Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Điều tra thực trạng sử dụng thuốc kháng sinh trong chăn nuôi lợn thịt tại xã chiềng hặc, huyện yên châu, tỉnh sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (904.63 KB, 54 trang )


1

TRƢỜNG CAO ĐẲNG SƠN LA
KHOA NÔNG LÂM








BÁO CÁO TỐT NGHIỆP

Chuyên đề: “Điều tra thực trạng sử dụng thuốc kháng sinh trong
chăn nuôi lợn tại xã Chiềng Hặc huyện Yên Châu tỉnh Sơn La”


Chuyên ngành: Chăn Nuôi








Giảng viên hướng dẫn:
Nguyễn Thị Nga
Sinh viên thực hiện:


Hà Thị Thương
Lớp:
Cao Đẳng Chăn Nuôi k49
Khoá:
2012 - 2015




Sơn La, tháng 5 năm 2015



2
LỜI CẢM ƠN

Nằm trong kế hoạch đào tạo của bộ giáo dục, để đảm bảo tính hệ
thống về lý luận, tính khoa học và tính thực tiễn cho chương trình đào tạo
của nhà trường, trường Cao Đẳng Sơn La tổ chức thực tập làm khóa luận,
chuyên đề tốt nghiệp và thi học phần cho sinh viên năm cuối. Để hoàn
thành quá trình thực tập tốt nghiệp và đánh giá kết quả học tập của sinh
viên theo chương trình đào tạo của nhà trường khóa học 2012 - 2015, tôi
đã thực hiện chuyên đề tốt nghiệp với đề tài:
“Điều tra thực trạng sử dụng
thuốc kháng sinh trong chăn nuôi lợn tại xã Chiềng Hặc huyện Yên Châu
tỉnh Sơn La”
Nhân dịp hoàn thành chuyên đề, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn
chân thành tới các thầy cô giáo trong khoa Nông Lâm trường Cao Đẳng
Sơn La đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành chuyên đề này. Tôi
xin chân thành cảm ơn UBND xã Chiềng Hặc và các phòng ban liên quan

đã tạo điều kiện cung cấp số liệu và hướng dẫn tôi tại địa phương để tôi
có thể hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này. Đặc biệt, qua đây cho phép
tôi được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến cô giáo Nguyễn Thị Nga đã
hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho tôi hoàn thành quá trình thực tập và hoàn
thiện chuyên đề tốt nghiệp.
Sau cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình và bạn bè
đã động viên, khích lệ tôi trong quá trình hoàn thành chuyên đề.
Do lần đầu còn chưa có kinh nghiệm thực tiễn nên chuyên đề không tránh
khỏi những thiếu sót về nội dung và bố cục, mong nhận được nhiều sự đóng góp
ý kiến từ phía thầy cô và bạn bè để chuyên đề thêm hoàn thiện, có thể ứng dụng
vào thực tiễn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!
Sơn La, tháng 05 năm 2015
Sinh viên thực hiện


Hà thị Thƣơng




3
MỤC LỤC
CHƢƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1. Lý do chọn đề tài: 7
1.2. Mục đích nghiên cứu. 8
CHƢƠNG II: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 9
2.1. Tình hình chăn nuôi lợn trong nƣớc. 9
2.2. Kháng sinh và cách sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi. 9

2.2.1. Định nghĩa thuốc kháng sinh. 9
2.2.2. Phân loại thuốc kháng sinh. 10
2.2.3. Cơ chế tác dụng của KS. 14
2.3. Những nguyên nhân chính gây tồn dƣ kháng sinh trong thịt lợn: 14
2.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu lực kháng sinh khi sử dụng. 14
2.4.1. Sự phối hợp các KS hoặc sự phối hợp các KS với các hóa chất khác. 14
2.4.2. Nồng độ kháng sinh trong máu và trong các mô cơ thể. 15
2.4.3. Máu và thân dịch cơ thể có thể ảnh hưởng đến hiệu lực của kháng sinh
15
2.4.4. Hàng rào sinh lý học làm ngăn cản sự chuyển kháng sinh trong cơ thể.
15
2.4.5. Yếu tố ngoại giới. 15
2.4.6. Sự miễn nhiễm của cơ thể đối với kháng sinh. 16
2.4.7. Sự đề kháng của vi khuẩn với kháng sinh. 16
2.5. Các nguyên tắc sử dụng kháng sinh trong trị
li
ệu. 16
CHƯƠNG III: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
16
3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. 16
3.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu. 16
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu. 17
3.2. Nội dung nghiên cứu: 17
3.3. phƣơng pháp nghiên cứu. 17
3.3.1. phƣơng pháp chọn mẫu. 17
3.3.2. Phƣơng pháp thu thập tài liệu. 18
3.3.3. Phƣơng pháp so sánh. 18
3.3.4. Phƣơng pháp thống kê mô tả. 19
3.3.5. phƣơng pháp xử lý số liệu. 19


4
CHƢƠNG IV: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI KHU
VỰC NGHIÊN CỨU 20
4.1. Điều kiện tự nhiên của xã Chiềng Hặc huyện Yên Châu tỉnh Sơn La 20
4.1.1. Vị trí địa lý. 20
4.1.2. Điều kiện địa hình. 20
4.1.3. Điều kiện khí hậu. 20
4.1.4. Đặc điểm thuỷ văn và nguồn nước 21
4.2. Điều kiện kinh tế, xã hội. 21
4.2.1. Dân số. 21
4.2.2. Dân tộc. 22
4.2.3. Văn hoá, giáo dục, y tế. 22
4.2.4 Kinh tế xã hội. 23
4.2.5 Lao động thu nhập. 24
CHƢƠNG V: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 25
5.1. Tình hình chăn nuôi lợn ở xã Chiềng Hặc huyện Yên Châu tỉnh Sơn La
25
5.1.1. Số lượng, loại lợn và cơ cấu đàn lợn nuôi tại Chiềng Hặc. 25
5.1.2. Thức ăn, chuồng trại và phương thức chăn nuôi lợn tại Chiềng Hặc. 26
5.1.3. Các biện pháp phòng bệnh cho lợn. 30
5.1.4. Các bệnh thường xảy ra trên lợn nuôi tại Chiềng Hặc 32
5.1.5. Phương pháp điều trị bệnh cho lợn. 33
5.2. Tình hình sử dụng kháng sinh và các chế phẩm chứa kháng sinh trong
chăn nuôi lợn. 35
5.2.1. Tỉ lệ các hộ có sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi lợn. 35
5.2.2. Mục đích sử dụng kháng sinh và phương pháp lựa chọn kháng sinh sử
dụng trong điều trị và trong chăn nuôi lợn của địa bàn nghiên cứu. 36
5.2.3 Đường cung cấp KS và thời gian ngưng sử dụng KS trước khi giết mổ.
39
5.2.4. Các chế phẩm có chứa kháng sinh được sử dụng trong chăn nuôi lợn.

41
5.3. Một số biện pháp hạn chế sử dụng, tồn dƣ kháng sinh trong chăn
nuôi lợn. 43
CHƢƠNG VI: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 45
6.1 Kết luận. 45
6.2 Kiến nghị. 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO 47

5
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

Bảng 5.1. Số lƣợng và cơ cấu đàn lợn nuôi tại địa bàn nghiên cứu 25
Bảng 5.2. Các loại thức ăn, chuồng và phƣơng thức chăn nuôi lợn tại đ

a
bàn nghiên cứu
27
Bảng 5.3. Các biện pháp phòng bệnh cho lợn 30
Bảng 5.4. Các bệnh thƣờng xảy ra trên lợn nuôi tại địa bàn 32
Bảng 5.5. Bảng so sánh tỉ lệ tiêm vaccin và tỉ lệ các bệnh thƣờng xảy ra 33
Bảng 5.6. Phƣơng pháp điều trị bệnh cho lợn nuô
i
34
Bảng 5.7. Tỉ lệ hộ nuôi lợn có dùng kháng s
i
nh trong chăn nuôi lợn của địa
bàn nghiên cứu 35
Bảng 5.8. Mục đích sử dụng KS và phƣơng pháp lựa chọn KS sử dụng
trong chăn nuôi lợn của địa bàn nghiên cứu 37
Bảng 5.9. Đƣờng cung cấp KS cho lợn

39
Bảng 5.10 Thời gian ngƣng sử dụng kháng sinh trƣớc khi giết mổ lợn. 40
Bảng 5.11 Các chế phẩm có chứa kháng sinh được sử dụng trong chăn nuôi lợn.
41
Biểu đồ 5.1 Thể hiện tỉ lệ % số lƣơng đàn lợn 26
Biểu đồ 5.2 Thể hiện tỉ lệ % Cơ cấu đàn lợn 26
Biểu đồ 5.3 Thể hiện tỉ lệ % thức ăn dùng trong chăn nuôi lợn 28
Biểu đồ 5.4. Thể hiện tỉ lệ(%) loại chuồng nuôi lợn 29
Biểu đồ 5.5 Thể hiện tỉ lệ % phƣơng thức nuôi lợn 29
Biểu đồ 5.6 Tỉ lệ % các bệnh thƣờng xảy ra và kết quả tiêm vaccin 33
Biểu đồ 5.7 Tỉ lệ % các hộ chọn phƣơng pháp điều trị bệnh cho lợn. 35
Biểu đồ 5.8 Thể hiện tỉ lệ % hộ nuôi lợn sử dụng kháng sinh 36
Biểu đồ 5.9 Thể hiện tỉ lệ % mục đích sử dụng kháng sinh trong các hộ
chăn nuôi 38
Biểu đồ 5.10 Thể hiện tỉ lệ % phƣơng pháp sử dụng kháng sinh trong các
hộ chăn nuôi. 38
Biểu đồ 5.11 Thể hiện tỉ lệ %
đƣờng cung cấp KS cho lợn
40




6
DANH MỤC VIẾT TẮT

- LMLM: Lở mồm long móng
- KS: Kháng sinh
- PTH: Phó thương hàn
- THT: Tụ huyết trùng

- kHHGĐ: Kế hoạch hóa gia đình
























7
CHƢƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1. Lý do chọn đề tài:
Hiện nay, an toàn vệ sinh thực phẩm là một trong những vấn đề ưu tiên

hàng đầu ở nhiều quốc gia. Bởi, tình hình ngộ độc thực phẩm ngày càng gia tăng
đã gây thiệt hại lớn về kinh tế, xã hội, làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của
cộng đồng, tác hại lâu dài, làm ảnh hưởng đến các mối quan hệ quốc tế. Số liệu
thống kê 6 tháng đầu năm 2010, toàn quốc đã xẩy ra 67 vụ ngộ độc thực phẩm
làm 2,6 ngàn trường hợp ngộ độc, trong đó 27 người tử vong.
Thịt lợn là thức ăn chiếm phần lớn trong tổng lượng thức ăn có nguồn
gốc từ động vật của con người. Ngoài ra, thịt lợn còn là thức ăn truyền thống và
hợp khẩu vị của phần lớn các dân cư, dân tộc, các quốc gia trên thế giới, trong
đó có Việt Nam. Vì vậy, thịt lợn không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm là
một trong những nguy cơ tổn hại rất lớn đến sức khỏe cộng đồng.
Có rất nhiều nguyên nhân gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm đối với thịt
lợn, trong đó vấn đề về tồn dư kháng sinh là một vấn đề nan giải và đáng báo
động. Có thể xem đây là một trong những “sát thủ” vô hình đang từng ngày,
từng giờ làm tổn hại sức khỏe của người tiêu dùng.
Qua nhiều nghiên cứu, người ta đã ghi nhận những ảnh hưởng xấu của tồn
dư kháng sinh trong sản phẩm chăn nuôi: Làm mất cân bằng sinh thái hệ vi sinh
vật đường ruột, gây hiện tượng quen thuốc của vi sinh vật gây bệnh, làm nẩy
sinh hiện tượng kháng kháng sinh ; Làm ảnh hưởng đến kỹ thuật chế biến và
bảo quản sản phẩm; Làm tăng chi phí trong chăn nuôi; Làm giảm hiệu quả sử
dụng kháng sinh; Ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng: Gây dị
ứng, nguy cơ gây quái thai, gây ung thư, gây ngộ độc thức ăn và còn là vấn đề
đạo đức xã hội Mà nhiều nhà khoa học đã cảnh báo và được dư luận xã hội rất
quan tâm.
Trong nhiều năm qua, vấn đề tồn dư kháng sing trong sản phẩm chăn nuôi
đã được tiến hành nghiên cứu ở nhiều tỉnh thành trong nước nhưng vẫn chưa
được đầy đủ, đồng bộ. Năm 1999, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm nước ta được
thành lập, hệ thống quản lý chuyên ngành thống nhất từ Trung ương đến địa
phương nhưng hoạt động chưa có hiệu quả; Hiện tượng ngộ độc thức ăn gia
tăng. Việc kiểm soát các nguyên nhân gây ngộ độc thức ăn rất bất cập. Trước
yêu cầu thách thức việc hội nhập WTO, để kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm

của hàng hóa xuất và nhập khẩu, đảm bảo quyền lợi và sức khỏe của người tiêu

8
dùng và cộng đồng Nước ta đã công bố Luật an toàn vệ sinh thực phẩm và sẽ
bắt đầu có hiệu lực vào ngày 7/11/2011.
Xuất phát từ tình hình trên, tôi tiến hành nghiên cứu chuyên đề: “Điều tra
thực trạng sử dụng thuốc kháng sinh trong chăn nuôi lợn tại xã Chiềng Hặc
huyện Yên Châu tỉnh Sơn La”
1.2. Mục đích nghiên cứu.
- Đánh giá thực trạng chăn nuôi lợn tại xã Chiềng Hặc huyện Yên Châu
tỉnh Sơn La.
- Đánh giá được tình hình sử dụng thuốc kháng sinh trong chăn nuôi lợn
tại xã Chiềng Hặc huyện Yên Châu tỉnh Sơn La.
- Đề xuất biện pháp hạn chế sử dụng và tồn dư kháng sinh trong chăn nuôi lợn.





















9
CHƢƠNG II: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1. Tình hình chăn nuôi lợn trong nƣớc.
Theo kết quả điều tra sơ bộ tại thời điểm 1/4/2014 của tổng cục thống kê, cả
nước có 26,39 triệu con lợn, tăng nhẹ (0,3%) so với cùng kỳ. Hiện tại chăn nuôi lợn
khá thuận lợi do giá lợn hơi tăng và dịch lợn tai xanh không xảy ra đã kích thích
người chăn nuôi đầu tư tái đàn. Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng 6 tháng đầu năm
ước tính đạt 1963,3 nghìn tấn, tăng 1,65% so với cùng kỳ năm trước.
Theo USDA, năm 2014 nhu cầu tiêu thụ thịt lợn của Việt Nam vào
khoảng 2,245 triệu tấn, tăng 1,8% so với năm 2013. Sản lượng thịt lợn của Việt
Nam năm 2014 dự kiến ở mức 2,26 triệu USD, đảm bảo cho Việt Nam xuất
khẩu khoảng 15 nghìn tấn thịt lợn.
2.2. Kháng sinh và cách sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi.
2.2.1. Định nghĩa thuốc kháng sinh.
Từ năm 1889, Vuillemin đã đề cập đến vấn đề “Antibiosis” nghĩa là
chống lại sự sống của sinh vật – yếu tố kháng sinh.
Cho đến nay, có nhiều quan điểm khác nhau về việc định nghĩa “Thuốc
kháng sinh”, “ Chất kháng sinh”. Qua từng thời kỳ, cùng theo sự phát triển của
khoa học, đặc biệt là sự phát triển của công nghệ sinh học, hóa học, dược
học Con người ngày càng nghiên cứu, chiết xuất, tổng hợp được nhiều loại
kháng sinh mới; đồng thời cũng phát hiện ngày càng rõ hơn về cấu trúc, đặc tính
lý – hóa, tính năng, tác dụng của chúng. Do đó việc định nghĩa và phân loại
“Thuốc kháng sinh”, “Các chất kháng sinh” là một vấn đề luôn được các nhà
khoa học quan tâm.
Năm 1928, Fleming đã nhận thấy trong môi trường nuôi cấy tụ cầu vàng

có lẫn nấm Penicillium notatum (Penicillium chrysogenum) có hiện tượng: Các
lạc khuẩn gần nấm Penicillium notatum, đã không phát triển được.
Đến năm 1941, Florey và Chain đã nghiên cứu, chiết xuất, đưa Penicillin
vào điều trị, mở ra “ Kỷ nguyên kháng sinh” trong ngành dược học. Lúc này
kháng sinh được coi là “những chất do vi sinh vật tiết ra (vi khuẩn, vi nấm), có
khả năng kìm hãm sự phát triển của vi sinh vật khác”. Tuy nhiên trước đó, vào
năm 1936, Sulfonamid đã được tìm thấy và sử dụng trong điều trị, nhưng được
gọi với tên là “Các chất hóa trị liệu kháng khuẩn” [1], [ Tr.186].
Năm 1942, kháng sinh được Waksman định nghĩa như sau: Kháng sinh

10
- “Antibiotics” là những chất được tạo bởi các vi sinh vật, nó chống lại sự phát
triển hoặc tiêu diệt các vi sinh vật khác ở một nồng độ nhỏ.
Về nghĩa thì “Antibiotics” là chống lại sự sống. Nhưng nghĩa này quá
rộng, nó bao gồm cả các chất sát trùng, đồng thời cũng chưa nêu lên được tính
chuyên biệt và những tác động của thuốc kháng sinh đối với cơ thể người và
động vật [2], [Tr.20].
Hóa học tự nhiên sản sinh ra bởi một vi sinh vật, với nồng độ thấp, có khả
năng ức chế sự sinh trưởng hay tiêu diệt một số vi khuẩn hoặc các vi sinh vật
khác”. Các chất nhân tạo, các chất tổng hợp hoặc các dẫn xuất bán tổng hợp
(các Sulfamid, Nitrofuran ) có khả năng ức chế hoặc tiêu diệt vi khuẩn được
gọi là các chất kháng khuẩn tổng hợp [3], [Tr.48].
Tác giả Nguyễn Phước Tương và Trần Diễm Uyên (2000) cũng có quan
điểm tương tự. Các chất kháng khuẩn tổng hợp, được hai tác giả này xếp vào
nhóm ”Các KS hóa học tổng hợp” [4], [Tr.141].
Theo tác giả Nguyễn Như Pho và Võ Thị Trà Giang : “ Thuốc kháng sinh
là tất cả những chất hóa học (không kể nguồn gốc: Chiết xuất từ môi trường
nuôi cấy vi sinh vật, bán tổng hợp hay tổng hợp) có khả năng kìm hãm sự phát
triển của vi khuẩn (bacteriostatic) hoặc tiêu diệt vi khuẩn (bactericidal) bằng các
tác động chuyên biệt trên một giai đoạn chuyển hóa cần thiết của vi sinh vật”.

Theo định nghĩa này thì Sulfamid, Quinolon cũng được xếp vào các chất KS [2],
[Tr.20].
Theo tác giả Đào Văn Phan (2007) thì: “kháng sinh là những chất do vi
sinh vật tiết ra hoặc những chất hóa học bán tổng hợp, tổng hợp, với nồng độ rất
thấp, có khả năng đặc hiệu kìm hãm sự phát triển hoặc diệt được vi khuẩn” [1],
[Tr.187] Với định nghĩa này thì các chất kháng khuẩn có nguồn gốc từ thực vật
sẽ không được gọi là kháng sinh.
Theo tác giả Nguyễn Khắc Hiếu (2009): “Thuốc kháng sinh là những chất
có nguồn gốc tự nhiên và các sản phẩm cải biến chúng bằng con đường hóa học,
có khả năng ức chế hoặc tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh ngay ở nồng độ thấp
(10
-
3
– 10
-2
µg/ml); Ở liều điều trị, không hoặc ít độc với cơ thể vật chủ. Một
số còn có tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư” [5], [Tr. 44]
Như vậy, định nghĩa “thuốc kháng sinh ” đã được hoàn thiện dần theo
thời gian và ngày càng phù hợp với bản chất, tính năng, và công dụng của nó.
2.2.2. Phân loại thuốc kháng sinh.

11
Tác giả Nguyễn Như Pho và Võ Thị Trà An (2003) [31], [Tr.20] đã sắp
xếp các nhóm kháng sinh dựa theo nhiều yếu tố khác nhau:
2.2.2.1. Dựa vào cấu trúc hóa học.
Nhóm 1: β-lactam: Penicillin, Ampicilin, Amoxicilin, Cephalosporin…
Nhóm 2: Aminoglycosid: Streptomycin, Gentamicin, Kanamycin,Neomycin…
Nhóm 3: Polypeptid: Colistin, Bacitracin, Polymyxin…
Nhóm 4: Tetracyclines:Tetracycline, Oxitetracycline, Chlotetracycline,
Doxycycline

Nhóm 5: Phenicol: Chloramphenicol, Thiamphenicol
Nhóm 6: Macrolide: Erythromycin, Spiramycin, Tylosin…
Nhóm 7: Lincomycin, Virginiamycin…(nhóm KS gần gũi với macrolide)
Nhóm8: Sulfonamid: Sufaguanidin, Sulfacetamid, Sulfamethoxazo
Nhóm 9: Diaminopyrimidin: Trimethoprim, Diaveridin
Nhóm 10: Quinolone: Acid nalidixic, Flumequin, Norfloxacin…
Nhóm 11: Nitrofuran: Nitrofurazol, Furazolidon, Furaltadon,…
Nhóm 12: Các nhóm khác: Glycopeptid, Pleuromutilin (Tiamulin )
2.2.2.2. Dựa vào cơ chế tác động.
KS Tác động lên thành tế bào vi khuẩn
Màng của tất cả các tế bào sống (vi khuẩn và động vật có vú) đều có cấu trúc
lipid phức tạp, do đó có thể bị tiêu hủy bởi chất sát trùng. Nhưng, tế bào vi
khuẩn còn có thành bên ngoài màng tế bào. Thành này được cấu tạo bởi
Peptidoglycan, gồm nhiều dây polysaccharide thẳng, dọc và ngang.
Polysaccharid gồm nhiều phân tử đường: N-acetyl-glucosamine và N-acetyl-
muramic (chỉ có ở vi khuẩn). Một số KS có thể vô hiệu hóa quá trình hình thành
màng tế bào của một số vi khuẩn. Ví dụ: Bacitracin, Vancomycin.
KS tác động lên màng tế bào chất (màng bào tương)
Màng tế bào chất có nhiệm vụ bao bọc và ngăn cách dịch tương bào với tế bào.
Nó có tính thấm chọn lọc, điều hòa sự trao đổi với môi trường bên ngoài. Màng
tế bào chất của vi khuẩn được cấu tạo bởi: Protein, Phospholipid. Các KS có
thuộc nhóm Polypeptide (Colistin, Polymyxin) và Polyens (chất kháng nấm) có
khả năng gắn kết các chất hóa học, làm xáo trộn chức năng thẩm thấu (làm cho
Mg
2+,
K
+
, Ca
2+
Trong bào tương thoát ra ngoài), làm rối loạn chức năng

sống của vi khuẩn.
KS tác động lên sự tổng hợp Axit nucleic của vi khuẩn

12
Một số KS có tác dụng khống chế, tiêu diệt vi khuẩn nhờ cơ chế tác động vào
các quá trình tổng hợp Axit Nucleic của vi khuẩn. Ví dụ: Quinolone ức chế
mạnh sự tổng hợp DNA trong giai đoạn nhân đôi do ức chế DNA gyrase.
Rifampin ức chế tổng hợp RNA do ức chế RNA polk2ymerase. Sulfonamid đối
kháng cạnh tranh với PABA (P-aminobenzoic acid) một tiền chất để tổng hợp
Acid folic (động vật có vú dùng Folat có sẵn trong thực phẩm còn vi khuẩn phải
tổng hợp Folat). PABA kết hợp với Pteroic acid hoặc Glutamic acid để tạo
Pteroylglutamic acid (PGA), chất này giống như 1 Coenzym trong sự tổng hợp
Purin và Timin. PGA cũng là 1 phần của phân tử B
12
có liên quan đến sự biến
dưỡng Acid amin và Purin. Do đó khi thiếu PABA sẽ gây thiếu Purin, Acid
Nucleic. Trimethoprim ức chế Dihydrofolat Reductase ngăn quá trình chuyển
hóa Dihydrofolat thành Tetrahydrofolat (dạng hoạt động của Acid Folic).
KS tác động đến quá trình tổng hợp Protein của vi khuẩn
Quá trình tổng hợp Protein của vi khuẩn xảy ra thông qua việc chuyển giao
thông tin di truyền đã được mã hóa trên mRNA. Đơn vị chức năng quá trình này
là Ribosome. Tế bào vi khuẩn có Ribosome 70S, gồm 2 tiểu đơn vị 30S và 50S.
Một số KS có khả năng gây nhiễu loạn quá trình tổng hợp Protein của vi khuẩn.
Ví dụ: KS nhóm Aminoglucosid (Streptomycine…) gắn chặt tiểu đơn vị 30S,
phong bế hoạt động bình thường của phức hợp khởi đầu, can thiệp tiếp cận
tRNA, làm sai đoạn gene, từ đó hình thành các Protein không chức năng. KS
Tetracycline cũng gắn vào tiểu đơn vị 30S phong bế sự kết hợp của tRNA với
mRNA.KS nhóm Chloramphenicol gắn với tiểu đơn vị 50S, ức chế enzym
Peptidyl transferase không cho Amino Acid gắn vào chuỗi Polypeptid. KS nhóm
Macrolide (Erythromycin…) tranh giành vị trí gắn ở Ribosom và ngăn cản vị trí

dịch chuyển các Acid Amin.
2.2.2.3. Dựa vào tác động kháng khuẩn: Chia làm hai nhóm:
KS kìm khuẩn: Là những KS không có tác dụng hủy diệt mầm bệnh mà
chỉ ức chế sự nhân lên của chúng. Nhóm này gồm: Tetracycline, Macrolide,
Lincosamid, Synergistin, Phenicol, Sulfamid, Diaminopyrimidin.
KS diệt khuẩn: Là những KS có hoạt tính diệt vi khuẩn. Sự phân biệt này
chỉ có tính tương đối. Tùy theo liều lượng cung cấp mà KS có tác dụng kìm
khuẩn hoặc sát khuẩn. Tuy nhiên, đối với những KS chỉ có tác dụng sát khuẩn ở
nồng độ rất cao trong máu (có thể gây độc tính hoặc tai biến cho cơ thể) thì chỉ
được sử dụng với mục đích kìm khuẩn ở liều thấp. Có 2 loại KS sát khuẩn:

13
- KS sát khuẩn phụ thuộc nồng độ: Tốc độ sát khuẩn phụ thuộc nồng độ
đạt được trong máu. Hiệu lực của những KS này thường rất nhanh chóng. Nhóm
này gồm: Nhóm fluoroquinolone tác động lên vi khuẩn Gr
-
, Polypeptid,
Sufamid
+ Diaminopyrimidin. Ứng dụng trong điều trị: Chỉ cần cấp KS 1-2 lần
trong
ngày.

- KS sát khuẩn phụ thuộc thời gian: Tốc độ sát khuẩn phụ thuộc thời gian vi
khuẩn tiếp xúc KS ở nồng độ lớn hay bằng nồng độ ức chế tối thiểu. Hiệu lực của
loại KS này thường xảy ra chậm; Gồm các nhóm sau: Nhóm β-Lactam,nhóm
Glycopeptid, nhóm Quinolone trên Staphylococcus, nhóm Rifampicin. Vì vậy,
trong điều trị nên chia tổng liều thành nhiều liều nhỏ trong ngày.
Nhóm KS kìm và diệt khuẩn: Là những KS ở nồng độ thấp có tác dụng
ức chế sự phát triển của vi khuẩn, ở nồng độ cao thì diệt khuẩn. Ví dụ:
Nhóm

Tetracyclin, nhóm Phenicol Sự phân loại này căn cứ vào tỉ lệ:

Nồng độ tối thiểu diệt khuẩn của thuốc
Nồng độ tối thiểu kìm khuẩn của thuốc
Nếu tỉ lệ này > 4 thì KS đó là kìm khuẩn
Nếu tỉ lệ này ≈ 4 thì KS đó là diệt khuẩn
2.2.2.4. Dựa vào công dụng chính của thuốc (khả năng tiêu diệt mầm bệnh)
- Nhóm KS chống vi khuẩn.
- Nhóm KS chống virus.
- Nhóm KS chống nấm.
2.2.2.5. Dựa vào độ pH
- Nhóm kháng sinh mang tính Acid.
- Nhóm kháng sinh mang tính kiềm.
Kiểu phân loại này có ý nghĩa trong việc chọn, phối hợp kháng sinh trong
điều trị.
2.2.2.6. Dựa vào hoạt phổ KS: Rất có ý nghĩa trong việc chọn lựa, dùng thuốc
KS trong điều trị.
Nhóm KS hoạt phổ hẹp: Gồm các loại KS khi ở liều điều trị chỉ ức chế
hoặc tiêu diệt được 1-2 loại vi khuẩn. Ví dụ: Bacitracin, Tyrotrycin: chỉ tác dụng
với trực khuẩn Gr
+
; Vacomycin với cầu khuẩn Gr
+
; Novobiocin diệt cầu khuẩn
Gr
+
và chỉ có tác dụng rất yếu đối với liên cầu Gr
-
; Penicillin tác dụng tốt đối


14
với
cầu trực khuẩn Gr
+
.

Nhóm KS hoạt phổ rộng: Là những KS khi ở liều điều trị có thể diệt hoặc
ức chế tốt đối với nhiều loại vi khuẩn. Ví dụ: Nhóm Phenicol, nhóm Tetracyclin,
nhóm Aminosid và các KS tổng hợp: Sulfamid, Quinolon, các dẫn xuất của
Nitrofura Có tác dụng tốt đối với cả cầu khuẩn (Gr
+
và Gr
-
), trực khuẩn (Gr
+
và Gr
-
) và với xoắn khuẩn, Ricketsia, vi khuẩn lao [5], [Tr.45-46]
2.2.3. Cơ chế tác dụng của KS.
- Ức chế sự tổng hợp thành tế bào: gồm một số KS thuộc nhóm β-Lactam
(cácPenicillin, các Cephalosporin ), Bacitracin,
- Ức chế sự tổng hợp axít Nucleic: Quinolon, Rifamycin, Nitrofuran,
Nitro-imidazol.
- Ức chế sự tổng hợp Protein: Aminoglycosid, Tetracycline (tác động vào
vị trí tiểu đơn vị 30S của vi khuẩn), nhóm Phenicol, Macrolic, Lincosamid
(tác động vào vị trí tiểu đơn vị 50S).
- Làm tổn thương màng tế bào: Polymyxin (Colistin)
- Ức chế chuyển hóa Acid folic: Nhóm Sulfanamid, Trimethoprim… [8]
2.3. Những nguyên nhân chính gây tồn dƣ kháng sinh trong thịt lợn:
- Do thức ăn chăn nuôi tiếp xúc với môi trường có chứa kháng sinh.

- Do sử dụng thường xuyên kháng sinh trong chăn nuôi nhằm mục đích
kích thích tăng trọng, phòng bệnh, chữa bệnh gia súc.
- Do kháng sinh được cho thêm vào thức ăn cho gia súc để bảo quản súc
sản lâu hư; hoặc do kháng sinh được tiêm hoặc cho súc vật uống trước khi giết
thịt; hoặc do người kinh doanh cho thêm vào sản phẩm nhằm mục đích kéo dài
thời gian bảo quản thịt tươi.
Bất cứ kháng sinh nào dùng để chữa bệnh cho người và động vật, nếu còn
tồn dư một lượng dù nhỏ nhất cũng có thể gây kháng thuốc của E.Coli. Khi
E.Coli đã kháng thuốc thì nó có thể chuyển plasmid kháng thuốc của nó cho các
loại vi khuẩn gây bệnh khác sống trong đường ruột (Báo Nông nghiệp số 203 ra
ngày11/10/2006).
2.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu lực kháng sinh khi sử dụng.
2.4.1. Sự phối hợp các KS hoặc sự phối hợp các KS với các hóa chất khác.
Tính tích cực của sự phối hợp tốt:
- Mở rộng phổ tác dụng, điều trị các ca bệnh ghép.
- Giảm được liều điều trị để giảm độc tính của thuốc (khi cần thiết).

15
Tác hại của việc phối hợp không hợp lý:
- Làm giảm hoặc mất tác dụng của kháng sinh (tương tác thuốc).
- Làm tăng độc tính của kháng sinh.
- Làm tăng kháng kháng sinh của vi khuẩn.
Những khuyến cáo khi phối hợp kháng sinh:
- Không nên phối hợp các thuốc kìm khuẩn với các thuốc diệt khuẩn, vì sẽ
đối kháng nhau hoặc làm mất tác dụng của nhau.
- Có thể phối hợp các thuốc có tác dụng hiệp đồng với nhau, nhưng không
quá 2 loại kháng sinh Thường hay phối hợp Penicillin với Cephalosporin,
Polymycin với Bacitracin,
- Có thể phối hợp các thuốc kìm khuẩn với nhau hoặc các thuốc diệt
khuẩn với nhau, nhưng không cùng đích tác dụng. Ví dụ: không phối hợp

Chloramphenicol với các Macrolid.
2.4.2. Nồng độ kháng sinh trong máu và trong các mô cơ thể.
Nồng độ kháng sinh trong máu và trong các mô của cơ thể là yếu tố quan
trọng đến hiệu lực điều trị của kháng sinh. Điều này tùy thuộc vào đường cấp
thuốc: Cấp thuốc bằng cách tiêm thì nồng độ kháng sinh trong máu đạt được
một cách nhanh chóng, tác dụng điều trị nhanh hơn.
2.4.3. Máu và thân dịch cơ thể có thể ảnh hưởng đến hiệu lực của kháng sinh
Một số KS: Streptomycin, Sulfamid, khi tiếp xúc với với huyết thanh,
dịch não tủy, mủ Thì bị giảm tác dụng.
2.4.4. Hàng rào sinh lý học làm ngăn cản sự chuyển kháng sinh trong cơ thể.
- Màng ngăn cách máu với dịch não tủy (Penicilline, Streptomycin không
thể qua được màng ngăn cách máu - não.
- Màng nhau: Kiểm soát một số loại kháng sinh
- Màng ngăn cách ở ruột: Khi uống Streptomycin, Neomicin Thuốc
không được hấp thụ vào máu.
- Màng tương dịch: Penicillin không đi qua được màng tương dịch phổi
và phúc mạc, nhưng Chlotetracyclin thì đi qua dễ dàng.
- Màng ngăn cách tuyến sữa: Hầu hết các kháng sinh đều thấm qua màng
tuyến sữa.
2.4.5. Yếu tố ngoại giới.
Khi dùng các kháng sinh phổ rộng, làm tiêu diệt các vi sinh có ích sẽ dẫn
đến sự mất cân bằng sinh thái của vi sinh, tạo điều kiện cho các vi khuẩn có hại
phát triển. Đồng thời sẽ mất nguồn vitamin do vi khuẩn có ích tổng hợp.

16
2.4.6. Sự miễn nhiễm của cơ thể đối với kháng sinh.
Khi dùng kháng sinh liều cao hoặc có sự trợ lực của các chất trị liệu hữu
hiệu, cơ thể sẽ hồi phục nhanh, các cơ chế miễn nhiễm trong cơ thể chưa kịp
hoặc được kích thích chưa đúng mức, chưa tạo đủ kháng thể.
2.4.7. Sự đề kháng của vi khuẩn với kháng sinh.

Sau khi dùng kháng sinh một thời gian (tăng trọng, phòng hoặc trị bệnh),
thì xuất hiện một số chủng vi khuẩn vô hiệu hóa kháng sinh.
Yếu tố sinh học: Khi thường xuyên tiếp xúc với thuốc (hoặc hóa chất), vi
sinh vật sẽ dần dần quen, nhờn và kháng được thuốc.
Do sử dụng kháng sinh không đúng:
- Sử dụng kháng sinh không đúng nguyên tắc, dùng thuốc kém phẩm chất
- Dùng với liều lượng thấp (kích thích tăng trọng, phòng bệnh)
- Liều lượng và liều trình không đảm bảo.
- Thức ăn, nước uống, thực phẩm, Có kháng sinh tồn lưu.
2.5. Các nguyên tắc sử dụng kháng sinh trong trị
li
ệu.
- Cần kiểm tra phân lập vi khuẩn chính xác, thử tính mẫn cảm với các
kháng sinh khác nhau, chọn kháng sinh có tác dụng mạnh nhất để điều trị.
- Trong suốt quá trình điều trị, phải luôn đảm bảo đủ nồng độ tác dụng
của kháng sinh trong máu.
- Dùng kháng sinh đúng phát đồ điều trị cho đến khi bệnh khỏi hẳn,
không còn thấy triệu chứng nữa.
- Nên phối hợp các loại kháng sinh có tác dụng hiệp đồng để làm tăng
hiệu quả điều trị, đồng thời làm giảm lượng thuốc mỗi loại, tránh độc cho cơ thể.
- Cần kết hợp điều trị với hộ lý tốt, chế độ dinh dưỡng đảm bảo, kết hợp
bổ sung vitamin hợp lý để nâng cao thể trạng cơ thể.






CHƯƠNG III: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
3.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu.

17
Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề là con lợn được nuôi ở các hộ nông
dân tại Chiềng Hặc huyện Yên Châu tỉnh Sơn La.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu.
* Phạm vi về không gian.
Chuyên đề nghiên cứu trên địa bàn xã Chiềng Hặc huyện Yên Châu tỉnh
Sơn La.
* Phạm vi về thời gian:
Các dữ liệu, thông tin được sử dụng để đánh giá thực trạng chăn nuôi và
sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi lợn ở xã Chiềng Hặc huyện Yên Châu tỉnh
Sơn La được thu thập trong 4 năm 2012, năm 2013, năm 2014, 4 tháng đầu năm
2015, trong đó tập trung tìm hiểu tình hình chăn nuôi lợn, sử dụng kháng sinh
trong chăn nuôi lợn năm 2015.
3.2. Nội dung nghiên cứu:
* Điều tra, đánh giá tình hình chăn nuôi lợn tại xã Chiềng Hặc huyện Yên
Châu tỉnh Sơn La qua các hộ điều tra.
+ Quy mô chăn nuôi lợn.
+ Phương thức.
+ Thức ăn.
+ Giống và cơ cấu giống lợn.
+ Chuồng trại nuôi lợn.
+ Các biện pháp phòng bệnh cho lợn.
+ Tình hình dịch bệnh.
+ Phương pháp điều trị bệnh cho lợn.
* Điều tra, đánh giá tình hình sử dụng thuốc kháng sinh và các chế phẩm
chứa kháng sinh trong chăn nuôi lợn.
+ Tỷ lệ các hộ sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi lợn.

+ Mục đích sử dụng kháng sinh và phương pháp lựa chọn kháng sinh sử
dụng trong điều trị và trong chăn nuôi lợn.
+ Đường cung cấp và thời gian ngừng sử dụng kháng sinh trước khi giết mô
+ Các chế phẩm chứa kháng sinh được sử dụng trong chăn nuôi.
* Đề xuất các biện pháp hạn chế sử dụng và tồn dư kháng sinh trong chăn
nuôi lợn.
3.3. phƣơng pháp nghiên cứu.
3.3.1. phƣơng pháp chọn mẫu.

18
- Chọn bản điều tra: Chọn 4 bản trong xã Chiềng Hặc là bản Văng Lùng,
xóm Đoàn Kết, bản Huổi Toi, bản Nà Ngà.
- Chọn hộ nông dân điều tra: Mỗi bản điều tra tiến hành phỏng vấn 15 hộ
nông dân và phỏng vấn ngẫu nhiên.
3.3.2. Phƣơng pháp thu thập tài liệu.
3.3.2.1. Thu thập tài liệu thứ cấp.
- Các số liệu về tổng quan địa bàn nghiên cứu.
- Quy mô, cơ cấu và biến động đàn lợn qua các năm.
- Kết quả sản xuất các ngành kinh tế và ngành chăn nuôi qua các năm.
- Diễn biến bệnh dịch và kết quả tiêm phòng chống dịch bệnh cho đàn lợn
qua các năm.
Các số liệu trên được thu thập thông qua việc sao chép số liệu tại phòng
thống kê của xã, sao chép số liệu của cán bộ thú y xã.
3.3.2.2 Thu thập tài liệu sơ cấp.
- Các số liệu về tình hình chung của hộ; kết quả sản xuất trồng trọt, chăn
nuôi và sản xuất khác của hộ; Số lượng gia súc, gia cầm chăn nuôi trong hộ;
Tình hình dịch bệnh, tình hình sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi lợn, mục
đích sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi, thời gian ngừng thuốc kháng sinh
trước khi giết mổ,… Số liệu sơ cấp được thu thập bằng phiếu điều tra với các
câu hỏi điều tra phỏng vấn và mẫu biểu được chuẩn bị trước theo mục đích

nghiên cứu.
- Các nhận định, đánh giá tình hình chăn nuôi lợn và sử dụng kháng sinh
trong chăn nuôi lợn được thu thập thông qua trao đổi với lãnh đạo ở xã, người có
chuyên môn ở các phòng chức năng, cán bộ chuyên môn ở Bản, Trưởng Bản và
một số người chăn nuôi có kinh nghiệm.
3.3.3. Phƣơng pháp so sánh.
Đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hóa có cùng một
dung lượng, tính chất tương tự để xác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ
tiêu. Trên cơ sở đánh giá đánh giá các mặt phát triển hoặc kìm hãm phát triển, hiểu quả
hay không hiệu quả để tìm ra các giải pháp hợp lý cho từng trường hợp
+ Số tuyệt đối: Biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai mức độ của hiện tượng
trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể.
+ Số tương đối: Biểu hiện mức độ so sánh giữa hai mức độ của hiện tượng
nghiên cứu cùng loại nhưng khác nhau về thời gian và không gian.
+ Số bình quân: Biển hiện mức độ theo một tiêu thức nào đối tượng gồm

19
nhiều đơn vị cùng loài.
3.3.4. Phƣơng pháp thống kê mô tả.
Là phương pháp nghiên cứu các hoạt động chăn nuôi bằng việc mô tả số
liệu thu thập được. Phương pháp này dùng để phân tích sự tác động của các
hoạt động chăn nuôi thú y đến sự phát triển kinh tế - xã hội, trên cơ sở số liệu
điều tra phân tích theo thời gian và không gian, sau đó tổng hợp kết quả để thấy
được xu hướng phát triển của sự vật hiện tượng.
3.3.5. phƣơng pháp xử lý số liệu.
Các số liệu thu thập được tổng hợp sử lý bằng phương pháp tính tỉ lệ phần trăm.
Công thức tính:
Tỷ lệ (%) = Số con / Tổng số con x 100%



20
CHƢƠNG IV: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI KHU
VỰC NGHIÊN CỨU

4.1. Điều kiện tự nhiên của xã Chiềng Hặc huyện Yên Châu tỉnh Sơn La
4.1.1. Vị trí địa lý.
Xã Chiềng hặc là xã vùng II của huyện yên châu, chạy dọc theo đường
quốc lộ 6 với tổng diện tích tự nhiên là 4.405,05 ha. Cách trung tâm của huyện
yên châu 10 km về phía Tây Bắc, xã có vị trí tiếp giáp
- Phía Bắc giáp với xã sặp vạt;
- Phía Đông giáp với xã Chiềng khoi ;
- Phía Nam giáp với xã Tú nang;
- Phía Tây giáp với xã mường lựm;
4.1.2. Điều kiện địa hình.
Địa hình bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi, độ cao trung bình của xã 400m so
với mực nước biển. Địa hình dốc nhẹ phù hợp với phát triển nông - lâm nghiệp.
Đất đai được hình thành chủ yếu trên đất ferarit đỏ vàng và phiến thạch sét.
Qua khảo sát cho ta thấy đất đai ở xã Chiềng Hặc được chia thành 4 nhóm chính:
- Nhóm I gồm những dạng tương đối bằng phẳng có độ dốc từ 1-8
0
, nhóm
này chủ yếu trồng những cây ngắn ngày.
- Nhóm II gồm những đồi có độ dốc từ 8-15
0
nhóm này chủ yếu trồng
những cây hoa màu.
- Nhóm III gồm những đồi có độ dốc từ 15-25
0,
nhóm này chủ yếu trồng
những cây ngắn ngày và triển khai mô hình nông lâm kết hợp.

- Nhóm IV gồm những dãy núi cao có độ dốc trên 25
0
, địa hình bị chia cắt
mạnh bởi các dãy núi cao, quá trình rửa trôi xói mòn rất mạnh.
4.1.3. Điều kiện khí hậu.
* Khí hậu:
Xã Chiềng Hặc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rõ
rệt trong năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, sau thường xen kẽ gió
tây nam khô nóng và thường xuất hiện sương muối. mùa mưa từ cuối tháng 5
đến tháng 10 lượng mưa trung bình 1000-1400ml.
- Nhiệt độ trung bình trong năm đạt tối cao là 26
0
c, tối thấp là 15,5
0
c.
- Độ ẩm không khí trung bình đạt 80%.
- Số giờ nắng trung bình đạt 1900
h
- 2000
h
/ năm khí hậu thuận lợi cho các
cây trồng như: Lúa, Ngô, Khoai, Sắn, Các loài cây ăn quả, cây công nghiệp.

21
Tuy nhiên ở vùng có gió Tây Nam cũng có nhiều ảnh hưởng xấu tới quá trình ra
hoa kết quả của một số loài cây như: Xoài, Nhãn, Mơ, Mận và quá trình đổ đòng
của lúa xuân.
4.1.4. Đặc điểm thuỷ văn và nguồn nước
* Thủy văn:
Xã Chiềng Hặc có hệ thống thủy văn tương đối dày, bao gồm các con

suối, nước ngầm, ao, hồ, các khe nước ngầm Con suối chạy qua trung tâm xã là
suối sặp.
- Suối sặp là con sông chảy dọc theo ranh giới xã. Chiều dài khoảng 45km
được bắt nguồn từ huyện mộc châu, chạy qua xã tú nang va các bản Huổi Mong,
Huổi nga, Nà Ngà, Đoàn kết, Văng lùng, Tà Vài Có trữ lượng nước rất tương
đối nên rất thuận lợi cho người dân sử dụng nước trong việc tưới tiêu, chăn nuôi,
đánh bắt cá.
- Ngoài những suối lớn trên còn có các khe nước nhỏ phân bố xen kẽ các
vùng đồi núi trên toàn xã. Mùa cạn kiệt nước trùng với mùa khô lưu lượng nước
nhỏ. Mùa mưa lũ lưu lượng nước lại rất lớn, tốc độ dòng chảy cao, lượng nước
tập trung thường gây ra lũ quét, lũ ống ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất và
đời sống của nhân dân.
* Nguồn nƣớc
- Nguồn nước mặt: Được lưu giữ ở các hệ thống , suối, ao, hồ. Nguồn
nước mặt rất dồi dào, phong phú, thuận lợi việc phục vụ cho sản xuất phát triển
nông lâm, ngư nghiệp.
- Nước ngầm: Cùng với sự dồi dào nguồn nước mặt và qua điều tra khảo
sát đã tìm thấy rất nhều mạch nước ngầm, nguồn nước ngầm rất phong phú và
đủ phục vụ sinh hoạt cho người dân.
4.2. Điều kiện kinh tế, xã hội.
Tình hình sử dụng đất đai của xã:
Xã Chiềng Hặc có diện tích đất nông nghiệp là 2.549,67 ha, chiếm 51,69 %
tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp là chủ
yếu với diện tích là 1.749 ha, chiếm 61,93% diện tích đất nông nghiệp. Qua đó
chúng ta có thể thấy rằng ngành nông nghiệp trên địa bàn xã Chiềng Hặc vẫn là
ngành chính, người dân trong xã chủ yếu vẫn làm nghề nông nghiệp. Cơ cấu,
diện tích đất nông nghiệp được thể hiện ở biểu sau:
4.2.1. Dân số.
- Theo số liệu điều tra dân số năm 2014 là 5.149 người, tỷ lệ tăng dân số là 2%,


22
có 1.120 hộ. Dân cư chia làm 17 bản bao gồm 4 dân tộc, trong đó dân tộc Thái
90%, 10% dân tộc khác. Lao động, chủ yếu là lao lộng thuần nông, bình quân
4,8 khẩu/ hộ Mật độ dân số bình quân 145 người/ km
2
, phân bố dân cư thuận lợi
cho việc sản xuất và quản lý xã hội.
- Công tác dân số KHHGĐ được xem là một trong những chương trình xã
hội trong xã nói riêng và toàn huyện nói chung được triển khai tích cực.
4.2.2. Dân tộc.
- Theo báo cáo điều tra dân số đến cuối năm 2014 trên địa bàn xã có 4 dân
tộc cùng sinh sống đó là Thái, Kinh, H’mông, Sinh Mun mỗi dân tộc có bản sắc
đặc trưng và ngành nghề truyền thống riêng biệt, tiêu biểu như dệt thổ cẩm với
các loại hình hóa văn độc đáo, làm chăn đệm cho việc cưới xin của dân tộc Thái,
múa xòe của dân tộc Thái, H’mông, Sinh Mun. Các dân tộc anh em có truyền
thống đoàn kết gắn bó với nhau trong đấu tranh, sản xuất, và giao lưu văn hóa,
hình thành và phát triển nền văn hóa cộng đồng đa dạng và có tính nhân văn cao.
4.2.3. Văn hoá, giáo dục, y tế.
* Văn hóa.
Tăng cường chỉ đạo công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực văn hoá. Tổ
chức thực hiện tốt các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, tập trung tuyên
truyền các nhiệm vụ chính trị của đất nước, của tỉnh và của huyện như: Kỷ niệm
84 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam; kỷ niệm 89 năm Cách mạng
Tháng tám thành công và quốc khánh 02/9, kỷ niệm 84 năm ngày thành lập mặt
trận dân tộc thống nhất Việt Nam (18/11/1930 – 18/11/2014). Tuyên truyền việc
“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Toàn dân rèn luyện
thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây
dựng đời sống văn hoá" và nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh,
quốc phòng của xã. Duy trì hoạt động tốt 17 đội văn nghệ của các trường, bản.
Năm 2014 có 12 bản đạt bản văn hoá, trong đó có 8 bản đạt 3 năm bản văn hoá;

có 601 hộ/ 1120 hộ đạt gia đình văn hoá năm 2014.
* Giáo dục đào tạo.
Để đáp ứng được nhu cầu học tập của các con em trong xã, góp phần nâng
cao trình độ dân trí trong cộng đồng dân cư. Mạng lưới trường học đã được củng
cố, năm học 2013 – 2014 toàn xã có 01 trường THCS, 02 trường tiểu học, 02
trường mầm non, có 01 trường mầm non đạt trường chuẩn quốc gia với các
phòng học được xây dựng khang trang, trang thiết bị đồ dùng giảng dạy từng
bước đáp ứng nhu cầu dạy và học.

23
Tăng cường quản lý nhà nước về giáo dục, đào tạo. Cơ sở vật chất trường
lớp, thiết bị giảng dạy và học tập tiếp tục được quan tâm đầu tư, thực hiện tốt
công tác phổ cập giáo dục tiểu học, xoá mù chữ; phổ cập tiểu học đúng độ tuổi.
Tổ chức thực hiện tốt cuộc vận động "Hai không", cuộc vận động "Học tập và
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"; Kết quả xét chuyển lớp, chuyển cấp
năm học 2013 – 2014 cả 3 cấp học từ Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở đạt
100%. Triển khai nghiêm túc nhiệm vụ năm học 2014 – 2015. Duy trì và hoạt
động trung tâm học tập cộng đồng xã. Chỉ đạo tổ chức thành công khai giảng
năm học 2014 – 2015, Hội nghị cán bộ công nhân viên chức nhà trường năm
học 2014 - 2015 tại các trk2ường trên địa bàn xã.
- Các phong trào của nhà trường đều hoạt động tốt, phát động phong trào
thi đua nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn đạt kết quả cao, huy động 100% trẻ em đến
trường đúng độ tuổi. Duy trì báo cáo danh sách học sinh có kết quả học tập tốt
trong tuần, tháng, phê bình những em yếu kém để có tinh thần vươn lên.
* Y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân.
- Công tác y tế trên địa bàn xã đã được triển khai tích cực và đạt hiệu quả tốt,
các chương trình y tế quốc gia được triển khai đầy đủ và hiệu quả. Hiện nay trạm y
tế xã có 06Y - Bác sỹ, 6 phòng, 14 giường nằm phục vụ chăm sóc sức khỏe ban
đầu điều trị theo phân cấp phục vụ, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Chất lượng
khám chữa bệnh được nâng lên, các dịch bệnh nguy hiểm giảm đáng kể.

- Công tác phòng chống dịch bệnh đã được tổ chức thực hiện tốt trên địa
bàn xã, hầu hết trẻ em dưới 1 tuổi đều được tiêm chủng các loại văcxin và phòng
chống suy dinh dưỡng, phòng chống cúm H5N1…
4.2.4 Kinh tế xã hội.
Thuận lợi:
Xã Chiềng Hặc luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp
của Huyện uỷ, HĐND - UBND huyện, sự phối hợp tạo điều kiện giúp đỡ của
các ban, ngành, đoàn thể trong huyện, sự năng động sáng tạo trong công tác lãnh
đạo, chỉ đạo, điều hành của Đảng uỷ, HĐND-UBND xã, sự đồng thuận và nỗ
lực cố gắng của các ban, ngành, đoàn thể xã trong việc tổ chức thực hiện nhiệm
vụ. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững và ổn định là điều
kiện cho Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong xã tập trung phát triển kinh tế -
xã hội.
Khó khăn:

24
- Chiềng Hặc là một xã khó khăn của huyện Yên Châu, điểm xuất phát
của nền kinh tế thấp, đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, nguồn thu
ngân sách trên địa bàn nhỏ lẻ, manh mún, không tập trung và chưa ổn định.
- Nhận thức của nhân dân trong việc làm quen, tiếp cận, áp dụng khoa học
công nghệ vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu, cây trồng, vật nuôi còn nhiều hạn chế.
- Năng lực của một bộ phận cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ
công tác trong tình hình hiện nay.
- Địa hình xã phức tạp, đi lại mất nhiều thời gian do đó việc khoanh vẽ,
điều tra thục địa kéo dài.
4.2.5 Lao động thu nhập.
- Lao động chủ yếu là trong lĩnh vực nông nghiệp, chất lượng và hiểu quả
lao động lao động còn thấp, khoảng 90% chưa qua đào tạo nhất là trong lĩnh vực
sản xuất nông nghiệp. Để giải quyết được vấn đề này trong giai đoạn tới cần
phải có chính sách, biện pháp sao cho những năm tới tận dụng được hết số lao

động này.
- Trong mấy năm trở lại đây trình độ dân trí của người dân ngày càng
được nâng cao. Số sinh viên đi học ngày càng nhiều, có nhiều kỹ sư, nhiều cử
nhân ra trường ngày một nhiều nhưng vẫn thất nghiệp do không có chế độ ưu
tiên giải quyết việc làm cho sinh viên. Do đó, gây lãng phí nguồn lao động có
chuyên môn, cần phải tận dụng triệt để nguồn lao động này.
- Chiềng Hặc có lực lượng lao động khá dồi dào, nền kinh tế của xã phụ
thuộc vào sản xuất nông nghiệp theo tính chất chung của ngành nông nghiệp là
mang tính thời vụ nên tình trạng lao động thiếu việc làm khi mùa vụ xong, một
số bộ phận đi làm ăn nơi khác, còn lại một lực lượng lớn lao động dư thừa
không có việc làm.
- Toàn xã hiện nay có tỷ lệ hộ nghèo là 20%, mức khá 38%, ổn định 42%.
Thu nhập bình quân trên đầu người là 7-10 triệu đồng/ người/ năm.
- Việc giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động trong những năm tới
cần phải có kế hoạch đào tạo tại chỗ để đáp ứng nhu cầu phát triển của các
ngành.






25
CHƢƠNG V: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

5.1. Tình hình chăn nuôi lợn ở xã Chiềng Hặc huyện Yên Châu tỉnh Sơn La
5.1.1. Số lượng, loại lợn và cơ cấu đàn lợn nuôi tại Chiềng Hặc.
Mặc dù điều kiện không thuận lợi, nhưng chăn nuôi lợn vẫn chiếm một vị
trí nhất định trong đời sống kinh tế của các địa phương thuộc xã chiềng hặc
Từ kết quả điều tra tại bốn bản tôi đã thu được cơ cấu đàn và số lượng lợn tại

bốn bản nghiên cứu được thể hiện qua bảng 5.1.
Bảng 5.1. Số lƣợng và cơ cấu đàn lợn nuôi tại địa bàn nghiên cứu

Các địa phƣơng
Tổng
Tỉ lệ so
với tổng
đàn (%)
Đoàn
Kết
Văng
Lùng
Huổi
Toi

Ngà
Số hộ điều tra
15
15
15
15
60
-
Nái hậu bị (con)
15
11
2
9
37
12.8

Nái cơ bản (con)
25
15
6
12
58
20.1
Lợn thịt (con)
100
40
22
30
192
66.4
Đực giống (con)
0
1
1
0
2
0.7
Tổng
140
77
31
51
289
100
lợn nội (lượt hộ nuôi)
9

6
4
6
25
26.6
Lợn nhập nội (lượt hộ nuôi)
6
1
1
0
8
8.5
lợn lai (lượt hộ nuôi)
20
15
17
9
61
64.9
Tổng
35
22
22
15
94
100
Số liệu từ bảng 5.1 cho thấy: Tại địa bàn chủ yếu là nuôi lợn
thịt: 192/289 (chiếm 64.4% so với tổng đàn); Trong đó nhóm lợn lai được nuôi
phổ biến (61/94, chiếm 64,9% tổng lượt nuôi); Nhóm lợn nhập nội ít được nuôi
nhất (8/94 lượt hộ nuôi, chiếm 8,5%). Theo tôi, chăn nuôi lợn không phải là thế

mạnh trong cơ cấu kinh tế nên ít được đầu tư, người dân chọn nuôi loại lợn lai
để dễ nuôi, dễ tiêu thụ. Đồng thời, hiện nay nhu cầu về thịt và con giống của
giống lợn cỏ địa phương (lợn Sóc) và giống lợn rừng lai tăng cao; Người dân đã

×