Website: Email : Tel : 0918.775.368
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay,trong lao động kinh doanh chúng ta đã có một lực lượng hùng hậu hàng
chục vạn doanh nghiệp và doanh nhân tài năng,trí tuệ.Họ chính là những người đóng vai
trò to lớn và trực tiếp trong việc thay đổi bộ mặt của cuộc sống xã hội.Khi đất nước hội
nhập toàn cầu thì doanh nghiệp và doanh nhân là những người đứng mũi chịu sào, điều đó
đòi hỏi họ không chỉ phải có khoa học công nghệ,thường xuyên học hỏi,sáng tạo và tự đổi
mới mình mà còn buộc phải là những người am hiểu văn hoá.Vì vậy,vấn đề văn hoá của
doanh nhân là một vấn đề rất quan trọng.Khi nói đến trình độ văn hoá của một nhà doanh
nghiệp người ta thường nghĩ ngay đến vốn học vấn của người đó,xem anh ta học lớp
mấy,có biết ngoại ngữ hay không.Như vậy thật chưa chính xác.Chúng ta cần phân biệt học
vấn hay vốn văn hoá chung với văn hoá như là một trình độ lao động,như là sự lành nghề
và tính chuyên nghiệp cao.Việc đánh giá không đầy đủ tầm quan trọng của kiểu văn hoá
này đã dẫn đến những quan niệm và việc làm không đúng.Khuynh hướng chạy theo bằng
cấp đổ xô vào đại học,coi nhẹ đào tạo nghề đang lan tràn.Không hiếm doanh nhân ít chú ý
học hỏi về nghề nghiệp mà chạy theo những kiến thức có tính trang sức,những bằng
cấp,chứng chỉ,danh hiệu.Rốt cuộc là nhiều trường hợp cho thấy chủ doanh nghiệp thì có đủ
thứ tước hiệu nhưng bản thân doanh nghiệp thì làm ăn thua lỗ,kém hiệu quả. Đó mới chỉ là
yêu cầu thứ nhất đối với nhà doanh nghiệp có văn hoá,tức là yêu cầu về trình độ,kĩ
năng,tay nghề của doanh nhân.Song doanh nhân không chỉ là người sản xuất ra hàng
hoá,tạo ra sản phẩm,mà còn là người phân phối,lưu thông sản phẩm ấy trong thị
trường.Bởi vậy họ bắt buộc phải nắm được những kiến thức về luật pháp luật kinh doanh.
Đó là những luật chơi trên thương trường mà nếu không hiểu nó,doanh nhân không thể
được xem là người kinh doanh có văn hoá.
Trên đây là hai yêu cầu về văn hoá trực tiếp gắn liền với hoạt động kinh doanh.Tuy
nhiên ở đây còn một yêu cầu nữa,nó không phải là những kiến thức trực tiếp cần thiết cho
doanh nhân trong việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh mà là những tri thức,sự
hiểu biết về những vấn đề chính trị-xã hội,về tôn giáo,môi trường,về dân tộc,lịch sử,về
khoa học,giáo dục,nghệ thuật... Đó là văn hoá của đạo đức,của sự làm người,văn hoá của
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
tâm linh,của cái đẹp.Chỉ khi đạt đến văn hoá đó,nhà kinh doanh mới thực sự làm chủ được
đồng tiền, đứng cao hơn đồng tiền,nhìn xa hơn,thấy được nhiều thứ khác ngoài đồng
tiền,ngoài lợi nhuận.Khi đó nhà kinh doanh không chỉ biết làm giàu và làm giàu một cách
có văn hoá,theo đúng “luật chơi” của thị trường kinh tế mà còn biết “chơi đẹp”,biết đóng
góp vào hoạt động phúc lợi xã hội,vào công tác từ thiện,vào những việc khác có thể giúp
đồng bào mình,dân tộc mình ngày càng có cuộc sống tốt đẹp hơn.
Đề tài:”Phân tích khía cạnh văn hoá doanh nhân của một doanh nhân mà em biết” là
một đề tài rất rộng bởi nước ta có vô số những doanh nhân thành đạt.Họ không những giỏi
trong việc làm giàu mà giỏi trong cả cách làm giàu.Trong bài này,em xin được phân tích về
“chúa đảo” Đào Hồng Tuyển-Chủ tịch hội đồng quản trị của công ty Âu Lạc,một người mà
em rất khâm phục.
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
CHƯƠNG 1:SƠ LƯỢC VỀ VĂN HOÁ DOANH NHÂN
1.1.Khái niệm về văn hoá doanh nhân:
1.1.1.Khái niệm về doanh nhân:
Cho tới nay, ở Việt Nam chưa có sách từ điển nào nói về định nghĩa doanh nhân.Tuy
nhiên,trên thế giới đã có rất nhiều quan đển nhận định thế nào là doanh nhân.Ta có thể tóm
lại như sau:”Doanh nhân là người làm kinh doanh,là chủ thể lãnh đạo,chịu trách nhiệm và
đại diện cho doanh nghiệp trước xã hội và pháp luật.Doanh nhân có thể là chủ một doanh
nghiệp,là người sở hữu và điều hành,chủ tịch công ti,giám đốc công ti hoặc cả hai”.
1.1.2.Khái niệm về văn hoá doanh nhân:
Cũng như khái niệm về doanh nhân,khái niệm về văn hoá doanh nhân cũng rất đa
dạng.
-Là văn hoá của người làm nghề kinh doanh,là văn hoá để làm người lãnh đạo doanh
nghiệp.
-Là tập hợp của những giá trị căn bản nhất,những khuôn mẫu văn hoá xác lập nên
nhân cách của con người doanh nhân.
-Là chuẩn mực của hệ thống giá trị hội đủ 4 yếu tố:Tâm,Tài,Trí, Đức.
-Là toàn bộ các nhân tố văn hoá mà các doanh nhân chọn lọc,tạo ra,sử dụng và biểu
hiện trong hoạt động kinh doanh của mình.
1.1.3.Những nhân tố tác động tới văn hoá doanh nhân:
-Nhân tố văn hoá
-Nhân tố kinh tế
-Nhân tố chính trị pháp luật
1.2.H ệ thống tiêu chuẩn đánh giá văn hoá doanh nhân:
Có 5 tiêu chuẩn để đánh giá:Tiêu chuẩn về sức khoẻ,về đạo đức,về trình độ và năng
lực,về phong cách,về thực hiện trách nhiệm xã hội.Nếu hội tụ đủ 5 tiêu chuẩn trên thì
doanh nhân đó không thể không thành công trong kinh doanh,nó cũng là những tiêu chuẩn
mà những doanh nhân hướng đến.
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
CHƯƠNG 2:DOANH NHÂN-“CHÚA ĐẢO” ĐÀO HỒNG TUYỂN
Ngày nay,nói đến Tuần Châu-Hạ Long là nói đến công ty Âu Lạc,là nói đến Đào
Hồng Tuyển,vị chủ tịch hội đồng quản trị công ti TNHH Âu Lạc. Đồng thời ông còn là
người lãnh đạo của gần một chục doanh nghiệp lớn, đang hoạt động trên nhiều lĩnh vực,rải
suốt từ Bắc tới Nam,một nhà tỉ phú USD giàu có,giàu lòng yêu nước và nhân ái,một doanh
nhânViệt Nam rất thành đạt.
2.1.Khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng và trái tim người lính:
Đào Hồng Tuyển bắt đầu sự nghiệp của mình thực sự với hai bàn tay trắng.Quê ở
Quảng Yên-Quảng Ninh,nhập ngũ năm 1969 vào Quân chủng Hải quân,được phân công về
đoàn tàu không số,làm nhiệm vụ chuyên trở hàng hoá,vũ khí,đạn dược theo”tuyến đường
Hồ Chí Minh trên biển”vào chi viện cho tiền tuyến miền Nam suốt những năm kháng chiến
chống Mỹ cứu nước.Năm 1981,xuất ngũ với quân hàm trung uý,không trở về quê ngay,
Đào Hồng Tuyển quyết định bắt đầu cuộc sống tự lập của mình ngay tại đất Sài Gòn.Nhớ
lại những kỉ niệm để đời của những ngày đầu khởi nghiệp,ông tâm sự:”Tôi xuất thân từ
một gia đình nho giáo có truyền thống hiếu học nên khi ra hải quân,tôi không về quê ngay
mà tới Sài Gòn để quyết tâm học hỏi và định cư.L úc đó trên vai độc nhất chiếc balô có vài
bộ quân phục và đôi dép nhựa Tiền phong quân đội phát cho.Không họ hàng thân
thuộc,không gia tài,không nghề nghiệp,chỉ có một chút kiến thức về cơ khí,máy tàu và một
trái tim người lính đã được rèn luyện trong Hải quân Nhân dân Việt Nam.Tôi đã từng phải
ngủ trên vỉa hè,ghế đá công viên,lấy ánh đèn công cộng để đọc sách mua từ những đồng
tiền nhỏ nhoi khi ra quân.Tôi đã phải lang thang như bụi đời Sài Gòn,nhưng không sống
theo kiểu bụi đời. Đã phải lăn lưng dọn chuồng lợn cho người có thế lực hòng nhờ vả tìm
kiếm việc làm.Thế rồi,cũng may có một người sĩ quan hải quân cho ở nhờ trong chiếc gara
ô t ô cũ trong những ngày tôi đi tìm việc.Có nhiều đêm, ôm cái bụng đói meo nằm trên
chiếc chiếu dải ở gara mà không sao ngủ được.Bất giác,trong đầu tôi trỗi dậy một ý
nghĩ:”cũng là con người tại sao mình lại vất vả thế này?”.Và tiếng khóc bật ra lúc nào
không biết,chỉ biết rằng giơ tay quyệt mắt thì không có nước,người đàn ông khóc mà nước
mắt nó chảy vào trong thì đau đớn lắm! Đêm đó tôi đã thề với mình rằng”phải làm thế
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
nào đó để mình trở thành người giàu,giàu nhất Việt Nam thì càng hay”. Đó cũng chính là
bước ngoặt của cuộc đời tôi”.
Những ngày sau đó,với ý chí nung nấu”quyết tâm làm thay đổi cuộc đời”, Đào Hồng
Tuyển đã tập hợp bạn bè,tổ chức thành tổ hợp mua bán sắt vụn để kiếm sống.Thời sau năm
1975,phế liệu chiến tranh ở miền Nam rất nhiều,chất lên như núi.Phải nói rằng, ông Tuyển
là người rất giỏi trong việc sử dụng những dư thừa của xã hội để thực hiện thành công
những dự định của mình.Với ít nhiều kiến thức về cơ khí,máy móc được đào tạo trong
quân đội, ông Tuyển động viên anh em chịu khó tìm tòi,phân loại ,giữ lại các bộ phận máy
móc còn tốt để tái chế sử dụng. Đồng thời,tập hợp những người có kiến thức về cơ khí,sinh
hoá,các trí thức cũ mà chưa có việc làm,tập trung trí tuệ,chế tạo các thiết bị,mở các cơ sở
chế biến bia,nước giải khát cung cấp cho thị trường Sài Gòn và Nam Bộ quanh năm nóng
bức.Với nghề mới này cộng với bản chất cần cù, óc sáng tạo,biết lấy chất lượng làm đầu và
quý trọng “chữ tín” trong sản xuất kinh doanh,chỉ trong một thời gian ngắn ông đã phát
triển lên tới 34 cơ sở sản xuất bia,nước giải khát,cung cấp tới khoảng 80%cho nhu cầu thị
trường mặt hàng này tại TP.HCM.Rồi có lãi,có vốn ông mở thêm kinh doanh siêu thị và
một số lĩnh vực khác.
Vốn là người ham học hỏi,khi đất nước vào thời mở cửa,nhận thấy sự phát triển của
một xu hướng quốc tế sẽ được thực hiện trong tương lai, Đào Hồng Tuyển lại tiếp tục đi
học.Ông tranh thủ ngày đêm học những gì liên quan đến kinh doanh và luật lệ thương mại.
Ông tự bỏ tiền du học tại Singapore,Canada, Úc,Mỹ để học về Quản trị kinh doanh và quan
trọng nhất là học hỏi kinh nghiệm quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh của các công ty
nước ngoài. Đào Hồng Tuyển còn được trời phú cho một bộ óc thông minh đến mức đọc
một cuốn sách xong,coi như đã thuộc, đi thăm một nhà máy về có thể vẽ được sơ đồ rất chi
tiết...Cũng từ đó ông học được rồi vận dụng vào thực tiễn công việc và biến nó thành
phương châm tác nghiệp của mình là:”Mạnh dạn mà không liều lĩnh,mù quáng;quyết đoán
mà không cực đoan,bảo thủ;lanh lợi,thông minh mà không xảo trá” để áp dụng trong quản
lý điều hành công việc sản xuất kinh doanh.,nhờ vậy mà ông đã đạt được uy tín lớn trong
giới doanh nghiệp và khách hàng của mình.
5