Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Sự thích ứng của giảng viên đối với hoạt động sinh viên đánh giá giảng viên tại đại học thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (446.27 KB, 13 trang )

Sự thích ứng của giảng viên đối với hoạt động
sinh viên đánh giá giảng viên tại đại học Thái
Nguyên

Nguyễn Thị Thu Hương


Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục
Luận văn ThS Chuyên ngành: Đo lường và đánh giá trong giáo dục
Mã số: Chuyên ngành đào tạo thí điểm
Người hướng dẫn: PGS. TS. Nguyễn Quý Thanh
Năm bảo vệ: 2011


Abstract. Trình bày cơ sở lý luận về sự thích ứng của giảng viên với hoạt động sinh
viên đánh giá giảng viên. Khái quát về Đại học Thái Nguyên, giới thiệu về mô hình tổ
chức, đội ngũ cán bộ, giảng viên và hoạt động đánh giá giảng viên tại Đại học Thái
Nguyên. Phân tích làm rõ thực trạng mức độ thích ứng của giảng viên và các nhân tố
ảnh hưởng đến sự thích ứng đó. Đề xuất một số giải pháp giúp hoạt động đánh giá
giảng viên được tổ chức có hiệu quả hơn.
Keywords. Chất lượng giảng dạy; Giáo dục đại học; Giảng viên; Trường Đại học Thái
Nguyên.


12

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giảng viên (GV) là nhân tố quyết định trực tiếp tới chất lượng giáo
dục đào tạo và sinh viên (SV) là người hưởng lợi chính trong quá trình
đào tạo do vậy trong quá trình lấy ý kiến của khách hàng – sinh viên là


đối tượng được đặc biệt quan tâm. Đánh giá hoạt động giảng dạy của
giảng viên qua kênh sinh viên đã được áp dụng tại nhiều trường đại học
trên thế giới, tại Việt Nam, hình thức này chưa thành thông lệ nhưng cũng
đang được Bộ Giáo dục và Đào tạo và các trường quan tâm thể hiện qua:
- Các phát biểu của Bộ trưởng về việc đánh giá giảng viên, coi đó
là kênh thông tin quan trọng để nâng cao chất lượng đào tạo;
- Chỉ đạo của Bộ yêu cầu đánh giá giảng viên toàn bộ các trường
trong năm 2007 - 2008;
- Hoạt động sinh viên đánh giá giảng viên đã được tiến hành tại
nhiều cơ sở giáo dục đào tạo
Trên lý thuyết, thông qua hoạt động này, nhà trường cũng như các
cán bộ giảng viên có cơ hội nhìn lại mình, nhận thức được điểm mạnh,
điểm yếu để tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu của
khách hàng, các bên liên quan và xã hội.
Tuy nhiên, trong quá trình đánh giá giảng viên qua sinh viên, một
vấn đề đặt ra là đánh giá của sinh viên có tác động như thế nào, giảng
viên có thích ứng gì đối với hoạt động này, những yếu tố nào ảnh hưởng
đến sự thích ứng của giảng viên? Xuất phát từ những cơ sở lý luận và
thực tiễn trên, tôi lựa chọn đề tài: “Sự thích ứng của giảng viên đối với
hoạt động sinh viên đánh giá giảng viên tại Đại học Thái Nguyên”.
13

2. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ thực trạng mức độ thích ứng của giảng viên, một số yếu tố
ảnh hưởng đến sự thích ứng, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp giúp
hoạt động đánh giá giảng viên được tổ chức có hiệu quả hơn.
3. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Đề tài này tập trung nghiên cứu sự thích ứng của giảng viên thuộc
các chuyên ngành Khoa học xã hội – Nhân văn, Khoa học tự nhiên –
Toán, Kỹ thuật và Y Dược thuộc Đại học Thái Nguyên.

4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
4.1. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi 1: Giảng viên thích ứng với hoạt động SVĐGGV ở mức độ
nào?
Câu hỏi 2: Những yếu tố nào có ảnh hưởng đến mức độ thích ứng
của giảng viên?
4.2. Giả thuyết nghiên cứu
H1: Giảng viên ĐHTN thích ứng khá cao đối với hoạt động
SVĐGGV.
H2: Giả thuyết có hai nhóm yếu tố có ảnh hưởng đến mức độ thích
ứng của giảng viên:
- Yếu tố tâm lý xã hội
+ Chuyên ngành giảng dạy
+ Trình độ chuyên môn
+ Thâm niên
+ Kinh nghiệm tham gia học tập ở nước ngoài
14

- Yếu tố nhân khẩu học
+ Tuổi
+ Giới tính
5. Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu: Giảng viên đại học
Đối tượng nghiên cứu: Sự thích ứng của giảng viên đối với hoạt
động đánh giá giảng viên.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra xã hội học qua bảng hỏi
- Phương pháp phỏng vấn sâu
- Phương pháp nghiên cứu trường hợp
- Phương pháp thống kê toán học: Xử lý các kết quả nghiên cứu

bằng phần mềm thống kê xã hội SPSS, Excel.
Các nhận định trong bảng hỏi được đánh giá theo thang đo chạy từ
0 đến 4 (0 - Hoàn toàn không đồng ý, 1 - Thiên về không đồng ý, 2 - Còn
phân vân, 3 - Đồng ý một phần, 4 - Hoàn toàn đồng ý).
7. Mẫu và phương pháp chọn mẫu
Chúng tôi tiến hành điều tra đối với giảng viên thuộc các ngành
Khoa học xã hội – Nhân văn, Khoa học Tự nhiên – Toán, Kỹ thuật, Y
Dược thuộc các trường ĐH Khoa học, ĐH Sư phạm, ĐH Kỹ thuật Công
nghiệp, ĐH Y Dược vì đây là những khối ngành được giảng dạy chính
của ĐH. Các giảng viên thuộc các chuyên ngành này đã được sinh viên
đánh giá ít nhất là 1 lần, nhiều nhất là 3 lần.
15

Phương pháp chọn mẫu đối tượng khảo sát bằng bảng hỏi: Mỗi
chuyên ngành chọn ngẫu nhiên 70 giảng viên trong đó có 35 giảng viên
nam và 35 nữ. Số giảng viên thuộc các trình độ khác nhau theo Bảng cơ
cấu mẫu nghiên cứu được lựa chọn ngẫu nhiên. Riêng với giảng viên có
trình độ tiến sĩ, học hàm giáo sư hoặc phó giáo sư do số lượng có hạn nên
đối với mỗi chuyên ngành chủ đề tài đề nghị lấy được càng nhiều phiếu
càng tốt.
Phương pháp chọn mẫu đối tượng phỏng vấn sâu: Tại mỗi đơn vị
chọn ngẫu nhiên 5 GV đại diện cho các mức độ thích ứng từ rất thấp đến
cao. Như vậy sẽ có 20 GV được phỏng vấn sâu.
Cơ cấu mẫu nghiên cứu

Chuyên ngành
giảng dạy
Tổng
số
Giới tính Trình độ


Nam Nữ CN ThS
TS -
P(GS)
Khoa học Xã hội – Nhân
văn
70 35 35 29 30 11
Khoa học Tự nhiên - Toán
70 35 35 24 35 11
Kỹ thuật
70 35 35 30 29 11
Y Dược
70 35 35 28 31 11
Tổng số
280 140 140 111 125 44
8. Tiến trình nghiên cứu
Căn cứ vào nội dung, tính chất công việc và thời gian tiến hành,
chúng tôi chia tiến trình nghiên cứu đề tài thành 3 giai đoạn chủ yếu sau:
8.1. Giai đoạn nghiên cứu lý luận
Thời gian tiến hành: Từ tháng 01/2008 đến tháng 11/2008
16

Các bước tiến hành: 1) Xác định vấn đề nghiên cứu và xây dựng đề
cương nghiên cứu. 2) Sau khi đề cương nghiên cứu đã được thông qua,
chúng tôi tiến hành triển khai thực hiện các công việc như sau: Nghiên
cứu, sưu tầm, thu thập, phân tích, hệ thống hoá… các vấn đề lý luận có
liên quan đến vấn đề nghiên cứu để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.
Mục đích: tìm hiểu các nghiên cứu của những tác giả trong và
ngoài nước về vấn đề thích ứng nghề nghiệp. Trên cơ sở phân tích, tổng
hợp và đánh giá tổng quát về những công trình nghiên cứu đó, đưa ra các

nhận xét về các vấn đề còn tồn tại của nó và xác định hướng nghiên cứu
cụ thể cho đề tài.
Xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài, xác định các khái niệm công cụ
và các thuật ngữ có liên quan.
8.2. Giai đoạn nghiên cứu thực tiễn
Thời gian tiến hành: Từ tháng 12/2008. Giai đoạn này bao gồm
nhiều những công đoạn khác nhau như: Thiết kế phiếu điều tra, khảo sát
thử, điều tra chính thức, phỏng vấn sâu, trò chuyện, quan sát, phân tích và
sử lý số liệu.
• Thiết kế phiếu điều tra
Thời gian tiến hành: Tháng 12 năm 2008. Mục đích: hình thành sơ
bộ các tiêu chí để tìm hiểu mức độ thích ứng của giảng viên với hoạt
động sinh viên đánh giá giảng viên.
Xây dựng nội dung phiếu điều tra: Đây là một trong những công
việc khó khăn nhất và quan trọng nhất của luận văn. Do tính chất như vậy
nên chúng tôi tiến hành khai thác từ các nguồn sau: 1) tham khảo ý kiến
của giáo viên hướng dẫn luận văn và của các giáo viên về vấn đề "thích
ứng" và “hoạt động sinh viên đánh giá giảng viên”, 2) tìm những nội
17

dung từ các công trình nghiên cứu ở Việt Nam và nước ngoài có liên
quan đến luận văn, 3) khảo sát thăm dò tại Đại học Thái Nguyên.
Tổng hợp các vấn đề trên chúng tôi đã xây dựng mẫu phiếu điều
tra.
• Điều tra thử
Thời gian tiến hành: tháng 1/2009
Mục đích: Kiểm tra độ khó, độ tin cậy và độ giá trị của bảng hỏi,
trên cơ sở đó tiến hành chỉnh sửa các câu hỏi chưa đạt yêu cầu.
Khách thể điều tra thử: 30 giảng viên thuộc Đại học Thái Nguyên
Phương pháp: Điều tra bằng bảng hỏi

• Điều tra chính thức
Thời gian tiến hành: Tháng 5/2009
Mục đích: Tìm hiểu thực trạng mức độ thích ứng của giảng viên
với hoạt động SVĐGGV tại ĐHTN và các yếu tố các động đến mức độ
thích ứng của GV.
• Phỏng vấn sâu
Thời gian: Tháng 6/2009
Sau khi xử lý sơ bộ các kết quả thu thập được từ việc điều tra chính
thức chúng tôi tiến hành chọn lựa, tìm hiểu nghiên cứu về các trường hợp điển
hình.
Lý do sử dụng phương pháp: Do không có điều kiện và thời gian
để tiến hành những thử nghiệm hay thực nghiệm khoa học nên chúng tôi
sử dụng phương pháp nghiên cứu này.
18

Mục đích nghiên cứu: Tìm ra những cứ liệu đáng tin cậy để góp
phần chứng minh tính đúng đắn, khách quan của vấn đề nghiên cứu.
8.3. Giai đoạn xử lý số liệu và hoàn thiện luận văn
Thời gian thực hiện: từ tháng 7/2009 đến tháng 1/2010.
Giai đoạn gồm các công việc như: xử lý các số liệu thu được, viết
nháp, đánh máy, in ấn, chỉnh sửa luận văn, viết bản tóm tắt, làm
Powerpoint…
9. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
9.1. Ý nghĩa khoa học: Đề tài nghiên cứu thành công sẽ đóng góp
vào các công trình nghiên cứu về vấn đề ĐGGV một góc nhìn mới đó là
mức độ thích ứng của giảng viên đối với hoạt động SVĐGGV và những
yếu tố có ảnh hưởng đến mức độ thích ứng của GV. Mặt khác, đề tài góp
phần vào việc xây dựng hệ thống các chỉ số để đánh giá mức độ thích ứng
của giảng viên.
9.2. Ý nghĩa thực tiễn: Trên cơ sở khảo sát mức độ thích ứng của

giảng viên một số chuyên ngành tại ĐHTN, nghiên cứu đưa ra những đề
xuất gợi ý về chính sách với lãnh đạo ĐHTN nói riêng và với các cơ sở
đào tạo nói chung để nâng cao hiệu quả của hoạt động ĐGGV, nhằm mục
đích cuối cùng là không ngừng nâng cao hiệu quả, chất lượng đào tạo.
78

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1.

Bộ Giáo dục và Đào tạo, Công văn số 1276/BGD ĐT/NG ng
ày
20/02/2008 của Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo về việc “Hư
ớng dẫn tổ
chức lấy ý kiến phản hồi từ sinh viên về hoạt động giảng dạy của GV”.
2.

Vũ Thị Phương Anh (2005), Thực hiện thu thập và sử d
ụng ý kiến sinh
viên trong đánh giá chất lư
ợng giảng dạy: Kinh nghiệm từ Đại học
Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, Giáo dục đại học chất lượng v
à đánh giá.
Tr48-tr63, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
3.

Vũ Dũng (Chủ biên), (2000), Từ điển Tâm lý học, Viện Tâm lý học.
4.

Nguyễn Kim Dung & Craig Mcinnis (2002) Khả năng áp dụng hoạt


động sinh viên đánh giá giảng viên trong giáo dục đại học Việt
Nam.
Trung tâm Nghiên cứu giáo dục Đại học, Đại học Melbourne.
5.

Ngô Doãn Đãi (2005), Tác động của chuẩn hoá đánh giá giảng viên t
ới
công tác tổ chức và quản lý giảng viên, k
ỷ yếu Hội thảo quốc gia đánh
giá hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên củ
a
ĐHQG. Tr10-tr15, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
6.

Trần Thị Minh Đức (2004), Nghiên cứu sự thích ứng của sinh vi
ên năm
thứ nhất - Đại học Quốc gia Hà Nội với môi trường đại học, Đề t
ài
nghiên cứu khoa học đặc biệt cấp đại học quốc gia, Hà Nội.
7.

Nguyễn Quang Giao (2005), Bàn về phương pháp đánh giá ho
ạt động
giảng dạy của giảng viên thông qua đánh giá của sinh viên , k
ỷ yếu Hội
thảo Quốc gia đánh giá hoạt động giảng dạy và nghiên c
ứu khoa học
của giảng viên. Tr24-tr29, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
8.


Lê Văn Hảo (2005), Lấy ý kiến sinh viên v
ề hoạt động giảng dạy: một
vài kinh nghiệm thế giới và tạiTrường đại học Nha Trang,, k
ỷ yếu Hội
79

thảo Quốc gia đánh giá hoạt động giảng dạy và nghiên c
ứu khoa học
của giảng viên. Tr24-tr29, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
9.

Nguyễn Thị Hoa (2009), Nghiên c
ứu sự thích ứng nghề nghiệp của sinh
viên trường CĐ Sư phạm Sơn La, Lu
ận văn thạc sỹ quản lý giáo dục,
Đại học Quốc gia Hà Nội.
10.

Phan Quốc Lâm (2000), S
ự thích ứng với hoạt động học tập của học
sinh lớp 1, Luận án tiến sỹ - 2000.
11.

Lã Văn Mến (2005), Đánh giá phương pháp giảng dạy của giảng viên
,
Giáo dục và đại học - chất lượng và đánh giá. Tr110-tr119, NXB Đ
ại
học Quốc gia Hà Nội.
12.


Patricia.H.Miler (2003), Vũ Thị Chín (dịch), Các thuy
ết về Tâm lý học
phát tri
ển, NXB Văn hoá – Thông tin.
13.

Nguyễn Phương Nga (2005), Quá trình hình và phát tri
ển việc đánh giá
giảng viên, Giáo dục đại học, một số thành tố của chất lượng. Tr180-
tr237, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
14.

Nguyễn Phương Nga và Bùi Kiên Trung (2005),
Sinh viên đánh giá
hiệu quả giảng dạy, Giáo dục đại học chất lượng và đánh giá. Tr120-
tr139, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
15.

Nguyễn Phương Nga (2007), Sinh viên đánh giá giáo viên - th
ử nghiệm
công cụ và mô hình, Giáo dục đại học, một số thành tố của chất lư
ợng.
Tr180-tr237, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
16.

Vũ Thị Quỳnh Nga (2009), “Một số yếu tố ảnh hư
ởng đến việc đánh giá
của sinh viên đối với hoạt động giảng dạy”, luận văn thạc sỹ qu
ản lý

giáo dục, Đại học Quốc gia HN.
17.

Phạm Xuân Thanh (2000), Quality of Postgradua
te Training in
Vietnam: Definition, Criteria and Mesurement sca
les. Master Thesis.
80

University of Melbourne 2000 (Chất lượng đào tạo sau đại học ở Vi
ệt
Nam: Định nghĩa, tiêu chí và thang đo. Lu
ận văn thạc sĩ. Đại học
Melbourne. 2000).
18.

Phạm Xuân Thanh (2004), Xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng b
ên
trong các trường đào tạo giáo viên, Tạp chí giáo dục số 98, 2004.
19.

Bùi Kiên Trung (2005), Hiệu quả công tác đánh giá giảng viên. Tr103-
109, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
20.

Nguyễn Khắc Viện (1994), Từ điển xã hội học, NXB Thế giới, Hà Nội.
21.

Nguyễn Khắc Viện (2001), Từ điển Tâm lý, Trung tâm nghiên c
ứu trẻ

em, NXB Văn hoá – Thông tin.
22.

TTĐBCL đào tạo và nghiên cứu phát triển giáo dục ĐHQG Hà Nội,

Đánh giá hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên
,
Kỷ yếu Hội thảo quốc gia, 2007.
Tiếng Anh

23. Braskamp và Ory (1994) Assessing faculty work: Enhancing
individual and institutional performance. San Francisco: Jossey-
Bass.
24. Cashin, W. E. (1995). Student ratings of teaching: The research
revisited. IDEA Paper No. 32. Manhattan, KS: Kansas State
University, Center for Faculty Evaluation and Development.
25. William E. Cashin (1999), Student Ratings of Teaching, Uses and
Misuses Changing practices in evaluating teaching. Anker
Publishing Company, Inc. Bolton, Massachusetts.
26. Centra (1993) Reflective faculty evaluation: Enhancing teaching
and determining faculty effectiveness. San Francisco: Josse-Bass.
81

27. Cohen (1980), Effectiveness of student-rating feedback for
improving college instruction: A meta-analysis of findings.
Research in Higher Education.
28. Costin, F., Greenough, W. T., & Menges, R. J., (1971). Student
ratings of college teaching: Reliability, validity, and usefulness.
Review of Educational Research.
29. Feldman (1989b) The association between student ratings of

specific instructional dimensions and student achievement:
Refining and extending the synthesis of data from multisection
validity studies. Research in Higher Education, 30.
30. Marsh (1984), SEEQ (Students’ Evaluations of Educational
Quality).
31. Marsh (1987), Students’ evaluations of university teaching:
Research findings, methodological issues, and directions for future
research. International Journal of Educational Research,11.
32. Marsh, H.W. and Hocevar, D. (1991). Students’ evaluations of
teaching effectiveness: The stability of mean ratings of the same
teachers over a 13-year period. Teaching and Teacher Education 7:
303-341.
33. Michele Marincovich (1999) Using student feedback to improve
teaching,. Changing practices in evaluating teaching. Anker
Publishing Company, Inc. Bolton, Massachusetts :45 – 69.
34. Murray (1885) Classroom Teaching Behaviors Related to College
Teaching Effectiveness. In J.G. Donald and A. M. Sullivan (Eds.),
Using research to improve university teaching. San Francisco:
Jossey-Bass.
35. Murray (1997) Does Evaluation of Teaching Lead to Improvement
of Teaching? International Journal of Academic Development.
82

36. Peter Seldin (1999), Current Practices – good and bad –
Nationally, Changing Practices in Evaluating Teaching, 1-24.
37. Peter Seldin (1999), Using Self-Evaluation: What Works? What
Doesn’t, Changing Practices in Evaluating Teaching, 97-115.

×