Nguyễn Thế Quyền – N02.TL4 Bài tập học kỳ thương mại 2
MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU……………………………………………………………….. 1
NỘI DUNG
I – Một số vấn đề lý luận cơ bản có liên quan……………………………... 1
1 – Phương thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài thương
mại………………………………....................................................... 1
2 – Sự cần thiết phải có sự hỗ trợ của Tòa án đối với hoạt động Trọng tài
thương mại…………………………………………………………………... 2
II – Sự hỗ trợ của Tòa án đối với hoạt động của Trọng tài theo Luật Trọng tài
thương mại 2010:………………................................................... 3
1. Thẩm quyền của Tòa án đối với hoạt động Trọng tài thương
mại.................................................................................................................... 3
2. Phân tích những quy định về sự hỗ trợ của Tòa án đối với hoạt động của
Trọng tài theo Luật Trọng tài thương mại 2010................................... 4
2.1. Tòa án hỗ trợ thành lập Hội đồng trọng tài vụ việc………………....... 4
2.2. Tòa án có thể quyết định thay đổi Trọng tài viên……………………...
5
2.3. Tòa án xem xét thỏa thuận trọng tài, thẩm quyền giải quyết tranh chấp của
Hội đồng trọng tài……………………………………………………....
6
2.4. Tòa án hỗ trợ trong việc thu thập chứng cứ có liên quan đến vụ tranh
chấp………………………………………………………………………….
8
2.5. Tòa án quyết định triệu tập người làm chứng…………………………
8
2.6. Tòa án quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp, tạm thời………..
9
1
Nguyễn Thế Quyền – N02.TL4 Bài tập học kỳ thương mại 2
2.7. Tòa án đăng ký phán quyết trọng tài vụ việc………………………… 11
2.8. Tòa án quyết định hủy hay không hủy phán quyết trọng tài………… 12
III – Hoàn thiện các quy định của pháp luật về sự hỗ trợ của Tòa án đối với
hoạt động Trọng tài……………………………………………………. 14
KẾT LUẬN………………………………………………………. 15
2
Nguyễn Thế Quyền – N02.TL4 Bài tập học kỳ thương mại 2
LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập WTO và nền kinh tế nước ta đã
chuyển sang mô hình phát triển theo thể chế thị trường, các tranh chấp kinh tế
không những đơn thuần là tranh chấp giữa hai chủ thể giao kết hợp đồng kinh tế,
mà còn có những tranh chấp dưới các dạng khác nhau phát sinh trong quá trình
sản xuất kinh doanh. Hiện nay, việc giải quyết các tranh chấp ở Việt Nam chủ
yếu được xét xử thông qua hệ thống Toà án và Trung tâm trọng tài. Tuy nhiên,
một vấn đề nhận thấy rõ ràng là trong khi số vụ tranh chấp được giải quyết bằng
con đường Trọng tài thương mại còn rất khiêm tốn thì hệ thống Toà án đã trở
nên quá tải, dẫn đến tăng lượng vụ tồn đọng, không kịp giải quyết, do đó làm
ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Để nâng cao hiệu quả
hoạt động của trọng tài thương mại, Pháp lệnh trọng tài thương mại đã có nhiều
quy định về sự hỗ trợ của tòa án đối với hoạt động của trọng tài thương mại. Tuy
nhiên, Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003 đã có những hạn chế nhất định.
Chính vì vậy, Luật Trọng tài thương mại năm 2010 (Luật TTTM) đã ra đời để
khắc phục những mặt hạn chế của Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003
nhằm đảm bảo cơ sở pháp lý cho sự hoạt động của Toà án trong việc hỗ trợ các
Trung tâm Trọng tài thương mại. Do đó, em chọn đề tài “Phân tích những quy
định về sự hỗ trợ của Tòa án đối với hoạt động của Trọng tài theo Luật Trọng
tài thương mại 2010” để nghiên cứu làm bài tập học kỳ của mình.
NỘI DUNG
I – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN CÓ LIÊN QUAN
1 – Phương thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài thương
mại:
Theo khoản 1 Điều 3 Luật Trọng tài thương mại năm 2010, trọng tài
thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thoả thuận và được
tiến hành theo quy định của Luật này. Tại khoản 2 Điều 3 Luật này có quy định
về thỏa thuận trọng tài như sau: “Thoả thuận trọng tài là thoả thuận giữa các
bên về việc giải quyết bằng Trọng tài tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát
sinh”. Hoạt động giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại chỉ phát sinh
khi các bên có thỏa thuận trọng tài. Các bên có thể thỏa thuận giải quyết tranh
3
Nguyễn Thế Quyền – N02.TL4 Bài tập học kỳ thương mại 2
chấp bằng Trọng tài trước hoặc sau khi tranh chấp xảy ra. Nếu các bên không có
thỏa thuận về việc giải quyết vụ tranh chấp thương mại bằng Trọng tài thương
mại thì Trọng tài thương mại không có thẩm quyền giải quyết vụ việc đó. Giải
quyết tranh chấp bằng Trọng tài đề cao sự thỏa thuận của các bên trong vụ tranh
chấp. Các bên có quyền tự thỏa thuận với nhau về chọn hình thức trọng tài, chọn
trọng tài viên, chọn quy tắc tố tụng, địa điểm, thời gian giải quyết tranh chấp...
2 – Sự cần thiết phải có sự hỗ trợ của Tòa án đối với hoạt động Trọng tài
thương mại:
So với việc giải quyết tranh chấp thương mại tại Tòa án, việc giải quyết
tranh chấp thương mại theo thủ tục trọng tài có nhiều ưu điểm như: giải quyết
nhanh chóng, dứt diểm các tranh chấp thương mại; đảm bảo được sự thỏa thuận
và định đoạt của các đương sự; quyết định của trọng tài là chung thẩm, không bị
kháng nghị, kháng cáo; đảm bảo bí mật và giữ uy tín cho các nhà kinh doanh...
Là tổ chức phi chính phủ, Trọng tài Thương mại ở tất cả các nước đều không
mang trong mình quyền lực nhà nước khi giải quyết tranh chấp. Điều này tạo nên
cho Trọng tài những thuận lợi về việc chủ động trong quá trình tố tụng giải quyết
tranh chấp, tôn trọng và bảo đảm cho các bên quyền tự do định đoạt tối đa về
mọi lĩnh vực liên quan đến giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên cũng đặt ra cho
Trọng tài Thương mại những khó khăn khi không có sự đồng thuận, hợp tác
thiện chí của cả hai bên tranh chấp trong quá trình tố tụng cũng như việc thi hành
phán quyết Trọng tài. Trên thế giới mối quan hệ đặc trưng giữa Toà án và Trọng
tài là mối quan hệ hỗ trợ và giám sát. Nhờ có sự hỗ trợ và giám sát của Toà án
mà Trọng tài tuy là tổ chức tài phán phi chính phủ nhưng vẫn hoạt động được
một cách có hiệu quả. Việc thừa nhận vai trò, trách nhiệm của Toà án nhân dân
trong hỗ trợ, giám sát hoạt động tố tụng giải quyết tranh chấp của Trọng tài
Thương mại là một sự tiếp sức cho Trọng tài, thể hiện quan điểm của nhà nước
trong việc đa dạng hoá phương thức giải quyết tranh chấp và tạo điều kiện thuận
lợi tối đa cho các chủ thể kinh doanh được sự bảo hộ của nhà nước về mặt pháp
lý trong quá trình thực hiện giao dịnh thương mại. Quá trình tố tụng trọng tài
thương mại Những phân tích dưới đây sẽ đi sâu hơn về vấn đề này.
II – SỰ HỖ TRỢ CỦA TÒA ÁN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA TRỌNG
TÀI THEO LUẬT TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI 2010
1 – Thẩm quyền của Tòa án đối với hoạt động Trọng tài thương mại:
4
Nguyễn Thế Quyền – N02.TL4 Bài tập học kỳ thương mại 2
Để phân tích sự hỗ trợ của Tòa án đối với hoạt động Trọng tài thương
mại, trước hết, chúng ta cần phải tìm hiểu xem khi có một tranh chấp thương mại
được gải quyết bằng con đường trọng tài thương mại thì tòa án nào có thẩm
quyền giải quyết? Theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật TTTM 2010, nếu các
bên đã có thỏa thuận lựa chọn một Tòa án cụ thể thì Tòa án có thẩm quyền là
Tòa án được các bên lựa chọn. Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận
thì Tòa án có thẩm quyền được xác định theo khoản 2 Điều này như sau:
- Đối với việc chỉ định Trọng tài viên để thành lập Hội đồng trọng tài vụ
việc thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nơi cư trú của bị đơn nếu bị đơn là cá
nhân hoặc nơi có trụ sở của bị đơn nếu bị đơn là tổ chức. Trường hợp có nhiều bị
đơn thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nơi cư trú hoặc nơi có trụ sở của một
trong các bị đơn đó. Trường hợp bị đơn có nơi cư trú hoặc trụ sở ở nước ngoài
thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nơi cư trú hoặc nơi có trụ sở của nguyên
đơn;
- Đối với việc thay đổi Trọng tài viên của Hội đồng trọng tài vụ việc thì
Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nơi Hội đồng trọng tài giải quyết tranh chấp;
- Đối với yêu cầu giải quyết khiếu nại quyết định của Hội đồng trọng tài
về thỏa thuận trọng tài vô hiệu, thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được,
thẩm quyền của Hội đồng trọng tài thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nơi Hội
đồng trọng tài ra quyết định;
- Đối với yêu cầu Tòa án thu thập chứng cứ thì Tòa án có thẩm quyền là
Tòa án nơi có chứng cứ cần được thu thập;
- Đối với yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Tòa án
có thẩm quyền là Tòa án nơi biện pháp khẩn cấp tạm thời cần được áp dụng;
- Đối với việc triệu tập người làm chứng thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa
án nơi cư trú của người làm chứng;
- Đối với yêu cầu hủy phán quyết trọng tài, đăng ký phán quyết trọng tài
vụ việc thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nơi Hội đồng trọng tài đã tuyên phán
quyết trọng tài.
Tòa án có thẩm quyền đối với hoạt động trọng tài trong những trường hợp
trên là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Đây là một điểm mới của Luật TTTM 2010 so với Pháp lệnh trọng tài
thương mại năm 2003 thể hiện rõ nét mối quan hệ giữa Trọng tài với Toà án
5
Nguyễn Thế Quyền – N02.TL4 Bài tập học kỳ thương mại 2
trong toàn bộ quá trình giải quyết vụ tranh chấp của các bên. Pháp lệnh TTTM
2003 không đưa ra quy định riêng về thẩm quyền của Tòa án mà quy định trong
những trường hợp cụ thể tại mỗi điều luật. Luật TTTM 2010 đã xác định rõ Tòa
án có thẩm quyền đối với hoạt động trọng tài và liệt kê 8 nội dung thẩm quyền
của Toà án trong quan hệ với Trọng tài, điều này thể hiện mối quan hệ pháp lý
quan trọng giữa trọng tài thương mại và tòa án. Quy định này đã khắc phục được
những bất cập của Pháp lệnh TTTM, tạo điều kiện để các Tòa án và Hội đồng
trọng tài cũng như các bên tranh chấp tránh được lúng túng trong các trường hợp
cụ thể, góp phần tạo điều kiện thuận lợi để trọng tài hoạt động có hiệu quả.
Quy định tại các điều luật khác liên quan đã cụ thể hoá nội dung những
thẩm quyền này của Toà án.
2 – Phân tích những quy định về sự hỗ trợ của Tòa án đối với hoạt động của
Trọng tài theo Luật Trọng tài thương mại 2010:
Sự hỗ trợ của tòa án đối với hoạt động của trọng tài thương mại được thể
hiện ở các vấn đề sau:
2.1. Tòa án hỗ trợ thành lập Hội đồng trọng tài vụ việc:
Đối với trường hợp tranh chấp được đưa ra một trung tâm trọng tài để giải
quyết thì việc chỉ định Trọng tài viên, Chủ tịch Hội đồng trọng tài hoặc Trọng tài
viên duy nhất do các bên thỏa thuận hoặc do Chủ tịch Trung tâm trọng tài quyết
định. Tuy nhiên, khi các bên thỏa thuận áp dụng hình thức trọng tài vụ việc để
giải quyết tranh chấp thì Tòa án sẽ có thẩm quyền chỉ định Trọng tài viên, Chủ
tịch Hội đồng trọng tài hoặc Trọng tài viên duy nhất nếu các bên không thỏa
thuận được. Tại khoản 1 Điều 41 Luật TTTM về thành lập Hội đồng trọng tài vụ
việc có quy định: “Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bị đơn nhận được đơn
khởi kiện của nguyên đơn, bị đơn phải chọn Trọng tài viên và thông báo cho
nguyên đơn biết Trọng tài viên mà mình chọn. Hết thời hạn này, nếu bị đơn
không thông báo cho nguyên đơn tên Trọng tài viên mà mình chọn và các bên
không có thoả thuận khác về việc chỉ định Trọng tài viên, thì nguyên đơn có
quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền chỉ định Trọng tài viên cho bị đơn”. Theo
đó, trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện của nguyên đơn,
bị đơn có quyền chọn Trọng tài viên cho vụ tranh chấp. Khoảng thời gian 30
ngày này là khoảng thời gian pháp luật cho phép bị đơn chọn Trọng tài viên và
thông báo cho nguyên đơn. Như vậy, nếu bị đơn không chọn trọng tài viên và
6
Nguyễn Thế Quyền – N02.TL4 Bài tập học kỳ thương mại 2
thông báo cho nguyên đơn trong thời gian quy định, bị đơn sẽ mất đi quyền chọn
Trọng tài viên của mình. Lúc này quyền chỉ định Trọng tài viên thuộc về Tòa án
có thẩm quyền khi có yêu cầu của nguyên đơn. Quy định này nhằm tránh tình
trạng bị đơn cố tình dây dưa, gây khó khăn cho việc giải quyết.
Đối với trường hợp vụ tranh chấp có nhiều bị đơn thì nếu sau 30 ngày,
phía bị đơn không chọn được Trọng tài viên, thì một hoặc các bên có quyền yêu
cầu Tòa án có thẩm quyền chỉ định Trọng tài viên cho các bị đơn. Đây là quy
định mới của Luật TTTM 2010. Trong khi Pháp lệnh TTTM 2003 chỉ quy định
nguyên đơn có quyền yêu cầu Tòa án chỉ định Trọng tài viên thì Luật TTTM
2010 lại cho phép cả bên nguyên đơn và bị đơn đều có quyền yêu cầu Tòa án
giải quyết. Bởi vì trong trường hợp vụ tranh chấp có nhiều bị đơn, theo quy định
của Luật TTTM 2010, “các bị đơn phải thống nhất chọn Trọng tài viên”, điều
này không phải lúc nào cũng thực hiện được do các bị đơn có thể có những quan
điểm và ý kiến khác nhau về việc chọn Trọng tài viên. Nếu các bị đơn không
thống nhất được việc chọn Trọng tài viên, họ có thể yêu cầu Tòa án hỗ trợ trong
việc chỉ định Trọng tài viên cho vụ tranh chấp.
Tại khoản 3 và khoản 4 Điều 41 về thành lập Trọng tài vụ việc cũng có
quy định về việc Tòa án có thẩm quyền có thể hỗ trợ các bên trong việc chỉ định
Chủ tịch Hội đồng trọng tài (khoản 3 Điều 41) hoặc chỉ định Trọng tài viên duy
nhất trong trường hợp các bên thoả thuận vụ tranh chấp do một trọng tài viên
duy nhất giải quyết (khoản 4 Điều này).
Những quy định của Luật TTTM 2010 về sự hỗ trợ của Tòa án đối với
việc thành lập Hội đồng trọng tài vụ việc nhằm tránh bế tắc trong tố tụng trọng
tài, đồng thời đảm bảo vụ tranh chấp sẽ được trọng tài giải quyết. Bởi vì nếu Hội
đồng trọng tài không thể thành lập được thì quá trình tố tụng trọng tài sẽ dừng lại
và vụ tranh chấp sẽ không thể tiếp tục được giải quyết bằng con đường trọng tài
thương mại. Do đó, sự hỗ trợ của Tòa án là hết sức cần thiết.
2.2. Tòa án có thể quyết định thay đổi Trọng tài viên:
Tương tự như đối với việc thành lập Hội đồng trọng tài, Tòa án chỉ có
thẩm quyền thay đổi Trọng tài viên trong trường hợp vụ tranh chấp do Hội đồng
trọng tài vụ việc giải quyết. Tại khoản 4 Điều 42 Luật TTTM có quy định: “Đối
với vụ tranh chấp do Hội đồng trọng tài vụ việc giải quyết, việc thay đổi Trọng
tài viên sẽ do các thành viên còn lại của Hội đồng trọng tài quyết định. Trong
7