Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Bảo hiểm xã hội của một số nước trên thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.95 KB, 35 trang )

Bảo hiểm xã hội của một số nước trên thế giới
I. Sự hình thành và phát triển của Bảo hiểm xã hội
Trong hệ thống ASXH, BHXH ra đời khá sớm. Năm 1850 thủ tướng Bismack
của Đức đã thiết lập hệ thống BHXH ở nước này. Các quỹ ốm đau được thành lập
(do hội tương tế quản lý) và công nhân bắt buộc phải đóng góp để đề phòng bị
giảm thu nhập do ốm đau. Mới đầu chỉ có giới thợ tham gia và chỉ có bảo hiểm ốm
đau, sau đó đã thu hút được mọi tầng lớp xã hội và mở rộng ra các trường hợp
khác. Luật bảo hiểm y tế được ban hành vào năm 1883. và năm 1884 ban hành luật
bảo hiểm về rủi ro nghề nghiệp tức TNLĐ&BNN do hiệp hội giới chủ quản lý.
Năm 1889 chính phủ Đức ban hành thêm bảo hiểm tuổi già và bảo hiểm tàn tật do
chính quyền các bang quản lý. Đến thời điểm này BHXH đã có bước phát triển
mới: cơ chế đóng góp ba bên được thực hiện, không chỉ có người lao động mà cả
giới chủ và Nhà nước cũng phải thực hiện nghĩa vụ đóng góp. Tính chất cộng đồng
và cùng chia sẻ rủi đảm bảo an sinh xã hội đã được quán triệt.
Mô hình này ở Đức đã lan dần ra Châu Âu vào đầu thế kỷ XX, sau đó sang các
nước Mỹ La tinh rồi đến Bắc Mỹ và Canada vào những năm 30 của thế kỷ XX.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, BHXH đã lan rộng sang các nước giành được độc
lập ở châu Á, Châu Phi và vùng Caribe trong nửa cuối thế kỷ XX. Như vậy cùng
với quá trình phát triển của xã hội, BHXH đã trở thành một trong những quyền cơ
bản của con người và được xã hội thừa nhận. Tuyên ngôn nhân quyền ngày
10/2/1948 của Liên hợp quốc đã ghi: ''Tất cả mọi người với tư cách là thành viên
của xã hội có quyền hưởng BHXH, quyền đó được đặt cơ sở trên sự thỏa mãn các
quyền về kinh tế xã hội và văn hóa, nhu cầu cho nhân cách và sự tự do phát triển
của con người".
Ngày 28/6 1952, ILO đã thông qua Công ước số 102-Công ước về an toàn xã
1
hội (Quy phạn tối thiểu) đánh dấu một bước ngoặt quan trọng về BHXH trên thế
giới. Nội dung của công ước này bao gồm 9 chế độ như sau:
1. Chế độ chăm sóc y tế.
2. Chế độ trợ cấp ốm đau.
3. Chế độ trợ cấp thất nghiệp.


4. Chế độ trợ cấp tuổi già.
5. Chế độ trợ cấp trong trường hợp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp.
6. Chế độ trợ cấp gia đình.
8. Chế độ trợ cấp tàn tật.
9. Chế độ trợ cấp tiền tuất.
Tùy điều kiện kinh tế-xã hội trong mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể, các quốc gia khi
triển khai BHXH có quyền chỉ áp dụng một số chế độ, nhưng ít nhất phải có 3 chế
độ, trong đó phải có ít nhất một trong các chế độ (3), (4), (5), (8), (9). Tuy nhiên,
xu hướng chung là theo đà phát triển kinh tế - xã hội, BHXH sẽ mở rộng dần về số
lượng và nội dung thực hiện của từng chế độ.
Theo thống kê của ILO, đến năm 1981, có 139 nước có thực hiện hệ thống an
sinh xã hội nói chung, BHXH nói riêng, trong đó có 127 nước có chế độ trợ cấp
tuổi già, tàn tật và tử tuất; 79 nước có chế độ trợ cấp ốm đau và thai sản, 136 nước
có chế độ trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, 37 nước có chế độ trợ cấp
thất nghiệp.
Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu về BHXH của các nước: Đức, Anh, Trung Quốc
II. Bảo hiểm xã hội một số nước trên thế giới
1. BHXH ở cộng hòa liên bang Đức
1.1. Giới thiệu chung
Hệ thống BHXH ở Đức ra đời hàng trăm năm nay và đã đạt được nhiều thành
2
tựu to lớn, là mẫu mực cho nhiều nước trên thế giới trong việc xây dựng và phát
triển sự nghiệp BHXH của mình. Đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng nền
pháp chế BHXH là Thủ tướng Đức Ottto Phôn Bismac. Ở Đức, các chế độ BHXH
được thiết kế và triển khai thực hiện trong cả quá trình lâu dài, và đến nay đã rất
hoàn thiện. Ở đây, người ta quan niệm BHXH là tập hợp các biện pháp nhằm đảm
bảo sự an toàn về kinh tế và xã hội cho các nhóm dân cư khác nhau trước các rủi ro
xảy ra trong cuộc sống như tai nạn, bệnh tật, tàn phế, tuổi già, thất nghiệp và mất
người nuôi dưỡng. Quá trình ra đời và phát triển của BHXH Đức được đánh dấu
bởi những mốc thời gian gắn liền với các sự kiện quan trọng như sau:

Các năm 1883, 1884, 1889: ban hành luật bảo hiểm ốm đau, tai nạn, tàn tật và
tuổi già;
Năm 1911: bổ sung hình thức bảo hiểm bắt buộc đối với các chế độ BHXH
ban hành trong luật 1883, 1884, 1889 và ban hành chế độ trợ cấp mất người nuôi
dưỡng;
Đến năm 1927: nước Đức ban hành luật Bảo hiểm thất nghiệp;
Năm 1952: lần đầu tiên triển khai hình thức tự quản lý quỹ BHXH với sự tham
gia của đại diện người lao động và giới chủ trong tổ chức BHXH;
Năm 1957: cải cách lớn về bảo hiểm hưu trí, trong đó mức trợ cấp được xác
định theo mức tăng thu nhập, sau đó tiếp tục cải cách vào năm 1972, 1992;
Năm 1971: thực hiện bảo hiểm tai nạn cho học sinh, sinh viên;
Đặc biệt, năm 1975: thực hiện BHYT bắt buộc với sinh viên đại học
Trải qua quá trình phát triển và không ngừng được hoàn thiện, hệ thống BHXH
ở Đức hiện nay bao gồm các chế độ sau?
Chế độ chăm sóc y tế
Chế độ trợ cấp ốm đau
Chế độ trợ cấp thất nghiệp
Chế độ trợ cấp tuổi già
3
Chế độ trợ cấp TNLĐ và BNN
Chế độ trợ cấp thai sản
Chế độ trợ cấp tàn tật
Chế độ trợ cấp mất người nuôi dưỡng
Các chế độ BHXH tại Đức được triển khai theo các mô hình quỹ độc lập, xây
dựng trên cơ sở chế độ, nhóm chế độ hoặc đối tượng cần bảo vệ. BHXH được thực
hiện theo cả hình thức bắt buộc và tự nguyện tùy theo đối tượng và nội dung bảo
hiểm.
Một số chế độ BHXH ở Đức có những đặc điểm sau:
• BHYT bắt buộc với sinh viên đại học
• Tai nạn đối với người đi học từ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo đến đại học, cao

đẳng được coi như một hình tức TNLĐ và được bảo hiểm
• Người ốm được hưởng dịch vụ chăm sóc y tế tại nhà nếu người ốm có
con nhỏ hay có người nhà tàn tật cần được giúp đỡ và nhà neo đơn
• Trợ cấp thai sản bao gồm cả tiền để nuôi con sơ sinh
• Trợ cấp thất nghiệp bao gồm cả tiền để người thất nghiệp nuôi con
1.2. Đối tượng BHXH
Nhìn chung đối tượng tham gia bảo hiểm là người lao động, tuy nhiên các quỹ
BHXH thường được triển khai với từng nhóm đối tượng người lao động các đặc
thù nghề nghiệp hay tình trạng sức khỏe, thu nhập…, cụ thể: công nhân mỏ; người
lao động ngành hàng hải; người làm sản xuất nông nghiệp; học sinh, sinh viên;
nghệ sĩ; người làm nghề xuất bản; thương nhân; công chức; ngư dân; người sản
xuất nhỏ; người làm nghề nguy hiểm: nghề cứu hộ, nghề cho máu, thành viện đội
chuyên về tình trạng khẩn cấp…
1.3. Quỹ BHXH và mức đóng góp BHXH:
Do đặc điểm của lịch sử mà hiện nay ở Đức tồn tại rất nhiều quỹ đang hoạt
4
động theo các mục đich bảo hiểm khác nhau. Tùy theo tính chất của quỹ mà nguồn
hình thành quỹ và mức đóng góp của người lao động cũng rất khác nhau, nhưng
phổ biến là người lao động và giới chủ đóng ngang nhau, mức đóng này tùy theo
từng quỹ cụ thể.
Tài trợ của Nhà nước sau hàng loạt các cải cách thì nay trở nên không phổ
biến. Quan điểm chung là hệ thống BHXH nhằm phát huy tối đa năng lực (tự bảo
hiểm) của công dân trong việc đảm bảo khả năng tài chính của quỹ BHXH. Đây
cũng chính là quan điểm đối lập với BHXH Anh mà đại diện là nhà kinh tế học
Beveridge.
1.4. Các chế độ bảo hiểm ở Đức
a. Chế độ bảo hiểm ốm đau
Chế độ này bao hàm cả chăm sóc y tế, trợ cấp ốm đau và tàn tật. Toàn bộ dân
cư tại Đức được bảo hiểm ốm đau theo một trong 3 hình thức:
• Bảo hiểm bắt buộc

• Bảo hiểm tự nguyện
• Bảo hiểm tư nhân
Thuộc diện tham gia bảo hiểm bắt buộc gồm: người lao động có mức thu nhập
đạt tới mức quy định; người về hưu; người thất nghiệp; học sinh, sinh viên; nông
trang viên; người hoạt động nghệ thuật
Bảo hiểm ốm đau bao gồm nhiều quỹ độc lập, được tổ chức theo phạm vi rất
khác nhau, như theo ngành nghề và theo vùng lãnh thổ. Trong đó, quỹ bảo hiểm
ốm đau theo ngành nghề là khá phổ biến. Có thể kể một số quỹ bảo hiểm ngành
nghề như sau
• Quỹ bảo hiểm sức khỏe ngành hàng hải
• Quỹ bảo hiểm sức khỏe ngành mỏ
• Quỹ bảo hiểm sức khỏe ngành sản xuất nông nghiệp; …
5
Nguồn hình thành các quỹ bảo hiểm sức khỏe gồm: đóng góp của người lao
động và chủ sử dụng lao động với mức đóng góp ngang nhau. Quỹ bảo hiểm sức
khỏe được sử dụng cho 5 nội dung chủ yếu sau:
* Về chi phí cho công tác phòng bệnh: Việc thanh toán các chi phí liên quan
đến:
- Tư vấn chăm sóc sức khỏe và bảo vệ sức khỏe
- Phòng bệnh về nha khoa (kể cả đối tượng đi học nhà trẻ và trường phổ
thông)
- Phòng bệnh đối với phụ nữ
- Chẩn đoán sớm bệnh tật với quy định cụ thể theo giới tính vào tuổi tác:
+ phụ nữ 35 tuổi trở lên: tiến hành 2 năm 1 lần khám tổng quát
+ phụ nữ từ 20 tuổi trở lên và nam giới 45 tuổi trở lên: được chẩn đoán
sớm ung thư hàng năm.
Ở đây ta thấy, bảo hiểm ốm đau ở Đức đặc biệt quan tâm tới công tác chẩn
đoán sớm bệnh tật và đặc biệt là ung thư, bệnh răng miệng.
* Về chi phí khám chữa bệnh và chi phí phục hồi chức năng: Việc thanh
toán các chi phí cho người được bảo hiểm bao gồm:

- Chi phí thuốc chữa bệnh theo phác đồ chuẩn và các vật tư y tế (bông
băng); nếu sử dụng thuốc và vật tư đắt tiền không thuộc giới hạn bảo
hiểm thì người bệnh tự thanh toán
- Thuốc điều trị hỗ trợ (những thuốc không đóng vai trò quyết định trong
phác đồ điều trị) người hưởng thanh toán 10% (áp dụng với người lớn)
- Cung cấp miễn phí các bộ phận giả và thiết bị phục hồi chức năng: răng
giả, máy trợ thính, dụng cụ chỉnh hình…
- Điều trị nội trú (nằm viện) miễn phí
- Được chỉ định chăm sóc y tế tại nhà nếu thuộc đối tượng nhà neo đơn lại
có con nhỏ cần chăm sóc hoặc người nhà tàn tật cần được giúp đỡ
6
Trường hợp ốm nặng: quỹ bảo hiểm thanh toán với phạm vi rộng hơn:
- Tiền khám bệnh ngoại trú định kì 25 lần/ tháng (khám hàng ngày)
- Tiền trả lương cho người chăm sóc hay hộ lý kể cả khi người chăm sóc
nghỉ phép năm (4 tuần/ 1 năm)
- Tiền xe lăn
* Về trợ cấp ốm đau: Quỹ bảo hiểm sức khỏe trợ cấp mất khả năng lao động
khi người được bảo hiểm bị ốm. Nội dung này được quy định rất cụ thể là:
- Thời điểm trợ cấp: từ tuần thứ 7 từ khi nghỉ
- Thời gian trợ cấp cho cùng một bệnh: 3 năm
- Mức trợ cấp: bằng 80% thu nhập (sau thuế)
- Ngoài ra, nếu con nhỏ (dưới 8 tuổi) ốm, được trợ cấp 5 ngày/ 1 con/ 1
năm và nội dung này phối hợp với trách nhiệm của chủ sử dụng lao động:
trợ cấp ốm đau trong 6 tuần đầu do chủ sử dụng lao động trợ ca áp với
mức 100% thu nhập.
* Về trợ cấp thai sản: lao động nữ được trợ cấp trước và sau khi sinh với các
nội dung khác nhau:
- Trước khi sinh: được chăm sóc y tế (khám và cấp thuốc) , trợ cấp tài
chính;
- Sau khi sinh: trợ cấp tài chính để bồi dưỡng phục hồi sức khỏe và để nuôi

con sơ sinh.
Qua các nội dung của bảo hiểm sức khỏe , ta thấy:
• Chế độ có rất nhiều ưu việt và mang tính nhân đạo sâu sắc;
• Quan tâm nhiều đến phụ nữ, trẻ em, người tàn tật và người ốm nặng (là những
đối tượng cần được bảo vệ hơn cả);
• Quan tâm nhiều đến công tác phòng bệnh, đặc biệt là chẩn đoán sớm bệnh ung
thư.
b. Chế độ bảo hiểm TNLĐ và BNN
7
Chế độ này ở Đức có những đặc điểm như sau:
- Quỹ bảo hiểm TNLĐ và BNN hình thành từ 1 nguồn duy nhất là đóng góp
của chủ sử dụng lao động.
- Mức đóng góp của chủ sử dụng lao động căn cứ vào mức trả lương công
nhân và mức độ rủi ro mà doanh nghiệp được xếp hạng.
- Đối tượng được bảo hiểm là tất cả người lao động nói chung thuộc mọi lĩnh
vực và ngành nghề, kể cả người nội trợ, nghệ sỹ, người sản xuất nhỏ, ngư dân, và
những người làm công việc nguy hiểm như nhân viên cứu hộ, người làm nghề cho
máu… và người đang đi học thuộc mọi lứa tuổi.
- Đối tượng loại từ không được bảo hiểm là công chức nhà nước.
Khái niệm TNLĐ bao gồm:
• Tai nạn xảy ra trong lao động sản xuất
• Tai nạn giao thông trên đường đi làm
• Tai nạn xảy ra trong khi đang học tại nhà trường
Trường hợp tại nạn với học sinh được coi là TNLĐ cho thấy một quan điểm
rất độc đáo, coi việc học tập là một công việc do xã hội phân công, có tầm quan
trọng ngang tầm với các công việc khác trong xã hội.
Mức trợ cấp: căn cứ vào tiền công (đối với những đối tượng có thu nhập)
Quỹ bảo hiểm TNLĐ và BNN dùng cho những mục tiêu sau:
• Triển khai các biện pháp đề phòng ngăn ngừa TNLĐ và BNN, trong đó có các
thiết bị bảo hộ lao động

• Điều trị vết thương và BNN, khôi phục sức khỏe cho người lao động. Trong
đó bao gồm các nội dung:
- Điều trị cấp cứu ngay sau khi rủi ro xảy ra
- Tiền công khám bệnh
- Tiền thuốc chữa trị
8
- Chi phí điều trị bệnh (tiền giường, tiền xét nghiệm, chẩn đoán, thuốc điều
trị và thuốc hỗ trợ)
- Các biện pháp và các thiết bị phục hồi chức năng và nâng cao khả năng
lao động, ở đây có thể kể đến: chân tay giả, máy trợ thính, nạng chống,
xe lăn, các phụ kiện kèm theo…
Trợ cấp cho người bị tai nạn hoặc BNN: trợ cấp bù đắp thu nhập bị mất do
giảm khả năng lao động; mức trợ cấp căn cứ vào tiền công thực tế;
Trợ cấp cho gia đình người bị nạn nếu không may người lao động bị chết: trợ
cấp tiền tuất cho người ăn theo và chi phí mai tang.
c. Chế độ bảo hiểm thất nghiệp
Chế độ này được luật hóa năm 1927, nhằm mục đích trợ giúp kinh tế cho
người lao động bị thất nghiệp, giảm thiểu các hậu quả kinh tế xã hội của nạn thất
nghiệp. Chế độ này có những dặc điểm sau:
- Chế độ thực hiện dưới hình thức bắt buộc với tất cả công nhân viên;
- Cơ sở pháp lý là các Luật Liên bang về đảm bảo việc làm, Luật bảo hiểm
thất nghiệp và trợ cấp thất nghiệp;
- Quỹ bảo hiểm thất nghiệp do người lao động và chủ sử dụng lao động cùng
đóng góp ngang nhau, chiếm 4.3% thu nhập của người lao động;
- Mức trợ cấp thất nhiệp căn cứ vào nhiều yếu tố:
1. Thâm niên công tác trước khi bị thất nghiệp: thời gian làm việc càng dài
thì tỉ lệ trợ cấp càng cao;
2. Thu nhập của người lao động trước khi bị thất nghiệp;
3. Số con phải nuôi, cụ thể:
+ Không con: trợ cấp 63% thu nhập

+ Có 1 con trở lên: trợ cấp 68% thu nhập sau thuế.
- Thời gian trợ cấp liên quan đến:
+ Thâm niên công tác trước khi thất nghiệp: Nếu thời gian làm việc từ 1-
9
3 năm: được trợ cấp từ 156 ngày trở lên; Còn nếu thời gian làm việc 3 năm: trợ
cấp tối đa là 312 ngày;
+ Độ tuổi của người thất nghiệp: người trên 42 tuổi được kéo dài thời
gian trợ cấp.
Như vậy, yếu tố tỉ lệ thất nghiệp không được xét đến khi xác định thời gian
trợ cấp thất nghiệp cho người lao động.
- Điều kiện để được nhận trợ cấp thất nghiệp phù hợp với các nguyên tắc
chung, và với chính sách lao động và việc làm, đó là:
+ Người thất nghiệp có khả năng và có nhu cầu lao động;
+ Định kỳ có mặt tại cơ quan lao động;
+ Không từ chối những công việc phù hợp.
+ Đối tượng bị sa thải hoặc tham gia đình công không được hưởng trợ
cấp thất nghiệp.
Chế độ bảo hiểm thất nghiệp được bổ sung bằng hình thức “trợ giúp thất
nghiệp” thuộc hệ thống cứu trợ xã hội. Nguồn tài chính từ ngân sách Liên bang.
Hết hạn nhận trợ cấp của quỹ bảo hiểm thất nghiệp mà vẫn chưa tìm được việc
làm, người lao động được nhận từ quỹ “trợ giúp thất nghiệp”.
Bảo hiểm thất nghiệp có tác dụng to lớn trong việc giải tỏa tâm lý người thất
nghiệp trong sức ép tìm kiếm việc làm. Do có khoản trợ cấp đảm bảo cuộc sống
trước mắt, người lao động có thể chờ đợi công việc phù hợp với thu nhập thỏa
đáng. Như vậy bảo hiểm góp phần giảm bớt căng thẳng trên thị trường lao động và
cải thiện mức trả lương công nhân do để duy trì nguồn lao động, giới chủ không
thể trả công với mức lương quá thấp kém.
2. BHXH ở Anh
a. Giới thiệu chung
Hệ thống bảo đảm xã hội ở Anh bao gồm 2 cơ chế chủ yếu: BHXH và trợ

10
giúp xã hội. Hai cơ chế này khác nhau ở nguyên tắc xác định quyền hưởng trợ cấp.
Nếu BHXH dựa trên việc có tham gia đóng góp vào quỹ BHXH để quyết định
đối tượng được trợ cấp bù đắp thu nhập khi mất khả năng lao động tạm thời hoặc
vĩnh viễn do ốm đau, tai nạn, thai sản, tàn tật, già yếu, thất nghiệp hay bị mất người
nuôi dưỡng thì các khoản trợ cấp thuộc hệ thống “trợ giúp xã hội” lại được trợ cấp
cho đối tượng thông qua việc điều tra tình trạng kinh tế, tài sản cho thấy đối tượng
có cần được giúp đỡ hay không.
Trong quá trình phát triển, BHXH ở Anh đã không ngừng được nghiên cứu,
cải tiến để phù hợp với nhu cầu chung của xã hội. Trong những năm từ 1947-1970,
ở Anh đã ban hành hơn 30 đạo luật điều chỉnh hoạt động BHXH và ASXH. Sau
hàng loạt cải cách, nghiên cứu, thử nghiệm, hệ thống BHXH ở Anh hiện nay bao
gồm các chế độ:
1. Chế độ trợ cấp ốm đau
2. Chế độ trợ cấp thất nghiệp
3. Chế độ trợ cấp tuổi già
4. Chế độ trợ cấp TNLĐ và BNN
5. Chế độ trợ cấp gia đình
6. Chế độ trợ cấp thai sản
7. Chế độ trợ cấp tàn phế
8. Chế độ trợ cấp tử tuất (chế độ trợ cấp mất người nuôi dưỡng)
b. Quỹ BHXH
Nhìn chung, quỹ BHXH được hình thành từ 3 nguồn:
• Đóng góp của người lao động
• Đóng góp của chủ sử dụng lao động
• Tài trợ của ngân sách nhà nước
Mức đóng góp của người lao động được xác định bằng một mức như nhau đối
11
với tất cả các chế độ và chỉ đóng một mức duy nhất cho tất cả các rủi ro xã hội.
Việc đóng góp này chỉ là sự thực hiện nghĩa vụ tượng trưng, mang tính chất cào

bằng giữa những người tham gia.
Phần tài trợ của Nhà nước được trích từ thuế. Về vai trò của Nhà nước đối với
việc đóng góp BHXH, giai đoạn những năm 1942-1980, Chính phủ Anh có xu
hướng thực hiện sự bao cấp, nói cách khác Nhà nước chịu trách nhiệm chính trong
việc trợ cấp cho người được bảo hiểm khi gặp rủi ro xã hội như ốm đau, thai sản,
tìa yếu, chết, thất nghiệp.
Việc bao cấp của Nhà nước trong BHXH đã dẫn đến tình trạng khủng hoảng
không tránh khỏi, vì những nguyên nhân sau:
• Dân số Anh già đi rõ rệt, trong những năm từ 1951-1985, số người về hưu
tăng lên từ 13,5% lên 18%;
• Tỷ lệ người thất nghiệp tăng;
• Tỷ lệ người tàn tật tăng…
Vì những lý do trên nên việc chi tiêu của BHXH tăng, thậm chí tốc độ còn cao
hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế. Trước tình hình đó, Chính phủ Anh đã thực hiện
một số cải cách nhằm khắc phục khủng hoảng tài chính BHXH vào cuối những
năm 80 của thế kỉ XX.
c. Những cải cách BHXH từ những năm 1988
Nội dung cơ bản của cải cách nhằm vào các hướng sau:
• Giảm bớt phần đóng góp của Nhà nước vào quỹ BHXH, tiến tới rút hẳn với
quan điểm cho rằng quỹ BHXH chỉ cần 2 nguồn đóng góp là của người lao
động và giới chủ;
• Giảm chi tiêu ngân sách cho BHXH và ASXH
• Khuyến khích các quỹ BHXH ngoài Nhà nước, khuyến khích hình thức bảo
hiểm tập thể (quy mô xí nghiệp), mở quỹ tiết kiệm hưu trí cá nhân…
12
• Chế độ trợ cấp gia đình đặc biệt được coi trọng với quan điểm cho rằng, gia
đình là cơ sở phát triển của xã hội. Nội dung chính là trợ giúp gia đình có trẻ
nhỏ có thu nhập thấp, trợ cấp tiền cho gia đình từ khi đứa trẻ sinh ra cho đến
khi hết tuổi đi học.
• Cải tiến bộ máy quản lý BHXH và ASXH

Những cải cách về BHXH ở Anh đặc biệt tập trung vào chế độ trợ cấp hưu trí,
cụ thể:
- Các công ty BHXH tư nhân được thành lập;
- Các quỹ bảo hiểm hưu trí tập thể của các xí nghiệp được xem xét ưu đãi;
- Giảm mức trợ cấp hưu trí bắt buộc thuộc bảo hiểm nhà nước (phần trợ cấp
bổ sung tính theo thu nhập), cụ thể:
+ Tỉ lệ lương hưu được tính bằng 20% chứ không phải 25% so với thu nhập
làm cơ sở tính trợ cấp
+ Thu nhập làm cơ sở tính trợ cấp là lương bình quân cả quãng đời làm việc
chứ không phải lương bình quân 20 năm có thu nhập cao nhất.
+ Khuyến khích người về hưu làm việc, cụ thể là không khấu trừ lương hưu
đối với người về hưu vẫn đi làm để tăng thu nhập. Trước đó Nhà nước áp dụng
điều khoản đối với người về hưu kiếm được thu nhập hơn 75 bảng 1 tuần sẽ bị trừ
một phần trong lương hưu (thuộc bảo hiểm bắt buộc).
+ Việc giảm bớt quyền lợi của người lao động trong chế độ bảo hiểm tuổi
già nhằm mục đích khuyến khích người lao động tham gia các quỹ bahor hiểm tiền
hưu ngoài Nhà nước.
d. Đánh giá chung về BHXH tại Anh
Trong vòng nửa sau thế kỉ 20, ở Anh đã tiến hành những cải cách lien tục
trong lĩnh vực BHXH, thậm chí các nguyên tắc triển khai cũng thay đổi từ cực này
sang cực khác. Nhìn chung, hệ thống vẫn đang trong quá trình tiếp tục đổi mới và
hoàn thiện để khắc phục hậu quả của một thời kì dài.
13
3.BHXH ở Trung Quốc
a. Giới thiệu chung
Chính sách BHXH được Chính phủ quan tâm ngay từ khi mới thành lập nước
Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (ngày 01 tháng 10 năm 1949). Vào năm 1951,
Quốc Vụ viện (sau đây gọi là chính phủ) đã ban hành các điều lệ bảo hiểm lao
động của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Đây là khởi điểm của hệ thống của
hệ thống BHXH tại Trung Quốc và đã hình thành quỹ BHXH. Các điều lệ này

được áp dụng cho tất cả các công ty, nhà máy xí nghiệp của Nhà nước. Nhà máy,
xí nghiệp trực tiếp chịu trách nhiệm quản lý và chi trả tất cả các khoản bảo hiểm:
lương hưu, bảo hiểm: lương hưu, bảo hiểm tai nạn lao động, bảo hiểm y tế, chế độ
thai sản, … Mô hình cơ bản của hệ thống này là gắn BHXH với các xí nghiệp. Các
xí nghiệp trích 3% quỹ lương vào quỹ BHXH của xí nghiệp. Lương hưu và trợ cấp
tai nạn lao động sẽ được lấy từ quỹ này. Các quyền lợi khác sẽ được xí nghiệp chi
trả theo các quy định của Nhà nước. Khi một xí nghiệp không có khả năng chi trả,
thì Nhà nước sẽ bao cấp cho xí nghiệp để trả.
Hệ thống này đã đóng một vai trò rất tích cực trong việc duy trì sự ổn định xã
hội trong khoảng thời gian dài.
Trong hệ thống ASXH nói chung, nhà nước Trung Quốc xác định ưu tiên
hàng đầu trong thời gian đầu trong thời gian này là bảo hiểm hưu trí, bảo đảm mức
sống cơ bản và tái tạo việc làm cho người lao động dôi dư trong doanh nghiệp nhà
nước và bảo đảm mức sống tối thiểu cho dân cư thành thị.
Bộ Lao động và An sinh xã hội chịu trách nhiệm quản lý hệ thống BHXH trên
cả nước, bao gồm lương hưu, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai
nạn lao động và chế độ thai sản cho các xí nghiệp ở thành thị, ở các cơ quan nhà
nước. Tổ chức của Bộ Lao động và An sinh xã hội về BHXH gồm: Vụ Bảo hiểm
lương hưu, Vụ Bảo hiểm y tế, Vụ Bảo hiểm thất nghiệp, Vụ Bảo hiểm xã hội ở
14
nông thôn, Vụ Quản lý và Giám sát quỹ BHXH.
b. Bảo hiểm hưu trí
Vào tháng 6 năm 1978, với sự thông qua của Đại hội đại biểu nhân dân toàn
Trung Quốc (Quốc hội), Quốc vụ viện (Chính phủ) đã ban hành điều lệ quy định
về nghỉ hưu và trợ cấp cho các cán bộ nhà nước già yếu ốm đau và bệnh tật. Các
điều lệ này quy định độ tuổi về hưu, có thể là 50 với điều kiện họ có 10 năm phục
vụ cho nhà máy. Sau khi về hưu, họ có thể nhận được lương hưu khoảng 60-75%
tổng số lương.
Kể từ năm 1984, cải cách mở cửa đã tạo tiền đề cho chi phí bảo hiểm lương
hưu trở thành vấn đề của cấp tỉnh bởi vì, gánh nặng kinh tế đối với các xí nghiệp

đã làm cho việc đảm bảo quyền lợi về chi trả lương hưu cho người lao động trở lên
khó khăn. Tháng 6 năm 1991, Chính phủ ban hành quyết định cải tổ hệ thống bảo
hiểm hưu trí cho công nhân các nhà máy, xí nghiệp. Nội dung chủ yếu bao gồm:
- Thiết lập một hệ thống bảo hiểm hưu trí nhiều thành phần, bao gồm bảo hiểm
bắt buộc, tức là Nhà nước phải trả phần bảo hiểm hưu trí cơ bản, khuyến
khích doanh nghiệp hình thành bảo hiểm hưu trí bổ sung và khuyến khích
các địa phương hình thành thêm quỹ bảo hiểm hưu trí của mình.
- Hình thành một cơ chế đa nguồn cho quỹ BHXH cơ bản: Nhà nước, nhà máy,
xí nghiệp và cá nhân sẽ chia sẻ các chi phí về BHXH.
- Cải tổ phương thức chi trả phù hợp với hệ thống đa quỹ; chấp nhận nguyên tắc
đóng góp tự nguyện bổ sung.
b1. Hệ thống bảo hiểm hưu trí cơ bản cho người lao động trong doanh nghiệp
• Những người được thụ hưởng: hệ thống bảo hiểm hưu trí cơ bản được áp
dụng đối với tất cả các loại hình doanh nghiệp và người lao động trong
doanh nghiệp cũng như cá nhân người lao động ở khu vực thành thị.
• Tỷ lệ đóng góp: tỷ lệ đóng góp của doanh nghiệp do chính quyền cấp tỉnh quy
định nhưng thông thường không quá 20% tổng quỹ lương của doanh nghiệp;
15
những nơi nào quy định tỷ lệ đóng bảo hiểm nhiều hơn 20% phải báo cáo
lên chính quyền Trung ương để thông qua.
• Tài khoản cá nhân: 11% của tổng số đóng góp từ lương sẽ được cho vào tài
khoản cá nhân để làm nguồn đảm bảo cho người lao động, 11% đó bao gồm
toàn bộ phần đóng góp của người lao động và một phần đóng góp của doanh
nghiệp; phần đóng góp còn lại được đưa vào quỹ BHXH chung. Tài khoản
cá nhân này cũng được trả lãi suất, không thấp hơn lãi suất tiết kiệm ở ngân
hàng.
• Tuổi nghỉ hưu: Chính phủ quy định 60 tuổi đối vối nam, 55 tuổi đối với nữ
công nhân viên chức làm việc trong các ngành chuyên môn và quản lý, 50
tuổi cho công nhân nữ làm việc trong các khu vực sản xuất. Trung Quốc
hiện đang nghiên cứu để có thể nâng độ tuổi nghỉ hưu của cán bộ nữ ở một

vài chức danh lãnh đạo, quản lý, nghiên cứu khoa học.
• Mức hưởng: Người lao động đến tuổi về hưu và đã đóng góp không dưới 10
năm cho quỹ BH thì sẽ được nhận 2 phần bảo hiểm: quyền lơi hưu trí cơ bản
và quyền lợi hưu trí lấy từ tài khoản cá nhân. Phần bảo hiểm hưu trí cơ bản
là 20% mức lương trung bình của tổng số năm đi làm. Còn bảo hiểm hưu trí
lấy từ tài khoản cá nhân là 1/120 của tổng giá trị có trong tài khoản.
• Trong đó BHHT đối với người lao động tại các doanh nghiệp ở đô thị như
sau:
Chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động tại các doanh nghiệp ở đô thị
bao gồm BHHT, bảo hiểm thất nghiệp, BHYT, bảo hiểm tai nạn lao động,
và thai sản. Đối với BHHT, người sử dụng lao động đóng 20%, người lao
động đóng 8%1. Tuy nhiên, đối với lao động di cư thì người sử dụng chỉ
đóng 12% (bắt buộc), cá nhân đóng 8% (linh hoạt, có thể nộp, không nộp
hoặc nộp ít hơn quy định). Bắt đầu từ ngày 01/1/2010, Trung Quốc cho phép
16
chuyển BHHT khi người lao động di chuyển sang tỉnh khác, đồng thời chấm
dứt việc cho phép người lao động di cư nhận trọn gói phần đã đóng vào
BHHT khi chuyển nơi làm việc. Tính đến cuối năm 2009, đã có 240 triệu
người tham gia BHHT (bao gồm cả người nghỉ hưu).
Trong đó BHHT đối với người lao động tại các doanh nghiệp ở đô thị như
sau:
Chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động tại các doanh nghiệp ở đô thị
bao gồm BHHT, bảo hiểm thất nghiệp, BHYT, bảo hiểm tai nạn lao động,
và thai sản. Đối với BHHT, người sử dụng lao động đóng 20%, người lao
động đóng 8%1. Tuy nhiên, đối với lao động di cư thì người sử dụng chỉ
đóng 12% (bắt buộc), cá nhân đóng 8% (linh hoạt, có thể nộp, không nộp
hoặc nộp ít hơn quy định). Bắt đầu từ ngày 01/1/2010, Trung Quốc cho phép
chuyển BHHT khi người lao động di chuyển sang tỉnh khác, đồng thời chấm
dứt việc cho phép người lao động di cư nhận trọn gói phần đã đóng vào
BHHT khi chuyển nơi làm việc. Tính đến cuối năm 2009, đã có 240 triệu

người tham gia BHHT (bao gồm cả người nghỉ hưu).
b2. Hệ thống bảo hiểm hưu trí trong các cơ quan Nhà nước
Một hệ thống bảo hiểm hưu trí khác cũng được áp dụng cho nhân viên trong
các cơ quan nhà nước. Nội dung chính của hệ thống này như sau:
• Các chi phí lương hưu do các cơ quan nhà nước chi trả và không có sự đóng
góp nào từ cá nhân;
• Hệ thống chi trả đồng nhất và không có sự phân biệt giữa các cơ quan khác
nhau;
• Bảo hiểm hưu trí được chi trả dựa trên mức lương của cá nhân và được tính
theo số năm công tác. Đối với quân đội, lương hưu gồm lương cơ bản, phần
thêm tính theo chức vụ. Đối với nhân viên các cơ quan nhà nước, lương hưu
17
bao gồm mức lương cơ bản và chức vụ là trung bình của tất cả các năm công
tác.
b3. Bảo hiểm hưu trí bổ sung trong các doanh nghiệp
Bảo hiểm hưu trí bổ sung của doanh nghiệp là hình thức người sử dụng lao
động nhận bảo hiểm trên cơ sở tự nguyện và điều phối các quy định của Nhà nước.
Các cá nhân cũng được khuyến khích để chia sẻ phần đóng góp. Đóng góp của
người lao động và người sử dụng lao động đều được chuyển vào tài khoản cá nhân.
Khi người lao động nghỉ hưu, các khoản tiền này có thể rút ra một lần hoặc theo
từng tháng. Tài khoản cá nhân gắn với người lao động nên nếu người lao động
chuyển nơi ở, nơi làm việc, có thể vẫn tiếp tục sử dụng tài khoản này. Trung Quốc
cũng bắt dầu thực hiện hệ thống bảo hiểm này từ năm 1991.
b4. BHHT mới cho nông thôn:
Tháng 10/2009, Trung Quốc thí điểm chế độ BHHT mới cho nông dân (áp
dụng đối với người dân có hộ khẩu thường trú ở nông thôn). Ước tính đến cuối
2010, 50% tổng số huyện trên toàn quốc sẽ thực hiện BHHT mới cho nông dân.
Với tiến độ này thì đến năm 2014 sẽ áp dụng trên toàn quốc BHHT mới cho nông
dân, có thể bao phủ tới 80% dân số cả nước.
Chế độ BHHT mới cho nông dân được hình thành từ ba nguồn: đóng góp của

cá nhân, hỗ trợ của tập thể và trợ cấp của Chính phủ (trước đây hoàn toàn do người
nông dân tự chi trả và không có bất kỳ trợ cấp nào từ Chính phủ). Mức nộp phí cá
nhân và tiền hỗ trợ của tập thể đều được ghi vào tài khoản cá nhân, thuộc sở hữu cá
nhân.
Theo quy định của Chính phủ, nông dân nộp phí BHHT tối thiểu 100
NDT/tháng. Địa phương có thể điều chỉnh mức đóng tùy theo điều kiện kinh tế địa
phương2. Đối với người khuyết tật, người mất sức lao động thì thấp hơn 100 nhân
dân tệ (NDT) hoặc miễn. Mức nộp phí trung bình của nông dân khoảng 500
NDT/năm, chỉ chiếm khoảng 8% thu nhập năm của nông dân (năm 2009, GDP của
18
Trung Quốc là 4.500 NDT).
Mặc dù BHHT nông thôn là chế độ bảo hiểm tự nguyện, nhưng khi áp dụng
thì có thể coi là “bắt buộc”, đặc biệt đối với những đối tượng có thu nhập. Thực
tiễn tại các địa phương đang thực hiện thí điểm, hầu hết nông dân đã tham gia đóng
bảo hiểm. Đối với người nghèo, thu nhập quá thấp, không thể đóng bảo hiểm thì
địa phương có thể giảm xuống dưới mức tối thiểu (100 NDT/tháng).
Theo chế độ BHHT mới, đến năm 60 tuổi, với thời gian tham gia đóng bảo
hiểm tối thiểu là 15 năm, nông dân tham gia bảo hiểm theo chương trình mới sẽ
được hưởng lương hưu gồm hai phần: phần lớn do Chính phủ trả, phần còn lại là
do cá nhân đã đóng góp và nếu có, là hỗ trợ tập thể (thôn/làng). Hiện nay mức
hưởng BHHT trung bình là 1.320 NDT/năm, trong đó mức trợ cấp tối thiểu của
Nhà nước là 55 NDT/tháng vào tài khoản cá nhân, địa phương bổ sung tùy theo
điều kiện kinh tế của địa phương (ví dụ Bắc Kinh là 280 NDT/tháng).
Chính quyền trung ương trả toàn bộ BHHT cho nông dân trên cơ sở tọa thu
tọa chi (PAYGO) ở các khu vực kém phát triển ở miền Trung và miền Tây, 50%
cho khu vực phía Đông vốn phát triển hơn, còn lại do chính quyền địa phương chi
trả. Riêng năm 2009, Chính quyền trung ương dành ba tỷ NDT để thí điểm chương
trình này.
Nếu như theo chương trình BHHT cũ, chính quyền địa phương được phép sử
dụng quản lý phí, thì theo chương trình BHHT nông thôn mới, chính quyền địa

phương không được phép trích bất kỳ một khoản quản lý phí nào. Tất cả các chi
phí hành chính và vận hành chương trình mới sẽ được phân bổ từ ngân sách trung
ương.
c. Bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp
Ở Trung Quốc, hệ thống bảo hiểm tai nạn lao động được thành lập từ những
năm 50 thế kỷ XX, nằm trong nhà máy xí nghiệp để bồi thường và trả lương hưu
19
cho các công nhân bị tai nạn trong quá trình lao động hoặc bệnh nghề nghiệp.
c1. Xác định đối tượng được hưởng bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề
nghiệp
Bộ Lao động và ASXH xây dựng các quy định và chính sách phù hợp nhằm
xác định đối tượng được thu hưởng bảo hiểm tai nạn lao động. Các quy định này
được xây dựng với sự phối hợp của Bộ Y tế. Các cơ quan và nhà máy, xí nghiệp
hiện chưa tham gia vào hệ thống bảo hiểm tai nạn lao động sẽ chuẩn bị để có thể
đưa ra những chính sách phù hợp để tham gia vào hệ thống này.
Về giám định TNLĐ và BNN: Ủy ban giám định lao động chịu trách nhiệm
giám định mức độ thương tật do tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Thành phần
của Ủy ban giám định ở tất cả các cấp khác nhau bao gồm đại diện của cơ quan lao
động, cơ quan y tế và công đoàn.
c2. Các quyền lợi của người lao động
• Điều trị y tế do bị tai nạn lao động: khi người công nhân được công nhận là bị
thương tật do tai nạn lao động hoặc bị bệnh nghề nghiệp thì tất cả các chi phí
y tế của họ sẽ do các cơ quan BHXH chi trả nếu họ tham gia vào hệ thộng
bảo hiểm tai nạn lao động, nếu không tham gia thì mọi chi phí này sẽ do nhà
máy, xí nghiệp chi trả.
• Quyền lợi được hưởng của người bị tai nạn lao động: người bị tai nạn lao
động hoặc bị bệnh nghề nghiệp sẽ được trả một khoản tiền tương đương với
mức lương trung bình của họ trong vòng 12 tháng trước khi họ bị tai nạn.
• Trợ cấp tai nạn lao động: sau khi bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp,
người lao động phải làm các thủ tục xác nhận thương tật nếu họ bị tàn tật

vĩnh viễn. Họ sẽ được nhận trợ cấp thương tật tùy theo mức độ tàn tật của
họ, kể cả mức lương hưu hàng tháng cho người bị tàn tật theo quy chuẩn của
cấp độ thương tật từ 1 đến 4 là 90%, 85%, 80% và 75% mức lương trung
bình của người lao động; 70% cho mức độ thương tật cấp 5 và cấp 6. Các
20
cấp còn lại sẽ được hưởng một khoản trợ cấp thương tật 1 lần theo mức từ 6
đến 24 tháng lương tùy theo mức độ thương tật của họ.
• Trợ cấp tử tuất và quyền lợi của thân nhân: khi người lao động bị mất do tai
nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp thì thân nhân trực tiếp của họ sẽ được
hưởng các quyền lợi bao gồm: tiền trợ cấp tang lễ, tiền tử tuất và lương hưu
của người chết. Trợ cấp tử tuất sẽ từ 48 đến 60 tháng lương trung bình của
người lao động trong năm trước khi chết và trợ cấp tang lễ là 6 tháng lương
trung bình của người đó. Nếu vợ hoặc chồng góa đủ điều kiện để nhận được
lương hưu thì mức trợ cấp hàng tháng cho họ sẽ bằng 40% lương trung bình
của chồng hoặc vợ trước khi chết. Cha mẹ già và các con chưa đến tuổi
thành niên cũng được nhận một phần lương hàng tháng là 30% mức lương
trung bình của xã hội. Đối với những người già cô đơn và trẻ mồ côi thì
phần trợ cấp sẽ tăng thêm 10% cho đến khi hết điều kiện được hưởng.
d. Bảo hiểm thất nghiệp
d1. Đối tượng bao phủ của hệ thống
Các nhà máy, xí nghiệp (bao gồm nhà máy, xí nghiệp của Nhà nước, của các
cong ty đầu tư nước ngoài, tư nhân,…) và các cơ quan đóng tại địa bàn thành thị
thì nhân viên của họ được tham gia vào hệ thống bảo hiểm thất nghiệp. Chính
quyền các tỉnh, vùng tự trị và các đặc khu trực thuộc trực thuộc trung ương, tùy
theo tình hình cụ thể cũng như tùy theo yêu cầu của các đoàn thể của công đoàn,
cũng như bản thân người lao động cũng có thể tham gia vào hệ thống bảo hiểm thất
nghiệp.
d2. Nguồn quỹ bảo hiểm thất nghiệp, tỷ lệ đóng góp và sự phân bổ
Nguồn quỹ bảo hiểm thất nghiệp bao gồm: khoản đóng góp của nhà máy, xí
nghiệp, cơ quan và cá nhân người lao động cho quỹ bảo hiểm thất nghiệp; lãi suất

ngân hàng; phần trợ giúp của chính phủ và các nguồn khác cho quỹ theo quy định
của pháp luật.
21
Các nhà máy, xí nghiệp và cơ quan ở thành thị sẽ đóng BH thất nghiệp 2%
tổng quỹ lương, cá nhân người lao động trong nhà máy, xí nghiệp đóng 1% lương
của họ. Những nhân viên có hợp đồng làm việc ở nông thôn nhưng được các nhà
máy, xí nghiệp, cơ quan ở thành thị tuyển dụng sẽ tự đóng góp và quỹ bảo hiểm
thất nghiệp của mình.
Nguồn quỹ bảo hiểm thất nghiệp sẽ được chuyển về các tỉnh, thành phố và
đặc khu trực thuộc Trung ương, sau đó được phân cấp các đơn vị cấp huyện. Mức
độ chuyển tiền từ nguồn quỹ này xuống các địa phương sẽ phụ thuộc vào tình hình
cụ thể của từng địa phương và quy định của chính quyền cấp tỉnh. Điều chỉnh việc
phân bổ bảo hiểm thất nghiệp có thể được thiết lập ở tỉnh và chính quyền đặc khu.
Việc điều chỉnh quỹ bảo hiểm thất nghiệp có thể dựa trên cơ sở tổng số tiền huy
động được từ các nguồn cho quỹ cũng như sự phụ thuộc vào tình hình cụ thể của
từng tỉnh hoặc đặc khu. Ở những nơi nào mà tổng số thu không đủ chi trả bảo hiểm
thất nghiệp thì chính quyền các tỉnh, đặc khu có quyền điều chỉnh việc thu, chi của
nguồn quỹ cũng như sự hỗ trợ cho quỹ đó.
d3. Các khoản chi trả của quỹ bảo hiểm thất nghiệp
Các khoản chi trả của quỹ bảo hiểm thất nghiệp bao gồm:
• Trợ cấp thất nghiệp
• Hỗ trợ y tế trong thời gian nhận trợ cấp thất nghiệp
• Chi phí mai tang và giám sát việc chuyển trợ cấp cho vợ/ chồng góa hoặc
những người thân trong trường hợp người đang nhận bảo hiểm thất nghiệp
bị chết
• Tổ chức các lớp đào tạo và dạy nghề phù hợp với yêu cầu của thị trường lao
động trong thời gian nhận trợ cấp thất nghiệp
• Các khoản chi phí khác có lien quan tới bảo hiểm thất nghiệp do Chính phủ
quy định hoặc thông qua. Hiện nay, các chí phí này chủ yếu được lấy từ các
22

nguồn để đảm bảo một mức sống tối thiểu cho công nhân bị mất việc.
d4. Điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Những người thất nghiệp sẽ được nhận trợ cáp bảo hiểm thất nghiệp nếu họ
đáp ứng các yêu cầu sau đây:
• Đã tham gia vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp và thực hiện đúng những yêu cầu,
đóng góp cho quỹ từ 1 năm trở lên
• Bị thất nghiệp ngoài ý muốn
• Có đăng kí thất nghiệp và có nhu cầu tìm việc làm trở lại
Theo quy định, người thất nghiệp sẽ được tạo cơ hội tìm việc làm mới trong
khi họ đang được nhận bảo hiểm thất nghiệp.
Việc trợ cấp thất nghiệp sẽ chấm dứt khi thuộc một trong các trường hợp sau:
• Người thất nghiệp được tái tuyển dụng ở nơi khác
• Được gọi phục vụ trong quân đội
• Di cư sang nước khác
• Đến tuổi nghỉ hưu và được nhận lương hưu
• Bị bắt vào tù hoặc trại cải tạo lao động
• Từ chối nhận việc do các cơ quan có lien quan sắp xếp mà không đưa ra được
lý do chính đáng
• Do một số nguyên nhân khác theo quy định của pháp luật
d5. Mức trợ cấp và thời gian được nhận trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp
Quy định về mức bảo hiểm thất nghiệp sẽ tùy theo từng tỉnh và địa phương
căn cứ vào tình hình cụ thể của địa phương mình. Tuy nhiên, theo một nguyên tắc
chung là thấp hơn mức lương tối thiểu nhưng phải cao hơn mức sống tối thiểu của
dân cư thành thị. Trợ cấp thất nghiệp sẽ được hưởng trong vòng 12 tháng nếu
người bị thất nghiệp đã đóng góp vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp trong thời gian từ 1
đến 5 năm; những người đóng bảo hiểm thất nghiệp từ 5 đến 10 năm thì được
23
hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa là 18 tháng. Những người đóng bảo hiểm thất
nghiệp trên 10 năm thì sẽ được nhận tối đa là 24 tháng. Khi người lao động bị thất
nghiệp trở lại sau khi đã tìm được việc làm thì thời gian đóng góp cho quỹ sẽ được

tính toán lại. Thời gian họ được hưởng trợ cấp thất nghiệp sẽ được tính toán trên cơ
sở xem xét khoảng thời gian họ đã nhận bảo hiểm thất nghiệp trước đây, tuy nhiên
mức tối đa cũng không được vượt quá 24 tháng.
e. Bảo hiểm y tế
Cho đến cuối năm 2009, các chế độ bảo hiểm y tế BHYT đã bao phủ trên 1,2
tỷ người dân. Trung Quốc đang phấn đấu đạt mục tiêu BHYT toàn dân trong năm
2010, với ba chế độ: BHYT đối với người lao động đô thị; BHYT đối với cư dân
đô thị không hưởng lương; BHYT hợp tác nông thôn mới. Trong đó, BHYT đối
với cư dân đô thị không hưởng lương và BHYT hợp tác nông thôn mới là những
hình thức BHYT mới được áp dụng, đã thúc đẩy mạnh mẽ công tác thực hiện
BHYT toàn dân.
e1: Bảo hiểm chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân đô thị không có lương
Lần đầu tiên được thí điểm tại 88 thành phố trong năm 2007 và trong năm
2008 được mở rộng tới 229 thành phố, chiếm hơn một nửa các thành phố trên toàn
quốc. Chương trình bảo hiểm được mở rộng tới 80% các thành phố trong năm
2009 và triển khai thực hiện trên toàn quốc vào năm 2010 với khoảng 240 triệu
người dân đô thị không có lương (khoảng 18% dân số) được hưởng lợi từ chương
trình.
Quỹ bảo hiểm được hình thành trên cơ sở đóng góp của cá nhân người tham
gia bảo hiểm và trợ cấp của chính quyền trung ương và địa phương. Ngân sách
trung ương cấp cho BHYT chủ yếu cho các khu vực vùng sâu vùng xa, miền Tây
24
Bắc và một số huyện khó khăn thuộc các tỉnh miền Đông. Mức hỗ trợ của Nhà
nước, chính quyền địa phương ở các địa phương có sự khác nhau.
Năm 2009, Bộ Nguồn nhân lực và ASXH, Bộ Tài chính và Bộ Y tế đã ban
hành “Hướng dẫn thực hiện thí điểm tính các chi phí chăm sóc ngoại trú vào
BHYT cho dân đô thị không có lương”. Trước đó, điều trị ngoại trú chỉ được thanh
toán ở một số nơi, còn tại đa số các địa phương, bảo hiểm chỉ chi trả chi phí điều
trị một số bệnh và điều trị nội trú, mặc dù thực tế là BHYT cơ bản cho người lao
động đô thị chi trả cho cả điều trị nội trú và ngoại trú.

Trung Quốc đang tập trung phát triển y tế cơ sở, nâng cao trình độ phục vụ,
cung cấp các dịch vụ y tế ở các tỉnh, thành phố, huyện, và ở các chung cư để người
dân có thể điều trị ở gần nơi cư trú nhằm giảm chi phí.
Hiện nay áp dụng cơ chế cứu trợ/trợ cấp y tế đối với những đối tượng không
có điều kiện nộp phí BHYT.
e2.BHYT hợp tác nông thôn mới:
Những năm 1960, Trung Quốc thực hiện hợp tác y tế nông thôn, theo đó nông
dân đóng góp một chút chi phí y tế cho thôn, xã. Khi mắc bệnh đơn giản thì được
điều trị ở thôn, xã miễn phí. Bệnh nặng hơn cần điều trị ở nơi khác ngoài thôn xã
thì người dân phải tự bỏ tiền túi ra chi trả. Thời kỳ cải cách, khi kinh tế tập thể
nông thôn giải thể, y tế tập thể nông thôn bị phá vỡ, nông dân phải tự chi trả chi
phí y tế.
Năm 2002, Chính phủ quyết định trở lại mô hình hợp tác y tế trước đây nhưng
có đổi mới cho phù hợp với tình hình mới gọi là BHYT hợp tác nông thôn mới,
theo đó Nhà nước tăng cường đầu tư vào y tế, chính quyền trung ương, địa phương
và cá nhân cùng đóng góp.
25

×