Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

mô tả công nghệ nhà máy polyester đình vũ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.39 KB, 34 trang )

MÔ TẢ CÔNG NGHỆ
Tài liệu: 09035-00-GIN-PR002
Công việc: 2009035
Phiên bản: B2
Trang 1/34
MÔ TẢ CÔNG NGHỆ
Dự án: Nhà máy POLYESTER Đình Vũ
Địa điểm: Khu công nghiệp Đình Vũ Hải Phòng; Việt Nam
Chủ đầu tư: Công ty cổ phần PVTEX
Phân loại tài liệu:Nhóm Z
Phiên bản: B1 ngày 22/02/2010
1
MÔ TẢ CÔNG NGHỆ
Tài liệu: 09035-00-GIN-PR002
Công việc: 2009035
Phiên bản: B2
Trang 2/34
MỤC LỤC.
1. MÔ TẢ CHUNG
Nhà máy Polyester sẽ được xây dựng cho Công ty cổ phần hóa dầu và xơ sợi dầu khí tại Khu
công nghiệp Đình Vũ, nhà máy bao gồm các phân xưởng sau:
- Phân xưởng trùng ngưng
- Phân xưởng sản xuất xơ
- Phân xưởng sản xuất sợi Filament
Mục đích của phân xưởng trùng ngưng là tạo ra dung dịch polyme cao phân tử có độ nhớt
đặc trưng hay là: tạo nên chuỗi phân tử có chiều dài xấp xỉ 100 phần tử. Dung dịch nóng
chảy được đưa tới phân xưởng sản xuất xơ, phân xưởng sản xuất sợi Filament và cụm sản
xuất hạt chip.
Sản phẩm PET được tạo nên bởi hai nguyên liệu thô là: PTA (axit terephthalic) và MEG
(mono ethylene glycol) qua chuỗi các phản ứng hóa học khác nhau.
2. PHÂN XƯỞNG TRÙNG NGƯNG


Để xem xét khái quát phân xưởng cần tham khảo thêm các bản vẽ sơ đồ dòng công nghệ:
- 09035-11-PFD-PR001 Sơ đồ dòng vận chuyển,tồn chứa và nạp liệu PTA
- 09035-11-PFD-PR101 Sơ đồ dòng tồn chứa và vận chuyển PTA
- 09035-15-PFD- PR001 Sơ đồ dòng chuẩn bị xúc tác
- 09035-15-PFD-PR002 Sơ đồ dòng chuẩn bị phụ gia tạo mầu
- 09035-18-PFD-PR001 Sơ đồ dòng trộn nguyên liệu thô
- 09035-20-PFD-PR001 Sơ đồ dòng thiết bị phản ứng ESPREE
2
MÔ TẢ CÔNG NGHỆ
Tài liệu: 09035-00-GIN-PR002
Công việc: 2009035
Phiên bản: B2
Trang 3/34
- 09035-20-PFD-PR002 Sơ đồ dòng hệ thống phun cho các quá trình este hóa, trùng
ngưng và discage.
- 09035-20-PFD-PR001 Sơ đồ dòng thiết bị phản ứng DISCAGE
- 09035-24-PFD-PR001 Sơ đồ dòng hệ thống tạo chân không
- 09035-26-PFD-PR001 Sơ đồ dòng hệ thống phân phối dung dịch nóng chảy.
- 09035-30-PFD-PR001 Sơ đồ dòng hệ thống sản xuất hạt Chip
- 09035-33-PFD-PR001 Sơ đồ dòng tồn chứa và vận chuyển hạt chip
- 09035-37-PFD-PR001 Sơ đồ dòng hệ thống thu gom dòng thải EG
- 09035-39-PFD-PR001 Sơ đồ dòng xả thải sản phẩm và xử lý TEG
- 09035-61-UFD-PR001Sơ đồ dòng phụ trợ cho quá trình tồn chứa, thải, xả, nạp chất tải
nhiệt HTM.
- 09035-61-PFD-PR002 Sơ đồ dòng phụ trợ cho hệ thống HTM: cụm phân phối HTM.
- 09035-61-PFD-PR003 Sơ đồ dòng cho hệ thống HTM: cụm gia nhiệt HTM phần A
- 09035-61-PFD-PR004 Sơ đồ dòng cho hệ thống HTM: cụm gia nhiệt HTM phần B
- 09035-80-PFD- PR001 Sơ đồ dòng tồn chứa MEG
- 09035-93-PFD-PR001 Sơ đồ dòng làm sạch thiết bị lọc.
2.1 Vận chuyển, tồn chứa và nạp liệu PTA.(Section 11)

Tham khảo tài liệu sơ đồ dòng: 09035-11-PFD-001/09035-11-PFD-PR101.
2.1.1 Cơ sở chung.
PTA được cung cấp ở dạng bao và được vận chuyển bằng hệ thống khí trơ tới Silo chứa
PTA 11S58, hệ thống vận chuyển vòng tuần hoàn kín có sử dụng khí Nitơ làm môi chất
vận chuyển trung gian.
2.1.2 Các thiết bị chính.
11U01 Hệ thống vận chuyển PTA bằng khí trơ
Phần vận chuyển PTA tới Silo chứa PTA
11UB11A/B Quạt thổi vận chuyển PTA
11UB12A/C Quạt thông hơi
11UD11 Bể tiếp nhận Nitơ
11UE11 Thiết bị làm mát Nitơ từ thiết bị quạt thổi vận chuyển PTA.
11UF11A/C Thiết bị lọc khí quá trình thông hơi cho trạm nạp liệu.
11UF12 Thiết bị lọc bụi
11UF13A/B Thiết bị lọc Ni tơ
11UV13A/C Các cần trục vận chuyển PTA (vận chuyển bao PTA)
3
MÔ TẢ CÔNG NGHỆ
Tài liệu: 09035-00-GIN-PR002
Công việc: 2009035
Phiên bản: B2
Trang 4/34
11US11A/C Các phễu nạp liệu PTA-cho việc tiếp nhận PTA từ các bao
Thiết bị làm sạch chân không công nghiệp-làm sạch bao chứa PTA
11UQ11A/C Thiết bị nạp liệu PTA dạng quay.
11S58 Silo chứa PTA
2.1.3 Tóm tắt công nghệ
Dỡ PTA từ các bao chứa
Bao chứa PTA được vận chuyển từ kho chứa gần trạm nạp liệu bằng xe nâng, trạm nạp
liệu bao gồm ba phễu nạp liệu PTA được trang bị với 02 miệng làm rỗng các bao chứa

PTA một cách đồng thời.
Vận chuyển PTA.
PTA được vận chuyển tới Silo chứa 11S58 bằng hệ thống vận chuyển khi trơ.
Vòng tuần hoàn kín vận chuyển PTA có sử dụng Nitơ làm chất vận chuyển trung gian,
nhằm ngăn chặn tạo hỗn hợp nổ bằng việc tối thiếu hóa oxy có trong Silo chứa và trong
đường ống vận chuyển PTA.
Thiết bị lọc bụi PTA được cung cấp tại Silo chứa nhằm loại bỏ bụi PTA trước khi Nitơ
quay trở lại tuần hoàn trong chu trình.
Nitơ bổ sung và hệ thống thông hơi được lắp đặt nhằm duy trì áp suất tuần hoàn là không
đổi và thiết bị lọc Ni-tơ nhằm loại bỏ bụi PTA.
2.2 Vận chuyển và tồn chứa EG
Tham khảo tài liệu Sơ đồ dòng: 09035-80-PFD-PR001
2.2.1 Cơ sở chung
Nhằm tồn chứa EG (Ethylene glycol) và duy trì việc cung cấp EG cho nhà máy Polyester.
2.2.2 Các thiết bị chính
80P01A/B Bơm vận chuyển EG- cho quá trình nạp liệu EG
80S01 Bể chứa EG- Tồn chứa EG
2.2.3 Tóm tắt công nghệ.
4
MÔ TẢ CÔNG NGHỆ
Tài liệu: 09035-00-GIN-PR002
Công việc: 2009035
Phiên bản: B2
Trang 5/34
Ethylene Glycol (EG) được nhập về nhà máy bằng tầu và được vận chuyển bằng đường
ống nhập vào bể chứa, hệ thống ống nhập EG dài khoảng 2km từ cầu cảng hàng lỏng tới
hàng rào nhà máy. Từ đó, Glycol được vận chuyển bằng bơm tới các cụm sản xuất trong
nhà máy.
2.3 Chuẩn bị xúc tác.(Setion 15)
Tham khảo tài liệu 09035-15-PFD-PR001

2.3.1 Cơ sở chung.
Xúc tác được sử dụng theo mẻ, được tồn chứa để sẵn sàng sử dụng.
2.3.2 Các thiết bị chính.
15A11 Thiết bị khuấy xúc tác CPC
15D11 Bể chuẩn bị xúc tác- chuẩn bị dung dịch xúc tác với EG
15D12 Bể chứa dung dịch xúc tác.
15E14 Thiết bị làm mát chất tải chiệt HTM
15F12A/B Thiết bị lọc xúc tác CPC
15P12A/B Bơm xúc tác.
15P14 Bơm chất tải nhiệt thứ cấp.
15Q10 Cân xúc tác
15Q11 Hệ thống mở bao/hút xúc tác.
2.3.3 Tóm tắt công nghệ.
Kích cỡ mẻ xúc tác được lựa chọn tương thích với yêu cầu của quá trình sản xuất và
thông thường là đủ cho 01 ngày tiêu thụ, dung tích bể chứa tối thiểu là cho 02 ngày sản
xuất.
Tùy thuộc vào dạng xúc tác mà mẻ chứa chuẩn bị ở nồng độ cao hơn, được gia nhiệt để
hòa trộn xúc tác, sau đó EG được bổ sung thêm để đạt nồng độ mẻ xúc rác như mong
muốn, tiếp theo đó dung dịch xúc tác được làm nguội tới nhiệt độ yêu cầu.
Lượng EG theo yêu cầu ở nhiệt độ môi trường được bơm vào bể chứa chuẩn bị dung dịch
xúc tác (CPC) qua thiết bị đo dòng trong đường ống EG, lượng xúc tác được cân chính
xác bằng cân phụ gia và được nạp vào bể chuẩn bị.
5
MÔ TẢ CÔNG NGHỆ
Tài liệu: 09035-00-GIN-PR002
Công việc: 2009035
Phiên bản: B2
Trang 6/34
• Nếu bột Antimony trioxide được sử dụng làm xúc tác, thì máy khuấy được
khởi động sau khi bơm EG và dung dịch được gia nhiệt bằng chất tải nhiệt

HTM (có nhiệt độ xấp xỉ 200
0
C) đến 180
0
C để hình thành hỗn hợp antimony
glycolate. Khi toàn bộ Sb2O3 được hòa tan hoàn toàn, (dung dịch mẫu thường
là không mầu trong vòng 2 giờ), thì ngừng gia nhiệt bằng chất tải nhiệt HTM
và bổ sung EG để đạt được nồng độ dung dịch như yêu cầu. Sau đó dung dịch
xúc tác được làm nguội tới 85
0
C bằng cách điều chỉnh dòng tuần hoàn chất tải
nhiệt tới xấp xỉ 75
0
C (85
0
C là nhiệt độ cuối). Để làm nguội, dòng chất tải nhiệt
được cho qua thiết bị làm nguội bằng không khí 15E14.
• Nếu Antimony Triglycolate (Sb2EG3,Sb2C2H4O2) được sử dụng làm xúc tác,
máy khuấy được khởi động và dung dịch được gia nhiệt tới 120
0
C bằng cách
điều chỉnh dòng tuần hoàn HTM tới xấp xỉ 150
0
C (120
0
C là nhiệt độ cuối). Khi
toàn bộ Sb2EG3 được hòa tan hoàn toàn (Dung dịch mẫu không mầu thường là
trong khoảng thời gian 01h) thì ngừng gia nhiệt bằng chất tải nhiệt và thêm EG
để đạt được nồng độ cuối như mong muốn. Sau đó dung dịch xúc tác được làm
mát tới xấp xỉ 85

0
C bằng cách điều chỉnh dòng tuần hoàn HTM tới xấp xỉ 75
0
C
(85
0
C là nhiệt độ cuối). Để làm nguội, dòng chất tuần hoàn chất tải nhiệt được
cho qua thiết bị làm nguội bằng không khí 15E14.
• Nếu Antimony Triacetate (SbAc3,Sb(CH3COO)3) được sử dụng làm xúc tác
và dung dịch xúc tác được hòa tan ở nhiệt độ môi trường. Khi toàn bộ SbAc
3
hòa tan hoàn toàn (dung dịch mẫu không mẫu thường trong 01h), thì bổ sung
EG để đạt được nồng độ như yêu cầu.
Cần lấy mẫu mỗi mẻ để phân tích nồng độ, khi kết quả thử nghiệm đạt yêu cầu mẻ dung
dịch xúc tác được đưa tới bể chứa dung dịch xúc tác 15D12.
Dòng dung dịch xúc tác CPC chính được tuần hoàn liên tục bằng bơm CPC 15P12, chỉ
một phần dòng dịch xúc tác được cho qua thiết bị lọc CPC 15F12 để loại bỏ các thành
phần không hòa tan trước khi xúc tác được nạp với dòng EG chính đi vào bể trộn theo
mẻ.Lượng dung dịch xúc tác được nạp vào phân xưởng công nghệ được điều khiển bởi
thiết bị điều khiển dòng.
Quá trình chuẩn bị và tồn chứa dung dịch xúc tác(liên kết nối tiếp) được phủ kín bằng khí
Nitơ nhằm ngăn chặn việc hình thành độ ẩm và hỗ trợ cho việc loại bỏ sản phẩm phụ. Bể
chuẩn bị được liên kết với hệ thống thông hơi công nghệ để hút khí Nitơ với hơi nước,
EG và các sản phẩm có nhiệt độ sôi thấp.
2.4 Chuẩn bị tác nhân tạo mầu.(Section 15)
Tham khảo tài liệu 09035-15-PFD-PR002.
2.4.1 Cơ sở chung.
6
MÔ TẢ CÔNG NGHỆ
Tài liệu: 09035-00-GIN-PR002

Công việc: 2009035
Phiên bản: B2
Trang 7/34
TiO2 ở dạng lơ lửng trong môi trường EG ở nhiệt độ môi trường, sau khi hòa tan và tách
các hạt quá cỡ, dung dịch huyền phù được trộn với EG tới nồng độ cuối và được vận
chuyển tới bể chứa dung dịch TiO2 sắn sàng để sử dụng trong dây chuyền công nghệ.
2.4.2 Các thiết bị chính.
15A71 Máy khuấy cho bể chuẩn bị TiO2 15D71(khuấy và phần tán dung dịch TiO2).
15A72A/B Máy khuấy cho bể chứa dung dịch TiO2 15D72A/B.
15A75 Máy khuấy cho bể điều chỉnh dung dịch TiO2 15D75
15A 77Máy khuấy cho bể chứa dung dịch TiO2 15D77.(khuấy/giữ dung dịch ở trạng thái
động).
15A81 Máy khuấy cho bể chứa cặn dung dịch TiO2 thứ nhất 15D81.
15A83 Máy khuấy cho bể chứa cặn dung dịch TiO2 thứ hai 15D83.
15D72A/B Bể chứa dung dịch trộn TiO2.
15D75 Bể điều chỉnh dung dịch TiO2 (điều chỉnh nồng độ dung dịch TiO2).
15D77 Bể chứa dung dịch TiO2.
15D81 Bể chứa cặn dung dịch TiO2 số 1.(thu các phần kết tụ)
15D83 Bể chứa cặn dung dịch TiO2 số 2. (thu cặnTiO2 từ thiết bị phân phối.
15F77 A/B Thiết bị lọc TiO2.( quá trình lọc cuối dung dịch huyền phù TiO2).
15M74Thiết bị tạo ly tâm TiO2 (cho việc tách các thành phần TiO2 kết tụ
15M82Thiết bị phân tán (Phân tán các hạt TiO2 kế tụ).
15P77A/B Bơm định lượng TiO2
15P82 Bơm nguyên liệu cặn TiO2 (bơm TiO2 qua thiết bị phân tán).
15Q70 Thiết bị vận chuyển bao TiO2
15Q71 Thiết bị nạp liệu TiO2 (nạp TiO2 vào bể chuẩn bị).
15V71 Hệ thống mở bao TiO2
2.4.3 Tóm tắt công nghệ.
7
MÔ TẢ CÔNG NGHỆ

Tài liệu: 09035-00-GIN-PR002
Công việc: 2009035
Phiên bản: B2
Trang 8/34
Kích cỡ mẻ được chọn tương ứng với 01 ngày sản xuất, công suất bể chứa dung dịch
huyền phù xấp xỉ 02 ngày vận hành để đảm bảo không ảnh hưởng tới quá trình sản xuất
khi có sự cố.
Hỗn hợp trộn bao gồm 50 wt % EG và 50 wt% TiO2 được chuẩn bị trong bể 15D71.
Khối lượng EG được định lượng và nạp vào bể chuẩn bị 15D71, sau đó một lượng chính
xác TiO2 được nạp từ hệ thống mở bao qua thiết bị nạp liệu 15Q71 vào bể chuẩn bị.
Dung dịch huyền phù đồng nhất có được nhờ quá trình khuấy trộn với máy khuấy 15A71.
Sau đó dung dịch huyền phù với 50% TiO2 được tháo ra từ bể chuẩn bị 15D71 đi vào bể
chứa dung dịch trộn TiO2 15D72 tại đây EG được bổ sung vào để có được dung dịch
huyền phù xấp xỉ 18% khối lượng.Hai bể chứa dung dịch 15D72 được lắp đặt nhằm tăng
công suất và giữ thời gian lưu là tối thiểu.
Sau khoảng thời gian lưu từ 10-12h, dung dịch huyền phù được chuyển bằng bơm nguyên
liệu 15P74 qua thiết bị ly tâm 15M74 tại đây các hạt quá cỡ, các phần kết tụ được tách ra
khỏi dung dịch. Dung dịch tiếp tục tự chảy tới bể điều chỉnh 15D75, khi toàn bộ mẻ TiO2
tới thiết bị ly tâm 15M74 thì lấy mẫu để xác định nồng độ thực tế của dung dịch TiO2.
EG tiếp tục được bổ sung vào bể điều chỉnh 15D75 để đạt được nồng độ TiO2 là 15%
khối lượng, sau đó lại tiếp tục lấy mẫu và phân tích trong phòng thí nghiệm trước khi mẻ
dung dịch TiO2 đưa tới bể chứa 15D77. Để kiểm tra hiệu quả của quá trình ly tâm thì cần
phải tiến hành thử nghiệm với thiết bị lọc các hạt với kích cỡ 1µm.
Các hạt có kích thước quá cỡ (cặn) được tách ra từ dung dịch trong máy ly tâm (xấp xỉ từ
3 đến 5% TiO2 được tách ra) được thu gom lại trong bể lắng cặn số 1 (15D81). Bể này
được trang bị máy khuấy nhằm ngăn chặn sự lắng cặn của các hạt TiO2 kết tụ.
Phần cặn thu được từ quá trình ly tâm tiếp tục được đưa tới bước phân tán khác, vì vậy
cặn được bơm bằng bơm nguyên liệu cặn 15P82 qua thiết bị phân tán 15M82 tại đó các
phần kết tụ TiO2 được nghiền và phân tán trước khi thu gom vào bể chứa trung gian
TiO2 thứ 2 15D83 để sẵn sàng cho việc tái sử dụng cho mẻ TiO2 kế tiếp. Tại bể chứa

lắng cặn thứ 2 được trang bị máy khuấy 15A83 để ngăn chặn sự lắng cặn.
Để tối thiểu hóa sự tích điện, huyền phù “đã nghiền” phải được lưu trong bể chứa cặn thứ
2 (15D83) trong khoảng thời gian ít nhất là 4h trước khi chuyển vào bể 15D71 để chuẩn
bị cho mẻ TiO2 kế tiếp. Máy khuấy chuyển động chậm 15A83 ngăn chặn sự lắng cặn.
Trước khi lượng TiO2 có trong bể lắng cặn thứ 2 (15D83) đưa tới bể chuẩn bị 15D 71 thì
nồng độ của dung dịch này phải được xác định trong phòng thí nghiệm để tái điêu chỉnh
nồng độ EG trong mẻ trộn kế tiếp một cách hợp lý.
2.5 Trộn nguyên liệu thô.(Section 18)
8
MÔ TẢ CÔNG NGHỆ
Tài liệu: 09035-00-GIN-PR002
Công việc: 2009035
Phiên bản: B2
Trang 9/34
Tham khảo tài liệu sơ đồ dòng 09035-18-PFD-PR001.
2.5.1 Cơ sở chung.
Nhằm đo lường và nạp nguyên liệu PTA; MEG với một tỷ lệ xác định vào bể trộn cho
quá trình chuẩn bị mẻ nguyên liệu.
Nhằm chuẩn bị hỗn hợp đồng nhất.
Nạp mẻ trộn với định lượng cho sẵn vào phần dưới của thiết bị phản ứng ESPREE (quá
trình este hóa).
2.5.2 Các thiết bị chính.
13F26 Thiết bị lọc EG (cho quá trình lọc EG thô).
18A13 Máy khuấy (trộn hỗn hợp nguyên liệu trong bể trộn).
18D13 Bể trộn hỗn hợp nguyên liệu.(chuẩn bị hỗn hợp đồng nhất).
18S16 Bể trộn EG (cho việc tạo hỗn hợp đồng nhất giữa EG tuần hoàn và EG thô.
18E16 Thiết bị làm mát EG.
18P13A/B Bơm hỗn hợp nguyên liệu.(hỗn hợp đã định lượng nguyên liệu cho quá trình
este hóa.)
18P16A/B Bơm trộn EG.

18Q13 Thiết bị nạp liệu PTA (dạng trục vít cho quá trình nạp liệu PTA từ Silo chứa).
18Q17 Cân định lượng PTA.(định lượng chính xác PTA cho thiết bị trộn).
2.5.3 Tóm tắt công nghệ.
PTA được bơm định lượng từ Silo chứa 11S58 vào bể trộn bằng việc sử dụng thiết bị nạp
liệu dạng trục vít và thiết bị đo khối lượng dòng.
EG thô được bơm từ bể chứa EG qua thiết bị lọc EG 13F26 tới phân xưởng trùng ngưng,
EG từ các thùng ngưng tách 20D33 và 22D43 được gom vào bể chứa EG 37S90 và được
đưa tới bể trộn EG 18S16 tại đó nó được trộn với EG tuần hoàn từ tháp công nghệ 20T12
(tháp tách EG). Nhiệt độ trong bể trộn EG 18S16 được giữ cao nhất ở 70
0
C.
Dòng EG chính từ bể trộn EG 18S16 được trộn với dung dịch xúc tác đã định lượng (với
thiết bị điều khiển khối lượng dòng có độ chính xác cao) và với một phần của dòng EG
tuần hoàn từ tháp công nghệ 20T12. Dòng EG đã được định lượng và điều khiển bởi thiết
bị đo khối lượng dòng và được nạp vào bể trộn nguyên liệu 18D13.
9
MÔ TẢ CÔNG NGHỆ
Tài liệu: 09035-00-GIN-PR002
Công việc: 2009035
Phiên bản: B2
Trang 10/34
Một phần dòng EG tuần hoàn từ tháp công nghệ 20T12 được sử dụng để điều chỉnh nhiệt
độ của hỗn hợp nguyên liệu.
Tất cả các thành phần nguyên liệu được trộn kỹ trong bể trộn hỗn hợp nguyên liệu bằng
máy khuấy có thiết kế đặc biệt nhằm tạo hỗn hợp đồng nhất và có tỷ lệ mole xấp xỉ 1.5 để
có thể dễ dàng bơm chuyển tới phần dưới của thiết bị phản ứng ESPREE bằng bơm thể
tích.
Để ngăn chặn bụi PTA đi vào hệ thống thông hơi công nghệ thì thiết bị trộn hỗn hợp
nguyên liệu được trang bị với một mái vòm có hai đầu phun EG chồng lên nhau. Dòng
EG phun đi từ bể chứa EG ở nhiệt độ môi trường điều này làm tăng hiệu quả trong việc

loại bỏ acetaldehyde.
Hệ thống thông hơi công nghệ trên đỉnh vòm tạo chân không để hút hơi công nghệ trong
hệ thống.
Hỗn hợp nguyên liệu được liên tục đo lường và nạp vào thiết bị phản ứng ESPREE bằng
các bơm nguyên liệu có điều khiển tốc độ 18P13A/B, thông thường các bơm này được
vận hành đồng thời tuy nhiên có thể vận hành một chiếc ở chế độ ở công suất lớn nhất.
Thiết bị đo khối lượng dòng sử dụng để liên tục đo tốc độ dòng nguyên liệu và tỷ trọng
hỗn hợp nguyên liệu. Tỷ trọng là tỷ lệ mole giữa EG và PTA, tín hiệu tỷ trọng được ghi
lại để điều chỉnh dễ dàng thiết bị điều khiển quá trình nạp liệu EG nhằm duy trì độ chính
xác cao tỷ lệ mole của nguyên liệu, điều này rất quan trọng để tạo nên sự ổn định cao
trong quá trình công nghệ.
2.6 Thiết bị phản ứng ESPREE (Section 20)
Tham khảo tài liệu: 09035-20-PFD-PR001
2.6.1 Cơ sở chung:
Để tạo ra hợp chất DGT (diglycol terephthalate) bằng quá trình Este hóa trực tiếp
không có xúc tác giữa PTA và MEG.
Nhằm tách nước trong quá trình este hóa.
Nhằm loại bỏ và thu hồi EG dư (một lượng dư EG cần thiết để thúc đẩy phản ứng)
cho việc tái sử dụng.
Nhằm loại bỏ sản phẩm phụ của quá trình phản ứng.
2.6.2 Các thiết bị chính.
10
MÔ TẢ CÔNG NGHỆ
Tài liệu: 09035-00-GIN-PR002
Công việc: 2009035
Phiên bản: B2
Trang 11/34
20E10 Thiết bị trao đổi nhiệt cho thiết bị phản ứng ESPREE (trao đổi nhiệt bên
ngoài cho quá trình este hóa).
20E12 Thiết bị ngưng sản phẩm chưng cất.(ngưng nước của quá trình phản ứng)

20E13 Thiết bị tận dụng nhiệt (tiền gia nhiệt EG trước khi đi vào tháp công nghệ)
20E15 Thiết bị hóa hơi chất tải nhiệt HTM.(gia nhiệt đáy thiết bị phản ứng
ESPREE và thiết bị trao đổi nhiệt của tháp công nghệ 20T12.
20P11A/B Bơm Monome (vận chuyển monome từ quá trình ester hóa tới kết thúc quá
trình este hóa).
20P12A/B Bơm cho thiết bị trao đổi nhiệt (cho quá trình nạp liệu EG từ thiết bị trao
đổi nhiệt đáy tháp công nghệ tới thiết bị phản ứng 20R10 và tới bể trộn EG 18S16).
20R10 Thiết bị phản ứng ESPREE thiết bị phản ứng đa cấp cho phản ứng este hóa
hỗn hợp PTA/MEG; kết thúc quá trình trùng ngưng, tiền trùng ngưng).
20T12 Tháp công nghệ.cho quá trình chưng cất/phân tách EG và hơi nước.
20V10 Ống chân không (PP) (dẫn hơi đến thiết bị phun ngưng).
20RZ10 Thiết bị trộn nguyên liệu EG/CPC (trộn EG hoặc CPC với monome).
2.6.3 Tóm tắt công nghệ.
Phản ứng Este hóa trải qua theo một số giai đoạn.
- Bước đầu tiên được thực hiện trong quá trình este hóa (tại phần đáy của thiết bị
phản ứng 20R10, tốc độ chuyển đổi từ 88-92%).
- Ba phần tiếp theo được lắp đặt liên tiếp chồng lên nhau theo lớp sử dụng cho quá
trình kết thúc phản ứng este hóa (phần đỉnh của thiết bị phản ứng 20R10 có tốc độ
chuyển hóa lên đến 98%.)
Trong suốt quá trình phản ứng este hóa, chuỗi polyme đã bắt đầu được hình thành. Quá
trình trùng ngưng tiếp diễn và quá trình este hóa nốt phần còn lại diễn ra trong quá trình
trùng ngưng
Hỗn hợp nguyên liệu bao gồm cả xúc tác được cung cấp liên tục vào phần ese hóa của
thiết bị phản ứng 20R10 từ bể trộn hỗn hợp nguyên liệu 18D13 bằng bơm 18P13A/B ở
nhiệt độ xấp xỉ 65
0
C.
Trước khi hỗn hợp nguyên liệu đi vào thiết bị trao đổi nhiệt ống chùm 20E10, thì EG thu
hồi từ tháp 20T12 và tác nhân tạo mầu TiO2 được đưa vào hỗn hợp nguyên liệu làm tăng
tỷ lệ mole tổng lên từ 1.75 đến 1.8 và để bù cho sự mất mát EG từ việc bay hơi trong quá

11
MÔ TẢ CÔNG NGHỆ
Tài liệu: 09035-00-GIN-PR002
Công việc: 2009035
Phiên bản: B2
Trang 12/34
trình este hóa. Lượng EG thu hồi đưa vào dòng hỗn hợp nguyên liệu được điều khiển bởi
chu trình điều khiển dòng, bơm của thiết bị trao đổi nhiệt đáy tháp công nghệ 20P12 nạp
nguyên liệu EG từ đáy tháp 20T12 vào một phần dòng EG quay trở lại quá trình este hóa
để duy trì tỷ lệ mole nội tại. Mức lỏng trong thiết bi trao đổi nhiệt đáy tháp công nghệ
20T12 được điều khiển bởi quá trình nạp EG dư quay trở lại bể trộn EG 18S16.
Dung dịch TiO2 đi vào cùng với EG thu hồi từ tháp công nghệ vào đường ống chứa hỗn
hợp nguyên liệu bên dưới thiết bị trao đổi nhiệt của tháp công nghệ, khối lượng dung dịch
huyền phù TiO2 được đo lường bởi thiết bị đo, thiết bị này cho phép điều chỉnh tốc độ
bơm trục vít lệch tâm vận chuyển dòng TiO2.
Hỗn hợp dòng nguyên liệu bao gồm EG thu hồi và dung dịch TiO2 được nạp vào bên
trong ống thiết bị trao đổi nhiệt 20E10 của thiết bị phản ứng ESPREE qua một đầu vào
đặc biệt. Hỗn hợp dung dịch này ngay lập tức trộn với các monome sẵn có bằng thiết bị
trộn tĩnh bên dưới bó ống, vòng tuần hoàn tự nhiên được sinh ra bởi chế độ sôi trong thiết
bị trao đổi nhiệt. Ở điều kiện vận hành với nhiệt độ từ 255-260
0
C và áp suất từ 1.2 đến
1.5 bar, các tác nhân phản ứng sôi mãnh liệt. Tỷ lệ chuyển hóa xấp xỉ 88 đến 92% trong
thời gian phản ứng từ 60 đến 80 phút, mức độ trùng ngưng tăng lên xấp xỉ ba đơn vị.
Khi DTG được hình thành, nước sinh ra từ quá trình phản ứng cùng với một lượng EG đi
vào tháp công nghệ 20T12. EG tách ra một phần (được đo lường và điều khiển) quay trở
lại quá trình este hóa để làm tăng thêm sự chuyển hóa, ngược lại một lượng tương đương
được cho quay trở lại bể trộn EG để tái sử dụng.
Năng lượng cần thiết để gia nhiệt hỗn hợp nguyên liệu đến điều kiện của phản ứng, để
bay hơi nước, EG và nhiệt cho quá trình phản ứng được cung cấp bởi thiết bị sinh hơi

HTM trong thiết bị hóa hơi HTM 20E15. Nhiệt độ này thay đổi từ 282 đến 290
0
C phụ
thuộc vào nhiệt độ của hơi HTM đi qua thiết bị TĐN.
Lượng EG thêm vào nhằm điều chỉnh tỷ lệ mole tổng hoặc thêm vào dung dịch xúc tác
được nạp vào dòng monome, thiết bị trộn tĩnh 20R10 được lắp đặt nhằm bảo đảm cho
quá trình trộn giữa EG thêm vào hoặc dung dịch xúc tác và các monome để đạt được
dung dịch đồng nhất.
Cùng với nước sinh ra trong quá trình phản ứng còn có hơi EG tách ra trong quá trình
este hóa, hỗn hợp EG/nước này được chưng cất trong tháp 20T12. Hơi nước từ đỉnh tháp
ở dưới áp suất hơi bão hòa và một phần được sử dụng như là dòng hơi cho cụm tạo chân
không, dòng hơi dư này được ngưng tụ trong thiết bị ngưng 20E12 và nước ngưng được
thu gom vào bể chứa kín 24D53. Hơi nước cho cụm tạo chân không được ngưng trong
các thiết bị ngưng 24E51/53A/B và được gom vào bể kín 24D53.
Nước thu gom vào bể kín (chân không) 24D53 được cho qua tháp tách 24T61 để loại bỏ
các sản phẩm có nhiệt độ sôi thấp như là aldehyde, một phần dòng này được bơm hồi lưu
12
MÔ TẢ CÔNG NGHỆ
Tài liệu: 09035-00-GIN-PR002
Công việc: 2009035
Phiên bản: B2
Trang 13/34
qua thiết bị điều khiển dòng hồi lưu quay trở lại tháp công nghệ 20T12 bằng bơm hồi lưu
24P61A/B, một lượng nước dư tách khỏi tháp tách bằng cách tự chảy tràn.
Phần kết thúc quá trình este hóa được chia làm ba đoạn có gia nhiệt bằng ống xoắn chồng
lên nhau, cách sắp đặt như vậy nhằm tăng tính linh động, khả năng tách nước cũng như
tạo sự phân chia thời gian lưu một cách đồng đều. Ở thời gian lưu từ 50 đến 60 phút, độ
chuyển hóa đạt được khoảng 98%, mức độ trùng ngưng tăng lên từ 5 đến 6 đơn vị.Phản
ứng kết thúc quá trình este diễn ra trong điều kiện chân không, quá trình bay hơi theo
yêu cầu và nhiệt phản ứng được cung cấp bởi thiết bị hóa hơi HTM 22E25. Phụ thuộc

vào sản phẩn đầu ra, nhiệt độ hơi HTM sẽ thay đổi từ 290 đến 2950C
Phần thứ hai và thứ ba của thiết bị phản ứng được thiết kế có các đường nạp liệu, qua đó
dung dịch phụ gia có thể nạp vào thiết bị phản ứng.
Hơi bao gồm phần chính là EG và nước sinh ra trong quá trình phản ứng đi ra từ giai
đoạn kết thúc quá trình este hóa, qua đường ống hơi đi vào thiết bị ngưng 20E23. Tại đây
hơi được ngưng trực tiếp bằng thiết bị phun EG, các phần không ngưng như acetaldehyde
hoặc nitơ được hút ra bởi hệ thống chân không. Dòng EG phun ra được tuần hoàn bởi
bơm EG20P23A/B qua thiết bị làm mát 20E24A/B tới thiết bị ngưng 20E23. Lượng dư
hỗn hợp EG/nước được đo lường và nạp vào tháp công nghệ 20T12 để chưng tách.
Sau khi tách ra từ quá trình kết thúc este hóa, các monome được chảy bằng tỷ trọng đến
bộ bộ phận chứa có các tấm chắn cho quá trình tiền trùng ngưng, tốc độ dòng monome
được điều khiển bởi van điều khiển mức, van này tiếp nhận thông tin cài đặt từ thiết bị
điều khiển mức của phần thu gom của quá trình tiền trùng ngưng. Phản ứng tiền trùng
ngưng xảy ra tại một số bộ phận sau:
- Bộ phận chứa có tấm ngăn.
- Bộ phận bay hơi chảy màng
Quá trình tiền trùng ngưng của thiết bị phản ứng Este hóa bao gồm hai bộ phận chứa có
tấm ngăn xếp dạng tầng và 02 bộ phận bay hơi dạng chảy màng, tại tầng đầu tiên của bộ
phận chứa có tấm ngăn áp suất giảm và sản phẩm phản ứng chảy tràn qua ống trung tâm
vào buồng chứa có tấm ngăn thứ hai, tiếp theo sản phẩm được phân phối đều đặn đi vào
các tầng chảy màng. Các tầng chảy màng này bao gồm nhiều ống có thiết kế đặc biệt,
diện tích bề mặt thiết bị tăng lên và vì vậy tăng cường mức độ trùng ngưng bởi việc loại
bỏ hỗn hợp hơi EG/nước.
Ở cuối quá trình tiền trùng ngưng hợp chất tiền polyme được thu gom vào đáy thiết bị
phản ứng, chúng được sử dụng làm lớp đệm cho bơm sản phẩm tiền polyme 22P121A/B.
Quá trình tiền trùng ngưng được vận hành ở áp suất 5-8mbar và nhiệt độ 278 đến 282
0
C,
phản ứng este hóa được kết thúc và chiều dài chuỗi sản phẩm tiền polyme tăng lên bởi
13

MÔ TẢ CÔNG NGHỆ
Tài liệu: 09035-00-GIN-PR002
Công việc: 2009035
Phiên bản: B2
Trang 14/34
quá trình trùng ngưng các phân tử este dưới sự phân tách EG. Hơi tách ra từ quá trình tiền
trùng ngưng polymer bao gồm chủ yếu là EG được ngưng trong thiết bị ngưng phun
20E33 và thiết bị loại bỏ sương 20E36 (bằng việc phun dòng EG lạnh trực tiếp )
2.7 Thiết bị phản ứng DISCAGE.(Section 22)
Tham khảo tài liệu 09035-22-PFD-PR001
2.7.1 Cơ sở chung.
Để tạo sản phẩm Polyme có độ trùng ngưng xấp xỉ 95 đến 108 đơn vị, bắt đầu từ sản
phẩm tiền trùng ngưng nhận được từ thiết bị phản ứng ESPREE.
2.7.2 Các thiết bị chính
22P21A/B Bơm sản phẩm tiền Polyme.
22A20 Thiết bị khuấy
22E20 Thiết bị hóa hơi HTM
22P22A/B Bơm tháo sản phẩm Polyme (tháo xả dung dịch nóng chảy từ thiết
bị phản ứng DISCAGE).
22R20 Thiết bị phản ứng DISCAGE (cho quá trình trùng ngưng độ
chuyển hóa sản phẩm lên tới 108 đơn vị.
22V20 Ống chân không (dẫn hơi vào thiết bị phun ngưng).
2.7.3 Tóm tắt công nghệ.
Phản ứng trùng ngưng cuối cùng được tiến hành dưới môi trường chân không với nhiệt
độ cao hơn và áp suất thấp hơn so với giai đoạn tiền trùng ngưng. Để ngăn chặn sự biến
đổi sản phẩm cuối cùng thì phải giữ độ ổn định đến mức có thể trong suốt quá trình trùng
ngưng. Để đạt được điều này, mức của thiết bị phản ứng DISCAGE được điều khiển bởi
điều khiển dòng sản phẩm nạp vào thiết bị phản ứng DISCAGE có sử dụng bơm thay đổi
được tốc độ 22P21A/B. Điểm cài đặt tốc độ bơm sản phẩm tiền polyme được đặt bởi thiết
bị điều khiển mức đầu vào của thiết bị phản ứng DISCAGE. Thông thường hai bơm có

thể chạy đồng thời tuy nhiên có thể vận hành một bơm ở công suất lớn nhất.
Thiết bị phản ứng DISCAGE được thiết kế đặc biệt là dạng thiết bị phản ứng nằm ngang,
nó có kết hợp các đặc điểm khác nhau nhằm tạo ra sản phẩm cuối cùng có mức độ
chuyển hóa từ 95-108 đơn vị. Độ nhớt sản phẩm tăng cao nên cần thiết tạo lực đẩy sản
phẩm theo hướng được kiểm soát trong thiết bị phản ứng, nhằm tránh các điểm chết, tạo
nên sự tiếp xúc bề mặt sản phẩm với môi trường chân không và giữ cho điều kiện phản
14
MÔ TẢ CÔNG NGHỆ
Tài liệu: 09035-00-GIN-PR002
Công việc: 2009035
Phiên bản: B2
Trang 15/34
ứng ở mức thấp nhất có thể. Thiết bị phản ứng được thiết kế với một lồng hình trụ dạng
máy khuấy 22A20 với nhiều đĩa (dạng cánh), vòng và thanh tròn và các tấm ngăn. Nhiệt
độ công nghệ (phía ngoài thiết bị phản ứng) được giữ ở 282 đến 2850C.
Thiết bị phản ứng DISCAGE được kết nối với thiết bị hóa hơi HTM 22E25 để cung cấp
năng lượng nhiệt theo yêu cầu.
Bơm vận chuyển sản phẩm polyme 22P22A/B tạo áp suất cần thiết cho quá trình lọc và
phân phối melt tới hệ thống phân phối melt.
Trên đường ống melt, phía sau bơm sản phẩm, được trang bị thiết bi đo độ nhớt trực tiếp.
Việc kiểm soát độ nhớt bằng cách cài đặt độ chân không bên trong thiết bị phản ứng
DISCAGE ở trong khoảng từ 1-2mbar.
2.8 Hệ thống phun sương PE,PP và DC.(Section 20/22)
Tham khảo tài liệu 09035-20-PFD-PR002.
2.8.1 Cơ sở chung.
Nhằm tách EG đã sử dụng từ phản ứng công nghệ và đưa chúng tới cụm tái tuần hoàn
trực tiếp.
2.8.2 Các thiết bị chính
Cụm kết thúc quá trình este hóa (PE)
20D23 Thùng chứa EG (PE)-thùng chứa dạng baromet cho hệ thống phun EG.

20E23 Thiết bị ngưng phun sương (ngưng hơi EG).
20E24A/B Thiết bị làm nguội EG (PE) làm mát EG từ thiết bị ngưng 20E23.
20P23A/B Bơm EG –tuần hoàn đến thiết bị ngưng 20E23.
Quá trình tiền trùng ngưng (PP)
20D33 Thùng chứa EG (PP) thùng chứa dạng baromet cho hệ thống phun sương
EG.
20D36 Bể chứa kín EG-bể chứa dạng baromet cho hệ thống phun EG sạch.
20E33 Thiết bị ngưng (PP)- cho quá trình ngưng hơi.
20E34A/B Thiết bị làm mát EG (PP) cho quá trình làm mát EG từ thiết bị ngưng
20E33.
15
MÔ TẢ CÔNG NGHỆ
Tài liệu: 09035-00-GIN-PR002
Công việc: 2009035
Phiên bản: B2
Trang 16/34
20E36 Thiết bị làm tan sương (PP)- cho quá trình ngưng hơi cuối.
20E37 Thiết bị làm mát EG (cho thiết bị làm tan sương PP) làm mát EG từ thiết
bị làm tan sương 20E36
20F33A/B Thiết bị lọc EG (PP)
20P33A/B Bơm EG (PP) tuần hoàn EG đến thiết bị ngưng EG 20E33.
20P36A/B Bơm EG tuần hoàn EG đến thiết bị làm tan sương 20E36.
Cụm thiết bị DISCAGE (DC)
22D43 Thùng chứa EG-thùng chứa dạng baromet cho hệ thống phun sương EG.
22E43 Thiết bị ngưng sương (DC)-ngưng hơi EG.
22E44A/B Thiết bị làm mát EG (DC) làm mát EG từ thiết bị 20E43-ngưng hơi lần
cuối.
22E47 Thiết bị làm mát EG làm mát sương EG từ thiết bị 20E46.
22F43A/B Thiết bị lọc EG (DC).
22P43A/B Bơm EG- tuần hoàn EG đến thiết bị ngưng 22E43.

22P46A/B Bơm EG (DC) tuần hoàn EG đến thiết bị ngưng 22E43.
22P46A/B Bơm EG-tuần hoàn EG đến thiết bị làm tan sương 22E46.
2.8.3 Tóm tắt công nghệ.
Hỗn hợp hơi từ quá trình kết thúc este hóa tại thiết bị phản ứng 20R10 được ngưng
trong thiết bị ngưng sương đơn.
Hỗn hợp hơi từ quá trình tiền trùng ngưng tại thiết bị phản ứng 20R10 và thiết bị
phản ứng DISCAGE được ngưng trong hệ thống bao gồm hai thiết bị ngưng sương.
Tại mỗi hệ thống có lắp đặt thiết bị ngưng sương kích cỡ lớn thứ cấp nhằm tách hạt
sương, các oligome và các thành phần có nhiệt độ sôi thấp trước khi hỗn hợp hơi đi
vào hệ thống tạo chân không.
Hệ thống ngưng sương được mô tả theo bảng sau:
Kết thúc este hóa
20R10
Tiền trùng ngưng
20R 10
Thiết bị phản ứng
DISCAGE 22R20
Giai đoạn Đầu Đầu Cuối Đầu Cuối
Thiết bị ngưng 20E23 - 20E33 20E36 22E43 22E46
16
MÔ TẢ CÔNG NGHỆ
Tài liệu: 09035-00-GIN-PR002
Công việc: 2009035
Phiên bản: B2
Trang 17/34
Thùng chứa 20D23 - 20D33 20D36 22D43 20D36*
Bơm 20P23A/B - 20P33A/B 20P36A/
B
22P43A/B 22P46A/
B

Thiết bị lọc - - 20F33A/B - 22F43A/B -
Thiết bị làm mát 20E24 - 20E34A/
B
20E37 22E44A/
B
22E47
TB trung gian EG thải - EG thải EG sạch EG thải EG sạch
* Bể chung (phân chia ngăn bên trong) cho hệ thống ngưng sương cuối.
Để tăng cường hiệu quả cho hệ thống EG sạch (20D36) thì một lượng EG thô cho quá
trình trộn được đưa đến hệ thống phun sương EG và cho quay trở lại bể trộn EG. Theo
cách này thì các oligome tách ra từ quá trình công nghệ và EG thu gom trong các thùng
chứa kín được liên tục hòa trộn với nhau.
EG thô được nạp vào thiết bị làm tan sương theo vòng tuần hoàn EG của quá trình tiền
trùng ngưng và thiết bị phản ứng theo một tỷ lệ xác định (40%/60%). Lượng tổng nguyên
liệu EG được điều khiển bởi thiết bị điều khiển mức tại bể trộn EG, EG dư chảy tràn từ
bể chứa kín EG 20D36 (khu chứa quá trình tiền trùng ngưng) đến thùng chứa EG (PP)
20D33 và từ đó nó chảy tràn qua thiết bị bể chứa EG thải 37S90. EG dư từ bể chứa EG
kín 20D36 (khu chứa EG của thiết bị DISCAGE) chảy tràn đến thùng chứa EG 22D43 và
từ đó chảy đến bể chứa EG thải 37S90.
Một lượng cố định EG thải từ thùng chứa EG (PE) 20D23 được đưa đến thiết bị tận dụng
nhiệt 20E13 và đến tháp công nghệ 20T12 để làm giảm hàm lượng nước có trong EG.
Thiết bị tiết kiệm nhiệt gia nhiệt EG thải đến xấp xỉ 150
0
C để tránh làm tắc nghẽn tại các
tầng chặt bên trong tháp có chứa các oligome.
Mức chất lỏng bên trong thùng chứa EG (PE) 20D23 được giữ không đổi bằng van điều
khiển trên đường ống nạp nguyên liệu từ bơm 20P33A/B.
EG thải từ khu công nghệ chảy tràn từ các thùng chứa EG (PP và DC) được thu gom
trong bể chứa EG thải 37S90 và được đưa trực tiếp tới bể trôn EG 18S16 có sử dụng
bơm 37P91.

2.9 Thu hồi EG thải (Section 37)
Tham khảo tài liệu 09035-37-PFD-PR001.
2.9.1 Cơ sở chung.
Thu hồi EG đã sử dụng vào bể chứa để xử lý thêm hoặc vận chuyển EG thải vào bể chứa.
2.9.2 Các thiết bị chính.
17
MÔ TẢ CÔNG NGHỆ
Tài liệu: 09035-00-GIN-PR002
Công việc: 2009035
Phiên bản: B2
Trang 18/34
37P90 Bơm vận chuyển EG đã sử dụng chuyển EG đã sử dụng đến tháp công
nghệ hoặc bể thu hồi.
37P91 Bơm nguyên liệu EG đã sử dụng- chuyển EG đã sử dụng đến bể trộn EG.
37P92 Bơm chuyển EG quay trở lại- vận chuyển EG đã sử dụng từ bể chứa quay
trở lại bể chứa EG thải.
37S 90 Bể chứa EG thải- thu gom EG chảy tràn từ các thùng chứa (PP+DC); thu
hồi EG từ các điểm thải khác nhau như các thiết bị TĐN, bơm, các điểm lấy mẫu….
37S92 Bể thu gom EG thải thu gom EG trong suốt quá trình vận hành không
bình thường.
2.9.3 Tóm tắt công nghệ
Bể chứa EG thải 37S90 được chia làm hai ngăn, một ngăn chứa EG đã sử dụng thu được
từ quá trình chảy tràn từ các thùng chứa, ngăn còn lại chứa EG thải từ toàn bộ nhà máy.
EG thô và EG đã sử dụng từ phản ứng tiền trùng ngưng gom chung với nhau trong thùng
chứa EG (PP) và chảy tràn vào ngăn thu gom EG thải trong bể chứa EG thải 37S90.
Theo phương thức tương tự, EG thô và EG đã sử dụng từ phản ứng trùng ngưng gom
chung với nhau trong thùng chứa EG (DC) và chảy tràn vào cùng một ngăn chứa của bể
chứa EG thải 37S90. EG thải được đưa trực tiếp đến bể trộn EG 18S16 bằng bơm 37P91.
EG và các cặn oligome từ thiết bị trao đổi nhiệt, EG tại các điểm lấy mẫu; bơm thải; các
điểm xả của thùng chứa, EG chảy tràn trong quá trình vận hành công nghệ ở trạng thái

không bình thường được thu gom lại trong ngăn chứa thứ hai. Từ đó EG lỏng được vận
chuyển trực tiếp đến tháp công nghệ bằng bơm 37P90 để tuần hoàn hoặc tới bể thu gom
thải 37S92 để chứa tạm thời. Bể chứa 37S92 chỉ được sử dụng trong suốt quá trình khởi
động hoặc trong trường hợp vận hành công nghệ ở trạng thái bất bình thường, từ bể chứa
37S92 EG đã sử dụng được cho quay trở lại ngăn thu gom của bể chứa EG thải 37S90.
2.10 Hệ thống tạo chân không của quá trình trùng ngưng.(Section 24)
Tham khảo tài liệu sơ đồ công nghệ 09035-24-PFD-PR001.
2.10.1Cơ sở chung.
Để tạo chân không cho quá trình trùng ngưng trong thiết bị phản ứng ESPREE và thiết bị
phản ứng DISCAGE 22R20 bằng hệ thống phun hơi nước, hơi nước này được sinh ra
trong quá trình este hóa.
18
MÔ TẢ CÔNG NGHỆ
Tài liệu: 09035-00-GIN-PR002
Công việc: 2009035
Phiên bản: B2
Trang 19/34
Để thu gom toàn bộ nước sinh ra trong quá trình công nghệ và hơi công nghệ tại các điểm
thông khí.
Tách lọc các hydrocarbon có nhiệt độ điểm sôi thấp từ nước thải và nhằm loại bỏ chúng
cùng với khí thông hơi bằng cách đốt tại chúng tại cụm HTM.
2.10.2Các thiết bị chính.
24B61A/B Quạt thổi (cụm tách rửa) cung cấp không khí và hơi thông khí
đến tháp tách rửa.
24D53 Bình kín (hệ thống chân không- thu hồi nước ngưng công nghệ và
làm kín chân không dạng baromet của hệ thống chân không.
24E51A/B Các thiết bị ngưng đầu- thiết bị ngưng một cấp cho nhóm tạo áp đối
với hơi công nghệ và hơi nước.
24E53A/B Các thiết bị ngưng cuối- thiết bị ngưng 3 cấp cho hơi công nghệ và
hơi nước.

24E61 Lò đốt khí thải
24J36A/B/ 24J46A/B / 24J47A/B / 24J51A/B / 24J52A/B / 24J53A/B /
Cụm thiết bị tạo chân không, bao gồm các đầu phun tạo chân không
24J36; 24J46/47; và 24J51/52/53; cụm tạo chân không đa cấp cho
các quá trình kết thúc este hóa; tiền trùng ngưng và thiết bị phản
ứng DISCAGE.
24P53A/B Bơm nguyên liệu cho tháp tách rửa. (nạp nước công nghệ vào cột
tách rửa.
24T61 Tháp tách rửa nhằm loại bỏ thành phần có điểm sôi thấp từ nước
công nghệ.
2.10.3Tóm tắt công nghệ.
Hệ thống tạo chân không bao gồm hai cụm sau:
Cụm thiết bị thứ nhất là cụm nén, bao gồm một đầu phun tạo áp có gia nhiệt (24J36A/B)
cho quá trình tiền trùng ngưng và hai đầu phun tạo áp có gia nhiệt (24J46A/B và
24J47A/B) cho thiết bị phản ứng DISCAGE và một thiết bị ngưng 24E51A/B.
Cụm thứ hai bao gồm các thiết bị thông hơi, bao gồm ba cấp phun 24J51A/B/ 24J52A/B
và 24J53A/B liên kết với một thiết bị ngưng 3 cấp (24E53A/B).
19
MÔ TẢ CÔNG NGHỆ
Tài liệu: 09035-00-GIN-PR002
Công việc: 2009035
Phiên bản: B2
Trang 20/34
Độ chân không trong quá trình kết thúc este hóa được sinh ra bởi việc hút hỗn hợp hơi
của quá trình phản ứng không ngưng (sau khi ngưng tại thiết bị ngưng 20E23) giữa cấp
thứ hai và thứ 3 của cụm thông hơi bên trong thiết bị ngưng 24E53A/B.
Hơi công nghệ và hơi nước từ các đầu phun tạo áp được ngưng trong các thiết bị ngưng
24E53A/B. Hơi nước từ các đầu phun thông hơi được ngưng trong thiết bị ngưng
24E53A/B, thiết bị ngưng này được chia làm 3 phần ở bên trong, nước làm mát chảy bên
trong cả hai thiết bị ngưng nối tiếp nhau.

Hơi ngưng, hơi nước cùng với nước công nghệ được thu hồi trong bể kín 24D53.
Bơm nước 24P53A/B nạp nước công nghệ vào tháp tách rửa 24T61 tại đó nước được
phun lên tầng chặt, hơi công nghệ từ quá trình thông khí được thu gom từ các điểm thu
khí thải khác nhau trong nhà máy được thổi cùng với không khí sạch từ đáy tháp rửa lên
đỉnh qua tầng chặt bằng quạt thổi 24B61A/B. Nước công nghệ có thể đạt được chỉ tiêu
hàm lượng COD thấp hơn, hỗn hợp khí thải và không khí được đưa đến lò đốt khí thải
24E61 để đốt thải.Trong trường hợp lượng khí đốt thải thấp hoặc cần thổi làm sạch lò đốt
với không khí sạch, thì khí thải được xả trực tiếp ra ngoài khí quyển (chi trong thời gian
rất ngắn) qua một van điều khiển dạng van bướm.
Các bơm hồi lưu 24P61A/B nạp nước công nghệ đã tách rửa đến tháp công nghệ 20T12
tại đây nó được sử dụng như là dòng hồi lưu về tháp, một lượng dư nước công nghệ được
tách khỏi thiết bị thu gom được đưa đến cụm xử lý nước thải tại đây nước thải được trung
hòa trong bể thu gom.
2.11 Hệ thống phân phối dung dịch nóng chảy (melt) (Section 26)
Tham khảo tài liệu 09035-26-PFD-PR001
2.11.1Cơ sở chung.
Lọc melt Polyme và phân phối dung dịch melt đến cụm sản xuất hạt chip
2.11.2Các thiết bị chính
26M50 Thiết bị đo độ nhớt- nhằm đo lường độ nhớt liên tục
26F51 Thiết bị lọc liên tục Polyme-cho quá trình lọc Polyme không gián đoạn
26Q51 Thiết bị nâng bộ lọc- cho việc vận chuyển bộ lọc melt
26YP50 Ống chuyển melt- Phân phối melt đến cụm sản xuất hạt chip
2.11.3Tóm tắt công nghệ.
20
MÔ TẢ CÔNG NGHỆ
Tài liệu: 09035-00-GIN-PR002
Công việc: 2009035
Phiên bản: B2
Trang 21/34
Melt được tháo ra từ thiết bị phản ứng DISCAGE bằng bơm bánh răng đặc biệt, bơm tháo

polyme 22P22 A/B tạo đủ áp suất cần thiết để bơm dung dịch melt đến bộ lọc Polyme
liên tục 26F51. Dung dịch melt polyme được dẫn chuyển hướng đến các dây chuyền sản
xuất khác như:
- Dây chuyền sản xuất xơ
- Dây chuyền sản xuất sợi Filament
- Cụm tạo hạt Chip.
Thiết bị lọc liên tục 26F51 ở dạng cặp đôi, thiết bị lọc có áp suất cao cho phép hoạt động
liên tục trao đổi qua lại (một hoạt động và chiếc còn lại cho dự phòng). Thiết bị lọc melt
có một hệ thống làm sạch thủy phân, dạng làm sạch nến lọc “tại chỗ”, các đường ống,
thiết bị lọc và các đầu bịt ống được bọc và gia nhiệt bởi dầu gia nhiệt HTM.
Phía sau bơm tháo sản phẩm của đường ống chứa dung dịch melt được lắp đặt với một
thiết bị đo độ nhớt 26M50, độ nhớt sản phẩm được điều khiển bằng cách cài đặt độ chân
không tương ứng trong thiết bị phản ứng DISCAGE ở khoảng từ 0.8 đến 2mbar.
Dung dịch melt nóng chảy được chuyển hướng bằng một van melt đặc biệt đến dây
chuyền sản xuất sợi filament, dây chuyền sản xuất xơ và cụm tạo hạt Chip 30M11.
2.12 Cụm tạo hại Chip. (Section 30)
Tham khảo tài liệu 09035-30-PFD-PR001
2.12.1 Cơ sở chung.
Chuyển Polyme thành hạt Chip
Vận chuyển và tồn chứa hạt Chip sẵn sàng cho xuất xưởng
Đóng bao hạt chip thành các bao có kích cỡ lớn.
2.12.2 Các thiết bị chính.
30B12 Quạt thổi thông khí- thông khí từ thiết bị làm khô
30D15 Bể chứa nước công nghệ- chứa nước hạt Chip sử dụng cho máy cắt tạo hạt
30P15A/B Bơm nước công nghệ - tuần hoàn nước công nghệ
30E15A/B Thiết bị làm mát nước công nghệ-làm lạnh nước công nghệ
30F15 Thiết bị lọc nước công nghệ
30H11 Đầu đùn dung dịch nóng chảy
21
MÔ TẢ CÔNG NGHỆ

Tài liệu: 09035-00-GIN-PR002
Công việc: 2009035
Phiên bản: B2
Trang 22/34
30M11 Hệ thống nghiền tạo hạt trong môi trường nước bao gồm:
• Hệ thống dẫn hướng và khu làm mát
• Máy cắt
• Hệ thống đo lường và phân phối nước.
• Ống làm lạnh cho việc làm mát Chip với thiết bị tách và thu gom hạt
Chip.
30M12 Thiết bị tiền làm khô- khử nước khỏi hạt Chip
30M13 Sàng hạt Chip.
2.12.3 Tóm tắt công nghệ.
Thiết bị công nghệ bao gồm: hệ thống nghiền tạo hạt, tiền làm khô và sàng hạt chip, hệ
thống tuần hoàn nước công nghệ cho cụm tạo hạt.
Dung dịch melt từ thiết bị phản ứng DISCAGE tháo xả bằng bơm 22P22A/B, dung dịch
melt được bơm qua thiết bị lọc liên tục 26F51 và nạp vào thiết bị đùn 30H11 và cuối
cùng được nén qua lưới phân phối. Bó sợi Polyme từ lưới phân phối được làm mát bằng
nước tại phần dẫn hướng và được dẫn tới đầu cắt. Các đầu phun nước phun trên bó sợi để
làm mát đồng nhất.
Lô cuốn nguyên liệu trên đầu cắt hướng bó sợi đến dao cắt quay và cắt chúng thành các
hạt Chip dạng hình trụ, nước được đưa thêm vào để làm mát hạt chip ngăn chặn chúng
kết dính lại với nhau trong suốt quá trình ở trạng thái nhiệt thủy tinh.
Nước công nghệ như: nước chảy tràn; nước phun sương và nước vận chuyển được cung
cấp bởi hệ thống nước khử khoáng tuần hoàn kín. Hệ thống bao gồm thiết bị lọc nước
công nghệ 30F15, bể chứa nước công nghệ 30D15, bơm tuần hoàn nước công nghệ
30P15A/B và một thiết bị lám mát nước công nghệ 30E15A/B, tất cả được làm nguội
bằng nước làm mát
Dòng hỗn hợp nước /hạt chip đi vào thiết bị làm khô 30M12, hầu hết nước làm mát được
tách ra khỏi hạt Chip với lưới sàng trong thiết bị tiền làm khô, hạt Chip được vận chuyển

bên trong bằng quạt thổi không khí dọc theo các kênh dẫn uốn khúc có đục lỗ. Phần nước
còn lại được bay hơi nhờ phần nhiệt còn lại bên trong hạt Chip, một dòng không khí thổi
ngược chiều dòng hạt Chip để tách nốt độ ẩm trên bề mặt còn lại của hạt Chip, dòng
không khí này cũng ngăn chặn dòng khí ẩm từ thiết bị tiền làm khô. Dòng khí ẩm được
lôi kéo bởi dòng hạt Chip đi vào thiết bị Silo chứa hạt Chip trung gian 33S10 tại đây hơi
nước được ngưng lại.
Sau khi hạt Chip từ thiết bị tiền làm khô chuyển hạt Chip qua sàng 30M13, các hạt quá
cỡ được giữ trên sàng rung và chuyển các hạt Chip đến Silo chứa trung gian 33S10.
22
MÔ TẢ CÔNG NGHỆ
Tài liệu: 09035-00-GIN-PR002
Công việc: 2009035
Phiên bản: B2
Trang 23/34
Nước công nghệ tách ra khỏi thiết bị tiền làm khô được chuyển tới thiết bị lọc nước công
nghệ (dạng lọc dải), sau đó được thu gom lại trong bể chứa nước công nghệ 30D15. Phần
vụn cắt nhỏ mịn được tách bằng một tấm vải không dệt hoặc tích tụ trong nước công
nghệ.
2.13 Tồn chứa hạt Chip và đóng gói.(Section 33)
Tham khảo tài liệu 09035-33-PFD-PR101
2.13.1 Cơ sở chung
Vận chuyển hạt Chip đến Silo chứa thành phẩm hoặc đến Silo chứa sản phẩm hỏng để
đóng gói.
2.13.2 Các thiết bị chính.
33Q10 Hệ thống vận chuyển hạt Chip PET
33QB01A/B Quạt thổi hạt Chip- vận chuyển hạt Chip từ Silo chứa trung gian đến
Silo chứa thành phẩm
33QF01 Thiết bị lọc túi
33Q01 Thiết bị nạp liệu dạng quay hạt Chip PET- chuyển hạt Chip từ Silo chứa
trung gian đến Silo chứa thương phẩm.

33Q46 Hệ thống đóng gói hạt Chip- đóng gói hạt Chip từ Silo chứa vào các bao
có kích thước lớn.
33S10 Silo chứa trung gian hạt Chip. (làm lớp đệm và nạp hạt chip đến hệ thống
vận chuyển.
33S11 Silo chứa hạt Chip thành phẩm
33S51 Silo chứa hạt Chip phế phẩm.
2.13.3 Tóm tắt công nghệ.
Các hạt Chip từ cụm tạo hạt qua thiết bị sàng 30M13 để tách các hạt quá cỡ, các chuỗi
hạt, các phần kết tụ và rơi vào Silo chứa trung gian, Silo chứa trung gian này hoạt động
như là một lớp đệm. Quạt vận chuyển hạt Chip thổi một phần nhỏ dòng không khí vào
Silo chứa trung gian, dòng không khí này giúp cho việc tách nước còn lại trên bề mặt hạt
Chip và ngăn chặn quá trình ngưng tụ, sau đó sẽ thu gom nước ở đáy Silo chứa. Dòng
không khí đi ra khỏi Silo chứa trung gian được nạp vào thiết bị tiền làm khô để tạo dòng
khí thổi ngược đến thiết bị làm khô hạt Chip tăng cường tách hơi ẩm có trên bề mặt hạt
Chip.
23
MÔ TẢ CÔNG NGHỆ
Tài liệu: 09035-00-GIN-PR002
Công việc: 2009035
Phiên bản: B2
Trang 24/34
Quạt thổi vận chuyển hạt Chip từ Silo chứa chứa trung gian đến Silo chứa sản phẩm
thương phẩm hoặc Silo chứa phế phẩm tùy thuộc vào hệ thống điều khiển công nghệ, từ
Silo chứa các hạt Chip được đóng bao tại bộ phận bao gói sản phẩm.
2.14 Tháo xả sản phẩm. (Section 39)
Tham khảo tài liệu 09035-39-PFD-PR001
2.14.1 Cơ sở chung.
Tháo sản phẩm từ các thiết bị phản ứng
Nạp và phân phối TEG cho quá trình làm sạch các thiết bị phản ứng.
Thu hồi hơi công nghệ từ các van an toàn.

2.14.2 Các thiết bị chính.
39D81 Bể chứa cặn TEG (triethylene glycol)
39D95 Bể chứa các sản phẩm phụ-chứa nước làm mát từ tháp làm mát và hơi
công nghệ từ các van an toàn hoặc van đánh thủng.
39P80 Bơm TEG từ phuy chứa vận chuyển TEG từ phuy chứa đến các thiết bị
phản ứng và các thùng chứa kín (cụm tạo chân không).
2.14.3 Tóm tắt công nghệ
Trong trường hợp áp suất vận hành bị quá áp không như mong muốn trong thiết bị phản
ứng este hóa, van an toàn tự mở để giải phóng hỗn hợp EG/nước vào bể chứa 39D35,
thiết bị khóa an toàn mở phun nước ở dạng tia để ngưng hỗn hợp EG/nước và bể chứa có
phủ kín nitơ phía trên nhằm ngăn chặn sự hình thành hỗn hợp nổ với không khí.
Monome tháo ra từ thiết bị phản ứng este hóa qua van 570-032, dung dịch tiền polyme
qua van 570-034 và sản phẩm cuối polyme tháo ra từ thiết bị phản ứng DISCAGE qua
ống nhánh hoặc van melt 570-054 đi vào hố thu cặn.
Trong suốt quá trình vận hành bình thường các ống xả không được gia nhiệt bởi vì không
cần thiết phải giữ đường ống xả đã gia nhiệt ở nhiệt độ cao ở tất cả các thời điểm. Vì vậy
trước khi thực hiện quy trình xả tất cả các đường ống phải được gia nhiệt bằng chất tải
nhiệt sơ cấp.(HPD).
Trong suốt quy trình xả, các đầu phun nước phía trên hố chứa cặn phải đặt trong tình
trạng vận hành để ngưng hơi EG.
24
MÔ TẢ CÔNG NGHỆ
Tài liệu: 09035-00-GIN-PR002
Công việc: 2009035
Phiên bản: B2
Trang 25/34
Nếu các thiết bị phản ứng được làm sạch bằng TEG, thì TEG được nạp vào các thùng
chứa kín cũng như các thiết bị phản ứng, nhiệt độ tăng lên trong thiết bị phản ứng cho tới
khi TEG sôi lên (xấp xỉ 280 đến 285
0

C), sau khi sôi cặn được gom xả vào bể chứa cặn
39D81.
2.15 Làm sạch thiết bị lọc.(Section 93)
Tham khảo tài liệu 09035-93-PFD-PR001.
2.15.1 Cơ sở chung.
Để làm sạch nến lọc melt từ thiết bị lọc 26F51
Kiểm tra bất kỳ hư hỏng nào của thiết bị lọc nến để thay thế và lắp đặt.
2.15.2 Các thiết bị chính.
93D14A/B Cụm rửa ngược- rửa thiết bị lọc nến bằng hơi nước.
93D16 Bể làm sạch bằng axit – hòa tan các hạt TiO
2
còn lại tròn lưới lọc.
93D17 Bể rửa sạch bằng kiềm- xà phòng hóa các cặn polyme không tách
hoàn toàn trong quá trình làm sạch HYPOX.
93D18 Bể tráng rửa- tráng rửa các nến lọc được xử lý tại bể làm sạch bằng
kiềm hoặc axit.
93P16 Bơm tay
93V11A/B Hệ thống làm sạch bằng tia cực tím tách các hạt rắn không hòa tan.
93V12A/B Bàn làm việc
93V13 Bể rửa- rửa lần cuối bằng nước khử khoáng.
93V14 Thiết bị thử điểm tạo bọt- kiểm tra hư hỏng cơ khí của nến lọc.
93V15A/B Bơm nước áp suât cao
93V16 Rỏ chứa.
93V20 Xe đẩy tay
93V26 Móc hút.
2.15.3 Tóm tắt công nghệ.
25

×