Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

đánh giá tác động tới môi trường trong các giai đoạn thi công

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.14 MB, 49 trang )

Tiểu luận môn học: Đánh giá tác động môi trường GVHD: GS.TS Trần Hiếu Nhuệ
MỤC LỤC
1. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN .......................................................................................3
2. CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ
TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (ĐTM) ...............................................................3
2.1. Cơ sở pháp lý để lập báo cáo ĐTM..................................................................3
2.1. Cơ sở pháp lý để lập báo cáo ĐTM......................................................................3
2.2. Tiêu chuẩn và quy chuẩn Việt Nam về môi trường:..........................................4
2.2. Tiêu chuẩn và quy chuẩn Việt Nam về môi trường:.............................................4
2.3. Tài liệu và dữ liêu sử dụng trong ĐTM.............................................................4
2.3. Tài liệu và dữ liêu sử dụng trong ĐTM.................................................................4
3. PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐTM....................................5
CHƯƠNG 1
MÔ TẢ DỰ ÁN.................................................................................................6
1.1 ĐỊA ĐIỂM, NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT XÂY DỰNG.......................................6
1.1.1 Địa điểm..........................................................................................................6
1.1.2 Nhu cầu sử dụng đất........................................................................................6
1.2 HIỆN TRẠNG DỰ ÁN..........................................................................................6
1.2.1 Bình đồ tuyến :................................................................................................6
1.2.2 Trắc dọc tuyến : ..............................................................................................6
1.2.3 Trắc ngang tuyến : ..........................................................................................6
1.2.4 Công trình thoát nước : ...................................................................................6
1.3 NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN..................................................................7
1.3.1 Quy mô dự án..................................................................................................7
1.3.2 Các hạng mục công trình.................................................................................7
1.3.3 Giải pháp thiết kế.............................................................................................7
1.3.4 Phương án tổ chức thi công.............................................................................9
1.3.5 Trang thiết bị phục vụ thi công:.....................................................................10
CHƯƠNG 2
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG
VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI................................................................................11


2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG....................................................11
2.1.1 Điều kiện về địa lý, địa chất..........................................................................11
Hình 2.1 Vị trí hướng tuyến đườngVạn Phúc I.........................................................11
2.1.2 Điều kiện về khí tượng – thủy văn................................................................12
2.1.3 Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên............................................16
2.2 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI........................................................................26
2.2.1 Diện tích và dân số........................................................................................26
2.2.2 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội..............................................................26
2.2.3 Hiện trạng giao thông khu vực dự án............................................................26
Học viên thực hiện: Chu Thị Hải Yến
Lớp: Cao học môi trường 2008
1

Tiểu luận môn học: Đánh giá tác động môi trường GVHD: GS.TS Trần Hiếu Nhuệ
CHƯƠNG 3
ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG.........................................28
3.1 NHẬN DẠNG CÁC TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA DỰ ÁN TỚI MÔI
TRƯỜNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP MA TRẬN ...........................................28
3.2 TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ MẶT BẰNG.............29
3.3 TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG .....................37
3.3.1 Nguồn gây tác động.......................................................................................37
3.3.2 Đối tượng và quy mô chịu tác động..............................................................37
3.3.3 Đánh giá tác động..........................................................................................38
3.4 TÁC ĐỘNG TỚI MÔI TRƯỜNG KHI DỰ ÁN HOẠT ĐỘNG .......................42
3.4.1 Tác động môi trường không khí trong giai đoạn vận hành............................42
3.4.2 Tác động môi trường nước trong giai đoạn vận hành...................................42
3.4.3 Tác động đến kinh tế xã hội trong giai đoạn vận hành..................................42
3.5 NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC ĐÁNH GIÁ..........................43
CHƯƠNG 4
BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA VÀ

ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG.............................................................44
4.1 ĐỐI VỚI CÁC TÁC ĐỘNG XẤU......................................................................44
4.1.1 Giai đoạn chuẩn bị mặt bằng.........................................................................44
4.1.2 Giai đoạn phá dỡ giải phóng mặt bằng và thi công xây dựng.......................45
4.1.3 Giai đoạn hoạt động.......................................................................................48
4.2 ĐỐI VỚI SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG.......................................................................49
CHƯƠNG 5
CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG.............51
5.1 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG..................................................51
5.2 CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG................................................51
5.2.1 Giai đoạn xây dựng........................................................................................52
5.2.2 Giai đoạn hoạt động.......................................................................................52
5.2.3 Chương trình giám sát môi trường................................................................52
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT..................................................................55
1. KẾT LUẬN............................................................................................................55
2. KIẾN NGHỊ...........................................................................................................55
3. CAM KẾT..............................................................................................................56
Học viên thực hiện: Chu Thị Hải Yến
Lớp: Cao học môi trường 2008
2

Tiểu luận môn học: Đánh giá tác động môi trường GVHD: GS.TS Trần Hiếu Nhuệ
MỞ ĐẦU
1. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN
Dự án “Đầu tư xây dựng công trình đường Vạn Phúc I” được Ủy ban nhân dân
Quận Hà Đông làm chủ đầu tư, nhưng Ban QLDA đầu tư và XD quận Hà Đông là cơ quan
đại diện cho chủ đầu tư chịu tránh nhiệm thực hiện với mong muốn dự án này ra đời để
góp phần xây dựng Quận Hà Đông trở thành một đô thị văn minh hiện đại phù hợp với
định hướng của quy hoạch chung xây dựng Quận Hà Đông đến năm 2020 đã được
UBND tỉnh cũ (nay là thành phố Hà nội) phê duyệt. Như vậy, tuyến đường Vạn Phúc I

là hết sức cần thiết đóng vai trò như sau:
+ Đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân trong khu vực.
+ Tạo tiền đề cơ sở cho việc quy hoạch phát triển các quỹ đất còn lại của Quận
Hà Đông nói riêng và của Quận nói chung.
+ Tuyến đường là một phần trong quy hoạch tổng thể của Quận Hà Đông do đó
khi hoàn thành sẽ góp phần hoàn chỉnh hệ thống giao thông của Quận theo định
hướng đã được phê duyệt.
2. CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ
TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (ĐTM)
2.1. Cơ sở pháp lý để lập báo cáo ĐTM
− Luật Bảo vệ Môi trường số 52/2005/QH11 ngày 12/12/2005;
− Luật xây dựng số:16/2003/QH 11 ngày 26/11/2003;
− Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về việc quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật bảo vệ môi trường;
− Nghi định số 21/2008/NĐ-CP ngày ngày 28/02/2008 của Chính phủ Về sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của
Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo
vệ môi trường;
− Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường hướng dẫn về đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh giá tác
động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường;
− Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/7/2004 của Chính phủ quy định việc cấp
phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước;
− Quyết định số 05/2003/QĐ-BTNMT ngày 4/9/2003 của Bộ Tài nguyên môi trường
ban hành quy định về cấp phép thăm dò, khai thác, hành nghề khoan nước dưới đất;
− Thông tư số 02/2005/TT-BTNMT ngày 24/6/2005 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
hướng dẫn thi hành Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/7/2004 của Chính phủ
− Quyết định số 195/2005/ QĐ – UBND quy định về việc cấp phép thăm dò, khai thác
Học viên thực hiện: Chu Thị Hải Yến
Lớp: Cao học môi trường 2008

3

Tiểu luận môn học: Đánh giá tác động môi trường GVHD: GS.TS Trần Hiếu Nhuệ
tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn cấp, cấp phép hành nghề khai thác nước
dưới đất trên địa bàn Quận Hà Nội;
− Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ
Tài nguyên và Môi trường về việc bắt buộc áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam về môi
trường;
− Quyết định số 04/2008/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 07 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ
Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành quy chuẩn Quốc gia về môi trường;
− Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ
Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành quy chuẩn Quốc gia về môi trường;
− Quyết định số 492 QĐ/UB ngày 24/04/ 2001 của UBND tỉnh Hà Tây về việc phê
duyệt điều chỉnh quy hoạch chung của thành phố Hà Đông – Tỉnh Hà Tây năm 2020.
− Quyết định số 225 QĐ/UB ngày 07/02/1996 của UBND tỉnh Hà Tây về hành lang
bảo vệ bờ sông Nhuệ và bờ kênh La Khê thuộc Quận Hà Đông.
− Quy hoạch chung Quận Hà Đông ( nay la Quận Hà Đông) đến năm 2020.
− Các quy định về bảo vệ môi trường của Quận Hà Nội.
2.2. Tiêu chuẩn và quy chuẩn Việt Nam về môi trường:
− TCVN 5937 – 2005 Chất lượng không khí – Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung
quanh;
− TCVN 5938 - 2005 Chất lượng không khí - Nồng độ tối đa cho phép của một số chất
độc hại trong môi trường xung quanh;
− TCVN 5939 – 2005 Chất lượng không khí – tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với
bụi và các chất vô cơ;
− TCVN 5940 – 2005 Chất lượng không khí - tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với
các chất hữu cơ;
− QCVN 08:2008 – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt;
− QCVN 09:2008 – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm;
− QCVN 14:2008 – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt;

− TCVN hướng dẫn về phương pháp lấy mẫu, bảo quản mẫu và phân tích chất lượng
mẫu nước (nước thải, nước ngầm và nước mặt) và phân tích chất lượng không khí.
2.3. Tài liệu và dữ liêu sử dụng trong ĐTM
− Hồ sơ dự án đầu tư xây dựng công trình đường Vạn Phúc I, tập 1: Thuyết minh –
Tổng mức đầu tư.
− Hồ sơ dự án đầu tư xây dựng công trình đường Vạn Phúc I, tập 2: Thiết kế cơ sở.
− Các tài liệu, số liệu, thông tin về điều kiện khí tượng, thủy văn trong khu vực, các số
liệu, kết quả đo đạc và hiện trạng môi trường khu vực (chất lượng không khí, nước
đất, sinh thái…) thu thập và đo đạc trong quá trình chuẩn bị lập báo cáo ĐTM cho
Học viên thực hiện: Chu Thị Hải Yến
Lớp: Cao học môi trường 2008
4

Tiểu luận môn học: Đánh giá tác động môi trường GVHD: GS.TS Trần Hiếu Nhuệ
dự án.
3. PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐTM
Các phương pháp sau được sử dụng để xây dựng báo cáo ĐTM cho dự án "Dự án”, cụ
thể là:
− Phương pháp thống kê: Sử dụng để phân tích tổng hợp các số liệu khí tượng, môi
trường và kinh tế xã hội liên quan.
− Phương pháp điều tra khảo sát: lấy mẫu hiện trường, phân tích phòng thí nghiệm
theo các TCVN để xác định các thông số về chất lượng môi trường, cũng như hiện
trạng về môi trường kinh tế - xã hội khu vực…
− Phương pháp so sánh: Dùng để đánh giá mức độ tác động trên cơ sở so sánh, đối
chiếu với các tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường của nước CHXHCN Việt Nam đã
ban hành.
− Phương pháp chuyên gia: Tham khảo các ý kiến chuyên gia trong các lĩnh vực xây
dựng, tài nguyên nước, môi trường, sinh thái… để đánh giá và để ra các biện pháp
giảm thiểu các tác động xấu tới môi trường.
Học viên thực hiện: Chu Thị Hải Yến

Lớp: Cao học môi trường 2008
5
Tiểu luận môn học: Đánh giá tác động môi trường GVHD: GS.TS Trần Hiếu Nhuệ
CHƯƠNG 1
MÔ TẢ DỰ ÁN
1.1 ĐỊA ĐIỂM, NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT XÂY DỰNG
1.1.1 Địa điểm
- Phường Vạn Phúc, Quận Hà Đông, quận Hà Nội
* Điểm đầu : Km0 (Đầu Cầu Am).
* Điểm cuối : Km1+165,7 (Ranh giới hành chính Hà Đông - Hà Nội).
- Tuyến đi qua địa phận : Phường Vạn Phúc - Quận Hà Đông.
1.1.2 Nhu cầu sử dụng đất
Sử dụng đất hiện có của tuyến đường và đắp cạp mở rộng hai bên đảm bảo đủ
chiều rộng thiết kế.
+ Diện tích chiếm dụng của đường S = 18.640 m
2
, trong đó diện tích giải phóng
mặt bằng S = 9.980 m
2
.
+ Diện tích đường hiện hữu S = 4.020 m
2
.
1.2 HIỆN TRẠNG DỰ ÁN
1.2.1 Bình đồ tuyến :
- Bình đồ tuyến bao gồm hai đoạn chính như sau :
- Đoạn Km0-Km0+350 dài 350m bên phải tuyến đi chung với kênh máng La Khê,
phía bên trái là khu vực kiốt bán hàng lưu niệm làng nghề Vạn Phúc và khu tập thể
Vạn Phúc.
- Đoạn Km0+350-Km1+165,7 dài 815,7 m bên phải tuyến đi chung với Sông Nhuệ,

bên trái dọc tuyến chủ yếu là khu dân cư làng Vạn Phúc xen kẽ là, trường tiểu học
Vạn Phúc, Miếu thờ, cuối tuyến bên trái là khu ruộng canh tác.
- Tổng chiều dài đoạn tuyến L = 1.165,7 m.
1.2.2 Trắc dọc tuyến :
- Tuyến nằm trong địa hình đồng bằng nên trắc dọc tuyến tương đối bằng phẳng, độ
dốc thiên nhiên id < 0.3% .
1.2.3 Trắc ngang tuyến :
- Trắc ngang nền đường thuộc dạng nền đường đắp, bề rộng nền đường thay đổi từ
3,0m đến 5,5 m.
1.2.4 Công trình thoát nước :
1.2.4.1 Cống thoát nước :
Hiện có 08 vị trí cống ngang đường .Trong đó:
- 04 Vị trí cống ngắn, yếu cần thay thế.
Học viên thực hiện: Chu Thị Hải Yến
Lớp: Cao học môi trường 2008
6
Tiểu luận môn học: Đánh giá tác động môi trường GVHD: GS.TS Trần Hiếu Nhuệ
- 01 vị trí cống lấp bỏ không thiết kế.
- 01 Vị trí cống ngắn còn tốt, cần nối thêm khi mở rộng đường.
- có 02 vị trí địa phương đề nghị thiết kế mới.
- Đoạn từ Km0+43,25 - Km0+168,59 bên trái tuyến có hệ thống cống dọc D1.500 mm
nằm sâu dưới nền đường do địa phương mới đầu tư xây dựng.
1.2.4.2 Rãnh thoát nước
Hiện tại trên tuyến hệ thống rãnh thoát nước dọc chưa có.
1.3 NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN
1.3.1 Quy mô dự án
- Cấp đường : Đường nội bộ (theo TCXDVN 104 : 2007 'Đường đô thị - Yêu cầu thiết
kế'.
- Cấp kỹ thuật: 20 km/h.
- Cấp công trình : Loại công trình giao thông cấp III.

- Mặt cắt ngang quy hoạch Bn = 11,0m bao gồm:
+ Lòng đường xe chạy là : 1 x 7,0m = 7,0m.
+ Hè đường : 2 bên x 2,0m = 4,0m.
- Tải trọng thiết kế đường: Trục xe 12 T.
- Tải trọng thiết kế cống: H30 - XB80 .
1.3.2 Các hạng mục công trình
Trên cơ sở quy mô công trình, các giải pháp thiết kế các hạng mục của công trình
bao gồm:
- Nền mặt đường
- Hè đường (Lát hè, rãnh ghé, bồn cây, block vỉa).
- Công trình thoát nước ( Rãnh dọc thoát nước mưa, cống ngang đường).
- Kè nền đường.
- Chiếu sáng.
Khối lượng của các hạng mục công trình xem các bảng ở phần phụ lục.
1.3.3 Giải pháp thiết kế
1.3.3.1 Thiết kế bình đồ :
- Bình đồ theo thiết kế cơ sở được duyệt.
- Tổng chiều dài đoạn tuyến : L = 1.165,7m. Toàn tuyến có 09 đỉnh thiết kế thiết kế
đường cong tròn, 2 đỉnh do góc ngoặt nhỏ không thiết kế đường cong, bán kính lớn
nhất tại đỉnh Đ5(R = 190m), bán kính nhỏ nhất tại đỉnh Đ4 (R = 30m).
Học viên thực hiện: Chu Thị Hải Yến
Lớp: Cao học môi trường 2008
7
Tiểu luận môn học: Đánh giá tác động môi trường GVHD: GS.TS Trần Hiếu Nhuệ
1.3.3.2 Thiết kế cắt dọc :
- Nguyên tắc thiết kế về trắc dọc đảm bảo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật lựa chọn, phù hợp
với cốt cao độ quy hoạch của ngành Nông nghiệp và PTNT. Đồng thời phù hợp với
cao độ san nền quy hoạch của các khu đô thị mới lân cận. Độ dôc dọc nhỏ nhất i
min
=

0,03%, lớn nhất i
max
= 0,28%. Chiều cao đắp lớn nhất Hmax = 1,63, chiều cao đắp
nhỏ nhất Hmin = 0m.
- Hệ cao độ sử dụng là hệ cao độ Thuỷ Lợi so công ty KTCT Thuỷ Lợi Sông Nhuệ
cung cấp là mốc đo lún số 1 tại vị trí cống Hà Đông vị trí Km16+182 bờ tả sông
Nhuệ (ký hiệu MLHĐ1) có cao độ +5,195m.
1.3.3.3 Thiết kế cắt ngang :
- Quy mô mặt cắt ngang tuyến được thiết kế như sau :
+ Lòng đường xe chạy là : 1 x 7m = 7m.
+ Hè đường : 2 bên x 2m = 4m.
+ Độ dốc ngang: imặt = 2%; hè đường ihè = 1% (độ dốc trong đường cong theo isc)
+ Ta luy đắp : 1/1,5 ; ta luy đào : 1/1,0.
1.3.3.4 Thiết kế mặt đường :
- Thiết kế theo tiêu chuẩn 22 TCN 211-06.
* Kết cấu vuốt rẽ vào các khu dân cư, xóm làng :
+ Mặt đường bê tông nhựa hạt mịn rải nóng dày 7cm.
+ Lớp móng cấp phối đá dăm loại I ( 0/25mm) dày 15 cm .
- Thiết kế công trình thoát nước
a. Cống ngang đường :
- Tổng số thiết kế 11 vị trí cống.
- Kết cấu cống tròn:
+ Đệm móng cống bằng đá dăm 2 x 4 chiều dày 20cm.
+ Móng, tường đầu, tường cánh bằng đá hộc xây VXM mác 75#.
+ Trát tường bằng VXM mác 75 dày 2cm.
+ Ống cống bằng BTCT mác 200# đá 1x2 đúc sẵn.
b. Rãnh dọc :
- Thiết kế rãnh xây gạch chỉ khẩu độ Lo40 hai bên đường, rãnh nằm dọc hai bên hè.
Rãnh thiết kế loại đậy bản người đi bộ. Các vị trí qua lối rẽ, thiết kế loại đậy bản chịu
lực.

- Kết cấu :
+ Đệm móng cát đen đầm chặt dày 5cm .
Học viên thực hiện: Chu Thị Hải Yến
Lớp: Cao học môi trường 2008
8
Tiểu luận môn học: Đánh giá tác động môi trường GVHD: GS.TS Trần Hiếu Nhuệ
+ Tường rãnh, móng rãnh xây gạch chỉ VXM M75#; trát tường rãnh VXM M75#
dày 1,5cm.
+ Đậy bản rãnh bằng tấm bản BTCT M200# đúc sẵn.
1.3.3.5 Kè nền đường
Để đảm bảo ổn định nền đường, các đoạn có ta luy đắp cạp xuống sông, bãi sông
tiến hành thiết kế kè đá hộc.
+ Đoạn Km0+15 - Km0+49, thiết kế kè hai bên đường.
+ Đoạn Km0+610 - Km0+830 và Km0 + 950 – Km1 + 50 thiết kế kè bên phải.
Kết cấu kè:
+ Móng, thân kè xây bằng đá hộc vữa xi măng mác 75#,
+ Trát tường bằng vữa xi măng mác 75# dày 2 cm.
+ Móng kè gia cố bằng cọc tre, đóng 20 cọc/m
2
, mỗi cọc dài 1,5 m.
+ Đệm đá dăm đầu cọc bằng đá 4 x 6 dày 10 cm.
+ Khe co giãn kè được bố trí 6 m/khe.
+ Giữa các đoạn kè (6m) bố trí 1 lỗ thoát nước bằng ống nhựa đường kính 10 cm.
1.3.3.6 Thiết kế chiếu sáng
a. Mục đích:
Để cho người lái xe thấy rõ toàn bộ con đường, công trình và vùng lân cận, tình
trạng mặt đường, biển báo, chướng ngại để xử lý kịp thời đảm bảo lái xe an toàn đồng
thời tô thêm vẻ đẹp cho quận.
b. Yêu cầu:
Thiết kế theo “Tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng nhân tạo đường phố, quảng trường

đô thị TCXDVN 259:2001”. Ngoài ra, hệ thống chiếu sáng cần được thiết kế đảm bảo
yêu cầu chung sau:
1.3.3.7 Thiết kế hệ thống an toàn giao thông(ATGT) :
- Thiết kế hoàn chỉnh hệ thống ATGT như :
+ Thiết kế vạch sơn kẻ phân làn đường bằng sơn nhiệt dẻo phản quang dày 2mm tại
tim đường.
+ Thiết kế sơn giảm tốc tại phạm vi gần khu vực ngã ba đầu tuyến và các vị trí nguy
hiểm tiềm ẩn mất ATGT theo 22 TCN 237 – 01.
+ Biển báo hiệu: Tam giác, chữ nhật, vuông bằng sơn phản quang, cột đỡ biển báo
bằng thép ống.
1.3.4 Phương án tổ chức thi công
- Quản lý chất lượng công trình theo nghị định số 209/2005/NĐ – CP của chính phủ.
- Tranh thủ thi công trong mùa khô để tránh ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp, giảm
Học viên thực hiện: Chu Thị Hải Yến
Lớp: Cao học môi trường 2008
9
Tiểu luận môn học: Đánh giá tác động môi trường GVHD: GS.TS Trần Hiếu Nhuệ
bớt khối lượng bờ vây, tát nước. Phương pháp thi công cơ giới kết hợp với thủ công
trong quá trình thi công đảm bảo giao thông thông suốt. Các bên Chủ đầu tư, Nhà
thầu và Thiết kế kết hợp với chính quyền địa phương sở tại giải phóng mặt bằng, thi
công nền mặt đường, kè, cống , rãnh phù hợp với yêu cầu thực tế.
- Trình tự các bước thi công chủ yếu như sau:
+ Vét bùn, đánh cấp dãy cỏ.
+ Thi công hệ thống cống rãnh thoát nước.
+ Thi công kè đá hộc.
+ Đất nền đường mở rộng bằng đất cấp 3 ( đất đồi).
+ Thi công mặt đường đá thải hỗn hợp dày 20 cm.
+ Thi công lớp móng cấp phối đá dăm loại I (0/37,5) dày 18 cm.
+ Thi công lớp móng cấp phối đá dăm loại I (0/25) dày 15cm.
+ Thi công lớp mặt bê tông nhựa hạt mịn dày 18 cm.

+ Hoàn thiện.
1.3.5 Trang thiết bị phục vụ thi công:
Bảng 1. 1. Danh mục máy móc phục vụ dự án
STT Thiết bị thi công Đơn vị Số lượng
1. Máy ủi Cái 2
2. Máy xúc Cái 2
3. Máy san Cái 1
4. Máy lu Cái 3
5. Máy nén Diezel Cái 1
6. Máy trộn bê tông Cái 2
7. Ôtô Cái 10
Học viên thực hiện: Chu Thị Hải Yến
Lớp: Cao học môi trường 2008
10
Tiểu luận môn học: Đánh giá tác động môi trường GVHD: GS.TS Trần Hiếu Nhuệ
CHƯƠNG 2
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG
VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI
2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
2.1.1 Điều kiện về địa lý, địa chất
2.1.1.1 Điều kiện địa lý
* Điểm đầu : Km0 (Đầu Cầu Am).
* Điểm cuối : Km1+165,7 (Ranh giới hành chính Hà Đông - Hà Nội).
- Tuyến đi qua địa phận : Phường Vạn Phúc - Quận Hà Đông.
Hình 2.1 Vị trí hướng tuyến đườngVạn Phúc I
2.1.1.1 Điều kiện địa chất nền mặt đường
Qua khảo sát khoan thăm dò, địa chất của tuyến đường được mô tả như sau:
+ Lớp 1 : đất lấp, sét pha màu xám nâu,nâu gụ phế thải xây dựng. trạng thải dẻo
cứng, kết cấu không đồng nhất .
+ Lớp 2 : Sét pha màu nâu gụ, trạng thái dẻo cứng

+ Lớp 3 : Sét pha nhẹ màu xám nâu. đốm đỏ, trạng thái dẻo mềm.
+ Lớp 4 : Sét pha nhẹ màu xám tro, kẹp cát, trạng thái dẻo mềm, dẻo chảy.
+ Lớp 5 : Cát hạt nhỏ màu xám trom kết cấu kém chặt.
Học viên thực hiện: Chu Thị Hải Yến
Lớp: Cao học môi trường 2008
11
Điểm đầu dự án
KM 0 + 00
Điểm cuối dự án
KM 1 + 165,7
Tiểu luận môn học: Đánh giá tác động môi trường GVHD: GS.TS Trần Hiếu Nhuệ
2.1.2 Điều kiện về khí tượng – thủy văn
2.1.2.1 Điều kiện khí tượng
Hà Đông là quận trực thuộc quận Hà Nội và mang đặc tính khí hậu của đồng
bằng bắc bộ.
Cũng như các nơi khác thuộc Bắc Bộ, khí hậu khu vực nghiên cứu mang đặc tính
khí hậu nhiệt đới gió mùa (nóng và ẩm). Có hai mùa phân biệt là mùa mưa và mùa khô.
Mùa mưa trùng với mùa gió Đông Nam kéo dài từ tháng V đến tháng X. Mùa khô (mùa
ít mưa) trùng với mùa gió Đông Bắc, kéo dài từ tháng XI đến tháng IV năm sau.
Trong khu vực có trạm Khí tượng Hà Đông có thể dùng để đánh giá điều kiện
khí tượng của khu vực dự án. Chuỗi số liệu dùng để đánh giá được thu thập trong 6 năm
từ năm 2003 đến năm 2008.
A. Nhiệt độ
Nhiệt độ không khí trung bình tính theo tháng và năm được phản ánh trong bảng
sau:
Bảng 2. 1 Nhiệt độ không khí trung bình tháng và năm (
O
C)
Năm điều tra Tháng
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII

2003 T.bình 16,5 20,7 21,6 25,6 28,2 29,7 29,4 28,3 26,8 25,4 22,8 17,4 24,4
Max 27,8 28,4 35,5 33,7 37,4 37,5 35,5 36,4 34,0 34,6 32,0 28,0 37,5
Min 7,1 12,0 13,5 19,0 20,3 23,9 24,0 24,3 22,6 18,5 12,2 7,6 7,1
2004 T.bình 16,7 17,5 20,2 23,5 25,6 28,7 28,6 28,3 27,1 24,5 22,1 18,0 23,4
Max 26,9 26,5 31,0 30,6 25,3 38,7 38,9 36,8 34,1 33,5 32,0 28,4 38,9
Min 8,5 6,8 14,1 15,7 18,6 20,5 23,5 23,0 21,8 18,9 12,6 9,2 6,8
2005 TB 15,7 17,5 18,8 23,4 28,1 29,3 28,8 27,9 27,5 25,3 21,9 16,7 23,4
Max 26,6 26,2 28,0 35,0 36,6 38,0 36,4 34,8 35,1 34,0 31,6 28,2 38,0
Min 5,9 9,9 11,8 17,1 22,0 22,7 23,9 23,2 23,0 17,5 12,4 7,7 5,9
2006 TB 17,7 18,1 19,9 24,6 26,3 29,3 29,1 27,2 27,1 26,3 23,7 17,3 23,9
Max 28,3 27,5 27,2 37,0 34,4 37,4 37,4 35,0 35,6 32,8 32,0 28,8 37,4
Min 10,0 11,9 11,4 16,9 18,5 22,7 23,8 23,7 20,9 21,4 16,4 8,6 8,6
2007 T. bình 16,3 21,4 20,8 22,7 26,2 29,3 29,5 28,4 26,4 24,9 20,3 19,9 23,8
Max 26,5 28,8 29,0 33,0 37,8 37,8 36,4 36,1 34,4 33,0 28,9 28,9 37,8
Min 8,3 11,2 11,5 14,4 19,5 23,1 23,2 23,2 20,6 18,5 9,8 12,5 8,3
2008 T. bình 14,8 13,5 20,9 24,2 26,7 27,9 28,7 28,4 27,4 25,8 21,0 17,7 23,1
Max 28,7 25,8 28,8 32,4 36,4 37,2 26,7 36,7 35,5 33,7 28,9 25,7 37,2
Min 7,2 6,7 10,3 16,6 20,9 23,5 23,5 23,6 22,6 21,3 11,4 11,0 6,7
(Nguồn: Số liệu khí tượng thuỷ văn – Đài KTTV khu vực Đồng bằng Bắc bộ)
Nhiệt độ trung bình năm trong từ năm 2005-2008 dao động khoảng 23,1- 24,4
0
C, trung bình tháng thấp nhất dao động khoảng 14,8 – 17,7
0
C (tháng 1) và trung bình
tháng cao nhất dao động 28,6 - 29,4
0
C (tháng 7). Nhiệt độ cao nhất trong vòng 6 năm từ
2003 đến năm 2008 đạt đến 38,9
0
C (2004) và thấp nhất chỉ đạt 5,9

0
C (2005).
Học viên thực hiện: Chu Thị Hải Yến
Lớp: Cao học môi trường 2008
12
Tiểu luận môn học: Đánh giá tác động môi trường GVHD: GS.TS Trần Hiếu Nhuệ
B. Độ ẩm không khí
Bảng 2. 2 Độ ẩm không khí trung bình tháng và năm (%)
Năm điều tra Tháng
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
200
3
T.bình
84 87 83 87 87 81 85 90 90 80 78 77
84
Min
42 45 33 53 52 51 59 63 57 40 42 29
29
200
4
T.bình
83 87 85 90 89 82 85 89 88 79 81 79
85
Min
36 49 38 57 61 47 55 58 54 36 40 36
36
200
5
TB
84 88 86 89 87 83 85 90 88 83 85 76

85
Min
38 56 45 63 59 50 56 66 54 40 43 33
33
200
6
TB
79 89 87 86 85 83 85 91 81 84 82 81
85
Min
42 62 39 56 44 51 57 59 41 51 31 39
31
200
7
T. bình
76 87 92 85 84 83 84 88 87 85 75 83
84
Min
31 38 54 54 48 49 58 61 47 44 28 49
28
200
8
T. bình
83 76 85 88 84 87 84 87 87 85 80 78
84
Min
29 35 34 59 51 59 54 56 51 43 35 43
29
(Nguồn: Số liệu khí tượng thuỷ văn – Đài KTTV khu vực Đồng bằng Bắc bộ)
Độ ẩm trung bình năm trong từ năm 2005-2008 dao động khoảng 84- 85 %, TB

tháng thấp nhất 28-42 % (tháng 11) và TB tháng cao nhất 83-93 % (tháng 3).
C. Lượng mưa trung bình tháng và năm
Bảng 2. 3. Lượng mưa trung bình tháng và năm (mm)
Năm điều tra Tháng
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
2003
Tổng 38,4 35,9 14,0 44,3 252,7 172,0 203,7 272,1 311,8 28,8 2,8 4,6
1.381,1
Max
16,3 19,7 4,7 18,6 81,3 35,0 51,9 103,5 83,4 16,3 2,6 2,9
103,5
Ngày
6 12 19 20 3 30 22 26 5 14 21 9
Số ngày
7 8 9 10 14 14 14 21 13 6 2 3 121
2004
Tổng 9,5 26,5 36,2 130,8 260,1 202,2 296,3 210,2 112,5 17,4 16,7 18,1
1.336,5
Max
5,2 8,9 13,2 33,7 82,1 90,2 81,3 38,9 55,6 14,3 7,2 14,4
90,2
Ngày
9 7 15 16 31 27 23 31 2 2 26 18
Số ngày
10 13 16 16 19 13 12 17 10 3 3 4 136
2005
Tổng 13,8 31,4 24,2 27,7 74,4 239,8 355,0 469,7 312,2 32,8 93,1 21,2
1.695,3
Max
5,5 17,0 7,3 17,0 23,0 70,1 64,0 148,7 101,9 19,2 35,1 12,3

148,7
Ngày
21 6 19 26 3 2 22 17 27 4 3 27
Số ngày
2006
Tổng 1,7 25,1 70,7 17,6 140,9 165,9 306,9 383,8 109,8 28,4 58,0 5,6
1.314,4
Max
0,9 3,9 35,8 5,6 41,1 53,8 122,5 108,1 50,7 10,1 29,5 5,4
122,5
Ngày
5 18 24 19 27 18 29 18 9 11 21 8
Số ngày
2008
Tổng 31,0 17,4 27,4 27,2 228,7 443,1 583,4 322,3 241,7 696,4 345,2 14,1
2.977,9
Max
14,3 5,6 10,2 13,2 91,0 147,7 140,0 67,7 59,1 514,2 186,4 10,1
514,2
Ngày
25 2 18 15 19 18 18 31 4 31 1 27
Số ngày
10 9 12 12 11 20 19 13 17 17 8 4 152
(Nguồn: Số liệu khí tượng thuỷ văn – Đài KTTV khu vực Đồng bằng Bắc bộ)
Học viên thực hiện: Chu Thị Hải Yến
Lớp: Cao học môi trường 2008
13
Tiểu luận môn học: Đánh giá tác động môi trường GVHD: GS.TS Trần Hiếu Nhuệ
Tổng lượng mưa trung bình trong năm trong khoảng từ năm 2003 – 2008 dao
động 1314,4 - 2.977,9 mm, lượng mưa trung bình tháng lớn nhất đạt 696,4 mm (tháng

10/2005) và trung bình tháng thấp nhất là 0,9 mm (tháng 1/2000).
D. Lượng bốc hơi
Bảng 2. 4 Lượng bốc hơi trung bình tháng và năm (mm)
Năm điều tra Tháng
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
2003 Tổng 64,2 74,2 89,6 73,2 81,1 111,0 109,0 61,5 56,3 109,0 111,3 94,7 1035,1
Max 5,5 5,3 9,7 6,3 3,6 7,7 6,2 4,2 3,4 5,7 6,8 6,3 9,7
Min 0,2 0,4 0,8 0,4 1,1 1,6 1,3 0,6 0,3 1,8 1,8 0,5 0,2
2004 Tổng 70,6 57,3 72,9 57,5 67,0 108,6 92,6 74,0 62,7 106,2 89,9 83,5 942,8
Max 4,4 4,3 6,3 3,0 4,3 7,4 5,1 3,5 3,8 5,1 5,4 5,3 7,4
Min 0,8 0,3 0,4 0,6 0,9 0,6 0,7 0,4 0,8 1,7 0,8 1,4 0,3
2005 Tổng 56,9 46,9 57,7 59,3 83,9 107,9 113,2 72,2 79,0 101,2 76,0 104,1 958,3
Max 5,4 4,6 5,3 3,8 4,6 8,1 5,5 4,3 4,0 6,3 4,3 6,5 8,1
Min 0,4 0,2 0,4 0,4 0,8 1,0 1,1 1,2 1,2 0,8 0,7 0,4 0,2
2006 Tổng 86,7 49,5 56,5 82,2 102,6 112,5 98,8 63,7 102,3 95,6 101,4 90,3 1042,1
Max 4,8 4,2 5,2 4,6 9,0 8,3 5,5 4,2 5,5 6,1 6,6 5,0 9,0
Min 0,9 0,5 0,4 0,3 0,8 1,5 0,7 0,5 1,4 1,5 1,6 1,0 0,3
(Nguồn: Số liệu khí tượng thuỷ văn – Đài KTTV khu vực Đồng bằng Bắc bộ)
Qua bảng số liệu trên ta thấy tại khu vực thực hiện dự án:
- Tổng lượng bốc hơi trong năm trong vòng từ năm 2003 – 2006 dao động 942,8
mm – 1042,1 mm.
- Những tháng có lượng bốc hơi lớn là tháng 5, 6, 7;
- Những tháng ít bốc hơi là tháng 1, 2, 3.
E. Hướng và tốc độ gió
Gió trong khu vực tương đối ổn định cả về hướng và tốc độ. Hướng gió chính là
Đông Bắc và Tây Nam. Gió Đông Bắc thường xuất hiện vào tháng X đến tháng III năm
sau. Gió Đông Nam xuất hiện nhiều nhất vào tháng I đến tháng IX. Hàng năm khu vực
còn chịu ảnh hưởng của bão và lốc. Bão lốc kèm theo mưa lớn đã gây thiệt hại không
nhỏ cho khu vực.
Bảng 2. 5 Tần suất (%) và vận tốc (m/s) trung bình các hướng gió trạm Hà Đông

Năm điều tra Tháng
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
2003
Vtb
1,0 2,0 2,0 2,0 1,0 1,0 2,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,3
Vmax
8 8 8 7 9 7 13 8 6 6 6 6 13
Hướng
NE SE NE SE SSE SSE W W SE SE SSE NE W
Ngày
27 21 6 17 3 29 9 27 14 4 5 19 9
Học viên thực hiện: Chu Thị Hải Yến
Lớp: Cao học môi trường 2008
14
Tiểu luận môn học: Đánh giá tác động môi trường GVHD: GS.TS Trần Hiếu Nhuệ
Năm điều tra
Tháng
Năm
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
2004
Vtb
1,0 1,0 1,0 2,0 2,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 2,0 2,0 1,3
Vmax
8 10 7 8 14 10 9 10 6 1 8 7 14
Hướng
NE NE SE ENE SW NW SSE NW NE NE NE NE SW
Ngày
18 3 20 16 28 26 15 4 19 2 15 30 28
2005
Vtb

1 2 1 2 2 1 2 1 1 1 1 1 1,3
Vmax
8 8 9 18 12 10 18 9 14 6 7 7 18
Hướng
SE SE NE NE SW NW N NW N S NNE NE
Ngày
25 14 12 12 13 5 31 16 27 18 18 4
2006
Vtb
2 2 2 2 2 2 1 1 1 1 2 1 2
Vmax
7 10 8 12 13 14 10 7 9 9 13 6 14
Hướng
NE SE NE NE N SW SW NE N NW N NNE SW
Ngày
6 13 13 28 13 12 19 10 10 9 20 1
12-
VI
2007
Vtb
2 2 2 2 2 2 2 1 2 2 2 2 2
Vmax
8 6 7 8 9 7 9 9 9 8 8 6 9
Hướng
NNW SE NNW NNE NNW WSW NW ESE NW NNW NNW NW NNW
Ngày
6 13 18 3 4 2 24 5 18 3 27 2 4
2008
Vtb
2 2 1 2 2 1 1 1 1 2 2 2 2

Max
7 7 6 7 9 12 9 8 10 9 8 6 12
Hướng
NNW N ESE NNW SSE W SSW WNW ENE NNW NW NNW W
Ngày
24 26 12 23 25 27 28 7 13 14 2 4
27-
VI
(Nguồn: Số liệu khí tượng thuỷ văn – Đài KTTV khu vực Đồng bằng Bắc bộ)
F. Các yếu tố khí hậu khác
Bảng 2. 6 Số giờ nắng trung bình tháng và năm (giờ)
Năm điều tra Tháng
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
2003
Tổng 109.3 93.1 73.5 101.8 166.1 153.5 226.6 119.2 145.9 148.7 132.6 99.2 1569.5
T.bình
3.5 3.3 2.4 3.4 5.4 5.1 7.3 3.8 4.9 4.8 4.4 3.2
4.3
Max 8.8 7.4 9.8 9.5 10.1 10.3 12.4 11.1 10.8 9.5 8.6 8.7 12.4
Ngày 10 24 5 2 7 6 1 4 20 15 13 13
2004

Tổng 34.5 60.9 46.2 67.6 127.0 165.3 110.9 165.4 133.9 120.6 128.7 152.0 1313.0
T.bình
1.1 2.1 1.5 2.3 4.1 5.5 3.6 5.3 4.5 3.9 4.3 4.9
3.6
Max 6.2 9.4 7.8 7.4 10.2 10.9 11.3 10.5 9.8 9.2 9.1 9.1 11.3
Ngày 7 9 9 29 21 3 3 10 23 6 18 21
2005



TB 30.0 19.3 34.1 74.8 184.7 122.8 202 130.6 163.7 113.5 127.6 67.6 106
Max 4.9 3.9 8.7 9.6 10.7 9.9 11.6 9.9 9.8 9.4 10.2 8.5 11.6
Ngày 26 17 5 30 26 25 28 3 1 10 7 16
2006



TB 68.0 35.9 26.4 104.6 164.4 182.5 154.9 92.7 169.6 111.3 146.9 100.9 113
Max 9.4 7.1 6.1 9.4 11.6 10.9 11.2 9.2 11.2 9.4 9.4 8.5 11.6
Ngày 4 13 15 11 17 25 21 9 2 18 4 17
2007

Tổng 63.7 75.4 19.7 90.9 169.3 191.3 220.2 138.2 115.5 131.4 175.2 42.5
1433.3
TB 2.1 2.7 0.6 3.0 5.5 6.4 7.1 4.5 3.9 4.2 5.8 1.4
3.9
Max 8.7 7.6 6.6 10.4 11.7 12.1 12.0 9.2 9.4 9.0 9.5 6.7 12.1
Học viên thực hiện: Chu Thị Hải Yến
Lớp: Cao học môi trường 2008
15
Tiểu luận môn học: Đánh giá tác động môi trường GVHD: GS.TS Trần Hiếu Nhuệ
Năm điều tra Tháng Năm
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Ngày 10 2 4 18 23 23 15 5 20 20 5 12
23-VI
2008

Tổng 63.8 28.1 58.1 70.7 156.0 101.1 133.3 127.8 109.9 78.6 130.0 104.2
1161.6

TB
2.1 1.0 1.9 2.4 5.0 3.4 4.3 4.1 3.7 2.5 4.3 3.4
3.2
Max
9.4 8.3 9.0 9.4 10.9 11.4 11.9 10.1 10.4 8.2 9.8 9.0 11.9
Ngày
2 23 1 18 27 21 3 5 22 22 10, 30 1,2
3-VII
(Nguồn: Số liệu khí tượng thuỷ văn – Đài KTTV khu vực Đồng bằng Bắc bộ)
Bảng 2. 7 Số ngày có dông trung bình tháng và năm (ngày)
Năm
Tháng
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
2003 0 2 0 7 16 10 7 16 7 2 0 0 67
2004 0 0 3 11 12 7 4 17 7 1 0 1 63
2005 0 2 2 2 15 19 15 19 7 1 1 0 83
2006 0 0 1 6 14 17 13 15 4 4 2 0 76
2007 0 1 2 2 3 13 16 15 7 3 0 0 62
2008 5 2 8 16 13 10 11 3 1
(Nguồn: Số liệu khí tượng thuỷ văn – Đài KTTV khu vực Đồng bằng Bắc bộ)
2.1.2.2 Điều kiện thủy văn
- Ảnh hưởng trực tiếp của nước tới nền mặt đường là nước mưa, nước tưới tiêu
qua các kênh mương thuỷ lợi, mực nước lên xuống của Sông Nhuệ, sông La Khê,
không có hiện tượng nước ngầm.
2.1.3 Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên
2.1.3.1 Kết quả đo đạc các thông số vi khí hậu
Các thông số vi khí hậu được đo đạc vị trí KÔ1 (Ngay cạnh Cầu Am) các thông
số đo đạc bao gồm: nhiệt độ, độ ẩm, hướng và tốc độ gió. Kết quả đo đạc các thông số
vi khí hậu được trình bày trong bảng sau:
Bảng 2. 8 Kết quả đo đạc các thông số vi khí hậu

Stt Thời gian Nhiệt độ
(
0
C)
Độ ẩm
(%)
Tốc độ gió
(m/s)
Hướng gió
1 8 giờ 21,6 73,7 0,72 Đông bắc
2 10 h 22,2 72,8 0,84 Đông bắc
3 12h 23,2 72,6 0,92 Đông bắc
4 14h 24,4 72,7 0,86 Đông bắc
5 16h 23,5 72,8 0,82 Đông bắc
6 18h 22,3 73,2 0,64 Đông bắc
Học viên thực hiện: Chu Thị Hải Yến
Lớp: Cao học môi trường 2008
16
Tiểu luận môn học: Đánh giá tác động môi trường GVHD: GS.TS Trần Hiếu Nhuệ
2.1.3.2 Hiện trạng chất lượng môi trường không khí
A. Phương pháp đánh giá
Phương pháp đánh giá chất lượng không khí tại khu vực dự án là đo lường, theo
dõi chất lượng không khí (CLKK) ở một số điểm lấy mẫu đã được lựa chọn trước.
a Lựa chọn các điểm đo CLKK
Mạng lưới điểm lấy mẫu và đo đạc CLKK phục vụ cho đánh giá hiện trạng chất
lượng không khí trong phạm vi khu vực xây dựng dự án và khu vực lân cận. Những
thông tin, số liệu về chất lượng không khí thu thập được từ các điểm đo sẽ phản ánh
được chất lượng môi trường trên phạm vi nghiên cứu và mức độ ảnh hưởng của các
hoạt động từ quá trình hoạt động của dự án tới môi trường. Căn cứ vào hiện trạng phân
bố của các nguồn thải hiện nay và đặc điểm khí tượng (gió và hướng gió) vào thời điểm

khảo sát, các điểm đo chất lượng không khí được xác định như sau:
Bảng 2. 9 Vị trí điểm đo không khí
Điểm lấy mẫu
Tọa độ
Ghi chú
Vĩ độ Kinh độ
KÔ1 20°58'32.51"N 105°46'37.03"E Tại Cầu am (Km0)
KÔ 2 20°58'39.26"N 105°46'46.36"E Tại Km0 + 300
KÔ 3 20°58'49.29"N 105°46'41.30"E
Tại Km0+600 (Trường THCS
Vạn Phúc)
KÔ 4 20°59'2.19"N 105°46'39.87"E
Tại Km0 + 900 (Miếu thờ thành
Hoàng làng)
KÔ 5 20°59'16.24"N 105°46'48.56"E
Tại Ranh giới hành chính Hà
đông – Hà nội (Km1+165,7)
Vị trí các điểm lấy mẫu phân tích chất lượng không khí được thể hiện trên
Hình 2. 1 Vị trí điểm quan trắc và lấy mẫu
b Phương pháp thu thập thông tin về CLKK tại hiện trường
Việc khảo sát CLKK được tiến hành 2 obs quan trắc khác nhau trong thời gian từ
8h00 đến 19h00. Kỹ thuật lấy mẫu và phân tích mẫu của từng thông số CLKK được
tuân theo tiêu chuẩn Việt Nam (nếu tiêu chuẩn Việt Nam chưa có sẽ theo Tiêu chuẩn
Quốc tế).
c Phương pháp đánh giá
Những thông số môi trường sử dụng đánh giá CLKK
Những chỉ tiêu về ô nhiễm không khí được theo dõi ở đây là các thông số cơ bản
phục vụ cho đánh giá chất lượng không khí và làm cơ sở cho việc theo dõi khi dự án đi
vào hoạt động:
− Các hợp chất khí cơ bản: SO

2
, NO
x
, CO.
Học viên thực hiện: Chu Thị Hải Yến
Lớp: Cao học môi trường 2008
17
Tiểu luận môn học: Đánh giá tác động môi trường GVHD: GS.TS Trần Hiếu Nhuệ
− Các chất hạt: Bụi tổng và Bụi PM10
Lựa chọn phương pháp đánh giá
Việc đánh giá hiện trạng CLKK được tiến hành theo phương pháp sau: Các
thông tin thu thập sẽ được đối chiếu với Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường để tổng
hợp, phân tích và đánh giá.
B. Kết quả đo đạc chất lượng không khí trong khu vực thực hiện Dự án
Việc khảo sát chất lượng không khí được chia làm 2 obs quan trắc:
− obs 1: từ 8h00 - 9h00
− obs 2: từ 15h00 - 17h00
Kết quả đo đạc và phân tích nồng độ các chất khí và bụi trong môi trường không
khí tại khu vực thực hiện dự án được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2. 10 Kết quả đo đạc nồng độ các chất khí và bụi trong không khí (mg/m
3
)
Stt Địa điểm obs SO
2
NO
x
CO Bụi tổng Bụi PM10
1
KÔ1 1 0,048 0,035 1,24 0,33
0,001

2 0,056 0,030 1,23 0,31
2
KÔ 2 1 0,035 0,016 1,05 0,35
0,0003
2 0,035 0,017 1,07 0,36
3
KÔ 3 1 0,047 0,015 1,19 0,25
0,0002
2 0,048 0,013 1,06 0,22
4 KÔ 4
1 0,037 0,011 1,32 0,27
0,0003
2 0,034 0,010 1,32 0,23
5 KÔ 5
1 0,041 0,008 1,26 0,1
0,0001
2 0,046 0,009 1,24 0,12
TCVN 5937 -2005 0,350
*
0,200
*
30 0,3
*
0,0015**
*: Trung bình 1h, **: Trung bình 24h
C. Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường không khí
a Các chất khí
Kết quả đo và phân tích chất lượng không khí trong khu vực cho thấy nồng độ
của các chất khí độc hại SO
2

, NO
X
, CO, H
2
S xác định được đang ở mức thấp hơn
NĐGHCP theo TCVN 5937:2005 và 5938 : 2005.
b Hàm lượng bụi trong không khí (TSP)
− Tại các điểm đo đạc KÔ3, KÔ4 và KÔ5, nồng độ bụi trong không khí đều
thấp hơn GHCP theo TCVN 5937 – 2005, nồng độ bụi dao động trong khoảng
từ 0,10 - 0,27 mg/m
3
.
Học viên thực hiện: Chu Thị Hải Yến
Lớp: Cao học môi trường 2008
18
Tiểu luận môn học: Đánh giá tác động môi trường GVHD: GS.TS Trần Hiếu Nhuệ
− Tại 03 vị trí KÔ1, KÔ2 có giá trị đo vượt GHCP theo TCVN 5937 – 2005,
nguyên nhân là do các hoạt động (xúc cát, sỏi đá lên và xuống xe, bốc dỡ
gạch lên và xuống xe)

tại bãi nguyên vật liệu xây dựng (cát, đá, sỏi và gạch)
nằm dọc theo kênh La Khê và Sông Nhuệ, nồng độ bụi dao động trong khoảng
từ 0,31 - 0,42mg/m
3
2.1.3.3 Hiện trạng tiếng ồn
A. Phương pháp đánh giá
Phương pháp đánh giá tác động tiếng ồn cho khu vực dự án là đo lường theo dõi
hiện trạng tiếng ồn để thu thập các thông tin cần thiết về hiện trạng tiếng ồn trong khu
vực này trên các điểm lấy mẫu đã được lựa chọn.
a Vị trí điểm quan trắc

Để xác định mức độ hiện tại của khu vực nghiên cứu, một hệ thống các điểm đo
được lựa chọn trong phạm vi khu vực dự án và khu vực lân cận. Căn cứ vào hiện trạng
phân bố của khu vực dự án và đặc điểm khí tượng, các điểm đo tiếng ồn được xác định
như sau:
Bảng 2. 11. Vị trí điểm đo tiếng ồn
Điểm lấy mẫu
Tọa độ
Ghi chú
Vĩ độ Kinh độ
KÔ1 20°58'32.51"N 105°46'37.03"E Tại Cầu am (Km0)
KÔ 2 20°58'39.26"N 105°46'46.36"E Tại Km0 + 300
KÔ 3 20°58'49.29"N 105°46'41.30"E
Tại Km+600 (Trường THCS Vạn
Phúc)
KÔ 4 20°59'2.19"N 105°46'39.87"E
Tại Km 900 (Miếu thờ Thành
Hoàng làng)
KÔ 5 20°59'16.24"N 105°46'48.56"E
Tại Rang giới hành chính Hà
đông – Hà nội (Km1+165,7)
Vị trí điểm đo ồn và vị trí đo đạc lấy mẫu không khí là tại cùng một vị trí tại từng điểm)
b Phương pháp xác định tiếng ồn
Kỹ thuật lấy mẫu và phân tích tiếng ồn được tuân thủ theo TCVN 5965-1995.
c Lựa chọn phương pháp đánh giá
Việc đánh giá tiếng ồn được tiến hành theo phương pháp sau: Thông tin thu thập
sẽ được đối chiếu với TCVN về môi trường để tổng hợp, phân tích đánh giá.
B. Kết quả đo đạc mức ồn
Kết quả đo đạc mức ồn trong môi trường không khí tại khu vực thực hiện dự án
được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2. 12 Giá trị trung bình các obs quan trắc tiếng ồn (dB

A
) trong ngày
Học viên thực hiện: Chu Thị Hải Yến
Lớp: Cao học môi trường 2008
19

×