Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Nghiên cứu quy trình sử dụng bông phế thải và cơ chất thích hợp để nuôi trồng nấm sò trắng tại xã thôm mòn huyện thuận châu tỉnh sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 62 trang )



0
TRƢỜNG CAO ĐẲNG SƠN LA
KHOA NÔNG LÂM
= = = o0o = = =






BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Chuyên đề:
“Nghiên cứu quy trình sử dụng bông phế thải và cơ chất thích hợp để nuôi
trồng nấm sò trắng tại xã Thôm Mòn-huyện Thuận Châu-tỉnh Sơn La”




Giảng viên hướng dẫn:
Vũ Thị Ngọc Ánh
Sinh viên thực tập:
Lường Thị Mùi
Lớp:
Khoa học cây trồng K47







Sơn La – Tháng 04/2013


1
MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN……………………………………………………………………3
DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT 4
PHẦN 1: MỞ ĐẦU 5
1.1. Đặt vấn đề. 5
1.2. Mục đích và yêu cầu: 7
1.2.1. Mục đích: 7
1.2.2. Yêu cầu: 7
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 8
2.1. Tình hình nghiên cứu và sản xuất trên thế giới. 8
2.2. Tình hình nghiên cứu và sản xuất trong nƣớc. 13
2.3. Tình hình sản xuất Nấm ở Sơn La. 19
2.4. Hiệu quả kinh tế của việc trồng Nấm. 21
PHẦN 3: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
3.1. Đối tƣợng, vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu. 22
3.1.1. Đối tƣợng và vật liệu 22
3.1.2. Địa điểm nghiên cứu. 22
3.1.3. Thời gian nghiên cứu 22
3.2. Nội dung nghiên cứu. 22
3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu. 22
3.3.1. Xử lí nguyên liệu 23
3.3.2. Kĩ thuật trồng nấm trong túi màng mỏng. 23

3.4. Các chỉ tiêu tiêu theo dõi. 24
3.4.1.Thời gian sinh trƣởng phát triển của quả thể nấm (ngày). 24
3.4.2.Theo dõi các chỉ tiêu sinh trƣởng (cụm). 25
3.4.3. Các chỉ tiêu liên quan đến năng suất 25
3.5. Sâu bệnh chính 25
3.5.1. Chỉ tiêu sinh trƣởng 27
3.5.2. Chỉ tiêu phát triển 27


2
3.5.3. Chỉ tiêu về chất lƣợng. 28
3.5.4.Chỉ tiêu về các yếu tố cấu thành năng suất. 28
3.5.5. Bệnh hại chính. 28
3.6. Phƣơng pháp xử lý số liệu. 28
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 29
4.1. Đặc điểm hình thái của các giống tham gia thí nghiệm 29
4.2.1. Thời gian từ cấy giống đến khi nấm ăn trắng hết bịch và rạch bịch. 30
4.2.2. Thời gian từ khi cấy giống đến khi nấm bắt đầu mọc ra ở các vết rạch. 30
4.2.3. Thời gian từ khi cấy giống đến khi bắt đầu cho thu hoạch đợt 1 30
4.2.4. Thời gian từ khi cấy giống đến khi thu hái đợt nấm cuối cùng. 31
4.3. Ảnh hƣởng của sâu bệnh hại đến sinh trƣởng và phát triển của nấm Sò. 31
4.4. Theo dõi các chỉ tiêu về sinh trƣởng của nấm. 32
4.4.1. Chiều dài cuống nấm và tốc độ tăng chiều dài cuống nấm. 32
4.4.2. Đƣờng kính gốc nấm. 34
4.3. Số cây trên cụm trên các công thức thí nghiệm. 35
4.3.1. Khối lƣợng trung bình của một cụm. 36
4.3.2.Khối lƣợng trung bình của một cụm (kg). 37
4.4. Đƣờng kính của mũ nấm. 39
4.4.1. Đƣờng kính trung bình mũ nấm. 39
4.4.2. Đƣờng kính mũ nấm và tốc độ tăng đƣờng kính mũ nấm. 40

5.1. Kết luận 46
5.2. Kiến nghị 47
PHỤ LỤC 1: CÁC HÌNH ẢNH NUÔI TRỒNG NẤM 48
PHỤ LỤC 2: TÀI LIỆU THAM KHẢO 52
PHỤ LỤC 3: KẾT QUẢ XỬ LÝ SỐ LIỆU THÍ NGHIỆM 54



3
LỜI CẢM ƠN

Bằng sự nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ tận tình của cô giáoVũ Thị Ngọc
Ánh – giảng viên khoa Nông Lâm; cùng các thầy cô giáo trong khoa Nông Lâm,
đã chỉ bảo tận tình và giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành
chuyên đề tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn toàn thể thầy cô giáo trong khoa Nông Lâm đã
tận tình chỉ bảo và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suất quá trình học tập
,nghiên cứu và thực tập.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên tôi trong
suốt quá trình thực hiên chuyên đề.
Do kiến thức và thời gian thực tập có hạn chế cho nên báo cáo này không
tránh khỏi sai sót. Kính mong thầy cô và bạn bè góp ý để báo cáo đƣợc hoàn
thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.
Sơn La,ngày 24 tháng 4 năm 2013
Sinh viên


Lƣờng Thị Mùi









4
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT
Viết tắt
Nghĩa
1
CT
Công thức
2
CTĐC
Công thức đối chứng
3
NS
Năng suất
4
SNTC
Số nhánh trên cụm
5
SCTM
Số cụm trên mô
6
TLTB

Trọng lƣợng trung bình
7
N2
Giống nấm sò N2
8
N4
Giống nấm sò N4
9
ĐV
Đơn vị





















5
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề.
Việt Nam là một nƣớc sản xuất nông nghiệp lớn nên hàng năm sau mỗi
mùa vụ lƣợng phế thải nhƣ rơm rạ, vỏ lạc, thân cây ngô,…để lại đồng ruộng là
rất lớn. Nếu không đƣợc sử dụng thì gây lãng phí và có thể là nơi ủ bệnh cho vụ
sau. Vì thế, việc sử dụng rơm rạ, vỏ lạc, thân cây ngô…làm nguyên liệu cho
nghề trồng nấm đƣợc xem là một trong những giải pháp hợp lý và hiệu quả. Vừa
giải quyết đƣợc công ăn việc làm của ngƣời dân lúc nhàn dỗi, vừa tăng thêm thu
nhập lại vừa giải quyết đƣợc vấn đề ô nhiễm môi trƣờng, góp phần xây dựng
nền nông nghiệp bền vững.
Nấm ăn bao gồm nhiều loại nhƣ: nấm Rơm, nấm Sò, nấm Mỡ, nấm Linh
Chi, nấm Hƣơng, Mộc Nhĩ,…Nấm ăn là món ăn quý không chỉ vì thơm ngon
mà còn có giá trị dinh dƣỡng cao. Đặc biệt có sự hiện diện của 9 loại axit amin
không thay thế rất cần thiết cho con ngƣời. Nấm ăn giàu lơxin và lizin là hai loại
axit amin ít có trong ngũ cốc. Do đó xét về chất lƣợng đạm của nấm ăn không
thua gì so với đạm của động vật.
Nấm ăn là một loại thực phẩm có chứa rất nhiều chất dinh dƣỡng đặc biệt
chứa nhiều loại vitamin: B, C, K, A, D, E. Trong đó có nhiều nhất là vitamin B:
B
1
, B
2
, B
3
, Nếu so với rau rất nghèo sinh tố B
12
thì chỉ cần ăn 3 gam nấm tƣơi là
đủ cung cấp lƣợng sinh tố B
12

cho nhu cầu mỗi ngày. Tƣơng tự nhƣ hầu hết các
loại rau quả khác nấm ăn chứa nhiều các nguyên tố khoáng (K, Na, Fe, Al,
Mn,…). Qua nghiên cứu khoa học ăn 100g nấm tƣơi ngang với 2 quả trứng vịt.
Ngoài có giá trị dinh dƣỡng cao nấm ăn còn có giá trị dƣợc liệu dùng
chữa một số bệnh: làm hạ huyết áp, chống bệnh béo phì, chữa bệnh đƣờng ruột,
giảm lƣợng cholesterol trong máu, phòng chống bệnh ung thƣ. Bởi vậy, nấm ăn
đƣợc xem nhƣ một loại “rau sạch “ và “ thịt sạch “ đƣợc sử dụng rỗng rãi trong
các bữa ăn hàng ngày của con ngƣời.




6
Ngành sản xuất nấm ăn đã đƣợc hình thành và phát triển từ hàng trăm
năm nay. Ngày nay giá trị của các loại nấm ăn càng đƣợc tăng lên nhờ những
chứng minh khoa học về giá trị dinh dƣỡng và khả năng trị bệnh của chúng.
Trong các loại nấm ăn đƣợc trồng phổ biến ở Việt Nam thì nấm không chỉ là loại
thức ăn ngon giàu dinh dƣỡng mà còn có giá trị rất lớn về mặt dƣợc liệu.
Kỹ thuật nuôi trồng nấm khá đơn giản, không cần thiết bị gì đặc biệt, đầu tƣ
thấp, nguồn nguyên liệu dồi dào từ tất cả các phế phụ phẩm của ngành nông nghiệp,
lâm nghiệp giàu Xellulose đều có thể trồng đƣợc nấm. Do vậy mà phát triển nghề
trồng nấm đã làm tăng thu nhập cho xã hội, giải quyết nguồn thực phẩm đang
còn rất thiếu ở nƣớc ta. Mặt khác nó còn góp phần tạo công ăn việc làm, giải
quyết tỷ lệ thất nghiệp cho nhân dân, từng bƣớc xoá đói giảm nghèo ở vùng
nông thôn. Hơn nữa nuôi trồng nấm còn là biện pháp xử lý có hiệu quả nguồn
phế thải nông nghiệp, bảo vệ môi trƣờng và ngoài ra phế phẩm của việc nuôi
trồng nấm có thể sử dụng trong chăn nuôi và trồng trọt.
Hiện nay việc nuôi trồng nấm ăn đặc biệt là nấm sò sẽ đƣợc ngƣời dân
chú ý. Tuy nhiên vẫn còn ở mức độ nhỏ lẻ, manh mún chƣa có sự đầu tƣ. Việc
nuôi trồng nấm chủ yếu phát triển trên nền cơ chất tự nhiên mà không bổ sung

thêm các chất dinh dƣỡng hữu cơ khác. Do vậy sản phẩm thu đƣợc thƣờng
không đạt nhu cầu nhƣ mong muốn chẳng hạn: cụm nấm nhỏ, đƣờng kính mũ
nấm nhỏ, tốc độ sinh trƣởng chậm làm cho năng suất và chất lƣợng sản phẩm
không cao… Việc nuôi trồng nấm trên nguyên liệu nhƣ bông phế thải, bổ sung
một số chất dinh dƣỡng khác nhau trên bông thải ảnh hƣởng đến năng suất, chất
lƣợng Nấm nhƣ thế nào? Đó là vấn đề rất quan trọng, vì vậy tôi quyết định chọn
đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu quy trình sử dụng bông phế thải và cơ chất
thích hợp để nuôi trồng nấm sò trắng tại xã Thôm Mòn-huyện Thuận Châu-
tỉnh Sơn La”.



7
1.2. Mục đích và yêu cầu:
1.2.1. Mục đích:
- Xác định đƣợc cơ chất thích hợp cho năng suất và phẩm chất cao.
1.2.2. Yêu cầu:
- Khảo sát khả năng và tốc độ sinh trƣởng của cây.
- Khảo sát độ bền của cá thể nấm sau thu hoạch.
- Khảo sát hình thái và chất lƣợng của cá thể nấm.
- Thu thập tài liệu liên quan.







8
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU


2.1. Tình hình nghiên cứu và sản xuất trên thế giới.
Tình hình nghiên cứu nấm ăn trên thế giới cũng đang phát triển mạnh mẽ,
nhiều công trình nghiên cứu và phát triển với quy mô lớn đã đƣợc hình thành.
Đặc biệt là Trung Quốc - một nƣớc có nghề trồng nấm phát triển từ lâu và rất
mạnh mẽ. Năm 1990 tổng sản lƣợng nấm ăn toàn thế giới là 3.763.000 tấn, trong
đó: nấm Mỡ là 1.424.000 tấn, nấm Hƣơng là 393.000 tấn. Năm 1994, tổng sản
lƣợng nấm thế giới lên 4.909.000 tấn, trong đó: nấm Mỡ là 1.846.000 tấn
(37,6%), nấm Hƣơng là 826.200 tấn (16,8%), nấm Rơm là 798.800 tấn (6,1%)…
So sánh năm 1994/1990 thì nấm Mỡ, nấm Hƣơng, nấm Rơm… đều tăng mạnh.
Các nƣớc sản xuất nấm chủ yếu năm 1994 là Trung Quốc có 2.850.000 tấn
(chiếm 53,79% tổng sản lƣợng) Hoa Kỳ 393.400 tấn (chiếm 7,61%); Nhật Bản
360.100 tấn (7,34%); Pháp 185.000 tấn; Inđônêxia 118.800 tấn.[1]
Hiện nay các nƣớc trên thế giới đang tập chung nghiên cứu và phát triển
mạnh mẽ các công trình nuôi trồng nấm ăn và nấm dƣợc liệu. Khu vực bắc Mỹ
và Châu Âu trồng nấm theo phƣơng pháp công nghiệp là chính. Những nhà máy
sản xuất nấm có công suất từ 200 – 1.000 tấn/năm đƣợc cơ giới hoá cao từ khâu
xử lý nguyên liệu đến thu hái chế biến do máy móc thực hiện, năng suất nấm
trung bình của các nƣớc này đạt 40 - 60% so với nguyên liệu ban đầu (nấm Mỡ,
nấm Sò).[1]
Khu vực Châu Á triển khai sản xuất nấm theo mô hình vừa và nhỏ. Nghề
trồng nấm của khu vực này cũng phát triển mạnh mẽ, một số loại nấm ăn đƣợc
nuôi trồng khá phổ biến nhƣ: nấm Hƣơng, nấm Sò, Mộc Nhĩ, nấm Mỡ. Bắt đầu
từ những năm 90 tại đây đã phát triển toàn diện và tập trung quy mô nghiên cứu
về sinh vật, di truyền học phòng trừ sâu bệnh hại và chế biến dƣợc phẩm từ nấm.
Ở Trung Quốc nghề trồng nấm đã thực sự đi vào từng hộ nông dân, sản lƣợng
nấm Mỡ, nấm Hƣơng của Trung Quốc lớn nhất thế giới, Trung Quốc đƣợc coi là
nƣớc sản xuất và xuất khẩu với sản lƣợng lớn nhất, năm 1995 có sản lƣợng là:
3.000.000 tấn, chiếm 60% tổng sản lƣợng thế giới. Đồng thời Trung Quốc cũng



9
là nƣớc suất khẩu nấm nhiều nhất với khoảng 1.5 triệu tấn sản phẩm trên một
năm.[2]
Nấm ăn đƣợc dùng từ rất lâu đời. Theo tài liệu khảo cổ học chúng ta đã
biết đƣợc cách đây 3000 năm nấm đƣợc dùng làm thực phẩm. Cũng theo tài liệu
khảo cổ thì từ thời kỳ đồ đá cũ 3000 - 4000 năm TCN các cƣ dân Trung Quốc đã
biết thu hái và sử dụng nhiều loại nấm từ thiên nhiên. Năm 400 TCN các nƣớc
này đã có miêu tả khoa học về sinh lý, sinh thái của không ít các loài nấm. Năm
300 nấm ăn đƣợc coi là mỹ thực trong cung đình Trung Hoa, từ thời ấy nấm đã
đƣợc coi là nhóm sinh vật đặc biệt không phải là thực vật. Năm 200 - 100 TCN
trong sách thần nông bản thảo kinh đã miêu tả tỉ mỉ về hình thái, tính năng, công
dụng của các loài nấm dùng làm thuốc chữa bệnh hoặc bồi bổ cơ thể nhƣ: thanh
chi, xích chi, hoàng chi. Năm 100 TCN bắt đầu có những ghi chép đầu tiên về
kỹ thuật nuôi trồng nấm.[2]
Riêng đối với nấm rơm năm 1822 trong sách “Quảng Đông Thông Chí” đã
có ghi chép về kỹ thuật trồng nấm rơm. Năm 1897 Hội nông dân Mỹ đã cho
xuất bản cuốn “Phƣơng pháp trồng nấm rơm trong nhà” chỉ 1 năm sau cuốn sách
này đã đƣợc in và dịch tại Trung Quốc. Trong luận án của TS Beker (Malaysia)
đã xác nhận nấm rơm đƣợc trồng đầu tiên ở Trung Quốc sau đó phổ biến sang
các nƣớc Đông Nam Á và Bắc Phi. Cũng có tài liệu cho rằng nấm rơm đƣợc
trồng đầu tiên tại Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam cách đây 2000 năm.[4]
Năm 1907 trong báo cáo của tác giả Touricforil (Pháp) đã mô tả phƣơng
pháp dùng phân ngựa rồi cấy vào đó bào tử của cây nấm trƣởng thành. Đây
chính là phƣơng pháp chọn giống sơ khai nhất.[4]
Từ những năm đầu của thế kỷ XX nhất là từ năm 1950 trở lại đây khi
công nghệ sinh học phát triển đã mở ra cho nghề trồng nấm những bƣớc tiến
mới. Các nƣớc có nghề trồng nấm phát triển đã nghiên cứu và chọn tạo ra những
giống nấm mới có giá trị về mặt dinh dƣỡng, kinh tế và dƣợc liệu đƣợc chọn lọc
bằng nhiều phƣơng pháp khác nhau kể cả mức độ phân tử.[4]

Năm 1954 Takemura đã thực hiện phép lai bắt cặp giữa hai dòng đơn
nhân ở nấm Colibiaveltipes.


10
Năm 1973 Denies và Wessel thực hiện kỹ thuật dung hợp tế bào trần trên
nấm sò (pleurotuspp) và linh chi (G. lucidum).
Hiện nay thế giới đã ghi nhân đƣợc khoảng 20.000 loài nấm ăn, trong đó có
80 loài nấm ăn ngon, có giá trị đã và đang đƣợc nghiên cứu, nuôi trồng. Năm
1939 toàn thế giới mới chỉ có 10 nƣớc nuôi trồng. Nhƣng đến năm 1995 đã có
trên 100 nƣớc sản xuất nấm ăn.
Trong những năm gần đây việc nghiên cứu và nuôi trồng nấm ăn có
những bƣớc phát triển nhảy vọt, nó đã trở thành một ngành công nghiệp thực
phẩm thực thụ ở nhiều nƣớc phát triển nhƣ: Hà Lan, Mỹ, Đức, Pháp, nghề trồng
nấm đƣợc cơ giới hoá từ khâu xử lý nguyên liệu đến khâu thu hái và chế biến
đều do máy móc tự thực hiện.
Ở Châu Á, Nhật Bản là nƣớc đi đầu trong việc đƣa máy móc vào quy
trình trồng nấm. Nhiều nhà máy với những dây chuyền gần nhƣ tự động hoá và
sản lƣợng có thể đạt hàng chục tấn/năm. Phần lớn các nƣớc trong khu vực Châu
Á còn lại nhất là các nƣớc trong khu vực Đông Nam Á, trồng nấm mang tính
chất thủ công lệ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên nên tỷ lệ rủi ro khá cao.
Năm 1990 tổng sản lƣợng nấm ăn trên toàn thế giới là: 3.763.000 tấn.
Năm 1994 tổng sản lƣợng nấm ăn trên toàn thế giới là: 4.909.000 tấn.
Năm 2001 đạt: 6.280.000 tấn. Trong đó Trung Quốc có sản lƣợng đạt
5.230.000 tấn chiếm khoảng 5/6 sản lƣợng nấm trên toàn thế giới.
Đến năm 2005 thì tổng sản lƣợng nấm ăn trên toàn thế giới đạt khoảng 20
triệu tấn. Riêng Trung Quốc chiếm 50% sản lƣợng so với toàn thế giới. Tốc độ
tăng trƣởng về sản lƣợng nấm năm sau cao hơn năm trƣớc 5%.
Ngành sản xuất nấm ăn trên thế giới đã phát triển nhanh và mạnh mẽ.
Trong đó phải kể đến Trung Quốc là nƣớc có nghề trồng nấm từ xa xƣa (cách

đây khoảng 5.000 – 4.000 năm trƣớc Công nguyên) những cƣ dân nguyên thuỷ
của Trung Quốc đã biết thu lƣợm và sử dụng nhiều loại nấm ăn từ thiên nhiên.
Cho đến nay, tổng sản lƣợng nấm ăn của Trung Quốc chiếm 60% tổng sản
lƣợng nấm ăn trên thế giới bao gồm nhiều loại nấm nhƣ: nấm Hƣơng, nấm Rơm,


11
nấm Mỡ, Mộc Nhĩ, Linh Chi,…hàng năm Trung Quốc xuất khẩu hàng triệu tấn
nấm sang các nƣớc phát triển nhƣ: Mỹ, Nhật Bản, Nga, Ba Lan.
Mức tiêu thụ nấm bình quân tính theo đầu ngƣời của Châu Âu, Châu Mỹ
khoảng 2 - 3 kg/năm. Nhật, Đức khoảng 4 - 5 kg/năm. Dự kiến mức tiêu thụ này
trong tƣơng lai sẽ tăng với mức 3.5%/năm. Trên thị trƣờng Châu Âu nấm Mỡ
chiếm 80 - 95%, Mộc Nhĩ khoảng 10% thị trƣờng.
Ở khu vực Châu Á, các nƣớc nhƣ: Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung
Quốc,…triển khai sản xuất nấm theo mô hình vừa và nhỏ. Một số loại nấm ăn
đƣợc nuôi trồng khá phổ biến đó là nấm Hƣơng, nấm Sò, Mộc Nhĩ, nấm Mỡ.
Đặc biệt là Trung Quốc nghề trồng nấm đã thực sự đi vào từng hộ nông dân; sản
lƣợng nấm Mỡ, nấm Hƣơng của Trung Quốc lớn nhất thế giới: năm 1995 sản
lƣợng của Trung Quốc là 3.000.000 tấn, chiếm 60% tổng sản lƣợng nấm ăn trên
thế giới gồm nhiều loại nấm nhƣ: nấm Mỡ, nấm Hƣơng, nấm Rơm, Mộc
Nhĩ,…Hàng năm Trung Quốc xuất khẩu hàng triệu tấn nấm sang các nƣớc phát
triển thu về nguồn ngoại tệ hang tỷ đô la. Hiện nay Trung Quốc đã dùng kỹ thuật
“ khuẩn thải học” để trồng nấm nghĩa là dùng các loại cỏ cây thân thảo để trồng
nấm thay cho gỗ rừng và nguồn nguyên liệu tự nhiên ngày càng cạn kiệt. Riêng
Phúc Kiến đã có 800.000 tấn (chiếm 26,67% cả nƣớc; 6,4% cả thế giới).
Nƣớc xuất khẩu nấm nhiều nhất trên thế giới hiện nay là Trung Quốc với
khoảng 1,5 triệu tấn sản phẩm/năm; giá bán nấm mỡ trung bình 600 – 1.000
USD/tấn cao hơn 1,2 – 1,5 lần so với thịt bò; nấm Mỡ muối có giá bán khoảng
1.300 – 1.500 USD/tấn; các loại sản phẩm nấm nhƣ Mộc nhĩ, nấm Hƣơng, nấm
Rơm,…cũng có giá bán dao động trong khoảng 1.700 – 6.500 USD/tấn. Mỗi

năm, Phúc Kiến xuất sang Mỹ 23.000 – 26.000 tấn nấm Mỡ đóng hộp và bán
sang Nhật: 11.000 – 13.000 tấn nấm Mỡ đóng hộp, trị giá 15.000.000 triệu USD.
Nên các nƣớc này việc nghiên cứu nấm rất đƣợc chú trọng. Nhƣ Trung Quốc ở
một số trƣờng đại học đã có cả các môn học về nấm trồng và các viện nghiên
cứu về nấm nhƣ tỉnh Phúc Kiến của Trung Quốc hiện đã nuôi trồng tới 45 chủng
nấm ăn và hơn 100 chủng loại nấm dại. Lực lƣợng làm nấm cũng rất hùng hậu


12
với khoảng hơn 20 cơ quan nghiên cứu triển khai về nấm ăn gần 100 cán bộ kỹ
thuật cao cấp, hơn 600 cán bộ trung cấp và nhiều kỹ thuật viên khác…
Thị trƣờng tiêu thụ nấm ăn lớn nhất hiện nay là Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan
và các nƣớc Châu Âu… Tổng sản lƣợng nấm ăn trên thị trƣờng thế giới vào
khoảng 20 triệu tấn sản phẩm/năm và đang có xu hƣớng tăng. Nƣớc xuất khẩu
nấm nhiều nhất trên thế giới hiện nay là Trung Quốc với khoảng 1,5 triệu tấn
sản phẩm/năm; giá bán nấm Mỡ tƣơi trung bình 600 – 1.000 USD/tấn; nấm Mỡ
muối có giá bán khoảng 1.300 – 1.500 USD/tấn; các loại sản phẩm nấm khác
nhƣ Mộc Nhĩ, nấm Hƣơng, nấm Rơm…. cũng có giá bán dao động trong khoảng
1.700 – 6.500 USD/tấn.
Nhìn chung nghề trồng nấm phát triển nhanh và rộng khắp, nhất là trong
20 năm trở lại đây, với 8 loài nấm ăn đƣợc nuôi trồng phổ biến và hơn 50 loài
khác đang dần đƣa vào sản xuất.
Sản lƣợng nấm thế giới năm 2011 có thể đạt 30 triệu tấn, tăng 6,2% so với
năm trƣớc. Đây là con số dự đoán của Hiệp hội các nƣớc sản xuất nấm. Các
chuyên gia cho rằng, việc sản lƣợng nấm thế giới tăng trong năm 2011 là do các
nƣớc đã mở rộng quy mô sản xuất nấm. Đây cũng là thuận lợi khiến sản lƣợng
nấm toàn cầu có thể đạt mục tiêu đề ra trong năm 2011.
Trung Quốc là nƣớc sản xuất nấm lớn nhất thế giới, đồng thời cũng là
nguồn cung chủ yếu mặt hàng này, chiếm 50% của nguồn cung toàn cầu, tăng
5,5%, đạt 3,43 triệu tấn trong năm 2011 do tăng diện tích. Sau Nhật Bản, In-đô-

nê-xi-a là nƣớc sản xuất nấm thứ hai trên thế giới, chiếm khoảng 29% nguồn
cung toàn cầu. ANRPC dự kiến nguồn cung của In-đô-nê-xi-a sẽ tăng 8%, với
2,95 triệu tấn trong năm nay. Ấn Độ hiện nay có năng suất cao su thiên nhiên
cao nhất trên thế giới.
Nguồn cung của Ấn Độ có thể đạt 884.000 tấn trong năm nay, tăng 3,9%
so với năm ngoái do ƣớc tính tăng: 14.000 ha nhà xƣởng nuôi trồng nấm và
năng suất tốt hơn. Theo số liệu của ANRPC, sản lƣợng của các nƣớc đứng đầu
khác nhƣ Việt Nam và Trung Quốc cũng dự kiến tăng trong năm nay. Việt Nam
sẽ có sản lƣợng 755.000 tấn, Trung Quốc 647.000 tấn, Srilanka 153.000 tấn,


13
Philippines 99.000 tấn và Campuchia 42.000 tấn
Theo đánh giá của hiệp hội khoa học nấm ăn quốc tế (ISMS) có thể sử
dụng khoảng 250 phế phụ liệu trong nông lâm nghiệp để trồng nấm đem lại
nhiều lợi ích kinh tế xã hội. Sản xuất nấm ăn đem lại nguồn thực phẩm, tạo việc
làm tại chỗ, vệ sinh môi trƣờng đồng ruộng chống lại việc đốt rơm, đốt phá
rừng, tạo nguồn phân bón hữu cơ cho cải tạo đất, góp phần tích cực vào chu
trình chuyển hóa vật chất. Trong sinh học nhờ sự phát triển của khoa học kỹ
thuật trong nghề trồng nấm về chọn tạo giống nấm, về kỹ thuật nuôi trồng và sự
bùng nổ của thông tin, nghề trồng nấm đã và đang phát triển trên toàn thế giới,
đƣợc coi là nghề xóa đói, giảm nghèo và làm giàu thích hợp với các vùng nông
thôn miền núi.
2.2. Tình hình nghiên cứu và sản xuất trong nƣớc.
Việt Nam có rất nhiều tiềm năng để phát triển nghề trồng nấm, riêng lƣợng
rơm rạ 20 – 30 triệu tấn/năm đủ để cho “ra đời” 2 triệu tấn nấm tƣơi, trị giá 1 tỷ
USD, thậm chí, nếu chế biến thành đồ hộp, giá trị còn cao hơn. Năm 2002, cả
nƣớc mới sản xuất đƣợc 100.000 tấn nấm thực phẩm thì đến nay đã đạt 150.000
tấn/năm. Kim ngạch xuất khẩu đạt trên 60 USD/năm. Điều đó chứng tỏ nghề
trồng nấm đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Từ những năm 70 của thế kỷ XX vấn đề nghiên cứu và sản xuất nấm ăn
đƣợc bắt đầu. Đến năm 1984 thành lập trung tâm nghiên cứu nấm ăn tại trƣờng
Đại học Tổng Hợp Hà Nội.
Tuy nhiên trong vòng 20 năm trở lại đây, trồng nấm mới đƣợc xem là một
nghề đem lại hiệu quả kinh tế. Hiện nay đang triển khai trồng 6 loại nấm ăn
chính là: nấm Rơm, Mộc nhĩ, nấm Sò, nấm Mỡ, nấm Hƣơng và nấm dƣợc liệu
Linh Chi. Mặc dù các loại nấm này có thể trồng quanh năm ở nhiều nơi trong cả
nƣớc nhƣng ở phía Nam chủ yếu trồng nấm Rơm, Mộc Nhĩ, sản lƣợng đạt trên
10.000 tấn/năm, các tỉnh phía Bắc chủ yếu là sản xuất nấm Mỡ, nấm Sò nấm
Hƣơng.
Trong những năm đầu của thập kỷ 90 phong trào trồng nấm mỡ đƣợc phát
triển mạnh mẽ. Tổng sản lƣợng đạt khoảng 500 tấn/năm. Thị trƣờng tiêu thụ chủ


14
yếu là nấm muối xuất khẩu sang Nhật Bản, Italia, Đài Loan, Thái Lan.
Năm 1985 và 1986 tổ chức FAO tài trợ UBND thành phố Hà Nội và
thành phố Hồ Chí Minh thành lập trung tâm sản xuất nấm thƣơng mại – Hà Nội
(sau này đổi thành công ty sản xuất giống, chế biến và xuất khẩu nấm Hà Nội)
và thành lập xí nghiệp nấm thành phố Hồ Chí Minh.
Cũng trong khoảng thời gian này một số đơn vị sản xuất nấm khác cũng
đƣợc thành lập nhƣ: công ty nấm Thanh Bình (Thái Bình), Xí nghiệp nấm (Tổng
công ty Rau Quả Việt Nam - VEGETEXCO), các Công ty Liên doanh sản xuất
và Chế biến nấm ở Cần Thơ, Đà Lạt.
Đến nay nghề trồng nấm đang dần đi sâu vào từng vùng từng hộ nông dân
ở nƣớc ta, đƣợc phổ biến ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nƣớc từ Bắc vào
Nam, với những thành công thu đƣợc đáng kể, với công nghệ nuôi trồng cũng
đƣợc cải thiện rõ rệt, năng suất đƣợc nâng lên.
Miền Bắc nấm đƣợc trồng nhiều ở các tỉnh nhƣ: Thái Bình, Ninh Bình,
Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nội Hiện nay các nhà khoa học đã có trong tay một

số lƣợng lớn khá phong phú về các giống nấm và công nghệ nuôi trồng nấm
thông qua các quá trình nghiên cứu và trao đổi quốc tế. Năm 1984 thành lập
trung tâm nghiên cứu nấm ăn tại trƣờng đại học tổng hợp Hà Nội. Năm 1985 tổ
chức FAO tài trợ UBND thành phố Hà Nội thành lập trung tâm sản xuất nấm
Thƣơng Mại – Hà Nội (sau đó đổi tên thành công ty sản xuất giống, chế biến và
xuất khẩu nấm Hà Nội). Năm 1986 đƣợc tổ chức FAO tài trợ UBND thành phố
Hồ Chí Minh thành lập xí nghiệp nấm thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1992 –
1993 công ty nấm Hà Nội nhập thiết bị chế biến nấm và “nhà trồng nấm công
nghiệp” của Italia. Phong trào sản xuất nấm Mỡ trong những năm 1988 – 1992
đã mở rộng đến hầu hết các tỉnh phía Bắc. Vì vậy sản lƣợng nấm đã tăng từ
khoảng 30 tấn/năm (1988) lên 250.000 tấn/năm vào năm 1993. Tuy nhiên do sản
xuất thua lỗ, nhiều cơ sở bị giải thể và nhiều lí do khác mà phong trào trồng nấm
tạm lắng xuống. Đến năm 1996 sản lƣợng nấm ăn lại quay trở về điểm xuất phát
của năm 1989 là 50.000 tấn/năm.


15
Trong những năm gần đây đƣợc sự quan tâm của Nhà nƣớc, nghề trồng
nấm đã thực sự hồi sinh và từng bƣớc phát triển bền vững. Với những chƣơng
trình nhƣ: chƣơng trình mỗi quốc gia và khoảng 40 tỉnh thành trong trong các dự
án sản xuất nấm.
Hiện nay ngƣời ta hội đủ các điều kiện cần thiết để phát triển ngành công
nghiệp sản xuất giống, nuôi trồng và chế biến nấm ăn.
Qua quá trình nghiên cứu, nhiều viện, trƣờng, trung tâm đã chọn, tạo đƣợc
một số giống nấm ăn, nấm dƣợc liệu có khả năng thích ứng với môi trƣờng Việt
Nam, cho năng suất khá cao. Đồng thời các tiến bộ kỹ thuật về nuôi trồng, chăm
sóc, bảo quản và chế biến nấm ngày càng đƣợc hoàn thiện. Trình độ và kinh
nghiệm của ngƣời nông dân cũng không ngừng đƣợc nâng lên, nên năng suất
trung bình của các loài nấm đang nuôi trồng ở nƣớc ta đã cao gấp 1,5 - 3 lần so
với 10 năm về trƣớc. Hơn nữa, vốn đầu tƣ để trồng nấm so với các ngành sản

xuất khác không lớn, vì đầu vào chủ yếu là rơm rạ và công lao động (chiếm
khoảng 70 - 80% giá thành một đơn vị sản phẩm). Nếu tính trung bình để giải
quyết việc làm cho một lao động chuyên trồng nấm ở nông thôn hiện nay có
mức thu nhập từ 2,5 - 3 triệu đồng/tháng chỉ cần số vốn đầu tƣ ban đầu khoảng
30 triệu đồng và 100m2 diện tích nhà xƣởng.
Một điểm thuận lợi khác là thị trƣờng tiêu thụ nấm trong nƣớc và xuất
khẩu ngày càng đƣợc mở rộng. Giá bán buôn nấm tƣơi tại các tỉnh, thành phố
lớn nhƣ Hà Nội, Hải Phòng, Lạng Sơn khá cao ( dao động từ 30.000-50.000đ/kg
tùy từng loại). Ngoài giá trị dinh dƣỡng (giàu protein, glucid, lipid, các axit
amin, vitamin, khoáng chất… trong nấm còn có các hoạt tính sinh học (các chất
đa đƣờng, axit nucleic ) nên nấm đƣợc coi là “rau sạch”, “thịt sạch” và là “thực
phẩm thuốc”. Vì lẽ đó, nhu cầu ăn nấm của nhân dân đang ngày càng tăng. Trên
thị trƣờng quốc tế, sản phẩm nấm mỡ, nấm rơm muối, sấy khô, đóng hộp của
Việt Nam chƣa cung ứng đủ. Việc có thị trƣờng rộng và ổn định là những điều
kiện thuận lợi để hỗ trợ rất tốt phát triển nghề trồng nấm ở nƣớc ta.
Để góp phần tạo nên bƣớc đột phá về quy mô và sản lƣợng nghề sản xuất
nấm, phấn đấu đạt mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam có thể sản xuất đƣợc 1


16
triệu tấn nấm, tức là giải quyết đƣợc việc làm cho 1 triệu lao động, Trung tâm
Công nghệ sinh học thực vật-Viện Di truyền nông nghiệp đề xuất các cơ quan
hữu quan cần có chiến lƣợc tuyên truyền sâu rộng về nghề trồng nấm với
phƣơng châm: “nhiều ngƣời biết trồng nấm, ngƣời ngƣời biết ăn nấm” nhằm
nâng cao chất lƣợng khẩu phần ăn của ngƣời Việt Nam. Bên cạnh đó, cần nhanh
chóng đầu tƣ xây dựng các trung tâm, xƣởng sản xuất giống trong cả nƣớc để
chủ động cung ứng đủ nhu cầu giống nấm cho nông dân. Có cơ chế thu mua
nấm tƣơi chế biến muối, sấy khô, đóng hộp tập trung. Ngoài ra, cần có chính
sách hỗ trợ về giống và giao quyền sử dụng đất một cách hợp lý để khuyến
khích việc mở rộng quy mô sản xuất nấm hàng hóa theo kiểu trang trại tập trung

cho những ngƣời sản xuất nấm chuyên nghiệp. Cần coi việc sản xuất nấm là một
nghề trong sản xuất nông nghiệp và sự đầu tƣ đúng hƣớng của cơ quan quản lý
nhà nƣớc. Làm đƣợc nhƣ vậy thì đến năm 2020, về cơ bản, Việt Nam có thể
phát triển đƣợc ngành công nghiệp sản xuất giống, nuôi trồng và chế biến nấm.
Theo Nguyễn Lân Dũng, kim ngạch nhập khẩu rau hoa quả tháng 8/2010
đạt 28,8 triệu USD. Tổng kim ngạch nhập khẩu rau hoa quả 8 tháng đầu năm đạt
176,4 triệu USD. Trong đó Nấm là mặt hàng đạt kim ngạch cao nhất đồng thời
có mức tăng rất mạnh so với cùng kì, 8 tháng đầu năm 2010, kim ngạch xuất
khẩu nấm đạt 9,7 triệu USD tăng 101,8%. Đây là mặt hàng đƣợc ƣa chuộng tại
thị trƣờng Việt Nam, nhất là những tháng cuối năm.
* Một số thuận lợi để trồng nấm.
1. Nguyên liệu trồng nấm rất sẵn có nhƣ: Rơm rạ , mun cƣa, than cây gỗ,
thân lõi ngô, bông phế thải ở các nhà máy xí nghiệp dệt, bã mía ở các nhà máy
đƣờng ƣớc tính có trên 40 triệu tấn nguyên liệu chỉ cần sử dụng 10 - 15% lƣợng
này để trồng nấm đã tạo ra trên một triệu tấn trên năm và hàng trăm tấn phân
hữu cơ.
2. Trong những năm gân đây nhiều đơn vị nghiên cứu ở các viện, trƣờng,
trung tâm đã tạo đƣợc một số loại giống ăn, nấm dƣợc liệu có khả năng thích
ứng với môi trƣờng ở Việt Nam cho năng suất khá cao. Các tiến bộ kỹ thuật về
nuôi trồng, chăm sóc và bảo quản, chế biến nấm ngày càng đƣợc hoàn thiện,


17
trình độ và kinh nghiệm của ngƣời nông dân đƣợc nâng cao. Năng suất trung
bình của các loại nấm đang nuôi trồng hiện nay cao gấp 1,5 - 3 lần so với 10
năm về trƣớc.
Một số trung tâm sản xuất nấm có uy tín nhƣ Viện di truyền Nông nghiệp,
Sở khoa học và công nghệ Hòa Bình, xí nghiệp nấm Toàn Thắng ( Bắc Giang),
trung tâm công nghệ sinh học ứng dụng - Đại học quốc gia Hà Nội, Khoa sinh
học – Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.

* Đến nay nghề trồng nấm cũng đang dần đƣợc khôi phục và phát triển
mạnh mẽ thể hiện ở các mặt sau:
- Về giống nấm: Nƣớc ta có khả năng phát triển rất nhiều các chủng loại
nấm khác nhau giống nhƣ ở Trung Quốc và các nƣớc trong khu vực song hiện
nay đang tập trung triển khai 6 loại nấm chính đó là: nấm Rơm, nấm Sò. Mộc
Nhĩ, nấm Mỡ, nấm Hƣơng, nấm dƣợc liệu Linh Chi. Với điều kiện khí hậu từng
vùng khác nhau có thể nói nƣớc ta trồng đƣợc nấm quanh năm, nƣớc ta có một
số Trung tâm sản xuất giống nấm có uy tín nhƣ: viện Di Truyền Nông Nghiệp,
Trung tâm Công Nghệ Sinh Học Ứng Dụng – Đại học Quốc Gia Hà Nội, Khoa
Sinh học - Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh.
Các giống nấm đã và đang đƣợc nuôi trồng ở Việt Nam từ nhiều nguồn
giống khác nhau, một số giống nấm nhập từ Hà Lan, Đài Loan, Trung Quốc,
Italia, Nhật Bản…Một số khác thì đƣợc sƣu tầm trong nƣớc.
1. Nấm rơm đƣợc trồng chủ yếu ở các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long
chiếm 90% lƣợng nấm rơm trong cả nƣớc. Ở các tỉnh phía bắc nấm rơm chỉ
đƣợc trồng trong mùa hè nên sản lƣợng nấm rơm không cao.
2. Mộc nhĩ trồng tập trung ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ nhƣ Đồng Nai,
Bình Phƣớc, … chiếm 50% sản lƣợng Mộc nhĩ trong cả nƣớc.
3. Nấm Mỡ, nấm Sò, nấm Hƣơng chủ yếu đƣợc trồng ở các tỉnh miền Bắc
sản lƣợng mỗi năm đạt 3.0000 tấn.
4. Nấm dƣợc liệu: Linh chi, Vân chi, Đầu khỉ,…mới đƣợc nuôi trồng ở
một số tỉnh thành phố nhƣ Hà Nội, Hƣng Yên, Vĩnh Phúc,…sản lƣợng mỗi năm
đạt 150 tấn.


18
5. Một số loại nấm khác nhƣ: Nấm Trân châu, Kim châm,… Đang nghiên
cứu sản xuất thử nghiệm sản lƣợng chƣa đáng kể vì đầu tƣ cao và chi phí lớn.
- Về sản lƣợng. Sau những nỗ lực, cố gắng của một số cơ quan trong nƣớc
cùng với sự hợp tác giúp đỡ của các tổ chức trong và ngoài nƣớc, cũng nhƣ sự

mở rộng thị trƣờng, nghề sản xuất nấm dần đƣợc khôi phục, tổng sản lƣợng nấm
các loại đƣợc sản xuất ở nƣớc ta hiện nay vào khoảng 100.000 tấn/năm. Trong
đó xếp theo thứ tự giảm dần giữa các loại nấm là: nấm Rơm, Mộc Nhĩ, nấm Sò,
nấm Mỡ, Linh Chi và nấm Hƣơng.
- Về năng suất. Năng suất tính theo nguyên liệu các loại nấm khác nhau
thì tƣơng đối khác nhau. Nấm Sò có năng suất cao nhất đạt trung bình 700 kg
nấm tƣơi/ 1000kg nguyên liệu khô; sau đó là Mộc Nhĩ (600 kg); nấm Hƣơng
(500kg); nấm Mỡ (200 kg); nấm Rơm (100 kg) và cuối cùng là Linh Chi (75
kg). Nhìn chung năng suất nấm của nƣớc ta chỉ bằng 50 – 70 % so với năng suất
bình quân trên thế giới.
- Về quy mô sản xuất. Nhìn chung hầu hết các tỉnh trong cả nƣớc hiện nay
đều đã bắt đầu phát triển nghề sản xuất nấm, song chủ yếu vẫn là sản xuất ở quy
mô hộ, mang tính đơn lẻ, với năng lực dao động từ 1 – 6 tấn nguyên liệu mỗi hộ
1 vụ, các hộ này thƣờng sử dụng công nghệ sản xuất thủ công, không đồng bộ,
nên năng suất thấp
- Về vấn đề chế biến. Hiện nay ngoài khoảng 50% sản lƣợng đƣợc tiêu
thụ dƣới dạng tƣơi, ngoài ra nấm còn đƣợc sấy khô để tiêu thụ.
Mặc dù đứng thứ 3 thế giới về xuất khẩu nhƣng hiện nay sản xuất nấm
nƣớc ta vẫn còn nhỏ lẻ, manh mún và vấn đề liên kết giữa nhà doanh nghiệp và
các hộ nông dân sản xuất vẫn chƣa thực sự chặt chẽ nên vẫn thƣờng xuyên xảy
ra hiện trạng ngƣời dân sản xuất ra nhƣng không có đầu ra cho sản phẩm, còn
doanh nghiệp kinh doanh lại không có sản phẩm để thu mua. Một vấn đề không
thể không nhắc tới là nấm ăn chƣa có thƣơng hiệu và có nguy cơ các nhà xuất
khẩu Việt Nam phải chịu để các nhà doanh nghiệp nƣớc ngoài đóng gói lại sản
phẩm của mình với nhãn mác mới, tiếp tục bán ra thị trƣờng với giá cao hơn.



19
2.3. Tình hình sản xuất Nấm ở Sơn La.

Sơn La là tỉnh miền núi phía Tây Bắc có đầy đủ điều kiện thuận lợi để phát
triển nghề trồng nấm. Đa số ngƣời dân sống bằng nghề nông, thu nhập của bà
con chƣa cao. Vì vậy, bà con mong có một nghề làm thêm để tăng thu nhập. Khí
hậu của vùng rất thuận lợi cho sự phát triển ngành nghề trồng nấm: Có độ ẩm
cao (trung bình 80%), nhiệt độ ổn định (trung bình năm 21,6
0
C).
Hiện nay, sản lƣợng nấm trong tỉnh còn ít chủ yếu vì ngƣời dân chủ yếu
sản xuất theo quy mô gia đình, nhỏ lẻ, không tập trung công nghệ sản xuất lạc
hậu các thiết bị sản xuất thô sơ, cho nên năng suất đạt đƣợc còn thấp chỉ cung
cấp trong tỉnh, cung cấp cho ngƣời dân dƣới dạng tƣơi nhƣ nấn sò, nấm rơm,
mộc nhĩ. Các sản phẩm nấm gần đây cũng đã đƣợc đƣa vào các nhà hàng lớn.
Các giống nấm cung cấp cho bà con chủ yếu lấy từ xí nghiệp sản xuất giống và
chế biến nấm xuất khẩu tỉnh Sơn La. Đây là nơi sản xuất giống có uy tín của
tỉnh.
Gần đây tỉnh đã có một số dự án để đẩy nhanh sản xuất nấm trong địa
phƣơng, mở các lớp đào tạo triển khai kỹ thuật tiến bộ cho bà con, cung cấp
giống, hỗ trợ vốn cho bà con sản xuất nấm. Nhằm đƣa nghề nấm phát triển mạnh
mẽ trong địa phƣơng. Chính vì vậy mô hình trồng nấm ở địa phƣơng ngày càng
đƣợc mở rộng và thu hút đông đảo bà con tham gia.
Nguyên liệu trồng nấm ở Sơn La có rất sẵn. Tính đến năm 2003 diện tích
đất nông nghiệp của Sơn La có 191.828 ha. Trong đó diện tích trồng lúa 38.465
ha, ngô 64.664 ha. Vì vậy phế thải nông nghiệp nhƣ: rơm rạ, lõi ngô, rất nhiều,
thuận lợi cho việc trồng nấm trên nguyên liệu sẵn có ở địa phƣơng, tiết kiệm chi
phí vận chuyển và giá thành sản xuất. Huyện Thuận Châu với 6.934 ha và huyện
Sông Mã với 8.080 ha là hai huyện có diện tích trồng lúa lớn nhất. Với diện tích
trồng ngô ở Mai Sơn và Yên Châu cũng rất nhiều và thuận tiện giao thông vì
vậy nguyên liệu lõi ngô và mày ngô có khối lƣợng rất lớn nhƣng chƣa tận dụng
đƣợc hết để trồng nấm. Hiện tại lõi ngô mới đƣợc dùng nhƣ nguyên liệu thay củi
đốt và giá thành 300 đồng/kg. Mày ngô có sẵn hàng chục tấn và gần nhƣ cho

không, đó là nguồn cơ chất rất tốt để nấm Sò, nấm Rơm, Linh Chi phát triển.


20
Tại Sơn La có một xí nghiệp sản xuất giống nấm chất lƣợng tốt cung cấp
giống nấm cho tỉnh và các tỉnh lân cận, ngoài ra trung tâm còn kết hợp với
Trung tâm Khuyến nông tỉnh đi về các huyện mở lớp hƣớng dẫn nuôi trồng
chăm sóc các loại nấm. Nguồn giống nấm đƣợc cung cấp tại Sơn La chủ yếu từ
2 nguồn.
- Xí nghiệp sản xuất giống nấm và chế biến nấm xuất khẩu Sơn La.
- Trung tâm Công nghệ sinh hoc thực vật - Viện Di truyền Nông nghiệp
Hà Nội.
Hai trung tâm này chủ yếu cung cấp các loại giống nấm sau:
1. Nấm Rơm (Volvariall volvaceae).
2. Nấm Mỡ (Agaricus bisporus).
3. Nấm sò (Pleurotus spp).
4. Mộc nhĩ (Auricularria spp).
5. Nấm Hƣơng ( Letunus edodes).
6. Nấm linh chi (Ganoderma lucidum).
Nấm sản xuất ra chủ yếu tiêu thụ dạng nấm tƣơi cung cấp cho các chợ địa
phƣơng, tại các chợ nội Thành Phố nơi tập chung đông dân cƣ hay tại các chợ
thị trấn nhƣ: Chợ Trung tâm, chợ bệnh viện, chợ bến xe khách, chợ Quyết
thắng Ngoài hình thức tiêu thụ nấm tƣơi thì tại xí nghiệp nấm Sơn La còn chế
biến thành nấm khô bao gói nhƣ nấm Mèo, Linh chi.
Ở Thuận Châu nghề trồng nấm đƣợc phát triển từ rất sớm cho đến nay
đang đƣợc phát triển rộng rãi, tuy nhiên cũng gặp nhiều khó khăn và bất cập
nhƣ: Nguồn phế phẩm nông nghiệp nhiều nhƣ lõi ngô lại không có máy nghiền,
bông phế thải mua ở xa, kĩ thuật ngƣời dân chƣa nắm vững, nguồn giống nấm
mua ở xa Vì thế, ngƣời dân chƣa mặn mà với cây nấm. Trên thực tế, nhu cầu
sử dụng nấm tại tỉnh rất lớn và đƣờng tiêu thụ tại tỉnh cũng rất thuận lợi ra thị

trƣờng lớn nhƣ Hà Nội.
Hiện nay, tại Thuận Châu chƣa có cơ sở nào sản xuất giống nấm cung
ứng cho bà con nông dân, mặc dù nơi đây ngƣời dân đã biết sử dụng nấm ăn từ
lâu đời. Việc trồng nấm Sò cũng đã xuất hiện cách đây khoảng chục năm nhƣng


21
chủ yếu với quy mô nhỏ lẻ và tập chung chủ yếu vẫn ở một số xã xung quanh thị
trấn nhƣ: Thị trấn Thuận Châu, Thôm Mòn, Chiềng Ly, Nguồn giống nấm bà
con nông dân chủ yếu mua của Công ty xuất nhập khẩu Sơn La.
* Các địa điểm đang tiêu thụ nấm tốt ở Sơn La:
- Thị xã Sơn La, thị trấn Mƣờng La, chợ thị trấn Yên Châu và các chợ nhỏ
trong xã cũng đều tiêu thụ nấm.
2.4. Hiệu quả kinh tế của việc trồng Nấm.
Trồng Nấm mang lại hiệu quả kinh tế cao do các yếu tố sau:
- Với diện tích nhỏ nhất vẫn có thể cho năng suất cao nhất.
- Vốn đầu tƣ cho việc trồng nấm thấp, quay vòng nhanh và chu kỳ cho
việc nuôi trồng ngắn.
- Thời gian cho mỗi đợt trồng nấm kéo dài khoảng 2 - 2,5 tháng.
- Nếu trong thời gian trồng mà gặp khí hậu bất lợi hoặc có sự biến động
của thị trƣờng (giá cả bấp bênh) ngƣời sản xuất vẫn kịp dừng sản xuất hoặc
chuyển hƣớng canh tác khác phù hợp.
- Nguyên liệu nhiều, dồi dào và giá rẻ: Rơm rạ, lõi ngô, mùn cƣa, bông
phế thải …
- Thu hút lƣợng lớn lao động, giải quyết công ăn việc làm cho những lao
động nông nghiệp nhàn dỗi.
- Phế phẩm sau trồng nấm có thể sử dụng làm phân bón cho trồng trọt.













22
PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


3.1. Đối tƣợng, vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu.
3.1.1. Đối tượng và vật liệu
* Giống nấm sò trắng – nguồn do công ty xuất nhập khẩu nấm Sơn La
cung cấp.
* Nguyên liệu: bột ngô, bột đậu tƣơng, bông phế thải nông nghiệp.
* Dụng cụ:
- 300kg bông phế thải, 6kg vôi bột, bột đậu tƣơng, bột ngô, giống nấm.
- Bạt, nƣớc, tre, dao, túi bóng pp, dây nịt, nút cổ bông, dây treo, kéo, bình
phun dạng mù (cỡ lớn).
3.1.2. Địa điểm nghiên cứu.
Tại Xã Thôm Mòn - Huyện Thuận Châu - Tỉnh Sơn La.
3.1.3. Thời gian nghiên cứu
- Thời gian thực tập: Từ 18/2 – 28/4/2011.
3.2. Nội dung nghiên cứu.
So sánh năng suất của nấm trồng trên bông phế thải có bổ sung các loại
dinh dƣỡng khác nhau: bột ngô, bột cám gạo, bột đậu tƣơng, bột cá, bông phế
thải nông nghiệp.

3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu.
- Thí nghiệm đƣợc bố trí theo ô lớn ô nhỏ Split - plot. Nhân tố chính là
(bột ngô, bột cám gạo, bột đậu tƣơng, bột cá, bông phế thải), nhân tố phụ là
Giống (N1,N2). Mỗi công thức là 1 ô thí nghiệm, mỗi ô thí nghiệm bố trí 20
bịch, khối lƣợng mỗi bịch là 2kg. Bố trí thí nghiệm mỗi công thức 4 lần nhắc lại.
- Với 2 giống nấm Sò trắng trên 3 công thức khác nhau, mỗi công thức là
1 ô thí nghiệm, mỗi ô thí nghiệm bố trí 20 bịch, khối lƣợng mỗi bịch là 2kg. Bố
trí thí nghiệm mỗi công thức 3 lần nhắc lại.




23

`* Sơ đồ thí nghiệm:
1
2

3

2
3

1


2
3

1


3
1

2


3
1

2

1
2
3



* Công thức thí nghiệm.
- Công thức 1: bông phế thải 100kg, vôi bột 2kg.
- Công thức 2: bông phế thải 100kg, vôi bột 2kg, bột đâu tƣơng 10kg.
- Công thức 3: bông phế thải 100kg, vôi bột 2kg, bột ngô 5kg.
3.3.1. Xử lí nguyên liệu.
Ngâm bông nhanh trong dung dịch nƣớc vôi theo tỷ lệ: 3,5kg vôi đã tôi
hòa tan với 1.000 lít nƣớc. vắt nhẹ, ủ lại thành đống, che kín bằng bao dứa hoặc
nilon. Ủ bông đƣợc 3 ngày, đảo đống lần 1, ủ tiếp 3 ngày, đảo lần 2, sau đó ủ
thêm 3 ngày nữa thì đóng bịch và cấy giống. Khi trồng nấm cần làm thật tơi
nguyên liệu bằng cách dùng tay hoặc cào sắt xé bông vụn.
Sau khi ủ đống các nguyên liệu theo thời gian quy định, ta cần kiểm tra độ
ẩm và chỉnh độ ẩm cho nguyên liệu đạt 65% là vừa, nếu quá ẩm thì ta phải đem

phơi, nếu quá khô thì phải làm ẩm nguyên liệu bằng cách pha nƣớc vôi rồi vảy
lên đống ủ rồi ủ lại 1 - 2 ngày sau mới trồng.
3.3.2. Kĩ thuật trồng nấm trong túi màng mỏng.
Sử dụng túi màng mỏng dày 0,03 - 0,04mm, có kích thƣớc nhƣ sau: chiều
cao 21- 35cm có thể đựng đƣợc 1,5 - 2 kg nguyên liệu.
N2
N4
N4
N2
N2
N4


24
Lộn ngƣợc túi màng mỏng hoặc gấp hai mép túi lại và hơ lửa sau đó lộn
túi ra để cho bịch nấm đƣợc đẹp và không tạo khoảng trống tích tụ nƣớc dƣới
đáy túi. Ta nhồi nguyên liệu vào túi và ấn chặt vừa tay, cứ khoảng 5 – 8cm chiều
cao nguyên liệu thì dừng lại cấy một lớp giống xung quanh rìa ngoài của nguyên
liệu. Sau đó lại nhồi nguyên liệu vào túi rồi lại dừng lại cấy lớp giống thứ 2 và
cứ tiếp nhƣ vậy. Tuỳ vào mùa vụ mà cấy số lớp nguyên liệu khác nhau: thƣờng
vụ Xuân hè cấy 3 lớp, vụ thu đông cấy 4 lớp. Phía trên cùng cấy một lớp giống
nữa, lớp giống này phải trải đều trên nguyên liệu. Sau khi đã cấy giống xong ta
lấy một đoạn ống nhựa và dùng dây nịt buộc chặt rồi làm nút bông.
Sau khi hoàn tất công việc, ta đặt bịch vào giá hay treo lên (phải để nơi
thoát nƣớc), để khoảng 20 ngày sau, lúc này giống đã lan mọc trắng hết túi, khi
đó ta tháo dây chun, bỏ bông ra và buộc chặt miệng túi lại, treo lộn ngƣợc bịch
nấm theo chiều nút bông quay xuống và tiến hành rạch bịch, trong 5 - 7 ngày
tiếp theo ngƣng tƣới nƣớc vào bịch trực tiếp mà chỉ tƣới dƣới dạng phun sƣơng
để tạo độ ẩm cho xung quanh tƣờng và nền nhà. Khi phát hiện thấy các cụm nấm
sò đã mọc ra ở các vết rạch thì phun sƣơng trực tiếp vào các vết rạch và tƣới cho

nấm nhiều lần trong ngày tùy thuộc vào độ ẩm không khí.
Sau khi hái đợt 2 tiến hành nén túi. Ta tháo túi ra nén cơ chất chặt xuống
rồi lại buộc miệng túi lại, treo lên và tiếp tục thu đợt sau.
3.4. Các chỉ tiêu tiêu theo dõi.
3.4.1.Thời gian sinh trưởng phát triển của quả thể nấm (ngày).
Thời gian từ đóng bịch (bánh), cấy giống đến khi rạch bịch: thời gian này
đƣợc xác định khi các sợi nấm ăn trắng bịch nấm tạo nên màu trắng đồng nhất,
bịch nấm rắn chắc.
Thời gian từ đóng bịch (bánh), cấy giống đến khi nấm bắt đầu mọc ra ở
các vết rạch đƣợc xác định khi các cụm nấm sò bắt đầu xuất hiện và nhô ra ở các
vết rạch.

×