Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

Sách giáo khoa môn khoa học tự nhiên lớp 6 theo chương trình vnen tập 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (47.26 MB, 31 trang )

6
NÂEIHN ÏƯT CÏOH AOHK
HƯỚNG DẪN HỌC
NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CÏOH GNURT CÏUD ÓAIG ÏUV MAN TÄEIV IÙƠM CÏOH GNØƠƯRT HNÌH ÂOM NÙA ÏƯD
TẬP MỘT
SÁCH THỬ NGHIỆM
(Tái bản lần thứ nhất
có chỉnh lí, bổ sung)
2
LỜI NÓI ĐẦU
Mô hình trường học mới cấp trung học cơ sở được Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai thực
nghiệm đối với lớp 6 từ năm học 2014 - 2015 với mục tiêu là đổi mới đồng bộ các hoạt động sư phạm
trong nhà trường ; bảo đảm cho học sinh được tự quản, tự tin trong học tập, chiếm lĩnh được
kiến thức, kĩ năng qua tự học và hoạt động tập thể ; phù hợp với mục tiêu đổi mới và điều kiện về
năng lực đội ngũ giáo viên, thiết bị giáo dục của hầu hết các trường học Việt Nam ; đồng thời có
giải pháp thu hút các gia đình và cộng đồng tích cực tham gia cùng nhà trường thực hiện chức
năng giáo dục.
Thay cho sách giáo khoa hiện hành, học sinh học theo mô hình trường học mới sử dụng sách
Hướng dẫn học được thiết kế dựa trên chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định
hướng tích hợp. Bộ sách gồm 8 môn học : Toán, Ngữ văn, Khoa học tự nhiên (tích hợp Vật lí,
Hoá học, Sinh học) ; Khoa học xã hội (tích hợp Lịch sử, Địa lí), Giáo dục công dân, Công nghệ,
Tin học, Hoạt động giáo dục (tích hợp Thể dục, Âm nhạc, Mĩ thuật). Mỗi bài học trong sách
Hướng dẫn học được biên soạn theo chủ đề tích hợp để có thể tổ chức hoạt động học tích cực,
tự lực của học sinh theo các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực với các hoạt động :
“Khởi động”, “Hình thành kiến thức”, “Luyện tập”, “Vận dụng”, “Tìm tòi mở rộng”. Hoạt động học
của học sinh trong mỗi bài học cần được thực hiện một cách linh hoạt ở trong lớp, ngoài lớp,
ở nhà và cộng đồng. Các hoạt động học của học sinh được tổ chức trên lớp, cùng với các hoạt động
học ở ngoài lớp học tạo thành chuỗi hoạt động học theo tiến trình sư phạm của phương pháp
dạy học tích cực được sử dụng.


Hoạt động “Vận dụng” và “Tìm tòi mở rộng” là các hoạt động chủ yếu giao cho học sinh thực
hiện ở ngoài lớp học, không tổ chức dạy học hoàn toàn trên lớp. Vì vậy nội dung các hoạt động
này trong tài liệu Hướng dẫn học có thể là cung cấp thông tin bổ sung ; nêu những yêu cầu, định
hướng và gợi ý về phương pháp thực hiện ; mô tả sản phẩm học tập phải hoàn thành để học sinh
tự phát hiện, lựa chọn tình huống thực tiễn giúp vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học được trong
bài học và tìm tòi mở rộng theo sở thích, sở trường, hứng thú của mình. Các hoạt động này hết
sức cần thiết và quan trọng, giúp cho việc phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh,
cần phải tổ chức thực hiện đầy đủ và hiệu quả nhưng không yêu cầu tất cả học sinh thực hiện
như nhau, sản phẩm học tập của mỗi học sinh trong các hoạt động này cũng không giống nhau.
Trong quá trình biên soạn và triển khai thực nghiệm, các tác giả đã tiếp thu nhiều ý kiến phản
hồi và đã hết sức cố gắng chỉnh sửa, hoàn thiện bộ sách. Tuy nhiên, bộ sách chắc chắn không
tránh khỏi những điểm còn hạn chế, thiếu sót cần được tiếp tục chỉnh sửa, bổ sung. Các tác giả
bộ sách trân trọng cảm ơn và mong nhận được những ý kiến đóng góp của đông đảo giáo viên,
học sinh, cha mẹ học sinh và những người quan tâm để bộ sách ngày càng được hoàn thiện,
đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo.
CÁC TÁC GIẢ
3
CHỦ ĐỀ 1
MỞ ĐẦU
MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN
4
Chúng ta thường thấy các hoạt động của con người trong nhiều lĩnh vực đời sống.
Lĩnh vực nào cũng có những hoạt động phù hợp với nó. Hãy quan sát hoạt động của
con người trong những hình ảnh (Hình 1.1).
Trao đổi với bạn ghi lại ý kiến của em vào vở để chọn cụm từ dưới đây đặt dưới các
hình vẽ sao cho phù hợp :
(1) Lau sàn nhà
(2) Hát mừng giáng sinh
(3) Làm thí nghiệm trong phòng thí nghiệm
(4) Làm thí nghiệm trong tàu vũ trụ

(5) Lấy mẫu nước bị ô nhiễm trên dòng kênh
(6) Điều khiển máy gặt lúa
(7) Đạp xe trên phố
(8) Theo dõi nuôi cấy mô cây trồng trong phòng kính
Mục tiêu
– Làm quen với hoạt động nghiên cứu khoa học và quy trình nghiên cứu
khoa học.
– Tìm hiểu một số thành tựu nghiên cứu khoa học trong đời sống.
– Tạo hứng thú, bước đầu hình thành kĩ năng quan sát và có ý thức tìm tòi,
nghiên cứu những hiện tượng tự nhiên, yêu thích môn Khoa học.
– Hình thành kĩ năng làm việc theo nhóm, kĩ năng báo cáo khoa học.
Bài 1. MỞ ĐẦU
5
c)
đ)
g)
Hình 1.1
d)
e)
h)
a) b)
6
Hãy trả lời các câu hỏi sau đây, ghi vào vở ý kiến của em :
– Trong những hoạt động trên, hoạt động nào con người chủ động tìm tòi, khám phá
ra cái mới ?
Những hoạt động mà con người chủ động tìm tòi, khám phá ra cái mới gọi là những
hoạt động gì ?
– Muốn tìm tòi, khám phá ra cái mới, con người cần phải suy nghĩ và làm theo các
bước nào nào ?
– Mỗi bạn trình bày ý kiến của mình trước nhóm.

– Trao đổi, tranh luận với các bạn trong nhóm để đưa ra ý kiến của nhóm.
– Báo cáo với thầy (cô) giáo về kết quả hoạt động.
– Lắng nghe hoặc ghi chép những nhận xét, gợi ý của thầy (cô) giáo.
1. Hoạt động nghiên cứu khoa học của con người nhằm phát hiện ra bản chất quy
luật của sự vật, hiện tượng trong thế giới tự nhiên, hoặc sáng tạo ra phương pháp và
phương tiện kĩ thuật mới để làm thay đổi sự vật, hiện tượng phục vụ cho mục đích của
con người.
2. Hãy tìm tòi, khám phá, trả lời câu hỏi :
a) Nhiệt độ của nước ảnh hưởng như thế nào nếu ta hoà tan một giọt mực vào nước ?
b) Thể tích của một lượng khí xác định phụ thuộc vào nhiệt độ như thế nào ?
7
Thí nghiệm 1
Hình 1.2
Thí nghiệm 2
– Chuẩn bị :
Thí nghiệm 1 : 1 cốc nước nóng, 1 cốc nước lạnh, 1 lọ mực, 1 ống nhỏ giọt.
Thí nghiệm 2 : 1 vỏ chai, 1 quả bóng bay, chậu nước nóng, khăn bông.
– Dự đoán hiện tượng xảy ra và đưa ra phương án bố trí, làm thí nghiệm. Ghi vào vở
ý kiến của em.
– Thảo luận để thống nhất ý kiến đưa ra phương án bố trí và làm thí nghiệm.
– Tiến hành thí nghiệm, ghi lại kết quả.
– So sánh kết quả với dự đoán ban đầu của nhóm.
– Thảo luận để tìm từ điền vào chỗ trống trong câu dưới đây :
Giọt mực sẽ hoà tan hơn trong nước hơn.
Khi nhiệt độ thì thể tích của một lượng khí xác định sẽ
Những phán đoán của con người để đưa ra câu trả lời sơ bộ về một vấn đề (hay câu
hỏi nghiên cứu), mà chưa được chứng minh gọi là những
– Mô tả công việc (quy trình) ghi vào vở theo gợi ý ở bảng 1.1.
8
Bảng 1.1

Quy trình nghiên cứu Mô tả công việc em làm theo các bước
Bước 1 : Xác định vấn đề (câu hỏi
nghiên cứu).
Bước 2 : Đề xuất giả thuyết.
Bước 3 : Thiết kế và tiến hành thí
nghiệm kiểm chứng giả thuyết.
Bước 4 : Thu thập, phân tích số liệu.
Bước 5 : Thảo luận rút ra kết luận.
Bước 6 : Báo cáo kết quả.
– Quan sát các biểu tượng ở hình 1.3, đặt tương ứng các bước trong quy trình nghiên cứu
khoa học vào hình chữ nhật (dưới biểu tượng) sao cho thích hợp.
Hình 1.3
– Báo cáo với thầy (cô) giáo về kết quả hoạt động.
– Lắng nghe hoặc ghi chép những nhận xét, gợi ý của thầy (cô) giáo.
9
a) Nhảy dây
c) Làm thí nghiệm
b) Trồng cây
d) Phân loại sản phẩm nghiên cứu
Hình 1.4
Vẽ tóm tắt quy trình nghiên cứu khoa học vào vở.
Tìm hiểu câu hỏi dưới đây để xây dựng phương án nghiên cứu khoa học.
Loại giấy thấm nào hút được nhiều nước nhất ?
Chuẩn bị : Một vài loại giấy thấm, cốc, nước, nhíp, bình chia độ, cân điện tử.
Gợi ý : Thực hiện và ghi vào vở theo quy trình ở bảng 1.1.
Hãy trao đổi với bạn, chỉ ra trong các hình vẽ dưới đây, hoạt động nào của con người
là hoạt động nghiên cứu khoa học (Hình 1.4). Ghi ý kiến của em vào vở.
10
– Mỗi bạn trình bày ý kiến của mình trước nhóm.
– Thảo luận, trao đổi với bạn để thống nhất ý kiến trong nhóm.

– Báo cáo với thầy (cô) giáo về kết quả hoạt động.
– Lắng nghe hoặc ghi chép những nhận xét, gợi ý của thầy (cô) giáo.
Trong xã hội loài người có rất nhiều những thành tựu đạt được nhờ nghiên cứu
khoa học. Em hãy tự tìm kiếm trên mạng internet, trao đổi với người thân để kể cho bạn
trong lớp biết về một thành tựu của nghiên cứu khoa học mà em biết.
Viết tóm tắt ra giấy, chia sẻ với các bạn qua “góc học tập” của lớp.
1. Hãy trao đổi với người thân để tìm hiểu một kết quả nghiên cứu khoa học đang
được ứng dụng trong cuộc sống hằng ngày ở gia đình em.
Chuẩn bị : Tìm kiếm trên mạng hoặc các nguồn tư liệu khác.
Gợi ý : Tham khảo ý kiến của thầy (cô) giáo hoặc các người thân của em.
2. Chọn một trong những câu sau đây để đưa ra quy trình nghiên cứu khoa học :
– Hiện tượng gì xảy ra nếu ta thổi khí cacbonic vào nước vôi trong ?
– Hiện tượng gì xảy ra nếu ta thả quả cam chưa bóc vỏ và đã bóc vỏ vào nước ?
– Hiện tượng gì xảy ra nếu ta cắm cành của bông hồng bạch vào cốc nước màu ?
Chia sẻ với các bạn bằng bài viết gửi vào “góc học tập” của lớp.
11
Trong bài trước, các em đã tập nghiên cứu khoa học. Khi tiến hành kiểm chứng giả
thuyết, các nhà khoa học phải xây dựng phương án thí nghiệm. Những dụng cụ, thiết
bị, máy móc, để làm thí nghiệm gọi là dụng cụ thí nghiệm. Đi kèm với các dụng cụ thí
nghiệm còn có các vật liệu, hoá chất,
Hãy kể tên những dụng cụ thí nghiệm, vật liệu, hoá chất trong các thí nghiệm
mà các em đã làm ở bài trước, ghi vào vở như sau :
– Những dụng cụ thí nghiệm có tên là :
– Những vật liệu có tên là :
Mục tiêu
– Kể tên được một số dụng cụ, máy móc thường dùng trong phòng thí
nghiệm ở trường THCS.
– Phân biệt được các bộ phận, chi tiết của kính lúp, kính hiển vi quang
học và bộ hiển thị dữ liệu.
– Tập sử dụng kính lúp, kính hiển vi quang học và bộ hiển thị dữ liệu.

– Nêu được một số dụng cụ đo độ dài, đo thể tích, đo khối lượng với giới
hạn đo và độ chia nhỏ nhất của chúng.
– Nhận biết được các dụng cụ dễ vỡ, dễ cháy nổ và những hoá chất
độc hại.
– Nêu được các quy tắc an toàn cơ bản khi tiến hành các thí nghiệm.
– Hình thành thói quen chấp hành nội quy và an toàn thí nghiệm.
Bài 2. DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM
VÀ AN TOÀN THÍ NGHIỆM
12
– Những hoá chất có tên là :
– Ngoài ra còn có những thứ khác có tên là :
– Thảo luận nhóm để đưa ra ý kiến của nhóm.
– Báo cáo với thầy (cô) giáo về kết quả hoạt động.
– Lắng nghe hoặc ghi chép những nhận xét, gợi ý của thầy (cô) giáo.
Hãy quan sát hình 2.1 ; 2.2, kể tên một số dụng cụ mà em biết. Trao đổi với nhóm để
biết tên những dụng cụ mà em chưa biết. Ghi vào vở ý kiến của em.
Chuẩn bị : Một số dụng cụ thí nghiệm.
Gợi ý : Trao đổi, thảo luận trước khi tiếp xúc với dụng cụ.
1. Lò xo và nhiệt kế
4. Bộ thí nghiệm lực đàn hồi
2. Một số lực kế
5. Mặt phẳng nghiêng
3. Bộ thí nghiệm sự sôi
6. Bộ thí nghiệm lực ma sát
13
7. Bộ thí nghiệm đòn bẩy 8. Cái nhíp và cái kéo 9. Cái búa và cái kìm
10. Bộ thí nghiệm ròng rọc
13. Băng kép kim loại
Hình 2.2. Một số dụng cụ
1. Ống nghiệm ; 2. Kẹp ống nghiệm ; 3. Phễu ; 4. Nhiệt kế ;

5. Cốc thuỷ tinh ; 6. Đũa thuỷ tinh ; 7. Đèn cồn ; 8. Bình tam giác
Hình 2.1
11. Hệ thống ròng rọc
14. Bộ thí nghiệm sự nở vì
nhiệt của chất lỏng
12. Bộ thí nghiệm sự nở vì
nhiệt của chất rắn
15. Bộ thí nghiệm sự nở vì
nhiệt của chất khí
14
2. Thảo luận nhóm ghi chú thích cho từng bộ phận của kính hiển vi trong hình 2.5.
Kính hiển vi gồm các bộ phận :
– Chân kính.
– Thân kính : gồm 2 phần :
+ Ống kính : gồm thị kính (vị trí mắt nhìn trực tiếp để quan sát) và vật kính (kính chiếu
trực tiếp lên vật) có ghi độ phóng đại : 10x ;…
+ Ốc điều chỉnh : gồm ốc to và ốc nhỏ (điều chỉnh sự di chuyển của ống kính theo
chiều lên, xuống).
– Bàn kính : vị trí đặt mẫu vật lên để quan sát, có kẹp giữ mẫu vật.
– Gương phản chiếu ánh sáng giúp quan sát vật tốt hơn.
– Thảo luận để đưa ra ý kiến sau đây :
+ Những dụng cụ mà nhóm biết là :
+ Những dụng cụ mà nhóm chưa biết là :
– Báo cáo với thầy (cô) giáo về kết quả hoạt động.
– Lắng nghe hoặc ghi chép những nhận xét, gợi ý của thầy (cô) giáo.
1. Quan sát, thảo luận nhóm chỉ ra các bộ phận của kính lúp cầm tay.
Sử dụng kính lúp cầm tay để quan sát một vật thể nhỏ bất kì ở khoảng cách gần và
đưa dần ra xa, em rút ra nhận xét gì ?
Hình 2.3. Kính lúp cầm tay Hình 2.4. Quan sát vân ngón tay
Tấm kính rìa mỏng

Khung kim loại
Tay cầm
15
Hình 2.5. Kính hiển vi quang học
– Thảo luận nhóm chỉ ra các bước sử dụng kính hiển vi như thế nào ?
3. Bộ hiển thị dữ liệu, bộ cảm biến và cách sử dụng (dành cho những nơi có thiết bị)
a) Bộ hiển thị dữ liệu (MGA)
– Bật MGA bằng cách đẩy nút trượt lên phía trên.
– Màn hình hiển thị như hình 2.6, tình trạng pin hiển thị trên góc phải màn hình.
Hình 2.6. Bật bộ kết nối Hình 2.7. Màn hình hiển thị
Khởi động
Bộ điều khiển
16
(1) : Bật/tắt quá trình đo.
(2) : Chọn cảm biến (không cần ghi nhớ vì MGA tự động chọn cảm biến).
(3) : Đặt thời gian đo và tốc độ lấy mẫu.
(4) : Dãn đồ thị theo chiều thẳng đứng.
(5) : Phóng to đồ thị.
(6) : Thu nhỏ đồ thị.
(7) : Cuộn đồ thị lên, xuống, sang phải, sang trái.
(8) : Chọn điểm cần phân tích.
(9) : Hiển thị kết quả ở dạng đồng hồ kim.
(10) : Hiển thị kết quả ở dạng đồ thị.
(11) : Xóa dữ liệu.
(12) : Lưu dữ liệu.

b) Bộ cảm biến
Hình 2.8. Các chức năng trên màn hình hiển thị
Các chức năng trên màn hình hiển thị :
Hình 2.10. Cảm biến khí cacbonicHình 2.9. Cảm biến khí oxi

17
1. Ghi vào vở ý kiến của em như sau :
– Những dụng cụ dễ vỡ là :
– Những dụng cụ, hoá chất dễ cháy là :
– Những dụng cụ, vật liệu mau hỏng là :
2. Để an toàn cho mình và các bạn, trong quá trình sử dụng dụng cụ làm thí nghiệm,
ta phải làm gì ? Ghi ý kiến của em vào vở.
3. Đọc thông tin trong khung dưới đây, ghi tóm tắt vào vở.
Độ dài, thể tích, khối lượng là các đại lượng của vật. Dụng cụ dùng để đo các
đại lượng của vật gọi là dụng cụ đo.
Nói chung, khi sử dụng bất kì dụng cụ đo nào cũng cần biết giới hạn đo (GHĐ)
và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của nó. Tập hợp những vạch và số ghi trên dụng cụ
đo là thang đo của dụng cụ đo.
Hình 2.12. Cảm biến ánh sángHình 2.11. Cảm biến pH
Thảo luận nhóm về cách lắp ráp cảm biến vào bộ hiển thị dữ liệu và cách đo các đại
lượng như thế nào ?
18
GHĐ là giá trị lớn nhất mà dụng cụ đo được.
ĐCNN là giá trị nhỏ nhất mà dụng cụ đo được.
– Trao đổi với nhóm về kết quả ghi vở
– Báo cáo kết quả với thầy (cô) giáo về kết quả hoạt động.
– Lắng nghe hoặc ghi chép những nhận xét, gợi ý của thầy (cô) giáo.
Hãy trao đổi với bạn trong nhóm để tìm hiểu các dụng cụ đo ở hình 2.13, hoàn thành
bảng 2.1, ghi vào vở.
Chuẩn bị : Một số dụng cụ đo.
1. Các loại thước thông dụng
a) Thước thẳng b) Thước cuộn c) Thước gấp
a) Dạng hình ống b) Dạng cốc
2. Bình chia độ
c) Dạng hình tam giác

19
a) Cân tạ b) Cân đòn c) Cân đồng hồ
c) Đồng hồ bấm giây
hiện số
b) Đồng hồ sốa) Đồng hồ kim d) Đồng hồ bấm giây
d) Cân y tế
3. Các loại cân thông dụng
4. Một số dụng cụ đo thời gian thông dụng
Hình 2.13. Một số dụng cụ đo
Ghi tên dụng cụ đo mà em biết và hoàn thành theo bảng 2.1.
Bảng 2.1. Bảng các dụng cụ đo
STT Tên dụng cụ đo GHĐ ĐCNN Đại lượng cần đo
1 Thước thẳng 1 m 1 cm Độ dài
2
3
4
5
20
2. Chất dễ cháy (F)
và rất dễ cháy (F
+
)
1. Chất độc (T) và
rất độc (T
+
)
3. Chất dễ bắt lửa (X
i
)
và độc (X

n
)
Hình 2.14
6. Chất ăn mòn (C)5. Chất oxi hóa mạnh (O)4. Chất gây nổ (E) 7. Chất gây nguy hiểm
với môi trường (N)
Trình bày cấu tạo và cách sử dụng một dụng cụ đo mà em biết.
– Thảo luận nhóm để thống nhất ý kiến của nhóm.
– Báo cáo với thầy (cô) giáo về kết quả hoạt động.
– Lắng nghe hoặc ghi chép những nhận xét, gợi ý của thầy (cô) giáo.
1. Nêu cấu tạo (các bộ phận chính) của cân đồng hồ, cách sử dụng cân và thực hành
đo khối lượng của một vật.
2. Hãy xem các kí hiệu trên hình 2.14, chỉ ra và ghi vào vở nội dung các kí hiệu
đó nói gì.
21
1. Trao đổi với người thân để tìm hiểu thêm về an toàn cháy nổ, an toàn điện, sơ
cứu bỏng hoá chất, vệ sinh môi trường trong phòng thí nghiệm hoặc phòng học bộ môn
của nhà trường. Viết một bài nói về điều này để chia sẻ với bạn thông qua “góc học tập”
của lớp.
2. Làm một bảng nội quy phòng thí nghiệm, chia sẻ với các bạn thông qua “góc
học tập” của lớp.
3. Đọc các bài viết của các bạn khác và có lời khen bạn mình qua hộp thư “những điều
em muốn nói”.
22
CHỦ ĐỀ 2
CÁC PHÉP ĐO
VÀ KĨ NĂNG THÍ NGHIỆM
23
Bài 3. ĐO ĐỘ DÀI, THỂ TÍCH, KHỐI LƯỢNG
Trong cuộc sống hằng ngày, rất nhiều trường hợp mà con người muốn biết được kích
thước, thể tích và khối lượng của các vật ở xung quanh. Làm thế nào để xác định được

các đại lượng này ?
Cùng bạn nghiên cứu và tìm hiểu bài toán sau đây :
Hai vật kim loại hình hộp chữ nhật có kích thước khác nhau như hình 3.1. Làm thế nào
để đo được kích thước, thể tích và khối lượng của nó ?
Mục tiêu
– Xác định được độ dài trong một số tình huống thông thường.
– Đo được thể tích một lượng chất lỏng, thể tích vật rắn không thấm nước
bằng bình chia độ, bình tràn, đo được khối lượng bằng cân.
– Biết cách xác định khối lượng riêng của vật.
– Hình thành tác phong, năng lực thực hành thí nghiệm, nghiên cứu
khoa học.
Hình 3.1. Vật kim loại hình hộp chữ nhật
Vật A Vật B
24
Trao đổi với bạn để đưa ra phương án đo đối với vật A hoặc vật B. Ghi vào vở ý kiến
của em theo gợi ý ở bảng 3.1 dưới đây :
Bảng 3.1
Đại lượng đo
Giá trị
ước lượng
Dụng cụ
đo
GHĐ ĐCNN
Cách đo
như thế nào
1. Kích thước
của vật
dài
rộng
cao

2. Thể tích của vật
3. Khối lượng của vật
– Mỗi bạn trình bày ý kiến của mình trước nhóm.
– Trao đổi với các bạn trong nhóm để đưa ra ý kiến của nhóm.
– Báo cáo kết quả với thầy (cô) giáo.
– Lắng nghe hoặc ghi chép những nhận xét, gợi ý của thầy (cô) giáo.
1. Đo độ dài
– Thảo luận để lựa chọn thước và phương án đo kích thước của vật.
– Chuẩn bị : Một số thước đo độ dài, vật kim loại hình hộp chữ nhật.
– Tiến hành đo : chiều dài, chiều rộng và chiều cao của vật.
– Ghi lại kết quả theo bảng 3.2
25
Bảng 3.2. Nhận xét về kết quả khi đo ba lần, giống hay khác nhau ?
Đại lượng
đo
Lần
thứ
Chiều dài
(mm)
Chiều rộng
(mm)
Chiều cao
(Bề dày)
(mm)
Nhận xét
Kích thước
của vật A
1
2
3

2. Đo thể tích
– Thảo luận nhóm để đưa ra phương án đo thể tích của vật rắn không thấm nước
thông qua việc đo thể tích của chất lỏng trong trường hợp vật có kích thước nhỏ hơn
bình chia độ.
– Chuẩn bị : Một số bình chia độ đo thể tích chất lỏng, một số ca đong, bình tràn, vật
rắn kim loại có kích thước nhỏ hơn bình chia độ, bình đựng nước, nhíp gắp, khăn bông.
– Tiến hành đo, ghi kết quả theo bảng 3.3.
Bảng 3.3. Kết quả đo thể tích
Đại lượng
đo
Thể tích
ước lượng
(cm
3
)
Dụng cụ đo
Lần
đo
Thể tích
đo được
(cm
3
)
Kết quả
trung bình (cm
3
)
GHĐ ĐCNN
Thể tích
nước trong

bình chia độ
khi có vật A
nhúng chìm
1
V
1
=
2
3
Thể tích
nước trong
bình chia độ
khi kéo vật A
ra khỏi bình
1
V
2
=
2
3
– Thể tích của vật rắn : V =
– Thực hiện phương án đo khác (nếu có).

×