Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Hoàn thiện công nghệ sản xuất cá giống rô phi đơn tính đực bằng hormone 17α methyltestosterone tại tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (950.46 KB, 50 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM




ĐINH VĂN HIỂN

Tên đề tài:
“HOÀN THIỆN CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CÁ GIỐNG RÔ PHI ĐƠN
TÍNH ĐỰC BẰNG HORMONE 17α METHYLTESTOSTERONE
TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN”

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo : Hệ chính quy
Chuyên ngành : Nuôi trồng thủy sản
Khoa : Chăn nuôi Thú y
Khoá học : 2011 - 2015




Thái Nguyên, năm 2015
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM




ĐINH VĂN HIỂN



Tên đề tài:
“HOÀN THIỆN CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CÁ GIỐNG RÔ PHI ĐƠN
TÍNH ĐỰC BẰNG HORMONE 17α METHYLTESTOSTERONE
TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN”

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo : Hệ chính quy
Lớp : 43 - Nuôi trồng thủy sản
Chuyên ngành : Nuôi trồng thủy sản
Khoa : Chăn nuôi Thú y
Khoá học : 2011 - 2015

Giảng viên hƣớng dẫn: TS. Nguyễn Thị Ngân


Thái Nguyên, năm 2015


i
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian vừa qua, để thực hiện và hoàn thành tốt báo cáo tốt
nghiệp, tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ về mọi mặt. Qua đây tôi xin bày tỏ
lòng biết ơn chân thành của mình tới tất cả những người đã giành cho tôi sự
giúp đỡ nhiệt tình và quý báu đó.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên, các thầy cô trong Khoa chăn nuôi Thú y – Trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên, ban lãnh đạo cùng các anh chị kỹ sư, công nhân của
Trung tâm đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ nuôi trồng

thủy sản vùng Đông Bắc trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Thị Ngân – giảng viên Trường
Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, người đã hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn
thành tốt đề tài của mình.
Bên cạnh đó tôi luôn ghi nhớ công lao của các thầy cô giáo, những
người đã giúp tôi trang bị những kiến thức trong suốt khóa học tại trường.
Do thời gian học tập và năng lực, kinh nghiệm còn hạn chế, đề tài của
tôi không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến
và bổ sung của các thầy cô giáo cùng bạn bè đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn !

Thái nguyên, tháng 06 năm 2015
Sinh viên

Đinh Văn Hiển





ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1. Kết quả công tác phục vụ sản xuất 27
Bảng 4.2. Các yếu tố môi trường trong quá trình nuôi vỗ 29
Bảng 4.3. Kết quả thu cá bột 29
Bảng 4.4. Các yếu tố môi trường đo được trong quá trình xử lý 21 ngày tuổi
từ 23/03 – 12/04/2015 29
Bảng 4.5. Tỷ lệ sống cá rô phi 21 ngày 31
Bảng 4.6. Tỷ lệ sống của cá 21 ngày tuổi ương nuôi lên cá hương 31

Bảng 4.7. Kết quả kiểm tra giới tính của cá rô phi 32








iii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Cá rô phi 4
Hình 3.1: Ngăn đôi chuẩn bị ghép cá bố mẹ sinh sản. 12
Hình 4.1: Ấp trứng baba 28







iv
DANH MỤC VIẾT TẮT

DO
Hàm lượng oxy hòa tan
GIFL
Genetic Improvement of Farmed Tilapia
Kg

Kilogam
TB
Trung bình
TS
Tiến sỹ
Mg
Miligam
NOVIT 4
(Norwegian – Vietnamese Tilapia,2004)

















v
MỤC LỤC

Phần 1.MỞ ĐẦU 1

1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục tiêu, yêu cầu của đề tài 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài 2
1.3.1. Ý nghĩa khoa học 2
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn 2
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 3
2.1.1. Phân bố tự nhiên và sự di nhập cá rô phi trên thế giới 3
2.1.2. Căn cứ một số đặc điểm sinh học của cá rô phi dòng NOVIT4 4
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 7
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 7
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 8
Phần 3. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 11
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 11
3.3. Nội dung nghiên cứu 11
3.3.1. Hoàn thiện quy trình sản xuất cá rô phi bột. 11
3.3.2. Ứng dụng quy trình xử lý giới tính bằng hormone 17α Methyltestosterone,
giai đoạn từ cá bột tới 21 ngày tuổi. 11
3.3.3 Ương nuôi từ cá rô phi giai đoạn 21 ngày tuổi lên thành cá hương, cá giống. 11
3.4. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi 11
3.4.1. Quy trình sản xuất cá rô phi bột 11
3.4.2. Ứng dụng quy trình xử lý giới tính bằng hormone17α Methyltestosterone
giai đoạn từ cá bột tới 21 ngày tuổi 14


vi
3.4.3. Ương nuôi từ cá rô phi giai đoạn 21 ngày tuổi lên thành cá hương, cá
giống 16
Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 22

4.1. Công tác phục vụ sản xuất 22
4.1.1. Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của trung tâm nghiên cứu và
chuyển giao khoa học công nghệ nuôi trồng thủy sản vùng Đông Bắc 222
4.1.2. Đánh giá chung 25
4.1.3. Nội dung, phương pháp và kết quả phục vụ sản xuất 26
4.2. Kết quả nghiên cứu 29
4.2.1. Kết quả nuôi vỗ 29
4.2.2. Kết quả năng suất cá bột 29
4.2.3. Kết quả theo dõi môi trường cá rô phi 21 ngày tuổi 30
4.2.4. Kết quả ương lên cá hương 31
4.2.5. Kết quả kiểm tra giới tính 32
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 33
5.1. Kết luận 33
5.2. Đề nghị 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO 35




1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây lợi nhuận kinh tế đem lại cho người dân từ
việc nuôi cá là khá cao, với diện tích mặt nước dành cho nuôi trồng thuỷ sản
ngày một lớn, nhu cầu về cá giống tăng nhanh, nhất là loại cá rô phi đơn tính
đực. Hiện nay cá rô phi được nuôi rộng rãi trong cả nước và là một trong
những đối tượng đã và đang được chú ý phát triển mạnh trong nuôi trồng
thuỷ sản.
Do cá rô phi là một loại cá ăn tạp, dễ nuôi, chúng có thể phát triển

trong các loại hình mặt nước như ao, hồ, sông, suối, ruộng, lồng bè và có thể
sống trong môi trường nước ngọt, nước lợ, nước biển. Cá ít dịch bệnh, có thể
nuôi với mật độ dầy.
Thịt cá rô phi được đánh giá là có chất lượng cao, thơm ngon, ít xương,
trọng lượng cá thể vừa phải thích hợp cho việc chế biến và sử dụng thuận tiện
trong gia đình.
Trong quá trình nuôi cá rô phi, phần lớn cá đực có tốc độ sinh trưởng
nhanh hơn cá cái. Vì vậy đã có nhiều công trình nghiên cứu về chọn giống, lai
tạo, xử lý bằng hormone 17α Methyltestosterone để tạo ra thế hệ con nhiều
đực đưa vào nuôi cá thương phẩm.
Hiện nay phương pháp chuyển giới tính bằng hormone là phương pháp
được áp dụng nhiều nhất vì nó đơn giản, hiệu quả và có thể áp dụng rộng rãi
trong các cơ sở sản xuất.
Nhằm khẳng định lại kết quả chuyển giới tính bằng hormone 17α
Methyltestosterone, giảm được công đoạn tiến hành, hạn chế được kinh phí
trong sản xuất, nâng cao về số lượng cá bột và chủ động cung cấp con giống
trong địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Vì vậy tôi tiến hành thực hiện chuyên đề:


2
“Hoàn thiện công nghệ sản xuất cá giống rô phi đơn tính đực bằng
hormone 17α Methyltestosterone tại tỉnh Thái Nguyên”.
1.2. Mục tiêu, yêu cầu của đề tài
- Ứng dụng thành công công nghệ sản xuất cá rô phi đơn tính đực bằng
hormone 17 Methyltestosterone.
- Đạt tỷ lệ đực trong quần đàn ≥ 90 %.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Hoàn thiện bổ sung công nghệ sản xuất giống cá rô phi đơn tính đực
bằng hormone 17 Methyltestosterone.

1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
Tạo ra giống cá năng suất có giá trị kinh tế cao, góp phần tạo công ăn
việc làm phát triển kinh tế vùng nông thôn cho người nuôi trồng thủy sản trên
địa bàn tỉnh Thái Nguyên và các vùng lân cận.















3
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Phân bố tự nhiên và sự di nhập cá rô phi trên thế giới
Cá rô phi thuộc bộ cá vược Percifomes, họ Cichlidae, là loài cá ưa nhiệt
độ cao có nguồn gốc từ châu phi. Có khoảng 80 loài cá rô phi đã được phân
loại thuộc 3 giống chính: giống Tilapia đẻ trứng dính và có vùng phân bố rất
rộng, giống Sarotherodon là tổ đẻ trứng và cá bố hoặc cá mẹ ấp trứng trong
miệng (Trewavas,1983) [17].
Trong tự nhiên, cá rô phi sống trong các sông hồ,cửa sông, đầm hồ nước

ngọt, lợ, mặn và đôi khi ở cả những vùng đất phèn (Philipart và Ruwet,1982)
[16]. Trong 3 giống cá rô phi nói trên có khoảng 8-9 loài cá giá trị kinh tế
trong nuôi trồng và sản xuất thủy sản, trong đó cá rô phi vằn O.niloticus, cá rô
phi xanh O.aureus và cá rô phi hồng Oreochromis được coi là đối tượng nuôi
đạt hiệu quả cao.
Ngày nay, do nhiều mục đích sử dụng mà cá rô phi được ưa chuộng và
được nuôi với số lượng lớn. đặc biệt cá rô phi có nhiều đặc tính vượt trội so
với một số loài cá nước ngọt khác nhau như khả năng lớn nhanh, ngưỡng chịu
đựng rộng đối với các yếu tố môi trường (nhiệt độ, độ mặn, nồng độ oxy hòa
tan,…), sức đề kháng với bệnh tốt, thời gian thành thục sớm và sinh sản tốt
nên trở thành đối tượng nuôi của nhiều nước trên thế giới.
Hệ thống phân loại cá rô phi:
Giới (Regnum): Animalia
Ngành (phylum): Chordata
Lớp (class): Actinopterygii
Bộ (ordo): Perciformes
Họ (familia): Cichlidae
Chi (genus): Oreochromis
Loài (species): O.niloticus


4



Hình 2.1. Cá rô phi

2.1.2. Căn cứ một số đặc điểm sinh học của cá rô phi dòng NOVIT4
- Đặc điểm hình thái : Cá rô phi vằn Oreochromis niloticus có đặc điểm
toàn thân phủ vảy, ở phần lưng có màu xám nhạt, phần bụng có màu xanh

nhạt. Vây đuôi có sọc đen đậm song song từ phía trên xuống phía dưới và
phân bố khắp vây đuôi. Vây lưng có những sọc trắng chạy song song trên nền
xám đen. Viền vây lưng và vây đuôi có viền hồng nhạt (Nguyễn Thị An,
1999) [1].
- Ngưỡng chịu nhiệt: Nguồn gốc của rô phi đã nói lên một phần ngưỡng
nhiệt độ của chúng. Tuy nhiên trong nhiều công trình nghiên cứu cho thấy rô
phi O. niloticus có thể sống trong khoảng nhiệt độ từ 8 - 42
0
C.
Nghĩa là giới hạn thấp là 8
0
C và giới hạn cao là 42
0
C. Nhiệt độ tối ưu
cho sự sinh trưởng và phát triển của rô phi là 28 - 30
0
C.
Khi nhiệt độ xuống thấp hơn 20
0
C kéo dài thì cá giảm ăn, ức chế sự
tăng trưởng và tăng rủi ro về bệnh. Khi nhiệt độ xuống thấp dưới 14
0
C kéo
dài làm rô phi đực mất khả năng tiết sẹ (Lê Quang Long, 1961) [5].


5
Tuy nhiên, khả năng thích ứng nhiệt của Rô phi phụ thuộc vào rất nhiều
yếu tố: kích cỡ cá và độ mặn của thủy vực. Với vùng nước lợ 8 - 12‰ chúng
có thể tồn tại được ở nhiệt độ 5-6

0
C.
Cá bột, cá hương chịu lạnh kém hơn cá trưởng thành và ở môi trường
nước lợ cá chịu được mức nhiệt độ thấp tốt hơn trong môi trường nước ngọt
do ở môi trường nước lợ khống chế sự phát triển và gây bệnh của nấm lên cá
rô phi (Lê Quang Long,1961) [5].
- Ngưỡng pH: Cá rô phi O. niloticus có ngưỡng pH dao động từ 3,5 -
12,0. Tuy nhiên, pH thích hợp cho sự phát triển và sinh sản đối với chúng từ
6,5 - 8,5, tuy vậy cá có thể chịu đựng môi trường nước có pH giảm xuống 4 và
lên cao tới 11. Theo philipart và Ruwet (1982) [16] cá Rô phi chết ở pH là 3,5
hay lớn hơn 12 sau 2 đến 3 giờ.
- Ngưỡng Ôxy: Cá rô phi O. niloticus có khả năng chịu đựng được độ hòa
tan của ôxy trong thủy vực xuống tới 1mg/lít. Nhưng ở nồng độ 1mg/lít cá rô phi
lớn rất chậm, cá rô phi vẫn có thể sống được nhưng không thể kéo dài khi hàm
lượng oxy hòa tan dưới 0,7 mg/l (Blarin và Heller,1982) [11].
- Ngưỡng độ mặn: Cá rô phi O. niloticus có thể chịu đựng được độ mặn
khoảng 20‰. Tuy nhiên với độ mặn cao sẽ ảnh hướng tới tốc độ tăng trọng của
chúng. Các thủy vực 10-12‰ vẫn thích hợp cho sự phát triển của loại cá này.
- Đặc điểm sinh trưởng: Tốc độ tăng trưởng của O. niloticus phụ thuộc
vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Tốc độ sinh trưởng còn phụ thuộc vào nhiều
yếu tố như nhiệt độ, môi trường ao nuôi, chế độ dinh dưỡng và phương pháp
chăm sóc quản lý (Đỗ Đoàn Hiệp, 2008) [4].
Tuy nhiên tốc độ tăng trọng trung bình khoảng 80 - 100gam/cá
thể/tháng, nuôi với mật độ 3-4 con/m
2
có bón phân và bổ sung các thức ăn tinh
trong khoảng thời gian 5-6 tháng có thể đạt kích cỡ trung bình 480-
500gam/cá thể. (Lê Ngọc Khánh, 2008) [6], cho rằng tố độ tăng trưởng của



6
con lai ♀ O. aureus × ♂ O. niloticus dòng Irsael > ♂ O. aurecus Trung Quốc ×
♀ O. niloticus Đài Loan > ♂ O. aurecus NOVIT 4 × ♀ O. niloticus NOVIT 4.
- Phổ thức ăn: Cá rô phi là loài cá ăn tạp có phổ thức ăn rộng. Thức ăn
của chúng gồm: Động thực vật phù du, giun, côn trùng trong nước, ấu trùng
của các loài chân đốt, ấu trùng muỗi, ấu trùng chuồn chuồn mùn bã hữu cơ.
Ngoài ra cá rô phi còn ăn cả thực vật bậc cao như bèo tấm, bèo hoa dâu hoặc
thức ăn tổng hợp.
Phổ thức ăn của cá rô phi thay đổi theo giai đoạn phát triển của cá thể.
- Đặc điểm sinh sản: Cá rô phi O. niloticus có sự phân biệt đực cái khá
rõ rệt về hình thái ngoài khi chúng đạt tuổi phát dục và tham gia sinh sản.
Cá đực thường có mầu sắc sặc sỡ hơn cá cái. Đây chính là hiện tượng
khoe mã thường thấy ở nhiều loài động vật khác nhau.
Cá đực thường có vây đuôi, vây ngực và vùng hầu có màu đỏ tươi,
thậm chí toàn thân cá cũng có màu đỏ. Con cái không có các đặc điểm trên.
Những đặc điểm ngoại hình cần quan tâm hơn cả là phần phụ sinh dục.
Con đực phần phụ sinh dục hình chóp nhọn với 2 lỗ (lỗ hậu môn và lỗ niệu
sinh dục); con cái phần phụ sinh dục có dạng chóp bầu hơn con đực với 3 lỗ
(lỗ hậu môn, lỗ sinh dục và lỗ niệu tách biệt nhau).
Phân biệt cá đực, cá cái qua các đặc điểm hình thái bên ngoài
Đặc điểm
Cá đực
Cá cái
Đầu
To và nhô cao
Nhỏ, hàm dưới trề do
ngậm trứng và con
Màu sắc
Vây đuôi và vây lưng có
màu sắc sặc sỡ

Màu nhạt hơn
Lỗ sinh dục
Gồm 2 lỗ: Niệu sinh dục
và lỗ hậu môn
Gồm 3 lỗ: Lỗ niệu, lỗ
sinh dục và lỗ hậu môn
Hình dạng huyệt
Đầu thoát lỗ niệu sinh
dục dạng lồi, hình nón
và nhọn
Dạng tròn hơi lồi và
không nhọn như cá đực


7
Cá rô phi O. niloticus có khả năng đẻ ở nhiệt độ 20
0
C trở lên. Do vậy
với điều kiện khí hậu ở miền Bắc Việt Nam cá rô phi O. niloticus có thể sinh
sản từ cuối tháng 3 cho đến tháng 11 dương lịch. Ở miền Nam Việt Nam cá có
khả năng đẻ quanh năm. Chu kỳ sinh sản trong tự nhiên của cá rô phi khoảng
40-45 ngày/lứa (Nguyễn Tường Anh, 2005) [2].
Một đặc điểm sinh sản rất đặc biệt của O. niloticus là con cái ấp trứng
trong miệng cho tới khi cá con có khả năng tự kiếm ăn và trốn tránh được kẻ
thù. Do vậy trong suốt quá trình ấp trứng cá cái phải nhịn ăn. Với đặc điểm
này mỗi lần đẻ cá cái đẻ giao động 2.000 - 3.000 trứng/cá thể (phụ thuộc vào
kích cỡ cá thể). Quá trình ấp trứng trong miệng, cá mẹ không cung cấp chất
dinh dưỡng cho trứng mà chỉ có nhiệm vụ đảo đều trứng (cung cấp ôxy cho
trứng song song với trao đổi khí của chính cơ thể cá mẹ và bảo vệ trứng cũng
như con non).

2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Cá Rô phi đã được nuôi ở trên 100 nước trên thế giới. Chúng là một
trong những đối tượng thủy sản được phổ biến như vậy bởi: Tốc độ sinh
trưởng nhanh, thích ứng với nhiều điều kiện nuôi khác nhau cũng như những
điều kiện môi trường khắc nghiệt. Thịt thơm ngon và là một trong những đối
tượng xuất khẩu có giá trị cao. Với những lý do trên đây ngày càng nhiều
nước phát triển nuôi đối tượng này.
Một trong những nước nuôi cá rô phi có sản lượng lớn đó là Trung
Quốc. Năm 1978, sản lượng là 8.000 tấn, đến năm 1995 đã lên tới 32.000 tấn,
chiếm 45% tổng sản lượng cá Rô phi của châu Á. Trung Quốc xuất khẩu cá
Rô phi từ 90.000 tấn năm 2004 lên đến 210.000 tấn năm 2007. Tổng giá trị
khoảng 500 triệu USD năm 2007 so với 160 triệu USD năm 2004 (FAO
Globefish, 2008) [13]. Tiếp đến Philippin năm 1980 là 10.014 tấn, năm 1990


8
lên 47.000 tấn và đến năm 1998 đã đạt 50.000 tấn. Thái Lan năm 1981 sản
lượng rô phi mới chỉ có 5.000 tấn, năm 1982 là 7.104 tấn và đến năm 1993 đã
lên tới 54.000 tấn.
Tổng sản lượng cá rô phi trên thế giới tính đến năm 1996 đạt khoảng 1 triệu
tấn. Có được sản lượng đó phải kể đến sự đóng góp đáng kể của một số nước châu
Á như: Trung Quốc, Đài Loan, Indonexia, Philippin, Thái Lan, Israel.
Mỹ là quốc gia nhập khẩu cá rô phi nhiều nhất thế giới. Sản lượng cá rô
phi tươi và đông lạnh nhập khẩu tăng 7.5 lần từ năm 1995 đến năm 2004. Sản
lượng cá rô phi tươi nhập khẩu từ Ecuado chiếm 52% tổng sản lượng (Phạm
Anh Tuấn, 2006) [8].
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Cá rô phi đen Oreochromis mossambicus được di nhập vào miền Nam
Việt Nam từ năm 1951. Đây là loài cá ăn tạp thịt thơm ngon, nuôi ở ao hồ

nước ngọt và nước lợ. Nhưng do thành thục sớm sinh sản hầu gần như quanh
năm, kém chịu lạnh nên cá nên cá thường chậm lớn, cỡ cá nhỏ và hiệu quả
kinh tế thấp. Đến năm 1973, cá rô phi vằn Oreochromis niloticus cũng đã
được nhập vào miền Nam nước ta và sau đó được chuyển ra miền bắc (Trần
Mai Thiên và Trần Văn Vỹ, 1994) [7]. Thời gian đầu cá lớn nhanh, đạt kích cỡ
thương phẩm cao, được nhiều người ưa thích.
Ở miền Bắc nước ta do có mùa đông lạnh kéo dài nên khả năng sản xuất
cá giống rô phi rất khó khăn. Để có cá giống sớm thường phải vận chuyển từ
miền Nam hay từ vùng có nước ấm đến các vùng nuôi nên làm cho giá cá rô
phi giống lên rất cao làm hạn chế sức nuôi của người dân. Năm 1975, cá rô phi
được đưa ra miền Bắc.
Cuối những năm 70 và nửa đầu của thập kỷ 80 của thế kỷ XX, sản
lượng cá Rô phi đã chiếm tới 40 - 45% tổng sản lượng cá nuôi. Nhưng đến
nửa sau của thập kỷ 80 và những năm đầu của thập kỷ 90 cá Rô phi đã trở


9
thành cá tạp khó diệt và là nỗi lo cho tất cả những ai đã tham gia nuôi thủy
sản. Nguyên nhân chính dẫn cá rô phi đến thảm họa trên do sự tạp giao giữa
cá rô phi vằn và cá rô phi đen. Quá trình tạp giao này dẫn đến hiện tượng thái
hóa giống trầm trọng. Nhịp độ đẻ tăng nhanh, tốc độ sinh trưởng chậm. Hai
đặc điểm này khiến cho ngư dân rất sợ nuôi cá rô phi.
Trước thực tế này, năm 1994, 1995, 1996 Viện Nghiên cứu nuôi trồng
thủy sản I liên tiếp nhập lại một số dòng rô phi vằn. Song song với việc nhập
lại một số dòng rô phi vằn, Viện I đã tiếp thu công nghệ sản xuất con giống Rô
phi đơn tính. Từ đó đến nay Viện I đã thử nghiệm nuôi cá rô phi với nhiều mô
hình khác nhau.
Chọn giống cá rô phi được thực hiện bởi dự án nâng cao năng lực
nghiên cứu, khuyến ngư và đào tạo cho Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1
(NORAD) đã tiến hành được các thế hệ chọn giống. năm 2014, hợp phần 1dự

án NORAD đã đổi tên cá rô phi dòng GIFT chọn giống thành cá rô phi dòng
NOVIT4 (Norwegian – Vietnamese Tilapia, 2004).
Sản lượng cá rô phi của Việt Nam đạt khoảng 20-30 nghìn tấn năm
2014 chiếm khoảng 3% tổng sản lượng thủy sản của nước ta (967.520 tấn) (Bộ
thủy sản, 2006). Nhưng trên thực tế tỷ lệ này lớn hơn rất nhiều do sản phẩm cá
Rô phi của nước ta chủ yếu phục vụ tại chỗ đáp ứng nhu cầu nội địa.
Hình thức và phương thức nuôi cá rô phi ở nước ta rất đa dạng như nuôi
đơn, nuôi ghép, nuôi nước thải, nuôi công nghiệp, nuôi kết hợp với vịt, lúa,
nuôi các loại thủy vực khác nhau trên cả nước.
Theo thống kê năm 2006, diện tích nuôi cá rô phi của cả nước vào
khoảng 29.771 ha. Tổng sản lượng cá rô phi nuôi 54.487 tấn chiếm 9.08%
tổng sản lượng cá nuôi (Phạm Anh Tuấn, 2007) [9].
Theo thống kê năm 2004, trong số 64 tỉnh thành trong cả nước chỉ có
khoảng 6 tỉnh xuất khẩu cá rô phi với từ 5 – 6% sản lượng rô phi nuôi. sản


10
phẩm cá rô phi xuất khẩu năm 2006 đạt 869 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 1.9
triệu USD (Phạm Anh Tuấn, 2007) [8].
Hiện nay trên thế giới nhu cầu tiêu thụ cá rô phi ngày cành lớn, ước tính
tổng khối lượng cá rô phi nhập khẩu vào Mỹ tháng 11/2006 tăng 9,1% so với
tháng trước và tăng 17% so với cùng kỳ năm 2005. Theo dự đoán trong những
năm tới, cá rô phi có thể vượt qua cá da trơn trở thành sản phẩm phổ biến thứ
6 của Mỹ.
Từ năm 2002, Bộ thủy sản đã phát động phong trào nuôi cá Rô phi xuất
khẩu và đạt đến năm 2015 khoảng 300.000 – 350.000 tấn. Trong đó xuất khẩu
đạt 30% tổng sản lượng, kim ngạch xuất khẩu đạt 100 triệu USD, giá trị hàng
hóa tiêu dùng trong nước đạt 5.000 tỷ đồng (Phạm Anh Tuấn, 2007) [9].







11
Phần 3
ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Cá rô phi Oreochromis niloticus dòng NOVIT 4.
- Phạm vi nghiên cứu: Cá bột lên tới cá giống.
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành
- Địa điểm tiến hành:
Trung tâm đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ nuôi trồng
thủy sản vùng Đông Bắc trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
- Thời gian tiến hành: Từ ngày 5/1/2015 đến ngày 24/5/2015.
3.3. Nội dung nghiên cứu
3.3.1. Hoàn thiện quy trình sản xuất cá rô phi bột.
3.3.2. Ứng dụng quy trình xử lý giới tính bằng hormone 17α Methyltestosterone,
giai đoạn từ cá bột tới 21 ngày tuổi.
3.3.3. Ương nuôi từ cá rô phi giai đoạn 21 ngày tuổi lên thành cá hương, cá giống.
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi
3.4.1. Quy trình sản xuất cá rô phi bột
 Bố trí thí nghiệm:
- Thí nghiệm được tiến hành trong ao có diện tích 1600 m
2
ao được
ngăn đôi thành 2 ô bằng lưới cao 1,5 m với cỡ mắt lưới 1cm.
- Thả cá bố mẹ cho sinh sản trực tiếp tại ao trong ô có ngăn lưới với
diện tích 800 m

2
có mực nước sâu từ 0,8 – 1,0 m.
- Còn ô bên kia dùng để thu cá bột.
- Cá bột được chuyển sang một ao riêng để xử lý giới tính bằng cách
trộn hormone 17 Methyltestosterone vào thức ăn cho cá ăn trong 21 ngày.


12

Hình 3.1: Ngăn đôi chuẩn bị ghép cá bố mẹ sinh sản.

3.4.1.1. Nuôi vỗ cá bố mẹ
- Diện tích ao nuôi vỗ cá bố mẹ 1600 m
2
, mực nước sâu 1,2 – 1,5m.
- Nguồn nước đưa vào ao cần sạch sẽ, có chắn lọc bằng lưới, hàm
lượng pH từ 6 – 8.


13
- Tẩy trùng bón lót: Tháo cạn nước trong ao, tu bổ lại bờ ao tránh rò rỉ
nước, tẩy ao bằng vôi bột với lượng từ 7 – 10kg/100m
2
, vôi được rải đều ở đáy
ao và thành ao.
- Tuyển chọn cá bố mẹ dòng NOVIT4:
+ Chọn cá đực phần phụ sinh dục là hình chóp nhọn, có lỗ niệu sinh dục
và lỗ hậu môn.
+ Chọn cá cái những con có phần phụ sinh dục là hình bầu dẹt, có ba lỗ:
Lỗ niệu, lỗ sinh dục và lỗ hậu môn.

+ Cá đảm bảo chất lượng khỏe mạnh không xây sát, không bệnh tật,
mình dầy thân cao, cỡ cá bố mẹ tương đối đồng đều. Trọng lượng từ 350 –
450 gram/con.
- Tỷ lệ: 1 đực : 2 cái.
3.4.1.2. Thức ăn nuôi vỗ và chăm sóc cá bố mẹ sinh sản
- Thức ăn cho nuôi vỗ cá bố mẹ: được cho ăn bằng thức ăn công nghiệp
2 lần /ngày. Lượng thức hàng ngày chiếm 2 -3 % trọng lượng quần đàn cá.
Dùng cám Cargill có tỷ lệ protein lớn hơn 27 %.
- Chăm sóc cá sinh sản:
Thường xuyên quan sát mức nước trong ao để điều chỉnh cho phù hợp,
vào những đầu buổi sáng nếu thấy hiện tượng cá nổi đầu thì cần bổ sung cấp
thêm nước vào ao.
- Thời vụ tại tỉnh Thái Nguyên cá rô phi bắt đầu đẻ từ tháng 3 đến
tháng 11.
- Chọn cá bố mẹ khoẻ mạnh, không xây sát, nhìn bề ngoài con cái có
bụng đã rõ, lỗ sinh dục có màu hồng và mọng, lỗ hậu môn hơi hồng
- Tỷ lệ ghép cá đực cá cái để sinh sản trong ao với tỷ lệ đực cái là: 1,5/2.
- Ao cho cá bố mẹ sinh sản và thu cá bột trực tiếp trong ao.
+ Diện tích từ 500 – 800 m
2
.


14
+ Mật độ cá bố mẹ nuôi trong ao khoảng 2 – 4 con/m
2
.
- Tập tính sinh sản: cá đực và cá cái cùng tham gia đào tổ để đẻ trứng.
Tổ đẻ lớn hơn chiều dài thân cá một chút, cá đào ổ nơi đất trơ nền đáy cứng,
hố hình lòng chảo.

Khi đào tổ xong cá cái đẻ trứng vào tổ đồng thời cá đực tưới tinh dịch,
sau đó cá cái hút trứng vào miệng để ấp, nhiệt độ từ 24 – 26
0
C sau 4
ngày sau thì trướng nở.
- Cá sau khi nở, lượng noãn hoàng lớn, cá rất yếu, nên cá mẹ tiếp tục ấp
trong miệng thêm vài ngày. Trong suốt quá trình ấp trứng, cá cái nhịn ăn.
3.4.1.3. Thu cá bột
- Cá bột bơi thành đàn sang ô đối diện với ô cá bố mẹ.
- Khi cá mới nở trong giai đoạn này cá chỉ bơi ở xung quanh bờ và tầng
nước trên, nên việc thu cá bột rất thuận lợi.
- Thu vào thời điểm sáng sớm hoặc chiều mát.
- Đa số cá bột được thu vào buổi chiều vì ở Miền bắc trong tháng 3 vẫn
còn hiện tượng thời tiết rét nên ít khi thu vào buổi sáng.
- Dùng lưới mịn kéo cá bột có mắt lưới cỡ 0,001m kéo cá bột vào một
góc để thu lại và chuyển sang ao đã chuẩn bị trước để xử lý giới tính.
3.4.2. Ứng dụng quy trình xử lý giới tính bằng hormone17α Methytestosterone
giai đoạn từ cá bột tới 21 ngày tuổi
3.4.2.1. Ao xử lý cá
- Ao sử dụng để xử lý cá bột được chuẩn bị theo tiêu chuẩn ngành 27
TCN.64 – 79. Nước ấp cho ao xử lý cá bột là nước không bị ô nhiễm. Không
gây mầu nước ao trước và trong khi xử lý cá bột.
3.4.2.2. Chế biến thức ăn
- Thức ăn gồm bột cá nhạt, hormone 17 Methyltestosterone và vitamin
C được phối trộn như sau:


15
10 gam vitamin C được trộn đều với 1000 gam bột cá nhạt mịn.
- Bố trí công thức: 60mg 17 Methyltestosterone/0,5 lít Etanol 96

0
/1kg
thức ăn. Phối trộn thật đều, phơi cho tới khi bay hết cồn rồi đóng vào bao bì.
Lúc phơi tránh ánh nắng trực tiếp.
3.4.2.3. Mật độ cá bột, thời gian xử lý
Để xác định số lượng cá bột sử dụng cân điện tử để cân rồi đếm mẫu,
phương pháp tiến hành: Cho một ít nước vào cốc cân bì trước, vớt cá bột khi
vừa cạn nước trong vợt thì cho vào cốc và tiến hành đếm mẫu, thao tác làm
phải tỉ mỉ, nhanh nhưng phải chính xác tuyệt đối lúc cân đong, đếm mẫu. Cá
bột còn nhỏ nên rất yếu cần thao tác nhanh nếu để lâu cá sẽ bị sốc và chết.
Mật độ cá bột 10 – 15 con/lít.
Thời gian xử lý: Từ cá bột tiêu hết noãn hoàng đến 21 ngày tuổi.
3.4.2.4. Chăm sóc và quản lý cá trong 21 ngày
- Lượng thức ăn hàng ngày:
5 ngày đầu lượng thức ăn bằng 25% trọng lượng quần đàn.
5 ngày tiếp theo lượng thức ăn bằng 20% trọng lượng quần đàn.
5 ngày kế tiếp lượng thức ăn bằng 15% trọng lượng quần đàn.
6 ngày cuối cùng lượng thức ăn 10% trọng lượng quần đàn.
- Cá được cho ăn 6 lần / ngày. Vào thời điểm 7 giờ, 9 giờ, 11 giờ, 13
giờ, 15 giờ và 17 giờ.
- Xử lý cá bột trong ao nên kỹ thuật cho ăn cũng rất quan trọng, dùng
sào dài khoảng 3m đầu có gắn gáo cho thức ăn vào đó rồi rải thức ăn đều xung
quanh bốn bờ ao làm sao cho đàn cá sử dụng được hết thức ăn tránh trường
hợp chỉ cho ăn ở một chỗ.
- Thức ăn xử lý cá bột là bột cám mịn rất nhẹ nên phải cho vào gáo
đựng thức ăn rồi mới đưa xuống ao, tại các thời điểm trong ngày có gió nếu
thả thức ăn trực tiếp từ trên bờ xuống sẽ làm bay hết thức ăn.


16

- Để xác định lượng thức ăn cần thiết cho cá bột đang được xử lý cứ vào
ngày thứ 5 của chu kỳ cho ăn phải cân mẫu tối thiểu của 200 cá thể.
Ta có công thức tính lượng thức ăn như sau:
A =(P x k) x q /200
Trong đó: A là khối lượng thức ăn của lần sau.
P là khối lượng của mẫu.
K là số lượng cá thả ban đầu.
Q là tỷ lệ % thức ăn theo quy trình.
3.4.3. Ương nuôi từ cá rô phi giai đoạn 21 ngày tuổi lên thành cá hương, cá
giống
 Chuẩn bị ao ƣơng:
Diện tích ao ương 500- 1.000 m
2
. Mức nước ổn định 1- 1,5m.
Ao phải được tát cạn, vét bùn, san lấp các hang hốc trên bờ để hạn chế
địch hại. Tẩy dọn đáy ao bằng vôi bột với lượng 7- 10 kg/100m
2
. Sau khi tẩy
vôi, phơi đáy ao từ 3- 5 ngày.
Lấy nước phải lọc qua lưới lọc. Nguồn nước lấy vào ao không bị ô
nhiễm, pH từ 6,5- 8,5; hàm lượng ôxy hoà tan trong nước trên 3 mg/l.
Ao ương cá Rô phi 21 ngày tuổi lên cá hương được chuẩn bị theo tiêu
chuẩn ngành 28 TCN-64-79. Khi lấy nước nhất thiết phải có mành chắn để lọc
nước không cho địch hại theo nước vào ao. Nguồn nước chủ động.
 Gây màu nước cho ao, cấp nước mới làm tăng hàm lượng oxy, tăng
thể tích nước trong ao, kích thích cá sinh trưởng và phát triển tốt.
 Thả cá 21 ngày tuổi:
Thời gian cá bột được nuôi đủ 21 ngày bằng thức ăn có trộn hormone,
sau đó dùng lưới mịn kéo cá chuyển sang ao riêng để ương lên thành cá hương
tới cá giống bằng thức ăn cám tổng hợp bình thường không có hormone 17

Methyltestosterone.


17
Cá được thả xuống ao vào sáng sớm hoặc chiều mát. Không thả cá lúc
nắng gắt hoặc sắp mưa hay đang mưa to.
Mật độ cá thả từ 100 – 150 con/m
2
.
 Chăm sóc và quản lý:
 Cho ăn bằng cám Cargill công nghiệp dạng viên cỡ nhỏ. Lượng thức
ăn từ 7- 10% trọng lượng thân cá trong ao /ngày, cho ăn ngày 2 lần, vào buổi
sáng và chiều. Hàm lượng đạm trong thức ăn từ 27 – 35%.
 Cần bón vôi tôi hòa thật loãng với nước té đều xuống ao để:
+ Cung cấp thức ăn cho cá
+ Phòng bệnh cho cá
+ Làm ổn định pH trong ao.
 Hàng ngày kiểm tra ao vào buổi sáng, chú ý một số hiện tượng:
Vào buổi sáng sớm cá thường bị nổi đầu, khi có tiếng động cá vẫn
không lặn; nếu thấy nước ao quá đặc cần phải thêm nước mới ngay.
Ban đêm dùng đèn pin soi xung quanh ao, phát hiện và diệt các địch hại
để không làm giảm tỷ lệ hao hụt.
 Khi thấy nước cạn dưới mức qui định cần kiểm tra lại bờ, cống thoát
nước và kịp thời xử lý ngay; sau đó cấp nước vào ao cho đủ mức qui định.
 Thường xuyên dọn cỏ, tu bổ bờ ao cho chắc chắn.
 Quan sát màu nước ao, khi thấy nước ao có màu xanh nõn chuối là
tốt, nếu nước quá xanh, tảo nhiều thì không bón phân vô cơ nữa. Hàng ngày
kiểm tra hoạt động của cá, đặc biệt khi cho cá ăn để biết tình trạng sức khoẻ
của cá;
 Định kỳ 1 tuần thu 30- 50 con cá theo dõi sinh trưởng để điều chỉnh

lượng thức ăn.
 Kiểm tra thấy cá đạt kích thước cá giống thì cần điều chỉnh lượng
thức ăn mới:

×