Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG LỊCH SỬ NGUYÊN THỦY, CỔ, TRUNG ĐẠI THẾ GIỚI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (489.69 KB, 79 trang )

1

ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG
LỊCH SỬ NGUYÊN THỦY, CỔ, TRUNG
ĐẠI THẾ GIỚI
(TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH ĐẠI HỌC SP LỊCH SỬ)
2
Chương 1. Lịch sử xã hội nguyên thuỷ
Số tiết: 8 ( Lý thuyết: 8; Bài tập: 0; Thảo luận: 0)
Mục đích:
Thông qua nội dung chương 1, sinh viên biết và hiểu được nguồn gốc khoa học của con
người, đó là: quá trình chuyển hóa từ vượn người thành người hiện đại như ngày nay. Quá
trình đó diễn ra qua hàng triệu năm với những yếu tố tác động như: quá trình chọn lọc tự
nhiên, đột biến gen và đặc biệt là vai trò của lao động.
Sinh viên biết được những đặc điểm về đời sống của con người thời kỳ bầy người
nguyên thủy và thời kỳ công xã thị tộc; lý giải được bản chất của nguyên tắc vàng cùng làm,
cùng hưởng của con người trong giai đoạn này, yếu tố nào tác động đến điều đó.
Sinh viên chỉ ra được điểm giống và khác nhau của hai thời kỳ công xã thị tộc mẫu hệ
và công xã thị tộc phụ hệ thời nguyên thủy; nguyên nhân của việc xã hội con người thời kỳ
nguyên thủy chuyển từ công xã thị tộc mẫu hệ sang phụ hệ.
Sinh viên hiểu được: những thay đổi trong lao động, sản xuất của con người và đưa đến
sự tích lũy trong xã hội nguyên thủy, lần đầu tiên tư hữu xuất hiện và nguyên tắc vàng cùng
làm, cùng hưởng dần dần mất đi.
1.1. Nguồn gốc loài người. Vai trò của lao động trong quá trình chuyển biến từ vượn
thành người
1.1.1. Khái quát về thời kỳ nguyên thủy
- Là thời kì lịch sử đầu tiên dài nhất trong tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại. Đây
cũng là thời kì lịch sử mà bắt buộc mọi dân tộc trên thế giới đều phải trải qua. Trước khi con
người xuất hiện, lúc đó mới chỉ có vượn người. Vượn ngáười lúc đó mang yếu tố vượn nhiều
hơn, yếu tố người rất ít.
- Thời gian: bắt đầu từ khi xuất hiện người thượng cổ (4 triệu năm trước đây) cho đến


khi nhà nước đầu tiên trên thế giới hình thành. Những quốc gia cổ sớm nhất vào khoảng thiên
niên kỉ IV TCN như Ai Cập, Lưỡng Hà.
Trong suốt gần thời gian này, xã hội loài người tiến một cách chậm chạp, tiến dần từ
mông muội, dã man tiến dần đến thời đại văn minh và thời gian đi ngày càng tăng. Cái đó
mang tính quy luật mà bất kì dân tộc nào trên thế giới cũng phải trải qua. Tuy nhiên, do điều
kiện lịch sử xã hội nào đó, có những dân tộc bỏ qua 1 hoặc 2 hình thái kinh tế xã hội để tiến
đến 1 hình thái kinh tế - xã hội cao hơn.
- Nguồn tài liệu và lịch sử nghiên cứu về thời kì nguyên thủy.
+ Việc nghiên cứu lịch sử chế độ công xã nguyên thủy gặp nhiều khó khăn bởi đó là 1
thời kì mà con người chưa có chữ viết, chưa có lịch sử thành văn. Đối tượng nghiên cứu “già
cỗi”, xa xôi đối với chúng ta cả về không gian, thời gian trong khi ngành khoa học nghiên cứu
về nó còn rất trẻ.
Trước thế kỉ XV, không có mấy ai quan tâm nhiều về lịch sử chế độ công xã nguyên
thủy, đặc biệt là việc tìm hiểu về nguồn gốc loài người. Từ thế kỉ XV trở đi, sau phát kiến địa
lý tìm ra châu Mĩ, người ta bắt đầu tìm hiểu về nguồn gốc, đời sống và trình độ phát triển của
loài người.
3
+ Tài liệu của ngành Khảo cổ học là nguồn sử liệu vật chất có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng, bởi vì thông qua những di tích khảo cổ học, người ta có thể hiểu được trình độ văn hóa
vật chất của người nguyên thủy.
+ Ngành Dân tộc học chuyên nghiên cứu về những đặc điểm văn hóa, phong tục tập
quán của các dân tộc, của các bộ lạc lạc hậu trong thời kỳ cận đại hoặc hiện đại => người ta
hiểu được khá cặn kẽ về đời sống của các dân tộc thông qua nghi lễ, hội hè, ma chay, kể cả
thông qua chuyện cổ tích, chuyên dân gian.
+ Ngành sinh vật học nghiên cứu về quá trình phát triển của bào thai, phân tích cơ thể
của con người.
+ Các tài liệu về ngôn ngữ học, ngôn ngữ của mỗi dân tộc hình thành và phát triển cùng
với quá trình phát triển của xã hội. Cho nên, khi người ta tìm hiểu về các địa danh, tên các vật
dụng thì phần nào người ta hiểu được về đời sống vật chất của mỗi tộc người.
+ Các tài liệu dân gian như: Các câu chuyện truyền thuyết, cổ tích nói về gốc vũ trụ, sự

hình thành loài người. Đặc biệt, khi xã hội phân chia giai cấp thì xuất hiện những câu chuyện
truyền miệng có tính chất dân gian, người ta nói tới gốc con người.
- Phân kì lịch sử xã hội nguyên thủy: Có nhiều cách phân kì khác nhau.
+ Phân kì theo các nhà khảo cổ học: Cơ sở để phân kì là căn cứ vào sự phát triển của
công cụ lao động. Chia làm 2 thời kì: Thời kì đồ đá (có đá cũ, đá mới); Thời kì đồ kim loại.
+ Dựa vào sinh hoạt kinh tế.
Tiêu biểu cách phân kì này là phân kì của Moocgan. Ông chia 3 thời kì: mông muội, dã
man, văn minh: Thời kì mông muội: là thời kì “ăn lông ở lỗ”, chủ yếu là săn bắt, hái lượm;
Thời kì dã man: ngoài kinh tế săn bắt, hái lượm, con người bắt đầu có kỹ thuật sản xuất,
xuất hiện những ngành kinh tế săn bắn, chăn nuôi và trồng trọt nông nghiệp; Thời đại văn
minh: Chăn nuôi gia súc và nông nghiệp dùng cày -> các cuộc phân công lao động xã hội lớn
Năng suất lao động tăng lên, xuất hiện chế độ tư hữu và phân hóa giàu nghèo, trên cơ sở
đó nhà nước ra đời.
+ Phân kì theo các nhà sử học Macxit.
Kết hợp thành tựu khảo cổ học + dân tộc học + xã hội học. Lịch sử xã hội nguyên thủy
chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn bầy người nguyên thủy và chế độ công xã thị tộc.
- Đặc điểm của thời kì nguyên thủy:
+ Trong suốt chiều dài lịch sử của xã hội nguyên thủy, người nguyên thủy chỉ biết dùng
một loại nguyên liệu duy nhất để chế tác ra công cụ sản xuất: đồ đá.
+ Toàn bộ nền kinh tế của xã hội nguyên thủy: đó là một nền kinh tế tự nhiên hoàn toàn
mang tính chất tự cấp, tự túc. Nền kinh tế mặc dù nó phát triển một cách chậm chạp, song nó
phát triển từng bước một, từ thấp lên cao. Nền kinh tế lấy kinh tế nông nghiệp làm chủ đạo,
bên cạnh đó có nghề chăn nuôi mang tính chất hỗ trợ.
Có mầm mống của nghề thủ công, trao đổi hầu như không có. Chỉ đến khi hình thành
những quốc gia thì hoạt động thương mại mới bắt đầu có những bước tiến bộ nhất định. Con
người sống tập thể, cộng đồng, không hề có cuộc sống đơn lẻ hay những đơn vị gia đình, gia
đình chỉ xuất hiện vào giai đoạn cuối cùng của chế độ công xã thị tộc, hôn nhân một vợ một
chồng đã tạo nên những gia đình cá thể, đồng thời cũng là lúc xuất hiện sự phân hóa giàu
nghèo trong xã hội.
4

+ Cuộc sống của người nguyên thủy phát triển từ thấp lên cao. Trong cuộc sống tập thể
này, cách ứng xử của con người theo nguyên tắc vàng, sự công bằng, bình đẳng, không hề có
sự áp bức giai cấp, cũng không hề biết đến nhà nước.
Hôn nhân trong trong xã hội nguyên thủy phát triển từ thấp lên cao, các hình thức hôn
nhân ngày càng tiến bộ, thể hiện tính người hơn, từ chỗ con người quan hệ với nhau theo quan
hệ hôn nhân tạp giao, không phân biệt già trẻ, giữa các thế hệ. Từ tạp giao đến hôn nhân quần
hôn (chế độ nhiều vợ nhiều chồng), hôn nhân đối ngẫu, hôn nhân một vợ một chồng.
+ Trong xã hội nguyên thủy, nghệ thuật và tôn giáo đã xuất hiện và cũng còn xuất hiện
nhiều hình thái ý thức khác. Lúc đó con người chưa hề có chữ viết.
1.1.2. Nguồn gốc loài người
* Quan điểm duy tâm
Thể hiện qua những câu chuyện thần thoại, truyền thuyết, đặc biệt là tôn giáo.
- Từ thời cổ đại, con người đã rất quan tâm đến nguồn gốc của mình. Ở khắp các quốc
gia, các khu vực, nhiều truyền thuyết về sự xuất hiện tổ tiên loài người đã được lưu truyền.
Ví dụ: + Ở Ấn Độ: loài người do thần Manu sáng tạo ra.
+ Ở Trung Quốc: có truyền thuyết về ông Bàn Cổ tạo dựng vũ trụ và muôn
loài.
- Sang thời trung đại là thời kì bị quan niệm duy tâm thế giới chi phối, cho nên nhiều
dân tộc đều cho rằng con người là do Thượng đế sinh ra.
- Đạo Bàlanmôn: con người do thần Brahma (thần sáng tạo) tạo ra. Thần lấy những
miếng thịt ở thân thể của mình (miệng, tay, chân và bàn chân) tạo thành tăng lữ, võ sĩ, những
người làm nghề nông, chăn nuôi, buôn bán, thủ công và những người cùng khổ. Những người
này tạp thành 4 đẳng cấp trong xã hội
Ví dụ: “Do sinh ra từ bộ phận cao quý nhất của thân thể Braman, do sinh ra sớm nhất,
do hiểu biết Vêđa, Bàlamôn có quyền là chúa tể của tất cả các tạo vật ấy ”.
Nhận xét: những câu chuyện thần thoại, truyền thuyết không thể đáp ứng được yêu cầu
tìm hiểu của con người về nguồn gốc của mình.
* Quan điểm duy vật
Quan điểm này mâu thuẫn hoàn toàn với quan điểm của chủ nghĩa duy tâm khi giải
thích nguồn gốc con người. Quan điểm này nếu khẳng định tổ tiên của loài người được hình

thành ngay trên trái đất này, cách đây chừng 5, 6 triệu năm.
- Nhà thám hiểm, những nhà du lịch, những thương nhân, từ thời cổ đại, đặc biệt từ
sau những cuộc phát kiến địa lý và nhờ những thành tựu nghiên cứu của các ngành Khảo cổ
học, Dân tộc học, Nhân chủng học, Cổ sinh vật học, Địa chất học, những tài liệu khoa học
về nguồn gốc loài người được công bố.
+ Vào giữa thế kỉ XIX, nhà bác học thiên tài người Anh Saclơ Đacuyn đã đề xướng học
thuyết Tiến hóa. Căn cứ vào quy luật của sự đào thải tự nhiên và sự chọn giống do ông phát
hiện ra, ông đã bác bỏ quan niệm của đạo Kitô cho rằng: Chúa trời sinh ra con người và vạn
vật.
+ Những phát hiện của các nhà khoa học sau đó về những bộ xương hóa thạch của các
loài vượn cổ (Đriôpitec, Ramapitec, Ôxtralôpitec), các loài người vượn (người vượn Đông
Phi, Giava, Bắc Kinh, Nêđectan) và các người tinh khôn (Hômô – Sapiens).
5
Cùng nền văn hóa thời đại đồ đá cũ, đồ đá giữa, đồ đá mới và đồ kim khí (đồng, sắt) đã
tìm thấy ở khắp các lục địa Âu, Á, Phi đã chứng minh sự đúng đắn của học thuyết tiến hóa
Đacuyn: Con người không phải do Thượng đế hay thần thánh nào sinh ra, mà chính là đã
chuyển hóa từ loài vượn cổ hóa thạch thành.
1.1.3. Vai trò của lao động trong quá trình chuyển biến từ vượn thành người
Các nhà kinh tế chính trị khẳng định rằng lao động là nguồn gốc của mọi của cải. Lao
động đúng là như vậy, khi đi đôi với giới tự nhiên là cái cung cấp những vật liệu cho lao động
biến thành của cải. Nhưng lao động còn là một cái gì vô cùng lớn lao hơn thế nữa.
Lao động là điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ đời sống loài người, và như thế đến
một mức mà trên một ý nghĩa nào đó, chúng ta phải nói: lao động đã sáng tạo ra bản thân con
người.
Hàng chục vạn năm về trước, ở một thời kỳ mà người ta còn chưa thể xác định được
một cách chắc chắn trong kỷ nguyên của lịch sử quả đất, kỷ nguyên mà các nhà địa chất học
gọi là kỷ nguyên thứ ba, có lẽ vào cuối kỷ nguyên ấy cũng nên, có một loài vượn-người đã đạt
tới một trình độ phát triển đặc biệt cao, sinh sống ở một nơi nào đó trong vùng nhiệt đới, -
chắc là trên một vùng lục địa mênh mông, ngày nay đã chìm sâu dưới Ấn Độ Dương. Đacuyn
đã miêu tả cho chúng ta thấy đại khái hình dáng gần giống của loài vượn - người tổ tiên của

chúng ta ấy. Loài vượn đó mình đầy lông, có râu và tai nhọn, sống từng đàn trên cây.
Chắc rằng trước hết, do ảnh hưởng của lối sống đòi hỏi trong khi leo trèo, hai tay phải
nhận những chức năng khác với chức năng của hai chân, cho nên loài vượn người đó bắt đầu
bỏ mất thói quen dùng hai tay để bò dưới đất, rồi dần dần biết đi thẳng người. Như vậy, là
bước quyết định trong sự chuyển biến từ vượn thành người đã được thực hiện. Điều đó chính
là nhờ vào quá trình lao động.
1.2. Đời sống vật chất và tinh thần của con người thời nguyên thủy
1.2.1. Thời kỳ bầy người nguyên thủy
- Bầy người nguyên thủy là giai đoạn đầu tiên trong lịch sử phát triển của nhân loại. Có
thể coi đây là một hình thái tổ chức xã hội sơ khai, trong giai đoạn quá độ từ người vượn
(Hômô Habilis) sang người khôn ngoan Hômô – Sapiens. (Thời kì này tương đương với thời
sơ và trung kì đá cũ).
- Công cụ lao động:
Công cụ lao động chủ yếu làm bằng nguyên liệu đá, đồ đá cũ sơ kì và trung kì. Công cụ
lao động tiêu biểu là chiếc rìu tay vạn năng. Đầu tiên con người dùng cành cây, hòn đá bên
đường để làm công cụ, sau đó nhặt viên đá cuội, dùng 2 hòn đá ghè vào nhau để tạo nên 1
cạnh sắc, trong công cụ ban đầu đó có tay cầm, dùng rìu đó để chặt cây, đào bới, săn bắt, làm
vũ khí tự vệ. Người nguyên thủy biết tách ra từ những tảng đá để tạo ra con dao, cái nạo.
- Về hoạt động kinh tế: Con người sống chủ yếu bằng săn bắt, hái lượm. Chính vì hoạt
động kinh tế này mà cuộc sống con người bấp bênh. Bởi vì họ bị lệ thuộc chặt chẽ vào tự
nhiên, họ không sống cố định được mà phải lang thang.
- Về mặt tổ chức xã hội:
+ Sống thành từng bầy, còn tồn tại rất nhiều tàn dư của động vật. Bầy người không ổn
định về số lượng người và địa điểm cư trú.
6
Thông thường từ 30 – 40 người, có lúc lên tới 100 người, khi vượt quá số lượng thông
thường, bầy người này tách ra thành 1 bầy khác, dưới 30 người thì phải thu nạp hoặc sinh sản
thêm.
+ Tuy nhiên, bầy người đã được coi là 1 tổ chức xã hội đầu tiên của loài người. Ở trong
đó đã có sự phân công lao động một cách tự nhiên giữa nam và nữ, giữa con người với con

người đã có sự chăm sóc, thương yêu nhau.
- Về mặt hôn nhân: Theo quan niệm truyền thống trong tổ chức bầy người là quan hệ
hôn nhân tạp giao hay còn gọi là tạp hôn (quan hệ tạp giao là giao hợp bừa bãi, không phân
biệt già trẻ, không phân biệt thế hệ cha mẹ, con cái, giữa anh em và chị em, lúc này chưa có
hôn nhân và gia đình).
Theo quan niệm gần đây nhất (1990), các nhà khoa học cho rằng ngay từ thời bầy người
nguyên thủy đã có quan hệ hôn nhân cặp đôi, người ta sống thành một hợp quần xã hội, có
hôn nhân theo từng cặp. Trên cơ sở quan sát những loài động vật cao cấp, cứ vào mùa sinh
sản chúng lại về với nhau và sống từng đôi (chim bồ câu, voi), sau đó chúng lại tự giải tán, từ
đó suy luận động vật cao cấp đã sống thành từng đôi => con người cũng sống có đôi. Ở mỗi
góc lều, hang có những gia đình nhỏ có cha mẹ, con cái sống và chăm sóc nhau.
- Thành tựu bầy người nguyên thủy đạt được:
+ Con người biết chế tạo công cụ lao động với các kiểu loại công cụ khác nhau, ngay cả
công cụ rìu tay.
+ Thời trung kì đồ đá cũ, người nguyên thủy đã phát hiện ra lửa, biết dùng lửa, giữ lửa,
chế tạo ra lửa. Việc phát hiện ra lửa có một ý nghĩa rất lớn lao trong đời sống của người
nguyên thủy, có ý nghĩa nhiều hơn so với việc phát minh ra máy hơi nước ở thời cận đại bởi:
Lần đầu tiên, con người biết dùng lửa để nướng chín thức ăn => thoát khỏi thời mông
muội. Nhờ có lửa con người đã dự trữ được thức ăn => giúp con người thoát khỏi sự lệ thuộc
chặt chẽ vào tự nhiên;
Nhờ có lửa con người có thể xua đuổi thú dữ, tạo ra khả năng tự vệ chống lại sự tấn
công của thú dữ; Mở rộng địa bàn cư trú bằng cách đốt phá rừng => lúc đó con người hoàn
toàn có khả năng ra những vùng đất trống để sinh sống, phát triển nghề gốm, phát triển nghề
luyện kim.
“Mặc dù máy hơi nước đã thực hiện trong xã hội có một bước ngoặt giải phóng vĩ đại
những điều chắc chắn là t/d giải phóng loài người của việc lấy lửa cọ xát đã cho phép con
người lần đầu tiên chi phối được lực lượng thiên nhiên và do đó đã tách con người ra khỏi hẳn
thế giới động vật”.
- Thời kì bầy người nguyên thủy chưa có tôn giáo và nghệ thuật.
Tuy nhiên, theo những quan niệm mới nhất, các nhà khoa học cho rằng: ngay từ thời kì

tồn tại của người Nêanđectan đã có những dấu hiệu đầu tiên của tôn giáo. Bởi lẽ, người ta căn
cứ vào những mộ táng của người Nêanđectan thì người ta thấy rằng trước thời kì này, người
ta thường vứt người chết vào một góc hang hoặc một mô đất đến thời kì Nêanđectan đã có
việc chôn người, người thường trải một lớp đá răm hoặc rải cỏ rồi đặt người chết lên, sau đó
người ta phủ 1 lớp đất vàng (thổ hoàng) => từ đó, người ra cho rằng có thể người nguyên thủy
đã bắt đầu có ý niệm nào đó về thế giới bên kia, thế giới của người chết.
7
1.2.2. Thời kỳ công xã thị tộc
* Định nghĩa: Là một hình thức tổ chức xã hội thứ 2 của loài người sau bầy người
nguyên thủy, là một tổ chức xã hội tiến bộ hơn, phát triển toàn diện hơn so với bầy người
nguyên thủy.
+ Là 1 tập đoàn người khá đông, nó gồm vài gia đình có cùng chung quan hệ huyết tộc
với nhau, với nhiều thế hệ kế tiếp nhau, có tổ chức chặt chẽ và ổn định chứ không dễ dàng
hợp tan như tổ chức bầy người.
+ Họ đã sống định cư và được tổ chức theo nguyên tắc, nhiều thị tộc có quan hệ dòng
máu xa gần hợp lại với nhau thành 1 bộ lạc.
+ Trong giai đoạn đầu, trong quá trình phát triển của mình, 1 bộ lạc thường được chia
ra làm 2 nửa, mỗi 1 nửa được gọi là 1 bào tộc, bào tộc có vai trò trong việc tổ chức lễ nghi
tang, lực lượng vũ trang để bảo vệ bộ lạc, có trách nhiệm trong việc giải quyết xích mích bộ
lạc, bầu thủ lĩnh bộ lạc.
Mỗi thị tộc bộ lạc đều có tên, lấy tên con vật mà họ thờ cúng để đặt tên. Mỗi thị tộc bộ
lạc chiếm cứ 1 vùng lãnh thổ riêng trong đó có đất trồng trọt, rừng núi, ao hồ, bãi chăn nuôi,
nghĩa địa riêng. Con người sống trong tổ chức này quan hệ với nhau trên cơ sở công bằng,
bình đẳng, sống tập thể.
Công xã thị tộc chia 2 giai đoạn: Công xã thị tộc mẫu hệ, công xã thị tộc phụ hệ.
Trước khi công cụ lao động bằng kim loại ra đời thì Công xã thị tộc mẫu hệ là hình thức tổ
chức cơ bản của xã hội loài người.
* Công xã thị tộc mẫu hệ:
- Vai trò của người phụ nữ trong đời sống kinh tế rất lớn, họ là người đảm bảo đời
sống bằng công việc hái lượm. Do hình thức hôn nhân quy định, là quan hệ hôn nhân quần

hôn, cho nên người phụ nữ giữ vai trò là người sinh đẻ và nuôi sống con cái. Là người lãnh
đạo, tổ chức và phân công lao động.
- Thời gian: chế độ công xã thị tộc mẫu hệ tồn tại thời kì đồ đá cũ, bắt đầu xuất hiện
người hiện đại Hômôsapien, tồn tại trong suốt thời kì đồ đá giữa cho đến thời sơ kì và trung kì
đồ đá mới -> thời hậu kì đồ đá mới, chế độ công xã thị tộc phụ hệ thay thế cho chế độ mẫu hệ.
- Đời sống của con người thời công xã thị tộc mẫu hệ:
+ Công cụ lao động: Công cụ lao động chủ yếu được chế tác bằng đồ đá cũ sơ kì và
trung kì nữa mà là thời kì đá cũ hậu kì.
Đây là thời kì các loại công cụ có hình dáng gọn, đẹp, chính xác, kiểu loại. Đặc biệt
người ta đã biết lắp các mảnh đá vào cành cây để tạo nên những mũi nhọn, mũi dáo, mũi lao.
Công cụ lao động tiêu biểu là cuốc đá, được dùng trong lĩnh vực trồng trọt.
+ Hoạt động kinh tế: Vẫn tồn tại hoạt động săn bắt, hái lượm đóng vai trò quan trọng.
Bên cạnh đó người nguyên thủy biết chăn nuôi những gia súc nhỏ, người ta gọi đó là chăn
nuôi nguyên thủy. Trồng trọt nguyên thủy cũng ra đời.
Cả hai ngành kinh tế này đều do phụ nữ đảm nhiệm. Việc xuất hiện chăn nuôi nguyên
thủy và trồng trọt nguyên thủy đều chứng tỏ con người từ nền kinh tế thu lượm phụ thuộc chặt
chẽ vào tự nhiên chuyển sang một nền kinh tế sản xuất.
+ Quan hệ xã hội: Thể hiện ở 3 mối quan hệ của con người trên 3 lĩnh vực:
Quan hệ của người nguyên thủy đối với tư liệu sản xuất: Sở hữu tập thể
8
Quan hệ giữa con người với nhau: sống và lao động tập thể, làm chung ăn chung ở
chung. Vai trò của người phụ nữ chiếm địa vị chủ đạo trong xã hội.
Quan hệ đối với sản phẩm lao động làm ra: Công bằng là nguyên tắc vàng của xã hội
nguyên thủy. Do thức ăn kiếm được chưa nhiều, chưa có đều đặn => mọi người còn phải cùng
làm, cùng cố gắng đến mức cao nhất để kiểm sống nên tự nhiên người ta thấy cần phải công
bằng, phải được hưởng thụ bằng nhau. Thực ra ở thời đồ đá, con người cũng chưa có gì thừa
mà để dành, chưa có gì riêng mà cất giữ, người ta sống cùng nhau mất gia đình, thâm chí cả
thị tộc, trong một ngôi nhà lớn. Bữa ăn dọn ra là thức ăn cùng nhau kiếm được, cùng ăn, cùng
nhường nhịn, san sẻ đều nhau.


Tôn giáo: Tôn giáo không xuất hiện cùng một lúc với sự xuất hiện loài người và cũng
không tồn tại mãi trong xã hội loài người. Tôn giáo là một phạm trù lịch sử.
Quan niệm đầu tiên của người nguyên thủy là quan niệm “vạn vật hữu hình”, nó chính
là cơ sở cho sự ra đời, tồn tại của các hình thái ý thức tôn giáo nguyên thủy. Thuyết này cho
rằng mọi hiện tượng tự nhiên từ động vật, cây cỏ đến con người đều có linh hồn. Nó phản ánh
tư duy lạc hậu, non nớt, sự kém hiểu biết của con người.
Hiện tượng thờ cúng tôtem (tín ngưỡng tôtem): Theo quan niệm của người nguyên thủy cho
rằng 1 động vật, 1 thực vật hay 1 hiện tượng tự nhiên nào đó có quan hệ mật thiết với sự sống
còn của thị tộc, bộ lạc, có khả năng che chở, phù hộ, giúp đỡ cho các thị tộc và bộ lạc.
Mỗi thị tộc thường lấy tên của tôtem đặt tên cho thị tộc mình, mỗi con vật được thờ
cúng, họ quan niệm tất cả mọi hoạt động của thị tộc đều có liên quan đến vật tổ, vật tổ phù trợ
cho họ.
Thờ cúng tổ tiên: Xuất hiện ở thời kì phát triển cao của chế độ thị tộc, thể hiện lòng kính
trọng, sự biết ơn của thị tộc đối với những người giả cả, có công đã chết, họ tin rằng linh hồn
của tổ tiên có thể phù hộ cho con cháu trong thị tộc.
Chữa bệnh bằng phù phép, ma thuật: Đây là một hình thức tôn giáo lạc hậu, phản ánh
trình độ thấp kém trong sự hiểu biết của việc chữa bệnh bằng phù phép có nguồn gốc từ sự kết
hợp giữa y học dân gian cộng với việc dùng phù phép. Họ cho rằng nguyên nhân của bệnh tật
là có 1 vật ở ngòai nhập vào thân thể => phù phép ma thuật là cần phải hút hoặc lấy ra =>
những lời chú, yểm bùa.
Tóm lại: Trong xã hội công xã thị tộc mẫu hệ “quyền” của người đàn bà ở chỗ có quyền
tổ chức và phân công lao động giữa các thành viên trong cộng đồng.
Họ có quyền điều hành tất cả những công việc chung của thị tộc hoặc giải quyết những
vấn đề có liên quan đến thị tộc khác nhau. Người đàn bà lớn tuổi có kinh nghiệm thường được
bầu làm tộc trưởng, tù trưởng. Giữa người đàn bà với người đàn ông không hề có sự áp bức
hoặc bất bình đẳng về quyền lợi.
1.3. Sự tan rã của xã hội nguyên thủy. Sự xuất hiện xã hội có giai cấp và nhà nước
1.3.1. Sự xuất hiện kim loại và sự phát triển của sản xuất
- Cách mạng đá mới: Công cụ đá rất đa dạng, đa năng, dễ đào bới. Nhờ vậy, sức lao
động được tiết kiệm hơn, năng suất lao động tăng, diện tích trồng trọt quanh nhà được mở

rộng.
Kĩ thuật chế tác phát triển cao: Mài, khoan, cưa
Trồng trọt, chăn nuôi phát triển thay thế dần cho săn bắt, hái lượm. Con người dần tách
khỏi sự phụ thuộc của thiên nhiên.
9
- Sự xuất hiện công cụ lao động bằng kim loại:
+ Trong suốt một thời kì dài con người sử dụng chủ yếu đồ đá làm công cụ lao động.
Kim loại đầu tiên mà con người biết đến là vàng, dùng để chế tạo đồ trang sức, kim loại thứ
hai là bạc, sau đó mới phát hiện ra đồng.
+ Việc phát hiện ra đồng lúc đầu là ngẫu nhiên, người ta nhặt được những thỏi đồng bị
nóng chảy hoặc bị vón cục lại trong các đám tro tàn sau 1 vụ cháy rừng hoặc trong đống nham
thạch núi lửa.
+ Nguyên liệu đầu tiên là đồng đỏ, việc phát hiện ra đồng khỏang đầu thế kỉ IV TCN,
người Ai Cập và dân cứ ở vùng Tây Á sử dụng đồng sớm nhất.
Sau đó, người ta phát hiện ra chì, kết hợp đồng và chì thành đồng đen chắc hơn. Đồng
thau ra đời so với đồng đỏ được coi là một bước tiến trong sự phát triển của công cụ sản xuất.
Vào khoảng 4000 năm TCN, nhiều dân tộc trên thế giới sử dụng đồng thau. Dù vậy, cả đồng
đỏ và đồng thau vẫn không có khả năng loại trừ đồ đá ra khỏi công cụ sản xuất.
1.3.2. Sự hình thành công xã thị tộc phụ hệ
- Nguyên nhân: Do công cụ sản xuất tiến bộ và đắc dụng đã đưa đến việc mở rộng diện
tích trồng trọt. Đặc biệt thời kì này xuất hiện công cụ lao động, tiêu biểu là cái cày (ban đầu
cày bằng đá từ thân cho đến lưỡi, sau đó thân cày bằng gỗ. Khi xuất hiện đồng, người ta dát
lên lưỡi cày một lớp đồng mỏng với mục đích làm cho lưỡi cày sắc bén hơn. Việc dùng cuốc
bằng đá và cày bằng đá, đó là một bước tiến dài trong lịch sử phát triển của công cụ lao động.
- Về hoạt động kinh tế: với sự xuất hiện lưỡi cày, nông nghiệp dùng cuốc chuyển sang
nông nghiệp dùng cày, sử dụng súc vật để kéo cày đã đưa một cuộc cách mạng lớn trong hoạt
động kinh tế vì: Nông nghiệp dùng đòi hỏi phải là người có sức khỏe, kinh nghiệm sản xuất.
Do đó, người phụ nữ không đủ khả năng để đảm nhiệm công việc này, thay vào đó là
vai trò của người đàn ông. Khi xuất hiện nông nghiệp dùng cày, hoạt động kinh tế chuyển
sang hoạt động mang tính chất cá thể.

+ Bên cạnh đó xuất hiện nghề chăn nuôi đàn súc vật lớn để cung cấp sữa, sức kéo đòi
hỏi người có sức khỏe buộc người đàn ông đứng ra đảm nhiệm công việc này. Tất cả đã dẫn
đến một sự đảo lộn vị trí của người đàn bà.
+ Dệt, đóng thuyền, xây dựng nhà cửa, làm đồ trang sức, đặc biệt trong việc chế tạo đồ
trang sức, con người lấy một số chất liệu trong tự nhiên để bôi vẽ lên mặt trong những ngày lễ
hội, cho thấy cư dân bước đầu quan tâm đến tinh thần.
+ Do kinh tế nông nghiệp phát triển, do hoạt động thủ công phát triển mà trong xã hội
xuất hiện nhu cầu trao đổi vật phẩm giữa bộ lạc này với bộ lạc khác, tuy nó chưa được coi là
hoạt động buôn bán, chỉ là hình thức trao đổi sơ khai vật đổi vật, chưa định ra hình thức trung
gian để đánh giá vật phẩm.
- Về tổ chức và quan hệ xã hội
+ Chế độ công xã thị tộc phụ hệ vẫn được tổ chức theo chế độ lưỡng tộc, tức là khi một
thị tộc nào đó đông lên, quá một lượng nhất định thì ta phải tách ra làm 2 thị tộc nhỏ hơn,
người đứng đầu thị tộc, bộ lạc giờ đây phải là đàn ông.
+ Nó vẫn phải đảm bảo nguyên tắc vàng, đó chính là nền dân chủ nguyên thủy có nghĩa
là mọi thành viên trong thị tộc, bộ lạc đều có quyền như nhau đối với tư liệu sản xuất, đều có
quyền cùng lao động và chia đều thức ăn, ngay cả người đứng đầu bộ lạc cũng không có
quyền chiếm đoạt tài sản của thị tộc, có thể bị bãi miễn bất cứ lúc nào.
10
+ Quan hệ hôn nhân: Hôn nhân thời kì này từ hình thức hôn nhân đối ngẫu -> hôn nhân
cặp đôi (hôn nhân 1 vợ 1 chồng), người ta bắt đầu cấm giữa anh, chị, em ruột lấy nhau. Đứa
con sinh ra biết cả mặt cha lẫn mặt mẹ, lấy theo họ cha.
+ Đời sống tinh thần khá phong phú, tinh tế.
1.3.3. Sự tan rã của xã hội nguyên thủy, sự xuất hiện giai cấp và nhà nước
1.3.3.1. Nguyên nhân tan rã của xã hội nguyên thủy
* Công cụ bằng kim loại xuất hiện đưa đến những chuyển biến quan trọng:
- Đồ sắt có ưu thế hơn hẳn đồng thau, cứng hơn, khỏe hơn, sắc bén hơn => với cày,
cuốc bằng sắt, người ta có thể cày xới, trồng trọt ở những nơi khô cứng mà trước đây công cụ
bằng đá không thể làm được. Diện tích canh tác mở rộng, khái niệm tích lũy ngày càng nhiều.
- Trồng trọt phát triển, tạo ra nhiều sản phẩm, có thể cung cấp cho những cộng đồng

người ở các khu vực đất đai không thuận lợi trồng trọt mà phù hợp chăn nuôi => xuất hiện sự
chuyên môn giữa trồng trọt và chăn nuôi.
* Xuất hiện những tiền đề, điều kiện cho sự chuyển biến từ xã hội công xã thị tộc sang
xã hội có giai cấp và nhà nước.
- Thứ nhất: Sự xuất hiện 1 hình thái tổ chức xã hội khác với tổ chức công xã thị tộc và
tồn tại bên cạnh công xã thị tộc, đó là sự xuất hiện của tổ chức công xã nguyên thủy hay còn
gọi là công xã láng giềng.
Đặc điểm: là một cộng đồng người không tính theo quan hệ huyết tộc mà tính theo quan
hệ địa vực cư trú, cùng sống trên một địa danh nhất định, cùng sản xuất. Đây chính là tiền
thân của làng, xã sau này. Có 2 loại công xã nguyên thủy phổ biến: Công xã nguyên thủy
nông nghiệp; công xã nguyên thủy du mục và chăn nuôi.
+ Công xã nguyên thủy nông nghiệp gồm những người sống chủ yếu bằng nghề nông,
phổ biến ở các nước phương Đông.
+ Công xã nguyên thủy chăn nuôi + du mục có 1 tổ chức khá bền vững, chặt chẽ, chủ
yếu là ở những vùng thảo nguyên, đồi núi.
- Thứ hai: Sự xuất hiện chế độ nô lệ gia trưởng ở cuối thời kì công xã thị tộc, giữa các
thị tộc, bộ lạc thường xuyên xảy ra các cuộc xung đột để giành giật địa bàn cư trú cũng như
nơi kiếm ăn. Do việc xuất hiện nông nghiệp dùng cày, xuất hiện nghề chăn nuôi súc vật cho
nên lương thực - thực phẩm ngày càng phong phú, dồi dào hơn, nó không chỉ đủ để nuôi sống
các thành viên trong thị tộc mà còn có khả năng để nuôi sống thêm một số người khác ngoài
thị tộc.
Trước đây các tù binh bị bắt thường bị giết đi hoặc ăn thịt, giờ đây do nguồn thức ăn dồi
dào, họ giữ lại nuôi và trở thành tài sản chung của thị tộc, bộ lạc. Lúc đầu những người này
phục vụ chung cho thị tộc, bộ lạc dần dần những người có quyền thế trong thị tộc, bộ lạc như
tù trưởng, tộc trưởng của thị tộc biến họ trở thành những nô lệ phục vụ riêng cho mình. Ở thời
kì đầu, công việc chủ yếu của nô lệ là phục vụ, hầu hạ trong gia đình. Sự xuất hiện chế độ nô
lệ gia trưởng là sự mở đầu cho sự hình thành xã hội có giai cấp và nhà nước.
- Thứ ba: Xuất hiện 3 cuộc phân công lao động xã hội lớn, chính là sự phân công lao
động giữa các ngành nghề.
+ Phân công lao động lần thứ nhất: Chăn nuôi tách khỏi trồng trọt. Xuất hiện hiện tượng

trao đổi giữa các bộ lạc chăn nuôi và trồng trọt, họ trao đổi những sản phẩm họ làm ra như
ngũ cốc, thịt, da, lông thú => nền sản xuất tăng lên rất nhiều.
11
+ Phân công lao động lần thứ hai: Là việc tách rời thủ công nghiệp ra khỏi nông nghiệp
làm cho hoạt động của thủ công nghiệp mang tính chất là một ngành kinh tế độc lập làm tiền
đề cho ngành kinh tế công thương nghiệp say này.
Tác dụng của việc tách rời là làm cho các nghề thủ công ngày càng được chuyên môn
hóa, sản phẩm làm ra ngày một nhiều, tăng lên nhanh chóng. Nếu tính theo công cụ lao động
thì sự phân công lao động lần 2 này ở cuối thời đại đồng, đầu thời đại đồ sắt.
+ Phân công lao động lần thứ ba: Là sự ra đời của thương nghiệp. Kinh tế nông nghiệp,
TCN phát triển dẫn đến nhu cầu trao đổi giữa các thị tộc, bộ lạc với nhau, hoạt động trao đổi
dần dần mang tính chất hàng hóa.
Khi buôn bán xuất hiện sẽ đưa đến sự ra đời tầng lớp trung gian, đó là thương nhân –
chuyên làm nhiệm vụ trao đổi sản phẩm nhưng không hề tham gia sản xuất. Tầng lớp thương
nhân này trở thành tầng lớp bóc lột với cả người sản xuất lẫn người tiêu dùng. Các thành thị
cổ đại ra đời, đó là trung tâm của các bộ lạc hoặc liên minh bộ lạc, vừa là trung tâm sản xuất
TTC vừa là trung tâm buôn bán => Sự mâu thuẫn giữa thành thị với nông thôn, đó là một dấu
hiệu con người đứng trước ngưỡng cửa của thời đại văn minh.
- Thứ tư: Sự xuất hiện chế độ dân chủ quân sự
Bởi vì, cuối thời kì công xã thị tộc, chiến tranh, cướp bóc thường xuyên xảy ra, đặc
biệt những vùng dân cư đông đúc nhưng ít đất đai. Mọi thành viên nam giới của thị tộc, bộ lạc
khi đến tuổi trưởng thành thì đều trở thành chiến sĩ, những người đứng đầu thị tộc đồng thời
là thủ lĩnh quân sự.
Một bộ lạc hoặc liên minh bộ lạc có 1 thủ lĩnh quân sự, do hội nghị các chiến sĩ bầu ra,
họ cũng có thể bị bãi miễn bất cứ lúc nào. Trong mọi sinh hoạt hàng ngày, mọi thành viên
nam giới đều luôn luôn được tổ chức theo các đơn vị chiến đấu. Một lớp người có quyền lực
ra đời, chuẩn bị cho sự ra đời xã hội có giai cấp và nhà nước.
1.3.3.2. Chế độ tư hữu xuất hiện. Nhà nước hình thành
- “Nguyên tắc vàng” của xã hội xuất hiện nguyên thủy là cộng đồng, công bằng bình
đẳng trên cơ sở công hữu về tư liệu sản xuất và sản phẩm xã hội. Xã hội không có của cải

thừa vì sản xuất thấp, mọi của cải phải chia đều, không có sự tách biệt về hưởng thụ mọi thứ
là của chung.
- Sản xuất phát triển, của cải dư thừa là đầu mối dẫn tới sự phân hóa xã hội thị tộc - một
số người lợi dụng địa vị trong cộng đồng đã chiếm đoạt tài sản chung của cộng đồng biến
thành của cải riêng của cá nhân, làm nảy sinh chế độ tư hữu.
Chế độ tư hữu xuất hiện làm cho “nguyên tắc vàng” của xã hội nguyên thủy không còn
lý do tồn tại nữa.
SP xã hội dư thừa Lòng tham lam
chiếm đoạt của một số
cá nhân
Chế độ tư hữu xuất hiện
Quan hệ cộng đồng bị phá vỡ.
T1 T2 T3
12
- Chế độ tư hữu phát triển, sự phân hóa xã hội sâu sắc hơn dẫn đến xã hội có sự chênh
lệch lớn về tài sản và địa vị xã hội. Giai cấp ra đời. Đa số người nghèo sẽ mất đi điều kiện sản
xuất độc lập, trở thành những kẻ phụ thuộc. Mâu thuẫn giàu – nghèo ngày càng sâu sắc.
Để đảm bảo quyền lợi cho thiểu số những người giàu, họ đã tạo ra 2 cơ quan quyền lực,
bảo vệ quyền lợi cho giai cấp mình, trấn áp sự phản kháng của đa số những người nghèo dẫn
đến sự ra đời của Nhà nước.
Nhà nước không phải là một quyền lực từ bên ngoài ấn vào xã hội, nó là sản phẩm của
một xã hội đã phát triển tới một giai đoạn nhất định, nó là bằng chứng chứng tỏ rằng xã hội đó
bị hãm trong một sự mâu thuẫn với bản thân nó mà không sao giải quyết được, rằng xã hội đó
đã bị chia thành những phe đối lập không thể điều hòa, mà xã hội đó không đủ sức trừ bỏ
được. Như vậy nhà nước là một phạm trù lịch sử có quá trình phát sinh, phát triển và diệt
vong.
1.3.3.3. Đặc trưng của nhà nước
Xã hội phân hóa thành các giai cấp độc lập nhau về quyền lợi, từ đó phát sinh mâu
thuẫn giai cấp, đe dọa tới quyền lợi của giai cấp chủ nô giàu có.
Giai cấp chủ nô muốn có một công cụ để giúp giữ vững địa vị thống trị, áp bức bóc lột

các giai cấp nghèo khổ, sẵn sàng đàn áp nô lệ và dân nghèo khi họ chống lại, công cụ này có
thể giúp chủ nô là thiểu số nhưng thống trị khuất phục được đại đa số nhân dân => Công cụ
đó chính là nhà nước.
- Khi xã hội có giai cấp và nhà nước ra đời, nó hoàn toàn mâu thuẫn xã hội nguyên thủy.
Nó có những đặc trưng riêng biệt khác hẳn thời kì tồn tại xã hội nguyên thủy.
+ Nói tới nhà nước là nói tới một địa phận lãnh thổ với một đường biên giới nhất định.
Đường biên giới đó có tồn tại vĩnh hằng hay không còn tùy thuộc vào giai cấp cầm quyền
trong từng thời kì lịch sử nhất định. Đặc biệt trong thời cổ đại, đường biên giới của các quốc
gia thường không ổn định, nó dễ biểu hiện.
+ Việc phân chia cư dân theo địa vực hành chính chứ không căn cứ vào quan hệ huyết
tộc như trước đây => yếu tố văn bản phá vỡ chế độ thị tộc. Việc bố trí, sắp xếp cư dân như thế
nào tùy vào từng quốc gia, càng về sau thì sự phân chia đó ngày càng cụ thể hơn.
+ Sự ra đời của nhà nước gắn liền với sự thiết lập một quyền lực công cộng, nó hình
thành nên các cơ quan của bộ máy nhà nước, đó chính là: Chính quyền nhà nước, cảnh sát,
quân đội, nhà tù, luật pháp, tòa án. Trong quá trình phát triển của mình, các cơ quan của bộ
máy nhà nước ngày càng hoàn thiện, được tổ chức ngày càng quy củ hơn.
Nhà nước bao giờ cũng là một giai cấp nhất định, là nhà nước của giai cấp có thế lực
nhất, giai cấp thống trị về mặt kinh tế, yêu cầu này nhờ có nhà nước mà trở thành giai cấp
thống trị cả về mặt chính trị => do đó có thêm những thủ đoạn mới để trấn áp, bóc lột giai cấp
bị áp bức.
Ví dụ:
Nhà nước cổ đại là nhà nước của giai cấp chủ nô dùng để trấn áp nô lệ.
Nhà nước phong kiến là cơ quan quyền lực của quý tộc phong kiến dùng để trấn áp
nông dân, nông nô.
Nhà nước tư sản là công cụ của tư sản để bóc lột lao động làm thuê.
Thông thường một nhà nước thường có 2 chức năng: Đối nội (trấn áp và bóc lột đối với
nhân dân trong nước để duy trì trật tự an ninh xã hội). Đối ngoại (bảo vệ biên cương, tiến
13
hành chiến tranh xâm lược để mở rộng lãnh thổ riêng các quốc gia phương Đông cổ đại có
thêm chức năng xây dựng và bảo vệ các công trình thủy lợi).

- Nhà nước hình thành bao giờ cũng gắn liền với sự hình thành và tồn tại của nhiều tộc
người => Sự hình thành nhà nước chính là quy trình qui hợp, thống nhất của các tộc người dù
định cư hay du mục trên một vùng lãnh thổ nhất định, không có quốc gia nào chỉ có một tộc
người.
Nhận xét: Như vậy, nhà nước là một hiện tượng lịch sử hoàn toàn xa lạ, mâu thuẫn với
xã hội nguyên thủy.
BÀI TẬP CHƯƠNG 1
Câu 1: Phân tích và chứng minh bằng những cơ sở khoa học về nguồn gốc của con
người trên thế giới.
Câu 2: Vẽ sơ đồ minh họa các giai đoạn tiến hóa của con người trên thế giới. Phân tích
những động lực của quá trình tiến hóa.
Câu 3: Phân tích đời sống của loài người thời kỳ bầy người nguyên thủy.
Câu 4: So sánh đặc điểm xã hội loài người thời kỳ công xã thị tộc mẫu hệ và công xã thị
tộc phụ hệ.
Câu 5: Quá trình cải tiến của công cụ lao động của con người thời nguyên thủy.
Câu 6: Phân tích tiền đề dẫn đến hình thành nhà nước cổ đại phương Đông và phương
Tây.
Câu 7: Phân tích ý nghĩa phát minh ra lửa của loài người.
Câu 8: Thế nào là tín ngưỡng nguyên thủy? Phân tích đặc điểm của tín ngưỡng nguyên
thủy.
Câu 9: Phân tích về cuộc sống bình đẳng cùng làm, cùng hưởng của con người thời kỳ
nguyên thủy. Thời kỳ cộng sản chủ nghĩa khác cộng sản nguyên thủy như thế nào?
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Đức An (2001), Những mẩu chuyện lịch sử thế giới, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà
Nội.
2. Phan Ngọc Liên (2000), Từ điển thuật ngữ lịch sử phổ thông, NXb ĐHQG Hà Nội.
3. Lương Ninh (Chủ biên – 2000), Lịch sử thế giới cổ đại, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
4. Lương Ninh (2006), Nước Phù Nam, Nxb ĐHQG TP Hồ Chí Minh.
5. Vũ Dương Ninh (Chủ biên – 1998), Lịch sử văn minh thế giới, Nxb GD Việt Nam, Hà Nội.
6. Chiêm Tế (2000), Lịch sử thế giới cổ đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

7. Nghiêm Đình Vỳ (Chủ biên – 2004), Lịch sử thế giới cổ trung đại, Nxb ĐHSP Hà Nội.
14
Chương 2: Xã hội cổ đại
Số tiết: 18 (Lý thuyết 15; Bài tập + Thảo luận: 03)
Mục đích:
Qua nội dung chương 2, sinh viên biết được sự hình thành nhà nước cổ đại phương
Đông (Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc) và phương Tây (Hy Lạp, Rôma).
Sinh viên hiểu được những đặc điểm về tổ chức nhà nước, xã hội, kinh tế, văn hóa của
các quốc gia cổ đại; Nguyên nhân khác nhau những đặc điểm trên giữa các quốc gia cổ đại
phương Đông và phương Tây.
Lý giải được tại sao các quốc gia cổ đại phương Đông là chế độ quân chủ chuyên chế
và phương Tây là chế độ chiếm hữu nô lệ.
Những mâu thuẫn xã hội và các cuộc đấu tranh của giai cấp bị trị chống lại giai cấp
thống trị thời cổ đại.
2.1. Lí luận chung về mô hình xã hội cổ đại
Là xã hội có nhiều giai cấp và nhà nước đầu tiên, là thời kì mở đầu cho lịch sử văn minh
của nhân loại.
Xã hội cổ đại chia làm 2 khu vực với 2 khuynh hướng phát triển và những đặc điểm
riêng biệt. Sự khác biệt đó về không gian, thời gian, về những đặc điểm kinh tế, cơ cấu xã hội,
thể chế chính trị, hình thái ý thức tư tưởng.
Do những điều kiện tự nhiên, điều kiện lịch sử, xã hội ở mỗi khu vực khác nhau nên chế
độ chiếm nô phát triển ở những mức độ khác nhau.
- Ở phương Đông thì chế độ nô lệ không phát triển đến mức điển hình, chỉ dừng lại ở mức
độ chế độ nô lệ gia trưởng => Do đó, người ta không dùng khái niệm “chiếm nô” cho
xã hội cổ đại phương Đông mà chỉ có thể gọi xã hội cổ đại phương Đông hay xã hội
có giai cấp đầu tiên.
- Ở phương Tây, xã hội cổ đại phương Tây phát triển thành xã hội chiếm nô với đầy đủ
những tiêu chí, đặc điểm cơ bản của hình thái kinh tế - xã hội này (xã hội phân hóa
thành 2 giai cấp cơ bản đối kháng nhau về quyền lợi, chủ nô mâu thuẫn nô lệ).
2.2. Xã hội cổ đại phương Đông: Xã hội có giai cấp, nhà nước đầu tiên trong lịch sử

2.2.1. Khái quát chung
* Thời gian, địa điểm xuất hiện
- Thời gian: Khoảng TNK IV – III trước công nguyên
- Địa điểm: Khu vực châu Á và Đông Bắc châu Phi
Phương Đông chính là nôi của nền văn minh nhân loại. Điều đó được chứng minh bằng
các di tích khảo cổ như ở Inđônêxia người ta tìm được di tích người vượn Pitêcantơrốp, ở Bắc
Kinh có người vượn Xinantơrốp.
Phương Đông có người nguyên thủy sinh sống từ rất sớm, diễn ra quá trình phân hóa
giai cấp sớm nhất trong lịch sử dù trình độ sản xuất còn rất thấp kém.
- Một số quốc gia tiêu biểu:
Ở Ai Cập, khi hình thành nhà nước vào khoảng 3200 năm TCN.
Lưỡng Hà khi hình thành nhà nước vào khoảng 3500 năm TCN.
Lịch sử Ấn Độ (bắt đầu 3000 – 2000 TCN)
Trung Quốc khoảng TNK III trước công nguyên
15
* Cơ sở hình thành: Các quốc gia cổ đại phương Đông đều có những đặc điểm chung là đều
được hình thành trên lưu vực các con sông lớn.
Ví dụ: Ai cập → sông Nin
Lưỡng Hà → sông Tigơrơ và Ơphơrat
Ấn Độ → sông Ấn, sông Hằng
Trung Quốc → sông Hoàng Hà và Trường Giang
- Thuận lợi:
Tại lưu vực các con sông này đất đai màu mỡ, phì nhiêu, đất màu tơi, xốp, phù hợp với
trình độ sản xuất, kĩ thuật canh tác cũng như công cụ lao động của con người lúc bấy giờ.
Cũng tại đây đã hình thành nên những vùng đồng bằng rộng lớn, phì nhiêu là nơi quần tụ
đông đúc dân cư sinh sống.
Ví dụ: Đồng bằng sông Nin ở Ai Cập, đồng bằng trung và hạ lưu Lưỡng Hà, đồng bằng
ở miền Bắc Ấn Độ, đồng bằng Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam ở Trung Quốc.
+ Không chỉ bồi đắp phù sa, các con sông còn cung cấp nước tưới cho đồng ruộng, nước
dùng trong sinh hoạt hàng ngày của con người.

+ Công cấp thủy sản, thức ăn hàng ngày.
+ Đường giao thông huyết mạch của đất nước.
Chính vì vậy, chỉ cần những công cự lao động giản đơn bằng đá hoặc đồng đỏ có thể
đưa năng xuất tăng cao, xã hội nhanh chóng phân chia giai cấp và xuất hiện nhà nước.
- Khó khăn:
Song song với những thuận lợi là những khó khăn do các dòng sông mang lại đó thường
xuyên gặp lũ lụt và người phương Đông còn thường xuyên bị hạn hán. Do vậy, nên công tác
thủy lợi trở thành một nhiệm vụ sống còn, một vấn đề không thể thiếu được của cư dân các
nước này.
Ngay từ rất sớm, người ta đã biết làm thủy lợi: đắp đê ngăn lũ, đào hồ chứa nước và
kênh, máng dẫn nước vào ruộng,
Vì thế thủy lợi chính là yếu tố gắn kết các công xã nông thôn lại với nhau. Là một trong
những lý do giải thích tại sao ở phương Đông lại hình thành xã hội có giai cấp và nhà nước
đầu tiên. Thêm 1 chức năng của nhà nước: xây dựng và bảo vệ các công trình công cộng.
Thủy lợi quyết định đến sự thịnh suy của các nhà nước cổ đại phương Đông.
- Ví dụ:
+ Sông Nin: “Ai cập là tặng phẩm của sông Nin”
Nếu không có sông Nin thì đất đai xứ Ai Cập cũng sẽ là sa mạc.
Sông Nin đã mang phù sa tới bồi đắp nên những đồng bằng màu mỡ: Thượng Ai Cập và
Hạ Ai Cập rồi biến những đồng bằng đó thành những vựa lúa. Thế nhưng hàng năm nước
sông Nin lại dâng cao trong vòng 6 tháng, nhấn chìm tất cả.
+ Sông Tigơrơ và Ơphơrat: Các nền văn minh tối cổ ở khu vực Tây Á đã được hình
thành trên lưu vực 2 dòng sông:
Tigơrơ và Ơphơrat mà trong lịch sử người ta thường gọi là văn minh Lưỡng Hà. Thời
cổ đại đã nổi tiếng là một vùng đất phì nhiêu, rất thuận lợi cho sự phát triển kinh tế nông
nghiệp. Nằm giữa vùng sa mạc Xyri nóng bỏng và cao nguyên Iran cằn cỗi nên khí hậu
Lưỡng Hà rất nóng và khô.
16
Nhưng hàng năm, từ tháng 3 tới tháng 9, nhờ có 2 con sông Tigơrơ và Ơphơrat mang
nước do tuyết tan cùng với phù sa từ vùng Acmêni cuồn cuộn chảy về phương Nam đã bồi

đắp cho vùng đất của 2 triền sông thành 1 vùng châu thổ phì nhiêu.
Sử gia Hêrôđôt khi qua Lưỡng Hà đã hết lời ca ngợi sự giàu có của xứ này “theo chỗ tôi
biết, Babilon là một quốc gia có đầy đủ điều kiện tốt nhất đối với nông nghiệp trong tất cả các
quốc gia khác”.
Nhưng từ tháng 4, tháng 5 trở đi, băng tuyết trên miền thượng du tan ra, gây nên lũ lụt
lớn ở hạ lưu, gây nên một cuộc tàn phá kinh khủng đối với cư dân nông nghiệp Lưỡng Hà, tìm
cách chế ngự dòng sông, biến Lưỡng Hà từ một vùng đất hoang, nứt nẻ thành một vùng đồng
ruộng trù phú và tạo dựng nên một nền văn minh rực rỡ.
Ở Trung Quốc: Sống bên dòng sông Hoàng rộng lớn và đôi khi có những hoạt động bất
thường, cư dân Trung Quốc cổ đại là những người có nhiều kinh nghiệm trong việc làm thủy
lợi. Từ xa xưa, tùy theo lượng nước hàng năm, sông Hoàng đôi khi đổi dòng ở vùng hạ lưu,
gây thiệt hại lớn cho mùa màng và cuộc sống con người.
Do đó, việc đào kênh phân lũ và dẫn nước tưới đồng ruộng là công việc vô cùng quan
trọng. Các ông vua Nghiêu, Thuấn, Vũ là những người có công lớn trong việc trị thủy, được
nhắc nhiều trong các truyền thuyết của Trung Quốc và được cư dân ngưỡng mộ.
Ấn Độ: sông Ấn và tiếp đó là sông Hằng chính là cơ sở dẫn đến sự hình thành những
nhà nước ở Ấn ĐỘ cổ đại. Ở hạ lưu sông Ấn đã hình thành nền văn minh cổ đại đầu tiên của
cư dân bản địa nơi đây.
So sánh với Việt Nam và các quốc gia cổ ở Đông Nam Á (hình thành ở lưu vực của
những dòng sông lớn).
2.2.2. Những đặc trưng cơ bản về kinh tế
- Kinh tế chủ đạo ở các nước phương Đông cổ đại là nền kinh tế nông nghiệp (nền
“nông nghiệp thủy nông” hay “nông nghiệp tưới tiêu”). Nền kinh tế gắn chặt với việc làm
thủy lợi.
+ Ngay từ khi đồ sắt chưa ra đời, nền nông nghiệp đã đạt được năng suất rất cao.
Phù sa bù đắp của các dòng sông đã tạo nên cho đồng bằng châu thổ một lớp đất mềm,
xốp và vô cùng màu mỡ. Với chất đất này chỉ có những công cụ lao động thô sơ chủ yếu bằng
gỗ, đá những vẫn đạt năng suất cao.
Do ý thức được những trở ngại của điều kiện tự nhiên đối với nền sản xuất nông nghiệp
nên cư dân phương Đông đã sớm biết làm thủy lợi: đào kênh mương, lợi dụng nước sông lên

dẫn nước vào ruộng mỗi khi hạn hán và đắp đê, xâm nhập, tháo nước khỏi ruộng mỗi khi lũ
về, nhờ đó năng suất lao động tăng lên.
+ Theo Hêrôđôt thì ở Lưỡng Hà cổ đại năng suất lao động đã tăng cao có lúc tới 104,5
lần so với số lúa gieo.
+ Nông nghiệp trồng lúa nước là ngành kinh tế chủ yếu. Lúa ở phương Đông khá tốt,
không những đủ cung cấp cho nhu cầu lương thực trong nước mà còn có thừa để xuất khẩu.
Lúa trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Ai Cập, Lưỡng Hà cổ đại.
- Ruộng đất là tư liệu sản xuất quan trọng nhất của xã hội cổ đại phương Đông là: Sở
hữu ruộng đất là chung của công xã, được chia ra thành từng khoảnh cho các thành viên công
xã cày cấy, hàng năm hoặc sau một vài năm chia lại một lần.
Ví dụ: Ruộng “Nôm” ở Ai Cập, “tỉnh điên” ở Trung Quốc.
17
Đặc trưng “sở hữu công về ruộng đất”: không có sở hữu tư về ruộng đất, nếu có thì rất
muộn. Mac coi đây là một đặc trưng rất quan trọng. Đây chính là “chiếc chìa khóa để hiểu về
xã hội phương Đông”. Angghen cũng đồng ý với quan điểm đó.
Quyền sở hữu và chiếm hữu: Mac nói nhà vua là kẻ sở hữu duy nhất về đất đai, con
người, quan niệm rất ngây thơ, tất cả các ông vua đều nói đất đai tất cả do nhà nước quản lý,
nhưng quyền chiếm hữu lại là các công xã.
Sự phát kiến ruộng đất đều do các công xã thực hiện, vua không có quyền. Vì thế vua
phong ruộng đất cho các quan tức là phong quyền hưởng ruộng đất từ hoa lợi thu được, người
sống trên mảnh đất ấy, hạn chế quyền chỉ thu hoa lợi.
Mối quan hệ sở hữu, chiếm hữu chồng chéo lên nhau rất phức tạp. Nếu áp dụng khái
niệm quyền sở hữu, chiếm hữu hiện đại thì không thể phân biệt quyền của vua, công xã và
nhân dân.
- Kinh tế nông nghiệp phát triển làm cho nhu cầu chế tạo, cải tiến các công cụ lao động
tăng cao, nhất là khi đồ kim loại (đồng, sắt) xuất hiện.
Đồng thời, cùng với các nghề thủ công khác, “TCN đã trở thành một ngành sản xuất độc
lập và đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống kinh tế của người nguyên thủy”. Tuy
nhiên, ở phương Đông cổ đại, kinh tế TCN và chăn nuôi không tách rời khỏi kinh tế nông
nghiệp, ngược lại, luôn gắn bó, bổ sung cho nhau, khép kín lại trong công xã nông thôn. Còn

thương nghiệp cũng được phát triển nhưng rất yếu ớt. Đây cũng là đặc thù của kinh tế phương
Đông cổ đại.
Sự đan xen không tách rời TCN với nông nghiệp (chủ yếu) là một trong những nguyên
nhân dẫn đến sự trì trệ, đóng kín của kinh tế phương Đông. Thương nhân bị coi rẻ không bao
giờ được xã hội coi trọng.
Tóm lại: Nông nghiệp tưới tiêu, đóng kín trong công xã nông thôn: tự sản tư tiêu.
2.2.3. Đặc trưng về chính trị
Nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền
- Giải thích khái niệm: Quân chủ, do vua làm chủ. Chuyên chế, nói tính chất chuyên
quyền, độc đoán của nhà vua. Tập quyền: Quyền hành tập trung trong tay vua.
- Quyền lực nhà vua thể hiện:
+ Sở hữu tối cao ruộng đất
+ Không chỉ nắm vương quyền mà còn thần quyền: Tăng lữ tối cao: Dajia. Vua - thần –
Linga (tượng trưng của vua)
Vua là người thay dân giao tiếp với thần linh. Vua đồng thời là người đứng đầu hệ thống
tăng lữ. Không chỉ nắm vương quyền (người đứng đầu) mà còn nắm cả thần quyền (thay thần
trị dân). Điều này giải thích tại sao những cá nhân này đầy quyền uy, tên rất cách biệt và
không được phép đọc tên tục của các vị vua.
Quyền lực của vua càng được củng cố cả bằng bạo lực, bằng tôn giáo, bằng mê tín từ đó
làm thủ tiêu ý thức chống đối và đức tin tuyệt đối vào vua.
+ Đứng đầu tòa án tối cao
+ Tổng chỉ huy quân đội: Vua là người chỉ huy quân đội tối cao:
Vua không ra trận trực tiếp nhưng đánh ở đâu đều do vua quyết định, thắng hay thua là
do vua (khác ở Roma, Hi Lạp ký hiệp ước, tuyên chiến, đều do Nghị Viện).
18
Ví dụ: Cờ người của phương Đông: Vua trong cung cấm, lúc nào cũng có 2 chiến sĩ
đứng chặn. Mất vua là mất nước (chiếu tướng) là kết thúc ván cờ.
Cờ ngựa: Châu Âu vua có quyền đánh Đông, dẹp Bắc, chạy sang tận bên kia. Vua còn
chạy được thì chưa mất nước (chạy 1 nước).
- Nguyên nhân hình thành thể chế quân chủ thời cổ đại ở các quốc gia phương Đông:

+ Do điều kiện tự nhiên thuận lợi, năng suất lao động cao, xã hội sớm phâm chia giai
cấp. Đồng thời do yêu cầu làm thủy lợi và chống ngoại xâm, cần sự hợp tác tập thể, cần một
người đứng đầu để điều hành quản lý. Nhà nước QCCC trung ương tập quyền.
+ Tín ngưỡng: Vua thường gắn với các vị thần
- Bộ máy nhà nước: Khác nhau từng nước nhưng cơ bản đứng đầu là vua, giúp vua là
một ông tể tướng, bên dưới là các quan phụ trách từng lĩnh vực khác nhau; chưa có sự phân
công cụ thể. Về cơ bản có ba bộ phân: phụ trách tài chính; phụ trách các vấn đề KT – XH;
chăm lo quân sự, đàn áp nhân dân và đi xâm lược.
- Quân đội: Ban đầu nhà nước mới hình thành thì chưa có quân đội nhưng sau đó nhanh
chóng phát triển để bảo vệ và mở rộng lãnh thổ quốc gia.
- Luật pháp: ở mỗi nước đã có những luật lệ riêng.
+ Ở Ấn Độ: có luật Manu.
+ Trung Quốc có bộ luật “Hình đỉnh” bộ luật hình sự được ghi trong các đỉnh đồng.
Trung Quốc là một trong những nước có trật tự, kỷ cương nhất ở các nước phương
Đông (chủ yếu qua sắc phong, sắc lệnh) qua truyền từ đời này sang đời khác => phong tục,
tập quán.
+ Ở Ai Cập có viên quan phụ trách luật pháp: Người ta tìm thấy một tờ giấy papyrus của
nhà vua cử 1 viên quan xử vụ hoàng hậu thông dâm với người khác. Nhưng viên quan phụ
trách đó có thường trực không?
+ Ở Trung Quốc có quan tòa riêng, có hệ thống xử phạt từ trung ương đến địa phương.
2.2.4. Những đặc trưng cơ bản về xã hội
* Cơ cấu xã hội của xã hội cổ đại phương Đông
Ở các quốc gia cổ đại phương Đông, xã hội được phân chia thành 2 giai cấp đối kháng
rõ rệt: giai cấp thống trị và giai cấp bị trị.
Giai cấp thống trị:
Gồm có: Vua
Các quan lại triều đình.
Các quý tộc ở các địa phương.
Những người chỉ huy quân sự.
Giới tăng lữ cao cấp trong các đền miếu.

Đặc điểm: Xuất thân: Từ những người đứng đầu thị tộc, bộ lạc.
Là những chủ đất lớn, chủ nô => vừa giàu có lại có quyền thế.
Họ sống sung sướng trong các dinh thự sang trọng lộng lẫy, mặc quần
áo bằng tơ lụa, đi kiệu, có lính hộ vệ và đầy tớ theo hầu.
Cuộc sống đầy đủ dựa trên sự bóc lột nông dân công xã bằng tô, thuế.
Giai cấp bị trị:
Bao gồm: Nông dân công xã.
Thợ thủ công.
19
Nô lệ.
- Nông dân công xã (khác nông dân tá điền, khác nông nô, khác nô lệ).
Nông dân công xã: Là bộ phận đông đảo nhất trong các quốc gia cổ đại phương Đông;
là lực lượng sản xuất chủ yếu của xã hội.
Họ sống theo các gia đình phụ hệ. Có chút ít tài sản riêng (chủ yếu là nhà cửa, nông cụ,
gia súc, ). Tự lao động trên phần ruộng đất xã giao cho vì vậy họ duy trì gắn bó với nhau
trong công xã, dựa vào công xã để làm thủy lợi và thu hoạch. Họ phải nộp tô, thuế cho nhà
nước, sưu dịch, nghĩa vụ quân sự.
- Thợ thủ công là những người tự do, họ có công cụ và phương tiện cần thiết để sản
xuất thủ công, họ phải nộp thuế sản phẩm cho nhà nước.
Một số thợ thủ công lành nghề, có trình độ chuyên môn và kĩ thuật cao, được trưng
dụng lao động trong các xưởng thủ công của nhà nước hay xưởng thủ công của công xã.
- Nô lệ: Số lượng ít so với nông dân công xã.
Nguồn gốc rất đa dạng: VD: trong bộ luật Manu nói có 15 nguồn gốc xuất thân xác định
nó là nô lệ vĩnh cửu hay nô lệ tạm thời: Mắc nợ trở thành Dasa (làm công trả nợ) khi hết nợ
thì luật cũng quyết định cách để trả hết nợ trở thành Arya; người Suđra thì là nô lệ vĩnh cửu.
Vai trò của nô tỳ chủ yếu phục vụ trong gia đình
Thân phận: Những nô lệ ở phương Đông có quyền có gia đình riêng, có tài sản riêng,
chứ không phải có toàn quyền đối với nô lệ (ít nhất là không có quyền giết nô lệ). Thậm chí
trong số nô tỳ có một số sống vương giả hơn nhiều so với nông dân công xã.
Vì vậy, ở các quốc gia phương Đông, việc giải phóng nô lệ cũng tương đối dễ dàng. Với

vị trí và thành phần nô lệ ở phương Đông thì các xã hội này không phải là xã hội chiếm hữu
nô lệ điển hình mà chỉ là chế độ nô lệ gia trưởng.
Kết luận:
Tổ chức công xã ở phương Đông được bảo lưu rất lâu bền trong suốt thời kì trung đại.
Một trong những đặc điểm quan trọng nhất đối với chế độ ruộng đất cũng như sự phát triển
kinh tế phương Đông cổ đại đó là sự không tồn tại chế độ tư hữu ruộng đất.
Do tàn dư của công xã thị tộc còn không hề bị phá vỡ, người ta sống với nhau bằng tình
họ hàng, làng xóm, sống không bằng pháp luật (phép vua thua lệ làng). Luật pháp nhà nước
không thò tay được qua ngưỡng cửa của công xã nguyên thủy.
* Mâu thuẫn giai cấp cơ bản và những cuộc đấu tranh của quần chúng lao khổ
- Quan hệ bóc lột chính: Phương Đông, vua – quan phong kiến mâu thuẫn nông dân
công xã.
- Lực lượng sản xuất chính: Nông dân công xã. “Sự thịnh suy của các quốc gia cổ đại
phương Đông hoàn toàn phụ thuộc vào sự bóc lột tô thuế của nông dân công xã”.
* Chế độ đẳng cấp và công xã nông thôn
Đây là đặc trưng điển hình của xã hội Ấn Độ thời cổ đại.
(Sinh viên tìm hiểu và thảo luận)
2.3. Xã hội cổ đại phương Tây: xã hội chiếm hữu nô lệ Hi Lạp và Rôma
2.3.1. Khái quát chung
* Địa điểm, thời gian hình thành
- Địa điểm: Các quốc gia cổ đại phương Tây (các quốc gia vùng Địa Trung Hải) là các
quốc gia nằm ở bờ Bắc Địa Trung Hải, thuộc phía Nam châu Âu.
20
- Thời gian tồn tại và kết thúc
+ Các quốc gia này xuất hiện muộn hơn nhiều so với các quốc gia cổ đại phương Đông,
vào khoảng thiên niên kỷ I TCN (từ thế kỉ VIII – VII TCN).
Hi Lạp: Thế kỉ VIII - thế kỉ VI TCN (sau thời đại Home).
Roma: 753 TCN – 510 TCN (từ năm 510 xuất hiện chế độ Cộng hòa).
+ Thời gian kết thúc là vào khoảng năm 475 sau CN, khi người Giecmanh vào xâm
chiếm lãnh thổ Roma, là mốc đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chế độ nô lệ ở hầu hết các

quốc gia.
- Đặc điểm: Các quốc gia cổ đại phương Tây thoát thai từ sự tan vỡ của chế độ công xã
thị tộc, trong quá trình hình thành và phát triển của nhà nước, nó nhanh chóng thủ tiêu những
tàn dư của xã hội nguyên thủy.
Cho đến thế kỉ VI TCN, khi các nhà nước phương Tây hình thành, các tàn dư của xã hội
nguyên thủy bị tiêu diệt chứ nó không tồn tại lâu dài như các quốc gia cổ đại phương Đông,
tuy nhiên nó vẫn phải thông qua một số cải cách chính trị.
* Cơ sở hình thành:
- Điều kiện tự nhiên:
+ Miền Nam bán đảo Bancăng (Hi Lạp lục địa) hình dáng của bán đảo Bancăng giống
như một bàn tay 4 ngón chia làm 3 miền Bắc, Trung, Nam tách biệt nhau, sự thông thương
giữa 3 vùng rất khó khăn.
Các đảo lớn nhỏ trên biển Êgiê, trong đó có đảo lớn nhất là đảo Crét (đảo như 1 cầu nối
giữa Hi Lạp lục địa với Tiểu Á và Bắc Phi. Tại đây xuất hiện nền văn minh cổ xưa nhất là văn
minh Crét Mysen.
Vùng bờ biển phương Tây Tiểu Á. Có những thành phố rất quan trọng như thành phố
Halicacnat, Êphidơ. Có những công trình kiến trúc tiêu biểu như đền thờ thần Actêmit, lăng
Halicacnat.
Vì thế Hi Lạp không có nhu cầu, thậm chí không thể thống nhất quốc gia thành một khối
duy nhất. Ở Hi Lạp có bao nhiêu hòn đảo, vùng đất, mỏm núi là có bấy nhiêu quốc gia.
Nhà nước Hi Lạp có thể xuất hiện dưới hình thức quốc gia thành bang (quốc gia thành
thị). Có 2 quốc gia lớn nhất là quốc gia Aten và Xpac. Hi Lạp chỉ được thống nhất dưới lưỡi
gươm của kẻ xâm lược (thời kì Alechxan đại đế).
+ Bán đảo Italia dài và hẹp, lãnh thổ lớn hơn Hi Lạp (rộng gấp 5 lần Hi Lạp), giống hình
chiếc ủng vươn dài xuống biển Địa Trung Hải.
Italia cũng có nhiều đảo lớn nhỏ trong đó lớn nhất là đảo Cooxơ, Xixilia khác hẳn Hi
Lạp, Italia có một số đồng bằng rộng lớn phì nhiêu, tạo ra thế mạnh của sản xuất nông nghiệp
và thế lực của giai cấp chủ nô ruộng đất.
- Sự xuất hiện công cụ lao động bằng sắt:
Vì vậy, chỉ đến khi công cụ lao động bằng sắt ra đời mới đưa đến sự phân chia giai cấp

và nhà nước ở Hi Lạp và Rôma. Khi công cụ lao động bằng kim loại đặc biệt là sắt được sử
dụng khá phổ biến. Năng suất tăng cao đã đưa đến sự ra đời của các quốc gia cổ đại phương
Tây.
Mặc dù ra đời muộn nhưng nó có sự phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất,
tăng nhanh chóng đến giai đoạn cao, phát triển chế độ chiếm nô điển hình. Sự phát triển của
các quốc gia cổ đại phương Tây phù hợp với tiến trình phát triển chung của lịch sử loài người.
21
* Đặc điểm chung về kinh tế
- Do đất đai khô cứng nên điều kiện phát triển nông nghiệp rất khó khăn, nếu có thì chủ
yếu là trồng cây ăn quả. Xuất hiện hình thức Latiphunđia (đại trại, điền trang). Thực chất là
nông nghiệp khác nông nghiệp phương Đông. Nền kinh tế sản xuất lớn chiếm hữu nô lệ.
Sản xuất chuyên canh: chỉ một mặt hàng (VD: Hành tỏi. Tây Ban Nha: Rượu nho.
Pháp, ); trồng trọt để xuất khẩu, sản xuất ra hàng hóa chứ không để tiêu dùng tại chỗ => nền
kinh tế hàng hóa tiền tệ cổ đại.
- Bóc lột sức lao động của tập thể nô lệ. Trên cánh đồng hàng trăm hàng nghìn nô lệ dàn
hàng ngang cuốc ruộng từ sáng đến tối.
- Hi Lạp và Roma khác nhau đều có khá nhiều kim loại quý hiếm, có hàng nghìn cây số
đường biển, có nhiều cảng, vịnh thích hợp cho mậu dịch hàng hải.
Ngay từ buổi đầu, nền kinh tế công thương nghiệp, mậu dịch hàng hải và kinh tế nông
nghiệp với các đại điền trang đã phát triển đồng đều, mạnh mẽ.
2.3.2. Chế độ chiếm hữu nô lệ điển hình
* Cơ cấu xã hội của xã hội cổ đại phương Tây gồm: chủ nô và nô lệ.
+ Chủ nô: Chủ xưởng thủ công, thuyền buôn lớn, chủ các trang trại lớn. Chủ nô của
Roma không bao giờ lao động chân tay chỉ có lao động làm văn hóa, chỉ huy sản xuất,
+ Nô lệ: Số lượng nhiều hơn nông dân tự do. Bình quân 1 nông dân tự do có 4 nô lệ.
Nguồn gốc xuất thân của nô lệ: 5 nguồn gốc nhưng nguồn gốc chủ yếu là do nguồn gốc
từ bên ngoài, nguồn gốc ngoại tộc.
+ Thân phận của nô lệ ở Hi Lạp và Roma không được coi là người mà được coi là tài
sản riêng của chủ nô; không có quyền có tài sản riêng, gia đình riêng. Mọi của cải tiền nong
do nô lệ làm ra đều là của chủ. Chủ bảo vệ nô lệ như bảo vệ tài sản riêng của mình. Vì thế, di

chúc của chủ nô bao giờ cũng ghi nô lệ cho bao nhiêu.
* Chế độ chiếm hữu nô lệ
- Nhà nước là một bộ máy chuyên chính của một giai cấp để đàn áp bóc lột giai cấp
khác. Chế độ nô lệ là hình thức đầu tiên của chế độ người bóc lột người, nói như Lê-nin, chủ
nô và nô lệ là vết rạch lớn đầu tiên chia xã hội thành 2 giai tầng.
- Hình thức xưa nhất của chế độ nô lệ là nô lệ gia trưởng, nó xuất hiện ở giai đoạn quá
độ từ chế độ công xã nguyên thủy sang chế độ chiếm hữu nô lệ. Ở thời kì này, nô lệ gia
trưởng thì chế độ chiếm nô chưa giữ địa vị thống trị trong sản xuất, giai cấp chủ nô và giai
cấp nô lệ chưa hình thành.
- Lịch sử đã chứng minh rằng hình thức đầu tiên của xã hội có giai cấp là chế độ nô lệ.
Nhưng chế độ nô lệ chỉ phát triển thành hình thức thống trị ở các quốc gia cổ đại phương Tây.
Còn ở phương Đông, chế độ đó chỉ ảnh hưởng đáng kể đến đời sống xã hội, nhưng không trở
thành một phong trào sản xuất thống trị.
- Các quốc gia cổ đại phương Tây ra đời khi sức sản xuất đã phát triển mạnh, công cụ
lao động bằng sắt được sử dụng rộng rãi, sự phân hóa giai cấp rõ rệt, mâu thuẫn giai cấp và
đấu tranh giai cấp quyết liệt. Nền kinh tế Hi Lạp, La Mã, TCN và thương nghiệp phát triển rất
mạnh.
Quyền sở hữu ruộng đất thuộc về tư nhân, nhà nước thực chất cũng là một tên chủ nô
lớn. Trong xã hội, số lượng nô lệ hết sức đông đảo và giữ vai trò quan trọng trong tất cả các
ngành sản xuất. Nô lệ là đối tượng bóc lột chủ yếu của chủ nô.
22
- Số lượng nô lệ ở xã hội phương Tây cổ đại rất lớn. Số lượng nô lệ là tiêu chí đánh giá
chủ nô đó giàu hay nghèo
- Nguồn gốc nô lệ rất đa dạng: thời kì đầu nguồn gốc chủ yếu là vì nợ. (La Mã chế độ nô
lệ vì nợ tăng lên nhưng đến năm 320 TCN, nhà nước chủ nô phải ra sắc lệnh cấm biến người
La Mã thành nô lệ vì nếu biến thành nô lệ thì lực lượng quân đội sẽ suy yếu, không thể tiến
hành chiến tranh xâm lược mở rộng lãnh thổ, cướp tù binh, thu chiến lợi phẩm.
+ Nô lệ tăng lên không ngừng cùng với các cuộc chiến tranh.
Ví dụ: Chiến tranh La Mã – Cactagia (lịch sử thường gọi là chiến tranh Punit) kéo dài
120 năm đã cung cấp cho La Mã rất nhiều nô lệ.

Chiến thắng Punít lần 1 đã cung cấp cho Roma 25.000 nô lệ.
Chiến thắng Punít lần 2 đã cung cấp cho Roma 20.000 nô lệ.
Chiến thắng Punít lần 3 đã tiêu diệt gần hết 60 vạn dân trưởng thành Cactagiơ. Chỉ còn
5 vạn ông già, phụ nữ, trẻ em => bị bán làm nô lệ.
+ Số lượng đông lên làm cho các chợ buôn bán nô lệ ở các thành phố trở nên sầm uất. Ở
đó người ta có thể bán và mua nô lệ như những đồ dùng thông thường. Chợ nô lệ nổi tiếng
nhất ở La Mã là chợ ở Đêlốt, ở Anvile. Có lần 1 ngày bán tới 10.000 nô lệ.
Để bán được giá cao, chủ nô cho nô lệ mặc quần áo mới, sửa sang đầu tóc. Người bán
giới thiệu tỉ mỉ cho người mua những điểm tốt và xấu của nô lệ. Nô lệ được tập trung ở chợ
như một đàn súc vật, trước ngực mỗi nô lệ có đeo 1 cái thẻ ghi rõ tên tuổi, quê và nghề nghiệp
để tiện cho khách lựa chọn, mặc cả.
Sau này La Mã suy yếu xuống nguồn nô lệ chiến tù cạn kiệt, chế độ nô lệ càng khủng
hoảng giảm nhanh chóng đi đến chỗ suy yếu.
+ Nguồn gốc thứ 3 là do buôn bán trên biển.
+ Nguồn gốc: Có thể do nữ nô lệ sinh ra hoặc trẻ mồ côi bị biến thành nô lệ => khuyến
khích nữ nô lệ sinh con để bù đắp. Nhiều chủ nô đã dựng trại để chuyên môi giới nữ nô lệ đẻ.
Do đó, có chuyện thật mà như đùa rằng “dựng tượng 1 nữ nô lệ đẻ một lúc 5 con”.
- Nguồn gốc tuy khác nhau nhưng thân phận thì hoàn toàn giống nhau.
+ Họ là tài sản của chủ nô. Chỉ cần đếm số nô lệ là biết chủ nô đó giàu có đến mức nào.
Những người chủ nô lớn thường có đến 2 vạn nô lệ.
+ Nô lệ là một thứ hàng hóa có thể bán, mua, chuyển nhượng, thừa kế.
- Sang thời đế chế, số lượng nô lệ bắt đầu giảm sút nghiêm trọng.
Nguyên nhân:
Thứ nhất, do các cuộc chiến tranh quy mô lớn không còn nữa. Sự giảm sút của tỷ lệ
thuận với nguồn nô lệ chiến tù.
Nguyên nhân thứ 2, là do sự bóc lột quá nặng nề của chủ nô với nô lệ => bị lao động
kiệt sức, hoặc trốn, hoặc khởi nghĩa. Các cuộc khởi nghĩa đều bị đàn áp đẫm máu.
Ví dụ: Khởi nghĩa Xpâctcuxơ, lúc đông nhất lên tới 15 vạn nô lệ tham gia, cuối cùng bị
chủ nô đàn áp, chỉ còn một số nhỏ là chạy trốn được, còn lại hầu hết bị chết trong chiến đấu
hoặc bị bắt và bị đóng đinh chết trên cây thánh giá.

Nguyên nhân thứ 3, là do chủ nô thay đổi phương thức bóc lột. Chủ nô chia ruộng đất
cho nô lệ cày cấy đã biến nô lệ thành lệ nông. Số lượng nô lệ giảm xuống làm cho xã hội chủ
nô La Mã thêm khủng hoảng. Chế độ nô lệ đưa La Mã đến phồn vinh và cũng chính chế độ nô
lệ đưa La Mã đến sự diệt vong.
23
* Vai trò và thân phận của nô lệ
- Nô lệ là lực lượng lao động chính trong các Latiphundia. Nô lệ làm việc dưới sự giám
sát chặt chẽ và tàn bạo của những tên quản lý - hắn cũng xuất thân từ nô lệ nhưng được chủ
tin dùng, hắn giữ việc thu chi, buôn bán, nhận mệnh lệnh của chủ trong các đại điền trang, số
lao động tập thể lên tới 1000 người.
+ Trong các điền trang không mấy chú trọng trồng cây lương thực và họ có thể nhập
khẩu lương thực từ Ai Cập, Bắc Phi với giá rẻ (theo tính toán của các nhà kinh tế Roma thời
kì đó, 1kg lương thực nhập từ nước ngoài chỉ bằng 1/2 giá 1kg lương thực sản xuất trong
nước => vì thế sản phẩm nông nghiệp chủ yếu phục vụ nền kinh tế công thương nghiệp.
+ Những người nô lệ phải lao động cực khổ trên các cánh đồng trồng nho và ô liu. Họ
phải làm việc từ sáng sớm đến tối mịt dưới làn roi của tên quản lý.
Nô lệ phải đảm nhiệm mọi công việc từ làm đất, gieo hạt, chăm sóc đến thu hoạch mùa
màng. Bọn chủ nô bóc lột sức lao động nô lệ ở mức tối đa và chi phí cho nô lệ ở mức tối
thiểu.
- Cùng với kinh tế nông nghiệp, kinh tế công thương nghiệp phát triển. Trong sản xuất
thủ công nghiệp, nô lệ luôn giữ vai trò là lực lượng sản xuất chính. Nô lệ được sử dụng với số
lượng lớn trong các mỏ vàng, mỏ kim loại, các xưởng đóng tàu, chế biến rượu nho,
Một nhà văn La Mã đã thuật lại cuộc sống thê thảm của người nô lệ trong các xưởng thủ
công như sau: Ở đây, người ta đối với những người ốm, những người già yếu và đàn bà không
một chút tình thương. Ai cũng phải làm, hơi trái lệnh một chút là bị đánh đập, chỉ có chết mới
hết đau khổ và nghèo khó. Thân phận của họ giống nộ lệ ở châu Mĩ và công nhân ở thời kì
tư sản. Nhưng sản phẩm họ làm ra đều thấm đẫm mồ hôi và xương máu của người nô lệ còn
chủ nô thì thu được những món khổng lồ.
+ Trong thương nghiệp, nô lệ cũng được sử dụng rộng rãi, đó là thứ hàng hóa để trao
đổi, buôn bán. Đồng thời nô lệ còn dùng để chèo thuyền, khuôn vác, bốc dỡ hàng hóa, phục

vụ trong các hội buôn.
+ Ngoài ra, nô lệ còn làm việc nấu ăn, giặt giũ, gác cổng, (ít vất vả hơn). Khi có chiến
tranh nô lệ còn bị bắt làm trò tiêu khiển trong đánh giáp lá cà. Ở Roma, nô lệ còn bị biến
thành “lá chắn” cho chủ nô. Nô lệ khỏe mạnh bị huấn luyện thành đấu sĩ đưa ra đấu trường để
đấu kiếm hoặc với thú dữ => kết thúc cuộc chơi phải 1 kẻ bị gục ngã trên sàn đấu => bọn chủ
nô muốn hưởng cảm giác rùng rợn.
Tóm lại: Nô lệ làm ra mọi của cải cho xã hội từ lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng,
xuất khẩu, đến các công trình thủy lợi, công trình văn hóa.
Bọn chủ nô lệ được rảnh tay để hoạt động văn hóa, nghệ thuật và khoa học. Nô lệ lao
động chân tay mâu thuẫn chủ nô chuyên làm lao động trí óc, khoa học, nghệ thuật dẫn đến xã
hội có sự đối lập giữa lao động chân tay và lao động trí óc.
Không có nô lệ không có quốc gia Hi Lạp, La Mã không có văn hóa, nghệ thuật và khoa
học Hi Lạp, La Mã.
Thân phận:
+ Mặc dù có vai trò to lớn trong mọi mặt của đời sống xã hội, nhưng thân phận của
người nô lệ vô cùng thấp kém. Nô lệ bị gọi bằng những từ khinh miệt như “kẻ bị chết sống
lại”, “súc nô”, “công cụ biết nói”, “vật 2 chân”,
24
Varôn chia công cụ lao động làm 3 loại: Công cụ biết nói là nô lệ; Công cụ biết kêu là
súc vật; Công cụ câm là những công cụ do người sáng tạo ra như cái cày, cuốc, kiềm,
Số nô lệ càng đông thì giá càng rẻ, không bằng súc vật.
+ Luật La Mã không đảm bảo cho nô lệ một chút quyền lợi bào. Không có quyền lập gia
đình, không có của cải riêng, không có quyền làm chứng trước tòa.
Giai cấp chủ nô cho rằng sự tồn tại của nô lệ là điều tự nhiên. Luật La Mã cho phép chủ
nô sử dụng đến mức tối đa sức lao động của nô lệ, việc giết nô lệ xảy ra thường xuyên và
không bị pháp luật trừng trị.
Quan điểm của chủ nô là: Nếu nô lệ nào cứng cổ thì giết đi để làm gương; một nô lệ già
yếu không còn khả năng lao động để chết đói. Nếu nô lệ bỏ trốn, tìm cách bắt về, khắc chữ
lên mặt, cùm chân lại cho một trận đòn nhừ tử.
Nô lệ ở phương Đông, điều kiện trả tự do tương đối dễ: nữ nô lệ lấy người tự do mà có

con thì cả mẹ và con đều được giải phóng, nếu nô lệ chăm chỉ, biết nghe lời, được chủ tin cậy,
quý mến thì sẽ trả tự do cho họ.
Còn nô lệ La Mã thì bị vá chặt vào chủ nô. Chủ nô chỉ giải phóng cho nô lệ khi nào việc
đó đem lại lợi ích cho chủ nô – đó là khi lao động tập thể của nô lệ không còn thích hợp nữa,
năng suất lao động ở các Latiphunđia suy giảm.
Đấu tranh giai cấp:
- Ở phương Tây, do cấu trúc như vậy cho nên mâu thuẫn cơ bản của xã hội là chủ nô và
nô lệ. Nô lệ làm việc trong tất cả mọi nơi, mọi ngành nghề; thể hiện ra bằng những cuộc khởi
nghĩa của nô lệ kể cả khởi nghĩa vũ trang.
- Phương Tây có chuyện là nô lệ phá công cụ sản xuất (phương Đông công cụ sản xuất
thuộc sở hữu của người trực tiếp). Lý do giải thích tại sao trong suốt thời kì cổ đại phương
Tây không hề có chuyện cải tiến công cụ sản xuất rất nặng nề, thô sơ.
- Những cuộc đấu tranh bỏ trốn: Ở phương Tây, bỏ trốn khó khăn hơn rất nhiều. Nếu ai
bắt được, giữ được nô lệ của người khác thì phải có trách nhiệm bắt giữ trao trả lại cho chủ nô
của nó. Điều này đã trở thành luật định, cấu kết giữa các chủ nô để bảo vệ cho nhau (thường
chạy trốn lên núi). Khởi nghĩa nô lệ lớn nhất là khởi nghĩa Xpacatuxơ nhưng cũng bị đàn áp
đẫm máu.
2.3.3. Thành bang Aten và nền dân chủ chủ nô
* Sơ lược tiến trình lịch sử Hi Lạp
Dân Hy Lạp cổ đại gồm nhiều tộc người như người Êôliêng (Eolien), Akêăng (Acheen),
Đôriêng (Dorien) Lúc đầu các tộc người này đều gọi theo tên riêng từ thời bộ lạc của mình,
tới thế kỉ VIII-VII TCN các tộc người đó đều tự gọi một tên chung là Helen (Hellenes) và gọi
đất nước mình là Hella (Hella) tức Hy Lạp.
Lịch sử Hy Lạp cổ đại có thể chia làm các thời kì chính sau đây:
Thời kì văn hoá Cret-Myxen (Crete-Mycenae): Tại đảo Cret và Myxen, phía Nam bán
đảo Bancăng người ta đã tìm thấy dấu tích của một nền văn minh tồn tại từ khoảng thiên niên
kỉ III TCN tới thế kỉ XII TCN. Chủ nhân của nền văn hoá này là người Akêang.
Nền văn hoá Cret-Myxen còn để lại dấu tích các thành cổ, cung điện và một số hiện
vật bằng đồng thau. Cuối thế kỉ XII TCN, người Đôriêng với vũ khí bằng sẳt từ phương Bắc
tràn xuống tấn công, người Akêang chống đỡ không được và các quốc gia của người Akêang

đã bị tiêu diệt. Thời kì Cret-Myxen kết thúc.
25
Thời kì Homer (thế kỉ XI-IX TCN): Đời sau biết về giai đoạn này chủ yếu qua hai tập
sử thi của ông già mù Homer nên người ta lấy tên ông để đặt cho thời kì này.
Qua hai tập Iliát và Ôđixê, người ta nhận thấy xã hội Hy Lạp được mô tả trong giai
đoạn này là một xã hội nguyên thuỷ đang trên đường tan rã, xã hội có nhà nước đang hình
thành.
Thời kì thành bang (thế kỉ VIII-IV TCN): Đây là thời kì hình thành ở Hy Lạp hàng
trăm nhà nước nhỏ mà người ta gọi là các thành bang. Trong hàng trăm thành bang thời đó thì
quan trọng nhất là Aten và Xpác. Rất nhiều thành bang ở Hy Lạp thời đó sồng bằng nghề
công thương nghiệp. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của văn minh Hy Lạp.
Thế kỉ V TCN, các thành bang của Hy Lạp cũng đã phải chống lại sự xâm lượccủa đế
quốc Ba Tư và họ đã chiến thắng. Nhưng cuối thế kỉ V TCN thế giới Hy Lạp đã nổ ra một
cuộc nội chiến. Cuộc nội chiến này đã làm tất cả các thành bang suy yếu. Nhân cơ hội đó, một
thành bang ở phía bắc bán đảo Bancăng là Makêđônia (Macedonia) đã bắt tất cả các thành
bang khác phải thuần phục mình và Makêđônia cầm đầu thế giới Hy Lạp tấn công Ba Tư.
Thời kì Hy Lạp hoá (từ năm 337 đến 30 TCN): Sau khi đánh bại đế quốc Ba Tư, các
đội quân của Hy Lạp đã mang văn hoá Hy Lạp truyền bá khắp vùng tây Á và Bắc Phi.
Vì vậy người ta gọi thời kì này là thời kì Hy Lạp hoá. Đến thế kỉ I TCN, đế quốc La
Mã đang phát triển hùng mạnh đã thôn tính các vùng đất quanh Địa Trung Hải, Hy Lạp trở
thành một phần của đế quốc La Mã.
* Sự phát sinh, phát triển của nhà nước Aten
Aten là một đô thị nằm ở trên vùng Attich. Đây là một vùng có nhiều đồi núi, đồng
bằng hẹp và ít, đất rất xấu, thiếu nước, không thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp.
Tại vùng Đông Bắc Attich có 4 bộ lạc sinh sống, trên những khu vực đất đai khác nhau,
mỗi một bộ lạc có một hội nghị quý tộc bao gồm có tộc trưởng của các thị tộc và một tù
trưởng của bộ lạc do Đại hội nông dân bầu ra. Hội nghị quý tộc này làm nhiệm vụ quản lý
công việc chung của thị tộc, bộ lạc. Đại hội công dân là cơ quan quyền lực tối cao của bộ lạc,
ý chí của quần chúng vẫn được tôn trọng một cách song song.
Từ thế kỉ VIII TCN trở đi, ở vùng Đông Bắc Attich đã xuất hiện một số yếu tố làm tiền

đề cho sự ra đời của nhà nước: sự phát triển của sức sản xuất, xuất hiện hiện tượng mua bán
ruộng đất, xuất hiện cuộc phân công lao động xã hội, tách TCN ra khỏi nông nghiệp và
thương nghiệp cũng xuất hiện làm cho thị tộc Aten không còn như trước đây nữa, cư dân của
4 bộ lạc sống lẫn lộn, trà trộn với nhau, bộ lạc đã bắt đầu thu nhận những người không cùng
dòng máu, huyết tộc. Nhà nước Aten ra đời phù hợp với qui luật phát triển của lịch sử, bởi vì
nó ra đời từ sự tan rã của chế độ thị tộc bộ lạc, không có sự can thiệp của thế lực từ bên ngoài,
quá trình hình thành nhà nước diễn ra trong khung cảnh hòa bình, không có đổ máu, chiến
tranh xung đột, xã hội thị tộc chuyển dần từng bước sang xã hội có giai cấp và nhà nước.
Nhà nước Aten ra đời và hoàn thiện dần dần thông qua hàng loạt cuộc cải cách xã hội từ
cải cách Tê Đê -> Xôlông -> Cơlixten -> Pêricơlet. Thông qua những cuộc cải cách này, bộ
máy nhà nước ngày càng được củng cố, hoàn thiện, những tàn tích của xã hội thị tộc dần dần
bị thủ tiêu, nhà nước đó ngày càng có xu hướng dân chủ hóa, mở rộng quyền dân chủ về kinh
tế, chính trị cho người công dân Aten.
* Các cuộc cải cách xã hội và sự hoàn thiện nền dân chủ chủ nô
- Cải cách Tê dê

×