Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống lạc vụ xuân năm 2013 tại xã chiềng mung huyện mai sơn tỉnh sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (945.98 KB, 42 trang )


1
TRƢỜNG CAO ĐẲNG SƠN LA
KHOA NÔNG LÂM
∞∞∞




BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ
NĂNG SUẤT CỦA MỘT SỐ GIỐNG LẠC VỤ XUÂN NĂM 2013
TẠI XÃ CHIỀNG MUNG – HUYỆN MAI SƠN – TỈNH SƠN LA





Người thực hiện: Hà Thị Phú
Lớp CĐ Khoa Học Cây Trồng K47
Người hướng dẫn: Th.S. Dương Thị Thanh Nga
Giảng viên bộ môn Khoa học cây trồng
Khoa Nông Lâm – Trường CĐ Sơn La



2
LỜI CẢM ƠN


Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ


tận tình của nhà trường, của các thầy cô giáo và bạn bè. Nhân dịp này tôi xin bày
tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới:
- Th.S. Dương Thị Thanh Nga giảng viên trường Cao Đẳng Sơn La, đã
tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện các nghiên cứu
và hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp.
- Các thầy giáo, cô giáo thuộc khoa Nông Lâm Trường Cao Đẳng Sơn
La.
- Ủy ban nhân dân và nhân dân xã Chiềng Mung huyện Mai Sơn đã phối
hợp, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện các thí nghiệm nghiên cứu.
Sự quan tâm gúp đỡ quý báu đó đã giúp tôi rất nhiều trong quá trình hoàn
thành luận văn tốt nghiệp này.
Xin trân trọng cảm ơn!
Sơn La, tháng 4 năm 2013
Tác giả


Hà Thị Phú










3
PHẦN I
MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề
Cây lạc (Arachis hypogaea L.) là cây công nghiệp ngắn ngày, có giá trị
kinh tế cao. Cây lạc chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế thế giới không
chỉ do được gieo trồng trên diện tích lớn ở trên 100 nước, mà còn vì hạt lạc chứa
22- 26% prôtêin và 45- 50% lipít, là nguồn bổ sung đạm, chất béo quan trọng
cho con người, hạt lạc được sử dụng rất rộng rãi để làm thực phẩm và nguyên
liệu cho công nghiệp. Bên cạnh giá trị to lớn về dinh dưỡng cho con người và là
nguyên liệu cho các ngành khác, cây lạc còn là cây quan trọng nhất trong hệ
thống luân canh cây trồng đạt hiệu quả cao vì nó còn có tác dụng cải tạo đất rất
tốt. Nhu cầu sử dụng và tiêu thụ lạc ngày càng tăng đã và đang khuyến khích
đầu tư phát triển sản xuất lạc với quy mô ngày càng mở rộng ở các quốc gia trên
thế giới.
Từ những ưu điểm trên, cây lạc đang được quan tâm phát triển cả về diện
tích, năng suất và sản lượng. Theo kế hoạch của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển
nông thôn đến năm 2013 sẽ đưa diện tích lạc và sản lượng trồng lạc lên 400.000
ha và sản lượng đạt khoảng một triệu tấn, để thực hiện được kế hoạch đó cần
đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật và triển khai áp dụng tiến bộ
cho nông dân trên đồng ruộng. Theo các nhà khoa học đã khẳng định một trong
nghững nguyên nhân làm hạn chế năng suất lạc là do chưa áp dụng đồng bộ các
biện pháp kỹ thuật và chưa khai thác, tận dụng hết tiềm năng để sản xuất có hiệu
quả. Vì vậy việc tập trung nghiên cứu tìm ra các giải pháp kỹ thuật, giúp nông
dân thâm canh tăng năng suất lạc đòi hỏi cấp bách, trong sản xuất.
Sơn La là tỉnh miền núi phía Bắc, có nhiều tiềm năng để mở rộng và phát
triển cây lạc, nhưng năng suất chưa cao. Năng suất lạc còn thấp là do nhiều
nguyên nhân như: trình độ thâm canh của người nông dân còn hạn chế, bộ giống
mới đưa vào sản xuất còn ít, tỷ lệ diện tích sử dụng giống mới chưa cao, ảnh
hưởng của khí hậu, tập quán canh tác,…Để khắc phục được những nguyên nhân

4
trên cần phải quân tâm đến các giải pháp trước mắt cũng như lâu dài là bố trí

giống, tìm ra những giống lạc phù hợp với điều kiện tự nhiên và trình độ canh
tác để nâng cao năng suất lạc.
Để góp phần giải quyết vấn đề trên, tôi tiến hành thực hiện đề tài:
‘‘Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống
lạc vụ xuân năm 2013 tại xã Chiềng Mung – huyện Mai Sơn – tỉnh Sơn La’’.
2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
2.1. Mục đích
Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất một số giống
lạc có năng suất cao, phù hợp với điều kiện sinh thái và địa phương.
2.2. Yêu cầu
- Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của 3 giống lạc ĐP1,
ĐP2 và L14.
- So sánh năng suất của 3 giống lạc ĐP1, ĐP2 và L14.
- Đánh giá đặc điểm hình thái của 3 giống lạc ĐP1, ĐP2, và L14.













5
PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Nguồn gốc của cây lạc
Căn cứ trong tài liệu của các nhà sử học, tự nhiên học, khảo cổ học và
ngôn ngữ học, nhiều nhà khoa học đã xác định rằng lạc có nguồn gốc từ
Nam Mỹ. Theo Skie (E.G.S quier) thì quả lạc được tìm thấy ở các ngôi mộ
cổ Ancôn – thủ đô của Peru vào năm 1897. Lạc được đựng trong các chum
vại khác nhau. Nhờ khảo cổ học và địa thực vật học con người đã xác định
được nguồn gốc cây lạc.
Những ghi chép đầu tiên về cây lạc do thuyền trưởng Gorzalo
Fernandez, ông cũng là người đầu tiên phổ biến tên “mani” của cây lạc. Từ
vùng nguyên sản ở Nam Mỹ bằng nhiều con đường, lạc được đưa từ Peru
tới Mexico và sau đó ngang qua Thái Bình Dương theo các thương thuyền
tới Philippin và đi khắp các vùng trên thế giới, nó nhanh chóng thích ứng
với các vùng có điều kiện thích hợp.
Người da đỏ Inca ở Peru đã đạt tới một nền văn minh nông nghiệp khá
cao và họ đã trồng lạc dọc suốt các vùng ven biển Peru. Theo Gregory
(1979-1980) tất cả các loài hoang dại thuộc chi arachis chỉ tìm thấy ở Nam
Mỹ và phân bố vùng Đông Bắc Braxin đến Tây Nam Achentina và từ bờ
biển nam Uruquay đến Tây Bắc Mato Grosso.
Về mặt lich sử học, chắc chắn người Inđiêng đã biết ăn lạc theo nhiều
cách: rang, luộc, giã nhỏ, nấu canh, ép dầu, Trung Quốc và Ấn Độ cũng đã
biết ép dầu trước khi kỹ nghệ ép dầu lạc xuất hiện ở Châu Âu. Sau khi xâm
chiếm Xênnêgan, Pháp đã chú ý tới khả năng phát triển lạc ở vùng này để
có thu nhập một lượng lạc lớn dùng cho công nghiệp. Nhà hóa họ c Pháp
Roussean năm 1841 lần đầu tiên đã nhập vào Pháp một lượng lớn 70 tấn
lạc cho nhà máy ép dầu.
Lịch sử Việt Nam tới nay chưa xác minh được rõ ràng cây lạc có nguồn
gốc từ đâu. Nếu căn cứ vào tên gọi mà xét đoán danh từ „„Lạc‟‟ có thể do từ
Hán „„Hoa Sinh‟‟ là người Trung Quốc gọi là cây lạc. Như vậy cây lạc có
thể từ Trung Quốc nhập vào nước ta khoảng thế kỷ XVII, XVIII. [2].


6
2.2. Sự phân bố cây lạc trên thế giới
Những tài liệu ghi chép sớm nhất về cây lạc của người châu Âu là ở thế
kỷ 16. Năm 1587 nhà tự nhiên học người Bồ Đào Nha Gabriel Soares de sauza
đã mô tả cây lạc và Jean de Lery (1578) mô tả kỹ về quả lạc.
Có lẽ cây lạc đầu tiên được đưa từ Nam Mỹ (Peru) tới Châu Âu vào năm
1574 theo báo cáo của Nicolas Monardes.
Krapovickas (1968) cho rằng lạc được đưa từ bờ biển phía Tây Peru tới
Mêxicô và sau đó ngang qua Thái Bình Dương theo các thương thuyền Tây Ban
Nha tới Philippin và các vùng thuộc châu Á – Thái Bình Dương.
Tại Hoa Kỳ, thành công trồng lạc sớm nhất là đối với các giống quả nhỏ,
dạng cây bò và có thời gian sinh trưởng dài (Var. hypogeace), có lẽ được đưa từ
châu Phi tới. Còn dạng quả nhỏ, có thời gian sinh trưởng ngắn thuộc dạng
Spanish (Var. vulgaris) có thể do Thomat B.Rowland đưa từ Tây Ban Nha tới
năm 1871 (Anonymous, 1918), Dạng Valencia (Var.fastigata) được đưa từ
Paragoay và trung tâm Braxin.
Tóm lại, từ vùng nguyên sản ở Nam Mỹ, bằng nhiều con đường lạc đã
được đưa đi khắp nơi trên thế giới và nó nhanh chóng thích ứng với các vùng
nhiệt đới, á nhiệt đới và các vùng có khí hậu ẩm. Đặc biệt đã tìm được mảnh đất
phát triển thuận lợi ở châu Phi và vùng nhiệt đới châu Á. Lạc được đưa trở lại
châu Mỹ và châu Âu. Chính vì vậy đã hình thành nhiều vùng gen thứ cấp và làm
phong phú thêm hệ nguồn gen của lạc.
2.3. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới và Việt Nam
2.3.1. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới
Trong các loại cây trồng làm thực phẩm cho con người, lạc có vị trí quan
trọng trong nền kinh tế thế giới (đứng thứ 2 sau cây đậu tương về diện tích và
sản lượng). Mặc dù lạc đã có từ lâu đời, nhưng tầm quan trọng kinh tế của lạc
chỉ mới được xác định trong khoảng 125 năm trở lại đây. Khi công nghiệp ép
dầu lạc được phát triển ở Pháp (xưởng ép dầu ở Max xây) bắt đầu nhập cây lạc
từ Tây Phi để ép dầu, mở đầu thời kỳ dùng lạc đầu tiên trên quy mô lớn. Công


7
nghiệp ép dầu được xây dựng với tốc độ nhanh ở các nước Châu Âu và trên toàn
thế giới.

Bảng 1. Diện tích, năng suất và sản lƣợng lạc của một số nƣớc trên thế giới
Nguồn: Faostat,
Diện tích từ năm 2007 đến năm 2010 trên thế giới diện tích trồng lạc biến
động khá cao, năm 2008 diện tích trồng lạc tăng 2,97 triệu ha so với năm 2007,
đạt 24,59 triệu ha; năm 2009 và 2010 có chiều hướng giảm về diện tích, năm
2010 chỉ đạt 20,6 triệu ha. Tuy nhiên một số nước có diện tích trồng lạc lớn như
Trung Quốc, Nigeria, Inddonessia, diện tích sản xuất đều tăng so với năm
2007 . Ở Việt Nam, giai đoạn này không có sự biến động nào về diện tích trồng
lạc. Năm 2007, diện tích trồng lạc của Việt Nam chiếm 1,24% tổng diện tích
trồng lạc của thế giới. Đến năm 2008, diện tích trồng lạc của Việt Nam vẫn
không thay đổi trong khi diện tích trồng lạc thế giới không ngừng tăng, do vậy
diện tích trồng lạc của Việt Nam chỉ còn chiếm 1,06% tổng diện tích trồng lạc
của thế giới.
Chỉ tiêu
Nƣớc
Diện tích (triệu ha)
Năng suất (tấn/ha)
Sản lƣợng (triệu tấn)
2007
2008
2009
2010
2007
2008
2009

2010
2007
2008
2009
2010
Thế giới
21,62
24,59
21,27
20,06
1,54
1,55
1,62
1,64
33,23
38,20
34,43
32,92
Ấn Độ
6,40
6,85
4,63
6,10
1,03
1,07
1,02
1,05
6,60
7,34
5,00

6,40
Trung
Quốc
4,60
4,62
4,16
4,70
3,04
3,10
1,06
3,15
14,00
14,34
12,72
14,80
Nigeria
1,25
2,30
1,25
1,19
1,25
1,70
1,24
1,30
1,55
3,90
1,55
1,55
Senegal
0,65

0,67
0,47
0,64
0,65
0,97
0,95
0,98
0,42
0,65
0,45
0,63
Inđonesia
0,72
0,64
0,79
0,78
1,60
1,22
1,58
1,60
1,15
7,74
1,25
1,25
Mỹ
0,48
1,17
0,52
0,55
3,51

3,09
3,20
3,47
1,70
3,60
1,65
1,92
Việt Nam
0,26
0,26
0,25
0,23
1,77
2,09
2,09
2,10
0,46
0,53
0,50
0,49

8
Về năng suất: Giai đoạn 2007 – 2010, năng suất lạc thế giới tăng không
đáng kể từ 1,54 tấn/ha đến 1,64 tấn/ha. Đặc biệt ở các nước có ngành nông
nghiệp phát triển như Mỹ, Trung Quốc năng suất còn biến động theo chiều
giảm. Trong khi các nước có trình độ thâm canh thấp hơn như: Ấn Độ, Nigeria,
Việt Nam năng suất lạc lại tăng khá nhanh.
Về sản lượng: Sản lượng lạc thế giới giai đoạn này biến động không ổn
định, năm 2008 tăng khá cao (tăng 14,9% so với năm 2007), đạt 38,20 triệu tấn;
năm 2010 lại giảm xuống còn 32,92 triệu tấn. Sản lượng tăng, giảm chủ yếu do

biến động về diện tích gieo trồng. Nước có sản lượng dẫn đầu vẫn là Trung
Quốc 14,80 triệu tấn, Ấn Độ 6,40 triệu tấn, Mỹ 1,9 triệu tấn. Sản lượng lạc của
Việt Nam cũng có xu hướng giảm đạt 0,49 triệu tấn.
Nghiên cứu tình hình sản xuất lạc trên thế giới cho thấy, sản lượng lạc được
sản xuất ra hàng năm, chủ yếu do một số nước có sản lượng lạc cao là các nước
như Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ, Trong số các nước trồng lạc thì Ấn Độ, Trung
Quốc, Nigieria, Mỹ là những nước có sản lượng lạc hàng năm cao nhất. [1].
Tất cả các nước đã thành công trong phát triển và năng cao hiệu quả kinh
tế sản xuất lạc đều rất chú ý đầu tư cho công tác nghiên cứu và ứng dụng các
thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất. Rõ ràng rằng, tiềm năng to lớn của
cây lạc trong sản xuất chỉ có thể được khơi dậy thông qua việc áp dụng rộng rãi
các tiến bộ kỹ thuật trên đồng ruộng.
Hiện nay, lạc là một trong những mặt hàng xuất khẩu có giá trị lớn.
Trong những thập niên 70, 80 của thế kỷ trước, sản lượng lạc xuất khẩu trên
thế giới bình quân chỉ đạt 1,11 – 1,16 triệu tấn/năm, đến năm 1997 – 1998 tăng
lên 1,39 triệu tấn và đến năm 2010 – 2011 đạt 2,35 triệu tấn. Trong đó Châu
Mỹ và châu Á là 2 khu vực xuất khẩu nhều nhất chiếm 70% sản lượng lạc xuất
khẩu của thế giới.
Ở khu vực Đông Nam Á, trong những năm 80 của thế kỷ 20, xuất khẩu
lạc hàng năm chỉ đạt 0,32 triệu tấn/năm. Trong đó, Việt Nam, Indonesia, Thái
Lan, Singapore là các nước xuất khẩu lạc nhiều.

9
Từ năm 1991 đến năm 2000, Trung Quốc là nước xuất khẩu lạc nhiều
nhất, hàng năm trung bình xuất khẩu gần 78 nghìn tấn, chiếm trên 26,5% tổng
sản lượng lạc xuất khẩu của thế giới. Đứng thứ 2 là Mỹ trung bình hàng năm
xuất khẩu 67,3 nghìn tấn, chiếm 22,9% tổng lượng xuất khẩu lạc thế giới.
Achentina là nước đứng thứ 3 về xuất khẩu lạc, trung bình hàng năm xuất khẩu
36,2 nghìn tấn, chiếm 12,3% lượng lạc xuất khẩu thế giới.
Hà Lan là nước nhập khẩu lạc lớn nhất thế giới từ năm 1991 – 2000,

trung bình hàng năm nhập khẩu 39,8 ngìn tấn, chiếm 13,9% tổng lượng lạc
nhập khẩu của thế giới. Đứng thứ 2 Indonesia, bình quân hàng năm nhập khẩu
34,3 nghìn tấn.
2.3.2 Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam
Những năm gần đây Việt Nam do còn thiếu lương thực nên trong sản xuất
nông nghiệp chủ yếu tập trung vào sản xuất cây lương thực, vì vậy cây lạc chưa
được quan tâm chú trọng đúng, năng suất, sản lượng lạc thấp. Những năm gần
đây do có sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng và sản xuất hàng hóa đã góp phần
thúc đẩy tăng về diện tích, năng suất và sản lượng lạc.
Bảng 2. Diện tích, năng suất và sản lƣợng lạc ở Việt Nam giai đoạn
1955 – 2005.
Năm
Diện tích (nghìn ha)
Năng suất (tạ/ha)
Sản lƣợng (nghìn tấn)
1955
17,70
8,30
14,50
1965
85,90
9,42
80,90
1985
313,00
9,50
202,40
1996
262,80
13,60

300,00
2000
244,900
14,50
355,30
2005
269,600
18,10
489,30
Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam 2011
Trong những năm chiến tranh (1955- 1965) diện tích lạc cả 2 miền Nam-
Bắc năm cao nhất chỉ đạt 85.000 ha, nhưng ngay sau ngày thống nhất đất nước,
sản xuất lạc tăng nhanh và trong những năm 80 diện tích lạc đã vượt lên 200.000

10
ha với sản lượng trên 200.000 tấn/năm. Đến năm 1996 diện tích đạt 262,80
nghìn ha, sản lượng đạt trên 300.000 tấn với mức tăng trưởng nhanh như vậy,
sản phẩm lạc không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước mà còn là mặt hàng
nông sản xuất khẩu quan trọng.
Trong 5 năm từ năm 1996 - 2000, năng suất cao nhất là (14,50 tạ/ha) năm
2000; thấp nhất là (12,80 tạ/ha) năm 1999. Như vậy, có thể nhận thấy rằng diện
tích giảm, năng suất tăng. Sản lượng đạt 355 nghìn tấn năm 2000.
Từ năm 2000 – 2005 giai đoạn này diện tích trồng lạc tăng lên 24,7 nghìn
ha, năng suất tăng 3.6 tạ/ha và sản lượng là 133,7 nghìn tấn.
Bảng 3. Diện tích, năng suất và sản lƣợng lạc ở Việt Nam giai đoạn 2005 –
2010
Năm
Diện tích (1000 ha)
Năng suất (tạ/ha)
Sản lƣợng (1000tấn)

2005
269,6
18,2
489,3
2006
246,7
18,6
462,5
2007
254,5
19,8
510,0
2008
255,3
20,8
530,2
2009
245,0
20,9
510,9
2010
231,0
21,0
485,7
Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam 2011
Trong giai đoạn 2005 – 2010, diện tích gieo trồng lạc cả nước đạt 269,6
nghìn ha, đến năm 2010 cả nước chỉ đạt 231 nghìn ha, giảm 38,6 nghìn ha (bình
quân mỗi năm giảm 2,9% diện tích trồng). Năng suất lại có chiều hướng tăng
đều qua các năm, năm 2005 năng suất đạt 18,2 tạ/ha, đến năm 2010 tăng lên
21,0 tạ/ha (bình quân mỗi năm tăng 0,56 tạ/ha). Tuy năng suất ở giai đoạn năm

2005 – 2010 tăng ở mức khá cao nhưng do diện tích gieo trồng giảm khá nhanh
nên tổng sản lượng năm 2010 chỉ đạt 485,7 nghìn tấn, giảm 3,6 nghìn tấn.
Sản xuất lạc được phân bố ở trên tất cả các vùng sinh thái nông nghiệp
Việt Nam. Trên thực tế cho thấy, ở nước ta đã hình thành 6 vùng sản xuất lạc
chính như sau:

11
Vùng I: Đồng Bằng Sông Hồng
Vùng II: Trung du và miền núi phía Bắc
Vùng III: Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung
Vùng IV: Tây Nguyên
Vùng V: Đông Nam Bộ
Vùng VI: Đồng Bằng sông Cửu Long
Bảng 4. Diện tích của 6 vùng trồng lạc ở Việt Nam
giai đoạn 2005 – 2010
Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam 2011
Vùng Đồng Bằng sông Hồng năm 2010 với diện tích 30,2.000 ha, chiếm
13,07% diện tích cả nước; năng suất 24,1 tạ/ha; sản lượng 72.800 nghìn tấn,
chiếm 14,99% cả nước. Những tỉnh có diện tích trồng lạc lớn trong khu vực là:
Nam Định, Hà Nội, Ninh Bình, Vĩnh Phúc, Thái Bình.



Vùng
Năm

I

II


III

IV

V

VI
2005
37,6
42,8
116,0
24,5
34,8
13,9
2006
33,0
41,6
107,1
23,1
29,9
12,0
2007
34,7
44,2
111,2
21,0
29,8
13,6
2008
34,5

50,5
107,3
18,5
29,6
13,9
2009
31,31
50,4
108,2
17,7
29,1
12,5
2010
30,2
50,2
102,3
16,7
20,5
11,1

12
Bảng 5: Năng suất của 6 vùng trồng lạc ở Việt Nam
giai đoạn 2005 – 2010
Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam 2011

Bảng 6: Sản lƣợng của 6 vùng trồng lạc ở Việt Nam
giai đoạn 2005 – 2010
Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam 2011
Vùng Trung du miền núi phía Bắc năm 2010 với diện tích 50.200 ha,
chiếm 21,7%; năng suất 18,0 tạ/ha; sản lượng 90.500 tấn, chiếm 18,63% cả

nước. Những tỉnh có diện tích trồng lạc lớn trong khu vực là: Bắc Giang, Hà
Giang, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hòa Bình, Thái Nguyên.
Vùng
Năm

I


II

III

IV

V

VI
2005
21,2
15,0
16,0
13,3
24,5
29,1
2006
22,3
14,4
17,3
14,3
25,1

29,8
2007
22,5
15,9
18,3
15,7
27,5
31,5
2008
23,9
17,1
19,0
16,2
28,6
31,2
2009
23,3
17,1
19,4
17,2
28,8
33,1
2010
24,1
18,0
19,7
17,5
25,2
35,6
Vùng

Năm

I

II

III

IV

V

VI
2005
79,7
64,0
186,0
33,8
85,4
40,4
2006
73,7
60,1
184,8
33,1
75,0
35,8
2007
78,0
70,2

204,0
32,9
82,0
42,9
2008
82,4
85,3
204,0
30,9
84,2
43,4
2009
72,8
86,3
210,4
30,4
83,8
41,4
2010
72,8
90,5
202,0
29,3
51,6
39,5

13
Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên Hải miền Trung năm 2010 với diện tích
102.300ha, chiếm 44,28%; năng suất 19,7 tạ/ha; sản lượng 202.000 tấn, chiếm
41,59% cả nước. Những tỉnh có diện tích trồng lạc lớn trong khu vực là: Thanh

Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Quảng Trị.
Vùng Tây Nguyên là vùng cây lạc ít được chú trọng đầu tư phát triển,
năm 2010 diện tích 16.700 ha, chiếm 7,22%; năng suất 17,5 tạ/ha (thấp nhất cả
nước); sản lượng 29.300 tấn, chiếm 6,0% cả nước. Lạc được trồng tập trung chủ
yếu ở tỉnh Đắk Lắc.
Vùng Đông Nam Bộ năm 2010 diện tích 20.500 ha, chiếm 8,87%; năng
suất 25,2 tạ/ha; sản lượng 51.600 tấn, chiếm 10,6% cả nước. Những tỉnh có diện
tích trồng lạc lớn trong khu vực là: Tây Ninh, Bình Dương.
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích trồng lạc nhỏ nhất cả nước,
năm 2010 đạt 11.100 ha, chiếm 4,8%. Tuy nhiên năng suất lạc lại cao nhất so
với các vùng trong cả nước, đạt 35,6 ta/ha; sản lượng đạt 39.500 tấn, chiếm
8,1% cả nước. Lạc được trồng tập trung ở các tỉnh: Long An, Trà Vinh.
2.4. Một số nghiên cứu về chọn tạo giống lạc trên thế giới và Việt Nam
2.4.1 Nghiên cứu về chọn tạo giống lạc trên thế giới
Mục tiêu của các nhà chọn tạo giống là tạo ra các giống có tiềm năng
năng suất cao, thích ứng với điều kiện môi trường sinh thái khác nhau, các điều
kiện đầu tư khác nhau, kháng hoặc chống chịu với một số loại sâu bệnh hại chủ
yếu. Vì lạc được trồng ở các hệ thống luân canh cây trồng và điều kiện sinh thái
khác nhau do vậy mục tiêu cụ thể trong công tác lựa chọn tạo giống cũng luôn
thay đổi để phù hợp với yêu cầu thực tiễn đặt ra.
Để làm tốt công tác này, việc thu thu thập, đánh giá và bảo quản nguồn
gen của cây lạc là việc rất quan trọng, đã được nhiều tổ chức và quốc gia trên
thế giới làm tốt. Ở Mỹ đã thu thập được gần 29.000 lượt mẫu (Bank, 1976), ở
Ấn Độ đã thu thập được 6.920 mẫu giống, ở Australia thu thập được gần 12.200
lượt mẫu giống. Trung Quốc là quốc gia có diện tích và năng suất lạc cao trên
thế giới cũng thu được trên 6000 lượt mẫu giống từ các vùng khác nhau (Lilao

14
Boshou, 1975). Viện nghiên cứu các cây trồng quốc tế cho vùng nhiệt đới bán
khô hạn (ICRISAT) Hyderabat, Ấn Độ đã được chỉ định thực hiện việc thu thập,

đánh giá , bảo quản và phân phối các vật liệu di truyền cây lạc. Tại đây đang lưu
giữ một tập đoàn lạc toàn cầu bao gồm trên 13.915 mẫu giống thu thập từ 89
nước trên thế giới (Mengesha, 1993). Toàn bộ số mẫu đó thuộc loại lạc trồng
ngoài ra có khá nhiều loại lạc dại cũng đang được bảo quản tại ICRISAT
(Stalker & Moss, 1987) [1]. Một số loài đã được sử dụng như những loài cỏ gia
súc (Prine, 1981) còn phần lớn được sử dụng trong các chương trình cải tiến
giống theo các hướng kháng sâu bệnh, chống chịu với các điều kiện môi trường
khó khăn như hạn, lạnh, hoặc cải tiến đặc tính quả, hạt (Guok, 1986). Các
nước đang lưu giữ và bảo quản một số lượng lớn các mẫu giống lạc là Mỹ,
Trung Quốc, Indonexia. Tuy nhiên các tập đoàn này thường có các mẫu trùng
lặp với tập đoàn quốc tế đang bảo quản tại ICRISAT, Ấn Độ, số lượng mẫu
giống đã thu thập được là rất lớn song thực tế vẫn còn thiếu nhiều so với tiềm
năng. Nhiều vùng trồng lạc trên thế giới vẫn chưa tiến hành thu thập được, vì
vậy IBPGR (Simpson, 1990) đã cho thấy rằng cần ưu tiên thu thập trong thời
gian tới đối với cây lạc và các mẫu giống tại 8 quốc gia với 22 vùng.
Nhờ công tác thu thập, đánh giá và bảo quản nguồn gen lạc tốt đã giúp các
nhà chọn tạo giống chọn được nhiều giống có năng suất cao, chống chịu tốt với
sâu bệnh và điều kiện bất lợi, phù hợp với các vùng sinh thái.
ICRISAT đã tuyển chọn được các giống cho năng suất cao, kháng bệnh
tốt như: ICGV- SM83005, ICGV- 88438, ICGV86699 kháng bệnh gỉ sắt, đốm
đen, đốm nâu, kháng bệnh héo xanh vi khuẩn là giống ICGV- SM86715,
ICGV87165 (Moss ộng sự, 1998) [1]
Theo Duan Shufen (1998) [9] cho biết ở Trung Quốc các nhà khoa học đã
chọn tạo được nhiều giống mới bằng các phương pháp khác nhau như: đột biến
sau khi lai, đột biến trực tiếp, lai đơn, lai kết hợp. Hơn 200 giống lạc đã được
phát triển và phổ biến cho sản xuất từ những năm cuối của thập kỉ 50, với những
giống có năng suất cao là Haihua 1, Xuzhou 68- 4, hua 37 các giống có chất

15
lượng tốt như Baisha 1016, Hua 11, Hau 17, Luhua 10 đưa vào sản xuất phục vụ

cho xuất khẩu. Một số giống kháng cao với bệnh héo xanh vi khuẩn, gỉ sắt như
Luhua 3, Zhonghua 2, Zhonghua 4, Yueyou 92 đã được sử dụng rộng rãi ở các
vùng có nguy cơ nhiễm bệnh cao. Viện nghiên cứu lạc tỉnh Sơn Đông đã chọn
được một số giống mới có năng suất cao là Luahua 6, Luhua 8, Luhua 9, 1830,
đạt năng suất 50- 75 tạ/ha. Viện cây lấy dầu Vũ Hán đã lai tạo được giống
Zhoghua No4 chín sớm và có năng suất cao. Trong những năm 1980, các giống
chin sớm với những đặc tính nông học tốt như Shan you 116, Yeu suan 58, Yue
you 92 đã thay thế những giống thuộc loại chín trung bình Spanish, Virginia ở
các tỉnh miền Trung và miền Nam Trung Quốc [1].
Mỹ là một nước không ngừng cải tiến kỹ thuật, cơ cấu giống lạc và đã
chọn tạo được nhiều giống cho năng suất cao, chất lượng tốt, có khả năng kháng
sâu bệnh như: giống lai F2VA93B chín sớm, hạt to, năng suất cao, giống
Florigant được trồng rộng rãi ở nhiều vùng ở nước Mỹ, VGP9 có khả năng
kháng bệnh thối trắng thân, bệnh thối quả (Cofelt và cộng sự 1994). Giống
NC12C là giống hạt to, có khả năng kháng bệnh đốm lá, gỉ sắt và héo xanh vi
khuẩn, năng suất cao 30- 50 tạ/ha.
Ấn Độ cũng là một nước đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong công
tác chọn giống. Trong chương trình hợp tác cới ICRISAT, bằng cong đường
thử nghiệm các giống lạc của ICRISAT, Ấn Độ đã phân lập và phát triển được
giống lạc chín sớm phục vụ rộng rãi trong sản xuất, đó là BSR (D.Sudhakar và
CS, 1995) [1].
Một số nước khác trồng lạc trên thế giới đã chọn tạo được nhiều giống
lạc có tiềm năng năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu được với một số loại
sâu bệnh như Inđônexia đã chọn tạo giống Mahesa, Badak, Brawar và Komdo
có năng suất, phẩm chất lốt, chín sớm và kháng sâu bệnh. Ở Thái Lan đã chọn
tạo và đưa vào sản xuất các giống Khon Kean 60-3; Khon Kean 60- 2; Khon
Kean 60-1 và Tainan 9 có năng suất cao, chin sớm, chịu hạn, kháng sâu bệnh
đốm lá, gỉ sắt có kích thước hạt lớn. Còn ở Hàn Quốc đã chọn tạo được giống

16

ICGS năng suất đạt tới 56 tạ/ha. Philippin đã chọn tạo được một số giống
UPLPN
0
6; UPLPN N
0
8 và BPIP N
0
2, các giống này đều kháng với bệnh đốm lá
muộn và gỉ sắt, đều có kích thước hạt lớn đồng thời có 2- 3 hạt trên quả rất phù
hợp cho sử dụng gia đình (Perdido V.C and E.L. Lopez, 1996) [10].
2.4.2. Nghiên cứu về chọn tạo giống lạc ở Việt Nam
Ở Việt Nam công tác thu thập và bảo quản sử dụng tập đoàn lạc đã được
tiến hành từ rất lâu ở các trường đại học Nông nghiệp, các trung tâm và các viện
nghiên cứu, nhưng không mang tính hệ thống. Đến năm 1980, Trung tâm nghiên
cứu về giống cây trồng Việt Xô thuộc viện khoa học Nông nghiệp Việt Nam đã
tiến hành thu thập, nhập nội một cách có hệ thống các giống cây trồng trong đó
có cây lạc. Số lượng mẫu giống trong tập đoàn lạc lên tới 1.271 (Trần Đình
Long & CTV,1991) [5]. Trong đó có 100 giống địa phương và 1.171 mẫu giống
nhập nội từ 40 nước trên thế giới.
Từ năm 1990 trở lại đây, công tác nghiên cứu chọn tạo giống lạc đã đạt
được nhiều thành tựu đáng khích lệ. 16 giống lạc được công nhận giống quốc
gia, trong đó có 10 giống nhập nội, 4 giống chọn tạo bằng con đường lai hữu
tính, 2 giống chọn tạo qua tác nhân đột biến. Các giống mới ra đời đáp ứng được
cho các mục tiêu sản xuất, mùa vụ và các vùng sinh thái khác nhau trong cả
nước có tính bền vững cao.
Cây lạc đóng vai trò quan trọng trong hệ thống nông nghiệp ở vùng nhiệt
đới bán khô hạn như Việt Nam nơi mà khoa học biến động và canh tác gặp
nhiều khó khăn. Viện khoa học kĩ thuật Nông nghiệp Việt Nam đã và đang
nghiên cứu tìm ra nhiều giống lạc cho năng suất cao phù hợp với từng vùng
trồng lạc trong cả nước. Và trong quá trình chọn lọc tự nhiên đã tìm ra những

giống mới có khả năng thích nghi cao với điều kiện tự nhiên, các giống lạc tốt
hiện nay đang được trồng phổ biến ở các tỉnh phía Bắc như: L12, L14, MĐ7,
L23. Đối với đất đồi thấp và cát biển Bắc Trung Bộ thì có những giống như:
1660, LVT.

17
Giống được tuyển chọn từ tập đoàn nhập nội như: L02, giống lạc L02 do
Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Đậu đỗ (Viện KHKT Nông nghiệp Việt
Nam) chọn lọc từ tập đoàn nhập nội của Trung Quốc. Giống lạc L02 có một số
đặc điểm chính như sau: Dạng hình thực vật Spanish, phân cành gọn, sinh
trưởng khỏe, lá nhỏ màu xanh đậm, chiều cao cây trung bình 32- 40 cm, chống
đổ tốt. Giống L02 có thời gian sinh trưởng 120-125 ngày vụ xuân và 100-105
ngày vụ thu- đông. Năng suất trung bình 30-35 tạ/ha, thâm canh tốt có thể đạt 50
tạ/ha. Vỏ lụa hồng đậm, tỷ lệ nhân cao 68-72%, vỏ quả dày có gân rõ. L02 là
giống có khả năng chịu hạn khá, chống bệnh đốm lá và gỉ sắt, héo xanh vi khuẩn
ở mức trung bình khá. L02 có vỏ lụa hạt dễ chuyển màu và vỏ lụa không kín hạt
nên chỉ thích hợp cho công nghiệp chế biến dầu. Giống L02 thích hợp cho các
tỉnh phía Bắc trong vụ xuân và thu-đông.
Giống lạc L14 là giống nhập nội từ Trung Quốc được viện khoa học kĩ
thuật nông nghiệp Việt Nam chọn lọc từ năm 1996, được đưa vào sản xuất tại
nhiều tỉnh trong cả nước. Giống có một số đặc điểm như sau: Thân cứng, lá
xanh đậm trong gần suốt cả quá trình sinh trưởng, chống đổ tốt, kháng bệnh lá
cao (đốm nâu, đốm đen, gỉ sắt), kháng bệnh héo xanh vi khuẩn. Thời gian sinh
trưởng trong vụ xuân 115- 120 ngày, vụ thu và vụ đông 100- 105 ngày. Khối
lượng 100 quả 150- 155g, trọng lượng 100 hạt 55- 58 gam. Thâm canh tốt, đầu
tư cân đối cho năng suất 40- 45 tạ/ha.
Giống lạc LVT do Viện Nghiên cứu Ngô quốc gia nhập nội từ Trung
Quốc năm 1992. Giống lạc LVT thuộc dạng hình thực vật Spanish, phân cành
trung bình, sinh trưởng khỏe, bộ lá màu xanh đậm, chiều cao cây trung bình 56-
63 cm, thuộc dạng hình cao cây. Giống LVT có thời gian sinh trưởng 125- 130

ngày vụ xuân, 95-100 ngày vụ hè-thu và 100-105 ngày vụ thu-đông. Năng suất
trung bình 19 tạ/ha, cao nhất 23-26 tạ/ha. Khối lượng 100 hạt đạt 50-55g, thuộc
nhóm có cỡ hạt trung bình. Vỏ lụa trắng hồng, tỷ lệ nhân trung bình72%, vỏ quả
gân rõ. LVT là giống có khả năng chịu rét khá, ít bị thối thân, nhiễm bệnh đốm

18
lá. LVT là giống có khả năng thích ứng rộng từ đồng bằng trung du bắc bộ đến
vùng Duyên hải miền Trung và cao nguyên Nam Bộ.
Giống lạc 1660 do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Đậu đỗ - Viện
khoa hoc kĩ thuật nông nghiệp Việt Nam chọn lọc từ tập đoàn nhập nội của
Senegal. Giống được công nhận giống tiến bộ kỹ thuật năm 1998. Giống lạc
1660 có một số đặc điểm chính như sau: Dạng hình thực vật Spanish, phân cành
gọn, sinh trưởng khỏe, lá màu xanh đậm, chiều cao cây trung bình 42-54cm.
Giống 1660 có thời gian sinh trưởng 120-125 ngày. Năng suất trung bình 20-22
tạ/ha, thâm canh tốt có thể đạt 30 tạ/ha. Khối lượng 100 hạt đạt 50-60 gam,
thuộc nhóm có cỡ hạt trung bình. Vỏ lụa hồng cánh xen, tỷ lệ nhân cao 71-73%,
vỏ quả có gân rõ. 1660 là giống có khả năng chịu nóng khá, dễ mẫn cảm với
bệnh đốm lá và gỉ sắt, héo xanh vi khuẩn. Giống 1660 thích hợp với đất đồi thấp
và cát biển Bắc Trung Bộ [8]
Giống lạc HL25 có tên gốc ICGSE 56, nguồn từ Viện Nghiên cứu Quốc tế
Cây trồng vùng Nhiệt đới Bán khô hạn (ICRISAT) được nhập nội từ IRRI vào
Việt Nam năm 1988 trong hệ thống canh tác lúa châu Á (do Trung tâm Nghiên
cứu Nông nghiệp Hưng Lộc nhập nội và tuyển chọn). Giống có thời gian sinh
trưởng 90- 95 ngày tại các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long. Kích thước hạt
khoảng 40- 45 g/100 hạt, năng suất từ 25- 30 tạ/ha. Đây là giống thích hợp với
hệ thống trồng xen với sắn, bông, cây ăn quả….[8].
Tại viện nghiên cứu cây có dầu miền Nam, 433 mẫu thuộc nhóm giống
như ngắn ngày, trung ngày, bệnh héo xanh vi khuẩn đã được nhập nội để khảo
sát, đánh giá (Ngô Thị Lâm Giang,1998) [4]. Ngoài các cơ quan trên viện
nghiên cứu ngô, Viện di truyền nông nghiệp, trường Đại học Nông nghiệp I Hà

Nội đang lưu giữ những tập đoàn giống để phục vụ cho công tác cải tiến giống.





19
PHẦN III
VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tƣợng, địa điểm và thời gian nghiên cứu
3.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Gồm có 3 giống lạc: Giống ĐP1, ĐP2, L14, trong đó giống ĐP1 làm
đối chứng.
3.1.2. Địa điểm nghiên cứu
Vườn thực nghiệm khoa Nông Lâm thuộc Xã Chiềng Mung – huyện Mai
Sơn – tỉnh Sơn La.
3.1.3.Thời gian nghiên cứu
Tiến hành từ tháng 02/2013 đến tháng 04/2013
3.2. Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu
3.2.1. Công thức thí nghiêm
- Công thức 1: Giống ĐP1 (đ/c)
- Công thức 2: Giống L14
- Công thức 3: Giống ĐP2
3.2.2. Bố trí thí nghiệm
- Số ô thí nghiệm: 3 x 3 = 9 (ô)
- Diện tích một ô thí nghiệm: 10 m
2
(không kể rãnh).
- Tổng diện tích ruộng thí nghiệm: 90 m
2

, không tính dải bảo vệ
- Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp ngẫu nhiên đầy đủ (RCB) với
3 công thức, 3 lần nhắc lại.









20
Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Dải bảo vệ
I
II
III

Dải bảo vệ
1
2
3
2
1
3
3
2
1


Ghi chú: I,II,III là lần nhắc lại
1,2,3 là công thức thí nghiệm
3.2.3. Quy trình kỹ thuật áp dụng trong thí nghiệm
Bón phân
- Bón lót: 100% P
2
O
5
+ 100% K
2
O
- Bón thúc: Khi cây có từ 2-3 lá thật bón 100% N.
* Tính toán lượng phân cho một ô thí nghiệm 10m
2

- Bón lót
+ Công thức 1: 0,75 kg K
2
O + 0,1 kg P
2
O
5

+ Công thức 2 : 0,75 kg K
2
O + 0,1 kg P
2
O
5


+ Công thức 3: 0,75 kg K
2
O + 0,1 kg P
2
O
5

- Bón thúc: 0,09 kg N cho cả 3 công thức
Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh:
Sau gieo khi lạc bắt đầu mọc bới nhẹ quanh gốc để tạo điều kiện cho cành
cấp 1 phát triển sớm.
- Xới phá váng cho lạc khi có 2- 3 lá thật (sau mọc 10- 12 ngày)
- Xới lần 2 khi cây có 6- 8 lá thật (sau mọc 30- 35 ngày)
- Xới lần 3 (sau khi hoa rộ 7- 10 ngày) xới và vun nhẹ quanh gốc.
- Giữ ẩm thường xuyên cho lạc.
- Làm cỏ thường xuyên trong các thời kì cho lạc.

21
3.3. Các chỉ tiêu và phƣơng pháp theo dõi
3.3.1. Các chỉ tiêu theo dõi về sinh trƣởng phát triển:
- Thời gian từ gieo đến mọc mầm (ngày): quan sát toàn bộ số cây trên ô ở
thời kì mọc, biểu hiện ngày có khoảng 50% số cây trên ô có 2 lá mang xèo ra
trên mặt đất
- Thời gian từ gieo đến ra hoa (ngày), ngày có khoảng 50% số cây trên ô
có ít nhất một hoa nở ở bất kì đốt nào.
- Thời gian sinh trưởng của giống từ gieo đến thu hoạch (ngày)
- Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính 7 ngày theo dõi một lần cách
đo từ đốt lá mầm đến đỉnh sinh trưởng của thân chính của 5 cây mẫu trên ô.
- Tổng số nốt sần, nốt sần hữu hiệu ở 3 thời kỳ: thời kỳ ra hoa, hình
thành quả, quả chắc.

3.3.2. Các chỉ tiêu về yếu tố cấu thành năng suất
- Trước khi thu hoạch mỗi ô lấy 10 cây mẫu và xác định:
Số quả/ cây (quả), đếm tổng số quả trên 10 cây mẫu/ô, tính trung bình 1
cây.
Số quả chắc /cây (quả) ,đếm tổng số quả chắc trên 10 cây mẫu/ô, tính
trung bình 1 cây.
Tỷ lệ quả 1 hạt, 2 hạt, 3 hạt: (%).
Khối lượng 100 quả: (g) cân 3 mẫu, mỗi mẫu 100 quả chắc ở ẩm độ
khoảng 10%.
Khối lượng 100 hạt: (g) cân khối lượng hạt của 100 quả ở 3 mẫu.
- Xác định năng suất lý thuyết: (tạ/ha) =P quả/cây × mật độ
cây/m
2
×10.000m
2
Năng suất thực thu (tạ/ha): = Năng suất ô/ 10m
2
× 10.000m
2
3.3.3. Mức độ nhiễm sâu bệnh hại chính
Mức độ nhiễm một số bệnh hại chính tính theo tỉ lệ hại và cấp hại.
Bệnh gỉ sắt- Puccinia arachidis Speg, điều tra ước tính lá bị bệnh của 5
cây mẫu trên ô (theo 5 cấp chéo góc) xác định mức độ bệnh:

22
- Rất nhẹ, cấp 1 (dưới 1% diện tích lá bị hại)
- Nhẹ cấp 3 (1- 5% diện tích lá bị hại)
- Trung bình, cấp 5 (> 5- 25% diện tích lá bị hại)
- Nặng, cấp 7 (> 25- 50% diện tích lá bị hại)
- Rất nặng, cấp 9 (>50% diện tích lá bị hại)

Bệnh đốm nâu- Cercospora arachidicola Hori điều tra ít nhất 10 cây theo
5 điểm chéo góc.
- Rất nhẹ, cấp 1 (<1% diện tích lá bị hại)
- Nhẹ, cấp 3 (1- 5% diện tích lá bị hại)
- Trung bình, cấp 5 (>5- 25% diện tích lá bị hại)
- Nặng, cấp 7 (>25- 50% diện tích lá bị hại)
- Rất nặng, cấp 9 (50% diện tích lá bị hại).
Bệnh đốm đen- Cercospora personatum (Berk & Curt), điều tra 10 cây đại
diện theo 5 điểm chéo góc ở thời kỳ trước thu hoạch và đánh giá theo cấp bệnh
1-9.
Bệnh héo xanh- Ralstonia solanacearum Smith (%) số cây bị bệnh trên số
cây điều tra (điều tra toàn bộ số cây trên ô), ở thời kì trước thu hoạch:
Nhẹ, điểm 1(<30%)
Trung bình, điểm 2 (30- 50%)
Nặng, điểm 3 (>50%)
3.4. Phƣơng pháp xử lí số liệu
Các số liệu được tính toán theo phương pháp thống kê
Xử lý kết quả trên máy vi tính bằng phần mềm Excel và IRRISTAT 5.0.




23
PHẦN IV
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Động thái tăng trƣởng chiều cao thân chính của các giống lạc
Thân cây phát triển mạnh khỏe là cơ sở cho các bộ phận khác phát triển
một cách hợp lí, tạo điều kiện cho quá trình quang hợp của cây tiến hành một
cách thuận lợi. Chiều cao thân chính là một đặc tính di truyền nó phụ thuộc vào

từng loại giống và các yếu tố ngoại tác động như chăm sóc, điều kiện dinh
dưỡng. Nghiên cứu động thái tăng trưởng chiều cao cây có ý nghĩa trong việc
xác định những biện pháp kĩ thuật hợp lí vào những thời kì cần thiết nhằm tạo
điều kiện cho cây sinh trưởng tốt nhất. Kết quả theo dõi ở bảng 4.1và đồ thị 1.
Bảng 4.1. Động thái tăng trƣởng chiều cao thân chính của các giống lạc
Đơn vị tính: (cm).

Giống

Sau trồng (Ngày)
30
37
44
51
58
65
ĐP1
(đ/c)
14,8
15,6
19,1
21,2
22,5
23,9
c
L14
16,3
17,1
21,1
23

23,8
25,7
b
ĐP2
15,1
16,2
20,2
22,6
24,5
28,5
a
CV%
1,90
LSD
1,10

Qua bảng 4.1 cho thấy tốc độ tăng trưởng chiều cao thân chính của các
giống có sự biến động. Với giống ĐP1 sau 30 ngày trồng thì có chiều cao thân
chính cao 14,8 cm, sau 37 ngày trồng tốc độ tăng trưởng tăng lên 0,8 cm, sau 44
ngày trồng tốc độ tăng trưởng tăng lên 3,5 cm (trung bình tăng 0,5 cm/ngày) và

24
sau đó tốc độ tăng trưởng giảm dần xuống 1,3 cm ở giai đoạn sau trồng 51 ngày.
Qua các lần đo cho thấy tốc độ tăng trưởng cao nhất của giống ĐP1 là vào thời
kì sau 44 ngày trồng.

Đồ thị 1. Động thái tăng trƣởng chiều cao cây của các giống lạc
Sau trồng 30 đến 37 ngày chiều cao cây trung bình của các giống lạc biến
động từ 14,8 đến 17,1 cm, giống L14 có chiều cao cây cao nhất đạt 17,1 cm,
giống ĐP1 (đ/c) có chiều cao cây thấp nhất đạt 15,6 cm. Về tốc độ tăng trưởng

thì giống ĐP2 có tốc độ tăng trưởng cao nhất với 1,1 cm (trung bình tăng 0,15
cm/ngày), giống ĐP1 (Đ/c) có tốc độ tăng trưởng thấp nhất với 0,8 cm (trung
bình tăng 0,1 cm/ngày).
Sau 44 ngày trồng chiều cao thân chính của ba giống đã thể hiện rõ sự
chênh lệch đó là chiều cao thân chính biến động từ 19,1 đến 21,1 cm. Giống
ĐP1 (Đ/c) có chiều cao thân chính đạt với tốc độ tăng trưởng là 3,5 cm (tốc độ
tăng trung bình 0,5 cm/ngày). Trong đó giống có chiều cao trung bình cao nhất
là giống L14 với 21,1 cm, tốc độ tăng trưởng 4 cm (trung bình tăng 0,57
cm/ngày). Giống có chiều cao thấp nhất là giống ĐP1 với 19,1 cm, tốc độ tăng
trưởng 3,5 cm (trung bình tăng 0,5 cm/ngày).
Ở lần theo dõi sau trồng 51 ngày chiều cao thân chính tăng mạnh ở hai
giống L14 và ĐP2, và các công thức thí nghiệm đã phát triển mang tính đặc
trưng của giống. Đáng chú ý nhất là ở giống ĐP2 có chiều cao cây đạt 22,6 cm,

25
tăng so với lần đo sau trồng 44 ngày là 2,4 cm (trung bình tăng 0,34 cm/ngày).
Chiều cao cây trung bình của các giống biến động từ 21,2 đến 23 cm, giống ĐP1
(Đ/c) có chiều cao cây trung bình thấp nhất đạt 21,2 cm.
Sau trồng 65 ngày cho thấy chiều cao thân chính tăng, tốc độ tăng trưởng
tăng lên cụ thể giống ĐP2 với chiều cao cây 28,5 cm (trung bình tăng 0,57
cm/ngày), cao hơn so với lần đo sau trồng 58 ngày đạt 2,1 cm. Chiều cao cây
trung bình của giống ĐP1 (Đ/c) có chiều cao cây thấp nhất đạt 23,9 cm, cao nhất
là giống ĐP2 đạt 28,5 cm. Điều này có thể giải thích vì trong giai đoạn này điều
kiện thời tiết thuận lợi mưa nhiều nên tốc độ tăng trưởng mạnh. Ở lần đo này
cho thấy có sự sai khác có ý nghĩa giữa các giống tham gia thí nghiệm, chiều
cao cây ở giống ĐP2 và giống L14 so với đối chứng có sự khác nhau chắc chắn
ở độ tin cậy 95%.
Qua theo dõi động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của các giống lạc
cho thấy rằng thời kì sau mọc 30 ngày cho đến khi lạc sắp ra hoa, tốc độ tăng
trưởng chiều cao thân chính của các giống lạc chậm. Từ thời kì lạc ra hoa thì tốc

độ tăng trưởng chiều cao thân chính của các giống lạc tăng mạnh hơn cho đến
thời kì hình thành quả.
4.2. Động thái ra lá của các giống lạc
Lá là bộ phận quan trọng nhất của tất cả các loại cây nói chung và cây lạc
nói riêng. Lá có nhiệm vụ quang hợp, tổng hợp vật chất khô bên cạnh đó lá còn
có nhiệm vụ thoát hơi nước điều hòa nhiệt độ trong cây. Thông thường giống
nào có khả năng ra lá nhanh thì sức sinh trưởng của cây lớn. Kết quả về động
thái ra lá của các giống lạc được thể hiện ở bảng 4.2 và đồ thị 2.

×