Tải bản đầy đủ (.pdf) (37 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến giống lúa khang dân vụ xuân năm 2014 tại huyện đồng hỷ thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (410.3 KB, 37 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



LƯƠNG THỊ MẬN

Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ ĐỘ TƯỚI NƯỚC ĐẾN
GIỐNG LÚA KHANG DÂN VỤ XUÂN NĂM 2014
TẠI HUYỆN ĐỒNG HỶ THÁI NGUYÊN




KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Hệ đào tạo : Liên thông
Chuyên ngành : Trồng trọt
Khoa : Nông học
Khóa học : 2013 – 2015




Thái Nguyên, năm 2014
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM




LƯƠNG THỊ MẬN

Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ ĐỘ TƯỚI NƯỚC ĐẾN
GIỐNG LÚA KHANG DÂN VỤ XUÂN NĂM 2014
TẠI HUYỆN ĐỒNG HỶ THÁI NGUYÊN




KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Hệ đào tạo : Liên thông
Chuyên ngành : Trồng trọt
Lớp : K9 – LT TT
Khoa : Nông học
Khóa học : 2013 – 2015
Giảng viên hướng dẫn : TS. Đỗ Thị Ngọc Oanh




Thái Nguyên, năm 2014
LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập của mỗi sinh viên ở các trường Đại học,
thực tập tốt nghiệp là thời gian không thể thiếu được. Đây chính là thời gian
để mỗi sinh viên có điều kiện vận dụng những kiến thức đã học được trên lý

thuyết vận dụng vào trong thực tiễn sản xuất. Đồng thời, đây cũng là thời
gian sinh viên củng cố lại những kiến thức đã học để khi ra trường thành một
kỹ sư có chuyên môn, có đầy đủ năng lực góp phần vào sự nghiệp phát triển
nông thôn nói riêng và nền kinh tế của đất nước nói chung.
Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân và sự đồng ý của nhà trường,
ban chủ nhiệm khoa Nông Học, tôi đã tiến hành thực tập tại Huyện Đồng Hỷ
tỉnh Thái Nguyên tên đề tài:
“Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến giống lúa khang
dân vụ xuân năm 2014 tại huyện Đồng hỷ Thái Nguyên”
Để hoàn thành đề tài nghiên cứu này tôi xin chân thành cảm ơn Ban
giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, các thầy cô giáo trong khoa
Nông học. Đặc biệt sự hướng dẫn tận tình của cô giáo: TS.Đỗ Thị Ngọc Oanh.
Cảm ơn các bạn lớp K9-LT Trồng trọt đã giúp tôi hoàn thành đề tài này.
Do thời gian hạn hẹp đề tài tốt nghiệp này chắc chắn sẽ không tránh
khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong sự đóng góp ý của các thầy cô giáo
trong khoa và các bạn để bản báo cáo của tôi được đầy đủ và hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Lương THị Mận
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CV : Hệ số biến động
LSD : Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa
M
1000
hạt : Khối lượng 1000 hạt
SRI : Biện pháp canh tác lúa cải tiến

DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 4.1: Ảnh hưởng của chế độ tưới đến khả năng đẻ nhánh của 19
giống lúa Khang dân 19
Bảng 4.2: Ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến chiều cao cây của giống 20
lúa Khang dân 20
Bảng 4.3: Ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến sinh trưởng rễ 22
của giống lúa Khang dân 22
Bảng 4.4: Ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến chiều dài rễ của giống 23
lúa Khang dân 23
Bảng 4.5: Ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến khối lượng rễ 24
của giống lúa Khang dân 24
Bảng 4.6: Ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến khả năng chống 25
chịu sâu bệnh của giống lúa Khang dân 25
Bảng 4.7: Ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến các yếu tố cấu thành năng
suất của giống lúa khang dân. 26
DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1: Biểu đồ thể hiện chế độ tưới ảnh hưởng đến số nhánh của 19
lúa Khang Dân qua các thời kỳ 19
Hình 2: Biểu đồ chế độ tưới ảnh hưởng đến chiều cao cây giống 21
lúa Khang Dân qua các thời kỳ 21
Hình 3 Biểu đồ thể hiện chế độ tưới nước ảnh hưởng đến số rễ 22
gống lúa Khang Dân 22

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập của mỗi sinh viên ở các trường Đại học,
thực tập tốt nghiệp là thời gian không thể thiếu được. Đây chính là thời gian
để mỗi sinh viên có điều kiện vận dụng những kiến thức đã học được trên lý
thuyết vận dụng vào trong thực tiễn sản xuất. Đồng thời, đây cũng là thời
gian sinh viên củng cố lại những kiến thức đã học để khi ra trường thành một

kỹ sư có chuyên môn, có đầy đủ năng lực góp phần vào sự nghiệp phát triển
nông thôn nói riêng và nền kinh tế của đất nước nói chung.
Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân và sự đồng ý của nhà trường,
ban chủ nhiệm khoa Nông Học, tôi đã tiến hành thực tập tại Huyện Đồng Hỷ
tỉnh Thái Nguyên tên đề tài:
“Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến giống lúa khang
dân vụ xuân năm 2014 tại huyện Đồng hỷ Thái Nguyên”
Để hoàn thành đề tài nghiên cứu này tôi xin chân thành cảm ơn Ban
giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, các thầy cô giáo trong khoa
Nông học. Đặc biệt sự hướng dẫn tận tình của cô giáo: TS.Đỗ Thị Ngọc Oanh.
Cảm ơn các bạn lớp K9-LT Trồng trọt đã giúp tôi hoàn thành đề tài này.
Do thời gian hạn hẹp đề tài tốt nghiệp này chắc chắn sẽ không tránh
khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong sự đóng góp ý của các thầy cô giáo
trong khoa và các bạn để bản báo cáo của tôi được đầy đủ và hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Lương THị Mận
3.4.2.1. Các chỉ tiêu số nhánh 14
3.4.2.2. Các chỉ tiêu về chiều cao cây 15
3.4.2.3. Chỉ tiêu về sự phát triển của bộ rễ 15
3.4.2.4. Chỉ tiêu về khả năng chống chịu sâu bệnh 15
3.4.2.5. Chỉ tiêu về yếu tố cấu thành năng suất 16
3.5. Phương pháp xử lý số liệu 17
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 18
4.1. Ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến khả năng đẻ nhánh của giống lúa
Khang dân 18
4.2. Ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến chiều cao cây của giống lúa Khang
dân. 20
4.3. Ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến sự phát triển bộ rễ của giống lúa
Khang dân 21

4.3.1 Ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến số rễ của giống lúa Khang dân 22
4.3.2. Ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến chiều dài rễ của giống lúa Khang
dân 23
4.3.3. Ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến khối lượng rễ của giống lúa
Khang dân 24
4.4. Ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến mức độ nhiễm bệnh tự nhiên của
giống lúa Khang dân 25
4.5. Ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến các yếu tố cấu thành năng suất của
giống lúa khang dân. 26
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 28
1. KẾT LUẬN 28
2. ĐỀ NGHỊ 28
TÀI LIỆU THAM KHẢO 29

1
PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây lúa (Oryza sativa L.) là cây lương thực quan trọng trong nền kinh
tế của nhiều quốc gia. Là sinh kế của hàng triệu nông dân cùng xếp hàng với
3 loại lương thực chủ yếu của thế giới. Lượng gạo sử dụng bình quân 180 –
200 kg gạo/người/năm tại các nước châu Á, khoảng 10 kg/người/năm tại các
nước châu Mỹ.
Sản xuất lúa ở Việt Nam phát triển khá mạnh, đứng thứ hai về xuất
khẩu gạo thế giới. Thế nhưng việc áp dụng các biện pháp kĩ thuật vào sản
xuất chưa được người dân quan tâm một cách thiết thực, vẫn áp dụng các biện
pháp cổ truyền từ xa xưa. Chính vì nước ta là nước nông nghiệp, mà nông
nghiệp thì rất cần nước. Vì vậy việc tính toán sử dụng tài nguyên nước như
thế nào cho hợp lý đó cũng là điều đã được nghiên cứu và cần được nghiên

cứu kĩ hơn, để từ đó đưa ra những công thức ứng dụng thích hợp cho từng
vùng khí hậu khác nhau.
Trong sản xuất lúa, tưới là một khâu quan trọng trong công tác điều tiết
mặt ruộng. Việc tưới nước là để tạo cho cây trồng một chế độ nước thích hợp.
Tuy cây lúa thích nước nhưng nó không đòi hỏi giữ nước liên tục trong suốt
quá trình sinh trưởng. Không phải ruộng luôn luôn ngập nước thì sẽ tốt cho
lúa. Như thế là trái với đặc điểm sinh lý của lúa sẽ dẫn đến không phát huy
hết tiềm năng suất của lúa (Hoàng Văn Phụ, 2012) [4].
Ở Thái Nguyên lúa được trồng ở tất cả các huyện trong tỉnh, giống
khang dân vẫn được người dân trồng nhiều nhưng còn áp dụng biện pháp kĩ
thuật không khoa học. Điển hình là biện pháp kĩ thuật tưới nước cho lúa, dù
cây lúa thích nước, nhưng không muốn ngập nước suốt chu kì sống. Phải có

2
lúc cần tháo cạn, đặc biệt giai đoạn đẻ nhánh. Trên thực tế người dân luôn để
nước trong ruộng liên tục, như vậy là không phù hợp với yêu cầu của cây.
Trong những năm gần đây, kĩ thuật tưới nước theo SRI cho thấy năng
suất lúa tăng và giảm được lượng nước tưới. Đấy là cách tưới theo nhu cầu
của cây lúa là xen kẽ tưới ngập và tháo cạn cho ruộng lúa. Nghiên cứu SRI
thực hiện trên 2 năm trên giống lúa thuần và lúa lai. Kết quả cho thấy: Giảm
giống 56 – 57 %, tiết kiệm nước tưới 62 %, giảm công cấy và thuốc trừ sâu,
năng suất tăng 12 – 17 % so với đối chứng giống Khang dân 18 và từ 16 - 23
% so với đối chứng Nhị ưu 838 (Hoàng Văn Phụ, 2012) [4].
Nguyên tắc của SRI là tưới nước tưới nước theo nhu cầu của cây lúa
nhằm khai thác tiềm năng di truyền của cây lúa về sự đẻ nhánh nhiều và sự
hoạt động mạnh của bộ rễ, làm cho cây lúa sinh trưởng phát triển mạnh, đạt
năng suất cao. Cách làm này giúp đất thông khí, không úng nước, làm thay
đổi PH đất, giải thoát khí độc CH
4
và H

2
S gây ngộ độc rễ lúa. Đồng thời giúp
vi sinh vật hiếm khí hoạt động tốt hơn cố định đạm nhiều hơn và giải thoát
nhiều dinh dưỡng dễ tiêu cho lúa. Khi áp dụng SRI nhu cầu nước giảm 25 –
50% do nước chỉ được tưới để duy trì điều kiện khí hậu thoáng khí. Nông dân
có thể tiền hành canh tác lúa ở ngay cả những khu vực ngày càng khan hiếm
nước hoặc khó dự báo về chế độ mưa (Hoàng Văn Phụ, 2012) [4].
Qua đó cho thấy, vấn đề nghiên cứu ảnh hưởng chế độ tưới nước cho
lúa là cần thiết, để đưa ra kỹ thuật tưới trong canh tác lúa phù hợp với yêu cầu
của cây. Chính vì thế, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh
hưởng của chế độ tưới nước đến giống lúa khang dân vụ xuân năm 2014
tại huyện Đồng hỷ Thái Nguyên”.




3
1.2. Mục tiêu của đề tài
Xác định chế độ tưới nước hợp lý cho giống lúa khang dân tại Đồng Hỷ,
Thái Nguyên.
1.3. Yêu cầu của đề tài
- Theo dõi ảnh hưởng của chế độ tưới nước tới sinh trưởng của giống
lúa khang dân trong điều kiện khí hậu tại Đồng Hỷ.
- Theo dõi ảnh hưởng của chế độ tưới nước tới mức độ nhiễm sâu hại tự
nhiên của giống lúa khang dân trong điều kiện khí hậu tại Đồng Hỷ.
- Theo dõi ảnh hưởng của chế độ tưới nước tới yếu tố cấu thành năng
suất của giống lúa khang dân trong điều kiện khí hậu tại Đồng Hỷ.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Đối với học tập: Qua thực hiện đề tài, giúp sing viên có điều kiện

củng cố kiến thức và vận dụng một cách sáng tạo vào thực tế. Mặt khác,
thông qua thời gian thực ập sinh viên có điều kiện học hỏi và tích lũy thêm
vốn kiến thức của bản thân, biết cách thực hiện và hoàn chỉnh một khóa luận
tốt nghiệp.
- Đối với nghiên cứu khoa học: Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở
xác định chế độ tưới nước phù hợp cho giống lúa khang dân tại huyện Đồng
Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Là cơ sở khoa học cho các nghiên cứu biện pháp kĩ
thuật canh tác đối với các giống lúa khác.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Xác định được chế độ tưới nước hợp lý nhất cho giống lúa khang dân.
- Nâng cao năng suất và mang hiệu quả kinh tế cao nhất cho người dân,
góp phần thúc đẩy sản xuất lúa huyện phát triển.



4
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của lúa
Quá trình sinh trưởng và phát triển của lúa gồm hai thời kỳ sinh trưởng
chính kế tiếp nhau: Thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng và thời kỳ sinh trưởng
sinh thực (Nguyễn Thị Lẫm, 1999) [3].
Thứ nhất thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng: Tính từ lúc gieo đến lúc lúa
làm đòng. Trung tâm hoạt động của thời kỳ này là hình thành các bộ phận
chính của cây như thân, lá, rễ, nhánh…Thời gian tính từ lúc nảy mầm đến khi
bắt đầu phân hóa đòng gồm các quá trình gieo mạ, cấy lúa, bén rễ, hồi xanh
đẻ nhánh hữu hieuj và đẻ nhánh vô hiệu.
Thời gian này dài hay ngắn thay đổi giữa các giống, mùa vụ và biện

pháp canh tác. Giai đoạn này chịu nhiều ảnh hưởng của tác động bên ngoài
nếu sinh trưởng tốt sẽ là tiền đề tốt để cây phát triển ở các giai đoạn sau. Có ý
kiến cho rằng đây là giai đoạn kiến thiết cơ bản của cây lúa, và cũng là giai
đoạn dự trữ một phần dinh dưỡng cho giai đoạn sau.
Thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng gồm:
- Thời kỳ mạ: Từ nảy mầm đến dưới 4 lá. Đặc điểm của cây lúa là sống
nhờ dinh dưỡng của hạt giống và lá, rễ bắt đầu hoạt động để cung cấp 1 phần
dinh dưỡng cho cây.
- Thời kỳ lúa (trên 4 lá) : Lúa bắt đầu có khả năng đẻ nhánh, nếu nhổ
mạ để cấy khi được 4 lá, 5 lá đến 6 - 7 lá thì qua thời kì bén rễ hồi xanh, rồi
đẻ nhánh hữu hiệu, đẻ nhánh vô hiệu. Nếu gieo thẳng hoặc cấy mạ non dưới 4
lá và cấy nông thì đến 4 lá, lúa bắt đầu đẻ nhánh và đẻ nhánh nhanh, tập

5
trung, sức đẻ hữu hiệu cao, rút ngắn được thời gian đẻ nhánh, sau này sẽ có
năng suất cao.
Kết thúc giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng, cây lúa chuyển sang sinh
trưởng sinh thực. Biểu hiện là thân cứng tròn, lá chuyển sang xanh vàng và
đốt bắt đầu sinh trưởng.
Thứ hai, thời kỳ sinh trưởng sinh thực: Thời gian này được tính từ khi
lúa bắt đầu làm đòng đến khi lúa chín. Thời gian náy ít thay đổi. Với các loại
giống trong các điều kiện bình thường thì từ 58 đến 62 ngày.
Giai đoạn này gồm:
- Thời kỳ làm đòng (phân hóa đòng): 28 – 32 ngày.
- Thời kỳ trỗ bông, phơi màu, vào chắc và chín: 30 – 32 ngày.
Thời gian của 2 thời kì này tương đương với nhau với tất cả các giống
và tương đương với giai đoạn sinh trưởng sinh thực của giống cực ngắn.
Vai trò của các thời kỳ sinh trưởng và phát triển ảnh hưởng đến năng
suất lúa như sau: Thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng quyết định số bông nhiều
hay ít thông qua việc đẻ nhánh. Thời kỳ sinh trưởng sinh thực quyết định số

hạt/bông, tỷ lệ hạt chắc, trọng lượng hạt thông qua sự phát triển của đòng lúa.
Lúa sinh trưởng phát triển mạnh hay ít phụ thuộc nhiều vào điều kiện
ngoại cảnh và kĩ thuật canh tác.
2.1.2. Nhu cầu nước của lúa
Lúa yêu cầu nhiều nước hơn các cây trồng khác. Để tạo ra được một
gam chất kho cây lúa cần 628g nước.
Sự thiếu hụt nước có ảnh hưởng đến sinh trưởng của lúa. Thiếu nước ở
bất cứ giai đoạn sinh trưởng nào cũng gây giảm năng suất lúa. Triệu chứng
chung nhất là lá cuộn tròn lại, lá bị cháy kìm hãm lúa đẻ nhánh, thân cây bị thấp
chậm ra hoa, trỗ bị nghẹn đòng, hạt lép và lửng (Nguyễn Thị Lẫm, 1999) [3].

6
Từ giai đoạn phân bào giảm nhiễm đến trỗ bông cây lúa rất nhạy cảm
với việc thiếu nước. Vào thời gian 11 ngày và 3 ngày trước trỗ, chỉ cần bị hạn
3 ngày đã làm giảm năng suất rất nghiêm trọng và làm tỉ lệ hạt lép cao. Khi
hạt bị lép thì không có cách nào bù lại được năng suất. Mặt khác thiếu nước
trong giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng có thể làm giảm chiều cao cây, giảm
số nhánh và giảm diện tích lá nhưng năng suất sẽ không bị ảnh hưởng nhiều,
nếu nước được cung cấp kịp thời trong thời kỳ bị thiếu để cây hồi phục trước
lúc trỗ ra hoa (Nguyễn Thị Lẫm, 1999) [3].
Thiếu nước làm giảm năng suất nhưng thừa nước cũng có hại. Tùy theo
địa hình và lượng mưa, các vùng đất thấp có thể chịu mực nước khác nhau và
thời gian ngập nước khác nhau. Có thể chia làm 3 mức:
- Vùng nước sâu: 150 – 400cm, trồng lúa nổi.
- Vùng ngập lụt: Sâu dưới 150cm, tồn tại trong 1 – 2 tháng có thể gieo
cấy các giống chịu ngập úng hoặc giống lúa tiên cao cây.
- Vùng bị úng: Bị ngập thường xuyên, hoặc có khi mưa bão, mưa rào
nhiều ngày thì chọn giống lúa thân có khả năng vươn cao. Khi cây lúa bị ngập
ở các thời kỳ khác nhau, mực nước sâu và thời gian ngập khác nhau sẽ ảnh
hương khác nhau đến năng suất. Ngập sâu sẽ ảnh hưởng đến khả năng quang

hợp và đẻ nhánh.
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Quy trình tưới nước cho lúa của Bộ Nông nghiệp
Chế độ tưới nước ảnh hưởng đến đẻ nhánh, đến quang hợp và hút dinh
dưỡng của cây lúa. Ngoài vai trò sinh lý ra nước còn ảnh hưởng đến tiểu khí
hậu trong ruộng lúa. Nước điều tiết nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng, oxy. Cần dựa
vào sinh trưởng của cây, đặc điểm của đất và tình hình thời tiết mà tiến hành
tưới cho thích hợp. Chế độ tưới phổ biến hiện nay:

7
- Khi lúa mới cấy 5 – 10 cm, để lúa nhanh bén rễ hồi xanh. Lúc lúa để
nhánh hữu hiệu: Tưới 3 – 5 cm để l cm; lúa tốt rút nước phơi ruộng để hạn
chế đẻ nhánh vô hiệu.
- Giai đoạn làm đòng vào chắc: Lúa cần nhiều nước để tạo năng suất
nên tưới ngập 5 – 10 cm, Trong trường hợp lúa sinh trưởng xấu, trên chân đất
chua phèn hoặc mặn phải luôn duy trì mực nước vừa phải 5- 10 cm. Nếu nước
ngập sâu 20 cm lúa đẻ nhánh kém, sâu bệnh nhiều, nếu ít nước đất bốc mặn
bốc phèn có hại cho lúa.
2.2.2. Quy trình tưới nước cho lúa ở Thái Nguyên
Người dân cho rằng cây lúa cần nước suốt quá trình sinh trưởng và phát
triển. Quy trình tưới cho lúa của họ như sau:
- Từ khi cấy đến đẻ nhánh: giữ ngập nước 5 - 10 cm.
- Kết thúc đẻ nhánh đến khi lúa làm đòng: Tiếp tục giữ nước trong
ruộng 5 - 10 cm.
- Trước khi gặt lúa 15 ngày rút nước phơi ruộng, để thuận tiện cho công
việc gặt hái.
Các biện pháp canh tác lúa vẫn còn theo truyền thống, bón nhiều phân
hóa học và lạm dụng thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ gây ảnh hưởng nghiêm trọng
đến môi trường xung quanh. Người dân không chú trọng đến phương pháp
tưới nước cho lúa, thể hiện là người dân luôn giữ nước trong ruộng liên tục.

Tuy cây lúa thích nước nhưng nó không đòi hỏi giữ nước liên tục trong suốt
quá trình sinh trưởng. Như thế là trái với đặc điểm sinh lý của lúa sẽ dẫn đến
không phát huy hết tiềm năng suất của lúa.
Với phương pháp tưới nước cho lúa của người dân nơi đây là không
phù hợp. Cần phải có nhiều mô hình trình diễn thực tế hay các kết quả nghiên
cứu tại chính địa phương để cho người dân tận mắt nhìn thấy những hiệu quả
của việc tưới nước theo nhu cầu của cây trong từng giai đoạn sinh trưởng.
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CV : Hệ số biến động
LSD : Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa
M
1000
hạt : Khối lượng 1000 hạt
SRI : Biện pháp canh tác lúa cải tiến


9
Một trong những kĩ thuật của SRI là tưới nước theo nhu cầu của cây
lúa, cách làm này giúp đất thông khí, không úng nước, làm thay đổi PH đất,
giải thoát khí độc CH
4
và H
2
S gây ngộ độc rễ lúa. Đồng thời giúp vi sinh vật
hiếm khí hoạt động tốt hơn cố định đạm nhiều hơn và giải thoát nhiều dinh
dưỡng dễ tiêu cho lúa.
SRI giảm nhu cầu tưới. Khi áp dụng SRI nhu cầu nước giảm 25 – 50%
do nước chỉ được tưới để duy trì điều kiện khí hậu thoáng khí. Nông dân có
thể tiền hành canh tác lúa ở ngay cả những khu vực ngày càng khan hiếm

nước hoặc khó dự báo về chế độ mưa.
SRI còn góp phần tạo một nền nông nghiệp bền vững và một môi
trường tự nhiên tốt hơn (Hoàng Văn Phụ, 2012) [4]:
- Tăng năng suất lúa không cần tăng diện tích trồng trọt bằng cách tăng
hiệu quả sử dụng đất canh tác hện nay.
- Nguồn nước ngày càng bị cạn kiệt, SRI sẽ đưa một chế độ nước thích
hợp, ít tốn kém làm giảm bớt yêu cầu nước từ1/ 2 - 2/3 so với tưới tiêu thông
thường sản xuất.
- Nâng cao độ phì nhiêu của đất bằng phân chuồng, giảm độ độc tố do
phân hóa học và thuốc bảo vệ thục vật gây ra. Với những biện pháp của SRI
cây lúa sinh trưởng tốt hơn, chống chịu cao hơn, làm giảm sự thải khí
methane từ ruộng lúa bằng cách không giữ ngập nước liên tục.
- Nâng cao hiệu quả sử dụng đất thông qua phối kết hợp các biện pháp
quản lý cây trồng, đất, nước, dinh dưỡng. Điều này góp phần tăng sự hoạt
động của vi sinh vật đất.
2.3.2. Nghiên cứu và áp dụng SRI ở thế giới
Ở Trung Quốc: Trường đại học nông nghiệp quốc tế tại Bắc Kinh đã
thử nghiệm SRI trên cả 2 miền đất trũng và cao đạt kết quả tốt. Năm 2003 hạn
hán kéo dài, nhưng ứng dụng SRI cho năng suất cao hơn hẳn năng suất vụ

10
năm 2002 với phương pháp canh tác thông thường. Năm 2004, SRI đã làm
tăng năng suất lên 35,2 %, tiết kiệm nước 43,2 % (Hoàng Văn phụ, 2012) [4].
Ở Ấn Độ: Là nước có diện tích trồng lúa lớn nhất thế giới, có sản lượng
đứng thứ 2. Hơn 1 nửa diện tích trồng lúa nước, cung cấp hơn 75 % sản lượng
lúa gạo, đã tiêu tốn hết 50 – 60 % nguồn nước ngọt rát hạn chế của đất nước
này. Năm 2005, 2006, SRI tiết kiệm 14,5 % lượng nước so với phương pháp
thông thường (Hoàng Văn Phụ, 2012) [4].
Ở Myanma: Thử nghiệm SRI đã bắt đầu thực hiện Myanma thông qua
quỹ phát triển Metta trong năm 2000. Mặc dù nghiên cứu này đã cho năng

suất thấp nhưng nó đã thu hút được sự chú ý từ háng ngàn nông dân vùng cao
tham quan. Vì nước là một hạn chế ở vùng cao, hệ thống canh tác lúa với
lượng nước rất giới hạn đã thu hút cao độ những nông dân này (Hoàng Văn
Phụ, 2012)[4].
2.3.3. Nghiên cứu và ứng dụng SRI ở Việt Nam
Tại Thái Nguyên và Bắc Giang, Hoàng Văn Phụ và cộng sự đã tiến
hành nghiên cứu thí nghiệm SRI từ vụ xuân năm 2004. Nghiên cứu SRI thực
hiện trên 2 năm trên giống lúa thuần và lúa lai. Kết quả cho thấy: Giảm giống
56 – 57 %, tiết kiệm nước tưới 62 %, giảm công cấy và thuốc trừ sâu, năng
suất tăng 12 – 17 % so với đối chứng giống khang dân 18 và từ 16 23 % sao
với đối chứng Nhị ưu 838.= (Hoàng Văn Phụ, 2012) [4].
Tại tỉnh Phú Thọ, năm 2008, Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Thọ đã triển
khai xây dựng mô hình áp dụng SRI tại 10 khu của 2 xã Cao Xá và Ninh Kê
của huyện Lâm Thao, diện tích mô hình khoảng 3ha, với 67 hộ tham gia. Vụ
Chiêm xuân năm 2009, tiếp tục tại 2 xã thuộc vùng dự án. Qua 3 vụ kết quả
lượng nước tưới giảm 2 – 3 lần tưới/vụ; giảm 20 -30 % chi phí bơm nước.
Một số nghiên cứu SRI tại Thái Nguyên (Hoàng Văn Phụ, 2012) [4].

11
Nghiên cứu hệ thống kĩ thuật thâm canh lúa cải tiến SRI (System of
Rice Intensification) trong vụ xuân năm 2004 tại Thái Nguyên được tiến hành
thực hiện bởiNguyễn Hoài Nam và Hoàng Văn Phụ. Đối tượng nghiên cứu là
chế độ nước, tuổi mạ và mật độ cấy giống lúa Khang Dân 18. Kết quả về sinh
trưởng: Với chế độ tưới phù hợp tăng sức đẻ nhánh của lúa. Hiệu quả kinh tế:
Giảm công cấy và quản lý nước. SRI giảm yêu cầu nước còn 38% so với bình
thường. Đây là tính ưu việt đối với điều kiện miền núi thiếu nước. Chế độ
nước không gây yếm khí như ở quy trình tưới nước bình thường, oxy được
cung cấp đầy đủ cho rễ
Triển vọng của kỹ thuật thâm canh lúa SRI trong canh tác lúa ở vùng
Trung du Băc Bộ do PGSTS. Hoàng Văn Phụ và Vũ Trí Đồng, tiến hành

nghiên cứu trong khoảng thời gian từ năm 2004 - 2005. Kết quả về khả năng
sinh trưởng: Rễ lúa phát triển mạnh sau cấy, đẻ nhánh cao, tiết kiệm nước
62%, về môi trường góp phần tăng sự hoạt động của vi sinh vật, làm cho đất
sống và khỏe hơn.
Nghiên cứu một số biện pháp kĩ thuật trong hệ thống thâm canh lúa cải
tiến trên đất khong chủ động nước tại Võ Nhai, Thái Nguyên. Hoàng văn Phụ
năm 2011. Kết luận chế độ nước so với chế độ nước theo tập quán, thì chế độ
nước theo SRI đã làm tăng chiều dài dễ, tăng khả năng tích lũy chất khô của
rễ lúa. Ở cả 2 thời kì trỗ và chín, làm cho lúa phát triển xuống tầng sâu hơn
của đất, qua đó làm tăng khả năng đẻ nhánh và tăng số bông/khóm và số
bông/m
2
của lúa làm tăng khối lượng 1000 hạt.
Sự thay đổi trong nhận thức và hành động về canh tác lúa và bảo vệ
môi trường của người dân tham gia dự án P158, xã Xuân Phương, huyện Phú
Bình, tỉnh Thái Nguyên được PGS.TS Hoàng Văn Phụ và Nguyễn Trọng

12
Hưng thực hiện trong khoảng thời gian từ T5/2010 – T4/2011. Canh tác lúa
tác động đến môi trường và biến đổi khí hậu: Canh tác tập quán cũ dễ gây
lãng phí nguồn tài nguyên hiện đang trở nên ngày càng khan hiếm như tài
nguyên nước, hhoas thạch và hàng năm tốn lượng khoảng 1/3 – 1/ 4 tổng
lượng nước ngọt tiêu thụ trên toàn thế giới. Những cánh đồng ngập ún quanh
năm được bón nhiều phân hóa học góp phần tăng hiệu ứng nhà kính, gây ra
hiện tượng trái đất nóng lên. Hiệu quả tổng kết dự án: Tại Xóm Đoàn Kết tiết
kiêm khoảng 40 % lượng nước, Xóm Thắng Lợi tiết kiệm 60 70 % giống,
giảm nước, giảm phân hóa học, thuốc trừ cỏ.


















DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 4.1: Ảnh hưởng của chế độ tưới đến khả năng đẻ nhánh của 19
giống lúa Khang dân 19
Bảng 4.2: Ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến chiều cao cây của giống 20
lúa Khang dân 20
Bảng 4.3: Ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến sinh trưởng rễ 22
của giống lúa Khang dân 22
Bảng 4.4: Ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến chiều dài rễ của giống 23
lúa Khang dân 23
Bảng 4.5: Ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến khối lượng rễ 24
của giống lúa Khang dân 24
Bảng 4.6: Ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến khả năng chống 25
chịu sâu bệnh của giống lúa Khang dân 25
Bảng 4.7: Ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến các yếu tố cấu thành năng
suất của giống lúa khang dân. 26


14
có ít nhất 3 hàng lúa bảo vệ. Tính diện tích toàn thí nghiệm là 128 m
2
(chưa
tính diện tích hang bảo vệ).
Công thức 1: Luân phiên 5 ngày ngập nước, 5 ngày tháo cạn.
Công thức 2: Luân phiên 10 ngày ngập nước, 10 ngày tháo cạn
Công thức 3: Luân phiên 15 ngày ngập nước, 15 ngày tháo cạn
Công thức 4: Giữ nước liên tục từ cấy đến chín (đối chứng)

Dải bảo vệ

NL 1

NL 2

NL 3


Dải bảo vệ
2
4 1 3
3 1 2 4
4 2 3 1

3.4.2. Phương pháp lấy mẫu theo dõi và các chỉ tiêu theo dõi
Theo dõi đánh giá các chỉ tiêu theo Tiêu chuẩn ngành quy phạm khảo
nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng của giống lúa 10 TCN 558 – 2002
(BNNVPTNT, 2002) [1] và hệ thống tiêu chuẩn đánh giá cây lúa của viện

nghiên cứu lúa quốc tế IRRI.
3.4.2.1. Các chỉ tiêu số nhánh
- Mỗi ô thí nghiệm lấy 3 khóm theo đường chéo góc. Sau đó đếm toàn
bộ số nhánh của 3 khóm.

15
3.4.2.2. Các chỉ tiêu về chiều cao cây
- Theo dõi chiều cao cây qua các thời kỳ sinh trưởng: Đẻ nhánh – làm
đòng – trỗ bông – chín sáp – chín hoàn toàn.
- Cách đo: Đo từ mặt đất đến chóp lá cao nhất trong giai đoạn sinh
trưởng sinh dưỡng (trước trỗ), đo từ mặt đất đến chóp bông đối với giai đoạn
sinh trưởng sinh thực.
3.4.2.3. Chỉ tiêu về sự phát triển của bộ rễ
- Các chỉ tiêu nghiên cứu của bộ rễ (số rễ, chiều dài rễ, trọng lượng rễ) được
nghiên cứu ở các thời kỳ: Đẻ nhánh, làm đòng, trỗ, chín sáp, chín hoàn toàn.
+ Số rễ: Trên mỗi ô lấy 3 khóm, 9 khóm trên một công thức. Tiến hành
nhổ nhẹ nhàng khóm lúa, rễ rửa sạch bùn đếm toàn bộ số rễ.
+ Xếp chiếu dài rễ 50cm, cân trọng lượng 50cm được a(g). Sau đó cân
toàn bộ khối lượng rễ 1 khóm được b(g)
Khi đó chiều dài rễ/khóm (m) = (b/a) x 2
+ Trọng lượng rễ: Đào phẫu diện đất ở độ sâu 0 – 5cm, 6 – 10cm, 11 –
20cm, đem rửa sạch bùn đất cho riêng rẽ vào từng túi đem sấy khô kiệt rồi
đem cân.
3.4.2.4. Chỉ tiêu về khả năng chống chịu sâu bệnh
Điều tra ở 5 điểm theo đường chéo, mỗi điểm 10 khóm và đánh giá
mức độ hại.
- Sâu cuốn lá (Cnaphalacrosis medinalis)
Tỉ lệ sâu ăn phần xanh của lá hoặc bị cuốn thành ống ở thời kỳ sinh
trưởng sinh dưỡng, đánh giá theo thang điểm:
+ Điểm 1: Không bị hại.

+ Điểm 3: 1 – 10% cây bị hại.
+ Điểm 5: 21 – 30% cây bị hại.
+ Điểm 7: 36 – 50% cây bị hại.

16
+ Điểm 9: trên 51% cây bị hại.
- Bệnh đạo ôn hại lá (Prycularia oryzae)
Điều tra 5 điểm trên ô thí nghiệm theo đường chéo góc, mỗi điểm 5
khóm, đếm số dảnh bị bệnh và phân cấp bệnh.
+ Cấp 0: Không có vết bệnh.
+ Cấp 1: Vết bệnh màu nâu, hình kim châm ở giữa, chưa xuất hiện vùng
sản sinh bào tử.
+ Cấp 2: Vết bệnh nhỏ, tròn hoặc hơi dài, đường kính 1 – 2 mm, có viền
nâu rõ rệt, hầu hết lá dưới có vết bệnh.
+ Cấp 3: Dạng vết bệnh như điểm ở 2, nhưng vết bệnh xuất hiện nhiều ở
các lá trên.
+ Cấp 4: Vết bệnh điển hình cho các giống nhiễm, dài 3 mm hoặc hơi
dài, diện tích vết bệnh trên lá <4% diện tích lá.
+Cấp 5: Vết bệnh điển hình: 4 – 10% diện tích lá.
+ Cấp 6: Vết bệnh điển hình: 11 – 25% diện tích lá.
+ Cấp 7: Vết bệnh điển hình: 26 – 50% diện tích lá.
+ Cấp 8: Vết bệnh điển hình: 51 – 75% diện tích lá.
+ Cấp 9: Hơn 75% diện tích vết bệnh trên lá.
3.4.2.5. Chỉ tiêu về yếu tố cấu thành năng suất
- Số bông: Đếm số bông có ít nhất 10 hạt chắc của 1 cây.
- Trọng lượng bông: Cân trọng lượng của 2 bông: 1 bông to nhì và 1
bông bé nhì, được kết quả rồi tính trung bình.
- Số nhánh/bông: Đếm toàn bộ số nhánh trên bông của 2 bông: 1 bông
to nhì và 1 bông bé nhì, được kết quả rồi tính trung bình.
- Số hạt/ nhánh: Đếm số hạt trên 5 nhánh của 2 bông điển hình rồi chia

trung bình.

17
- Số hạt lép/ bông : đếm số hạt lép trên 2 bông: 1 bông to nhì và 1 bông
bé nhì, ra kết quả rồi tính trung bình.
- Khối lượng nghìn hạt: Cân thóc khô ở ẩm độ 13%. Đếm 2 lấn mỗi lần
500 hạt được khối lượng lần lượt là M
1
, M
2
sau đó tính khối lượng nghìn hạt
như sau.
M
1000
= M
1
+ M
2

3.5. Phương pháp xử lý số liệu
- Các kết quả nghiên cứu được xử lý thống kê bằng phần mềm
IRRISTAT.











×