VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TRẦN THỊ PHƯƠNG ANH
Địa vị pháp lý của Chủ tịch Hội đồng quản trị trong công ty cổ phần theo
pháp luật Việt Nam hiện nay
Chuyên ngành : Luật Kinh tế
Mã số : 60 38 01 07
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS Nguyễn Trung Tín
HÀ NỘI, năm 2015
MỤC LỤC
1
Chương 1 10
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA CHỦ TỊCH
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN 10
1.1. Khái niệm, đặc điểm công ty cổ phần 10
1.1.1. Khái niệm công ty cổ phần 10
1.1.2. Đặc điểm công ty cổ phần 17
1.2. Hội đồng quản trị công ty cổ phần 23
1.3. Địa vị pháp lý của Chủ tịch Hội đồng quản trị trong CTCP 27
1.3.1. Vị trí, vai trò của chủ tịch Hội đồng quản trị trong CTCP 27
1.3.3. Khái quát nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng quản trị trong
công ty cổ phần 31
Các quy định của pháp luật kinh tế nói chung và Luật Doanh nghiệp nói
riêng có mối quan hệ tác động qua lại với các quan hệ kinh tế, kinh doanh,
thương mại. Các văn bản quy phạm pháp luật kinh tế được ban hành để
điều chỉnh các quan hệ kinh tế, thương mại, kinh doanh và ngược lại, các
quan hệ kinh tế, kinh doanh, thương mại mới nảy sinh cũng khiến các văn
bản quy phạm pháp luật có thể bị lạc hậu, lỗi thời và phải được thay đổi,
hoàn thiện. Thực tế, quá trình phát triển của các quan hệ kinh tế ở Việt
Nam đặc biệt là sau khi Việt Nam tham gia hội nhập kinh tế quốc tế đã
khiến cho rất nhiều văn bản pháp luật kinh tế nói chung và Luật Doanh
nghiệp nói riêng phải thay đổi, điều chỉnh. Luật Doanh nghiệp năm 2005 đã
được thay thế bằng Luật Doanh nghiệp 2014 để kịp thời điều chỉnh những
quan hệ, những vấn đề mới phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương
mại 61
Các nhà hoạch định chính sách, xây dựng văn bản pháp luật kinh tế nói
chung và Luật Doanh nghiệp nói riêng đã chú ý nhiều hơn đến kinh nghiệm
và thông lệ quốc tế về quy định đối với cơ cấu tổ chức quản lý công ty,
nguyên tắc và chuẩn mực chủ yếu của quản trị công ty nhằm thúc đẩy việc
2
thực hiện quản trị công ty tốt và minh bạch, nâng cao năng lực và hiệu quả
hoạt động của doanh nghiệp. Các quy định về địa vị pháp lý của Chủ tịch
Hội đồng quản trị trong công ty cổ phần đã tương đối phù hợp với thông lệ
quốc tế 61
Chương 3 64
HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT 64
VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TRONG
CÔNG TY CỔ PHẦN 64
64
3.1. Phương hướng hoàn thiện các quy định pháp luật về địa vị pháp lý của
Chủ tịch Hội đồng quản trị trong công ty cổ phần 64
3.2. Những đề xuất nhằm hoàn thiện địa vị pháp lý của Chủ tịch Hội đồng
quản trị trong công ty cổ phần 67
3.2.1. Về vị trí pháp lý của Chủ tịch Hội đồng quản trị trong công ty cổ
phần 67
3.2.2. Về điều kiện trở thành Chủ tịch Hội đồng quản trị trong công ty cổ
phần 69
PHẦN MỞ ĐẦU
Ơ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hình thức công ty cổ phần ra đời là một tất yếu trong quá trình vận
động của nền kinh tế. Ở Việt Nam, kể từ khi Nhà nước chủ trương tạo điều
kiện cho các tổ chức và cá nhân phát huy khả năng sản xuất kinh doanh, hình
thức công ty cổ phần ngày càng phổ biến và chứng minh được vai trò tích cực
của nó đối với nền kinh tế. Để phát huy thế mạnh của hình thức công ty này,
trước hết, trong nội tại của công ty cổ phần đó phải hoạt động hiệu quả. Mà
hoạt động của công ty có hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào cách tổ
chức và quản lý trong chính nội bộ công ty, vào người lãnh đạo công ty. Nhận
thức được vai trò quan trọng của yếu tố này, pháp luật Việt Nam hiện hành có
3
nhiều chế định liên quan, để những nhà lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp có cơ
sở pháp lý để lãnh đạo, điều hành doanh nghiệp và giúp cho bộ máy công ty
vận hành có hiệu quả.
Ở nhiều nước trên thế giới, Chủ tịch Hội đồng quản trị trong công ty cổ
phần có vị trí rất quan trọng, là người đứng đầu Hội đồng quản trị, dẫn dắt
Hội đồng quản trị, xây dựng chiến lược và hoạch định các chính sách để đảm
bảo cho Hội đồng quản trị hoạt động có hiệu quả. Chủ tịch Hội đồng quản trị
có mối quan hệ khá đặc biệt với các thành viên Hội đồng quản trị, những bộ
phận, chức danh quản lý điều hành khác trong công ty cổ phần như: Tổng
giám đốc, Ban kiểm soát… Ở Việt Nam, theo Luật Doanh nghiệp năm 2014,
địa vị pháp lý của Chủ tịch Hội đồng quản trị được quy định trong Chương IV
về công ty cổ phần.
Để hiểu rõ hơn về quyền hạn và trách nhiệm của Chủ tịch Hội đồng quản
trị trong công ty cổ phần cũng như tìm hiểu xem quy định trong Luật Doanh
nghiệp Việt Nam năm 2014 về Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần
có được thực hiện và tuân thủ thuận lợi trong thực tiễn hay không cần có sự
nghiên cứu và đánh giá cẩn thận, cụ thể. Bởi vậy, tôi mạnh dạn chọn vấn đề
“Địa vị pháp lý của Chủ tịch Hội đồng quản trị trong công ty cổ phần theo
pháp luật Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Việc khảo sát, tìm hiểu các tài liệu sách, đề tài nghiên cứu, bài viết Hội
thảo, bài viết tạp chí liên quan đến vấn đề địa vị pháp lý của Chủ tịch Hội
đồng quản trị trong công ty cổ phần cho thấy, các tài liệu nghiên cứu về công
ty cổ phần đã có khá nhiều, đặc biệt tập trung vào nội dung cổ phần hóa
doanh nghiệp nhà nước. Có thể liệt kê một số nghiên cứu tiêu biểu như:
Sách:
- Hoàng Đức Tảo (2003), Cổ phần hóa – kinh nghiệm thế giới, Nxb
Thống kê, Hà Nội.
4
- Lê Văn Tâm (2004), Cổ phần hóa và quản lý doanh nghiệp nhà nước
sau cổ phần hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
- Phan Đức Hiếu (2007), Cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà
nước – các quy định mới nhất, NXB Tài Chính, Hà Nội
Đề tài khoa học:
- Nguyễn Văn Nghiệp (2004), Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở
Việt Nam, khóa luận tốt nghiệp, Học Viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
- Bùi Quốc Anh (2008), Những vấn đề lý luận và thực tiễn về Cổ phần
hóa và sau Cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam, Luận án
Tiến sỹ kinh tế, Trường đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
- Đặng Thanh Tâm (2012), Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Việt
Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Luận văn thạc sỹ, Đại học Quốc
gia Hà Nội.
Bài viết:
- Mai Hữu Thực (1993), Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước: Thực
chất, mục tiêu, vấn đề và giải pháp, Thông báo khoa học, trường Đại học
Kinh tế quốc dân, tr.33-35.
- Thủy Lưu (2007), Cổ phần hóa doanh nghiệp bước vào giai đoạn
nước rút, Tạp chí Pháp luật Việt Nam, số tháng 3.
- Trần Ngọc Hiên (2007), Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước: Thực
trạng và giải pháp, Tạp chí Cộng sản, số 6.
- Nguyễn Thị Lan Hương (2009), Một số so sánh về công ty cổ phần
theo Luật Công ty Nhật Bản và Luật Doanh nghiệp Việt Nam, Tạp chí Khoa
học Đại học Quốc gia Hà Nội, số 25, tr. 87 - 93
- Phạm Ngọc Linh (2009), Doanh nghiệp nhà nước và những vấn đề
sau cổ phần hóa, Tạp chí Kinh tế và dự báo số 11 (451), tháng 6.
- Tô Huy Rứa (2006), Cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước dưới
góc nhìn phát triển kinh tế - xã hội bền vững, Tạp chí Cộng sản, (10), tr.3-7.
5
Liên quan đến nội dung quản lý, điều hành công ty cổ phần, các học giả
ở trong và ngoài nước cũng đã tiến hành nghiên cứu và công bố dưới dạng
sách, đề tài khoa học, bài viết tạp chí. Một số nghiên cứu điển hình là:
Sách:
- Phạm Trí Hùng, Nguyễn Trung Thẳng (2012), CEO và Hội đồng
quản trị, Nxb Lao động – Xã hội, Hà Nội.
- Nguyễn Ngọc Bích & Nguyễn Đình Cung (2009), Công ty vốn, quản
lý và tranh chấp, Nxb Tri thức, Hà Nội.
Đề tài khoa học:
- Phạm Duy Nghĩa (2004), So sánh pháp luật về quản trị doanh nghiệp
của một số nước trên thế giới – Bài học kinh nghiệm và kiến nghị giải pháp
hoàn thiện pháp luật công ty ở Việt Nam, đề tài đặc biệt cấp quốc gia, Mã số:
QG: 04.23, Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Đậu Anh Tuấn (2004), Quản lý, điều hành trong công ty cổ phần ở
Việt Nam, Luận văn thạc sỹ luật học, Hà Nội
- Ngô Viễn Phú (2004), Nghiên cứu so sánh quản lý công ty cổ phần
theo pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa nhân dân
Trung Hoa, Luận án tiến sĩ luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Phạm Đình Cung (2009), Cơ sở khoa học hoàn thiện chế độ quản trị
công ty cổ phần thúc đẩy phát triển kinh tế ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh
tế, Bộ Kế hoạch và đầu tư – Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Hà
Nội
- Vũ Thị Phương Liên, Đỗ Thùy Dương (2010), Một số vấn đề pháp lý
trong quản lý và điều hành công ty cổ phần tại Việt Nam và so sánh với pháp
luật Cộng Hòa Pháp, đề tài khoa học cấp trường, Đại học Ngoại Thương, Hà
Nội.
- Phạm Thị Thùy Linh (2010), Địa vị pháp lý của tổng giám đốc trong
công ty cổ phần theo luật doanh nghiệp năm 2005, khóa luận tốt nghiệp, Đại
học Ngoại thương Hà Nội.
6
Bài viết:
- Nguyễn Hưng (2006), Quản trị công ty – Tiến tới lành mạnh hóa môi
trường hoạt động và phát triển doanh nghiệp, Tạp chí chứng khoán, số 5,6
- Thành Hiền Lương (2010), Quản lý công ty cổ phần theo quy định
của pháp luật Việt Nam - Thực trạng và giải pháp Luận văn thạc sỹ, Đại học
Ngoại Thương Hà Nội.
- Cao Đình Lành (2007), Minh bạch và công khai hóa thông tin trong
công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp năm 2005, Tạp chí Khoa học, số 2
(36), tr. 115
- Cao Đình Lành (2007), Xung đột các nhóm lợi ích trong công ty cổ
phần, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 3, tr.22
- James Verdonik and Kirby Happer, Role of the Chairman of the
Board, />verdonik-happer.pdf
Đối với nội dung địa vị pháp lý của Chủ tịch Hội đồng quản trị trong
công ty cổ phần theo pháp luật Việt Nam hiện nay, chưa có công trình nghiên
cứu nào ở trong và ngoài nước công bố.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của đề tài là làm rõ những quy định pháp luật của Việt Nam
về địa vị pháp lý của Chủ tịch Hội đồng quản trị trong công ty cổ phần; phân
tích những vấn đề phát sinh liên quan đến việc thực hiện các quy định đó, đặc
biệt nêu ra những khó khăn, bất cập có liên quan và đề xuất giải pháp hoàn
thiện các quy định pháp luật về địa vị pháp lý của Chủ tịch Hội đồng quản trị
trong công ty cổ phần nhằm tăng hiệu quả quản trị công ty.
Luận văn có nhiệm vụ làm rõ một số vấn đề lý luận về địa vị pháp lý
của Chủ tịch Hội đồng quản trị trong công ty cổ phần như: khái niệm, đặc
điểm công ty cổ phần, khái niệm, vị trí, vai trò và nhiệm vụ của hội đồng quản
trị công ty cổ phần, khái niệm địa vị pháp lý của Chủ tịch Hội đồng quản trị;
7
phân tích các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về địa vị pháp lý của
Chủ tịch Hội đồng quản trị, nêu bật những bất cập trong các quy định này từ
đó đề xuất giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các quy định về địa vị pháp luật
của Chủ tịch Hội đồng quản trị trong công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp
Việt Nam năm 2014 và các văn bản pháp luật có liên quan.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở phương pháp luận là chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử, những triết lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin, các quan điểm chỉ
đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng nhà nước pháp quyền của dân,
do dân và vì dân trong một xã hội dân chủ, công bằng và văn minh được thể
hiện trong các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước Việt
Nam.
Các phương pháp nghiên cứu được dùng là tổng hợp, phân tích, thống
kê, nghiên cứu tài liệu thứ cấp nhằm giải quyết các nội dung đã được đề cập.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Luận văn là công trình nghiên cứu tương đối toàn diện và có hệ thống
về địa vị pháp lý của chủ tịch hội đồng quản trị trong công ty cổ phần; làm rõ
mối quan hệ giữa chủ tịch hội đồng quản trị với tổng giám đốc cũng như với
các thành viên hội đồng quản trị với những bộ phận, chức danh quản lý điều
hành khác trong công ty cổ phần.
Trên cơ sở phân tích, thực trạng địa vị pháp lý của Chủ tịch Hội đồng
quản trị trong công ty cổ phần, luận văn rút ra những đánh giá ưu, nhược
điểm trong quy định pháp luật về địa vị pháp lý của Chủ tịch Hội đồng
quản trị và từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về nội
dung này trong thời gian tới.
8
Những kết quả nghiên cứu của luận văn là tài liệu tham khảo cho các
nhà hoạch định chính sách về lĩnh vực luật doanh nghiệp cũng như các doanh
nhân, các thành viên Hội đồng quản trị của các công ty cổ phần và cả sinh
viên luật nói chung và sinh viên khoa luật kinh tế nói riêng.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo,
Luận văn gồm 3 chương, 7 tiết:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về địa vị pháp lý của Chủ tịch Hội
đồng quản trị trong công ty cổ phần
Chương 2: Pháp luật hiện hành về địa vị địa vị pháp lý của Chủ tịch
Hội đồng quản trị trong công ty cổ phần
Chương 3: Hoàn thiện các quy định pháp luật về địa vị pháp lý của Chủ
tịch Hội đồng quản trị trong công ty cổ phần
9
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA CHỦ TỊCH
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN
1.1. Khái niệm, đặc điểm công ty cổ phần
1.1.1. Khái niệm công ty cổ phần
Công ty cổ phần (CTCP) là một hình thức tổ chức kinh doanh ra đời,
tồn tại và phát triển trong những điều kiện kinh tế xã hội nhất định. Sự hình
thành và phát triển của CTCP gắn liền với sự hình thành của thị trường vốn và
thị trường tiền tệ. “Công ty cồ phần là một loại hình kinh doanh phổ biến hiện
nay, được xem là phương thức phát triển cao nhất cho đến nay của loài người
để huy động vốn cho kinh doanh và qua đó làm cho nền kinh tế của mỗi quốc
gia phát triển” [6, tr.18]. CTCP là loại hình doanh nghiệp mà vốn điều lệ được
chia thành nhiều phần bằng nhau, mỗi phần đó gọi là một cổ phần và được
phát hành ra ngoài thị trường nhằm huy động vốn tham gia đầu tư từ mọi
thành phần kinh tế. Người sở hữu cổ phần được gọi là các cổ đông.
Trên thế giới, CTCP xuất hiện ngay từ đầu thế kỷ 17, song phải đến thế
kỷ 19 nó mới được phát triển rộng rãi. Ở các nước khác nhau, CTCP có thể có
những tên gọi khác nhau. Ở Pháp là công ty vô danh (anonymous Company),
Ở Anh là công ty với trách nhiệm hữu hạn (Company LTD), ở Mỹ nó được
gọi là công ty kinh doanh (Commercial Coporation), và ở Nhật Bản gọi là
công ty chung cổ phần (Kabushiki Kaisha)… [76, tr.5].
CTCP ra đời sau các loại công ty đối nhân nhưng là hình thức đầu tiên
của loại hình công ty đối vốn. Khác với sự ra đời của hình thức công ty trách
nhiệm hữu hạn – là sản phẩm của các nhà lập pháp xuất phát từ nhu cầu của
thực tiễn kinh doanh, CTCP được hình thành trong hoạt động kinh doanh và
do nhu cầu của các nhà kinh doanh rồi sau đó mới được pháp luật thừa nhận
10
và được hoàn thiện thành một chế định pháp lý. Chẳng hạn như ở Anh, Luật
công ty được ban hành lần đầu tiên năm 1844 và đến năm 1855, nước Anh
mới có Luật về CTCP nhưng trước đó hàng trăm năm đã có sự xuất hiện của
các CTCP ở Anh.
Ở Anh, CTCP đầu tiên là công ty Đông Ấn Độ (East India Company)
(1600-1874). Nó được thành lập ngày 31/10/1600 bởi một nhóm có 218
người, và được cấp phép độc quyền kinh doanh trong vòng 15 năm ở vùng
Đông Ấn, các quốc gia và hải cảng ở châu Á, châu Phi và được đi lại từ tất cả
các hải cảng của các đảo, thị trấn và địa điểm ở châu Á, châu Phi và Mỹ hay
bất kỳ địa điểm nào như thế nằm ngoài Mũi Hảo Vọng (Cape of Good Hope)
và Eo biển Magellan. Ngày 01/6/1874, Công ty này bị giải thể khi giấy phép
lần sau cùng không được gia hạn. CTCP đầu tiên này hoạt động hết sức lỏng
lẻo: “Người đầu tư góp vốn theo chuyến đi biển và sau mỗi chuyến đi biển
nhận lại vốn cổ phần và tiền lãi” [73, tr.10].
Đến năm 1602, ở Hà Lan xuất hiện các CTCP theo hình thức tương tự
công ty Đông Ấn của Anh, rồi lần lượt CTCP xuất hiện ở Thụy Điển, Đan
Mạch, Đức…
Ở Mỹ, CTCP phát triển rất mạnh. Lúc đầu CTCP xuất hiện là vì phải
huy động nhiều vốn để xây dựng đường xe lửa, sau này là để thiết lập mạng
lưới phân phối và bán lẻ trên toàn lãnh thổ rộng lớn của Mỹ. Chính do yêu
cầu tài trợ cho các công ty làm đường xe lửa mà thị trường chứng khoán ở
New York phát triển. Năm 1811, bang New York ban bố luật về tính trách
nhiệm hữu hạn dành cho các công ty sản xuất. Nhờ có luật này, tiền ùn ùn đổ
về New York và tính hữu hạn kia trở thành phổ biến vì bang nào không dùng
đến nó là không thu hút được vốn [6, tr.25].
Từ cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX, CTCP bắt đầu phát triển ở
nhiều lĩnh vực khác nhau như giao thông, vận tải, xây dựng, các ngành chế
11
tạo cơ khí, ngân hàng, bảo hiểm… ở các nước tư bản phát triển và về sau phát
triển rộng rãi ở các nơi khác trên thế giới. Đến những năm 20, 30 của thế kỷ
XIX, với sự phát triển nhanh chóng của khoa học, kỹ thuật, nền kinh tế thế
giới có bước phát triển mạnh mẽ, điều đó dẫn đến nhu cầu phải tập trung
những nguồn vốn lớn để xây dựng cơ sơ hạ tầng kinh tế – xã hội. Công ty cổ
phần là một trong những công cụ giúp thực hiện nhanh chóng vấn đề tập
trung vốn. Vì vậy, có ý kiến bình luận rằng “Nếu như cứ phải chờ cho đến khi
tích luỹ làm cho số tư bản riêng lẻ lớn lên đến mức có thể đảm đương được
việc xây dựng đường sắt thì có lẽ đến ngày nay thế giới vẫn chưa có đường
sắt” [42, tr.199]. Sự ra đời của CTCP đã giúp cho các nhà doanh nghiệp giải
quyết được mâu thuẫn về tiền vốn một cách sáng tạo.
Các CTCP bắt đầu phát triển ở ngành ngân hàng ở Anh vào cuối thế kỷ
17. Đến giữa thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19, CTCP xuất hiện trong lĩnh vực giao thông
vận tải (đường sông, đường sắt). Đến năm 1930, đã có 86.000 CTCP ở Anh.
Ở Mỹ, đến năm 1909, có 262.000 CTCP. Đến năm 1939, số CTCP
chiếm 51,7% trong tổng số các xí nghiệp công nghiệp và chiếm 92,6% giá trị
tổng sản lượng nông nghiệp. Ngày nay, công ty cổ phần đã chiếm vị trí thống
lĩnh trong các ngành công nghiệp, dịch vụ công cộng và trong các ngành khác
nhau của nền kinh tế Hoa Kỳ [57].
Ở các nước phương tây, công ty cổ phần là mô hình phổ biến nhất cho
các doanh nghiệp có quy mô lớn. Ở Đức, vốn cơ bản trung bình của các công
ty cổ phần năm 1980 là 43 triệu DM, trong khi đó vốn trung bình của một
công ty TNHH chỉ là 0,38 triệu DM. Trong 100 công ty lớn nhất của Đức
năm 1980 có tới 66 công ty cổ phần. Ở Pháp, vào năm 1986, có tới 123.303
công ty cổ phần, chiếm tới 15,22% tổng số các doanh nghiệp.
Ở Việt Nam, đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, nước ta bắt đầu phát
triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần và một số xí nghiệp, CTCP xuất hiện
12
với quy mô nhỏ, trình độ thấp, nguồn vốn do các xí nghiệp đóng góp và đang ở
giai đoạn sơ khai như: xí nghiệp vận tải biển Hải Phòng, Ngân hàng công thương
thành phố Hồ Chí Minh, Công ty tài chính thành phố Hồ Chí Minh…
Như vậy, có thể khẳng định, CTCP thường xuất hiện ở các nước trước
khi có Luật về CTCP. Ở Anh, Luật Công ty được ban hành năm 1844. Theo
đó, các công ty muốn được thành lập không phải xin phép mà chỉ cần đăng
ký. Tuy nhiên, luật này không cho công ty được hưởng chế độ trách nhiệm
hữu hạn. Sự hạn chế này phản ánh sự nghi ngờ của dư luận về CTCP lúc đó.
Tuy nhiên, vào những năm 1850 có hơn 40 công ty Anh sang Pháp để thành
lập dù chi phí thành lập công ty ở Pháp rất cao. Chính phủ Anh sợ mất doanh
nghiệp nên vào năm 1855 ban hành luật về tính TNHH (Limited Liability Act
1855) dành cho các công ty đã được thành lập theo luật về CTCP. Cuối cùng,
Luật Công ty năm 1844 và Luật về tính trách nhiệm hữu hạn năm 1855 được
sáp nhập thành Luật về công ty năm 1862 (Companies Act 1862). Khi đó,
nước Anh là đế quốc thống trị về hàng hải và là một cường quốc công nghiệp
hàng đầu thế giới. Luật công ty của Mỹ được ban hành năm 1881 ở New York
chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ từ Luật Công ty của Anh.
Ở Đức, luật CTCP được ban hành năm 1870. CTCP của Đức bị luật
quy định chặt chẽ và không uyển chuyển như công ty của Anh và Mỹ. Ở
Pháp, bộ luật Napoleon năm 1807 đã thiết lập một nền tảng cho công ty bằng
cách cho lập hội hợp tư cổ phần [6, tr. 26].
Ở Việt Nam, Luật lệ về công ty lần đầu tiên được quy định là trong “Bộ
Dân luật thi hành tại các toà Nam án Bắc Kỳ”, trong đó tiết thứ 5 (Chương
IX) nói về hội buôn được chia thành hai loại là hội người và hội vốn. Trong
đó hội vốn được chia thành hai loại là hội vô danh (CTCP) và hội hợp cổ
(Công ty hợp vốn đơn giản). Nhìn chung, quy định của Pháp luật thời kỳ này
về CTCP còn rất sơ khai [10, tr.17].
13
Dưới thời Pháp thuộc, các quy định của Bộ luật Thương mại Pháp năm
1807, trong đó có quy định về hình thức CTCP được áp dụng ở cả ba kỳ tại Việt
Nam. Đến năm 1944, chính quyền Bảo Đại ban hành Bộ luật thương mại Trung
phần có hiệu lực áp dụng tại Trung Kỳ, trong đó có quy định về CTCP (gọi là
công ty vô danh) từ Điều 102 đến Điều 142 và từ Điều 159 đến Điều 171.
Năm 1972, chính quyền Việt Nam Cộng hoà ban hành Bộ luật Thương
mại, trong đó CTCP được gọi là hội nặc danh với đặc điểm “gồm có các hội
viên mệnh danh cổ đông, chỉ chịu trách nhiệm trong giới hạn phần hùn của
mình dưới hình thức cổ phần” (Điều 236) và “chỉ được thành lập nếu có số
hội viên từ 7 người trở lên” (Điều 295). Các vấn đề pháp lý liên quan đến
hình thức hội nặc danh như thành lập, góp vốn, cơ cấu quản lý … đã được
quy định rất chi tiết trong Bộ luật này từ Điều 236 đến Điều 278 cũng như từ
Điều 295 đến Điều 314.
Ở miền Bắc, sau năm 1954 cho đến khi thống nhất đất nước vào năm
1975 và trên phạm vi cả nước từ sau năm 1975 đến những năm 80 của thế kỷ 20,
với chính sách kinh tế kế hoạch hoá tập trung, các hình thức công ty nói chung
và CTCP nói riêng hầu như không được pháp luật thừa nhận. Khái niệm “công
ty” trong giai đoạn này không được hiểu đúng bản chất pháp lý mà chỉ được
hiểu theo hình thức kinh doanh.Các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh trong
giai đoạn này chủ yếu bao gồm các nhà máy, xí nghiệp quốc doanh, hợp tác xã
(đối với thành phần kinh tế tập thể) và công tư hợp doanh (hình thành từ quá
trình cải tạo công thương nghiệp XHCN). Trong giai đoạn này, mặc dù Điều lệ
về đầu tư của nước ngoài ở nước CHXHCN Việt Nam (ban hành kèm theo Nghị
định 115/CP của Chính phủ ngày 18/4/1977) có đề cập đến hình thức CTCP khi
quy định “xí nghiệp hoặc công ty hỗn hợp” có thể thành lập theo hình thức
“công ty vô danh” (một tên gọi khác của CTCP) nhưng lại không có văn bản
pháp luật nào quy định về tổ chức và hoạt động của hình thức CTCP này. Và
14
trên thực tế, cũng không có xí nghiệp hoặc công ty hỗn hợp nào được thành lập
theo hình thức “công ty vô danh” theo quy định của Điều lệ về đầu tư của nước
ngoài năm 1977 kể trên.
Cho đến khi Luật công ty được ban hành ngày 21/12/1990, hình thức
CTCP mới chính thức được quy định cụ thể. Theo Luật Công ty 1990, CTCP
được xác định với các đặc điểm sau:
- Số thành viên gọi là cổ đông mà công ty phải có trong suốt thời gian
hoạt động ít nhất là 7.
- Vốn điều lệ của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là
cổ phần. Giá trị mỗi cổ phần gọi là mệnh giá cổ phiếu. Mỗi cổ đông có thể
mua 1 hoặc nhiều cổ phiếu.
- Cổ phiếu được phát hành có thể ghi tên hoặc không ghi tên. Cổ phiếu
của sáng lập viên, của thành viên Hội đồng quản trị phải là những cổ phiếu có
ghi tên.
- Cổ phiếu không ghi tên được tự do chuyển nhượng. Cổ phiếu ghi tên
chỉ được chuyển nhượng nếu được sự đồng ý của Hội đồng quản trị, trừ
trường hợp quy định tại Điều 39 của Luật này.
Sau khi Luật Công ty ra đời, nhiều văn bản pháp luật khác nhau đã
được ban hành nhằm điều chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp hoạt động
trong các lĩnh vực khác nhau nhưng được tổ chức dưới hình thức CTCP. Hoạt
động của các doanh nghiệp này một mặt phải tuân thủ các quy định của Luật
Công ty, mặt khác, do đặc thù riêng của các ngành nghề kinh doanh, hoạt
động của các doanh nghiệp này còn phải tuân thủ theo quy định của các luật
chuyên ngành. Chẳng hạn như trong Luật các tổ chức tín dụng có hiệu lực từ
ngày 01/10/1998 tại Điều 12 quy định về các loại hình tổ chức tín dụng có
hình thức tổ chức tín dụng cổ phần của Nhà nước và nhân dân, hay nói cách
15
khác các Ngân hàng thương mại cổ phần chính là các công ty cổ phần hoạt
động trong lĩnh vực tài chính – tiền tệ.
Trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán, tại Điều 2.1 Quy chế về tổ chức
và hoạt động của công ty chứng khoán ban hành kem theo Quyết định số
04/1998/QĐ-UBCK ngày 13/10/1998 quy định “Công ty chứng khoán là công
ty cổ phần thành lập hợp pháp tại Việt Nam, được uỷ ban chứng khoán nhà
nước cấp giấy phép thực hiện một hoặc một số loại hình kinh doanh chứng
khoán”.
Sau gần 10 năm thực hiện, Luật Công ty đã phát huy được tích cực vai
trò của mình, góp phần quan trọng vào công cuộc phát triển kinh tế đất nước.
Tuy nhiên, thực tiễn các quan hệ kinh doanh ở nước ta trong thời kỳ này liên
tục biến đổi, Luật công ty đã bộc lộ rất nhiều bất cập, nhất là trong vấn đề thủ
tục thành lập và đăng ký kinh doanh. Nhiều quy định của luật này tỏ ra lạc hậu
với cách thức tổ chức một công ty theo cơ chế thị trường và thông lệ quốc tế.
Việc sửa đổi, thay thế luật này được đặt ra như là một sự tất yếu khách quan.
Ngày 12/6/1999, Quốc hội đã thông qua Luật Doanh nghiệp để thay thế
cho Luật Công ty và Luật DNTN. Sau hơn 5 năm đi vào hoạt động, Luật
Doanh nghiệp 1999 đã được thay đổi bằng Luật Doanh nghiệp 2005 và đến
năm 2014, Luật Doanh nghiệp 2005 một lần nữa được thay thế bằng Luật
Doanh nghiệp 2014.
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2014, CTCP là
một dạng pháp nhân có trách nhiệm hữu hạn, được thành lập và tồn tại độc
lập đối với những chủ thể sở hữu nó. Vốn của công ty được chia nhỏ thành
những phần bằng nhau gọi là cổ phần. Công ty được phát hành cổ phần huy
động vốn tham gia của các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế.
Trong CTCP, các cá nhân hay tổ chức nắm giữ quyền sở hữu hợp pháp
cổ phần gọi là cổ đông. Cổ đông được quyền tham gia quản lý, kiểm soát,
16
điều hành công ty thông qua việc bầu cử và ứng cử vào các vị trí quản lý
trong công ty. Ngoài ra, cổ đông còn được quyền hưởng các khoản lợi nhuận
do công ty tạo ra cũng như chịu lỗ tương ứng với mức độ góp vốn.
- Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác trong
phạm vi số vốn đã góp vào công ty;
- Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người
khác, trừ trường hợp cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết;
- Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và
không hạn chế số lượng tối đa.
- CTCP có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đầu tư và có quyền phát hành chứng
khoán ra công chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
- CTCP phải có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc
(Tổng giám đốc). Đối với CTCP có từ 11 cổ đông trở lên, bắt buộc phải có Ban
kiểm soát.
1.1.2. Đặc điểm công ty cổ phần
CTCP là loại hình đặc trưng của công ty đối vốn. Cơ cấu tổ chức bộ máy
quản lý, những vấn đề quản lý nội bộ, quyền và nghĩa vụ của các cổ đông được
giải quyết chủ yếu dựa trên nguyên tắc đối vốn (nghĩa là dựa trên giá trị cổ phần
mà các cổ đông nắm giữ). Mặt khác với cấu trúc vốn linh hoạt, khả năng chuyển
cổ phần dễ dàng trên thị trường làm cho CTCP có phạm vi, quy mô kinh doanh
lớn, số lượng cổ đông đông đảo. Khi tham gia vào CTCP, các cổ đông không
quan tâm đến nhân thân của nhau mà chỉ quan tâm đến phần vốn góp. Cổ phần
của công ty gồm: cổ phần phổ thông và cổ phần ưu đãi. Sự đa dạng hóa các loại
cổ phần với các quyền và mức độ khác nhau cho phép CTCP tạo lập được cấu
trúc vốn linh hoạt phù hợp với khả năng, yêu cầu phát triển cũng như yêu cầu
quản lý công ty.
Với tính chất đa sở hữu, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, cơ chế quản lý
trong CTCP dựa trên sức mạnh kinh tế của các nhóm sở hữu trong công ty.
17
Trong cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý trong công ty có sự phân chia quyền lực
rõ ràng giữa các bộ phận. Sự phân chia quyền lực này trước hết phụ thuộc vào
tỷ lệ vốn góp của các cổ đông, nhằm đảm bảo một cơ cấu tổ chức quản lý chặt
chẽ, bảo vệ đến mức tối đa quyền lợi của các cổ đông. Về cơ bản, bộ máy
quản lý của doanh nghiệp đối vốn có sự phân chia quyền lực và cơ cấu hoàn
chỉnh, rõ ràng hơn so với doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh. CTCP là
một trong những loại hình doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức chặt chẽ nhất và
hoàn thiện nhất, có sự phân chia quyền lực rõ ràng nhất đồng thời cơ cấu tổ
chức này chịu sự chi phối quyết định của cấu trúc vốn.
Xét về mặt pháp lý, CTCP là một tổ chức kinh doanh có tư cách pháp
nhân độc lập, được thành lập và hoạt động theo luật, có tư cách bên nguyên để
kiện các pháp nhân khác đồng thời có thể bị các pháp nhân khác kiện. CTCP
có vốn kinh doanh do nhiều người đóng góp dưới hình thức cổ phần. Các cổ
đông trong công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong
phạm vi vốn góp của mình chứ không chịu trách nhiệm vô hạn như hình thức
kinh doanh một chủ hay hình thức kinh doanh chung vốn. Nhờ đó mà khả
năng thu hút vốn đầu tư và khả năng mạo hiểm cao hơn. CTCP là một hình
thái pháp lý gần như hoàn hảo trong việc huy động những lượng vốn lớn
trong xã hội. Mệnh giá của cổ phiếu trong CTCP thường được định giá thấp
để có thể huy động, khai thác được những số tiền tiết kiệm nhỏ nhất trong
công chúng. Có số vốn lớn, CTCP sẽ có điều kiện áp dụng những tiến bộ của
khoa học công nghệ, nâng cao năng suất lao động, tận dụng được hết những
cơ hội kinh doanh, thích ứng được nhanh với những biến động của thị trường,
đem lại hiệu quả kinh doanh cao.
Xét về mặt huy động vốn, CTCP giải quyết hết sức thành công vì nó
tạo điều kiện cho những cá nhân với số tiền nhỏ cũng có cơ hội đầu tư có
lợi và an toàn vì việc mua cổ phiếu không những đem lại cho cổ đông lợi
tức cổ phần mà còn hứa hẹn mang đến cho họ một khoản thu nhập “ngầm”
nhờ sự tăng giá trị của cổ phiếu khi công ty làm ăn có hiệu quả. Mặt khác,
18
các cổ đông có quyền tham gia quản lý công ty theo điều lệ của CTCP và
được pháp luật bảo đảm. Điều lợi nữa là các cổ đông được hưởng ưu đãi
trong việc mua những cổ phiếu mới phát hành của công ty trước khi công
ty đem bán rộng rãi cho công chúng.
Một đặc điểm về vốn của CTCP nữa là sự linh hoạt trong chuyển
nhượng, mua bán những cổ phiếu tự do. Như vậy, sẽ không có nhiều khó
khăn cho người muốn rút vốn kinh doanh hay muốn tham gia kinh doanh
thêm trong CTCP. Nghĩa là việc chuyển từ sở hữu này sang sở hữu khác diễn
ra rất nhanh chóng mà guồng máy của công ty vẫn có thể hoạt động bình
thường. Cổ tức của CTCP không những là mối quan tâm của các cổ đông
trong công ty mà còn có tác động lớn đến giá trị giao dịch cổ phiếu của thị
trường chứng khoán bởi tâm lý những người góp vốn cổ phần thường muốn
thu được những lợi tức cổ phần cao hơn lãi suất trên thị trường vốn.
Ngoài ra, các cổ đông trong công ty chỉ có thể mua, bán, chuyển
nhượng phần vốn góp của mình cho những người khác thông qua thị trường
chứng khoán mà không được phép rút vốn ra khỏi công ty. Điều này giúp cho
số vốn kinh doanh của công ty luôn luôn ổn định cho dù có những biến động
lớn về nhân sự trong công ty.
Xét về mặt sở hữu, CTCP có nhiều chủ sở hữu. Chủ sở hữu của
CTCP là các cổ đông, song phần lớn các cổ đông của công ty không tham
gia vào quản lý công ty mà giao quyền điều hành và quản lý công ty cho
một bộ phận nhỏ là Hội đồng quản trị. Các chủ sở hữu khác chỉ thực hiện
quyền sở hữu của mình trên phương diện thu lợi tức cổ phần thông qua
hoạt động kinh doanh của công ty; tham gia Đại hội đồng cổ đông, quyết
định những vấn đề có tính chiến lược của công ty như thông qua điều lệ,
phương án xây dựng công ty, quyết toán tài chính, giải thể, bầu cử và ứng
cử vào bộ máy lãnh đạo của công ty.
19
Xét về tính chất hoạt động của công ty, hoạt động trong CTCP mang
tính dân chủ cao do số lượng cổ đông là những chủ sở hữu nhiều. Vì thế, cơ
cấu tổ chức và chức năng của từng bộ phận vừa đảm bảo được vai trò sở hữu,
vừa đảm bảo được hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.
Với việc quy định mệnh giá thấp, hợp lý, CTCP thu hút được đông đảo
sự tham gia của công chúng, do vậy, CTCP mang tính xã hội hóa cao, kéo theo
sự quản lý mang tính dân chủ. Hoạt động mang tính công khai, đặc biệt là công
khai trước mọi cổ đông với tư cách là những chủ sở hữu. Sự công khai này tạo
điều kiện cho các cổ đông có được những hiểu biết về hoạt động của công ty,
có được tiếng nói riêng của mình, có khả năng kiểm tra được những hoạt động
của công ty, từ đó có những quyết định kinh doanh riêng của mình.
CTCP hình thức tổ chức kinh doanh phổ biến trong nền kinh tế thị
trường có vai trò to lớn trong quá trình phát triển kinh tế, góp phần hoàn thiện
cơ chế thị thường có sự quản lí của nhà nước.
Trong nền kinh tế thị trường, CTCP tạo ra các công cụ để có thể huy
động vốn với quy mô lớn và hiệu quả cao. Nhờ phát hành cổ phiếu và trái
phiếu, CTCP có thể huy động được những nguồn vốn nhỏ lẻ nhàn rỗi nằm tản
mạn trong xã hội để đầu tư vào những công trình đòi hỏi những nguồn vốn lớn
và dài hạn mà từng cá nhân hoặc từng doanh nghiệp không có khả năng tích
luỹ được như đầu tư xây dựng đường sắt, xây dựng những xí nghiệp công
nghiệp sử dụng công nghệ cao Trong nền kinh tế nước ta hiện nay, thiếu vốn
đang là trở ngại lớn nhất cho sự phát triển. Huy động vốn trong dân vừa là giải
pháp cấp bách vừa là giải pháp cơ bản trong chiến lược tạo vốn của từng doanh
nghiệp.
CTCP tạo ra một cơ chế phân tán rủi ro nhằm hạn chế những tiêu cực về
kinh tế xã hội khi một doanh nghiệp lâm vào tình trạng khủng hoảng. Rủi ro
trong kinh doanh là có thể xảy ra tuy không phải là một tất yếu đối với mọi
doanh nghiệp song cũng là lẽ tự nhiên trong thương trường. Khắc phục rủi ro
bằng sự thận trọng là điều cần thiết song không phải là cách duy nhất bởi vì mức
20
độ rủi ro lại thường tỉ lệ thuận với triển vọng thu lợi nhuận. Vì vậy trong kinh
doanh muốn thu lợi nhuận cao đôi khi phải mạo hiểm. Chấp nhận rủi ro là một
phẩm chất cần có của một nhà kinh doanh nhưng chấp nhận mạo hiểm không
phải là liều lĩnh theo kiểu “được ăn cả ngã về không”, chấp nhận mạo hiểm
nhưng vẫn cần có cơ chế hạn chế đến mức thấp nhất những tác động tiêu cực và
sự thiệt hại của rủi ro có thể dẫn đến phá sản. CTCP là một cơ chế như vậy.
Chế độ trách nhiệm hữu hạn (phân biệt rõ ràng tài sản công ty và tài
sản cá nhân người có vốn góp, trách nhiệm tài chính giới hạn trong phạm vi
tài sản cũng như phần góp vốn của mỗi người) đã hạn chế đến mức thấp nhất
những thiệt hại của sự rủi ro, thua lỗ. Trong kinh doanh, trường hợp tồi tệ
nhất là phá sản nhưng với những hình thức kinh doanh khác nhau tác hại của
phá sản cũng không giống nhau. Đối với doanh nghiệp tư nhân, chủ doanh
nghiệp phải chịu trách nhiệm vô hạn do đó trong trường hợp phá sản phải sử
dụng toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của mình để thanh toán nợ nần. Đối với
công ty trách nhiệm hữu hạn, tuy chỉ giới hạn trong tài sản của công ty và số
vốn góp của mọi người nhưng do chỉ được sử dụng nguồn vốn góp của các
thành viên mà không được phát hành bất kỳ một loại tín phiếu nào nên khi bị
phá sản mọi thành viên thường phải chịu những thiệt hai nặng nề. CTCP được
phát hành cổ phiếu và trái phiếu một cách rộng rãi,do đó sự thiệt hại của mỗi
người không lớn lắm (tất nhiên không loại trừ những người mua cổ phần với
số lượng lớn). Nhờ cơ chế này mà khi phá sản hậu quả tiêu cực về mặt kinh tế
xã hội được hạn chế ở mức thấp nhất.
Đối với CTCP, người mua cổ phần không được quyền rút vốn chỉ có
quyền sở hữu các cổ phiếu và được phép mua bán chuyển nhượng. Như vậy,
lợi ích của các cổ đông gắn chặt với hoạt động của CTCP. Tuy nhiên do các
công ty có thể được chuyển nhượng và mua bán nên các cổ đông khi cần vẫn
có thể thu hồi vốn với những mức độ khác nhau và chuyện mạo hiểm rủi ro
cũng như sự may mắn sẽ được chuyển cho cổ đông mới. Do đó, công ty sẽ
không bị rút vốn mà vẫn giữ được tích luỹ liên tục trong qúa trình kinh doanh.
21
Trong hình thức CTCP, người đầu tư lớn có thể mua cổ phiếu, trái phiếu
ở nhiều công ty khác nhau, nhiều ngành khác nhau do đó sự rủi ro và mạo hiểm
của đầu tư được phân tán vào nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, làm giảm bớt tổn
thất cho người đầu tư hơn là tập trung vào một công ty khi công ty đó bị phá
sản. Thực ra rủi ro, sự mạo hiểm và lợi ích xã hội là hai đại lượng có quan hệ
với nhau: mức độ rủi ro, mạo hiểm ít thì thông thường lợi ích của người đầu tư
cũng thấp. Chính cơ chế phân bố rủi ro này tạo điều kiện cho những người có
vốn mạnh dạn đầu tư, làm cho nền kinh tế phát triển và có xu hướng ổn định
hơn.
Sự ra đời các công ty với việc phát hành các loại chứng khoán cùng với
việc chuyển nhượng, mua bán chứng khoán đến một mức độ nhất định sẽ tạo
điều kiện cho sự ra đời của thị trường chứng khoán - trái tim của thị trường
vốn.
Ý nghĩa căn bản của việc ra đời thị trường chứng khoán là ở chỗ: đó là
nơi các nhà kinh doanh có thể tìm kiếm được các nguồn tài trợ cho hoạt động
đầu tư sản xuất kinh doanh; là nơi khai thông các nguồn tiết kiệm của những
người tích luỹ đến các nhà đầu tư;là cơ chế phân bổ các nguồn vốn đầu tư phù
hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường và là cơ sở quan trọng để nhà nước
thông qua đó sử dụng các chính sách tiền tệ can thiệp vào hoạt động của nền
kinh tế nhằm đạt những mục tiêu lựa chọn. Thiếu thị trường chứng khoán sẽ
không có một nền kinh tế thị trường phát triển. Song sự ra đời của thị trường
chứng khoán không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan mà là kết quả của sự
phát triển chung về kinh tế xã hội, trong đó sự ra đời, phát triển và hoạt động
một cách hoàn hảo của các CTCP giữ vai trò quyết định.
CTCP bảo đảm sự tham gia đông đảo của công chúng, lại có cơ cấu tổ
chức quản lý chặt chẽ, phân định rõ ràng giữa quyền sở hữu và quyền kinh
doanh nên đã tạo điều kiện cho người lao động tham gia quản lý công ty một
cách thực sự, sử dụng được những giám đốc tài năng (giám đốc thực sự là
22
một nghề chứ không phải là một quan chức) đảm bảo được quyền lợi, lợi ích
và trách nhiệm của chủ sở hữu, đẩy nhanh quá trình phân công lao động xã
hội, thực hiện nguyên tắc “ai giỏi nghề gì làm nghề đó”.
1.2. Hội đồng quản trị công ty cổ phần
Hội đồng quản trị CTCP là cơ quan quản lý của công ty, có toàn quyền
nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty
không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
Lý do quan trọng nhất đưa đến sự hình thành HĐQT là để bảo đảm cho
sự vận hành nghiêm túc cơ chế “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”, hạn chế
những tiêu cực có thể xảy ra nếu để một mình tổng giám đốc hoặc giám đốc
điều hành doanh nghiệp. Đương nhiên, đó là lý do hết sức xác đáng. Chỉ có
doanh nghiệp tư nhân do một người làm chủ thì mới không có và không cần
có sự quản lý của tập thể nào cả. Trong các công ty cổ phần với hàng ngàn,
hàng vạn, thậm chí hàng triệu cổ đông thì đương nhiên không có hình thức
quản lý nào hợp lý hơn là các cổ đông bầu những người đại diện cho mình
vào HĐQT. Nghĩa là các cổ đông thực hiện quyền làm chủ công ty thông qua
những người đại diện của mình trong HĐQT.
Muốn trở thành thành viên của Hội đồng quản trị CTCP thì phải đáp
ứng đủ các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không thuộc đối tượng không
được quản lý doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 18 của Luật này;
b) Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản lý kinh doanh của
công ty và không nhất thiết phải là cổ đông của công ty, trừ trường hợp Điều
lệ công ty quy định khác.
c) Thành viên Hội đồng quản trị công ty có thể đồng thời là thành viên
Hội đồng quản trị của công ty khác.
d) Đối với công ty con mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ thì
thành viên Hội đồng quản trị không được là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi,
mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể,
23
chị dâu, em dâu của Giám đốc, Tổng giám đốc và người quản lý khác của
công ty; không được là người có liên quan của người quản lý, người có thẩm
quyền bổ nhiệm người quản lý công ty mẹ.
Đối với thành viên độc lập của Hội đồng quản trị (theo quy định tại
điểm b khoản 1 Điều 134 của Luật Doanh nghiệp 2014) có các tiêu chuẩn và
điều kiện sau đây, trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác:
a) Không phải là người đang làm việc cho công ty, công ty con của
công ty; không phải là người đã từng làm việc cho công ty, công ty con của
công ty ít nhất trong 03 năm liền trước đó.
b) Không phải là người đang hưởng lương, thù lao từ công ty, trừ các
khoản phụ cấp mà thành viên Hội đồng quản trị được hưởng theo quy định;
c) Không phải là người có vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ
nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột là cổ đông lớn của công ty;
là người quản lý của công ty hoặc công ty con của công ty;
d) Không phải là người trực tiếp hoặc gián tiếp sở hữu ít nhất 1% tổng
số cổ phần có quyền biểu quyết của công ty;
đ) Không phải là người đã từng làm thành viên Hội đồng quản trị, Ban
kiểm soát của công ty ít nhất trong 05 năm liền trước đó.
Thành viên độc lập Hội đồng quản trị phải thông báo với Hội đồng
quản trị về việc không còn đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại khoản 2
Điều 151 Luật Doanh nghiệp 2014 và đương nhiên không còn là thành viên
độc lập Hội đồng quản trị kể từ ngày không đáp ứng đủ điều kiện. Hội đồng
quản trị phải thông báo trường hợp thành viên độc lập Hội đồng quản trị
không còn đáp ứng đủ điều kiện tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông gần nhất
hoặc triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông để bầu bổ sung hoặc thay thế thành
viên độc lập Hội đồng quản trị đó trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày nhận
được thông báo của thành viên độc lập Hội đồng quản trị có liên quan.
Về số lượng, Hội đồng quản trị CTCP có không ít hơn ba thành viên,
không quá mười một thành viên (nếu điều lệ công ty không có quy định
24
khác). Số thành viên Hội đồng quản trị CTCP phải thường trú tại Việt Nam
do Điều lệ công ty quy định. Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị là năm năm.
Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị không quá năm năm; thành viên
Hội đồng quản trị có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Hội
đồng quản trị của nhiệm kỳ vừa kết thúc tiếp tục hoạt động cho đến khi Hội
đồng quản trị mới được bầu và tiếp quản công việc.
Trường hợp có thành viên được bầu bổ sung hoặc thay thế thành viên
bị miễn nhiệm, bãi nhiệm trong thời hạn nhiệm kỳ thì nhiệm kỳ của thành
viên đó là thời hạn còn lại của nhiệm kỳ Hội đồng quản trị.
Hội đồng quản trị CTCP có các quyền và nghĩa vụ sau:
a) Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch
kinh doanh hàng năm của công ty;
b) Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của
từng loại;
c) Quyết định chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được quyền
chào bán của từng loại; quyết định huy động thêm vốn theo hình thức khác;
d) Quyết định giá chào bán cổ phần và trái phiếu của công ty;
đ) Quyết định mua lại cổ phần theo quy định tại khoản 1 Điều 91 của Luật
này;
e) Quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư trong thẩm quyền và
giới hạn theo quy định của Luật này hoặc Điều lệ công ty;
g) Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ;
thông qua hợp đồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng khác có giá trị bằng
hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất
của công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty, trừ hợp
đồng và giao dịch quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 120 của Luật Doanh
nghiệp năm 2005;
i) Giám sát, chỉ đạo Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý
khác trong điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của công ty;
25