Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Giải quyết việc làm cho lao động nữ ở tỉnh quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (274.72 KB, 7 trang )

Giải quyết việc làm cho lao động nữ ở tỉnh
Quảng Bình

Phạm Thị Hân

Trường Đại học Kinh tế
Luận văn ThS. Kinh tế chính trị; Mã số: 60 31 01 01
Người hướng dẫn: TS. Vũ Thị Dậu
Năm bảo vệ: 2014

Abstract. - Hệ thống hoá lý luận về giải quyết việc làm cho lao động nữ.
- Tổng kết những bài học kinh nghiệm về giải quyết việc làm cho lao động nữ ở 1 số địa
phương.
- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng công tác giải quyết việc làm cho lao động nữ
ở tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2005 - 2013.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác giải quyết việc làm cho lao động

Keywords. Kinh tế chính trị; Lao động nữ; Việc làm; Kinh tế học lao động

Content.

1 Tính cấp thiết của đề tài
Việc làm cho lao động nữ luôn là vấn đề được đặt ra cấp thiết ở nhiều quốc gia, trong đó có
Việt Nam. Đó cũng là một trong những nội dung về bình đẳng giới trên thế giới.
Ở Việt Nam hiện nay, lực lượng lao động nữ chiếm gần 50% lực lượng lao động của cả
nước. Việt Nam đã tăng cường tạo nhiều điều kiện để phụ nữ phát huy khả năng của mình,
nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết, trong đó có vấn đề giải quyết việc làm
cho lao động nữ, tình trạng bất bình đẳng giới, sự bất bình đẳng trong lao động - việc làm, như
cơ hội tìm kiếm và tự tạo việc làm của lao động nữ còn nhiều hạn chế; việc làm của phần lớn lao
động nữ thiếu ổn định, thu nhập thấp; trình độ học vấn, chuyên môn, nghề nghiệp còn thấp; vẫn
còn sự phân biệt đối xử nam - nữ trong tuyển dụng lao động (nhất là khu vực ngoài nhà nước)


Điều đó chứng minh rõ nét vấn đề việc làm của lao động nữ luôn là một vấn đề bức xúc và thiếu
các yếu tố liên quan đến việc làm bền vững.
Quảng Bình là một tỉnh thuần nông, dân số toàn tỉnh năm 2013 có 863.350 người, trong đó,
dân số nữ chiếm gần 50% dân số toàn tỉnh; Lực lượng lao động nữ chiếm gần 49% lực lượng lao
động xã hội toàn tỉnh. Phụ nữ đã có mặt trong mọi ngành nghề, trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính
trị, xã hội của tỉnh. Với hơn 85% lao động nữ là lao động nông nghiệp, tỷ lệ thiếu việc làm của
lao động nữ còn cao và có xu hướng gia tăng Lao động nữ và vấn đề giải quyết việc làm cho
lao động nữ có tính đặc thù, cần được nghiên cứu nhằm khai thác những thế mạnh của giới nữ,
phát huy vai trò của lao động nữ trong nền kinh tế. Công tác giải quyết việc làm cho lao động nữ
cũng được chính quyền địa phương xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Bình
Xuất phát từ ý nghĩa lý luận và thực tiễn của vấn đề giải quyết việc làm cho lực lượng lao
động nữ ở tỉnh Quảng Bình, đồng thời mong muốn góp phần đưa ra một số giải pháp trong việc
tạo việc làm cho lao động nữ trên địa bàn tỉnh, tác giả lựa chọn đề tài “Giải quyết việc làm cho
lao động nữ ở tỉnh Quảng Bình” làm luận văn tốt nghiệp của mình.
Câu hỏi nghiên cứu của đề tài là: Lao động và việc làm của lao động nữ có những đặc
điểm gì? Quảng Bình đã giải quyết việc làm cho lao động nữ như thế nào? Những kết quả đạt
được, những hạn chế và nguyên nhân của tình hình là gì? Cần có giải pháp gì để tăng cường giải
quyết việc làm cho lao động nữ phù hợp hơn với đặc điểm giới ở Quảng Bình?
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hoá những vấn đề lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về giải quyết
việc làm cho lao động nữ, luận văn phân tích, đánh giá thực trạng giải quyết việc làm cho lao
động nữ ở tỉnh Quảng Bình. Từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường giải quyết việc làm
cho lao động nữ ở Quảng Bình phù hợp hơn với những đặc điểm về giới.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hoá lý luận về giải quyết việc làm cho lao động nữ.
- Tổng kết những bài học kinh nghiệm về giải quyết việc làm cho lao động nữ ở 1 số địa
phương.
- Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động giải quyết việc làm cho lao động

nữ ở tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2005 - 2013.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh giải quyết việc làm cho lao động nữ ở tỉnh
Quảng Bình giai đoạn 2014- 2015 và đến năm 2020.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những hoạt động giải quyết việc làm cho lao động nữ
dưới góc độ kinh tế chính trị. Những nhân tố tác động tới lao động nữ và việc giải quyết việc làm
cho lao động nữ; những chính sách, cơ chế, các chương trình tạo việc làm và hỗ trợ lao động nữ
là đối tượng nghiên cứu của đề tài.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: luận văn nghiên cứu hoạt động giải quyết việc làm cho lao động nữ
trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
Phạm vi thời gian: luận văn nghiên cứu hoạt động giải quyết việc làm cho lao động nữ ở
tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2005 – 2013, tầm nhìn đến năm 2020.
4. Đóng góp mới của luận văn
- Làm rõ hơn cơ sở lý luận và rút ra những bài học kinh nghiệm thực tiễn về giải quyết
việc làm cho lao động nữ.
- Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động giải quyết việc làm cho lao động nữ ở tỉnh
Quảng Bình.
- Đề xuất những giải pháp có tính khả thi nhằm tăng cường giải quyết việc làm cho lao
động nữ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm 4
chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và những vấn đề cơ bản về giải quyết việc làm
cho lao động nữ
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu đề tài
Chương 3: Thực trạng giải quyết việc làm cho lao động nữ ở tỉnh Quảng Bình
Chương 4: Định hướng và giải pháp tăng cường giải quyết việc làm cho lao động nữ ở tỉnh
Quảng Bình

References.
Tiếng Việt
1. Ban Chấp hành Trung ương Hội LHPN Việt Nam, 2010. Báo cáo kết quả thực hiện công
tác đào tạo nghề cho lao động nữ.Hà Nội.
2. Ban Chấp hành Hội LHPN tỉnh Quảng Bình, 2011. Báo cáo của Ban Chấp hành Hội
LHPN tỉnh Quảng Bình tại Đại hội đại biểu phụ nữ tỉnh lần thứ XIV (nhiệm kỳ 2011-
2016). Quảng Bình.
3. Ban Chấp hành Trung ương Đảng, 2007. Nghị quyết 11-NQ/TW ngày 27 tháng 4 năm
2007 của Bộ Chính trị khóa X về “Công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước”. Hà Nội.
4. Ban Chấp hành Trung ương Đảng. 2013. Kết luận 55 -KL/TW ngày 18/01/2013, Kết luận
của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 11-NQ/TW của Bộ Chính trị
khóa X về “Công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.
Hà Nội.
5. Bộ Kế hoạch đầu tư - Viện nghiên cứu quản lý TW, 2011. Bất bình đẳng giới về thu nhập
của người lao động ở Việt Nam và một số gợi ý giải pháp chính sách. Hà Nội.
6. Bộ Lao động – Thương binh và xã hội,1999. Sổ tay thống kê thông tin thị trường lao
động ở Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản chính trị Quốc gia.
7. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, 2006. Kết quả điều tra lao động việc làm. Hà Nội:
Nhà xuất bản Lao động – xã hội.
8. Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, 2010. Báo cáo xu hướng việc làm của Việt Nam
năm 2010. Hà Nội.
9. Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, 2009. Bộ Luật Lao động và các Nghị định hướng
dẫn thi hành. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.
10. C. Mác, 1984. Tư bản. Hà Nội: Nhà xuất bản Sự thật.
11. Chính phủ, 2007. Quyết định số 101/2007/QĐ-TTg phê duyệt chương trình mục tiêu quốc
gia về việc làm đến năm 2010. Hà Nội.
12. Chính phủ, 2010. Quyết định số 295/QĐ-TTg phê duyệt đề án Hỗ trợ phụ nữ học nghề,
tạo việc làm giai đoạn 2010-2015. Hà Nội.
13. Chính phủ, 2007. Quyết định số 101/2007/QĐ-TTg phê duyệt chương trình mục tiêu quốc

gia về việc làm đến năm 2010. Hà Nội.
14. Cục thống kê tỉnh Quảng Bình, 2013, Niên giám Thống kê. Quảng Bình.
15. David Begg, 1992. Kinh tế học, Tập 2. Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục.
16. Phạm Văn Dũng và công sự, 2012. Kinh tế chính trị đại cương. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại
học Quốc gia.
17. Nguyễn Hữu Dũng và Trần Hữu Trung, 1997. Chính sách việc làm ở Việt Nam. Hà Nội:
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.
18. Vũ Thị Dậu, 2012. Lý thuyết kinh tế của K.Mark. Hà Nội, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia.
19. Đảng cộng sản Việt Nam, 2006. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X. Hà Nội:
Nhà xuất Chính trị quốc gia – sự thật.
20. Đảng cộng sản Việt Nam, 2011. Văn

kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI. Hà Nội:
Nhà xuất Chính trị quốc gia – sự thật.
21. Đặng Thị Thu Giang, 2008. Phát triển lực lượng lao động Việt Nam trong điều kiện hội
nhập WTO. Luận văn thạc sỹ kinh tế chính trị. Trường Đại học Kinh tế- ĐHQG Hà Nội.
22. Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Quảng Bình, 2012, 2013, 2014. Báo cáo phong trào phụ nữ và
hoạt động các cấp Hội năm 2012, 2013. Quảng Bình.
23. Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Quảng Bình, 2013. Báo cáo đánh giá giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị
quyết Đại hội Phụ nữ tỉnh lần thứ XIV. Quảng Bình.
24. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, 2008. Báo cáo kết quả điều tra số liệu cơ bản về lao
động nữ. Trường cán bộ Phụ nữ TW Hà Nội, tháng 9 năm 2008.
25. Nguyễn Thuý Hà, 2013. Chính sách việc làm: Thực trạng và giải pháp, Trung tâm Nghiên
cứu khoa học – Viện Nghiên cứu lập pháp.
26. Phạm Mạnh Hà, 2012. Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tỉnh Ninh Bình trong
quá trình CNH, HĐH. Luận án tiến sỹ kinh tế chính trị. Học viện Chính trị hành chính
Quốc gia Hồ Chí Minh.
27. Naila Kabeer – Trần Thị Vân Anh, 2006. Toàn cầu hoá, vấn đề giới và việc làm trong nên
kinh tế chuyển đổi, trường hợp Việt Nam năm 2006, Bộ Văn hóa – Thông tin, Hà Nội.
28. Nguyễn Thị Nguyệt, 2007. Bất bình đẳng giới về thu nhập của người lao động ở VN và

một số gợi ý giải pháp chính sách. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW.
29. Hoàng Thị Nguyệt Nga, 2013. Giải quyết việc làm cho lao động tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia
Lai. Luận văn thạc sĩ. Trường Đại học kinh tế, Đại học Đà Nẵng.
30. Lưu Thị Bích Ngọc, 2012. Giải quyết việc làm cho lao động nữ ở tỉnh Quảng Nam. Luận
văn thạc sĩ. Trường Đại học kinh tế, Đại học Đà Nẵng.
31. Phan Nam, 2013. Đánh giá công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn
theo chương trình mục tiêu quốc gia về dạy nghề trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Luận văn
thạc sĩ. Đại học Huế.
32. Nguyễn Thị Hoàng Nhưng, 2009. Khu vực kinh tế tư nhân với vấn đề giải quyết việc làm ở
Việt Nam. Luận văn thạc sỹ kinh tế chính trị. Trường Đại học Kinh tế - ĐHQG Hà Nội.
33. Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Quảng Bình, 2012. 10 năm xây dựng và phát triển (2003-
2012); Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Bình (2013), Báo cáo hoạt động ngân hàng
chính sách xã hội năm 2013
34. Lâm Thị Phượng, 2012. Giải quyết việc làm cho lao động nữ ở tỉnh Hà Nam hiện nay.
Luận văn thạc sĩ. Trường Đại học kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.
35. Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2012. Bộ luật lao động.
36. Sở lao động, thương binh và xã hội tỉnh Quảng Bình, 2011. Đề án phát triển Trung tâm
dạy nghề và xúc tiến việc làm giai đoạn 2011-2015.
37. Sở lao động, thương binh và xã hội tỉnh Quảng Bình, 2014. Báo cáo tình hình thực hiện
các văn bản pháp luật về công tác dạy nghề và việc làm từ năm 2010 – 2013. Quảng Bình.
38. Sở lao động, thương binh và xã hội tỉnh Quảng Bình, 2013. Báo cáo tình hình thực hiện
các dự án, chương trình mục tiêu quốc gia từ năm 2006 – 2012. Hà Nội.
39. Sở lao động, thương binh và xã hội tỉnh Quảng Bình, 2014. Báo cáo thực trạng dân số,
lao động và giải quyết việc làm từ năm 1989 đến nay. Quảng Bình.
40. Tỉnh ủy Quảng Bình, 2010. Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Bình lần thứ
XV.
41. Tỉnh ủy Quảng Bình, 2010. Chỉ thị tăng cường lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ đào tạo nghề
cho lao động nông thôn đến năm 2020.
42. Tỉnh ủy Quảng Bình, 2013. Báo cáo tổng kết Nghị quyết Trung ương 5 (khoá IX) về tiếp tục đổi
mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể.

43. Tỉnh ủy Quảng Bình, 2004. Nghị quyết số 13- NQ/TU ngày 20/12/2004, về “tăng cường
sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động phụ nữ trong thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa”
44. Tỉnh ủy Quảng Bình, 2007. Chương trình hành động số 14- CTr/TU ngày 03/10/2007, về thực
hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ chính trị về “Công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”
45. Tổng cục Thống kê, 2008, 2010, 2012, 2014. Báo cáo Điều tra lao động việc làm năm
2008, 2010, 2011, 2013.
46. Tổng cục Thống kê, 2013. Niên giám thống kê. Hà Nội: Nxb Thống kê.
47. Lưu Quang Tuấn, 2012. Lao động – việc làm năm 2011 và triển vọng năm 2012, Viện
Khoa học Lao động và Xã hội. ,2012
48. Thủ tướng Chính phủ, 2010. Quyết định số 295/QĐ-TTg, ngày 26/02/2010 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Đề án “Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2010 –
2015”.
49. UBND tỉnh Quảng Bình, 2010. Báo cáo Tổng kết 5 năm thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế
- xã hội tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2005-2010.
50. UBND tỉnh Quảng Bình, 2011. Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Quảng
Bình đến năm 2020.
51. UBND tỉnh Quảng Bình, 2012. Sơ kết 03 năm thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động
nông thôn và kế hoạch 2013 – 2015.
52. UBND tỉnh Quảng Bình, 2013. Báo cáo Thực hiện chính sách, pháp luật về giảm nghèo
giai đoạn 2005 – 2012.
53. UBND tỉnh Quảng Bình, 2005, 2013. Báo cáo Tình hình kinh tế - xã hội từ năm 2005 –
2013.
54. UBND tỉnh Quảng Bình, 2010. Báo cáo Thực hiện KHHĐ vì sự tiến bộ của PN tỉnh giai
đoạn 2005 - 2010, mục tiêu giải pháp đến năm 2015.
55. UBND tỉnh Quảng Bình, 2005. Chương trình phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự
nghiệp CNH – HĐH tỉnh đến năm 2020.
56. UBND tỉnh Quảng Bình, 2006. Đề án Quy hoạch phát triển dạy nghề trên địa bàn tỉnh
Quảng Bình.

57. UBND tỉnh Quảng Bình, 2006. Đề án Xã hội hoá dạy nghề tỉnh Quảng Bình.
58. UBND tỉnh Quảng Bình, 2008. Đề án đào tạo nguồn nhân lực qua đào tạo nghề tỉnh
Quảng Bình, giai đoạn 2010 – 2015.
59. UBND tỉnh Quảng Bình - Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, 2014. Báo cáo khoa học tại
Hội thảo Quốc gia về Quảng Bình 410 năm hình thành và phát triển, Quảng Bình: Nxb
Chính trị - hành chính.
60. Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ, 2011. Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện chiến
lược quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ (2001-2010)

×