Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Phân tích nhiệm vụ kiến nghị các biện pháp bảo đảm thi hành pháp luật về giáo dục,đề nghị sửa đổi bổ sung các chính sách và quy định của nhà nước về giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.31 KB, 14 trang )

Phân tích nhiệm vụ: Kiến nghị các biện pháp bảo đảm thi
hành pháp luật về giáo dục,đề nghị sửa đổi bổ sung các chính
sách và quy định của nhà nước về Giáo dục.
Bài làm:
Thanh tra là một hoạt động cần thiết và đặc biệt quan trọng
trong quản lí giáo dục, giúp nhà quản lí kiểm tra, phát hiện và
đánh giá đúng tình hình để từ đó có những biện pháp kịp thời
cải tiến tổ chức quản lí, nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục
và đào tạo. Một trong những nhiệm vụ của thanh tra là kiến nghị
các biện pháp bảo đảm thi hành về pháp luật giáo dục;đề nghị
sửa đổi,bổ sung các chính sách và quy định của Nhà nước về
giáo dục với những nhiệm vụ cụ thể góp phần thực hiện tốt
nguyên tắc pháp chế của pháp luật về thanh tra giáo dục.
I. Cơ sở pháp lí của nhiệm vụ:
- Luật thanh tra ngày 15 tháng 06 năm 2004.
- Luật giáo dục 2005 ( sửa đổi, bổ xung 2009) tại mục 4
thanh tra giáo dục đã quy đinh rất rõ các nhiệm vụ của thanh tra
giáo dục. Trong đó nhiệm vụ “kiến nghị các biện pháp bảo đảm
thi hành pháp luật về giáo dục , đề nghị sửa đổi bổ sung các
chính sách và quy định của nhà nước về giáo dục” được quy
định tại điểm e khoản 2 điều 111.
- Nghị định số 85/2006/NĐ-CP của chính phủ ngày
18/08/2006 quy định về tổ chức và hoạt động của thanh tra giáo
dục tại điều 14.
- Thông tư 43/2006/TT-BGDĐT Hướng dẫn thanh tra
toàn diện nhà trường, cơ sở giáo dục khác và thanh tra hoạt
động sư phạm của nhà giáo.
- Luật thanh tra 2010; luật số 56/2010/QH12 ban hành
ngày 15/11/2010.
- Nghị định 37 của chính phủ về quy định thủ tục áp dụng
các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm


hành chínhvới các (37/2005/NĐ-CP)
II. Nhiệm vụ cụ thể
1. Kiến nghị các biện pháp bảo đảm việc thi hành pháp
luật về GD
- Xây dựng và trình Bộ trưởng ban hành các văn bản qui
phạm pháp luật, các tài liệu nghiệp vụ về thanh tra giáo dục, đề
xuất các biện pháp để hướng dẫn, chỉ đạo công tác và nghiệp vụ
thanh tra cho các cơ quan quản lí giáo dục để hoạt động thanh tra
được thực hiện đúng theo qui định của pháp luật;
- Trình Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo kết quả thanh tra
của các cơ sở giáo dục.
- Xây dựng các chương trình tuyên truyền, tư vấn, giải
thích pháp luật về giáo dục cho cán bộ thanh tra, cán bộ quản lí
giáo dục.
- Kiến nghị với Bộ trưởng Bộ GD&ĐT và các cơ quan có
thẩm quyền những vấn đề cần giải quyết, xử lí và những vấn đề
cần điều chỉnh, bổ sung trong các qui định quản lí, trong các
biện pháp chỉ đạo để tăng cường hiệu quả quản lí sự nghiệp giáo
dục và đào tạo.
- Quán triệt chỉ thị số 32-CT/TƯ,các văn bản chỉ đạo của
Đảng và nhà nước về công tác giáo dục pháp luật.
- Mỗi cán bộ nhà giáo, người lao động, người học phải
xây dựng rõ việc học tập nghiên cứu để hiểu biết về pháp luật và
chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật là trách nhiệm của mình. Cần
kết hợp công tác phổ biến pháp luật với việc tuyên truyền các
chủ trương chính sách của Đảng.
- Gắn với việc thực hiện chỉ thị số 32-CT/TƯ với việc thực
hiện nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, cuộc vận
động” Học tập và làm theo tấm gương Hồ chí Minh”, việc thực
hiện chỉ thị số 33/2006/CT-TTg ngày 8/9/2006 của thủ tướng

Chính phủ về chống tiêu cực, khắc phục bệnh thành tích trong
GD, các chương trình kế hoạch hành động của ngành GD trong
thời kì hiện nay.
- Nội dung tuyên truyền GD phải được lựa chọn một cách
hợp lý, có hệ thống bảo đảm kết quả thiết thực với từng đối
tượng.
a. Đối với cán bộ nhà giáo, người lao động trong ngành
GD cần tập trung các nội dung cơ bản như pháp luật về GD, về
phòng chống tham nhũng, về thực hành tiết kiệm chống lãng phí.
Tìm hiểu pháp luật về cán bộ công chức. về lao động, về cải
cách hành chính, thực hiện dân chủ ở cơ sở và hội nhập quốc tế.
b. Đối với người học cần tập trung vào các nôi dung cơ bản
như quyền và nghĩa vụ của công dân, lý luận cơ bản về pháp luật
phục vụ cho việc tìm hiểu và thực hiện pháp luật. Trong những
năm trước mắt cần tập trung vào các vấn đề về an toàn giao
thông, phòng chống ma túy, bảo vệ môi trường, quy chế thi cử.
* Biện pháp:
a. Chuẩn hóa và nâng cao chất lượng giảng dạy học tập
các kiến thức về thanh tra giáo dục cho các cán bộ quản lý giáo
dục.
b. Đổi mới nâng cao chất lượng các hình thức phổ biến GD
pháp luật ngoại khóa, xây dựng tủ sách pháp luật, tổ chức các
cuộc thi tìm hiểu về pháp luật đặc biệt là luật giáo dục.
c. Tăng cường phổ biến GD pháp luật trên các phương tiện
thông tin đại chúng trong ngành giáo dục.
d. Tập trung đầu tư các điều kiện bảo đảm cho công tác
phổ biến GD pháp luật.
Tiếp tục thực hiện chỉ thị số 40/2004/CT-BGĐT ngày
21/2/2004 về tăng cường pháp chế XHCN trong tổ chức và hoạt
động của ngành GD. Tất cả các sở GD và ĐT phải cử cán bộ

pháp chế chuyên trách thực hiện công tác pháp chế.
Tăng cường biên soạn phát hành tài liệu về GD pháp luật,
tài liệu tham khảo phục vụ việc giảng dạy học tập các kiến thức
pháp luật.
Các cục, vụ, thanh tra văn phòng và đơn vị trực thuộc Bộ
tiếp tục hoàn thiện chương trình SGK giảng dạy pháp luật, GD
công dân.
Tổ chức sơ kết và tổng kết hàng năm báo cáo cán bộ GD
và ĐT với cơ quan quản lý cấp trên theo quy định.
2. Đề nghị sửa đổi bổ sung các chính sách và quy định
của nhà nước về GD
Các chính sách và quy định của Nhà nước về Giáo dục
như: các chính sách về tiền lương, các chính sách ưu đãi cho
người học, các chính sách về đầu tư giáo dục, quy định về chuẩn
giáo viên, chuẩn nghề nghiệp của cán bộ quản lý và nhiều
chính sách khác có liên quan đến giáo dục.
Để thực hiện nhiệm vụ đề nghị sửa đổi, bổ sung cho các
chính sách về giáo dục thì người thanh tra phải nắm được tình
hình thực tiễn khi các cơ sở thực hiện những chính sách đó như
thế nào. Những chính sách đó tùy vào từng hoàn cảnh của từng
cơ sở, địa phương mà được thực hiện khác nhau.
3. Thực tiễn áp dụng.
Ví dụ 1:
Thực hiện Nghị quyết số 48/2010/QH12 ngày 16 tháng 6
năm 2010 của Quốc hội khóa XII về chương trình xây dựng luật,
pháp lệnh năm 2011, điều chỉnh chương trình xây dựng luật,
pháp lệnh năm 2010 và bổ sung chương trình xây dựng luật,
pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XII, trong đó có dự án
Luật giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo được phân công
xây dựng dự thảo Luật giáo dục đại học.

Để giúp Bộ Giáo dục và Đào tạo hoàn thiện dự thảo Luật
giáo dục đại học theo quy định, Thanh tra Bộ và các Sở Giáo dục
và Đào tạo sẽ tiến hành nghiên cứu, phân tích để trình lên Bộ
Giáo dục và Đào tạo những ý kiến đóng góp mang tính thiết
thực và khả thi, phù hợp với tình hình thực tiễn, xu thế phát triển
của giáo dục Đại học Việt Nam.
Ví dụ 2:
Kiến nghị sửa đổi một số nội dung và hình thức tuyển dụng
giáo viên trong các cơ sở giáo dục mầm non,cơ sở giáo dục phổ
thông công lập và TTGDTX của Quyết định số 62/2007/QĐ-
BGDĐT ban hành.
Cụ thể,theo đó, về nội dung và hình thức tuyển dụng giáo
viên trong các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ
thông công lập và TTGDTX, những sửa đổi, bổ sung liên quan
chủ yếu đến hồ sơ dự tuyển.
Đơn xin dự tuyển được quy định chi tiết hơn. Cụ thể,
người đăng ký dự tuyển phải cam kết trong đơn đăng ký dự
tuyển về điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định hiện hành đã được
thông báo công khai và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các
bản chụp văn bằng, chứng chỉ và giấy tờ liên quan khác nộp
trong hồ sơ đăng ký dự tuyển; cam kết về việc tình nguyện phục
vụ ở vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo (nếu có).
Bản sao (không phải công chứng hoặc chứng nhận của cơ
quan có thẩm quyền) các văn bằng, chứng chỉ và bảng kết quả
học tập phù hợp với yêu cầu của ngạch dự tuyển, giấy chứng
nhận thuộc đối tượng được hưởng ưu tiên trong tuyển dụng (nếu
có). Khi trúng tuyển, người đăng ký tuyển dụng phải mang bản
chính đến cơ quan tuyển dụng để đối chiếu.
Bãi bỏ một khoản về hồ sơ dự tuyển với nội dung: “6. Bản
cam kết của người dự tuyển về tính hợp pháp của các bản sao

giấy tờ trong hồ sơ dự tuyển. Khi trúng tuyển thì mang bản chính
đến cơ quan tuyển dụng để đối chiếu”.
Sửa đổi, bổ sung cuối cùng liên quan đến thẩm quyền,
trách nhiệm trong tuyển dụng, cụ thể: Sau khi có quyết định
công nhận kết quả tuyển dụng của cơ quan có thẩm quyền, người
đứng đầu đơn vị sự nghiệp ký hợp đồng làm việc theo quy định
và báo cáo danh sách tuyển dụng về cơ quan có thẩm quyền
quản lý giáo viên để kiểm tra, theo dõi.
Ví dụ 3: Xử lý sai phạm của Trường trung cấp Y dược
Văn Hiến
Tự ý tuyển sinh khi chưa được phép
Trường Trung cấp Văn Hiến nằm ở xã Quảng Thịnh -
huyện Quảng Xương-Thanh Hóa. Trường được thành lập từ năm
2007, ban đầu là Trường trung cấp nghề tư thục, đến năm 2009
chuyển đổi thành Trường trung cấp Văn Hiến. Trường chuyên
đào tạo về lĩnh vực y - dược, hoạt động theo mô hình ngoài công
lập, chịu sự quản lý trực tiếp của Sở GD- ĐT tỉnh Thanh Hóa.
Ngay từ khi là trường trung cấp tư thục, chưa được phép
của Bộ GD- ĐT, không có mã ngành đào tạo, chưa chuyển đổi
thành trường trung cấp nghề chuyên nghiệp, lãnh đạo trường
Trung cấp Văn Hiến đã tự ý tuyển sinh, đào tạo.
Cụ thể, trường đã tự ý tuyển 563 học sinh hệ trung cấp
điều dưỡng và y sỹ đa khoa, tự ra thông báo tuyển sinh, giấy báo
nhập học, không báo cáo với bất cứ cấp có thẩm quyền nào.
Điều đáng nói ở đây là trường chưa ký được hợp đồng liên
kết đào tạo với các trường khác như Y Phú Thọ, Cao đẳng y Hà
Nội…, nhưng vẫn thông báo tuyển sinh và đưa vào chỉ tiêu, thỏa
thuận đào tạo học sinh.
Trong quá trình tuyển sinh, đào tạo, nhà trường còn đưa ra
nhiều khoản thu không đúng quy định. Tại buổi lễ tổng kết trao

bằng tốt nghiệp (ngày 25/7/2011) mới đây, nhiều em học sinh rất
bất bình vì cách hành xử thiếu chữ tín của nhà trường.
Một học sinh của trường này (giấu tên) cho biết: Khi vào
học, chúng em phải nộp từ 8-10 triệu đồng mới có giấy báo nhập
học. Khi đó, chúng em cũng được nhà trường cho biết là liên kết
đào tạo với trường Y Phú Thọ nhưng nay ra trường chúng em lại
được phát bằng của trường Văn Hiến, như vậy là không đúng
với cam kết ban đầu.
Được biết, trước lúc thi tốt nghiệp, nhà trường còn ép các
em phải ký vào cam kết không lấy bằng liên kết với các trường
khác mà phải lấy bằng của trường Văn Hiến.
Trong Thông báo số 47 ngày 24/6/2011 của trường Văn
Hiến gửi phụ huynh và học sinh ghi rõ: “…Học sinh nào không
dự thi lần cuối cùng này sẽ phải tự chịu trách nhiệm về quyền lợi
cá nhân. Việc liên kết đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp không
được thực hiện ở bất cứ cơ sở nào khác.”
Về những sai phạm trong quá trình tuyển dụng, đào tạo,
ông Nguyễn Đức Tâm, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, hiệu phó
trường Trung cấp Văn Hiến đổ lỗi này cho đơn vị khác: “Lỗi là
do Công ty SAVIVO của Trung ương đoàn hứa “ mồm” nhưng
không thực hiện được nên không liên kết được.”
Bảo vệ "biến" thành chủ nhiệm lớp
Bên cạnh những sai phạm trong tuyển sinh đào tạo, để đủ
tiêu chuẩn giáo viên theo quy định, nhà trường đã gian lận trong
kê khai số lượng giáo viên để mở ngành Trung cấp dược sỹ.
Thế mới có chuyện khôi hài là ông Nguyễn Hữu Tĩnh (em
ông Tâm) chỉ là nhân viên bảo vệ ở Trường Thương mại Trung
ương 5, chưa có bằng đại học vẫn làm chủ nhiệm của hai lớp.
Và còn nữa, để che mắt các cơ quan chức năng cho đủ tiêu
chuẩn đào tạo, nhà trường khai khống lên cả chục tỷ đồng đầu tư

mua thiết bị, đồ dùng giảng dạy, thực chất mới chỉ đầu tư chưa
đến 1 tỷ đồng.
Kết luận thanh tra Số 237 ngày 10/3/2011 của UBND tỉnh
và Sở GD-ĐT khẳng định Trường trung cấp Văn Hiến có nhiều
sai phạm nghiêm trọng. Tuy nhiên, việc xử lý vi phạm ở trường
Trung cấp Văn Hiến chỉ dừng lại ở việc nghiêm túc kiểm điểm,
phạt hành chính 11 triệu đồng. Không có ai bị xử lý, chịu trách
nhiệm trước pháp luật. Về vấn đề này, ông Lê Văn Cương Chánh
thanh tra Sở GD- ĐT tỉnh Thanh Hóa: “Nghị định 40 xử lý quá
nhẹ, chúng tôi kiến nghị xử lý nặng hơn”.
Trong khi mọi việc nhùng nhằng chưa được giải quyết dứt
điểm thì UBND tỉnh Thanh Hóa có Công văn số 4104 ngày
6/7/2011 đề nghị Bộ GD-ĐT cấp phôi bằng tốt nghiệp cho
trường Văn Hiến. Mới đây, Bộ GD-ĐT đã cấp 560 phôi bằng tốt
nghiệp cho trường này, nhưng vẫn còn hơn 200 học sinh đã thi
rồi mà chưa được cấp bằng.
Một vấn đề đáng quan tâm là ngay từ khi lập đề án chuyển
đổi từ trung cấp nghề lên thành trung cấp chuyên nghiệp, ông
Nguyễn Đức Tâm, Chủ tịch hội đồng quản trị Trường trung cấp
Văn Hiến đã quản lý tài chính không rõ ràng, tiền thu về không
vào sổ sách theo quy định - Vũ Ngọc Kha, Phó hiệu trưởng
Trường trung cấp Văn Hiến khẳng định.
Chủ tịch HĐQT dùng bằng giả
Các kết luận thanh tra, điều tra của cơ quan chức năng đều
khẳng định ông Tâm dùng bằng đại học giả để lập dự án.
Khi trao đổi với phóng viên, ông Tâm thừa nhận việc dùng
bằng “dởm” để lập dự án. Ông Tâm thản nhiên cho biết: “Tôi làm
doanh nghiệp cần gì quan tâm đến bằng, nếu cần lên hỏi Uỷ ban vì
đây là nơi chịu trách nhiệm thẩm định hồ sơ xin thành lập trường”.
Tại biên bản họp liên ngành về việc xử lý sai phạm tại trường

Trung cấp Văn Hiến ( ngày 14/6/2011), gồm đại diện của Sở GD-
ĐT, Sở Tư Pháp, Sở Y Tế, Thanh Tra Tỉnh Thanh Hóa, Văn phòng
UBND tỉnh Thanh Hóa và Trường Văn Hiến, cũng khẳng định sai
phạm ở trường Văn Hiến nhưng chỉ xử phạt hành chính.
Về sai phạm cá nhân thì đề nghị Hội đồng quản trị nghiêm
túc kiểm điểm. Tất cả các thành viên liên ngành đều kiến nghị
UBND tỉnh, Bộ GD-ĐT cấp bằng cho học sinh. Với cái lý là vì
quyền lợi của học sinh, ngay sau đó UBND tỉnh Thanh Hóa đã có
công văn Số 4104 gửi Bộ GD-ĐT xin cấp bằng cho số học sinh mà
trường Văn Hiến tuyển sai quy định.
Ông Nguyễn Ngọc Vinh, Vụ trưởng vụ trung cấp chuyên
nghiệp đưa ra quan điểm: “Chúng tôi không đồng ý với kết quả
thanh tra của địa phương, đề nghị UBND tỉnh làm rõ nếu cần phải
chuyển sang cơ quan chức năng xử lý nghiêm trước pháp luật”.
Ngay cả PGS.TS, nhà giáo ưu tú, nguyên Hiệu phó trường
Đại học y Thái Bình, nay là Hiệu trưởng trường Trung cấp Văn
Hiến cũng thừa nhận sai phạm của trường, mặc dù ông ủng hộ
quan điểm nhân văn là phải vì học sinh: “Phải công nhận là trường
Văn Hiến làm việc theo kiểu cầm đèn chạy trước ô tô nhưng thôi
vì các em học sinh thì đề nghị Bộ, Tỉnh vẫn cấp bằng, mình phải
hợp thức hóa cái sai”.
Được biết, Cục An ninh chính trị nội bộ A83 - Bộ Công an
phối hợp với các đơn vị chức năng tiến hành xác minh và đã có kết
luận: ông Chủ tịch hội đồng quản trị Nguyễn Đức Tâm sử dụng
bằng Đại học xây dựng “dởm” để lập dự án.
Các đơn vị liên kết với trường Văn Hiến cũng đều có công
văn trả lời Cục An ninh chính trị nội bộ A83 - Bộ Công an khẳng
định là không ký liên kết, hoặc đã huỷ bỏ liên kết đào tạo với
trường Văn Hiến.
XỬ LÝ SAI PHẠM:

UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết Phó chủ tịch UBND tỉnh
Vương Văn Việt vừa ký quyết định kỷ luật đối với tập thể và cá
nhân Trường trung cấp nghề Văn Hiến (nay là Trường trung cấp Y
dược Văn Hiến), cảnh cáo và bãi nhiệm hội đồng quản trị nhà
trường, bãi miễn chức vụ phó hiệu trưởng đối với ông Nguyễn Đức
Tâm và ông Vũ Ngọc Kha.
UBND tỉnh Thanh Hóa yêu cầu Công ty cổ phần Minh Tân
(chủ đầu tư xây dựng Trường trung cấp Y dược Văn Hiến) có trách
nhiệm củng cố nhà trường; kiện toàn hội đồng quản trị và ban giám
hiệu theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.

×