Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Luận văn quản lý thiết bị dạy nghề tại trường cao đẳng nghề cơ điện và xây dựng bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (292.01 KB, 24 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
––––––––––––––––
NGUYỄN QUANG CHƯƠNG
QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY NGHỀ
TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CƠ ĐIỆN
VÀ XÂY DỰNG BẮC NINH
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60 14 01 14
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THÁI NGUYÊN - 2014
Công trình được hoàn thành tại:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. PHÓ ĐỨC HÒA
Phản biện 1: PGS.TSKH. Nguyễn Kế Hào
Phản biện 2: PGS.TS. Trần Kiểm
Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn họp tại:
Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên - Đại học Thái Nguyên
Ngày 24 tháng 5 năm 2014
Có thể tìm hiểu luận văn:
- Trung tâm học liệu Đại học Thái Nguyên
- Thư viện trường Sư phạm - Đại học Thái Nguyên
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Việt Nam là một Quốc gia có dân số đông (hơn 90 triệu
người), số người trong độ tuổi lao động rất lớn, nước ta có lợi thế về
nguồn lao động. Nhiệm vụ của công tác dạy nghề của nước ta trong
thời gian tới là tập trung đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao,
giỏi về tay nghề, có kỹ năng thực hành và thái độ nghề nghiệp tốt góp
phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Năm 1998 Tổng cục dạy nghề được thành lập từ Vụ giáo dục


chuyên nghiệp - Bộ giáo dục về trực thuộc Bộ Lao động Thương
binh và Xã hội, luật giáo dục sửa đổi năm 2005 và luật dạy nghề
2006 ra đời và các văn bản dưới luật được ban hành tạo cơ sở pháp lý
quan trọng hình thành hệ thống dạy nghề đào tạo nghề với các cấp
trình độ: Sơ cấp nghề; Trung cấp nghề và Cao đẳng nghề. Theo luật
giáo dục hệ thống giáo dục Việt Nam được cấu trúc như sau:
Hình 1.1: Sơ đồ Hệ thống giáo dục quốc dân
1
Các trường được điều hành, giám sát bởi Bộ Giáo dục và Đào
tạo (Các trường đại học, các trường cao đẳng và các trường trung cấp
chuyên nghiệp); Bộ Lao động và Thương binh và Xã hội (các trường
Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề và các trung tâm đào tạo nghề);
ngoài ra, một số cơ sở đào tạo nghề công lập đã được thành lập bởi
các bộ ngành khác nhau ở cấp quốc gia và cấp địa phương. Hiện nay
cả nước có gần 1.700 trường đào tạo nghề, cho ra trường hơn 1,6
triệu công nhân kỹ thuật/năm. Đó là một con số gây ấn tượng. Tuy
nhiên số lượng trường dạy nghề nhiều, song quy mô nhỏ. Chương
trình đào tạo nghề, phương thức quản lý chất lượng, đầu tư tài chính
còn nhiều hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu về ngành nghề, chất
lượng đào tạo.
1.2. Chất lượng đào tạo nghề phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Mục
tiêu và nhiệm vụ của cơ sở dạy nghề; Tổ chức và quản lý bộ máy;
Hoạt động dạy và học; Giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý;
Chương trình và giáo trình; Thư viện; Cơ sở vật chất thiết bị dạy học;
Quản lý tài chính và Các dịch vụ cho người học.
Thiết bị dạy nghề (TBDN) là thiết bị chuyên ngành, việc trang
bị và sử dụng nó có quan hệ chặt chẽ với mục tiêu, nội dung, phương
pháp, hình thức tổ chức dạy học. Sự biến đổi của TBDN, trước hết
phụ thuộc vào sự biến đổi nội dung phương pháp, hình thức tổ chức
dạy của giáo viên, đáp ứng yêu cầu khoa học kỹ thuật phát triển của

xã hội, khoa học công nghệ ở mỗi thời đại, ngoài ra vai trò của các
chủ thể quản lý tác động đến TBDN tạo ra động lực phát triển nhân
tố này trong nhà trường nhằm thực hiện mục tiêu đào tạo là vấn đề
cấp thiết hiện nay.
Từ năm 2000 nhà nước đã đầu tư dự án nâng cao năng lực đào
tạo nghề (chương trình mục tiêu quốc gia), theo đó các cơ sở dạy
nghề đã được đầu tư kinh phí để trang bị TBDN dựa trên nhu cầu bức
bách và trước mắt đáp ứng ngay nhu cầu của một số ngành nghề mà
2
các cơ sở dạy nghề có năng lực. Tuy nhiên việc quản lý TBDN thời
gian qua cũng bộc lộ một số nhược điểm:
+ Thiếu tính hệ thống, định hướng phát triển của ngành nghề
phù hợp với chiến lược phát triển địa phương.
+ Chưa có cơ sở để đánh giá đầu tư mức độ công nghệ của TBDN.
+ Việc quản lý thiết bị dạy có nơi còn lỏng lẻo, sử dụng không
hết năng lực thiết bị,
1.3. Với những lý do trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Quản
lý thiết bị dạy nghề tại Trường Cao đẳng nghề Cơ điện và Xây
dựng Bắc Ninh” làm đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc quản lý thiết bị
dạy nghề, đưa ra nội dung quản lý TBDN theo hướng nâng cao hiệu
quả năng lực thiết bị, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại
Trường Cao đẳng Nghề Cơ điện và Xây dựng Bắc Ninh từ đó đề xuất
các biện pháp quản lý TBDN đáp ứng yêu cầu phát triển của nhà
trường trong giai đoạn hiện nay.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động quản lý thiết bị dạy nghề tại Trường Cao đẳng Nghề
Cơ điện và xây dựng Bắc Ninh.

3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý TBDN tại Trường Cao đẳng Nghề Cơ
điện và Xây dựng Bắc Ninh.
4. Giả thuyết khoa học
Công tác quản lý TBDN ở trường Cao đẳng Nghề Cơ điện và
Xây dựng Bắc Ninh còn nhiều hạn chế và bất cập. Nếu xác lập được
các biện pháp một cách khoa học, phù hợp, khả thi và thực hiện đồng
bộ được các biện pháp quản lý TBDN ở trường thì sẽ nâng cao chất
lượng đào tạo nghề trong nhà trường.
3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của công tác quản lý thiết bị dạy
nghề trong nhà trường.
5.2. Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý
TBDN của Trường Cao đẳng Nghề Cơ điện và Xây dựng Bắc Ninh.
5.3. Đề xuất các biện pháp quản lý TBDN của nhà trường
nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong giai đoạn hiện nay.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
6.1. Giới hạn địa bàn nghiên cứu
6.2. Giới hạn về khách thể khảo sát: Cán bộ quản lý: 32 người; Giáo
viên: 110 người; Học sinh: 300 người.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích, tổng hợp, so sánh, phân loại tài liệu có liên quan,
nhằm xây dựng cơ sở lý luận của công tác quản lý TBDN.
Tổng hợp xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Các phương pháp điều
tra viết (An - két); phương pháp phỏng vấn; Phương pháp điều tra;
phương pháp lấy ý kiến chuyên gia; phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
8. Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 3 phần:
Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác quản lý thiết bị dạy nghề.
(21 Trang)
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý thiết bị dạy nghề tại
Trường Cao đẳng Nghề Cơ điện và Xây dựng Bắc Ninh. (42 Trang).
Chương 3: Các biện pháp quản lý TBDN tại Trường Cao đẳng
Nghề Cơ điện và Xây dựng Bắc Ninh. (31 Trang)
4
Chủ thể
QL
Công cụ,
phương
Pháp QL
Đối tượng
QL
Nội dung
QL
Mục
tiêu
QL
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ
THIẾT BỊ DẠY NGHỀ
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
Trường Cao đẳng nghề Cơ điện và Xây dựng Bắc Ninh là một
trong các trường trọng điểm của dự án nâng cao năng lực đào tạo nghề
thuộc chương trình mục tiêu quốc gia về TBDN.
1.2. Các khái niệm cơ bản có liên quan đến đề tài
1.2.1. Quản lý

- Quản lý là một quá trình tác động có định hướng (có chủ
đích), có tổ chức, có lựa chọn trong số tác động có thể có, dựa trên
các thông tin về tình trạng của đối tượng và môi trường nhằm giữ cho
sự vận hành của đối tượng được ổn định và làm cho nó phát triển tới
mục tiêu đã định.
Bản chất của quản lý: Bản chất của hoạt động quản lý là sự
tác động có mục đích của người quản lý (chủ thể quản lý) đến người
bị quản lý (khách thể quản lý) nhằm đạt mục tiêu chung. Bản chất đó
được thể hiện ở sơ đồ 1.1.
Hình 1.2: Sơ đồ mô hình quản lý
(Nguồn: khoa học tổ chức và Quản lý - Đặng Quốc Bảo và tập thể tác giả)
5
Chức năng quản lý: Bao gồm 4 chức năng chính như sau: lập kế
hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra.
Có thể biểu diễn chu trình quản lý theo sơ đồ sau:

Hình 1.3: Sơ đồ các chức năng quản lý và thông tin trong quản lý
(Nguồn: cẩm nang năng lực quản lý nhà trường - Đặng Quốc Bảo)
1.2.2. Quản lý giáo dục
1.2.2.1. Khái niệm quản lý giáo dục
QLGD là một loại hình Quản lý xã hội.QLGD là hệ thống
những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật giữa chủ thể
Quản lý và khách thể Quản lý nhằm đạt được mục tiêu giáo dục dự
kiến ở từng cấp Quản lý.
1.2.2.2. Nội dung quản lý giáo dục
Nội dung QLGD về cơ bản là quản lý quá trình sư phạm, quá
trình này diễn ra ở các cơ sở giáo dục. Từ góc độ tổ chức và quản lý,
quá trình sư phạm là quá trình tạo ra các cơ hội cho người học tiếp
thu, chiếm lĩnh, lĩnh hội các kinh nghiệm xã hội để phát triển nhân
cách một cách tốt nhất.

1.2.3. Quản lý nhà trường
Quản lý nhà trường bao gồm:
- Quản lý đội ngũ giáo viên.
- Quản lý học sinh, sinh viên.
6
Lập kế hoạch
Kiểm tra Thông tin Tổ chức
Chỉ đạo
- Quản lý quá trình dạy học - giáo dục.
- Quản lý hành chính, tài chính, tài sản của nhà trường.
- Quản lý mối quan hệ giữa nhà trường và cộng đồng.
1.2.4. Thiết bị dạy nghề
1.2.4.1. Khái niệm về thiết bị dạy nghề
Thiết bị dạy nghề là một bộ phận cơ sở vật chất trong trường
dạy nghề, có tác dụng hỗ trợ trực tiếp cho người dạy trong khâu
truyền đạt kiến thức và hỗ trợ cho người học về lĩnh hội kiến thức
và rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp cho bản thân.
1.2.4.2. Phân loại TBDN
Phân loại theo các nhóm như sau:
Nhóm dụng cụ cầm tay.
Nhóm các vật liệu nghe nhìn.
Nhóm thiết bị hỗ trợ.
Nhóm thiết bị chuyên ngành.
1.3. Trường Cao đẳng nghề trong hệ thống giáo dục quốc dân
1.3.1. Nhiệm vụ và quyền hạn của Trường
- Nhiệm vụ của trường
+ Tổ chức đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất,
dịch vụ ở các trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề, sơ cấp nghề.
+ Tổ chức xây dựng, phê duyệt và thực hiện các chương trình,
giáo trình, học liệu dạy nghề đối với ngành nghề được phép đào tạo.

+ Xây dựng kế hoạch tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh học nghề.
+ Tổ chức các hoạt động dạy và học, thi, kiểm tra, công nhận
tốt nghiệp, cấp bằng, chứng chỉ nghề theo quy định của Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội.
+ Tuyển dụng, quản lý đội ngũ giáo viên, cán bộ, nhân viên.
+ Nghiên cứu triển khai các nhiệm vụ, đề tài khoa học; ứng
dụng tiến bộ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ; thực hiện sản xuất,
kinh doanh và dịch vụ khoa học kỹ thuật.
7
+ Phối hợp với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, gia đình
người học nghề trong hoạt động dạy nghề.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và
của Tổng Cục dạy nghề, Bộ Nông nghiệp & PTNT.
- Quyền hạn của Trường
+ Được chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển
nhà trường.
+ Quyết định thành lập các đơn vị trực thuộc Trường.
+ Quyết định tiếp nhận, luân chuyển, nâng lương, nghỉ chế độ,
khen thưởng, kỷ luật, cử đi học, đi công tác trong nước và ở ngoài nước.
+ Được ban hành các quy định, quy chế quản lý nội bộ.
+ Thực hiện các quyền tự chủ khác theo quy định của pháp luật
và phân cấp quản lý của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT và
Trường Cao đẳng nghề Cơ điện và xây dựng Bắc Ninh.
1.3.2. Cơ cấu tổ chức của Trường Cao đẳng Nghề
Theo quyết định của Bộ Nông nghiệp & PTNT về chức năng,
nhiệm vụ và Cơ cấu tổ chức của trường Cao đẳng nghề cơ điện và
Xây dựng Bắc Ninh theo quyết định số 1473/QĐ-BNN-TCCB ngày
23/7/2009.
1 - Hội đồng trường;
2 - Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng;

3 - Các phòng chức năng:
4 - Các khoa và bộ môn trực thuộc:
5 - Các bộ phận phục vụ, dịch vụ và triển khai công nghệ:
1.4. Nội dung quản lý thiết bị dạy nghề
Quản lý thiết bị dạy nghề là quản lý việc trang bị (Bao gồm
trang bị mới, trang bị bổ sung, kể cả tái trang bị), quản lý việc sử
dụng và quản lý việc bảo quản Thiết bị dạy nghề. Dựa vào chức năng
quản lý, nội dung quản lý Thiết bị dạy nghề có thể được tóm tắt:
8
Bảng 1.1: Bảng tóm tắt Thiết bị dạy nghề
Công tác QLTBDN
Chức năng QL
QL việc
trang bị
TBDN
QL việc sử
dụng
TBDN
QL việc
bảo quản
TBDN
Lập kế hoạch
Lập kế
hoạch
trang bị
Lập kế
hoạch
sử dụng
Lập kế
hoạch

bảo quản
Tổ chức, chỉ đạo
Tô chức, chỉ
đạo trang bị
Tổ chức,
chỉ đạo
sử dụng
Tổ chức,
chỉ đạo
bảo quản
Kiểm tra, đánh giá
Kiểm tra,
đánh giá
trang bị
Kiểm tra,
đánh giá
sử dụng
Kiểm tra,
đánh giá
bảo quản
1.5. Những nguyên tắc và yêu cầu đối với TBDN trong nhà trường
1.5.1. Những nguyên tắc
1.5.1.1. Đảm bảo tính sư phạm
1.5.1.2. Đảm bảo tính kỹ thuật
1.5.1.3. Đảm bảo tính kinh tế
1.5.1.4. Đảm bảo tính thẩm mỹ
1.5.2. Yêu cầu về quản lý TBDN trong nhà trường
1.5.2.1. Yêu cầu về trang bị
Đảm bảo tính khoa học.
Đảm bảo tính sư phạm.

Đảm bảo an toàn trong sử dụng.
Đảm bảo được tính hiệu quả kinh tế.
1.5.2.2. Yêu cầu về sử dụng
1.5.2.3. Yêu cầu về bảo quản
Kết luận chương 1
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về quản lý TBND, tác giả đã
làm rõ được các khái niệm cơ bản về quản lý giáo dục, quản lý nhà
9
trường, TBDN. Tác giả đã xác định được những nguyên tắc, yêu cầu
của TBDN trong nhà trường, đồng thời xác định được nội dung quản
lý TBDN. Đây là cơ sở lý luận cơ bản, cần thiết cho việc khảo sát,
đánh giá thực trạng quản lý TBDN cũng như đề suất những biện pháp
quản lý TBDN trong nhà trường.
Chương 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THIẾT BỊ
DẠY NGHỀ TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CƠ ĐIỆN
VÀ XÂY DỰNG BẮC NINH
2.1. Tình hình phát triển KT-XH tỉnh Bắc Ninh
2.1.1. Đặc điểm về tình hình địa lý dân cư
2.1.2. Đặc điểm về dân cư - kinh tế - văn hóa - xã hội
2.2. Khái quát quá trình phát triển của nhà trường
2.2.1. Quá trình thành lập trường
Trường Cao đẳng Nghề Cơ điện và xây dựng Bắc Ninh được
thành lập theo Quyết định số 806/QĐ-LĐTBXH ngày 25/6/2009 của
Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, trên cơ sở là
Trường Trung cấp nghề Cơ điện & Xây dựng Bắc Ninh và tiền thân
là Trường là Công nhân xây dựng được thành lập từ năm 1971 thuộc
Bộ Thủy lợi cũ.
Hiện nay trường đang đào tạo nghề theo 3 cấp trình độ: Cao
đẳng nghề, Trung cấp nghề và Sơ cấp nghề theo quy định. Bồi dưỡng

nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động theo yêu cầu của
cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật -
công nghệ, nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo; tổ chức sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật. Thực hiện liên kết
với các trường, các cơ sở nghiên cứu để đào tạo bồi dưỡng nguồn
nhân lực có trình độ Đại học.
2.2.2. Cơ cấu, tổ chức bộ máy
10
Bảng 2.2. Sơ đồ cơ cấu, tổ chức bộ máy nhà trường
(Nguồn phòng Hành chính- tổ chức Trường Cao đẳng nghề Cơ điện và Xây dựng Bắc Ninh,2014)
11
2.2.3. Đặc điểm đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên
Đội ngũ cán bộ và giảng viên giảng dạy gồm 170 người. Trong
đó có 135 giáo viên cơ hữu, 05 giáo viên thỉnh giảng. Giáo viên thỉnh
giảng được mời từ các trường Đại học và Cao đẳng đóng trên địa bàn
khu vực phía Bắc.
Bảng 2.3. Trình độ chuyên môn cán bộ, giáo viên cơ hữu
Trình độ đào tạo Nam Nữ Tổng số
Tiến sĩ 03 03
Thạc sĩ 23 07 30
Đại học 66 62 128
Cao đẳng 01 02 03
Trung cấp 0 02 02
Công nhân bậc 5/7 trở lên 04 0 04
(Nguồn phòng Hành chính- tổ chức Trường Cao đẳng nghề Cơ điện
và Xây dựng Bắc Ninh, 2014)
2.2.4. Quy mô đào tạo của nhà trường
Bảng 2.4.Các nghề đào tạo theo từng trình độ
Trình độ đào tạo
Năm

2010 2011 2012 2013
1. Cao đẳng nghề 596 444 520 550
2. Trung cấp nghề 531 541 795 810
3. Sơ cấp nghề 330 170 240 270
Tổng cộng 1.457 1.155 1.555 1.630
(Nguồn phòng đào tạo Trường Cao đẳng nghề Cơ điện và Xây dựng
Bắc Ninh, 2014)
2.2.5. Diện tích hạng mục và công trình
- Diện tích đất.
- Diện tích xây dựng nhà.
12
- Diện tích giảng đường.
- Diện tích xưởng.
- Khối phục vụ học tập.
- Diện tích ký túc xá.
- Diện tích nhà ăn, căng tin.
- Phòng khám bệnh và cấp thuốc thông thường.
2.2.6. Quan điểm và nội dung khảo sát
- Quan điểm: Khảo sát quản lý TBDN của một trường Cao
đẳng nghề phải xuất phát từ mục tiêu đào tạo của nhà trường, dựa vào
các chức năng quản lý và nội dung quản lý TBDN.
- Nội dung khảo sát:
Khảo sát bằng phiếu: Tác giả đã tiến hành những công việc như
lập phiếu hỏi, chọn đối tượng khảo sát (gồm ba đối tượng lựa chọn để
khảo sát).
1. Cán bộ quản lý bao gồm Ban giám hiệu; trưởng, phó phòng chức
năng; trưởng, phó khoa chuyên môn, trưởng bộ môn có 32/170 người.
2. Đội ngũ giáo viên dạy nghề của nhà trường 145/170 người.
3. Đối tượng HSSV đang học năm thứ 2 tại trường 250/2600
HS, SV.

2.3. Thực trạng về TBDN tại Trường Cao đẳng nghề Cơ điện
và Xây dựng Bắc Ninh
2.3.1. Tình hình trang bị thiết bị dạy nghề ở trường
2.3.1.1. Thiết bị hiện có ở các khoa chuyên môn
(Chi tiết ở phụ lục 5)
2.3.1.2. Thiết bị dạy nghề được đầu tư giai đoạn 2009 đến nay
2.3.1.3. Thiết bị dạy nghề tự làm giai đoạn 2009 đến nay
Qua khảo sát về việc chỉ đạo phong trào tự làm thiết bị dạy
nghề tại trường trường Cao đẳng nghề Cơ điện và xây dựng Bắc Ninh
cho kết quả như sau:
Bảng 2.6: Đánh giá về phong trào tự làm TBDN
13
2.3.2. Khảo sát mức độ quan tâm về thiết bị dạy nghề
Bảng 2.7 Mức độ quan tâm về thiết bị dạy nghề
2.3.3. Khảo sát nhu cầu khai thác về thiết bị dạy nghề
Bảng 2.8: Nhu cầu khai thác thiết bị dạy nghề
2.3.4. Số lượng, chất lượng, sự đồng bộ thiết bị dạy nghề
2.3.4.1. Số lượng thiết bị dạy nghề
Bảng 2.9: Khảo sát thực trạng về số lượng TBDN
2.3.4.2. Chất lượng thiết bị dạy nghề hiện có tại trường
Bảng 2.10: Thực trạng về chất lượng của TBDN hiện có
2.3.4.3. Sự đồng bộ thiết bị dạy nghề
Bảng 2.11.Thực trạng về sự đồng bộ của các thiết bị dạy nghề
2.3.4.4. Thiết kế lắp đặt TBDN
Bảng 2.12. Khảo sát thiết kế lắp đặt thiết bị dạy nghề
2.4. Thực trạng về quản lý TBDN tại Trường Cao đẳng Nghề Cơ điện
và xây dựng Bắc Ninh
2.4.1. Vai trò quản lý của Hiệu trưởng đối với thiết bị dạy nghề
Bảng 2.13: Khảo sát công tác lập kế hoạch quản lý thiết bị dạy nghề
2.4.2. Thực trạng về quản lý công tác trang bị thiết bị dạy nghề

Bảng 2.14: Khảo sát thực trạng mức độ đáp ứng thiết bị dạy nghề
2.4.3. Thực trạng về quản lý sử dụng TBDN
Bảng 2.15: Đánh giá mức độ sử dụng TBDN ở các khoa chuyên môn
Bảng 2.16: Hiệu quả sử dụng thiết bị dạy nghề ở các khoa
2.4.4. Thực trạng quản lý về bảo quản TBDN
Bảng 2.17: Đánh giá mức độ bảo dưỡng TBDN ở các khoa chuyên môn
2.5. Đánh giá chung
2.5.1. Ưu điểm và thuận lợi trong công tác quản lý TBDN tại
Trường Cao đẳng Nghề Cơ điện và Xây dựng Bắc Ninh trong thời
gian qua
Bảng 2.18: Lập kế hoạch quản lý TBDN
Bảng 2.19: Tổ chức và chỉ đạo công tác quản lý TBDN
14
Bảng 2.20: Kiểm tra đánh giá công tác quản lý TBDN
Bảng 2.21: Vai trò công tác quản lý TBDN của Hiệu trưởng
đối với việc nâng cao chất lượng dạy học.
2.5.2. Bất cập và khó khăn trong công tác quản lý TBDN tại
Trường Cao đẳng Nghề Cơ điện và Xây dựng Bắc Ninh trong thời
gian qua
2.5.2.1. Khó khăn, bất cập
2.5.2.2. Nguyên nhân
2.6. Tiểu kết chương 2
Trên cơ sở giới thiệu khái quát về tình hình phát triển kinh tế -
xã hội tỉnh Bắc Ninh và khái quát quá trình phát triển của Trường
Cao đằng Nghề Cơ điện và Xây dựng Bắc Ninh, nghiên cứu của luận
văn đã làm rõ về tình hình quản lý TBDN tại trường Cao đằng Nghề
Cơ điện và Xây dựng Bắc Ninh trong thời gian qua.
Chương 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY NGHỀ
TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CƠ ĐIỆN

VÀ XÂY DỰNG BẮC NINH
3.1. Các biện pháp quản lý TBDN tại Trường Cao đẳng nghề Cơ điện
và Xây dựng Bắc Ninh
3.1.1. Nhóm các biện pháp nâng cao nhận thức về tầm quan trọng
của thiết bị dạy nghề và công tác quản lý thiết bị dạy nghề
3.1.1.1. Ý nghĩa
3.1.1.2. Các công việc cần triển khai
3.1.1.3. Tổ chức thực hiện
3.1.1.4. Mục tiêu biện pháp
- Từ Ban Giám hiệu đến cán bộ quản lý và giáo viên, HS, SV
toàn trường luôn coi công tác quản lý TBDN là công việc thường
xuyên trong giảng dạy và học tập.
15
3.1.2. Nhóm các biện pháp quản lý việc đầu tư, trang bị TBDN
3.1.2.1. Ý nghĩa của biện pháp
3.1.2.2. Các công việc cần triển khai
3.1.2.3. Tổ chức thực hiện
3.1.2.4. Mục tiêu biện pháp
3.1.3. Nhóm các biện pháp quản lý việc sử dụng TBDN
3.1.3.1. Ý nghĩa của biện pháp
3.1.3.2. Các công việc cần triển khai
3.1.3.3. Cách tổ chức thực hiện
Bước 1: Xây dựng kế hoạch.
Bước 2: Duyệt đề xuất.
Bước 3: Chỉ đạo thực hiện.
Bước 4: Kiểm tra đánh giá
3.1.3.4. Mục tiêu cần đạt được
3.1.4. Biện pháp quản lý việc bảo quản, bảo dưỡng thiết bị dạy nghề
3.1.4.1. Ý nghĩa của biện pháp
3.1.4.2. Các công việc cần triển khai

3.1.4.3. Cách tổ chức thực hiện
Quy trình Bảo dưỡng thiết bị:
Bước 01: Yêu cầu kiểm soát thiết bị
Bước 02: Duyệt kế hoạch bảo dưỡng thiết bị.
Bước 03: Thực hiện bảo dưỡng.
Quy trình sửa chữa thiết bị:
Bước 01: Lập biên bản, đánh giá xem xét và đề xuất hướng
giải quyết.
Bước 02: Duyệt đề xuất.
+ Trường hợp 1: Các nguyên nhân sự cố mà Khoa có khả năng
thực hiện bảo dưỡng.
16
+ Trường hợp 2: Các nguyên nhân sự cố mà Khoa không có
khả năng thực hiện bảo dưỡng thì phòng Quản Trị Đời sống thực
hiện, nếu không thực hiện được thì xin ý kiến hợp đồng với đơn vị
ở bên ngoài để sửa chữa.
Bước 03: Thực hiện xử lý.
Bước 04: Nghiệm thu và bàn giao.
Bước 5: Nhận bàn giao đưa vào sử dụng và lưu hồ sơ.
3.1.4.4. Mục tiêu biện pháp
3.1.5. Các biện pháp hỗ trợ việc quản lý thiết bị dạy nghề
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình đào tạo. Để thực hiện
được các biện pháp về quản lý việc khai thác, quản lý việc sử dụng,
quản lý việc bảo quản thì yếu tố về nhân cách người quản lý, phương
thức người quản lý, chương trình đào tạo, trình độ và kỹ năng thao
tác của đội ngũ giáo viên cũng là một nhân tố góp phần thành công
cho những biện pháp nói trên.
3.1.5.1. Xây dựng mô hình nhân cách cán bộ quản lý trong nhà trường
3.1.5.2. Đổi mới quan điểm trong công tác quản lý nhà trường
3.1.5.3. Đổi mới nội dung, chương trình đào tạo nghề

3.1.5.4. Phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên dạy nghề
3.1.5.5. Nâng cao chất lượng quản lý, hoàn thiện các chế độ chính
sách đối với giáo viên
3.1.5.6. Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo giáo viên
17
3.2. Mối quan hệ giữa nhóm các nhóm biện pháp
Hình 3.1: Sơ đồ mối quan hê giữa các biện pháp
3.3. Khảo sát tính cần thiết và khả thi của các biện pháp
3.3.1. Tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
Thực hiện có hiệu quả các biện pháp đã nêu trên là điều không
phải dễ, bởi việc quản lý TBDN là một công việc đòi hỏi sự đầu tư
công sức, trí tuệ, vật chất tài chính không phải nhỏ.
Để tiến hành kiểm chứng tính cấp thiết và tính khả thi của
các biện pháp đã đề xuất, chúng tôi tiến hành khảo sát 32 cán bộ quản
lý là các đồng chí trong Ban Giám Hiệu, các đồng chí là trưởng, phó
phòng khoa, 110 giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy lâu năm (10
năm trở lên) tại trường nhằm khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả
thi của các nhóm biện pháp đã đề xuất. kết quả khảo sát cho các số
liệu ở bảng 3.2.
18
Quản lý
TBDN
Biện pháp quản lý bảo
quản, bảo dưỡng TBDN
Biện pháp quản lý
việc sử dụng TBDN
Biện pháp nâng cao
nhận thức
Biện pháp
hỗ trợ

công tác quản

Biện pháp
quản lý
đầu tư trang
TBDN
Bảng 3.2: Tổng hợp kết quả khảo sát về tính cần thiết và tính khả
thi của các nhóm biện pháp
TT
Nội dung các
nhóm biện pháp
Tính cần thiết Tính khả thi
Rất
cần
thiết
Cần
thiết
Không
cần
thiết
Rất
khả thi
Khả
thi
Không
khả
thi
SL % SL % SL % SL % SL % SL %
1
Nâng cao nhận

thức về TBDN
50 100 0 0 0 0 46 92 4 8 0 0
2
Quản lý đầu tư
trang bị TBDN
50 100 0 0 0 0 50 100 0 0 0 0
3
Quản lý sử dụng
TBDN
46 92 4 8 0 0 42 84 8 16 0 0
4
Quản lý việc bảo
quản, bảo dưỡng
TBDN
44 88 3 6 3 6 20 40 30 60 0 0
5
Biện pháp hỗ trợ
việc quản lý
TBDN
27 54 20
4
0
3 6 22 44 25 50 3 6
Từ kết quả khảo sát có thể thấy rằng, các nhóm biện pháp đề
xuất trên đây được đa số CBQL, giáo viên của trường đánh giá là rất
cấp thiết và rất khả thi. Tuy vậy cũng có 6% ý kiến cho rằng nhóm
biện pháp thứ 4 và nhóm biện pháp thứ 5 là không cần thiết.
Qua các khảo sát cho thấy với 5 nhóm biện pháp nêu trên mà
tác giả đã đề xuất đều có tính cần thiết và tính khả thi cao, hy vọng
đây có thể là một tài liệu tham khảo giúp BGH, cán bộ quản lý

TBDN nghiên cứu và áp dụng trong quá trình quản lý TBDN để góp
phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề của trường Cao đẳng nghề Cơ
điện và Xây dựng Bắc Ninh trong giai đoạn hiện nay.
19
3.3.2. Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện các biện pháp
Mặc dù đã có sự thống nhất cao trong đánh giá về tính cần thiết
và khả thi của các biện pháp đã nêu, song qua kết quả khảo nghiệm và
sự trao đổi trực tiếp với các đồng chí cán bộ quản lý trong nhà trường
chúng tôi thấy rằng, quá trình triển khai thực hiện các biện pháp quản
lý TBDN nói trên sẽ gặp một số thuận lợi và khó khăn sau:
3.3.2.1. Thuận lợi
3.3.2.2. Khó khăn
Kết luận chương 3
Qua quá trình khảo sát thực tế, thu thập thông tin dữ liệu, phân
tích và đánh giá, tác giả nghiên cứu nhận thấy rằng để công tác quản
lý TBDN đạt kết quả cao, nâng cao được chất lượng và hiệu quả đào
tạo nghề, cần có một hệ thống các biện pháp tổng thể và đồng bộ.
Song trong khuôn khổ, phạm vi nghiên cứu của đề tài, luận văn chỉ
đề xuất 5 biện pháp chủ yếu.
Các biện pháp đã được tiến hành khảo nghiệm thông qua lấy ý
kiến của CBQL và GV của nhà trường. Những biện pháp này là trọng
tâm, quan trọng, cần được triển khai thực hiện một cách đồng bộ để
đem lại kết quả tối ưu nhất cho nhà trường nhằm nâng cao được chất
lượng và hiệu quả đào tạo.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Kết quả nghiên cứu của tác giả về các biện pháp quản lý thiết
bị dạy nghề tại trường Cao đẳng nghề Cơ điện và Xây dựng Bắc
Ninh trong giai đoạn hiện nay có thể rút ra một số kết luận sau đây:
- Về lý luận

TBDN là một thành tố không thể thiếu được trong quá trình
đào tạo nghề, nó góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng
đào tạo và tiếp cận mục tiêu đào tạo nghề.
20
Qua nghiên cứu luận văn đã làm sáng tỏ cơ sở lý luận của công
tác quản lý TBDN tại nhà trường.Các khái niệm cơ bản, nội dung
quản lý TBDN, những nguyên tắc và yêu cầu của TBDN.
- Về thực tiễn
Trên cơ sở lý luận về công tác quản lý thiết bị dạy nghề, luận văn
đã khảo sát, phân tích, đánh giá được thực trạng công tác quản lý thiết bị
dạy nghề tại trường Cao đẳng nghề Cơ điện và Xây dựng Bắc Ninh
trong thời gian qua.
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với trường Cao đẳng Nghề Cơ điện và Xây dựng Bắc Ninh
- Ban Giám hiệu cần đưa công tác quản lý TBDN trong trường
là công tác trọng tâm trong kế hoạch năm học.
- Trong tiêu chuẩn thi đua, khen thưởng hàng năm phải xác
định công tác quản lý TBDN là một tiêu chí để đánh giá mức độ hoàn
thành nhiệm vụ năm học của từng cán bộ quản lý và giáo viên trong
toàn trường.
- Tiếp tục duy trì và phát huy tốt phong trào thi đua tự làm
TBDN và đồ dùng dạy học hàng năm và xem xét xây dựng mức
thưởng xứng đáng để động viên phong trào.
- Thường xuyên tổ chức các hội thảo các chuyên đề về công tác
quản lý TBDN.
- Xây dựng kế hoạch cụ thể, khoa học để triển khai các biện
pháp quản lý TBDN, đảm bảo tính hệ thống, khả thi và đạt hiệu
quả cao.
2.2. Đối với Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn
- Tăng cường đầu tư ngân sách cho nhà trường và mở rộng

quan hệ quốc tế để thu hút sự đầu tư của các tổ chức quốc tế cho
công tác đào tạo nghề nói chung và nhà trường nói riêng.
21
- Cần nâng mức kinh phí đào tạo để tăng cao thời gian thực
hành góp phần nâng cao chất lượng tay nghề cho HSSV trong
thực hành.
- Tiếp tục quan tâm tạo điều kiện cho nhà trường và cho phép
nhà trường được tự chủ hơn nữa trong công tác đầu tư,mua sắm trang
thiết bị dạy nghề.
2.3. Đối với Bộ Lao động TB&XH, Tổng cục dạy nghề
- Bộ cần xây dựng một chiến lược chung về công tác TBDN,
ban hành hệ thống văn bản phù hợp với việc đầu tư TBDN, quan tâm
đầu tư cho các trường nghề còn gặp khó khăn để dần xoá bỏ chênh
lệch về trình độ đào tạo trong cả nước.
- Cần nhanh chóng ban hành đầy đủ chương trình khung đối
với các nghề trong danh mục nghề đào tạo, danh mục TBDN tối thiểu
để các cơ sở dạy nghề chủ động xây dựng chương trình theo quy
định, đáp ứng nhu cầu người học và thị trường lao động.
- Tổng cục dạy nghề chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi
dưỡng cho đội ngũ giáo viên dạy nghề, cán bộ làm công tác quản lý
TBDN được tiếp cận với những phương pháp giảng dạy tiên tiến
trong khu vực và thế giới. Tổ chức hội thảo khoa học về các chuyên
đề sử dụng, bảo dưỡng, bảo quản các thiết bị TBDN hiện đại.
- Đầu tư kinh phí cho TBDN cần đầu tư kinh phí bổ sung cơ sở
vật chất đi kèm thì sẽ đạt hiệu quả cao hơn.
22

×