Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Phương pháp nghiên cứu kinh tế học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.33 KB, 24 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
LỜI MỞ ĐẦU
Tăng trưởng và phát triển kinh tế là mục tiêu đầu tiên, hàng đầu của tất
cả các nước trên thế giới, là thước đo chủ yếu về sự tiến bộ trong mỗi giai
đoạn của các quốc gia. Điều này càng có ý nghĩa quan trọng đối với các nước
đang phát triển trong đó có Việt Nam; đặc biệt là trong quá trình xây dựng
phát triển đất nước và theo đuổi mục tiêu tiến kịp hội nhập với các nước khác
trên thế giới. Để làm được điều đó đòi hỏi chúng ta phải nghiên cứu kinh tế
học. Có ba lý do khiến chúng ta phải làm điều đó. Lý do thứ nhất nghiên cứu
kinh tế học giúp chúng ta hiểu được thế giới mà chúng ta đang sống. Lý do
thứ hai là nó giúp cho chúng ta trở nên khôn khéo hơn trong nền kinh tế. Và
lý do cuối cùng để nghiên cứu kinh tế học là nó giúp chúng ta hiểu rõ hơn khả
năng và những giới hạn của một chính sách kinh tế. Việc nghiên cứu kinh tế
học tự nó không làm cho chúng ta trở lên giàu có nhưng nó cung cấp cho
chúng ta một số công cụ giúp chúng ta đạt tới mục tiêu đó. Ngày nay, một
trong những phương pháp nghiên cứu kinh tế học hiệu quả và được ứng dụng
rộng rãi là phương pháp mô hình hóa toán kinh tế và cụ thể là mô hình tăng
trưởng Harrod – Domar và mô hình tăng trưởng Solow – Swan.
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
I. GIỚI THIỆU VỀ KINH TẾ HỌC
1. Kinh tế học và nền kinh tế.
Nền kinh tế thế giới đã chứng kiến sự phát triển vô cùng mạnh mẽ trong
suốt thế kỉ qua. Giá trị của cải và sự phong phú của hàng hoá và dịch vụ đã
tăng lên rất nhiều. Có rất nhiều quốc gia trở lên rất giàu có. Tuy nhiên còn
nhiều quốc gia khác lại rất nghèo. Nhưng một thực tế kinh tế luôn tồn tại ở
mọi nơi và mọi lúc đó là sự khan hiếm. Sự khan hiếm là việc xã hội với các
nguồn lực hữu hạn không thể thỏa mãn tất cả các nhu cầu vô hạn và ngày
càng tăng của con người. Kinh tế học giúp chúng ta hiểu về cách giải quyết
vấn đề khan hiếm đó trong các cơ chế kinh tế khác nhau.
Kinh tế học là môn khoa học giúp cho con người hiểu về cách thức vận


hành của nền kinh tế nói chung và cách thức ứng xử của từng thành viên tham
gia vào nền kinh tế nói riêng.
Nền kinh tế là một cơ chế phân bổ các nguồn lực khan hiếm cho các mục
đích sử dụng khác nhau.
Do các nguồn lực khan hiếm mà nhu cầu của con người là vô hạn nên sử
dụng các nguồn lực đó như thế nào để có hiệu quả và không bị lãng phí đã trở
thành vấn đề quan trọng đối với mọi quốc gia trên thế giới. Từ đó đã đặt ra
nhiệm vụ phải nghiên cứu kinh tế học.
2. Phương pháp nghiên cứu kinh tế học.
Kinh tế học là một môn khoa học nên phương pháp nghiên cứu kinh tế
học cũng tương tự các môn khoa học tự nhiên như sinh học, hóa học hay vật
lý. Tuy nhiên vì kinh tế học nghiên cứu hành vi kinh tế của con người nên
phương pháp nghiên cứu kinh tế học cũng có nhiều điểm khác với các môn
khoa học tự nhiên khác.
2.1. Phương pháp mô hình hóa
Để nghiên cứu kinh tế học, các giả thuyết kinh tế được thành lập và được
kiểm chứng bằng thực nghiệm. Nếu các phép thử được thực hiện lặp đi lặp lại
nhiều lần đều cho kết quả thực nghiệm đúng như giả thuyết thì giả thuyết kinh
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
tế được coi là lý thuyết kinh tế. Một vài giả thuyết và lý thuyết kinh tế được
công nhận một cách rộng rãi thì được gọi là quy luật kinh tế. Các bước tuần tự
trong phương pháp nghiên cứu kinh tế học:
a. Xác định vấn đề nghiên cứu.
Bước đầu tiên được áp dụng trong phương pháp nghiên cứu kinh tế học
là phải xác định được vấn đề nghiên cứu. Ví dụ các nhà kinh tế mong muốn
tìm hiểu hiện tượng kinh tế bất thường là vì sao người dân lại giảm tiệu thụ
xăng dầu trong mấy tháng qua.
b. Phát triển mô hình.
Bước thứ hai là xây dựng mô hình kinh tế để tìm được câu trả lời cho

vấn đề nghiên cứu đã xác định. Mô hình kinh tế là một cách thức mô tả thực
tế đã được đơn giản hoá để hiểu và dự đoán được mối quan hệ của các biến
số. Mô hình kinh tế có thể được mô tả bằng lời, bảng số liệu, đồ thị hay các
phương trình toán học.
c. Kiểm chứng giả thuyết kinh tế.
Mô hình kinh tế chỉ có ích khi và chỉ khi nó đưa ra được những dự đoán
đúng. Ở bước này, các nhà kinh tế học sẽ tập hợp các số liệu để kiểm chứng
lại giả thuyết. Nếu kết quả thực nghiệm phù hợp với giả thuyết thì giả thuyết
được công nhận còn nếu ngược lại giả thuyết sẽ bị bác bỏ.
2.2. Phương pháp so sánh tĩnh.
Giả định các yếu tố khác không thay đổi
Các giả thuyết kinh tế về mối quan hệ giữa các biến luôn phải đi kèm
với giả định Ceteris Paribus trong mô hình. Ceteris Paribus là một trong
thuật ngữ latinh được sử dụng thường xuyên trong kinh tế học có nghĩa là các
yếu tố khác không thay đổi. Ví dụ về xăng dầu, giả định quan trọng của mô
hình là thu nhập của người tiêu dùng, giá cả các hàng hoá khác và một vài
biến số khác không thay đổi. Giả định này cho phép chúng ta tập trung vào
mối quan hệ giữa hai biến số chính yếu: giá xăng dầu và lượng tiêu thụ xăng
dầu trong từng tháng.
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Đối với các môn khoa học trong phòng thí nghiệm, việc thực hiện các thí
nghiệm mà chỉ những biến số quan tâm được thay đổi còn các yếu tố khác
được giữ nguyên có vẻ dễ dàng. Tuy nhiên, đối với kinh tế học phòng thí
nghiệm là thế giới thực, là cuộc sống nên nhìn chung các nhà kinh tế học khó
có thể thực hiện được những thực nghiệm hoàn hảo như trong phòng thí
nghiệm, các biến số kinh tế mà các nhà kinh tế học quan tâm như tỷ lệ thất
nghiệp, chỉ số giá cả, sản lượng, v.v... luôn thay đổi và chịu tác động của rất
nhiều nhân tố cùng một lúc. Vì thế muốn kiểm tra giả thuyết về mối quan hệ
giữa các biến số kinh tế, các nhà kinh tế thường phải sử dụng các kỹ thuật

phân tích thông kê được thiết kế riêng cho trường hợp các yếu tố khác không
thể cố định được.
2.3. Quan hệ nhân quả.
Các giả thuyết kinh tế mô tả mối quan hệ giữa các biến số mà sự thay đổi
của biến số này là nguyên nhân khiến một hoặc các biến khác thay đổi theo.
Biến chịu sự tác động gọi là biến phụ thuộc còn biến thay đổi tác động
đến các biến khác được gọi là biến độc lập. Biến độc lập ảnh hưởng đến biến
phụ thuộc nhưng bản thân thì chịu sự tác động của các biến số khác ngoài mô
hình.
Một lỗi thường gặp trong phân tích số liệu là kết luận sai lầm về quan hệ
nhân quả: sự thay đổi của một biến số này là nguyên nhân sự thay đổi biến số
kia chỉ vì chúng có xu hướng xảy ra đồng thời. Một ví dụ vui là số người đi
bộ dùng ô khi trời mưa tăng lên, sẽ rất buồn cười nếu kết luận rằng con người
tạo ra mưa bằng cách bật mở ô che. Vì sự nguy hiểm khi đưa ra kết luận về
mối quan hệ nhân quả nên các nhà kinh tế học thường sử dụng các phép thử
thống kê để xác định xem liệu sự thay đổi của một biến có thực sự là nguyên
nhân gây ra sự thay đổi quan sát được ở biến khác hay không. Tuy nhiên bên
cạch nguyên nhân khó có thể có những thực nghiệm hoàn hảo như trong
phòng thí nghiệm, những phép thử thống kê không phải lúc nào cũng đủ sức
thuyết phục các nhà kinh tế học tin vào mối quan hệ nhân quả thực sự.
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
3. Phưong pháp mô hình trong kinh tế.
Phương pháp mô hình là mô hình hoá các đối tượng ( các vấn đề kinh
tế ) thành các mô hình ( hay là hình ảnh của chúng ).
3.1. Các mô hình lý thuyết.
Nền kinh tế hiện đại là một cơ chế hoạt động rất phức tạp. Trên thế
giới có hàng trăm quốc gia, mỗi quốc gia có hàng ngàn hàng vạn doanh
nghiệp tham gia vào hoạt động sản xuất hàng hoá và dịch vụ khác nhau. Các
loại hàng hoá dịch vụ đa dạng phong phú và ngày càng tăng. Những người lao

động thì làm việc trong mọi lĩnh vực nghề nghiệp khác nhau, và đưa ra các
hành vi kinh tế của mình như là chọn hàng hoá nào để mua sắm sử dụng dịch
vụ nào. Bởi vậy chúng ta không thể mô tả các đặc điểm của một thị trường
thực thụ một cách chi tiết nên các nhà kinh tế đã chọn cách trừu tượng hoá sự
phức tạp của thực tại và phát triển một mô hình đơn giản hơn nắm bắt được
những yếu tố cơ bản.
Việc sử dụng mô hình là rất phổ biến ngay cả trong khoa học xã hội và
khoa học tự nhiên. Trong đời sống các kỹ sư điện có thể nhìn vào sơ đồ mạng
lưới điện để tìm ra được những nơi có vấn đề, kiến trúc sư sử dụng sa bàn để
quy hoạch nhà cửa. Trong khoa học vật lý, hoá học thường sử dụng các phép
trừu tượng hoá để đơn giản các hiện tượng của thế giới thực tại phục vụ cho
việc nghiên cứu dễ dàng hơn. Cũng như vậy các nhà kinh tế đã phát triển các
mô hình như là công cụ hỗ trợ nghiên cứu các vấn đề kinh tế. Thí dụ: để hiểu
được cơ chế hoạt động của nền kinh tế, chúng ta sẽ trừu tượng hoá thực tế và
xây dựng một mô hình đơn giản hoá về nền kinh tế. Nền kinh tế bao gồm các
bộ phận hợp thành và sự tương tác giữa chúng với nhau. Các bộ phận hợp
thành nền kinh tế là người ra quyết định bao gồm hộ gia đình, doanh nghiệp
và chính phủ. Các thành viên này tương tác với nhau theo các cơ chế phối hợp
5
Website: Email : Tel : 0918.775.368
khác nhau.
Mô hình nền kinh tế - mô hình dòng luân chuyển
Trong mô hình này, các thành viên kinh tế tương tác với nhau trên hai
thị trường đó là thị trường sản phẩm và thị trường yếu tố sản xuất. Tham gia
vào thị trường sản phẩm, các hộ gia đình chi tiêu thu nhập của mình để đổi
lấy hàng hoá hoặc dịch vụ cần thiết do các doanh nghiệp sản xuất. Tham gia
vào thị trường yếu tố sản xuất, các hộ gia đình cung cấp các nguồn lực như
lao động, đất đai và vốn cho các doanh nghiệp để đổi lấy thu nhập mà các
doanh nghiệp trả cho việc sử dụng các nguồn lực đó. Còn các doanh nghiệp
tham gia vào hai thị trường đó để mua hoặc thuê các yếu tố sản xuất cần thiết

để tạo ra hàng hoá và dịch vụ mà người tiêu dùng mong muốn. Chính phủ
tham gia vào hai thị trường này để cung cấp các hàng hoá, dịch vụ mà xã hội
mong muốn mà thị trường không sản xuất một cách hiệu quả. Ngoài ra chính
phủ còn điều tiết thu nhập thông qua thuế và các chương trình trợ cấp.
6
Hộ gia đình
Thị trường sản phẩm
Chính phủ
Doanh nghiệp
Thị trường các yếu tố
Thuế
Trợ cấp
Thuế
Trợ cấp
Tiền (chi tiêu)
Tiền (thu nhập)
Tiền (doanh thu)
Tiền (chi phí)
Yếu
tố SX
Hàng hóa dịch vụ
Hàng hóa dịch vụ
Yếu
tố SX
Website: Email : Tel : 0918.775.368
3.2. Kiểm định mô hình.
Tất nhiên, không phải mọi mô hình đều tỏ ra thích hợp. Ví dụ mô hình
địa tâm về sự chuyển động của các hành tinh do Ptolemy đưa ra rốt cuộc
không được chấp nhận vì chúng không thể mô tả một cách chính xác các hành
tinh chuyển động quanh mặt trời như thế nào. Một mục tiêu quan trọng của

các nhà nghiên cứu khoa học là loại bỏ những mô hình không thích hợp ra
khỏi các mô hình thích hợp. Hai phương pháp thường được sử dụng để kiểm
tra mô hình kinh tế:
- Phương pháp trực tiếp, tìm kiếm thiết lập sự xác đáng của các giả
định mà các mô hình dự vào.
- Phương pháp gián tiếp, tìm cách xác nhận sự xác đáng bằng cách chỉ
ra rằng một mô hình được đơn giản hoá đã dự đoán chính xác được những sự
kiện trên thực tế.
3.3. Đặc điểm chung của các mô hình kinh tế.
Hiện nay, số lượng các mô hình kinh tế được sử dụng rất lớn. Trong
các mô hình các giả định được đưa ra ở mức độ phụ thuộc vào vấn đề đang
được giải quyết. VD: mô hình tổng cung – tổng cầu sẽ rất phức tạp và lớn hơn
nhiều so với mô hình cung - cầu một loại hàng hoá cụ thể nào đó. Tuy nhiên,
trên thực tế mô hình kinh tế là sự kết hợp của ba yếu tố chung.
- Giả thiết Ceteris paribus ( các yếu tố khác không đổi ).
- Giả định rằng mọi quyết định kinh tế đều nhằm tối ưu hoá gì đó.
- Phân biệt rõ ràng giữa những vấn đề thực chứng và chuẩn tắc.
3.3.1. Giả thiết Ceteris paribus.
Những mô hình sử dụng trong kinh tế học nhằm mô tả một cách tương
đối những mối quan hệ giản đơn. Mô hình thị trường gạo nhằm giải thích giá
gạo đối với một số biến tiền công của nông dân, lượng mưa trong vụ gieo
trồng, thu nhập của người tiêu dùng, dù chúng ta đều biết còn rất nhiều tác
nhân bên ngoài như sâu bệnh, biến động giá phân bón ... ảnh hưỏng đến giá
gạo nhưng những nhân tố này được giữ không đổi khi ta xây dựng mô hình.
7
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Điều quan trọng ở đây là chúng ta không giả định các yếu tố khác không ảnh
hưởng đến giá gạo mà các yếu tố đó được giả định là không đổi trong giai
đoạn nghiên cứu phân tích. Theo cách này, tác động của chỉ một vài nhân tố
có thể nghiên cứu được trong một dạng đơn giản hóa. Những giả định Ceteris

paribus ( các yếu tố khác không đổi ) được sử dụng trong mọi mô hình kinh
tế.
3.3.2. Các giả định tối ưu hoá.
Nhiều mô hình kinh tế bắt đầu từ giả định rằng các tác nhân kinh tế
được nghiên cứu theo đuổi mục tiêu của mình một cách hợp lý và được chấp
nhận rộng rãi như một điểm khởi đầu thích hợp để phát triển mô hình kinh tế.
Có hai lý do để dẫn đến sự chấp nhận trên là:
- Các giả định tối ưu hoá rất hữu dụng để tạo ra mô hình chính xác và có
thể giải được. Nguyên nhân chính là những mô hình này có thể đưa nhiều
thuật toán phù hợp với bài toán tối ưu hoá.
- Lý do thứ hai liên quan đến giá trị thực nghiệm rõ ràng của chúng.
3.3.3. Phân biệt thực chứng và chuẩn tắc.
Đặc điểm cuối cùng của mọi mô hình kinh tế là việc phân biệt cẩn thận
giữa những vấn đề mang tính thực chứng và chuẩn tắc. Chúng ta chủ yếu mới
bàn đến những lý thuyết kinh tế thực chứng. Những lý thuyết khoa học lấy
thực tế làm đối tượng nghiên cứu, nỗ lực giải thích các hiện tượng kinh tế
quan sát được. Kinh tế học thực chứng tìm cách xác định các nguồn lực trong
thực tế được phân bổ như thế nào trong nền kinh tế. Kinh tế chuẩn tắc đưa ra
quan điểm rõ ràng điều gì cần phải làm.
3.3. Sự phát triển của các mô hình.
Mô hình kinh tế chính là cách thức diễn đạt những con đưòng, hình thái,
nội dung phát triển kinh tế của các quốc gia thông qua các biến số, các nhân
tố kinh tế trong quan hệ chặt chẽ với các điều kiện chính trị, xã hội. Các mô
hình có thể được diễn đạt dưới dạng lời văn, biểu đồ, đồ thị hoặc phương trình
toán học
8
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Mô hình cổ điển
Được hình thành cách đây 200 năm bởi Adam Smith và Ricardo, mô
hình này có những nội dung căn bản sau:

Yếu tố cơ bản của tăng trưởng kinh tế là đất đai, lao động và vốn. Trong
ba yếu tố trên thì đất đai là yếu tố quan trọng nhất, là giới hạn của sự tăng
trưởng.
Phân chia xã hội thành 3 nhóm người: địa chủ, tư bản và công nhân. Sự
pâhn phối thu nhập của ba nhóm này phụ thuộc vào quyền sở hữu của họ đối
với các yếu tố sản xuất. Địa chủ có đất thì nhận địa tô, tư bản có vốn thì nhận
lợi nhuận, công nhân có sức lao0 động thì nhận tiền công. Cách phân phôis
này đuợc họ cho là hợp lý. Vậy, thu nhập xã hội=địa tô+lợi nhuận+tiền công
Trong 3 nhóm người này, thì nhà tư bản giữ vai trò quan trọng trong cả
sản xuất, tích luỹ và phân phối. Họ đứng ra tổ chức sản xuất, giành lại một
phần lợi nhuận để tích luỹ và chủ động trong quá trình phân phối.
Các nhà kinh tế học cổ điển còn cho rằng, hoạt động của các chủ thể
kinh tế bị chi phối bởi bàn tay vô hình-cơ chế thị trường, phủ nhận vai trò của
nhà nước, cho rằng đây là cản trở cho phát triển kinh tế.
Mô hình của Các-Mác
Theo Mác, các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế là đất đai, lao
động, vốn, tiến bộ kĩ thuật
Mác đặc biệt quan tâm đến vai trò của lao động trong quá trình tạo ra giá
trị thặng dư. Theo Mác, sức lao động đối với nhà tư bản là một loại hàng hoá
đặc biệt. Trong quá trình nhà tư bản sử dụng lao động, hàng hoá sức lao động
tạo ra giá trị lớn hơn giá trị bản thân nó, giá trị đó bằng giá trị sức lao động
dành cho bản thân người lao động, cộng với giá trị thặng dư dành cho tư bản
và địa chủ.
Về yếu tố vốn và tiến bộ kĩ thuật, Mác cho rằng mục đích của các nhà tư
bản là tăng giá trị thặng dư, tuy nhiên, việc tăng sức lao động cơ bắp cảu
người công nhân cần dựa vào cải tiến kĩ thuật. Tiến bộ kĩ thuật làm tăng số
9

×