Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Thực trạng đầu tư của nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản trong giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (494.44 KB, 16 trang )

Thực trạng đầu tư của nhà nước cho đầu tư xây dựng
cơ bản trong giáo dục?
Bài làm:
Đảng và Nhà nước ta luôn coi giáo dục là một quốc sách,
là động lực để thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa, đầu tư
cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, vài vậy ngân sách của Nhà
nước hàng năm luôn ưu tiên hàng đầu cho GD&ĐT và có
những cơ chế phù hợp cho ngành đồng thời huy động nguồn lực
tham gia vào lĩnh vực giáo dục
Đầu tư của Nhà nước cho GD bao gồm các khoản sau:
Chi thường xuyên cho GD
Chi thực hiện các dự án ODA
Chi thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia
Chi đầu tư xây dựng cơ bản
Chi nghiên cứu khoa học
Sau đây chúng ta cùng đi tìm hiểu về chi đầu tư xây dựng
cơ bản cho giáo dục
I.Các vấn đề chung
I.1 Đầu tư xây dựng cơ bản
Đầu tư xây dựng cơ bản là quá trình sử dụng các nguồn
lực vào hoạt động sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng tài
sản cố định, nhằm từng bước tăng cường và hoàn thiện cơ sở
vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế.
I.2 Vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước là
vốn của ngân sách nhà nước được cân đối trong dự toán ngân
sách nhà nước hàng năm từ các nguồn thu trong nước, nước
ngoài (vay nước ngoài của chính phủ và vốn viện trợ của nước
ngoài cho chính phủ, các cấp chính quyền và các cơ quan nhà
nước) để cấp phát và cho vay ưu đãi về đầu tư xây dựng cơ bản.
I.3 Chi đầu tư xây dựng cơ bản


Chi đầu tư xây dựng cơ bản là khoản chi tài chính nhà
nước được đầu tư cho các công trình thuộc kết cấu hạ tầng “cầu
cống, bến cảng sân bay, giao thông, hệ thống thủy lợi,năng
lượng, viễn thông…” các công trình kinh tế có tính chất chiến
lược, các công trình và dự án phát triển văn hóa xã hội trọng
điểm, phúc lợi công cộng nhằm hình thành thế cân đối cho nền
kinh tế, tạo ra tiền đề kích thích quá trình vận động vốn doanh
nghiệp và tư nhân nhằm mục đích tăng trưởng kinh tế và nâng
cao đời sống vật chất tinh thần cho người dân.
I.4 Chi đầu tư xây dựng cơ bản trong GD&ĐT
Chi đầu tư xây dựng cơ bản trong GD bao gồm: xây dựng
trường học, phòng học, phòng thư viện, phòng thí nghiệm,
phòng thực hành, sân chơi, bãi tập, trang thiết bị phục vụ dạy
học…
2. Cơ sở pháp lý:
Thông tư số 10/2005/TT-BTC ngày 02/02/2005 của Bộ
Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện quy chế công khai tài
chính đối với việc phân bổ, quản lý sử dụng vốn đầu tư xây
dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước.
Quyết định số 210/2006/QĐ-TTg ngày 12 tháng 9 năm
2006 của Thủ tướng Chính phủ Về việc ban hành các nguyên
tắc, tiêu chí và định mức phân bổ chi đầu tư phát triển bằng
nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2007 – 2010.
3. Nguyên tắc
Theo QĐ số 210/2006/QĐ-TTg quy định rõ:
Nguyên tắc và định mức phân bổ đầu tư:
Hàng năm Bộ Kế hoạch và đầu tư cùng thống nhất với Bộ
Tài chính giao kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản cho các địa
phương trong đó có kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản cho ngành
GD&ĐT. UBND các tỉnh, thành phố thông qua Hội đồng nhân

dân tỉnh, thành phố quyết định việc phân bổ cụ thể cho các dự
án.
Tùy theo cơ chế phân cấp của từng địa phương mà Sở
GD&ĐT được tham gia vào với mức độ khác nhau vào quá
trình lập kế hoạch, phân bổ kinh phí , điều hành thực hiện vốn
đầu tư trên địa bàn.
Bắt đầu từ năm 2007 cho đến nay, nguyên tắc, tiêu chí và
định mức phân bổ chi đầu tư phát triển bằng nguồn ngân sách
nhà nước thực hiện theo Quyết định số 210/2006/QĐ-TTg ngày
12 tháng 9 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ Về việc ban
hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ chi đầu tư
phát triển bằng nguồn ngân sách nhà nước. theo nguyên tắc
chung là:
Nguyên tắc xác định các tiêu chí và định mức phân bổ vốn
đầu tư trong cân đối cho các địa phương
Trên cở sở tổng mức vốn được Quốc hội phê duyệt, Thủ
tướng Chính Phủ giao các bộ, ngành phân bổ vốn cho các công
trình, dự án cụ thể việc phân bổ phải đảm bảo. Thực hiện theo
đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước, cân đối ngân sách
nhà nước các tiêu chí và định mức chi đầu tư phát triển được
xây dựng cho năm 2007, là cơ sở để xác định tỷ lệ điều tiết và
số bổ sung cân đối của ngân sách trung ương cho ngân sách địa
phương, được ổn định trong 4 năm của giai đoạn 2007 - 2010;
- Bảo đảm tương quan hợp lý giữa việc phục vụ các mục
tiêu phát triển các trung tâm chính trị, kinh tế của cả nước, các
vùng kinh tế trọng điểm, với việc ưu tiên hỗ trợ các vùng miền
núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc và các vùng khó
khăn khác để góp phần thu hẹp dần khoảng cách về trình độ
phát triển kinh tế, thu nhập và mức sống của dân cư giữa các
vùng miền trong cả nước;

- Bảo đảm sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư của ngân sách
nhà nước, tạo điều kiện để thu hút các nguồn vốn khác, bảo đảm
mục tiêu huy động cao nhất các nguồn vốn cho đầu tư phát
triển;
- Bảo đảm tính công khai, minh bạch, công bằng trong
việc phân bổ vốn đầu tư phát triển;
- Mức vốn đầu tư phát triển trong cân đối của từng địa
phương không thấp hơn số dự toán năm 2006 Thủ tướng Chính
phủ đã giao.
Đối với chi đầu tư phát triển trong cân đối của các địa
phương: được phân bổ trên cơ sở tính điểm theo các tiêu chí về
dân số, về trình dộ phát triển, về diện tích tự nhiên, về đơn vị
hành chính và các tiêu chí bổ sung khác.
- Tiêu chí dân số gồm 2 tiêu chí: số dân của các tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương và số người dân tộc thiểu số;
- Tiêu chí về trình độ phát triển gồm 3 tiêu chí: tỷ lệ hộ
nghèo, thu nội địa (không bao gồm khoản thu về đất) và tỷ lệ
điều tiết về ngân sách trung ương;
- Tiêu chí diện tích tự nhiên của các tỉnh, thành phố;
- Tiêu chí về đơn vị hành chính: bao gồm 4 tiêu chí số đơn
vị hành chính cấp huyện; số huyện miền núi; vùng cao, hải đảo
và biên giới của từng tỉnh, thành phố;
- Các tiêu chí bổ sung, bao gồm:
+ Tiêu chí thành phố đặc biệt: Hà Nội và thành phố Hồ
Chí Minh;
+ Tiêu chí các thành phố trực thuộc Trung ương: Hải
phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ;
+ Tiêu chí thành phố loại I thuộc tỉnh: thành phố Huế
(Thừa Thiên Huế);
+ Tiêu chí các tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng

điểm, các trung tâm phát triển của vùng và tiểu vùng.
Với hình thức phân vốn như đã nói thì các địa phương
phải chủ động nguồn thu và bố trí ngân sách cho các nhiệm vụ
chi trên địa bàn. Trong thực tế việc bố chí vốn đầu tư trên địa
bàn tỉnh, thành phố phụ thuộc trực tiếp vào khả năng thu của
mỗi địa phương. Bộ GD&ĐT không có thông tin chính thức về
tổng số vốn đầu tư cho các cơ sở GD&ĐT tại địa phương, do đó
cũng không có tổng hợp chính thức về tổng chi đầu tư xây dựng
cơ bản của toàn ngành GD&ĐT. Bộ GD&ĐT cũng chưa có quy
định kiểm tra, giám sát chi tiêu vốn đầu tư tại các địa phương,
yêu cầu với các địa phương phải có những báo cáo cụ thể cho
Bộ GD&ĐT để Bộ tổng hợp vốn đầu tư theo các lĩnh vực.
II. Thực trạng
1. Thực trạng về chi đầu tư xây dựng cơ bản của ngân
sách
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản được hình thành từ các nguồn
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản của ngân sách nhà nước được hình
thành từ các nguồn sau
Một phần tích lũy trong nước từ thuế, lệ phí, phí
Vốn viện trợ theo dự án của chính phủ, các tổ chức phi
chính phủ, các tổ chức liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế
khác.
Thực tế hiện nay trong nghành giáo dục nguồn đầu tư xây
dựng cơ bản có hai nguồn thu từ ngân sách nhà nước, hai là thu
từ các nguồn huy động các cá nhân các tổ chức xã hội .
Chi đầu tư xây dựng cơ bản: Đơn vị: tỷ đồng
Nội dung 2001 2003 2005 2006 2007 2008 2010
Chi đầu tư
Xây dựng
cơ bản

3.665 4.789 7.226 10.000 14.584 18.844 20.752
Tỷ trọng
trong
tổng số
chi NSNN
cho
GD&ĐT
18,7% 16,5% 16,8% 18,2% 16,8% 18,2% 19,45%
Theo biểu đồ trên ta thấy NSNN chi cho đầu tư xây dựng
cơ bản ngày càng tăng, năm 2001 là 3.665 tỷ đồng, năm 2010 là
20.752 tỷ.
Còn tỷ trọng đầu tư xây dựng cơ bản trong tổng số chi
NSNN cho giáo dục từ 2001-2010 tăng 0,8% nhưng rất nhỏ có
thời kỳ còn giảm 2001-2003 giảm 2,1%,
Trong chi đầu tư xây dựng cơ bản nguồn chi tại địa
phương luôn chiếm gần 50% tổng chi đầu tư xây dựng cơ bản
hàng năm và có xu hướng tăng. Nó khẳng định các địa phương
đã chủ động được việc huy động nguồn vốn cho xây dựng cơ
bản.
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung được ngân sách nhà
nước giao hàng năm chiếm từ 16,5% năm 2003 đến 23,1% năm
2008 tổng chi NSNN cho GD, trong đó phần chi đầu tư xây
dựng cơ bản ở các tỉnh, thành phố trực thuộc TW chiếm khoảng
62% phần còn lại chi cho các chi cho các khối trương ĐH, CĐ,
Trung cấp chuyên nghiệp, Dậy nghề trực thuộc các bộ, ngành…
vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung được NSNN bố trí cho
các trường và các đợn vị thuộc Bộ GD&ĐT bình quân là 7,6%
tổng vốn đầu tư toàn ngành.
Với kinh phí xây dựng cơ bản tập trung hàng năm, cùng

với chương trình mục tiêu quốc gia, kinh phí từ các nguồn xã
hội hóa cơ sở vật chất, trường lớp thiết bị dạy học không ngừng
được tăng cường đặc biệt ngành GD thực hiện tốt chương trình
kiên cố hóa trường lớp bằng các nguồn công trái GD trong 4
năm từ 2002-2006 với khoảng 9 nghìn tỷ đồng công trái giáo
dục cả nước đã xây dựng được 60 nghìn phòng học thực hiện
kiên cố hóa trường lớp xóa phòng học 3 ca phòng học tạm,
đồng thời Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định
20/2008/QĐ-TTg ngày 01/02/2008 về kiên cố hóa trường lớp và
nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008-2012vowis tổng kinh
phí 25 nghìn tỷ, chi cho đầu tư xây dựng cơ bản để xóa phòng
học tạm, 3 ca…
Trong thập kỷ đầu của thế kỷ XXI Nhà nước đã và đang
đầu tư cho GD&ĐT từ chỗ chỉ 13% lên tới 20% tổng chi ngân
sách NN, với tỷ lệ như trên thì VN thuộc vào những nước có tỷ
lệ chi cho GD cao trên thế giới. Mặc dù chi ngân sách NN cho
GD chiếm tỷ lệ lớn trong GDP và ngày càng tăng nhưng do
GDP của nước ta lại thấp vì vậy ngành GD vẫn còn gặp rất
nhiều khó khăn chô việc đảm bảo chất lượng GD.
Nguồn NSNN đầu tư cho GD tăng từ 19 nghìn tỷ đồng
năm 2001 lên 81 nghìn tỷ năm 2008 tăng 4,1 lần. Tỷ trọng chi
NSNN cho GD trong GDP năm 2001 là 4,1% chiếm 15,5%
tổng chi NSNN, năm 2006 là 5,6% chiếm 18,4% tổng chi
NSNN, từ năm 2008 trở đi chính phủ đã dành 20% tổng chi
NSNN cho GD.
Sơ đồ phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản:
Nguồn NSNN
đành cho đầu tư
Chương trình
mục tiêu quốc gia

Các dự án ODA
Học phí
Xổ số kiến thiết
Công trái GD
Đầu tư cho
các cơ sở
GD&ĐT
Các tỉnh,
thành phố
Đầu tư cho
các cơ sở
GD&ĐT
Trung ương
Xây dựng phòng học, phòng
chức năng, nhà hiệu bộ,
phòng làm việc cho giáo sư.
Xây dựng thư viện,phòng thí
nghiệm hiện đại
Xây dựng ký túc xá cho sinh
viên
Xây dựng trường đại học
đẳng cấp quốc tế.
Xóa phòng học 3 ca, phòng
học tạm.
Xây dựng phòng thư viện, thí
nghiệm, các phòng học bộ
môn.
Xây dựng nhà ở công vụ cho
giáo viên vùng miền núi,
vùng khó khăn

Chi cho GD ở Việt nam cao nhưng chưa hiệu quả, đầu tư
cơ sở vật chất chưa đồng bộ, còn lãng phí trong quá trình chi
thực hiện dự án.
=>GS.VS Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng Bộ
GD&ĐT cho rằng, bức tranh giáo dục nước nhà đã tồn tại
nhiều vấn đề chưa giải quyết tốt, việc lạm thu ở nhiều trường
càng làm cho bức tranh ấy thêm rối rắm.
Nước ta là nước nghèo, dù ngân sách đầu tư cho giáo dục
đã tăng lên nhiều. Trong hơn 20 năm qua, ngân sách đầu tư cho
giáo dục tăng lên đến 4 lần rồi, từ khoảng 5% lên đến 20%.
Nhưng nó đi đến đâu thì chưa rõ, chỉ biết là các trường còn
thiếu nhiều thứ. Đó cũng là một trong những nguyên nhân đẻ ra
việc lạm thu ở các trường. Xã hội hoá giáo dục nhằm kêu gọi cả
xã hội ủng hộ ngành giáo dục là quy định đúng và không có gì
sai cả nhưng nó phức tạp là ở từng trường thôi.
Đúng là hiện nay, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy học
ở nước ta còn thiếu nhiều thứ. Ví dụ như, học sinh phô tô tài
liệu học tập cũng mất tiền. Ở những nước khác họ có máy phô
tô đặt ở ngoài hành lang và học sinh có thể phôtô tài liệu hàng
mấy trăm trang.
Bên cạnh đó, một số khoản tiền đáng lý nhà trường không
được đứng ra thu thì lại thu. Ví dụ như việc thu tiền bảo hiểm.
Đó là khoản tiền mà các quỹ bảo hiểm phải đứng ra thu, nhưng
nhà trường lại đứng ra thu vì có hoa hồng từ việc đó.
Tuy nhiên, việc lạm thu chỉ diễn ra ở một số trường, đặc
biệt là ở thành thị, còn ở nông thôn thì không nhiều. Hiện nay,
các nhà trường chưa thể có điều kiện để lắp điều hoà nhiệt độ,
thậm chí nhiều trường còn thiếu cả quạt điện. Nhưng nhiều
người lại nghĩ ra lắp máy lạnh, lắp hệ thống loa, âm ly để tăng
âm dù phòng học rất nhỏ khiến nhiều phụ huynh có khả năng

kinh tế hạn chế khốn đốn. Theo tôi đó là việc làm không nên,
bởi sẽ làm nên những tác động không tốt đến cả phụ huynh và
học sinh. Nếu trong các trường dân lập, học sinh đều là con nhà
giàu cả, hàng tháng người ta đóng nhiều tiền thì họ được học
trong môi trường tốt, có ăn trưa, căng tin buổi sáng, thì không
có chuyện gì cả.
III. Kết luận
Trong bất kì chế độ xã hội nào dù là xã hội chủ nghĩa hay
tư bản chủ nghĩa thì giáo dục luôn là hoạt động quan trọng đối
với sự phát triển kinh-tế xã hội của một quốc gia. Bởi lẽ giáo
dục là nền tảng văn hoá, là cơ sở hình thành nhân cách và nâng
cao ý thức của mỗi con người trong xã hội.
Chi NSNN đầu tư xây dựng cơ bản là cơ sở để đảm bảo và
nâng cao chất lượng GD phục vụ cho việc dạy, học và nghiên
cứu của người học tốt hơn vì vậy Đảng và Nhà nước có những
chính sách đầu tư xây dựng hơn nữa cho giáo dục mà hàng đầu
là đầu tư xây dựng cơ bản để xóa phòng học tạm, phòng học 3
ca, phòng học tranh tre nứa lá đặc biệt là các vùng sâu vùng xa,
huy động xã hội hóa GD để mọi người đều tham gia GD và đều
được GD một cách toàn diện đó là trách nhiệm không chỉ của
riêng Đảng và Nhà nước mà còn trách nhiệm và nghĩa vụ của
toàn xã hội.
IV. Giải pháp
Tăng cường kiểm toán
Tăng cường thanh tra
Hoàn thiện cơ chế quản lý cấp phát vốn NSNN cho GD
Bố chí hợp lý cơ cấu chi tiêu và sử dụng có hiệu quả các
nguồn kinh phí đầu tư cho GD.

×