thái, về khả năng cho năng suất, chất lượng. Nói chung những cây chè
con mọc từ hạt có sự phân li lớn so với cây mẹ.
Mặt khác chè là cây thân gỗ, ngoài khả nhân giống bằng hạt thì người
ta có thể nhân giống chè bằng phương pháp nhân giống vô tính như phương
pháp nuôi cấy mô tế bào, ghép cành, giâm cành Ưu điểm của phương pháp
nhân giống vô tính là hệ số nhân giống cao, cây con giữ được những đặc tính
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
KH-KT : Khoa học kỹ thuật
CV : Hệ số biến động
CNH-HĐH : Công nghiệp hóa - hiện đại hóa
LSD : Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa
FAO : Tổ chức lương thực và nông nghiệp liên hợp quốc
NXB : Nhà xuất bản
NN & PTNT : Nông nhiệp và phát triển nông thôn
TCN : Trước công nguyên
Vietgap : Thực hành nông nghiệp tốt ở Việt Nam
ĐHNL : Đại học Nông Lâm
5
102 giống chè được nhân giống bằng phương pháp vô tính. Đến năm 2009,
Ấn Độ đã có trên 80% diện tích chè được trồng bằng giống tốt. Trong đó có
trên 20% giống trồng bằng phương pháp giâm cành.
Trung Quốc có lịch sử trồng chè từ rất sớm. Đời nhà Tống, Trung Quốc
đã có 7 giống chè tốt được chọn theo Phương pháp cá thể: Các giống Đại
Bạch Trà, Thiết Quan Âm, Thủy Tiên,… đã có từ 200 năm nay là các giống
triết canh do nhân dân tạo ra.[8],[13]
Trong những năm 1950 – 1960 Trung Quốc luôn chú trọng công tác
chọn tạo giống theo chiều sâu. Năm 1956, Trần Khôi Vũ đã đưa ra phương
pháp chọn giống 100 điểm đối với cây ăn quả. Theo điều tra năm 1996, Trung
Quốc đã có trên 1000 giống, trong đó xác định được 50 giống chè tốt phục vụ
cho sản xuất.
Srilanka qua nhiều năm chọn lọc cá thể kết hợp chọn dòng có sản
lượng cao với tính chịu hạn, khả năng chống chịu sâu bệnh. Kết quả tạo ra
nhiều dòng TRI777, TRI2043, TRI2025 phù hợp với vùng núi cao, trung du
và vùng núi thấp. Gần đây thêm dòng CT9 cho năng suất cao, chất lượng tốt,
khả năng ra rễ mạnh.[13]
Nhật Bản: Công tác chọn tạo dòng rất được chú ý. Các giống chè ở đây
chủ yếu là giống chè trung du lá nhỏ. Hiên nay Viêt Nam nhập hai giống từ
Nhật Bản là: Giống yabukyta và giống yakatamidori. Đây là giống có khả
năng chế biến chè xanh chất lượng tốt.[13]
Theo PGS Đỗ Ngọc Quỹ và cs (2000) [15]: Tại Kennya, các giống chè
chọn lọc, giâm cành cho năng suất cao hơn giống chè đại trà tới 20%, diện
tích chiếm 67% ở khu vực tiểu nông và chiếm tới 33% diện tích chè ở các đồn
điền lớn. Ngoài ra, Kenya còn nhân giống bằng hình thức ghép.
1.2.1.2. Những kết quả nghiên cứu về đặc điểm sinh trưởng, phát triển của
cây chè
* Những nghiên cứu về chu kỳ phát triển cá thể cây chè của các nhà
khoa học cho thấy: Chè có 2 chu kỳ phát triển là chu kỳ phát triển lớn và chu
kỳ phát triển nhỏ.
Chu kỳ phát triển lớn hay chu kỳ phát dục cá thể thì chia thành 5 giai
đoạn ( Theo tác giả Trung Quốc):
6
- Giai đoạn phôi thai ( giai đoạn hạt giống): Được tính từ khi tế bào
trứng thụ tinh bắt đầu phân chia, hình thành cho tới khi chín.
- Giai đoạn cây con: Được tính từ khì hạt chè nảy mầm cho đến khi cây
chè ra hoa, kết quả lần đầu. Giai đoạn này kéo dài 1 - 2 năm.
- Giai đoạn cây non: Được tính từ khi chè ra hoa, kết quả lần đầu tiên
khi cây chè định hình ( có bộ khung tán ổn định). Giai đoạn này kéo dài 2 – 3 năm.
- Giai đoạn chè lớn ( giai đoạn chè kinh doanh, sản xuất): Được tính từ
khi cây chè có bộ tán ổn định bước vào giai đoạn kinh doanh, thu hoạch búp
tới khi có thể thay tán mới. Giai đoạn này kéo dài từ 30 – 40 năm hoặc lâu hơn.
- Giai đoạn chè già cỗi (hết giai đoạn kinh doanh, sản xuất): Được tính
từ khi chè có biểu hiện thay tán lá đến khi chè già và chết.
Chu kỳ phát triển nhỏ (chu kỳ phát triển hàng năm): Tính từ khi mầm
chè bắt đầu phân hóa sau đốn cho đến khi mầm chè ngừng sinh trưởng. Nó
gồm 2 quá trình phát triển song song đó là quá trình sinh trưởng sinh dưỡng
và sinh trưởng sinh thực.
- Quá trình sinh trưởng sinh dưỡng: Bao gồm sinh trưởng búp, cành và
sinh trưởng rễ.
- Quá trình sinh trưởng sinh thực: Là quá trình hình thành trồi hoa, nở
hoa, thụ phấn, và kết hạt.
* Những nghiên cứu về sự hình thành các đợt sinh trưởng cây chè:
Theo Nguyễn Ngọc Kính (1979) [8], M.M.A Liadade (1964) cho rằng: Khi
chè có 5 lá thì ở các nách lá thứ nhất, thứ hai đã có mầm nách, khi có lá thứ 6
xuất hiện thì có mầm nách thứ 3, khi có 7 lá thì mầm nách thứ 4 xuất hiện,…
Ông cũng cho rằng: Khi mầm chè qua đông, 2 lá đầu tiên bao bọc mầm chè là
lá vảy ốc, tiếp theo là lá cá. Các mầm nách lá thứ 4 và lá thứ 5 của các đợt
sinh trưởng thứ nhất sẽ phát triển thành búp ở đợt sinh trưởng thứ hai.
* Nghiên cứu về sinh trưởng của búp chè tác giả K.E Bakhotatde
(1971) và K.M Djemukhatde (1976) cho rằng: Sự sinh trưởng búp chè phụ
thuộc vào điều kiện khí hậu, các nước có mùa đông rõ rệt, búp chè ngừng sinh
trưởng vào mùa đông và nó được phục hồi vào thời kỳ ấm lên, ngược lại ở
những nước nhiệt đới (Srilanka hay Nam Ấn Độ) búp chè sinh trưởng liên
tục, thời vụ thu hoạch chè quanh năm.
7
Tác giả Carr (1970) (1979)[21] [22], thí nghiệm đã đi đến kết luận:
Nhiệt độ tối thiểu cho sinh trưởng của cây chè là 13- 14
0
C, tối thích 18 – 30
0
C, những ngày có nhiệt độ tối đa vượt quá 30
0
C và tối thiểu thấp hơn 14
0
C
thì sinh trưởng của cây chè giảm. Nhiệt độ đất ( tầng 0 – 30cm) thích hợp cho
sinh trưởng của cây chè là 20 – 25đô C. Carr cho rằng số giờ chiếu sáng ngày
dài càng tốt, sự ngủ nghỉ sẽ xuất hiện khi độ dài ngày giảm xuống dưới 11 giờ
15 phút/ngày. Hầu hết các vùng chè có lượng mưa 150mm/tháng thì sẽ sinh
trưởng liên tục, tổng lượng mưa thích hợp là 1800mm/năm và chè không thể
sinh trưởng được ở vùng có lượng mưa dưới 1150mm/năm mà không có tưới
nước hợp lý.
* Nghiên cứu thời gian hoàn thành một đợt sinh trưởng búp, tác giả
Carr (1992)[23] đã đưa ra giá trị trung bình là 475 ngày. Việc tính toán cho 4
vùng khác nhau về kinh độ, độ cao so với mặt nước biển, nhiệt độ không khí
bình quân cho thấy số ngày cho 1 đợt sinh trưởng biến động từ 30 – 45 ngày
vào mùa hè và 70 – 160 ngày vào mùa đông.
* Nghiên cứu về sinh trưởng búp chè trong điều kiện không đốn và có
đốn thì tác giả K.M Djemukhatde (1982) [4] cho rằng: Trong điều kiện để
giống hay không đốn thì các mầm chè được phân hóa trong vụ thu và vụ đông
sẽ hình thành búp trong vụ xuân. Trong khi đó nương chè có đốn thì sự phân
hóa mầm chè chủ yếu bắt đầu sinh trưởng muộn hơn một số ngày so với
nương chè để giống hay không đốn.
* K.M Djemukhatde (1948) đã nghiên cứu về mỗi quan hệ giữa búp
chè và năng suất đã cho thấy: Tương quan giữa số lượng búp trên một đơn vị
diện tích là tương quan chặt r =
0,965 ± 0,004.
* Nghiên cứu mối quan hệ giữa lá chè và năng suất chè của K.E
Bakhotatde (1971) đã chỉ các chỉ tiêu về lá làm căn cứ chọn giống chè như
sau: Màu sắc, kích thước lá, cấu tạo giải phẫu lá.
Lá có màu vàng có lợi cho các chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa.
Lá có màu cafe có lợi cho các chỉ tiêu về sinh lý.
* I.G.Kerkatde (1080) đã nghiên cứu về hình dạng lá chè dựa trên góc
nghiêng của lá: Góc lá tối ưu cho quang hợp là 45 độ.
8
1.2.2. Tình hình nghiên cứu chè trong nước
1.2.2.1. Những kết quả nghiên cứu về giống chè
Năm 1918, Trạm nghiên cứu chè đầu tiên ở Việt Nam được thành lập,
từ đó công tác nghiên cứu chè được tiến hành rộng rãi và sâu sắc hơn. Theo
Dupasquer - 1923 đến năm 1923, Việt Nam đã trồng được 10.368 ha chè đầu
tiên với giống chè là Trung Du, Shan và Atxam (Ấn Độ), đã thu thập được tập
đoàn gồm: 43 giống chè trong đó chủ yếu là chè Trung Quốc lá to [8]. Bên
cạnh việc điều tra, thu thập các giống, Trạm chè Phú Hộ cũng tiến hành nhập
các giống từ nhiều nước. Từ năm 1918 - 1927 đã thu thập 13 giống từ Ấn Độ,
Miến Điện, Trung Quốc và tiến hành bố trí thí nghiệm, so sánh. Từ kết quả
nghiên cứu năm 1923 Dupas quier cho rằng: Chè Manipua và Atxam được
trồng từ Ấn Độ tới nay đã tỏ ra thích hợp với sản xuất và cho kết quả tốt ở
Việt Nam. Đối với giống Trung Du, ông nhận xét: Trung Du là giống ít đòi
hỏi nhất, nó mọc ngay trên đất xấu.
Năm 1969 - 1978, nhiều cuộc điều tra và nhập nội giống được tiến
hành. Trong thời gian này các tác giả Đỗ Ngọc Quỹ, Trần Thanh, Nguyễn
Văn Niệm đã đề ra phương pháp chọn dòng, chọn ra được giống chè PH1 và
1A là 2 giống cho năng suất cao và phẩm chất tốt [13]. Từ năm 1976 - 1990,
bằng phương pháp chọn dòng các tác giả Nguyễn Văn Niệm, Trần Thị Lư đã
chọn ra các giống TRI777, TH3 là 2 giống có triển vọng, được Bộ Nông
nghiệp cho phép khảo nghiệm ra sản xuất. Năm 1994 đã có 33 giống chè
được nhập nội vào Việt Nam trong đó có 9 giống chè Đài Loan; 15 giống
Trung Quốc; 11 giống Nhật Bản; 2 giống ấn Độ. Đến nay, nhu cầu sử dụng
giống tốt trong sản xuất ngày càng tăng, nên công tác giống ngày càng được
quan tâm hơn. Hiện nay nước ta có trên 130 giống chè, trong đó có hơn 20
giống đã được đưa ra trồng sản xuất đại trà [20]. Tại Viện nghiên cứu chè
Việt Nam (nay là trung tâm Nghiên cứu chè - Viện KHKT Nông Lâm
Nghiệp miền núi phía Bắc) đã xây dựng được một vườn bảo tồn quỹ gen chè,
lưu giữ nhiều giống được thu thập từ nhiều nơi trên thế giới và trong nước.
Tuy nhiên công tác chọn giống ở nước ta vẫn chủ yếu tìm gen năng suất
cao, khả năng chống chịu nên khả năng tận dụng và phát huy lợi thế của
nguồn gen quý chưa được nhiều, dù đã có một vốn gen khá. Vì vậy chúng ta
9
chưa có được một giống chè gắn liền với thương hiệu giống cụ thể như Trung
Quốc với sản phẩm chè Long Tỉnh 43 được sản xuất từ giống chè LT43, chè
chất lượng cao Thiết Quân Âm từ nguyên liệu giống chè Thiết Quan Âm
Nhờ có chính sách mở cửa thông qua những mối liên doanh liên kết nước ta
và quyết định số 43/1979/QĐ/TTg của chính phủ đến nay đã thu thập thêm
được một số giống chè đặc sản của Đài Loan, Trung Quốc như: Phúc Vân
Tiên, Keo Am Tích, Long Vân, Bát Tiên, Kim Tuyên, Vân Sương…Là cơ sở
pháp lý quan trọng và cũng là cơ hội cho ngành chè tiến hành một cuộc cách
mạng trong nghiên cứu và sản xuất thông qua chương trình nhập khẩu giống.
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu của đề tài 2
3. Ý nghĩa của đề tài 2
3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 2
3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất 2
Phần 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 3
1.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài 3
1.1.1. Cơ sở khoa học 3
1.1.2. Cơ sở thực tiễn 3
1.2. Tình hình sản xuất, nghiên cứu chè trên thế giới và trong nước 4
1.2.1. Tình hình nghiên cứu chè trên thế giới 4
1.2.2. Tình hình nghiên cứu chè trong nước 8
1.3.Tình hình sản xuất, tiêu thụ chè trên thế giới 12
1.4 Tình hình sản xuất, tiêu thụ chè ở Việt Nam 15
2.4.3 Định hướng phát triển ngành chè 19
2.5. Nhận định tổng quát về tình hình sản xuất, nghiên cứu chè và điều kiện
ngoại cảnh ảnh hưởng đến sinh trưởng cây chè 20
Phần 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
2.1. Vật liệu nghiên cứu 21
2.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu 22
2.3. Nội dung nghiên cứu 22
2.3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện thời tiết khí hậu đến khả năng sinh
trưởng, phát triển của một số giống chè mới 22
2.3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của sâu đến khả năng sinh trưởng, phát triển của
một số giống chè mới 22
2.4. Phương pháp nghiên cứu 22
2.4.1. Phương pháp bố trí và sơ đồ thí nghiệm 22
Phần 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 24
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Thái Nguyên 24
3.1.1. Vị trí địa lý 24
11
1.2.2.2. Những kết quả nghiên cứu về sinh trưởng sinh dưỡng
Nguyễn Ngọc Kính (1979) [8] cho rằng búp chè hoạt động sinh trưởng
theo một quy luật nhất định và hình thành các đợt sinh trưởng theo thứ tự thời gian.
Sơ đồ sinh trưởng được tóm tắt:
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Kính (1979) [8] cho thấy: Trong năm chè có
3 - 5 đợt để sinh trưởng, điều kiện thâm canh cao có thể có tới 8 - 9 đợt sinh
trưởng. Thời gian hình thành một đợt sinh trưởng dài hay ngắn phụ thuộc vào
giống, tuổi cây, điều kiện đất đai, khí hậu, chế độ canh tác.
Theo Nguyễn Ngọc Kính (1979) [8] nghiên cứu về mối quan hệ giữa
búp và sản lượng thì sản lượng chè quyết định bởi 2 yếu tố: Mật độ búp và
trọng lượng búp. Mật độ búp liên quan tới sản lượng của chè.
Tác giả Nguyễn Văn Toàn (1994)[17] khi nghiên cứu về sinh trưởng
búp chè và sản lượng chè đã cho rằng: Tổng số búp/cây có mối tương quan
thuận không chặt với sản lượng là yếu tố ổn định, vì thế số búp/cây có ý nghĩa
với sản lượng.
Tác giả Đỗ Văn Ngọc (1991) khi nghiên cứu về hệ số diện tích lá cho
rằng: Hệ số diện tích lá và mật độ búp có quan hệ thuận với nhau từ tháng 5 –
12. Tác giả Nguyễn Văn Toàn (1994)[17] cũng có kết luận tương tự và hệ số
diện tích lá thích hợp từ tháng 4 – 6.
12
Nghiên cứu các tính trạng của chè liên quan tới chất lượng thì tác giả
Nguyễn Văn Niệm (1992)[10] cho rằng: Dạng lá lồi lõm,màu xanh vàng (
nhạt) có chất lượng tốt hơn dạng xanh đậm, nhẵn bằng, các giống chè Shan có
nhiều lông tuyết dù ở cả vùng thấp thì chất lượng cũng cao.
1.3 .Tình hình sản xuất, tiêu thụ chè trên thế giới
Chè hiện nay chiếm khoảng 1/3 lượng tiêu dùng của thị trường đồ uống
nóng thế giới, nhưng chỉ chiếm 20% tổng giá trị của thị trường này. Theo
đánh giá của chuyên gia trong các nước sản xuất kinh doanh chè thuộc tổ
chức Nông Lương Quốc tế, những năm cuối thế kỷ 20 có trên một nửa dân số
thế giới uống chè. Hầu hết các nước đều có người uống chè, trong đó khoảng
160 nước có nhiều người uống chè. Mức tiêu thụ chè bình quân đầu người
một năm trên toàn thế giới là 0,5kg/người/năm và con số này sẽ càng tăng lên
trong thời gian tới (Nguyễn Hữu Khải, 2005) [7].
Theo thống kê của Fao tại thị trường Châu Âu, các nước Đức, Anh, Nga
đều có xu hướng tăng. Trong giai đoạn 2009-2010 nhập khẩu chè đen của
Nga sẽ tăng từ 223.600 tấn lên 315.200 tấn, mức tăng trung bình hàng năm là
3%. Có thể thấy nhu cầu tiêu dùng chè tại các nước phát triển đang chuyển
dần từ các sản phẩm chè thông thường sang các sản phẩm chè uống liền và
chế biến đặc biệt trong khi tại các thị trường Tây Á và Châu Á vẫn thích dùng
các sản phẩm chè truyền thống(w.w.w.viettrade.gov.vn)[3].
Trước nhu cầu tiêu thụ chè chất lượng cao ngày càng tăng lên các nước
sản xuất và xuất khẩu chè buộc phải đầu tư chiều sâu cho các vùng cải tiến
giống, thực hiện nghiêm ngặt hơn nữa các kỹ thật canh tác, thu hái khiến cho
năng suất chè tăng lên rõ rệt. Năng suất bình quân của các nước sản xuất chè
chủ yếu trong hơn 10 năm trở lại đây trung bình tăng 48%. Ấn Độ là một
trong những quốc gia sản xuất và xuất khẩu chè lớn nhất thế giới với tốc độ
năng suất trung bình từ năm 1990 đến nay là 55% theo sau là Srilanka 45%,
Trung Quốc 35%, Indonesia 31%. Năm 1991 năng suất chè trung bình trên
thế giới là 1,12 tấn/ha, đến năm 2004 năng suất trung bình đã tăng 1,3 tấn/ha
(Nguyễn Hữu Khải, 2005) [7].
Diện tích, năng suất, sản lượng chè trên thế giới từ năm 2005-2012 được thể
hiện ở bảng 1.2:
13
Bảng 1.2: Diện tích, năng suất, sản lượng chè thế giới từ năm 2005-2012
STT Năm
Diện tích
(10.000ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(1000 tấn)
1 2005 268,70 135,86 365,05
2 2006 273,89 135,21 370,31
3 2007 292,97 135,81 397,88
4 2008 299,23 140,62 420,77
5 2009 302,84 140,72 426,17
6 2010 312,98 146,09 457,22
7 2011 326,77 141,52 462,44
8 2012 327,59 147,07 481,81
(Nguồn: Theo FAOSTAT, 2014)[23]
Qua số liệu thống kê diện tích, năng suất, sản lượng chè trong giai đoạn
từ năm 2002-2010 cho thấy:
Diện tích chè thế giới tăng đều qua các năm từ năm 2005-2012. Từ năm
2006 – 2007 là sự gia tăng về diện tích có sự vượt trội hơn các năm tăng từ
273,89 năm 2006 lên 292,97 năm 2007. Trong 8 năm trở lại đây diện tích
trồng chè tăng khoảng 1,02-1,03%. Theo thống kê năm 2005, diện tích chè
thế giới tương đối cao, trong đó diện tích chè Châu Á chiếm 76,7%, Châu Phi
là 8,05%.
Năng suất chè thế giới nhìn chung tăng từ năm 2005 - 1012, tuy nhiên
năng suất có sự giảm sút từ 146,09 tạ/ha (năm 2010) xuống 141,52 tạ/ha (năm
2011) nhưng lại tăng dần vào năm tiếp theo 147,07 tạ/ha ( năm 2012).
Mặc dù năm suất có giảm ở 1 số năm nhưng sản lượng chè vẫn tăng
nhanh qua các năm từ 365,05 (nghìn tấn ) năm 2005 lên 481,81 (nghìn tấn)
năm 2012.
Ngày nay trên thế giới có khoảng 40 nước trồng chè. Chè tập trung nhiều
nhất ở Châu Á sau đó đến Châu Phi. Các nước có diện tích trồng chè lớn như
Kenia, Ấn Độ, Trung Quốc, Srilanka…Sản lượng chè của thế giới và một số
nước có sản lượng chè cao được thể hiện qua bảng 1.3:
14
Bảng 1.3: Tình hình sản lượng chè của thế giới và một số nước
có sản lượng chè cao từ năm 2005-2012
(Đơn vị tính:nghìn tấn)
Tên nước
Năm
2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
Trung
Quốc
953,66
1.047,34
1.183,00
1.257,34
1.375,80
1.467,46
1.640,31
1.714,90
Turkey 217,54
201,86
206,16
1.100,27
198,60
235,00
221,60
225,00
Ấn Độ 893,00
928,00
949,22
805,18
972,70
991,18
966,73
1.000
Kenya 328,50
310,58
369,60
345,80
314,10
399.00
377,91
369,40
Sri Lanka 317,20
310,80
305,22
318,47
290,00
282,30
327,50
330,00
Việt Nam 132,52
151,00
164,00
174,90
185,70
198,46
206,60
216,90
Indonesia 177,70
146,85
150,22
150,85
146,44
150,00
150,20
150,10
Nhật Bản 100,00
91,80
94,10
94,10
86,00
85,00
82,10
85,90
Bangladesh
57,58
58,00
58,50
59,00
59,50
60,00
60,50
61,50
Myanmar 25,00
26,00
27,70
29,00
30,25
31,06
31,00
32,00
Toàn TG 3.650,52
3.703,17
3.978,84
4.207,70
4.261,72
4.572,25
4.624,40
4.818,18
(Nguồn: Theo FAOSTAT, 2014)[23]
Bảng 1.3 cho thấy Trung Quốc là nước có sản lượng lớn nhất với
1.714,90 nghìn tấn, Tiếp đó là Ấn Độ với diện tích là 1.000 nghìn tấn. Việt
Nam đứng thứ 6 về sản lượng trong tổng số 10 nước có sản lượng chè lớn trên
thế giới năm (2012).
Qua số liệu bảng 1.3 cho thấy, hai nước có diện tích và sản lượng chè
cao nhất là Ấn Độ và Trung Quốc, cũng là hai nước có khả năng tiêu thụ chè
15
lớn nhất thế giới. Các nước còn lại như Anh, Mỹ, Canada sẽ là thị trường
tiềm năng cho những nước xuất khẩu chè.
Sản xuất chè trên thế giới tập trung chủ yếu ở Châu Á. Trong số 10 nước
dẫn đầu về sản lượng (chiếm khoảng 90% tổng sản lượng trên thế giới) thì có
tới 7 nước Châu Á. Trong những năm qua, diện tích trồng chè thế giới tăng
không đáng kể nhưng năng suất chè có sự cải thiện vượt bậc nên sản lượng gia
tăng. Trong khi đó chè đang bị cạnh tranh gay gắt từ các loại đồ uống khác nên
giá chè có xu hướng giảm từ năm 1998-1999 đến nay (Nguyễn Hữu Khải, 2005) [7].
1.4 Tình hình sản xuất, tiêu thụ chè ở Việt Nam
Ở nước ta có lịch sử phát triển chè lâu đời từ năm 1939 Việt Nam đã là
một trong những nước xuất khẩu chè của thế giới, sau hơn 20 năm phát triển
kể từ khi nước nhà thống nhất cả nước có hơn 7,5 vạn ha chè trong khi đó
diện tích chè thu hoạch là 5,5 vạn ha, tổng sản lượng búp chè tươi đạt 198.000
tấn tiêu dùng trong cả nước hơn 21000 tấn với tổng giá trị là 450 tỉ đồng. Những
con số này đã phần nào nói lên chè có một vị trí quan trọng trong nền kinh tế
nước nhà. [5]
Cây chè hiện nay được phân bố trên địa bàn 40 tỉnh thành trong cả
nước, tập chung chủ yếu ở những vùng chè trọng điểm như: Thái Nguyên, Hà
Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ, Yên Bái…[1]
Ngành chè Việt Nam thừa hưởng sự ưu đãi của thiên nhiên và xã hội.
Tuy nhiên cây chè mới chỉ thực sự được người Việt Nam đầu tư phát triển
mạnh từ những năm cuối thế kỷ 20 trở đi. Đặc biệt trong những năm gần đây,
nhà nước đã có nhiều cơ chế chính sách đầu tư, ưu tiên phát triển cây chè.
Cây chè được coi như cây xóa đói giảm nghèo và tiến đến làm giàu của nhiều
hộ nông dân. Do đó diện tích, năng suất, sản lượng không ngừng tăng lên từ
năm 2005 đến nay.
3.1.2. Địa hình 24
3.1.3. Điều kiện đất đai 25
3.2. Ảnh hưởng của điều kiện khí hậu thời tiết 25
3.3. Kết quả nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển của một số giống chè
mới tại trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên 28
3.3.1. Đặc điểm hình thái cây chè 28
3.3.2. Tình hình sâu hại 31
Phần 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 33
4.1 Kết luận 33
4.2. Đề nghị 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO 34
17
+ Nguồn vốn phục vụ cho sản xuất còn nghèo chưa đủ điều kiện để
nhằm thâm canh tăng năng suất, chất lượng chè.
+ Chất lượng chè chế biến đa phần chưa cao, do công nghệ sau thu
hoạch và công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm chưa được ngiên cứu và đầu
tư đúng mức, chất lượng chè nguyên liệu còn thấp, chủng loại còn kém đa
dạng mẫu mã bao bì chưa đẹp, vì vậy chè Việt Nam trên thị trường quốc tế
chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ 2% sức cạnh tranh còn yếu.[2]
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong 3 tháng đầu năm 2013, xuất
khẩu chè ước đạt xấp xỉ 29 ngàn tấn với tổng kim ngạch ước đạt 43,6 triệu
USD giảm 3,9% về lượng và tăng 4,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2012.
Hiện Việt Nam là quốc gia sản xuất và xuất khẩu chè đứng thứ 5 thế giới. [3]
18
Bảng 1.5: Xuất khẩu chè Việt Nam phân theo thị trường
STT
Thị
trường
2011 2012
Tháng 3/2013
Tăng
giảm
năm
2012
so với
năm
2011
(%)
Trị giá
(USA)
Tỉ
trọng
(%)
Trị giá
(USA)
Tỉ
trọng
(%)
Trị giá
(USA)
Tỉ
trọng
(%)
Tổng XK 204.017.965
100 224.589.666 100 43.636.896 100.00 10,08
1 Pakistan 32.502.018
15,93 45.304.840 20,17 6.297.723 14,43 39,39
2 Nga 22.157.739
10,86 21.614.800 9,62 4.677.207 10,72 -2,45
3 Đài Loan 26.177.159
12,83 29.589.578 13,17 5.593.697 12,82 13,04
4
Trung
Quốc
14.811.542
7,26 19.307.247 8,60 2.901.402 6,65 30,35
5 UAE 6.363.281
3,12 7.788.131 3,47 2.244.361 5,14 22,39
6 Ả rập Xê út
6.999.782
3,43 6.809.974 3,03 1.455.681 3,34 -2,71
7 Indonesia 11.714.496
5,74 14.804.749 6,59 2.955.513 6,77 26,38
8 Đức 5.560.404
2,73 5.135.604 2,29 972.703 2,23 -7,64
9 Hoa Kỳ 4.937.160
2,42 8.968.641 3,99 2.633.189 6,03 81,66
10 Ân Độ 1.442.088
0,71 1.179.704 0,53 352.293.000 0,81 -18,19
11 Ba Lan 3.339.019
1,64 4.849.635 2,16 1.242.611 2,85 45,24
Các nước khác
68.013.277
33,34 59.236.763 26,38 12.310.516 28,21 -12,90
Nguồn: Tổng cục Hải quan[3]
Nhìn chung trong bối cảnh kinh tế tiếp tục khó khăn, thị trường tiêu thụ
chè Việt Nam vẫn khá khả quan với thị trường xuất khẩu hàng đầu là thị
trường Pakistan, với thị phần lớn nhất, giá trị xuất khẩu đạt khoảng 6,3 triệu
19
USD; tiếp theo đó là thị trường Đài Loan với sản lượng xuất khẩu 4.065 tấn,
trị giá 5,6 triệu USD, và đứng thứ 3 là thị trường Nga, sản lượng đạt 2.974 tấn
trị giá 4,67 triệu USD.[3]
Ngoài ra xuất khẩu chè Việt Nam sang một số thị trường quan trọng
khác trong những tháng đầu năm 2013 cũng có mức tăng trưởng khá cao, như
Trung Quốc, Ba Lan, Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE).[3]
2.4.3 Định hướng phát triển ngành chè
Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội, tiềm năng phát triển
ngành chè về đất đai, khí hậu, con người, cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có; căn
cứ vào chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, ngành chè đã đề ra
chủ trương phát triển cho cây chè như sau:
Xây dựng ngành chè là một ngành kinh tế có tầm vóc trong sự nghiệp
phát triển nông nghiệp và nông thôn cũng như trong sự nghiệp CNH-HĐH
của đất nước theo đường lối của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã đề ra.
Ngành chè cần phải:
+ Là một ngành kinh tế mũi nhọn trong việc phát triển kinh tế-xã hội ở
trung du và miền núi.
+ Đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng chè trong nước, xuất khẩu ngày càng
nhiều và có tích lũy để tái sản xuất mở rộng.
+ Góp phần vào việc phân bố lại lao động và dân cư, thu hút ngày càng
nhiều lao động, cải thiện thu nhập, điều kiện làm việc và sinh hoạt cho người
lao động, đặc biệt cho vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
+ Góp phần phủ xanh đất trống đồi núi trọc và bảo vệ môi sinh.
+ Chú trọng việc phát triển khoa học công nghệ để khắc phục nhược
điểm và yếu kém hiện nay, cụ thể:
- Đưa công nghệ mới vào kinh doanh và phát triển đồi chè.
- Lựa chọn loại hình công nghệ chế biến thích hợp, đổi mới bao bì, mẫu
mã, để nâng cao chất lượng chè xuất khẩu.
- Có những giải pháp thích hợp để thu hút mọi nguồn vốn ở trong và
ngoài nước nhằm phục vụ cho mục tiêu phát triển cây chè (Nguyễn Hữu Khải,
2005) [7].