Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

so sánh tiền đề của cách mạng tư sản phương tây và cách mạng tư sản phương đông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (247.72 KB, 32 trang )

MỤC LỤC
1
A. PHẦN DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài
Cách mạng tư sản là cuộc cách mạng do tầng lớp quý tộc mới, giai cấp tư sản
lãnh đạo, nhằm đánh đổ chế độ phong kiến đã lỗi thời, mở đường cho chủ nghĩa tư
bản phát triển, xác lập sự thống trị của giai cấp tư sản: cách mạng tư sản Hà Lan thế
kỷ XVI, cách mạng tư sản Anh 1640, cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỷ XVIII…Có
nhiều hình thức diễn ra các cuộc cách mạng tư sản, đó có thể là cuộc nội chiến, cuộc
chiến tranh bảo vệ tổ quốc, hay là một cuộc chiến tranh giành độc lập. Nhưng về đại
thể, các cuộc cách mạng tư sản đều nhằm lập đổ sự thống trị của chế độ phong kiến,
xác lập một chế độ mới, tiến bộ hơn, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
Cách mạng tư sản không chỉ diễn ra trên quy một một quốc gia nhất định mà
còn lan rộng ra trên nhiều quốc gia khác nhau, thuộc các khu vực khác nhau trên thế
giới, ở những thời điểm nhất định khi những yếu tố dẫn đến một cuộc cách mạng đã
xuất hiện một cách đầy đủ nhất. Chính vì vậy, khi tiếp cận với các cuộc cách mạng tư
sản trong lịch sử nhân loại, chúng ta không nên dừng lại ở một quốc gia, một khu vực
mà cần mở rộng phạm vi nghiên cứu, để có thể khái quát những đặc trưng của cách
mạng tư sản nói chung. Bên cạnh đó cũng có thể tiến hành so sánh những điểm giống
và khác của các cuộc cách mạng tư sản. Mà ở đây các cuộc cách mạng tư sản ở
phương Đông và phương Tây là hai đối tượng chính để chúng ta tìm hiểu và tiến hành
so sánh.
Phương Đông và Phương Tây là những khái niệm mang tính quy ước trong
việc tiếp cận với lịch sử thế giới, nhằm phân chia thế giới thành hai khu vực với
những đặc trưng nổi bật về điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội,…Cũng vậy,
các cuộc cách mạng tư sản của các quốc gia thuộc hai khu vực này đều có những đặc
trưng riêng, bên cạnh đó cũng có những điểm chung nhất định.
Việc nghiên cứu các cuộc cách mạng ở phương Tây và phương Đông, sau đó
so sánh các cuộc cách mạng này để tìm rạ những điểm chung và riêng là một công
việc có ý nghĩa rất lớn trong khoa học lịch sử. Và để tiến hành so sánh các cuộc cách
mạng tư sản ở phương Tây và phương Đông, chúng ta buộc phải đưa ra và lựa chọn


cho mình những tiêu chí so sánh nhất định. Đó có thể là tiền đề, thời cơ, lực lượng
lãnh đạo, diễn biến, kết quả,…của các cuộc cách mạng tư sản. Nhưng trong phạm vi
2
của bài nghiên cứu này, chúng tôi chỉ xin so sánh tiền đề của các cuộc cách mạng tư
sản ở phương Tây và phương Đông. Bởi lẽ theo chúng tôi, để một cuộc cách mạng tư
sản nổ ra thì bắt buộc nó phải có những tiền đề ban đầu, những tiền đề đó sẽ tạo ra
những động lực nhất định đưa cuộc cách mạng trở thành hiện thực.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Với đề tài “So sánh tiền đề của các cuộc cách mạng tư sản phương Tây và
phương Đông”, chúng tôi xác định đối tượng nghiên cứu của mình là những tiền đề
của các cuộc cách mạng tư sản ở phương Tây cũng như phương Đông. Từ những tiền
đề đó chúng tôi sẽ tiến hành công việc so sánh để tìm ra những điểm giống nhau và
khác nhau của các cuộc cách mạng tư sản trong hai khu vực này.
Về phạm nghiên cứu, chúng tôi sẽ tìm hiểu các cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu
ở phương Tây và phương Đông. Mà cụ thể đó là cuộc cách mạng tư sản Anh, cách
mạng tư sản Pháp và cách mạng tư sản Mỹ - đại diện cho cách mạng tư sản ở phương
Tây; còn ở phương Đông, chúng tôi sẽ nghiên cứu các cuộc cách mạng tư sản ở Ấn
Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran và Trung Quốc.
3. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu vấn đề này chúng tôi đã sử dụng chủ yếu phương pháp lịch sử,
phương pháp logic, đặc biệt là phương pháp so sánh. Ngoài ra, chúng tôi cũng sử
dụng các phương pháp chuyên ngành khác của khoa học lịch sử như: phương pháp
phân tích, tổng hợp, sưu tầm tư liệu, phương pháp phán đoán khoa học…
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Hiện nay chúng tôi vẫn chưa tìm được một công trình nào với nội dung so sánh
tiền đề của các cuộc cách mạng tư sản ở phương Tây và phương Đông, mà chỉ có
những công trình nghiên cứu về lịch sử thế giới có đề cập đến các cuộc cách mạng tư
sản ở hai khu vực này, trong đó có những nội dung mà chúng tôi cần đến. Chúng ta có
thể kể đến một số công trình sau:
C.Mác – Ăng-ghen (1986), Tuyên ngôn của Đảng cộng sản, Nxb. Sự thật, Hà

Nội. Trong tác phẩm này, Mác và Ăngghen có dành phần I để viết về “Những người
tư sản và những người vô sản”, trong đó những thông tin về sự ra đời, địa vị kinh tế,
chính trị,…của giai cấp tư sản cũng hết sức cần thiết để nghiên cứu vấn đề mà chúng
tôi đã chọn.
3
Trong bộ Tư bản, tập thứ nhất, quyển I – Quá trình sản xuất của tư bản (in trong
C.Mác và F.Ăngghen (2002), Toàn tập, tập 23, Nxb. Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà
Nội), C.Mác cũng dành chương XXIV để đề cập đến quá trình tích lũy ban đầu của
chủ nghĩa tư bản. Quá trình này đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành và
quyết định bản chất của chủ nghĩa tư bản.
Các công trình khác của C.Mác và F.Ăngghen như: “Sự thống trị của Anh ở Ấn
Độ”, “Những kết quả tương lại của sự thống trị của Anh ở Ấn Độ”, “Sự phát triển của
chủ nghĩa xã hội từ không tưởng đến khoa học”,…, cũng cung cấp những dữ kiện
quan trọng để chúng tôi tiếp cận đề tài này.
Bên cạnh các tác phẩm của C.Mác và Ăngghen, chúng ta cũng có thể kể đến một
số công trình nghiên cứu của Lênin, chẳng hạn như: “Cuộc chiến tranh ở Trung Quốc,
“Châu Âu lạc hậu và châu Á tiên tiến”, “Những sự biến ở vùng Ban-căng và ở Ba
Tư”, “Châu Á thức tỉnh”,…
Ngoài ra, chúng tôi cũng tìm được một số tác phẩm, công trình nghiên cứu về
chủ nghĩa tư bản, về giai cấp tư sản, về các cuộc cách mạng tư sản:
Đánh giá giai cấp tư sản trong phong trào giải phóng dân tộc: Ý kiến của những
nhà nghiên cứu Mácxít ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh trong cuộc hội thảo do
trường đại học Các Mác ở Lépdích tổ chức, Nxb. Sự thật, Hà Nội.
Lưu Tộ Xương – Quang Nhân Hồng – Hàn Thừa Văn (2002), Lịch sử thế giới
thời cận đại (1640 – 1900), tập 3, Nxb. Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.
Lưu Tộ Xương – Quảng Nhân Hồng – Hàn Thừa Văn – Ngãi Châu Xương
(2002), Lịch sử thế giới thời cận đại (1640 – 1900), tập 4, Nxb. Tổng hợp Thành phố
Hồ Chí Minh.
Thiên Ân – Hứa Bình – Vương Hồng Linh (2002), Lịch sử thế giới thời hiện đại
(1900 – 1945), Nxb. Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.

Vũ Dương Ninh – Nguyễn Văn Hồng (2012), Lịch sử thế giới cận đại, Nxb.
Giáo dục Việt Nam.
Nguyễn Văn Đức – Trần Văn Trị - Phạm Gia Hải – Phan Ngọc Liên (1978),
Lịch sử thế giới cận đại, quyển I (1640 – 1870), tập 1, Nxb. Giáo dục.
F.Ia. Pôlianxki (1978), Lịch sử kinh tế các nước (Ngoài Liên xô) – Thời kỳ tư
bản chủ nghĩa, Trương Hữu Quýnh dịch, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
4
. Cấu trúc của đề tài
Chương I: Tổng quan về tiền đề của cách mạng tư sản
Chương II: So sánh tiền đề của các cuộc cách mạng tư sản ở phương Tây và phương
Đông
Đánh giá và kết luận
5
B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TIỀN ĐỀ CỦA CÁCH MẠNG TƯ SẢN
Để cách mạng tư sản nổ ra và thắng lợi thì phải có những tiền đề cần thiết, hay
còn gọi là thời cơ đã chín muồi. Tiền đề cách mạng là những yếu tố chủ quan thuận
lợi tạo nên cách mạng tư sản. Tiền đề của cách mạng tư sản phải hội đủ các yếu tố sau
đây.
1.1. Tiền đề về kinh tế - phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời trong
lòng chế độ phong kiến
Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời trong lòng chế độ phong kiến có
nghĩa là phải có lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa mà cụ thể là
quan hệ tư hữu về tư liệu sản xuất, quan hệ tổ chức quản lí sản xuất giữa giai cấp tư
sản và công nhân, quan hệ phân phối theo kiểu tư bản chủ nghĩa (nền kinh tế hàng hoá
phát triển).
Như vậy, đã có cơ sở hạ tầng của chủ nghĩa tư bản thì cũng phải xuất hiện một
thượng tầng kiến tương ứng – đây là nhiệm vụ của cách mạng tư sản buộc nó tất yếu
phải nổ ra. Mặt khác cách mạng tư sản tất yếu phải diễn ra để khẳng định quan hệ sản
xuất tư bản đã được xác lập (nhiệm vụ dân chủ: công nhận pháp lí chế độ tư hữu, chế

độ lao động làm thuê, quan hệ phân phối tư bản chu nghĩa) nhằm tạo nên sự vững
chắc của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Lực lượng sản xuất, quan hệ sản
xuất tư bản chủ nghĩa ngày càng mâu thuẫn gay gắt với chế độ phong kiến đang tạo ra
những lực cản, kìm hãm đối với cái mới của lịch sử. Mâu thuẫn ngày càng sâu sắc đến
mức không thể điều hoà được. Đây là nguyên nhân phải có một cuộc cách mạng tư
sản để giải quyết, xoá bỏ cái cũ lạc hậu, mở đường cho cái mới tiến bộ.
1.2. Tiền đề về xã hội – Sự ra đời của giai cấp tư sản và các giai cấp đại diện
cho phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trong lòng chế độ phong kiến
Giai cấp tư sản là đại diện cho phương thức sản xuất mới đã ra đời và trưởng
thành ngày càng mâu thuẫn gay gắt với chế độ phong kiến, muốn đứng lên lật đổ nó.
Tư sản kinh doanh và trở nên vô cùng giàu có nhưng họ không có quyền chính trị, đó
là không kể đến việc phong kiến đã gây ra nhiều trở lực đối với sự phát triển của kinh
tế tư bản chủ nghĩa. Chính vì vậy giai cấp tư sản muốn lật đổ chế độ phong kiến, lập
nền chuyên chính tư sản. Giai cấp tư sản lớn mạnh về thế lực kinh tế, có số lượng
6
đông, đoàn kết, đặc biệt là có hệ tư tưởng riêng, có những lí luận cách mạng cần thiết
chuẩn bị cho việc nắm chính quyền cách mạng trong tương lai.
Do đặc điểm của từng nước nên có thể còn phải xét đến các tầng lớp khác như:
quý tộc mới ở Anh, chủ nô miền nam ở Mỹ,…chuyển hướng kinh doanh theo lối tư
bản chủ nghĩa. Đồng thời các giai cấp, tầng lấp khác trong xã hội cũng tạo nên một
lực lượng đông đảo, cùng với giai cấp tư sản tiến hành cách mạng như: giai cấp công
nhân làm thuê, bình dân thành thị, nông dân tự do,…
1.3. Tiền đề về tư tưởng – sự xuất hiện của hệ tư tưởng dân chủ tư sản dưới các
hình thức khác nhau
Giai cấp tư sản ra đời đồng thời phải có hệ tư tưởng dân chủ tư sản. Thực tế hệ
tư tưởng tư sản đó có nền tảng từ phong trào Văn hoá phục hưng. Đến thế kỉ Ánh sáng
(thế kỉ XVIII), với trào lưu triết học Ánh sáng (thế kỉ XVII – XVIII) đã như ánh đèn
pha soi sáng cho con đường tiến lên của tư sản, cổ vũ cho mọi tầng lớp quần chúng
tham gia đấu tranh chống phong kiến vì một tương lai tươi sáng, bình đẳng, dân chủ,
hạnh phúc. Ở những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên chưa có hệ tư tưởng tư sản soi

đường (như cách mạng Netherland, cách mạng tư sản Anh), giai cấp tư sản đã sử dụng
tôn giáo cảo cách: đạo Tin Lành, Thanh giáo để lôi kéo các tầng lớp khác tham gia.
Trên cơ sở đầy đủ các điều kiện tiền đề đó thì cách mạng mới có thể nổ ra và
thắng lợi được. Nhưng để cách mạng nổ ra thì cũng cần có tình thế cách mạng hay còn
gọi là duyên cớ. Đây có thể được coi là một nhân tố khách quan, bổ trợ như giọt nước
làm tràn li khơi lên cuộc cách mạng.
7
CHƯƠNG II: SO SÁNH TIỀN ĐỀ CỦA CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHƯƠNG TÂY VÀ
CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHƯƠNG ĐÔNG
2.1. Tiền đề về kinh tế
Để một cuộc cách mạng tư sản diễn ra, trước hết nó phải có tiền đề về kinh tế,
tức là có sự ra đời của phương thức sản xuất mới, tiến bộ phương thức sản xuất phong
kiến đã trở nên lạc hậu – phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Sự ra đời của
phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa sẽ thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, làm
cho mâu thuẫn giữa trình độ của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất ngày càng trở
nên gay gắt và dẫn đến sự bùng nổ một cuộc cách mạng để chính thức thiết lập sự
thống trị của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
2.1.1. Sự hình thành của chủ nghĩa tư bản
Trong lịch sử của các quốc gia Tây Âu, chủ nghĩa tư bản được phôi thai từ trong
lòng của chế độ phong kiến, nó bắt đầu từ giữa thế kỷ XIV (một số thành thị ở Bắc
Ý), “những tiền đề lịch sử của sự tan rã của chế độ phong kiến và của sự ra đời của
chủ nghĩa tư bản đã bắt đầu hình thành ngay từ thời trung đại cổ điển, khi mà sự
thống trị của hệ thống phong kiến còn đầy đủ nhất và hình như là vĩnh hằng. Từ
những thế kỷ XIII – XV, ở các nước Tây Âu, người ta đã thấy xuất hiện các yếu tố của
sự giải thể đang ăn mòn dần chế độ phong kiến”
1
. Ban đầu xuất hiện những mầm
mống tư bản chủ nghĩa, trải qua quá trình tích lũy nguyên thủy tư bản nó dần được
định hình và có những bước phát triển nhanh chóng trong lòng chế độ phong kiến. Sự
phát triển của chủ nghĩa tư bản tất yếu sẽ dẫn đến các cuộc cách mạng tư sản.

Trong thực tế, nguồn gốc của chủ nghĩa tư bản đã là một quá trình hợp quy luật,
và trong những giai đoạn xuất phát, nó đã được quy định bởi sự phát triển những mâu
thuẫn của chế độ phong kiến. Những mầm mống của chủ nghĩa tư bản xuất hiện ngay
từ những thế kỷ XIV – XV, và chúng là kết quả tất yếu của một quá trình lịch sử tự
nhiên. Nhưng, chúng chỉ có thể phát triển được rộng rãi vào những thế kỷ XVI –
XVIII, khi mà quá trình tan rã của chế độ phong kiến diễn ra đặc biệt nhang chóng và
sự phát triển của những lực lượng sản xuất hết sức không phù hợp với hệ thống quan
hệ sản xuất trì trệ. Ở Anh, từ thế kỷ thứ XVI, các ngành công nghiệp bắt đầu phát triển
1 F.Ia. Pôlianxki (1978), Lịch sử kinh tế các nước (Ngoài Liên xô) – Thời kỳ tư bản chủ nghĩa, Trương Hữu
Quýnh dịch, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, Tr. 8.
8
mạnh mẽ, đặc biệt là ngành dệt lên nỉ dạ, nhiều yếu tố của tư bản chủ nghĩa đã sớm
xuất hiện trong ngành này. Nhiều công trường thủ công tập trung đã xuất hiện với
hàng trăm, hàng ngàn người lao động làm thuê. Nhưng hình thức phổ biến nhất khi đó
vẫn là những công trường thủ công phân tán. Đồng thời theo đà phát triển của công
nghiêp, thương nghiệp nước Anh cũng trở nên hưng thịnh, những thương gia càng
ngày càng thu được nhiều lợi nhuận, đặc biệt một số người đã tham gia vào việc buôn
bán nô lệ. Sự phát triển của các công trường thủ công, cũng như sự tăng trưởng của
ngoại thương cũng thúc đẩy ngành tài chính ở Anh phát triển mạnh. Trong nông
nghiệp, cuộc “cách mạng ruộng đất” hồi thế kỷ XVI đã biến một số đông những người
nông dân trở thành tay trắng, họ bị tách khỏi tư liệu sản xuất, trở thành một đội quân
lao động của nền công nghiệp. Đây là một trong những hình thức tích lũy nguyên thủy
tư bản phổ biến ở nước Anh như C.Mác nhận xét: “Cái đã đánh dấu thời đại trong
lịch sử của tích lũy ban đầu là những sự đảo lộn làm đòn bẩy cho giai cấp các nhà tư
bản đang hình thành; nhưng trước hết, đó là những giai đoạn trong đó đám người
đông đảo bất ngờ bị cưỡng bước rời bỏ những phương tiện sinh sống của họ, và với
tư cách là những người vô sản bị đặt ra ngoài vòng pháp luật, đã bị ném vào thị
trường lao động. Cơ sử của toàn bộ quá trình này là sự tước đoạt ruộng đất của
những người sản xuất nông nghiệp, của nông dân”
2

. Từ đây giai cấp tư sản xuất hiện,
với nguồn vốn trong tay họ thuê công nhân làm thuê trong những công trường thủ
công, bắt đầu đặt nền móng cho sự bóc lột theo kiểu tư bản chủ nghĩa. Những yếu tố
của chủ nghĩa tư bản đã xuất hiện ở nước Anh từ rất sớm.
Sự xuất hiện của chủ nghĩa tư bản ở Mỹ gắn liền với sự xâm nhập của các
nước thực dân phương Tây, trong đó Anh giữ vị thế hàng đầu. Cho đến giữa thế kỉ
XVIII, nền công thương nghiệp tư bản chù nghĩa ở 13 thuộc địa đã có những bước
tiến đáng kể. Ở miền Bắc, các công trường thủ công sản xuất rượu, dệt đay, làm đồ
thuỷ tinh, đặc biệt là nghề luyện kim và đóng tàu, rất phát triển. Bô-xtơn trở thành
trung tâm công nghiệp thời bấy giờ. Ở miền Nam, các chủ đồn điền bóc lột sức lao
động của nô lệ da đen (đưa từ châu Phi sang) để sản xuất lương thực, bỏng, mía,
thuốc lá phục vụ cho nhu cấu của thuộc địa và xuất khẩu. Do kinh tế phát triển,
nhu cầu trao đổi giữa các thuộc địa ngày càng tăng. Cùng với sự tiến bộ của hệ
2 Các Mác và Ph. Ăngghen (2002), Toàn tập, tập 23, Nxb. Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội, Tr. 1028.
9
thống giao thông và thông tin liên lạc, một thị trường thống nhất dần hình thành ở
Bắc Mĩ. Tiếng Anh trở thành ngôn ngữ chính của nhân dân khu vực này. Sự phát
triển kinh tế của các thuộc địa làm cho Bác Mĩ trờ thành nơi cạnh tranh đối với
nước Anh. Vì vậy, bằng mọi biện pháp, Chính phủ Anh đã cấm Băc Mĩ sản xuất nhiều
loại hàng công nghiệp, cấm mở doanh nghiệp, cấm đem máy móc và thợ lành nghề
từ Anh sang, đồng thời ban hành chế độ thuế khoá nặng nề. Các thuộc địa Bắc Mĩ
không được tự do buôn bán với các nước khác và cư dân ở đây không được khai
hoang những vùng đất ở miền Tây. Những chính sách đó đã làm tổn hại đến quyển
lợi của nhân dân thuộc địa, gây nên sự phàn ứng mạnh mẽ trong mọi tầng lớp nhân
dân.
Ở Pháp, đến cuối thế kỷ XVII, trong khi nước Anh tiến mạnh trên con đường
công nghiệp hóa tư bản chủ nghĩa thì Pháp vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu.
Tuy vậy, công nghiệp nền công nghiệp Pháp cũng đang trên đá phát triển khá
mạnh, nhiều thành thị ra đời và phát triển mạnh như Boóc-đô, Năng-tơ, Ha-vrơ,…
sản xuất tăng lên trong nhiều ngành, đặc biệt là công nghiệp và thương nghiệp.

Nhiều xí nghiệp lớn ra đời, có nhiều xí nghiệp đã tập trung được hàng nghìn công
nhân. Trong thương nghiệp, các công ti thương mại bắt đầu mở rộng buôn bán với
nhiều nước ở châu Âu và phương Đông. Khác với nước Anh, phường hội lỗi thời ở
Pháp có một thế lực lớn, cản trở sự phát triển của kinh tế, đặc biệt là thương
nghiệp. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Anh đã có một ảnh hưởng lớn đến nền
kinh tế của Pháp lúc đó. Giai cấp tư sản Pháp rất mạnh, đặc biệt là về kinh tế, họ đã
từng cho ngân khố của Lui XVI vay những khoảng lớn, tất cả các quý tộc phong kiến
đều mắc nợ tư sản. Bên cạnh đó, sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa nên đội
ngũ công nhân làm thuê cũng trưởng thành hơn ở Anh hồi thế kỉ XVII.
Nhìn chung, chủ nghĩa tư bản ra đời ở các nước Phương Tây tương đối sớm,
trong khoảng từ thế kỷ XVI – XVIII, nó ra đời khi sự thống trị của giai cấp phong
kiến vẫn còn tồn tại. Ở Anh, chủ nghĩa tư bản ra đời gắn liền với sự vận động của
hoàn cảnh lịch sử, ở Mỹ sự xuất hiện của chủ nghĩa tư bản gắn liền với quá trình
xâm lược của các nước thực dân phương Tây. Còn ở Pháp, tuy trước khi cách mạng
nổ ra, chủ nghĩa tư bản phát triển còn khá yếu ớt, nhưng nhìn chung nó cũng đã tác
10
động một cách rất lớn đến sự biến đổi của kinh tế, xã hội. Dù xuất hiện theo phương
thức nào và vào những thời điểm khác nhau, nhưng ở các nước phương Tây, chủ
nghĩa tư bản đã đem đến sự phát triển vượt bậc về kinh tế, năng suất lao động
không ngừng tăng lên, thị trường trong nước được thống nhất. Bên cạnh đó tình
hình xã hội cũng có nhiều biến đổi sâu sắc, giai cấp tư sản ra đời, tạo nên một đội
ngũ tiến bộ, trở thành lực lượng lãnh đạo các cuộc cách mạng tư sản.
Ở phương Đông, sự ra đời của chủ nghĩa tư bạn lại chịu ảnh hưởng sâu sắc
bởi sự xâm nhập của thực dân phương Tây. Đến trước khi thực dân xâm lược, các
quốc gia phương Đông đều còn tồn tại chế độ phong kiến đang trong thời kỳ hưng
thịnh hoặc bắt đầu suy vong. Trong xã hội tồn tại mâu thuẫn cơ bản giữa địa chủ
phong kiến và nông dân. Nền kinh tế tự cung tự cấp trong đó nông nghiệp là ngành
kinh tế chính kết hợp chặt chẽ với thủ công nghiệp. Cũng trong thời kỳ này và thậm
chí kéo dài đến thế kỷ XIX các quốc gia châu Á xuất hiện những mầm mống tư bản
chủ nghĩa những vẫn còn bị chế độ phong kiến kìm hãm. Đến khi các nước thực dân

phương Tây xâm lược và đặt ách thống trị, kinh tế, xã hội ở các nước này đã bị tác
động nghiêm trọng, gây nên những biến đổi lớn lao.
Trước khi thực dân Anh thống trị Ấn Độ, xã hội Ấn Độ đã xuất hiện mầm mống
chủ nghĩa tư bản. Ngành dệt bằng bông vải của Ấn Độ đã có một trình độ tương đối
cao; thương nghiệp và tài chính của họ cũng có một quy mô nhất định. Sau khi Ấn
Độ bị người Anh thống trị, bọn thực dân Anh đã thông qua cách mua rẻ các sản
phẩm tiểu thủ công của Ấn Độ chở sang châu Âu bán với giá cao, mang đến một
món tiền lời to cho họ. Nhưng sau khi công nghiệp của Anh đã phát triển, họ lại
thông qua chính sách quan thuế mang tính chất kỳ thị, để cho hàng dệt bằng bông
vải của Anh đổ vào Ấn Độ, từ đó họ đã đánh sập ngành dệt sợi thủ công bằng vải
của Ấn Độ. Đồng thời sự thống trị của Anh cũng kết thúc tình trạng cát cứ phong
kiến từ bấy lâu nay ở Ấn Độ, quét sạch tất cả những chướng ngại vật để tạo điều
kiện khách quan cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Ấn Độ. Nhất là việc đầu tư của
Anh từ nửa sau thế kỷ thế kỷ XIX. Những việc làm của Anh đã tạo điều kiện cho chủ
nghĩa tư bản ở Ấn Độ phát triển.
11
Ở khu vực thuộc địa ở Tây Á và Đông Á, trong đó có Thổ Nhĩ Kỳ và Iran, sự
phát triển của công nghiệp chủ nghĩa tư bản có nhữn đặc điểm giống nhau. Trước
hết, những xí nghiện công nghiệp xuất hiện ở các quốc gia này không phải từ
những phường thủ công và những công trường thủ công trong dân gian phát triển
lên, mà cũng không phải do tư bản ngoại quốc trực tiếp đầu tư xây dựng, mà do
chính phủ đứng ra chủ trì. Bên cạnh đó sự xâm nhập của tư bản thực dân cũng tác
động đến sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở các quốc gia này.
Ở Trung Quốc từ những năm 70 của thế kỉ XIX, ngành công nghiệp của Trung
Quốc mới bắt đầu có sự phát triển. Hết Anh rồi tới Mỹ thi nhau lập xưởng sửa chữa
tàu ở Thượng Hải, Hương Cảng. Ban đầu việc mở rộng ngoại thương, sự xuất hiện
của tư bản Âu Mỹ trong công nghiệp Trung Quốc, đã đẩy mạnh sự phát triển của chủ
nghĩa tư bản ở Trung Quốc. Về sua, sự nô dịch kiểu thuộc địa đối với Trung Quốc lại
kìm hãm sự phát triển của những lực lượng sản xuất, dẫn đến chỗ bảo tồn những hình
thức bóc lột kiểu phong kiến, đãn …đến sự nảy sinh những hình thức “tư bản quan

liêu” kỳ quái. Chủ nghĩa thực dân không phải chỉ ngăn trở sự phát triển của công
nghiệp Trung Quốc mà còn ngăn trở sự phát triển của nhưng quan hệ tư bản chủ
nghĩa. Nhìn chung sự ra đời của chủ nghĩa tư bản ở Trung Quốc đã diễn ra rất chậm
chạp. Chế đó phong kiến và chế độ thực dân đã kìm hãm nó. “Tư bản ngoại quốc và
chủ nghĩa thực dân do nó sinh ra đã có ảnh hưởng rất đáng kể đến sự nảy sinh chủ
nghĩa tư bản ở Trung Quốc. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản đã bị chủ nghĩa thực
dân bóp méo, theo sau đó là sự hình thành của giai cấp tư sản cá mập và “chủ nghĩa
tư bản quan liêu”, là sự chằng chéo giữa chế độ nô lệ làm thuê, và sự lệ thuộc có tính
chất nô dịch, thậm chí cả chế độ nô lệ thông thường nữa. Chủ nghĩa thực dân đã đẩy
nhanh sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, nhưng chỉ trong khuôn khổ chế độ phong
kiến”
3
.
Như vậy, ở các nước phương Đông sự ra đời chính thức của tư bản chủ nghĩa
dân tộc diễn ra khá chập chạp và muộn so hơn với các nước phương Tây. Đồng thời
sự ra đời đó lại bị chi phối mạnh mẽ bởi các chính sách can thiệp, cai trị về kinh tế,
chính trị của các nước thực dân. Bên cạnh đó sự cản trở của chính quyền phong
3 F.Ia. Pôlianxki (1978), Sđd, Tr. 282.
12
kiến cũng làm cho chủ nghĩa tư bản bị o ép và không phát triển được như các nước
phương Tây. Nhưng nhìn chung, sự ra đời của chủ nghĩa tư bản dân tộc ở các nước
phương Đông cũng tạo ra những dấu hiệu tích cực đối với sự phát triển kinh tế, xã
hội của các nước này.
2.1.2. Đặc điểm của chủ nghĩa tư bản
Từ việc phân tích sự hình thành của chủ nghĩa tư bản ở các nước phương Tây và
phương Đông như ở trên, chúng tôi xin được khát quát những đặc điểm cơ bản của
chủ nghĩa tư bản ở các quốc gia đó.
Ở Anh, theo C. Mác sự xuất hiện của chủ nghĩa tư bản ở đây cho ta một dạng cổ
điển. Ở đó, “sự cướp đoạt tài sản của nhà thờ, nhượng đất đai nhà nước một cách
gian lận, ăn cắp đất đai của công xã, biến sở hữu phong kiến và sở hữu thị tộc thành

sở hữu tư nhân hiện đại bằng cách chiếm đoạt và khủng bố tàn nhẫn – đó là bấy
nhiêu phương pháp thơ mộng của tích lũy ban đầu. Chúng đã chinh phục đất đai cho
nền nông nghiệp tư bản chủ nghĩa, đem ruộng đất gắn vào tư bản và tạo ra một luồng
cần thiết những người vô sản bị đặt ra ngoài vòng pháp luật để cung cấp cho công
nghiệp thành thị”
4
. Cụ thể, ở Anh cuộc cách mạng ruộng đất bắt đầu sớm, sự phát
triển mạnh mẽ của chủ nghĩa tư bản trong nông nghiệp diễn ra vào những thế thế kỉ
XVI – XVIII, việc sử dụng rộng rãi các nguồn tài nguyên thuộc địa, hệ thống quốc
trái, và cả chính sách trọng thương, cùng các công ty độc quyền nữa. Bên cạnh đó, ở
Anh công nghiệp công trường thủ công cũng phát triển mạnh mẽ.
Còn ở Mỹ, sự ra đời của chủ nghĩa tư bản lại cho ta một dạng khác. Lênin đã
vạch ra đặc trưng của dạng này bằng cách nêu lên con đường kiểu Mỹ, hay còn đường
trang trại, của sự phát triển chủ nghĩa tư bản trong nông nghiệp. Nếu như bàn về
những thời kỳ sớm hơn, thì chế độ nô lệ còn quan trọng hơn cả. Rõ ràng là, đối với
con đường nảy sinh kiểu Mỹ của chủ nghĩa tư bản ở những thế kỷ XVII – XVIII, chế
độ nô lệ đồn điền cũng là đặc điểm đặc sắc y như sự phát triển của chế độ trang trại
nhỏ, của công cuộc thực dân hóa một cách ồ ạt, tùy tiện. Chủ nghĩa tư bản đã được
xuất cảng cùng với những người nghèo, những tên đại tư bản từ châu Âu sang Mỹ.
4 Các Mác – Ph. Ăngghen (2002), Toàn tập, tập 23, sđd, Tr. 1050.
13
Sau đó nó lại phát triển trên cơ sở sử dụng rộng rãi những nguồn sức lao động của thế
giới, của kỹ thuật được nhập cảng vào và vốn của của tư bản nước ngoài.
Ở Pháp, sự phát triển của chủ nghĩa tư bản cũng mang một đặc điểm riêng biệt
mà người ta gọi là dạng cách mạng. Do trước khi cách mạng nổ ra, mặc dù chủ nghĩa
tư bản đã ra đời nhưng nó vẫn phát triển một cách hết sức chậm chạp. Chỉ đến sau khi
cách mạng nổ ra thì thực sự chủ nghĩa tư bản đã phát triển lên một trình độ mới.
Ở các nước phương Đông, sự ra đời của chủ nghĩa tư bản thường gắn liền với sự
xâm nhập của thực dân phương Tây, do vậy có thể gọi dạng này là dạng thuộc địa. Và
nó được thể hiện đặc biệt rõ nét ở Trung Quốc, Ấn Độ, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ,…Ngay từ

trước khi bọn thực dân xâm nhập, trên mảnh đất mà chế độ phong kiến đang tan rã,
những tiền đề của sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản đã xuất hiện một cách hoàn toàn phù
hợp với quy luật. Đó là một quá trình phát triển nội tại, tự thân và hữu cơ. Thậm chí
công nghiệp công trường thủ công ở Trung Quốc đã xuất hiện từ rất sớm. Đại tư bản
cũng ra đời. Song sự phụ thuộc về ruộng đất của nông dân ở mức độ đặc biệt trầm
trọng đã kìm hãm sự phát triển hơn nữa của chủ nghĩa tư bản. Do đó, chế độ phong
kiến ở đây hết sức mềm dẻo và bền vững, quá trình tan rã của nó diễn ra đặc biệt lâu
dài. Địa tô nặng đến mức trung hòa cả ảnh hưởng của lợi nhuận tư bản chủ nghĩa ngay
trong thời kỳ đế quốc chủ nghĩa. Tư bản đã thâm nhập vào nông nghiệp rồi nằm chết
dí ở đó. Không những thế, sự ra đời của chủ nghĩa tư bản ở các quốc gia này, còn bị
sự xâm nhập của chủ nghĩa thực dân làm cho méo mó. Ban đầu, nó có phần nào thúc
đẩy sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, bằng cách mở ngoại thương, mở rộng cơ sở
nguyên liệu, du nhập tư bản ngoại quốc…Song, dần dần, sự cướp đoạt, sự nô dịch các
nước đó về kinh tế lại đã kìm hãm sự phát triển hơn nữa của chủ nghĩa tư bản. Ngoài
ra, bọn tư bản nước ngoài cố thích ứng với chế độ phong kiến, lợi dụng nó, duy trì sự
chia sẻ về chính trị cũng như các hình thức bóc lột phong kiến đối với quần chúng
nhân dân. Nói chung, vai trò của chủ nghĩa thực dân hết sức phản động.
Tóm lại chủ nghĩa tư bản ở các nước phương Tây và phương Đông có nhiều đặc
điểm khác biệt nhau do hoàn cảnh lịch sử của mỗi nước quy định. Ở các nước Anh,
Pháp,…chủ nghĩa tư bản phát triển ngay bên trong xã hội và không chịu sự tác động
từ chủ nghĩa tư bản bên ngoài. Còn ở các nước phương Đông, sự tác động của tư bản
14
thực dân đã quy định nên những đặc trưng nổi bật, gắn liền với sự xâm nhập thực dan
đó.
2.2. Tiền đề về xã hội
Cùng với sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa tư bản trong lòng chế độ
phong kiến, trong xã hội các nước cũng bắt đầu xuất hiện một số giai cấp mới, đại
diện cho nền sản xuất đó. Giai cấp đóng vai trò quan trọng, là người nắm giữ ngọn cờ
lãnh đạo trong các cuộc cách mạng tư sản chính là giai cấp tư sản. Theo định nghĩa
của Ăngghen “giai cấp tư sản là giai cấp những nhà tư bản sở hữu tư liệu sản xuất xã

hội và sử dụng lao động làm thuê”
5
. Như vậy, giai cấp tư sản là những người nắm giữ
tư liệu sản xuất xã hội, nắm giữ một nguồn vốn lớn đồng thời sử dụng nguồn lao động
làm thuê trong xã hội để tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Và nó chính là
sản phẩm của chủ nghĩa tư bản, được sinh ra khi chế độ phong kiến đang trên bước
đường tan rã. “Xã hội tư sản hiện đại, sinh ra từ trong lòng xã hội phong kiến đã bị
diệt vong, không xóa bỏ được những đối kháng giai cấp. Nó chỉ đem những những
giai cấp mới, những điều kiện áp bức mới, những hình thức đấu tranh mới, thay thế
cho những giai cấp, những điều kiện áp bức, những hình thức đấu tranh cũ mà thôi”
6
.
2.2.1. Giai cấp tư sản
Sự ra đời và phát triển của giai cấp tư sản ở các nước phương Tây và phương
Đông nói chung có khá nhiều sự khác biệt, nó được quy định bởi lịch sử phát triển của
mỗi nước. Giai cấp tư sản chính là một trong những lực lượng lãnh đạo cuộc cách
mạng tư sản, chính vì thế những đặc điểm của nó sẽ chi phối mạnh mẽ đến các cuộc
cách mạng đó. Là một nhân tố quan trọng tạo nên tiền đề cho cách cuộc cách mạng tư
sản, nên việc tiến hành so sánh về giai cấp tư sản ở phương Tây và phương Đông cũng
được chúng tôi lựa chọn. Và khi so sánh về giai cấp tư sản ở phương Tây và phương
Tây chúng tôi cũng đưa ra những đặc trưng thuộc về giai cấp này để công tác so sánh
được dễ dàng hơn. Chúng tôi sẽ so sánh nguồn gốc và thời điểm xuất hiện, đặc điểm
về kinh tế và thái độ chính trị của của giai cấp tư sản ở các quốc gia phương Tây và
phương Đông
5 Chú thích của Ăngghen trong lần xuất bản bằng tiếng Anh tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng cộng sản năm
1888, trích trong C.Mác – Ăngghen (1986), Tuyên ngôn của Đảng cộng sản, Nxb. Sự thật, Hà Nội, Tr. 40.
6 C.Mác – Ăngghen (1986), Tuyên ngôn của Đảng cộng sản, Nxb. Sự thật, Hà Nội, Tr. 41.
15
2.2.1.1. Nguồn gốc và thời điểm xuất hiện của giai cấp tư sản
Khi nói về sự ra đời của giai cấp tư sản, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng giai cấp

này xuất hiện đầu tiên ở phương Tây, vào giai đoạn hậu kì trung đại (khoảng từ thế kỷ
thứ XIV), khi chế độ phong kiến bắt đầu có những dấu hiệu của sự suy vong và chủ
nghĩa tư bản bắt đầu hình thành. Về nguồn gốc của giai cấp tư sản, trong tác phẩm
Tuyên ngôn của Đảng cộng sản, C.Mác và Ăngghen có đề cập như sau: “từ những
nông nô thời trung cổ, đã sinh ra những thị dân các thành thị đầu tiên; từ dân cư
thành thị này, nảy sinh ra những phần tử đầu tiên của giai cấp tư sản”
7
. Sự ra đời và
phát triển của thành thị đã tạo ra những “phần tử đầu tiên của giai cấp tư sản” tại các
quốc gia ở Tây Âu. Tuy vậy ở mỗi nước, nguồn gốc và thời điểm ra đời của giai cấp
tư sản không hoàn toàn giống nhau.
Ở Anh, ngay từ cuối thế kỷ XV, tại các vùng phía Đông và các vùng phía Tây
nam đã bắt đầu dấy lên một phong trào khoanh chiếm đất đai. Phong trào này đến cuối
thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII lại càng quyết liệt hơn. Phong trào này đã dẫn đến sự
xuất hiện của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn tại nước Anh và cùng với đó là
sự xuất hiện của các nhà tư bản trong nông nghiệp. Cùng với đó sự phát triển của công
nghiệp ở Anh ngay từ thế kỷ XVI cũng làm xuất hiện những nhân tố tư bản chủ nghĩa.
Đó là sự xuất hiện của các công trương thủ công phân tán. Những chủ nhân giàu có
của các công trường này, thông qua sự bóc lột tàn nhẫn thợ thuyền và những học viên
đã dần trở nên giàu có, từ đó họ dần trở thành giai cấp tư sản, đóng vai trò quan trọng
trong phát triển công nghiệp. Theo đà phát triển của công nghiêp, việc mậu dịch đối
ngoại cũng bắt đầu hưng thịnh, những thương gia ở Anh không ngừng đẩy mạnh việc
kinh doanh, mua bán, kể cả việc mua bán nô lệ, họ cũng trở thành những người nắm
giữ trong tay một khối lượng lớn tư bản. Sự phát triển của công trường thủ công, cũng
như sự tăng trưởng của mậu dịch đối ngoại cũng thúc đẩy sự ra đời của tầng lớp tư sản
hoạt động trong lĩnh vực tài chính.
Nước Mỹ trước khi giành được độc lập, là 13 vùng đất thực dân do nước Anh
xây dựng trên bờ biển Đại Tây Dương thuộc vùng Bắc Mỹ. Mười ba vùng đất thực
dân này được xây dựng từ đầu thế kỷ thứ 17 cho đến giữa thế kỷ 18. Cùng với sự du
nhập của chủ nghĩa tư bản từ các nước châu Âu mà đặc biệt là Anh đã tác động mạnh

7 Sđd, Tr. 42.
16
mẽ đến sự hình thành của chủ nghĩa tư bản, trong đó tác động đến sự hình thành giai
cấp tư sản Mỹ. Giai cấp tư sản ở đây là những chủ công trường thủ công, chủ đồn
điền, chủ nô, các thương nhân, các nhà thầu khoán,…Tất cả đều là những di dân đến
từ châu Âu. Dần dần sự phát triển của giai cấp tư sản Mỹ nảy sinh những mâu thuẫn
đối với sự kìm hãm của chính quốc, tạo nên những mâu thuẫn trong xã hội.
Trước cách mạng Pháp là một quốc gia phong kiến nông nghiệp. Nhưng, từ thế
kỷ thứ 18, trong lòng xã hội Pháp đã thai nghén mối quan hệ tư bản chủ nghĩa và đã
tương đối phát triển. Những công trường thủ công mang tính chất tư bản chủ nghĩa đã
xuất hiện rất nhiều. Trên cơ sở phát triển của công trường thủ công, một số ngành
công nghiệp ở nước Pháp đã bắt đầu sử dụng máy móc. Việc mậu dịch của ngành
thương nghiệp do đó cũng khá phát đạt và phồn vinh. Chính sự phát triển kinh tế đó,
nhất là sự xuất hiện của chủ nghĩa tư bản đã sản sinh ra tầng lớp tư sản trong lòng xã
hội phong kiến. Họ ngày càng có thế lực về kinh tế và vươn lên thành một giai cấp.
Đó là những chủ công trường thủ công, người bao thầu thuế, những người cung cấp
vũ khí, đạn dược, các chủ công trường thủ công, các thương gia,….
Như vậy ở các nước phương Tây, giai cấp tư sản đã ra đời từ sớm, dựa trên sự
phát triển của chủ nghĩa tư bản. Nền kinh tế tư bản càng phát triển thì giai cấp càng
lớn mạnh và cho đến trước sự vùng nổ của các cuộc cách mạng tư sản thì có thể nói
trong xã hội, giai cấp tư sản cùng với tầng lớp quý tộc mới là bộ phận có thế lực kinh
tế lớn nhất. Những người thuộc giai cấp tư sản xuất thân từ nhiều tầng lớp khác nhau
trong xã hội. Họ có thể là những quý tộc, chủ đồn điến kinh doanh theo phương thức
tư bản chủ nghĩa, những chủ công trường thủ công, các thương nhân, nhà bao thầu,
bọn cho vay tài chính,…
Ở phương Đông, sự xuất hiện của giai cấp tư sản trong xã hội có nhiều điểm
đặc biệt do sự trì trệ của chế độ phong kiến, do sự xâm nhập của các thế lực thực dân
phương Tây. Hầu hết ở các nước phương Đông, giai cấp tư sản ra đời vào cuối thế kỷ
XIX đầu thế kỉ XX, trở thành giai cấp đại diện cho dân tộc mình trong cao trào đấu
tranh chống thực dân và phong kiến.

Dưới sự thống trị của Anh, chủ nghĩa tư bản đã du nhập vào Ấn Độ và gây nên
nhiều tác hại nghiêm trọng đối với nền thủ công nghiệp và sản xuất. Nhưng mặt khác
nó cũng dẫn tới một hệ quả khách quan không thể trách khỏi là sự phát triển của một
17
số nhân tố của chủ nghĩa tư bản dân tộc Ấn Độ. Điều đó góp phần hình thành nên giai
cấp tư sản ở đây. Giai cấp tư sản bắt đầu xuất hiện từ nửa phần sau của thế kỉ XIX, khi
nước Anh bắt đầu đầu tư vào Ấn Độ. Giai cấp tư sản Ấn Độ chủ yếu hoạt động trong
các lĩnh vực công thương nghiệp, ngoại trừ một thiểu số người làm nghề thủ công và
tiểu thương phát triển lên, còn đại đa số đều xuất thân từ các thương gia mại bản,
người cho vay nặng lãi, cá vương công thuộc giai cấp địa chủ và phong kiến.
Ở Trung Quốc, từ những năm 70 của thế kỷ XIX, ngành công nghiệp của
Trung Quốc mới bắt đầu có sự phát triển, hết Anh rồi tới Mỹ thi nhau lập xưởng sửa
chữa tàu ở Thượng Hải, Hương Cảng. Các ngành công nghiệp nhẹ cũng được chú
trọng phát triển, nhất là chế biến chè. Các ngành công nghiệp dịch vụ như điện nước,
hơi, than, diêm, giấy, thủy tinh, xà phòng,…đã xuất hiện ở Thượng Hải. Đến đầu thế
kỷ XX, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Trung Quốc đã phát triển mạnh mẽ. Đầu thế kỷ
XX giai cấp tư sản ở Trung Quốc bắt đầu phát triển bằng việc mở rộng đầu tư sang
các lĩnh vực khác ngoài dệt như công nghiệp dân dung, công nghiệp nặng.
Ở Thổ Nhĩ Kỳ, giai cấp tư sản ra đời trong quá trình đế quốc tan rã và dần dần
trở thành trở thành một nước nửa thuộc địa. Việc xâm nhập hàng hóa nước ngoài đã
làm cho các ngành công nghiệp và thủ công nghiệp địa phương bị phá sản. Để phục
vụ cho sự bóc lộc của mình, tư bản nước ngoài đã xây dựng ở Thổ Nhĩ Kỳ nhiều
đường sắt, sông song với nó là việc khai thác hầm mỏ, trồng bông. Điều này làm cho
sự phân hóa giai cấp diễn ra nhanh chóng.
Ở Iran, giai cấp tư sản ra đời trong điều kiện nước này bị thực dân Anh, Nga
tranh chấp, triều đình phong kiến phải kí hiệp ước bất bình đẳng mang tính chất đầu
hàng.
Như vậy ở phương Đông, trước khi giai cấp tư sản ra đời, hầu hết các nước đều
trở thành thuộc địa hoặc nửa thuộc địa của thực dân. Tuy nhiên trong quá trình xâm
lược của thực dân phương Tây thì sự du nhập của chủ nghĩa tư bản đã làm xuất hiện

giai cấp tư sản. Sớm nhất là một số tư sản mại bản đứng ra bao thầu các bộ phận kinh
doanh của các nước thực dân phương Tây như thầu làm cầu, đường, trại lính, cung
cấp lương thực, làm đại lý phân phối hàng hóa,…Ngoài ra cũng có một số tầng lớp
trong giai cấp tư sản xuất thân từ địa chủ quan lại, các doanh nghiệp, tiểu chủ mới
giàu lên, tầng lớp trí thức,…
18
Có thể thấy sự ra đời của giai cấp tư sản ở các nước phương Tây diễn ra sớm
hơn và mạnh mẽ hơn ở các nước phương Đông. Mặt khác sự xuất hiện của giai cấp tư
sản ở phương Tây bắt nguồn tự sự vận động nội tại của xã hội, khi chế độ phong kiến
rơi vào suy vong, còn chủ nghĩa tư bản bắt đầu phát triển. Còn ở các nước phương
Đông, giai cấp này ra đời muộn, chịu sự tác động mạnh mẽ của sự xâm nhập chủ
nghĩa thực dân phương Tây.
2.2.1.2. Đặc điểm của giai cấp tư sản
Giai cấp tư sản khi mới ra đời là một lực lượng tiến bộ của xã hội đại diện cho
một phương thức sản xuất mới – phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên,
do ra đời trong điều kiện chế độ phong kiến vẫn đang tồn tại, hoặc chịu sự thống trị
của các nước khác, nên giai cấp phong kiến ở phương Tây và phương Đông cũng có
những đặc điểm riêng về kinh tế và chính trị.
C.Mác và Ăngghen từng nhận định: “Giai cấp tư sản, trong quá trình thống trị
chưa đầy một thể kỷ, đã tạo ra những lực lượng sản xuất nhiều hơn và đồ sộ hơn lực
lượng sản xuất của tất cả các thể hệ trước kia gộp lại”
8
, điều đó đã chứng tỏ một sức
mạnh to lớn của giai cấp tư sản trong lĩnh vực kinh tế. Còn trong chính trị, “mỗi bước
phát triển của giai cấp tư sản đều có một bước tiến bộ chính trị tương ứng. Là đẳng
cấp bị chế độ chuyên chế phong kiến áp bức, là đoàn thể vũ trang và tự quản trong
công xã, ở nơi này là cộng hòa thành thị độc lập, ở nơi kia, là đẳng cấp thứ ba phải
đóng thuế và lao dịch trong chế độ quân chủ, rồi suốt trong thời kỳ công trường thủ
công, là lực lượng đối lập với tầng lớp quý tộc trong chế dộ quân chủ phong kiến hay
trong chế độ quân chủ chuyên chế, là cơ sở chủ yếu của những nước quân chủ lớn nói

chung – giai cấp tư sản, từ khi đại công nghiệp và thị trường thế giới được thiết lập,
đã độc chiếm hẳn được quyền thống trị trong nhà nước đại nghị hiện đại, chính quyền
nhà nước hiện đại chỉ là một ủy ban quản lý những công việc chung của toàn thể giai
cấp tư sản”
9
. Như vậy giai cấp tư sản khi mới ra đời đã mang trong mình nhiều đặc
điểm nổi bật về kinh tế cũng như chính trị, điều này tác động sâu sắc đến khả năng
cách mạng của nó, dẫn đến sự bùng nổ của các cuộc cách mạng tư sản.
8 C.Mác – Ăngghen (1986), Sđd, Tr. 48.
9 Sđd, Tr. 43-44
19
Ở Anh, đến đầu thể kỉ XVII, thành phần giai cấp tư sản Anh không đồng nhất.
Tầng lớp trên của nó gồm hàng trăm nhà đại công thương nghiệp, nắm những công ti
độc quyền lớn được tự do kinh doanh. Họ trở thành chủ nợ của nhà vua và quý tộc
phong kiến, có nhiều đặc quyền, đặc lợi. Vì vậy, tầng lớp này gắn chặt số mệnh với
chế độ phong kiến, chủ trương duy trì nhà vua và chế độ phong kiến, chỉ đòi hỏi một
vài cải cách nhỏ để tăng thêm quyền lực chính trị và ưu thế về kinh tế. Tầng lớp đông
đảo trong giai cấp tư sản là những thương nhân tự do, chủ các công trường thủ công,
những người kinh doanh ở thuộc địa. Họ có thái độ thù địch với nhà vua vì những
viện phát duy trì phường hội, chế độ độc quyền thương mại của triều đình ngăn cản sự
phát triển kinh tế công thương nghiệp của họ, vì vậy, họ trở thành tầng lớp tư sản tích
cực trong cuộc đấu tranh chống phong kiến, trở thành lực lượng đại biểu cho phương
thức sản xuất mới chống lại phương thức sản xuất phong kiến lạc hậu.
Ở Mỹ, nền kinh tế ở hai miền Nam và Bắc tuy phát triển theo con đường tư bản
chủ nghĩa, nhưng có điểm khác nhau. Ở miền Bắc tư sản lập các công trường thủ
công. Ở miền Nam chủ nô lập đồn điền và sử dụng sức lao động nô lệ. Các công
trương thủ công sản xuất nhiều mặt hàng, đáp ứng yêu cầu của nhân dân thuộc địa,
cạnh tranh với hàng hóa nhập từ châu Âu, chủ yếu là hàng của Anh. Đồng thời chính
sách thuế khóa nặng nề đã gây khó khăn lớn cho sản xuất công nghiệp và thương
nghiệp Bắc Mỹ. Sự chống đối lại chính quốc để phát triển là điều tất nhiên. Giai cấp

địa chủ tư sản, tư sản công thương nghiệp bất mãn trước những trở lực do sự cạnh
tranh của tư sản chính quốc gây nên. Mâu thuẫn ngày càng sâu sắc giữa thuộc địa và
chính quốc, giữa đòi hỏi phát triển của Bắc Mỹ và sự ngăn cản phi lý của chính quyền
Anh nhất định sẽ dẫn tới cuộc đấu tranh quyết liệt.
Nước Pháp trước cách mạng vẫn còn những hố sâu ngăn cách về mặt đẳng cấp
rất nghiêm khắc. Cư dân trong nước được chia ra làm ba đẳng cấp: tăng lữ là đẳng cấp
thứ nhất, quí tộc là đẳng cấp thứ hai, còn giai cấp tư sản, tiểu tư sản, tiền thân của giai
cấp vô sản và đông đảo nông dân đều thuộc đẳng cấp thứ ba. Đẳng cấp thứ nhất và
đẳng cấp thứ hai là đẳng cấp có đặc quyền, là giai cấp thống trị phong kiến. Giai cấp
tư sản thuộc đẳng cấp thứ ba nhưng lại là những người có tiền bạc rất hùng hậu, có
trình độ văn hóa tương đối cao, cho nên họ đã trở thành giai cấp lãnh đạo trong giai
cấp thứ ba. Nhưng họ lại là người không có địa vị về chính trị. Quyền lợi của họ
20
không được đảm bảo, tài sản của họ thường bị chính phủ của nhà vua xâm chiếm. Các
ngành thương nghiệp tư bản chủ nghĩa của họ luôn gặp trở lực nghiêm trọng dưới chế
độ phong kiến chuyên chế. Tất cả những điều đó làm cho giai cấp tư sản bất mãn. Do
vậy, nói chung họ đều chống lại chế độ phong kiến.
Tổng kết lại, ở các nước phương Tây, giai cấp tư sản là một giai cấp nắm trong
tay nhiều của cải xã hội, do đó có sự chi phối lớn về kinh tế. Tuy nhiên họ lại không
có địa vị về chính trị, điều này làm xuất hiện khối mâu thuẫn lớn giữa giai cấp phong
kiến thống trị với giai cấp tư sản. Sự chèn ép của chế độ phong kiến đã làm cho thái
độ chính trị của giai cấp tư sản ở các nước này tương đối triệt để, họ chống lại chế
động phong kiến, muốn lật đổ sự thống trị của nó để mở đường cho chủ nghĩa tư bản
phát triển. Và giai cấp tư sản ở phương Tây đã hội tụ đầy đủ những yếu tố cần thiết để
trở thành người lãnh đạo các giai cấp, tầng lớp khác trong xã hội để đứng lên lật đổ
chế độ phong kiến. Dù vậy, ở nước Anh sự thỏa hiệp giữa giai cấp tư sản với giai cấp
quý tộc mới đã dẫn đến những hạn chế nhất định sau khi cách mạng tư sản Anh thắng
lợi, đó là sự tồn tại của chế độ quan chủ lập hiến. Hình thức của nhà nước phong kiến
vẫn còn tồn tại.
Ở các nước phương Đông, đặc điểm về kinh tế, chính trị của giai cấp tư sản có

khá nhiều điểm khác biệt so với phương Tây. Ở Ấn Độ, giai cấp tư sản được phân
thành hai thành phần khác nhau, tư sản dân tộc và tư sản mại bản. Đối với giai cấp tư
sản dân tộc Ấn Độ, tính chất thực dân trong công nghiệp đã quyết định đặc điểm của
nó. Giai cấp tư sản ngoại trừ một thiểu số người làm nghề thủ công và tiểu thương
phát triển lên, còn đại đa số đều xuất thân từ các thương gia mại bản, người cho vạy
nặng lãi, các vương công thuộc giai cấp địa chủ và phong kiến. Họ có mối quan hệ
chặt chẽ với giai cấp địa chủ phong kiến. Đồng thời về mặt kinh tế họ bị giai cấp tư
bản Anh khống chế, nên họ vừa phụ thuộc bọn thực dân Anh lại vừa có mối mâu
thuẫn sâu sắc với chúng. Điều đó đã quyết định tính hai mặt của họ trong việc chống
thực dân và chống phong kiến. Một số giai cấp đại tư sản trong khi tiến hành hoạt
động công nghiệp thì lại kiêm thêm sự hoạt động về nghiệp vụ mại bản và cho vay
nặng lãi, nên họ càng có tính chất phong kiến và tính chất mại bản, khiến họ phụ
thuộc bào bọn thực dân càng nhiều. Thực dân Anh dựa vào quyền lợi của chúng, đối
với giai cấp tư sản Ấn Độ vừa nâng đỡ, vừa khống chế. Do vậy, về mặt chính trị, giai
21
cấp tư sản Ấn Độ lại càng mang tính thỏa hiệp nặng nề hơn. Hơn nữa, giai cấp tư sản
Ấn Độ do xuất thân từ đẳng cấp thương nghiệp, nên theo truyền thống thì địa vị của
họ trong xã hội tương đối thấp, tiếng tăm cũng không được tốt. Điều đó khiến họ trở
thành một động lực muốn cải tạo xã hội Ấn Độ, tức có tính cách mạng nhất định.
Nhưng do gánh nặng truyền thống gây trở lực, khiến họ không thể trực tiếp tham dự
vào nền chính trị của Ấn Độ.
Ở Ba Tư và Thổ Nhị Kỳ, do giai cấp tư sản ra đời gắn liền với quá trình các
nước này dần trở thành một nước phụ thuộc, đồng thời sự chèn ép của chính quyền
phong kiến đã tác động sâu sắc đến đặc điểm về kinh tế, chính trị của họ. Về kinh tế,
thế lực của họ yếu ớt, bị tư sản thực dân o ép nên. Về chính trị, do sự khống chế của
chính quyều phong kiến chuyên chế nên họ cũng không có lợi ích gì nhiều. Những
điều này cũng tác động đến thái độ của họ. Họ vừa có mối mâu thuẫn với chủ nghĩa đế
quốc và thế lực phong kiến, đồng thời lại có sự thỏa hiệp và nương tựa đối với chủ
nghĩa đế quốc và thế lực phong kiến.
Ở Trung Quốc, các công xưởng và hầm mỏ do những nhà tư bản bản xứ kinh

doanh vào năm 1908 đã gia tăng gấp tám lần so với năm 1900. Nhưng điều đó vẫn
không thể thay đổi được tình trạng khốn đốn trong sự phát triển của các nhà tư sản
dân tộc. Vì chẳng những họ bị các nước chủ nghĩa đế quốc ức chế bằng cách tạo ra
không biết bao nhiêu là chướng ngại vì chúng không muốn giai cấp tư bản dân tộc
phát triển để rồi trở thành đối thủ cạnh tranh với chúng. Đồng thời, các nhà tư bản
Trung Quốc còn bị thế lực phong kiến ngăn cản trên bước đường phát triển. Hoàn
cảnh đó bắt buộc họ phải dựa vào tư bản ngoại quốc hoặc dựa vào thế lực của bọn
quan liêu trong nước. Như vậy. một mặt giai cấp tư sản Trung Quốc bị đế quốc, phong
kiến áp bức nên có tinh thần bài đế, phản phong. Song mặt khác, giai cấp tư sản dân
tộc Trung Quốc lại có mối quan hệ mật thiết với đế quốc và phong kiến cho nên có
mặt thỏa hiệp, dao động trong đấu tranh.
Giai cấp tư sản ở phương Đông ra đời muộn, đồng thời ra đời trong hoàn cảnh
đất nước trở thành thuộc địa hoặc nửa thuộc địa của các nước thực dân phương Tây
nên thế lực về kinh tế, chính trị của họ còn khá yếu ớt. Đồng thời trong quá trình phát
triển, giai cấp tư sản ở các nước phương Đông lại có trăm nghìn mối liên hệ với thế
lực phong kiến trong nước và chủ nghĩa tư bản ở nước ngoài. Do vậy họ mang trong
22
mình tính chất hai mặt. Như vậy so với các nước phương Tây, giai cấp tư sản ở đây có
thái độ chính trị không rõ nét và tinh thần cách mạng không triệt để. Điều này chính
do sự yếu thế về kinh tế và chính trị đã tác động đến họ. Dẫn đến khi phong trào cách
mạng nổ ra thì họ lại có thái độ ngả nghiêng và dễ đi vào con đường thỏa hiệp. Nhưng
dù thế nào đi nữa thì giai cấp tư sản ở phương Tây và phương Đông cũng đều mang
trong mình tinh thần đấu tranh tiến bộ, mong muốn xóa bỏ sự cản trở của chế độ
phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. Mặt khác ở nhiều nước còn
thực hiện nhiệm vụ dân tộc là chấm dứt sự cai trị của các thế lực thực dân bên ngoài.
2.2.2. Các giai cấp, tầng lớp khác
Sự ra đời của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, ngoài việc tạo ra giai cấp
tư sản, nó cũng tạo ra những giai cấp, tầng lớp khác cũng đóng một vài trò quan trọng
trong các cuộc cách mạng tư sản.
Ở Anh, gắn liền với phong trào rào đất, một bộ phận lớn nông dân đã mất hết

ruộng đất và trở thành đội ngũ công nhân làm thuê trong các công trường thủ công
nghiệp. Bên cạnh đó các thợ bạn, thợ học việc trong các hộ sản xuất thủ công trong
các phường hội cũng bị trở thành những nhân công làm thuê cho các thợ cả. Những
công nhân làm thuế trong các công trường thủ công hết sức nghèo khó. Tiền lương
của họ không đủ đảm bảo đời sống hằng ngày. Trong xã hội Mỹ, trước khi cách mạng
nổ ra, ngoài giai cấp tư sản, còn tồn tại những giai cấp tầng lớp khác, gắn liền với chế
độ thực dân Anh và sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, đó là những người nô lệ, người
nông dân, công nhân làm thuế, các địa chủ,…Ở Pháp, xã hội tồn tại ba đẳng cấp, trong
đẳng cấp thứ ba, ngoài giai cấp tư sản, nông dân, tầng lớp thấp nhất trong xã hội là
bình dân thành thị, họ bao gồm công nhân, thợ thủ công, những người bán hàng vặt,
người hát rong, những người thất nghiệp hoặc sống bằng những nghề tạm bợ…Họ
chen chúc nhau sống trong những vùng ngoại ô thành phố, bị khinh miệt về sự nghèo
đói và không có quyền chính trị.
Ở các nước phương Đông, sự xâm nhập của của chủ nghĩa tư bản từ các nước
thực dân phương Tây cũng tác động đến sự ra đời của một số giai cấp, tầng lớp khác
ngoài giai cấp tư sản. Trước hết là giai cấp công nhân, một đặc điểm nổi bật của giai
cấp công nhân ở các nước phương Đông là nó ra đời trước giai cấp tư sản dân tộc.
Chẳng hạn như ở Ấn Độ, giai cấp vô sản có tuổi đời cao hơn giai cấp tư sản dân tộc
23
của nước này. Nó được hình thành trong quá trình bọn thực dân Anh mở mang xí
nghiệp, hầm mỏ và các ngành giao thông vận tải. Ngoài giai cấp công nhân, trong xã
hội các nước phương Đông thời thời này cũng tồn tại các tầng lớp khác như trí thức,
tiểu tư sản, chủ công trường và xí nghiệp nhỏ, chủ các xưởng thủ công, viên chức nhỏ,

Ở các nước phương Tây cũng như các nước phương Đông, ngoài giai cấp tư
sản là một giai cấp tiến bộ, có khả năng lãnh đạo các cuộc cách mạng tư sản, trong xã
hội cũng tồn tại một số giai cấp, tầng lớp khác đại diện chương phương thức sản xuất
tư bản chủ nghĩa. Tiêu biểu nhất có thể kể đến là giai cấp vô sản. Ở phương Tây giai
cấp vô sản ra đời cùng với sự xuất hiện của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa,
giai cấp này cũng đóng một vai trò quan trọng trong khi cách mạng nổ ra. Còn ở các

nước phương Đông, giai cấp vô sản ra đời trước giai cấp tư sản dân tộc, nó ra đời sớm
là do sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản phương Tây. Tư sản thực dân đã thiết lập các
xưởng thủ công, các nhà máy, xí nghiệp,…, họ tiến hành thuế nhân công bản xứ trong
hoạt động sản xuất. Giai cấp vô sản ở các nước phương Đông là một lực lượng sôi nổi
trong phong trào đấu tranh chống phong kiến, chống thực dân. Ban đầu họ đứng dưới
sự lãnh đạo của giai cấp tư sản dân tộc, nhưng càng về sau giai cấp tư sản dân tộc dần
đánh mất đi khả năng lãnh đạo cách mạng. Do vậy, ở một số nước, giai cấp vô sản đã
vươn lên nắm lấy ngọn cờ cách mạng.
2.3. Tiền đề về tư tưởng
Tiền đề về tư tưởng cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy các
cuộc cách mạng tư sản nổ ra để xóa bỏ sự thống trị của chế độ phong kiến ở các nước
phương Tây cũng như các nước phương Đông. Mà điều quan trọng hàng đầu ở đây
chính là sự xuất hiện của hệ tư tưởng dân chủ tư sản xuất hiện dưới các hình thức khác
nhau. Hệ tư tưởng này sẽ chi phối đến con đường phát triển của các cuộc cách mạng
tư sản theo những hướng đi cụ thể trong cả quá trình diễn ra cách mạng, từ khi bắt đầu
cho đến khi kết thúc.
Ở Anh cũng giống như nhiều nước khác, cuộc đấu tranh giữa giai cấp tư sản và
phong kiến trong giai đoạn đầu diễn ra dưới hinh thức tôn giáo. Bởi giai cấp tư sản
nhận ra rằng tôn giáo chính là ngọn cờ tập hợp nhanh nhất, đông đảo nhất quần chúng
nghèo khổ. Đó là cuộc đấu tranh giữa Anh giáo và Thanh giáo. Anh giáo được xem là
24
quốc giáo của ở Anh, nó xuất hiện từ những năm 1530 nhờ cải cách của vua Henry
VIII, sau khi đoạn tuyệt với giáo hoàng Rôma. Từ đó, Anh giáo trở thành chỗ dựa
quan trọng của chế độ phong kiến chuyên chế, giáo hội Anh trở thành công cụ phục
vụ vương quyền. Anh giáo là một trở ngại trên con đường phát triển của chủ nghĩa tư
bản. Để chống lại quốc giáo, giai cấp tư sản Anh đã lấy giáo lý sẵn có của phái Calvin
làm vũ khí đấu tranh, ở Anh giáo phát này cũng được gọi là Thanh giáo. “Họ tin
tưởng vào học thuyết định mệnh và theo đó, Thượng đế trao cho những nhà tư sản
trách nhiệm phát triển công thương nghiệp. Họ loại khỏi nhà thờ những nghi lễ phiền
toái, bài bác những đồ trang sức, bàn thờ và gương màu, chống việc đọc kinh bằng

sách thành và chủ trương tự do đọc bằng miệng theo sự ngẫu hứng. Họ đòi đơn giản
hóa những sinh hoạt thuộc về tôn giáo. Điều đó thể hiện tính chất tiến bộ của Thanh
giáo so với Anh giáo và phù hợp với sự phát triển của giai cấp tư sản là dành nhiề
thời gian và tiền bạc cho việc phát triển kinh doanh”
10
. Cuộc đấu tranh giữa Thanh
giáo và Anh giáo thực chất là cuộc đấu tranh giữa cái mới và cái cũ, tư sản và phong
kiến. Tôn giáo được sử dụng như là một công cụ của giai cấp tư sản “giai cấp tư sản
phải nấp dưới tà áo tôn giáo để lôi kéo lực lượng, bởi vì, chế độ phong kiến còn tồn
tại khắp châu Âu, mọi người dân còn tín ngưỡng nặng nề”
11
.
Dưới sự thống trị của thực dân Anh, 13 vùng đất thực dân cũng đã có những sự
trở mình quan trọng. Sự phát triển của kinh tế đã thúc đẩy các vùng đất này tiến gần
đến nhau hơn và có những mối quan hệ nhất định. Việc xây dựng nhưng công lộ cũng
như việc xác lập hệ thống bưu chính, đã xúc tiến những mối quan hệ nói trên. Giữa 13
vùng đất thực dân đã hình thành một thị trường thống nhất. Đi đôi với việc hình thành
một thị trường thống nhất đó, về mặt văn hóa giữa các vùng đất thực dân cũng bắt đầu
giao lưu và ngày càng sôi nổi hơn. Môt nền văn hóa cộng động đã vắt đầu hình thành.
Trên cơ sở đó, giữa các cư dân trên các vùng thực dân bắt đầu có một cảm giác lờ mờ
về quyền lợi chung. Do vậy, đến giữa thể kỷ 18 các vùng đất thực dân tại Bắc Mỹ đã
xuất hiện một dân tộc mới vươn lên – dân tộc Mỹ. Đi đôi với sự hình thành dân tộc
Mỹ, sự tự giác về mặt dân tộc cũng bắt đầu tăng trưởng. Điều đó thể hiện qua tư tưởng
của nhà tư tưởng kiệt xuất Thomas Jeffferson và Benjamin Franklin. Như vậy là “một
10 Vũ Dương Ninh – Nguyễn Văn Hồng (2012), Lịch sử thế giới cận đại, Nxb. Giáo dục Việt Nam, Tr. 15.
11 Đỗ Thanh Bình (1996) (chủ biên), Một số vấn đề lịch sử thế giới, Nxb. Giáo dục, Tr. 150.
25

×