Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Đánh giá sự hài lòng của sinh viên đối với hoạt động giảng dạy của giảng viên trường Cao đẳng Sư phạm Sóc Trăng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 28 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC








NGUYỄN BÍCH NHƯ








ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN ĐỐI VỚI HOẠT
ĐỘNG GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN TRƯỜNG CAO
ĐẲNG SƯ PHẠM SÓC TRĂNG







LUẬN VĂN THẠC SĨ











Hà Nội – Năm 2013
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC






NGUYỄN BÍCH NHƯ





ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM
SÓC TRĂNG






Chuyên ngành: Đo lường và đánh giá trong giáo dục
(Ngành đào tạo thí điểm)





LUẬN VĂN THẠC SĨ




Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG






Hà Nội – Năm 2013
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích/Mục tiêu nghiên cứu 3
3. Giới hạn nghiên cứu 3
4. Câu hỏi nghiên cứu/Giả thuyết nghiên cứu 4
5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 4

6. Phương pháp nghiên cứu 4
7. Quy trình chọn mẫu nghiên cứu 5
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ TỔNG QUAN 6
1.1. Các khái niệm cơ bản 6
1.1.1. Sự hài lòng 6
1.1.2. Hoạt động giảng dạy của giảng viên 11
1.1.3. Vai trò, nhiệm vụ của giảng viên 18
1.1.4. Sinh viên đánh giá hoạt động giảng dạy 23
1.2. Tổng quan nghiên cứu 25
1.3. Khung lý thuyết nghiên cứu 31
1.4. Tóm tắt chương một 33
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34
2.1. Bối cảnh nghiên cứu 34
2.1.1. Mục tiêu đào tạo của Trường 34
2.1.2. Quy mô đào tạo của Trường 34
2.1.3. Đội ngũ giảng viên của Trường 35
2.2. Mẫu nghiên cứu 36
2.3. Thiết kế nghiên cứu 38
2.4. Thiết kế công cụ điều tra khảo sát 39
2.5. Khảo sát thử và đánh giá công cụ đo lường 42
2.5.1. Khảo sát thử nghiệm 42
2.5.2. Đánh giá độ tin cậy của bảng hỏi 42
2.6. Tóm tắt chương hai 43
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 44
3.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu 44
3.2. Hệ số tin cậy Cronbach Alpha 44
3.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA 45
3.4. Phân tích hồi qui 49
3.5. Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu 57
3.6. Kết quả sự hài lòng của sinh viên về hoạt động giảng dạy 59

3.6.1. Sự hài lòng về Phương tiện giảng dạy 59
3.6.2. Sự hài lòng về Nội dung giảng dạy 60
3.6.3. Sự hài lòng về Phương pháp giảng dạy 61
3.6.4. Sự hài lòng về Sự kết hợp phương tiện, nội dung, phương pháp giảng dạy 63
3.6.5. Sự hài lòng về Sự nhiệt tình của giảng viên 64
3.6.6. Sự hài lòng về Sự quan tâm của giảng viên đến sinh viên 66
3.7. Tóm tắt chương ba 67
KẾT LUẬN 68
1. Kết luận 68
2. Khuyến nghị 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO 71
PHỤ LỤC 76



1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Xu thế hội nhập thế giới tạo điều kiện cho giáo dục đại học nước ta phát triển mạnh mẽ. Trong bối
cảnh đó, đội ngũ giảng viên (GV) ngày càng có vai trò quan trọng đối với hoạt động đào tạo và đánh giá hoạt
động giảng dạy của GV hay thu thập thông tin phản hồi về hoạt động dạy học trở thành một yêu cầu không
thể thiếu đối với các cơ sở giáo dục đại học trong việc nâng cao chất lượng đào tạo của mình.
Đánh giá hoạt động giảng dạy của GV là quy trình đánh giá từ ba phía: GV tự đánh giá, đánh giá đồng
cấp và sinh viên (SV) đánh giá GV. Kết quả đánh giá từ ba phía thường được xem xét, đối chiếu để thấy rõ
chất lượng giảng dạy của GV; từ đó thúc đẩy GV quan tâm, cải tiến hoạt động giảng dạy của mình. Trong
quy trình đánh giá này, SV thường được xem là nguồn đánh giá tin cậy. SV là người đầu tiên được thụ
hưởng sự giảng dạy của GV nên họ sẽ là nguồn thích hợp để cung cấp các thông tin phản hồi về hoạt động
giảng dạy của GV.
Đề tài nghiên cứu “Đánh giá sự hài lòng của sinh viên đối với hoạt động giảng dạy của giảng viên

Trường Cao đẳng Sư phạm (CĐSP) Sóc Trăng” được thực hiện nhằm đo lường mức độ hài lòng của SV đối
với hoạt động giảng dạy của GV nhà trường. Kết quả nghiên cứu cung cấp những thông tin phản hồi về mức
độ hài lòng của SV đối với hoạt động giảng dạy; từ đó đề xuất một số khuyến nghị giúp nhà trường nâng cao
chất lượng giảng dạy nói riêng và chất lượng đào tạo nói chung.

2


2. Mục đích, mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá mức độ hài lòng của SV đối với hoạt động giảng dạy của GV Trường CĐSP Sóc Trăng nhằm
đưa ra những đề xuất, khuyến nghị giúp nhà trường nâng cao chất lượng giảng dạy.
2.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá mức độ hài lòng của SV đối với hoạt động giảng dạy của GV ở các nội dung về phương
tiện giảng dạy, nội dung giảng dạy, phương pháp giảng dạy, sự nhiệt tình của GV, sự quan tâm của GV đến
SV.
- Tìm hiểu sự khác biệt về mức độ hài lòng của SV theo khóa học.
- Đề xuất một số khuyến nghị giúp nhà trường cải thiện và nâng cao chất lượng giảng dạy.
3. Giới hạn nghiên cứu
- Giới hạn về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu mức độ hài lòng của SV đối với hoạt động giảng
dạy của GV ở các khía cạnh về: phương tiện giảng dạy, nội dung giảng dạy, phương pháp giảng dạy, sự nhiệt
tình của GV, sự quan tâm của GV đến SV.
- Giới hạn về không gian: Đề tài nghiên cứu trong khuôn khổ Trường CĐSP Sóc Trăng.
- Giới hạn về khách thể trong khảo sát nghiên cứu: Nghiên cứu tập trung vào SV hệ cao đẳng chính
quy đang học tập tại Trường CĐSP Sóc Trăng.

3

4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
4.1. Câu hỏi nghiên cứu

- SV hài lòng đối với hoạt động giảng dạy của GV Trường CĐSP Sóc Trăng ở mức độ nào?
- Có hay không sự khác biệt về mức độ hài lòng của SV các khóa học đối với hoạt động giảng dạy của
GV?
4.2. Giả thuyết nghiên cứu
(1) Phương tiện giảng dạy càng tốt thì mức độ hài lòng của SV càng tăng.
(2) Nội dung giảng dạy càng tốt thì mức độ hài lòng của SV càng tăng.
(3) Phương pháp giảng dạy càng tốt thì mức độ hài lòng của SV càng tăng.
(4) Sự nhiệt tình của GV càng cao thì mức độ hài lòng của SV càng tăng.
(5) Sự quan tâm của GV đối với SV càng cao thì mức độ hài lòng của SV càng tăng.
(6) Có sự khác biệt về mức độ hài lòng của SV theo khóa học.
5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là Sự hài lòng của SV đối với hoạt động giảng dạy của GV Trường CĐSP Sóc
Trăng.
5.2. Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu là SV cao đẳng hệ chính quy Trường CĐSP Sóc Trăng.

4

6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp hồi cứu tài liệu và thảo luận nhóm được sử dụng để hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu sự
hài lòng của SV đối với hoạt động giảng dạy.
- Phương pháp điều tra xã hội học được sử dụng để thu thập thông tin về mức độ hài lòng của SV đối
với hoạt động giảng dạy.
- Phương pháp thống kê toán học (sử dụng phần mềm SPSS) được sử dụng để phân tích thông tin khảo
sát về mức độ hài lòng của SV đối với hoạt động giảng dạy.
- Phương pháp nghiên cứu định tính (phỏng vấn bán cấu trúc) để lấy thêm thông tin phục vụ phân tích
kết quả theo hai chiều.
7. Quy trình chọn mẫu nghiên cứu
- Chọn mẫu để thảo luận nhóm: Mỗi khóa học chọn 5 SV. Với 3 khóa học sẽ có 15 SV tham gia thảo

luận nhóm tập trung.
- Chọn mẫu để khảo sát bằng bảng hỏi: Tổng thể nghiên cứu là toàn bộ 829 SV hệ cao đẳng chính quy.
Bằng phương pháp chọn mẫu phân tầng ngẫu nhiên theo khóa học, với độ tin cậy 95% và mức sai số 5%,
mẫu được tính từ tổng thể 829 SV là 263 SV. Để đảm bảo tỉ lệ phản hồi, mẫu được dự trữ thêm 10% (26
SV).
- Chọn mẫu để phỏng vấn bán cấu trúc: Chọn 10% mẫu nghiên cứu (khoảng 26 SV) để thực hiện
phỏng vấn bán cấu trúc.

5




6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN - TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.1.1. Sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng hàng hoá/sản phẩm/dịch vụ
Trong nghiên cứu này, sự hài lòng của khách hàng (sinh viên) được xem xét trong mối quan hệ với
chất lượng dịch vụ (hoạt động giảng dạy) nên việc đo lường sự hài lòng của khách hàng (sinh viên) được tiến
hành thông qua mô hình chất lượng dịch vụ SERVPERF. Việc đo lường sự hài lòng của SV bằng cách tập
trung vào các thành phần của chất lượng dịch vụ cung cấp cho SV là một chỉ số đánh giá hoạt động hiệu quả.
[Siskos và ctv, 2005].
1.1.2. Hoạt động giảng dạy của giảng viên
Quá trình dạy học đại học tồn tại như là một hệ thống với các nhân tố cơ bản như: “Mục đích và nhiệm
vụ dạy học, hoạt động của GV và SV, nội dung dạy học, phương pháp, phương tiện dạy học, kết quả dạy
học…” và “các nhân tố của quá trình dạy học ở đại học không tồn tại biệt lập với nhau, chúng có quan hệ,
tác động qua lại một cách biện chứng, phản ánh tính quy luật của quá trình dạy học”. [Đặng Vũ Hoạt và Hà
Thị Đức, 2008]
1.2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Đề tài đã điểm qua một số nghiên cứu trong và ngoài nước về khảo sát sự hài lòng của SV đối với chất
lượng giảng dạy và đào tạo như: Nghiên cứu của Ali Kara và Oscar W. DeShields (2004) về “Sự hài lòng

7

của SV ngành kinh doanh, những mục đích và sự duy trì học tập – một điều tra thực nghiệm”; nghiên cứu
của Lisa A. Ferguson và Gertrude P.Pannirselvam (2000) về “Đo lường sự hài lòng của học viên cao học
chuyên ngành Quản trị kinh doanh trong giờ học”; nghiên cứu của D.W.S. Tai và ctv (2010) về “Cấu trúc
thang đo của hoạt động giảng dạy, động cơ học tập và sự hài lòng đối với việc học tại các Trường Đại học
Kỹ thuật Đài Loan”; nghiên cứu của Vũ Thị Phương Anh (2005) về đánh giá chất lượng giảng của SV thuộc
10 Khoa/Bộ môn của 4 đơn vị thành viên của Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh trong; nghiên cứu
của Nguyễn Kim Dung (2010) về “Khảo sát mức độ hài lòng của SV về chất lượng giảng dạy và quản lý của
một số trường Đại học Việt Nam”.
1.3. KHUNG LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Trên nền tảng cơ sở lý luận, đề tài xây dựng mô hình nghiên cứu dựa trên mô hình chất lượng dịch vụ
SERVPERF có sự hiệu chỉnh và thay đổi một số thành phần cho phù hợp với lí luận về quá trình dạy học nói
chung và quá trình dạy học ở đại học nói riêng.
Mô hình nghiên cứu chính thức gồm năm thành phần: (1) Phương tiện giảng dạy, (2) Nội dung giảng
dạy, (3) Phương pháp giảng dạy, (4) Sự nhiệt tình của GV, (5) Sự quan tâm của GV đối với SV. Các thành
phần này được xem xét trong mối quan hệ với Sự hài lòng của SV.


Sự hài
lòng của
Phương tiện
giảng dạy
Nội dung
giảng dạy
Sự quan tâm
của GV đến SV


8







Hình 1.4. Mô hình nghiên cứu

9

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Bối cảnh nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành trong khuôn khổ Trường CĐSP Sóc Trăng; tập trung vào SV hệ cao đẳng
chính quy đang học tập tại Trường.
2.2. Mẫu nghiên cứu
Mẫu gồm 263 SV được lựa chọn từ tổng thể 829 SV chính quy theo phương pháp phân tầng ngẫu
nhiên theo khóa học.
Bảng 2.4. Phân bố mẫu nghiên cứu theo khóa học

Năm thứ 1
Năm thứ 2
Năm thứ 3
Tổng thể (829)
271 (33%)
270 (32%)
288 (35%)
Mẫu (263)

87 (33%)
84 (32%)
92 (35%)
2.3. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành theo hai giai đoạn: sơ bộ và chính thức
Bảng 2.5. Các giai đoạn tổng quát của nghiên cứu
Giai đoạn
Phương pháp
Kỹ thuật
Sơ bộ
Nghiên cứu định tính
Nghiên cứu định lượng
- Thảo luận nhóm (15 thành viên)
- Điều tra bằng bảng hỏi (26 SV)
Chính thức
Nghiên cứu định lượng
- Điều tra bằng bảng hỏi (263 SV)

10


Nghiên cứu định tính
- Xử lý số liệu điều tra
- Phỏng vấn bán cấu trúc (26 SV)







Hình 2.1. Quy trình nghiên cứu
2.4. Thiết kế công cụ điều tra khảo sát
Xuất phát từ cơ sở lí luận về sự hài lòng, hoạt động giảng dạy của GV; nội dung của bảng hỏi được
thiết kế chủ yếu tập trung vào năm thành phần của hoạt động giảng dạy và thành phần về sự hài lòng của SV
như mô hình nghiên cứu đã đề ra.
Bảng 2.6. Các thành phần chính của bảng hỏi
PHẦN
NỘI DUNG
SỐ CÂU
1
Phương tiện giảng dạy
5
2
Nội dung giảng dạy
6
3
Phương pháp giảng dạy
8
Cơ sở lý thuyết:
- Sự hài lòng
- Hoạt động giảng dạy
Mô hình
nghiên cứu
Thảo luận
nhóm
Điều chỉnh
mô hình

Mô hình
nghiên cứu

chính thức
- Điều tra khảo sát
- Phân tích thống kê
- Phỏng vấn bán cấu trúc
Kiểm định thang đo:
- Cronbach Alpha
- Phân tích nhân tố
Kiểm định mô hình
- Hồi quy đa biến
- Kiểm định giả thuyết

11

4
Sự nhiệt tình của GV
7
5
Sự quan tâm của GV đến SV
6
6
Sự hài lòng của SV
6

TỔNG
38
2.5. Khảo sát thử và đánh giá công cụ đo lường
Bảng câu hỏi được khảo sát thử nghiệm trên mẫu thử với 26 SV thuộc ba khoá học. Kết quả cho thấy
các thang đo đều đạt hệ số Cronbach Alpha cần thiết từ 0,678 (Phương tiện giảng dạy) đến 0,862 (Sự quan
tâm của GV đến SV). Do vậy, bộ thang đo với 38 biến sẽ được sử dụng trong nghiên cứu chính thức.



12

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu
Số bảng hỏi phát ra là 289. Số bảng hỏi thu về là 287, trong đó có 09 phiếu phải loại bỏ vì người trả lời
bỏ trống nhiều. Số bảng hỏi dùng để xử lý là 263 (thỏa mãn điều kiện kích thước mẫu cần thiết).
3.2. Hệ số tin cậy Cronbach Alpha
Kết quả phân tích hệ số tin cậy Cronbach Alpha cho thấy năm thành phần của hoạt động giảng dạy và
thành phần Sự hài lòng của SV đều có độ tin cậy lớn hơn 0,7. Trong đó, thành phần Sự quan tâm của GV có
hệ số tin cậy Cronbach Alpha cao nhất (0,864). Xếp thứ hai là Cronbach Alpha của thành phần Sự nhiệt tình
của GV (0,828). Cronbach Alpha của thành phần Phương pháp giảng dạy giữ vị trí thứ ba (0,820). Vị trí thứ
tư thuộc về thành phần Nội dung giảng dạy (0,741). Cuối cùng là Phương tiện giảng dạy với Cronbach
Alpha 0,725. Riêng thang đo thành phần Sự hài lòng của SV có hệ số tin cậy Cronbach Alpha đạt 0,821. Tất
cả hệ số tương quan biến tổng của các biến đo lường thành phần đều đạt giá trị lớn hơn 0,3. Như vậy, thang
đo thiết kế trong luận văn có ý nghĩa trong thống kê và đạt hệ số tin cậy cần thiết.
3.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA
Kết quả kiểm định Bartlett cho thấy giả thuyết H
0
(các biến không có tương quan trong tổng thế) bị
bác bỏ (sig.= 0,000) đồng thời chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố Kaiser-Meyer-

13

Olkin (KMO) cũng đạt giá trị khá cao 0,927. Như vậy phương pháp phân tích nhân tố là phù hợp trong
nghiên cứu.
Trong ma trận nhân tố đã xoay, theo tiêu chuẩn eigenvalue lớn hơn 1, thì có sáu nhân tố được rút ra.
Phương sai trích có giá trị bằng 55,88 %. Giá trị phương sai trích cho ta biết sáu thành phần được xác định
giải thích 55,88 % biến thiên của dữ liệu. Các biến đều có hệ số tải nhân tố lớn hơn 0,3 nên các biến đều
quan trọng trong sáu thành phần trích được. Từ các thông tin trên, nghiên cứu rút ra kết luận thang đo được

chấp nhận, các biến quan sát có tương quan với nhau xét trên phạm vi tổng thể của mẫu điều tra.
Kết quả ma trận nhân tố sau khi xoay cho ta sự phân bố của các biến vào sáu nhân tố cụ thể như sau:
(1) Phương tiện giảng dạy, (2) Nội dung giảng dạy, (3) Phương pháp giảng dạy, (4) Sự kết hợp hài hòa giữa
phương tiện, nội dung và phương pháp giảng dạy, (5) Sự nhiệt tình của GV, (6) Sự quan tâm của GV và (7)
Sự hài lòng về hoạt động giảng dạy.
3.4. Phân tích hồi qui
Mô hình lý thuyết sau khi phân tích nhân tố có tất cả bảy thành phần; trong đó thành phần số (7) Sự
hài lòng của SV là thành phần phụ thuộc, sáu thành phần còn lại là những thành phần độc lập và được giả
định là các yếu tố tác động đến sự hài lòng của SV. Kết quả hệ số xác định R
2
đạt 0,66. Điều này nói lên độ
thích hợp của mô hình là 66%; hay nói cách khác 66% sự biến thiên của biến Sự hài lòng được giải thích bởi
sáu thành phần của hoạt động giảng dạy. Giá trị R
2
điều chỉnh đạt 0,65 (65%).

14

Kiểm định F về độ phù hợp của mô hình hồi qui tuyến tính tổng thể cho thấy giá trị F trong bảng phân
tích phương sai ANOVA đạt 80,312, giá trị sig bằng 0 giúp ta an tâm bác bỏ giả thuyết H
0
cho rằng tất cả các
hệ số hồi qui bằng 0. Như vậy mô hình hồi qui tuyến tính bội của ta phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử
dụng được.
Phân tích hồi qui cũng cho thấy tất cả sáu biến độc lập đều có tác động đến biến phụ thuộc với mức ý
nghĩa Sig < 0,01. Nói cách khác, tất cả các thành phần trong hoạt động giảng dạy đều có ý nghĩa trong mô
hình và tác động cùng chiều đến Sự hài lòng của SV (các hệ số hồi qui đều mang dấu dương).
Nghiên cứu cũng tiến hành dò tìm các vi phạm giả định trong mô hình hồi qui tuyến tính như: giả định
về liên hệ tuyến tính, giả định phương sai của sai số không đổi, giả định về phân phối chuẩn của phần dư, giả
định về tính độc lập của sai số…kết quả cho thấy không có giả định nào bị vi phạm.

Tóm lại, sau khi phân tích hồi qui, ta có được phương trình hồi qui như sau:
Y = 0,469 x
1
+ 0,379 x
2
+ 0,349 x
3
+ 0,283 x
4
+ 0,263 x
5
+ 0,162 x
6
+ ε
Trong đó: y là Sự hài lòng của SV; x
1
là Sự quan tâm của GV; x
2
là Sự kết hợp giữa phương tiện, nội
dung, phương pháp giảng dạy; x
3
là nhiệt tình của GV; x
4
là Phương tiện giảng dạy; x
5
là Phương pháp
giảng dạy; x
6
là Nội dung giảng dạy.




0,349
0,469
0,379
Sự hài lòng
của SV
Sự quan tâm của GV


Sự kết hợp giữa phương
tiện, nội dung, phương
pháp giảng dạy

Sự nhiệt tình của GV

15









Hình 3.3. Kết quả kiểm định mô hình
3.5. Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu
Bảng 3.13 Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết
GIẢ THUYẾT

Hệ số B
SIG
KẾT QUẢ
(1) Phương tiện giảng dạy càng tốt thì mức
độ hài lòng của SV càng tăng.
0,283
0,000
Chấp nhận
(2) Nội dung giảng dạy càng tốt thì mức độ
hài lòng của SV càng tăng.
0,162
0,000
Chấp nhận
(3) Phương pháp giảng dạy càng tốt thì
mức độ hài lòng của SV càng tăng.
0,263
0,000
Chấp nhận

16

(4) Sự nhiệt tình của GV càng cao thì mức
độ hài lòng của SV càng tăng.
0,349
0,000
Chấp nhận
(5) Sự quan tâm của GV đối với SV càng
cao thì mức độ hài lòng của SV càng tăng.
0,469
0,000

Chấp nhận
(6) Sự kết hợp giữa phương tiện, nội dung,
phương pháp giảng dạy càng tốt thì mức
độ hài lòng của SV càng tăng.
0,379
0,000
Chấp nhận
(7) Có sự khác biệt về mức độ hài lòng của
SV theo khóa học.

0,06
Không chấp
nhận
3.6. Kết quả sự hài lòng của sinh viên về hoạt động giảng dạy
Bảng 3.14. Kết quả sự hài lòng của SV về Phương tiện giảng dạy

Tổng số
phiếu
Trung
bình
Độ lệch
chuẩn
GV sử dụng đa dạng phương tiện giảng dạy
263
3,92
0,75
GV sử dụng phương tiện giảng dạy phù hợp
nội dung bài
263
4,00

0,71
GV giúp SV nhận ra kiến thức từ phương
tiện giảng dạy
261
3,86
0,78
GV ứng dụng công nghệ thông tin vào việc
giảng dạy
261
4,00
0,76
Trung bình

3,94

Bảng 3.15. Kết quả sự hài lòng của SV về Nội dung giảng dạy

17


Tổng số
phiếu
Trung
bình
Độ lệch
chuẩn
Nội dung giảng dạy được cập nhật
263
3,88
0,74

Nội dung giảng dạy có hữu ích
262
4,09
0,65
Nội dung giảng dạy chú trọng giáo dục
đạo đức cho SV
262
4,15
0,68
Sự chú trọng trang bị kỹ năng cho SV
263
3,92
0,69
Trung bình

4,01

Bảng 3.16. Kết quả sự hài lòng của SV về Phương pháp giảng dạy

Tổng số
phiếu
Trung
bình
Độ lệch
chuẩn
GV kết hợp linh hoạt nhiều phương pháp
giảng dạy
263
4,13
0,65

GV sử dụng phương pháp giảng dạy phù
hợp lớp học
262
3,70
0,77
Phương pháp giảng dạy giúp SV dễ hiểu bài
263
3,62
0,79
Phương pháp giảng dạy giúp SV biết về
nghiên cứu khoa học
262
3,66
0,73
Phương pháp giảng dạy kích thích tính tích
cực của SV
263
3,62
0,74
Phương pháp giảng dạy làm lớp học sinh
động
262
3,48
0,77

18


Tổng số
phiếu

Trung
bình
Độ lệch
chuẩn
GV kết hợp linh hoạt nhiều phương pháp
giảng dạy
263
4,13
0,65
GV sử dụng phương pháp giảng dạy phù
hợp lớp học
262
3,70
0,77
Phương pháp giảng dạy giúp SV dễ hiểu bài
263
3,62
0,79
Phương pháp giảng dạy giúp SV biết về
nghiên cứu khoa học
262
3,66
0,73
Phương pháp giảng dạy kích thích tính tích
cực của SV
263
3,62
0,74
Phương pháp giảng dạy làm lớp học sinh
động

262
3,48
0,77
Trung bình

3,70

Bảng 3.17. Kết quả sự hài lòng của SV về Sự kết hợp giữa phương tiện, nội dung, phương pháp giảng dạy

Tổng số
phiếu
Trung
bình
Độ lệch
chuẩn
Mức độ sử dụng phương tiện giảng dạy của
GV là hợp lý
263
3,98
0,69
Nội dung giảng dạy chính xác
263
4,06
0,67
Nội dung giảng dạy mạch lạc, chặt chẽ
263
3,96
0,76

19


Nội dung giảng dạy cân đối giữa lý thuyết
và thực hành
263
3,80
0,81
GV sử dụng phương pháp giảng dạy phù
hợp nội dung bài
263
3,94
0,64
Trung bình

3,95


Bảng 3.18. Kết quả sự hài lòng của SV về Sự nhiệt tình của GV

Tổng số
phiếu
Trung
bình
Độ lệch
chuẩn
GV có tâm huyết với nghề
263
4,10
0,73
GV giảng bài một cách hào hứng
263

3,74
0,78
GV tích cực trao đổi với SV
263
3,97
0,60
GV thể hiện sự năng động
263
3,92
0,71
GV giải đáp nhanh các thắc mắc của SV
263
4,00
0,72
GV truyền hứng khởi học tập cho SV
263
3,58
0,78
Phong cách của GV tạo bầu không khí học
tập tích cực
263
3,70
0,76
Trung bình

3,86


Bảng 3.19. Kết quả sự hài lòng của SV về Sự quan tâm của GV đến SV


20

STT


Tổng số
phiếu
Trung
bình
Độ lệch
chuẩn
1
GV tạo được bầu không khí gần gũi
263
3,93
0,78
2
GV tìm hiểu đặc điểm, nhu cầu của SV
263
3,56
0,90
3
GV luôn lắng nghe SV
263
3,71
0,83
4
GV luôn khuyến khích SV
263
3,92

0,76
5
GV sẵn sàng giúp đỡ SV
263
3,85
0,81
6
GV bảo vệ quyền lợi của SV
263
3,96
0,77
Trung bình

3,82

Thống kê mô tả cho thấy sự hài lòng của SV đối với sáu thành phần trong mô hình được sắp xếp theo
thứ tự từ cao đến thấp như sau: Một là “Nội dung giảng dạy” (điểm trung bình 4,01); hai là “Sự kết hợp giữa
phương tiện, nội dung và phương pháp giảng dạy”(điểm trung bình 3,95); ba là “Phương tiện giảng dạy”
(điểm trung bình 3,94); bốn là “Sự nhiệt tình của GV”(điểm trung bình 3,86); năm là “Sự quan tâm của GV
đến SV”(điểm trung bình 3,82); và cuối cùng là “Phương pháp giảng dạy” (điểm trung bình 3,70). Điểm hài
lòng tổng thể đạt trên 3,8 cho phép ta kết luận: SV hài lòng với hoạt động giảng dạy của GV nhà trường.




21

KẾT LUẬN
1. Kết luận
Nghiên cứu này tiếp cận việc đánh giá hoạt động giảng dạy từ một góc nhìn mới - góc nhìn của một

khách hàng với chất lượng dịch vụ. Theo đó, SV là khách hàng thụ hưởng dịch vụ giảng dạy của GV nên họ
sẽ là nguồn thích hợp để cung cấp các thông tin phản hồi về hoạt động giảng dạy của GV.
Dựa trên cơ sở lý luận về sự hài lòng của khách hàng, các mô hình đo lường chất lượng dịch vụ và quá
trình dạy học đại học, nghiên cứu đã xác định được mô hình gồm 06 yếu tố tác động đến sự hài lòng của SV
đối với hoạt động giảng dạy của GV, được đo lường qua 32 biến theo thang đo 5 mức.
Sáu yếu tố trong mô hình tác động thuận chiều đến sự hài lòng của SV đối với hoạt động giảng dạy
của GV, gồm: i) Phương tiện giảng dạy, ii) Nội dung giảng dạy, iii) Phương pháp giảng dạy, iv) Sự nhiệt tình
của GV, v) Sự quan tâm của GV đến SV, và vi) Sự kết hợp giữa phương tiện, nội dung, và phương pháp
giảng dạy. Trong đó yếu tố có tác động mạnh nhất đến sự hài lòng của SV đối với hoạt động giảng dạy của
GV là Sự quan tâm của GV đối với SV; kế đến là Sự kết hợp giữa phương tiện, nội dung, và phương pháp
giảng dạy; tác động ít nhất đến sự hài lòng của SV là yếu tố Nội dung giảng dạy. Đây là nguồn thông tin
đáng giá để GV nhà trường đối chiếu và điều chỉnh nếu trong quá trình tổ chức hoạt động giảng dạy, những
yếu tố quan trọng trước giờ vẫn chưa được quan tâm đúng mức.
Kết quả nghiên cứu cũng đã cho thấy SV Trường CĐSP Sóc Trăng khá hài lòng với hoạt động giảng
dạy của GV nhà trường. Trong đó, SV hài lòng nhất là Nội dung giảng dạy; kế đến là Sự kết hợp giữa

×