Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Đánh giá sự hài lòng của sinh viên đối với hoạt động giảng dạy của giảng viên trường cao đẳng sư phạm sóc trăng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (329.32 KB, 10 trang )

Đánh giá Sự hài lòng của sinh viên đối với hoạt
động giảng dạy của giảng viên Trường Cao đẳng
Sư phạm Sóc Trăng
Assessing student satisfaction with the teaching
performance at Soc Trang Teacher Trainning
College

Nguyễn Bích Như

Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục, Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Luận văn Ths. Đo lường và đánh giá trong giáo dục (Ngành đào tạo thí điểm);
Nghd: TS. Nguyễn Thị Thu Hương
Năm bảo vệ: 2013
93 tr.

Abstract: Đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên (SV) đối với hoạt động giảng dạy của
giảng viên (GV) ở các nội dung về phương tiện giảng dạy, nội dung giảng dạy, phương
pháp giảng dạy, sự nhiệt tình của GV, sự quan tâm của GV đến SV. Tìm hiểu sự khác biệt
về mức độ hài lòng của SV theo khóa học. Đề xuất một số khuyến nghị giúp nhà trường cải
thiện và nâng cao chất lượng giảng dạy.
Keywords: Giáo dục đại học ; Hoạt động giảng dạy ; Đảm bảo chất lượng ; Sự hài lòng
Contents:
Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Trong xu thế hội nhập với giáo dục đại học thế giới, giáo dục đại học nước ta đang nỗ lực
phát triển hết sức mạnh mẽ. Mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học đã được phân bố rộng khắp
trong cả nước, đang được đa dạng hóa cả về loại hình và phương thức đào tạo.
Nhằm không ngừng nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục đại học, trong Chỉ thị về
nhiệm vụ trọng tâm năm học 2010 - 2011, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) xác định: giáo dục
đại học cần phải ―tiếp tục đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng đào tạo‖ và các trường phải ―xác
định các tiêu chí và phương thức đánh giá giảng viên (GV), đánh giá lãnh đạo…‖ nhằm tạo sự


cạnh tranh lành mạnh để nâng cao chất lượng đào tạo trong toàn hệ thống.
Có thể thấy, đội ngũ GV là yếu tố được quan tâm đặc biệt. Chỉ thị về nhiệm vụ trọng tâm
của giáo dục đại học năm học 2011 – 2012 cũng tiếp tục yêu cầu các trường phải tiến hành ―thu
thập thông tin phản hồi về chất lượng dạy và học‖. Nhìn lại từ năm 2008, Bộ GD&ĐT đã ban
hành một loạt công văn hướng dẫn các trường đại học, cao đẳng tổ chức lấy ý kiến phản hồi từ
người học về hoạt động giảng dạy của GV (Công văn số 276/BGDĐT-NG ngày 20/2/2008 và
công văn số 2754/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 20/5/2010). Điều đó, cho thấy đội ngũ GV ngày
càng có vai trò to lớn đối với hoạt động đào tạo và ―đánh giá hoạt động giảng dạy của GV‖ hay
―thu thập thông tin phản hồi về hoạt động dạy học‖ trở thành một yêu cầu không thể thiếu đối với
các cơ sở giáo dục đại học trong việc nâng cao chất lượng đào tạo của mình.
Đánh giá hoạt động giảng dạy của GV là quy trình đánh giá từ ba phía: GV tự đánh giá,
đánh giá đồng cấp và SV đánh giá GV. Kết quả đánh giá từ ba phía này thường được xem xét,
đối chiếu để thấy rõ chất lượng giảng dạy của GV. Từ đó thúc đẩy GV quan tâm hơn tới hoạt
động giảng dạy của mình, thường xuyên cải tiến, nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động
giảng dạy. Đồng thời, các thông tin này cũng giúp các nhà quản lý có các quyết định chính xác
trong việc phân công GV, xây dựng tiêu chí tuyển chọn GV mới, xét khen thưởng GV…Trong
quy trình đánh giá này, SV thường được xem là nguồn đánh giá tin cậy. SV là người đầu tiên
được thụ hưởng sự giảng dạy của GV nên họ sẽ là nguồn thích hợp để cung cấp các thông tin
phản hồi về hoạt động giảng dạy của GV [Trần Xuân Bách, 2007].
Hiểu được tầm quan trọng của công tác này, các nghiên cứu cũng đã tập trung đi sâu hơn
về vấn đề này. Với nhận thức ―đã có thị trường giáo dục trong xã hội Việt Nam‖ [Nguyễn Kim
Dung, 2011] và giáo dục được xác định như là một dịch vụ, bởi lẽ nó liên quan tới nhu cầu thị
trường lao động, chi phí vốn và lợi nhuận thông qua quá trình đào tạo. Giáo dục còn là một bộ
phận phúc lợi xã hội mà mọi thành viên trong xã hội đều được hưởng tùy thuộc vào trình độ phát
triển của sản xuất và khả năng đáp ứng của nền kinh tế cũng như vai trò điều tiết của Nhà nước
thông qua hệ thống trường, lớp, quy mô phổ cập giáo dục, v,v [Nguyễn Văn Hộ, 2002]. Điều
này đồng nghĩa với việc các cơ sở giáo dục đại học trở thành một đơn vị cung ứng dịch vụ cho
khách hàng trực tiếp là SV. Từ đó, việc đánh giá chất lượng giáo dục (dịch vụ) thông qua ý kiến
SV (khách hàng) đang trở nên hết sức cần thiết đối với các cơ sở giáo dục đại học.
Nhìn xa hơn ra thế giới, việc các trường lấy ý kiến phản hồi từ người học về chất lượng

đào tạo cũng đã được tiến hành và đã tiến hành từ rất lâu. Có thể kể đến là các nghiên cứu của
Lisa A. Ferguson và Gertrude P.Pannirselvam (2000), của Clara và ctv (2001), của Kara. A. và
Oscar. W. D. (2004), hay của D.W.S. Tai và ctv (2010) Các nghiên cứu này thực hiện việc
điều tra lấy ý kiến SV nhằm đo lường sự hài lòng của họ về chất lượng giảng dạy và đào tạo của
nhà trường. Trong nước, các nghiên cứu theo hướng này cũng dần dần được công bố như nghiên
cứu Nguyễn Thành Long (2006), Trần Xuân Kiên (2009), Nguyễn Kim Dung (2010), Nguyễn
Thị Trang (2010), Nguyễn Thị Thắm (2010) Điểm chung của các nghiên cứu này là đều đi vào
đánh giá sự hài lòng của SV về chất lượng đào tạo với khá nhiều yếu tố được quan tâm như: Cơ
sở vật chất, khả năng thực hiện cam kết của nhà trường, sự quan tâm của nhà trường, đội ngũ
GV, sự nhiệt tình của cán bộ, GV Các nghiên cứu sâu vào việc đánh giá sự hài lòng của SV đối
với hoạt động giảng dạy của GV thì còn khá hạn chế.
Đề tài nghiên cứu ―Đánh giá sự hài lòng của sinh viên đối với hoạt động giảng dạy của
giảng viên Trường Cao đẳng Sư phạm Sóc Trăng‖ được thực hiện với mong muốn đo lường
được mức độ hài lòng của SV đối với hoạt động giảng dạy của GV Trường Cao đẳng Sư phạm
(CĐSP) Sóc Trăng. Kết quả nghiên cứu cung cấp những thông tin phản hồi về mức độ hài lòng
của SV đối với hoạt động giảng dạy từ đó đề xuất một số khuyến nghị giúp nhà trường nâng cao
chất lượng giảng dạy nói riêng và chất lượng đào tạo nói chung.
2. Mục đích, mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá mức độ hài lòng của SV đối với hoạt động giảng dạy của GV Trường CĐSP Sóc
Trăng nhằm đưa ra những đề xuất, khuyến nghị giúp nhà trường nâng cao chất lượng giảng dạy.
2.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá mức độ hài lòng của SV đối với hoạt động giảng dạy của GV ở các nội dung
về phương tiện giảng dạy, nội dung giảng dạy, phương pháp giảng dạy, sự nhiệt tình của GV, sự
quan tâm của GV đến SV.
- Tìm hiểu sự khác biệt về mức độ hài lòng của SV theo khóa học
- Đề xuất một số khuyến nghị giúp nhà trường cải thiện và nâng cao chất lượng giảng
dạy.
3. Giới hạn nghiên cứu
- Giới hạn về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu mức độ hài lòng của SV đối với hoạt

động giảng dạy của GV ở các khía cạnh về: phương tiện giảng dạy, nội dung giảng dạy, phương
pháp giảng dạy, sự nhiệt tình của GV, sự quan tâm của GV đến SV.
- Giới hạn về không gian: Đề tài nghiên cứu trong khuôn khổ Trường CĐSP Sóc Trăng.
- Giới hạn về khách thể trong khảo sát nghiên cứu: Nghiên cứu tập trung vào SV hệ cao
đẳng chính quy đang học tập tại Trường CĐSP Sóc Trăng.
4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
4.1. Câu hỏi nghiên cứu
SV hài lòng đối với hoạt động giảng dạy của GV Trường CĐSP Sóc Trăng ở mức độ nào?
Có hay không sự khác biệt về mức độ hài lòng của SV các khoá học đối với hoạt động
giảng dạy của GV?
4.2. Giả thuyết nghiên cứu
(1) Phương tiện giảng dạy càng tốt thì mức độ hài lòng của SV càng tăng.
(2) Nội dung giảng dạy càng tốt thì mức độ hài lòng của SV càng tăng.
(3) Phương pháp giảng dạy càng tốt thì mức độ hài lòng của SV càng tăng.
(4) Sự nhiệt tình của GV càng cao thì mức độ hài lòng của SV càng tăng.
(5) Sự quan tâm của GV đối với SV càng cao thì mức độ hài lòng của SV càng tăng.
(6) Có sự khác biệt về mức độ hài lòng của SV theo khóa học.
5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Sự hài lòng của SV đối với hoạt động giảng dạy của
GV Trường CĐSP Sóc Trăng.
5.2. Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu của đề tài là SV cao đẳng hệ chính quy của Trường CĐSP Sóc
Trăng.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Các phương pháp sử dụng
- Phương pháp hồi cứu tài liệu và thảo luận nhóm được sử dụng để hiệu chỉnh mô hình
nghiên cứu sự hài lòng của SV đối với hoạt động giảng dạy của GV.
- Phương pháp điều tra xã hội học được sử dụng để thu thập thông tin về mức độ hài lòng
của SV đối với hoạt động giảng dạy của GV.

- Phương pháp thống kê toán học (sử dụng phần mềm SPSS) được sử dụng để phân tích
thông tin khảo sát về mức độ hài lòng của SV đối với hoạt động giảng dạy của GV.
- Phương pháp nghiên cứu định tính (phỏng vấn bán cấu trúc) để lấy thêm thông tin phục
vụ phân tích kết quả theo hai chiều.
6.2. Công cụ thu thập dữ liệu và các biến số
- Công cụ thu thập dữ liệu: Dàn bài thảo luận nhóm, bản phỏng vấn bán cấu trúc và bảng
hỏi phục vụ điều tra khảo sát.
- Các biến số:
+ Biến độc lập: Phương tiện giảng dạy, nội dung giảng dạy, phương pháp giảng dạy, sự
nhiệt tình của GV, sự quan tâm của GV đối với SV.
+ Biến phụ thuộc: Sự hài lòng của SV
7. Quy trình chọn mẫu nghiên cứu
- Chọn mẫu để thảo luận nhóm: Mỗi khóa học chọn 5 SV. Với 3 khóa học sẽ có 15 SV
tham gia thảo luận nhóm tập trung.
- Chọn mẫu để khảo sát bằng bảng hỏi: Tổng thể nghiên cứu là toàn bộ 829 SV hệ cao
đẳng chính quy của Trường CĐSP Sóc Trăng. Bằng phương pháp chọn mẫu phân tầng ngẫu
nhiên theo khóa học, với độ tin cậy 95% và mức sai số 5%, mẫu được tính từ tổng thể 829 SV là
263 SV. Để đảm bảo tỉ lệ phản hồi, mẫu được dự trữ thêm 10% (26 SV).
- Chọn mẫu để phỏng vấn bán cấu trúc: Chọn 10% mẫu nghiên cứu (khoảng 26 SV) để thực hiện
phỏng vấn bán cấu trúc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Vũ Thị Phương Anh (2005), Thu thập và sử dụng ý kiến SV trong đánh giá chất lượng giảng
dạy, Hội thảo về đánh giá chất lượng giáo dục đại học.
2. Bộ GD&ĐT (2007), Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học
ban hành kèm theo Quyết định số: 65/2007/QĐ-BGDĐT ngày 01 tháng 11 năm 2007.
3. Bộ GD&ĐT (2007), Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường cao
đẳng ban hành kèm theo Quyết định số: 66/2007/QĐ-BGDĐT ngày 01 tháng 11 năm
2007.
4. Bộ GD&ĐT (2008), Công văn số 1276/BGDĐT-NG, ngày 20/2/2008 về việc hướng dẫn tổ

chức lấy ý kiến phản hồi từ người học về hoạt động giảng dạy của GV.
5. Bộ GD&ĐT (2008), Quy định chế độ làm việc đối với giảng viên ban hành kèm theo Quyết
định số 64/2008/QĐ-BGDĐT ngày 28 tháng 11 năm 2008.
6. Bộ GD&ĐT (2009), Điều lệ Trường Cao đẳng ban hành kèm theo Thông tư số 14/2009/TT-
BGDĐT ngày 28 tháng 5 năm 2009.
7. Bộ GD&ĐT (2010), Công văn số 2754/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 20/5/2010 về việc
hướng dẫn lấy ý kiến phản hồi từ người học về hoạt động giảng dạy của GV.
8. Bộ GD&ĐT (2010), Chỉ thị về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục đại học năm học 2010 –
2011.
9. Bộ GD&ĐT (2011), Chỉ thị về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục đại học năm học 2011 –
2012.
10. Trần Xuân Bách (2007), ―Sinh viên đánh giá giảng viên - nguồn thông tin quan trọng trong
quy trình đánh giá giảng viên‖, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân
văn, Số 23, trang 189-207.
11. Nguyễn Kim Dung (2010), ―Khảo sát mức độ hài lòng của sinh viên về chất lượng giảng
dạy và quản lý của một số trường ĐH Việt Nam‖, Kỷ yếu hội thảo khoa học Đánh giá Xếp
hạng các trường đại học và cao đẳng Việt Nam, trang 198 – 204.
12. Nguyễn Kim Dung (2011), Giáo dục Việt Nam trong cơ chế thị trường, trên trang:

13. Lê Đình (2008), ―Đánh giá giảng dạy, một nhân tố quan trọng trong đảm bảo và nâng cao
chất lượng giáo dục đại học‖, Kiểm định, Đánh giá và Quản lý chất lượng giáo dục đại học,
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
14. Đặng Vũ Hoạt và Hà Thị Đức (2008), Lý luận dạy học đại học, NXB Đại học Sư phạm Hà
Nội.
15. Nguyễn Văn Hộ (2002), Lí luận dạy học, NXB Giáo dục.
16. Lê Văn Huy (2007), ―Sử dụng chỉ số hài lòng của khách hàng trong hoạch định chiến lược
kinh doanh ngân hàng: cách tiếp cận mô hình lý thuyết‖, Tạp chí Khoa học - Đại học Đà
Nẵng, số 19.
17. Trần Xuân Kiên (2009), Đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tại
Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh – Đại học Thái Nguyên, Luận văn Thạc sĩ

Quản lý giáo dục, Viện Đảm bảo Chất lượng Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.
18. Nguyễn Thành Long (2006), Sử dụng thang đo SERVPERF để đánh giá chất lượng đào tạo
đại học tại trường Đại học An Giang, Báo cáo nghiên cứu khoa học, Trường Đại học An
Giang.
19. Lê Phước Lượng (2011), ―Sử dụng mô hình thang đo SERVPERF nghiên cứu sự hài lòng
của SV trong dạy học”, Kỷ yếu Nghiên cứu khoa học năm 2011, Trường Đại học Nha Trang.
20. Hồ Chí Minh (2000), Hồ Chí Minh toàn tập - Tập 8. NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội.
21. Trần Thị Tuyết Oanh và ctv (2008), Giáo trình Giáo dục học - Tập 1, NXB Đại học Sư
phạm Hà Nội.
22. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2012), Luật Giáo dục Đại học.
23. Nguyễn Thị Thắm (2010), Khảo sát sự hài lòng của SV đối với hoạt động đào tạo tại
trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TPHCM, Luận văn Thạc sĩ Quản lý
giáo dục, Viện Đảm bảo Chất lượng Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.
24. Nguyễn Thị Trang (2010), ―Xây dựng mô hình đánh giá mức độ hài lòng của SV với chất
lượng đào tạo tại trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng”, Tuyển tập Báo cáo Hội nghị
SV nghiên cứu khoa học lần thứ 7, Đại học Đà Nẵng.
25. Thái Duy Tuyên (2004), Những vấn đề chung của giáo dục học, NXB Đại học Sư phạm.
26. Phạm Viết Vượng (2000), Giáo dục học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
27. Nguyễn Thị Kim Thư (2006), ―Một số quan điểm và mô hình về giảng dạy hiệu quả ở bậc
đại học”, Kỷ yếu hội thảo Đảm bảo chất lượng trong đổi mới giáo dục đại học, NXB Quốc
gia thành phố HCM, trang 79-91.
28. Trường CĐSP Sóc Trăng (2012), Báo cáo tổng kết năm học 2011-2012.

Tiếng Anh
29. Basheer A.Al-Alak and Ahmad Salih Mheidi Alnaser (2012), ―Assessing the Relationship
Between Higher Education Service Quality Dimensions and Student Satisfaction‖,
Australian Journal of Basic and Applied Sciences, 6(1): 156-164.
30. Biggs, J (1999), Teaching for Quality Learning at University, Buckingham: SRHE/Open
University Press.
31. Clara Cardone-Riportella, Nora Lado-Cousté and Pilar Rivera-Torres (2001),

―Measurement and effects of teaching quality: an empirical model applied to masters
programs‖, Working paper 01-31, Business Economics Series 10, May 2001.
32. Collins, M. L. (1978), ―Effects of enthusiasm training on preservice elementary teachers‖,
Journal of Teacher Education, 29, 53-57.
33. Cronin, J. Joseph, Jr. and Taylor, Steven A (1992), ―Measuring Service Quality: A
examination and Extension‖, Journal of Marketing, Vol. 56 (July, 1992), 55-68.
34. Cronin, J. Joseph, Jr. and Taylor, Steven A (1994), “SERVPERF versus SERVQUAL:
Reconciling performance-based and perceptions-minus-expectations measurement of service
quality”, Journal of Marketing, Vol. 58 (January, 1994), 125-131.
35. Dees, D., Ingram, A., Kovalik, C., Allen-Huffman, M., McClelland, A., & Justice, L.
(2007), ‖A transactional model of college teaching‖, The International Journal of Teaching
and Learning in Higher Education, 19(2), pp 130-139.
36. Gotlieb, J.B, Grewal, D. and Brown, S.W. (1994), ―Consumer satisfaction and perceived
quality: complementary or divergent constructs?‖, Journal of Applied Psychology, Vol. 79
No. 6, pp. 875-85.
37. Greenhill, V., Kay, K. and Nielson A (2010), 21st Century Knowledge and Skills in
Educator Preparation, the Partnership for 21st Century Skills and AACTE, pp40,
September 2010.
38. Hishamuddin Fitri Abu Hasan, Azleen Ilias Rahida, Abd Rahman Mohd Zulkeflee Abd
Razak (2008), ―Service Quality and Student Satisfaction: A Case Study at Private Higher
Education Institutions‖, International Business Research. 1, 3, 163-175.
39. Hair, Anderson, Tatham, Black (1998), Multivariate Data Analysis, Prentical-Hall
International, Inc.
40. Kara, A., Oscar, W. D. (2004), Business Student Satisfaction, Intentions and Retention in
Higher Education: An Empirical Investigation, MEQ, 4.
41. Keaveney, S. M. and Clifford, E. Y. (1997), ―The Student Satisfaction and Retention
Model (SSRM)‖, Working paper, University of Colorado at Denver.
42. Kember, D. and Kwan, KP. (2000) ―Lecturers' approaches to teaching and their relationship
to conceptions of good teaching‖ Instructional Science, Vol.28, pp.469-490.
43. Kotler, P. and Armstrong, G. (2011). Principles of Marketing, 14th ed., Prentice-Hall PTR,

NJ.
44. Lee, H., Lee, Y. and Yoo, D. (2000), “The determinants of perceived service quality and its
relationship with satisfaction”, Journal of Services Marketing, Vol. 14 No. 3, pp. 217-31.
45. Lisa A. Ferguson, Gertrude P.Pannirselvam (2000), ―Measuring Satisfaction of M.B.A
students in the classroom‖, Journal of business education, vol.1.
46. McKeachle, Wilbert J., Paul R. Pintrich, Yi-Guang Lin, David A. F. Smith (1986), Teaching
and Learning in the College Classroom: A Review of the Research Literature. Ann Arbor:
Regents University of Michigan. ED 314 999. 124pp. MF-01; PC-05.
47. Muhammed Ehsan Malik, Rizwan Qaiser Danish and Ali Usman (2010), ―The Impact of
Service Quality on Students’ Satisfaction in Higher Education Institutes of Punjab‖, Journal
of Management Research, Vol. 2, No. 2.
48. Murphy, C. A. và Walls, R. T. (1994), ―Concurrent and sequential occurrences of teacher
enthusiasm behaviors‖, Paper presented at the Annual Meeting of the American Educational
Research Association, New Orleans, LA. [ERIC] AN: ED 375 128.
49. Nunnally, J. (1978), Psychometric Theory, New York, McGraw-Hill.
50. Olu Ojo (2010), ―The Relationship Between Service Quality and Customer Satisfaction in
the Telecommunication Industry: Evidence From Nigeria”, Broad Research in Accounting,
Negotiation, and Distribution, ISSN 2067-8177, Volume 1, Issue 1, 2010.
51. Oliver, Richard L (1981), ―Measurement and evaluation of satisfaction processes in retail
settings‖, Journal of Retailing, Vol 57(3), pp 25-48.
52. Parasuraman, A., Zeithaml, V.A. and Berry, L. (1988), ―SERVQUAL: a multiple-item scale
for measuring customer perceptions of service quality”, Journal of Retailing, Vol. 64,
Spring, pp. 12-40.
53. Peterson, R. (1994), ―A Meta-Analysis of Cronbach’s Coefficient Alpha”, Journal of
Consumer Research, No.21 Vo.2, pp.38-91.
54. Siskos, Y., Bouranta, N. and Tsotsolas, N. (2005), ―Measuring service quality for students in
higher education: the case of a business university‖, Foundations of Computing and
Decision Sciences, 30, 2, 163-180.
55. Slater, S (1995), “Issues in Conducting Marketing Strategy Research‖, journal of Strategic.
56. Sureshchandar (2002), ―The relationship between service quality and customer satisfaction

— a factor specific approach‖, Journal of Service Marketing, Vol. 16 No. 4, pp 363-379.
57. W.S. Tai, Y-C. Hu, J-L. Chen, R. Wang and L-C. Lai (2010), ―The structure of teaching
practice, learning motivation and learning satisfaction scales at Taiwanese technological
universities”, 1
st
World Conference on Technology and Engineering Education, Kraków,
Poland, 14-17 September 2010.

×