Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

TỔ CHỨC HẠCH TOÁN kế TOÁN và ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG tại NHÀ máy ĐÓNG tàu bến THUỶ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (263.55 KB, 41 trang )

Phần 1: TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY ĐÓNG TÀU BẾN THUỶ
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Nhà máy đóng tàu Bến Thuỷ
Nhà máy đóng tàu Bến Thuỷ có trụ sở đóng tại thị trấn Xuân An -
Huyện Nghi Xuân - Tỉnh Hà Tĩnh. Nhà máy là doanh nghiệp 100 % vốn Nhà
nước, được thành lập năm 1967 và đến năm 1997 thì được Chính phủ công
nhận trực thuộc Tổng công ty Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam (Vinashin).
Nhà máy đã có 35 năm kinh nghiệm đóng tàu vỏ thép, 25 năm kinh nghiệm
đóng tàu vỏ gỗ và 15 năm kinh nghiệm đóng tàu vỏ nhựa.
Trải qua biết bao thăng trầm lịch sử, Nhà máy ngày càng phát triển, sản
phẩm của Nhà máy ngày càng đa dạng, phong phú và khẳng định được vị thế
của mình trên thị trường. Quá trình hình thành và phát triển của Nhà máy có
thể chia thành hai giai đoạn chính:
−Giai đoạn từ năm 1967 đến năm 1997:
Năm 1967, Nhà máy được thành lập với tên gọi Xí nghiệp phao phà Hà
Tĩnh dưới sự quản lí trực tiếp của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh. Thời gian
này, Xí nghiệp chuyên sản xuất các phương tiện phà, sà lan và tàu thuyền loại
nhỏ phục vụ quân đội trong những năm chiến tranh.
Năm 1983, Nhà máy đổi tên thành Nhà máy đóng tàu Sông Lam, hoạt
động dưới sự quản lý của Sở Giao thông Nghệ Tĩnh.
Năm 1992, Nhà máy một lần nữa đổi tên thành Nhà máy đóng tàu Bến Thuỷ.
Trong giai đoạn này, qui mô của Nhà máy còn nhỏ, sản phẩm chủ yếu của
Nhà máy lúc này là các loại tàu vỏ thép và các loại tàu vỏ gỗ.
− Giai đoạn từ năm 1997 đến nay:
Năm 1997 Nhà máy được Chính phủ công nhận trực thuộc Tổng công
ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam (VINASHIN). Năm 1998, Nhà máy được
VINASHIN đầu tư vào dây chuyền đóng mới tàu vỏ nhựa Comopsite lớn nhất
nhì nước Việt Nam trên dây chuyền công nghệ Cộng hoà Ba Lan, một quốc
gia tiên tiến về ngành đóng tàu biển, Nhà máy trở thành một trong những Nhà
máy sản xuất tàu thuyền vỏ FPR hàng đầu Việt Nam. Từ tháng 6 năm 2002,
Nhà máy bắt đầu áp dụng bộ tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001 – 2000.
Cùng với sự đầu tư về công nghệ, Nhà máy được đầu tư thêm vốn do


đó quy mô của Nhà máy ngày càng được mở rộng. Nhà máy có hệ thống triền
dọc, ụ khô, cầu cảng, hệ thống bãi và các phân xưởng gia công cơ khí, phân
xưởng gia công vỏ tàu, làm sạch, phun sơn, máy lốc tôn,… đủ đảm bảo cho
đóng các loại tàu chở hàng khô, tàu chở dầu vỏ thép DWT. Hệ thống dây
chuyền chế tạo tàu vỏ Composite khép kín, được trang bị đồng bộ thiết bị
công nghệ Ba Lan chế tạo các loại tàu vỏ Composite có chiều dài lên tới 40m.
Năng lực cơ sở hạ tầng của Nhà máy gồm:
- Tổng diện tích mặt bằng toàn Nhà máy: 57.000 m
2
(mặt bằng được bê
tông hoá: 30.000 m
2
).
- Nhà xưởng: 4.200 m
2
.
- Triền đà 600 tấn: 01 bộ.
- Cẫu tàu 600 tấn: 01 bộ.
- Hào ngang (đường tiền ngang): 01 bộ.
- Xe triền các loại: 08 bộ.
- Đường triền dọc để triển khai thi công: 04 bộ dài 120 m/bộ.
- Máy móc thiết bị gia công theo công nghệ hiện đại của ngành đóng tàu
Việt Nam.
Đội ngũ cán bộ công nhân viên của Nhà máy hiện nay gồm hơn 450
người,trong đó:
- Kĩ sư chuyên ngành tàu biển (vỏ, máy, điện tàu thuỷ): 23 người
- Kĩ sư cơ khí chế tạo: 9 người.
- Công nhân chuyên ngành đóng tàu vỏ nhựa: 34 người.
- Kĩ sư đóng tàu vỏ nhựa được đào tạo ở Ba Lan: 06 người.
- Công nhân đóng tàu vỏ thép, công nhân cơ khí: 298 người.

- Trung cấp kĩ thuật, cao đẳng kĩ thuật: 79 người.
Một số chỉ tiêu tài chính của Nhà máy trong những năm gần đây:
Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Tổng doanh thu (đồng) 51.236.492.586 55.685.663.917 57.358.215.524
Lợi nhuận sau thuế (đồng) 248.098.265 281.847.954 276.196.531
Tổng TS bìnhquân(đồng)
49.368.986.58
4
51.769.532.867 83.458.166.183
TN bình quân CNV (đồng) 1.279.543 1.307.266 1.356.247
Biểu 1.1: Một số chỉ tiêu tài chính của Nhà máy đóng tàu Bến Thuỷ.
Qua biểu trên, ta có thể thấy doanh thu của Nhà máy năm 2005 tăng
hơn 4 tỉ đồng so với năm 2004 tương ứng với 7.8 %, năm 2006 tăng hơn 1,5 tỉ
so với năm 2005, tương ứng với 2.7 %. Lợi nhuận sau thuế năm 2005 tăng
hơn 33 triệu đồng, tương ứng với 13,60 %. Mặc dù doanh thu năm 2006 tăng
so với năm 2005 nhưng lợi nhuận năm 2006 lại giảm so với năm 2005 hơn
5,6 triệu đồng, tương ứng với 2,0 %. Quy mô của Nhà máy đã được mở rộng
thể hiện ở việc tổng tài sản bình quân năm 2005 tăng hơn 2 tỉ đồng so với
năm 2004 tương ứng với 4,86 %. Đặc biệt, năm 2006, tổng tài sản bình quân
tăng gần 32 tỉ đồng so với năm 2005, tương ứng với 61,31 %, trong đó chủ
yếu là tăng về tài sản cố định. Điều này là do Nhà máy đã được đầu tư thêm
vốn, mở rộng quy mô. Cuối năm 2006, Nhà máy đã hoàn thành việc xây dựng
thêm 2 nhà điều hành, phân xưởng vỏ và hệ thống cần cẩu trục.
Tình hình đời sống của cán bộ công nhân viên của Nhà máy trong
những năm gần đây đã phần nào được cải thiện, thể hiện qua chỉ tiêu thu nhập
bình quân của công nhân viên trong năm 2005 tăng 27.723 đồng, tương ứng
với 2,16 %, năm 2006 tăng 48.981 đồng, tương ứng với 3,75 %.
Nhìn chung, quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy trong
những năm gần đây đã được mở rộng và tình hình hoạt động của Nhà máy đã
khởi sắc so với những năm trước đây.

Với đội ngũ cán bộ công nhân viên lành nghề, giàu kinh nghiệm, có
năng lực sáng tạo, Nhà máy đã tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, được
người tiêu dùng tín nhiệm. Sản phẩm của Nhà máy hiện có rộng khắp thị
trường trong nước. Nhiều sản phẩm của Nhà máy đã được trao tặng huy
chương các loại qua các kỳ hội chợ, triển lãm quốc gia hàng năm. Nhà máy sẽ
tiếp tục phát triển, nâng cao các nguồn lực để cạnh tranh với các doanh
nghiệp cùng ngành hàng khác về năng suất và chất lượng sản phẩm.
Nhà máy luôn sẵn sàng hợp tác, đầu tư phát triển, liên doanh, liên kết
trong sản xuất kinh doanh với các doanh nghiệp, đơn vị trong và ngoài nước
thuộc các thành phần kinh tế trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi.
1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy hoạt động kinh doanh
1.2.1. Phương thức tổ chức bộ máy quản lí
Nhà máy đóng tàu Bến Thuỷ là một doanh nghiệp nhà nước có chức
năng thực hiện đầy đủ mọi công đoạn của quá trình sản xuất, từ khâu mua
nguyên vật liệu đến xác định kết quả sản xuất kinh doanh, bộ máy hoạt động
sản xuất kinh doanh của Nhà máy được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng,
bao gồm Ban giám đốc, cơ cấu các phòng ban và các phân xưởng sản xuất.
Theo kiểu tổ chức này, những quyết định quản lý do các phòng chức
năng nghiên cứu, đề xuất, khi được thủ trưởng thông qua sẽ biến thành mệnh
lệnh được truyền đạt từ trên xuống dưới theo tuyến đã quy định. Như vậy các
phòng chức năng có nhiệm vụ tham mưu cho toàn bộ hệ thống trực tuyến.
Kiểu cơ cấu tổ chức này vừa phát huy được năng lực chuyên môn của các
phòng chức năng vừa đảm bảo quyền chỉ huy của hệ thống trực tuyến.
1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban chức năng
Theo mô hình tổ chức trên có thể khái quát chức năng nhiệm vụ của
ban lãnh đạo và các phòng ban như sau:

Ban Giám đốc:
− Giám đốc:
Có chức năng tổ chức và điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất kinh

doanh, công tác đầu tư phát triển của Nhà máy,chịu trách nhiệm trước pháp
luật về hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy.
−Phó giám đốc thường trực:
Có chức năng tham mưu cho giám đốc về hoạt động sản xuất kinh doanh
của Nhà máy, đảm bảo hệ thống quản lý chất lượng được xây dựng, thực hiện và
duy trì, thay mặt giám đốc giải quyết mọi việc khi giám đốc đi vắng.
− Phó giám đốc điều hành sản xuất:
Tham mưu, giúp việc cho giám đốc Nhà máy về lĩnh vực chỉ huy điều
hành sản xuất, thay mặt giám đốc giải quyết các công việc khi giám đốc đi
vắng. Giám đốc điều hành sản xuất có nhiệm vụ chỉ đạo công tác sản xuất của
Nhà máy.
− Phó giám đốc công nghệ thị trường:
Tham mưu, giúp việc cho giám đốc về lĩnh vực công nghệ thị
trường, thương mại, chủ trì công tác khai thác, mở rộng thị trường.

Các phòng ban:
− Phòng Kế hoạch - Thị trường:
Tham mưu, giúp việc cho lãnh đạo Nhà máy trong lĩnh vực quản lí điều
hành công tác kế hoạch sản xuất kinh doanh. Phòng Kế hoạch thị trường có
nhiệm vụ xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của Nhà máy hàng năm,
khai thác, tìm kiếm thị trường, theo dõi tổng hợp quá trình thực hiện hợp đồng
kinh tế, quyết toán sản phẩm, công tác hậu mãi sau bán hàng.
−Phòng Tổ chức - Tiền lương:
Tham mưu cho Ban giám đốc về lĩnh vực điều hành chỉ huy, tổ chức
sản xuất và lao động - tiền lương, giúp việc cho giám đốc lập phương án tổ
chức bộ máy cán bộ, lao động, tiền lương, đào tạo, khen thưởng, kỉ luật, đồng
thời thực hiện chính sách đối với người lao động và công tác bảo hiểm lao
động, y tế, công tác quản lí hộ tịch, hộ khẩu.
− Phòng Kĩ thuật - Sản xuất:
Tham mưu cho Ban giám đốc về lĩnh vực điều hành, chỉ huy và tổ chức

sản xuất. Phòng Kĩ thuật - Sản xuất có nhiệm vụ trực tiếp tổ chức chỉ đạo thi
công các sản phẩm đóng mới, sửa chữa và các sản phẩm khác theo hợp đồng
kí kết giữa Nhà máy với khách hàng, chịu trách nhiệm thiết kế công nghệ, lập
các quy trình kĩ thuật, giám sát quá trình thực hiện.
−Phòng Kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCS):
Tham mưu, giúp việc cho giám đốc Nhà máy trong lĩnh vực kiểm tra
chất lượng sản phẩm trong quá trình thi công heo quy trình quy phạm và tiêu
chuẩn đăng kiểm trong nước và quốc tế.
−Phòng Vật tư - Quản lí thiết bị:
Tham mưu cho Ban giám đốc về việc cung ứng và sử dụng vật tư theo yêu
cầu sản xuất kinh doanh. Phòng vật tư – Quản lí thiết bị có nhiệm vụ cung ứng,
quản lí và xuất nhập vật tư, thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh toàn Nhà máy.
− Phòng Tài chính - Kế toán:
Tham mưu cho giám đốc Nhà máy về công tác kế toán tài chính, thống
kê theo đúng luật tài chính và luật của Doanh nghiệp nhà nước quy định.
Phòng Tài chính - Kế toán có nhiệm vụ tổ chức hạch toán kinh tế về hoạt
động sản xuất kinh doanh của Nhà máy theo đúng pháp lệnh kế toán thống kê
của Nhà nước, tổng hợp kết quả sản xuất kinh doanh, lập báo cáo kế toán
thống kê, phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh để phục vụ cho việc kiểm
tra thực hiện kế hoạch của Nhà máy.
− Phòng Hành chính - Quản trị:
Tham mưu cho giám đốc, phó giám đốc thường trực về lĩnh vực hành
chính - quản trị, giám sát việc xây dựng và thực hiện thủ tục nghiệp vụ tổ
chức hành chính phù hợp với quy chế Nhà máy và pháp luật của Nhà nước,
đồng thời đảm bảo trước trưởng ban ISO, trước đại diện lãnh đạo về chất
lượng việc duy trì và áp dụng có hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng theo
tiêu chuẩn ISO 9001 – 2000 vào trong công việc hang ngày để nâng cao chất
lượng sản phẩm, hiệu quả công tác.
− Phòng Kĩ thuật bảo vệ - quân sự:
Tham mưu cho lãnh đạo Nhà máy về công tác giữ gìn an ninh trật tự

doanh nghiệp, công tác bảo vệ và quản lí tài sản, bảo vệ bí mật công nghệ,
công tác phòng chống bão lụt.
- Ban quản lí dự án đầu tư:
Tham mưu cho giám đốc về các vấn đề có liên quan đến dự án đầu tư phát
triển Nhà máy.

Các phân xưởng:
− Phân xưởng Composite:
Là đơn vị trực thuộc tham mưu cho giám đốc trong lĩnh vực chỉ huy
điều hành và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của phân xưởng do Nhà
máy giao, chịu trách nhiệm quản lí toàn bộ nguồn lực, tài sản máy móc thiết
bị, nhà xưởng,hạ tầng cơ sở lien quan đến lĩnh vực đóng mới tàu vỏ nhựa.
− Phân xưởng vỏ thép:
Là đơn vị trực thuộc tham mưu cho giám đốc trong lĩnh vực chỉ huy
điều hành và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của phân xưởng do Nhà
máy giao. Có nhiệm vụ quản lí toàn bộ nguồn lực, tài sản máy móc thiết bị,
nhà xưởng, hạ tầng cơ sở liên quan đến lĩnh vực đóng mới tàu thuỷ.
− Phân xưởng cơ điện:
Là đơn vị trực thuộc tham mưu cho giám đốc trong lĩnh vực chỉ huy,
điều hành và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của phân xưởng do Nhà
máy giao, có nhiệm vụ tiến hành lắp đặt, thi công các thiết bị điện trên các sản
phẩm tàu thuỷ của Nhà máy.
Tổ chức bộ máy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có thể khái
quát bằng sơ đồ sau:
Ghi chú: Quan hệ trực tuyến:
Quan hệ kết hợp:
Sơ đồ 1.1 : Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý điều hành Nhà máy đóng tàu Bến Thuỷ
GIÁM ĐỐC
Phó Giám đốc
thường trực

Phó Giám đốc
phụ trách thị trường
Phó Giám đốc
điều hành sản xuát
Ban
Quản
lí dự
án
Phòng
Kế
hoạch-
Thị
trường
Phòng
Tổ
chức-
Tiền
lương
Phòng
Bảo
vệ-
Quân
sự
Phòng
Hành
chính-
Quản
trị
Phòng
Kế

toán-
Tài
chính
Phòng

thuật-
Sản
xuất
Phòng
Vật
tư-
Thiết
bị
Phòng
Kiểm
tra chất
lượng
sản
phẩm
Phân xưởng

Composite
Phân xưởng
Cơ Điện
Phân xưởng
Vỏ thép
Các tổ sản xuấtCác tổ sản xuấtCác tổ sản xuất
1.3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
Nhà máy đóng tàu Bến Thuỷ sản xuất và sửa chữa nhiều loại sản phẩm,
hoạt động chính của Nhà máy là đóng mới và sửa chữa các phương tiện vận

tải thuỷ. Hiện nay Nhà máy đang ưu tiên đóng các loại tàu thép có trọng tải
lớn để xuất khẩu sang các thị trường Châu Âu. Nhà máy sắp triển khai các sản
phẩm như: Tàu 6800 tấn, 7000 tấn, 15000 tấn,…
Sản phẩm của Nhà máy được quản lí theo ISO 9001-2000 thoả mãn
các yêu cầu của đăng kiểm. Các sản phẩm được thi công theo phương pháp
phân chia phân tổng đoạn, đấu đà trên triền hạ thuỷ. Đây là phương pháp thi
công tiên tiến được nhiều cường quốc đóng tàu trên thế giới áp dụng.
Có thể khái quát quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm qua 7 bước sau:
− Bước 1 – Gia công chi tiết: Tổ cắt CNC và các tổ sản xuất nhận vật tư
(tôn, sắt thép, dây điện…) tại kho vật tư đem vào gia công.
−Bước 2 - Lắp ráp chi tiết: Các tổ sản xuất nhận các chi tiết đã gia công ở tổ
cắt CNC và các chi tiết tự gia công ở tổ sản xuất đến bệ khuôn nơi tiến hành
lắp ráp các phân tổng đoạn. Sau khi phòng Kiểm tra chất lượng sản phẩm và
đăng kiểm nghiệm thu bệ khuôn và các chi tiết đã gia công theo bản vẽ công
nghệ và bản vẽ cắt CNC, các tổ sản xuất bắt đầu tiến hành lắp ráp các chi tiết
đã gia công trên bệ khuôn.
− Bước 3 – Hàn các chi tiết: Các tổ sản xuất tiến hành hàn các chi tiết đã lắp
ráp thành các tổng đoạn.
− Bước 4 - Lắp ráp tôn vỏ: Sau khi hàn xong các chi tiết, các tổ sản xuất bắt
đầu lắp ráp tôn vỏ cho các tổng đoạn.
− Bước 5 – Hàn tôn vỏ: Khi việc lắp ráp các tôn vẽ đã được kiểm tra chất
lượng theo bản vẽ công nghệ và quy định của quy phạm, các tổ hàn tiến hành
hàn tôn vỏ.
− Bước 6 - Sơn: Phòng Kiểm tra chất lượng sản phẩm và đăng kiểm kiểm tra
nghiệm thu hàn tôn vỏ, sau đó phân xưởng vỏ bàn giao cho phân xưởng ụ đà
làm sạch, sơn chống gỉ các tổng đoạn.
− Bước 7 - Đấu tổng đoạn: Đưa các tổng đoạn lên đà trượt hạ thuỷ để đấu
các tổng đoạn thành một con tàu hoàn chỉnh.
Sau khi hoàn thành, phòng Kĩ thuật - Sản xuất tiến hành thử tàu tại bến
và thử tàu đường dài. Khi thử tàu thành công, sản phẩm sẽ được giao cho

khách hàng theo hợp đồng đã kí kết.
1.4. Đặc điểm thị trường, sản phẩm
1.4.1. Đặc điểm sản phẩm
Sau 40 năm hoạt động, sản phẩm của Nhà máy đóng tàu Bến Thuỷ
ngày càng đa dạng và phong phú. Đóng tàu là một nghành công nghệp nặng
do đó các sản phẩm của Nhà máy cũng mang những đặc điểm chung của các
sản phẩm công nghiệp nặng. Giá trị của sản phẩm sản xuất lớn do đó cần khối
lượng vật tư và số lượng lao động nhiều, thời gian thi công dài. Thời gian
quay vòng vốn lâu vì vậy cần phải có nguồn vốn lớn. Việc sản xuất sản phẩm
của Nhà máy đòi hỏi phải có trang thiết bị với công nghệ tiên tiến và hiện đại.
Tuổi thọ của sản phẩm dài. Do giá trị sản phẩm lớn nên lợi nhuận thu được từ
một sản phẩm cao.
Ngoài những đặc điểm chung trên Nhà máy còn có sản phẩm tàu vỏ
composite với những đặc điểm riêng như yêu cầu về tính thẩm mĩ cao, trang
thiết bị nội thất hiện đại với các tiêu chuẩn khắt khe. Loại sản phẩm này
không cần nhiêu nhân công nhưng giá thành lại cao, thời gian quay vòng vốn
nhanh, lợi nhuân cao.
1.4.2. Đặc điểm thị trường
Ngành công nghiệp tàu thuỷ của nước ta cũng như Nhà máy đóng tàu
Bến Thuỷ có một thị trường khá rộng lớn bao gồm cả thị trường trong nước
và nước ngoài. Nhà máy có các khách hàng thường xuyên đến từ các nước
Nhật Bản, Hà Lan, Ba Lan, Đức, Pháp,…Ngoài ra Nhà máy còn có một thị
trường sôi động trong nước như các Công ty vân tải sôi động trong nước như
Vinasinhe,Vinaline,…Sản phẩm của Nhà máy còn phục vụ cho các đơn vị
ngành như Bộ Quốc phòng, Tổng cục Hải quan,…
Bên cạnh các sản phẩm phục vụ cho các đơn vị trên, Nhà máy còn sản
xuất các sản phẩm gia dụng bằng vật liệu composite nên thị trường tiêu thụ
sản phẩm của Nhà máy còn bao gồm cả các hộ gia đình.
Ngoài việc đóng mới và sửa chữa tàu thuỷ, Nhà máy còn sản xuất các
loại vật tư , thiết bị phục vụ cho các đơn vị bạn trong tập đoàn như Nhà máy

đóng tàu Nam Triệu, Nhà máy đóng tàu Bạch Đằng,…
Phần 2: TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI NHÀ MÁY
ĐÓNG TÀU BẾN THUỶ
2.1.Tổ chức bộ máy kế toán
2.1.1. Phương thức và mô hình bộ máy kế toán
Bộ máy kế toán ở Nhà máy đóng tàu Bến Thuỷ được tổ chức theo mô
hình tập trung, có nghĩa là đơn vị chỉ mở một bộ sổ kế toán, tổ chức một bộ
máy kế toán để thực hiện tất cả các giai đoạn hạch toán ở tất cả các phần hành
kế toán. Phòng kế toán trung tâm của đơn vi phải thực hiện tất cả các công tác
kế toán từ lập đến thu, nhận chứng từ, ghi sổ, xử lý thông tin trên hệ thống
báo cáo phân tích và tổng hợp của đơn vị. Ở các phân xưởng, Nhà máy có bố
trí các nhân viên thống kê có nhiệm vụ theo dõi, ghi chép, hạch toán ban đầu
về ngày, giờ công lao động, lượng vật tư tiêu hao, chi phí phân xưởng và
chuyển chứng từ về cho phòng kế toán trung tâm chứ không tổ chức hạch toán
riêng. Quan hệ giữa các nhân viên trong bộ máy kế toán là quan hệ theo kiểu
trực tuyến, tức là kế toán trưởng trực tiếp điều hành các nhân viên kế toán phần
hành không thông qua trung gian nhận lệnh.
2.1.2. Phân công lao động kế toán
Bộ máy kế toán trên giác độ tổ chức lao động kế toán là tập hợp đồng
bộ các nhân viên lao động kế toán để đảm bảo thực hiện khối lượng công tác
kế toán phần hành với đầy đủ chức năng thông tin và kiểm tra.Các nhân viên
trong bộ máy kế toán có mối liên hệ chặt chẽ qua lại xuất phát từ sự phân
công lao động phần hành trong bộ máy kế toán. Cụ thể bộ máy kế toán của
Nhà máy có 7 nhân viên với các chức năng nhiệm vụ như sau:
− Kế toán trưởng (trưởng phòng Tài chính - Kế toán):
Có chức năng tham mưu, giúp giám đốc Nhà máy chỉ đạo thực hiện
toàn bộ công tác kế toán thống kê, thông tin kinh tế và hạch toán kế toán ở
Nhà máy theo cơ chế quản lí sản xuất kinh doanh theo đúng chế độ quản lí tài
chính của Nhà nước.Thực hiện các chính sách, chế độ về công tác tài chính kế
toán, kiểm tra tính pháp lí của các loại hợp đồng.

- Phó phòng kiêm kế toán vật tư:
Giúp việc cho trưởng phòng, thay mặt trưởng phòng giải quyết các
công việc khi trưởng phòng đi vắng, cùng chịu trách nhiệm với trưởng phòng
các phần việc công.
Phó phòng kiêm kế toán vật tư, do đó trực tiếp thực hiện các phần
việc: theo dõi và ghi chép biến động tăng giảm về nguyên vật liệu, công cụ,
dụng cụ và thành phẩm từ khâu tiếp nhận va kiểm tra chứng từ đến khâu ghi
sổ kế toán phần hành, làm cơ sở đối chiếu với thủ kho về số lượng vật tư thực
tế có ở kho tại thời điểm kiểm kê.
- Kế toán tổng hợp kiêm kế toán chi phí và giá thành:
Có nhiệm vụ hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm, so sánh, đối
chiếu, tổng hợp số liệu từ các bộ phận kế toán, thực hiện công tác kế toán cuối
kì, lập các báo cáo tài chính.
- Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương:
Căn cứ vào ngày công đã được phòng Tổ chức - Tiền lương xác nhận để
tính lương, các khoản trích theo lương và phụ cấp của từng người ở từng bộ
phận, phòng ban, đối chiếu với tiền lương ở từng phân xưởng, lập bảng tổng
hợp tiền lương từng phân xưởng và toàn Nhà máy, đồng thời phân bổ tiền
lương theo quy định, theo dõi tình hình vay mượn, tạm ứng của từng đối tượng,
theo dõi việc trích lập và sử dụng quỹ lương của Nhà máy.
- Kế toán tiền mặt và tiền gửi:
Theo dõi sự biến động tăng, giảm của tiền mặt tại quỹ, tiền gửi tại các
ngân hàng, đối chiếu số liệu trên sổ sách với số liệu thực tế tại quỹ và tại các
ngân hàng và các chứng từ xác nhận công nợ.
- Kế toán tài sản cố định, kế toán thuế:
Theo dõi tài sản cố định hiện có cũng như tình hình tăng giảm tài sản
cố định của Nhà máy về đối tượng sử dụng, nguyên giá tài sản cố định, giá trị
hao mòn, giá trị còn lại, tính và lập bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định,
thực hiện kiểm kê, đánh giá lại giá trị tài sản cố định theo quy định, tính và
theo dõi tình hình thanh toán thuế và các khoản phải nộp ngân sách khác.

- Kế toán thanh toán:
Kế toán thanh toán thực hiện việc theo dõi chi tiết từng khách hàng về
giá trị tiền hàng, thời hạn thanh toán và tình hình thanh toán của từng khách
hàng, theo dõi các hợp đồng thế chấp, bảo lãnh, các giấy tờ có giá trị như tiền
để thực hiện mua hàng, thanh toán chậm của khách hàng. Ngoài ra kế toán
thanh toán còn theo dõi việc thanh toán các khoản công nợ với nhà cung cấp,
kiểm tra tính hợp lệ của các chứng từ trước khi thanh toán, theo dõi các khoản
phải thu, phải trả khác.
Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của Nhà máy có thể khái quát qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy kế toán.
2.2.Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán
2.2.1. Khái quát chung về hệ thống chứng từ kế toán
Hiện nay, Nhà máy đã đăng kí sử dụng hầu hết các mẫu chứng từ do
Bộ Tài chính ban hành. Hệ thống chứng từ của Nhà máy bao gồm:
∗ Chứng từ lao động- tiền lương gồm có:
Bảng chấm công, bảng chấm công làm thêm giờ, bảng thanh toán tiền lương,
bảng thanh toán tiền thưởng, giấy đi đường, phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công
việc hoàn thành, bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội,…
∗ Chứng từ hàng tồn kho gồm có:
Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ,
sản phẩm, hàng hoá, bảng phân bổ nguyên vật liêu, công cụ, dụng cụ,…
∗ Chứng từ tiền tệ gồm có:
Phiếu chi, phiếu thu, giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh toán tiền tạm
ứng, giấy đề nghị thanh toán,…
Kế toán
tổng
hợp
kiêm kế
toán chi
phí và

giá
thành
Kế toán trưởng
Kế toán
tiền
lương
và các
khoản
trích
theo
lương
Kế toán
tiền mặt

tiền gửi
Kế toán
tài sản
cố định,
kế toán
thuế
Kế toán
thanh
toán
Phó
phòng
kiêm kế
toán vật

∗ Chứng từ tài sản cố định gồm có:
Biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản thanh lí TSCĐ, biên bản giao

nhận TSCĐ, biên bản đánh giá lại TSCĐ, bảng tính và phân bổ khấu hao
TSCĐ,…
Tuy nhiên do đặc điểm sản xuất, kinh doanh, Nhà máy không sử dụng
một số chứng từ như:
- Bảng kiểm kê vàng bạc, kim khí , đá quý.
- Thẻ quầy hàng.
- Bảng thanh toán hàng đại lí, kí gửi.
- Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lí.
- Bảng thanh toán tiền thuê ngoài.
- ….
Các chứng từ được lập và luân chuyển theo quy định của Bộ Tài chính.
2.2.2. Nội dung một số chứng từ đặc thù
Việc tổ chức hệ thống chứng từ kế toán cần tuân thủ những quy định
chung của Bộ Tài chính, tuy nhiên các doanh nghiệp nói chung và Nhà máy
đóng tàu Bến Thuỷ nói riêng cần phải thiết kế khối lượng chứng từ phù hợp
với những đặc điểm riêng của đơn vị mình. Điều này cần căn cứ vào quy mô
sản xuất và trình độ quản lý để của Nhà máy. Do vậy, ngoài những chứng từ
được lập và luân chuyển theo quy định của Bộ Tài chính, Nhà máy còn lập
các chứng từ khác. Dưới đây là một số chứng từ đặc thù:
Phiếu khoán việc:
Định kì, phòng Kĩ thuật - Sản xuất dựa vào kế hoạch sản xuất của Nhà
máy, lập Phiếu giao việc chuyển xuống cho các phân xưởng. Các tổ sản xuất
thuộc các phân xưởng sẽ thực hiện theo công việc đã được giao. Cuối tháng,
đốc công căn cứ vào tình hình thực tế sản xuất sản phẩm, lập Phiếu khoán
việc cho biết nội dung công việc của tổ sản xuất đã thực hiện trong tháng.
Đốc công chuyển lên cho quản đốc phân xưởng, sau đó, cán bộ kĩ thuật và
phòng Kiểm tra chất lượng sản phẩm tiến hành kiểm tra chất lượng công việc
rồi trình lên Ban lãnh đạo kí duyệt. Khi đã đầy đủ các chữ kí cần thiết, Phiếu
khoán việc được chuyển cho phòng Tổ chức - Tiền lương để làm căn cứ để
tính lương và tạm ứng lương cho công nhân sản xuất ở các phân xưởng. Cuối

cùng, Phiếu này được đưa về phòng Tài chính - Kế toán để ghi sổ và lưu.
Phiếu khoán việc được lập theo mẫu sau:
PHIẾU KHOÁN VIỆC
Kí hiệu: 7.5TT01BM27
Lần sửa đổi: 02
Ngày ban hành: 31/08/06
Trang:
Hà Tĩnh, ngày…tháng…năm…
Đơn vị thi công:
Tên sản phẩm:
Ngày bắt đầu: Ngày hoàn thành:
STT Nội dung công việc Đơn vị Số lượng Công hoặc tiền Đơn giá Thành tiền
Tổng số tiền: Bằng chữ:
Số tiền đã ứng kì trước: Bằng chữ:
Đề nghị tạm ứng tháng: Số tiền:
Đề nghị thanh toán tháng: Số tiền:
Duyệt:
Tổ sản xuất Đốc công Cán bộ kĩ thuật Cán bộ KCS
Quản đốc phân xưởng TP. Kĩ thuật - Sản xuất TP. KCS Duyệt
Biểu 2.1: Mẫu Phiếu khoán việc
Quyết toán chi tiết kèm theo phiếu khoán việc:
Cùng với Phiếu khoán việc, Quyết toán chi tiết kèm theo phiếu khoán
việc được đốc công ở các phân xưởng lập vào cuối mỗi tháng và chuyển cho
cán bộ quyết toán. Cán bộ quyết toán thực hiện quyết toán xong, sau đó
chuyển lên cho phòng Kĩ thuật - Sản xuất, trưởng phòng Kĩ thuật - Sản xuất
kí và trình lên cho giám đốc kí duyệt. Căn cứ vào Quyết toán chi tiết kèm
theo phiếu khoán việc, phòng Vật tư - Thiết bị tính ra số vật tư đã sử dụng hết
ứng với phần công việc đã hoàn thành trong tháng. Sau đó, Quyết toán chi tiết
kèm theo phiếu khoán việc được chuyển xuống cho phòng Tài chính - Kế toán
để ghi sổ và lưu, đây cũng là căn cứ để kế toán lập Báo cáo tiến độ sản xuất.

Quyết toán chi tiết kèm theo phiếu khoán việc được lập theo mẫu sau:
Kí hiệu: 7.5TT01BM29
Lần sửa đổi: 02
Ngày ban hành: 31/08/06
TỔNG CT CN TÀU THUỶ VIỆT NAM CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
NHÀ MÁY ĐÓNG TÀU BẾN THUỶ
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số : / NTQT
QUYẾT TOÁN CHI TIẾT KÈM THEO PHIẾU KHOÁN VIỆC
Tên sản phẩm:…………………………………………………
Nội dung công việc:…………………………………………
Đơn vị thi công:……………………………………………….
TT HẠNG MỤC ĐƠN VỊ TÍNH SỐ LƯỢNG ĐƠN GIÁ THÀNH TIỀN GHI CHÚ
Ngày … tháng … năm….
Duyệt Trưởng phòng KT-SX Cán bộ quyết toán Đơn vị thi công
Biểu 2.2: Mẫu Quyết toán chi tiết kèm theo phiếu khoán việc
Bảng phân bổ vật tư:
Kế toán dùng phương pháp giá bình quân cả kì dự trữ làm phương pháp
tính giá hàng xuất kho. Bảng phân bổ vật tư của Nhà máy cũng được thiết kế
khác với biểu mẫu của Bộ Tài chính ban hành.
Bảng phân bổ vật tư được lập vào cuối mỗi tháng nhằm phản ánh tổng
giá trị nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ xuất dùng trong tháng và phân bổ giá
trị nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ cho các đối tượng sử dụng hàng tháng.
Bảng này còn dùng để phân bổ giá trị công cụ, dụng cụ xuất dùng một lần có giá
trị lớn, thời gian sử dụng dưới một năm hoặc trên một năm đang được phản ánh
trên Tài khoản 142 hoặc Tài khoản 242. Ngoài ra, bảng này còn có cột “Điện
năng” để phân bổ giá trị điện năng sử dụng trong tháng cho các đối tượng.
Bảng phân bổ vật tư do kế toán vật tư lập căn cứ vào các chứng từ xuất
kho vật tư. Giá trị nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ xuất kho trong tháng phản
ánh trong Bảng phân bổ vật tư được dùng để làm căn cứ để ghi vào bên Có các

Tài khoản 152, 153, 142, 242 của các Bảng kê, Nhật kí - Chứng từ và các sổ kế
toán có liên quan. Số liệu trên Bảng phân bổ đồng thời được sử dụng để tập
hợp chi phí tính giá thành sản phẩm, dịch vụ.
Bảng phân bổ vật tư được lập theo mẫu sau ở trang sau:
BẢNG PHÂN BỔ VẬT TƯ THÁNG 8/2006
(Từ phiếu xuất 332 đến 471)
Chứng từ
Tên sản
phẩm
Nợ Có
Tên
tổ
Vật tư
Đơn
vị
tính
Số
lượng
Thành
tiền
Điện
năng
Số
hiệu
Ngày
tháng
332
337
341
14/8

15/8
24/8
Mố kê
Mố kê
Tủ dụng cụ
………….
142
142
142
152
152
152
Hàn 1
Việt
Hàn 2
Tôn 10
Oxy
Que hàn 4
Kg
Chai
Kg
120
1
30
1 154 280
43 000
313 680
-
-
299 503

Cộng 142
336
338
14/8
15/8
Tàu 4000T
Tàu 4000T
…………
621
621
152
152
Hàn 1
Hàn 2
Oxy
Đá mài
Chai
Viên
5
2
215 000
29 490
Cộng tàu
4000 T
…………
Cộng
Ngày 31 tháng 8 năm 2006
Kế toán theo dõi: Kế toán trưởng:
(Kí, ghi rõ họ tên) (Kí, ghi rõ họ tên)
Biểu 2.3 : Mẫu Bảng phân bổ vật tư

2.3.Tổ chức vận dụng hệ thống Tài khoản kế toán
2.3.1.Khái quát chung về hệ thống Tài khoản kế toán
Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, hệ thống Tài khoản
(TK) sử dụng của Nhà máy bao gồm hầu hết các Tài khoản theo Quyết định
số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Tuy nhiên, do những đặc điểm riêng trong điều kiện hoạt động sản xuất kinh
doanh, Nhà máy hầu như không sử dụng các Tài khoản như: TK 113, TK 121,
TK 128, TK 129, TK 139, TK 151, TK 155, TK 156, TK 158, TK 159, TK
161, TK 217, TK 221, TK 222, TK 223, TK 229, TK 243, TK 244, TK 337,
TK 343, TK 344, TK 347, TK 351, TK 352, TK 412, TK 418, TK 419, TK
461, TK 466, TK 512, TK 521, TK 531, TK 532, Tk 611, TK 623, TK 631,
Tk 641, TK 002, TK 008.
Nhìn chung, tên gọi, nội dung, kết cấu các Tài khoản được sử dụng
giống như Chế độ kế toán do Bộ Tài chính ban hành.
2.3.2. Nội dung một số Tài khoản đặc thù
Hệ thống Tài khoản kế toán của Nhà máy không chỉ tuân thủ theo
những quy định chung của Quyết định 15/2006/QĐ-BTC mà còn được Nhà
máy vận dụng một cách linh hoạt, phù hợp với những đặc thù riêng trong hoạt
động sản xuất kinh doanh của đơn vị mình. Cụ thể:
Tài khoản 112 “Tiền gửi ngân hàng”: Được dùng để hạch toán các
khoản tiền gửi hoặc các khoản thanh toán qua Ngân hàng. Tài khoản 112 gồm
có 2 tài khoản cấp 2:
TK 1121 “Tiền Việt Nam”: Phản ánh các khoản tiền Việt Nam đang
gửi ở Ngân hàng.
TK 1122 “Ngoại tệ”: Phản ánh các khoản ngoại tệ đang gửi ở Ngân
hàng đã quy đổi ra tiền Việt Nam.
Hiện nay, Nhà máy thực hiện các giao dịch chủ yếu qua các ngân hàng:
Ngân hàng Ngoại thương – chi nhánh Nghi Xuân – Hà Tĩnh, Ngân hàng Công
thương Bến Thuỷ, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Nghệ An, do đó các tài
khoản cấp 2 lại được chi tiết thành các tài khoản cấp 3 như sau:

TK 11211 “Tiền Việt Nam gửi Ngân hàng Ngoại thương – Chi nhánh
Nghi Xuân – Hà Tĩnh”.
TK 11212 “Tiền Việt Nam gửi Ngân hàng Công thương Bến Thuỷ”.
TK 11213 “Tiền Việt Nam gửi Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Nghệ An”.
TK 11221 “Ngoại tệ gửi Ngân hàng Ngoại thương – Chi nhánh Nghi
Xuân – Hà Tĩnh”.
TK 11222 “Ngoại tệ gửi Ngân hàng Công thương Bến Thuỷ”.
TK 11223 “Ngoại tệ gửi Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Nghệ An”.
Tài khoản 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”:
Nhà máy cùng một lúc sản xuất nhiều sản phẩm đơn chiếc như tàu
4000 T, tàu đẩy, sà lan lash,…Do đó, Tài khoản 154 “Chi phí sản xuất kinh
doanh dở dang” được mở chi tiết theo các sản phẩm sản xuất như:
TK 154 – T4000: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang – Tàu 4000 T.
TK 154 – HA : Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang – Tàu Hải Âu.
TK 154 – TT : Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang – Tàu Toàn Thắng.

Tài khoản 621 - “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” được chi tiết theo
sản phẩm sản xuất của Nhà máy:
TK 621- 4000T: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp – Tàu 4000 tấn.
TK 621- HA : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp – Tàu Hải Âu.
……………
Tài khoản 622 “Chi phí nhân công trực tiếp” được chi tiết thành 4 Tài
khoản cấp 2:
TK 6221 “Tiền lương công nhân trực tiếp”: được dùng để tập hợp chi
phí tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện
các lao vụ, dịch vụ như tiền lương chính, lương phụ và các khoản phụ cấp có
tính chất lương.
TK 6222 “Bảo hiểm xã hội công nhân trực tiếp”: dùng để tập hợp chi
phí về khoản phải đóng góp cho quỹ Bảo hiểm xã hội do Nhà máy chịu ứng
với tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất theo tỉ lệ quy định.

TK 6223 “Bảo hiểm Y tế công nhân trực tiếp”: dùng để tập hợp chi phí
về khoản phải đóng góp cho quỹ Bảo hiểm Y tế do Nhà máy chịu ứng với tiền
lương công nhân trực tiếp theo tỉ lệ quy định.
TK 6224 “Kinh phí công đoàn công nhân trực tiếp”: dùng để tập hợp
chi phí về khoản kinh phí công đoàn ứng với tiền lương công nhân trực tiếp
theo tỉ lệ quy định.
Các Tài khoản cấp 2 này lại được chi tiết theo các sản phẩm sản xuất
của Nhà máy:
TK 6221 – 4000T : Tiền lương công nhân trực tiếp tàu 4000 tấn.
TK 6221 – HA: Tiền lương công nhân trực tiếp tàu Hải Âu.

TK 6222 – 4000T: Bảo hiểm xã hội công nhân trực tiếp tàu 4000 tấn.
TK 6222 – 4000T: Bảo hiểm xã hội công nhân trực tiếp tàu Hải Âu.

Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”: Tài khoản này được
mở chi tiết thành 3 tài khoản cấp 2 như sau:
TK 9111 “Xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh”: dùng để
xác định toàn bộ kết quả từ hoạt động sản xuất kinh doanh.
TK 9112 “Xác định kết quả hoạt động tài chính”: dùng để xác định
toàn bộ kết quả từ các hoạt động đầu tư tài chính của Nhà máy.
TK 9113 “Xác định kết quả hoạt động khác”: dùng để xác định toàn bộ
kết quả từ các hoạt động khác của Nhà máy bao gồm: hoạt động thanh lí,
nhượng bán TSCĐ, các khoản phạt hoặc bị phạt về hợp đồng, các khoản tiền
thưởng liên quan đến tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá,…
2.4.Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán
2.4.1.Khái quát chung về hệ thống sổ sách kế toán
Hiện nay, Nhà máy đóng tàu Bến Thuỷ đang áp dụng hình thức Nhật kí
chứng từ để ghi sổ kế toán. Nguyên tắc cơ bản của hình thức này là:
− Tập hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên Có của
tài khoản kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế theo các tài khoản

đối ứng Nợ.
− Kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình
tự thời gian với việc hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế theo nội dung kinh tế
(theo tài khoản).
− Kết hợp rộng rãi việc hạch toán tổng hợp với việc hạch toán chi tiết trên
cùng một sổ kế toán và trong cùng một quá trình ghi chép.
− Sử dụng các mẫu sổ in sẵn các quan hệ đối ứng tài khoản, chỉ tiêu quản lí
kinh tế tài chính và lập báo cáo tài chính.
Hệ thống sổ kế toán của Nhà máy gồm có:
− Các Nhật kí - Chứng từ.
− Các bảng kê.
− Sổ cái.
− Các bảng phân bổ.
− Các sổ chi tiết.
Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán Nhật kí - Chứng từ như sau:
(1) Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán đã được kiểm tra, lấy số liệu ghi
trực tiếp vào các Nhật kí - Chứng từ hoặc Bảng kê, sổ chi tiết có liên quan.
Đối với các loại chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh nhiều lần hoặc
mang tính chất phân bổ, các chứng từ gốc trước hết được tập hợp và phân loại
trong các bảng phân bổ, sau đó lấy số liệu kết qủa của Bảng phân bổ ghi vào
các Bảng kê và Nhật kí - Chứng từ có liên quan.
Đối với các Nhật kí - Chứng từ được ghi căn cứ vào các Bảng kê, sổ
chi tiết thì căn cứ vào sổ liêu tổng cộng của Bảng kê, sổ chi tiết, cuối tháng
chuyển số liệu vào Nhật kí - Chứng từ.

×