Tải bản đầy đủ (.doc) (115 trang)

Hoàn thiện công tác lập dự án tại công ty cổ phần tư vấn, đầu tư xây dựng và ứng dụng công nghệ mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.41 MB, 115 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
MỤC LỤC
TRAN
G
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ
MỞ ĐẦU..................................................................................................................1


Giải pháp về quy hoạch:..............................................................................................................28
Vấn đề quy hoạch của các dự án được các cán bộ lâp dự án phòng tư vấn thiết kế quy hoạch và hạ tầng
kỹ thuật tiến hành nghiên cứu. Giải pháp quy hoạch thông thường được cán bộ kỹ thuật phân chia khu
đất dự án thành các lô sử dụng đất để triển khai thành các hạng mục công trình khác nhau, đồng thời
giải quyết một cách tốt nhất về cơ cấu không gian và cảnh quan kiến trúc, giải quyết thoả đáng các mối
tương tác giữa các cụm ở, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về tiện ích công cộng cũng như về khí hậu. Các
dự án khác nhau quy hoạch sử dụng đất khác nhau. Ví dụ như giải pháp quy hoạch sử dụng đất ở dự án
“Đầu tư xây dựng khu đô thị Hà Nội Green wich village thuộc khu đô thị Bắc Quốc Oai – Hà Tây” quy
hoạch sử dụng đất được chia thành đất ở đô thị mới, đất công cộng, đất công viên cây xanh, bãi đậu xe,
đất hạ tầng kỹ thuật đô thị, đất giao thông...............................................................................................28
SV: Nguyễn Thị Thu Hiền Lớp: Kinh tế đầu tư 47B
Website: Email : Tel : 0918.775.368
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Vinaconex R&D: Công ty cổ phần tư vấn, đầu tư xây dựng và ứng dụng công
nghệ mới.
CBCS : Cán bộ chiến sĩ
PCCC : Phòng cháy chữa cháy
TNDN : Thu nhập doanh nghiệp
LNTT : Lợi nhuận trước thuế
LNST : Lợi nhuận sau thuế
NPV : Giá trị hiện tại ròng
IRR : Tỷ suất thu lợi nội tại


RR : Tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư
B/C : Tỷ số lợi ích – chi phí
T : Thời gian thu hồi vốn
NVA : Giá trị gia tăng thuần
NNVA : Giá trị gia tăng thuần túy quốc gia
GPMB : Giải phóng mặt bằng
VĐTTT : Tổng vốn đầu tư trước thuế
VĐTST : Tổng vốn đầu tư sau thuế
VAT : Thuế gia trị gia tăng
SV: Nguyễn Thị Thu Hiền Lớp: Kinh tế đầu tư 47B
Website: Email : Tel : 0918.775.368
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ
MỞ ĐẦU..................................................................................................................1


Giải pháp về quy hoạch:..............................................................................................................28
Vấn đề quy hoạch của các dự án được các cán bộ lâp dự án phòng tư vấn thiết kế quy hoạch và hạ tầng
kỹ thuật tiến hành nghiên cứu. Giải pháp quy hoạch thông thường được cán bộ kỹ thuật phân chia khu
đất dự án thành các lô sử dụng đất để triển khai thành các hạng mục công trình khác nhau, đồng thời
giải quyết một cách tốt nhất về cơ cấu không gian và cảnh quan kiến trúc, giải quyết thoả đáng các mối
tương tác giữa các cụm ở, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về tiện ích công cộng cũng như về khí hậu. Các
dự án khác nhau quy hoạch sử dụng đất khác nhau. Ví dụ như giải pháp quy hoạch sử dụng đất ở dự án
“Đầu tư xây dựng khu đô thị Hà Nội Green wich village thuộc khu đô thị Bắc Quốc Oai – Hà Tây” quy
hoạch sử dụng đất được chia thành đất ở đô thị mới, đất công cộng, đất công viên cây xanh, bãi đậu xe,
đất hạ tầng kỹ thuật đô thị, đất giao thông...............................................................................................28
Hợp đồng kinh tế thực hiện năm 2003................................................................................................................96
Hợp đồng kinh tế thực hiện năm 2004 ...............................................................................................................97
SV: Nguyễn Thị Thu Hiền Lớp: Kinh tế đầu tư 47B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
MỞ ĐẦU

Sau 20 năm thực hiện đường lối đổi mới toàn diện theo các Nghị quyết của Đại
hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) đến lần thứ X (2006), ngành Xây dựng đã có
những bước thay đổi mạnh mẽ cùng với các ngành kinh tế quốc dân, góp phần tạo ra
bộ mặt mới cho các đô thị, khu công nghiệp và nông thôn với những cơ sở hạ tầng kỹ
thuật khá hiện đại, hạ tầng xã hội tiện nghi. Ngành Xây dựng luôn giữ vững và khẳng
định được vị trí, vai trò là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, là lực lượng chủ
yếu trong việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, góp phần to lớn vào việc hoàn thành
các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của đất nước, từng bước đổi mới, phát triển và hội nhập
với khu vực và quốc tế. Những thành tựu mà ngành Xây dựng đạt được đã khẳng
định vai trò quan trọng của ngành xây dựng trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại
hoá đất nước.
Là một sinh viên khoa Kinh tế đầu tư của trường đại học Kinh tế quốc dân, em
muốn tìm hiểu sâu hơn về việc phục vụ cho các nhiệm vụ nêu trên thì các công ty xây
dựng ở nước ta đã và đang làm gì để phù hợp với tình hình kinh tế mới. Vì vậy em đã
xin được thực tập ở công ty cổ phần tư vấn, đầu tư xây dựng và ứng dụng công nghệ
mới, mong được hiểu rõ hơn về công tác tư vấn lập dự án tại công ty, chất lượng các
công trình xây dựng mà Công ty đã xây dựng trong những năm vừa qua, cũng như
các công trình xây dựng dự định được xây dựng trong những năm tới. Sau một thời
gian tham gia thực tập, được sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo PGS.TS Từ
Quang Phương và các anh chị phòng Dự án, em đã chọn đề tài: “Hoàn thiện công
tác lập dự án tại công ty cổ phần tư vấn, đầu tư xây dựng và ứng dụng công nghệ
mới” để hoàn thành chuyên đề thực tập của mình. Quá trình thực tập ở công ty cổ
phần tư vấn, đầu tư xây dựng và ứng dụng công nghệ mới đã tạo cho em nhiều cơ hội
để nâng cao các kiến thức thực tế cũng như được áp dụng những kiến thức đã học
trên ghế giảng đường.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề thực tập bao gồm 2 chương:
SV: Nguyễn Thị Thu Hiền Lớp: Kinh tế đầu tư 47B
1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chương 1: Thực trạng công tác lập dự án đầu tư tại công ty cổ phần tư vấn,

đầu tư xây dựng và ứng dụng công nghệ mới.
Chương 2: Giải pháp hoàn thiện công tác lập dự án tại công ty cổ phần tư
vấn, đầu tư xây dựng mới
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS.TS Từ Quang Phương và Quý công
ty đã nhiệt tình hướng dẫn và tạo điều kiện cho em hoàn thành tốt chuyên đề thực tập
của mình. Do thời gian và kiến thức có hạn, chuyên đề thực tập của em không tránh
khỏi những thiếu sót, em mong nhận được sự góp ý và thông cảm của Quý công ty,
cùng toàn thể các thầy cô giáo và các bạn .
Em xin chân thành cảm ơn
Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hiền.
SV: Nguyễn Thị Thu Hiền Lớp: Kinh tế đầu tư 47B
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
CHƯƠNG 1
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ
VẤN, ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ MỚI
1.1.Tổng quan về công ty cổ phần tư vấn, đầu tư xây dựng và ứng dụng công
nghệ mới.
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN, ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ ỨNG DỤNG
CÔNG NGHỆ MỚI là doanh nghiệp cổ phần hóa được thành lập theo Quyết định
số 1553/QĐ-BXD ngày 04/10/2004 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, tiền thân là Trung
tâm nghiên cứu, thiết kế và ứng dụng công nghệ mới trực thuộc Tổng công ty
XNKXD Việt Nam (Vinaconex).
Tên giao dịch quốc tế: Vinaconex R&D Joint Stock Company
Giấy phép hành nghề kinh doanh số: 0103005985 do Sở Kế hoạch và đầu tư Hà
Nội cấp ngày 22 tháng 11 năm 2004.
- Văn phòng đại diện phía Bắc:
Địa chỉ trụ sở chính: Tầng 3-Tòa nhà Vimeco, đường Phạm Hùng, Quận Cầu
Giấy, thành phố Hà Nội

Điện thoại: +84 4 7848 665/ 7848 673/ 7848 675/7848 677
Fax: +84 4 7848 670
Email: ;
- Văn phòng đại diện phía Nam:
Địa chỉ: Toà nhà 47 Điện Biên Phủ, phường Đa Kao, quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: +8489105206
Fax: +8489105206
SV: Nguyễn Thị Thu Hiền Lớp: Kinh tế đầu tư 47B
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty
Công ty cổ phần tư vấn, đầu tư xây dựng và ứng dụng công nghệ mới
(Vinaconex R&D) hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực tư vấn cho các dự án nhà ở, các
dự án xây dựng công trình. Vì vậy, những lĩnh vực hoạt động chính của công ty:
- Lập báo cáo đầu tư, lập dự án đầu tư, báo cáo thiết kế - kỹ thuật;
- Tư vấn đầu tư và xây dựng;
- Thiết kế tổng mặt bằng, kiến trúc, nội - ngoại thất, đối với công trình xây
dựng dân dụng, công nghiệp;
- Thiết kế quy hoạch khu đô thị;
- Thiết kế kết cấu: đối với công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp;
- Thiết kế quy hoạch vùng, quy hoạch chung, tổng thể, chi tiết các khu đô thị,
khu dân cư;
- Thiết kế cấp thoát nước, môi trường nước: đối với công trình xây dựng dân
dụng, công nghiệp, công trình xử lý chất thải rắn;
- Thiết kế công trình xây dựng cầu đường;
- Thiết kế điện sinh hoạt các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, thiết
kế đường dây và trạm biến thế đến 35 kV: đối với công trình điện năng;
- Nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ mới;
- Trang trí nội, ngoại thất các công trình;
- Dịch vụ thẩm định các dự án như: Dự án tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả

thi, thẩm định thiết kế và tổng dự toán;
- Đầu tư kinh doanh bất động sản (không bao gồm hoạt động tư vấn về giá
đất);
- Xây lắp thực nghiệm ứng dụng công nghệ mới;
- Khảo sát địa chất công trình xây dựng, địa chất thủy văn;
SV: Nguyễn Thị Thu Hiền Lớp: Kinh tế đầu tư 47B
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
1.1.3. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
Hiện nay bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức như sau:
Sơ đồ 1.1 : Cơ cấu tổ chức của công ty

Nguồn: Phòng kế hoạch - kỹ thuật
* Chủ nhiệm dự án:
Là người chịu trách nhiệm chính trước Chủ đầu tư trong suốt quá trình thực
hiện công việc của dự án. Sau khi hợp đồng được ký giữa Chủ đầu tư và phía công
ty. Chủ nhiệm dự án sẽ làm việc với bộ phận kế hoạch - quản lý kỹ thuật để chọn
Chủ trì công trình và giao nhiệm vụ cho Chủ trì công trình trong việc điều hành cụ
thể dự án.

SV: Nguyễn Thị Thu Hiền Lớp: Kinh tế đầu tư 47B
CHỦ NHIỆM DỰ ÁN
BAN GIÁM ĐỐC
CHỦ TRÌ CÔNG TRÌNH
THIẾT
KẾ
KIẾN
TRÚC
CHÙ TRÌ CÁC BỘ MÔN
THIẾT

KẾ KẾT
CẤU
THIẾT
KẾ
ĐIỆN
THIẾT KẾ
HỆ
THỐNG
HẠ TẦNG
PHẦN
KINH
TẾ
KẾ HOẠCH-
KỸ THUẬT
KTS.
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
* Kế hoạch - kỹ thuật:
Đây là bộ phận thay mặt cho chủ nhiệm dự án trong việc tiếp nhận tất cả các
thông tin từ tất cả các bên liên quan đến quá trình thực hiện dự án. Bộ phận này sẽ lập
phiếu giao việc cho Chủ trì công trình và chủ trì các bộ môn thực hiện dự án. Đồng
thời, cũng là bộ phận sẽ giao các sản phẩm tư vấn cho phía Chủ đầu tư.
* Chủ trì công trình:
Là người điều hành và chịu trách nhiệm trực tiếp về sản phẩm tư vấn trước Chủ
đầu tư và Chủ nhiệm dự án. Chủ trì công trình sẽ căn cứ vào phiếu giao việc để lập
kế hoạch thực hiện công việc chi tiết. Kế hoạch phải thể hiện rõ thời gian, nội dung
công việc, người và bộ phận thực hiện, các công việc cần ưu tiên, các yêu cầu đối với
các bộ môn về cách thức thực hiện thiết kế và thời gian giao nộp hồ sơ thiết kế, danh
mục các thông tin cần thu thập... Sau khi kế hoạch thực hiện được lập Chủ trì công
trình sẽ kết hợp với bộ phận Kế hoạch - kỹ thuật trình Chủ nhiệm dự án phê duyệt

chính thức kế hoạch. Sau khi kế hoạch được Chủ nhiệm dự án phê duyệt, Chủ trì
công trình sẽ có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến các chủ trì bộ môn có liên
quan.
Chủ trì công trình là người có trách nhiệm phối hợp và đôn đốc các bộ môn liên
quan để thực hiện công việc đảm bảo tiến độ và chất lượng, tập hợp đầy đủ bản vẽ
thuyết minh của các bộ môn và lồng ghép vào hồ sơ thiết kế sơ bộ cho đầy đủ đồng
thời chuyển cho bộ phận kế hoạch - kỹ thuật để kiểm tra và chuyển cho khách hàng.
Chủ trì công trình cũng là người có trách nhiệm kiểm soát bộ hồ sơ cuối cùng để
bàn giao cho bộ phận lưu trữ của Công ty.
* Chủ trì các bộ môn:
Là người phụ trách và chịu trách nhiệm chính trước Chủ nhiệm dự án, Chủ trì
công trình về bộ môn của mình. Chủ trì bộ môn có trách nhiệm thu thập đầy đủ các
thông tin tài liệu cần thiết, bao gồm các tài liệu cơ sở do khách hàng và các cơ quan
chức năng cung cấp; các tài liệu của các bộ môn tham gia có liên quan.
Chủ trì bộ môn là người có trách nhiệm phối hợp với các bộ môn khác và đôn
đốc cán bộ của mình thực hiện công việc đảm bảo tiến độ và chất lượng, tập hợp đầy
SV: Nguyễn Thị Thu Hiền Lớp: Kinh tế đầu tư 47B
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
đủ bản vẽ thuyết minh của bộ môn mình và kết hợp với Chủ trì công trình trong việc
lồng ghép vào hồ sơ thiết kế cho đầy đủ đồng thời chuyển cho bộ phận kế hoạch - kỹ
thuật để kiểm tra và chuyển cho khách hàng.
1.1.4. Tình hình đầu tư của công ty vào hoạt động sản xuất kinh doanh
1.1.4.1. Nguồn vốn và huy động sử dụng vốn
- Công ty Vinaconex R&D là công ty cổ phần, nguồn vốn của công ty do
khoảng 69 cổ đông đóng góp, với số vốn điều lệ: 2.500.000.000 VNĐ.
Ngân hàng mở tài khoản: Sở giao dịch 1 Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt
Nam.
Địa chỉ tại: 191 Bà Triệu, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội, Việt Nam.
Tóm tắt tài sản có và tài sản nợ trên cơ sở báo cáo tài chính đã được kiểm toán

trong vòng 4 năm qua :
Bảng 1.2: Bảng năng lực tài chính của công ty
Đơn vị tính: Triệu VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
1. Tổng tài sản có 17.935 16.645 23.405 24.585
2. Tài sản có lưu động 8.095 8.146 14.162 15.066
3. Tổng tài sản nợ 17.935 16.645 23.405 24.585
4. Tài sản nợ lưu động 14.867 13.456 19.739 20.309
5. Lợi nhuận trước thuế 687 678 896 1.313
6. Doanh thu 9.06 11.907 16.775 20.974
Nguồn: Phòng kế toán – tài chính
Qua bảng trên, tổng tài sản có mà công ty có, đặc biệt trong hai năm: năm 2007
là 23.405 triệu VNĐ và năm 2008 là 24.585 triệu VNĐ tăng mạnh so với hai năm còn
lại. Lợi nhuận công ty hai năm sau cao hơn so với hai năm trước, đặc biệt năm 2008
tăng mạnh là 1.313 triệu VNĐ, so với năm 2007 tăng 46,54% tương đương với 1,465
lần. Doanh thu qua các năm liên tục tăng, năm 2008 là 20.974 triệu VNĐ, so với năm
2007 tăng 1,25 lần, tương đương với 25,03%. Phân tích các số liệu trên cho thấy, quá
SV: Nguyễn Thị Thu Hiền Lớp: Kinh tế đầu tư 47B
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
trình hoạt động của công ty đang trên đà tiến triển thuận lợi, mở ra một tương lai
sáng lạng cho việc kinh doanh của công ty trong các năm tới.
1.1.4.2. Nguồn nhân lực
Bảng 1.3: Bảng năng lực chuyên môn của công ty tư vấn
Đơn vị tính: Năm
Loại hình dịch vụ
Số năm kinh
nghiệm
- Thiết kế Qui hoạch 07 năm
- Lập báo cáo đầu tư và Dự án đầu tư xây dựng công trình 07 năm

- Thiết kế kỹ thuật thi công và lập tổng dự toán 07 năm
- Khoan khảo sát địa chất và đo đạc khảo sát địa hình 07 năm
- Thẩm tra, thẩm định hồ sơ thiết kế 03 năm
- Lập hồ sơ mời thầu 02 năm
- Tư vấn tổ chức thi tuyển phương án kiến trúc 02 năm
Nguồn: Phòng kế hoạch - kỹ thuật
Nguyên tắc chỉ đạo của công ty sẽ đảm bảo việc quản lý và điều hành thiết kế
thông suốt và hiệu quả, tạo điều kiện cho thông tin liên lạc kịp thời, nhanh chóng
thông qua hệ thống theo dõi và kỹ thuật thông tin phát triển.Với đội ngũ hơn 100 kiến
trúc sư và kỹ sư lành nghề trong sáu năm thành lập, công ty có một đội ngũ thiết kế
giàu kinh nghiệm, nhiệt tình và đủ năng lực để thực hiện công việc mang lại hiệu quả
cao nhất, đem lại uy tín cho công ty.
Công ty Vinaconex R&D hoạt động trong một số lĩnh vực tư vấn, thiết kế, lập
dự án… những hoạt động kinh doanh này đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ có trình
độ, có năng lực. Chính vì vậy năng lực đội ngũ cán bộ rất quan trọng. Do đó trong
suốt quá trình kinh doanh, công ty luôn có những chủ trương, chính sách đến công tác
đào tạo và giáo dục nhân viên như cử người sang nước ngoài làm việc và mở mang
kiến thức để họ luôn tiếp thu kịp những công nghệ mới thoả mãn nhu cầu của khách
hàng ngày càng cao hơn, thể hiện vị trí của mình trên thương trường.
1.1.4.2. Công nghệ, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh
SV: Nguyễn Thị Thu Hiền Lớp: Kinh tế đầu tư 47B
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
♦ Thiết bị máy móc phục vụ sản xuất kinh doanh
(xem chi tiết ở phụ lục)
♦ Các chương trình phần mềm đang được sử dụng
(xem chi tiết ở phụ lục)
♦ Thiết bị khoan thăm dò địa chất
(xem chi tiết ở phụ lục)
Qua bảng danh mục ta có thể thấy rằng công ty luôn chú trọng đến việc đầu tư

các loại máy móc, thiết bị công nghệ trong quá trình sản xuất kinh doanh. Đặc biệt
công ty đã đầu tư vào một số máy móc hiện đại như: các máy khoan, các phần mền
ứng dụng, bộ thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn SPT,...giúp cho chất lượng sản phẩm tăng
và đảm bảo tiến độ dự án.
1.1.5. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
♦ Một số dự án được chủ đầu tư đánh giá cao
(Xem chi tiết ở phần phục lục)
♦ Các hợp đồng công ty thực hiện năm 2008
(Xem chi tiết ở phần phụ lục)
♦ Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Trong năm 2008, công ty Vinaconex R&D đã rất uyển chuyển trong việc quản
lý và điều hành sản xuất trên mọi phương diện:
* Nâng cao tính chủ động:
Từ khi thành lập thị trường chủ yếu của công ty là tư vấn thiết kế nhà ở, các khu
đô thị mới, nhưng đứng trước tình hình thị trường bất động sản kém sôi động nên
trong năm 2008, Công ty đã rất chủ động trong việc đa dạng hoá sản xuất kinh doanh
với phương châm chú trọng các công trình chủ chốt, có quy mô lớn, và trên tất cả là
mang lại thu nhập ổn định. Giữ vững truyền thống là cung cấp các dịch vụ tư vấn cho
các dự án nhà ở (như dự án NO5, Hưng Điền) bên cạnh đó mở rộng thị trường bằng
việc cung cấp các dịch vụ cho các dự án trung tâm thương mại và văn phòng cao cấp
(như: Trung tâm thương mại Cửa nam, Văn phòng Viện Dầu Khí). Đồng thời cũng
SV: Nguyễn Thị Thu Hiền Lớp: Kinh tế đầu tư 47B
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
tiếp tục phát huy trên một lĩnh vực hoàn toàn mới là cung cấp dịch vụ tư vấn đầu tư
cho các dự án 100% vốn nước ngoài như: HABOTECH và Pearl of Asia.Việc chủ
động và uyển chuyển trong việc sản xuất kinh doanh đã mạng lại hiệu quả đáng kể,
giúp công ty thực hiện được việc tăng lương theo kế hoạch (trung bình 4 triệu
đồng/tháng cho kỹ sư và 7,5 triệu/tháng cho các trưởng phòng bộ phận).
*Kiện toàn mô hình sản xuất theo hướng chuyên nghiệp hoá

Công ty theo dõi sát sao các dự án nhằm hạn chế mức tối đa các rủi ro trong
việc thanh quyết toán, các kết quả theo hướng này đã được thể hiện rõ nhất trong
doanh thu tiền về của năm 2008 đạt: 22,98 tỉ đồng, đạt 116,84% so với kế hoạch năm
và so với giá trị sản lượng thực hiện cả năm (25,304 tỉ) thì đạt đến 90,82%. Đây là
những con số thể hiện sự nỗ lực hết minh của toàn thể cán bộ công nhân viên
Vinaconex R&D trong năm 2008.
Từ những tháng cuối năm 2007, lãnh đạo công ty đã bàn bạc kỹ và quyết định
chuyển sang mô hình sản xuất tập trung và trả lương ổn định vào tài khoản ngân
hàng, đúng như các thông lệ các đơn vị tư vấn tiên tiến ở Việt Nam và nước ngoài.
Mô hình này đã đạt được sự đồng thuận và phát huy tác dụng đáng kể, thể hiện sự
phù hợp với phương châm chú trọng vào các công trình chủ chốt, có quy mô lớn đã
được đề ra.
* Hội nhập quốc tế:
Trong năm 2008, công ty đã cố gắng vượt bậc trong việc tìm kiếm và khẳng
định uy tín của mình đối với các dự án lớn, ví dụ:
+ Văn phòng Viện Dầu Khí với tổng vốn đầu tư xấp xỉ 100 tỉ đồng, chủ đầu tư
là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và công ty Vinaconex R&D là tổng thầu tư vấn được
đặc cách chỉ định thầu (vì đã thắng trong cuộc thi tuyển phương án kiến trúc);
+ Khách sạn Hà Nội Plaza: Tổng vốn đầu tư 200 triệu USD, chủ đầu tư hàn
Quốc ChảmVit, các công ty tư vấn nước ngoài phối hợp: PTW Architects
(AUSTRALIA) và Connell Wagner (Australia);
SV: Nguyễn Thị Thu Hiền Lớp: Kinh tế đầu tư 47B
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
+ Khu công nghệ sinh học Hà Nội với tổng mức đầu tư ước tính 1tỉ USD
(HABIOTECH) của nhà đầu tư Pacific land (Ireland), tư vấn quốc tế là Nihon Sekkei
(Nhật), công ty Vinaconex R&D là tư vấn đầu tư và tư vấn địa phương về quy hoạch;
+ Khu nghỉ dưỡng siêu cao cấp Hòn ngọc Châu Á (Pearl of Asia), (tổng vốn đàu
tư là 9 tỉ USD), chủ đầu tư là TRUSSTEE SUISSE (Thụy Sỹ), tư vấn quốc tế là
Norman Foster + partners và Heog & de Meuron, Dress & Sommer Vietnam, công ty

Vinaconex R&D là tư vấn đầu tư và tư vấn địa phương về quy hoạch - kiến trúc.
Công ty Vinaconex R&D cố gắng thông qua chương trình này để nâng cao kiến
thức và tính chuyên nghiệp của mình lên một mặt bằng mới nhằm thực hiện việc
nâng cao hàm lượng tri thức cho các dự án thực hiện, dẫn đến nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh và nâng cao thu nhập cho cán bộ công nhân viên.

SV: Nguyễn Thị Thu Hiền Lớp: Kinh tế đầu tư 47B
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Bảng 1.9: Bảng báo cáo kết quả hoạt động của công ty trong 4 năm :
Đơn vị tính: VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
9.020.821.055 11.822.942.897 16.595.223.422 20.973.732.868
2. Các khoản phải trừ doanh thu
- - - -
3. Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ
9.020.821.055 11.822.942.897 16.595.223.422 20.973.732.868
1. Giá vốn hàng bán
6.264.905.787 8.405.694.447 12.097.080.753 16.708.349.051
2. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
2.755.915.268 3.417.248.450 4.498.142.669 4.265.383.817
3. Doanh thu hoạt động tài chính
7.118.207 17.170.501 93.538.125 426.352.874
4. Chi phí tài chính
463.306.917 1.702.019.417 1.587.456.615 719.271.277
Trong đó: Chi phí lãi vay
- 1.702.019.417 1.587.456.615 719.271.277
5. Chi phí bán hàng
- - - -

6. Chi phí quản lý của doanh nghiệp
1.577.152.966 1.109.349.380 2.184.217.025 2.669.296.964
7. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
722.573.592 623.050.154 820.007.154 1.303.168.450
8. Thu nhập khác
32.894.262 67.618.310 86.102.824 44.972.159
9. Chi phí khác
68.394.591 12.245.871 10.145.704 35.524.873
10.Lợi nhuận khác
(35.500.329) 55.372.439 75.957.120 9.447.286
11.Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
687.073.263 678.422.593 895.964.274 1.312.615.736
12.Chi phí thuế TNDN hiện hành
195.299.099 - - 183.817.163
13.Chi phí thuế TNDN hoãn lại
- - - -
14.Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
491.774.164 678.422.593 895.964.274 1.128.798.573
Nguồn: Phòng kế toán – tài chính
SV: Nguyễn Thị Thu Hiền Lớp: Kinh tế đầu tư 47B
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Đồ thị 1.10: Biểu đồ thể hiện doanh thu - sản lượng của công ty trong 4 năm.
Nguồn: Phòng kế toán – tài chính
Qua bảng trên ta thấy, doanh thu của công ty liên tục tăng trong ba năm liên
tiếp. Năm 2006 tăng so với năm 2005 là 1,31 lần tương đương với 31,06%; năm 2007
so với năm 2006 là 40,365%, năm 2008 so với năm 2007 là: 26.384%. Lợi nhuận sau
thuế cũng không ngừng tăng lên rõ rệt qua các năm: Năm 2006 tăng so với năm 2005
là 37,95%; năm 2007 so với năm 2006 là 32,066%, năm 2008 so với năm 2007 là
25,987%. Điều này có được là do sự nỗ lực của công ty trong việc nâng cao tính chủ

động, sáng tạo trong sản xuất kinh doanh, đa dạng hoá thị trường nhưng vẫn nhấn
mạnh ưu thế của sản phẩm chủ chốt, là kết quả của lòng say mê công việc, với bề dày
kinh nghiệm của toàn thể cán bộ công nhân viên. Nhờ đó, công ty ngày càng thực
hiện được nhiều dự án, nhiều công trình với quy mô nguồn vốn ngày càng lớn, góp
phần vào sự phát triển của nước nhà.
Theo nhiệm vụ kế hoạch năm 2008 đã đề ra và được hội đồng cổ đông công ty
thông qua, trong thời gian vừa qua công ty đã tổ chức sản xuất và đã đạt được các kết
quả đáng kể:
- Sản lượng cả năm 2008 đạt: 25,304 tỉ đồng so với kế hoạch đề ra là 24,038 tỉ
đồng đạt mức tăng 105,26%;
- Thu nhập bình quân người/tháng tính theo sản lượng đạt 5,741 triệu
đồng/người/tháng so với kế hoạch năm đặt ra là 5,506 triệu đồng, đạt mức tăng
104,27%;
SV: Nguyễn Thị Thu Hiền Lớp: Kinh tế đầu tư 47B
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Doanh thu cả năm đạt: 22,98 tỉ đồng so với kế hoạch cả năm đặt ra là 19,668
tỉ đồng, đạt 116,84%;
- Lợi nhuận đạt 1,22 tỉ đồng đạt 10,67% so với kế hoạch năm đặt ra là 1,2 tỉ
đồng;
- Tỉ suất cổ tức đề nghị: 15%;
Năm 2008 so với năm 2007 về :
- Sản lượng cả năm 2007 đạt 18,241 tỉ đồng so với năm 2008 đạt 25,307 tỉ
đồng tăng trưởng 38,72%;
- Doanh thu năm 2007 đạt 0,85 tỉ đồng so với năm 2008 đạt 22,98 tỉ đồng tăng
trưởng 43,53%.
Các con số trên đây khẳng định hướng đi của công ty Vinaconex R&D trong
năm 2008 là hoàn toàn đúng đắn. Đồng thời thể hiện được sự nỗ lực hết mình của tập
thể người lao động Vinaconex R&D.
Trong năm 2008 công ty cũng đã cải thiện đáng kể điều kiện và môi trường làm

việc của cán bộ công nhân viên, bằng việc hoàn thiện nội thất văn phòng cũng như
nâng cấp máy móc thiết bị phục vụ sản xuất.
Quí I năm 2008 Ban lãnh đạo công ty đã thực hiện nhượng một nửa số diện tích
cơ quan có với sự đồng ý của lãnh đạo Tổng công ty. Việc này đã làm giảm gánh
nặng về công nợ của công ty trong những năm qua, tạo đà cho việc nâng cao và ổn
định thu nhập cho cán bộ công nhân viên.
1.2. Thực trạng công tác lập dự án tại công ty cổ phần tư vấn, đầu tư xây dựng
và ứng dụng công nghệ mới
1.2.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư tại công ty cổ phần
tư vấn, đầu tư xây dựng và ứng dụng công nghệ mới
Từ khi thành lập cho đến nay, thị trường chủ yếu của Công ty là tư vấn, thiết kế
các khu đô thị mới, cung cấp các dịch vụ tư vấn cho các dự án nhà ở (như dự án
NO5, Hưng Điền), bên cạnh đó mở rộng thị trường bằng việc cung cấp các dịch vụ tư
vấn cho các dự án trung tâm thương mại và văn phòng cao cấp (như Trung tâm
SV: Nguyễn Thị Thu Hiền Lớp: Kinh tế đầu tư 47B
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
thương mại Cửa Nam,Văn phòng viện Dầu Khí), đồng thời cũng tiếp tục phát huy
trên một lĩnh vực hoàn toàn mới là cung cấp dịch vụ tư vấn đầu tư cho các dự án
100% vốn nước ngoài như: HABOTECH và Pearl of Asia.
Sản phẩm của các dự án xây dựng thường có giá trị sử dụng lâu dài, đặc biệt là
các công trình kiến trúc. Các dự án xây dựng là những dự án đòi hỏi một số vốn lớn
và vốn này nằm khê đọng trong suốt quá trình thực hiện đầu tư, thời gian thực hiện
đầu tư lại kéo dài. Do đó không tránh khỏi sự tác động hai mặt tích cực và tiêu cực
của các yếu tố không ổn định về tự nhiên, xã hội, chính trị, kinh tế... Bất kỳ một dự
án thuộc lĩnh vực nào, trước khi muốn tiến hành công cuộc đầu tư thì phải được sự
cho phép của các cơ quan chức năng, đồng thời chỉ ra được sự cần thiết tiến hành đầu
tư, các hiệu quả mà dự án đó đem lại.
Để đảm bảo cho mọi công cuộc đầu tư được tiến hành thuận lợi, đạt được mục
tiêu mong muốn, đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao thì trước khi bỏ vốn phải làm

tốt công tác chuẩn bị. Có nghĩa là phải xem xét, tính toán toàn diện các khía cạnh thị
trường, kinh tế kỹ thuật, kinh tế tài chính, điều kiện tự nhiên, môi trường xã hội, pháp
lý… có liên quan đến quá trình thực hiện đầu tư, đến sự phát huy tác dụng và hiệu
quả đạt được của công cuộc đầu tư. Cán bộ soạn thảo dự án của công ty phải dự đoán
được các yếu tố bất định (sẽ xảy ra trong quá trình kể từ khi thực hiện đầu tư cho đến
khi kết thúc hoạt động của dự án) có ảnh hưởng đến sự thành bại của công cuộc đầu
tư. Mọi sự xem xét, tính toán và chuẩn bị các nội dung cần phân tích được thể hiện
trong việc soạn thảo các dự án đầu tư.
Có thể nói, dự án đầu tư (được soạn thảo tốt) là kim chỉ nam, là cơ sở vững
chắc, là tiền đề cho việc thực hiện các công cuộc đầu tư đạt hiệu quả kinh tế - xã hội
mong muốn. Vì vậy, công tác lập dự án đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình
thực hiện một dự án đầu tư. Nó sử dụng các phương pháp của thống kê học, toán kinh
tế, phân tích hệ thống… trong quá trình nghiên cứu các nội dung cần thiết của một dự
án đầu tư.
Công tác lập dự án là cơ sở phương pháp luận để các cơ quan có thẩm quyền
của Nhà nước, các cơ quan tài trợ vốn cho dự án ra quyết định đầu tư và quyết định
SV: Nguyễn Thị Thu Hiền Lớp: Kinh tế đầu tư 47B
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
tài trợ vốn cho dự án. Đối với chủ đầu tư, công tác lập dự án là căn cứ quan trọng để
ra quyết định đầu tư, huy động vốn và hưởng các khoản ưu đãi trong đầu tư. Đối với
xã hội, dự án đầu tư xây dựng được soạn thảo tốt, có tính khả thi sẽ tạo ra cho tương
lai những khu nhà ở cao tầng, công trình kiến trúc khá hiện đại, tiện nghi, góp phần
tạo ra bộ mặt mới cho các đô thị, khu công nghiệp và nông thôn với những cơ sở hạ
tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội thuận lợi phục vụ đắc lực cho công cuộc công nghiệp
hoá hiện đại hóa đất nước. Một công tác lập dự án tốt sẽ nâng cao thương hiệu, uy tín
và lợi nhuận cho công ty. Vì rằng quá trình lập dự án đòi hỏi người soạn thảo dự án
phải biết sáng tạo, tư duy, thể hiện trình độ, chuyên môn của người soạn thảo, am
hiểu sâu rộng để phân tích đầy đủ, sát thực các nội dung cần nghiên cứu, khẳng định
tính khả thi của dự án. Một dự án đầu tư dù quy mô nhỏ hay lớn thì không thể thiếu

được khâu lập dự án
Là một công ty cổ phần mới thành lập, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực tư vấn
thiết kế và tư vấn lập dự án, công tác lập dự án là một hoạt động được đánh giá là
quan trọng hàng đầu đóng góp vào sự phát triển của công ty. Mặc dù công ty có một
đội ngũ giàu kinh nghiệm, có nhiều tâm huyết trong công việc, nhưng công tác lập dự
án vẫn còn nhiều hạn chế, khó khăn trong việc cạnh tranh với các đối thủ cùng ngành.
Những hạn chế cũng như thành tựu đó được nêu rõ trong phần phân tích thực trạng
nội dung lập dự án của công ty ở dưới đây. Do vậy, công ty không ngừng nâng cao,
đổi mới phương pháp lập dự án để hoàn thiện hơn nữa công tác soạn thảo các dự án
đầu tư do mình lập nên.
1.2.2. Công tác tổ chức lập dự án
1.2.2.1. Yêu cầu đối với việc lập dự án
Để đạt hiệu quả đầu tư cao về tài chính, kinh tế, xã hội, cán bộ lập dự án đặt ra
đối với việc lập dự án là phải nghiên cứu toàn diện, kỹ càng các điều kiện để đưa ra
và lựa chọn các giải pháp khả thi của dự án trên các khía cạnh thị trường, kỹ thuật, tổ
chức quản lý và nhân sự, tài chính, kinh tế - xã hội. Vì vậy việc lập dự án phải đảm
bảo các yêu cầu cơ bản sau:
SV: Nguyễn Thị Thu Hiền Lớp: Kinh tế đầu tư 47B
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
+ Đảm bảo dự án được lập ra phù hợp với các quy định của pháp luật, tiêu
chuẩn, quy phạm, quy định của các cơ quan quản lý nhà nước, tiêu chuẩn và thông lệ
quốc tế.
+ Đảm bảo độ tin cậy và mức chuẩn xác cần thiết của các thông số phản ánh
các yếu tố kinh tế, kỹ thuật của dự án trong từng giai đoạn nghiên cứu.
+ Đánh giá được tính khả thi trên các phương diện, trên cơ sở đưa ra các
phương án, so sánh lựa chọn phương án tốt nhất.
1.2.2.2. Các căn cứ để lập dự án
Cán bộ lập dự án đã dựa vào các căn cứ pháp lý sau để tiến hành lập dự án:
- Chủ trương, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của

nhà nước, địa phương
- Hệ thống văn bản pháp quy :
+ Các văn bản pháp luật chung là các luật hiện hành áp dụng chung trong tất cả
mọi lĩnh vực như: luật đất đai, luật ngân sách, luật môi trường,…
+ Văn bản pháp luật và quy định liên quan trực tiếp tới hoạt động đầu tư: bao
gồm các văn bản luật về đầu tư, các nghị định của chính phủ, quyết định của thủ
tướng chính phủ và các văn bản hướng dẫn của bộ, các ngành liên quan về việc thi
hành các luật, nghị định của chính phủ.
- Các tiêu chuẩn,quy phạm định mức trong từng lĩnh vực kinh tế kỹ thuật cụ thể
( trong và ngoài nước).
- Các quy ước, thông lệ quốc tế và kinh nghiệm thực tế trong và ngoài nước.
1.2.2.3. Lập nhóm lập dự án
Nhóm lập dự án bao gồm chủ nhiệm dự án và các thành viên. Số lượng các
thành viên của nhóm phụ thuộc vào nội dung, quy mô của dự án. Các thành viên
trong nhóm được tập hợp từ nhiều phòng, ban với chức năng khác nhau tạo thành
một đội ngũ lập dự án. Chủ nhiệm dự án là người tổ chức và điều hành công tác lập
dự án. Sau khi tiếp nhận dự án và các thông tin cần thiết về dự án, chủ nhiệm dự án
sẽ phân chia các công việc lập dự án như nghiên cứu các cơ sở pháp lý cho dự án,
SV: Nguyễn Thị Thu Hiền Lớp: Kinh tế đầu tư 47B
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
nghiên cứu thị trường, nghiên cứu sự cần thiết, phân tích kỹ thuật, phân tích tài chính,
phân tích kinh tế - xã hội và thời gian làm việc cho các thành viên .Cụ thể như sau:
+ Lập kế hoạch, lịch trình soạn thảo dự án (bao gồm cả ước lượng và phân bố
kinh phí soạn thảo).
+ Phân công công việc cho các thành viên trong nhóm.
+ Giám sát và điều phối hoạt động của các thành viên trong nhóm
+ Tập hợp các chuyên viên thuộc các lĩnh vực khác nhau để giải quyết các nội
dung cụ thể của dự án.
+ Tổng hợp các kết quả nghiên cứu của nhóm soạn thảo.

Chủ nhiệm dự án cần được ổn định trong cả quá trình soạn thảo và thực hiện dự
án.
1.2.3. Lập quy trình, lịch trình lập dự án đầu tư
1.2.3.1. Quy trình lập dự án đầu tư
Với kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn cho các công trình, sau khi xem xét hồ
sơ yêu cầu đề xuất kỹ thuật do Chủ đầu tư cung cấp, công ty đề xuất chương trình
thực hiện dự án như sau:
Sơ đồ 1.11: Quy trình thực hiện dự án
SV: Nguyễn Thị Thu Hiền Lớp: Kinh tế đầu tư 47B
18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Nguồn: Phòng dự án
Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu
SV: Nguyễn Thị Thu Hiền Lớp: Kinh tế đầu tư 47B
Tiếp nhận yêu cầu
Thu thập thông tin, thăm quan
hiện trường
Nghiên cứu, đánh giá
Đề xuất giải pháp
Đánh giá lựa
chọn PA
Điều chỉnh
hoàn thiện
Gửi Chủ đầu tư và cơ quan
thẩm định
Điều chỉnh
hoàn thiện
Gửi hồ sơ đóng dấu
thẩm định

Lấy ý kiến Chủ đầu tư
19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Quá trình làm việc giữa công ty với Chủ đầu tư và các cơ quan có liên quan đề
tiếp nhận các thông tin yêu cầu liên quan đến việc thực hiện dự án.
Bước 2: Thu thập thông tin và thăm quan hiện trường
Quá trình công ty tập hợp các yêu cầu và các thông tin liên quan đồng thời tổ
chức thăm quan hiện trường của dự án.
Bước 3: Nghiên cứu, đánh giá
Từ những thông tin và các yêu cầu của các bên có liên quan kết hợp với việc
thăm quan khảo sát hiện trường thực tế công ty sẽ nghiên cứu, đánh giá các khả năng
và tiềm năng của dự án.
Bước 4: Đề xuất giải pháp và đánh giá lựa chọn phương án
Sau khi nghiên cứu, đánh giá các khả năng cũng như tiềm năng thực sự của dự
án công ty sẽ để xuất với Chủ đầu tư giải pháp tối ưu nhất, phù hợp nhất với dự án.
Bước 5: Lấy ý kiến Chủ đầu tư
Từ những đề xuất và phương án do công ty đưa ra Chủ đầu tư sẽ lựa chọn
phương án phù hợp với mình.
Bước 6: Điều chỉnh hoàn thiện
Sau khi tiếp nhận các ý kiến của Chủ đầu tư về hồ sơ đưa lần 1, công ty sẽ
chỉnh sửa và hoàn thiện lại hồ sơ hoàn chỉnh.
Bước 7: Gửi Chủ đầu tư và cơ quan thẩm định
Sau khi hồ sơ đã hoàn chỉnh theo các ý kiến của Chủ đầu tư, công ty sẽ gửi hồ
sơ cho Chủ đầu tư và cơ quan thẩm định phê duyệt để thẩm định hồ sơ.
Bước 8: Điều chỉnh hoàn thiện
Sau khi tiếp nhận các ý kiến của Chủ đầu tư cũng như của cơ quan thẩm định
đối với hồ sơ giao lần 2, công ty sẽ chỉnh sửa và hoàn thiện lại cho phù hợp.
Bước 9: Gửi hồ sơ chính thức phê duyệt
Sau khi hoàn chỉnh xong toàn bộ hồ sơ, công ty sẽ chuyển lại cho Chủ đầu tư
đầy đủ số bộ hồ sơ theo hợp đồng đã ký kết giữa hai bên để đóng dấu phê duyệt

chính thức làm căn cứ để tiến hành các bước tiếp theo.
1.2.3.2. Lịch trình lập dự án đầu tư
SV: Nguyễn Thị Thu Hiền Lớp: Kinh tế đầu tư 47B
20
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Các bước công việc của quy trình lập dự án nêu trên được tiến hành theo một
lịch trình chặt chẽ được chủ nhiệm dự án hoạch định ngay sau khi xác định quy trình
soạn thảo.
Lịch trình lập dự án là sự chi tiết hoá thời gian thực hiện các phần việc của quá
trình soạn thảo. Một lịch trình hợp lý sẽ tạo điều kiện cho từng thành viên và cho
từng nhóm nhỏ hoàn tất phần việc của mình theo thời gian quy định, đồng thời tạo
điều kiện cho chủ nhiệm dự án điều phối tốt hoạt động của nhóm lập dự án để hoàn
thành việc lập dự án đúng mục đích và yêu cầu đặt ra. Có thể lập lịch trình theo nhiều
cách khác nhau. Cách đơn giản và thông dụng nhất mà chủ nhiệm dự án thường làm
là lập lịch trình theo biểu đồ GANTT.
Quy trình và lịch trình soạn thảo là bước rất quan trọng bảo đảm dự án có thể
hoàn thành đúng tiến độ, nên chủ nhiệm dự án rất chú trọng đến việc phân công công
việc cho các thành viên một cách hợp lý, khoa học về mặt thời gian, nhân lực, chi
phí.
1.2.4. Các nội dung cần phân tích trong quá trình lập dự án
Các phương pháp mà công ty tiến hành lập dự án là:
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp đánh giá
- Phương pháp dựa vào các dự án tương tự
- Phương pháp dự báo và so sánh
- Sử dụng Microsoft project
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp thu thập thông tin
1.2.4.1. Nghiên cứu các căn cứ chủ yếu hình thành dự án đầu tư
Ở phần này, nội dung nghiên cứu chia làm hai phần:

Nghiên cứu các điều kiện vĩ mô ảnh hưởng đến sự hình thành và thực hiện
dự án đầu tư.
Nghiên cứu môi trường vĩ mô nhằm đánh giá khái quát quy mô và tiềm năng
SV: Nguyễn Thị Thu Hiền Lớp: Kinh tế đầu tư 47B
21
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
của dự án trên cơ sở phân tích các tác động của môi trường vĩ mô như các điều kiện
về kinh tế, chính trị, luật pháp, môi trường xã hội, văn hoá, các điều kiện tự nhiên ảnh
hưởng đến triển vọng ra đời và quá trình thực hiện cũng như vận hành kết quả đầu tư.
Trong phần này, nội dung nghiên cứu của công ty chủ yếu đề cập đến các phần sau:
♦ Môi trường luật pháp:
Trong quá trình lập dự án, cán bộ lập dự án nghiên cứu các yếu tố về thể chế,
luật pháp, các quy định của nhà nước, các chính sách của chính phủ liên quan đến
hoạt động đầu tư, các căn cứ pháp lý cụ thể liên quan đến hoạt động của dự án, mà
bất cứ một dự án xây dựng nào cũng phải tìm hiểu như là:
- Luật đầu tư, luật đất đai và xây dựng.
- Các nghị định, thông tư ban hành, các quyết định khác của pháp luật về xây dựng.
- Căn cứ vào các quy hoạch, các tiêu chuẩn thiết kế, tiêu chuẩn về giá …của Bộ
Xây Dựng.
- Chứng cứ pháp lý về tư cách pháp nhân của cá nhân hoặc tổ chức tham gia dự
án.
v.v...
♦ Môi trường tự nhiên
Cán bộ lập dự án nghiên cứu về quy hoạch và kế hoạch phát triển dự án, có ý
nghĩa quan trọng, quyết định đến chất lượng và hiệu quả của dự án đầu tư. Đồng thời,
tiến hành nghiên cứu về: nhiệt độ, độ ẩm, chất đất, đặc điểm địa hình, địa chất...(Xem
chi tiết ở dự án cụ thể)
Nghiên cứu khía cạnh thị trường
Công ty Vinaconex R&D hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực tư vấn cho các dự
án nhà ở, các dự án xây dựng công trình. Vì vậy, nghiên cứu thị trường xuất phát từ

nghiên cứu nhu cầu của người tiêu dùng là chủ yếu để có thể quyết định lựa chọn
mục tiêu và quy mô phù hợp của dự án.
SV: Nguyễn Thị Thu Hiền Lớp: Kinh tế đầu tư 47B
22

×