Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

mối quan hệ giữa đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.13 KB, 19 trang )

BÀI THẢO LUẬN NHÓM 2
ĐỀ TÀI
Thế nào là hoạt động trách nhiệm xã hội(CSR) đúng đắn ?Phân tích mối
quan hệ giữa đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp?
Chỉ rõ cách thức xây dựng đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp trong nền
kinh tế thị trường? Phân tích sự kiện Vedan dưới giác độ đạo đức kinh
doanh và trách nhiệm xã hội.
A- Trách nhiệm xã hội
1) Khái niệm
TNXH là cam kết của công ty đóng góp cho việc phát triển kinh tế
bền vững, thông qua việc tuân thủ các chuẩn mực về bảo vệ môi
trường, bình đẳng giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, trả lương
công bằng, đào đạo và phát triển nhân viên, phát triển cộng đồng …
theo cách có lợi cho cả công ty cũng như phát triển chung của xã hội.
2) Hoạt động trách nhiệm xã hội đúng đắn:
Câu hỏi: Nhiều ý kiến cho rằng: trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
chỉ là tham gia các chương trình hỗ trợ người tàn tật, ủng hộ đồng bào
lũ lut,…. Điều đó có phải là đúng hay không?
-> chưa đủ vì trách nhiệm xã hội bao gồm 4 khía cạnh, và các hoạt động
đó thuộc khía cạnh nhân văn,.
4 khía cạnh Khía cạnh kinh tế
Khía cạnh pháp lý
Khía cạnh đạo đức
Khía cạnh nhân văn
Như vậy hoạt động trách nhiệm xã hội đúng đắn phải thực hiện
trên 4 khía canh:
a) Khía cạnh kinh tế
v Nghĩa vụ về kinh tế trong trách nhiệm xã hội của 1 doanh
nghiệp quan tâm đến cách thức phân bổ trong hệ thống xã hội, các
nguồn lực được sử dụng để làm ra sản phẩm dịch vụ … Các doanh
nghiệp thực sự đóng góp phần vào tăng thêm phúc lợi cho XH,


đảm bảo sự tồn tại và phát triển của DN.
v Đối với người tiêu dung : Cung cấp hàng hóa dịch vụ, liên quan
đến vấn đề chất lượng, an toàn sản phẩm, định giá,thông tin về sp,
phân phối, bán hàng và cạnh tranh.
v Đối với chủ sở hữu doanh nghiệp: Bảo tồn, phát triển các giá trị
và tài sản ủy thác.
v Đối với người lao động: Tạo công ăn việc làm với mức lương
thù lao xứng đáng. Cơ hội phát triển như nhau, môi trường lao
động an toàn vệ sinh và đảm bảo quyền riêng tư, cá nhân.
v Đối với các bên liên đới khác : Mang lại lợi ích tối đa công
bằng cho họ.
v Nghĩa vụ kinh tế còn có thể được thực hiện một cách gián tiếp
thông qua cạnh tranh.
]Khía cạnh kinh tế trong trách nhiệm xã hội của 1 doanh nghiệp
là cơ sở cho các hoạt động của DN.
b) Khía cạnh pháp lý
v Đòi hỏi các DN tuân thủ đầy đủ các quy định của luật pháp.
v Thể hiện trong các bộ luật hình sự và dân sự.
v Cơ bản, bao gồm năm khía cạnh:
- Điều tiết cạnh tranh
- Bảo vệ người tiêu dung
- Bảo vệ môi trương
- An toàn và bình đẳng
- Khuyến khích phát hiện và ngăn chặn những hành vi sai trái.
c) Khía cạnh đạo đức
v Là những hành vi và hoạt động mà xã hội mong đợi ở DN
nhưng không
Được quy định trong hệ thống luật pháp, không được thể chế
hóa thành luật.
v Được thể hiện thông qua những nguyên tắc, giá trị đạo đức

đươc tôn trọng trình bày trong bản sứ mệnh và chiến lược của công ty.
]Các nguyên tắc , giá trị đạo đức trở thành kim chỉ nam cho sự phối hợp
hành động của mỗi thành viên trong công ty với các bên hữu quan (người
tiêu dùng, người lao đông, đối tác, cộng đồng…).

(VD Sứ mệnh
Sứ mệnh của Thịnh Phát là cung cấp các sản phẩm và dịch vụ mang lại giá
trị gia tăng cho khách hàng. Song song đó, thông qua hoạt động của mình,
Thịnh Phát còn mang lại những lợi ích kinh tế-xã hội đối với sự phát triển
của nước nhà.)
d) Khía cạnh nhân văn
v Là những hành vi hoạt động thể hiện những mong muốn đóng
góp và hiến dâng cho cộng đồng và xã hội.
Vd:
v Những đóng góp có thể trên bốn phương diện:
- Nâng cao chất lượng cuộc sống
- San sẻ gánh nặng cho chính phủ
- Nâng cao năng lực lãnh đạo cho công nhân viên
- Phát triển nhân cách đạo đức cho người lao động
]Đây là thứ trách nhiệm được điều chỉnh bởi lương tâm đảm bảo 4 khía
cạnh về kinh tế, pháp lí, đạo đức và nhân văn
4) Hoạt động CSR ở Việt Nam
- Khái niêm CSR còn mới với nhiều DN tại VN (Việt Nam) và năng lực
quản lý, kiến thức chuyên môn trong thực hiện CSR ở DN còn hạn chế.

- Vì sao nhiều doanh nghiệp chưa quan tâm tới CSR?
+ Do xuất phát điểm của kinh tế Việt Nam còn ở mức thấp nên tiêu chí về
lợi nhuận luôn được các doanh nghiệp đặt lên hàng đầu ] những vấn đề như
CSR doanh nghiệp có biết thì cũng chỉ là biết để đấy, hiếm có doanh nghiệp
thực hiện và vẫn coi đó là chuyện của Nhà nước, của xã hội.

(các công ty chưa bị áp lực về đạo đức kinh doanh.)
(Chính vì vậy mà những vấn đề như CSR doanh nghiệp có biết thì cũng chỉ
là biết để đấy, hiếm có doanh nghiệp thực hiện và vẫn coi đó là chuyện của
Nhà nước, của xã hội.)
+ Vì thiếu sự hiểu biết và sự quan tâm của dân chúng.
VD : sự việc “động trời” ập đến như vụ Vedan “giết” sông Thị Vải rồi sữa
bột không đủ độ đạm thì cả xã hội, doanh nghiệp mới bừng tỉnh.
+ Việt Nam mình còn thiếu nhiều yếu tố để cho CSR có thể thực hiện được.
Không nói đến chất lượng quản trị, có thể kể: các tổ chức phi chính phủ; các
tổ chức đánh giá;thái độ của cộng đồng và ý thức về môi trường
+ CSR không phụ thuộc vào quy mô mà nó nằm ở nhận thức của từng doanh
nghiệp
(Công ty có gây ô nhiễm (nước, tiếng ồn…) thì công chúng chỉ viết lên báo
hay tố cáo với cá cơ quan hữu trách; chứ không có một cuộc tranh chấp trực
diện tại tòa án. Ngoài ra, hàng hóa của chúng ta chưa nhiều để công chúng
có thể kén chọn như ở nước ngoài. Hiện nay, các công ty quảng cáo sản
phẩm cho người tiêu thụ biết là rẻ đẹp bền; chứ không cần phải tuyên bố
“chúng tôi tốt” để thu hút khách hàng mua hàng của mình.Cuối cùng về môi
trường, chúng ta sống nghèo, sống chật quen nên chưa quan tâm đến môi
trường sạch đẹp. Chúng ta ít sửa chữa một môi trường đang có mà thường
dọn ra một môi trường mới để đi tìm cái sạch và đẹp. Thay vì nêu lên để giải
quyết vấn đề thì chúng ta tìm cách rời bỏ nó. Do vậy, các công ty chưa bị
các áp lực về đạo đức kinh doanh hay CSR như ở các công ty tại các nước
phát triển. )
]Doanh nghiệp hãy chọn cách làm phù hợp nhất với khả năng của mình,
không nên chờ đến khi doanh nghiệp giàu rồi mới thực hiện CSR.
( DN muốn phát triển tốt không nên đặt lợi nhuận lên hàng đầu mà còn cần
phải quan tâm đến cuộc sống của nhân viên, cuộc sống của người dân trong
khu vực, làm việc vì lợi ích cộng đồng).
5) CSR tại các nước phát triển:

- CSR là sự phát triển cao hơn của đạo đức kinh doanh vốn được đẩy
mạnh từ những năm 1980
- Thoạt đầu, theo báo The Economist, CSR chỉ là một màn biểu diễn về
việc làm điều tốt
- Ngày nay nó trở thành sự suy nghĩ chung hiện thời của đa số người
- CSR doanh nghiệp bày tỏ mối quan tâm của mình đối với phúc lợi xã
hội trên căn bản tổng thể vì lý do
+ Một là các công ty phải chịu khó hơn để bảo vệ danh tiếng của mình và
mở rộng ra – bảo vệ môi trường nơi họ kinh doanh và các chính phủ phải
mạnh tay hơn với họ.
+ Hai là, sự lan rộng của các tổ chức phi chính phủ (NGO) và các tổ chức
này sẵn sàng chiến đấu với các công ty đa quốc gia khi những công ty này
có sai sót.
+ Ba là, hàng loạt các sự đánh giá, xếp hạng (ranking, ratings) đặt một áp lực
trên các công ty phải báo cáo kết quả tài chính và phi tài chính của họ
Các công ty bị canh chừng
B- Đạo đức kinh doanh
1) Khái niệm
Là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, đánh
giá, hướng dẫn và kiểm soát hàng vi của các chủ thể kinh doanh.
2) Vai trò của đạo đức kinh doanh:
+ điều chỉnh hành vi của chủ thể kinh doanh
+ cải thiện chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp
+ gia tăng sự cam kết và tận tâm của nhân viên
+ làm hài lòng khách hàng
+ tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp
+ góp phần thúc đẩy nèn kinh tế quốc gia
3) Đối tượng điều chỉnh của đạo đức kinh doanh
Chủ thể kinh doanh (gồm tất cả những ai là chủ thể của các quan hệ và hành
vi kinh doanh)

+ Tầng lớp doanh nhân làm nghề kinh doanh:
(đạo đức kinh doanh điều chỉnh hành vi đạo đức của tất cả các thành viên
trong các tổ chức kinh doanh thông qua công tác lãnh đạo, quản lý trong mỗi
tổ chức đó)
+Khách hàng của doanh nhân
VD: Người mua hàng có tâm lý muốn mua rẻ và được phục vụ chu đáo. Cần
phải có sự định hướng của đạo đức kinh doanh để tránh tình trạng khách
hàng lợi dụng vị thế “thượng đế” để xâm phạm danh dự của người kinh
doanh.
4) Cách thức xây dựng đạo đức kinh doanh trong nền kinh tế thị
trường:
Gồm 4 bước chính:
Bước 1: Xây dựng một chương trình đạo đức hiệu quả
Ban lãnh đạo xây dựng các nguyên tắc, qui định à bộ quy tắc đạo đức
Yêu cầu với bộ qui tắc đạo đức:
* Nội dung
- Sự ủng hộ và yêu cầu thực hiện đạo đức của lãnh đạo doanh nghiệp
- Cam kết và trách nhiệm của doanh nghiệp với nhân viên
- Các giá trị đạo đức và trách nhiệm mà nhân viên phải thực hiện đối với
đồng nghiệp, lãnh đạo, khách hàng, chính quyền và cộng đồng
- Các phương thức thông tin và cách giải quyết các vướng mắc liên quan đến
đạo đức.
* Hình thức: trình bày đẹp, sinh động, ngắn gọn và dễ hiểu .
à Như vậy, một chương trình đạo đức đảm bảo hiệu quả khi nó được thực
hiện đồng đều từ lãnh đạo đến nhân viên.
Vd: Các công ty của mỹ , Canada thường có bộ quy tắc không dài quá 2
trang, trình bày đẹp, ngắn gọn dễ hiểu để phát cho mọi nhân viên
Bước 2: Truyền đạt và phổ biến hiệu quả các tiêu chuẩn đạo đức
- DN phổ biến văn bản quy định về đạo đức cho tất cả các nhân viên ,các
doanh nghiệp con và các công ty liên kết đảm bảo mọi thành viên trong

DN đều chấp nhận và thực hiện theo. Áp dụng thông qua nhiều hình thức
như:
+ Chương trình đào tạo
+ Các buổi gặp mặt truyền thống
+ Các buổi hướng dẫn, trao đổi trực tiếp với nhân viên
- Các bước truyền đạt và phổ biến ĐĐKD: ( gồm 6 bước)
 Phổ biến 1 cách toàn diện quy định về đạo đức cho tất cả các nhân
viên, doanh nghiệp con và doanh nghiệp liên kết.
 Giúp đỡ các nhân viên hiểu được cách áp dụng và mục tiêu của bảng
quy đinh
 Cụ thể hóa vai trò của ban giám đốc trong việc thực hiện văn bản quy
định
 Thông báo với các nhân viên về trách nhiệm phải hiểu bản quy định và
cung cấp cho họ mục tiêu chung của văn bản quy định.
 Thiết lập quy trình đưa ra ý kiến phản hồi
 Đưa ra lời kết luận hoặc điều khoản
à Công ty phổ biến các quy tắc đđ trong tổ chức của họ thông qua các
chương trình đào tạo, thêm vào đó các nhân viên cần được hướng dẫn tìm
kiếm sự giúp đỡ từ các giám đốc hoặc những công chức khác trong giải
quyết vấn đề về đạo đức.
Bước 3: Thực hiện, kiểm tra, đánh giá chương trình đạo đức
Trước hết, bản thân ban giám đốc, lãnh đạo phải là người thực hiện những
quy định về đạo đức đầu tiên. Nếu những người đứng đầu doanh nghiệp
hành động vô đạo đức thì rất khó tạo ra và phát triển một môi trường đạo
đức trong doanh nghiệp.Doanh nghiệp hướng dẫn nhân viên thực hiện theo
những quy định đã được đề ra. Bản quy định về đạo đức cần trở thành đạo
đức nghề nghiệp của mọi nhân viên, trở thành một bộ phận của văn
hóa công ty. Doanh nghiệp kiểm tra, đánh giá xem việc thực hiện các
nguyên tắc, quy định của các thành viên đạt tới đâu. Trong quá trình đánh
giá, cần có mức thưởng công bằng đối với những người làm tốt và nhắc nhở

kịp thời những người làm chưa tốt.
Bước 4: Cải thiện liên tục chương trình tuân thủ đạo đức
Cùng với sự phát triển của doanh nghiệp, bản chương trình đạo đức cũng
cần phát triển và hoàn thiện dần. Doanh nghiệp cam kết phục vụ khách hàng
tốt hơn, quan tâm tới đời sống nhân viên hơn, có trách nhiệm với xã hội,
cộng đồng hơn nữa Tất cả những hoạt động đó cần được duy trì và phát
triển gắn liền với sự phát triển của doanh nghiệp.Các quy tắc cần cập nhật,
điều chỉnh định kỳ cho phù hợp với tình hình thực tế .
(Trong quá trình hoạt động của DN sẽ phát sinh nhiều tình huống mới làm
nhân viên lúng túng không biết xử lý ntn cho đúng về mặt đạo đức. Trải qua
tình huống như vậy dn cần tổ chức các chương trình huấn luyện về đạo đức
kinh doanh để giúp nhân viên biết cách xử lý vấn đề cho đúng. Có thể là các
khóa học tập trung hay ngoài giờ hoặc các buổi hội thảo, nói chuyện chuyên
đề, hay thi thố vui xử lý tình huống, diễn kịch tuyên truyền,thi viết báo
tường, vẽ tranh cổ động.)
C- Mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và đạo đức kinh doanh.
1) Phân biệt:
Đạo đức kinh doanh Trách nhiệm xã hội
- bao gồm những quy định và các
tiêu chuẩn chỉ đạo hành vi trong giới
kinh doanh
VD: chỉ liên quan đến các chủ thể
kinh doanh là chủ doanh nghiệp,
nhân viện, khách hàng và đối thủ
cạnh tranh
- bao gồm các qui định rõ ràng về
các phẩm chất đạo đức của tổ chức
kinh doanh, mà chính những phẩm
chất này sẽ chỉ đạo quá trình đưa ra
quyết định của những tổ chức ấy.

VD: các quy tắc đạo đức tại đàm
- Là nghĩa vụ của một doanh nghiệp
phải thực hiện đối với xã hội
VD: liên quan đến cộng đồng về các
vấn đề như môi trường, an sinh xã
hội.
-được xem như một cam kết với xã
hội
VD: thông qua tuân thủ chuẩn mực
về bảo vệ môi trường, bình đẳng về
giới, an toàn lao động, quyền lợi lao
phán Caux tại Thụy Sĩ qui định cụ
thể về đạo đức nghề nghiệp đối với
các khách hàng (cung cấp sản phẩm
tốt nhất,…), các đối thủ (cạnh tranh
phải tôn trọng lẫn nhau,…), các
nhân viên( tạo môi trường lao động
tốt),….
- Liên quan đến các nguyên tắc, quy
định chỉ đạo những quyết định của cá
nhân và tổ chức
VD: trong điều lệ của các doanh
nghiệp phải qui định các chính sách
đãi ngộ cho người lao động về bảo
hiểm, lương, thưởng,…
- Thể hiện những mong muốn, kỳ
vọng xuất phát từ bên trong
VD: người lao động mong muốn
làm được làm trong một môi trường
đươc đảm bảo quyền lợi chính đáng,

được tôn trọng và các quyền hạn
hợp pháp khác-> điển hình như công
ty IBM đảm bảo cho công nhân về
mức lương ổn định, không vượt quá
giờ làm qui đinh, trả thù lao thỏa
đáng cho giờ làm thêm, đóng bảo
hiểm cho người lao động
động, trả lương công bằng, đào tạo
và phát triển nhân viên, phát triển
cộng đồng,… Người ta đã thể chế
hóa khái niệm và hoạt động trách
nhiệm xã hội của doanh nghiệp
thông qua việc xây dựng và áp dụng
các bộ tiêu chuẩn
như: SA8000 (Tiêu chuẩn trách
nhiệm xã hội); WRAP (Trách nhiệm
toàn cầu trong ngành sản xuất may
mặc); ISO 14001 (Hệ thống quản lý
môi trường trong doanh nghiệp;
hay FSC (Hệ thống tiêu chuẩn bảo
vệ rừng bền vững.)
-Quan tâm tới hậu quả của những
quyết định của tổ chức với xã hội.
VD: Quyết định của một doanh
nghiệp sản xuất sữa về tỷ lệ
melamine trong sữa sẽ ảnh hưởng
trực tiếp tới sức khoẻ người tiêu
dùng.
- Thể hiện những mong muốn, kỳ
vọng xuất phát từ bên ngoài

VD: xã hội mong muốn đảm bảo
chất lượng cuộc sống cho người lao
động, bảo vệ môi trường, và phát
triển các sản phẩm tạo ra lợi ích cho
người tiêu dùng và môi trường-
>Evian, hãng nước khoáng nổi tiếng
của Pháp, phân phối sản phẩm của
mình trong những chai nước thân
thiện với môi trường
.
2) Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội có quan hệ chặt chẽ với
nhau
a) Đạo đức kinh doanh là sức mạnh trong trách nhiệm xã hội
Muốn nhận thức được trách nhiệm xã hội thì doanh nghiệp phải biết được
mình cần có trách nhiệm đối với những đối tượng nào, khu vực nào và điều
cốt yếu hơn cả là doanh nghiệp phải có nền tảng đạo đức kinh doanh để
thực hiện tốt những trách nhiệm đang đặt ra. Chỉ khi doanh nghiệp có
những mối quan tâm về đạo đức trong cơ sở và các chiến lược kinh doanh
của mình thì trách nhiệm xã hội mới như một quan niệm mới có thể có mặt
trong quá trình ra quyết định hằng ngày đước
vXây dựng đạo đức kinh doanh là cơ sở cho việc thực hiện trách nhiệm xã
hội của doanh nghiệp.
vXây dựng tốt đạo đức kinh doanh, chắc chắn trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp sẽ được thực hiện một cách đầy đủ và hoàn thiện hơn.
Vì rằng, khi các doanh nghiệp coi trọng và luôn quan tâm đến đạo đức kinh
doanh, thiết lập được cho mình nền tảng đạo đức trong kinh doanh sẽ có khả
năng đưa ra và thực hiện hiệu quả những quyết định mang tính trách nhiệm
đạo đức hơn so với các doanh nghiệp khác, bởi trong cuộc sống có những
vấn đề không chỉ được giải quyết bằng lý, mà còn bằng cả tình nữa. Hơn
nữa, người kinh doanh thực sự có đạo đức hiểu rõ đạo đức kinh doanh thì họ

có khả năng phát hiện ra những vấn đề đạo đức trong công việc, biết cách
tiếp cận và xử lý chúng. Khi đạo đức kinh doanh được coi trọng,
doanh nghiệp có thể thúc đẩy quá trình ứng xử trong doanh nghiệp một cách
có đạo đức, tạo được môi trường nhân văn trong doanh nghiệp, cái làm động
lực cho việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Vả lại, nắm được
đạo đức kinh doanh, doanh nhân biết cách xử lý những xung đột bên trong,
bên ngoài và đưa ra được những giải pháp thích hợp để thực hiện tốt trách
nhiệm xã hội đối với những đối tượng liên đới.
VD: Công ty sữa Vinamilk xây dựng chiến lược sản xuất sản phẩm sữa đạt
tiêu chuẩn quốc tế , an toàn cho sức khoẻ cộng đồng. Các thành viên trong
công ty từ cấp lãnh đạo đến nhân viên đều ý thức rõ trách nhiệm trong công
việc của mình. Qui trình sản xuất của họ luôn được giám sát, kiểm nghiệm
rõ ràng. Họ thực hiện đạo đức trong sản xuất để đem lại cho xã hội một sản
phẩm chất lượng, an toàn, đó chính là thể hiện trách nhiệm với xã hội của
Vinamilk.
v Nắm được đạo đức kinh doanh, doanh nhân biết cách xử lý những xung
đột bên trong, bên ngoài và đưa ra được những giải pháp thích hợp để thực
hiện tốt trách nhiệm xã hội đối với những đối tượng liên đới.
b) Trách nhiệm xã hội là một phạm trù của đạo đức kinh doanh
+ Những qui định pháp lý làm tác động đến đạo đức kinh doanh
Đối với thị trường và người tiêu dùng, doanh nghiệp phải bảo đảm
chữ “tín”, bảo đảm chất lượng sản phẩm, dịch vụ, thực hiện đúng các tiêu
chuẩn chất lượng của sản phẩm, dịch vụ, thực hiện các cam kết dịch vụ
sau khi bán như đã bảo đảm với khách hàng, không quảng cáo quá sự
thật. Pháp luật không thể quy định và tiết chế tất cả các hoạt động của
doanh nghiệp. Chính doanh nghiệp phải bảo đảm thương hiệu của mình
bằng cách duy trì chất lượng, tính ổn định của chất lượng sản phẩm, dịch
vụ không vượt ra khỏi các quy định của pháp luật. Trong kinh doanh,
doanh nghiệp có quan hệ không chỉ với khách hàng, mà còn quan hệ với
các nhà đầu tư ngân hàng, nhà cung ứng các sản phẩm, dịch vụ trợ giúp,

các viện khoa học, trường đại học thực hiện các dịch vụ nghiên cứu,
giảng dạy, thiết kế, v.v Trong tất cả các mối quan hệ đó, doanh nghiệp
không chỉ thực hiện đúng các cam kết theo Luật Dân sự, Luật Hợp đồng,
mà còn phải từ bỏ tham vọng làm “giàu nhanh” một cách bất chính bằng
cách lừa đảo khách hàng và đối tác. Việc làm giàu của doanh nghiệp
không những phải phù hợp với pháp luật, mà còn phải bảo đảm và tôn
trọng lợi ích chính đáng và hợp pháp của khách hàng và đối tác ( thể hiện
nguyên tắc trung thực trong đạo đức kinh doanh).
+Mặt khác những hành động pháp lý được sử dụng để dàn xếp các vụ
tranh cãi về đạo đức kinh doanh.
VD: tổng công ty Bausch và Lomb đã phải chịu một vụ thua lỗ bằng
54% thu nhập sau khi các nhà quản lí bỏ qua các qui định về kế toán và
đạo đức
c) Với tư cách là một nhân tố không thể tách rời của hệ thống kinh tế -
xã hội, doanh nghiệp luôn phải tìm cách hài hoà lợi ích của các bên
liên đới (đạo đức kinh doanh) và đòi hỏi, mong muốn của xã hội
(trách nhiệm xã hội)
VD: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được thể hiện trước hết qua việc
đóng thuế. Các doanh nghiệp đóng thuế không phải chỉ để nuôi Nhà nước,
mà là để Nhà nước có nguồn kinh phí chăm lo cho các nhu cầu của xã hội.
Về cơ bản các doanh nghiệp tạo ra của cải Nhà nước tạo ra. sự công bằng.
Nhưng của cải phải có trước, sự công bằng mới có thể xẩy ra. Nếu chúng ta
chỉ được hưởng sự công bằng về nghèo khổ thì điều đó chúng an ủi được gì
nhiều.
Những đóng góp ngoài thuế của các doanh nghiệp đều thật sự là những
đóng góp của lương tâm. Trong đa số các trường hợp, những đóng góp này
mang lại sự hài lòng lớn hơn cho các doanh nhân. Bởi vì họ đã chi tiền cho
những việc mà họ cho là cần thiết. Đối với những khoản tiền đóng thuế
không phải lúc nào các doanh nhân cũng nhận được sự hài lòng như vậy.
Để kết họp việc giải quyết các nhu cầu xã hội với sự hài lòng của các doanh

nhân, nhiều nước nên thế giới đã tìm cách miễn giảm thuế cho các doanh
nhân nếu họ có những đóng góp ngoài thuế cho xã hội.
d) Khi vận dụng vào kinh doanh, cần có những quy tắc riêng, phương
pháp riêng (là đạo đức kinh doanh), và các trách nhiệm ở phạm vi và
mức độ rộng lớn hơn (là trách nhiệm xã hội).
3) Cơ hội và lợi ích việc coi trọng trách nhiệm và đạo đức kinh doanh
a)Đạo đức và trách nhiệm xã hội có thể là những cơ hội tiềm tàng
trong kinh doanh cho những ai nhận ra và đón bắt được.
(CSR có một vai trò nhất định trong việc giải quyết rủi ro, khủng hoảng
của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể sử dụng CSR như một cứu cánh
để giải quyết rủi ro hoặc khủng hoảng của công ty. Do trong trường hợp
khủng hoảng, những những doanh nghiệp được công chúng công nhận là
“có trách nhiệm xã hội” sẽ nhận được sự thông cảm cao hơn các trường
hợp khác)

VD: xu hướng tiêu dùng những sản phẩm sạch và xanh, dùng
phương tiện giao thông an toàn và ít ô nhiễm đang tạo ra thị trường tiềm
năng cho nhiều sản phẩm mới. Thành công của Toyota trên thị trường xe
động cơ hybrid (chạy điện và xăng) hay của TRW trên lĩnh vực thiết bị
an toàn trong xe hơi đều xuất phát từ việc lấy mục tiêu an toàn của
người tiêu dùng và môi trường làm chiến lược kinh doanh.
b) Xem đạo đức và trách nhiệm xã hội là một phần thiết yếu của chiến
lược kinh doanh, các doanh nghiệp cũng sẽ cảm thấy tự nguyện và chủ
động hơn trong việc thực hiện. Khi đó, những vấn đề này không còn là
một gánh nặng hay điều bắt buộc mà là nguồn và cơ sở của những
thành công, nâng cao thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp
(CSR có thể được xem như một phương thức hữu hiệu để giă tăng danh
tiếng cho doanh nghiệp, hay nói cách khác là gia tăng “tình cảm” của
người tiêu dùng đối với thương hiệu của sản phẩm hoặc doanh nghiệp, từ
đó tăng thu nhập cho công ty)

VD1: DN có thể tiết kiệm chi phí bằng cách sản xuất sạch hơn. Ví dụ,
một DN sản xuất bao bì lớn của Ba Lan đã tiết kiệm được 12 triệu Đô la
Mỹ trong vòng 5 năm nhờ việc lắp đặt thiết bị mới, nhờ đó làm giảm 7%
lượng nước sử dụng, 70% lượng chất thải nước và 87% chất thải khí.
VD2: Uy tín giúp DN tăng doanh thu, hấp dẫn các đối tác, nhà đầu tư,
và người lao động. Những tập đoàn đa quốc gia như The Body Shop (tập
đoàn của Anh chuyên sản xuất các sản phẩm dưỡng da và tóc) và IKEA
(tập đoàn kinh doanh đồ dùng nội thất của Thụy Điển) là những ví dụ
điển hình. Cả hai công ty này đều nổi tiếng không chỉ vì các sản phẩm có
chất lượng và giá cả hợp lý của mình mà còn nổi tiếng là các DN có
trách nhiệm đối với môi trường và xã hội.
VD3: Motorola thường xuyên có những đột phá về kỹ thuật vì công
ty luôn chủ động đầu tư vào các chương trình đào tạo và chăm sóc đời
sống cho nhân viên.
c) Mang lại lợi ích chung cho nhân viên, khách hàng, đối tác và cộng
đồng. Đây là những bộ phận quyết định đối với sự tồn tại và phát triển
của mọi doanh nghiệp. Vì vậy, dù chi phí ban đầu có thể sẽ nặng, lợi ích
có thể chưa thấy ngay, nhưng chắc chắn về lâu về dài sẽ chẳng có gì thiệt
thòi khi doanh nghiệp tôn trọng lợi ích của những bộ phận thiết yếu này.
VD: Một hệ thống quản lý nhân sự hiệu quả cũng giúp cắt giảm chi phí
và tăng năng suất lao động đáng kể. Lương thưởng hợp lý, môi trường
lao động sạch sẽ và an toàn, các cơ hội đào tạo và chế độ bảo hiểm y tế
và giáo dục đều góp phần tăng lợi nhuận cho DN bằng cách tăng năng
suất lao động, giảm tỷ lệ nhân viên nghỉ, bỏ việc, và giảm chi phí tuyển
dụng và đào tạo nhân viên mới.
d)Nhận được sự ủng hộ trung thành và nhiệt tình của nhân viên, khách
hàng và các đối tác khác.
(Doanh nghiệp có thể sử dụng các kênh truyền thông đại chúng để thông
báo cho cộng đồng và các bên hữu quan biết được những hoạt động CSR
của công ty mình. Đây là một công cụ hữu hiệu để cho những người làm

PR phát triển thương hiệu và hình ảnh của một sản phẩm hoặc một tổ
chức trong khi vừa đảm bảo được đạo đức nghề nghiệp trong nghành PR
vừa đáp ứng được ý muốn của chủ doanh nghiệp)
VD: Công ty Metro đã kí kết chương trình hợp tác với sở nông nghiệp,
UBND thành phố Hà Nội nhằm hỗ trợ chương trình “tổ chức hệ thống
tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp Hà Nội”. Với chiến lược này, Metro đã giúp người nông dân tiêu
thụ một lượng lớn nông sản, tạo cho họ cơ hội mở rộng sản xuất; tạo
thêm công ăn việc làm cho bộ phận nhân viên bán hàng trong siêu thị.
Cùng với cam kết bán hàng có chất lượng, sản phẩm của Metro luôn
được kiểm nghiệm kĩ càng, tạo tâm lý yên tâm cho người tiêu dùng.
Chính vì vậy, khi thực hiện bán các mặt hàng nông sản trong siêu thị,
Metro đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ người tiêu dùng, các mặt
hàng được tiêu thụ nhanh đem lại lợi nhuận lớn cho công ty.
* Ngoài những lợi ích mà CSR đem lại cho doanh nghiệp, CSR cũng có
thể đem lại những tác động tiêu cực cho doanh nghiệp. Nếu như doanh
nghiệp thực hiện hoạt đông CSR để xây dựng danh tiếng, hình ảnh của
mình càng tích cực bao nhiêu thì nguy cơ và rủi ro rơi vào tình trạng bị
công chúng quay lưng vì những hành vi sai trái càng cao hơn, cho dù đó
là tình thế bất ngờ mang tính sự cố.
D- Sự kiện vedan
Clip
v Clip về hoạt động công ty Vedan
v Giới thiệu công ty:
- Công ty Vedan Việt Nam xây dựng nhà máy vào năm 1991 tại xã Phước
Thái, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, tổng diện tích 120 hecta.(cho hình
ảnh công ty)
- Hoạt động : Công ty đã đưa vào hoạt động sản xuất nhiều hạng mục : Nhà
máy Xút – Clo, nhà máy bột ngọt, nhà máy tinh bột, nhà máy tinh bột biến
đổi, nhà máy lysine, nhà máy phát điện và hơi.

v Trách nhiệm xã hội và đạo đức kinh doanh
I/ Những mặt tích cực:
* Về kinh tế:
+Sản xuất ra sản phẩm bột ngọt chất lượng quốc tế( sản phẩm của Công
ty Vedan VN được giải thưởng sản phẩm an toàn vì sức khỏe cộng đồng
năm 2009)
+ Góp phần tăng thêm phúc lợi cho xã hội(Nộp ngân sách nhà nước năm
2002: 9.841.363 USD; số thuế đã nộp từ năm 1994 - 2007 là 133.151.086
USD (khoảng 8,9 triệu USD/năm).
+ Công ty sử dụng một lượng rất lớn nông sản phẩm của Việt Nam
+ Góp phần xây dựng địa phương, tạo công ăn việc làm cho nhiều nông
dân (Số cán bộ - công nhân viên là 2.393 người)
+ Cải thiện đời sống cho nhân dân.(Lương bình quân đầu người là
2.167.307 đồng/tháng)

* Về xã hội :
Tham gia các hoạt động từ thiện công ích xã hội như xóa đói giảm
nghèo, giúp đỡ nhân dân bị thiên tai lũ lụt, tài trợ học bổng, xây nhà tình
nghĩa vv Mười năm qua số tiền quyên góp đã trên 10 tỷ đồng Việt Nam.
+ 9/6/2009 Tặng nhà tình thương cho các hộ nghèo tại huyện Nhơn
Trạch.
+ 6/8/2009 tài trợ 130 triệu đồng cho 13 hộ gia đình chính sách ở huyện
Long Thành – Đồng Nai.
+ 11/9/2009 tặng hơn học bồng 60 triệu đồng cho học sinh nghèo hiếu
học
+ 30/7/2010 Tặng 100 triệu đồng xây nhà tình thương cho các đối tượng
đặc biệt khó khăn về nhà ở tại huyện Long Thành.
+ 10/8/2010 Tặng 50 triệu đồng cho Quỹ “Nạn nhân chất độc da cam/
dioxin” tỉnh Đồng Nai
+ 21/1/2011 Thăm và tặng quà tết cho các hộ nghèo tại huyện

Long Thành.
+ Ủng hộ đồng bào lũ lụt miền trung năm 2009 : 100 triệu đồng
v Clip về vụ vi phạm
II/ Những mặt tiêu cực:
1) Thực trạng hoạt động:

- Năm 1994, ngay sau khi đi vào hoạt động chính thức , Công ty Vedan
đã thải chất thải gây ô nhiễm môi trường sông Thị Vải làm thủy sản
chết hàng loạt.
- Năm 1995, Công ty Vedan đã đồng ý đền bù với danh nghĩa là hỗ
trợ ngư dân chuyển đổi sản xuất với số tiền 15 tỷ đồng cho 3 tỉnh/TP:
Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và TP HCM.
- Lưu lượng nước thải của Công ty Vedan trung bình khoảng 5.000 -
5.800 m3/ngày, đã được xử lý tại 3 hệ thống xử lý nước thải không
đạt tiêu chuẩn cho phép: Tổng lượng dịch thải sau lên men được Công
ty xả lén ra sông Thị Vải theo kết luận của Đoàn Thanh tra năm 2008
là 105.600 m3/tháng, tương đương 3.520 m3/ngày với nồng độ các
chất ô nhiễm rất cao.
- Xả nước thải chưa qua xử lý theo quy định và có chứa rất nhiều chất
độc hại ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống bên ngoài: lượng
nước thải không qua xử lý của công ty thông thường dao động khoảng
3.500-4.500m
3
/ngày.
- Trốn nộp phí xả thải ( bảo vệ môi trường)- từ năm 1993 đến nay, công
ty đã đầu tư 3 hệ thống xử lý nước thải trị giá 3,5 triệu USD; đã nộp phí bảo
vệ môi trường đối với nước thải với số tiền khoảng 1,1 tỷ đồng
2) Những hậu quả:
- Phạm vi ảnh hưởng đối với dòng chính sông Thị Vải khoảng 25 km,
trong đó có khoảng 12 km bị ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng .

- 1.530 hộ dân Cần Giờ thiệt hại do ô nhiễm sông Thị Vải , Tổng giá trị
thiệt hại đối với các hộ dân này là hơn 567,7 tỉ đồng.
+ Trên 10 ha sản xuất 3 vụ lúa/năm do ô nhiễm phải bỏ hoang từ hàng chục
năm qua.
àHơn 200 hộ dân với hơn 1.000 nhân khẩu sinh sống bằng nghề trồng lúa
và nghề chài lưới phải tự tìm kiếm nghề khác sinh sống.
+ 2685 ha đất nuôi trồng thuỷ sản bị ô nhiễm. Hơn 40 hộ dân tại khu vực
này làm nghề nuôi trồng thuỷ sản với diện tích mặt nước 70 ha cũng bị ảnh
hưởng nặng nề bởi ô nhiễm, tôm cá không thể sống nổi, nhiều ao hồ phải bỏ
không từ nhiều năm qua…
- Thiệt hại về sức khoẻ con người thì không thể thống kê được.
- Thất thoát của nhà nước một khoản phí lớn.
- Gây tâm lí hoang mang cho người tiêu dùng: hàng loạt siêu thị, chợ
tại Hà Nội và thành phố HCM cùng đưa ra quyết định tẩy chay sản phẩm
của vedan.
3) Khắc phục hậu quả:
- Vedan đã đầu tư các hạng mục công trình để khắc phục ô nhiễm môi
trường với chi phí đầu tư khoảng 33,1 triệu USD
- Chấp nhận bồi thường 100% cho nông dân theo tính toán của Viện
Môi trường cho nông dân Bà Rịa - Vũng Tàu, TP HCM tổng số tiền
lên tới gần 220 tỉ đồng.
+ nông dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ được bồi thường thiệt hại con số
53,6 tỷ đồng
+TP HCM là 45,7 tỷ đồng
+Riêng với tỉnh Đồng Nai là 120 tỉ đồng.
- Phải nộp 127 tỷ đồng tiền truy thu phí bảo vệ môi trường.
â Trách nhiệm xã hội và đạo đức kinh doanh:
â ĐÁNH GIÁ:
• So sánh lợi ích đem lại và thiệt hại mang đến của công ty
Vedan:

- Tổng lợi nhuận sau thuế của Vedan sau 14 năm ( 1994-2007) là
144.803.132 USD
- Tổng thuế nộp cho ngân sách nhà nước 133.151.086 USD
- Tổng số tiền quyên góp cho các hoạt động từ thiện trên 10 tỷ đồng
( khoảng 500.000 USD)
- Tổng thiệt hại kinh tế cho nông dân khu vực ô nhiễm 567,7 tỷ đồng
(khoảng 30 triệu USD)
- Thiệt hại về tinh thần và sức khoẻ thì không thống kê được
- Sau khi bị phát hiện, tổng bồi thường thiệt hại của Vedan là 347 tỷ
đồng ( khoảng 17 triệu USD)
à - Đóng góp cho xã hội của Vedan so với lợi nhuận của công ty chỉ như
“muối bỏ bể”. Hoạt động từ thiện của Vedan chỉ mang tính bề nổi, chỉ nhằm
che mắt xã hội.
- Vi phạm trách nhiệm xã hội nghiêm trọng, doanh nghiệp chỉ quan tâm
đến vấn đề lợi nhuận mà quên đi đạo đức kinh doanh cũng như trách nhiệm
với môi trường và cộng đồng
- Bồi thường thiệt hại của Vedan bằng 1/10 những gì công ty thu được từ
việc gây ra những thiệt hại đó. Điều đó cho thấy hành vi vô trách nhiệm đối
với cộng đồng.
à Những gì doanh nghiệp phải chịu không đáng gì so với tác động xấu đã
gây ra là do sự quản lý, xử phạt của nhà nước chưa thực sự mạnh mẽ. à Tác
động đến các doanh nghiệp khác, không mang tính răn đe nhiều.
 Bài học:
- Cấp lãnh đạo :
+ cần cương quyết hơn trong quy trình cấp phép hoạt động đối với doanh
nghiệp
+ Tăng cường thẩm định, xét duyệt, giám sát, kiểm tra các dự án đầu tư
nước ngoài
+ Phải lắng nghe tiếng nói của dân
+ Phải quan tâm nhiều hơn nữa tới các nghiên cứu, báo cáo về môi

trường
+ Không được làm ngơ, kiên quyết xử phạt các doanh nghiệp vi phạm
- Giới truyền thông :
+ Thu thập thông tin kịp thời, đầy đủ lên án DN vi phạm.

- Doanh nghiệp khác :
+ Không được vi phạm Luật Bảo vệ môi trường hoặc kinh doanh thiếu
đạo đức
(Không được vì lợi ích trước mắt bất chấp lợi ích cộng đồng và lợi ích xã
hội)
+ Biết tôn trọng lắng nghe ý kiến của người dân
+ Mỗi doanh nghiệp phải xem lại việc phát triển kinh tế phải đi kèm trách
nhiệm xã hội, từng bước hoàn thiện theo hướng xanh, sạch, bảo vệ môi
trường vì lợi ích cộng đồng. Có vậy, doanh nghiệp mới tạo dựng được
hình ảnh tốt đẹp trong lòng người tiêu dùng và sản phẩm của họ mới
khẳng định thương hiệu bền vững.
- Người dân và người tiêu dùng:
+ Không nên tiếp tay, đồng tình cho các hành vi vi phạm pl
+ Mạnh dạn lên án hành vi vi phạm của các DN
+ thể tiến hành các biện pháp phản ứng mang tính trừng phạt của xã hội
đối với doanh nghiệp nào tỏ ra thờ ơ, xao lãng trong việc thực thi trách
nhiệm. Chính điều đó tạo ra uy thế của hội, giúp những lời nhắc nhở,
khuyến cáo của hội thực sự có trọng lượng, mang tính răn đe đối với
doanh nghiệp: Vào thời điểm phát giác vụ việc, dư luận đã lên tiếng kêu
gọi người tiêu dùng trong nước tẩy chay sản phẩm bột ngọt Vedan. Đây
là tập quán quốc tế để hành xử đối với các sản phẩm của doanh nghiệp
vi phạm môi trường cần phải phát huy
+ Nâng cao ý thức, hiểu biết, trách nhiệm của công dân
+ Tạo tiếng nói chung cho tất cả mọi người
+ Tất cả mọi người đều phải đoàn kết, đồng lòng, dũng cảm vượt qua khó

khăn thách thức
(Điển hình như trong vụ VEDAN, nếu như các cấp chính quyền thường
xuyên hơn trong việc thanh tra, giám sát, kiểm tra hoạt động của công ty
Vedan, chắc chắn sự việc sẽ được phát hiện và xử lý sớm chứ không phải
đến tận sau 14 năm, khi mà hậu quả của nó gây ra là vô cùng lớn, tổn thất
quá nhiều về tài sản cũng như sức khỏe, tinh thần của cộng đồng xã hội. Hơn
nữa, khi sự việc bị phát giác, công tác xử lý vi phạm của cơ quan pháp luật
còn chưa triệt để. Rõ ràng họ vi phạm nghiêm trọng pháp luật Việt Nam vì
hành vi gây ô nhiễm môi trường, trốn phí nhưng chỉ bị phạt với một số tiền
không đủ để khắc phục một phần nhỏ hậu quả mà hành vi đó để lại. Số tiền
bồi thường thiệt hại không đáng là bao so với lợi nhuận thu được từ hành vi
đó. Như vậy, rõ ràng cách xử lí của pháp luật với Vedan đã vô hình để lại
một tiền lệ xấu cho các doanh nghiệp khác đó là cứ vi phạm pháp luật , gây
tổn hại đến xã hội sau đó trích ra một số tiền nhỏ bồi thường là xong. Nếu
thực sự là như vậy thì sẽ là thảm họa cho xã hội. Đáng lý ra, pháp luật ta cần
kiên quyết hơn trong việc xử lí vi phạm bằng cách, yêu cầu Vedan thực hiện
chi trả toàn bộ chi phí cải tạo môi trường tương ứng với mức độ do chất thải
công ty gây ra, bồi thường toàn bộ những thiệt hại cả về vật chất và tinh thần
cho những người dân đã phải chịu từ nguồn nước ô nhiễm trong suốt 14
năm. Chỉ có như vậy, vai trò chi phối của pháp luật mới mang tính răn đe, sự
kiệnVedan mới thực sự trở thành bài học về đạo đức và trách nhiệm cho các
doanh nghiệp khác. )
Tóm lại:
- Trách nhiệm xã hội không phải là bề nổi, không là một khía cạnh
“cộng thêm” mà là bản chất của doanh nghiệpà Trách nhiệm xã hội
được lồng ghép vào chiến lược của doanh nghiệp và trở thành điều
kiện bắt buộc để doanh nghiệp tồn tại và phát triển.
- Khái niệm trách nhiệm xã hội phải được xây dựng từ nền tảng sứ
mệnh của doanh nghiệp àMỗi doanh nghiệp tập trung vào một hoặc
một vài hình thức trong 7 hình thức trách nhiệm xã hội .

v KẾT LUẬN:
(Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình vừa hợp tác vừa đấu tranh và cạnh
tranh, vừa có nhiều cơ hội và không ít thách thức. Khi lợi thế về giá nhân
công rẻ hay nguồn tài nguyên phong phú không còn là của riêng Việt Nam
nữa thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ muốn tham gia sân chơi lớn buộc phải
bổ sung thêm cho mình năng lực cạnh tranh mới. Nếu sớm được nhận thức
và áp dụng, trách nhiệm xã hội chính là một công cụ đắc lực giúp cho doanh
nghiệp nội địa chiếm được ưu thế so với các đối thủ cạnh tranh trong khu
vực.)
CSR có sự kết nối đặc biệt với mối quan hệ cộng đồng – doanh nghiệp bởi
CRS có thể giúp doanh nghiệp phát triển danh tiếng của mình cho dù đó là
kết quả của một quá trình hoạt động lâu dài. Ngoài ra, CSR có thể giúp các
công ty xây dựng danh tiếng và thương hiệu của mình khác biệt và vượt trội
so với các công ty khác. Việc môt doanh nghiệp từ chối thực hiện các hoạt
động CSR có thể mang đến những hậu quả xấu. Không thể nói CSR là một
tấm lá chắn vững chắc cho danh tiếng của doanh nghiệp nhưng nó đóng vai
trò thực sự quan trọng trong vấn đề này và quản trị rủi ro của tất cả các
doanh nghiệp.

×